banner
 
Home Page
Tin Viet Nam
 
 
 
Home
Saigon Bao.com
Saigon Bao 2.com
Directory-Site
 
Tài Liệu - Dân Chủ
 
XÃ HỘI DÂN SỰ - NHÌN TỪ BẢN CHẤT
 
THÂN PHỤ CỦA TRẦN HUỲNH DUY THỨC NÓI VỀ PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM
 
Phong trào con đường Việt Nam và Hiến chương Chấn hưng Việt Nam vì hòa bình thế giới.
 
Phong trào Con đường Việt Nam 
 
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức
 
Thư gởi
Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Đan Mạch
 
Đã đến lúc dân
phải nói
 
 
 
Disclaimer
SaigonBao.com
1999-2019 All rights reserved 
 
Diem Bao industry lifestyle
 
 
 
 
Tài Liệu - Dân Chủ
 
 

VIETNAM NEWS NETWORK (VNN)

P.O. Box 661162

Sacramento, CA 95866

Phone & Fax: 916-480-2724

Email: vnn@vnn-news.com

Website: www.vnn-news.com

 

**********************************
Bản Tin Hàng Ngày

Ngày 06 Tháng 04 Năm 2007

**********************************

 

1- Tin Cộng Ðồng 06-04-07

- TNS Gary Humphries Của Quốc Hội Úc Gửi Thư Phản Ðối Vụ Xử Lm. Nguyễn Văn Lý

- Phong Trào Dân Chủ Thế Giới Lên Tiếng Về Việc CSVN Gia Tăng Ðàn Áp Tại VN

- TT. Thích Minh Tánh, TT. Thích Minh Nguyệt và Huynh trưởng Gia Ðình Phật tử Việt Nam Lê Công Cầu bị công an sách nhiễu, đe dọa

- CSVN Và Hoa Kỳ Chuẩn Bị Gặp Cho Cuộc Ðối Thoại Nhân Quyền Kế Tiếp

 

2- Tin Việt Nam 06-04-07.

- Kháng Thư Số 14 Của Khối 8406 Về Việc CSVN Xử Án Linh Mục Nguyễn Văn Lý.

- Ông Nguyễn Khắc Toàn Lại Bị Công An CSVN Sách Nhiễu, Giam Giữ Gần 5 Giờ

- Thông Cáo Của Hiệp Hội Ðoàn Kết Công Nông Việt Nam

- Dân Biểu Sanchez Và Bữa Tiệc Trà Gây Xôn Xao Hà Nội

- CSVN Cho Thả Nổi Giá Bán Xăng Theo Thị Trường

- Ngân Hàng Nước Ngoài Ðang Chiếm Ưu Thế Tại Việt Nam

- Bắt Học Sinh Nghỉ Học Ðể Lấy Chỗ Trường Làm Ðám Cưới Cho Con Gái

- Ngư Dân Ðồng Bằng Sông Cửu Long Khốn Ðốn Vì Dầu Loang

- Làm Việc Vô Trách Nhiệm: Dây Ðiện Thòng Lọng Xiết Cổ Người Ði Xe

3- Tin Thế Giới 06-04-07

- Ukraine: Phe Biểu Tình Thân Nga Duy Trì Áp Lực Lên Tổng Thống

- Phó Tổng Thống Mỹ Chỉ Trích Chủ Tịch Hạ Viện Ðến Syria

- Trung Quốc-Nam Hàn Lập Ðường Dây Nóng Quân Sự

- Tòa Án Pháp Xét Xử 15 Nghi Can Hổ Tamils "Thu Tiền Cho Du Kích"

- Cao Ủy Nhân Quyền LHQ Yêu Cầu Ðiều Tra Về Các Vụ Hãm Hiếp, Mất Tích Tại Darfur

- Một Nữ Ký Giả Ðài Âu Châu Tự Do Bị Ám Sát tại Baghdad

- Liban: Chủ Tịch Quốc Hội Yêu Cầu Á Rập Saudi Làm Trung Gian Khai Thông Tòa Án Quốc Tế

- Tổng Thống A Phú Hãn Ðã Tiếp Xúc Với Các Thủ Lĩnh Taleban

- Jerusalem: Tín Ðồ Thiên Chúa Giáo Tham Dự Chặng Ðường Thập Giá

- Trấn An Do Thái, Mỹ Hoãn Kế Hoạch Bán Vũ Khí Cho Các Ðồng Minh Á Rập

- Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Cảnh Báo Nguy Cơ Biển Máu Tại Iraq

 

**********************************

1- Tin Cộng Ðồng 06-04-07

 

- TNS Gary Humphries Của Quốc Hội Úc Gửi Thư Phản Ðối Vụ Xử Lm. Nguyễn Văn Lý

 

(Canberra-VNN) Sau vụ xử án bất công tại Huế của nhà cầm quyền CSVN hôm 30-3-2007 vừa qua, Thượng Nghị Sĩ Gary Humphries của Quốc Hội Liên Bang Úc đã chính thức gởi thư cho Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng, phản đối việc CSVN xét xử Lm Nguyễn Văn Lý và các nhà dân chủ, đồng thời bày tỏ sự khiếp đảm khi thấy cha Lý bị bịt miệng trong phòng xử, và đòi trả tự do ngay cho cha Lý và 4 nhà dân chủ này.

Trong lá thư gửi Nguyễn Tấn Dũng, ông nhấn mạnh rằng đã nhiều lần viết cho ông Nguyễn Tấn Dũng về tình trạng nhân quyền tồi tệ của Việt Nam, và một lần nữa ông lại vô cùng thất vọng phải viết cho ông Dũng, lần này về sự giam giữ cha Tađêô Nguyễn Văn Lý và việc tuyên án 4 nhà đấu tranh dân chủ là các anh Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành và các chị Hoàng Thị Anh Ðào và Lê Thị Lệ Hằng.

Ông bày tỏ trong thư rằng "Tôi khiếp đảm khi nhìn thấy cha Lý bị nhân viên công an của ông bịt miệng trong phòng xử.", và ông tin chắc là tất cả các tù nhân lương tâm đã bị giam giữ oan ức vì cam đảm lên tiếng đòi hỏi nhân quyền và tự do ngôn luận tại Việt Nam.

Vì Việt Nam đã ký vào Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, nên ông yêu cầu nhà cầm quyền CSVN hãy chấm dứt ngay hành động đàn áp chính trị, tôn giáo và xã hội, là hành động vi phạm và chà đạp nghiêm trọng đến nhân quyền tại VN, đồng thời hãy trả tự do ngay cho cha Tađêô Nguyễn Văn Lý và các anh các chị Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Hoàng Thị Anh Ðào và Lê Thị Lệ Hằng.

 

* Thư TNS Gary Humphries gửi Thủ tướng CSVN Phản Ðối Vụ Xử Lm. Nguyễn Văn Lý

 

=END=

 

- Phong Trào Dân Chủ Thế Giới Lên Tiếng Về Việc CSVN Gia Tăng Ðàn Áp Tại VN

 

(Paris-VNN) Trước cuộc đàn áp hung bạo tại Việt Nam mấy tháng qua, lần đầu tiên Phong trào Dân chủ Thế giới lên tiếng báo động tình hình nghiêm trọng tại Việt Nam. Phong trào Dân chủ Thế giới (World Movement for Democracy, trụ sở đặt tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn) ra đời sau cuộc họp của 400 nhà hoạt động dân chủ, chuyên gia, học giả thuộc 80 quốc gia, đại diện năm châu lục, tại thủ đô New Delhi, Ấn Ðộ, tháng 2 năm 1998. Ngày nay đã trở thành một phong trào lớn rộng và quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy công cuộc toàn cầu hóa dân chủ. Ðại hội lần thứ tư của Phong trào họp tại thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, vào tháng tư năm ngoái, 2006, phong trào đã phát triển lớn mạnh với số lượng 600 đại biểu thuộc 125 quốc gia về tham dự.

Sau đây là bản Việt dịch từ lời báo động bằng tiếng Anh công bố hôm 26-3 vừa qua, do Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế phổ biến:

"Báo động tình trạng gia tăng đàn áp tại Việt Nam

"Phong trào Dân chủ Thế giới biểu tỏ mối quan tâm về sự gia tăng những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Kể từ tháng Hai đã có sự gia tăng rõ ràng trong việc Nhà nước đàn áp những cá nhân tham gia các công cuộc hoạt động tôn giáo, nhân quyền, và/hay cho dân chủ. Các cuộc bắt bớ và thẩm vấn vi phạm những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế cũng như các điều ghi trong chính bản Hiến pháp của Việt Nam, là những điều duy trì các quyền con người trên những lĩnh vực chính trị, công dân, kinh tế, văn hóa và xã hội cho người công dân Việt Nam. 

"Từ tháng Hai năm nay những cá nhân sau đây đã bị bắt bớ, giam giữ hay bị thẩm vấn: 

- "Lê Công Cầu, một trong những người lãnh đạo tổ chức Gia Ðình Phật tử Việt Nam. Nhà của anh ở Huế bị phong tỏa từ ngày 17.3 và anh bị cấm không được đi ra khỏi nhà; 

- "Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân là hai Luật sư bênh vực cho nhân quyền bị bắt hôm 6.3, và bị khởi tố tội "tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam" chiếu theo điều 88 trong Bộ luật Hình sự; 

- "Các nhà hoạt động dân chủ Bạch Ngọc Dương và Phạm Văn Cội bị bắt trong tháng hai; 

- "Nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ Linh mục Nguyễn Văn Lý bị bố ráp và tịch thu máy vi tính, điện thoại di động, tài liệu hôm 18.2. Linh mục cũng bị khởi tố tội "tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam" chiếu theo điều 88 trong Bộ luật Hình sự; 

- "Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên Thích Thiện Minh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị tố cáo chống đối chính quyền và bị bắt đi thẩm vấn từ ngày 19.3; 

- "Các thành viên Ðảng Thăng tiến Nguyễn Bình Thành và Hoàng Thị Anh Ðào bị bắt trong tháng hai; 

- "Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt hôm 8.3 và bị buộc tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" chiếu theo điều 79 trong Bộ luật Hình sự;

- "Tăng sĩ Phật giáo Thích Chí Thắng bị bắt đi thẩm vấn hôm 16.3

"Ngoài ra, hai nhà ly khai Ðức Tăng thống Thích Huyền Quang và Ðại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ vị lãnh đạo số hai của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vẫn còn bị quản thúc. Cả hai vị từng bị tù đày suốt 25 năm vì biểu tỏ ôn hòa cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ. Hòa thượng Thích Quảng Ðộ bị cách ly tại Thanh Minh Thiền viện, không được quyền thuyết pháp, liên lạc hay di chuyển, và cấm không được tiếp khách. Hòa thượng đã bị cấm không cho sang Na Uy tháng 11.2006 để nhận Giải Nhân quyền Rafto, những nhà đại diện Sáng hội Rafto đã bị bắt hôm 15.3.2007 khi họ đến Việt Nam trao tấm bằng tưởng lệ Rafto cho Hòa thượng.

