Tẩy Chay Bầu Cử Độc Đảng Ảnh Hưởng Như Thế Nào

Trong Cuộc Đấu Tranh Hiện Nay

 

Lư Thái Hùng

 

Cuộc đấu tranh mà dân tộc Việt Nam đang tiến hành có nhiều cách gọi khác nhau như đấu tranh giải phóng Việt Nam khỏi ách độc tài Cộng sản, hay đấu tranh để giành lại tự do dân chủ cho  Việt Nam. Những tên gọi này đều khởi đi từ một mục tiêu duy nhất mà nhiều thế hệ Việt Nam đă và đang theo đuổi, đó là đấu tranh cho đến ngày hoàn toàn lật đổ ách cai trị bạo tàn và dă  man của tập đoàn lănh đạo đảng Cộng sản Việt Nam để xây dựng lại một nước Việt Nam dân chủ, tự do và tiến bộ. Mục tiêu cao cả này đă cho chúng ta thấy rơ ba điều sau đây:

 

Thứ nhất, cuộc đấu tranh này đă xác định lằn ranh giữa đại khối dân tộc với thiểu số thống trị là tập đoàn lănh đạo Việt cộng. Do đó, đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền do đảng này dựng ra không là đại diện cho dân tộc và đất nước Việt Nam. Nói cách khác, dân tộc Việt Nam phủ nhận mọi quy ước, mọi điều kiện mà Việt cộng đưa ra đề áp đặt lên đầu lên cổ người dân.

 

Thứ hai, cuộc đấu tranh này rất quyết liệt v́ nhà cầm quyền Hà Nội đă dùng mọi thủ đoạn, mọi mánh lới để đàn áp, khống chế, dụ dỗ, tuyên truyền nhằm gây phân hóa hàng ngũ những người đấu tranh và nhất là làm lu mờ chính nghĩa dân tộc. Do đó, đối đầu với chế độ độc tài Việt cộng chúng ta không thể suy nghĩ đơn giản bằng những hành động mang tính thương lượng, thỏa hiệp với chế độ mà phải cương quyết, dứt khoát và không tham gia vào bất cứ cuộc tuyển cử nào do họ tổ chức.

 

Thứ ba, cuộc đấu tranh này trải rộng từ trong nước ra đến hải ngoại, trên nhiều trận tuyến khác nhau. Nhưng dân ta không chủ trương dùng súng đạn để đối lại súng đạn, không dùng bạo lực để đánh đổ bạo lực độc tài mà tiến hành bằng phương thức đối đầu bất bạo động, dựa trên nền tảng đấu tranh quần chúng để huy động mọi người, mọi thành phần tham gia.

 

Quốc hội, Chính phủ, Mặt Trận Tổ Quốc và những tổ chức chuyên môn do đảng Cộng sản Việt Nam lập ra đều là những phương tiện để giúp cho đảng này thực hiện cái gọi là 'lănh đạo xă hội và đất nước' được cho ghi vào trong Điều 4 của Hiến pháp Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam công bố năm 1992 và được tu sửa năm 2001. Những chức năng mà đảng Cộng sản Việt Nam quy định như "quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam' hay 'chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng ḥa xă hôi chủ nghĩa Việt Nam, có nhiệm vụ quản lư viêc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại, quân sự...'  hay "Mặt trận tổ quốc là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xă hội, tổ chức xă hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xă hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài', đều chỉ là sáo ngữ. Mới đọc qua, người ta dễ có ấn tượng là những cơ quan nói trên có sự độc lập và đứng ở những vị trí cao hơn đảng Cộng sản Việt Nam. Trong thực tế không phải như vậy. Tất cả những sự vận hành, đường lối, chủ trương của các cơ quan này đều dựa theo sự quy định chung của đảng Cộng sản. Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận tổ quốc chỉ là tên gọi của những bộ phận chuyên môn do đảng Cộng sản Việt Nam lập ra để điều hành xă hội theo phương thức mà đảng muốn và để phục vụ cho đảng không hơn không kém.

 

Trong cuộc nói chuyện 'trực tuyến' hôm mồng 2 tháng 5 vừa qua tại Hà Nội với cử tri toàn quốc, phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu đă trả lời một số câu hỏi cho thấy là Hà Nội không thể tiếp tục coi thường dư luận. Câu hỏi thứ nhất nêu ra rằng quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất hay là bộ chính trị và ban chấp hành trung ương đảng?'. Ông Yểu trả lời quanh co rằng phải phân biệt hai vấn đề. Theo ông vấn đề thứ nhất rằng: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, đảng Cộng sản Việt Nam với đại diện cao nhất là ban ban chấp hành, bộ chính trị nhưng theo điều 4 hiến pháp, đảng lănh đạo nhà nước và xă hội. Vấn đề thứ hai rằng: Đảng lănh đạo Nhà nước, quốc hội nhưng đảng không làm thay nhiệm vụ các cơ quan này. Tuy trả lời quanh co theo sách vở, nhưng ông Yểu đă để cho người ta thấy rằng, đảng Cộng sản Việt Nam đứng cao hơn quốc hội và cao hơn nhà nước, c̣n đảng Cộng sản không làm công việc của quốc hội hay của nhà nước, v́ đây là hai bộ phận chuyên môn do đảng lập ra để phục vụ đảng th́ đảng có nhúng tay hay không điều đó không thành vấn đề bởi nó vẫn là nắm dưới sự chỉ đạo và kiểm soát của đảng Cộng sản Việt Nam.

