Thư Việt Nam tháng Năm
Hồ Nam
Bạn quí mến,
Thế là nhà văn nữ Trần Khải Thanh Thủy đă được "phong
thánh" như nữ luật sư Lê Thị Công Nhân khi
công an Hànội bắt giam và khởi tố hai bậc
nữ lưu này tội tuyên truyền "bôi bác" nhà
nước CHXHCNVN.
Thật ra th́ cả Lê Thị Công Nhân và Trần Khải Thanh Thủy chẳng người nào tuyên truyền và bôi bác nhà nước XHCNVN ngang tầm với "cái ông" công an lấy hai bàn tay "hộ pháp" công khai bịt miệng linh mục Nguyễn Văn Lư trước ba ṭa quan lớn ở Huế, khi ṭa này đem linh mục Nguyễn Văn Lư ra xử tội tuyên truyền bôi bác nhà nước CHXHCNVN, bởi v́ bức h́nh chụp "cái ông" công an dùng hai bàn tay bịt miệng linh mục Nguyễn văn Lư đă "bôi tro trát trấu" vào cái bộ mặt vẫn tư nhận là "ưu việt" của nhà nước CHXHCNVN khắp năm châu bốn biển, không c̣n cách ǵ che đậy được, dù "chi" bao nhiêu tiền để trang điểm cho chế độ cũng "nước lă ra sông" cả thôi.
Sợ bóng sợ gió
Ông Marine, đại sứ Mỹ tại Hànội trước khi rời nhiệm sở tại Việt Nam đă mở tiệc trà mời vợ và thân nhân mấy nhà bất đồng chính kiến ở VN đến nói chuyện chơi trước khi rời nhiệm sở tại Hà nội về nước là một chuyện b́nh thường, nhưng Công An VN th́ lại cho là quan trọng nên đă cho người gây tai nạn xe cộ để cản trở bà Phạm Hồng Sơn [nhũ danh Vũ Thúy Hà], rồi ngăn mẹ luật sư Lê Thị Công Nhân, cuối cùng chỉ có một ḿnh vợ của nhà báo Nguyễn Vũ B́nh tới được tư dinh đại sứ Mỹ tại Hànội ăn tiệc trà trao đổi ba điều bốn chuyện về dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
Chế độ XHCN vẫn tự nhận là tốt
đẹp, là ưu việt, sao lại sợ bóng sợ gió
mấy phụ nữ chân yếu tay mềm, vợ và thân
nhân của mấy nhà bất đồng chính kiến ở
Việt Nam đến như vậy nhỉ, lạ thật
đấy.
Xây trụ sở quốc hội mới trên di tích lịch sử Ḥang Thành Thăng Long
Dân Hànội
vừa thắp nhang ś sụp cúng bái tại nơi các nhà
khảo cổ vừa khám phá ra di tích Ḥang Thành Thăng Long,
th́ Bộ Chánh Trị đảng Cộng Sản VN họp
và ra nghị quyết xây trụ sở mới quốc
hội nước CHXHCNVN ngay trên di tích Ḥang Thành Thăng
Long vừa mới được các nhà khảo cổ t́m
thấy. Bảo tồn bảo tàng di tích lịch sử là
như vậy sao, thật khó hiểu quá đi thôi mấy
ông Bộ Chánh Trị Đảng Cộng Sản VN ơi.
