banner
 
Home Page
vanhoc

 
Home
 
Saigon Bao.com
Saigon Bao 2.com
 
Liên Lạc - Contact
 
Liên Lạc - Contact
 
 
 
Tài Liệu
 
Tài liệu
Tài liệu Lưu trữ
Tin tức Lưu trữ
Nguyễn Quang Duy
 
Cần Thiết
 
Directory
 
Phụ Trang
 
Mobile Version
BaoThoiSu.com
BaoPhongSu.com
BaoTuDo.com
 
Disclaimer
SaigonBao.com
1999-2021 All rights reserved
 
 
 
Diem Bao industry lifestyle
 
 
 
 
 
 
Trang Nhà -Tài liệu Dân chủ - Lưu trữ 2007 -Tài liệu Lưu trữ
 
 

VIETNAM NEWS NETWORK (VNN)

P.O. Box 661162

Sacramento, CA 95866

Phone & Fax: 916-480-2724

Email: vnn@vnn-news.com

Website: www.vnn-news.com

 

**********************************
Bản Tin Hàng Ngày

Ngày 23 Tháng 07 Năm 2007

**********************************

 

1- Tin Cộng Ðồng 23-07-07

- Xuống Ðường Thông Tin Tại Paris Về Cuộc Biểu Tình 27 Ngày Ðêm Của Dân oan khiếu kiện Ở Sài Gòn

- Nhóm Yểm Trợ Khối 8406 Tại Tây Úc Thông Tin Việc Dân Oan Khiếu Kiện Bị Ðàn Áp Tại Sài Gòn

- Nam California: Biểu Tình Phản Ðối CSVN Ðàn Áp Dân Oan Khiếu Kiện Ở Sài Gòn

- Illinois, Hoa Kỳ: Vinh danh Cờ Vàng tại East Moline

- Human Rights Watch Phản Ðối CSVN: Hãy để những người nông dân được biểu tình một cách ôn hòa

2- Tin Việt Nam 23-07-07.

- Tỉnh Ðồng Tháp Lại Tái Phát Dịch Cúm Gia Cầm

- Công Nhân Công Ty Chung Yang Vina Ðình Công Ðòi Quản Ðốc Xin Lỗi Trong Một Vụ Xô Xát

- Trong 2 Ngày, Dịch Heo Tai Xanh Lan Ra Thêm 5 Huyện Ở Quảng Nam

- Hải Quân Trung Quốc Bắn Bị Thương 5 Ngư Dân Việt Nam

- Chủ Tịch Quốc Hội CSVN Nguyễn Phú Trọng Lại Tuyên Bố Kiên Quyết Chống Tham Nhũng

- Sài Gòn Có Hơn 115 Hecta Trồng Rau Muống Bị Ô Nhiễm

- Ðắc Lắc Chưa Phát Huy Hết Lợi Thế Của Cây Cà Phê

- Năm 2009 Gộp Thi Chung Ðại Học Và Tốt Nghiệp Trung Học Phổ Thông Làm Một

- Chưa Hết Hạn Lưu Hành Nhưng Loại Giấy Bạc 200 Ðồng, 50.000 Và !00.000 Ðồng Loại Cotton Khi Tiêu Sài Ðã Bị Từ Chối 

- Một Thanh Niên Bị Chết Một Cách Bí Hiểm

- Vì Bị Tổn Thương, Một Cô Giúp Việc Trở Thành Sát Nhân

 

3- Tin Thế Giới 23-07-07

- Hội Nghị Quốc Tế Chống Sida Tại Sydney

- Ấn Ðộ: Lần Ðầu Tiên Một Phụ Nữ Ðắc Cử Tổng thống

- Các Giới Chức Quốc Tế Chỉ Trích Venezuela Sẽ Bị Trục Xuất

- Thổ Nhĩ Kỳ: Ðảng Cầm Quyền Thắng Lợi Trong Cuộc Tổng Tuyển Cử

- Taleban Gia Hạn Tối Hậu Thư 1 Ngày Ðối Với 23 Con Tin Nam Hàn

- Baghdad: 3 Vụ Khủng Bố Tại Khu Hồi Giáo Shia, 12 Người Thiệt Mạng

- Ngập Lụt Do Thay Ðổi Khí Hậu Làm 7.000 Chết Trong Năm 2006

- Tổ Chức Y Tế Thế Giới Báo Ðộng Dịch Sốt Xuất Huyết Bùng Phát Ở Á Châu

- Hoa Kỳ Sẽ Xử Dụng Mọi Phương Tiện Ðể Tiêu Diệt Al-Qaeda

- Mỹ-Iran Mở Vòng Ðàm Phán Thứ Nhì Tại Iraq

- Nhật Bản: Chỉ Dấu Thất Bại Của Ðảng Cầm Quyền Trong Cuộc Bầu Thượng Viện

- Âu Châu Và Pháp Nỗ Lực Vận Ðộng Tự Do Cho 5 Y Tá Bảo Gia Lợi

 

**********************************

 

1- Tin Cộng Ðồng 23-07-07

 

- Xuống Ðường Thông Tin Tại Paris Về Cuộc Biểu Tình 27 Ngày Ðêm Của Dân oan khiếu kiện Ở Sài Gòn

 

(Paris-VNN) Bắt đầu từ 11giờ sáng ngày thứ Bảy 21 tháng 7 năm 2007 tại khu phố Paris 13, nơi sinh hoạt chính của người Việt tại Paris, đã diễn ra một cuộc xuống đường thông tin, nhằm phổ biến tin tức và các hình ảnh cuộc biểu tình trong gần một tháng trước trụ sở Quốc Hội 2 CSVN ở Sài Gòn vừa qua, với sự tham gia có lúc lên đến gần 2000 người của đồng bào hơn 20 tỉnh thành bị chính quyền địa phương cướp đoạt đất đai, nhà cửa.

Chính vì ở địa phương không chịu giải quyết, mà cứ kéo dài năm này sang năm nọ, đưa đến tình trạng người dân oan phải kéo lên Sài Gòn trước văn phòng QH 2 để chờ được giải quyết !

 

      

 

Những hình ảnh âm thanh thu từ cuộc biểu trước QH 2 Sài Gòn, được triển lãm và phát tại quầy thông tin, làm nhiều người qua lại chú ý và tỏ lòng căm phẩn với những gì xảy ra tại VN ! Lại một lần nữa không những chính quyền CSVN không chịu giải quyết những bất công do bộ máy tham ô của Ðảng cướp đoạt của người dân, mà còn thẳng tay đàn áp bằng bạo lực với hàng trăm công an vũ trang vào lúc 11 giờ đêm ngày 18/07/07 lên người dân không một tất sắt trong tay ! Cho đến nay vẫn còn một số người còn bị giam giữ và điếu tra hạch hỏi.

Cuộc xuống đường thông tin cũng đã nhằm gửi thông điệp cho mọi người về những gì chúng ta có thể làm được ở hải ngoại để hổ trợ đồng bào trong nước, như:

Tiếp tục quan tâm đến các diển biến trong những ngày tới, đặc biệt là số phận những đồng bào còn bị giam giữ tại các đồn công an, cũng như theo dõi các trường hợp 'bắt nguội'.

-                Tiếp tục giúp đỡ các bà con đã tham gia biểu tình có phương tiện trở về quê quán, chữa các thương tích nếu có do công an đàn áp, và chuẩn bị phương tiện cho những bước kế tiếp.

-                Tiếp tay vận động áp lực quốc tế để buộc chế độ phải trả giá đắt cho mỗi hành động bạo hành của họ đối với dân oan trong những bước đấu tranh kế tiếp.

 

 

Ðây là những nội dung được truyền đạt đến đồng hương Paris và người dân bản xứ trong ngày xuống đường thông tin tại quận 13 Paris. Kết thúc chương trình là một buổi họp mặt thảo luận thân mật của gần 30 người trong một phòng họp ngay trên lầu siêu thị Paris Store, với những ý kiến trao đổi đóng góp cụ thể để có thể hổ trợ cho đồng bào tại quốc nội. Chương trình được chấm dứt vào lúc 18giờ. (TND-Paris)

 

=END=

 

- Nhóm Yểm Trợ Khối 8406 Tại Tây Úc Thông Tin Việc Dân Oan Khiếu Kiện Bị Ðàn Áp Tại Sài Gòn

 

(Perth - VNN) Trong chiến dịch thông tin về việc dân oan các tỉnh khiếu kiện bị công an CSVN đàn áp ở Sài Gòn vừa qua, vào 2 ngày, Thứ Bảy, 21/07/2007 và Chủ Nhật, 22/07/2007, Nhóm Yểm Trợ Khối 8406 tại Tây Úc (NYT/K8406/TU) đã liên tục đến Nhà Thờ Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc, tọa lạc tại vùng Westminster. Ðây là một trong những địa điểm đầu tiên mà NYT/K8406/TU đến để chia sẻ cùng đồng bào về sự kiện Dân Oan Biểu Tình trước Văn Phòng Quốc Hội 2 tại thành phố Sài Gòn.

Một số tài liệu đã được phân phối, trong đó có những nhận định của NYT/K8406/TU sau khi đã trình bày diễn tiến 27 ngày biểu tình của đồng bào tại Văn Phòng Quốc Hội 2 và trên một vài đường phố tại Sàigòn. Ðồng thời phổ biến thư của Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam phản đối nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp dân oan vào đêm ngày 18/07/2007.

Trong 2 buổi gặp gỡ đồng bào nêu trên, chúng tôi ghi nhận sự quan tâm của giáo dân về một bức thư ngỏ gửi Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam của một số Linh Mục trong và ngoài nước, cùng với trên 100 giáo dân ở khắp nơi trên thế giới, đã ký tên chung trên bức thư này. Trong vấn đề này, Linh Mục Quản Nhiệm Cộng Ðoàn Công Giáo Việt Nam tại Tây Úc, đã giải thích về sự tế nhị của nội dung bức thư nên không tiện bàn cãi, và hãy để Hội Ðồng Giám Mục xem xét lại.

Ngoài ra, hàng tuần, trong chương trình phát thanh Việt Ngữ của Cộng Ðồng Người Việt Tự Do Tây Úc, Nhóm YT/K8406/Tây Úc đã thực hiện chương trình thông tin gửi đến đồng bào những diễn tiến trong tuần của Dân Oan Khiếu Kiện cả ở Sàigòn và ở Hà Nội.

