Ban Tổ Chức đọc diễn văn khai mạc |
Lê Hoàng Thanh và Lư
văn Xuân tóm lược
Xuyên qua những hành động hết sức vô nhân
đạo của Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa
Việt-Nam (CHXHCNVN) đă áp lực nhà cầm quyền Nam
Dương đẽo bỏ Đài Tưởng niệm
Galang và chính quyền Kuala Lumpur cũng đă nhượng
bộ cs Hà-Nội và cho lịnh dẹp bỏ Tượng
Đài Bidong chỉ vài tháng sau đó, người Việt
tị nạn cộng sản (NVTNCS) trên khắp thế
giới đă thay đổi phương thức làm
việc, đă phản ứng khôn ngoan và tế nhị
hơn csVN. Người Việt tị nạn cộng
sản khai thác sự tôn trọng về tự do, dân
chủ tại các nước mà người Việt tị
nạn cộng sản đang định cư và hội
nhập, nhiều nhân sĩ, hội đoàn chống
cộng đă vận động xây dựng tượng
bia kỷ niệm thuyền nhân Việt Nam ngay tại
quốc gia họ đang sống. Riêng tại Âu Châu,
khởi đầu là Thụy Sĩ, vào ngày 9 tháng 2 năm
2006, một biến cố lịch sử rất quan
trọng đối với cộng đồng
người Việt tại Geneve nói riêng và cả
nước Thụy Sĩ đă diễn ra. Đó là buổi
lễ khánh thành bia tưởng niệm thuyền nhân
Việt Nam được đặt dưới sự
chủ tọa của Bà Elizabeth Boehler, thị trưởng
thành phố Grand-Saconnex, phó chủ tịch đảng Parti
Radical tại Geneve. Sau Genève / Thụy Sĩ là đến
tượng bia được dựng lên tại
Bruxelles/Bỉ và gần đây, một bia kỷ niệm có
tính cách địa phương, được dựng lên
tại một nghĩa trang ở Hamburg thuộc vùng Bắc
Đức.
Song song với chiến dịch xây dựng tượng bia
thuyền nhân không ngoài mục đích chống lại
chuyện csVN dùng yêu sách đ̣i Nam Dương và Mă Lai
dẹp bia tưởng niệm tại những quốc gia
này, như chúng tôi đă giới thiệu qua hai bài báo trước
đây, Cộng Đồng Người Việt Tị
Nạn (CĐNVTN) CS tại Đức, dưới sự
điều hợp của một Ủy Ban được
cộng đồng tín nhiệm và đề cử, đă
ra thư ngỏ ngày 19.12.2006 chính thức kêu gọi
đồng hương hỗ trợ tài chánh để
thực hiện xây dựng bia tị nạn tại
Đức, dự định sẽ khánh thành vào ngày
Quốc Hận 30 tháng tư 2007, sau khi thành phố Troisdorf
đă đồng ư cho phép CĐNVTNCS tại Đức
được dựng một tượng bia Tị
Nạn bên cạnh chiếc ghe vượt biển, một
chiếc ghe được Cap Anamur I cứu vớt vào
cuối tháng 4.1982 và đă được Ủy Ban Cap Anamur
đem về đặt tại thành phố Troisdorf cho
đến nay.
