banner
 
Home Page
vanhoc

 
Home
 
Saigon Bao.com
Saigon Bao 2.com
 
Liên Lạc - Contact
 
Liên Lạc - Contact
 
 
 
Tài Liệu
 
Tài liệu
Tài liệu Lưu trữ
Tin tức Lưu trữ
Nguyễn Quang Duy
 
Cần Thiết
 
Directory
 
Phụ Trang
 
Mobile Version
BaoThoiSu.com
BaoPhongSu.com
BaoTuDo.com
 
Disclaimer
SaigonBao.com
1999-2021 All rights reserved
 
 
 
Diem Bao industry lifestyle
 
 
 
 
 
 
Trang Nhà -Tài liệu Dân chủ - Lưu trữ 2007 -Tài liệu Lưu trữ
 
 

VIETNAM NEWS NETWORK (VNN)

P.O. Box 661162

Sacramento, CA 95866

Phone & Fax: 916-480-2724

Email: vnn@vnn-news.com

Website: www.vnn-news.com

 

**********************************
Bài Vở Hàng Ngày

Ngày 17 Tháng 08 Năm 2007

**********************************

 

1- Bình Luận Việt Nam

- Dự luật Nhân quyền, lời cảnh báo nghiêm trọng!!!

Bán nguyệt san Tự do Ngôn luận

2- Thời Sự Hoa Kỳ

- Khi Hoa Kỳ gia tăng vũ khí tại Trung Ðông: Liệu sẽ lại xảy ra cảnh "gậy ông đập lưng ông"?

Mai Loan

3- Ðọc Báo Ngoại Quốc

- Về làm ăn tại Việt Nam phải trả một cái giá rất đắt

James Hookway (The Wall Street Journal) - Khánh Ðăng lược dịch

4- Diễn Ðàn Quốc Nội

- Tự do ngôn luận và ngây thơ chánh trị?

Trần Thị Hồng Sương

5- Tin Tức Quốc Nội

- Thư của một người dân Việt Nam gởi các đảng viên, cán bộ, công an, mật vụ và bộ đội trong hàng ngũ ÐCSVN

Hoàng Trung Việt

6- Tạp Chí Á Châu

- Thiếu Sự Ðiều Hòa Trong Hàng Ngũ Lãnh Ðạo Trung Quốc

Minh Dũng

7- Tin Túc Di Trú

- Càng Ngày Càng Có Nhiều Hồ Sơ Bị Trả Về Sở Di Trú Hoa Kỳ, Bạn Cần Làm Gì?

8- Truyện Hay Ngoại Quốc

- Con Ruồi

Yokomitsu Riichi

 

**********************************

1- Bình Luận Việt Nam

 

- Dự luật Nhân quyền, lời cảnh báo nghiêm trọng!!!

Bán nguyệt san Tự do Ngôn luận (số 33, ngày 15-08-2007)

 

Sau khi xã hội đỏ phối hợp cùng xã hội đen đàn áp thô bạo dân oan khiếu kiện trong đêm kinh hoàng 18-07-2007 tại Văn phòng 2 Quốc hội CSVN, thì từ bên kia trái đất, ngày 24-07, nữ Dân biểu tiểu bang California Zoe Lofgren đã gửi đến Chủ tịch CS Nguyễn Minh Triết một bức thư phản đối mạnh mẽ: "Tôi viết thư này để bày tỏ sự thất vọng trước phản ứng của nhà cầm quyền đối với cuộc biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 18-07-2007... Là dân biểu, quan tâm sâu xa về nhân quyền cho Việt Nam, tôi quan tâm đến tin tức về cuộc đàn áp thô bạo những dân oan đã biểu tình ôn hoà... Dựa vào các nội dung trao đổi quan trọng về lãnh vực nhân quyền hồi tháng 7 khi ông Chủ tịch đến Mỹ đã thảo luận với bà Pelosi, Phát ngôn nhân Quốc Hội và nhiều dân biểu Hoa Kỳ, tôi thực sự thất vọng khi thấy nhà chức trách đã dùng vũ lực để đàn áp dân oan. Việt Nam cần phải tôn trọng hơn nữa các quyền của con người!"

