Cali ngày 20 tháng giêng năm 2005

        Mến gởi các em Phong, Phước , Khai , Thủy , Vy Vy và

cháu Vi Uyên .

 

        Thầy vui nhận được thư của các em . Những thắc mắc của các em về Thiền Sư Thích Nhất Hạnh(TS/TNH) cũng là những thắc mắc chung của nhiều người ở trong nước cũng như ở hải ngoại : tiếng khen cũng lắm mà tiếng chê cũng rất nhiều , vậy đâu là sự thật ?

Phần I : Giới thiệu sơ lược về Thiền Sư Thích Nhất Hạnh :

        1-TS / TNH 78 tuổi ,hiện nay là một vị Thiền Sư VN nổi tiếng khắp thế giới , Ông rời Việt Nam năm 1967 để đi dự một Hội Nghị Phật Giáo Quốc Tế rồi sau đó có tham dự một số cuộc biểu t́nh phản chiến ở Hoa Kỳ phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam. Chính v́ vậy mà ông đă bị chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa cấm trở về nước và ông phải sống lưu vong.Thiền sư Nhất Hạnh xin định cư ở Pháp và dạy học ở Viện Đại Học Sorbonne ở Paris. Năm 1982, ông lập một cộng đồng mới ở miền Tây Nam nước Pháp ,có tên là Làng Mai để dạy Thiền cho rất nhiều người ngoại quốc chớ không riêng ǵ cho người VN. Thiền Làng Mai được chú ư nhờ khả năng dễ quảng bá, thậm chí đối với một số thành phần giới trẻ th́ có thể sẽ dễ thu hút và dễ tu học hơn, nhờ có ngôn ngữ và cách diễn giải đơn giản hơn .

Hôm 19 Tháng Giêng, Thiền Sư Nhất Hạnh trong chuyến về thăm Việt Nam đă có một buổi nói chuyện về Đạo Tràng Mai Thôn, cách ứng xử, đạo làm người tại chùa Quán Sứ, ngôi chùa cổ và lớn nhất thành phố Hà Nội. Sau khi các tăng ni tụng kinh, Thiền Sư bắt đầu buổi nói chuyện. Ngồi trên bục cao trong giảng đường, TS nói về ngày đầu đến với đạo Phật, mong ước xây dựng một đoàn tăng thân tu đạo, sống với nhau như người thân trong gia đ́nh. Rồi ông nói về Làng Mai, về đạo làm người. Theo lời TS, các tăng thân Làng Mai đều sống như một gia đ́nh. Trong làng có sư anh, sư chị, sư bác, sư cha, sư mẹ. “Bởi mỗi người đều có hai gia đ́nh. Đó là nơi sinh thành ra họ, và nơi tu luyện. Mỗi tăng thân đều phải cư xử thật tốt với cả hai gia đ́nh đó, như thế mới là đúng đạo hiếu”.

TS TNH cũng được mời đi giảng về Thiền và Phật Giáo tại nhiều nước như Nam Hàn , Trung Quốc , Hoa Kỳ v.v…

 Là tác giả của hơn 100 cuốn sách, TS thuyết giảng một h́nh thức Phật Giáo mới, thích nghi theo hoàn cảnh xă hội khoa học kỹ thuật hiện đại hầu có thể thu hút được các thế hệ trẻ hơn và bảo vệ cho chúng không bị ch́m đắm trong chủ nghĩa vật chất. Nhưng không phải ai cũng tin theo.

 

Sau cuộc chiến, TS Nhất Hạnh trở thành một thiền sư được kính trọng và là tên tuổi Phật Giáo thứ nh́ chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma. TS sáng lập 3 tu viện ở Mỹ và 1 ở Pháp, dạy hàng chục ngàn tín đồ về các khái niệm ông gọi là “Phật giáo nhập thế,” trong đó nhấn mạnh thiền định, ḥa b́nh và công lư xă hội. Số lượng 80 sách đă xuất bản của TS đă bán 1.5 triệu ấn bản.