Liên quan đến chương tŕnh vận động, kêu
gọi ủng hộ tài chánh để hoàn thành dự án
trên, nhiều nơi trên nước Đức đă tổ
chức các buổi sinh hoạt thân mật nhân dịp Giáng
Sinh 2006 hay Tết Đinh Hợi 2007 vừa qua, từ
hội đoàn cho đến các Chi Hội Phật Tử
hay Giáo Xứ Công Giáo đă vận động rốt ráo
chư phật tử, giáo dân và đồng hương
tị nạn gây quỹ hỗ trợ cho dự án dựng
Bia Tị Nạn mà chúng tôi đă đề cập trên
đây. Ư thức được rằng việc thực
hiện Bia Tị Nạn không chỉ v́ Tự Do, v́ Danh
Dự của Cộng Đồng NVTNCS tại Đức
nói riêng, mà c̣n v́ Việt Nam hôm nay và ngày mai, cho nên sự
lạc quyên ủng hộ xây dựng Bia Tị Nạn
được khắp nơi nhiệt liệt
hưởng ứng hầu trang trải phí tổn khá cao,
lên đến 25 ngàn Euro riêng cho Bia Tị Nạn, chưa
kể đến chuyện tốn kém để bảo tŕ
sau đó. Nhờ vào sự đóng góp vật lực cũng
như tài lực của đồng hương trên toàn
nước Đức nói riêng và đặc biệt qua
sự phối hợp hành động do Ủy ban
điều hành, việc xây dựng bia tị nạn
được hoàn tất đúng kỳ hạn như
đă dự tính và vào ngày 28.04.2007, NVTNCS từ khắp
nơi trên nước Đức, (thậm chí có cả khách
từ phương xa như Mỹ, Úc v.v…) về tham dự
Lễ Khánh Thành đặt Tượng Bia Tị Nạn
tại thành phố Troisdorf-Đức (nằm gần Bonn,
thủ đô cũ của Tây Đức!) dưới
sự chứng kiến của quan khách Việt-Đức,
trong đó có Thị Trưởng thành phố Troisdorf và
dĩ nhiên không thiếu sự hiện diện của ông Ts
Neudeck, nguyên chủ tịch uỷ ban Cap Anamur, 1
người trước đây đă vận động
thành lập con tàu Cap Anamur (ra đời sau khi con tàu Ánh Sáng
của Pháp đă bắt tay vào việc cứu người
Việt vượt biển trong vùng Đông Nam Á!) và sau
đó ra khơi cứu vớt được hơn 11 ngàn
người Việt tị nạn v́ không chấp nhận
chế độ csVN đă bỏ nước, liều
chết vượt biển đi t́m TỰ DO.
Quang cảnh buổi lễ |
Lễ Khánh Thành đă được tổ chức rất trọng thể vào ngày 28.04.2007, với sự hiện diện của quan khách ngưới Đức và rất đông các đoàn thể cùng đồng hương người Việt tại công viên bên cạnh chiếc ghe tị nạn đă được đặt tại đó từ năm 1982. Bia Tị Nạn (cao khoảng 1m70, ngang 100/70 cm và dày 30 cm, dựng trên cái bệ cao 36cm) đă được dựng sẵn và phủ kín bằng tấm vải bên cạnh chiếc ghe vượt biển đặt tại góc đường Frankfurterstrasse và Siebengebirgsallee thuộc thành phố Troisdorf để tưởng niệm những người Việt tị nạn cộng sản đă thiếu may mắn chết trên đường đi t́m tự do và đồng thời tri ân nhân dân và chính phủ Đức, đặc biệt tri ân cựu Thống Đốc tiểu bang Niedersachsen, Tiến Sĩ Ernst Albrecht và Ts Rupert Neudeck, cựu chủ tịch Cap Anamur. Xa hơn nữa, c̣n để xác định lập trường chính trị của CĐNV là một cộng đồng tị nạn, đă bỏ nước ra đi v́ không chấp nhận chế độ độc tài cộng sản hiện nay tại Việt Nam.
Nghi thức buổi lễ |
Chương tŕnh được chia làm hai phần. Phần I mang tính cách ngoại giao, được tổ chức từ 14 giờ đến 15 giờ, đặc biệt dành cho quan khách và chính giới Đức và phần II dành cho Cộng Đồng NVTNCS tại Đức. Anh Trịnh đỗ Tôn Vinh là người điều khiển chương tŕnh buổi Lễ khánh thành trước đó vài phút đă mời quan khách và đồng hương bằng tiếng Đức Việt ổn định chỗ ngồi và chỗ đứng cũng như kêu gọi đồng hương cố gắng giữ ǵn trật tự v́ sự tính chất quan trọng của buổi lễ có sự tham dự của người Đức. Trong khi chờ đợi khai mạc Lễ Khánh Thành Bia Tị Nạn, ban tổ chức đă cho nghe bản nhạc tiếng Đức là „Boote ohne Hafen“, tiếng Việt là „Thuyền Không Bến,“ do một ông nhạc sĩ Đức là ông Vader Abraham sáng tác làm cho nhiều khán thính giả cảm động khi nghe lại bài hát này.