"Tháng 4.2006, tại Ðại hội lần thứ 4 họp tại thủ đô Istambul, Thổ Nhĩ Kỳ, Phong trào Dân chủ Thế giới đã vinh danh các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam. Phong trào Dân chủ Thế giới đặc biệt vinh danh hai nhân vật dũng cảm: Hoàng Minh Chính, cựu đảng viên cao cấp Ðảng Cộng sản, và nhà ly khai Phật giáo, Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, nhân vật lãnh đạo số hai của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đã bị tù đày trên 25 năm vì biểu tỏ ôn hòa cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ. Ngay từ trong tù, hai nhà hoạt động này cũng như biết bao người khác như họ, thuộc hai giới thế tục và cộng đồng tôn giáo, đã dũng cảm phổ biến những thông điệp b ảo vệ nhân quyền, thăng tiến đa nguyên đa đảng và pháp quyền cho Việt Nam".

 

=END=

 

- TT. Thích Minh Tánh, TT. Thích Minh Nguyệt và Huynh trưởng Gia Ðình Phật tử Việt Nam Lê Công Cầu bị công an sách nhiễu, đe dọa

 

(Paris-VNN) Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế vừa phổ biến một thông báo báo chí ngày hôm nay, 05-04, cho biết về tình trạng công an tiếp tục sách nhiễu, đe dọa các tu sĩ thành viên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong những ngày vừa qua ở trong nước.

Mấy ngày cuối tháng 3 sang đầu tháng 4 vừa qua, Thượng tọa Thích Minh Tánh, Chánh Ðại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) tỉnh Lâm Ðồng đã bị công an địa phương triệu tập đi "làm việc". Kỳ thực là thẩm vấn để o ép Thượng tọa rút khỏi chức vụ Chánh Ðại diện GHPGVNTN tỉnh Lâm Ðồng. Nhưng Thượng tọa Thích Minh Tánh không khuất phục khi tuyên bố GHPGVNTN là giáo hội truyền thống và lịch sử của Việt Nam. Chết thì thôi chứ không bao giờ Thượng tọa phản lại đạo, phản lại Giáo hội đã giáo dưỡng Thượng tọa. Một số huynh trưởng Gia Ðình Phật tử trực thuộc GHPGVNTN tại Lâm Ðồng cũng bị sách nhiễu và đe dọa phải chấm dứt mọi liên hệ với GHPGVNTN.

Tại Tiền Giang, từ ngày 24 đến 27.3, Thượng tọa Thích Minh Nguyệt, Chánh Ðại diện Giáo hội, trú trì chùa Hồng Liên đã bị công an đến điều tra, làm khó dễ hộ khẩu, mặc dù trước đây chính quyền xã đã chấp nhận đổi mới hộ khẩu. Cuối cùng công an tịch thu Chứng minh Nhân dân của Thượng tọa và bắt phải trình diện Ủy ban Nhân dân xã Gia Thuận để làm việc ngày 2.4.2007.

 Suốt ngày 2.4. Thượng tọa Thích Minh Nguyệt đã phải "làm việc" với 2 Thượng tá an ninh chính trị, 2 Trung tá Trưởng và Phó công an huyện Gò công Ðông, 2 Trưởng và Phó công an xã Gia Thuận và Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã. Nội dung làm việc là những lời trấn áp, tố cáo GHPGVNTN bất hợp pháp, ai theo giáo hội này là "vi phạm luật pháp". Thượng tọa yêu sách trưng dẫn các văn bản Nhà nước cấm GHPGVNTN hoạt động, nếu không có các văn bản này thì, Thượng tọa nói: "Tôi được quyền phục hoạt GHPGVNTN truyền thống của chúng tôi. Ðó cũng là quyền tự do tôn giáo của người dân".

Trong buổi làm việc căng thẳng đầy hăm dọa này cũng có khi công an đấu dịu để lôi kéo Thượng tọa Thích Minh Nguyệt về với Giáo hội Phật giáo Nhà nước. Họ nói thẳng rằng: "Nếu Thầy chịu về với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nghĩa là ra thông tư giải tán Ban Ðại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tỉnh Tiền Giang, thì chúng tôi sẽ cho Thầy phụ trách chức vụ quan trọng, đồng thời giải quyết thủ tục cho Thầy xây Chánh điện và cấp hộ khẩu mới cho Thầy"

 Tuy nhiên hăm dọa đi với đường mật chỉ sinh ra sự cay đắng, nên Thượng tọa Thích Minh Nguyệt nghiêm trang đáp rằng: "Ban Ðại diện của chúng tôi là thành viên của GHPGVNTN, có nhiệm vụ chấp hành sự chỉ đạo duy nhất của Trung ương là Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, Viện trưởng Viện Hóa Ðạo, mà thôi. Tôi đã ly khai với Giáo hội Phật giáo Nhà nước, thì tôi đâu có ham muốn chức quyền gì trong giáo hội đó!".

Tại Huế, Huynh trưởng Gia Ðình Phật tử Việt Nam, Lê Công Cầu, từ khi được Viện Hóa Ðạo bổ nhiệm chức "Vụ trưởng Gia Ðình Phật tử vụ" vào cuối năm ngoái, thì liền bị công an thành phố Huế liên tục sách nhiễu, hăm dọa. Trong những ngày "làm việc" công an không ngừng áp lực anh Lê Công Cầu viết giấy từ nhiệm chức vụ Viện Hóa Ðạo giao phó. Nếu không thi hành sẽ có biện pháp trừng trị, hiểu ngầm là bắt giam. Nhưng anh Lê Công Cầu vẫn khẳng khái trả lời rằng anh phát nguyện suốt đời phục vụ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và Gia đình Phật tử Việt Nam.

 Vì vậy mà hiện nay anh Cầu bị quản chế khắt khe, công an canh gác, phong tỏa, anh không được ra khỏi nhà và đường dây điện thoại bị cắt. Công an đang vận động một số huynh trưởng nằm vùng hay sợ hãi tung những thư rơi tố cáo, bôi nhọ anh Lê Công Cầu hầu chuẩn bị cho một cuộc khủng bố mới.

 Tổ chức Gia Ðình Phật tử Việt Nam ra đời từ 60 năm hơn là một tổ chức trẻ Phật giáo, hiện có trên nửa triệu đoàn viên. Chính vì vậy mà 31 năm qua, nhà cầm quyền Cộng sản không ngừng cấm đoán tổ chức sinh hoạt. Không thành công cấm đoán, họ tìm cách lèo lái sáp nhập tổ chức vào Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cuối thập niên 90. Việc thất bại, nên ngày nay họ đang tìm cách lũng đoạn tổ chức bằng cách cấy những "huynh trưởng đặc tình" vào nội bộ Gia Ðình Phật tử Việt Nam để tuyên truyền phân hóa bằng ba luận điệu: một là Gia Ðình Phật tử nên tu học vui chơi không nên dính dáng thế sự ; hai là Gia Ðình Phật tử nên tách rời GHPGVNTN là giáo hội "bất hợp pháp" không được Nhà nước công nhận vì "làm chính trị"; ba là đề cao kích tướng đoàn sinh thần tượng hóa Tăng sĩ này chống Tăng sĩ khác nhằm ly gián tổ chức, cốt cho các đoàn sinh quên đi nền giáo dục cứu khổ của đạo Phật và châm ngôn uy hùng của tổ chức là Bi -- Trí -- Dũng. Lòng từ bi hòa hợp mà nay đoàn sinh lại chống báng, thù nghịch nhau ! Trí tuệ Bát nhã cao thâm mà nay biến thành những phe nhóm tôn thờ thần tượng Thầy này để đánh phá Thầy khác? Bi và Trí đã mất thì còn đâu cái Dũng để thực hành giáo lý nhà Phật?!

 

=END=

 

- CSVN Và Hoa Kỳ Chuẩn Bị Gặp Cho Cuộc Ðối Thoại Nhân Quyền Kế Tiếp

 

(Hoa Thịnh Ðốn-VNN) -Cuộc đối thoại giữa CSVN và Hoa Kỳ kế tiếp về nhân quyền sẽ được tổ chức vào cuối tháng này tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn giữa đại diện của CSVN và bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Theo ông Michael Orona, phó giám đốc Vụ dân chủ, nhân quyền, và lao động thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thì cuộc đàm phán sẽ diễn ra vào ngày 24 tháng 4 tới đây, với phái đoàn Mỹ sẽ do ông Barry Lowenkron, Phụ tá Ngoại trưởng đặc trách về dân chủ, nhân quyền, và lao động dẫn đầu.

Trưởng đoàn CSVN vẫn chưa quyết định sẽ là Thứ trưởng hay Ngoại trưởng Ngoại giao.

Hà Nội đã gửi thông báo chính thức nói rằng họ sẽ tham gia vào cuộc đối thoại này. Ðây là cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ lần thứ hai. Năm ngoái, hai bên đã có một cuộc đàm phán tương tự tại Hà Nội, và là cuộc đối thoại đầu tiên kể từ khi các cuộc đối thoại song phương về nhân quyền bị đình chỉ từ năm 2002 vì nhà cầm quyền CSVN trì trệ trong việc cải thiện nhân quyền.

Khi Hà Nội thể hiện vài sự tiến bộ về mặt này, từ năm ngoái, Hoa Kỳ quyết định tái tục các cuộc đối thoại, và kỳ này Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thúc đẩy Hà Nội phải có những cải thiện cụ thể hơn trong năm nay. Cũng theo ông Michael Orona cho biết có rất nhiều vấn đề sẽ được đưa ra thảo luận. Hiện hai bên vẫn đang thương lượng về nghị trình chung cuộc. Các cuộc đàn áp nhân quyền mới đây, các vụ bắt bớ, giam cầm những ngừơi hoạt động nhân quyền, bản án mới đây đối với linh mục Nguyễn Văn Lý, trường hợp của luật sư Lê Quốc Quân, cùng rất nhiều trường hợp khác trong những tuần gần đây là những vụ việc đang gây xôn xao dư luận, và sẽ đựơc chính phủ Mỹ nêu lên trong cuộc gặp gỡ sắp tới.

