GIỚI THIỆU TÁC PHẨM

"THỨC TỈNH – QUỐC GIA VÀ CỘNG SẢN"

của Luật Sư Lâm Lễ Trinh


Kính thưa quư vị,


Tôi rất hân hạnh được LS Lâm Lễ Trinh yêu cầu giới thiệu với quư vị và đồng bào miền Bắc Cali một tác phẩm mới của ông, Tập Tuyển "Thức Tĩnh, Quốc Gia và Cộng Sản". Tuy cư ngụ tại Nam Cali, nhưng LS Lâm Lễ Trinh là một nhân vật rất quen thuộc với đồng bào San Jose là nơi mà luật sư thường đến sinh họat với các hội đ̣an và nhất là gần đây đă đến để ra mắt tập tuyển đầu tay của ông, tập tuyển "Về Nguồn", và đă được đồng bào San Jose nhiệt liệt ủng hộ.


Thưa quư vị,


Nếu tập tuyển Về Nguồn đă cố gắng t́m một sinh lộ cho quê hương Việt Nam, th́ kỳ này với tập tuyển Thức Tỉnh, tác giả đă bổ túc thêm rất nhiều bài học rút từ cuộc chiến quốc cộng đă dày xéo đất nước hàng mấy chục năm, để gạn hỏi cả hai phe quốc gia và cộng sản đă thức tỉnh chưa để bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng đất nước hầu theo kịp các lân bang và thế giới ngày nay.


Tập tuyển Thức Tỉnh dày trên 700 trang, được tŕnh bày trang nhă, nhất là chân dung được trang trọng giới thiệu trên b́a sách cho thấy tác giả vẫn c̣n phong độ quắc thước của một bậc cao niên kỳ lăo, một h́nh ảnh hứa hẹn với quư vị và đồng bào tác giả sẽ c̣n cống hiến chúng ta nhiều tác phẩm đặc sắc kế tiếp khác nữa. Tập tuyển Thức Tỉnh chia ra làm 3 phần.


Phần I là phần quan trọng nhất "Viết Về Việt Nam" gồm 47 bài chia thành 4 chương.

Chương 1 với 24 bài trải dài trên 270 trang nói về "Lịch Sử và Chính Trị".

Chương 2 với 8 bài chiếm 83 trang, nói về "Kinh Tế và Văn Hóa".

Chương 3 với 6 bài chiếm 48 trang bàn về "Cộng Đồng, Giới Trẻ và Truyền Thông"

Chương 4 chiếm 102 trang gồm có 9 bài thuộc lọai "Phỏng vấn, Phê B́nh Sách, Kư Ức".

Tổng kết Phần I viết về Việt Nam gồm 47 bài, chiếm 503 trang.

Phần II với tựa đề "Viết Về Thế Giới" gồm có 16 bài chiếm 172 trang và

Phần III là "Phụ Lục" với 9 bài chiếm 27 trang.

Tổng cộng ṭan bộ Tập Tuyển gồm 72 bài thuộc đủ lọai tham luận, kư ức, phỏng vấn, phê b́nh sách, v.v... và một số h́nh ảnh trải dài trên 702 trang sách.


Kính thưa quư vị,


Đọc qua trên 700 trang sách vừa tường thuật, phân tích các biến cố, sự kiện lịch sử Việt Nam, trải dài suốt 62 năm từ thời kỳ đất nước vùng lên đánh đuổi thực dân Pháp để dành độc lập, qua các giai đọan đất nước bị lôi cuốn vào chiến tranh ư thức hệ, c̣n được gọi là chiến tranh ủy nhiệm, cho đến tận hôm nay, sau thời gian 32 năm đất nước rơi vào độc tài ṭan trị của cộng sản, người đọc phải nh́n nhận là tác giả chưa hề nghỉ ngơi bất cứ giờ phút nào trong bất cứ giai đọan nào. Trái lại, suốt trong 62 năm dài đó, dù trong cương vị nào, ở lănh vực công như Thẩm Phán, Bộ Trưởng, Đại sứ, hay lănh vực tư như luật sư, giáo sư, hay nhà văn, tác giả vẫn không ngừng dấn thân tranh đấu cho nhân quyền và tự do dân chủ cho đất nước.