Ts Neudeck nguyên chủ tịch uỷ ban Cap Anamur |
Đúng 14h,
chương tŕnh được khai mạc như ban
tổ chức đă thông báo. Mở đầu chương
tŕnh là phút mặc niệm tưởng nhớ đến
những nạn nhân đă thiếu may mắn chết trên
đường đi t́m tự do. Kế đến là
phần giới thiệu quan khách Đức. Ngoài ông Manfred
Uedelhoven, Thị trưởng Troisdorf, ông bà Ts Neudeck
người ta c̣n thấy có đại diện các
đảng phái chính trị tại thành phố Troisdorf
như : Ô. Bernd Lescrinier (CDU), Bà Heidi Rahmel (CDU), Erkan Zorlu (SPD),
AchimTüttenberg (SPD, Dân biểu tiểu bang NRW), Bà Thượng
nghị sĩ Elisabeth Winkelmeier- Becker (CDU), bà Flugge, Phụ
trách báo chí cho thành phố Troisdorf và vợ chồng
thuyền trưởng Manfred Schander …
Tiếp theo phần giới thiệu quan khách, Ông Nguyễn
Thanh Văn, đại diện ban tổ chức đă chào
mừng quan khách tham dự bằng Đức ngữ và nói
lên ư nghĩa và mục đích của việc xây dựng Bia
Tỵ Nạn.
Đại ư, nhắc sơ lại hành tŕnh đi t́m tự
do của NVTN cách đây 30 năm, ông Nguyễn Thanh Văn
nói:
“Cuộc
ra đi t́m tự do của người Việt không
chỉ bằng những chiếc thuyền mong manh trên
biển đông mà c̣n bằng tất cả phương
tiện, ngơ ngách từ biên giới Cambodia, Thái lan, Lào …Nhiều người may
mắn đến được bến bờ tự do,
lắm kẻ bất hạnh phải vùi thây trong ḷng
biển cả hay rừng sâu, con số chính xác không ai
biết rơ nhưng người ta ước lượng
khoảng 500.000 người. Chính những cái chết oan
khiên của những đồng hương kém may mắn
này đă gây kinh hoàng, xúc động cả thế giới,
khiến cho các cường quốc, trong đó có
Đức đă mở rộng ṿng tay nhân ái đón thêm
người Việt tị nạn chúng ta“.
Ông Nguyễn thanh Văn c̣n phát biểu thêm (nguyên văn
bằng tiếng Đức):
„Sie starben, um uns ein Leben in Freiheit zu ermöglichen“
„ Sie starben, damit wir hier und heute leben können“.
Wir dürfen sie nicht vergessen und wir beten für diese Menschen!
Xin tạm phóng dịch:
„ Họ đă chết, tạo cơ hội cho chúng ta đ
ược sống tự do“
„ Họ đă chết để chúng ta được
sống, hôm nay và tại đây“
Chúng ta không thể quên họ và chúng ta cầu nguyện cho
những nạn nhân này !!!...
Ông Nguyễn thanh Văn đă thay mặt CĐNVTN
Đức ngỏ lời chân thành cám ơn chính phủ
Đức đă chấp nhận cho NVTN đến
Đức định cư, cám ơn Ủy Ban Cap Anamur,
ông Ts Neudeck, đặc biệt tri ân cựu Thống
Đốc tiểu bang Niedersachsen, Tiến Sĩ Ernst Albrecht
và cộng đồng Đức đă giúp cho người
Việt tị nạn có được một đời
sống xứng đáng là con người...
