banner
 
Home Page
vanhoc

 
Home
 
Saigon Bao.com
Saigon Bao 2.com
 
Liên Lạc - Contact
 
Liên Lạc - Contact
 
 
 
Tài Liệu
 
Tài liệu
Tài liệu Lưu trữ
Tin tức Lưu trữ
Nguyễn Quang Duy
 
Cần Thiết
 
Directory
 
Phụ Trang
 
Mobile Version
BaoThoiSu.com
BaoPhongSu.com
BaoTuDo.com
 
Disclaimer
SaigonBao.com
1999-2021 All rights reserved
 
 
 
Diem Bao industry lifestyle
 
 
 
 
 
 
Trang Nhà -Tài liệu Dân chủ - Lưu trữ 2007 -Tài liệu Lưu trữ
 
 

VIETNAM NEWS NETWORK (VNN)

P.O. Box 661162

Sacramento, CA 95866

Phone & Fax: 916-480-2724

Email: vnn@vnn-news.com

Website: www.vnn-news.com

 

**********************************
Bài Vở Hàng Ngày

Ngày 10 Tháng 08 Năm 2007

**********************************

 

1- Bình Luận Việt Nam

- Nguyễn Tấn Dũng - Một Con Rối Trong Tay Nhóm Công An Nghệ Tĩnh

Lý Ðại Nguyên

 

2- Thời Sự Việt Nam

- Cấm nhà máy điện đình công, cấm cả... công ty du lịch

UBBV

3- Diễn Ðàn Hải Ngoại

- Trí thức bạc nhược, dân tộc đau thương

Khánh Hưng

 

4- Tạp Chí Á Châu

- Ðiểm Qua Về Về Hai Cuộc Bầu Cử Quốc Hội Của 2 Nước Nhật Và Bắc Hàn

Minh Dũng

 

5- Tham Khảo

- Chính quyền của các chính đảng trong tiến trình hoà hợp và hội nhập

Nguyễn Học Tập

6- Ðời Sống Quanh Ta

- Câu Chuyện Thầy Lang: Chất Phụ Gia Thực Phẩm

Nguyễn Ý-Ðức

7- Tin Tức Di Trú

- Duy Trì Quy Chế Thẻ Xanh Trong Thời Gian Xuất Ngoại

8- Giới Thiệu Sách Mới

- Tạp Ghi 'Ấm Lạnh Quê Người': Huy Phương Bỡn Cợt Xót Xa...

Phan Tấn Hải

9- Truyện Hay Ngoại Quốc

- Bảy Ðồng Xu

Móricz Zsigmond

 

**********************************

 

1- Bình Luận Việt Nam

 

- Nguyễn Tấn Dũng - Một Con Rối Trong Tay Nhóm Công An Nghệ Tĩnh

 

Lý Ðại Nguyên

 (VNN)

 

Cả thiên hạ đều biết trước, thứ Quốc Hội "đảng cử dân bầu" thì thành phần cầm đầu các cơ quan Quốc Hội, Nhà Nước, Chính Phủ, Tòa Án, tiếng là do Quốc Hội biểu quyết chấp thuận, nhưng chỉ là chấp thuận theo chỉ thị của đảng cho phải phép mà thôi. Thế nên không lấy làm lạ những nhân vật được đề cử đều được thông qua một cách suôn sẻ. Ðiều đáng suy nghĩ là, trước đó dư luận cho rằng: Nguyễn Tấn Dũng muốn bỏ chức Phó Thủ Tướng Thường Trực để cho 5 phó thủ tướng phụ trách từng Khối Chuyên Biệt. Ðược vậy thì Nguyễn Tấn Dũng sẽ là một thủ tướng mạnh có thực quyền. Thế rồi cuối cùng Dũng vẫn phải để Nguyễn Sinh Hùng, ủy viên Bộ Chính Trị (BCT), người Nghệ An, miền Trung, cháu của Hồ Chí Minh vào vị trí Phó Thủ Tướng Thường Trực. Phạm Gia Khiêm, ủy viên BCT, người miền Bắc làm Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao. Trương Vĩnh Trọng, ủy viên BCT, người miền Nam làm Phó Thủ Tướng đặc trách Chống Tham Nhũng. Như thế là vẫn giữ quân bình quyền thế giữa 3 miền đất nước. Chỉ thêm vào 2 Phó Thủ Tướng mới và trẻ, từng du học tại Âu Mỹ, thông thạo tiếng Anh là 2 ủy viên Trung Ương: Nguyễn Thiện Nhân, người miền Nam, kiêm Bộ Trưởng Giáo Dục và Hoàng Trung Hải, có lẽ sẽ coi về Kinh Tế, nhằm làm duyên để chào hàng với thế giới.

Chưa lúc nào, chế độ "Công An Trị" lại được hợp pháp hóa tại Việt Nam một cách lộ liễu như hiện nay. Mà hệ thống Công An Việt Cộng từ trung ương xuống tới địa phương, đều đang nằm gọn trong tay nhóm người Nghệ Tĩnh, quê hương Hồ Chí Minh. Cho nên mới nói Nguyễn Tấn Dũng chỉ là con rối trong tay nhóm công an Nghệ Tĩnh. Mặc dù Nguyễn Tấn Dũng cũng thuộc ngành công an và Lê Hồng Anh là bộ trưởng, vì họ cùng là người miền Nam, nên thực lực vẫn nằm trong tay thứ trưởng thường trực Nguyễn Khánh Toàn, người Nghệ An. Chính nhờ vậy mà viên trung tướng thứ trưởng công an, coi ngành cảnh sát là Trương Hòa Bình, người Nghệ An đã được quốc hội bù nhìn bầu vào chức Chánh Án Tòa Án Nhân Dân Tối Cao. Tức là cả Hành Pháp, Tư Pháp đều do công an Nghệ Tĩnh cai trị. Nhất là Lê Doãn Hợp, ủy viên trung ương cũng là một người Nghệ An nữa, đã được bổ nhiệm vào chức Bộ Trưởng Thông Tin Truyền Thông. Hắn đưa ra chủ trương, buộc tất cả Báo Giới Việt Nam phải đi đúng lề đường bên phải, để hắn ta sẽ cố gắng tạo ra lề đường bên phải rộng hơn, thoáng hơn cho báo chí đi. Nghĩa là công an Nghệ Tĩnh vừa làm Cảnh Sát, vừa làm Quan Tòa, vừa làm Nhà Báo.

Thế là từ nay công an tha hồ mạnh tay: Xiết Báo Chí; Che Tham Nhũng; Lừa Dân Oan; Diệt Dân Chủ; Phản Dân Tộc; Gạt Hoa Kỳ, rồi nắm trọn chính quyền đè đầu đảng. Dù trước đó, Nông Ðức Mạnh, tổng bí thư, cố hô hào giữ vững và mở rộng trận địa tư tưởng của đảng, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chết tiệt, và Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nước, tuyên bố quyết xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, ảo tưởng. Nhưng cả 2 đều không có thực lực; bởi vậy, nhóm công an Nghệ Tĩnh được sự đỡ đầu của 2 tên MA già - Ðỗ Mười và Lê Ðức Anh -, đằng sau còn có bàn tay thâm hiểm của Trung Cộng nhúng vào, khiến cho tình thế chính trị Việt Nam mỗi lúc một thêm tối tăm, tồi tàn, ác liệt. Chính vì vậy, mà nhóm Nghệ Tĩnh cả năm nay, đã tận dụng mọi cơ hội để bắt toàn đảng, toàn quân, toàn dân thường xuyên phải ra sức học tập Tư Tưởng Nô Lệ, Ðạo Ðức Dâm Loạn, Gương Xấu Gian Tà của Hồ Chí Minh, người đã trao vào tay bọn công an "thanh kiếm vàng" để mặc sức giết hại dân, quân ở thời bình.

Thêm vào đó, Nguyễn Tấn Dũng, vì nuôi tham vọng độc tài, nên vừa khi được đảng trao cho chức thủ tướng, đã xuống tay bịt miệng báo chí. Ngày 29/11/2006, ban hành chỉ thị số 37/CP, quyết ngăn cản không cho Tư Nhân Hóa báo chí. Theo lệnh này: "Bộ Văn Hóa - Thông Tin có trách nhiệm phối hợp với Ban Tư Tưởng - Văn Hóa Trung Ương, Hội Nhà Báo nước Việt Nam và các cơ quan liên hệ, triển khai thực hiện nghiêm túc kết luận của Bộ Chính Trị, hướng dẫn các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan chủ quản báo chí và các cơ quan báo chí thực hiện Thông báo số 162-TB/TƯ ngày 01/12/2004 của Bộ Chính Trị". Như vậy, có nghĩa là đảng vẫn nắm trọn Truyền Thông Báo Chí trong tay, và mỗi lúc mỗi xiết chặt những người viết báo thêm. Ðể bao che tham nhũng, gần 2 tháng nay, trước khi đưa vụ tham nhũng quốc tế PMU-18 ra tòa, công an đã kêu lên thẩm vấn nhiều ký gỉa có tiếng của các báo lớn, phát hành nhiều như: Tờ Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Lao Ðộng, Tiền Phong, Công An Nhân Dân, An Ninh Thủ Ðô, Công An TP HCM, nhằm bịt miệng báo giới của đảng, để cắt bỏ tội Tham Nhũng, chỉ giữ lại 2 tội danh Ðánh Bạc và Hối Lộ, giúp cho thủ phạm chính là Bùi Tiến Dũng dễ dàng nhận bản án 13 năm tù, tránh cho nhà nước Việt Cộng khỏi bị Ngân Hàng Thế Giới lên án. Rồi được chủ tịch WB, người Mỹ, Robert Zoellick ca tụng là đáng làm gương cho các nước khác. Nhưng một màn hài kịch đã diễn ra tại phiên tòa án Việt Cộng. Các luật sư biện hộ cho Bùi Tiến Dũng, quyết phủ nhận tội Hối Lộ của bị cáo, vì bên Công Tố không đưa ra được Kẻ Nhận Hối Lộ. Công Tố cứng họng, vì nếu đưa kẻ nhận hối lộ ra trình tòa là phải lôi tên tuổi các quan lớn ngành Công An và Tòa Án ra trước công luận. Chánh Án bèn giới hạn quyền biện hộ của Luật Sư. Luật Sư giũ áo bước ra khỏi tòa. Ðúng là một phiên tòa "bịt miệng luật sư", gần giống phiên tòa "bịt miệng nghi can" trong vụ xử Lm Nguyễn Văn Lý.

Xem ra Nguyễn Tấn Dũng còn thua xa Nguyễn Văn Linh. Khi Nguyễn Văn Linh trong chức tổng bí thư, mở đầu cuộc "đổi mới" giữa thời tranh tối tranh sáng, bị phe bảo thủ đánh phá, đã dám cởi trói cho báo giới, dùng báo chí để giương danh lập thế. Lấy bút hiệu là NVL để công bố những khuyết tật của chế độ và nhu cầu phải đổi mới kinh tế. Nay Việt Nam đã chính thức trở thành hội viên của WTO, do đòi hỏi của cuộc hội nhập với thế giới, và nhu cầu phát triển của quốc dân, Nguyễn Tấn Dũng đã có cơ hội bằng vàng để cởi trói báo giới truyền thông, tư hữu hóa báo chí, tư doanh hóa kinh tế, tự do hóa xã hội, công nhận quyền tư hữu của mỗi công dân, giải quyết dứt điểm cảnh Dân Oan Khiếu Kiện, dựa vào dư luận đồng thuận của quốc dân, sự trợ giúp của quốc tế để dân chủ hóa chế độ, phát triển quốc gia và chủ quyền dân tộc. Nếu Nguyễn Tấn Dũng cứ ngoan ngoãn trao quyền cho nhóm Công An Nghệ Tĩnh, nhằm xiết Báo Chí, che Tham Nhũng, lừa Dân Oan, diệt Dân Chủ, phản Dân Tộc và gạt Hoa Kỳ thì chắc chắn Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa kỳ sẽ đi đến việc thông qua dự luật Nhân Quyền Việt Nam 2007, HR 3069. để Hành Pháp Mỹ căn cứ vào đó làm áp lực buộc Việt Cộng phải mau chóng Dân Chủ Hóa chế độ, nếu không thì các nhà đầu tư Mỹ và quốc tế sẽ rút khỏi Việt Nam, đó là một đại họa, chẳng ai muốn nó xẩy ra.  

 

=END=

 

2- Thời Sự Việt Nam

 

- Cấm nhà máy điện đình công, cấm cả... công ty du lịch

 

UBBV

Nếu lấy lý do an ninh quốc gia để cấm quân lính đình công thì nhiều người chấp nhận được. Nếu lấy cớ "thiết yếu trong nền kinh tế quốc dân" để cấm nhà máy điện, nước, xăng đình công thì cần phải giải thích, vì tuy các thứ này quan trọng đối với kinh tế và xã hội, nhưng ở các quốc gia tôn trọng quyền của người lao động thì vẫn được đình công. Chỉ trong trường hợp hiếm có, như đang là thời chiến, thì dân mới chấp nhận mất quyền này.
Việt Nam không đang trong thời chiến, vậy lấy cớ "thiết yếu" này để cấm cả công ty thủy lợi, công ty môi trường, và ngay cả công ty du lịch, đình công, thì lý do thực sự là gì?

 

Cớ: "Công ích" và "thiết yếu"

Ngày 27/7/07 vừa qua, khi liệt kê danh sách những kỹ nghệ và doanh nghiệp cấm đình công, Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng bổ nhiệm bởi Ðảng CSVN, đã chỉ nói ra cái cớ, mà không thể nói lý do thật.

Lời mở đầu của Nghị Ðịnh số 122/2007/NÐ-CP là để bị cấm đình công, kỹ nghệ hoặc doanh nghiệp phải là "công ích", và "có vai trò thiết yếu trong nền kinh tế quốc dân".
Trong danh sách này có các công ty VietSoPetro, và công ty sản xuất khí đốt. Có lẽ nhà nước Hà Nội cho rằng xăng và khí đốt thì quan trọng lắm đối với kinh tế, phải cấm đình công dù chỉ một vài ngày.

Trong danh sách cũng có các nhà ga xe lửa, các "Công ty Viễn thông liên tỉnh", "Cục Bưu điện Trung ương". Có lẽ Việt Nam khác với các nước tự do - ở VN chỉ đình công xe lửa một ngày, không chuyển thư một ngày, là kinh tế quốc dân có nguy cơ suy sụp.
Nhưng danh sách cũng có nhiều "công ty khai thác công trình thủy lợi", "công ty thoát nước", và dịch vụ môi trường, như "Công ty TNHH môi trường đô thị", hoặc dịch vụ quản lý nhà cửa, như "Xí nghiệp Quản lý nhà". Quản lý nhà thì "thiết yếu" ra sao đến nỗi phải cấm đình công?

Và còn "Công ty Phát hành báo chí Trung ương", phải chăng ngừng phát hành báo chí vài tuần thì kinh tế sụp đổ?

 

Lý do thật sự: Ðảng vơ vét tối đa

Cái nói rõ nhất về tính vô lý, và làm lộ ra lý do thực sự của Ðảng CSVN, là danh sách này có cả "Công ty Công trình công cộng và Dịch vụ du lịch". Ngành du lịch vừa "công ích" vừa "thiết yếu" đối với kinh tế!

"Công ích" và "thiết yếu" chỉ là cái cớ vô nghĩa mà kẻ mạnh dùng để bóc lột sức lao động người yếu.

Lý do thật, lý do đơn giản, là Ðảng CSVN muốn ăn lời tối đa.