Ðã không biết phục thiện, dù bị một vố nặng từ chính giới Mỹ và đồng bào Việt sau chuyến Mỹ du, Nguyễn Minh Triết còn chỉ thị cho Nguyễn Tâm Chiến, đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ viết thư trả lời bà dân biểu ngày 01-08-2007. Quen thói dối trá một cách bình thản, bất kể danh dự quốc gia và lòng tự trọng, hành xử như một cái "máy nói" mang dạng người, Nguyễn Tâm Chiến khẳng định hoàn toàn không có sự kiện công an đàn áp. Dân oan đã tự nguyện trở về nguyên quán sau khi các viên chức chính quyền địa phương lên ngay hiện trường, giải thích và vận động bà con chấm dứt biểu tình khiếu kiện. Tay đại sứ CS này còn cho rằng thông tin nói công an sử dụng bạo lực là thông tin dối trá, có ý đồ chống nhà nước VN. Thành thử bức thư bà Dân biểu lên án Hà Nội là thiếu cơ sở!?! Nguyễn Tâm Chiến còn trâng tráo ngụy biện rằng việc dân oan khiếu kiện mang tính "cục bộ", do những thay đổi, chậm chạp, va vấp trong tiến trình giải quyết các "mâu thuẫn" giữa lòng xã hội Việt Nam. Vì vậy, sự kiện dân oan bị mất nhà, mất đất, bồi thường không tương xứng, phải sống cảnh đầu đường xó chợ, liên tục biểu tình từ nhiều năm nay chỉ là những chỉ dấu của một xã hội đang trong đà phát triển, chứ không phải là những biểu hiện của sự vi phạm "nhân quyền"!?!

Ngoài vụ việc vi phạm nhân quyền trầm trọng thuộc lãnh vực dân sinh xã hội nói trên mà CSVN chối bay chối biến với giọng lưỡi lấp liếm, sống sượng, không biết ngượng, cho dù bị thế giới khinh bỉ chỉ mặt, mới đây còn có một vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng khác trên lãnh vực chính trị luật pháp. Ðó là việc Quốc hội bù nhìn, "công cụ quyền lực cao nhất" của đảng, trong phiên họp hôm 25-7-2007 mới rồi, đã thản nhiên làm một việc vô tiền khoáng hậu trong lịch sử chính trị và lịch sử (các) Quốc hội thế giới: chấp thuận cho trung tướng Trương Hòa Bình, Thứ trưởng bộ Công an, đang là thành viên Uỷ ban pháp luật của Quốc hội, lãnh nhận chức vụ Chánh thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao. Nghĩa là bây giờ, theo phân công của Ðảng CS, ông Trương Hòa Bình sẽ phải làm trò phân thân như Tôn Hành Giả, để có thể có mặt ở nhiều nơi cùng một lúc. Nghĩa là, sẽ có một ông Trương Hòa Bình ngồi ở Quốc hội (thực hiện chức năng Lập Pháp), một ông Trương Hòa Bình ngồi ở bộ Công An (thực hiện chức năng Hành Pháp), và một ông Trương Hòa Bình ngồi ở Tòa án Tối cao (thực hiện chức năng Tư Pháp).

Trước đây, khi thế giới đòi hỏi nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam phải áp dụng cơ chế Tam quyền Phân lập, tức Hành Pháp, Tư Pháp, Lập Pháp phải tách rời nhau và kiểm soát nhau theo kiểu dân chủ văn minh, đảng đã chơi trò trí trá lừa gạt nhân dân và quốc tế bằng khái niệm "Tam quyền Phân công" (mà lừa được ai chứ?). Nay thì với một tân Quốc hội hoàn toàn ngoan ngoãn thuần phục, chẳng còn biết ý thức và xấu hổ (vì việc chấp thuận ông Bình đã thông qua rất nhanh, không một chất vấn, chẳng một ngần ngại của gần 5 trăm đại biểu), đảng lại chơi trò "Tam quyền Hợp nhất", gom hết tất cả về tay nhân vật này để xem ai làm gì được ai. "Tên phản động" nào không chịu thì cứ theo dân oan mà khiếu nại mút mùa. Hóa ra một kẻ chuyên làm việc chuyên chính đàn áp, luôn cầm dùi cui và từng biên soạn những bộ luật có lợi cho đảng lẫn cho ngành, nay sẽ cầm cân nảy mực ở vị trí cao nhất của ngành tòa án. Thật là một sáng kiến chưa từng có của nền pháp chế "đỉnh cao trí tuệ" xã hội chủ nghĩa!

