banner
 
Home Page
Tin Viet Nam
 
 
 
Home
Saigon Bao.com
Saigon Bao 2.com
Directory-Site
 
Tài Liệu - Dân Chủ
 
XÃ HỘI DÂN SỰ - NHÌN TỪ BẢN CHẤT
 
THÂN PHỤ CỦA TRẦN HUỲNH DUY THỨC NÓI VỀ PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM
 
Phong trào con đường Việt Nam và Hiến chương Chấn hưng Việt Nam vì hòa bình thế giới.
 
Phong trào Con đường Việt Nam
 
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức
 
Thư gởi
Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Đan Mạch
 
Đã đến lúc dân
phải nói
 
 
 
Disclaimer
SaigonBao.com
1999-2019 All rights reserved 
 
Diem Bao industry lifestyle
 
 
 
 
Tài Liệu - Dân Chủ
 
 

TRƯỜNG HỢP VŨ BẰNG

      Sơn Trung

 Vũ Bằng là một nhà văn thời tiền chiến còn sót la.i. Ông tên thật Vũ Đăng Bằng, sinh năm1913, tại  Hàng Gai, Hà Nội,  viết báo tại Hà Nội, bút danh Vũ Bằng, Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm. Sau 1954, di cư vào Nam và hoạt động văn hóa tại miền Nam.Ông mất năm 1984 tại Sàigòn.
Ông nổi tiếng từ thời tiền chiến với loạt phóng sự ‘’CAI’’ đăng trên báo sau  in thành sách với tên là ‘’ Phù Dung  Ơi Vĩnh Biệt’’’. Tác phẩm này tả xã hội nghiện ngập thời Pháp thuộc, đồng thời nói lên tâm trang người nghiện khi muốn từ bỏ ‘’ phù dung. tiên tử’’. Vì tả cảnh rất thực và rất đúng cho nên tác phẩm này duợc độc giả hâm mộ.  Ông thuộc hạng viết nhiều, viết khoẻ, theo nhà xuất bản Sống Mới ( Sàigòn), Vũ Bằng có khoảng 50 tác phẩm. Tuy nhiên tác phẩm của ông sau ‘’Cai’’ chỉ là những tác phẩm trung bình, không dược các nhà  phê  bình và viết văn hoc sử để ý đến. Vì vậy mà Nguyễn Vỹ đã than thở hộ ông trong quyển Văn Thi Sĩ Tiền Chiến của ông:
     ‘’ Tôi không hiểu tại sao Vũ Bằng viết thật nhiều mà  lại ít người nhắc  đến. . (239)’’
Thật ra, Vũ Ngọc Phan đã viết về Vũ Bằng với những lòi khen ngợi, Nhưng Vũ Ngọc Phan chỉ nhận định một số tác phẩm của ông trước 1942, rồi sau đó, sách xuất bản.. Sau này, Võ Phiến trong  ‘’Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam ’’ cũng đã viết về Vũ Bằng. Nhưng  không ai thấy rõ ‘’ bản lai diện mục’’ của Vũ Bằng vì Vũ Bằng là một con người bí mật.. Hà Nội nay in Tuyển Tập Vũ Bằng và công khai cho biết Vũ Bằng là  ‘’ Biệât  đội Quân Báo  của quân đội  cộng sản (136). Nói rõ hơn, Vũ Bằng  một  đặc công cộng sản, một tên nằm vùng, một điệp viên cộng sản tại miền Nam ( Nguyễn Mạnh Trinh,  Thời Báo , Toronto, Canada,  số 868, ngày 18-8-2006, tr.132). Nhờ sự công bố này, nay chúng ta hiểu rõ hơn nhiều viê.c.