Ðược biết, cả hai buổi xuống đường nêu trên đều rơi vào 2 buổi lễ đông giáo dân nhất đến dâng thánh lễ trong tuần. Linh Mục Quản Nhiệm cũng đã thông báo vào mỗi cuối thánh lễ về lý do sự hiện diện của thành viên Nhóm YT/K8406/Tây Úc, cho nên đồng bào đã cùng ở lại chia sẻ sự kiện này, mọi người nhận định cho rằng sẽ còn có những cuộc biểu tình khiếu kiện nổ ra nhiều nơi nữa, vì cốt lõi vấn đề chiếm đất vẫn chưa giải quyết được.

Buổi tiếp xúc của Nhóm YT/K8406/TU với đồng bào vào ngày Chủ Nhật, 22/07/2007, đã kết thúc vào lúc 10 giờ sáng.

 

* Nhóm Yểm trợ khối 8406/Tây Úc thông tin và vận động đồng bào tại nhà thờ CÐCG Tây Úc

 

=END=

 

- Nam California: Biểu Tình Phản Ðối CSVN Ðàn Áp Dân Oan Khiếu Kiện Ở Sài Gòn

 

(Westminster - VNN) Cộng đồng người Việt cùng các tỗ chức thanh niên trẻ ở Nam California, Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Nam Cali và Ðoàn Thanh Niên Phan Bội Châu, đã liên tiếp tổ chức những buổi biểu tình, thắp nến cầu nguyện suốt hai ngày cuối tuần qua tại Little Sàigòn để phản đối nhà cầm quyền CSVN đã đàn áp bắt bớ những người dân oan các tỉnh biểu tình khiếu kiện trước Văn Phòng Quốc Hội 2 CSVN tại Sài Gòn.

Chiều tối hôm Thứ Bảy 21-7, trong khu đối diện Phước Lộc Thọ ngay trung khu Little Saigon, các bạn trẻ trong đã cho phổ biến một tâm thư của một bạn trẻ trong nước, anh Trần Văn Hải vừa gửi ra cho anh chị em. Bức tâm thư đã kể lại việc anh chứng kiến tại hiện trường cảnh công an CSVN đàn áp thô bạo đồng bào khiếu kiện trong đêm 18-7 với những xe phun nước, cộng với roi điện và lựu đan cay.

Bức tâm thư được các bạn trẻ đọc trong cuộc thắp nến cầu nguyện, và sau đó biến thành cuộc biểu tình tuần hành trong khu đậu xe với hơn 500 người tham dự.

Tại buổi thắp nến, dưới sự chủ lễ của Hòa Thượng Thích Nguyên Trí cùng các vị trong Hội Ðồng Liên Tôn, mọi người đã cùng cầu nguyện cho những người dân lành đã mất đất đai sinh sống mà còn bị đàn áp trù dập thô bạo, đồng thời cũng cầu nguyện cho những tiếng nói dân chủ ở trong nước trong phong trào 8406 tiếp tục vững mạnh và đạt được mục đích mang lại tự do dân chủ công bằng cho người dân.

Trong dịp này các bạn trẻ cũng đã thu thập những ý kiến chia sẻ thương đau cùng đồng bào dân oan đi khiếu kiện ở trong nước đã bị cộng sản đàn áp tàn bạo. Những ý kiến được đồng bào viết, và Ðoàn Thanh Niên Phan Bội Châu sẽ gửi về trong nước tới các dân oan đi khiếu kiện. Ðược biết, Ðoàn Thanh Niên Phan Bội Châu đã sưu tầm và có được một số lớn các địa chỉ những người dân đi khiếu kiện trong thời gian qua.

Ngày hôm sau, Chủ Nhật 22-7, Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản cũng đã tổ chức cuộc biểu tình cũng quy tụ gần 500 người tham dự, cũng nhằm nói lên tiếng nói phản đối nhà cầm quyền CSVN đàn áp dân oan. Các vị dân cử địa phương đã hiện hiện cùng với đồng bào người Việt, như các ông Tạ Ðức Trí, Andy Quách, Sergio Contreras, Nguyễn Quang Trung và Andrew Nguyễn... Tất cả cùng lên án mạnh mẽ sự đàn áp người dân của chính quyền CSVN và tuyên bố sẽ đứng chung hàng ngũ đấu tranh cùng cộng đồng người Việt.

Theo nhận định của Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, một thành viên trong Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản, sự yểm trợ của cộng đồng hải ngoại với những phong trào tranh đấu ở trong nước là vô cùng quan trọng nên bọn cộng sản nằm vùng đã được lệnh gia tăng sự phá hoại và quấy rối, chia rẽ.

Ban Tổ chức cũng đã cho phát thanh tiếng nói của Linh Mục Phan Văn Lợi từ trong nước gửi ra hải ngoại, thuật lại cuộc đàn áp có máu đổ đã diễn ra với người dân đi khiếu kiện. Linh mục Phan Văn Lợi coi việc này như một "Thiên An Môn Việt Nam".

Những người biểu tình cũng đã lên án ông Nguyễn Cao Kỳ và một số thương gia tham dự bữa tiệc của Nguyễn Minh Triết và đề nghị Liên Ủy Ban Chống Cộng nên có thái độ với những người này. Ông Phan Kỳ Nhơn đã thay mặt liên ủy ban hứa rằng: "Chúng ta sẽ giải quyết dần dần trong tinh thần tôn trọng luật pháp. Ông nói "Cuộc đấu tranh của chúng ta không chỉ là một ngày, một buổi mà sẽ kiên trì cho đến khi quét sạch được những kẻ cam tâm làm tay sai cho cộng sản, phá hoại thế đoàn kết của cộng đồng và phản bội lại cộng đồng mà sự thành đạt của họ đã từ cộng đồng mà ra".

Buổi biểu tình đã kết thúc lúc 2 giờ chiều cùng ngày.

 

* Quang canh đêm thắp nến cầu nguyện cho dân oan VN bị đàn áp (Nam California-21/07/07)

 

=END=

 

- Illinois, Hoa Kỳ: Vinh danh Cờ Vàng tại East Moline

 

(Illinois-VNN) Một buổi lễ vinh danh Cờ Vàng 3 Sọc Ðỏ đã được tổ chức vào lúc 11 giờ sáng ngày Chủ nhật, 22 tháng 7 năm 2007, tại thành phố East Moline, một thành phố nhỏ ở về phía tây bắc của tiểu bang Illinois. Buổi lễ được long trọng diễn ra tại một công trường nằm trên đại lộ 16 th Avenue và 7 th Street. của thành phố này. Nghi thức cử hành buổi lễ được bắt đầu với toán hầu kỳ của Cựu Chiến Binh Huê kỳ theo nghi thức quân đội, vô cùng long trọng và uy nghiêm.

Tham dự buổi lễ ngoài đồng bào East Moline và người địa phương, còn có một số đồng bào thân hữu từ xa đến như Cedar Rapids, Rock Island, Davenport, Chicago. v..v.

Sau buổi lễ đồng bào cùng dự buổi ăn trưa do đồng bào East Moline khoản đãi, như để tỏ bày nỗi vui mừng sự thành công sau bao nhiêu năm vận động cho ngọn cờ của tổ quốc thân yêu được phất phới tung bay trên vùng trời quê hương thứ 2 của mình. Buổi ăn trưa chấm dứt vào lúc 1:30 chiều.

 

* Quang cảnh buổi lễ vinh danh cờ vàng tại East Moline, Illinois.

 

=END=

 

- Human Rights Watch Phản Ðối CSVN: Hãy để những người nông dân được biểu tình một cách ôn hòa

 

(Hoa Thịnh Ðốn-VNN) Tổ chức Quan sát Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) hôm 20-07-07 đã lên tiếng phản đối về việc công an CSVN đàn áp một cuộc biểu tình ôn hoà tại Sài Gòn vào ngày 18/7/07 vừa qua, cho rằng đó là một bằng chứng hùng hồn cho thấy nhà nước CSVN vẫn tiếp tục chà đạp những người đối kháng và áp đặt những giới hạn trên quyền tự do bày tỏ tư tưởng và tự do hội họp.

Theo HRW, hàng trăm nông dân từ hơn một chục tỉnh thành của Việt Nam đã biểu tình ở bên ngoài văn phòng Quốc hội tại Sài Gòn gần suốt một tháng trời để phản đối việc nhà nước trưng dụng đất đai của họ. Công an đã xé nát những biểu ngữ và bảng hiệu, và đem đi một số dân oan khiếu kiện bằng những chiếc xe bus, theo những nhân chứng đã cho biết.

Theo bà Sophie Richardson, phụ tá giám đốc khu vực Á châu của Tổ chức Quan sát Nhân quyền thì "Việc đàn áp cuộc biểu tình này chứng tỏ rằng chế độ Hà Nội tiếp tục hạn chế những quyền tự do của người dân. Nếu nhà nước Việt Nam thật sự đã gia nhập vào cộng đồng các quốc gia, thì họ nên tôn trọng vấn đề bất đồng chính kiến chứ không phải là đè nát nó."

Nhiều cuộc biểu tình tương tự, tuy nhỏ hơn, đã được thực hiện tại Sài Gòn và Hà Nội trong vài năm gần đây, phần lớn là để phản ứng lại việc các cán bộ viên chức chính quyền địa phương trưng thu đất nông nghiệp mà không bồi thường thoả đáng cho những người bị mất đất. Cuộc biểu tình lần này, giống như những lần tụ tập trước đây, đã bị theo dõi chặt chẽ bởi công an sắc phục và công an chìm kể từ khi cuộc biểu tình này bắt đầu đi vào tuần lễ thứ ba của tháng Sáu. Ít nhất là có một người đã bị bắt vì mang thực phẩm vào cho những người biểu tình, trước khi cuộc biểu tình bị giải tán.

Bản tin HRW cũng nói rằng, nhà cầm quyền CSVN có cả một quá trình đàn áp những quyền tự do hội họp và tự do bày tỏ tư tưởng của những người tranh đấu ôn hoà và những người biểu tình.