TS là vị sư Việt Nam giàu nhất thế giới hiện nay. Trong 80 cuốn sách của TS đă in, có khỏang 10 cuốn hay nhiều hơn đă/đang thuộc vào danh sách bán chạy ở Hoa Kỳ. Riêng tiền tác quyền của sách xài cả nhiều thập niên chưa chắc đă hết. Nhưng có những điều mà tiền và uy tín của TS trứơc giờ chưa mua được: hoằng pháp tại VN.( Trích trong bài Đường về Xa Quá của Trần Khải , Việt Báo số 3582 ngày 22/1/2005)

 

 “Ở phương Tây, TS là một biểu tượng,” theo lời James Shaheen, chủ bút và là chủ nhiệm tạp chí Phật Giáo Mỹ Tricycle. “Tôi không thể nghĩ ra 1 Phật Tử Tây Phương nào mà không biết TS  Nhất Hạnh.”
Bây giờ, người Việt trong nước đang có cơ hội làm quen lại với TS Nhất Hạnh.

 Sau khi Sài G̣n sụp đổ tháng tư năm 1975, nhà nước CS gom mọi giáo hội Phật Giáo vào một giáo hội do nhà nước kiểm soát, các vị sư nào không chịu th́ sẽ bị quản thúc tại chùa. Các tác phẩm của TS Nhất Hạnh bị nhà nước tịch thu, và TS không có thể xin 1 visa về thăm quê nhà trong gần 30 năm. Sau hơn 1 năm thương thuyết, Hà Nội cho TS và 200 đệ tử trở về trong 4 tháng thăm quê và giảng dạy. (Chính phủ cũng cho 4 sách của TS được in.)

2- Một  điểm  đặc biệt khác c ủa TS là TS TNH  gọi Phật là Bụt  V́ thế những người VN theo học với TS cũng gọi Phật là Bụt .
3-TS định phát triển tại Việt
Nam Ḍng Tiếp Hiện của Sư Ông( danh xưng của tăng thân Làng Mai gọi TS TNH ). Đây là ḍng phái mới trong lịch sử Phật giáo Việt Nam hiện đại cho phép chư Tăng, Ni có quyền lập gia đ́nh.

4- Một sự kiện quan trọng trong cộng đồng Phật Giáo Việt Nam và thế giới trong thời gian qua là TS Thích Nhất Hạnh đă chính thức công bố “Giới Bản Ba La Đề Mộc Xoa Tân Tu”.  Lễ công bố được tổ chức trọng thể tại Viện Đại Học Tăng Già Trung Ương (Joong Ang Sangha University), nước Nam Triều Tiên ngày 31-3-2003.  Nhưng măi đến đầu năm 2004, tin tức này mới được công bố qua Lá Thư Làng Mai số 27 và văn bản Giới Bản này mới được chính thức phổ biến trên Website của Làng Mai . Hiện nay, các chùa Việt Nam tại khắp nước trên thế giới đều đă nhận được hai quyển, một ấn bản tiếng Việt và một ấn bản tiếng Anh  “Giới Bản Khất Sĩ Tân Tu” do Làng Mai gửi tặng.

Trong buổi lễ công bố, TS Nhất Hạnh nói: “Sở dĩ tôi chọn Đại Hàn là nước để công bố Giới Bản Tân Tu tại v́ tôi thấy nơi đây thích hợp nhất để làm việc đó. Tôi rất muốn công bố Giới Bản mới ở Việt Nam, đất nước tôi, nhưng hiện giờ tôi chưa được phép về nước để giảng dạy nên không làm được chuyện này. Tôi tuy được phép sang Trung Quốc giảng dạy, nhưng ở Trung Quốc, việc họp báo là một việc rất tế nhị, sợ làm không được. Ở Nhật Bản th́ số người tu tập theo Giới Bản Ba La Đề Mộc Xa hiện thời không có bao nhiêu. Ở Âu Châu và Mỹ Châu cũng thế. Cho nên tôi đă quyết định công bố Giới Bản mới ở đây. Tôi hy vọng trong hai mươi năm nữa, quư Đại Học có thể tổ chức một Hội Nghị Tăng Già Quốc Tế tại đây để tu chỉnh giới bản này, và cứ mỗi 20 năm Giới Bản lại được một lần tu chỉnh”. ( Trích trong Lá Thư Của Ban Biên Tập , Nguyệt San Liên Hoa số 404 tháng 4 năm 2004 )

        Trên đây là những ǵ Thầy được biết về TS TNH .