Nhìn danh sách trong nghị định này, ta thấy rằng tất cả các kỹ nghệ và doanh nghiệp trong danh sách đều do Ðảng CSVN trực tiếp hoặc gián tiếp làm chủ. Tất cả đều kiếm tiền cho Ðảng CSVN và các quan chức nhà nước.

Ðể ăn lời tối đa, Ðảng CS đã bắt nhân công của họ làm việc dài giờ, cực nhọc, lương đói khát, không bồi thường khi bị tai nạn lao động. Và nay thì cấm đình công.
Như một số người lao động trong nước đã thông tin cho Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Ðộng Việt Nam (UBBV), họ phải làm 10-12 tiếng một ngày, mà chỉ được trả lương 8 tiếng.

 

Ðảng CS khác thực dân Tây?

Một lý cớ mà Ðảng CS đưa ra để chống lại trào lưu đòi dân quyền, là dân chủ theo kiểu Tây phương thì sẽ tự do quá trớn.

Không không, vì tổ quốc, Ðảng phải lãnh đạo nhân dân, Ðảng phải cấm người lao động đừng đình công quá trớn, có hại cho kinh tế quốc dân và mất ổn định xã hội. Thực ra, mọi cuộc đình công đều là quá trớn, vì vai trò của công đoàn nhà nước là ngăn chặn đình công.

Ngày xưa, thực dân Tây có đồn điền cao su. Ngày nay, Ðảng CS, Nhà nước của họ, công an của họ, và quân đội của họ, có Vietnam Airlines, có công ty điện thoại, có công ty dầu

hoả, có hệ thống đường sắt, có công ty phát hành báo chí, v.v.,..

... và có công ty thủy lợi, có công ty thông tin điện tử hàng hải, có bưu điện, có công ty nước, có công ty điện, có công ty môi trường đô thị, v.v.,..

... và có công ty quản lý nhà đất, có công ty giao thông công chánh, có công ty phát triển nông nghiệp, có công ty du lịch, v.v.,..

Ðảng CSVN tham lam hơn, ác hơn, đô hộ cay nghiệt hơn.

Ðảng CSVN bóc lột hơn thực dân Tây.

 

UBBV - 05/8/07 (baovelaodong.com)

 

 

=END=

 

3- Diễn Ðàn Hải Ngoại

 

- Trí thức bạc nhược, dân tộc đau thương

 

Khánh Hưng

 

(Gởi Tặng Ban chủ nhiệm Việt Weekly và những người thứ ba...)

Dân tộc Việt Nam đã phải trả giá vì sự bạc nhược của giới trí thức.

Nhiều người và dư luận cho rằng ông Lê Vũ, Etcetera của Việt Weekly, hay tác giả Nguyễn Hữu Liêm ở San Jose... là cộng sản, là thân cộng.

Tôi không tin điều đó. Tôi cho rằng, ông Liêm, Vũ, Etcetera... chưa bao giờ và không thể là cộng sản.

Nhưng tôi biết một điều chắc chắn, các vị này, dù vô tình hay cố ý, đã gián tiếp tạo ra những cơ hội tốt cho cộng sản qua những hành động và quan điểm không nhất quán, thiếu rõ ràng.

Cũng như quí vị, tôi cũng hết sức ủng hộ ý tưởng, một Việt Nam phát triển trong ổn định và hoà bình sẽ vạn lần tốt hơn sự xáo trộn. Tôi vẫn muốn tin rằng, Ðảng Cộng sản Việt Nam sẽ tự điều chỉnh để dẫn dắt đất nuớc đi tới dân chủ và thịnh vượng. Nhưng ước mơ và niềm tin này hoàn toàn không có cơ sở thực tế.

Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam là lịch sử của sự lừa dối, mị dân, và những đợt thanh trừng đẫm máu. Trong lịch sử đó, thành phần thứ ba đã gián tiếp tạo ra những thuận lợi và cơ hội cho Ðảng cộng sản. Lặp đi lặp lại nhiều lần trong thế kỷ qua, Ðảng cộng sản Việt Nam đã sử dụng lực lượng thứ ba như một công cụ cho chính sách mị dân nhằm lừa gạt nhân dân, dân tộc, và dư luận.

Những năm đầu thập niên 1940, các nhân sĩ của các Ðảng phái, tôn giáo, tổ chức xã hội,... đã nhiệt tình và tràn đầy phấn khởi gia nhập mặt trận Việt Minh chống pháp, đuổi Nhật để dành lấy độc lập cho dân tộc. Ngô Ðình Diệm, giám mục Lê Hữu Từ, Huỳnh Thúc Kháng, và những nhân sĩ, chí sĩ lỗi lạc nhất lúc bấy giờ, đều đứng trong hàng ngũ Việt Minh.

Nhưng chỉ vài tháng sau khi Cách Mạng Tháng Tám thành công, nhiều người đã nhận ra bản chất gian dối của đảng cộng sản; và đã tìm cách thoát ra. Một số ngả theo cộng sản, và phần còn lại đã bị thanh trừng.

Vụ thanh trừng tàn bạo và nổi tiếng nhất vào thời điểm này là sự tiêu diệt Quốc dân Ðảng. Quốc Dân Ðảng, mà cái chết huy hoàng của lãnh tụ Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí của ông tại Pháp trường Yên Bái là dấu mốc đầu tiên, là sự khẳng định mạnh mẽ nhất của cuộc đấu tranh chống chế độ thực dân Pháp, dành độc lập dân tộc. Thế nhưng, Ðảng cộng sản Việt Nam đã ra tay không một chút do dự. Hàng ngàn chiến sĩ quốc dân Ðảng đã không chết dưới lưỡi gươm của người Pháp, nhưng đã chết dưới bàn tay của các "đồng chí" cộng sản!

Một nhóm nhân sĩ khác đã nằm trong sổ đoạn trường có tên là "Nhân văn giai phẩm", mà đến hôm nay, hơn một nửa thế kỷ, di hoạ vẫn còn tồn tại nghiệt ngã tới hàng trăm số phận của những tài hoa ưu tú của dân tộc.

Năm 1946, Hồ Chí Minh đến dự Hội nghị Fontainebleau tại Pháp. Cũng với chiêu bài "độc lập dân tộc", hàng loạt trí thức lỗi lạc nhất của Việt Nam thời ấy đã theo Hồ Chí Minh về nước. Trong số những nhân vật nổi tiếng của nhóm người trở về, Triết gia Trần Ðức Thảo là một bi kịch điển hình của trí thức Việt Nam dưới bàn tay cộng sản. Những năm đầu về nước, Trần Ðức Thảo đã mãi mê xây dựng nền triết học "cách mạng nhân dân". Ông đã từng có nhiều bài lý luận sắc sảo và đanh thép lên án "Chủ nghĩa xét lại", lên án "Nhân văn giai phẩm", bảo vệ đường lối cách mạng vũ lực. Thế nhưng lý tưởng về một chủ nghĩa cộng sản khoa học của Trần Ðức Thảo là một màn hài hước phạm thượng dưới quan điểm chính thống của Ðảng. Tinh thần trí thức và khái niệm sáng tạo là xa xỉ phẩm nhuốm màu tư sản, đi ngược lại lý tưởng vô sản chuyên chính của tập đoàn Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ. Do đó, nhà trí thức lỗi lạc Việt Nam trong thể kỷ 20, vì thiếu bản năng phục vụ thuần túy chế độ, đã bị giam lỏng trong gần 30 năm. Chỉ đến những năm cuối của cuộc đời, và với sự can thiệp của một trong những nhân vật hàng đầu của Ðảng Cộng sản Việt Nam, nguyên thủ tướng Phạm Văn Ðồng, Trần Ðức Thảo mới được Ðảng cho phép trở lại nước Pháp, nơi mà ông đã bỏ đi 40 năm trước!

Dù đã bao nhiêu bài học nhãn tiền, một nhóm những trí thức Việt Nam vẫn là "những con nai vàng ngơ ngác" trước tay săn cáo già cộng sản. Những năm trước 1975, hàng loạt các giáo sư, nhạc sĩ, văn sĩ, và cả các tu sĩ khả kính đã quyết liệt - hăng hái xuống đường kêu gọi chống lại chính quyền miền Nam, một chính quyền đã cho họ cái quyền được tự do xuống đường và hô đả đảo mà không bị hỏi cung hoặc bỏ tù.

Thế nhưng, khi chế độ cộng sản được thiết lập, thì cả cái quyền đơn giản nhất, là quyền được bày tỏ quan điểm, ý nghĩ của mình, thậm chí sáng tác nghệ thuật cũng bị tước đoạt. Lúc này, một số những người hô hào đấu tranh mạnh mẽ nhất của miền Nam như Thích Nhất Hạnh, Nguyễn Văn Giai... đã bỏ chạy theo "kẻ xâm lược - ngoại bang". Một số trở thành tay sai cho bộ máy chuyên chế như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Lý Quí Chung, Nguyễn Chánh Trung,... Một số khác như thượng toạ Thích Trí Quang, Trịnh Công Sơn... thì đắp mền nhắm mắt, ẩn dật trong những hang động riêng của mình để tránh phiền toái: "Còn hai con mắt một con khóc đời,... con mắt còn lại là con mắt ai..." (Nhạc Trịnh Công Sơn sau 1975).

Vài người trong số họ như Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Tiêu Dao Bảo Cự,..., phải chờ đến vài chục năm sau, mới lấy lại được chút chí khí sắp tàn, kêu lên vài tiếng yếu ớt trước thảm cảnh của đất nước.

Một trong những gương mặt trí thức miền Nam điển hình nhất trong số những người đã góp phần làm nên thảm họa cộng sản là Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, nguyên Chủ tịch Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Ông vốn sinh ra và lớn lên trong một gia đình tư sản trí thức Thiên Chúa Giáo Nam bộ, du học Pháp từ thuở thiếu thời, và trở thành một trong những luật sư danh tiếng, được trọng dụng dưới các chế độ Miền Nam. Thế nhưng ông đã từ bỏ tất cả vinh quang để đi theo tiếng gọi "Giải phóng dân tộc". Kết quả là không những dân tộc không được giải phóng, mà chính bản thân ông trở thành một tù nhân không mang số trong suốt hơn 20 năm, từ ngày "cách mạng thành công" cho đến khi qua đời. Sau năm 1975, vị đứng đầu chính phủ Mặt trận Miền Nam không một lần được phép trò chuyện với bất cứ ai mà không có sự giám sát của lực lượng an ninh.

Nhưng, những bài học ấy chưa đủ để thức tỉnh những kẻ... mộng du!

Thử nhìn kỹ lại nhận định của một số người, rằng: Dù sao, xã hội Việt Nam dưới chính quyền cộng sản hiện nay đang ổn định hoà bình và nền kinh tế đang từng bước phát triển?

Có phải đó là thông tin mà quí vị đã đọc được trên trang nhất của 600 tờ báo trong nước?

Sự thực hoàn toàn khác. Hãy để những con số nói lên sự thật.

Một nền kinh tế phát triển mà thu nhập bình quân trên đầu người chưa đầy 2 dollars/ngày. Như chúng ta biết từ báo chí trong nước, mức lương trung bình của một công nhân làm việc tại khu vực Biên Hoà, Bình Dương là 750.000 VND, tức là 45 USD/tháng. Trong lúc đó, một tô phở trung bình tại khu vực này là 15.000 VND. Như vậy, làm sao quí vị có thể kết luật là xã hội ổn định và kinh tế phát triển khi mà thu nhập trung bình của mỗi người dân Việt Nam chỉ đủ để ăn mỗi ngày một tô phở?

Còn nhiều con số và sự kiện đau lòng và nghiệt ngã hơn. Chưa ai thống kê đầy đủ số lượng phụ nữ Việt Nam đi lấy chồng, mà chính xác là đi làm nô lệ tình dục và lao động cho các ông Ðài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, và cả Trung Quốc vốn không lấy được vợ tại chính quốc. Nhưng theo báo chí trong nước, chỉ riêng lãnh thổ Ðài Loan, mỗi năm đã tiếp nhận khoảng 3,500 các cô gái Việt Nam, mà đa số ở lứa tuổi 20. Hàng chục ngàn phụ nữ khác, thậm chí dưới tuổi vị thành niên, đang phải hành nghề phục vụ tình dục tại Campuchia, Thai Lan, Malaysia... Ngày nay, những câu chuyện rao bán phụ nữ Việt Nam công khai đã trở nên quen thuộc.

Và thế giới cũng không còn xa lạ với những câu chuyện về những người lao động Việt Nam phải nhảy xuống biển tận Phi Châu, Ả Rập,... để trốn khỏi tình trạng làm việc quá khắc nghiệt và sự đối xử tàn bạo của các chủ lao động người nước ngoài. Theo số liệu của chính thức của chính phủ Việt Nam, hàng năm, có khoảng 160 đến 200 ngàn công nhân Việt khoẻ mạnh được đưa đi lao động theo các hình thức nói trên.

Nếu xã hội Việt Nam đang ổn định, hoà bình và thịnh vượng như diễn tả trên các phương tiện truyền thông của chính quyền, thì làm sao có những chuyện đau thương như đã kể, làm sao có chuyện những cô gái Việt Nam 20 tuổi, chỉ để đổi lấy vài trăm đô la cho gia đình, đã phải chấp nhận lấy những người tật nguyền, lớn hơn mình gần gấp ba số tuổi? Nếu nền kinh tế Việt Nam đang phát triển thì làm sao có hàng trăm ngàn thanh niên chấp nhận đánh đổi tuổi thanh xuân, sức khoẻ, gia đình để làm những nô lệ kiểu thời trung cổ chỉ vì vài trăm đô la một tháng?

Những số liệu đó có giúp quí vị nhận ra sự thật không?

Quí vị thật sự tin rằng, chính quyền cộng sản thật tâm muốn xây dựng nền dân chủ và chống tham nhũng?

Tôi cũng muốn tin như vậy, và có thể có một vài cá nhân trong Ðảng cộng sản muốn làm như vậy. Nhưng những ước muốn này, cũng như dự án về thiên đường chủ nghĩa cộng sản nói chung, không có cơ sở thực tế. Mong muốn này không thể thành hiện thực vì nó mâu thuẫn ngay với bản chất và cơ cấu của xã hội cộng sản.

Hãy lấy những sự kiện gần đây làm ví dụ. Trước Ðại hội Ðảng lần thứ X vừa rồi, dường như có một sự cổ xuý cho phong trào góp ý với Ðảng. Các trí thức trong - ngoài nước hớn hở lên báo, diễn đàn tranh luận. Trong nước có tờ báo cao hứng còn đưa ý kiến đề xuất xem lại điều 4 hiến pháp. Thế nhưng... BOOM! Như quả bong bóng nước. Ðại hội Ðảng bế mạc cũng là lúc Ðảng cộng sản cho bế mạc vở hài kịch "Góp ý". Uỷ viên bộ chính trị, bộ trưởng bộ công an thay mặt bộ chính trị lên tiếng chính thức chỉnh huấn báo chí và đe doạ các hình thức kỷ luật.

Tiếng nổ của quả bong bóng "Góp ý Ðại hội Ðảng" chưa tan thì tiếp đến là quả lừa "Ðại biểu nhân dân ngoài Ðảng". Báo chí tung hô, nhiều người hy vọng là nếu không được "đứng trong hàng ngũ của Ðảng" thì ít ra cũng được cái ghế đại biểu nhân dân để đưa ra vài ý kiến "phản biện". Một số vị cao hứng ghi ngay tên mình trong danh sách tự ứng cử. Oái ăm thay, hầu hết những nhân vật mà dư luận kỳ vọng nhất đã vội vàng tuyên bố rút lui với những lý do rất đáng ngờ. Rồi khi cái vở kịch bầu bán quốc hội kết thúc, người ta chợt nhận ra là kết quả còn tệ hơn cả nhiệm kỳ trước! Nghĩa là, tỉ lệ đại biểu ngoài Ðảng không những không thêm chút nào mà còn thấp hơn lần trước!

