CÁC LUẬT SƯ NGUYỄN VĂN ĐÀI VÀ LÊ THỊ CÔNG NHÂN BỊ TRUY TỐ VỀ TỘI TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NHÀ NƯỚC

 

Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG

 

            Theo bản cáo trạng, các Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân bị truy tố ra Ṭa Án Nhân Dân Thành Phố Hà Nội về tội tuyên truyền chống Nhà Nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chiếu Điều 88 Khoản 1 Điểm (a) và (c) H́nh Luật mà h́nh phạt có thể đến 12 năm tù.

          Các Luật Sư bị trách cứ đă có những hành vi phỉ báng chính quyền và chống Nhà Nước bằng tuyên truyền xuyên tạc, và tàng trữ, phát hành các tài liệu có nội dung chống Nhà Nước CHXHCNVN.

 

          Khoản 1 Điểm (b) kết án tội “dùng chiến tranh tâm lư để tuyên truyền gây hoang mang trong nhân dân”. Đây là một tội lỗi thời, tàn tích của thời chiến tranh lạnh. Người Cộng Sản thường lầm lẫn luật pháp với chính trị. Họ đă sáng chế ra những tội danh giả tạo phi pháp lư như phản động hay phản cách mạng, địa chủ hay cường hào ác bá v...v...V́ đối với họ,  chính trị là thống soái và luật pháp là công cu.ï Bộ Luật H́nh Sự 1985 trong Lời Nói Đầu cũng xác nhận điều đó: “Trong hệ thống pháp luật của nước Cộng Ḥa XHCNVN, luật h́nh sự là một công cụ sắc bén của Nhà Nước chuyên chính vô sản để bảo vệ chế độ xă hội chủ nghĩa, đấu tranh góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xă hội”.

 

          Trong chiều hướng đó Quốc Hội đă ban hành những đạo luật h́nh sự  quy định những tội trạng bịa đặt giả tạo và cưỡng ép lố bịch với những yếu tố cấu thành tội trạng hết sức bao quát và mơ hồ,  như các tội tuyên truyền chống nhà nước, tuyên truyền chống chế độ, lợi dụng quyền tự do dân chủ, phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia, phá hoại chính sách đoàn kết quốc tế, gián điệp, phản nghịch hay hoạt động nhằm lật đổ chính quyền v...v... Nếu H́nh Luật Hoa Kỳ cũng quy định những tội bịa đặt giả tạo và cưỡng ép lố bịch tương tự như vậy, th́ ngày nay rất nhiều ứng cử viên thuộc Đảng Dân Chủ đối lập sẽ có thể bị truy tố và kết án về các tội tuyên truyền chống Nhà Nước, phỉ báng chính phủ, phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia, lợi dụng quyền tự do dân chủ, và đặc biệt là tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền vào tháng 11 tới đây.

 

          Những yếu tố cấu thành tội (bịa đặt) “tuyên truyền chống nhà nước”, như tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu hay phỉ báng chính quyền, lưu trữ phát hành các tài liệu chống chính phủ cũng có thể dùng để kết tội “phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia” của Điều 87 mà h́nh phạt có thể đến 15 năm tù. V́ các yếu tố tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền hay lưu trữ phát hành các tài liệu chống Nhà Nước cũng có thể được ṭa án nhân dân coi là những hành vi cố ư gây chia rẽ giữa nhân dân và chính quyền, giữa các giáo dân và chính quyền, là những yếu tố cấu thành tội (giả tạo) “phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia”.

 

Từ thập niên 70, nhà cầm quyền Cộng Sản đă bắt giam tại các trại cải tạo những người đối kháng có những hành vi bị coi là tuyên truyền chống chế độ như Linh Mục Nguyễn Văn Lư, Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế hay Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt v...v.... Từ thập niên 1980, họ đă dùng ṭa án để truy tố cũng về tội tuyên truyền chống chế độ (Điều 82 cũ), và đă kết án 3 người con của cố Luật Sư Trần Văn Tuyên là Trần Vọng Quốc, Trần Tử Thanh và Trần Tử Huyền, và tiếp theo là Luật Sư Đoàn Thanh Liêm.