Phần I I : Những lời dạy của Phật :

        Theo chương tŕnh thăm viếng VN , ở TP/Saigon c ủa TS TNH các em phân vân không biết có nên đi nghe TS giảng hay không ?

Câu trả lời của Thầy là nên đi cho biết , đi để học hỏi thêm những điều mới lạ , đi để thực hiện hạnh nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát . Ở VN , các em đến nghe TS TNH giảng khỏi phải mua vé vào cửa , chớ ở H/kỳ và nhiều nơi khác , những ai muốn được nghe TS THN giảng đều phải tốn tiền mua vé vào cửa như là đi xem hát vậy .

Tuy nhiên , là người học Phật , chúng ta nên ghi nhớ những điều căn bản mà Phật đă dạy:

1/… Này các Tỳ kheo! Đại Ca Diếp luôn luôn lo ngại cho tiền đồ chánh pháp, thiên ma ngoại đạo hay thế lực cường quyền không thể phá hoại chánh pháp, nội t́nh lộn xộn, Tăng đoàn hủ hóa thiếu phạm hạnh, là điều kiện chính làm cho chánh pháp tiêu diệt "Trùng trong sư tử ăn thịt sư tử." V́ thế nếu Tăng đoàn được củng cố, giới đức trang nghiêm, nội t́nh ổn định ḥa hợp tất yếu chánh pháp được trường tồn. Để củng cố Tăng đoàn, sinh hoạt phải nghiêm túc, giới luật phải được tôn trọng giữ ǵn, giới luật c̣n th́ đạo ta c̣n.

2/ A Nan hỏi :Sau khi Thế Tôn nhập Niết Bàn chúng con biết lấy ai làm thầy. Phật bảo: "Lấy giới luật làm thầy, giới luật c̣n th́ đạo c̣n".

3/ Muốn giải thoát tất yếu phải giữ giới luật, chính chữ giới luật có nghĩa là biệt giải thoát.

4/ Đức Phật dạy rằng : Những người xuất gia làm Sa môn, phải đoạn tuyệt với ái dục.

5/ Các Tỳ kheo phải thật sự ly dục mới chứng Thánh quả.

6/ Đức Phật dạy rằng : V́ ôm mang ḷng ái dục, người ta không thấy được đạo. Cũng như nước trong vắt, lại nhúng tay vào khuấy cho đục ngầu; người khác đến soi th́ không thể nào nh́n ra h́nh ảnh ḿnh nữa.

7 / Những ai vướng vấp với ái dục ắt tâm họ c̣n vẩn đục, quyết không thấy được đạo.

8 /  Hỡi các thày Sa môn! Các thày hăy dứt bỏ ái dục, ái dục không c̣n, mới mong chứng ngộ đạo Như Thật.

9 / Đức Phật dạy rằng : Phật tử ở xa Ta hàng ngh́n dặm, nhưng luôn nhớ nghĩ đến giới luật của Ta th́ nhất định sẽ thành đạo quả. Ở bên cạnh Ta, tuy thường gặp Ta, mà chẳng tuân theo giới luật của Ta, vẫn không chứng ngộ được đạo lư nhiệm mầu

10 / Ta không nên tin tưởng vào bất cứ điều ǵ dù là điều đó do nhà hiền triết đưa ra hay điều đó dă được nhiều người chấp thuận theo truyền thống mà ta nên sử dụng hiểu biết thực tế hợp lư và trí thông minh của ta, chấp nhận điều đó chỉ khi điều đó đem lợi ích khi mang thi hành.