Nhà nước CSVN phá vỡ cuộc biểu tình vừa qua, lý do một phần là vì có nhiều nhân vật tiếng tăm thường hay phê phán nhà nước và những thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), vốn bị cấm đoán tại Việt Nam, đã lên tiếng ủng hộ cuộc biểu tình. Từ khi gia nhập vào Tổ chức Thương Mại Quốc tế và đứng ra tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế vùng Á châu Thái Bình Dương (APEC) tại Hà Nội vào tháng 11/2006, nhà nước Việt Nam đã mở một chiến dịch đàn áp những nhà đối kháng, bắt giữ và kết án hàng chục người, bao gồm các nhân vật tôn giáo có tiếng tăm, các ký giả và những nhà trí thức.

Ngày 13/7 một phái đoàn của GHPGVNTN đã đến thăm viếng đoàn biểu tình và mang thực phẩm cùng tiền bạc đến cho họ. Ngày 17/7 Ðại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Ðộ, 79 tuổi, là vị lãnh đạo thứ hai của GHPGVNTN cũng thực hiện một chuyến viếng thăm tương tự. Ðây là lần xuất hiện hiếm có ở nơi công cộng của HT. Thích Quảng Ðộ, người đang bị quản thúc tại gia trong suốt 26 năm.

Bà Richardson nói "Nhà nước Việt Nam luôn lập di lập lại rằng họ đã cam kết để cải tổ và có tinh thần thượng tôn luật pháp, nhưng lại ngăn cản người dân không cho biểu tình một cách ôn hoà về việc họ bị trù dập bởi các cán bộ viên chức chính quyền địa phương"

Tổ chức Quan sát Nhân quyền yêu cầu nhà nước CSVN hãy tôn trọng quyền tự do của những người dân oan khiếu kiện để họ được tụ họp và trình bày những uất ức của họ một cách ôn hòa. Những quyền tự do này được bảo đảm bởi Hiến pháp Việt Nam và Công ước Quốc tế trên Những quyền Dân sự và Chính trị mà CSVN đã đồng ý vào năm 1992.

 

=END=

 

2- Tin Việt Nam 23-07-07.

 

- Tỉnh Ðồng Tháp Lại Tái Phát Dịch Cúm Gia Cầm

 

(Ðồng Tháp - VNN) Tin các báo trong nước cho hay, vào chiều hôm 20/7, Chi cục Thú y Ðồng Tháp đã tiến hành tiêu hủy 29 con gà "sạch" trên tổng đàn 100 con gà của chị Trần Thị De, ở ấp Ðịnh Phong, xã Ðịnh Hòa, huyện Lai Vung, vì nhiễm virus H5N1.

Theo Thái Thị Vân, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Ðịnh Hòa (đơn vị quản lý dự án), đây là đàn gà sạch nằm trong dự án Khôi phục đàn gia cầm do Công ty Lương Mỹ cung cấp con giống. Xã có 45 hộ nhận nuôi trên 5.000 con gà Lương Phượng. Hôm giao con giống, công ty nói là đã tiêm phòng đầy đủ, vậy mà nay xuất hiện cúm. Hiện tại, nhiều hộ nuôi mất ăn mất ngủ vì dịch bệnh.

Trước tình hình dịch cúm tái phát trên đàn gà "sạch" từ huyện Cao Lãnh đến Lai Vung... hôm qua, Sở Nông nghiệp Ðồng Tháp tổ chức họp khẩn cấp với Chi cục Thú y vùng VII và nhà cung cấp con giống, tìm nguyên nhân và hướng giải quyết. Ông Nguyễn Văn Dương, Giám đốc Sở Nông nghiệp Ðồng Tháp nói: "Khoảng 58.000 con gà sạch được dự án triển khai nuôi vào tháng 5 và tháng 6.

Nhà cung cấp giống cam đoan tiêm phòng đầy đủ, nhưng khi lấy mẫu kiểm tra tại 4 hộ thì kết quả an toàn dưới 70%. Do đó, gà bị cúm có thể do sơ sót trong khâu tiêm phòng". Cũng theo ông Dương, trong ngày hôm qua, tỉnh đã ra lệnh cho ngành thú y phun thuốc tiêu độc sát trùng, tiêm phòng lại toàn bộ đàn gà "sạch" của dự án và đàn gia cầm có nguy cơ lây bệnh. Ðồng thời, lập ngay các chốt, trạm kiểm soát chặt đàn gà dự án (nuôi trước đó, nay tới tuổi xuất chuồng), không cho vận chuyển tràn lan đề phòng lây bệnh.

Theo báo cáo, tính đến chiều 20/7, khoảng 3.500 con gà "sạch" nằm trong dự án trên thuộc các huyện Lai Vung, Cao Lãnh... đã được tiêu hủy. Nhà cung cấp giống cam kết hỗ trợ thiệt hại cho người dân; tuy nhiên hàng loạt hộ đang thấp thỏm bởi chẳng hiểu vì sao "gà sạch" vẫn bị cúm.

 

=END=

 

- Công Nhân Công Ty Chung Yang Vina Ðình Công Ðòi Quản Ðốc Xin Lỗi Trong Một Vụ Xô Xát

 

(Sài Gòn - VNN) Cho đến trưa ngày 20/7, gần 600 công nhân Công ty Chung Yang Vina 100% vốn của Nam Hàn, chuyên may các loại áo thun xuất khẩu ở quận 12, Sài Gòn, vẫn tiếp tục đình công.

Sự việc bắt đầu từ chiều 19/7, do có xô xát giữa quản đốc phân xưởng và một nữ công nhân, hàng trăm công nhân khác đồng loạt đình công đòi quản đốc phân xưởng phải xin lỗi nữ công nhân trên. Sau đó, công ty đã tắt điện và công nhân bỏ ra về. Ðến sáng 20/7, khi công nhân đến công ty thì bị buộc phải ký tên vào một bản cam kết với nội dung "xin tiếp tục làm việc mà không nghe sự tác động của bất cứ người nào". Gần 600 công nhân liền tụ tập ngoài đường.

Trong buổi làm việc giữa các cơ quan chức năng của thành phố, quận 12 và giám đốc công ty vào sáng 20/7, công nhân phản ánh nhiều việc vi phạm pháp luật lao động khác của công ty, như: tăng ca liên tục trong nhiều tháng với 70 giờ/tháng; công nhân nghỉ bệnh một ngày thì quản đốc yêu cầu phải nghỉ tiếp 3 ngày không hưởng lương; công ty còn tự ý hạ bậc lương của công nhân không theo quy định của pháp luật; suất ăn không bảo đảm dinh dưỡng; nhà vệ sinh không đủ nước... Ông Choi Myung Gon, giám đốc công ty, đã cam kết khắc phục các sự việc trên.

Trong 8 tháng vừa qua, tại công ty này đã 3 lần xảy ra đình công và ngưng việc tập thể.

Trước đó, vào sáng ngày 19/7, toàn bộ 62 công nhân dây chuyền B1, Công ty Dục Quân 100% vốn Ðài Loan; chuyên may gia công, ở quận 8, Sài Gòn cũng đã có một cuộc đình công khác.

Các công nhân cho biết, mới đây công ty đột ngột thay đổi địa điểm sản xuất của chuyền nhưng không thông báo rõ ràng khiến công nhân hoang mang. Công ty còn buộc công nhân tăng ca liên tục nhưng không thông báo trước khiến đời sống họ bị xáo trộn.

Làm việc với các cơ quan chức năng quận 8, Sài Gòn, vào sáng cùng ngày, công ty phải nhìn nhận thiếu sót khi không giải thích rõ lý do thay đổi địa điểm làm việc cho công nhân. Công ty cũng cam kết điều chỉnh lại thời gian tăng ca.

 

=END=

 

- Trong 2 Ngày, Dịch Heo Tai Xanh Lan Ra Thêm 5 Huyện Ở Quảng Nam

 

(Quảng Nam - VNN) Ðến chiều 22/7, dịch heo tai xanh đã lan rộng ra 67 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thị xã, thành phố ở Quảng Nam, với số heo nhiễm bệnh và chết đã lên đến 27.146 con, tăng 6.039 con và lan ra thêm 5 huyện trong 2 ngày nghỉ Thứ Bảy và Chủ Nhật.

Một số địa phương mới phát dịch như huyện Tiên Phước, Núi Thành vẫn chưa thực hiện nghiêm lệnh tiêu huỷ lập tức toàn bộ heo vừa mắc dịch và cấm giết mổ, vận chuyển, buôn bán lợn và sản phẩm từ heo.

Nhận định về tình hình dịch heo ở Quảng Nam, Bùi Quảng Anh, Cục trưởng Cục Thú y CSVN cho biết, chủng virus gây bệnh dịch tai xanh ở Quảng Nam có nhiều bất thường. Lần này, chủng virus tai xanh bùng nổ ở Quảng Nam khác với chủng virus vào năm 1997, và cũng khác với các chủng virus hai dòng Châu Âu và Châu Mỹ: Dường như virus có độc tính lớn hơn nhiều, nó gần giống với virus gây bệnh tai xanh ở Trung Quốc, sự bất thường này đang được phân tích để xác định chính xác. Ðây có thể là nguyên nhân khiến dịch lần này làm heo chết nhanh, hàng loạt và đang có chiều hướng lây lan nhanh.

Trước tình hình dịch tiếp tục lây lan rộng, Nguyễn Ðức Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, đã ra lệnh cho tất cả cán bộ và công nhân viên chức phải vào cuộc quyết liệt, xem đây là công tác trọng tâm, đột xuất và vô cùng bức bách, chống dịch như chống bão lụt, và phải nhanh chóng khống chế dịch ngay trong tháng 7. Nếu tiếp tục lơ là, đàn heo của tỉnh sẽ mất sạch, hàng trăm ngàn hộ dân sẽ lâm cảnh khốn khó. Các địa phương phải chủ động chi ngân sách chống dịch và hỗ trợ thiệt hại cho người dân kịp thời. Lực lượng liên ngành tỉnh, huyện phải chốt chặn 24/24 giờ để ngăn chặn triệt để việc vận chuyển heo dịch, "nội bất xuất, ngoại bất nhập", nếu ai cố tình vi phạm, thì khởi tố hình sự.

 

 

* Cấm vận chuyển heo để ngăn ngừa dịch tai xanh.

 

=END=

 

- Hải Quân Trung Quốc Bắn Bị Thương 5 Ngư Dân Việt Nam

 

(Hà Nội - VNN) Hải quân Trung Quốc nổ súng bắn vào tàu ngư dân Việt Nam làm 5 người bị thương nhưng cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội đều im tiếng không loan báo gì về sự việc quan trọng này trong nhiều ngày qua.