Nhận định về thái độ của Hà Nội, ông Michael Orona nói rằng vào năm ngoái, có 3 hoặc 4 tù nhân chính trị nổi bật được Hà Nội phóng thích trong đó có Phạm Hồng Sơn. Gần đây, Cộng sản Việt Nam công bố hủy bỏ Nghị định 31/CP, theo lời Hoa Kỳ đã đưa ra yêu cầu trong cuộc đối thoại năm ngoái. Ông cho biết Hoa Kỳ cũng đề nghị các cuộc viếng thăm nhà tù, cùng với nhiều điều khác nữa liên quan đến tự do tôn giáo, và nhà nước Việt Nam tỏ ra hợp tác bằng những lời cam kết cụ thể. Ðó là những kết quả trông thấy.

Về những điểm cần phải đạt được, Hoa Kỳ hết sức quan tâm đến những vụ đàn áp mới đây, và điều đó sẽ được nêu lên trong cuộc gặp lần này. Ðồng thời, mọi người cũng muốn thấy nhiều tiến bộ hơn nữa trong lĩnh vực tự do internet tại Việt Nam vốn lâu nay chưa có nhiều cải thiện. Ngoài ra, quyền công dân được tự do tụ tập, thành lập hội đoàn, bày tỏ quan điểm một cách tự do và ôn hoà cũng là những vấn đề mà Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thúc đẩy chính quyền Hà Nội.

Ông cũng nhắc lại là trước đây Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice đã có nêu quan ngại về tình hình nhân quyền của Việt Nam với Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm nhân chuyến công du Hoa Kỳ của ông ta. Thế nhưng ngay sau chuyến đi này, đã có một số nhân vật bất đồng chính kiến bị tuyên án, và trứơc đó không lâu, nhiều nhà dân chủ khác cũng bị bắt giam. Ông Orona nói rằng những việc này làm ảnh hưởng đến mối quan hệ bang giao với Việt Nam và Hoa Kỳ, cho nên nếu muốn phát triển bang giao thành công, lâu dài thì Việt Nam phải chứng tỏ những cải thiện cụ thể trong lĩnh vực nhân quyền.

 

=END=

 

2- Tin Việt Nam 06-04-07.

 

- Kháng Thư Số 14 Của Khối 8406 Về Việc CSVN Xử Án Linh Mục Nguyễn Văn Lý.

 

(Hà Nội - VNN) Hôm 4/4/2007 vừa qua, Khối 8406 đã phổ biến bản một Kháng Thư về việc nhà cầm quyền CSVN xử án Linh mục Nguyễn Văn Lý và 4 chiến sĩ hòa bình tại Huế hôm 30/3/07 vừa qua, qua đó Khối 8406 đã đưa ra 4 nhận định rằng:

1- CSVN đã phản bội ngay những gì đã cam kết với thế giới sau khi gia nhập WTO, được cấp quy chế PNTR và ra khỏi danh sách CPC.

2- CSVN đã trở nên điên cuồng ra tay càn quét phong trào dân chủ, đàn áp các nhà đối kháng chính trị, khủng bố các chiến sĩ nhân quyền, cụ thể là bắt bớ, thẩm vấn, giam cầm, xử án Linh mục Nguyễn Văn Lý chỉ vì sợ hãi sự lớn mạnh của phong trào dân chủ quốc nội, cụ thể là của Khối 8406, Liên minh Dân chủ Nhân quyền Việt Nam, nhiều chính đảng phi cộng sản, nhiều tổ chức tranh đấu độc lập.

3- Ðây là một vụ án phi pháp, qua những dấu hiệu vội vàng ngắn ngủi; tuyên án ngay khi khởi tố; ép cung, không có cố vấn pháp luật; bổ sung quản chế nghiêm ngặt; bản án được tiền chế, tội danh giả tạo.

4- Phiên tòa ngày 30-3-2007 tại Huế là một phiên tòa man rợ, vô luật, bất nhân: không công khai; linh mục Lý, anh Phong bị còng tay khi bị xét xử; các bị cáo chỉ được trả lời"co' và "không"; linh mục Lý 3 lần bị bịt miệng, 3 lần lôi ra khỏi phòng xử; phiên tòa chớp nhoáng...

Do đó Khối 8406:

- cực lực phản đối toàn bộ vụ án bất công, phi pháp, bạo tàn mà đỉnh điểm là phiên tòa ngày 30-3-2007 tại Tòa án Nhân dân CSVN tỉnh Thừa Thiên Huế. Ðây là một nền pháp chế súc sinh thú vật ngay giữa thế kỷ 21, cách hành xử của một bộ lạc man di mọi rợ còn sót lại của nhân loại, nỗi ô nhục khôn cùng của một chế độ chẳng còn biết thế nào là văn minh liêm sỉ...

- Quyết liệt đòi hỏi CSVN phải thực thi các quyền tự do dân chủ như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do bầu cử, tự do lập hội lập đảng...; phải lập tức và vô điều kiện trả tự do cho linh mục Nguyễn Văn Lý, các chiến sĩ dân chủ hòa bình Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Hoàng Thị Anh Ðào, Lê Thị Lệ Hằng... không được đem ra xét xử luật sư Nguyễn Văn Ðài, luật sư Lê Quốc Quân, luật sư Lê Thị Công Nhân phát ngôn nhân của Ðảng Thăng Tiến, các lãnh đạo Ðảng Dân chủ Nhân dân như bác sĩ Lê Nguyên Sang, ký giả Huỳnh Nguyên Ðạo, luật sư Nguyễn Bắc Truyễn, Họa sĩ Trần Tuấn và anh Lê Trung Hiếu, các thành viên sáng lập Hiệp Hội Ðoàn Kết Công Nông như Nguyễn Tấn Hoành, Trần Thị Lệ Hằng, Ðoàn Văn Diên, Ðoàn Huy Chương, Trần Quốc Hiền, các thành viên Khối 8406 như Phạm Bá Hải, Nguyễn Ngọc Quang, Trương Quốc Huy, Vũ Hoàng Hải, thành viên Ðảng Vì Dân như truyền đạo Hồng Trung hay và còn nhiều người khác.... không được sách nhiễu hành hạ kỹ sư Ðỗ Nam Hải, doanh nhân Lê Trí Tuệ, cử nhân Phạm Văn Trội, văn sĩ Trần Khải Thanh Thủy, các cô Vũ Thanh Phương, Lê Thị Kim Thu, Hồ Thị Bích Khương và còn nhiều người khác nữa...

- Nhiệt liệt biểu dương Linh mục Nguyễn Văn Lý, đồng sáng lập Khối 8406, Liên minh Dân chủ Nhân quyền Việt Nam, cùng 4 thành viên đảng Thăng Tiến VN nói trên mà cũng là thành viên Khối 8406, vì tinh thần dấn thân trong phong trào đấu tranh và thái độ can trường tại phiên tòa Cộng sản.

- Tha thiết kêu gọi Liên Hiệp Quốc, Tòa thánh Vatican, các Chính Phủ và Quốc Hội thuộc mọi quốc gia dân chủ, các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền, tiếp tục lên tiếng phản đối phiên tòa man rợ, kết án chế độ rừng rú và áp lực lên đảng CS độc tài, chỉ giao thiệp và buôn bán cùng Việt Nam với những điều kiện khắt khe về nhân quyền dân chủ. Tha thiết kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào lại danh sách "Quốc gia cần lưu tâm đăc biệt về vấn đề tôn giáo", các chính đảng tại Mỹ, Úc, Âu châu ngăn chận chính phủ nước mình hỗ trợ kinh tế, tài trợ quân sự cho Cộng sản Hà Nội, vì những viện trợ và vũ khí này đang trở thành các phương tiện được sử dụng để đàn áp những nhà đối kháng tại Việt Nam. Tha thiết kêu gọi đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước đoàn kết sau lưng các nhà đấu tranh nhân quyền, hỗ trợ mọi mặt cho phong trào dân chủ quốc nội, tưởng nhớ tới gia đình các tù nhân lương tâm đang chịu muôn vàn khó khăn gian khổ chỉ vì đại nghĩa...

Trong bản Kháng Thư, Khối 8406 cũng đã nhiệt liệt chúc mừng Anh hùng Lý Tống, một thành viên Liên minh Dân chủ Nhân quyền Việt Nam, và là ủng hộ viên nhiệt tình của Khối 8406, vừa được trả tự do sáng ngày 03-04-2007.

Ngoài ra, Khối 8406 lại một lần nữa kính mời đồng bào Việt Nam và các Thân hữu quốc tế cử hành long trọng kỷ niệm Ðệ nhất chu niên Khối 8406 vào ngày 08 tháng 04 năm 2007 sắp tới cũng như cử hành thường xuyên NGàY DÂN CHỦ CHO VIỆT NAM - NGàY TOàN DÂN M


C ÁO TRẮNG mỗi 1 và 15 hàng tháng.

Bản Kháng Thư được ký gởi bởi Ban đại diện Khối 8406 gồm quý ông Ðỗ Nam Hải ở Sài Gòn; Trần Anh Kim ở Thái Bình và linh mục Phan Văn Lợi ở Huế.

 

=END=          

           

- Ông Nguyễn Khắc Toàn Lại Bị Công An CSVN Sách Nhiễu, Giam Giữ Gần 5 Giờ

 

(Hà Nội - VNN) Tin tức từ Hà Nội cho hay, ông Nguyễn Khắc Toàn, nhà báo tự do, nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền đã bị công an CSVN bắt giữ, thẩm vấn gần 5 giờ đồng hồ tại công an phường Bách Khoa quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, khi ông dùng xe máy chở bà Nguyễn Thị Kỷ, 1 dân oan tỉnh Thái Bình đến nhà riêng kỹ sư Nguyễn Phương Anh để nhận một số đồ dùng mà gia đình Nguyễn Phương Anh không dùng đến nữa và có nhã ý giúp đỡ dân oan Mai Xuân Thưởng. Vụ chận bắt xảy ra lúc 11 giờ 30 phút ngày 5/4/2007 tại Hà Nội.

Khi đến nhà Nguyễn Phương Anh ông đã bị một chốt công an canh gác trước nhà kỹ sư ép buộc ông Nguyễn Khắc Toàn dắt xe về công an phường vì đã "bắt quả tang đi quá giới hạn phường" mà họ cho rằng ông đang phải chấp hành án quản chế 3 năm. Trong lúc ông phải dặn dò bà Nguyễn Thị Kỷ vài điều cần thiết trước khi đến công an phường, tốp công an trên gồm có 1 mặc thường phục, một mặc cảnh phục đại úy tên là Nguyễn Văn Thu liền xông vào túm áo ngực ông Toàn chửi bới rất thô tục, và đe dọa đánh gục ông nếu không về đồn công an để làm việc.