Cũng trong thời gian này, cùng lúc với việc tuyên bố thừa nhận vài khuyết điểm trong vụ Nhân Văn Gian Phẩm và Cải cách ruộng Ðất đẫm máu, lực lượng an ninh đã tổ chức một chiến dịch đàn áp tàn khốc khắp cả nước, bịt miệng tất cả các tiếng nói dân chủ, khởi tố hàng loạt những con người có lòng trăn trở với đất nước, và tàn bạo nhất là tra vấn, đe doạ và hành hạ hàng ngàn người trong cả nước.

Với những việc như vậy, quý vị tin là Ðảng Cộng Sản Việt Nam thực tâm muốn tiến tới dân chủ?

Nếu ai đó có một niềm tin nhỏ nhoi nhất là Ðảng cộng sản đang nỗ lực để làm trong sạch đội ngũ thì có lẽ đó là những người ngây thơ nhất trên hành tinh này. Trong giai đoạn đầu, có thể người ta theo cộng sản vì một lý tưởng mơ hồ nào đó. Nhưng ngày nay, không ai có thể nghi ngờ về bản chất giả dối của lý tưởng cộng sản. Ngày nay, nếu không vì để có cơ hội vơ vét của cải vật chất, thì người ta đi theo cộng sản vì cái gì. Khái niệm đạo đức, trách nhiệm, và lương tri theo đúng nghĩa của nó không hề có trong tự điển của những người cộng sản. Mục đích cao nhất và tuyệt đối của giới cầm quyền hiện nay là vơ vét càng nhiều nếu có thể. Chống tham nhũng thật sự có nghĩa là chống lại chủ đích và ý chí của giới cầm quyền. Vì vậy, chống tham nhũng trên thực tế, chỉ là một chính sách tuyên truyền thuần tuý, không có thực chất.

Nhìn lại những vụ án nổi đình đám trong mấy năm gần đây, quí vị sẽ thấy rỏ chuyện chống tham nhũng là một vở kịch bịp bợm một cách trắng trợn dưới quyền tổng đạo diển của Ðảng cộng sản Việt Nam. Trong vụ án Năm Cam, những kẻ thất nghiệp kiếm sống bằng nghề gác cửa bị xử phạt 15 năm tù, hai nhà báo với tội danh vốn chỉ thỉnh thoảng ăn nhậu với Năm Cam thì bị phạt tù hàng chục năm. Trong lúc đó, những kẻ khai sinh và bảo kê cho Năm Cam, những kẻ quyền lực nhất và chịu trách nhiệm chính trong vụ án, gồm các quan chức công an hàng đầu của thành phố Hồ Chí Minh và trung ương chỉ ở tù vài năm một cách tượng trưng. Trong các vụ án đánh tráo đồng hồ điện xảy ra tại công ty Ðiện lực thành phố Hồ Chí Minh và vụ mua bán hạn ngạch (quota) dệt may tại Bộ thương mại, các tổ chức Mafia mới gồm lãnh đạo chính quyền cùng với các tội phạm kinh tế đã gây thiệt hại lên tới hàng trăm tỉ đồng, gây ảnh hưởng tới hàng trăm đơn vị kinh tế và hàng vạn số phận con người. Thế nhưng, dù báo chí đã cung cấp các cứ liệu căn bản và dư luận vô cùng bức xúc, cuối cùng, các vụ án đã giảm nhẹ đến mức tưởng như không có gì. Kiểu chống tham nhũng "đầu voi đuôi chuột" như vậy diễn ra một cách có hệ thống, không có ngoại lệ, từ vụ Dầu khí, Hồ Trị An, Cục dự trữ Quốc gia, đến các vụ chạy án tại cơ quan kiểm sát và toà án các cấp... đều có vẻ xôm xang trong thời gian đầu, sau đó thì như "bát nước nóng nguội dần". Vụ "Ðánh bạc triệu đô" mới đây nhất là một điển hình của trò hề chống tham nhũng. Quý vị còn nhớ là báo chí trong nước đã tỏ ra sôi động thế nào khi lên án tập đoàn tội phạm tại Bộ giao thông vận tải, mà điển hình là một tổng giám đốc dám đặt cược bóng đá mỗi lần bằng một khoản thu nhập của 20 ngàn công nhân trong một tháng! Vài tờ báo đã công bố tài liệu cho biết giá cả bằng tiền dollar của những chức vụ uỷ viên trung ương Ðảng, thứ trưởng, bộ trưởng...

Ðã có lúc, dư luận tưởng như người ta đang chống tham nhũng thật qua vụ án PMU 18 này. Thế rồi, lại BOOM! Trưởng ban chuyên án, kẻ khá mạnh miệng trên báo chí nhận quyết định nghỉ hưu, các nhà báo chuyên theo dõi vụ án được cơ quan An ninh điều tra mời làm việc, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin Ngân hàng thế giới công nhận không có dấu hiệu tham ô trong các dự án viện trợ, thứ trưởng Bộ giao thông vận tài, kẻ bảo kê cho tội phạm chính được tại ngoại. Cuối cùng, lúc này, khi phiên toà được tổ chức, thì "Dũng tồng không còn là con bạc triệu đô", "chưa có chuyện hối lộ", "chưa có bằng chứng về cố ý làm trái". Luật sư phản ứng hội đồng xét xử... Màn kịch rất hay và rất điệu nghệ!

Thế giới ngày nay, đã không còn nghi ngờ gì về thảm hoạ mà chủ nghĩa cộng sản đã mang đến cho nhân loại. Quốc hội châu Âu, bao gồm cả các quốc gia cộng sản Ðông Âu cũ, đã có nghị quyết mính xác Chủ nghĩa cộng sản là thảm hoạ của nhân loại. Mới đây Hoa Kỳ cũng đã khánh thành công trình cùng tên như vậy. Ngay cả nước Nga, cha đẻ của chủ nghĩa cộng sản thực hành, cũng đã bãi bỏ lễ kỷ niệm Cách Mạng Tháng Mười.

Vậy quí vị tin cộng sản Việt Nam là một ngoại lệ chăng? Niềm hy vọng này, cũng giống như một anh nông dân nào đó, hy vọng rằng, một ngày kia, một bụi lúa sẽ được mọc lên từ một củ khoai lang!

Tôi không nghi ngờ lòng yêu nước chân chính của nhiều người trong thành phần thứ ba. Nhưng tôi cũng không nghi ngờ là thái độ nửa vời của quí vị trong quan điểm và hành động đã góp phần tạo nên thảm hoạ cộng sản, một thảm hoạ lớn nhất trong lịch sử Việt Nam mà di hại của nó sẽ còn tồn tại tới nhiều thế hệ nữa. Tôi nhớ trong một bài ca dao của người Nga có kể về việc Chúa đã trừng phạt, khiến tên kiếm sĩ giết thuê phải đứng như trời trồng muôn đời, để hứng chịu tất cả những khắc nghiệt của thế gian. Hình phạt rõ ràng, vì sự đồng lõa, dù vô tình hay cố ý, là một tội ác không kém kẻ chủ mưu. Bài ca dao này có đoạn:

"Không được tuân theo lệnh bất lương,

không được nấp sau lương tâm kẻ khác..."

 

=END=

 

4- Tạp Chí Á Châu

- Ðiểm Qua Về Về Hai Cuộc Bầu Cử Quốc Hội Của 2 Nước Nhật Và Bắc Hàn

 

Minh Dũng

 (VNN)

 

Chủ nhật, ngày 29 tháng 7 vừa qua, người dân Nhật đã xử dụng quyền công dân của mình để đi bầu phân nửa số ghế Nghị sĩ Thượng viện Quốc hội. Cùng ngày hôm đó, tại Bắc Triều Tiên cũng diễn ra một cuộc bầu cử Nghị hội Tối cao Nhân dân, nói nôm na cho dễ hiểu là bầu cử Quốc hội.. Nếu so sánh hai cuộc bầu cử này thì thấy ngay là các ứng cử viên của Nhật phải hao sức tốn của để vận động tranh cử mà chẳng mấy ai dám tự tin là mình sẽ đắc cử; trong khi đó toàn thể ứng cử viên của Bắc Triều Tiên không ai làm chuyện này phí tiền vô ích vì biết chắc là mình không thể nào thất cử. Về phía chính phủ Nhật cũng đã bỏ ra nhiều ngân sách để vận động cử tri đi bỏ phiếu cho đông, tỉ lệ bỏ bầu cử lần này đạt được con số khá cao là 58,63%, nghĩa là vẫn còn gần 43 triệu cử tri không đi bầu. Trong khi Bình Nhưỡng thì không cần làm như vậy mà tỉ lệ đi bầu vẫn đạt được 99,8%, cao hơn cả cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam vừa qua. Sở dĩ con số cao như thế là do lòng yêu nước cao độ của người dân, đó là lời bình luận của đảng Lao Ðộng Bắc Triều Tiên được các cơ quan truyền thông đại chúng ở Bắc Hàn loan tải.

Trong một chương trình truyền hình của Nhật vào đêm thứ hai 30 tháng 7 nói về bầu cử, các bình luận gia chỉ biết lắc đầu khi nhìn con số đó, có người nói giễu thêm rằng 99,8% vẫn chưa cao, phải 100% mới xứng danh là Xã hội chủ nghĩa ưu việt, hơn xa các nước tự do dân chủ. Nhưng có người đã biện hộ dùm cho Bình Nhưỡng rằng 99,8% là con số lý tưởng nhất rồi, đòi hỏi gì thêm được nữa, vẫn biết là ai bận chuyện thì người trong gia đình có thể đi bỏ phiếu dùm và cử tri nào trốn không đi bỏ phiếu là bị phiền phức lắm cho bản thân và gia đình họ, nhưng chẳng phải vì thế mà công bố tỉ lệ đi bầu đạt 100% thì lố bịch lắm, làm sao coi được. Có bình luận gia trong chương trình này cắc cớ đặt ra câu hỏi là Bắc Triều Tiên sẽ đi về đâu nếu Chủ tịch Kim Chính Nhật rớt trong cuộc bầu cử này.

Ðụng đến Chủ tịch Kim Chính Nhật kính yêu của Bắc Hàn là chính quyền Bình Nhưỡng phản ứng ngay, trong một bài bình luận vào tối thứ ba (31/7) của đài truyền hình Trung ương Bắc Triều Tiên đã lên án gắt gao cái chương trình truyền hình Nhật đó toàn là một lũ phản động, không có kiến thức, bàn và đặt những câu hỏi vớ vẫn. Tướng quân Kim Chính Nhật kính yêu vì muốn nêu cao tinh thần dân chủ nên ra ứng cử, hoàn toàn khác vói kiểu dành giựt ghế trong các cuộc bầu cử Quốc hội ở các nước đế quốc tư bản.

Tại Bắc Triều Tiên không có kiểu bầu cử Quốc hội theo liên danh, bầu theo từng khu vực và mỗi khu vực chỉ có một ứng viên. Phiếu bầu ghi sẵn tên họ ứng viên, nếu cử tri ủng hộ thì xếp tư lại bỏ vào thùng phiếu, còn không thì đánh dấu chéo rồi bỏ vào; nhưng tại chổ bỏ phiếu không để bút mực, chỉ có một thùng phiếu mà thôi, vì đơn giản như thế nên chẳng cần có phòng kín, nhân viên kiểm soát phòng phiếu có thể ngồi ngay ở bàn mà vẫn quan sát được tất cả các hành động của cử tri kể từ khi bước vào nơi bỏ phiếu, khỏi cần phải bố trí công an đứng nhìn trộm ở phòng kín như tại Việt Nam, vừa khó coi vừa thiếu văn minh. Thêm một điều cần biết nữa là ông Kim Chính Nhật không ra ứng cử tại một nơi nhất định, lần này ông ra ứng cử ở đơn vị Dân Quân 666, các lần trước thì có khi ra ứng cử ở đơn vị thủ đô Bình Nhưỡng, lúc thì ở Thanh Tân, sát biên giới Trung quốc. Theo lời của Ủy ban Tuyên vận đảng Lao động Bắc Triều Tiên thì tướng quân Kim Chính Nhật muốn làm như thế là để đem ánh sáng và vinh hạnh đến cho tấc cả mọi miền của đất nước.

Trong diễn đàn ASEAN mở rộng được tổ chức tại thủ đô Manila của Philippines vào ngày 2 tháng 8 năm 2007, người ta thấy Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Gia Khiêm đến bắt tay ông Phát Nghi Xuân, Ngoại trưởng Bắc Triều Triền để chúc mừng về thành quả thắng lợi vẻ vang trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua trước sự hững hờ của tất cả những người có mặt tại diễn đàn. Ðáp lại, Ngoại trưởng Bắc Hàn cũng lên tiếng cho rằng bầu cử Quốc Hội tại Việt Nam cũng thành công chẳng thua gì Bắc Triều Tiên. Nghe chuyện mèo khen mèo dài đuôi mà phát mệt.

***

Dân Trung Quốc Phản Ðối Vì Tạp Chí Ðộc Thư Bị Ðình Bản

Ðộc Thư là một tạp chí của đảng cộng sản Trung quốc được phát hành năm 1979 chuyên về văn học nghệ thuật của Xã hội chủ nghĩa. Năm 1996, giáo sư Uông Huy thuộc đại học Thanh Hoa và học giả Hùynh Bình, Viện trưởng viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội, được Ủy ban Tuyên vận Trung ương đảng Cộng sản Trung quốc đưa vào nắm tờ tạp chí này. Tờ tạp chí Ðộc Thư không có độc giả vì nội dung chỉ nói về chuyện văn học nghệ thuật Xã hội chủ nghĩa nên hai ông đảng viên trí thức này thỉnh nguyện lên cấp trên cho mở thêm các mục nói về chuyện kinh tế, xã hội và chuyện ở một số nước tư bản. Thỉnh nguyện này được chấp nhận với một điều kiện là nếu có bài nào có nội dung nói xấu hay chế giễu xã hội chủ nghĩa thì hai ông này phải chịu trách nhiệm. Khi hai ông đảng viên trí thức này vào nắm tờ báo, đúng vào lúc Á châu gặp sự khủng hoảng tiền tệ, còn tại Trung quốc thì vấn đề Tam Nông đang ở vào điểm nóng. Tờ Tạp chí Ðộc Thư xoáy vào hai chuyện này, nhưng cũng không lôi cuốn được độc giả vì những bài viết thiếu trình độ chuyên nghiệp và nhất là vẫn giữ lối nhận xét một chiều, không khách quan, lúc nào cũng chê xã hội tư bản không bằng xã hội chủ nghĩa. Lý do cũng dễ hiểu vì những tay viết toàn là cán bộ đảng viên cộng sản. Muốn có độc giả, hai ông giáo sư này quyết định phải mời thêm những tay viết bên ngoài, có trình độ hiểu biết sâu xa.