Nhờ đó mà tác giả đă được dịp liên tục chứng kiến các cuộc vận động lịch sử của dân tộc, có cơ hội nắm được những bí mật và uẩn khúc lịch sử và chính trị rất bổ ích cho những nhà viết sử sau này, nhất là rút được những bài học đấu tranh mà tác giả thiết tha mong mỏi được các chiến sĩ tự do và nhất là giới trẻ lưu tâm nghiền ngẫm giúp cho công cuộc giải phóng và xây dựng đất nước được thập phần kết quả và thắng lơ.i.


Thật vậy, ngay từ 3 bài tiểu luận đầu tiên trong Chương 1 "Thay Lời Phi Lộ", "Việt Nam: Bao nhiêu sai lầm và cơ hội bỏ lỡ" và "Việt Nam: Sự phản bội của đồng minh", mà lập luận đă được chứng minh một cách hùng hồn do tài liệu và biến cố tường thuật trong các bài "Di sản Hồ chí Minh", "Sự bức tử của một Tiền Đồn Tự Do" và Hiệp Ước biên giới Viê.t-Hoa", tác giả đă vạch rơ những sai lầm lănh đạo vô cùng tai hại của cả hai phe quốc gia và cộng sản, nhất là của cộng sản, cũng như của các nước đồng minh từ Pháp cho đến Hoa Kỳ đă gây vô vàn tang tóc và tàn phá đất nước suốt 30 năm chiến tranh tàn khốc. Từ đường lối đấu tranh vong bản của cộng sản Việt Nam cho đến tinh thần vọng ngọai của lănh đạo miền Nam Tự Do, từ chính sách thực dân mù quáng của Pháp đến đường lối đối ngọai đế quốc và phản bội của Hoa Kỳ, tất cả những yếu tố tác hại đó là những bài học lịch sử bằng xương máu và nước mắt của dân tộc, những bài học mà người Việt phải học hỏi để thức tỉnh. "Thức Tỉnh" để "Về Nguồn", nguồn gốc của dân tộc với sức mạnh thiên năng vạn năng có thể dời non lấp biển của dân tộc Việt, như lịch sử dựng nước và giữ nước suốt bốn ngàn năm qua đă chứng minh.


Có thể nói tác giả có ư ḥan thành hai tập tuyển "Về Nguồn" và "Thức Tỉnh" với nội dung bổ túc nhau để chuyên chở đến các thế hệ người Việt có trách nhiệm với đất nước trong hiện tại và tương lai lời kêu gọi thống thiết của tác giả mà đọc giả có thể nhận thấy được lập đi lập lại nhiều lần trong các bài tiểu luận của cả hai tác phẩm mà tôi xin trích ra đây để quư vị tường lăm ".... Phải THỨC TỈNH, học hỏi từ các sai lầm và cơ hội bị bỏ lỡ trong dĩ văng. Phải trở VỀ NGUỒN, tức về với dân tộc, xây dựng dân thành một sức mạnh vô địch, một thành tŕ che chở chế độ phát sinh từ dân. Một chế độ bởi dân, của dân và v́ dân".


Ng̣ai mục tiêu chính yếu trên đây, tập tuyển Thức Tỉnh c̣n cống hiến đọc giả vô số sử liệu quư giá mà rất ít người am hiểu tường tận và do đó sau hơn 30 năm đất nước rơi vào tay cộng sản vẫn c̣n là câu chuyện và đề tài tranh luận giữa các giới trong cộng đồng hải ngọai Việt Nam của chúng ta.


Rất may nhờ tác giả có cơ hội trực tiếp hoặc gián tiếp dấn thân vào các biến cố trọng đại trong suốt tiến tŕnh đấu tranh của đất nước nên tác giả có nhiều lợi thế hơn các nhà văn tranh đấu khác. Lợi thế đầu tiên là hệ thống bạn bè thân hữu của tác giả vô cùng đông đảo từ lúc tác giả c̣n là một sinh viên ở đất thần kinh cũng như tại thủ đô 36 phố phường mà đa số về sau đă từng chọn thế đấu tranh ở cả hai bên lằn ranh quốc cộng, cho đến các nhân vật _ mà tác giả đă từng hợp tác _ và đă một thời lẫy lừng trong các vai tṛ lănh đạo hai nên đệ nhất và đệ nhị Cộng Ḥa miền Nam.