11 / Đức Phật dạy: “Khi nghe một điều ǵ, các ngươi chớ vội bác bỏ, cũng chớ vội tin ngay, dù nó là Thánh điển”.

12 / Phật c̣n dạy: “Tin Ta mà không hiểu Ta, tức là hủy báng Ta”

        Qua những lời dạy trên đây của Đức Phật , ta thấy Đức Phật luôn luôn nhắc nhở , nhấn mạnh tới hai chữ “ GIỚI LUẬT .” phải được tôn trọng , giữ ǵn nghiêm túc và phải đoạn trừ hai chữ “ÁI DỤC .” , những ai tu theo Phật mà không tôn trọng , giữ ǵn hai điều nầy th́ Phật nói rằng “Đó là những kẻ lấy cát mà muốn nấu thành cơm .”
Và sau đây là những lời dạy vắn tắt của Phật lúc sắp nhập Niết Bàn
:

1/ - Các thầy Tỳ kheo, sau khi Như lai diệt độ, các thầy phải trân trọng tôn kính tịnh giới, như mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu Như lai ở đời th́ cũng không khác ǵ tịnh giới ấy.

Giữ tịnh giới th́ các thầy không được buôn, bán, đổi chác, sắm sửa đất nhà, nuôi người, tôi tớ và súc vật, lo việc gieo trồng, kinh doanh tài bảo. Tất cả việc này, hăy tránh như tránh hố lửa. Kể cả việc chặt phá cỏ cây và đào cuốc đất đai. Những việc chế thuốc thang, coi bói tướng, coi thiên văn, đoán thời tiết, tính lịch số, đều không thích hợp với các thầy. Các thầy hăy tiết chế cơ thể, ăn đúng th́ giờ, sống bằng cách sống trong sạch, không được tham dự thế sự, lănh sứ mạng liên lạc. Chú thuật, thuốc tiên, giao hảo quyền quí, và thân thiết với họ, rồi hèn hạ, ngạo mạn, tất cả đều không được làm. Phải tự đoan tâm, chánh niệm cầu độ. Không được che giấu lầm lỗi, tỏ ra kỳ dị để mê hoặc quần chúng. Đối với bốn sự hiến cúng th́ phải biết tự lượng và biết vừa đủ. Hễ được hiến cúng th́ không nên tích trữ.

Đó là Như lai nói tóm tắt về sự giữ giới. Giới th́ chính thuận với căn bản của sự giải thoát, nên Như lai mệnh danh Ba La Đề Mộc Xoa. Nhờ giới mà phát sinh thiền định, và trí tuệ có năng lực hủy diệt thống khổ.

Thế nên, các thầy Tỷ kheo, hăy giữ tịnh giới, đừng cho vi phạm, thiếu sót. Ai giữ tịnh giới th́ người đó có thiện pháp. Không có tịnh giới th́ mọi thứ công đức không thể phát sinh. Do đó mà biết tịnh giới là chỗ yên ổn nhất, làm nơi trú ẩn cho mọi thứ công đức.

2- Các thầy Tỷ kheo, đă ở trong tịnh giới th́ phải chế ngự năm thứ giác quan, không cho phóng túng vào trong năm thứ dục lạc. Như kẻ chăn trâu, cầm gậy mà coi giữ, không cho phóng túng, phạm vào lúa má của người. Phóng túng năm thứ giác quan, th́ không những chỉ có năm thứ dục lạc, mà có thể sẽ không c̣n giới hạn nào nữa, không thể cấm chế. Như con ngựa hung hăn mà không được chế ngự bằng giây cương, th́ sẽ mang người lao xuống hầm hố. Giặc cướp làm hại, khổ chỉ một đời, c̣n giặc giác quan họa đến nhiều kiếp: tai hại rất nặng, các thầy không thể không cẩn thận. Thế nên người có trí th́ chế ngự mà không theo, giữ như giữ giặc, không cho phóng túng. Giả sử phóng túng năm thứ giác quan, th́ cũng không bao lâu ta sẽ thấy chúng tàn diệt tất cả.