Nhờ sự cải cách đó nên tạp chí Ðộc Thư bắt đầu có độc giả, nhưng hai vị giáo sư nắm tờ báo gặp nhiều chuyện phiền phức. Thứ nhất là phải bỏ thì giờ ra đọc các bài của những tay viết chuyên nghiệp bên ngoài gởi đến, xem có bài nào nói xấu xã hội chủ nghĩa hay không trưóc khi trình lên cho Ủy ban kiểm duyệt Trung ương, và thứ hai là tranh luận không thắng với tác giả có bài viết mà hai vị giáo sư này cảm nhận là có hơi hám công kích xã hội chủ nghĩa. Nếu làm theo cách của Ủy ban kiểm duyệt Trung ương, hễ thấy bài nào mà mình cho rằng phá hoại chủ nghĩa xã hội là cúp thì quá dễ, nhưng bù lại thì chẳng có người viết bài hay cộng tác, nên khi đọc thấy bài nào có vấn đề thì hai vị giáo sư này đem nó ra tranh luận với tác giả bài viết; nhưng lần nào cũng vậy, không thể nào lý luận hơn tác giả, người có kiến thức cao hơn mình, buộc lòng hai vị giáo sư này phải cho đăng. Lúc đầu những bài công kích xã hội chủ nghĩa còn nhè nhẹ và vòng vo nên Ủy ban kiểm duyệt Trung ương còn làm lơ vì dù sao hai ông giáo sư Uông Huy và Huỳnh Bình là đảng viên trí thức trung kiên, nhưng về sau này việc công kích này ngày càng tăng tốc khiến cho hai ông giáo sư Huy và Bình nhiều lần bị Ủy ban kiểm duyệt Trung ương gọi lên khiển trách, kỷ luật.

Vì là đảng viên trung kiên lại có nhiều huân chương, nhiều bằng khen của đảng nên hai vị giáo sư này đâu có chịu thua, lý luận đến cùng với Ủy ban kiểm duyệt Trung ương; kết quả là Ủy ban kiểm duyệt Trung ương ra lệnh đóng cửa tờ tạp chí Ðộc Thư với lý do là tạp chí này vi phạm nghiệp vụ. Ðây là tờ tạp chí chỉ được phép hoạt động trong lãnh vực Văn học Nghệ thuật rồi tự ý mở rộng thêm các mục kinh tế, chính trị, xã hội...

Giáo sư Huy và Bình cho rằng Ủy ban kiểm duyệt Trung ương đã làm một chuyện tồi, lý luận không hơn thì dùng quyền lực áp chế, kỷ luật chúng tôi về việc đã để cho kẻ xấu lợi dụng. Còn bảo tờ tạp chí vi phạm nghiệp vụ, thì tại sao không ra lệnh đóng cửa ngay từ đầu mà đến bây giờ mới ra tay.

Khi hay tin này nhiều trí thức, học giả và độc giả đã lên tiếng ủng hộ hai giáo sư Huy và Bình trên mạng Internet, và nay đã tạo được một làng sóng phản đối Ủy ban kiểm duyệt Trung ương. Chuyện này nổ lớn lắm, ai vào mạng cũng biết thế mà các cơ quan truyền thông đại chứng ở Trung quốc chẳng hề đưa tin, giống chuyện người dân 19 tỉnh thành ở Việt Nam tọa kháng suốt 27 ngày trời trước văn phòng II Quốc hội ở Phú Nhuận để đòi lại ruộng đất, thế mà lúc đó chẳng có báo đài nào dám loan tin. Ðúng là mấy nước Xã hội chủ nghĩa luôn sợ sự thật.

 

=END=

 

5- Tham Khảo

 

- Chính quyền của các chính đảng trong tiến trình hoà hợp và hội nhập

 

Nguyễn Học Tập

 (VNN)

 

A - Chính Quyền của các chính đảng, tín nhiệm và hợp thức hoá.

Vai trò của các chính đảng trong Chính Quyền được điều 49 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc đề cập đến:

- "Mọi công dân đều có quyền tự do gia nhập chính đảng, để cùng nhau cộng tác theo phương thức dân chủ thiết định đường lối chính trị Quốc Gia".

Ðọc điều khoản vừa kể của Hiến Pháp 1947, chúng ta thấy được tinh thần dân chủ của Quốc Gia Ý nói riêng và các Quốc Gia Tây Âu nói chúng.

Người dân Tây Âu

a) - không những, "có quyền tự do gia nhập chính đảng", không ai được cấm cản, hay nói cách khác là Hiến Pháp "tuyên bố quyền tự do dưới hình thức tiêu cực": ai đó là ai cũng vậy, một cá nhân, một tổ chức xã hội trung gian hay ngay cả cơ chế Quốc Gia cũng vậy, đều "không được cấm cản".

"Quyền tư do gia nhập chính đảng" là một trong những quyền căn bản của người dân, không trừ ai "mọi công dân đều có quyền", được Hiến Pháp đứng ra bảo đảm (điều 2 - 54, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc; điều 1-19 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Ðức):

* đặt thành điều khoản và đặt vào thân bài của Hiến Pháp,

* viết thành điều khoản luật thực định (lois positive), có giá trị bắt buộc phải thi thành đối với mọi người (erga omnes),

* và quy trách cho ai là chủ thể phải chịu trách nhiệm trước Hiến Pháp, nếu "mọi người công dân có quyền tự do", không được hưởng tự do của mình:

- "Phẩm giá con người bất khả xâm phạm.

Những quyền căn bản sẽ được kể sau đây bắt buộc đối với lập pháp, hành pháp và tư pháp, như là quyền có giá trị bắt buộc trực tiếp" (Ðiều 1, đoạn 1 và 3 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Ðức).

b) - Ngoài ra Hiến Pháp 1947 Ý Quốc còn đặt các chính đảng vào phận vụ của các cơ quan công quyền,

* chuyển hoá quyền tự do cá nhân "quyền gia nhập chính đảng"

* thành công quyền để xây dựng Ðất Nước,

- "để cùng nhau cộng tác theo phương thức dân chủ, thiết định đường lối chính trị Quốc Gia(Ðiều 49, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc; Lavagna Carlo, Maggioranze al Governo e maggioranze parlamentari, in Pol del. dir., 1974, 685).

Dân Chủ của thiên hạ là vậy, từ năm 1947 đến nay.

Người Ý và người Âu Châu nghĩ gì về việc Cha Lý, ở xứ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, cùng với những người khác thành lập Ðảng Thăng Tiến, liền bị "Ðảng và Nhà Nước mình" bắt nhốt, xử án "bịt miệng" và bỏ tù vì tội

- "lập đảng để chống đối Ðảng và Nhà Nước", Ðảng của học thuyết Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không tôn trọng nhân phẩm và dân chủ?

Ðâu là quyền,

- "mọi công dân đều có quyền tự do gia nhập chính đảng..."

của xứ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Dân Chủ Nhân Dân và Dân Chủ Tập Trung (Ðiều 6, Hiến Pháp 1992 CHXHCNVM)?

c) - Còn nữa, các chính đảng của Quốc Gia dân chủ Ý không những chỉ là phương thức, qua đó người dân phát biểu tư tưởng mình trong các cuộc bầu cử, mà còn là phương tiện "hoà hợp và hội nhập" (unità ed integrazione) mọi thành phần dân chúng vào Cộng Ðồng Quốc Gia, để "mọi công dân" đều có cơ hội và phương tiện

- "cùng nhau cộng tác theo phương thức dân chủ, thiết định đường lối chính trị Quốc Gia" (Ðiều 49, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

Các chính đảng, nhờ vai trò công quyền của họ, phải bảo đảm được cho dân chúng thực sự tham dự, cộng tác trong cuộc sống thường nhật vào các quyết định đường lối chính trị Quốc Gia (Crisafulli Vezio, I Partiti nella Costituzione, Jus 1969, 11).

Dĩ nhiên các ý nghĩa về phận vụ quan trọng của các chính đảng, một điều khoản ngắn ngủi của Hiến Pháp, như điều 49 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc đang bàn, không thể diễn tả hết được.

Có lẽ ngụ ý quan trọng mà điều 49 muốn gởi đến những ai đọc sau nầy là chính sự chuyển hoá tín nhiệm trong mối tương quan giữa các chính đảng đa số và Chính Quyền sẽ tạo ra cấu trúc và hoạt động của Chính Quyền.

Ý nghĩa vừa kể chúng ta được các vị soạn thảo Hiến Pháp 1947 Ý Quốc xác định thêm ở điều 94 đoạn 1 và 2:

- "Chính Quyền phải được sự tín nhiệm của cả hai Viện Quốc Hội. Mỗi Viện trao ban cho hay thu hồi sự tín nhiệm, bằng một kiến nghị có lý chứng và được bỏ phiếu bằng các phiếu điểm danh".

Như vậy qua "bản kiến nghị có lý chứng và cuộc bỏ phiếu bằng các phiếu điểm danh", việc ban hay thu hồi tín nhiệm của Quốc Hội, trên thực tế được chuyển giao cho các chính đảng tín nhiệm hay bất tín nhiệm đối với Chính Quyền (Maranini Giuseppe, Storia del potere in Italia dal 1948 - 1967, Vallecchi, Firenze 1967, 407).

Cũng cùng trong ý nghĩa đó, chúng ta có thể đọc đoạn kế tiếp của cùng một điều khoản Hiến Pháp, bắt buộc Chính Quyền phải trình diện trước Quốc Hội:

- "Nội trong 10 ngày sau khi được thành lập, Chính Quyền phải đến trình diện trước Quốc Hội để được sự tín nhiệm" (Ðiều 94, đoạn 3, id.).

Qua những gì vừa đọc ở điều 94 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc, chúng ta thấy được Chính Quyền ở Ý cũng như Chính Quyền ở các Quốc Gia Dân Chủ Tây Âu là "Chính Quyền Của Các Chính Ðảng" (Party Government), nói lên mối liên hệ giữa Chính Quyền và các Chính Ðảng đa số trong Quốc Hội.

Chính Quyền của các Quốc Gia Dân Chủ Tây Âu

- không thể là Chính Quyền do Tổng Thống (hay Vị Nguyên Thủ Quốc Gia) tác tạo ra tùy hỷ,

- mà cũng không phải là Chính Quyền của "đa số ngẩu nhiên" (casual majority) nào đó tạo nên,

- mà là Chính Quyền được hình thành bằng các cân nhắc của các chính đảng:

"... ban cho hay thu hồi sự tín nhiệm, bằng một kiến nghị có lý chứng và được bỏ phiếu bằng các phiếu điểm danh" (Ðiều 94, đoạn 2, id.) (Sicardi Stefano, Maggioranza, minoranze, opposizione nel sistema costituzionale italiano, Giuffré, Milano 1984, 257s).

Như vậy điều khoản của Hiến Pháp được xem như là điều bảo chứng cho hoạt động của Chính Quyền, trong đó chính các chính đảng đa số trong Quốc Hội làm cho các động tác của Chính Quyền được phù hợp với định hướng đường lối chính trị Quốc Gia của Quốc Hội, nhờ vào các động tác tín nhiệm hay bất tín nhiệm của các đại diện của họ trong Quốc Hội.

Nói một cách nào đó,

- với phương thức "Dân Chủ Trực Tiếp", Chính Quyền lãnh nhận được

* sự tín nhiệm trực tiếp của đa số cử tri qua cuộc bầu cử,

* được tổ chức và hợp thức hóa các hoạt động của mình trong một Quốc Gia độc đảng hay đảng đa số

* và kết quả của các hoạt động của Chính Quyền chỉ do chính đảng đa số của Chính Quyền thẩm định, không khác gì tình trạng Ðảng và Nhà Nước độc tài của CS (Martines Temistocle, Governo parlamentare e ordinamento democratico, Giuffré, Milano 1967, 124s. 146s).

- Trong khi đó thì "Chính Quyền của Các Chính Ðảng" phát xuất từ "Dân Chủ Trung Gian Ðiều Giải" (Democrazia mediata).

"Dân Chủ theo phương thức Ý Quốc, "dân chủ trung gian điều giải",

* "trong khi Ý Quốc là một Quốc Gia đa dạng và phân chia, với viễn ảnh có thể đưa đến đụng chạm, chạm trán và đối nghịch và đập đổ, thì chính những cá nhân và chính những cơ chế mà người ta đang đợi có thể đưa đến tranh cấp, trên thực tế chính họ đang hành xử để làm thuyên giảm đi những trái ngược trên xứ sở". (La Palombara, Democrazia all'italiana, Mondadori, Milano, 364).

 

B- Chính Phủ Liên Hiệp, nhu cầu định chế của một Quốc Gia đa dạng.

Một Quốc Gia đa dạng, đa đảng, chỉ có thể có được sự ổn định của mình trong thể thức bầu cử theo theo tỷ lệ.

Ðó là những gì nhà chính trị học Kelsen đã xác tín (Hans Kelsen, Essenza e valore della democrazia (1929), in Kelsen, Democrazia, trad. it., Il Mulino, Bologna 1981, 379s).

Ý Quốc là một Quốc Gia đa dạng và khác biệt về nhiều phương diện xã hội và chính trị, như chúng ta đã có lần đề cập trong các bài viết khác,

- KHUÔN MẫU HIẾN PHÁP CỦA MộT QUỐC GIA ÐA D_NG TRONG TIẾN TRÌNH TH€NH L_P CHÍNH PHỦ;

- DÂN CHỦ TRựC TIẾP V€ DÂN CHỦ TRUNG GIAN ÐIỀU GIẢI...

dĩ nhiên các vị soạn thảo Hiến Pháp phải ý thức đến phương thức tổ chức bầu cử được Hans Kelsen đưa ra.

Do đó mặc dầu đọc điều 94 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc, chúng ta không thấy các vị đề cập đến phương thức bầu cử theo tỷ lệ, tuy nhiên đó là phương thức luôn luôn hướng dẫn ngay từ lúc Hiến Pháp đang được soạn thảo (d.lg. del 10.03.1946, n.74), cũng như hướng dẫn soạn thảo luật lệ bầu cử ngay khi Hiến Pháp được tuyên bố (L, 06.02.1948, n.29; t.u. 30.03.1957, n. 361).

Do đó, nếu đọc điều 94 Hiến Pháp 1947 trong hoàn cảnh xã hội Ý đa dạng và đa đảng, chúng ta sẽ hiểu được rằng bầu cử theo tỷ lệ và cách tổ chức Chính Quyền không có cách nào khác hơn là tổ chức một "Chính Phủ Liên Hiệp":

- "Chính Quyền phải được Quốc Hội Lưỡng Viện tín nhiệm. Mỗi Viện Quốc Hội biểu quyết tín nhiệm hay thu hồi bằng một kiến nghị có lý chứng và được bỏ phiếu bằng các phiếu điểm danh" (Ðiều 94, đoạn 1 và 2, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc). (Ferrara Giovanni, Governo di coalizione, Giuffré, Milano 1973, 121).

Chính Phủ Liên Hiệp là hình thức nói lên các giao ước thoả thuận giữa các chính đảng về đường lối, mục đích, phương tiện, nhân sự để thành lập Chính Phủ, phát biểu được sự đồng thuận giữa các chính đảng trong Quốc Hội, cần thiết để bảo đảm cho sự vững bền của Chính Phủ (Ferrara Giovanni, id., 78).

Các giao ước, thoả thuận để thành lập Chính Phủ Liên Hiệp là phương thức, qua đó tổ chức Quốc Gia có thể thực hiện được mục đích "hoà hợp và hội nhập", được Hiến Pháp nhằm đến.

Ngay cả trong một chính đảng có nhiều khuynh hướng khác nhau, như đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (Democrazia Cristiana, DC), đường lối lãnh đạo của Ðảng cũng là kết quả của những cuộc đàm phán, nhân nhượng, thoả thuận giữa các khuynh hướng khác nhau, trước khi đưa ra đường lối chung để liên hiệp với các chính đảng khác (Capotosti Piero Alberto, Accordi di Governo e Presidente del Consiglio dei Ministri, Giuffré, Milano 1975, 123).