Rất nhiều bài vở nói về chính trị từ lúc cộng sản bắt tay với thực dân Pháp để tiêu diệt các phe phái quốc gia, đến chủ trương của cộng sản gây một cuộc chiến không cần thiết và những biến cố trong cung đ́nh Cần Lao và Hội Đồng Tướng Lănh đă dẩn dắt đến những thất bại làm sụp đỗ miền Nam, tác gỉa hoặc đích thân chứng kiến, hoặc phỏng vấn thân hữu từng giữ vai tṛ chính yếu nhưng ít chịu tiết lộ cho bất cứ ai, để ghi chép lại và cống hiến bạn đo.c. Tác giả đă để công thương thảo và thuyết phục các nhân vật để cho các vị này tiết lộ ṭan là những bí mật, mới có, cũ có, với những câu chuyện cũ hàng mấy chục năm liên quan đến cuộc chiến quốc cô.ng.


Đọc bài "Lưu Hữu Phước, Trần Văn Khê và Tổng Hội Sinh Viên VN" và theo dơi cuộc đối thọai giữa tác giả và người bạn Trần Văn Khê nhân dịp hội ngộ tại Orange County sau nửa thế kỷ xa cách, để thấy ḷng yêu nước sôi sục của thanh niên VN trong những ngày đầu cuộc "cách mạng mùa Thu " bị cộng sản thao túng lường ga.t. Từ Lưu Hữu Phước thần tượng của sinh viên học sinh của thời kỳ tiền chiến với bài Tiếng Gọi Sinh Viên bất hủ về sau được đổi tên là Thanh Niên Hành Khúc và được cựu Ḥang Bảo Đại chọn làm quốc ca Việt Nam, tồn tại măi đến ngày nay để nhắc nhở đồng bào hải ngọai sứ mạng giải thể cộng sản. Đến Hùynh Tấn Phát, Mai Văn Bộ, Trần Văn Khê, v.v... , những trí thức bồng bột yêu nước nhưng ngây thơ chính trị đă để cho cộng sản xâm nhập nội bộ và biến phân nửa lực lượng Tổng Hội Sinh Viên trở thành những cán bộ cộng sản cướp công kháng chiến để phục vụ chủ nghĩa cộng sản ngọai lai. Đến cuối cuộc đời, Lưu Hữu Phước cùng một số đồng chí cộng sản tham gia Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Ḥa Miền Nam bù nh́n của Hùynh Tấn Phát đă ngậm đắng nuốt cay trước chủ trương vắt chanh bỏ vơ của CSVN.


Đọc bài "Cuộc chiến bí mật chống CSVN (1961-1972)" và "Kế ho.ach OP39/CIA chống Hà Nội (1965-1968)" để biết tại sao Hoa Kỳ đă bị CSBV đánh bại trong cả hai cuộc chiến quy ước và vô quy ước mà cá nhân tôi có dịp đóng góp bằng cách hàng năm đến trụ sở Đài Gươm Thiêng Ái Quốc ngụy trang trong một dảy pḥng của Đài Truyền H́nh VN, để đọc Lời Chúc Tết Nguyên Đán của Chủ Tịch Hạ Viện VNCH gởi cho đồng bào miền Bắc.