 

Qua thập niên 1990, họ đă truy tố về tội (cưỡng ép), phản nghịch hay hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 73 cũ), và đă kết án  Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt, Giáo Sư Nguyễn Đ́nh Huy v...v.... Cũng trong thời gian này, họ đă truy tố về tội (giả tạo) phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia, và đă kết án Ḥa Thượng Thích Quảng Độ, Giáo Sư Hoàng Minh Chính v...v... Trước đó, năm 1983, Linh Mục Nguyễn Văn Lư cũng bị truy tố và kết án về tội này.

 

Từ năm 2000, họ đă truy tố về tội (cưỡng ép) gián điệp, và đă kết án Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn và Nguyễn Vũ B́nh. Đồng thời họ cũng truy tố và kết án Phạm Quế Dương, Trần Khuê, Trần Dũng Tiến, Nguyễn Đan Quế v...v... về tội (giả tạo) lợi dụng quyền tự do dân chủ.

 

Năm 2005, họ đă đệ đơn yêu cầu Ṭa Án Thái Lan truyền dẫn độ Lư Tống về Việt Nam v́ đă rải truyền đơn chống chính phủ tại Saigon, để trả lời về tội (bịa đặt) xâm phạm an ninh lănh thổ quốc gia. Đầu tháng tư năm nay Ṭa Phúc Thẩm Bangkok đă bác đơn xin dẫn độ của nhà cầm quyền Hà Nội.

Và ngày 30 tháng 3 vừa qua họ đă kết án Linh Mục Nguyễn Văn Lư về tội (giả tạo) tuyên truyền chống nhà nước. Năm 2002 Lê Chí Quang cũng bị truy tố và kết án về tội này.

 

Hiện nay, ngoài các Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, có thêm 4 luật sư khác cũng đang bị điều tra truy tố là các Luật Sư Lê Quốc Quân, Bùi Kim Thành, Nguyễn Thị Thùy Trang và Nguyễn Bắc Truyền. Trái với dư luận thông thường, đây không phải là một chiến dịch nhằm tước đoạt quyền biện hộ của luật sư trước ṭa án. V́ ṭa án nhân dân đâu có đếm xỉa đến những lời biện hộ của luật sư. Các luât sư có tính độc lập nên không ưa chuyên chính.  Họ sớm có ư thức nhân quyền, am hiểu Luật Quốc Tế Nhân Quyền nên thường tha thiết với công cuộc đấu tranh đ̣i Công Lư và Nhân Quyền.

Ngày nay, cũng như luật pháp, ṭa án đă biến thành một công cụ của Đảng Cộng Sản với nhiệm vụ bạc bẽo là củng cố chính quyền và bảo vệ chế độ độc tài toàn trị của Đảng.

 

VỀ MẶT TỘI TRẠNG

 

Tuyên truyền chống chế độ hay tuyên truyền chống Nhà Nước là những tội giả tạo bịa đặt không t́m thấy trong bất cứ bộ h́nh luật nào của các quốc gia văn minh trên thế giới. V́ tuyên truyền chỉ là việc hành sử quyền tự do tư tưởng và tự do phát biểu quan điểm đă được luật pháp quốc gia và công pháp quốc tế thừa nhận. Từ giữa thế kỷ 19 khi Các Mác công bố bản Tuyên Ngôn Cộng Sản kêu gọi vô sản toàn thế giới đứng lên đấu tranh vơ trang để lật đổ chế độ và nhà nước tư bản chủ nghĩa,  ông ta cũng không bị Ṭa Án Luân Đôn truy tố về tội tuyên truyền chống chế độ tư bản. Và từ hơn một thế kỷ rưỡi nay, các quốc gia văn minh cũng không truy tố các môn đệ của Mác về tội này.

 

Từ thập niên 1990, với cuộc Cách Mạng Dân Chủ tại Đông Âu và Liên Xô, chế độ mệnh danh là xă hội chủ nghĩa đă bị vứt vào thùng rác lịch sử. Để củng cố chính quyền, Đảng Cộng Sản Việt Nam đă giảo hoạt thay đổi tội danh, từ tuyên truyền chống chế độ (Điều 82 cũ) thành tuyên truyền chống nhà nước (Điều 88).

