VIETNAM NEWS NETWORK (VNN)
P.O. Box 661162
Sacramento, CA 95866
Phone & Fax: 916-480-2724
Email: vnn@vnn-news.com
Website: www.vnn-news.com
**********************************
Bản Tin Hàng Ngày
Ngày 26 Tháng 07 Năm 2007
**********************************
1- Tin Cộng Ðồng 26-07-07.
- Tân Ðại Sứ Michael Michalak Ðiều Trần Của Trước Quốc Hội Hoa Kỳ.
- Cuộc Thử Thách Cờ Vàng Ðầu Tiên Tại Canada: Thành Phố Sundre Quyết định Tiếp Tục Cho Treo Cờ Vàng
- UB Phối Hợp Ðấu Tranh Hỗ Trợ Dân Oan Kêu Gọi Biểu Tình Trước Liên Hiệp Quốc New York
2- Tin Việt Nam 26-07-07
- Nông Dân Các Tỉnh Lại Kéo Về Trụ Sở Tiếp Dân Trung Ương Ở Hà Nội Khiếu Kiện
- Tổng Giám Ðốc PMU Bùi Tiến Dũng Và 8 Bị Cáo Sẽ Ra Tòa Vào Ðầu Tháng 8 Sắp Tới
- CSVN Luôn Bị Ép Trong Mọi Cuộc Ðàm Phán Về Vấn Ðề Biên Giới Với Trung Quốc
- Các Quan Chức Ðịa Phương Bán Ðất Trái Phép, Thu Hơn 3 Tỷ Ðồng
- Hơn 10 Công Trường Ðào Cống Cùng Lúc Trên 1 Con Ðường Ở Sài Gòn
- Việt Nam Sẽ Có Nguyệt Thực Toàn Phần Vào Ngày 28/8
- 99% Bài Thi Môn Sử Ðiểm Dưới Trung Bình
- Tìm Thấy Di Tích Sinh Hoạt Của Người Nguyên Thủy Cách Ðây 10.000 Năm.
- Cá voi 15 Tấn Chết Dạt Vào Biển La Gi
- Bắt Quả Tang Giáo Viên Tống Tiền Phụ Huynh
- Bắt Một Phụ Nữ Chuyên "Săn Gái" Vị Thành Niên Ðể Ép Buộc Bán Dâm
- Bán Người Qua Dịch Vụ Tuyển Dụng Nhân Công
3- Tin Thế Giới 26-07-07
- Ba Tây: Tai Nạn Phi Cơ Ở Sao Paulo - Bộ Trưởng Quốc Phòng Ra Ði
- NATO Và Nga Sẵn Sàng Thảo Luận Bất Ðồng Về Hệ Thống Hỏa Tiễn Lá Chắn
- London Bật Ðèn Xanh Xây Cất 2 Hàng Không Mẫu Hạm Muốn Hợp Tác Với Pháp
- Trung Quốc: Nước Sông Yangtze Dâng Cao Gây Lo Ngại Cho 9 Triệu Dân
- Nổ Kho Quân Cụ Miền Bắc Syria, 15 Binh Sĩ Chết 50 Bị Thương
- Nam Dương: Chính Quyền Ngưng Báo Ðộng Sóng Thần Sau Ðộng Ðất 7 Ðộ
- A Phú Hãn: Số Phận Các Con Tin Nam Hàn Rất Mong Manh
- Tổng Thống Pháp Thăm Libya Ký Nhiều Hiệp Ước
- Iraq: Hai Vụ Nổ Bom Xe Nhắm Vào Ðám Ðông Tụ Tập Mừng Ðội Banh Nhà Vào Chung Kết Giải Á Châu
- Cuba: Fidel Castro Vắng Mặt, Raul Castro Chủ Lễ Quốc Khánh
- Phi Luật Tân: Quân Ðội Mở Hành Quân Lớn Trên Ðảo Basilan
- Pakistan Bắn Thử Thành Công Hỏa Tiễn Loại Mới Mang Ðầu Ðạn Hạt Nhân
**********************************
1- Tin Cộng Ðồng 26-07-07.
- Tân Ðại Sứ Michael Michalak Ðiều Trần Của Trước Quốc Hội Hoa Kỳ.
(Hoa Thịnh Ðốn - VNN) Ủy ban Ðối ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ hôm qua đã tổ chức một buổi điều trần về việc đề cử ông Michael Michalak làm tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam, thay thế cho đại sứ Michael Marine sắp mãn nhiệm.