Đọc bài "Sihanouk đấu trí với Ngô Đ́nh Nhu" để được biết cuối thập niên 1960, bang giao Việt Miên rất căng thẳng v́ nhiều vụ bất ḥa. Thay v́ dàn xếp ổn thỏa, Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu xếp đặt kế ho.ach giao cho Bác sĩ Trần Kim Tuyến, trùm t́nh báo mật vụ của Nhu ngụy trang dưới danh nghĩa Chánh Sở Nghiên cứu Chính trị tại Phủ Tổng Thống và Ngô Trọng Hiếu, Đại diện VNCH tại Cam Bu Chia móc nối với Đại Tá Đap Chuôn của quân đội Ḥang gia Miên âm mưu đảo chánh Sihanouk. Theo tác giả th́ "Ngô Đ́nh Nhu đă thua trí Sihanouk" v́ âm mưu này đă bị Sihanouk theo dỏi từ đầu và đến năm 1963 th́ Sihanouk bắt trọn tổ chức hổn hợp Miên Việt của Đap Chuôn, xử tử một số người, trục xuất Ngô Trọng Hiếu, cắt đứt bang giao với Việt Nam và từ đó thay đổi đường lối kết thân với Cộng sản Bắc Việt, giúp CSBV xâm lăng miền Nam, như đă được xác nhận trong cuộc phỏng vấn Sihanouk do tác giả thực hiện tại Long Beach hồi năm 1998. Nhắc lại vụ âm mưu đảo chính Sihanouk hồi 1963 và nhất là kế ho.ach Bravo 2 chống đảo chánh 1963 do Cố Vấn Nhu dàn dựng không những thất bại nặng nề mà c̣n gây cái chết thảm thương cho hai anh em Diệm Nhu và làm sụp đổ đệ nhất cộng ḥa, là để rút tỉa một bài học: đó là công việc tổ chức t́nh báo chiến lược và âm mưu đảo chánh ngọai bang hay chống đảo chánh nội bộ phải do các chuyên viên t́nh báo có căn bản huấn luyện nghề nghiệp và kinh nghiệm dày dạn đảm trách, chứ không thể do bất cứ ai giàu tưởng tuợng vẽ vời như một cốt truyện trinh thám đươ.c.


Đặc biệt đối với những biến cố, xung đột giữa Chính phủ Quốc Gia Việt Nam và giáo phái, giữa những bè phái quân phiệt, những tranh chấp nghi kỵ giữa cán bộ quốc gia và cán bộ chiêu hồi, kèm theo những vụ thanh tóan, ám sát và thủ tiêu, tác giả đă dành rất nhiều thời giờ để tra cứu tài liệu, phỏng vấn các nhân vật có trách nhiệm trong các chiến dịch và bộ phận t́nh báo, không những để t́m ra manh mối mà c̣n cẩn trọng đối chiếu nhiều nguồn tin để có thể trả sự thật lại cho lịch sữ. Hảy đọc những bài phỏng vấn các viên chức thẩm quyền về an ninh t́nh báo như bài "Mạn đàm với Tướng Phạm Xuân Chiểu", "Đại Tá Nguyễn Văn Y và Nghiệp chướng T́nh báo", Đào Quang Hiển tiết lộ về nội bộ miền Nam", "Phạm Ngọc Thảo : Hồi chánh hay Nội tuyến?", để trông thấy những bí mật được "bật mí", để biết ai giết Tướng Tŕnh Minh Thế, ai giết Đại Tá Phạm Ngọc Thảo, ai quật mồ Tướng Lê Quang Vinh và thủ tiêu xác Ba Cu.t.


Mặc dù tác giả rất am tường những uẩn khúc trong rất nhiều biến cố, nhưng tác giả vẫn dành thêm nhiều thời giờ phỏng vấn các viên chức thẩm quyền, các nhân chứng cũng như thân nhân của các nạn nhân, cốt ư để cung cấp tài liệu một cách vô tư, trung thực để đọc giả đối chiếu nhiều nguồn tin, nhiều tư liệu để tự kết luận theo nhận xét của chính ḿnh. Lề lối làm việc của tác giả đă phản ảnh đức liêm sĩ trí thức của người cầm bút và làm nỗi bật giá trị hàn lâm của tác phẩm Tập tuyển Thức Tỉnh. Bằng cớ là tác giả là viên chức được thượng cấp chỉ thị lập hồ sơ truy tố Tướng Lê Quang Vinh, nhưng trong tác phẩm, tác giả vẫn tŕnh bày đầy đủ và vô tư hai lập luận Tướng Lê Quang Vinh bị bắt và Tướng Lê Quang Vinh bị viên chức chính quyền gài bẩy mời đến thương thảo để chận bắt và truy tố.