Như vậy, Chính Phủ Liên Hiệp là một trong những hình thức Chính Quyền Ðại Nghị Chế.

Tuy nhiên có nhiều cách thành lập Chính Phủ Liên Hiệp, có ảnh hưởng đến phương thức hoạt động và sự vững mạnh của Chính Quyền:

- liên hiệp đã được xác định ngay sau cuộc bầu cử, được cử tri đoàn quyết định.

- liên hiệp ở cấp Quốc Hội (Collard Claude Albert, Régimes parlementaires, Bruylant, Bruxelles 1968, 103s).

Liên Hiệp được xác định ngay sau cuộc bầu cử: chính cử tri đoàn, qua động tác bỏ phiếu của mình đã chọn thành phần đa số trong Chính Quyền và chọn Thủ Tướng Chính Phủ lãnh đạo.

Liên Hiệp được xác định ở cấp Quốc Hội: việc thoả thuận liên hiệp được các chính đảng đa số trong Quốc Hội quyết định, sau những cuộc thăm dò, thương thuyết, tranh cãi và nhân nhượng.

Việc liên hiệp được thực hiện ở cấp Quốc Hội, sau bầu cử,

* các chính đảng có thể chứng tỏ cho cử tri thấy đường lối chính trị của mình,

* tự lập để thảo ra chương trình chính trị,

* so với các chính đảng cộng sự viên khác vào thành phần Chính Phủ Liên Hiệp.

Việc "giữa đường gảy gánh sang ngang" của một hay nhiều chính đảng trong thành phần liên hiệp là chuyện thường xảy ra, như cảnh "cơm không lành, canh không ngọt " trong gia đình, nhưng việc thành lập Chính Phủ mới không nhứt thiết phải đợi đến cuộc bỏ phiếu mới.

Các chính đảng đa số trong Quốc Hội có thể bàn thảo, tranh luận, sắp xếp đường lối, phương tiện, chương trình, nhân sự lại để thành lập Chính Phủ Liên Hiệp mới (Galleotti Serio, Governo scelto dal popolo. Il Governo di legislatura, Giuffré, Milano 1984, 29), mà không cần phải tổ chức cuộc bầu cử mới.

Theo chủ trương của Hans Kelsen, Chính Phủ Liên Hiệp qua vai trò "trung gian điều giải" của các chính đảng, sau cuộc bầu cử và ở cấp Quốc Hội hoạt động trôi chảy và hợp tình hợp lý hơn là Chính Quyền Ðại Nghị Chế (được thành hình qua thể thức "dân chủ trực tiếp"), bởi lẽ mục đích chính của Chính Quyền

- không phải chỉ hạn hẹp ở việc điều hành và quản trị đất nước,

- mà còn "hoà hợp và hội nhập" được các thành phần và giai cấp khác biệt và chống đối nhau trong một Quốc Gia đa dạng và phân hoá, có nguy cơ chạm trán và đổ vỡ (Hans Kelsen, Essenza e valore, in Hans Kelsen, Democrazia, id., 108).

Loại bỏ đi Chính Quyền được tuyển chọn trực tiếp từ kết quả các cuộc bầu cử theo phương thức đa số của "dân chủ trực tiếp", những cuộc thảo luận, bàn cãi, nhân nhượng giữa các chính đảng đa số trong Quốc Hội, cho thấy các chính đảng được giao cho vai trò đại diện chính trị của Ðất Nước (Hans Kelsen, id., 102).

Lịch sử chính trị của nước Ý từ ngày tuyên bố Hiến Pháp 1947 đến nay, năm 2007, là lịch sử của các Chính Phủ Liên Hiệp, được thành hình qua những cuộc thoả thuận các chính đảng đa số trong Quốc Hội.

Ðiều đó cho thấy trong một Quốc Gia đa dạng và phân chia khác biệt về xã hội và chính trị như Ý Quốc, áp dụng phương thức bầu cử theo đa số và "dân chú trực tiếp", cử tri đoàn trực tiếp chỉ định thành phần Chính Phủ, theo khuôn mẫu Westminster (First past the post) là điều khó có thể áp dụng, hay "không thể", nếu không muốn cho cuộc sống Quốc Gia đi đến va chạm và đổ vỡ.

Trong tinh thần đó,

- thể thức bầu cử theo tỷ lệ

và việc thành lập Chính Phủ Liên Hiệp được các chính đảng quyết định ở cấp bậc Quốc Hội,

chúng ta có thể đọc lại các điều khoản Hiến Pháp liên hệ:

- "Cũng có thể xác định trong những trường hợp nào và dưới hình thức nào, việc duyệt xét và chấp nhận các dự án luật được chuyển giao cho các ủy ban, kể cả những ủy ban thường trực, được cấu trúc thế nào để phản ảnh được tỷ lệ của các nhóm nghị sĩ..." (Ðiều 72, đoạn 3 Hiến Pháp 1947 ý Quốc),

- "Mỗi Viện Quốc Hội có thể điều tra về những vấn đế liên quan đến công ích.

Ðể thực hiện mục đích đó, mỗi Viện Quốc Hội bổ nhiệm, giữa các thành viên của mình, một ủy ban được cấu trúc thế nào để phản ảnh đươc tính cách tỷ lệ giữa các nhóm khác nhau" (Ðiều 82, đoạn 1, id.).

- "Mọi công dân đều có quyền tự do gia nhập chính đảng, để cùng nhau theo phương thức dân chủ, thiết định đường lối chính trị Quốc Gia" (Ðiều 49, id.).

(Tinh thần của điều 49 vừa kể cho thấy "các chính đảng" đều đồng đẳng như nhau để "thiết định đường lối chính trị Quốc Gia". Ðiều đó cho thấy Hiến Pháp Ý xác định loại trừ thể thức đa số làm "cả vú lấp miệng em" trong luật lệ bầu cử của Quốc Gia và trong tiến trình thành lập Chính Phủ (Ferrara Giovanni, Governo di coalizione, id., 56).

Nếu để ý đến Cộng Hoà Liên Bang Ðức, chúng ta thấy luật bầu cử theo phương thức tỷ lệ còn được người dân Ðức áp dụng còn chính xác và tỉ mỉ hơn ở Ý,

- với lá phiếu xác định danh tánh ứng cử viên (nominal),

- lá phiếu lựa chọn theo tỷ lệ thành viên các chính đảng

- và lá phiếu được vớt lại và tổng hợp toàn quốc.

Ở Cộng Hoà Liên Bang Ðức không ai là người công dân hạng hai, thấp cổ bé họng, không được đại diện cho tiếng nói của mình ở Hạ Viện (Bundestag) (cfr. LU_T BẦU CỬ CộNG HO€ LIÊN BANG ÐỨC).

Nói tóm lại

- với tinh thần bầu cử và tổ chức cơ chế Quốc Gia theo tỷ lệ,

- cùng Chính Phủ Liên Hiệp từ các chính đảng ở cấp bậc Quốc Hội,

các chính đảng không thể tự mình ỷ số đông, cũng như qua các cuộc bầu cử chiếm lấy được Chính Quyền, mà không đếm xỉa gì đến các chính đảng khác.

Chính Phủ Liên Hiệp được thành hình, sau các cuộc bầu cử và qua các cuộc thương thuyết giữa các chính đảng đã trở thành truyền thống từ trên 50 năm nay ở Ý, để đáp ứng lại các nhu cầu của một Quốc Gia đa dạng và đa đảng.

Phải chăng đây cũng là phương thức chúng ta nên suy nghĩ, để giải quyết tương lai của đất nước chúng ta, một Quốc Gia đa đảng và đa chủng, một khi Cộng Sản không còn nữa?

Hỏi để chúng ta suy nghĩ.

Cai trị độc Ðảng như Ðảng và Nhà Nước Cộng Sản hiện nay là lối tổ chức và cai trị Quốc Gia, trong đó cá nhân và các thành phần thiểu số "thấp cổ bé họng" bị coi như rơm rạ.

Ðó không phải là lý tưởng Nhân Bản của một Hiến Pháp tôn trọng con người:

- "Bổn phận của Nền Cộng Hoà là dẹp bỏ đi những chướng ngại vật về phương diện kinh tế và xã hội, là những chướng ngại trong khi thật sự giới hạn tự do và bình đẳng của con người, không cho phép mỗi người triển nở hoàn hảo con người của mình và tham dự một cách thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của Xứ Sở" (Ðiều 3, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

 

=END=

 

6- Ðời Sống Quanh Ta

 

- Câu Chuyện Thầy Lang: Chất Phụ Gia Thực Phẩm

 

Nguyễn Ý-Ðức

 

Xưa kia, con người sống gần với nông nghiệp chăn nuôi, thực phẩm được sản xuất tại chỗ để cung ứng nhu cầu. Họ ăn thực phẩm tươi không pha trộn, từ rau trái, động vật. Chỉ khi nào dư thừa thực phẩm, muốn để dành thì họ mới nghĩ đến chuyện phơi, ướp. Mà các chất để ướp cũng giản dị, như với muối, với đường, một vài loại men hoặc dùng các phương thức làm khô.

Ngày nay, nếp sống đô thị phát triển, dân chúng tập trung đông hơn ở thành phố, các trung tâm công kỹ nghệ, thực phẩm được chuyên chở từ nơi xa xôi nên cần được giữ gìn sao cho khỏi hư thối. Rồi để cạnh tranh, nhiều thực phẩm được thêm các chất làm tăng khả năng dinh dưỡng, hương vị mầu sắc, vẻ nhìn. Ðó là các chất phụ gia, tiếng Anh là "Food Additives".

Chất phụ gia đã đóng góp vai trò quan trọng để làm thực phẩm phong phú, cất giữ an toàn lâu ngày, giúp quý bà nội trợ không phải ngày ngày xách giỏ đi chợ mua lạng thịt, bó rau.

 

Ðịnh nghĩa

Trên khía cạnh pháp lý, phụ gia thực phẩm là bất cứ chất nào mà khi dùng sẽ đưa tới hoặc có thể gián tiếp hay trực tiếp trở thành một thành phần của thực phẩm, hoặc thay đổi đặc tính của thực phẩm. Ðịnh nghĩa này bao gồm tất cả các chất được dùng trong sản xuất, chế biến, đóng gói, chuyên chở hoặc tồn trữ thực phẩm.

Với dân chúng, đây là các chất có mùi vị cay, thơm, mặn, ngọt khác nhau... dùng cho thêm vào thức ăn để tăng cảm vị của sự ăn uống, để tạo màu sắc đẹp, hấp dẫn, để giữ thực phẩm khỏi hư hao hoặc để tăng giá trị dinh dưỡng.

Một số trong những chất này được lấy ra từ thực phẩm, một số khác được tổng hợp trong phòng thí nghiệm.

Có nhiều loại gia phụ hiện đang được dùng rộng rãi.

Tại Hoa kỳ, có khoảng gần 2500 chất gia phụ thực phẩm được cơ quan Thực Dược Phẩm chấp nhận sử dụng rộng rãi.

Việt Nam cũng có một "Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm" do Bộ Y Tế ban hành, trong đó có ghi rõ tên các chất gia phụ được phép dùng, với giới hạn tối đa cho phép trong từng loại thực phẩm.

Trong các danh sách trên, không có chất Etophen mà vài bà con bên nhà bơm cho mít mau chín; không có chất Aldicarb Sulfoxide trong gừng tươi xuất cảng từ Trung Hoa. Ðây là các chất bảo vệ thực vật, rất độc đối với cơ thể con người.

Trước khi được chấp nhận đưa ra sử dụng, nhà sản xuất phải thử nghiệm an toàn chất phụ gia ở ba mức độ:

1) Thử xem có hay không tác dụng độc hại tức thì, bằng cách đưa chất đó vào cơ thể một con vật thí nghiệm;

2) Thử trên hai nhóm súc vật với số lượng nhiều ít khác nhau trong vòng 90 ngày để quan sát độc tính;

3) Thử nghiệm độc tính khi cho súc vật dùng liên tục trong 2 năm hoặc lâu hơn.

Nếu tất cả thử nghiệm đều không có tác dụng xấu thì chất ấy mới được đưa ra sử dụng rộng rãi. Ngoài ra, với những chất bị nghi ngờ là có khả năng gây ung thư thì tuyệt đối không được sử dụng.

Các chất phụ gia mới được sử dụng lần đầu đều phải được sự kiểm nghiệm và cho phép của cơ quan y tế. Chất đã dùng từ lâu cũng thường xuyên được theo dõi xem có an toàn không.

Việc cho thêm các chất gia phụ vào thực phẩm đã là đề tài của nhiều cuộc thảo luận. Nhiều người e ngại về sự an toàn của chất phụ gia. Cũng có người khắt khe hơn, coi cho thêm một chất nào đó vào món ăn đều là không tự nhiên, không tốt.

Ngoài ra, người tiêu dùng đôi khi cũng phải ngỡ ngàng với những cái tên dài dòng, xa lạ, chẳng hạn như sodium stearyl fumarate dùng trong các món ăn nướng. Họ quen thuộc hơn với việc cho thêm muối, đường, sinh tố, khoáng chất vào thực phẩm.

Các nhà sản xuất đã cố gắng quảng cáo về sự an toàn của chất gia phụ vào thực phẩm và lý do tại sao phải cho thêm. Cũng nên nhớ là thực phẩm chế biến, để dành thường có nhiều chất cho thêm hơn là thực phẩm tươi.

Một số câu hỏi thường được nêu ra như chất phụ gia có an toàn không, chất thiên nhiên có tốt hơn chất tổng hợp hoặc chất phụ gia có làm trẻ em năng động, phá phách...

Trên thực tế thì chưa có bằng chứng nào về rủi ro sức khỏe do các phụ gia gây ra, nếu được sử dụng giới hạn, vừa phải theo đúng hướng dẫn của cơ quan bảo vệ dinh dưỡng, sức khỏe. Ngược lại, theo một số nhà dinh dưỡng, nhờ có các chất này mà thực phẩm trở nên đầy đủ, an toàn và ngon hơn.

Giống như mọi vật thể trên trái đất, thực phẩm cũng là tổng hợp các phân tử hóa chất như carbon, hydrogen, nitơ, oxy... nhưng do thiên nhiên làm ra. Sinh tố A trong củ cà rốt cũng giống như sinh tố A chế biến trong phòng thí nghiệm mà ta mua ngoài chợ để dùng thêm, khi cần.

 

Mục đích

Có nhiều lý do để dùng chất phụ gia trong thực phẩm:

1- Làm tăng giá trị dinh dưỡng

Nhiều thực phẩm được bổ sung vitamin, khoáng chất hoặc chất xơ không có hoặc đã bị tiêu hủy trong khi biến chế, với mục đích là để nâng cao giá trị dinh dưỡng của món ăn.

Vào đầu thế kỷ trước, đã có nhiều bệnh gây ra chỉ vì thiếu chất dinh dưỡng như bệnh bướu tuyến giáp vì thiếu iod cần thiết cho sự tạo ra hormon của tuyến này; bệnh còi xương ở trẻ em vì thiếu vitamin D, không hấp thụ được calci nên xương mềm và biến dạng; bệnh scurvy gây sưng, chẩy máu nướu răng, lâu lành vết thương và có thể dẫn đến tử vong nếu kéo dài, chỉ là do thiếu sinh tố C khi không dùng rau trái tươi. Ngày nay, nhờ các chất dinh dưỡng cần thiết này được bổ sung vào thực phẩm mà các bệnh vừa kể đã hiếm khi xẩy ra.

