TRẬN ĐẤU CHUNG KẾT
Bầu Cử Tổng Thống Pháp
Nguyễn Gia Tiến
GIAI ĐOẠN
GÂY CẤN
Các cuộc thăm ḍ dư luận đă khá đúng. Kết quả cuộc bàu cử Tổng thống sơ khởi (ṿng 1) ngày Chủ Nhật 22 Tháng 4. 2007 vừa qua, trong số 12 ứng cử viên, cử tri Pháp đă dồn phiếu cho 2 ứng viên được nhiều phiếu nhất, đúng như dự đoán là Nicolas Sarkozy,(31% số phiếu), phe Hữu, thuộc Đảng UMP (Union pour un Mouvement Populaire), và nữ ứng cử viên Ségolène Royal (25%), phe Tả, Đảng Xă Hội PS (Parti Socialiste).
Trận
đấu chung kết quyết liệt (ṿng 2) sẽ
diễn ra ngày Chủ Nhật 6 Tháng 5. 2007 tới đây. Tuần
này là giai đoạn "giữa 2 ṿng" (entre-deux- tours),
cuộc tranh cử đang tiếp tục sôi nổi, gây
cấn. Đây là nước rút cuối cùng giữa hai
đấu thủ.
Lần này,
trận chung kết trở lại h́nh thái cố hữu là
cuộc đối kháng rơ rệt thường xuyên giữa
hai phe Tả-Hữu. Chứ không như lần
trước, năm 2002, khi Chirac, Tổng thống măn
nhiệm của phe Hữu, đấu với thủ lănh
phe cực Hữu là Le Pen. Lần đó, phe Tả mặc
dầu chống đối Chirac, đă phải dùng lá
phiếu « chiến lựợc » (vote utile), bất
đắc dĩ bầu cho ông ta, nhằm ngăn chặn
phe Cực Hữu Le Pen.
Người
về hạng 3 kỳ này là François Bayrou, 18% phiếu,
Đảng UDF (Union pour la Démocratie en France), khuynh
hướng « Trung Hữu » (Centre Droit), và hạng 4 là
Jean-Marie Le Pen, Đảng Front National (cực Hữu),
chỉ được 10% số phiếu.
Điểm
đặc biệt là dân Pháp hăng hái tham gia đông
đảo kỳ bầu cử này. Số cử tri tham
dự lên tới 85%, chưa hề có từ mấy chục
năm nay, chứng tỏ họ đ̣i hỏi, khát khao
một sự đổi thay dứt khoát, toàn diện.
Muốn hiểu hiện tượng này, có lẽ cần
xét đến t́nh trạng hiện nay của nước
Pháp.
BỐI CẢNH
NƯỚC PHÁP
Từ khoảng hơn hai chục năm nay, t́nh h́nh kinh tế xă hội nước Pháp có vẻ xa xút nhiều. Bằng chứng là trên cửa miệng các ứng cử viên luôn luôn có câu kêu gọi hô hào « phục hồi » (redresser) lại nước Pháp. Chứng tỏ một nước Pháp đang trên đà đi xuống. Có người qui trách nhiệm cho chính sách của phe Tả xuốt 14 năm cầm quyền, kể từ khi Mitterrand lên làm Tổng thống năm 1981.
Cũng như
tại các nước khác, phe Tả Pháp có chủ
trương tốt đẹp là đặt nặng
vấn đề Chính phủ giúp đỡ các tầng
lớp dân ít thu nhập, kém may mắn trong xă hội .
Nhưng có lẽ do sự lơ là, hay quản lư kém, dần
dà những trợ cấp xă hội, nhiều khi quá đáng,
trở thành gánh nặng quá sức cho công quỹ, nhà
nước không giải quyết nổi v́ hết tiền,
nợ nần chồng chất. Mặt khác, người
dân, một khi đă được hưởng các «
đặc quyền, đặc lợi xă hội » (acquis
sociaux), họ không sẵn sàng « nhả » ra nữa ! Các công
chức chính phủ, các công đoàn thợ thuyền …, khi
bị động chạm quyền lợi, họ rần
rần xuống đường phản đối, phá
phách, khiến mọi nỗ lực nhằm cải tổ
trở nên vô phương, hoàn toàn bế tắc. Rồi các
xí nghiệp, cơ chế làm ra của cải vật
chất cho xă hội, lại gặp thêm khó khăn do
đạo luật « làm việc 35 giờ một tuần »
của chính phủ Tả phái Jospin, khiến nền kinh
tế càng đi xuống, khó mà cất cánh.