Nữ nghị sĩ Barbara Boxer của tiểu bang California, chủ tọa buổi điều trần đã chào đón hai vị tân đại sứ, ông Eric John ở Thái Lan và ông Michael Michalak ở Việt Nam, là hai người đã được Tổng thống Bush đề cử. Bà cũng đã giới thiệu sơ lược về kinh nghiệm chuyên môn của cả hai nhà ngoại giao kỳ cựu này trước cử tọa.
Buổi điều trần diễn ra tại Quốc hội vào lúc 10 giờ sáng và kéo dài gần một tiếng đồng hồ, với sự tham dự của các đại diện chính giới Hoa Kỳ, đại diện ngoại giao CSVN và Thái Lan, cùng báo giới.
Ông Michael Michalak là một chuyên gia về vấn đề Trung Quốc và Nhật Bản, và là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, với 30 năm trong ngành ngoại giao. Gần đây nhất ông là một giới chức ngoại giao cao cấp đại diện Hoa Kỳ ở diễn đàn Kinh tế Á châu và Thái Bình Dương (APEC).
Ðề cập đến tầm quan trọng và vị trí của cả hai nước Việt Nam và Thái Lan trên bàn cờ ngoại giao của Mỹ, vị chủ toạ đánh giá cao những bước phát triển trong bang giao song phương với từng nước. Tuy nhiên bà Boxer cũng nhấn mạnh đến những thử thách lớn mà hai nước bạn đang phải đương đầu.
Về Thái Lan, thử thách đó là những bất ổn chính trị gần đây làm ảnh hưởng đến nền dân chủ của quốc gia này, và nạn tham nhũng.
Ðối với Việt Nam, bà Boxer nhấn mạnh rằng, những thử thách của quốc gia này là tình trạng độc đảng chuyên quyền, những quyền tự do căn bản của công dân chưa được công nhận và thực thi, những tiếng nói đối lập đều bị sách nhiễu, tù đày, mà điển hình là chiến dịch bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến mạnh mẽ đến nỗi đã làm ảnh hưởng đến chuyến đi của Nguyễn Minh Triết.
Vẫn theo lời bà Boxer, những thử thách của hai quốc gia này cũng chính là những khó khăn đối với vị tân đại sứ sắp được bổ nhiệm, đòi hỏi họ phải có kế hoạch ngoại giao cụ thể. Sau phần phát biểu của ông Eric John, người được đề cử làm tân đại sứ ở Thái Lan, là phần trình bày của ông Michael Michalak, người được đề nghị làm tân đại sứ tại Việt Nam.
Hai trong ba trọng điểm mà ông Michael Michalak nhấn mạnh là vấn đề nhân quyền và lĩnh vực giáo dục. Ông Michalak nhận định rằng, hiện trạng nhân quyền tại Việt Nam thật sự rất đáng gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế, và ông cam kết sẽ đặc biệt quan tâm một khi được chính thức bổ nhiệm. Còn về lĩnh vực giáo dục, ông hứa sẽ cố gắng tăng gấp đôi số học bổng dành cho nghiên cứu sinh Việt Nam sang Mỹ học tập qua chương trình của Quỹ Giáo Dục hàng năm. Ngoài ra ông cũng cho biết sẽ sẵn sàng gặp gỡ và đối thoại với cộng đồng người Việt tại Mỹ để lắng nghe ý kiến đóng góp của họ về mối quan hệ song phương.
Trong phần chất vấn, Thựơng nghị sĩ Jim Webb nhắc lại sự việc xảy ra trước tư dinh đại sứ Michael Marine ở Hà Nội cách đây mấy tháng, khi lực lượng an ninh CSVN ngăn chặn không cho người thân của những tù nhân lương tâm tiếp xúc với ông Marine, và hỏi ông Michalak sẽ phản ứng ra sao trước tình huống này.
Ông Michalak đáp rằng, sự việc đã xảy ra là hoàn toàn không thể chấp nhận được, và nếu là ông, ông sẽ lập tức liên lạc với một quan chức cao cấp nhất mà ông có thể, để bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ hầu thay đổi tình thế. Nếu được bổ nhiệm làm tân đại sứ, một trong những điều ông sẽ cố gắng thực hiện là khuyến khích chính quyền Hà Nội nhận ra rằng tự do ngôn luận, tự do bày tỏ quan điểm chính trị không phải là yếu tố nguy hại, mà ngược lại đó là động lực tích cực giúp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam.
Ông Michalak cho rằng, một trong những phương thức hiệu quả là tiếp tục thúc đẩy các cuộc đối thoại nhân quyền với Hà Nội. Bên cạnh đó, vẫn theo ông Michalak, các chương trình học bổng đào tạo báo chí cũng như những chương trình giúp Việt Nam cải thiện tính minh bạch trong quản lý và chống tham nhũng, cũng đóng vai trò không nhỏ trong mục tiêu này. Ngoài ra ông cũng hứa sẽ sử dụng mọi cơ hội có thể để kêu gọi giới lãnh đạo Hà Nội phóng thích cho các nhà đấu tranh dân chủ đang bị giam cầm, như linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân.