Tăng thêm chất dinh dưỡng bằng cách này đã giúp tránh suy dinh dưỡng ở nhiều sắc dân chỉ quen dùng thực phẩm ít chất dinh dưỡng. Cũng có nhiều trường hợp thiếu dinh dưỡng vì lơ là, thất thường với việc ăn uống, thích ăn vặt những món ăn tạp nhạp, ít chất bổ; hoặc vì nghèo túng thiếu ăn; hoặc vì không ý thức được giá trị của dinh dưỡng; hoặc vì muốn giảm béo phì, ăn kiêng. Cho nên việc bổ sung chất dinh dưỡng vào thực phẩm là cần thiết.

Bổ sung dinh dưỡng có thể là để "trả lại phần dinh dưỡng đã mất đi" do việc chế biến thực phẩm, hoặc "cho thêm những chất vốn không có" trong loại thực phẩm đó. Trước đây, hai việc này được phân biệt rõ rệt, nhưng hiện nay thì ít ai lưu ý.

a- Trả lại phần mất (enrichment): chẳng hạn như bánh mì, bột, gạo được cho thêm sinh tố B vì khi xay đã làm mất hết phần vỏ cám có nhiều loại sinh tố này, hoặc được cho thêm khoáng sắt. Trong trường hợp như vậy, số lượng cho thêm thường vừa phải, bằng với mức độ nguyên thủy của món ăn.

b- Cho thêm chất không có (fortification) như là cho thêm iod vào muối được áp dụng từ năm 1920, thêm sinh tố A, sinh tố D vào sữa, thêm calci vào nước cam, thêm folic acid vào vài loại hạt ngũ cốc khô (cereals).

Việc cho thêm sinh tố, khoáng chất này thực ra cũng không cần thiết nếu thực phẩm ăn hàng ngày đã cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Muốn biết về thành phần các chất phụ gia trong thực phẩm, chỉ cần đọc kỹ nhãn hiệu trên bao bì (Food label), vì theo quy định, các nhà sản xuất phải ghi rõ thành phần các chất có trong món ăn, nước uống.

2- Giữ cho thực phẩm an toàn, tươi lâu hơn,

Thực phẩm thường có chứa một số vi khuẩn, nấm độc, mốc, men làm mau hư. Chất phụ gia có thể giúp bảo quản, làm chậm hư thối, giữ được phẩm chất và vẻ hấp dẫn của thực phẩm.

Trước đây, để cất giữ thực phẩm, những chất như formaldehyde được dùng để khử trùng sữa, sulfuric acid được cho vào thịt, borax được cho bơ. Formaldehyde có tính chất khử vi khuẩn, giúp thực phẩm (cũng như xác người chết) khỏi bị vi sinh vật phá hủy.

Hiện nay các chất sau đây đang được dùng:

a- Tocopherol (sinh tố E) giúp giữ tinh dầu thảo mộc và dầu xà lách khỏi trở mùi ôi và bảo vệ các sinh tố hòa tan trong mỡ như sinh tố A, D, E và K, các acid béo.

b- Sinh tố C hoặc citric acid (có trong trái chanh) giúp tránh sự oxy hóa thực phẩm hoặc để bảo quản trái cây đóng hộp. Một thí dụ dễ thấy là khi gọt vỏ, cắt trái táo để ngoài không khí, táo sẽ đổi mầu nâu vì bị oxy hóa. Nhưng nếu vẩy vào vài giọt nước chanh pha loãng thì táo vẫn giữ được mầu tươi ngon.

 c- Sulfit để duy trì mùi vị trái cây khô, ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn trong rượu vang, trong nhiều món ăn bỏ lò, bánh kẹo.

d- Nitrat và nitrit có tự nhiên trong thực phẩm và nước. Nitrat có nhiều trong củ cải đường (beets), spinach, củ cải (radishes), rau riếp (lettuce). Trong cơ thể, nitrat chuyển hóa thành nitrit. Một điều ít người để ý là trong nước miếng có nhiều nitrit.

Nitrit được phép dùng trong việc bảo quản thịt vì tác dụng diệt khuẩn của chúng. Một trong những vi khuẩn nguy hại gây hư hao thịt và gây ngộ độc thức phẩm là Clostridium botulinum, rất phổ biến trước đây. Nitrit còn làm tăng mầu sắc, hương vị cho thực phẩm, nhất là mầu hồng đặc biệt của hot dog, thịt jambon.

Có nghiên cứu cho hay các chất này có thể gây ung thư ở súc vật trong phòng thí nghiệm nhưng chưa có bằng chứng gây ung thư ở loài người. Theo FDA, khi được dùng với một số lượng nhỏ, chất này không gây rủi ro gì.

e- Calci propionat được thêm vào để làm cho bánh mì, bánh nướng khỏi mốc meo. Chất này có tự nhiên trong pho-mát Thụy Sĩ.

g- Chất chống oxy hóa giữ cho dầu mỡ không bị hư và duy trì mầu cho thịt đóng hộp và thịt hun khói.

h- Acid acetic như giấm để muối dưa gang, làm sữa chua, pha chế dầu giấm và trong các sản phẩm từ cà chua.

Các thực phẩm sau đây đều có chất phụ gia để giữ được lâu: đồ uống, thịt ướp muối, hun khói sấy khô, nước trái cây, rượu vang, margarin, trái cây hộp, bánh mì...

Thực phẩm dùng chất chống oxy hóa để tránh trở mùi, mất mầu như hạt ngũ cốc khô, dầu, mỡ, dầu giấm xà lách...

 Nhờ các chất bảo quản mà thực phẩm không bị hư hỏng, phí bỏ và có thể giữ được lâu, gửi đi xa.

3- Làm thay đổi vẻ ngoài của thực phẩm

Nói tới vẻ ngoài của thực phẩm là nói chung về mặt hình thể, cấu trúc vật chất, độ cứng hay độ mịn nhìn thấy hoặc cảm thấy khi sờ vào, giúp cho thực phẩm ngon hơn, hấp dẫn hơn. Có nhiều chất gia phụ cho các mục đích này.

a- Chất làm món ăn có độ ẩm, không khô cứng, hơi phồng lên và gia vị không dính với nhau như chất nhũ hóa (emulsifiers) lecithin ở sữa, lòng đỏ trứng, đậu nành; glycerin giữ độ ẩm và các gia vị trong dầu giấm, bơ đậu phọng, nước xốt mayonaise trong thực phẩm không tách rời khỏi dầu. Glycerin cũng được cho thêm vào dừa cào xé nhỏ để dừa không khô.

b- Chất chống khô cứng, đóng cục với nhau như calcium silicate, silicon dioxide. Các chất này ngăn bột, đường, muối hút nước rồi dính lại với nhau.

c- Chất làm bột nở (leavening agents), được dùng khi làm bánh nướng, bánh mì, bánh quế để làm cho bánh mềm xốp, nhẹ hơn. Ðó là các chất như muối bicarbonat (baking sodium), natri phosphat hoặc vài loại men.

d- Chất làm cho món ăn đồng đều, nhuyễn với nhau. Thí dụ như làm kem thì các hợp chất không đóng đá mà quyện vào với nhau. Chất gelatin lấy từ xương động vật hoặc pectin lấy từ thảo mộc đều có công dụng này.

e- Chất thay đổi độ acid- kiềm của thực phẩm để thay đổi cấu trúc, hương vị cũng như tăng sự an toàn của món ăn. Ðó là các chất potassium, acid tartrate, lactic acid, citric acid, sodium bicarbonate, phosphoric acid.

4- Làm tăng mùi vị và vẻ nhìn của thực phẩm.

Một số chất màu có công dụng:

- Làm cho thực phẩm có vẻ ngoài hấp dẫn hơn hoặc phục hồi mầu sắc nguyên thủy của thực phẩm;

- Làm cho món ăn khác nhau có cùng mầu;

- Duy trì hương vị và sinh tố dễ bị phân hủy vì ánh sáng;

- Tạo cho thực phẩm vẻ đặc biệt, dễ nhận diện.

Việc cho thêm chất màu cũng tạo ra nhiều ý kiến khác nhau.

Các nhà dinh dưỡng bảo thủ thì cho rằng việc thêm chất màu vào thức ăn không làm tăng thêm giá trị dinh dưỡng mà có thể có những tác dụng không tốt.

Nhưng tâm lý chung khi nhìn thấy một món ăn có mầu sắc đẹp, bắt mắt thì nhiều người cũng thích ăn hơn, nhất là với quý vị cao tuổi. Chắc là khi lựa một quả cam, quả táo nhiều người cũng lựa trái cam vàng óng ánh, trái táo có mầu tươi hơn là những trái lợt lạt. Và những trái vàng óng ánh đó thường là nhờ được phun lên một lớp chất mầu.

Theo nhiều chuyên gia, hầu hết chất mầu đều khá an toàn. Chỉ có một vài loại khi thêm vào thực phẩm, đồ uống, dược phẩm có thể gây ra phản ứng nhẹ cho người dùng như nổi ngứa, chẩy nước mũi... Khi món ăn chứa chất mầu này thì nhà sản xuất phải ghi rõ trên nhãn hiệu.

Chất mầu có thể là hóa chất tổng hợp hoặc chất mầu thiên nhiên lấy từ thực vật. Hiện nay có 32 chất mầu được sử dụng, trong đó có 7 chất là tổng hợp.

Chất mầu thường dùng là nước củ cải đường, cà rốt, nghệ, bột đỏ làm từ loại ớt prapika.

Các thực phẩm thường được pha thêm mầu là kem, thạch, margarin, pho mát, bánh, kẹo... Bột carotene làm pho mát và margarin có mầu vàng.

5- Chất làm tăng mùi vị của thực phẩm

Chất có mùi vị nho, dâu tây, va-ni được dùng trong kỹ nghệ nước giải khát, kẹo hoặc pha với dầu giấm, nước xốt đều được lấy từ thảo mộc hoặc do tổng hợp.

Ðể có các chất này, các nhà khoa học phải nghiên cứu kỹ mùi vị tự nhiên của từng thực phẩm rồi dựa theo đó mà chế tạo chất tăng mùi. Gia vị nhân tạo thường thường có cùng cấu trúc hóa học nhưng thiếu một vài đặc thù của chất tự nhiên.

6- Chất làm tăng hương vị sẵn có của thực phẩm

Có loại chất gia vị giúp làm nổi bật hương vị sẵn có trong thực phẩm. Bột ngọt (hay mì chính), với tên khoa học là Monosodium glutamate (MSG) được dùng thường xuyên trong việc nấu ăn, có thể xem là một ví dụ.

Ðây là chất đạm acid amin lấy từ thảo mộc gọi là glutamic acid. Chất này kết hợp hài hòa với các vị mặn, chua, ngọt để làm nổi lên cái vị ngon của món ăn đồng thời cũng góp thêm vị riêng của nó. Ðó là vị "unami", một phối hợp hương vị của pho mát, thịt và cà chua.

Bột ngọt hiện vẫn được coi như an toàn, nếu dùng giới hạn vừa phải, mặc dù đôi khi cũng có người phản ứng nhẹ với nó. Tuy nhiên, hiện nay đang có nhiều nghiên cứu về tác dụng của bột ngọt đối với trẻ em, bởi vì đã có những quan sát trong phòng thí nghiệm cho thấy chất này gây tổn thương cho tế bào não ở thỏ và chuột. Chưa có bằng chứng nào về những tác hại tương tự ở con người, nhưng có nhiều công ty sản xuất thực phẩm trẻ em đã tự nguyện ngưng sử dụng chất này.

Bột ngọt thường được cho thêm vào rau đóng hộp, nước xốt thịt, và thường được dùng để chế biến thịt, nấu nướng.

7- Chất làm ngọt

Trong nhóm này có các loại đường như đường tinh chế (sucrose), đường tự nhiên trong trái cây fructose, dextrose.

Ðường cho vị ngọt, làm thực phẩm có mầu nâu cháy và cũng giữ thực phẩm khỏi hư. Người La Mã cổ xưa kia đã biết giữ trái cây khỏi hư bằng mật ong.

Món ăn nướng, đồ hộp, trái cây hộp hoặc đông lạnh, nước trái cây uống, mứt, thạch, nước ngọt đều được cho thêm đường.

Thêm vào đó, cón những chất điều chỉnh độ acid, chất chống tạo bọt, chất chống đóng vón, chất làm đông đặc, làm dày, làm chắc, các loại men...

Chất phụ gia thường dùng- Chất phụ gia Dùng trong thực phẩm

- Duy trì cấu trúc thực phẩm

Alginates, Lecithin, Mono-& Diglycerides, Methyl Cellulose, Carrageenan, Glyceride, Pectin, Guar Gum, Sodium Aluminosilicate Bánh ngọt, dầu trộn sà lát, kem, pho mát, muối ăn

- Bổ sung dinh dưỡng

Vitamins A and D, Thiamine, Niacin, Riboflavin, Pyridoxine, Folic Acid, Ascorbic Acid, Calcium Carbonate, Zinc Oxide, Iron Bột gạo, bánh bích quy, ngũ cốc khô ăn sáng,, Margarine, sữa, muối trộn i-ốt, Gelatin

- Chất tạo vị ngon cho món ăn

Propionic Acid, Ascorbic Acid, Butylated Hydroxy anisole (BHA), Butylated Hydroxytoluene (BHT), Benzoates, Sodium Nitrite, Citric Acid Bánh mì, pho mát, trái cây đông lạnh và khô, Margarine, thịt

- Chất duy trì độ acit/kiềm

Yeast, Sodium Bicarbonate, Citric Acid, Fumaric Acid, Phosphoric Acid, Lactic Acid, Tartrates Bánh cúc ki, bích quy, bơ, nước có hơi, thức ăn trẻ em đóng hộp

- Tăng hương vị và mầu sắc

Cloves, Ginger, Fructose, Aspartame, Saccharin, FD&C Red No.40, Monosodium Glutamate, Caramel, Annatto, Limonene, Turmeric Nước có hơi, sữa chua, thịt ham, pho mát, súp, bánh kẹo

 

Kết luận

Theo bác sĩ Virgil Wodicka, Cơ Quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ thì, gia vị thực phẩm ít gây ra rủi ro hơn là vi khuẩn, nhiễm do môi trường, do chất độc thiên nhiên hoặc do các chất tạo ra trong khi sửa soạn, nấu nướng không an toàn. Chẳng hạn như thịt nướng cháy trên than sinh ra một hóa chất có thể gây ung thư.

Tuy nhiên, hiện nay đang có nhiều nghiên cứu để theo dõi tác dụng tích lũy lâu năm cũng như hậu quả của việc sử dụng số lượng quá lớn các chất phụ gia. Các nghiên cứu này được thực hiện trên súc vật trong phòng thí nghiệm, cũng như qua thu thập các dữ kiện dịch tể.

Trong khi chờ đợi, chúng ta vẫn có thể yên tâm tận hưởng thực phẩm có các chất phụ gia mà không phải lo ngại nhiều. Ðiều quan hệ là cần theo đúng nguyên tắc điều độ và vừa phải, cân bằng tốt các chất dinh dưỡng và dùng các chất phụ gia ở mức độ đã được cơ quan hữu trách hướng dẫn.

 

 NGUYỄN Ý-ÐỨC

 

=END=

 

7- Tin Tức Di Trú

 

- Duy Trì Quy Chế Thẻ Xanh Trong Thời Gian Xuất Ngoại

 

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

 

Nhiều người tin rằng chỉ cần một chuyến quay trở lại Hoa Kỳ mỗi năm sẽ duy trì tình trạng thường trú nhân, nhưng thực tế cho thấy điều này không đủ chứng minh dự tính duy trì diện cư dân tại Hoa Kỳ. Thường trú nhân phải thực hiện thêm một số việc để có thể duy trì diện cư trú của mình.