 

Chiếu Điều 15 Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị “không ai có thể bị kết án về một tội h́nh sự do những điều ḿnh đă làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội h́nh sự chiếu luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế, luật pháp quốc tế là những nguyên tắc luật pháp tổng quát dược thừa nhận bởi cộng đồng các quốc gia”. (cụ thể là những nguyên tắc ghi chú trong Luật Quốc Tế Nhân Quyền do Liên Hiệp Quốc ban hành). Nguyên tắc này cũng đă được ghi trong Điều 11 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

 

Việt Nam đă gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1977 nên có nghĩa vụ pháp lư phải tôn trọng và thực thi những điều khoản ghi trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Phụ Đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

Việt Nam đă kư kết tham gia Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị năm 1982, nên có nghĩa vụ pháp lư phải tôn trọng và thực thi những điều khoản ghi trong Công Ước này. Chiếu Điều 2 Công Ước, các quốc gia hội viên tham gia Công Ước này cam kết sẽ tôn trọng và bảo đảm thực thi những quyền tự do cơ bản đă được thừa nhận trong Công Ước cho tất cả mọi người sống trong lănh thổ quốc gia. Trong trường hợp những quyền tự do ghi trong Công Ước này chưa được quy định thành văn trong luật pháp và hiến pháp quốc gia, các quốc gia hội viên kư kết hay tham gia Công Ước có nghĩa vụ phải ban hành các đạo luật bổ túc theo tinh thần và bản văn các điều khoản nhân quyền của Công Ước để các quyền này được thực sự thi hành. Trong trường hợp quốc gia hội viên kết ước không quy định những quyền này trong luật pháp hay hiến pháp th́ những điều khoản về nhân quyền và về những quyền tự do cơ bản của người dân ghi trong Công Ước vẫn có hiệu lực chấp hành và phải được áp dụng trước các ṭa án quốc gia và quốc tế.

 

Ngày nay Việt Nam đă quy định thành văn trong Hiến Pháp hầu hết các nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của người dân, như quyền tự do tôn giáo (Điều 70), quyền b́nh đẳng trước pháp luật (Điều 52), quyền b́nh đẳng cơ hội tham gia chính quyền (Điều 53), quyền tự do bầu cử và ứng cử (Điều 54), quyền tự do đi lại và cư trú (Điều 68), quyền tự do phát biểu, tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tự do hội họp, tự do lập hội, quyền biểu t́nh (Điều 69), quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được luật pháp bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (Điều 71), quyền được suy đoán là vô  tội (Điều 72), quyền riêng tư (Điều 73), quyền khiếu nại, khiếu tố các cơ quan chính quyền khi có sự lạm quyền phi pháp (Điều 74) v...v... Tuy nhiên quyền tự do tư tưởng không được quy định trong Hiến Pháp v́ Đảng Cộng Sản đ̣i nắm giữ độc quyền tư tưởng, buộc toàn dân phải “theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh" (Điều 4). Điều này là một nghịch lư trong Hiến Pháp

 

Theo Điều 2 Hiến Pháp “Nhà Nước thuộc về nhân dân, do nhân dân và v́ nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà Nước thuộc về nhân dân”. (Chứ không thuộc về một đảng độc tôn, độc quyền là Đảng Cộng Sản)

Theo Điều 3 Hiến Pháp “Nhà Nước bảo đảm quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, và nghiêm trị mọi hành động xâm phạm những (quyền và)ø lợi ích của nhân dân”. (dầu rằng kẻ thường xuyên xâm phạm chính là Đảng Cộng Sản)

Theo Điều 6 Hiến Pháp “nhân dân sử dụng quyền lực Nhà Nước thông qua Quốc Hội là cơ quan đại diện cho ư chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. (Do đó Quốc Hội không thể là sản phẩm và công cụ của Đảng Cộng Sản. Hơn nữa Quốc Hội của nhân dân phải sinh hoạt theo nguyên tắc dân chủ pháp trị chứ không thể theo “nguyên tắc dân chủ tập trung” phản dân chủ).