Hãng tin Kyodo của Nhật Bản hôm qua loan báo như vậy và cho biết tin trên đã được Phạm Gia Khiêm, phó Thủ tướng CSVN xác nhận vụ đụng độ trong vùng gần quần đảo Trường Sa hôm mùng 9/7/07 và bộ Ngoại giao CSVN đang tìm hiểu sự việc. Sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội thì nói là không có thông tin gì.

Thông tấn xã Kyodo nói thêm là tàu cá Việt Nam có thể xuất phát từ Quảng Nam, bị tàu hải quân Trung Quốc bắn đuổi do hoạt động đánh bắt hải sản gần khu vực biển mà Bắc Kinh tranh giành chủ quyền. Hiện chưa có thêm tin tức gì về số phận 5 ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắn.

Năm 1988 Trung Quốc và CSVN đã có một cuộc giao tranh trong vùng Trường Sa, khiến trên 70 lính hải quân CSVN thiệt mạng. Bắc Kinh và Hà Nội đã bình thường hóa quan hệ vào năm 1991 nhưng mối tranh chấp chủ quyền về các vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa vẫn còn căng thẳng.

Trong khi đó, nhiều người tin rằng việc Trung Quốc hội nhập kinh tế với thế giới và thực trạng đang phải phụ thuộc vào dầu lửa và nguyên liệu thô nhập khẩu chắc chắn sẽ khi6én Bắc Kinh "lớn mạnh một cách ôn hòa".

Thế nhưng những lợi ích thương mại và nhu cầu để bảo vệ các lợi ích này cũng khiến Trung Quốc phải theo đuổi mục tiêu tạo dựng một cỗ máy quân sự đồ sộ.

Ni Lexiong, Viện Quốc Phòng Quốc Gia Thượng Hải nói "Ðại dương là sự sống còn. Nếu thương mại bị cắt đứt thì kinh tế có thể sẽ tụt dốc". Do đó đã nói rằng Trung Quốc "cần phải có hải quân hùng mạnh".

Giới quan sát cho rằng Bắc Kinh nay thấy phát triển kinh tế là tiền đề để Ðảng Cộng sản Trung Quốc giữ vững vị thế chính trị và đi đôi với nó phải có sức mạnh quân sự.

Sách Trắng Trung Quốc ra hồi tháng 12 năm ngoái nói "các vấn đề an ninh liên hệ với tài nguyên năng lượng, tài chính, thông tin và các tuyến đuờng thủy vận tải đang ngày càng trở nên quan trọng".

Năm ngoái Trung Quốc nói chi 45 tỷ đôla cho quân sự, tăng khoảng 18% từ năm 2006. Họ mua thêm tàu chiến tối tân của Nga và cũng chế tạo tàu chiến riêng.

 

=END=

 

- Chủ Tịch Quốc Hội CSVN Nguyễn Phú Trọng Lại Tuyên Bố Kiên Quyết Chống Tham Nhũng

 

(Hà Nội - VNN) Với hơn 97% phiếu thuận, Nguyễn Phú Trọng đã trở thành Chủ tịch Quốc hội CSVN khóa 12 và tuyên bố sẽ sát cánh cùng Chính phủ "kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng". Sau khi có kết quả chấp thuận, với tính cách huê dạng, ông Nguyễn Phú Trọng đã đặt bàn tay lên ngực trái, bày tỏ sự biết ơn đối với sự tín nhiệm của gần 500 vị "đảng biểu".

Báo CSVN khoe, Nguyễn Phú Trọng, sinh ngày 14/4/1944, quê Ðông Anh, Hà Nội, giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành xây dựng Ðảng. Tại đại hội Ðảng lần thứ 10, Trọng được bầu làm ủy viên Bộ Chính trị. Tháng 6/2006, tại phiên họp giữa nhiệm kỳ, Nguyễn Phú Trọng (khi đó là Bí thư Thành ủy Hà Nội) đã được bầu làm Chủ tịch Quốc hội CSVN khóa 11.

Cũng trong sáng nay, Quốc hội CSVN đã bầu 4 Phó chủ tịch là: Tòng Thị Phóng, Trưởng ban Dân vận Trung ương, Nguyễn Ðức Kiên, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế và ngân sách nhiệm kỳ Quốc Hội khóa 11, Uông Chu Lưu, Bộ trưởng Tư pháp, tướng Huỳnh Ngọc Sơn (Tư lệnh quân khu 5). Cả 4 tân phó chủ tịch đều trúng cử với số phiếu bầu hơn... 90%.

Bốn tân Phó chủ tịch sẽ giúp Chủ tịch Quốc hội CSVN trong 4 lĩnh vực là: văn hóa - xã hội, kinh tế - ngân sách, pháp luật - tư pháp, an ninh - quốc phòng. Trước đây, Quốc hội khóa 11 có 3 Phó chủ tịch, tất cả đều là nam giới.

Sau đó, Quốc Hội CSVN đã bầu 13 ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm các ủy ban và Hội đồng dân tộc của Quốc hội.

Trong số 13 người trúng cử Thường vụ khóa 12, có 3 người tái cử từ khóa trước là Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Ðức Kiên và Lê Quang Bình. Tuổi trung bình của các ủy viên là 56 (ít hơn 3 tuổi so với khóa 11), trẻ nhất là Trương Thị Mai và Phùng Quốc Hiển (49 tuổi), nhiều tuổi nhất là Nguyễn Phú Trọng.

Theo danh sách trúng cử, có ba người không phải là ủy viên Trung ương Ðảng là Nguyễn Văn Thuận, Trần Thế Vượng và Lê Quang Bình. Ba người hiện là bí thư tỉnh ủy: Hà Văn Hiền (Hà Tây), Phùng Quốc Hiển (Yên Bái), Trần Ðình Ðàn (Hà Tĩnh).

Sáng mai Thứ Ba (24/7), Quốc Hội CSVN sẽ bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch nước. Và ngay sau phát biểu nhậm chức của mình, Chủ tịch nước sẽ đọc Tờ trình giới thiệu danh sách đề cử để bầu Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao.

Sáng Thứ Tư (25/7), Quốc Hội CSVN sẽ bỏ phiếu bầu những chức vụ trên, kết quả bầu cũng được công bố ngay trong phiên buổi sáng.

 

 

*Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội CSVN.

 

=END=

 

- Sài Gòn Có Hơn 115 Hecta Trồng Rau Muống Bị Ô Nhiễm

 

(Sài Gòn - VNN) Thành phố Sài Gòn hiện có diện tích rau muống nước hơn 500 ha, trong đó có 115 ha đã bị ô nhiễm phải chuyển đổi, 170 ha được xác định là vùng an toàn, 230 ha đủ điều kiện sản xuất an toàn và còn 20 ha cần phải thẩm định lại.

Theo điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật Sài Gòn, vùng sản xuất rau muống nước của thành phố đa số là của nông dân nhập cư từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung, tập trung nhiều nhất ở các quận Gò Vấp, huyện Hóc Môn và Củ Chi. Hầu hết các hộ này không có đất, phải hợp đồng thuê đất của nông dân địa phương mỗi năm với giá 20-30 triệu đồng một ha nên các hộ này luôn tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bị cấm, phân hữu cơ chưa hoai...

Ðể chấm dứt tình trạng trên, theo thông tấn xã nhà nước CSVN, Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố đã đề nghị Sở Nông Nghiệp sớm có lệnh cấm trồng rau muống nước và có chính sách hỗ trợ để người dân chuyển hướng trồng trọt; giao cho chính quyền các địa phương xử phạt các trường hợp vi phạm...

 

=END=

 

- Ðắc Lắc Chưa Phát Huy Hết Lợi Thế Của Cây Cà Phê

 

(Ðắc Lắc - VNN) Hiện nay,Việt Nam có đến 500.000 hecta cà phê, trong đó 80% diện tích tập trung ở Tây Nguyên, sản lượng xuất khẩu 800.000 tấn mỗi năm, doanh số trên 1 tỉ đôla.

Tuy nhiên, tại hội thảo cây cà phê và sự phát triển bền vững mới đây của tỉnh Ðắc Lắc, tiến sĩ Lê Ngọc Báu thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển cây cà phê, cho biết lợi thế này chưa được phát huy. Cà phê trồng bằng hạt chiếm đến 90% diện tích cà phê ở Tây Nguyên, năng suất 4 - 5 tấn/ha, trong khi cây ghép năng suất có thể lên tới 7,5 tấn/ha. Nhiều nông dân sử dụng nông dược, 80% diện tích không trồng cây che mát, bón phân không cân đối, tưới nhiều nước, thu hoạch trái xanh, chế biến thủ công... dẫn đến chất lượng cà phê giảm sút, cạn kiệt nguồn nước, đất canh tác bị sạt lở phá vỡ môi trường sinh thái. Mặt khác, thị trường tiêu thụ trong nước chỉ chiếm 10% sản lượng. Hệ thống quản lý của Nhà nước CSVN chưa được áp dụng triệt để, cả nước chỉ 1% sản lượng cà phê áp dụng tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam; điều này khiến chất lượng cà phê giữa các địa phương không đồng đều.

Trên thực tế, lợi nhuận của nông dân chiếm chưa tới 10% giá thành sản phẩm cà phê. Do đó, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê cần chia sẻ thêm quyền lợi với nông dân, từ đó mới hy vọng nông dân sẽ quan tâm sản xuất chất lượng cao theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Bộ Thương mại CSVN cũng vừa kiến nghị kể từ 11/0/2007 kiểm tra cà phê xuất khẩu theo tiêu chuẩn 4193- 2005, thế nhưng các bộ ngành liên quan vẫn đang chần chừ, chưa đi đến thống nhất. Ông Vân Thành Huy, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê VN, đặt vấn đề: Tại sao Nhà nước không áp dụng từng bước, bước đầu có thể kiểm tra 30% số lượng xuất khẩu, sau đó tăng dần lên. Như thế sẽ nâng cao uy tín cà phê Việt Nam đối với thị trường thế giới.