Nhưng ông Tân Chánh án Tối cao này có tài và đức gì cho cam! Nhiều đồng chí của ông như Bùi Xuân Sinh trong một thư tố cáo ngày 5-10-2006 gửi lên bộ Công an đã viết: "Về ông Trương Hoà Bình thì tôi khẳng định là người tài ít, cơ hội nhiều. Dựa vào hai ông trùm maphia chính trị Bùi Quốc Huy, Nguyễn Khánh Toàn mà đường quan lộ của ông Bình lên như diều gặp gió... Ðiều đáng ngạc nhiên là ông Trương Hoà Bình luôn khoe khoang là thạc sỹ luật, nhưng tất cả mọi người cùng công tác với ông Bình ở A25, Công an TP. Hồ Chí Minh, Viện kiểm sát TP. Hồ Chí Minh đều khẳng định ông Trương Hoà Bình chưa bao giờ học một trường Ðại học chuyên ngành luật nào cả...". Hay như lời tố cáo khác từ Thượng tá Nguyễn Văn Ðô, Tổng cục III Bộ Công an trong bài "Những ngày Quốc khánh năm 2006": "Cho đến giờ, có không ít cán bộ công an vẫn đang thắc mắc chẳng hiểu vì sao đường thăng tiến của ông Trương Hoà Bình lại có thể nhanh như vậy.... Ông Trương Hoà Bình bắt đầu thoái hoá, biến chất khi trở thành "trợ lý" đắc lực cho ông Bùi Quốc Huy (nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, đã bị xử lý trong vụ án Năm Cam), khi đó ông Bình là Cục phó A25. Chính ông Bùi Quốc Huy đã "đạo diễn" đưa ông Trương Hoà Bình về làm Phó giám đốc Công an TP. Hồ Chí Minh nhằm thao túng toàn bộ hoạt động của Công an TP. Hồ Chí Minh. Không biết có phải gần mực thì đen không, nhưng đã có rất nhiều vụ án đã bị làm "chìm xuồng", bỏ lọt tội phạm..."

Ðề cử một nhân vật i-tờ về luật pháp, lại bị nghi ngờ về tư cách đạo đức, vào chức vụ cầm cân nảy mực cho toàn thể bộ máy cai trị, vào một lãnh vực hết sức quan trọng và phức tạp mà trong quá khứ đã xảy ra biết bao oan sai, bất công, tiêu cực, rõ ràng là đảng CS vừa coi thường đội ngũ thẩm phán các cấp, vừa coi thường gần 5 năm đại biểu Quốc hội, vừa coi nhẹ nền công lý quốc gia với bao thân phận con người vô phúc "đáo tụng đình" trong thời gian tới. Ðây là một sự vi phạm nhân quyền rất trầm trọng trên lãnh vực chính trị luật pháp với nhiều di họa trên lãnh vực dân sinh xã hội. Ðang khi ấy thì những "đại biểu nhân dân" vẫn ngồi trơ mắt ếch, hàng chục ngàn thẩm phán các cấp vẫn đứng im thin thít! Chuyện cử quan toà tối cao như thế khiến mọi người đều hiểu từ đây tai họa bất công và oan trái sẽ tiếp tục giáng xuống bất kỳ ai, như đã giáng xuống trên hàng vạn con người, nhất là hàng loạt các nhà đấu tranh dân chủ trong mọi lãnh vực suốt thời gian qua.

Và đó chính là ý nghĩa của Dự luật Nhân quyền mà hôm 19-07-2007, dân biểu Christopher Smith, với sự đồng bảo trợ của các dân biểu Ros-Lehtinen, Wolf, Royce, Zoe Lofgren, Al Green, Sali, Rohrabacher, Loretta Sanchez và Tom Davis, đã đưa vào Hạ Viện Dự luật Nhân Quyền cho Việt Nam năm 2007, dưới mã số HR 3096 và nó đã được Uỷ ban Ngoại giao đồng thanh thông qua ngày 31-07-2007. Ðây là Dự luật đưa ra biện pháp chế tài đối với Hà Nội nếu như họ không thực tâm cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.

