Kính thưa quý vị và các bạn, trong nỗ
lực yểm trợ cao trào tranh đấu đòi Tự
do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam, chúng tôi thu âm các
phát biểu, nhận định, và tâm tình của
đồng bào hải ngoại, để chuyển AUDIO về cho đồng bào
quốc nội thân thương, qua hệ thống emails và
mạng lưới truyền thông Internet.
Trân trọng cảm tạ quý vị yểm
trợ công tác "chuyển lửa", kính mong quý vị
tiếp tay cùng làm việc này.
KÍNH NHỜ CHUYỂN TIN VỀ VIỆT
NAM
-- ngocyen
------------ --------- --------- ---------
--------- --------- --------- -
Sau đây là phần nhận định và tâm tình
của Giáo sư
Nguyễn Lý Tưởng từ Littte Saigon, California Hoa Kỳ. Ông là
cựu sinh viên Viện Hán Học, tốt nghiệp
Đại Học Sư Phạm Huế, giảng dạy
môn quốc văn, sử địa và sinh ngữ
trước 1975. Tổng thư ký
Hội Sử Học Việt
Nam
1967--1975. Cựu
Dân Biểu Hạ nghị viện Quốc Hội Việt
Nam Cộng Hòa 1967--1971. Uỷ viên
thường vụ Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải
Ngoại. Gs Nguyễn Lý Tưởng là tác giả
một số sách biên khảo:
Đại Nam liệt truyện tiền biên, tuyển tập Thảm sát Mậu Thân ở Huế, biên
khảo Thuyền ai đợi bến Vân Lâu, Nhà
Bè nước chảy chia hai, truyện Đàn
bướm lạ trong vuờn, thơ Thu còn
vương nắng.
(quý vị bấm vô
audio-link này nghe được liền)
http://www.freevn.
org/audio /20070405nltuong. ram
Hoa
Kỳ ngày 5 tháng 4, 2007
Kính thưa đồng bào ở quốc nội,
Tôi là Nguyễn Lý Tưởng,
giáo sư, nhà báo, và cựu dân biểu Việt Nam Cộng
Hòa. Sau 1975 tôi bị tù dưới
chế độ cộng sản tất cả là 14 năm, lần thứ nhất từ
năm 1975--1988, và lần thứ hai từ năm 1992 --1993. Hôm nay tôi muốn tâm tình với đồng bào
một số ý kiến. Trước
hết là chúng ta đang tiếp tục tranh đấu cho Khát Vọng Tự Do Dân Chủ và Nhân
quyền của dân tộc Việt
Nam
. Một chế
độ tự do dân chủ có nhân quyền, đó là
niềm ước mơ và khát vọng chính đáng của
con người và mọi thời đại.
Kể từ khi nước Việt
Nam
bị người Pháp xâm lăng, thì dân
tộc chúng ta đã sống dưới chế độ
độc tài, áp bức bất công, mọi quyền tự do dân chủ và nhân
quyền bị chà đạp. Do đó, toàn thể dân
tộc chúng ta đã đứng lên tranh đấu cho
tự do dân chủ và độc lập dân tộc.
Những bậc tiền bối cách mạng đã nêu
gương bất khuất, qua các cuộc khởi nghĩa
chống Pháp, các phong trào Duy Tân, phong trào Đông Du và các
cuộc vận động dân chủ.
Năm 1945, đảng cộng sản Đông
Dương dưới sự lãnh đạo của Hồ
chí Minh với chiêu bài "giải phóng dân tộc" đã
lợi dụng Khát vọng Tự Do Dân Chủ và nhân
quyền của toàn dân, để đưa đất
nước của dân tộc Việt Nam vào vòng nô lệ
của chủ nghĩa cộng sản độc tài, chà đạp các quyền
tự do dân chủ và nhân quyền của con người,
trong đó quyền Tự Do Tôn Giáo là tối thượng.