Thánh Vật
Kỹ sư Nguyễn Hùng Cường, người trúng
thầu thi công nạo vét sông Tô Lịch khúc gần
đền Qúan Đôi viết kư sự đăng trên báo
Người Bảo Vệ Pháp Luật. Cuối Tuần
cơ quan ngôn luận của Viện Kiểm Sát Nhân Dân
Tối Cao kể lại rằng khi thi công nạo vét sông Tô
Lịch ở đây, ông và đội thi công đụng 7
cái cọc gỗ lim trên đó có gắn xương
người. Ông cho nhổ đi để tiếp tục
thi công, th́ đội thi công hết người này gặp
nạn tới người kia gặp nạn v́ lấy
những cổ vật như chén dĩa dưới ḷng sông
Tô Lịch. Ông bèn hỏi giáo sư khảo cổ và sử
học Trần Quốc Vương. Giáo sư nói bẩy cái
cọc gỗ lim có gắn xương người là bùa bát
quái của Cao Biền yểm ở cổng thành Đai La
xưa. Kỹ sư Nguyễn Hùng Cường tặng giáo
sư Trần Quốc Vương mấy cái đĩa
cổ vớt được dưới ḷng sông Tô
Lịch, không ngờ chỉ mấy ngày sau giáo sư Trần
Quốc Vương "đột tử". Thấy giáo
sư Vượng th́nh ĺnh "đột tử",
kỹ sư Nguyễn Hùng Cường hỏang quá tới
chùa Hương cầu xin ḥa thượng Thích Viên Thành làm
trai đàn giải hạn cho những người thi công
nạo vét Sông Tô Lich khúc gần đền Quán Đôi. Ḥa
Thượng Thích Viên Thành nhận lời nhưng nói ông làm
việc này v́ ḷng từ bi nhưng sẽ "hóa"
sớm, quả nhiên sau trai đàn giải hạn, Ḥa
Thương Thích Viên Thành đă "hóa" thật. Kỹ
sư Cường thấy Ḥa Thượng Viên Thành
"hóa" sợ quá t́m thầy phù thủy. Măo là thầy
phù thủy "cao tay" nhất miền Bắc nhờ
lập trai đàn giải hạn cho những người
thi công nạo vét sông Tô Lịch khúc gần đền Qúan
Đôi, thầy phù thủy Măo vừa cúng xong trai đàn
giải hạn th́ bệnh tưởng "đi" luôn.
Thiên kư sự của kỹ sư Nguyễn Hùng Cường
khiến cho đài truyền h́nh VTV1 phải phát một
chương tŕnh đăc biệt. Trong buổi phát
thời sự để các đài truyền h́nh ṭan
quốc phải truyền lại đưa ông giáo sư
tiến sĩ nguyên Viện trưởng Viện Khảo
Cổ Hà nội lên phản bác nói rằng bẩy cái cọc
gỗ lim vớt từ đáy sông Tô Lịch chẳng
phải là bùa bát quái của Cao Biền. Giáo sư Trần
Quốc Vương "đột tử" không liên quan
ǵ tới cổ vật t́m được dưới ḷng
sông Tô Lịch. Đệ tử Ḥa Thượng Viên Thành
quả quyết Ḥa Thượng Viên Thành "tịch"
v́ tuổi tới cơi rồi chứ chẳng hề liên quan
ǵ tới trai đàn giải hạn cho những ngươi
thi công nạo vét sông Tô Lịch khúc gần đền Qúan
Đôi cả.
Gíao sư tiến sĩ Đặng Kim Ngọc càng nói
đài truyền h́nh VTV1 càng phát, th́ thiên hạ càng t́m
đọc kư sự của kỹ sư Nguyễn Hùng
Cường, khiến báo Người Bảo Vệ Pháp
Luật Cuối Tuần in không kịp bán, thành ra giới
kinh doanh "dư luận" ở Hànội đă thi nhau
photocopie những bài kư sự của kỹ sư Nguyễn
Hùng Cường đem bán "hốt bạc".
Một trăm bài thơ hay bẩy mươi bài thơ dở
Nhà thơ Hữu
Thỉnh, chủ tịch Hội nhà văn VN hợp tác
với nhà văn Lê Lựu, Gíam Đốc Trung Tâm Văn Hóa
Doanh Nghiệp tuyển chọn và xuất bản tuyển
tập Một Trăm Bài Thơ Hay Nhất Thế Kỷ
Hai Mươi ở Việt Nam, làm ăn thế nào
khiến nhà thơ Trần Mạnh Hảo "Tác
Giăng" nổi giận viết một bài tràng giang
đại hải đưa lên mạng Internet quả
quyết rằng Một Trăm Bài Thơ Hay Nhất
Thế Kỷ Hai Mươi có tới 70 bài thơ dở.
