Bức
ảnh và chế độ csVN...
Phạm Hồng
Sơn
“… Bức ảnh nói trên tự nó đã lột
tả hết những gì về bản chất của
một chế độ …”
“Trong phòng xử án, các phóng viên báo chí
trong và ngoài nước bị đẩy ra ngoài do quần
chúng xông vào như sóng cồn…Tôi là “nhân vật số 1” và
được ngài ủy viên công tố trao bản photo cáo
trạng…Chúng tôi bị buộc tội là “
chủ mưu của một âm mưu phản
loạn” cực kỳ nguy hiểm.
Với tội danh này, án tử hình là điều không còn cần phải bàn cãi
nữa!
Luật sư Bram
Fischer yêu cầu hoãn phiên xử. Ông này hiểu rất rõ
rằng các bị cáo phải có thì giờ nghiên cứu
kỹ bản cáo trạng trước khi phát biểu ý
kiến của mình trước cơ quan nhân danh công lý…
Trong ba tuần tiếp theo, chúng tôi
chuẩn bị tập thể cho những lời phát
biểu trước toà…Xuất hiện lại
trước toà chúng tôi tấn công ngay. Bram Fischer phê phán
bản cáo trạng là sự áp đặt, viết lộn
xộn và võ đoán…
Người ta yêu cầu chúng tôi “ nói lời cuối cùng” rằng mình có
tội hay không. Chúng tôi đã thống nhất với nhau
không trả lời “theo phương pháp cổ điển”
mà tận dụng khoảng thời gian quý báu này để
miệt thị phương pháp xử án của nhà cầm quyền…
Tôi có gần hai tuần lễ chuẩn bị bài phát
biểu cuối cùng… Tôi, bị cáo thứ
nhất, được gọi. Tôi đứng
thẳng dậy, nhìn bao quát phòng xử án, rồi bắt
đầu từ từ đọc: “…Tôi giương cao lý
tưởng dân chủ và xã hội tự do mà ở đó
tất cả mọi người đều bình
đẳng chung sống với nhau trong
những điều kiện và khả năng như nhau. Đó là một lý tưởng mà tôi lấy làm
lẽ sống và hy vọng sẽ đạt
được. Song nếu cần tôi sẵn sàng hy
sinh cho lý tưởng ấy”. Tôi nói suốt
bốn giờ liền. Phòng xử án lặng như tờ. Sau khi nói xong, tôi từ từ
ngồi xuống một cách khoan thai. Tôi
không quay đầu lại và không nhìn lên các hàng ghế
những người dự khán, mặc dù tôi nhận
thấy mọi ánh mắt đang đổ dồn vào tôi…
Bản án dành cho tất cả các bị cáo là tù chung thân trong nhà lao. Chúng tôi nhìn nhau mỉm
cười… Tôi quay lại, hướng lên các
hàng ghế dự khán và cười, mắt tìm mẹ và
Winnie”. (trích theo Nelson Mandela
người tù thế kỷ - bản dịch hồi ký
của Nelson Mandela do nhà xuất bản Trẻ ấn hành
năm 1998).
Xin được thưa ngay với quý vị đây không
phải là cảnh diễn ra trong một chế độ
dân chủ như ta vẫn thường thấy ở
những nước như Pháp, Mỹ, Úc,… hay ở toà án
quốc tế La-hay (La Haye) .Trên đây là một số chi
tiết trong phiên toà do chế độ phân biệt
chủng tộc A-pác-thai (Apartheid) tàn bạo khét tiếng
xử Nelson Mandela và các cộng sự vào năm 1964.
Ngồi trên ghế quan toà là
những người da trắng của hệ thống
cầm quyền Nam Phi lúc đó, Nelson Mandela và các bị cáo
khác đều là người da màu – những người
không được hệ thống cầm quyền da
trắng đương thời thừa nhận quyền
bình đẳng với người da trắng.
43 năm sau, tại xứ sở có tên là Việt Nam với
câu khẩu hiệu cửa miệng của những kẻ
cầm quyền là luôn vì “một xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh” đã có một phiên toà được
giới truyền thông tường thuật như thế
này:
Huế, 30/03/2007: Linh mục bất đồng chính
kiến, Nguyễn Văn Lý, đã bị một toà án
ở thành phố Huế, quê nhà ông, kết án 8 năm tù
giam.
Linh mục Lý
đã xuất bản một tờ báo bị cấm và giúp
thành lập Đảng Thăng Tiến Việt
Nam
- một đảng có tham vọng
thay thế Đảng Cộng sản cầm quyền
của Việt
Nam
. 4 nhà tranh
đấu dân chủ khác cũng đã bị kết án trong phiên xử này.