Bà Barbara Boxer đã cho rằng, mỗi khi có một vị đại sứ mới là chúng ta có một sự khởi đầu hoàn toàn mới mẻ. Bà tin rằng, vị tân đại sứ này sẽ xuất sắc trong sứ mạng mang thông điệp nhân quyền và tự do của Hoa Kỳ đến với nhà cầm quyền CSVN.
* Ông Michael Michalak sẽ là tân Ðại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.
=END=
- Cuộc Thử Thách Cờ Vàng Ðầu Tiên Tại Canada: Thành Phố Sundre Quyết định Tiếp Tục Cho Treo Cờ Vàng
(Alberta -VNN) Hội Ðồng Thành Phố Sundre, một thành phố nhỏ nằm về phía bắc Calgary ở Alberta, Canada, hôm thứ Hai 23-07 đã quyết định bác bỏ yêu cầu của CSVN, cho treo lại cờ vàng ba sọc đỏ vốn tung bay trong thành phố này từ 23 năm qua cùng với cờ của các quốc gia khác.
Ðây là trận địa ngoại giao nhức đầu, đã trở thành vấn đề tế nhị và phức tạp mà thành phố này phải đương đầu trong gian gần đây. Ðối với cộng đồng Việt Nam, thì là cuộc thử thách đầu tiên tại Canada về lá cờ truyền thống di sản tự do.
Trong một thông cáo báo chí hồi tuần qua của Liên Hội Người Việt Canada cho biết, năm 1984, do sáng kien của một nhóm đồng bào tỵ nạn mới tời Canada và với sự hỗ trợ của chính giới địa phương, thành phố Sundre đã quyết định cho treo lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa cũ, cùng với quốc kỳ các quốc gia khác trên thế giới, tại địa điểm công cộng trong thành phố. Gần đây, CSVN cho người lên tiếng phản đối, nên thành phố Sundre đã quyết định hạ lá cờ vàng này xuống, viện lý do đây không phải là cờ chính thức của Việt Nam cộng sản hiện tại.
Cộng đồng người Việt tại Calgary rất bất bình trước sự việc này, và với sự hỗ trợ của Liên Hội Người Việt Canada, cộng đồng đã phát động chiến dịch vận động thành phố Sundre rút lại quyết định nói trên, kêu gọi đồng bào viết thư cho ông thị trưởng Roy Cummings cũng như ký tên vào thỉnh nguyện thư yêu cầu Hội đồng thành phố bỏ quyết định hạ cờ,
Hôm 23-7 vừa qua Hội đồng thành phố đã họp bàn và đi đến quyết định cho treo cờ vàng truyền thống của người Việt Nam tỵ nạn trở lại cùng với cờ các quốc gia khác như 23 năm qua.
Theo ông Roy Cummings, Thị Trưởng thành phố Sundre, quyết định treo lại cờ vàng "là chuyện đúng đắn phải làm". Cờ vàng lại được tung bay, cho dù gần đây đã có quyết định không cho treo nó trong những ngọn cờ quốc tế phía trước trụ sở Hội Ðồng thành Phố.
Sau khi họp bàn và đi đến quyết định, ông Cummings đã nói rằng: "Khi tôi nghĩ tới ý nghĩa các lá cờ này, tới ý nghĩa của chúng đối với nhiều người, không quan trọng là nó đến từ quốc gia được chính phủ nhìn nhận, quan trọng là tâm tình của người dân.". Và ông nhấn mạnh: "Nếu từ tâm trí và từ trái tim, chúng ta tin là ngọn cờ đó được treo, thì không có ai có thể ép buộc chúng ta thay đổi cái nhìn của mình. Tôi không cần biết kẻ đó là ai."
Tuy nhiên, các viên chức ngoại giao của tòa Ðại Sứ CSVN thì nhất định cho là sau năm 1975, chỉ có cờ đỏ có ngôi sao vàng là tượng trưng cho VN mà thôi. Tòa Ðại Sứ CSVN cũng đã dọa là sẽ gửi công hàm ngoại giao phản đối nếu cờ vàng ba sọc đỏ tiếp tục được treo ở Sundre.
Tưởng cũng nên biết, khắp nơi ở hải ngoại, người Việt tỵ nạn luôn coi lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ truyền thống, và là biểu tượng cho tự do, khác với lá cờ đỏ sao vàng của đảng CSVN độc tài áp đặt lên người dân trong nước hiện nay.