Sở dĩ Trần Mạnh Hảo dám viết như
vậy v́ trong tập này có"văn vần"của Sóng
Hồng [bút danh của Trường Chinh Đăng Xuân
Khu], mà nhà thơ Hữu Thỉnh và nhà văn Lê Lựu dám
gọi là thơ và "nịnh" gọi là thơ hay
nhất thế kỳ hai mươi ở VN; khiếp
thật những tṛ "nịnh hót".
Bị cáo "đạo thơ" lên tiếng
Nhà thơ Bùi Minh Quốc, nhà thơ Trần
Mạnh Hảo dẫn lời nhà phê b́nh và nghiên cứu
văn học Đặng Tiến quả quyết nhà
thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội nhà văn
Việt Nam đă "cầm nhầm" ư thơ của
bài thơ Thượng Đế Làm Ra Mặt Trời mà
nữ sĩ người Đức, Christa Reing, là tác
giả khi sáng tác bài thơ Hỏi [nhà phê b́nh Đặng
Tiến đă trưng ra bằng cớ là tạp chí Văn
xuất bản ở Saigon trước năm 1975 đă
đăng bản tiếng Việt bài thơ
"Thượng Đế Làm Ra Mặt Trời"].
Hai nhà thơ Bùi Minh Quốc và Trần Mạnh Hảo
chất vấn Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam là
tại sao Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam lại
để một người "đạo thơ"
như ông chủ tịch Hội Nhà Văn Hữu Thỉnh
được ứng cử quốc hội, trong khi xóa tên
ông Nguyễn Văn Thưởng chủ tịch Hôi Chữ
Thập Đỏ Việt Nam.
Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam "mục
hạ vô nhân" coi hai nhà thơ Bùi Minh Quốc, Trần
Mạnh Hảo không có "kí lô" nào nên không trả
lời thắc mắc của hai nhà thơ; nhưng ông
Hữu Thỉnh chủ tịch Hội Nhà Văn th́ lại
"nhột" nên trong buổi ông giao lưu với
thầy và tṛ khoa Văn trường Đại Học
Sư Phạm Hànội đă lên tiếng như sau [theo
tường thuật của phóng viên báo Tiền Phong
Cuối Tuần số ra ngày 20 tháng tư]:
- Thưa gần đây trên mạng Internet có một số ư
kiến xung quanh bài thơ Hỏi của nhà thơ. Có
người cho rằng "Hỏi" giống một bài
thơ của nữ sĩ người Đức. Xin ông
cho biết về sự việc này.
Nhà thơ Hữu Thỉnh bật lên như ngồi trên
ghế nóng.
- Cảm ơn bạn đă đưa ra câu hỏi này.
Một câu hỏi khá thẳng thắn và rất quan
trọng đối với tôi. Xin thú thật là mấy tháng
nay và cho đến bây giờ tôi vẫn như mang một
cái án trên ḿnh. Tôi bị người ta khép vào tội
đạo thơ, tội ăn cắp mà không biết thanh
minh với ai, kêu cầu với ai. Nhân đây tại
một diễn đàn văn chương xin
được tŕnh bầy. Tôi làm bài thơ này cách đây
mười năm. Làm rất nhanh, chỉ trong vài
mươi phút. Bài thơ "Hỏi" được in
sau đó ít lâu.
Năm 2002 tôi có đọc bài thơ "Thượng
Đế Làm Ra Mặt Trời" được dịch
và in trên tạp chí Văn Học Nước Ngoài. Lần
đầu tiên tôi được đọc bài thơ này.
V́ tôi đâu có biết tiếng Đức. Về ngọai
ngữ tôi không thạo một thứ tiếng nào, tiếng
Đức càng mù tịt. Trước đó tôi ḥan ṭan không
biết có bài thơ ấy và tác giả Đức ấy.