Trong phần phát biểu của quan khách phần I, ông Manfred
Uedelhoven, Thị trưởng Troisdorf (nơi mà cách
đây 27 năm đă thâu nhận 40 người Việt
tị nạn đấn đây định cư!) đă nhắc
lại làn sóng vượt biển t́m tự do của
người Việt vào thập niên 70 cũng như nguyên
nhân h́nh thành con tàu Cap Anamur do TS Neudeck làm chủ tịch
thời đó và lên tiếng giải thích lư do tại sao
người Việt bỏ nước ra đi mà
người viết tạm phóng dịch: „Những
người này (ư nói NVTNCS) đă đánh giá sự TỰ DO
cao hơn mạng sống của họ“ (nguyên văn
bằng tiếng Đức: „Diese Menschen haben die Freiheit
hoeher geschaetzt als ihr eigennes Leben!“). Ông Uedelhoven c̣n nhắc
nhở, nói thêm (xin phóng dịch như sau): „Ngay cả
người Đức cũng đă biết rơ vấn
đề khi mà con người mất tự do. V́
Đức có một quá khứ không tốt, bài ngoại nên
khi thâu nhận NVTNCS về thành phố Troisdorf nói riêng là
một thử thách quan trọng đối với dân chúng
Đức sống tại đây và cuối cùng xác nhận
rơ ràng với dân chúng Troisdorf là người Việt tị
nạn đă đáp ứng đúng sự sự thách mà chính
quyền đă chấp nhận trước đây“!
Bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại Troisdorf, Đức |
Sau phần phát
biểu của ông thị trưởng, MC của ban tổ
chức đă trân trọng mời và thị trưởng
Troisdorf, ông Manfred Uedelhoven và ông Nguyễn Thanh Văn, Chủ
tịch Ủy Ban Điều Hợp Cộng Đồng
Đức lên để kéo tấm vải màu vàng phủ Bia
xuống.
Giờ phút chờ đợi của đồng bào và quan
khách tham dự Việt- Đức đă đến.
Tiếng vỗ tay hoan hô đă nổi lên khi tấm vải
vàng được kéo xuống và tấm Bia Tỵ Nạn
nặng trên 4 tấn và được làm bằng đá hoa
cương đen trông rất là hoành tráng và nghệ thuật
được hiện ra dưới sự chiêm
ngưỡng, trầm trồ khen ngợi và của tất
cả tham dự viên.
Hàng chữ được khắc và nạm vàng ở 2 mặt
Bia bằng 3 ngôn ngữ Đức, Việt, Anh có nội
dung như sau: „Tưởng niệm những người
việt Nam tỵ nạn cộng sản đă
chết trên đường t́m tự do. Tri ơn nhân dân,
chính phủ Đức cùng tất cả những ai đă
cứu giúp và thu nhận người Việt tỵ
nạn, đặc biệt Dr. Ernst Albrecht, Dr. Rupert Neudeck
cùng Ủy Ban Cap Anamur“.
Thêm vào đó, 2 bên mặt Bia c̣n có Logo h́nh 2 bàn tay nâng
chiếc thuyền trên sóng nước và bên trên là 3 làn khói
đỏ và vàng (trông như lá cờ vàng 3 sọc
đỏ) thoát ra từ ống khói ghe.
Nghi thức tôn giáo |
Kế
đến, ban tổ chức đă mời Ts Neudeck,
người sáng lập con tàu Cap Anamur lên phát biểu
trước sự vỗ tay chào đón nồng nhiệt
của người Việt. Ts Neudeck đă cho biết
những động lực mà ông đă thực hiện con
tàu Cap Anamur vào thời điểm đó (1979), đồng
thời ông cũng cho hay Dr. Ernst Albrecht là vị thủ
tướng tiểu bang vào thời gian 1979-1982 là
người đầu tiên quyết định thu nhận
thuyền nhân Việt Nam. Ngoài ra ông cũng đă nhắc tới
sự tích cực giúp đỡ của cố thống
đốc Johannes Rau (SPD, về sau trở thành Tổng
Thống Đức vào năm 1999) đối với NVTN khi
c̣n nắm quyền tại tiểu bang NRW. Ts Neudeck c̣n đi
xa thêm một bước, ông phát biểu: „ Người
Việt tị nạn của chúng ta đă góp phần
tốt vào xă hội Đức và ông ta đă lên tiếng
ngợi khen những cố gắng hội nhập rất
tốt của người Việt tị nạn tại
Đức, nhất là những người Việt
thuộc thế hệ hai và ba“!