 Tuy không biết rõ mặt thật của  Vũ Bằng, trong khoảng 1975, một vài dấu hiệu đã tỏ lộ một Vũ Bằng  không  cộng sản thì cũng thân cộng sản.  Tuy ông kín đáo, bí mật, ông đã đ ể lộ ý đồ  tuyên truyền, ca tụng cộng sản.
 Vũ Bằng vào Nam viết nhiều tác phẩm, trong đò có ba quyển đáng lưu ý. Đó là quyển  ‘’Miếng Ngon Hà Nội” ( 1957),  ‘’Bảy Đêm Huyền Thoại’’ (1972) và  “Thương Nhó Mười Hai’’ (1972).
 Trong ’Miếng Ngon Hà Nội’’, ‘’ Thương Nhó Mười Hai’’, Vũ Bằng cũng ca tụng  Hà Nội nhưng ở đây ca tụng Hà Nội tức là ca tụng cộng sản. Hơn nữa, trong tác phẩm này, ông châm biếm Mỹ  tham chiến tạị miền Nam . Viết về cây trái tại miền nam, ông cho không tốt đẹp bằng miền bắc vì: tại hơi bom đạn của Mỹ ném để giải phóng dân ta’’.
 Cũng trong tác phẩm này, bài  ‘’Tháng Bảy Xá tội Vong nhân, Vũ Bằng kết tội Đồng Minh, Nhật, Pháp, và Mỹ nhưng không kết tội cộng sản:
Chẳng cần phải nghĩ vẩn vơ, ai mà lại không biết số người chết hẳn phải nhiều. Đem cộng con số này với bao nhiêu người Việt Nam đã chết vì bom của “đồng minh” đến “giải phóng” chúng ta khỏi ách của "phát xít” Nhật, bao nhiêu người chết đói năm 1945, bao nhiêu người chết vì bệnh tật, súng đạn của Pháp đến “cứu” ta ra khỏi “nanh vuốt” của Cộng sản, rồi lại bao nhiêu người chết vì “chống Cộng”, bao nhiêu người chết vì bom Mỹ, súng Mỹ ở ngay tại miền Nam, bao nhiêu người bị đột kích, pháo kích, truy kích, xung kích, oanh kích công kích, xạ kích, phục kích... ờ, nhiều quá sức là nhiều, thế thì những oan hồn cứ kéo nhau đi hằng hà sa số, trường kỳ bất tạn cũng không có gì lại hết.
 Về điểm này, Võ Phiến viết:
Ông mù mờ về cái lẽ phải trái của cuộc chiến quốc cô.ng. Ông lo cho quả bom rơi xuống đầu Bắc quân xâm lược mà ông quên khuấy mất những đạn súng  cối nã vào đô thành Sàigòn, những hầm chôn người ở Huế. . . Phải chịu rằng ông thật tệ ! (164)
 Trong khi đó , Tô Hoài đã khen ngợi Vũ Bằng về Thương Nhớ Mười Hai:
  Từng câu tha thiết đã làm cho đến người đương ở giữa Hà Nội cũng phải yêu lây! ( Tạp Chí Văn Học, Hà nội #1, 1991)
 Người cộng sản bao giờ  cũng chú  trọng đến quan điểm bạn thù , tránh liên hệ với kẻ  thù. Tại sao Tô Hoài khen ngợi Vũ Bằng mà không khen ngợi Mai Thảo, bởi vì Vũ Bằng là đồng chí, còn Mai Thảo là kẻ thù.   Nói chung, Vũ Bằng mượn văn chương để tuyên truyền việc chống Pháp, chống Mỹ của cộng sản và ca tụng xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc
  Thật giả, giả thật nhiều khi khó phân biê.t. Như đã trình bày, người quốc gia và người cộng sản có những đề tài giống nhau. Kháng Chiến chống Pháp hoặc tố cáo tội ác của thực dân Pháp  là một đề tài sôi nổi trong khoảng 1945. Nhất Linh, Hồ Hữu Tường, Sơn  Khanh, An Khê, Trần Văn Ân,  Lê Xuyên, và các tín đồ Cao Đài Hòa Hảo, và các đảng phái như Việt Nam quốc dân đảng, Đại Việt v. v. đã đề cao công cuộc chống Pháp và theo đuổi cuộc chống Pháp, . . Vũ Bằng  đã để lộ  việc ca ngợi kháng chiến chống Pháp trong Bảy Đêm Huyền Thoại mặc dầu ông chỉ lấy núi rừng Việt Bắc và kháng chiến làm bối cảnh..  Trong Miếng ngon Hà Nội (1957), Thương Nhớ Mười Hai (1972), Ông ca tụng Hà Nô.i. Sau 1954, nhiều dân Bắc bỏ xứ vào nam, thương nhớ Hà Nô.i. Mai Thảo viết ‘’ Đêm Giã Từ Hà Nội, Tháng Giêng Cỏ Non’’ thì lại khác.
 Doãn Quốc Sỹ viết  Người Việt Đáng Yêu (1965) là để ca tụng Việt Nam, còn Vũ Hạnh với  Người Việt Cao Quý  thì vỗ ngực cho là công lớn chống Mỹ! Người cộng sản nằm vùng đôi khi không cần ra mặt chống Pháp Mỹ mà chỉ kêu gọi  lòng yêu nước, căm thù quân xâm lược thì đã đạt yêu cầu. Lẽ dĩ nhiên, đó chỉ là việc phụ, việc chính của đám nằm vùng là đảm nhiệm các công tác mật như tình báo, tổ chức, tuyên truy ền, liên lạc, và phá hoa.i. Ngày nay, tại hải ngoại,  công tác cũng vâ.y. Một số tay sai cộng sản, hoặc đầu hàng cộng sản đã mượn đề tài  ca tụng kháng chiến chống Pháp Mỹ, ca tụng  cộng  sản,  hoặc khen ngợi Hồ Chí Minh  yêu nước, kêu gọi về nước kinh doanh, hợp tác, cứu trợ hoặc chỉ trích tư bản, trong cộng đồng Việt Nam như Phạm Duy, Nguyễn Cao Ky và một số khác đã làm. Vì tiền, vì lợi danh, một số người đã bẻ cong ngòi bút, phản bội lý tưởng quốc gia.