Việc công an phường Bách Khoa túm áo chực đánh ông Nguyễn Khắc Toàn có rất nhiều người chứng kiến như bà Nguyễn Thị Kỷ, Nguyễn Phương Anh.... và bà con xung quanh đấy. Thấy tình hình căng thẳng và nghiêm trọng, anh Nguyễn Phương Anh đã phải ra khuyên can họ không được hành hung ông Nguyễn Khắc Toàn thì lúc đó 2 tên công an côn đồ này mới buông ngực áo ông ra. Tên công an Nguyễn Văn Thu là đại úy mặc cảnh phục thuộc đồn Bách Khoa còn tên kia cao lớn bặm trợn có lẽ của sở công an Hà Nội mặc thường phục.

Sau khi vào đồn công an, ông Nguyễn Khắc Toàn đã đấu tranh rất kiên quyết với khoảng 6 công an của đồn này và các công an quận, sở suốt từ khi bị bắt đến khi rời đồn này trở về công an phường Tràng Tiền nơi nhà ông cư trú. Ðến khoảng 16 giờ 25 ông đã được công an thả ra và 4 công an áp tải về nhà ở số 11 Ngõ Tràng Tiền quận Hoàn Kiếm Hà Nội sau gần 5 giờ bị bắt giữ và đây là lần bắt giữ thứ 6 kể từ khi ông được thả ra khỏi nhà tù đầu năm 2006 vừa qua.

Cần lưu ý thêm là, bắt đầu từ 12 giờ ngày 5/4/2007 đồng loạt nhà riêng của tất cả các nhà tranh đấu dân chủ tại Hà Nội đều bị công an nhà nước CSVN bao vây phong tỏa rất chặt chẽ. Mỗi trước nhà như vậy họ dùng đến khoảng từ 10 đến 15 mật vụ an ninh, dân phòng địa phương và các loại công an để cô lập họ cả đêm lẫn ngày giống như họ đã thực hiện việc bao vây hơn 10 ngày khi hội nghị APEC được tổ chức tại Hà Nội vậy. Sở dĩ công an nhà nước CSVN tái lập chốt canh gác như vậy là vì họ đề phòng phái đoàn của quốc hội Hoa Kỳ mà trong đó có bà dân biểu Loretta Sanchez có thể sẽ gặp các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam trong dịp đoàn sang Hà Nội để đối thoại với nhà cầm quyền cộng sản Hà nội về vấn đề dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Ðặc biệt, trong thời gian bị bắt giữ tại công an phường Bách Khoa và bị thẩm vấn, sách nhiễu, thật vô tình, ngẫu nhiên, anh Võ Văn Minh phụ trách website Ðối Thoại gọi điện thoại vào máy di động của ông Nguyễn Khắc Toàn để hỏi thăm sức khỏe và tình hình cá nhân ông sau khi tin ông bị công an bắt được đưa lên Mạng, lúc đó ông Nguyễn Khắc Toàn vẫn còn đang bị công an thẩm vấn nên anh Minh đã bất ngờ ghi âm được một phần nội dung những gì đã xảy ra trong đồn công an phường Bách Khoa. Ðoạn băng âm thanh này vẫn còn được lưu trên trang Web Ðối Thoại

 

=END=

 

- Thông Cáo Của Hiệp Hội Ðoàn Kết Công Nông Việt Nam

 

(Hà Nội - VNN) Qua mạng lưới toàn cầu, Hiệp Hội Ðoàn Kết Công Nông Việt Nam tại Hà Nội vừa ra Thông Cáo gửi đến đống bào trong nước, các cơ quan truyền thông và các tổ chức nhân quyền quốc tế, lên án phiên tòa xử linh mục Nguyễn Văn Lý và các đảng viên Ðảng Thăng Tiến VN tại Huế vào ngày 30/3/07 vừa qua.

Thông cáo của Hiệp hội nhận định rằng, bản án về tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chỉ là lý do giả mạo nhằm che đậy âm mưu đàn áp và triệt hạ Phong trào Dân chủ Việt Nam.

Hiệp Hội Ðoàn Kết Công Nông Việt Nam kêu gọi nhà nước hãy trả tự do cho những thành viên của Hiệp Hội đang bị bắt giam gồm anh Trần Quốc Hiền, phát ngôn nhân của Hiệp Hội và nhiều thành viên lãnh đạo khác như Nguyễn Tấn Hoành, Trần Thị Lệ Hằng, Ðoàn Vãn Diên và Ðoàn Huy Chương.

Hiệp Hội cũng lưu tâm đến tình trạng giam giữ và kêu gọi trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến khác như luật sư Nguyễn Văn Ðài, luật sư Lê thị Công Nhân, luật sư Lê Quốc Quân, luật sư Trần Thị Thùy Trang; nhiều đảng viên lãnh đạo của Ðảng Dân chủ Nhân dân như bác sĩ Lê Nguyên Sang, ký giả Huỳnh Nguyên Ðạo, luật sư Nguyễn Bắc Truyến, hoạ sĩ Trần Tuấn, anh Lê Trung Hiếu, anh Hồng Trung thuộc Ðảng Vì Dân và những thành viên của khối 8406.

Bản Thông Cáo của Hiệp Hội Ðoàn Kết Công Nông Việt Nam cũng cho rằng cuộc bầu cử ngày 20 tháng 5 năm 2007 là cuộc bầu cử theo kiểu "đảng cử dân bầu". Những vị gọi là đại biểu quốc hội không đại diện cho quyền lợi chính đáng của Nhân dân nói chung và Công nhân-Nông dân nói riêng mà chỉ là kẻ thừa hành cho quyền lợi của Ðảng Cộng sản Việt Nam. Một cuộc bầu cử như vậy, mất tự do, thiếu minh bạch và không công bằng.

Và Hiệp Hội kêu gọi các tổ chức, đảng phái đấu tranh cho quyền làm người, các công đoàn lao động quốc tế, các giới chức chánh quyền quốc gia tự do tiếp tay và yễm trợ để Hiệp Hội được tiếp tục đấu tranh cho quyền lợi của Công và Nông dân Việt Nam.

Bản Thông Cáo đề ngày 4/4/2007 và do ông Cao Văn Nhâm đại diện Hiệp Hội

ký gửi đến toàn thể công luận.

 

=END=

 

- Dân Biểu Sanchez Và Bữa Tiệc Trà Gây Xôn Xao Hà Nội

 

(Hà Nội - VNN) Theo Ðài phát thanh Chân Trời Mới, phát thanh ngày 6/04/2007 cho biết, tình hình nhà cầm quyền CSVN đàn áp các phong trào dân chủ tại Hà Nội vốn dĩ đã căng thẳng thì ngày hôm nay lại trở nên căng thẳng hơn khi phái đoàn của các vị dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đặt chân đến Hà Nội bắt đầu chuyến công tác ngoại giao 2 ngày, từ ngày mùng 5 đến mùng 6 tháng Tư năm 2007.

Trong phái đoàn ngoại giao kỳ này có Dân biểu Loretta Sanchez, một vị dân biểu luôn sát cánh với công cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền của VN trong nhiều năm qua.

Ðược biết một sinh hoạt đầu tiên mà Dân Biểu Sanchez đã sắp xếp từ trước là sẽ có một cuộc gặp gỡ với các thân nhân những nhà đấu tranh dân chủ, gồm những người vợ và mẹ của những người đang bị cầm giữ từ nhiều tháng qua. Cuộc gặp gỡ dự trù diễn ra tại tư gia Ðại Sứ hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Marine vào 5 giờ chiều hôm nay Thứ Năm 5/4/2007, ngay sau vài tiếng đồng hồ phái đoàn có mặt tại Hà Nội.

Tuy nhiên công an CSVN đã làm mọi cách để ngăn cản cuộc tiếp xúc này. Từ sáng sớm, các chốt canh với mỗi nơi trên một chục công an và nhiều bảng cấm chụp hình, cấm người nước ngoài được dựng lên ở khắp các khu vực nhà ở của những nhà đấu tranh dân chủ. Công an đã đe doạ và áp dụng biện pháp giam lõng những người này trong chính căn nhà của mình.

Một trong những vị khách được mời là bà Vũ Minh Khánh, vợ LS Nguyễn Văn Ðài đã cho đài CTM biết như sau: "Tôi đã có lời mời của sứ quán Mỹ là vào lúc 5 giờ chiều ngày mùng 5 tháng Tư tôi sẽ đến nhà riêng của ông Ðại Sứ Mỹ ở số 18 Tôn Ðản. Tôi rất trân trọng buổi gặp gỡ này, và tôi cũng rất mong mỏi được gặp ông Ðại Sứ trong thời điểm này, nhưng tôi đã không đến gặp được.

Về lý do tại sao chị không đến gặp được cuộc gặp gỡ, bà Vũ Minh Khánh nói: "Lý do tôi không gặp được đó là tôi được mời vào lúc 5 giờ chiều nhưng vào lúc 1 giờ 45 chiều ngày hôm nay thì có 4 người công an đã đến tại gia đình tôi. Bốn người đó muốn triệu tập tôi lên đồn công an. Họ nói rằng là có một vụ việc có liên quan và muốn tôi phải lên phường, vì vậy ngày hôm nay tôi mệt nên tôi đã nói với họ rằng tôi không thể nào đi gặp họ được và họ nói với tôi rằng nếu như chị mệt thì chị cũng không thể đi đâu được. Và sau đó tôi thấy luôn luôn là có công an ở phía sân cổng nhà tôi, kèm theo là có hai cái biển đề là cấm quay phim chụp ảnh và cấm người nước ngoài chính vì vậy tôi không thể nào tôi đi ra ngoài của được bởi vì tôi biết chắc rằng khi tôi đi ra ngoài tôi sẽ bị ngăn trở và ông Ðại Sứ cũng không thể nào đến nhà tôi được.

Những người khách được mời khác như bà Trần Thị Lệ, mẹ luật sư Lê Thị Công Nhân cũng gặp tình trạng tương tự, mọi số điện thoại bị cắt hết và công an không cho đi ra khỏi nhà của mình. Trường hợp của bà Lê Thị Hiền, vợ luật sư Lê Quốc Quân thì bị công an giải về đồn gọi là để thẩm vấn nhưng thực chất là giữ bà Hiền tại đồn công an suốt buổi chiều hôm nay."