3- Các thầy Tỷ kheo, năm thứ giác quan do tâm chủ động, v́ vậy mà các thầy lại phải thận trọng chế ngự tâm ḿnh. Tâm c̣n đáng sợ hơn cả rắn độc, thú dữ, giặc thù, lửa dữ bùng cháy lan tràn cũng chưa đủ để ví dụ cho tâm. Như một kẻ tay bưng bát mật mà chuyển động chạy nhảy, chỉ thấy bát mật chứ không thấy hố sâu, như thế không khác ǵ voi điên mà không có móc sắt, vượn khỉ mà được cây rừng, th́ sẽ hung hăng nhảy vọt, khó mà ngăn cản; các thầy phải cấp tốc tỏa chiết, đừng cho phóng túng. Phóng túng tâm ra th́ làm tan nát việc thiện của người. Chế ngự tâm lại một chỗ th́ không việc ǵ không thành. Thế nên, các thầy Tỷ kheo, hăy nỗ lực tinh tiến mà chiết phục tâm ḿnh.

Phần I I I : Nhận xét và Phê b́nh :

        I / Về Đời : Ta nhận thấy TS TNH đă đạt được những thành công rực rỡ rất đáng khâm phục . Nhưng nếu chúng ta nhớ lại chuyện Đạt Ma Tổ Sư gặp Hán Vơ Đế , vua hỏi Tổ Sư “ Trẩm đă cho xây hơn năm trăm kiểng chùa để bá tánh tu hành , như vậy công đức của Trẩm như thế nào ?” Nhà vua rất đắc ư về việc làm của ḿnh và tự nghĩ ḿnh có công đức rất lớn v́ từ xưa tới nay chưa có ai làm được như vậy , nên nói ra cho Tổ Sư biết để Tổ Sư khen ngợi và kính phục . Đạt Ma Tổ Sư đáp “ Không có công đức ǵ cả .”

        I I / Về Đạo : Ta thấy rơ TS TNH đă đi wrong way , làm ngược lại những điều căn bản mà Phật đă dạy như giữ tiền bạc nhiều ,tạo nhiều tài sản, không giữ GIỚI LUẬT ,lại c̣n sửa GIỚI LUẬT , đặt ra GIỚI LUẬT mới không phải chỉ riêng cho Làng Mai mà c̣n phổ biến khắp thế giới .Làm như vậy là quá ngông cuồng , tự cho ḿnh là giỏi hơn Phật , đây là một hành động quá tự cao , tự đại mà từ xưa tới nay chưa có một vị Thầy , hay Tổ Sư nào dám làm . Trong khi đó , thật t́nh mà nói Sư Ông TNH đă chưa hiểu được căn bản của Phật Học và Thiền. Căn bản đó là ǵ ? – Chính là Giới Luật phải tôn trọng và xa ĺa Sắc Dục .Như vậy , những ai không biết , đi theo con đường của Sư Ông TNH vạch ra chắc chắn sẽ đi vào Địa Ngục A Tỳ cả Thầy lẫn tṛ .

Khi Phật c̣n tại thế , đang giảng kinh , bọn Ma Vương tới phá nhưng không làm ǵ được , bọn Ma Vương bèn nói với Phật :

“ Sau khi Phật nhập Niết Bàn rồi , bọn chúng tôi chờ tới thời mạt pháp ( tức là thời của chúng ta hiện nay ) sẽ phá nhiều hơn nữa .”

Phật hỏi “ Các ngươi sẽ phá như thế nào ?”

Ma Vương đáp “ Chúng tôi sẽ cho tất cả con cháu của Ma Vương mặc áo cà sa giả làm thầy tu giống y như các đệ tử của Phật để đi giảng đạo khắp nơi và dạy cho mọi người tu theo cách của chúng tôi .”