=END=
- UB Phối Hợp Ðấu Tranh Hỗ Trợ Dân Oan Kêu Gọi Biểu Tình Trước Liên Hiệp Quốc New York
(New York-VNN) Trong một thông báo hôm 24-7 vừa qua, Ủy Ban Phối Hợp Ðấu Tranh Hỗ Trợ Cuộc Biểu Tình của Dân Oan đã kêu gọi các Cộng Ðồng Người Việt vùng Ðông Bắc Hoa Kỳ và khắp nơi, cùng các đoàn thể, hội đoàn, hiệp hội đấu tranh cùng phối hợp vận động dư luận quốc tế, điển hình là cơ quan Liên Hiệp Quốc, Hội Hồng Thập Tự quốc tế và các cơ quan Nhân Quyền quốc tế để họ biết đến tình trạng hiện nay tại VN và gióng tiếng nói yểm trợ chúng ta trong tình thế sôi động này. Ðiển hình là UB sẽ thực hìện cuộc biểu tình trước cơ quan Liên Hiệp Quốc tại New York vào thứ Sáu ngày 3 tháng Tám, 2007 tới đây từ 11 giờ sáng đến 2 giờ chiều.
Dưới đây là nguyên văn bản thông báo THÔNG BÁO KHẨN của Ủy Ban Phối Hợp Ðấu Tranh Hỗ Trợ Cuộc Biểu Tình của Dân Oan:
Lợi dụng đêm tối, khuya 18 tháng 7, 2007 Cộng Sản Việt Nam đã đàn áp dã man, dùng lựu đạn cay, roi điện, vòi xịt nước và đèn cao áp cùng với hàng ngàn Công An chìm cũng như nổi, giải tán cuộc biểu tình của Dân Oan Khiếu Kiện trước Quốc Hội 2, thành phố Sài Gòn. Chúng khốâng chế những nông dân lương thiện đã biểu tình ròng rã 27 ngày chỉ với mục đích là đòi lại những đất đai đã bị chúng cưỡng chiếm. Nông dân bị thảy lên xe cây đưa về nguyên quán và Cộng Sản không hề giải quyết thỏa đáng những nỗi oan ức của người dân thấp cổ, bé miệng.
Dù cuộc biểu tình không thể kéo dài nhưng lòng căm phẫn của người Dân Oan vẫn tồn tại mãnh liệt hơn, chỉ chờ dịp là bùng lên, tái phát. Cộng Ðồng người Việt hải ngoại không thể để mặc đồng bào tranh đấu trong cô đơn, do đó bổn phận của chúng ta là yểm trợ tinh thần và vật chất. Người dân quốc nội sẽ an lòng, quyết chí đấu tranh khi biết được có sự hỗ trợ của cộng đồng Việt hải ngoại và dư luận quốc tế.
Chúng tôi, Ủy Ban Phối Hợp Ðấu Tranh Hỗ Trợ Cuộc Biểu tình của Dân Oan, khẩn thiết kêu gọi các Cộng Ðồng Người Việt vùng Ðông Bắc Hoa Kỳ và khắp nơi, các đoàn thể, hội đoàn, hiệâp hội đấu tranh cùng phối hợp với chúng tôi để vận động dư luận quốc tế, điển hình là cơ quan Liên Hiệp Quốc, Hội Hồng Thập Tự quốc tế và các cơ quan Nhân Quyền quốc tế để họ biết đến tình trạng hiện nay tại VN và gióng tiếng nói yểm trợ chúng ta trong tình thế sôi động này, ngõ hầu chế dộ Cộng Sản Hà Nội phải tôn trọng nhân quyền, tôn trọng quyền sở hữu của người dân và trả lại đất đai mà chúng đã cướp hoặc phải bồi thường tương xứng cho người dân.
Xin quý vị tham gia cùng với chúng tôi thực hìện cuộc biểu tình trước cơ quan Liên Hiệp Quốc tại New York vào thứ Sáu ngày 3 tháng Tám, 2007 từ 11 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Chúng tôi đang tiếp xúc với cơ quan Liên Hiệp Quốc để thành lập một phái đoàn vào gặp Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc đệ trình thỉnh nguyện thư yêu cầu họ cứu xét việc chế độ Cộng Sản vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và cướp đất đai của người dân.