Bà Loretta Sanchez sau đó đã cho biết bà sẽ chính thức lên tiếng phản đối hành động vô lối này trong các cuộc gặp mặt chính thức với các quan chức CSVN vào ngày hôm nay, Thứ Sáu 6/4/2007. Và cùng lúc sẽ phơi bày sự vụ này trong cuộc họp báo chính thức của phái đoàn với các ký giả ngoại quốc cũng sẽ diễn ra vào trưa cùng ngày tại Hà Nội.

Ðược biết, sau đó, vào lúc 8 giờ tối giờ Việt Nam, bà Sanchez đã liên lạc qua đường điện thoại với các người phụ nữ thân nhân của các nhà đấu tranh dân chủ để động viên tinh thần và hỏi thăm tình hình từng trường hợp.

Cũng liên quan vụ việc xảy ra trước nhà Ðại sứ Hoa Kỳ, từ Hà Nội, Bà Dân Biểu Sanchez, qua điện thoại với báo Người Việt tại Nam California cũng đã tường trình sự việc xảy ra trước cổng nhà ông Ðại sứ. Bà cho biết phía nhà cầm quyền cộng sản đã ngăn chặn thân nhân các nhà đấu tranh dân chủ, khiến họ không đến được buổi gặp mặt. Có người bị an ninh chặn ngay tại nhà mình. Có người bị chặn giữa đường. Có người bị công an mời lên đồn làm việc. Tuy nhiên, có hai người được mời đã đến được cổng nhà riêng của Ðại Sứ Michael W. Marine, nơi dự trù có cuộc gặp mặt với Dân Biểu Loretta Sanchez, đó là Bà Vũ Thúy Hà, vợ Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn, và bà Bùi Kim Ngân, vợ nhà báo Nguyễn Vũ Bình.

Bà Sanchez nói: "Tôi thấy khoảng 15 người, người gác mặc đồng phục có, an ninh mặc thường phục có, chặn họ lại. Họ vẫn cố gắng vào, thì những người này dùng vũ lực chặn họ lại. Họ hành xử như côn đồ (nguyên văn: 'goons')."

Bà cho biết, Ðại Sứ Marine phải ra tận nơi can thiệp. Ông nói với họ, "Những người này là khách của tôi, tôi mời họ, yêu cầu cho họ vào." Nhưng những người gác kia vẫn không cho hai người phụ nữ vào.

Ðã có những xô xát nhỏ sau đó khi công an CSVN quyết dùng bạo lực ngăn cản, và khiến Ðại Sứ Marine phải phản ứng và lên tiếng rằng "Người ta là phụ nữ, các anh không thể đối xử với phụ nữ như vậy". Và vì lo lắng cho sự an toàn của hai người, Ðại Sứ Marine nói bà Vũ Thúy Hà và bà Bùi Thị Kim Ngân hãy về nhà.

Nhân viên toà đại sứ Hoa Kỳ và bà Dân Biểu Loretta Sanchez tuy không ngạc nhiên nhưng đã tỏ ra hết sức bất bình trước thái độ ngang nhiên của nhà cầm quyền CSVN ngăn cản một sinh hoạt của một vị dân biểu và ông đại sứ Hoa Kỳ đã được sắp xếp từ trước.

Theo lời bà Dân Biểu Sanchez, ông Ðại Sứ Marine rất giận. Ðây là lần đầu tiên phía CSVN xô xát và dùng bạo lực với khách của ông. Ông rất lo lắng cho số phận của những phụ nữ này. Viên tùy viên tòa đại sứ Hoa Kỳ chuyên trách vấn đề nhân quyền là ông Nate Jensen cũng đang rất lo lắng. Tất cả những người vợ, người mẹ được mời đến cuộc gặp gỡ hôm nay đều là những người mà ông Nate đã từng thăm viếng. Ông đang lo là họ sẽ bị trả thù.

Trong dịp này bà Dân Biểu Sanchez cũng nhắn gởi kêu gọi cộng đồng người Việt hải ngoại tiếp tục lên tiếng ủng hộ các nhà tranh đấu dân chủ VN, tiếp tục lên tiếng về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.

Tưởng cũng nên biết, mặc dù nhà cầm quyền CSVN đã tìm mọi cách để ngăn cản cuộc gặp mặt được diễn ra gồm mọi biện pháp từ ngăn cản việc đi lại cho đến cắt đứt các đường dây điện thoại nhà và điện thoại di động nhưng những người vợ và mẹ của các nhà đấu tranh dân chủ đã nỗ lực thành công trong việc duy trì mọi đường dây liên lạc với bên ngoài để kịp thời thông báo tình hình của chính mình và giúp tạo được các cuộc trao đổi qua điện thoại với dân biểu Loretta Sanchez.

 

Phỏng vấn Dân Biểu Loretta Sanchez tại Hà Nội:

* Bà Vũ Thuý Hà đang bị công an ngăn cản không cho vào nhà ông đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội vào lúc khoảng 5 giờ chiều ngày 5/4/2007. - Hình nhỏ: Dân Biểu Loretta Sanchez)

 

=END=

 

- CSVN Cho Thả Nổi Giá Bán Xăng Theo Thị Trường

 

(Hà Nội - VNN) Nhà cầm quyền CSVN sáng nay 6/4 đã quyết định các doanh nghiệp được quyền thực hiện ngay giá bán xăng theo cơ chế thị trường dựa trên cơ sở giá thế giới, thuế nhập khẩu và các chi phí. Quyết định này đã làm giá xăng tăng thêm 500 đồng/lít, khiến dự tính sẽ áp dụng hôm nay đã bị đình hoãn.

Nghị định mới này sẽ thay thế toàn bộ quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu được ban hành theo Quyết định 187 ngày 15/9/2003.

Theo quy định cũ doanh nghiệp đầu mối xăng dầu phải có hệ thống đại lý thì mới được phép kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp được tự quyết định giá bán trên cơ sở giá định hướng của Nhà nước cộng với biên độ 10% đối với xăng các loại, 5% các mặt hàng khác (đối với các địa bàn xa cảng tiếp nhận, được cộng thêm 2%). Tuy nhiên, thời điểm nào điều chỉnh giá bán, mức tăng là bao nhiêu... sẽ do Liên bộ Tài chính - Thương mại CSVN cân nhắc dựa trên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và biến động của thị trường dầu lửa thế giới.

Quyết định trao quyền định giá bán cho doanh nghiệp mà Chính phủ ban hành sáng nay khiến dự định tăng giá bán lẻ xăng dầu thêm 500 đồng/lít, đồng thời giảm thuế nhập khẩu từ 10% xuống 5% của Liên bộ Tài chính - Thương mại CSVN bị đình hoãn. Một quan chức của Bộ Tài chính CSVN cho biết, việc điều chỉnh giá bán lẻ mặt hàng xăng dầu trong nước đã được hai bộ thống nhất dự định áp dụng ngay trong hôm nay. Tuy nhiên, do Chính phủ đã ký phê duyệt đề án điều hành giá bán mặt hàng xăng dầu mới nên kế hoạch này bị hoãn lại để chờ văn bản hướng dẫn.

Nhận xét về cơ chế điều hành giá mới, quan chức này cho hay, việc trao quyền tự quyết cho doanh nghiệp nhằm mục đích để giá bán trong nước dần tiếp cận với thị trường. "Giống như mặt hàng khác, giai đoạn đầu có thể sẽ gặp một khó khăn, tuy nhiên để giá trong nước tiếp cận với thị trường có lên có xuống sẽ sòng phẳng hơn cho doanh nghiệp và cả người tiêu dùng", vị quan chức này nói.

Văn bản mới sẽ có hiệu lực sau 15 ngày kể từ khi đăng trên Công báo. Như vậy, ít nhất từ giờ đến cuối tuần, người dân có thể yên tâm vì không lo chuyện xăng dầu bất ngờ tăng giá nữa.

 

 

*Xăng A92 giá 10.500 đồng/lít.

 

=END= 

 

- Ngân Hàng Nước Ngoài Ðang Chiếm Ưu Thế Tại Việt Nam

 

(Hà Nội - VNN) Các ngân hàng nước ngoài đang tấn công mạnh mẽ vào lãnh vực bán lẻ - dịch vụ cho khách hàng cá nhân, bên cạnh hoạt động đầu tư gián tiếp thông qua mua cổ phần của các nhà băng nội địa.

Trong buổi gặp mặt gần đây nhất, ông Ashok Sud - Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered (SC) tại Việt Nam, Lào, Cam Bốt hãnh diện "khoe" bà giám đốc phụ trách bán lẻ Namita Lai. Ðây là lần đầu tiên có chức giám đốc phụ trách bán lẻ cá nhân ở Việt Nam.

Bà Namita Lai xuất hiện vì SC cần bà trợ giúp trong việc giới thiệu những sản phẩm cá nhân mang tầm quốc tế tại Việt Nam. Ông nói rằng, năm 2007, SC Việt Nam sẽ đẩy mạnh mảng dịch vụ ngân hàng tiêu dùng. Năm 2006, đơn vị đã đạt 3 tỷ 178 triệu đôla lợi nhuận trước thuế, tăng 19% so với năm 2005, doanh thu hoạt động lên 8 tỷ 620 triệu đôla, tăng 26%.

Trong lịch sử hoạt động của ngân hàng HSBC Việt Nam, lai vãng thường xuyên trong ngân hàng là các vị khách nước ngoài cao lớn. Nhưng hơn 1 năm nay, theo thống kê của một giám đốc bộ phận, bóng dáng các vị khách nước ngoài bị che khuất bởi hơn 90% khách trong nước.

Nhất là từ khi HSBC nới lỏng chính sách cho vay tiêu dùng cá nhân. Thay đổi mạnh nhất là quy định về thu nhập của khách hàng, từ chỗ mức lương tối thiểu khoảng 8-10 triệu đồng đã được hạ xuống còn 3 triệu đồng. Lúc đầu HSBC còn giằng co giữa mức lương tối thiểu 5 triệu và 3 triệu. Sau đó, mức 3 triệu được quyết định, với lý do là HSBC không muốn bỏ qua lượng khách này.

Ði kèm theo là phạm vi khách hàng được mở rộng, lúc trước bó hẹp trong các công ty liên doanh, nước ngoài, giờ được mở đến các doanh nghiệp hành chính... Số lượng khách hàng của HSBC từ đó tăng theo cấp số nhân. Tính đến tháng 12/2006, khách hàng cá nhân tăng 581%, và lượng tín dụng cho vay tăng 482% so với 6 tháng trước đó.

Ði trước một bước, ANZ là ngân hàng đầu tiên lắp đặt máy ATM và giới thiệu dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam và cũng là ngân hàng nước ngoài đầu tiên được phép lắp đặt các máy ATM tại các địa điểm khác, ngoài chi nhánh của mình.