Những chuyến xuất ngoại dài hạn có ảnh hưởng đến diện cư trú dài hạn hợp pháp, hoặc ảnh hưởng đến đơn xin quốc tịch Mỹ không?

Những lần vắng mặt bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ hơn sáu tháng có thể làm cho sở di trú nghĩ rằng người này muốn từ bỏ diện thường trú nhân. Những lần vắng mặt hơn một năm cần xin thẻ tái nhập cảnh (tức thẻ re-entry permit) để có thể trở lại Hoa Kỳ.

Một thường trú nhân có thể làm gì để tránh bị xem là từ bỏ diện di dân trong trường hợp vắng mặt lâu dài bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ?

Những yếu tố quan trọng là 1) khoảng thời gian và lý do vắng mặt, và (2) những loại ràng buộc thường trú nhân duy trì tại Hoa Kỳ.

* Thường trú nhân có thể xin thẻ tái nhập cảnh nếu thời gian vắng mặt dài hơn một năm. Một thẻ tái nhập cảnh thuờng có giá trị trong 2 năm. Ðiều này chứng tỏ người đi du lịch không có ý định muốn từ bỏ tình trạng cư trú thường xuyên.

* Khai thuế trong khi ở nước ngoài. Thuế cần khai với tư cách là một thường trú nhân tại Hoa Kỳ, chứ không thể khai không-thường-trú-nhân. Quên hoặc không khai thuế lợi tức được xem là dấu hiệu muốn từ bỏ quy chế thường trú nhân.

* Người thường trú nhân cũng cần duy trì một chương mục ngân hàng và các thẻ tín dụng tại Hoa Kỳ. Những chương mục này c?n có sinh ho?t càng nhiều càng tốt. Thí dụ: nếu thường trú nhân được thuê mướn ở ngoại quốc, tiền lương nên ký thác vào chương mục của mình ở Hoa Kỳ.

* Thường trú nhân cũng nên tiếp tục gia hạn bằng lái xe Hoa Kỳ của mình.

* Nếu có thể, thường trú nhân nên mua bất động sản tại Hoa Kỳ.

* Nếu thường trú nhân vắng mặt vì lý do công việc, nên có một lá thư của công ty chủ nhân cho biết chi tiết loại công việc và thời gian làm việc.

* Nếu vắng mặt vì lý do gia đình hoặc cá nhân, nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ chứng minh.

Thường trú nhân nên làm gì khi trở lại Hoa Kỳ sau thời gian dài ở ngoại quốc?

Nếu được nhân viên di trú hỏi về thời gian sống ở ngoại quốc, thường trú nhân nên chuẩn bị giấy tờ cho thấy ý định duy trì tình trạng thường trú nhân. Một trong những cách tốt nhất để thực hiện việc này là thu thập bản sao các giấy tờ liên hệ trong một hồ sơ để dễ dàng trình cho nhân viên di trú tại phi trường. Những giấy tờ này có thể là:

* Bản sao thuế thu nhập.

* Giấy chủ quyền tài sản

* Hồ sơ chương mục ngân hàng.

* Thư của chủ nhân công ty.

* Lá thư giải thích lý do gia hạn sự vắng mặt ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

 

=END=

 

8- Giới Thiệu Sách Mới

 

- Tạp Ghi 'Ấm Lạnh Quê Người': Huy Phương Bỡn Cợt Xót Xa...

 

Phan Tấn Hải

 

Ðã quen thuộc với độc giả nhiều năm qua các bài tùy bút và tạp ghi trên nhật báo Người Việt, Huy Phương là một tên tuổi không cần giới thiệu nhiều. Và những tác phẩm của ông đều đặn phát hành ra các tiệm sách vẫn được độc giả tìm mua nồng nhiệt.

Nơi đây thử trích lại lời của nhà văn Phan Nhật Nam khi nhận định về tuyển tập tạp ghi Ði Lấy Chồng Xa của Huy Phương do nhà Nam Việt xuất bản 2006: "Huy Phương đã viết tận chân tình... viết vì bổn phận của người được sống sót.... Với chữ nghĩa trầm lắng, nhân hậu..."

Ðó là những lời khen nồng nhiệt từ nhà văn họ Phan vốn rất kiệm lời. Và tuần sau, một tuyển tập khác của Huy Phương sẽ lại được ra mắt, và chắc chắn cũng sẽ được đón nhận nồng nhiệt tương tự, và lần này với các chủ đề sôi nổi hơn, thời sự hơn.

Theo chương trình, tuyển tập tạp ghi "Ấm Lạnh Quê Người" của Huy Phương sẽ ra mắt vào 2PM ngày thứ bảy 11-8-2007. Tại hội trường nhật báo Người Việt, 14771 Moran Street, Westminster. Diễn giả: Bùi Bảo Trúc - Vũ Ánh. MC: Ðinh Quang Anh Thái. Văn Nghệ bỏ túi - Uống trà thân hữu. LL: Huy Phương (949) 654-7715.

Tuyển tập Ấm Lạnh Quê Người dày 310 trang, gồm 41 bài tạp ghi và một bài thơ dịch. Ðây cũng là một điểm độc đáo của tuyển tập này: một bài thơ dịch nằm giữa hàng trăm trang văn xuôi.

Bản chính bài thơ là "To Our Dear Child," của tác giả Vô Danh, được Huy Phương dịch ra Việt ngữ tựa đề "Gởi Con Yêu Dấu," và rất là bùi ngùi khi đọc trong mùa lễ Vu Lan Báo Hiếu này. Nơi đây trích vài đoạn đầu của bài như sau:

 

"Nếu một mai thấy cha già mẹ yếu

Hãy thương yêu và thấu hiểu song thân.

Những lúc ăn mẹ hay thường vung vãi

Hay tự cha không mặc được áo quần.

***

Hãy nhẫn nại nhớ lại thời thơ ấu

Mẹ đã chăm lo tã, áo, bế bồng.

Bón cho con từng miếng ăn, hớp sữa

Cho con nằm trong nệm ấm chăn bông.

***

Cũng có lúc con thường hay trách móc

Chuyện nhỏ thôi mà mẹ nói trăm lần.

Xưa kia bên nôi, giờ con sắp ngủ

Chuyện thần tiên mẹ kể mãi không ngưng..."

 

Rất là bùi ngùi. Ðúng là "chữ nghĩa trầm lắng, nhân hậu..." như Phan Nhật Nam đã nhận định.

Vài dòng tiểu sử về Huy Phương được nhà văn Ðỗ Văn Phúc viết như sau:

"Huy Phuơng là một bút hiệu rất quen thuộc. Ông tên thật là Lê Nghiêm Kính, nhà giáo động viên vào khoá 16 Thủ Ðức. Từng là Biên tập viên báo chí và đài phát thanh Quân đội, Tổng thư ký toà soạn Nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hoà và tạp chí Tiền Phong, Trưởng phòng Tâm Lý Chiến và Chính Huấn tại TTHL Quang Trung. Sau 1975, bị 7 năm tù cải tạo; hiện định cư tại Orange County, California. Ông cộng tác với nhiều báo, tạp chí ở hải ngoại. Ông viết thường xuyên phần Tạp Ghi cho nhật báo Người Việt tại California. Sách đã xuất bản: Mắt Ðêm Dài (thơ), Mây Trắng Ðồn Xa (truyện ngắn), Nước Mỹ Lạnh Lùng (tạp ghi), Ði Lấy Chồng Xa (tạp ghi)..."

Bây giờ lại thêm một tác phẩm mới phát hành từ Huy Phương. Tuyển tập mới Ấm Lạnh Quê Người của Huy Phương vừa phát hành tuần này cũng nói về rất nhiều đề tài, nơi đây chúng ta thử trích về chuyện thường gặp nhất: đi đám cưới, nhiều người ngại ngồi gần nhau... Ðó là chuyện không lớn lao gì, nhưng có thể làm một số người mất vui. Ðó là bài "Một Chỗ Ngồi," trang 153, trích vài đoạn đầu với văn phong nhân hậu của Huy Phương như sau:

 

"Một chỗ ngồi"

Cuối tháng sau, tôi được mời đi dự tiệc cưới của con gái một người bạn cũ, nhưng tuần nay, bạn tôi đa điện thoại hỏi tôi có nhận lời đi hay không và đây mới là câu hỏi quan trọng: "Ông muốn ngồi với ai, có kỵ thằng nào không, để tôi còn sắp chỗ?"

Thật tình tôi rất thông cảm với bạn tôi về chuyện này. Tổ chức một đám cưới cho con thì chuyện bàn bạc với thông gia, mua lễ vật, tổ chức giờ giấc, mời bà con đi họ, in thiệp cưới, thuê chụp ảnh quây phim... đều là những việc nhỏ, chỉ duy có việc sắp chỗ ngồi trong tiệc cưới mới là... đau đầu, và chính tôi cũng có nhiều kinh nghiệm về vụ nay sau khi dựng vợ gả chồng cho con cả chục năm về trước. Bây giờ chỉ còn đi đóng hụi... chết, chứ chẳng phải lo lắng gì nữa việc tổ chức cưới hỏi cho con cái.

Trong số quan khách, bà con, bạn bè đủ loại qua rất nhiều thời gian giao hảo, có thằng bạn nối khố quen nhau cả nửa thế kỷ trước, có người mới biết trong một cuộc hội họp gần đây, mình đâu có biết trong các nhân vật nay, ông nào ghét ông nào, bà nào không chịu ngồi chung với "con mẹ" nào.

Không những ghét, mà có người con thề "không đội trời chung" với người khác nữa, người chủ nhà đâu có biết nguyên do, lai lịch những chuyện đấm đá, thù hận thương ghét giữa những "ốc đảo" nay để thu xếp cho trọn vẹn, nên cố gắng hỏi thật tình người khách mời, để thà "mất lòng trước được lòng sau" là chu đáo nhất. Không phải có người chỉ kỵ ngồi chung bàn thôi mà còn kỵ cả chung tiệc nữa: "Ông mời nó, thì chừa tôi ra, ông nhá! Thấy cái bản mặt nó là tôi chịu không nổi rồi!"

Tôi xin kể một câu chuyện mà hình như đã kể với bạn rồi để minh chứng cho chuyện này. Trong một buổi ăn nhậu tất niên của một hội đoàn tại địa phương nay, địa phương có tới những hai ba đại diện "cộng đồng", lẽ cố nhiên mỗi cộng đồng phải có một ông hay bà chủ tịch. Ông Chủ Tịch Cộng Ðồng B, khi bước vào cửa, đến bàn tiếp tân, câu hỏi đầu tiên ông là: "Có ông X., chủ tịch cộng đồng A. trong này không?"

Cô tiếp tân, sau khi rê ngòi bút trên danh sách quan khách, bèn lễ phép trả lời:- Thưa Ông có, ông X. ngồi chung bàn với ông, số 13." Thế là ông Chủ tịch Cộng Ðồng đến sau hầm hầm quay gót trở ra cửa, vừa đi vừa nói chủ ý cho người khác nghe: "Xin lỗi, có thằng chả là không có tôi"..."

Vậy đó, văn phong của Huy Phương hiền lành như vậy đó. Nói về một chuyện thường gặp mỗi tuần, chuyện chỗ ngồi trong bàn tiệc cưới... Ông không đề ra giải quyết nào, nhưng là nêu lên những đạo lý giữa cõi người... Ðó là những dòng chữ cần được đọc chậm rãi, trầm lắng. Nghĩa là, phải đọc cùng một tầng giao cảm trầm lắng với tác giả.

Trân trọng kính mời độc giả tới dự buổi ra mắt tuyển tập tạp ghi "Ấm Lạnh Quê Người" của Huy Phương vào lúc 2PM ngày thứ bảy 11-8-2007. Tại hội trường nhật báo Người Việt, 14771 Moran Street, Westminster.

Nơi đó, sẽ có rất nhiều tấm lòng hơn là chỗ ngồi, và trên cõi văn đầy chân tình này sẽ không một ai nghĩ gì tới chuyện kiêng kỵ gì ngồi bên nhau...

Nơi đó, trên những trang sách của Huy Phương, nói theo nhà phê bình Ðỗ Văn Phúc là, "...cảm ơn nhà văn Huy Phương đã nói lên giùm rất nhiều điều mà tôi vẫn ấm ức muốn viết ra nhưng không có khả năng làm sống động trên các trang giấy. Trong những điều mỉa mai, bỡn cợt có một giọt nước mắt xót xa, cay đắng..." (trang 303)

Bỡn cợt với nước mắt xót xa? Xin mời độc giả tự lật ra từng trang để tìm...

 

 Phan Tấn Hải

 

 

* Huy Phương

 

=END=

 

9- Truyện Hay Ngoại Quốc

 

- Bảy Ðồng Xu

 

Móricz Zsigmond

Dịch giả: Tưởng Bình Minh

(Nguyên tác tiếng Hungary, truyện ngắn "Hét krajcár".)

 

Ðức Chúa nhân từ thật khéo sắp đặt, bởi đến cả những thân phận khốn cùng nhất của cuộc đời này cũng có thể bật lên tiếng cười. Văng vẳng từ túp lều rách nát kia đâu chỉ có những bi thương ai oán, mà còn có cả giọng cười chân thành. Thậm chí, kẻ nghèo khổ còn cười rất nhiều ngay những lúc đáng lẽ ra họ phải ôm mặt khóc.

Tôi biết rất rõ về thế giới này. Cũng như nhiều thế hệ của dòng họ Soós, cha tôi đã sống qua những tháng ngày tồi tệ nhất trong đói khát nghèo hèn. Lúc ấy ông làm công nhật tại một xưởng máy nhỏ. Hệt những kẻ cùng làng, cha tôi chẳng lấy làm thích thú tự hào gì mỗi khi có dịp nhắc lại quãng thời gian vất vả ấy. Thật sự là vậy.

Và cũng thật sự rằng, suốt cả quãng đời sau này, tôi chẳng bao giờ còn được cười nhiều như những năm tháng thuở ấu thơ.

Làm sao tôi còn có thể cười được, khi bóng hình mẹ thương yêu đã mãi mãi khuất xa. Làm sao tôi còn có thể mừng vui được, khi sẽ chẳng bao giờ còn thấy lại những ánh cười trên khuôn mặt đỏ ửng của mẹ tôi năm nào. Mỗi khi mẹ tôi cười, từng giọt long lanh lã chã tuôn rơi từ khóe mắt, để rồi sau đó là những tràng ho rũ rượi khiến cổ họng mẹ gần như tắc nghẹn.

Và chưa bao giờ mẹ tôi đã cười nhiều như trong một chiều đáng nhớ ấy, khi cả hai chúng tôi cùng nhau lục tìm để có được bảy đồng tiền xu. Vâng, chúng tôi đã tìm và đã kiếm được chúng. Ba đồng ở ngay trong ngăn kéo của chiếc máy khâu, đồng thứ tư ở ngăn trên cùng của cái chạn trong bếp... Với những đồng còn lại thì mọi việc đã chẳng dễ dàng chút nào.

Mẹ tôi chính là người tìm thấy ba đồng xu đầu tiên. Mẹ tin rằng chúng tôi còn có thể kiếm được nhiều hơn thế từ cái ngăn kéo máy khâu. Bởi vì những lần nhận tiền công từ việc may thuê vá mướn, bao giờ mẹ cũng cẩn thận cất tiền vào đó. Với tôi, chiếc ngăn kéo nhỏ bé ấy là kho báu vô tận. Chỉ cần thò tay vào một chốc lát là tôi có thể lôi ra từ đó đủ mọi thứ trên đời.