 

Theo Điều 11 Hiến Pháp “công dân thực hiện quyền làm chủ của ḿnh bằng cách tham gia công việc của Nhà Nước và xă hội”. (Muốn thế phải thiết lập chế độ dân chủ pháp trị để Dân được quyền làm chủ, lănh đạo và quản lư Nhà Nước sau khi băi bỏ chế độ độc tài toàn trị trong đó Đảng Cộng Sản độc quyền lănh đạo Nhà Nước).

Theo Điều 52 Hiến Pháp “mọi công dân đều b́nh đẳng trước pháp luật.” (Do đó Đảng và Nhà Nước Cộng Sản không được kỳ thị về chính kiến, hay đối xử phân biệt với các chính đảng đối lập không cộng sản.)

Theo Điều 53 Hiến Pháp “công dân có quyền tham gia quản lư Nhà Nước” (bằng cách hành sử quyền đối kháng, quyền tham gia chính quyền và quyền tự do tuyển cử là những h́nh thức của quyền Dân Tộc Tự Quyết).

Theo Điều 54 Hiến Pháp “công dân được quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc Hội”. (Do đó Đảng và Nhà Nước Cộng Sản không thể tước đoạt quyền tự do ứng cử của người dân bằng những ngăn cản do hiệp thương của các tổ chức ngoại vi, hay do sự thanh lọc của địa phương. Và quyền ứng cử và bầu cử trong cuộc đầu phiếu phải có tính phổ thông (phổ cập) cho tất cả mọi công dân).

 

Những điều khoản Hiến Pháp nói trên tuyên dương quyền Dân Tộc Tự Quyết, quyền Đối Kháng, quyền Tham Gia Chính Quyền và quyền Tự Do Tuyển Cử của công dân. V́ Nhà Nước thuộc về nhân dân, nên chỉ có nhân dân mới có quyền lănh đạo và quản lư nhà nước, Đảng Cộng Sản không thể tự ban cho ḿnh những quyền này. Trong khi đó, Điều 4 Hiến Pháp dành độc quyền lănh đạo Nhà Nước và xă hội cho Đảng Cộng Sản, nên đă tước đoạt của nhân dân quyền được b́nh đẳng cơ hội tham gia chính quyền với tư cách cá nhân hay với tư cách đảng viên của các chính đảng.

 

 V́ những lư do nêu trên, Điều 4 Hiến Pháp  phải bị xóa bỏ v́  nó đi trái với tinh thần và bản văn của các Điều 2, 3, 6, 11, 52, 53, 54 Hiến Pháp, và đi trái với quyền Dân Tộc Tự Quyết. Quyền này đă được Luật Quốc Tế Nhân Quyền thừa nhận trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc (các Điều 1 và 55), trong Phụ Đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Phần Mở Đầu), trong các Công Ước về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị và về Những Quyền Kinh Te,á Xă Hội và Văn Hóa (Điều Thứ Nhất).

 

Về mặt quốc nội, Dân Tộc Tự Quyết là quyền của người dân được tự do lựa chọn chế độ chính trị của quốc gia (như Quân Chủ Lập Hiến, Cộng Ḥa Dân Chủ hay Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa), và được quyền tự do ứng cử và tự do bầu lên các đại biểu của ḿnh trong chính quyền để thực thi chế độ đó.

Về mặt quốc tế công pháp, các công ước quốc tế như Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị là những hiệp ước quốc tế đă được chính phủ kư kết và quốc hội phê chuẩn nên có giá trị pháp lư cao hơn luật pháp và hiến pháp quốc gia. Trong trường hợp có những điều khoản mâu thuẫn giữa Luật Pháp Quốc Gia và Công Ước Quốc Tế th́ ṭa án phải tham chiếu và áp dụng những điều khoản của Công Ước Quốc Tế.

 Hơn nữa, chiếu Điều 5 Công Ước Dân Sự Chính Trị, ṭa án không được giải thích xuyên tạc luật pháp quốc gia hay công ước quốc tế để cho phép chính phủ hay ṭa án làm những hành vi hay tuyên những bản án nhằm phủ nhận và tước đoạt của người dân những quyền tự do cơ bản đă được luật pháp quốc gia và công ước quốc tế thừa nhận.