Ngân hàng này đã cung cấp dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng cá nhân. Có các sản phẩm như: chứng chỉ tiền gửi bằng nhiều loại ngoại tệ khác nhau như đôla Mỹ, đôla Úc, Euro, bảng Anh. Sản phẩm thẻ ANZ Visa Debit đáp ứng nhu cầu về an toàn, thuận tiện trong các hoạt động mua sắm, du lịch xa và các sinh viên Việt Nam du học.

Ðáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng để có thể sở hữu một chiếc xe hơi, ANZ đã đưa ra một cam kết về dịch vụ tài trợ mua xe hơi là "Cho vay mua xe hơi trong vòng 48 giờ". Các sản phẩm tiết kiệm (dành cho phụ huynh), trợ giúp thủ tục xin visa, chứng minh tài chính, tài khoản sinh viên với thẻ ANZ Visa Debit, Internet banking.

Nếu trước đây, khách hàng những ANZ, HSBC, SC, UOB... là các đại sứ quán, tổ chức phi chính phủ... thì bây giờ, họ đang dần mở rộng phạm vi khách hàng dần dần thông qua hợp tác với ngân hàng trong nước trong lĩnh vực bán lẻ, cùng phối hợp phát triển mạng lưới.

Ngoài ra, ANZ và HSBC dự kiến sẽ mở thêm 3-5 chi nhánh một vài năm tới. HSBC còn bày tỏ ý định mở hẳn một ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

 

 

*HSBC cung cấp dịch vụ cho hơn 90% khách trong nước.

 

=END=

 

- Bắt Học Sinh Nghỉ Học Ðể Lấy Chỗ Trường Làm Ðám Cưới Cho Con Gái

 

(Vĩnh Long - VNN) Chiều 5/4, trường dạy nghề số 9 ở tỉnh Vĩnh Long vắng bóng học sinh, cửa phòng học đóng im ỉm, trong khi khuôn viên dựng rạp rực rỡ, bàn tiệc la liệt. Thì ra, ông Hiệu trưởng kiêm Bí thư Ðảng ủy CSVN đã cho toàn trường nghỉ học để lấy chỗ tổ chức đám cưới cho con gái.

Trường dạy nghề số 9 có khoảng sân khá rộng với 3 dãy nhà lớn. Hai dãy nhà đầu tiên nằm dọc lối vào của trường vắng tanh, các phòng học đều đóng cửa. Dãy nhà thứ ba có 4 tầng cũng đóng cửa im lìm, ở sảnh dãy nhà này kéo ra khuôn viên đã dựng rạp rực rỡ, bàn tiệc la liệt, tiếng nhạc vọng ra vang rền cả ngôi trường.

Ðến 14h30, xe tải của nhà hàng Huỳnh Giỏi (cách trường 2 km) chở thức ăn vào căng tin của trường, và người ta mới biết ngày 5/4 là đám cưới của cô Phạm Kim Chi, con gái thứ 3 của ông Phạm Thanh Ngọ, Hiệu trưởng kiêm Bí thư Ðảng ủy Trường dạy nghề số 9. Ðám cưới to, 700 suất ăn nên họ phải chuẩn bị từ sáng sớm.

 

*Hiệu trưởng kiêm bí thư đảng ủy chiếm sân trường để tổ chức đám cưới cho con gái..

 

 =END=

 

- Ngư Dân Ðồng Bằng Sông Cửu Long Khốn Ðốn Vì Dầu Loang

 

(Sóc Trăng-VNN) Theo ghi nhận của Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Sóc Trăng ngày 5-4, suốt 45 km bờ biển của tỉnh này từ xã Vĩnh Hải đến Lai Hòa đã đều có xuất hiện những vón dầu loang. Riêng ven bờ biển huyện Vĩnh Châu, hơn 10 ngày qua, mật độ dầu thô xuất hiện ngày càng dày đặc, ảnh hưởng đến 53 ha nuôi thức ăn dùng cho tôm giống của ba hợp tác xã Lai Hòa, Vĩnh Tân và Vĩnh Phước.

Ngư dân ở xã Vĩnh Hải cho biết nhiều ngày qua, dọc bờ biển đã có nhiều cua biển con chết, một hiện tượng chưa từng thấy qua.

Trong khi đó, tại Bạc Liêu, ông Khưu Lễ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh, cùng ngày cho biết tình trạng dầu loang ở khu vực ven biển của tỉnh đang diễn biến phức tạp. Lượng dầu tràn mỗi ngày một tăng. Dầu đã tràn vào các trục kênh chính phục vụ nuôi trồng thủy sản, có nơi tràn sâu vào khu vực nuôi tôm từ 1 - 2 km. Ở khu vực ngoài vùng đất bãi bồi, có hiện tượng nghêu, cá chết hàng loạt.

Tại Trà Vinh, người nuôi nghêu ở xã Ðông Hải, huyện Duyên Hải cho biết, đã có hiện tượng nghêu nuôi bị chết. Hiện ngành thủy sản và Sở Tài nguyên - Môi trường đang tiếp tục cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra các khu vực bãi bồi, cửa sông lớn để xác định mức độ dầu loang.

Tại Cà Mau, liên tục trong những ngày qua, ở một số kênh, rạch trên địa bàn xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển xuất hiện dầu vón cục với mật độ khá dày đặc. Tại cửa biển Gành Hào, dầu cũng đã tấp vào mé bìa rừng. Sở Thủy sản Cà Mau cho biết đến nay vẫn chưa nhận được thông tin phản ảnh về sự ảnh hưởng của dầu loang đến đời sống, sản xuất của người dân. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, tại một số cửa biển xuất hiện tình trạng tôm cá khai thác ở vùng nhiễm dầu, khó bán hoặc bán giá rẻ.

 

=END=

 

- Làm Việc Vô Trách Nhiệm: Dây Ðiện Thòng Lọng Xiết Cổ Người Ði Xe

 

(Hà Nội - VNN) Ngày 6/4/07, trên tuyến đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa, Hà Nội, một sợi dây điện thòng lọng đã rơi đúng cổ 2 người đang đi xe máy. Nạn nhân bị dây kéo giật ngược lại, cả người và xe bổ ngửa ra đường.

Sự việc xảy ra vào 13g15 ngày 5/4, tại hiện trường, chị Trần Hằng ở ngõ 1295, đường Giải Phóng, nạn nhân vụ tai nạn kể rằng, chị đang đi trên đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa, đến khoảng giữa của đoạn đường thì bất thần có một sợi cáp điện, từ trên xà xuống, vắt ngang cổ. Chị Hằng bị dây cáp kéo giật ngược cổ, cả người và xe đổ vật ra đường. Sau đó, có mấy công nhân mặc áo bảo hộ màu da cam tới thoả thuận với chị Hằng để đền bù thiệt hại. Anh Bùi Cảnh Dương (phường Yên Hoà) cũng bị sợi cáp quàng ngã phải đi bệnh viện.

Những người dân chứng kiến sự việc cho biết, do công nhân làm điện, trong quá trình chằng buộc vào cột đèn chiếu sáng đã làm rơi dây xuống, lửng lơ vào đúng tầm của người đi đường. Hai người bị nạn đi xe máy với tốc độ chậm nên thiệt hại không nặng.

Sau đó, sợi dây gây ra tai nạn lại được vắt lên hai cột đèn. Dưới lòng đường còn có một sợi khác nằm vắt ngang, song song với sợi dây bên trên. Quanh khu vực công nhân đang thi công đường điện, không có biển báo, hay ký hiệu gì để cảnh báo cho người dân.

Ðây là lần thứ hai tại Hà Nội dây điện thòng lòng gây tại nạn. Trước đó, ngày 20/6/2006, anh Nguyễn Quang Minh (25 tuổi) quê Nam Ðịnh đi làm về đến đường Ðê La Thành, vì tránh ổ gà, anh bất ngờ bị chui đầu vào "thòng lọng" dây điện thoại lơ lửng giữa đường. Chiếc "thòng lọng" thít chặt vào cổ làm anh Minh ngã bật ngửa và chết ngay tại chỗ

Những người có mặt tại hiện trường đã cố gắng dùng kìm để cắt sợi dây trên cổ anh Minh, nhưng không cứu được.

 

 

*Hiện trường xảy ra tai nạn.

 

 =END=

3- Tin Thế Giới 06-04-07

 

- Ukraine: Phe Biểu Tình Thân Nga Duy Trì Áp Lực Lên Tổng Thống

 

(Kiev - VNN) Các thành viên ủng hộ Thủ tướng thân Nga, Viktor Yanukovych, hôm 6-4 tiếp tục duy trì áp lực lên Tổng thống thân tây phương Viktor Yushchenko, đòi hủy bỏ sắc lệnh giải tán quốc hội. Người của Thủ tướng Yanukovych dự trù biểu tình lớn trong ngày 6-4. Các cuộc biểu tình diễn ra hàng ngày chống Tổng thống Yushchenko tại công trường Maidan, trung tâm thủ đô Kiev, bắt đầu lúc 11g00/ địa phương, như tin của Natalie Doubetskaia, người trách nhiệm phối hợp lập các lều trước quốc hội từ ngày 2-4 cho biết. Theo Natalie ban tổ chức chờ đợi 6.000 người tham dự trong ngày hôm nay. Khoảng 200 người biểu tình đến từ vùng Kherson (nam) tăng cường nhiều lều vải vào sáng sớm trời còn lạnh. Họ giương cao biểu ngữ xanh màu cờ của đảng cấp vùng của ông Yanukovych, và cờ quốc gia vàng-xanh. Ðám đông hô to "Chúng ta không cần bầu cử trước thời hạn". Họ hy vọng gây áp lực lên tòa án Hiến pháp bắt đầu xét sắc lệnh giải tán quốc hội có vi hiến hay không theo đơn kiện của phe Thủ tướng. Nhưng kết quả có thể phải mất ít nhất 1 tháng hay hơn. Hôm 5-4 Thủ tướng Viktor Yanukovych kêu gọi nhà trung gian quốc tế Alfred Gusenbauer (Thủ tướng Áo) tham gia giúp tìm ra giải pháp chấm dứt khủng hoảng chính trị tại Ukraine. Ðược báo chí hỏi tại sao chọn Thủ tướng Áo làm trung gian, ông Yanukovych trả lời: "Áo được xem như là một nước dân chủ trung lập có uy tín". Nhưng ông đã bác bỏ giả thuyết lật đổ Tổng thống thân tây phương Viktor Yushchenko được các thành viên đảng ông đề cập tới. Ông Viktor Yanukovych kêu gọi Tổng thống Viktor Yushchenko thu hồi sắc lệnh giải tán quốc hội. Nhưng Tổng thống Yushchenko tuyên bố trước Hội đồng an ninh và quốc phòng có mặt Thủ tướng: "Tôi không thể hủy bỏ sắc lệnh mới vừa ban hành". Các nhà bình luận cho rằng, Nga chưa ra mặt hậu thuẫn cho ông Viktor Yanukovych vì ông đang ở thế thượng phong, nhưng sẵn sàng nhập cuộc khi cần. Trong lúc đó tại Hoa Thịnh Ðốn phát ngôn viên bộ Ngoại giao kêu gọi hai phía bình tĩnh giải quyết khủng hoảng qua đối thoại. Còn Liên Hiệp Âu Châu thì chưa lên tiếng nhưng theo dõi sát tình hình Ukraine.