Ngay sau khi HCMinh cướp được chính quyền
tại Hà Nội ngày 19-8-1945, các chính đảng và tôn giáo
quốc gia đã liên tục chống lại tập đoàn
cộng sản độc tài phi nhân, tức Mặt
Trận Việt Minh do Hồ chí Minh lãnh đạo. Hàng triệu tín đồ các tôn giáo và thành viên các
chính đảng quốc gia đã bi cộng sản giam
cầm, thủ tiêu, giết hại, từ năm 1945
đến nay.
Từ sau ngày 30-4-1975 cho đến nay đã
trải qua 32 năm, không một nơi này, cũng như không một thời
điểm nào mà không có những người yêu
nước nổi lên tranh đấu cho tự do dân
chủ và nhân quyền tại miền nam Việt Nam, chống lại tập đoàn
cộng sản tàn bạo, dã man. Linh mục
Nguyễn Văn Lý là một trong những gương
mặt đấu tranh bền bĩ nhất. Tinh
thần can đảm bất khuất của ngài đã
được hậu thuẫn mạnh mẽ của
đồng bào trong nước cũng như hải
ngoại. Sự tranh đấu bất bạo động
của Linh mục Nguyễn Văn Lý, cũng như các nhà
lãnh đạo tôn giáo và các nhà đấu tranh dân chủ Khối
8406 rất sôi nổi, tạo ảnh hưởng lớn
trong dân chúng, đã khiến cho tập đoàn cộng
sản Việt Nam vô cùng bối rối và lo sợ.
Do đó, chúng đã bắt giam Linh mục
Nguyễn Văn Lý và các thành viên trẻ của Đảng
Thăng Tiến Việt Nam, như Nguyễn Phong, Nguyễn
Bình Thành, Lê Thị Lệ Hằng, Hoàng Thị Anh Đào
tại Huế, và luật sư Lê Thị Công Nhân tại Hà
Nội. Ngày 30-3-2007, toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên
đã kết án Linh mục Nguyễn Văn Lý 8 năm tù
ở và 4 năm quản chế, và các bạn trẻ trong
Đảng Thăng Tiến từ 18 tháng đến 6 năm
tù.
Khởi đi từ năm 1975, bên cạnh
người Thầy và là người Cha tinh thần
rất đáng kính của Linh mục Nguyễn Văn Lý là
Đức Tổng Giám Mục Phi-líp-pê Nguyễn Kim
Điền ở Huế, thì Linh mục Nguyễn Văn Lý
đã tranh đấu liên tục không hề nghĩ ngơi và không khoan nhượng,
trải qua các đợt tù đày, biệt giam, bị hành
hạ cả thể xác lẫn tinh thần. Dù có những
dư luận chỉ trích phương cách và mục tiêu
tranh đấu của ngài, qua các phương tiện
truyền thông ở hải ngoại, hay do phía cộng
sản chủ trương ở trong nước, thì chúng
tôi vẫn luôn bày tỏ lòng nguỡng mộ và triệt
để ủng hộ cuộc tranh đấu cho tự
do dân chủ nhân quyền và tự do tôn giáo của ngài.
Bản án do toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên xét
xử ngài và các thành viên trẻ trong tổ chức
đấu tranh dân chủ tại Huế hôm 30-3-2007 vừa
qua, là một bản
án đầy bất công, là một trò hề của tổ
chức tư pháp bịp bợm, là một bằng
chứng vi phạm nhân quyền, nhân đạo và tự do
dân chủ. Và càng ghi thêm vào hồ sơ
tội ác của tập đoàn lãnh đạo cộng
sản Việt
Nam
, đối với dân tộc Việt
Nam
và
toàn thế giới.
Chúng tôi vô cùng khâm phục thái độ anh hùng, dám làm dám chịu, của Linh mục Nguyễn Văn Lý và tư cách hiên ngang anh dũng
bất khuất của
các bạn trẻ nối bước theo con
đường tranh đấu của Linh mục
Nguyễn Văn Lý trước toà án. Những tên tuổi
Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Phạm Thị Anh Đào,
Lê thị Lệ Hằng trước toà án Thừa Thiên hôm
30-3-2007 chẳng khác
nào 13 vị liệt sĩ Việt Nam Quốc Dân
Đảng khi bước lên máy chém tại Yên Báy năm
1930. Tên
tuổi của họ vẫn còn sống mãi trong lịch
sử Việt
Nam
chúng ta.