Ðể có một thủ phủ cà phê, trước hết cây cà phê phải phát triển bền vững. Nhà nước nên chú trọng đến việc đào tạo huấn luyện nông dân quy trình sản xuất chế biến khoa học, bảo đảm chất lượng sản phẩm đồng đều, không làm thoái hóa môi trường và hương vị cà phê phải đặc biệt. Doanh nghiệp chế biến cần có chính sách khuyến khích về giá, hạn chế thu nông dân thu hoạch trái xanh; hướng dẫn nông dân chuyển dịch thời điểm thu hoạch vào cuối mùa mưa để giảm chi phí trong khâu tưới nước.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới, nhưng giá xuất vẫn thấp hơn so với nhiều quốc gia khác. Ðó là do yếu kém ở khâu trồng trọt, chế biến. Vì vậy, để Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ cà phê, không chỉ tỉnh Ðắt Lắk mà Chính phủ cũng phải vào cuộc.

 

*Việt Nam xuất cảng cà phê đứng hàng thứ nhì thế giới

nhưng giá thấp hơn các nước khác.

 

=END=

 

- Năm 2009 Gộp Thi Chung Ðại Học Và Tốt Nghiệp Trung Học Phổ Thông Làm Một

 

(Hà Nội - VNN) Hôm qua, ngày 22/7/07, Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Giáo dục và Ðào tạo CSVN đã tuyên bố rằng, năm tới, kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông và tuyển sinh Ðại Học, Cao Ðẳng sẽ được gộp thành một kỳ thi chung.

Tại Hội nghị Tổng kết năm học 2006-2007 tại thành phố Vũng Tàu, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá: "Năm nay chúng ta đã thấy thi cử nghiêm túc hơn rất nhiều. Nhưng Bộ muốn có một năm nữa làm nghiêm túc kỳ thi tốt nghiệp hơn để giành lấy sự tin tưởng hoàn toàn của xã hội. Vì thế, chính thức vào năm 2009, hai kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh Ðại Học và Cao Ðẳng sẽ được gộp làm một".

Theo Bộ Giáo Dục CSVN, cuộc vận động "hai không" đã thu được một số kết quả quan trọng: Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và bổ túc, tuyển sinh Ðại Học, Cao Ðẳng rất nghiêm túc và được dư luận xã hội đồng tình; đấu tranh và giải quyết một số vụ việc tiêu cực tiêu biểu gây bức xúc trong nhân dân...

Tuy nhiên, Bộ cũng thừa nhận, việc triển khai cuộc vận động "hai không" vẫn chưa đồng đều ở các địa phương, việc chống thành tích trong giáo dục kết quả còn khiêm tốn, cần triển khai mạnh hơn nữa.

 

=END=

 

- Chưa Hết Hạn Lưu Hành Nhưng Loại Giấy Bạc 200 Ðồng, 50.000 Và !00.000 Ðồng Loại Cotton Khi Tiêu Sài Ðã Bị Từ Chối  

 

(Sài Gòn - VNN) Mới tháng trước đây, Ngân Hàng Nhà Nước CSVN đã thông báo kể từ mùng 1 Tháng Chín, hai loại tiền cotton 50.000 và 100.000 đồng sẽ hết giá trị lưu hành. Tuy nhiên, dù chưa đến hạn hết lưu hành, những người dùng hai loại tiền này để chi trả khi gia dịch mua bán vẫn bị từ chối. Không những thế, tiền giấy mệnh giá 200 đồng hiện nay cũng không thể dùng đề thanh toán trên thị trường tại Sài Gòn.

Tiền mệnh giá 200 đồng hiện không thể thanh toán ngoài thị trường thành phố Sài Gòn trừ siêu thị, mặc cho người mua chịu trả 3 tờ 200 đồng để đổi 500 đồng. Trong khi đó giới tiểu thương vẫn than vãn là thiếu tiền lẻ để trả lại khách.

Riêng đối với loại 50.000 và 100.000 đồng tiền cotton thì kể từ Ngân Hàng Nhà Nước công bố vào tháng 6 đến nay cũng không thanh toán gì được.

Bà Nguyễn Thu Hồng, quận 1, Sài Gòn, cho biết là bà đã bị liên tiếp 3 người bán hàng ở chợ Nguyễn Văn Tráng từ chối nhận tiền 200 đồng. Người bán hàng cho bà Hồng biết: "Quê rồi bà ơi, thời buổi bây giờ ai tiêu 200 đồng nữa, 500 đồng còn không muốn nhận", bà bán rau trêu khi bà Hồng lấy tiếp tờ 50.000 đồng cotton trả hàng rau, người bán lại cười rũ: "Bà ngủ suốt năm hay sao mà không biết tiền này không còn giá trị nữa".

Bà Hồng được tiểu thương chỉ cách mang đồng 200 vào siêu thị mua hàng "để họ đi đổi ngân hàng luôn". Bà cũng được khuyến cáo tự mang tờ 50.000 và 100.000 đồng cũ bằng cotton vào ngân hàng đổi trước ngày 1 Tháng Chín nếu không muốn trở thành "bộ sưu tập".

Có không ít người tại Sài Gòn cũng đang gặp phiền phức như bà Hồng. "Tôi không hiểu tại sao tiền 200 đồng lại không tiêu được, nó vẫn có giá trị sử dụng mà", bà Lưu Thiên Hương đang mua hàng ở chợ Bến Thành bực mình than phiền như thế.

Tranh cãi một hồi, chủ quầy hàng lưu niệm ở chợ Bến Thành bèn khuyến mãi luôn cho khách 1.000 đồng vì "không có tiền thích hợp để thối, mà nhận 200 đồng thì khó thanh toán lại được". Không chịu nhận tiền 200 đồng, nhưng bà chủ quầy hàng này lại than phiền là thiếu tiền lẻ để thối cho khách. "Tờ 500 đồng bây giờ cũng đã khó kiếm, còn tiền 1.000 hay 2.000 đồng rất cũ, rách nát", bà nói.

Nhiều tiểu thương mua bán ở chợ đã phải chấp nhận đổi tiền lẻ theo tỷ lệ 11:10 hoặc 12:10, tức cứ đổi 10.000 đồng tiền lẻ phải trả bằng 11.000 hay 12.000 đồng.

Nguyễn Văn Toản, cục phó phát hành kho quỹ thuộc Ngân Hàng Nhà Nước cũng thú nhận thời gian qua đã xảy ra tình trạng thiếu tiền lẻ, chê tiền 200 đồng trong lưu thông và cho biết, Ngân Hàng Nhà Nước sẽ giải quyết tình trạng này trong thời gian tới.

Tuy nhiên, ông Toản cho rằng, việc từ chối tiền 50.000 và 100.000 đồng cotton chỉ xảy ra ở một số nơi chứ không phải tất cả. Người bán từ chối nhận tiền là do tâm lý lo ngại đến 1 Tháng Chín sẽ không còn lưu hành loại tiền này nữa. Theo ông Toản, hai loại tiền trên hiện vẫn còn giá trị sử dụng nên việc từ chối nhận là sai luật.

 

medium_VN-TienBiTuChoi.jpg

*Những loại tiền đang bị từ chối khi tiêu sài ở Sài Gòn.

 

=END=  

 

- Một Thanh Niên Bị Chết Một Cách Bí Hiểm

 

(Nghệ An - VNN) Cái chết bí hiểm vào rạng sáng 22/7 tại khối 3 phường Trường Thi đang gây xôn xao dư luận thành phố Vinh. Nạn nhân là anh Ðậu Trần Sơn, 24 tuổi, trú tại phường Hưng Dũng, thành phố Vinh - Nghệ An. Anh Sơn chết trong tư thế nằm ngửa, trán có hai vết thâm đen, máu chảy ra từ tai và khoé mắt.

Theo lời kể của anh Ðinh Viết Thường, Chủ cơ sở thiết bị lọc nước ở 49 Lê Hồng Phong, Vinh, thì Sơn là công nhân của cơ sở này. Tối qua, Sơn đến quán cơm Huề Hà (sát cơ sở của anh Thường) để xem trận bóng giữa đội Việt Nam gặp Iraq

Khoảng 22 giờ Sơn rủ Mạnh, đầu bếp của quán cơm đi bộ ra khu vực quảng trường để chơi. Khoảng 12 giờ đêm, Mạnh chạy về hỏi Sơn đã về chưa rồi tiếp tục đi tìm Sơn.

Sau đó anh Thường được điện báo là Sơn đã chết. Hỏi qua Mạnh và một số người dân thì được biết, khi Sơn và Mạnh đến khu vực vòi phun nước ở quảng trường thì gặp một toán thanh niên đua xe máy, sau đó cả hai bị một toán người (chưa rõ danh tính nhưng có nhiều dư luận trái ngược) rượt đuổi.

Cho đến khi Mạnh quay lại để tìm thì được nhiều người dân thông báo là Sơn đã bị đánh chết trước cửa nhà số 5, khối 3, phường Trường Thi.

Sáng cùng ngày, nhà chức trách đã có cuộc họp khẩn cấp sau khi mổ khám nghiệm tử thi. Tuy nhiên, mọi thông tin vẫn chưa được tiết lộ, vì theo một giới chức thì nội vụ có nhiều dấu vết phức tạp. Hiện nội vụ đang được tiến hành điều tra.

 

=END=

 

- Vì Bị Tổn Thương, Một Cô Giúp Việc Trở Thành Sát Nhân

 

(Sài Gòn - VNN) Báo Người Lao Ðộng hôm qua có bài tường thuật về vụ tòa xét xử một nữ bị cáo là thủ phạm giết chủ người Ðại Hàn: Ðứng trước vành móng ngựa là một cô gái trẻ, dáng vẻ quê mùa, chân chất, có phần ngờ nghệch. Có lẽ vì thế mà người ta đã thực sự sửng sốt khi đọc cáo trạng kể về hành vi giết người dã man của cô.

Sinh ra tại một vùng quê nghèo miền Trung, cũng như bao gia đình nghèo, đông con khác, Tống Thị Bích Trâm (SN 1979) chỉ được học hết lớp 5. Năm 2003, vì muốn kiếm nhiều tiền hơn để lo cho gia đình, cô quyết định theo người bà con vào Nam kiếm sống. Ở đất Sài Gòn rộng mênh mông, không quen biết, không nhan sắc, không trình độ, kiếm được một việc làm đủ nuôi thân là chuyện không dễ dàng. Vì thế, khi được ông Nam Hee Woo (người Ðại Hàn, 67 tuổi) thuê giúp việc nhà với mức lương 1.100.000 đồng/tháng, bao ăn ở, cô cảm thấy thật may mắn. Không muốn mất chỗ làm tốt, cô đã chăm chỉ làm việc, phục vụ ông chủ tận tình, chu đáo.