        Phật nghe xong , nước mắt tuông trào và lặng thinh không nói một lời nào .

        Chuyện nầy ngày nay đă và đang xăy ra khắp nơi , khó mà phân biệt được chánh tà nếu ta không biết căn cứ theo kinh Phật dạy để suy xét .

Bởi vậy ngày nay vàng thau lẫn lộn , nhiều vị Thầy có rất đông đệ tử , rất nổi tiếng, được nhiều người tôn sùng, nhưng chúng ta phải nên hết sức cẩn thận , những điều họ giảng dạy nghe rất hay nhưng ḿnh phải so sánh xem có đúng như lời Phật đă dạy trong kinh hay không , kẻo bị Ma Vương mê hoặc mà không hay biết .

IV / Kết Luận

Qua những lời dạy vắn tắt trên đây lúc Phật sắp nhập Niết Bàn , ta thấy ngày nay đạo Phật đă được truyền bá khắp nơi trên thế giới , nhưng dù ở nơi đâu , người nào muốn tu cho có kết quả th́ điều căn bản phải giữ là GIỚI LUẬT .

        Người tu theo Phật và có gia đ́nh th́ gọi là cư sĩ tại gia, chỉ giữ năm giới là : không sát sanh , không uống rượu , không nói dối , không tà dâm , không trộm cắp .

C̣n người xuất gia tu theo Phật th́ không được có gia đ́nh :

        Nam mới tu gọi là Sa Di phải giữ 10 giới : không uống rượu , không sát sanh , không trộm cắp , không dâm dục ,không nói láo ,không trang điểm,không ca hát hay khiêu vũ ,không ngồi ghế cao hay nằm giường rộng,không ăn quá ngọ, không rờ tới tiền bạc hay đồ nữ trang .

        Nử mới tu gọi là Sa Di Ni , Sa Di nầy có hai bực :

-         Khu ô Sa Di : từ 7 tới 12 tuổi phải giữ 5 giới .

-         Ứng Pháp Sa Di từ 13 đến 19 tuổi phải giữ 10 giới .

Sa Di và Sa Di Ni khi tới 20 tuổi mới được thọ Tỳ Kheo giới .

Nam gọi là Tỳ kheo phải giữ 250 giới .

Nữ gọi là Tỳ Kheo Ni phải giữ 348 giới  .

        Thái Tử Sĩ Đạt Ta khi quyết tâm đi tầm đạo đă cương quyết từ bỏ địa vị giàu sang tột đỉnh : ngôi vị Thái Tử , nhà lầu , vàng bạc , vợ đẹp , con ngoan v.v…, buông bỏ tất cả những ràng buộc ở đời , sống đời phạm hạnh và nhờ vậy mới đắc đạo Vô Thượng Bồ Đề , bởi vậy Phật mới đặt ra giới luật để giúp cho những học tu theo Ngài noi theo dấu chân Phật mà đi th́ sẽ không bị sa hầm , sụp bẩy , đạp phải chông gai , ḿn bẩy làm cản trở bước đường tu tiến . Bây giờ nếu chúng ta không chịu đi đúng đường Phật đă chỉ dẫn , kết quả sẽ ra sao? Mọi người đều hiểu rơ . Sư Ông TNH đă đi sai đường và lại sửa Giới Luật , cố t́nh dẫn dắt mọi người đi sai lạc con đường của Phật đă vạch ra , đó chính là hành động của Ma Vương vậy.

Những nhận xét trên đây là những sự thật không chối căi được , nhưng chắc chắn cũng sẽ làm phiền ḷng một số người c̣n mê muội , chưa thức tĩnh . Biết làm sao ? - Người thầy thuốc biên toa cho thuốc để trị bịnh , nhưng nếu bịnh nhân không chịu uống thuốc th́ làm sao hết bịnh . Ước mong các em và mọi người  hiểu được .

Mến chào các em ,

Minh Chung