Trân trọng
Làm tại New York ngày 24 tháng 7, 2007
Nguyễn Văn Tánh
Chủ tịch Ủy Ban Phối Hợp
Trần Quán Niệm
Phó Chủ Tịch Ủy Ban Phối Hợp
Ðiện thoại liên lạc:
L/S Nguyễn Thanh Phong, chủ tịch CÐ/NVQG/New York (646) 920-1118
Ô. Nguyễn Văn Tánh, Cố Vấùn Thường Vụ CÐ/NVQG New York (646) 920-4120
Ô. Trần Quán Niệm, chủ tịch CÐ/NVQG/Nam New Jersey (917) 952-6396
Ô. Lý Văn Phước, chủ tịch CÐNV vùng Maryland, Virginia, và Washington DC (202) 361-1231
Ô. Nguyễn Ðình Toàn, chủ tịch CÐVN/Philadelphia (610) 914-2126
Ô. Nguyễn Thanh Bình, chủ tịch CÐVN/ Massachusetts (617) 296-7640
Ô. Trần Giỏi, Ðại Diện CÐNV/ Connecticutts (203) 526-4147
Bà Hồng Liên, Ủy Ban Tranh Ðấu Nhân Quyền cho Việt Nam / Mạng Lưới Nhân Quyền (718) 238-2964
Ô. Lai Thế Hùng, Ủy Ban Quốc Tế Vận kiêm Mặt Trận Tự Do rại Aâu Châu
Ô. Trần Văn Tiếng, Chủ tịch Ủy Ban Hỗ Trợ / LMDCNQVN / San Diego (858) 232-3028
=END=
2- Tin Việt Nam 26-07-07.
- Nông Dân Các Tỉnh Lại Kéo Về Trụ Sở Tiếp Dân Trung Ương Ở Hà Nội Khiếu Kiện
(Hà Nội-VNN) Người dân Hà Nội tường thuật hôm thứ Hai, 23/7/2007 vừa qua, lúc 8 giờ sáng nông dân các tỉnh, thành đã kéo đến có mặt tại Văn phòng tiếp dân Trung ương Ðảng số 110 Cầu giấy Hà Nội. Họ đến từ nhiều nơi như Ðăk Lắc, Lào Cai, Cần Thơ, Ðồng Nai, Sài Gòn, Hà Tây, Thái Bình, và ngay tại Hà Nội...
Ðặc biệt có một cảnh thương tâm và đau lòng nhất là có 3 cháu mặc đồ tang cùng với bà ngoại đi kêu oan trong đó cháu lớn nhất Nguyễn Thị Hiền 15 tuổi, đứa em gái kế tiếp Nguyễn Thị Thuỷ 13 tuổi và đứa em trai út Nguyễn Thanh Thuyên 6 tuổi, 3 cháu đầu chít khăn tang mặc đồ tang trắng ngồi trước cửa trụ sở tiếp dân Trung ương Ðảng và Nhà nước CSVN. Cháu Hiền cầm biểu ngữ nội dung "Mẹ của ba chị em cháu chết oan. Mong các ông Bác thương chúng cháu mà công tâm", trong khi cháu Thuỷ bưng bức ảnh của người mẹ quá cố mới 33 tuổi đời!
Lúc 9 giờ. Bà Diện quê ở Hà Tây cùng chị Nguyên Thị Tươi quê Cần Thơ vào nộp đơn cho ông Hoàng Như Hải cán bộ tiếp dân của Văn phòng Chính phủ, nhưng Ông Hải không nhận đơn của bà Diện và chị Tươi. Ông Hải hống hách tuyên bố: Bộ Tài Nguyên làm đúng, tôi không nhận đơn của bà.Sự việc gây bức xúc cho bà Diện, bà kêu gào: Yêu cầu ông Hải đeo bản tên phù hiệu để tôi tố cáo ông bao che tham nhũng. Ông Hải trả lời thô tục và nói: "tao không nhận đơn, mày muốn kiện đâu thì kiện." Bà Diện nhắc lại việc ông đã xin lỗi đài BBC về việc ông đánh dân ở số I Mai Xuân Thưởng. Ông Hải lại thách thức nói: "Tao đánh đó làm gì tao".
Vào buổi chiều cũng đã có sự đôi co cãi vã giữa ông Hải và bà Diện cùng những nông dân khác tại phòng tiếp dân.
Theo Người dân Hà Nội, những câu trả lời của ông Hoàng Như Hải cũng đúng thôi vì ở Việt Nam chỉ có một Ðảng cộng sản, đâu có Ðảng nào vào đây. Tha hồ hống hách, mất dạy cũng chẳng ai dám đụng đến ông Hải!?
Tin cũng cho biết, lúc 11 giờ 50 phút cùng ngày, hai xe buýt chở hơn 100 nông dân từ đường Hồ Chí Minh - Tỉnh Hoà Bình đến trụ sở 110 Cầu Giấy. Vì lúc 8h sáng họ đã có mặt tại đường Chu Văn An gần nơi Quốc Hội họp. Công an CSVN cản trở không cho vào, sau đó huy động lực lượng đưa họ về tới đài Lý Tự Trọng Mai Xuân Thưởng. Buộc họ lên xe chở về 110 Cầu Giấy.