 

 

Điều 88 H́nh Luật quy định tội tuyên truyền chống nhà nước với những yếu tố cấu thành tội trạng như tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền, tàng trữ và phát hành các tài liệu có nội dung chống Nhà Nước.

Như đă tŕnh bày, tuyên truyền không phải là một tội h́nh sự dù là tuyên truyền chống chính phủ hay chồng Nhà Nước. Đây chỉ là việc hành sử quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu, quyền đối kháng và quyền thay thế chính quyền bằng tự do tuyển cử. Những quyền này đă được nhân loại văn minh đề xướng và tôn trọng từ thế kỷ 18:

Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền Pháp 1789 quan niệm “quyền tự do phát biểu là một quyền cao quư nhất của con người. Và mục đích của sự thành lập quốc gia là để bảo vệ cho người dân những quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm như quyền tự do, quyền tư hữu, quyền an ninh và quyền đối kháng bạo quyền”.

 

Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ 1776 minh thị quy định: “Khi chính quyền vi phạm dân quyền, người dân có quyền đứng lên đối kháng lật đổ chính quyền để thay thế bằng một chính quyền mới thuận lợi cho việc bảo đảm an ninh và hạnh phúc của người dân”.

 

Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền cũng thừa nhận quyền đối kháng và quyền thay thế chính quyền là những h́nh thức của quyền Dân Tộc Tự Quyết: “Điều cốt yếu là nhân quyền phải được một chế độ dân chủ pháp trị bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng phải đứng lên đối kháng chống áp bức và bạo quyền” (Lời Mở Đầu).

 

Ngày nay, trong những cuộc vận động tuyển cử, muốn hành sử quyền tham gia chính quyền, các ứng cử viên đối lập có quyền tự do phát biểu, tuyên truyền, phê b́nh, chỉ trích hay lên án chính sách của Nhà Nước. Và quốc dân sẽ là người trọng tài để phán xét xem những lời phê b́nh chỉ trích này có xác đáng không. Nếu không có sự tŕnh bầøy xuyên tạc và có chứa đựng những sự thật chính trị và xă hội, cử tri có quyền quyết định thay thế chính quyền cũ bằng một chính quyền mới đủ khả năng và thiện chí để đáp ứng những nguyện vọng và nhu cầu của nhân dân trong giai đoạn mới.

 

V́ con người không phải là á thánh nên xă hội cần phải có chính quyền. Và v́ nhà cầm quyền cũng không phải là á thánh nên luật pháp phải dành cho người dân quyền đối kháng để kiểm soát, chế tài và thay thế những chính quyền bất xứng. Nếu không có thông tin tuyên truyền, phê b́nh chỉ trích th́ không thể có dân chủ. Nếu không được quyền thay thế hay lật đổ chính quyền bằng lá phiếu trong những cuộc tổng tuyển cử tự do và công bằng, th́ đảng cầm quyền sẽ sa đọa thành độc tài, tham nhũng, bất công hay bất lực.

 

Như vậy, tuyên truyền chống chính phủ và lên án nhà nước độc tài tham nhũng, bất công hay bất lực là những hành vi chính trị cần thiết trong một chế độ dân chủ pháp trị. Những hành vi này không cấu thành tội h́nh sự. Tại các quốc gia dân chủ, luật pháp và ṭa án không cấm phổ biến những tài liệu hay tác phẩm cổ vơ lư thuyết cộng sản (chủ trương lật đổ chế độ tư bản để thiết lập chế độ độc tài vô sản). Ṭa cho đó chỉ là việc hành sử quyền tự do phát biểu để truyền bá những lư thuyết chủ nghĩa về mặt trừu tượng (abstract doctrine). Chỉ khi nào hô hào lật đổ chính phủ bằng vơ trang, tập hợp vơ trang và khởi sự hành động vơ trang gây nguy hiểm rơ rệt trước mắt cho an ninh quốc gia th́ các đương sự mới bị truy tố ra ṭa. Không phải về tội (giả tạo) tuyên truyền chống nhà nước, mà về tội phản nghịch. Tiêu chuẩn là phải có yếu tố nguy hiểm rơ rệt trước mắt th́ tội trạng mới cấu thành. Nếu chỉ bằng lời nói hay bài viết để tuyên truyền, phê b́nh, chỉ trích hay lên án chính quyền,  th́ chỉ là việc hành sử công khai, ôn ḥa và hợp pháp quyền tự do phát biểu, tự do tư tưởng, và quyền đối kháng. Nếu những quyền này bị luật pháp ngăn cấm và chế tài th́ không thể có xă hội dân chủ.