Một điểm đặc biệt khác cần được nêu ra là từ năm 1957 cho đến 1961, tác giả đảm trách các chức vụ trong chánh quyền như thẩm phán và Bộ Trưởng Nội vụ là những chức vụ trách nhiệm về an ninh trật tự công cộng cùng truy tố và xét xử những người xâm phạm an ninh quốc gia. Trong thời gian này, tác giả cũng được thượng cấp chỉ thị tiến hành những cuộc điều tra đặc biệt liên quan đến một số tướng lănh và viên chức cao cấp như "Vụ điều tra Tướng Dương Văn Minh về kho vàng Bảy Viễn", "Điều tra Tướng Văn Thành Cao tàng trử vũ khí", "Những hành vi phá họai của bác sĩ Trần Kim Tuyến". Đặc biệt với Tướng Ḥa Hảo Trần Văn Sóai tục gọi là Năm Lửa khi thất thời lỡ vận, trong một lần tiếp xúc với tác giả tại Bộ Nội Vụ có than thở với tác giả là Sóai phu nhân khi nổi nóng đè ông xuống "để thụi và giựt râu". Do đó Tướng Sóai năn nỉ tác giả, nguyên văn như sau "Xin nhờ ông Bộ Trưởng can thiệp với Bả cho tôi nhờ! Bả dữ quá. Tôi chịu hết nổi". Trong tuyển tập, tác giả có phân trần "về chuyện can thiệp với bà Năm, tội không dám, đây là chuyện riêng gia đ́nh".


Tôi thiển nghĩ có lẻ tác giả cũng có phần e ngại v́ tác giả có viết trong sách bà Sóai, nhũ danh Lê Thị Gấm, (là) một nữ tướng từng chỉ huy bộ đội riêng lúc ở Cái Vồn". Tôi xin mách thêm cho tác giả tôi quê quán tại chợ Cần Thơ, cách đại bản doanh của Tướng Sóai ở Cái Vồn có 5 cây số ngàn. Nên tôi được biết lúc hưng thời tại miền Hậu Giang, bà Năm có cả một đội nữ binh được vơ trang và huấn luyện thuần thục, do đó lúc bấy giờ bà Năm c̣n được dân Cần Thơ tặng cho biệt danh "Nữ Tướng Phàn Lê Huê". Nên tôi nghĩ tác giả đă thận trọng không can thiệp là đúng lắm! Trên đây là những chuyện buồn vui của tác giả khi c̣n tham gia chánh quyền.


Nhưng sau khi rời khỏi chính quyền, th́ với tư cách luật sư từ 1965 đến 1975, tác giả có cơ hội đại diện cho các thân chủ bị truy tố về những vụ án chính trị nổi tiếng như tử tội Tạ Vinh dưới thời Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ, đặc công cộng sản Nguyễn Văn Bé, nhất là cố vấn nội tuyến Hùynh Văn Trọng trong vụ án "Cụm t́nh báo chiến lược A22", được tường thuật chi tiết trong tập tuyển.


Trong Chương 2 nói về Kinh Tế và Văn Hóa, tác giả đề cập đến những vấn đề thời sự xảy ra đầu thập niên 90 như những cuộc vận động tổ chức các khu vực phát triển kinh tế địa phương, những phát minh mới trong lănh vực vi tính và truyền thông như Internet đang mở rộng giao lưu về mọi mặt, không những về kinh tế tài chánh mà c̣n ảnh hưởng địa chấn đảo lộn chính trị, văn hóa đang làm điên đầu lănh tụ các chế độ độc tài chủ trương bưng bít để dể đàn áp và bóc lột quần chúng. Đọc bài "Việt Nam hướng về mẩu phát triển Singapore" và "Quy chế Tối huệ quốc, với giá nào" do tác giả viết hồi giữa thập niên 90, trong khỏang thời gian mà Vơ Văn Kiệt c̣n đang bối rối với quái thai kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa, người đọc có thể thấy những thất bại do chủ trương ngu dốt của lănh đạo CSVN, những tổ chức và thủ tục về đầu tư và phát triển rườm rà, vô hiệu do cán bộ trung cấp thiếu khả năng, do tệ nạn tham nhũng trầm kha, do sự lộng hành của các địa phương cùng chung hệ thống tham nhũng do trung ương bao che, tất cả những căn bệnh trên đây vẫn c̣n y cho đến ngày nay, sau khi đă nhận hàng trăm tỷ ngọai viện, vay mượn và đầu tư trực tiếp của ngọai quốc.