Vậy mà tôi vẫn hết sức kinh ngạc khi mẹ lấy ra từ trong đó cơ man nào là những cây kim đã gãy tự bao giờ, rồi những chiếc kéo sẫm màu han rỉ, những mảnh vải nhỏ xíu đã sờn màu, và đủ loại cúc áo nữa. Với đôi mắt mở to vì quá đỗi ngạc nhiên, mẹ tôi thốt lên:

"Chúng trốn ở đây!"

"Chúng" là những ai hở mẹ?"

"Những đồng xu," mẹ nói trong tiếng cười.

Rồi mẹ lôi hẳn cả chiếc ngăn kéo ra khỏi bàn khâu.

"Nào con trai bé bỏng, con bước qua bên đây cạnh mẹ, chúng ta sẽ cùng nhau tóm cổ quân xấu xa này. Những đồng xu ranh mãnh quá đi thôi".

Liền đó, ngay vừa lúc ngồi thụp xuống đất, hai tay mẹ đã thật nhanh lật úp chiếc ngăn kéo lên trên nền nhà. Nhanh đến mức tôi chẳng thấy thứ gì kịp rơi ra ngoài. Hình như mẹ sợ những đồng xu sẽ bay đi mất. Mọi thứ y như lúc người ta đang cố bắt chú bươm bướm bằng chiếc mũ đội đầu vậy.

Không thể không bật cười trước cảnh tượng khôi hài đó.

"Chúng ở đây, ngay trong này", mẹ nhoẻn miệng cười, tuồng như chẳng có lý do gì để mẹ vội vã nhấc ngăn kéo lên ngay, "Cho dù sẽ chỉ có duy nhất một đồng xu thôi, nhất định nó phải ở trong đây, đúng không con trai của mẹ?".

Tôi cũng ngồi thụp xuống nền nhà và đưa mắt cẩn thận dò quanh, lỡ có đồng xu lấp lánh nào đã lọt ra ngoài thì sao.Im lìm. Nhưng thật sự mà nói thì cả tôi lẫn mẹ chẳng ai tin đã có đồng xu nào đó kịp rơi ra từ chiếc ngăn kéo tội nghiệp kia.

Chốc lát, mẹ và tôi nhìn nhau, rồi cùng phá lên cười trước trò chơi trẻ con do chính chúng tôi bày ra.

Tôi đưa tay lên chiếc ngăn kéo đang nằm úp trên nền nhà.

"Suỵt!", tiếng mẹ thầm thì, " Cẩn thận thôi con trai của mẹ, kẻo chúng sẽ chạy thoát mất. Con vẫn chưa biết đâu, bọn xu hết sức nhanh nhẹn. Chúng có thể chạy rất nhanh, đúng hơn là chúng lăn rất nhanh. Nhưng mà bây giờ chúng có thể lăn như thế nào được nhỉ...".

Chúng tôi nghiêng người sang phải rồi lại sang trái. Ðã nhiều lần mẹ lỡ làm rơi những đồng xu xuống nền nhà và chúng lăn thật nhanh vào những chổ khó tìm.

Rốt cuộc thì tôi cũng đã bình tĩnh trở lại. Tôi thò tay ra toan lật nghiêng chiếc ngăn kéo.

"Khoan đã con trai!", lại là tiếng của mẹ. Tôi giật thột và rụt ngay tay lại, cứ như là các ngón tay của tôi vừa chạm vào lò sưởi rực lửa vậy.

"Từ từ thôi nào con trai hấp tấp của mẹ! Ðừng dễ dàng cho chúng thoát như vậy. Những đồng xu sẽ là của mẹ con mình, chừng nào chúng vẫn nằm dưới chiếc ngăn kéo này. Con hãy để cho chúng lặng yên một lát nữa. Vì như con biết đấy, mẹ muốn giặt vài mẻ quần áo ngay bây giờ. Nhưng để có thể giặt giũ, chúng ta cần xà phòng. Và để mua được xà phòng, mẹ con mình cần có ít nhất bảy xu. Vì nếu ít hơn bảy xu, người ta sẽ không bán cho mình. Chúng ta đã kiếm được ba xu rồi, bây giờ chỉ cần thêm bốn xu nữa thôi. Bốn đồng xu của mẹ con mình đang nằm dưới ngôi nhà tí xíu này đấy", mẹ vừa nói vừa chỉ tay vào chiếc ngăn kéo, "Chúng sống trong đó. Và bọn xu không muốn bị kẻ khác quấy rầy. Nếu cảm thấy bực mình, chúng sẽ bỏ đi ngay lập tức, và mẹ con mình sẽ chẳng bao giờ còn được nhìn thấy chúng nữa đâu. Phải cẩn thận, vì bọn xu rất khó tính, nên đối xử với chúng một cách khôn khéo. Và bằng sự tôn trọng nữa. Chúng đỏng đảnh như các nàng tiểu thư vậy... Con trai, con không biết bài hát nào để dụ bọn xu ra đây ư?".

Mẹ và tôi lại bật cười. Tôi biết chứ. Tôi vẫn thường hát để dụ lũ ốc sên thò cổ ra khỏi vỏ của chúng mà. Những bài hát của chúng tôi rất vui. Và thế là tôi bắt đầu:

"Bác tiền ơi ra đây nhanh

Nhà bác đang cháy tanh bành, ra đi..."

Hát xong, tôi nhấc bổng chiếc ngăn kéo và nhẹ nhàng đặt nó sang một bên. Vô số những món đồ lặt vặt lẫn giữa cơ man nào là rác rưởi. Chẳng thấy đồng xu nào cả. Một xu cũng không. Mẹ bặm môi ra chiều tiếc nuối nhưng vẫn cố sục sạo giữa mớ hỗn độn trên nền nhà. Vô ích.

"Thật là tệ", mẹ nói,"Vì nhà ta đến một chiếc bàn cũng chẳng có. Nếu như chúng ta úp ngăn kéo lên mặt bàn thì bọn xu sẽ được tôn trọng hơn, và chúng đã không bỏ đi".

Tôi thẫn thờ. Ðôi bàn tay tôi quờ quạng lần mò một cách vô thức để nhét đống "kho báu" vào lại ngăn kéo. Mẹ lặng thinh không nói gì cả. Có lẽ mẹ đang cố lục tìm trong trí nhớ tất cả những nơi mà có lúc nào đó mẹ từng cất tiền.

Hình như một ánh chớp đã vụt qua óc tôi.

"Mẹ ơi, con biết một chổ có xu!"

"Ở đâu thế con trai, mẹ con mình sẽ tìm ngay trước khi nó kịp tan như tuyết".

"Trong chạn bếp. Ngăn trên cùng mẹ à".

"Ôi cậu bé bất hạnh của mẹ. Thật may mắn vì bây giờ con mới nói ra, nếu không thì gã xu ấy cũng đã bỏ mẹ con mình mà đi như bọn bạn của nó rồi".

Chúng tôi ngồi bật dậy và nhanh chóng ra bếp. Tấm kính ở cửa chạn đã vỡ từ lâu. Nhưng tôi biết ở góc trái ngăn trên cùng có một đồng xu. Ðã ba ngày nay tôi cứ dùng dằng nửa muốn lấy nó ra nửa lại không muốn. Nhưng rốt cuộc tôi vẫn kìm lòng được. Nếu bạo gan hơn một chút, tôi đã có thể dùng đồng xu ấy để mua một viên kẹo.

"Nào, bây giờ mẹ con mình đã có bốn xu rồi. Ðừng bao giờ lo lắng gì cả, con trai của mẹ nhé. Chúng ta đang có hơn một nửa số xu. Chỉ cần ba xu nữa thôi. Mẹ con mình đã mất một giờ đồng hồ để tìm ra xu thứ tư thì chúng ta cũng sẽ tìm ra ba xu còn lại trước khi trời tối, phải không con trai? Thế là mẹ vẫn sẽ kịp giặt một mẻ trước lúc mắt chúng ta cũng mù như màn đêm. Nhanh lên nào con yêu, chúng ta sẽ lục lần lượt các ngăn chạn. Thể nào mỗi ngăn cũng có một xu".

Nếu như mỗi ngăn chạn đều có một xu thì hai mẹ con tôi tha hồ mà nhiều tiền. Có thể là ngày xửa ngày xưa cái chạn này đã được dùng trong bếp của một gia đình khá giả nào đó chẳng hạn. Nhưng ở đây, trong nhà tôi, chúng tôi chẳng mấy khi có thức ăn hay vật dụng để mà phải dùng đến nó. Ðiều đó lại là sự may mắn cho cái chạn tội nghiệp, vì nó đã quá ọp ẹp rồi, cứ lung lay run rẩy như răng bà lão vậy.

Mỗi lần lôi ra một ngăn chạn rỗng tuếch là mẹ tôi lại buông lời trách móc than vãn:

"Anh bạn thật giàu quá đấy chạn ạ. Không bao giờ anh bạn có thứ gì cả. Làm sao có thể chấp nhận được. Ôi gã ăn mày, đến một xu anh cũng chẳng có sao? Và anh cũng sẽ chẳng bao giờ có đâu nhỉ. Anh bạn luôn trung thành với sự đói nghèo của chúng tôi mà. Sẽ tốt hơn nếu anh chẳng có đồng xu nào hết. Vì cứ cho là có đi thì khi chúng tôi muốn dùng nó để mua xà phòng thì anh bạn cũng đâu chịu đưa?".

"A ha, cậu này mới là giàu nhất này!", mẹ reo lên khi chiếc ngăn chạn dưới cùng được lôi ra. Nó nhẹ tênh vì đã mất đáy tự bao giờ.

Mẹ quàng tay ôm lấy cổ tôi và cả hai chúng tôi cùng ngồi phịch xuống đất để cười ngặt nghẽo.

"Gượm chút nào con trai", giọng mẹ thật hối hả, "Chúng ta sẽ có tiền. Trong túi quần của cha con!".

Rồi mẹ đi nhanh tới cạnh mớ quần áo của cha được vắt trên những chiếc đinh đóng chặt vào tường. Thật kỳ diệu, mẹ rút tay ra từ chiếc túi đầu tiên và chìa cho tôi xem một đồng xu. Không thể tin nổi.

"Ðây rồi, một xu nữa! Chúng ta đang có bao nhiêu cả thảy hở con trai? Mẹ con mình thậm chí còn chẳng kịp đếm nữa. Một, hai, ba, bốn, năm...Năm! Chỉ cần thêm hai xu nữa thôi. Hai xu chẳng là cái gì cả. Nếu chúng ta đã có năm xu thì cũng sẽ có thêm hai xu nữa, đúng không con?".

Rồi mẹ lục hết tất cả số túi còn lại của áo quần cha, nhưng vô ích. Chẳng có thêm gì cả. Hai xu nữa thôi. Nhưng biết kiếm đâu ra bây giờ.

Khuôn mặt mẹ tôi giờ đây đã đỏ bừng. Có thể do chúng tôi quá hồi hộp, thậm chí còn tỏ ra khá kích động. Ðáng lẽ mẹ không được phép làm việc gì cả, nếu không mẹ sẽ lại ho và ốm. Tất nhiên không tính chuyện chúng tôi đang làm. Vì chẳng ai có thể cấm người ta lục lọi trong nhà của chính họ để tìm tiền".

Lúc này đây, hoàng hôn đang từ từ buông xuống. Chốc nữa thôi là trời sẽ tối mịt. Ngày mai cha tôi có công chuyện nên phải mặc sơ mi. Nhưng chỉ với nước giếng, không có xà phòng, mẹ sẽ chẳng tài nào tẩy hết những vết dầu mỡ loang lỗ trên áo cha.

Chợt nhiên mẹ vung bàn tay đánh bộp vào trán mình.

"Ôi, mẹ mới chính là kẻ ngớ ngẩn! Chẳng bao giờ mẹ chịu nghĩ đến túi của chính áo quần mình. Nhưng không sao, bây giờ đã nhớ ra rồi, mẹ sẽ xem chúng ngay!".

Mẹ lục lọi thêm một hồi. Và rồi không thể tuyệt vời hơn, chúng tôi có thêm một xu nữa. Xu thứ sáu.

Chúng tôi gần như phát sốt. Bây giờ chỉ cần duy nhất một xu nữa thôi.

"Con trai, con lục trong túi của con xem. Biết đâu...".

Trong túi tôi ư? Tôi lộn ngược tất thảy chúng lên. Nhưng chẳng có gì hết.

Ðêm đang xuống rất nhanh, và chúng tôi đứng chôn chân dưới nền nhà với sáu đồng xu. Thiếu mất một đồng, sáu xu kia trở nên thật vô nghĩa. Với sáu xu, chủ hiệu đầu làng sẽ chẳng bán cho mẹ nửa bánh xà phòng. Mẹ đã quá nhiều lần van nài ông ta xin được mua thiếu rồi. Những người hàng xóm, ai cũng nghèo như chúng tôi. Mà chẳng lẻ mẹ lại đi vay có mỗi một xu?

Mẹ và tôi chẳng biết làm gì hơn ngoài việc cười và cười trước hoàn cảnh éo le hy hữu ấy.

Thình lình một người ăn mày bước vào sân. Bằng giọng nghe như hát, ông ta bắt đầu cất lời cầu xin.

Mẹ tôi nhìn người ăn mày rồi bật cười ngặt nghẽo.

"Tội nghiệp cụ, chúng tôi chẳng có gì cho cụ đâu", mẹ nói, " Cả chiều hôm nay, hai mẹ con tôi cứ mãi đánh vật để mua cho được nửa bánh xà phòng. Ðến giờ vẫn còn thiếu mất một xu".

Người ăn mày, với khuôn mặt phúc hậu, trợn tròn đôi mắt vì quá ngạc nhiên.

"Một xu?", ông ta hỏi.

"Vâng".

"Ðây, cầm lấy đi!".

"Có cần vậy không, nhận cả bố thí từ kẻ hành khất như cụ!".

"Ðừng nói thế nữa mà, con gái, ta chẳng thiếu gì cả đâu. Thứ duy nhất ta vẫn còn thiếu là một xẻng đất. Với nó, mọi thứ trên đời này sẽ êm xuôi".

Ðoạn, người ăn mày đặt vào lòng bàn tay tôi một đồng xu. Ông cám ơn và giã biệt chúng tôi bằng những bước chân tập tễnh buồn bã.

"Cầu Chúa phù hộ cho cụ!".

Mẹ tôi lặng đi một lát rồi bật lên những tiếng cười to.

"Chúng ta có đủ tiền mới đúng lúc làm sao! Bây giờ thì mẹ chẳng thể giặt giũ được gì nữa rồi con trai ạ. Chúng ta chẳng có dầu để thắp đèn".

Giọng cười của mẹ chết nghẹn bởi những tràng ho rũ rượi tưởng chừng thít chặt cổ họng. Tôi bước đến bên cạnh và ôm lấy mẹ. Mẹ úp cả bàn hai tay vào mặt và run rẩy sau mỗi đợt ho. Có thứ gì đó âm ấm rớt lên tay tôi.

Máu. Ðó là những giọt máu quý giá của mẹ tôi, người đã có thể bật lên những tiếng cười chân thành từ con tim, điều mà không phải kẻ nghèo khổ khốn cùng nào cũng có thể làm được.

 

Móricz Zsigmond

1908

 

=END=

 

**********************************

 
 
 
Home Page
 
 
 
Tài Liệu
 
Tài liệu
Tài liệu Lưu trữ
Tin tức Lưu trữ
Nguyễn Quang Duy