Như MC Tôn Vinh cho biết, thay v́ sẽ nói chuyện trong
hội trường v́ c̣n dư thời gian nên ban tổ
chức đă uyển chuyển và mới ông Manfred Schander
lên phát biểu. Ông Schander là vị thuyền trưởng
con tàu Anja Leonhard mà vào năm 1985 đă cứu vớt hơn
100 thuyền nhân Việt Nam trên biển đông. Ông ta
nhắc lại hoàn cảnh thảm thương của người
Việt lúc được cứu vớt, tính tuổi trung
b́nh là 18, đa số là đàn ông trong đó có đến 41
trẻ em …
Ban Tổ Chức |
Sau đó là
phần tặng kỷ vật lưu niệm, dành riêng cho
quan khách Đức. Ông Nguyễn Văn Rị, Phó chủ
tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại CHLB
Đức đă đại diện ban tổ chức lên
trao quà lưu niệm đến ông Uedelhoven, thị
trưởng Troisdorf; Ông Trần Văn Các, Hội
Người Việt TNCS tại Bremen đă lên tặng quà
lưu niệm đến Ts Neudeck; Bà Lư Thị Khiếu,
Hội NVTNCS tại Hamburg đă lên tặng hoa cho bà Neudeck;
ông Phạm Công Hoàng, Chủ tịch Tổ chức Sinh
Hoạt của NV tại CHLB Đức đă lên tăng quà
cho ông Manfred Schander, Ông Đinh Kim Tân, Giám đốc đài
Radio VNHN tại Âu Châu đă lên tặng hoa cho bà Schander và
cuối cùng anh Vương Trí Tín, thư kư của Ủy Ban
đă lên tặng hoa cho bà Flugge, phụ trách báo chí thành
phố Troisdorf.
Tiếp theo phần trao quà lưu niệm là màn hát bài „ Cám
ơn nước Đức, cám ơn nước
Đức (nguyên văn: Danke Deutschland, Danke Deutschland) do anh
Phạm công Hoàng tŕnh diễn, kết thúc phần I của
buổi Lễ Khánh Thành.
Sau phần nghỉ giải lao cũng như để
chuẩn bị kéo dài 30 phút, phần II dành riêng cho CĐNVTN
tại Đức, được tổ chức từ 15
giờ 30 cho đến 17 giờ cùng ngày. Buổi Lễ
Khánh Thành Tượng Bia Tị Nạn dành riêng cho
CĐNVTNCS đă được tổ chức đúng theo
nghi lễ truyền thống của người Việt Nam. Sau phần chào
cờ (cờ vàng của VNCH) là phút mặc niệm
tưởng niệm đến thân nhân, bạn bè hay
những đồng hương thiếu may mắn đă
bỏ ḿnh trên đường vượt biên, vượt
biển t́m tự do. Kế đến là phần cắt
băng khánh thành do ba vị bô lăo đảm nhận
trước khi chương tŕnh được tiếp
tục với phần cầu nguyện cho quê hương
và cho những nạn nhân cộng sản và tri ân những
chiến sĩ VNCH đă hy sinh v́ chính nghĩa, bảo
vệ miền Nam VN trước đây, đúng theo nghi
thức Phật giáo và Thiên Chúa Giáo do những vị lănh
đạo tinh thần của hai tôn giáo lớn này do
đại đức Thích Thiện Thái, chùa Phật Huệ
và sư huynh Hà Đậu Đồng đảm trách và
thực hiện trước sự chứng giám của quan
khách Việt-Đức hiện diện.