Thật vậy, cho đến nay, những dấu hiệu phồn thịnh giả tạo vẫn không che dấu được một sự thất bại căn bản về phát triển đă tạo một giai cấp "mafia đỏ" sống phè phởn bên cạnh đại đa số nhân dân bần cùng, do tham nhũng từ của công cho đến cướp giựt tài sản của nhân dân, hậu quả là nhà nước phải xuất cảng lao nô và mải dâm trá h́nh để quân b́nh cán cân chi phó. "Hiện trạng tụt hậu và nghèo nàn yếu kém" mà Vơ Văn Kiệt đă công khai nh́n nhận hồi năm 1995 vẫn c̣n nguyên vẹn cho đến ngày nay, hơn 10 năm sau, cộng thêm sự phá sản về văn hóa giáo dục và băng họai về đạo lư và thuần phong mỹ tu.c.


Trong Chương 3 nói về "Cộng Đồng, Giới trẻ và Truyền Thông", tác giả đă có nhiều bài phân tích các h́nh thức tranh đấu trong và ng̣ai nước, nêu lên các ưu khuyết điểm để đưa ra những đề nghị thiết thực, nhất là những nhận xét về vai tṛ của cộng đồng người Việt hải ngọai trong sứ mệnh dân chủ hóa Việt Nam. Đặc biệt tác giả nhấn mạnh đến vai tṛ của giới trẻ là giới có thể dể thông cảm và ḥa hợp v́ không có hận thù nhau trong quá khứ, cũng không vướng mắc dĩ văng, do đó ở trong môi trường thuận tiện, và đang nắm những yếu tố thuận lợi về tŕnh độ hiểu biết cận đại để thực hiện tự do dân chủ cùng phát triển đất nước cho chính họ, trong lúc các thế hệ ông cha sẽ phải rút lui dần để cho các thế hệ sau thay thế tiến bước. Tác giả tóm tắt "Giới trẻ là động cơ phát triển chính yếu... (v́ ) ch́a khóa hồi sinh và dân chủ hóa Việt Nam đang nằm trong tay họ".


Trong Phần II "Viết về Thế Giới", trong những bài luận về mối bang giao Hoa Mỹ, về Xu Hướng ṭan cầu hóa, tác giả đă đưa ra h́nh ảnh cạnh tranh ráo riết giữa Trung Hoa và Hoa Kỳ để giành quyền lănh đạo các nước Á châu và Thái B́nh Dương. Từ đó tác giả đưa ra những nhận xét về hướng đi và đường lối đối ngọai của VNCS trong tương lai đối với hai thế lực siêu cường này. Tác giả cũng luận bàn đến xu thế ṭan cầu hóa kinh tế thị trường đi đôi với nhu cầu tôn trọng nhân quyền và phát triển dân chủ đang là bài tóan gây "điên đầu nhứt óc" cho các lănh tụ c̣n cố bám vào chủ trương độc tài ṭan trị. Cũng trong khuôn khổ ṭan cầu hóa, chính sách yểm trợ dân chủ ṭan cầu của Hoa Kỳ được phát động với chiến tranh Iraq để hạ bệ một chế độ độc tài nhưng đồng thời cũng nhằm mục tiêu cũng cố thế lực của Hoa Kỳ tại Trung Đông.


Thưa quư vị,


Trong phần giới thiệu trên đây, tôi đă cố gắng tŕnh bày một số bài vở của tác phẩm, tiêu biểu nhất về nội dung xoay quanh đề tài "Thức Tỉnh, Quốc gia và Cộng sản". Đây là một tác phẩm có giá trị về lịch sử, được tác giả tŕnh bày một cách khách quan, trung thực, cũng như có giá trị về những bài học đấu tranh cho đất nước, những bài học về đ̣an kết nội bộ cũng như những bài học về đường lối liên kết với đồng minh để khỏi bị thiệt tḥi và lợi du.ng. Tôi rất vui mừng được LS Trinh cho tôi cơ hội để nhiệt liệt giới thiểu tác phẩm THỨC TỈNH với quư vị.


05-05-07

Nguyễn Bá Cẩn

Cựu Chủ Tịch Hạ Nghị Viện và

Thủ Tướng Chính Phủ VNCH