Lúc 14 giờ 30 phút các ban ngành của Trung ương cùng chính quyền địa phương đã tiếp dân oan thành phố Ðà Nẵng tại trụ sở 110 Cầu Giấy. Họ chỉ hứa hẹn, chưa có kết quả cụ thể giải quyết chỉ ghi nhận ý kiến. (Người dân Hà nội thường thuật )
=END=
- Tổng Giám Ðốc PMU Bùi Tiến Dũng Và 8 Bị Cáo Sẽ Ra Tòa Vào Ðầu Tháng 8 Sắp Tới
(Hà Nội - VNN) Với 12 tỷ đồng nướng trong các vụ cá độ bóng đá, nguyên tổng giám đốc PMU 18, Bùi Tiến Dũng cùng 4 cựu công an CSVN sẽ lần đầu tiên đứng trước vành móng ngựa về các tội đưa hối lộ, tổ chức đánh bạc và đánh bạc.
Nguồn tin trong nước cho hay, phiên tòa sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 1 đến 3/8 do nữ thẩm phán Lê Thị Yến làm chủ tọa.
22 tháng kể từ khi hành vi đánh bạc bị phát giác, Bùi Tiến Dũng giờ phải đối diện với một bản án về tội đánh bạc và đưa hối lộ.
Theo cáo trạng CSVN, Bùi Tiến Dũng cá độ bóng đá gần 760.000 đôla, khoảng 12 tỷ đồng VN. Con số này thấp hơn nhiều so với số tiền đã xác định ban đầu của cơ quan điều tra, cho nên dư luận trong nước đồn thổi là CSVN sẽ giơ cao đánh khẽ trong vụ này. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, nhà nước CSVN chỉ muốn giải tỏa áp lực dư luận bất mãn của quần chúng vừa qua ở một tầm mức giới hạn.
Liên quan hành vi đánh bạc của Bùi Tiến Dũng, còn có Nguyễn Việt Bắc (nguyên phó tổng giám đốc Công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam) và Lương Mạnh Hoa (lái xe của Bùi Tiến Dũng), cùng Vũ Mạnh Tiên (nguyên phó chánh văn phòng PMU 18) bị truy tố về tội đánh bạc. Bùi Quang Hưng và Nguyễn Văn Hồng - hai cựu cảnh sát CSVN, nhận tiền cá độ bóng đá cho những người trên - bị truy cứu tội tổ chức đánh bạc.
Theo cơ quan chức năng CSVN xác định, trong "dây" của cảnh sát giao thông Bùi Quang Hưng, từ tháng 2 đến 12/2005, ông tổng PMU 18 Bùi Tiến Dũng đã cá độ gần 240.000 đôla. Còn trong dây của Nguyễn Văn Hồng, Dũng đặt cược tổng số 520.000 đôla.
Muốn che giấu hành vi đánh bạc, Bùi Tiến Dũng đã tung 33.000 đôla và 550 triệu đồng để "chạy án". 5 người giúp sức trong phi vụ này gồm: Nguyễn Ðình Toản (nguyên phó trưởng Công an phường Ngã Tư Sở, Ðống Ða, Hà Nội), Tôn Anh Dũng (Dũng "Huế", phó giám đốc Công ty cổ phần bất động sản Sông Ðà, Huế), Nguyễn Mậu Thôn (nguyên chủ tịch HÐQT Công ty Hoa Việt), và Lương Mạnh Hoa cùng bị truy tố tội đưa hối lộ.
Tháng 12/2005, hành vi đánh bạc của Bùi Quang Hưng bị phát giác, tại chiếu bạc có 22 công an Hà Nội đang quây quần sát phạt.
Chiều 20/1/2006, Bùi Tiến Dũng bị bắt. Hành vi đánh bạc của một số cán bộ dưới quyền của Dũng và Nguyễn Việt Bắc bị phanh phui.
13/9/2006, Nguyễn Ðình Toản là cán bộ công an đầu tiên bị bắt do liên quan việc "chạy án" cho Bùi Tiến Dũng.
Mở rộng điều tra, cơ quan chức năng CSVN nói còn khám phá ra những sai phạm trong quản lý tại PMU 18. Tháng 3/2006, vụ án "tham nhũng" tại đây được khởi tố điều tra. Bùi Tiến Dũng bị xem xét trách nhiệm về tội cố ý làm trái; 6 người khác (2 trưởng phòng, 2 phó phòng PMU 18) tội tham ô tài sản và lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Hiện, vụ này được tách riêng, xét xử trong một phiên tòa khác.