Ngoài ra,
dưới thời Mitterrand, v́ luật pháp dễ dăi, và các
trợ cấp xă hội hậu hĩ, đă làm gia tăng
sự nhập cư ồ ạt của các sắc dân
thuộc Phi Châu, nhất là vùng Bắc Phi, từng là thuộc
địa cũ của Pháp. Sau mấy chục năm ḥa
trộn vào dân Pháp, cộng đồng các sắc dân này,
ngoài một số hội nhập tốt đẹp, c̣n
lại số khá đông, nhất là lớp trẻ, gặp
khó khăn về công ăn việc làm, do bản sắc dân
tộc, thêm kinh tế suy thoái, và phần nào bị kỳ thị.T́nh
trạng thất nghiệp càng gia tăng, họ trở
thành tầng lớp bất măn trong xă hội, sống
biệt lập « kiểu ghettos », ở vài vùng ngoại ô
Paris và một số tỉnh khác. Tại đây, đôi khi
t́nh trạng thiếu an ninh xa sút đến độ
cảnh sát không dám vào tuần hành. Ngoài ra, gần đây
lại thêm yếu tố Hồi Giáo quá khích xâm nhập,
khiến cho bối cảnh càng thêm phức tạp, căng
thẳng, dễ dàng bùng lên. Mùa thu năm 2005, những xáo
trộn, đốt xe, phá phách, đă bột phát trên
khắp nước Pháp, khiến Thế giới phải
sửng sốt.
Tóm lại,
mấy chủ đề Anh ninh, Dân nhập cư, và
nạn thất nghiệp, là những đề tài đang
được nhắc nhở nhiều nhất, trong
cuộc vận động tranh cử Tổng thống Pháp
hiện nay. Và dân Pháp ồ ạt đi bỏ phiếu,
cũng là nóng ḷng muốn thấy mấy vấn đề
này phải được giải quyết ổn thỏa,
dứt khoát.
Phải công
nhận các đề tài « dân nhập cư », và t́nh
trạng thiếu an ninh, đă được ứng
cử viên cực hữu Le Pen khai thác triệt để
từ nhiều năm qua, khiến ông ta đă hốt
bộn phiếu, suưt trở thành Tổng thống kỳ
bầu cử năm 2002. Lần này, việc ứng cử
viên phe Hữu Sarcozy dẫn đầu với 31% số
phiếu, có lẽ là do đă xâm nhập vào phần
đất của Le Pen, « cắt cỏ ngay dưới chân
» ông này, và thu hút cử tri của Le Pen !
VÀI NÉT VỀ HAI
ỨNG CỬ VIÊN HÀNG ĐẦU
Từ lâu, dân chúng Pháp đă chán ngán những khuôn mặt quen thuộc của các chánh khách « già », lăn lộn trên chính trường từ mấy chục năm, như ông Chirac bên Hữu, 75 tuổi, và bên Tả, các nhân vật kỳ cựu, thường được gọi là mấy « con voi » (éléphants) như Jospin, Fabius, Strauss-Kahn. .. đă từng làm Thủ tướng, Bộ trưởng … nhiều lần.
Năm nay các
nhân vật này đều bị Đảng của họ «
chê », không được chỉ định ra tranh cử.
Lần này, hai
ứng viên về hàng đầu là những khuôn mặt
mới và tương đối trẻ. Nicolas Sarkosy 52 tuổi
và Ségolène Royal 54, cũng là người phụ nữ
đầu tiên được bầu vào chung kết.
Sarkozy, mẹ
người Pháp gốc Do Thái, bố là một di dân Hungary đến Pháp vào thập niên
1940. Sarkozy xuất thân là một luật sư. Ông ta có quá
tŕnh hoạt động rất dài trong đảng Gaulliste
RPR ngay từ lúc mới 20 tuổi. Là môn đệ của
Chirac ngay từ thập niên 1970, Sarkozy là người
nhiều tham vọng và đầy nhuệ khí hoạt
động, nhưng dáng dấp nhỏ bé và hơi thấp,
nên có ngưới chê ông ta không có « tướng » làm Tổng
thống ! Ngoài ra, Sarkozy c̣n bị « xếp » Chirac trù dập
kể từ 1995 khi ông ta bỏ Chirac để theo đàn
anh Balladur lúc ông này ra ứng cử Tổng thống
nhưng thất bại. Tuy nhiên Sarkozy đă kiên tŕ
vượt mọi thử thách trên chính trường Pháp,
để đạt tới vai tṛ lănh đạo phe
Hữu hiện nay.
Ségolène Royal
cũng là luật sư, từng làm mấy chức nhỏ
hàng Bộ trưởng trong Chính phủ Tả phái Jospin.