Một thời gian ngắn sau, cô trở thành vợ hờ của ông Woo ở VN. Với một người con gái, không được cưới hỏi đàng hoàng, chính thức, là một thiệt thòi lớn. Huống chi, dưới cái nhìn của nhiều người, cô là kẻ đang bị lợi dụng, bị bóc lột vì vừa phải làm việc nhà, vừa đáp ứng nhu cầu sinh lý cho ông chủ mà chỉ được trả với cái giá quá rẻ mạt. Cô bảo, cô không nghĩ nhiều như thế. Chỉ biết, từ đây cô có một mái nhà cho riêng mình (dù rất chông chênh) và lại có tiền lo cho gia đình ở quê.

Nhưng rồi, người chồng hờ "trở chứng". Bất chấp sự có mặt của cô ở nhà, ông vẫn đưa các cô gái bán hoa về quan hệ. Dù câm lặng không nói nhưng lòng tự trọng của cô đã bị tổn thương. Không ít lần cay đắng, buồn tủi, cô gói ghém đồ đạc bỏ nhà đi. Nhưng khi ông Woo năn nỉ, hứa hẹn, cô lại tha thứ vì "những cô gái đó chỉ là mối quan hệ qua đường", chẳng ai ở được lâu với ông, ngoài cô.

"Ðầy quá thì tràn". Cơn ghen ngấm ngầm, nỗi tủi nhục, chua chát được kìm nén lâu ngày rồi cũng có lúc bùng nổ khốc liệt. Sau một lần cãi nhau từ chuyện ông đưa cô gái khác về nhà, cô từ chối không dọn cơm cho ông ăn với lý do: "Ông tự dọn mà ăn. Nếu không thì kêu mấy cô gái kia làm đi, sao lại sai tôi?". Tức giận, ông đánh cô rồi dùng dao chém cô. Khỏe hơn và nhanh tay hơn, cô chụp được dao và bắt đầu chém như điên dại lên mặt, lên cổ ông, vừa chém vừa nói: "Tại sao ông lại làm như vậy với tôi?". Ðến khi cô bừng tỉnh, ông chỉ còn là một cái xác không hồn. Cuống cuồng, cô điện thoại báo công an. Trước lúc bị bắt, cô đã nhờ người cháu gửi về quê cho cha 1.100.000 đồng tiền lương mới nhận.

Vị chủ tọa hỏi: "Tại sao bị cáo chém ông ta nhiều nhát như vậy?", cô trả lời: "Bị cáo không biết. Chỉ thấy tức giận vì cách đối xử của ông ta với bị cáo". "Trong lúc chém, bị cáo có suy nghĩ gì không?". "Không suy nghĩ gì hết". "Nếu hôm trước, ông ta không dẫn gái về nhà, ông ta cầm dao chém hụt bị cáo, bị cáo có chém lại không?". "Dạ, bị cáo không biết". Cuối cùng, xét đến việc nạn nhân cũng có phần lỗi khi dùng dao tấn công bị cáo trước, tòa tuyên cô mức án 10 năm tù.

Phiên tòa bế mạc. Cô cúi đầu lầm lũi bước theo hai người cảnh sát áp giải. Phía sau không một người thân nào.

 

img

*Tống Thị Bích Trâm lặng lẽ ở phòng xét xử

 

=END=

 

3- Tin Thế Giới 23-07-07

 

- Hội Nghị Quốc Tế Chống Sida Tại Sydney

 

(Sydney - VNN) Chương trình chống Sida trên thế giới không đạt tiến bộ như mục tiêu thiên niên kỷ đề ra Phát triển của Liên Hiệp Quốc. Bản báo cáo trong ngày khai mạc Hội nghị quốc tế chống Sida khai mạc hôm 22-07 tại Sydney Úc Ðại Lợi. Cuộc họp qui tụ trên 5.000 chuyên gia của 133 quốc gia khai mạc từ 22 tới 25-07 tại Sydney là hội nghị Quốc tế lần thứ 4 về Aids Society. Trong hội nghị lần này các nhà nghiên cứu thế giới sẽ trình bày những kết quả họ làm việc, trong đó có nhiều cuộc nghiên cứu đạt những tiến bộ đáng kể. Các chuyên gia sẽ phải ký một Tuyên bố chung, kêu gọi các chính phủ, các nhà tài trợ tư nhân đóng góp ít nhất 10% vào quỹ Chống Sida và nghiên cứu. Ngoại trưởng Úc Alexander Downer hôm nay 23-07 loan báo Úc sẽ đóng góp thêm 352 triệu đôla vào quỹ chống Aids cho vùng Á châu Thái Bình Dương. Nhưng nước này không đưa ra một lịch trình nào. Hôm qua 22-07, nhiều lời cảnh báo được nêu lên về sự cần thiết đạt đến các mục tiêu Thiên niên kỷ về phát triển của Liên Hiệp Quốc trong lãnh vực chống Sida, tiếp cận toàn cầu việc phối hợp trị bệnh và dự phòng từ nay tới năm 2010. Ông Pedro Cahn, chủ tịch International AIDS Society đứng ra tổ chức hội nghị dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc tuyên bố, "Chúng ta có thể làm cho 11.000 người tránh được nhiễm bệnh hàng ngày, chúng ta có công việc phải làm hàng ngày là trị bệnh cho trên 3 triệu người." Việc giảm giá thuốc trị bệnh được xem có cải thiện cho bệnh nhân các nước nghèo, nhưng con số mới đưa ra của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy kết quả này quá nhỏ so với mục tiêu của Liên Hiệp Quốc đề ra. Năm ngoái, khoảng 2.000.000 người tại các nước đang phát triển nhận được điều trị, tức cao 54% so với năm 2005. Nhưng tính chung chỉ có 28% người mang virus HIV nhận được thuốc trị bệnh.

 

* Hội nghị quốc tế chống Sida tại Sydney.

 

 =END=

 

- Ấn Ðộ: Lần Ðầu Tiên Một Phụ Nữ Ðắc Cử Tổng thống

 

(Tân Ðề Ly - VNN) Luật sư Pratibha Patil, phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Ấn Ðộ đắc cử Tổng Thống với 65,82% phiếu bầu của các nghị sĩ và thành viên hội đồng lập pháp địa phương. Bà Pratibha Patil 72 tuổi, là ứng viên do đảng cầm quyền Quốc đại và các đồng minh chính trị của đảng này đề cử. Bà Patil đã đánh bại đối thủ là đương kim phó Tổng thổng Bhairon Singh Shekhawat, ứng viên của đảng đối lập Bharatiya Janata. Tổng thống đắc cử tuyên bố ngắn trước các phóng viên: "Tôi cảm ơn tất cả mọi người ủng hộ. Ðây chính là thắng lợi của những nguyên tắc mà người Ấn Ðộ luôn bảo vệ". Sau khi kết quả được công bố, nhiều trăm người ủng hộ đảng Quốc đại đã nhảy múa trên đường phố. Họ đánh trống, đốt pháo bông bên ngoài nhà bà Patil tại thủ đô Tân Ðề Ly và ở thành phố quê hương của bà ở bang Maharastra.

Chiến thắng của bà Patil thật sự có ý nghĩ quan trọng đánh bạt tất cả những lời gièm phe chỉ trích cay độc về cá nhân bà khi đảng Quốc Ðại ủng hộ bà làm ứng cử. Nó cũng là chiến thắng của hàng triệu phụ nữ Ấn đòi được quyền ngang hàng với đàn ông bị xã hội truyền thống coi thường, phân biệt đối xử. Thủ tướng Manmohan Singh và lãnh đạo đảng Quốc đại, bà Sonia Gandhi là những người đầu tiên tới nhà bà Patil để chúc mừng. Bà Patil sẽ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 13 của Ấn Ðộ vào ngày 25-07.

 

Bà Sonia Gandhi - tân TT Patil - thủ tướng Ấn Độ

* Chủ tịch đảng Quốc Ðãi Bà Sonia Gandhi, TT Pratibha Patil và Th.T Manmohan Singh.

 

=END=

 

- Các Giới Chức Quốc Tế Chỉ Trích Venezuela Sẽ Bị Trục Xuất

 

(Caracas -VNN) Tổng thống Venezuela Hugo Chaveza ngày 22-07 cho biết, các giới chức quốc tế khi thăm viếng nếu chỉ trích công khai chính phủ hay cá nhân ông sẽ bị trục xuất khỏi nước này. Hugo Chavez ngày càng tỏ ra độc đoán hơn trong việc cai trị, đã ra lệnh cho các giới chức chính phủ giám sát chặt chẽ tuyên bố của các nhân vật quốc tế trong khi thăm viếng Venezuela. Tổng thống Chavez trong diễn văn hàng tuần trong ngày 22-07 nói thêm rằng, "không thể chấp nhận những người ngoại quốc thăm viếng nước này mà xem thường lãnh đạo và đất nước Venezuela". Nhưng có nhà quan sát nêu lên nhận xét rằng trường hợp Hugo Chavez đến Nữu Ước họp đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào năm ngoái, ông đã dùng diễn đàn của Liên Hiệp Quốc chỉ trích mạnh mẽ tổng thống Bush. Hoa Kỳ là một nước Dân chủ nên may mắn cho ông Chavez đã không bị bị trục xuất. Cũng theo các nhà quan sát, ông Chavez không nói ra những ý nghĩ của ông, nhưng tuyên bố của ông diễn ra sau chuyến viếng thăm của ông Manuel Espino, chủ tịch đảng Bảo Thủ Mễ Tây Cơ (dảng cầm quyền), trong khi thăm viếng Venezuela đã chỉ trích ông ta đưa đất nước này lún sâu vào hướng độc tài. Nhiều người giàu có tại Venezuela lo ngại một phần tài sản của họ sẽ bị tịch thu một khi luật cải tổ được thông qua cho phép ông thành lập nước "cộng hòa xã hội Venezeula". Văn bản sẽ được đưa ra quốc hội thảo luận vào tuần tới; quốc hội do đảng của Chavez hoàn toàn kiểm soát.