 

Một câu hỏi khác: 'Ở Việt Nam cử tri thậm chí không biết mặt người được ứng cử là ai, họ đă, đang và sẽ làm ǵ cho dân, cho nước?' Ông Yểu trả lời rằng ở các nước khác có chế độ tranh cử, ở Việt Nam không có tranh cử mà là vận động bầu cử và theo quy định. Ông Yểu giải thích sự khác nhau giữa bầu cử và tranh cử như sau: 'Bầu cử khác với tranh cử, ứng viên không ai tranh ai, khi thực hiện vận động th́ không làm phương hại đến quyền lợi chung của các cơ quan, đơn vị khác. Có thể nói tốt về các đại biểu khác hoặc các cơ quan khác nhưng ứng cử viên không được nói ǵ phương hại đến ứng cử viên khác'. Qua sự trả lời của ông Yểu cho thấy là những ứng cử viên mà ban bầu cử công số danh sách để từ đó cử tri tuyển chọn ra các đại biểu quốc hội, họ không có quyền ǵ hay nói đúng hơn là họ chỉ cho đảng mượn tên để sắp vào danh sách; và chuyện đậu rớt của những người này cũng đă được đảng quyết định trước. Hơn thế nữa, đảng Cộng sản đă chọn người ra làm đại biểu quốc hội th́ đương nhiên các đại biểu không thể tranh căi nhau về chính sách... của đảng,  v́ như vậy là sẽ phạm vào tội  'thiếu nhất trí' với đảng. C̣n nếu tranh cử bôi xấu lẫn nhau th́ đảng lại sợ những thói hư tật xấu của cán bộ bị công khai hóa trong quần chúng, làm cho đảng bị xem thường.

 

Qua những phân tích nói trên, dân ta không thể nào tiếp tục theo khuôn phép kiểu 'đảng cử dân bầu' từ hàng chục năm qua. Dân ta phải đứng dậy nói lên tiếng nói của ḿnh: Tẩy chay và Không tham gia cuộc bầu cử quốc hội; đồng thời đứng lên đ̣i tổ chức lại cuộc bầu cử duới sự kiểm soát của Liên Hiệp Quốc. Nếu mọi người, mọi gia đ́nh cùng đồng loạt đứng lên tẩy chay, không đi bầu quốc hội khóa XII, ngày 20 tháng 5 tới đây sẽ giúp nâng khí thế đấu tranh  và có tác dụng rất lớn vào công cuộc đấu tranh hiện nay:

 

Thứ nhất, tẩy chay không đi bầu là trực tiếp phủ nhận mọi quy ước do đảng Cộng sản Việt Nam áp đặt lên đầu lên cổ người dân Việt Nam. Việc làm này c̣n phủ nhận tư thế lănh đạo nhà nước và xă hội của đảng Cộng sản Việt Nam mà họ đă ghi vào điều 4 hiến pháp. Nói cách khác, tẩy chay không đi bầu là hành động bất tuân phục những quy ước của chế độ Hà Nội.

 

Thứ hai, tẩy chay không đi bầu là hành động phản kháng cụ thể đối với đảng Cộng sản Việt Nam trên mặt cơ chế. V́ không tin vào quốc hội và không tin vào các đại biểu nên đă biểu hiện sự không tin đó bằng cách không đi bầu. Tức là dân ta đă dám xóa bỏ cơ chế gọi là quyền lực cao nhất nước.

 

Thứ ba, tẩy chay không đi bầu là sự hiệp thông giữa những nhà đấu tranh cho dân chủ, đồng thời nối kết một cách mạnh mẽ giữa mọi tầng lớp quần chúng có cùng nguyện vọng đấu tranh cho tự do, dân chủ tại Việt Nam để củng cố sức mạnh chung của các lực lượng đang đối đầu lại tập đoàn lănh đạo Cộng sản Việt Nam.

 

Thứ tư, tẩy chay không đi bầu là sự khởi động của một phong trào phản kháng chính trị mang h́nh thức đối đầu bất bạo động, từng bước đưa quần chúng trở thành những lực lượng chính trị, thách đố quyền lực độc tôn của đảng Cộng sản qua các cuộc bầu cử sau đó.

 

Tóm lại, tẩy chay không đi bầu là một phản kháng chính trị, bằng phương thức bất bạo động mà nhà cầm quyền khó dập tắt và trấn áp. Nếu được tổ chức và vận động đúng mức th́ làn sóng tẩy chay bầu cử sẽ biến thành một cao trào phủ nhận mọi quy ước, mọi điều kiện áp đặt của chế độ Hà Nội và đây là diễn tŕnh sau cùng dẫn đến sự sụp đổ ách độc tài Cộng sản tại Việt Nam

 

 

Lư Thái Hùng

May 4 2007