 

Theo luật pháp phổ thông người dân, với tư cách cá nhân hay hội viên của các hội đoàn dân sự hay chính trị, có quyền và có trách nhiệm truyền bá các kiến thức nhân quyền cho quảng đại quần chúng, đề xướng tranh thủ sự thực thi và bảo vệ nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của người dân. Đồng thời, Nhà Nước có trách nhiệm tiên khởi và nghĩa vụ phải bảo vệ, đề xướng và thực thi nhân quyền và những quyền tự do cơ bản, bằng cách tạo các điều kiện và các cơ chế cần thiết về chính trị, kinh tế, xă hội, văn hóa và luật pháp để tất cả mọi người trong nước được thực sự hưởng dụng những quyền tự do này với tư cách cá nhân hay thành viên của các hội đoàn dân sự và chính trị. Mục đích để truyền bá, phổ biến những kiến thức nhân quyền cho tất cả mọi người, đặc biệt để góp phần loại trừ hữu hiệu các vi phạm về nhân quyền và về những quyền tự do cơ bản của người dân (Phần Mở Đầu và các Điều l và 2 Phụ Đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc).

 

Do đó các Luật Sư có quyền tổ chức các khóa học tập và thảo luận về những vấn đề nhân quyền và vi phạm nhân quyền cũng như những vấn đề chung của đất nước cho các học sinh sinh viên (đặc biệt là các sinh viên Trường Cao Đẳng về truyền thông, phát thanh và truyền h́nh). Đồng thời truyền bá sự thật (lịch sử và xă hội) và truyền bá nhân quyền cho các cộng tác viên (ở đây là các nhân viên Văn Pḥng Luật Sư). Những hành vi này không cấu thành tội h́nh sự.

 

Trong hiện vụ, để qui định tội trạng của các bị can, Ṭa Án phải phân biệt những trường hợp theo tŕnh tự như sau:

 

             1. Tuyên truyền chính trị bằng lời nói về tư tưởng và ư 

             thức hệ   (chống chế độ tư bản hay vô sản chuyên chính) 

            chỉ là việc hành sử quyền    tự do tư tưởng và tự do

             phát biểu quan điểm, không cấu thành tội h́nh sự.

 

2.  Tuyên truyền chính trị bằng cách in ấn và phát hành các tài liệu sách báo cộng sản hay chống cộng sản cũng chỉ là việc phổ biến chủ nghĩa lư thuyết trừu tượng (abstract doctrine), không cấu thành tội h́nh sự.

 

3.  Tuyên truyền chính trị bằng cách kêu gọi những người khốn cùng  tập hợp vơ trang đứng lên lật đổ  chế độ tư bản,  như Các Mác đă làm tại Luân Đôn hồi giữa Thế kỷ19, cũng không cấu thành tội h́nh sự.

 

4.   Rải truyền đơn kêu gọi kích động nói xấu chính quyền và hô hào dân chúng đứng lên lật đổ chính quyền cũng không cấu thành tội h́nh sự (phản nghịch) nếu không có tập hợp vơ trang và không có khởi sự hành động vơ trang. V́ những hô hào kích động này không có hậu quả gây nên sự Nguy Hiểm Rơ Rệt Trước Mắt cho an ninh quốc gia (Clear and Present Danger).

 

          Tại các quốc gia dân chủ văn minh, ṭa án độc lập không truy tố và kết án người dân về những tội tuyên truyền chính trị, dầu là tuyên truyền chống chính phủ, chống chế độ hay chống Nhà Nước.

          Như vậy các Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân không thể bị kết án về tội (giả tạo) tuyên truyền chống Nhà Nước.

 

Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG

          (Ngày 5-5-2007)