 

* Tổng thống Venezuela Hugo Chavez lội ngược dòng.

 

=END=

 

- Thổ Nhĩ Kỳ: Ðảng Cầm Quyền Thắng Lợi Trong Cuộc Tổng Tuyển Cử

 

(Ankara - VNN) Hãng AP ngày 23-07 loan tin, trong cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội diễn ra hôm qua 22-07, đảng Ðoàn Kết Dân tộc (AKP) cầm quyền thắng lợi đạt gần 50% phiếu bầu. Cụ thể sau khi kiểm khoảng 99% phiếu bầu, đảng AKP giành được 47% số phiếu toàn quốc, sẽ giữ khoảng 341 ghế trong quốc hội 550 thành viên. Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan hôm qua nói trước đám đông ông ủng hộ tập trung mừng thắng lợi, đây là thắng lợi của nền dân chủ Thổ Nhĩ Kỳ, và cam kết làm việc vì sự đoàn kết dân tộc phục vụ đất nước. Ông hứa tiếp tục cam kết cải tổ kinh tế và dân chủ theo đuổi mục tiêu gia nhập Liên Hiệp Âu Châu. Trong khi đó đối lập báo động sự thắng lợi của đảng AKP giúp ông Erdogan phá bỏ căn bản của một thể chế thế tục, vì đảng ông có xu hướng thân hồi giáo. Quân đội và đảng đối lập bảo vệ thể chế thế tục chống đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nhà nước hồi giáo. Ðối lập lo ngại tuy chính sách của Thủ tướng Erdogan chủ trương tiếp cận và hội nhập với Tây phương, song vẫn muốn duy trì vai trò của đạo Hồi trong đời sống xã hội. Một trong những công việc đầu tiên của quốc hội mới là bầu tổng thống. Chức vụ Tổng thống tại Thổ Nhĩ Kỳ chỉ mang tính nghi thức biểu tượng quốc gia, nhưng hiến pháp qui định, tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật cũng như việc bổ nhiệm các giới chức chính phủ. Cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua, mà ứng cử viên duy nhất là Ngoại trưởng Abdullah Gul thuộc đảng cầm quyền, đã bị phe đối lập ngăn cản tạo ra một khủng hoảng chính trị. Quân đội đã lên tiếng cương quyết bảo vệ chế độ thế tục. Thổ Nhĩ Kỳ đã có những bước tiến dài sau những bất ổn kinh tế và chính trị trong các thập kỷ qua. Ðảng cầm quyền chủ trương theo đuổi các cải cách kinh tế kiểu phương Tây, nỗ lực đạt các tiêu chuẩn gia nhập Liên Hiệp Âu Châu. Tăng trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đạt trung bình 7%/ năm. Tuy nhiên sau thắng lợi đảng cầm quyền của Thủ tướng Erdogan còn phải đối diện với nhiều khó khăn.

 

Prime Minister Recep Tayyip Erdogan (right) and his wife Emine greet supporters in AnkaraAKP supporters celebrate in Ankara

* Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan và người ủng hộ mừng chiến thắng.

 

=END=

 

- Taleban Gia Hạn Tối Hậu Thư 1 Ngày Ðối Với 23 Con Tin Nam Hàn

 

(Kabul - VNN) Nhóm Taleban bắt 23 con tin truyền giáo Nam Hàn trong tuần qua đe dọa giết tất cả nếu Nam Hàn không rút quân về nước. Taleban gia hạn hành quyết các con tin Nam Hàn đến hết ngày 23-07. Song song đó dân làng đã tìm thấy một thi hài của người Ðức bị bắt cóc trong tuần qua đã bị Taleban hành quyết. Qari Yousef Ahmadi tự xưng là đại diện của Talebans cho biết, gia hạn tối hậu thư đến 19g00 ngày 23-07 cho chính quyền Nam Hàn rút quân khỏi A Phú Hãn. Chính quyền Hán Thành chưa đưa ra bình luận nào về tin gia hạn tối hậu thư của Taleban.

Theo Khwaja Mohammad Sidiqi, một giới chức cảnh sát tỉnh Ghazni cho biết, một phái đoàn gồm các cựu lãnh đạo vùng và chính phủ A Phú Hãn đã tiếp xúc với nhóm bắt con tin để thảo luận chấm dứt khủng hoảng. Chưa có tin tức chi tiết nào về cuộc đàm phán này. Cùng lúc, quân đội A Phú Hãn và Hoa Kỳ đã bao vây vùng tình nghi nhóm bắt cóc giam giữ con tin, sẵn sàng can thiệp để cứu thoát họ.

Tướng Mohammad Zahir Azimi, một phát ngôn bộ ngoại giao A Phú Hãn xác nhận, "ngay khi được lệnh chúng tôi sẽ tung ra cuộc hành quân." Nhưng một phát ngôn của quân đội Mỹ cho biết rất cẩn thận trong hành động vì sinh mạng các con tin. Cùng ngày một phái đoàm Nam Hàn cũng đã đến Kabul để gặp Tổng thống Hamid Karzai. Một giới chức chính phủ không nêu tên cho biết, Nam Hàn nhờ các trung gian đại diện bộ tộc đàm phán với nhóm bắt cóc. 23 con tin trong đó có 18 phụ nữ bị nhóm Taleban vũ trang bắt cóc ngày 19-07; nhóm truyền giáo Nam Hàn bị bắt trên đường Kabul đi Kandahar.

Một giới chức sứ quán Nam Hàn tại Kabul cho biết, nhóm bị bắt cóc còn là thành viên của một tổ chức nhân đạo. Nam Hàn tuyên bố từ 6 tháng nay chuẩn bị rút 200 quân khỏi A Phú Hãn vào cuối năm nay. Nhóm bắt cóc thì đưa yêu sách đòi Nam Hàn rút quân ngay lập tức. Trong khi đó tại Berlin, Martin Jeager, phát ngôn bộ ngoại giao cho biết đã tìm thấy thi hài 1 người Ðức bị bắt cóc bị bắn chết; thi hài mang nhiều vết đạn. Về phần Thủ tướng Ðức Angela Merkel tuyên bố Ðức sẽ không bao giờ rút quân khỏi A Phú Hãn do áp lực của nhóm bắt cóc.

 

Relatives of South Koreans kidnapped in Afghanistan cry during a news conference

* Thân nhân các con tin Nam Hàn lo sợ.

 

=END=

 

- Baghdad: 3 Vụ Khủng Bố Tại Khu Hồi Giáo Shia, 12 Người Thiệt Mạng

 

(Baghdad - VNN) Hãng AP ngày 23-07 trích dẫn tin cảnh sát loan báo, 3 xe bom phát nổ tại khu đông người Shia tại Baghdad đã làm 12 người chết và 19 bị thương. Vụ nổ bom đầu tiên xảy ra vào lúc 11g00/ giờ địa phương nhắm vào đoàn tuần tiễu cảnh sát, giết hại 6 cảnh sát và 3 người đi đường; 9 người khác bị thương. Vụ nổ cũng làm hư hại 7 xe khác tại khu Karradah. Cách đó khoảng 500 thước 2 xe bom khác phát nổ cùng giờ gây hư hại vật chất quan trọng tại khu chợ trái cây và rau cải, làm 3 người chết và 5 bị thương. Nửa giờ sau, vụ nổ thứ 3 bên vệ đường nhắm một toán cảnh sát tuần tiễu gần công trường Elway, thuộc một khu vực khác của Karradah làm 2 cảnh sát và 1 thường dân thương vong.

 

The body of one of those killed in the air strike is taken into a morgue

* Nổ bom và người chết hầu như xảy ra hàng ngày tại Iraq.

 

=END=

 

- Ngập Lụt Do Thay Ðổi Khí Hậu Làm 7.000 Chết Trong Năm 2006

 

(Brieskov-Finkenheerd - VNN) Hãng Reuters ngày 23-07 loan tin, ngư dân và một số chuyên gia nói rằng các vụ ngập lụt xảy ra hàng năm do thay đổi khí hậu và tình hình tiếp tục suy thoái. Trong những tuần lễ qua một phần Trung Quốc đã bị lụt lội gây thiệt hại nhân mạng và vật chất quan trọng làm trên 400 người chết. Khoảng 770 người mất mạng do ngập lụt tại Nam Á, hàng trăm ngàn người phải bỏ nhà chạy lánh nạn do lụt tại Pakistan. Tại Anh trong tuần qua cũng có nhiều ngàn người là nạn nhân lụt tại miền bắc nước này; hư hại vật chất đang được sửa chữa chuẩn bị đối phó những vụ ngập lụt mới.

Anh Quốc đã tung ra chiến dịch cứu cấp lớn nhất trong lịch sử thời bình. Giá ngũ cốc tại Âu Châu tăng cao kỷ lục từ gần 10 năm nay; lý do người ta lo ngại mùa hè năm nay nóng nắng tác hại lên hoa màu. Mùa xuân vừa qua trên toàn Âu Châu phải chịu một đợt nóng bức chưa từng có. Từ tháng 6 mưa nhiều tại các nước Ðông Âu gây thất bại cho việc thu hoạch ngũ cốc. Lụt lội đã giết hại trên 7.000 người trên thế giới trong năm vừa qua. Theo con số của công ty bảo hiểm Thụy sĩ ghi nhận, một phần 3 nạn nhân do thiên tai, bão, động đất, nắng hạn và lạnh quá độ. Theo các công ty bảo hiểm, những thiệt hại nhân mạng và vật chất không còn nghi ngờ là do thay đổi khí hậu gây ra.

 

* Cảnh lụt tại miền trung Anh quốc.