Quang cảnh hội trường |
Có tất cả khoảng gần
1500 (một ngàn năm trăm) người về tham
dự buổi Lễ khánh Thành Bia Tị Nạn và buổi
Hội Ngộ Tri Ân và tiếp tân chính giới Đức
được tổ chức rất là trọng thể
trong một bầu không khí rất „t́nh người“ tại
hội trường Buergerhaus Troisdorf, sau khi bế mạc
Lễ Khánh Thành Bia Tị Nạn. Đêm „Văn Nghệ Tri
Ân“ bắt đầu lúc 18 giờ. Chương tŕnh Văn
Nghệ được khai mạc bằng nghi thức chào
cờ và tế bàn thờ Quốc tổ (v́ nhân trong
tuần lễ Giổ Tổ Hùng Vương). Sau đó ban
tổ chức đă tŕnh chiếu Slide Show nói về
thảm trạng tỵ nạn và xây dựng Bia Tỵ
Nạn.
Ngoài các tiết mục văn nghệ đặc sắc,
rất hấp dẫm gồm ca, vũ, nhạc, kịch do
các nghệ sĩ đến từ Bremen, Krefeld, Troisdorf, cùng
với 2 ban nhạc Vietmusic (Bonn) và Sao Đêm (Nettetal)
thuộc CĐNVTNCS tại Đức biểu diễn, tham
dự viên c̣n được dịp thưởng thức
những món ăn thuần túy Việt Nam cũng như ghé
thăm các gian hàng sách báo và băng nhạc đă
được ban tổ chức chuẩn bị chu đáo
để phục vụ đồng huơng tham dự.
Đêm Văn Nghệ Tri Ân kết thúc vào lúc 23 giờ cùng
ngày, mỗi tham dự viên mang theo tâm trạng riêng khi chia tay
…
Để kết thúc bài tóm lược này, chúng tôi xin
được nhắc lại là công tác xây dựng Bia
Tị Nạn Đức được một uỷ ban
gồm 9 người đại diện cho các tổ
chức và đoàn thể tại Đức phối hợp
thực hiện là các ông Nguyễn văn Rị (phụ trách tài
chánh ủy ban), Phạm công Hoàng (Chủ tịch Tổ chức Sinh
Hoạt của NV tại CHLB Đức), Huỳnh thanh
Hà (Liên
Hội NVTNCS tại CHLB Đức),, Nguyễn thanh
Văn (chủ tịch Uỷ Ban điều hợp công
tác đấu tranh tại Cộng Hoà Liên Bang Đức và
cũng là chủ tịch Ủy Ban xây dựng Bia Tị
Nạn), Trần văn Các (Hội NVTNCS tại Bremen), Đinh kim Tân (Giám đốc
đài Radio VNHN tại Âu Châu), Vũ duy Toại (Hội Văn Hóa
và Khoa Học VN), Vương trí Tín (Nhóm Thanh Niên Thiện Chí tại Bonn, đặc trách
việc liên lạc với chính giới Đức) và Bà Lư thị
Khiếu (Hội NVTNCS tại Hamburg). Phải nói,
nhờ sự điều hợp và phối hợp hành
động khá nhịp nhàng của Ủy Ban nói trên nên buổi
Lễ Khánh Thành Bia Tị Nạn đă thành công mỹ măn.
Một bó bông hồng để kính tặng ban tổ
chức, những mạnh thường quân đă hy sinh công
sức và th́ giờ đóng góp tích cực trên phương
diện điều hợp, vận động, quyên góp tài
chánh nhằm mục đích thực hiện xây Bia Tị
Nạn tại Đức, cũng như cám ơn quí
đồng hương đă hưởng ứng về
Troisdorf tham dự Lễ Khánh Thành được tổ
chức thành công tốt đẹp vào ngày 28.04.2007, đánh
dấu thêm một kỷ niệm khó quên đối với
người Việt tị nạn cộng sản nói chung,
chưa nói đến chuyện qua sự việc trên, đă
được cơ quan truyền thông và báo chí Đức
truyền đi sẽ làm cho người Đức
chắc chắc sẽ có cái nh́n khác hơn về Cộng Đồng
Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại
Đức trong tương lai.
· Lê hoàng Thanh và Lư văn Xuân tóm lược (Đức, 30-04-2007)
· Tài
liêu tham khảo: theo tin đặc biệt của báo
Rhein-Sieg-Anzeiger