*Bùi Tiến Dũng lúc bị bắt.
=END=
- CSVN Luôn Bị Ép Trong Mọi Cuộc Ðàm Phán Về Vấn Ðề Biên Giới Với Trung Quốc
(Hà Nội - VNN) Hai tuần sau khi xảy ra sự kiện đụng độ trên biển gần quần đảo Trường Sa, CSVN và Trung Cộng vừa có một cuộc gặp để thảo luận với nhau về biên giới lãnh thổ.
Vũ Dũng, Thứ trưởng Ngoại giao CSVN và Vũ Ðại Vỹ, người đồng nhiệm Trung Cộng đã có cuộc gặp từ 21/7 tới 23/7 ở Bắc Kinh để bàn về các vấn đề biên giới, đặc biệt là trên biển.
Hãng thông tấn nhà nước CSVN trong một đoạn tin ngắn cho hay, hai bên "nhất trí sẽ nghiêm chỉnh thực hiện nhận thức chung đã đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển, gìn giữ ổn định trên Biển Ðông".
Bản tin cũng nói CSVN và Trung Cộng cam kết "không có những hành động mở rộng tranh chấp hoặc làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không để vấn đề trên biển ảnh hưởng đến quan hệ hai nước".
Trong khi đó, bản tin của Tân Hoa Xã của Trung Cộng thì lại chỉ nói vắn tắt về việc có cuộc gặp giữa "đại diện hai chính phủ" để bàn về khảo sát biên giới trên bộ, thúc đẩy phân định biên giới trên đất liền và hợp tác hàng hải; chứ không nhắc gì về vấn đề trên biển.
Ðược biết, trong vụ đụng độ mới nhất xảy ra ngày 9/7 vừa qua, hải quân Trung Cộng đã bắn vào thuyền đánh cá của Việt Nam mà họ cho là "xâm phạm hải phận Trung Quốc".
Báo chí nước ngoài cho hay ít nhất một ngư dân Việt Nam đã thiệt mạng trong vụ này. Trong khi đó, truyền thông CSVN không hề đưa tin về sự kiện này.
CSVN và Trung Cộng đã đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng trong các buổi thảo luận về biên giới trên đất liền và năm 2000 đã ký với nhau Hiệp định phân định vịnh Bắc Việt, thế nhưng chủ đề Trường Sa - Hoàng Sa vẫn là một vấn đề nan giải.
Tình hình còn phức tạp thêm khi ngoài Việt Nam và Trung Quốc còn có thêm bốn quốc gia khác cũng tuyên bố chủ quyền với một số đảo và vùng biển xung quanh Trường Sa. Khu vực này được cho là giàu tài nguyên dầu khí.
Kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ đầu những năm 1990, các cuộc bàn bạc Việt Trung đã được nâng lên từ cấp chuyên viên tới cấp chính phủ, chứng tỏ hai bên đã có cơ chế thảo luận rõ ràng. Tuy nhiên sau cả gần hai thập niên, dường như vẫn không ai trông đợi chỉ dấu về một bước đột phá nào trong lĩnh vực nhạy cảm này.
Bản tin của Thông tấn xã CSVN cho hay, cuộc gặp mới rồi ở Bắc Kinh chỉ dừng lại ở bước "Hai bên đồng ý nghiêm túc nghiên cứu những kiến nghị và ý tưởng do mỗi bên nêu ra trong khuôn khổ giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển". Hợp tác song phương cũng sẽ chỉ tiến hành trong các lĩnh vực "ít nhạy cảm" như bảo vệ môi trường biển, dự báo sóng thần, nghiên cứu hải lưu, tìm kiếm cứu nạn...
=END=
- Các Quan Chức Ðịa Phương Bán Ðất Trái Phép, Thu Hơn 3 Tỷ Ðồng
(Hà Nội - VNN) Theo điều tra bước đầu, năm 2004, ông Nguyễn Văn Quyến, Trưởng thôn Thiết Bình và một số cá nhân trong ban lãnh đạo thôn đã thu gần 3 tỷ đồng của 8 hộ dân, để cho các hộ này sử dụng lâu dài 10 suất đất nhưng thực chất là bán đất.
Ban lãnh đạo thôn còn thu của 8 hộ dân thuê đất khu ao đồng, với tổng số tiền 850 triệu đồng. Việc thu tiền trái thẩm quyền trên, các quan chức thôn Thiết Bình không báo cáo lên UBND xã Vân Hà.