 

* Các thành viên ủng hộ Thủ tướng biểu tình chống giải tán quốc hội.

 

=END=

 

- Phó Tổng Thống Mỹ Chỉ Trích Chủ Tịch Hạ Viện Ðến Syria

 

(Hoa Thịnh Ðốn - VNN) Hãng Reuters hôm 6-4 loan tin, phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney cáo buộc Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã có "hành động không thể chấp nhận được", cho rằng chuyến đi Cận Ðông của bà Pelosi chống lại chính sách đối của chính phủ, nhất là đối với Syria. Ông Dich Cheney chỉ trích gay gắt chuyến thăm Syria tiếp xúc với Tổng thống Bachar al Assad trong tuần của bà Pelosi. Trả lời một cuộc phỏng vấn hôm 5-4, ông Cheney nhấn mạnh: "Tổng thống, chứ không phải Chủ tịch Hạ viện thực hiện chính sách ngoại giao". Bà Nancy Pelosi tuyên bố với Tổng thống al Assad rằng Do Thái sẵn sàng thương thuyết với Syria. Ðiều này đã khiến Thủ tướng Do Thái Ehud Olmert phải xác định lập trường, không phải thương thuyết với bất cứ giá nào, mà với điều kiện Syria phải từ bỏ "ủng hộ các tổ chức khủng bố".

Ông Cheney cho rằng phản ứng của lãnh đạo Do Thái chứng tỏ không coi tuyên bố của bà Pelosi là có căn cứ. Ông Cheney nhấn mạnh: "Bà Pelosi không đại diện cho chính quyền". Tranh cãi về chuyến công du Cận Ðông của chủ tịch Hạ viện càng khiến bất đồng giữa chính phủ Bush và quốc hội do đảng Dân Chủ kiểm soát về cuộc chiến Iraq càng gay gắt thêm. Các dân biểu Dân chủ tiếp tục gây áp lực đòi chính phủ ấn định thời biểu rút quân khỏi Iraq. Dự thảo luật kỳ hạn chính phủ Bush phải rút quân khỏi Iraq trước 31-03-2008, đã bị Tổng thống dọa phủ quyết.

 

US Vice-President Dick Cheney

* Phó TT Mỹ, Dick Cheney

 

=END=

 

- Trung Quốc-Nam Hàn Lập Ðường Dây Nóng Quân Sự

 

(Hán Thành - VNN) Trung Quốc và Nam Hàn dự định thiết lập đường dây nóng quân sự để đối phó với tình huống bất ngờ trên Hồng Hải, nằm trong nỗ lực tăng cường quan hệ an ninh giữa hai nước. Hãng AFP hôm 6-4 trích nguồn tin bộ Quốc Phòng Nam Hàn cho biết, thỏa thuận sẽ được phê chuẩn trong dịp thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tiếp xúc với Tổng thống Roh Moo Hyun trong chuyến công du 2, ngày 10 và 11/04. Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn, Yoon Kwang-Ung đã đề nghị lập đường dây nóng quân sự trong cuộc tiếp xúc với bộ trưởng QP Trung Quốc, Cao Gangchuan, tháng 4-2006. Dù Trung Quốc và Bắc Hàn là hai đồng minh cộng sản còn quan hệ rất chặt chẽ, nhưng do kinh tế phát triển vượt trội trước Trung Quốc, Hán Thành đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh từ năm 1992. Theo bộ Quốc phòng Nam Hàn, kế hoạch lập đường dây nóng giúp giảm các căng thẳng trên biển Hoàng Hải, nơi nhiều tàu thuyền Trung Quốc bị cáo buộc đánh cá trái phép hàng ngày. Hàn Quốc đã thiết lập đường dây nóng hải quân với các nước Nhật, Nga, Nam Dương và Mã Lai.

 

* Trung Quốc - Nam Hàn sẽ lập đường điện thoại nóng

 

=END=

 

- Tòa Án Pháp Xét Xử 15 Nghi Can Hổ Tamils "Thu Tiền Cho Du Kích"

 

(Paris - VNN) Hãng Reuters hôm 6-4 trích dẫn nguồn tin từ tòa án Paris, 15 nghi can thành viên của tổ chức Hổ Giải phóng Eelam Tamils (LTTE) đang thu tiền trong cộng đồng Tamils ở Pháp để ủng hộ cho du kích. Một số trong 15 người bị tình nghi là những người được hưởng qui chế tị nạn chính trị hay đã có quốc tịch Pháp "bị truy tố tài trợ cho khủng bố, tham gia các tổ chức bất hợp pháp, và gây quỹ ủng hộ khủng bố". 14 người này đã bị giam giữ, người thứ 15 được tự do tạm dưới sự kiểm soát của tư pháp. Các công tố nghĩ rằng những người bị bắt cầm đầu tổ chức ở vùng ngoại ô Paris, trách nhiệm tài trợ và vận động gây quỹ cho LTTE. Các nhà điều tra đã tịch thu quỹ đến từ các hoạt động thương mãi và nhà hàng lên nhiều triệu euros. Một nghi can khai trước tòa rằng họ thu được quỹ trong năm 2006 là 7,5 triệu euros. Trong tổng số 19 người bị bắt giữ vùng ngoại ô Paris từ ngày 1-4 vừa qua có 4 người đã được trả tự do sau khi thẩm vấn không bị truy tố. Theo hồ sơ tòa án, trong vùng Paris đại diện LTTE đã đòi 500 euros cho mỗi gia đình phải đóng hàng năm, họ đã thu tới 2.000 euros trong năm 2005. Ðối với các cơ sở thương mại họ đòi phải đóng hàng năm là 5.000 euros. Cũng theo nguồn tin trên, tiền thu góp được tài trợ cho các hoạt động quân sự của LTTE, ra đời từ năm 1976 đòi độc lập và thành lập 1 quốc gia Tamil Eelam tại miền Ðông bắc Tích Lan. Từ năm 2006 tổ chức này bị Liên Hiệp Âu Châu ghi vào "danh sách các tổ chức khủng bố".

 

QUINZE MEMBRES PRÉSUMÉS DES TIGRES TAMOULS MIS EN EXAMEN

* Tòa án Pháp xét xử 15 nghi can là thành viên của Hổ Tanils thu tiền.

 

 =END=

 

- Cao Ủy Nhân Quyền LHQ Yêu Cầu Ðiều Tra Về Các Vụ Hãm Hiếp, Mất Tích Tại Darfur

 

(Geneve - VNN) Cao Ủy trưởng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Louise Arbour hôm 6-4 đã yêu cầu chính phủ Sudan mở điều khẩn cấp về các tố cáo binh sĩ hãm hiếp và thủ tiêu diễn ra trong tháng 12 năm ngoái tại Darfur. Trong một thông cáo từ văn phòng Cao ủy Nhân quyền ở Geneve phổ biến hôm 6-4 được AP trích dẫn, bà Louise Arbour cũng yêu cầu mở điều tra về các vụ bắt cóc xảy ra vào tháng 9-2006 bởi lực lượng võ trang giải phóng Sudan do Mini Minnawi cầm đầu. Tin tức về 2 vụ này được 30 nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc thu thập được từ lời khai tại 9 làng trong vùng Jebel Marra, đông Darfur. Họ cho biết có ít nhất 15 trường hợp hãm hiếp lạm dụng tình dục của binh lính chính phủ. Bản thông cáo nhấn mạnh, nhiều nạn nhân mới chỉ 13 tuổi, và có ít nhất 2 phụ nữ có thai trong số nạn nhân vụ hãm hiếp.

 

Ms. Louise Arbour

* Cao Ủy trưởng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Louise Arbour.

 

=END=

 

- Một Nữ Ký Giả Ðài Âu Châu Tự Do Bị Ám Sát tại Baghdad

 

(Prague - VNN) Hãng Reutes hôm 6-4 loan tin, đài Âu Châu Tự do( RFE) thông báo về cái chết tại Baghdad của một thông tín viên làm việc tại Iraq trong ban tiếng Á rập. Theo Reuters, thi thể của Khamail Khalaf bị ghim nhiều vết đạn đã được tìm thấy hôm 5-4 tại khu vực phía tây thủ đô Iraq. Theo các nguồn tin nhà cầm quyền Iraq, "bà Khamail đã bị bắn nhiều phát đạn vào đầu và thân thể bị nhiều vết thương tra tấn". Người ta không có tin tức về nữ ký giả nạn nhân từ ngày 3-4; ngày này nữ ký giả và gia đình bị một kẻ vô danh gọi vào điện thoại cầm tay của nạn nhân. Bà Khamail xác nhận đó là cú gọi kẻ vô danh đe dọa. Sau đó không còn liên lạc nào nữa với bà. Ðài xác nhận thông tín viên của mình đã bị đe dọa nhiều lần trong quá khứ. Khamail Khalaf làm việc cho đài Âu Châu Tự Do từ năm 2004, bà lo về các mục xã hội và văn hóa. Trước đó bà làm việc cho đài truyền hình Iraq. Ðài Âu Châu Tự Do là đài của một tổ hợp truyền thông tư được quốc hội Mỹ tài trợ. Ðài RFE đặt trụ sở tại Prague, phát tin tức đi khắp lục địa Âu Châu và Cận Ðông.

 

Iraq -- Radio Free Iraq correspondent Khamail Khalaf (undated)

* Ký giả Khamail Khalaf làm việc cho đài Âu Châu Tự Do bị ám sát dã man.