Trong các bài báo đăng trên mạng vừa rồi có
người lại bảo bài thơ này đă
được dịch ra tiếng Việt và in tại
Saigon trước năm 1975. Tức là người ta
muốn gán cho tôi đă ăn cắp từ bản dịch
tiếng Việt đó. Thế th́ tôi có căi đằng
trời. Nhưng xin thưa, cho tới giờ vẫn không
có ai cho tôi và tất cả mọi người ngồi
đây được thấy bài thơ đă được
dịch và in ở Saigon ấy cả... Câu chuyện
đạo thơ mà người ta dựng lên ấy
biết thanh minh thế nào...
Nghe ông Hữu Thỉnh nói thật tội nghiệp,
nhưng nhà thơ Trần Mạnh Hảo đă khẳng
định nhà nghiên cứu và phê b́nh văn học
Đặng Tiến có trong tay tờ báo tạp chí Văn
xuất bản ở Saigon trước năm 1975 do
Nguyễn Đinh Vượng làm chủ nhiệm, có
đăng bản dịch bài thơ "Thượng
Đế Làm Ra Mặt Trời" của nữ tác
giả người Đức Christa Reing và bản dịch
của Quang Chiến; bài thơ này đăng trên tạp chí
Văn Học Nước Ng̣ai ra năm 2002 chỉ là
bản dịch thứ hai.
Báo Tiền Phong Cuối Tuần chơi "chua" là
đăng lại bản dịch bài thơ Thượng
Đế Làm Ra Mặt Trời của nữ tác giả
người Đức Christa Reing, do Quang Chiến dịch
đăng trên tạp chí Văn Học Nước Ng̣ai
số 6-2002 và bài thơ Hỏi, rồi chú thích thêm là
mạng Internet nói rơ bài thơ Thượng Đế Làm Ra
Mặt Trời được công bố năm 1964 và trích
trong tập thơ của nữ thi sĩ Christa Reing,
một tập thơ từng được giải
văn chương Bremen.
Xin mời qui bạn đọc bản dịch bài thơ
Thượng Đế Làm Ra Mặt Trời của Christa
Reing và bài Hỏi của Hữu Thỉnh xem ai cầm
nhầm của ai; một bài sáng tác năm 1964, một bài
sáng tác hơn ba mươi năm sau.
Thượng Đế Làm Ra Mặt Trời
Tôi gọi gió
Gío hăy trả lời tôi
Gío nói
- Tôi ở bên em
Tôi gọi mặt trời
Mặt trời hăy trả lời tôi
Mặt trời nói
- Tôi ở bên em
Tôi gọi các v́ sao
Xin hăy trả lời tôi
Các v́ sao nói
- Chúng tôi ở bên em
Tôi gọi con người
Xin hăy trả lời tôi
Tôi gọi-và im lặng. Không ai trả lới tôi
Christa Reing - Quang Chiến dịch
Hỏi
Tôi hỏi
đất. Đất sống với đất như
thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau
Tôi hỏi nước. Nước sống với nhau
như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau
Tôi hỏi cỏ. Cỏ sống với nhau như thế
nào?
- Chúng tô đan vào nhau làm nên những chân trời
Tôi hỏi người
- Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người
- Người sống với nhau như thế nào?
Hữu Thỉnh
Chuyện "đao thơ" như năm với năm là mười v́ mấy câu thơ cuối của hai bài thơ giống nhau như "lột" vậy, chỉ có khác là Christa Reing sáng tác năm 1964 và được dịch ra tiếng Việt trước năm 1975, c̣n Hữu Thỉnh sáng tác sau bản tiếng Việt của bài thơ tiếng Đức trên ba mươi năm; không thể nào có chuyện tư tưởng lớn gặp nhau được chỉ có chuyện cầm nhầm mà thôi.
HỒ NAM