Số tiền thu được, ông Quyến và một số cá nhân trong thôn đã để một số người đứng tên gửi tiết kiệm ngân hàng lấy lãi và nhập vào quỹ thôn để tiện thu - chi. Sau đó, các quan chức thôn Thiết Bình xây dựng một số công trình dân sinh trong thôn bằng số tiền thu được từ việc "bán đất".
Ðể hợp thức hóa nguồn tiền, Trưởng thôn Nguyễn Văn Quyến và ban lãnh đạo thôn đã lập khống danh sách gồm 90 hộ tự nguyện đóng góp 1,2 tỷ đồng (thực chất không hộ dân nào phải đóng tiền), trình UBND xã xin xây dựng các công trình.
Việc xây dựng các công trình dân sinh của thôn Thiết Bình sau đó lại không có hồ sơ thiết kế, dự toán của cơ quan chuyên môn, không được cấp có thẩm quyền phê duyệt... gây thất thoát hơn 137 triệu đồng.
Hậu quả việc "bán đất" trái phép của các quan chức thôn Thiết Bình, là các lô đất cho thuê đến nay không có khả năng thu hồi. Ban đầu, các lô đất trên chỉ được cho người dân thuê với mục đích làm địa điểm buôn bán gỗ, chứa chất nguyên vật liệu; nhưng sau khi đóng gần 3 tỷ đồng cho thôn, nhiều hộ dân đã xây nhà kiên cố trên phần đất được thuê.
Vụ việc gây khiếu kiện kéo dài và mất đoàn kết, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân thôn Thiết Bình nhiều năm nay.
=END=
- Hơn 10 Công Trường Ðào Cống Cùng Lúc Trên 1 Con Ðường Ở Sài Gòn
(Sài Gòn - VNN) Hơn 10 công trình đào cống xúm nhau đào xới, chắn ngang chắn dọc con đường Trần Hưng Ðạo kéo dài hơn 3 km suốt hai quận 1 và 5, Sài Gòn, gây nhiều trở ngại cho việc lưu thông.
Mỗi công trình đều chiếm hơn nửa lòng đường. Phần lưu thông 2 chiều cho xe hơi lẫn xe gắn máy, người đi bộ được ép vào nửa đường còn lại. Giờ tan sở, xe cộ ùn tắc ở những "cổ thắt". Nhiều người đi đường bực bội: "Sao nhà thầu không tập trung đào xới và thi công một nơi cho xong, rồi mở tiếp công trình cống khác".
Tại góc Trần Hưng Ðạo - Yersin, trước siêu thị điện máy Nguyễn Kim, quận 1, công nhân đang kích cống ngầm sâu 9 m. Bước ra khỏi khu vực rào chắn này vài trăm mét là công trường tại giao lộ Trần Hưng Ðạo - Nguyễn Thái Học cũng che chắn bít bùng. Nhích một đoạn đến ngã tư Trần Hưng Ðạo - Nguyễn Cảnh Chân, cũng thuộc địa phận quận 1, khách bộ hành và người chạy xe gắn máy phải giành nhau lối đi trên vỉa hè. Cách đó không xa, ngã tư Trần Hưng Ðạo - Huỳnh Mẫn Ðạt đang thi công một hố ga có diện tích 50 m2 để đào móng chống nước ngầm và sửa hố thông S12....
Trong khi đó, tại ngã tư An Dương Vương - Trần Bình Trọng, cách phố Trần Hưng Ðạo chừng 5 phút xe máy, hàng chục công nhân vẫn đang đào 100 m2 cống dọc theo công trình.
Các công trường trên tuyến phố Trần Hưng Ðạo nằm trong dự án Cải thiện môi trường nước Sài Gòn, bắt đầu khởi công từ sau Tết Nguyên đán, đến nay hầu hết vẫn chưa hoàn tất.
Mục đích của dự án này là sửa hệ thống thoát nước cũ, chống ngập và gom nước thải về nhà máy. Mỗi gói thầu đang áp dụng những công nghệ và phương pháp khác nhau của Nhật Bản và Thái Lan như thi công hố thông, kích cống ngầm, giải quyết móng chống nước ngầm...
Giám đốc dự án Kiyoshi Yoshida cho biết: "Thời gian qua công trình thi công chậm vì vướng hệ thống cáp, dây điện, điện thoại và ống nước cũ không được ghi chú trong bản đồ". Theo ông, việc phải báo cáo tình hình và trình lên chính quyền thành phố để xin giải quyết cũng đã làm dự án bị chậm so với kế hoạch rất nhiều...
* Cùng lúc 10 chỗ đào đào sới sới, chắn ngang chắn dọc lung tung nhiều con đường làm cản trở lưu thông.
=END= |