Dự luật này, ở "Phần 2. Những phát hiện" (Section 2. Findings) đã viết: "(4) Việt Nam vẫn là một quốc gia độc đảng, được cai trị và kiểm soát bởi đảng CSVN, vốn tiếp tục phủ nhận quyền của các công dân là thay đổi chính phủ của họ"; "(5) Mặc dù trong mấy năm gần đây, Quốc hội VN đã đóng một vai trò tích cực dần là làm một diễn đàn nêu bật các mối quan tâm địa phương, nạn tham nhũng và sự kém năng lực, Quốc nội này vẫn lệ thuộc sự điều khiển của đảng CSVN và đảng CSVN vẫn tiếp tục kiểm soát việc tuyển chọn các ứng viên trong các cuộc bầu cử cấp quốc gia và cấp địa phương"; "(13) Quốc hội (HK) đã thông qua nhiều nghị quyết kết án các lạm dụng nhân quyền tại Việt Nam, để cho thấy rằng dù đã có sự mở rộng các quan hệ với Chính quyền VN, điều ấy vẫn không được lý giải như là một sự tán thành những vi phạm nghiêm trọng và liên tục đối với các nhân quyền cơ bản tại Việt Nam"

Trong cuộc thảo luận ở Ủy Ban Ngoại Giao, Dân Biểu Christ Smith đã cho biết: sau khi Chính Quyền Việt Nam tuyên bố đang tiến triển theo chiều hướng mới thì họ lập tức truy lùng và bắt bớ một số người thuộc thành phần ưu tú nhất, có khả năng và can đảm nhất, cả nam lẫn nữ (Dự luật minh danh một loạt ở số 7 và 8 phần II), những người đã lên tiếng về vấn đề nhân quyền, để bỏ tù họ. Hành động đàn áp thô bạo này không thể chấp nhận. Những con người ấy phần lớn có liên hệ với một văn bản lịch sử mà ông Smith đã trình bày với các đồng viện như sau: "Hồi năm ngoái, một Tuyên ngôn nhân quyền đã được nhiều nhà dân chủ hàng đầu tại Việt Nam ký tên. Tuyên ngôn đó chứa đựng nhiều hy vọng về nhân ái lẫn quyền làm người và những nguyện vọng cho đất nước Việt Nam. Tất cả đã đồng ý với những phương pháp ôn hoà được trình bày rõ ràng là sự đổi mới phải được đạt đến qua các tiến trình dân chủ. Danh sách (ký tên) đó đã trở thành một "bảng phong thần" được Nhà nước Việt Nam dùng để lôi ra và bỏ tù từng người một".

Thành thử Dự luật HR 3096 này nhằm cảnh cáo nhà cầm quyền CS Việt Nam rằng con đường vi phạm nhân quyền sẽ đưa tới một số biện pháp bị trừng phạt. Dự luật sẽ cấm tăng viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam trong lúc này, trừ khi có những tiến triển cụ thể từ phía CSVN như trả tự do cho những tù nhân chính trị hay tôn giáo, tôn trọng quyền tự do tôn giáo, trả lại tài sản cho người dân, cho người dân được tự do đến với những chương trình tỵ nạn, tôn trọng nhân quyền của những người thiểu số và có những biện pháp thích ứng để chấm dứt tệ nạn buôn người...

Ðây là một lời cảnh báo nghiêm trọng mà Hà Nội sớm muộn gì cũng phải xét đến một cách nghiêm túc, nhất là khi thấy hầu bao của mình bị phương hại và thấy rằng việc mù quáng ra sức xây dựng một nền dân chủ độc đảng chưa từng thấy trên hoàn vũ và việc cố chấp nghĩ rằng chế độ độc đảng của mình vẫn có khả năng hoà nhập được với thế giới dân chủ văn minh chỉ là một ảo vọng vĩ đại, một huyễn tưởng ngông cuồng!!!

BAN BIÊN T


P

=END=

 

2- Thời Sự Hoa Kỳ

 

- Khi Hoa Kỳ gia tăng vũ khí tại Trung Ðông: Liệu sẽ lại xảy ra cảnh "gậy ông đập lưng ông"?

 

Mai Loan

 (VNN)

 

Giữa lúc Hoa Kỳ cương quyết tìm đủ mọi cách để ngăn chặn tham vọng hạch tâm của Ba Tư (Iran) trong khi quốc gia Cộng Hoà Hồi Giáo này cũng đang cố gắng dùng đủ phương tiện để chặn đứng ảnh hưởng của đệ nhất siêu cường tại vùng Trung Ðông, nhiều chuyên gia phân tích thời sự đã ví von cuộc xung đột âm ỉ và căng thẳng này như là một cuộc chiến tranh lạnh mới của đầu thiên niên kỷ.