Thẩm phán Bùi Xế, chủ tịch hội đồng
xét xử đã đọc cáo trạng vào cuối buổi
sáng ngày thứ sáu, sau một phiên xử kéo dài 4 giờ
đồng hồ ở toà án thành phố Huế. Thẩm
phán đã kết án linh mục Công giáo
Nguyễn Văn Lý 8 năm tù giam. Hai đồng bị cáo
với linh mục Lý, những người sáng lập
đảng Thăng Tiến là ông Nguyễn Phong bị kết án 6
năm tù và ông Nguyễn Bình Thành cũng bị
kết án 5 năm tù. Hai nữ bị cáo, Lê Thị Lệ
Hằng và Hoàng Thị Anh Đào cũng bị
đã bị kết án nhưng
được hưởng án treo.
Các bị cáo bị kết tội tuyên
truyền chống phá nhà nước Việt
Nam
. Trong những
năm qua họ đã xuất bản một tờ báo
độc lập có tên Tự do Ngôn luận. Năm ngoái
họ đã thành lập đảng Thăng Tiến
Việt
Nam
như một đảng thay thế, một đảng
không theo chủ nghĩa cộng sản.
Linh mục Lý đã khai rất ngắn tại toà và các câu
trả lời thẩm phán của ông hai lần bị
ngắt khi ông cố gắng nói những lời lên án chế độ:
"Việt
Nam
áp
dụng luật rừng"
“ Đả đảo đảng cộng sản”
Cảnh sát đã
tắt micro của linh mục Lý và giải ông ra khỏi
phòng xử án.
Theo bản tin hôm thứ sáu của AP thì linh mục Lý đã
không có mặt trong phòng xử án khi
bản án được đọc.
Các bị cáo trong phiên toà này không có luật
sư bào chữa và không được tự bào chữa. Cuối phiên xử các thẩm phán hỏi họ xem họ
có muốn nói gì về vụ án nhà
nước này không. Ông Nguyễn Bình Thành bắt đầu
trình bày về trường hợp của ông như sau:
Ông Thành nói rằng hành động của ông phù hợp
với luật pháp quốc tế. Tuy nhiên
chủ tịch hội đồng xét xử đã ngắt
lời ông và nói rằng "những điều này không
liên quan gì đến vụ án.”
Và đây, một hình ảnh được ghi lại trong
phiên toà đó:
|
bức
ảnh đã đi vào lịch sử:
cha Lý tại Toà án nhân dân Huế (
30/3/2007
)
|
Bức
ảnh đã gây sốc đối với cộng
đồng nhân loại trên toàn thế giới và nhiều
người đã dùng từ “ghê tởm” khi xem tấm hình,
đúng như câu tục ngữ của Việt nam “ trăm nghe không bằng một thấy”.
Bởi đây là lần đầu
cộng đồng nhân loại tiến bộ
được chứng kiến một hình ảnh
đặc tả trong một phiên toà của Việt nam,
nhưng có một câu tục ngữ khác của phương
Tây cũng rất đắt trong trường hợp này:
“phần chóp của một tảng băng” (the tip of the
iceberg).
Phiên toà A-pác-thai kể trên đã đi vào lịch sử
với cái tên “Phiên toà Rivonia” (theo địa danh nơi xử) và lý tưởng của Nelson
Mandela đã thành hiện thực trên đất nước
Nam Phi đúng như ông khảng khái xác tín ngay trong phiên toà.
Có một chi tiết cần kể thêm: cũng ngay trong phiên
toà đó, để bác lại cáo buộc rằng ông là
cộng sản, Nelson Mandela đã đáp lại: “ Thông qua những tác phẩm của chủ
nghĩa Mác và từ các cuộc đàm đạo với
những người Mác-xít, tôi nhận thức ra rằng
những người cộng sản nhìn nhận chế
độ đại nghị ở các nước
phương Tây là phản dân chủ và phản động. Trái lại, tôi ngưỡng mộ hệ
thống xã hội ấy.”
Bức ảnh nói trên tự nó đã lột
tả hết những gì về bản chất của
một chế độ. Chỉ có
điều chế độ đó nó không có tên là A-pác-thai,
Ta-li-ban hay phát-xít Hitler, mà nó có một cái tên “Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt nam”. Lịch sử luôn
cho thấy những gì có cùng bản chất sẽ
đều đi đến một kết cục tuy nhanh
chậm hay bằng những cách khác nhau.
Phạm Hồng
Sơn
05/04/2007