 

=END=

 

- Liban: Chủ Tịch Quốc Hội Yêu Cầu Á Rập Saudi Làm Trung Gian Khai Thông Tòa Án Quốc Tế

 

(Liên Hiệp Quốc - VNN) Hãng AP hôm 6-4 loan tin, chủ tịch Quốc hội Liban Nabih Berri (thân Syria) một lần nữa trong tuần đã từ chối họp quốc hội phê chuẩn đạo luật thiết lập tòa án quốc tế xét xử vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafik Harri, đã yêu cầu Á rập Saudi tổ chức một cuộc họp quốc tế trong nỗ lực thoát ra khỏi bế tắc. Tin này được Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon loan báo hôm 5-4. Ðề nghị của ông Berri diễn ra sau khi gửi 1 bản ghi nhớ của đa số dân biểu yêu cầu Liên Hiệp Quốc thiết lập tòa án không cần phê chuẩn của quốc hội Liban. Với chữ ký của 79 trên 128 dân biểu quốc hội, văn bản yêu cầu Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon hành động chiếu theo một điều khoản ký năm 2006 giữa chính phủ Liban và Liên Hiệp Quốc. Hôm 3-4 ông Berri đã từ chối lần thứ 3 trong 3 tuần lễ mở cuộc họp quốc hội. Ðối lập Liban, trong đó có Hezbollah, đòi thành lập một chính phủ đoàn kết quốc gia. Cựu thủ tướng Rafik Hariri bị ám sát ngày 14-02-2005 trong một vụ nổ bom xe tại Beirut; nhiều viên chức an ninh Syria bị cáo buộc dính líu vào vụ ám sát chính trị này.

 

Map of Lebanon

* Liban trong tình trạng khủng hoảng chính trị âm ỉ.

 

=END=

 

- Tổng Thống A Phú Hãn Ðã Tiếp Xúc Với Các Thủ Lĩnh Taleban

 

(Kabul - VNN) Tổng thống A Phú Hãn Hamid Karzaĩ hôm 6-4 đã giải thích rằng đã có nhiều cuộc tiếp xúc diễn ra giữa chính phủ và các thủ lỉnh Taleban trong nỗ lực tái lập hòa bình trên đất nước này. Ông Karzai xác nhận đã tiếp xúc nhiều đại biểu các nhóm hồi giáo, nhưng trái lại từ chối tất cả thảo luận với các chiến binh ngoại quốc. Ông Karzi tuyên bố trong một cuộc họp báo ở Kabul: "Nhiều cuộc tiếp xúc xảy ra giữa các đại diện Taleban và các cơ quan khác nhau của chính phủ." Tổng thống Hamid Karzaĩ không cung cấp thêm chi tiết về các cuộc gặp gỡ này, và không tiết lộ nội dung các cuộc tiếp xúc. Kể từ khi Mỹ tấn công lật đổ chế độ Taleban năm 2001, hàng trăm các thành viên chế độ hồi giáo quá khích đã về hàng chính phủ Karzai. Nhưng các thủ lỉnh chính của Taleban từ chối tiếp xúc. Nhiều ngàn tay súng Taliban đã được tổ chức lại; họ giành kiểm soát một số quận huyện ở miền nam và miền đông A Phú Hãn, nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ Kabul. Năm 2006 có ít nhất 4.000 người chết trong các trận đụng độ. Ông Karzai yêu cầu các thành viên Taleban buông súng gia nhập hàng ngũ chính phủ, nhưng từ chối tất cả mọi thương lượng với các chiến binh ngoại quốc. Tổng thống Karzai giải thích Taleban cũng là người A Phú Hãn. Họ sinh ra và lớn lên tại đất nuớc này; cần hòa giải, nhưng các tay súng ngoại quốc thì hoàn toàn khác. Sự hiện diện của họ trên đất nước này dù nhân danh lý tưởng gì đều không thể chấp nhận. Họ đến đây chỉ để hủy diệt, giết hại dân chúng vô tội. Do đó ông xác nhận không khi nào nói chuyện với họ. Trong khi đó theo tin AP, sáng nay một vụ nổ bom tự sát gần quốc hội ở Kabul đã làm 6 người chết, trong đó có 1 cảnh sát.

 

ATTENTAT SUICIDE ầ KABOUL

* Nổ bom tự sát gần quốc hội ở Kabul.

 

=END=

 

- Jerusalem: Tín Ðồ Thiên Chúa Giáo Tham Dự Chặng Ðường Thập Giá

 

(Jerusalem - VNN) "Ngày 6-4 Thứ Sáu Thánh" tín hữu Thiên Chúa giáo từ bốn phương trời tụ về thành phố cổ Jerusalem hành hương và tham dự lễ chặng đường thập giá. Một số người mang cây thập giá to bằng gỗ để đi lại chặng đường thập giá của Chúa Giêsu đã đi qua chặng đường đau khổ trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh; một trong những cao điểm trong lễ Phục sinh. Dragan Petrodic mang cờ Serbia trên vai nói: "Tôi đến đây để nhìn lại các địa điểm Chúa cứu thế phải chịu đựng". Trong khi các tu sĩ nhiều tôn giáo khác như Thiên Chúa, Chính Thống giáo đã có mặt tại đại thánh đường Saint Sepulcre từ sáng sớm; người ta nghĩ tại nơi này xưa kia Chúa Giêsu chịu đóng đinh và an táng trong hang núi. Người ta chờ đợi đám đông nghẹt người khắp nơi tụ về như thói quên vì lịch 5 lễ chính xưng tội và tuyên xưng đức tin của tín hữu trùng vào dịp lễ Phục Sinh năm nay chỉ diễn ra 1 lần mỗi 4 năm. Hàng ngàn cảnh sát được điều động giữ an ninh trong thành phố, đặc biệt dọc theo 14 trạm Via Dolorosa đã đi qua đến khi chết trên thập giá. Trong khi đó ngày Thứ Sáu Tuần Thánh tại Phi Luật Tân cao điểm là lúc hàng nhiều ngàn tín đồ và cả du khách tụ về đồi San Pedro Cutud, một làng cách phía bắc thủ đô Manila 70 cây số, như là núi sọ xưa kia Ðức Giêsu bị đóng đinh trên thập giá. Nhiều người cào xé cho thân mình rướm máu và vác những thập giá to, diễn lại cảnh ngày xưa Chúa cứu thế đã chịu đựng.

 

* Thứ Sáu Tuần Thánh kỷ niệm chặng đường thập giá cứu độ của Chúa Giêsu.

 

=END=

 

- Trấn An Do Thái, Mỹ Hoãn Kế Hoạch Bán Vũ Khí Cho Các Ðồng Minh Á Rập

 

(Jerusalem - VNN) Ðể trấn an Do Thái, Hoa Kỳ loan báo hoãn kế hoạch bán vũ khí cho các đồng minh ở Trung Ðông. Tin này được AP trích dẫn các giới chức bộ Quốc phòng Do Thái. Bộ trưởng Quốc phòng Amir Peretz cho biết đã phản ảnh ý kiến bất đồng việc Mỹ dự định bán vũ khí cho một số nước Á rập với bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates hôm 11-03. Nhật báo New York Times ngày 5-4 trích lời các giới chức Ngũ Giác Ðài cho biết, Mỹ đã hoãn ký hợp đồng bán số lượng vũ khí lớn và kỹ thuật nâng cao khả năng tác chiến của không quân Á rập Saudi. Hoa Kỳ đã bán các loại vũ khí này cho Do Thái từ những năm 1990. Mỹ đã cung cấp cho các đồng minh vùng Vịnh rất ít vũ khí định hướng bằng vệ tinh. Nhưng Hoa Kỳ đang thảo luận với các đồng minh Á rập hợp đồng bán vũ khí có thể lên tới 5-10 tỷ đôla về các loại xe tăng, tàu chiến và hệ thống phòng không hiện đại. Mỹ cũng dự định bán cho Do Thái các loại vũ khi hiện đại để cân bằng với các nước Á rập, sẵn sàng đối phó với Iran.

 

* Hàng không mẫu hạm của Mỹ tại vùng Vịnh.

 

=END=

 

- Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Cảnh Báo Nguy Cơ Biển Máu Tại Iraq

 

(Hoa Thịnh Ðốn - VNN) Hãng AP trích dẫn tuyên bố của Bộ Trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nói rằng hạn chế các chiến dịch của quân đội Mỹ tại Iraq sẽ có thể dẫn đến một sự tàn sát đẫm máu giữa các phe quá khích nước này. Trong cuộc họp báo với Tướng Peter Pace, ông Robert Gates đã đưa ra thông điệp trên trong bối cảnh các dân biểu do đảng Dân chủ chiếm đa số quốc hội dọa cắt giảm ngân sách xin thêm của Tổng thống Bush nếu chính phủ không đưa ra kỳ hạn rút quân khỏi Iraq. Nếu những diễn biến trong tương lai tại Iraq diễn ra trong chiều hướng này, đảng Dân Chủ sẽ phải gánh trách nhiệm trước công luận và phê phán của quân đội. Ông Gates giải thích thêm: "Tôi tin rằng nếu như chúng ta phải rút quân khỏi Baghdad một cách vội vàng vào thời điểm này, thì bạo động giữa các phe nhóm Iraq gia tăng mạnh mẽ hơn." Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng cho hay cần có thêm ngân sách mới trong vòng vài tuần nữa để tiếp tục những nỗ lực trong cuộc chiến tại Iraq và tại A Phú Hãn. Cả hai viện trong Quốc hội do Ðảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu khẩn cấp cho quân đội Mỹ, nhưng cũng đưa ra một thời biểu cho việc rút khỏi Iraq. Tổng thống Bush nói rằng ông sẽ phủ quyết dự luật nào ấn định một thời biểu rút quân. Nhiều dân biểu Dân chủ nói rằng những nỗ lực của Hoa Kỳ tại Iraq đã thất bại. Tổng thống Bush phản bác, cho rằng kế hoạch tăng quân tại Baghdad và tại các tỉnh biến động có dấu hiệu kết quả. Chủ tịch Tham mưu Liên quân, tướng Peter Pace nói rằng việc tăng cường quân đội tại Iraq được tiến hành theo thời biểu và sẽ hoàn tất vào trước tháng 6 này. Tuy nhiên, sau cùng Bộ trưởng quốc phòng Robert Gates khó đoan quyết kết quả trong tình hình quân sự phải chạy theo thời biểu. Tin mới nhất do BBC loan đi, một vụ nổ xe bom tự sát xảy ra hôm 6-4 tại thành phố Ramadi đã giết hại 30 người.

 

 Defense Secretary Robert Gates (l)and Joint Chiefs Chairman Gen. Peter Pace brief reporters at the Pentagon, 7 Mar 2007

* Bộ trưởng QP Robert Gates và Tham mưu trưởng Liên quân tướng Peter Pace.

 

=END=

 

**********************************

 
Home Page
 
 
 
 
 
 
News
ABC
AFP
AP
BBC
CNN
Reuters
Washington Post