Thành tích chính trị của bà ta khá khiêm nhượng,
khiến nhiều người nghi ngờ kinh nghiệm lănh
đạo, và khả năng của bà trong chức vụ
nguyên thủ quốc gia. Điển h́nh là cựu Thủ
tướng phe Tả Michel Rocard, người cùng
đảng và là đàn anh của bà, đă phê b́nh một câu
bất hủ : « Không thể giao tay lái chiếc xe tải chở
10 tấn thuốc nổ cho một người không có
bằng lái ! ». Tuy nhiên Đảng Xă Hội vẫn
đề cử Ségolène Royal, có lẽ v́ muốn một
khuôn mặt mới mẻ trẻ trung. Và nguyên sự
việc một ứng cử viên « thuộc phái nữ »
tự nó đă là một lợi điểm, là lá bài thuận
lợi, tạo một yếu tố tâm lư nặng kư
chăng ?
THAY LỜI
KẾT
So sánh các
đề án đôi bên đưa ra nhằm cải thiện
t́nh h́nh, có vẻ Sarkozy thuyết phục hơn với
những biện pháp rơ rệt, cụ thể, khả dĩ
giải quyết được các vấn đề
cấp bách của nước Pháp. Trong khi các kế
hoạch của phe Tả khá mơ hồ, không nhất quán,
có nguy cơ kéo dài sự tŕ trệ bế tắc hiện
nay.
Tuy nhiên dư
luận nước Pháp h́nh như vẫn phân đôi rơ
rệt với sự đối kháng Tả-Hữu mănh
liệt. Phe Tả, mặc dầu yếu kém hơn về
số phiếu, vẫn c̣n thu hút khá đông dân Pháp. Đây là
các thành phần thấp trong xă hội, các giới công
chức, nghiệp đoàn. Họ quen sống trong sự bao
che, trợ cấp, của một « nhà nước cứu
tinh » (Etat-providence) . Khi bị đụng chạm quyền
lợi, họ sẵn sàng xuống đường phản
đối, biểu t́nh, làm tắc nghẽn giao thông,
khiến mọi thiện chí cải tổ đă trở
thành những cơn ác mộng !
Tất cả
tạo h́nh ảnh như những đứa trẻ, đ̣i
quà bố mẹ không được, nằm lăn
xuống đất răy rụa ăn vạ ! Bố mẹ
chỉ c̣n cách giải quyết, hoặc là nhượng
bộ cho quà, hoặc là … cho roi vọt !
Ngoài ra c̣n
phải kể tầng lớp các thế hệ có gốc di
dân từ Phi châu, sẳn sàng hùa theo phe Tả, v́ rất
sợ các biện pháp cứng rắn của Sarkozy. Phe
Tả c̣n thu hút khá nhiều lớp trí thức thượng
lưu vẫn kiên tŕ với những lư tưởng nhân
bản, đôi khi khá xa vời thực tế.
Cho nên, trận
chung kết này sẽ rất gây cấn ngang ngửa, và có
tiên đoán rằng nếu Sarkozy thắng cử, có thể
bột phát những bạo động, bất măn, do
sự đối kháng quá gắt gao giữa hai phe.
Dù sao,
tương quan lực lượng giữa đôi bên
vẫn ngả về Sarkozy, với tổng số phiếu
43%, của các phe phái bên Hữu. Các phe bên Tả chỉ gom
được tổng số phiếu 36%, nên muốn
thắng, họ bắt buộc phải kiếm phiếu
bằng cách liên minh với phe « Trung Hữu », mà
đường lối sau này có vẻ thiên về các
chủ đề xă hội.
Ở đây
nổi bật vai tṛ « trung gian » của ứng cử viên
Trung Hữu François Bayrou, về hạng 3 với 18% số
phiếu, Đảng UDF, có chủ trương « đứng
giữa » hai phe Tả Hữu. Tuy không được vào chung
kết nhưng với số phiếu của ḿnh, Bayrou
ngả về bên nào là phe đó thắng, khiến báo chí
gọi ông ta là người nắm vai tṛ trọng tài, vai tṛ
« phong vương » (faiseur de roi) trong trận đấu
cuối cùng này.
Tuy nhiên
điều này cũng c̣n tùy thuộc vào sự phán đoán
của cử tri UDF. Không phải họ luôn luôn nhắm
mắt tin theo lời nhắn nhủ của cấp lănh
đạo phong trào.
Nghe nói đang
có các cuộc mặc cả ráo riết trong hậu
trường để giành số phiếu của
đảng UDF. Và các cơ quan thăm ḍ dư luận
đă tiên đoán rằng, chung cuộc th́ Sarkozy cũng
vẫn thắng Ségolène Royal với tỷ số khít khao
52-48.
Thụy Sĩ, Tháng 4. 2007