  Việc nằm vùng của ông càng bộc lộ rõ rêt trong ngày 30-4-1975 . Theo Võ Phiến trong Ký, Bút Kịch Miền Nam , Vũ Bằng đã cùng một nhóm nằm vùng hân hoan đón chào cộng sản vào Saigon . Cũng theo Võ Phiến, trong sách trên, Vũ Bằng đã gửi ra ngoại quốc tài liệu Cái tai rách của thằng cùi phương bắc (Ký, Bút Kịch Miền Nam ,164). Phải chăng lúc này Vũ Bằng đã tỉnh ngộ, hay ông muốn  ra hải ngoại tiếp tục vai trò nằm vùng mặc dầu ông tuổi đã già?

 Tuy nhiên cái chết của Vũ Bằng là một kinh nghiệm đắng cay. Khi Vũ Bằng mất, con trai ông đến một tòa soạn đăng cáo phó và phải trả tiền , không hề được ân huệ của ‘’đảng và nhân dân’’ đối xử tình nghĩa với một đảng viên đã từng có  công trong ‘’kháng chiến chống Mỹ xâm luợc’’. Tòa soạn đồng ý đăng cáo phó này, nhưng cương quyết từ chối hai chữ ‘’nhà văn’’ trước tên Vũ Bằng (   Lời giới thiệu Tuyển tập Vũ Bằng của Triệu Xuân, 136).

 Tại sao vậy?
 -Trong xã hội tự do, trong  cáo phó cũng như trên danh thiếp,  ai muốn ghi gì thì ghi như là giáo sư, nhạc sĩ, văn sĩ, thi sĩ  không ai cấm. Còn trong chế độ cộng sản thì khác. Theo quan niệm và tổ chức cộng sản, nhà văn thì phải có chân trong  hội nhà văn. Vũ Bằng đâu có ở trong Hội nhà văn Hà  Nội cho nên không thể cho phép xưng là nhà văn.
 -Khi cần, ho lợi dụng ông, nhất là ông lỡ sa chân vào nghiện ngập, ho cung phụng ông, dỗ dành ông hoạt động cho họ nhưng trong thâm tâm người vô sản, ho coi ông là một kẻ nghiện ngập, trụy lạc, không xứng đáng là nhà văn xã hội chủ nghĩa, không xứng đáng là một đảng viên.
 -Những người nằm vùng, những điệp viên hoạt động trong lòng địch thường là những kẻ khốn khổ và bi đát nhất bởi nhiều lý do:
 a. Họ mất liên lạc với tổ chức nên bị gạt ra ngoài, hoặc bị điều tra, và nghi ngờ.
 b. Họ  bị  t ổ chức nghi ngờ là đã cung khai tông tích, tiết lộ bí mật của đảng.
 c. Họ bị nghi ngờ là đã đầu hàng địch,  hoạt động hai mang, phản bội đảng.
 Do đó, một số có thể bị xử tử, bị tù, bị sa thải và bị trừng pha.t. Vũ Bằng hoạt động tại Saigon thì dễ bị mắc những tai nạn trên. Trường hợp Vũ Bằng không phải thiếu.

 Những ai hoạt động cho cộng sản nên học lấy bài học kinh nghiệm này. Khi cộng sản cần, họ chịu chi nhiều lắm, họ ngon ngọt đủ đường, nhưng sau đó là thân phận của vỏ chanh đã bị vắt cạn và bị vứt vào thùng rác.

 Sơn Trung
 ( Ottawa , Canada )

 

 
 
 
 
Home Page
 
 
 
 
 
 
News
ABC
AFP
AP
BBC
CNN
Reuters
Washington Post