 

=END=

 

- Tổ Chức Y Tế Thế Giới Báo Ðộng Dịch Sốt Xuất Huyết Bùng Phát Ở Á Châu

 

(Geneva - VNN) Hãng AFP ngày 23-07 loan tin, Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) cảnh báo nguy về cơ dịch xuất huyết bùng phát tại Á châu, không loại trừ một nước nào. Tổ chức Y Tế Thế giới cho rằng dịch sốt xuất huyết năm nay sẽ tệ hại như đã xảy ra năm 1998, lúc đó có gần 1.500 người thiệt mạng vì căn bệnh do muỗi truyền nhiễm. Từ đầu năm nay tại Nam Dương đã có trên 1.000 người chết. Tại Thái Lan ghi nhận được 19.000 trường hợp nhiễm bệnh, trong 6 tháng đầu năm nay đã có 18 người chết. Tại các nước khác số người chết và mắc bệnh tính tới tháng 6 đã vượt tổng số năm 2006. Tại Cam Bốt, số người chết vì sốt xuất huyết trong 6 tháng đầu năm đã vượt quá con số ghi nhận năm 2006, với 182 người chết và 15.000 người bệnh. Tại Miến Ðiện có 3.000 trường hợp mắc bệnh, 30 người chết - cao hơn nhiều so với năm 2006. Tại Tân Gia Ba, nơi có hệ thống đề phòng cao, cũng có 3.600 trường hợp nhiễm bệnh. Ông John Ehrenberg, đại diện WHO tại Phi Luật Tân báo động: "... đã nhận được báo cáo số người nhiễm bệnh trong khu vực tăng cao. Năm 2007 sẽ là một trong những năm tệ hại nhất vì dịch bệnh sốt xuất huyết". Trên toàn thế giới mỗi năm có khoảng 2,7 triệu người chết vì dịch sốt xuất huyết. Hầu hết những nạn nhân là trẻ em và người già vì kháng thể không đủ chống lại virus. Các giới chức Y tế nói rằng cách phòng bệnh tốt nhất là ngũ màng, diệt muỗi tại các nơi chúng sinh sản - những khu vực nước tù đọng. Các giới chức WHO cho biết dịch sốt xuất huyết đã xuất hiện tại 100 nước trên thế giới.

 

 

* Xịt thuốc diệt muỗi.

 

=END=

 

- Hoa Kỳ Sẽ Xử Dụng Mọi Phương Tiện Ðể Tiêu Diệt Al-Qaeda

 

(Hoa Thịnh Ðốn - VNN) Hãng AP ngày 22-07 loan tin, một giới chức tòa Bạch Ốc tuyên bố, Mỹ sẽ sử dụng tất cả các biện pháp có thể để tiêu diệt Al-Qaeda, kể cả một cuộc tấn công quân sự nhằm vào mạng lưới khủng bố này ở bên trong Pakistan. Các nhà quan sát nhận định tuyên bố một cách cứng rắn của chính phủ Mỹ là cách gây áp lực lên chính quyền Tổng thống Pervez Musharraf. Mỹ từng biểu lộ trong thời gian qua cũng như yêu cầu Pakistan có hành động quyết liệt hơn đối với các thành phần quá khích liên hệ tới Al-Qaeda. Trên thực tế, nếu cần mở một chiến dịch quân sự lớn, chính quyền Mỹ tất nhiên sẽ phối hợp với quân đội Pakistan để tạo thế chính thống. Phản ứng về tuyên bố trên, một giới chức Pakistan khẳng định nếu có một cuộc tấn công Al-Qaeda ngay trong lãnh thổ Pakistan sẽ do quân đội và an ninh nước này đảm nhiệm. Trong một báo cáo được công bố tuần trước, cơ quan Tình báo quốc gia Mỹ cảnh báo rằng al-Qaeda đang nỗ lực lập kế hoạch tấn công nhằm vào đất Mỹ. Báo cáo trên cũng khẳng định Al-Qaeda đang lập căn cứ ngay trên lãnh thổ Pakistan, với nhiều trại huấn luyện mới, tăng cường liên lạc với các phần tử khủng bố quốc tế. Tuần qua, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua tăng gấp đôi tiền thưởng cho ai giúp bắt hoặc giết chết trùm Osama bin Laden, từ 25 triệu lên 50 triệu đôla.

 

=END=  

 

- Mỹ-Iran Mở Vòng Ðàm Phán Thứ Nhì Tại Iraq

 

(Tehran - VNN) Hãng AFP ngày 23-07 trích lời Ngoại trưởng Iraq Hoshyar Zebari loan tin, Mỹ và Iran sẽ mở vòng đàm phán thứ hai về an ninh tại Iraq vào ngày mai 24-07 tại Baghdad. Cuộc gặp gỡ thăm dò đầu tiên giữa đại sứ Mỹ tại Iraq với đại sứ Iran đương nhiên không đưa tới một kết quả cụ thể nào. Hai bên vẫn duy trì những khác biệt: Iran đòi Mỹ rút quân khỏi Iraq, Mỹ đòi Iran chấm dứt can thiệp vào nội bộ Iraq. Theo các nhà quan sát, Iran muốn thương thuyết với Mỹ để chấm dứt căng thẳng và giải tỏa cấm vận Liên Hiệp Quốc đè lên Teheran. Họ cũng biết Hoa Kỳ cần rút quân khỏi Iraq trong danh dự nên làm cao giá. Iran và Mỹ luôn bất đồng trên một số hồ sơ nhạy cảm, như chương trình hạt nhân Iran; Iran gửi cán bộ và vũ khí giúp hồi giáo Shia ở Iran, Hezbollah ở Liban và Hamas ở Gaza. Hoa Kỳ đang theo đuổi một chiến lược hai hướng với Iran, một mặt dùng diễn đàn Liên Hiệp Quốc thông qua các nghị quyết cấm vận Iran, buộc nước này chấm dứt tham vọng thủ đắc hạt nhân, tăng cường lực lượng tại Vùng Vịnh và sẵn sàng phong tỏa các tàu dầu ra vào Iran một khi tình thế bắt buộc.

 

Iraqi Foreign Minister Hoshyar Zebari gestures during a press conference at the international conference on Iraq, 04 May 2007

* Ngoại trưởng Iraq loan tin Mỹ-Iran mở đàm phán lần 2.

 

=END=

 

- Nhật Bản: Chỉ Dấu Thất Bại Của Ðảng Cầm Quyền Trong Cuộc Bầu Thượng Viện

 

(Tokyo - VNN) Hãng AFP ngày 23-07 loan tin, vận xui đeo đẳng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khi thêm một bộ trưởng dính líu tới tai tiếng về tài chánh. Cuộc thăm dò mới nhất cho thấy đảng Tự do Dân chủ của ông Abbe sẽ thất bại trong cuộc bầu bán phần Thượng viện. Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật, Norihiko Akagi bị cáo buộc có một trương mục riêng chứa tiền gian lận trong các hoạt động chính trị. Ông Akagi được đề cử giữ chức bộ trưởng Nông nghiệp vào tháng 6, sau khi người tiền nhiệm tự tử vì tai tiếng tham nhũng, vào đầu tháng 7 này ông Akagi đã là mục tiêu bị chỉ trích tương tự. Vụ tai tiếng của một bộ trưởng chính phủ Abe xảy ra vào thời điểm uy tín ông xuống dốc tột cùng; chỉ còn 1 tuần lễ nửa diễn ra bầu bán phần Thượng viện. Ðiểm tín nhiệm của ông Abbe tụt xuống chỉ còn 30% so với gần 70% khi mới lên nhậm chức; trong khi những số người chỉ trích ông không ngừng tăng cao lên tới 56%, như kết quả thăm dò của báo Asahi phổ biến hôm nay 23-07. Cuộc thăm dò này xác nhận đảng Dân Chủ Nhật Bản (PDJ) đối lập chính qua mặt đảng Tự do Dân Chủ (PLD) của ông Abba tới 12 điểm. Cuộc thăm dò thực hiện vào cuối tuần qua trên 1.000 cử tri. Ba bộ trưởng chính phủ Abe đã phải rời ghế vì lý do tai tiếng tham nhũng kể từ khi ông lên nắm quyền vào tháng 9-2006.

 

Elections au Japon: la coalition conservatrice de Shinzo Abe donnée perdante

* Thủ tướng Shinzo Abbe luôn gặp vận đen hay bất tài lãnh đạo?

 

=END=

 

- Âu Châu Và Pháp Nỗ Lực Vận Ðộng Tự Do Cho 5 Y Tá Bảo Gia Lợi

 

(Paris/Tripoli - VNN) Hãng AP ngày 23-07 loan tin, hồ sơ 5 y tá Bảo gia Lợi và bác sĩ Palestine (đã được Bảo Gia Lợi cấp quốc tịch) được Pháp phối hợp với Liên Hiệp Âu Châu đẩy mạnh để họ sớm được tự do. Tuần qua Ủy Ban Tối Cao Pháp Lý Lybia (một cơ chế chính trị nằm dưới sự kiểm soát của bộ Tư pháp) quyết định cải án tử hình thành án tù chung thân. Họ sẽ được trả tự do sau khi đóng tiền đền bù thiệt hại cho các gia đình có người chết vì nhiễm sida. Hôm nay Ủy Biên đối Ngoại Ủy Ban Âu Châu, bà Benita Ferrero-Waldner tháp tùng đệ nhất phu nhân Pháp Cecelia Sarkozy đi Tripoli. Trong khi đó Tổng thống Nicolas Sarkozy đêm qua 22-07 nói chuyện điện thoại trong nhiều giờ với chủ tịch Ủy Ban Âu Châu Jose Manuel Barroso, ông có thể bay đến Tripoli ngày 25-07. Ðiện Elysee xác nhận trong đêm qua rằng đệ nhất phu nhân Cecilia Sarkozy và phát ngôn Tổng thống tháp tùng Ủy viên dối ngoại Âu Châu lên đường đi Libya từ sáng 22-07. Trong một thông cáo, Ủy Ban Âu Châu hy vọng với 8 năm tù quá đủ khổ sở đối với các y tá Bảo Gia Lợi, họ cần được giải quyết trong tinh thần nhân đạo. Về phía Bảo Gia Lợi, Ngoại trưởng Ivailo Kalfin bày tỏ tại Brusells hy vọng phía Libya có đủ thiện chí giải quyết vấn đề nhân đạo. 5 y tá Bảo gia Lợi và bác sĩ Palestine bị tòa án Libya kết án tử hình về tội làm lây nhiễm sida cho 400 em bé, 56 đã chết. Họ đã phản cung trước tòa là vô tội và bị tra tấn buộc phải nhận tội.

 

L'UE et La France plaident en Libye la libération des infirmières bulgares

* Bà Benita Ferrero-Waldner, Ủy viên đối ngoại UBÂu Châu.

 

=END=

 

**********************************

 
 
 
Home Page
 
 
 
Tài Liệu
 
Tài liệu
Tài liệu Lưu trữ
Tin tức Lưu trữ
Nguyễn Quang Duy