Kính thưa quý vị,
Chúng ta sắp sửa tham gia vào
một cuộc bầu cử ứng cử ở tại
Việt
Nam
. Nhân tiện
đây, tôi cũng xin nói rõ, là quyền
ứng cử bầu cử tự do là những
bảo đảm cho một chế độ dân chủ. Quốc Hội có nhiệm vụ kiểm soát
chính quyền, tức là kiểm soát hành pháp trong việc thi
hành chính sách quốc gia. Ngoài ra, người dân cũng có thể bày tỏ
ý kiến trên báo chí và các phương tiện truyền
thông, để nói lên
những bất công trong xã hội, hay chỉ trích phê bình
những sai lầm của chính quyền. Vì thế, ngoài
quyền tự do tôn giáo, các quyền tự do ngôn luận, quyền sinh hoạt chính
trị đối lập là rất quan trọng, trong sinh hoạt chính
trị của một chế độ dân chủ. Tại
Việt
Nam
hiện nay, người dân không được
hưởng các quyền tự do dân chủ như đã nói
trên.
Kính thưa đồng bào quốc nội,
Người Công Giáo trong tuần lễ này gọi
là Tuần Thánh, tức là tuần lễ tưởng niệm ngày
Đức Ky Tô tức là Đức Chúa Giêsu chịu
khổ hình, chịu chết, để chuộc tội cho
nhân loại. Trong tuần lễ này, Linh mục Nguyễn
Văn Lý và các bạn của ngài cũng chịu những
sự đau khổ, những sự sĩ nhục công khai
trước toà án và ngài bị bịt miệng
không cho nói. Hình ảnh đó đối với thế
giới là một hình ảnh hết sức tồi tệ,
hết sức xấu xa, và nói lên một cái chế
độ hoàn toàn không có tự do dân chủ, không có các quyền tự do ngôn
luận như ở các nước khác trên thế giới.
Linh mục Nguyễn Văn Lý có 2 tư cách,
một tư cách là một linh mục, và tư cách thứ
hai là một công dân. Đối với một linh mục,
thì lưu tâm của một người tu hành
trước sự đau khổ của đồng bào
mình, của những người đồng hương
mình, thì không thể nào chấp nhận được
trước thái độ vô cùng dã man tàn bạo độc
tài độc đảng của đảng cộng
sản được. Sự tranh đấu
của ngài, đó là sự tranh
đấu được thúc đẩy bởi
lương tâm của ngài.
Ngoài ra, Linh mục Nguyễn
Văn Lý còn là một người công dân, quyền công dân là
quyền tranh đấu để đòi hỏi phải
thực hiện một chế độ tự do dân
chủ tôn trọng nhân quyền. Do đó, những hành vi hay
những lời nói của ngài là những lời nói của một con
người công chính, dám nói lên sự thật, dám hy sinh cho
bản thân mình,
chấp nhận tù tội, chấp nhận bị
ngược đãi dưới hình thức này hay hình
thức khác để tranh đấu,và ngay cả chấp nhận cái chết có thể đến
với ngài bất cứ lúc nào trong hoàn cảnh tù tội.
Chúng tôi vô cùng xúc động
trước hình ảnh của Linh mục Nguyễn Văn
Lý hy sinh bản thân mình vì dân tộc, vì đồng bào. Trong mùa chay này, chúng tôi cũng
xin hiệp thông với tất cả mọi người
cầu nguyện cho Linh mục Nguyễn Văn Lý
được can đảm và bền bĩ theo ơn
gọi của mình, tức là Ơn Gọi để làm
một người công chính, một người có
lương tâm trước những bất công của xã
hội.
Một vài điều tâm tình xin
gởi đến quý đồng bào ở quốc nội. Xin thành thật
cám ơn.
Giáo sư Nguyễn Lý
Tưởng
Ngày 05 tháng 4, 2007
Phong Trào Giáo Dân Việt
Nam
Hải Ngoại