Cũng giống như cuộc chiến tranh lạnh sau cùng giữa hai đối thủ của phe tự do (Hoa Kỳ) và cộng sản (Liên Sô), lần này cả hai nước kẻ thù đều không muốn trực diện đối đầu, mà tìm cách leo thang cuộc xung đột qua những hình thức tuyên truyền, áp lực hoặc uỷ nhiệm lên những quốc gia hay tổ chức lệ thuộc. Nhưng khác với cuộc chiến tranh lạnh lần trước, kỳ này xem chừng như Hoa Kỳ không còn ở thế ngang hàng, nếu không muốn nói là đang gặp nhiều thất thế, và cô đơn trên nhiều mặt. Trước hết, gánh nặng mà Hoa Kỳ phải đeo vào cổ tại Iraq từ hơn bốn năm qua vẫn còn kéo dài và chưa có dấu hiệu nào nhẹ nhàng và dễ thở hơn. Trong khi đó, cái gọi là kế hoạch mới của TT Bush để bình định vùng đất này qua làn sóng tự do và dân chủ bằng cách thúc giục các quốc gia Ả Rập trong vùng nên cải tổ và dân chủ hoá lại càng khiến cho các nước đồng minh này bực mình khó chịu hơn. Ấy là chưa kể thái độ của chính quyền Bush cứ cương quyết ủng hộ Do Thái một cách thái quá trong cuộc xung đột với dân Palestine đã khiến cho sự căm giận của khối dân Ả Rập và Hồi Giáo đối với Hoa Kỳ càng ngày càng dâng cao khiến cho không một chính phủ nào trong vùng dám tỏ ra những cử chỉ hay thái độ thân thiện với Hoa Thịnh Ðốn.

Trong lúc đó, kẻ thù đáng ngại là Ba Tư thì cứ tiếp tục đẩy mạnh chương trình phát triển hạch tâm để mong sớm đạt được tham vọng sở hữu vũ khí nguyên tử (trong khi vẫn ra rả tuyên truyền rằng chỉ nghiên cứu hạch tâm cho mục đích dân sự), và mặc nhiên xem thường tất cả những nghị quyết trừng phạt của Hội Ðồng Bảo An ở Liên Hiệp Quốc. Cùng lúc đó thì những tổ chức đàn em được sự trợ giúp đắc lực của Ba Tư lại liên tiếp đạt được nhiều thành quả và càng củng cố thực lực hơn, như các tổ chức Hezbollah tại Lebanon, Hamas tại Palestine hoặc các nhóm dân quân Shiite tại Iraq. Những hoạt động của các tổ chức này trong thời gian qua, cho dù vẫn bị Hoa Kỳ và Tây Âu gán cho những nhãn hiệu là các thành phần khủng bố, đã là những cái gai nhọn gây nhức nhối mà Hoa Kỳ vẫn chưa thể nào tìm cách nhổ gốc được, và đáng ngại hơn nữa, vẫn tiếp tục tạo được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều tầng lớp quần chúng địa phương.

Quả là một sự thay đổi lớn của tình trạng thất thế hiện nay so với tình hình đầy hào quang và tự kiêu tự đại của thời gian mấy năm trước khi TT Bush hùng dũng chỉ đích danh ba nước Iraq, Iran và Bắc Hàn là ba quốc gia của trục ác quỉ mà Hoa Kỳ sẽ tìm cách trừng trị hay khống chế. Có lẽ vì ý thức được điều này nên giờ đây chính quyền Bush mới bắt đầu xét lại các chính sách hợp tác thân thiện hơn với các quốc gia đồng minh thay vì giữ thái độ hống hách và ngạo mạn. Ðầu tiên là lời kêu gọi của TT Bush về một cuộc họp thượng đỉnh của các quốc gia trong vùng Trung Ðông để giải quyết vụ xung đột giữa Palestine và Do Thái, vốn là nguyên nhân chính của tình trạng căng thẳng từ nhiều thập niên qua. Các lãnh tụ của các nước Ả Rập trong vùng đã từng đòi hỏi Hoa Kỳ phải áp lực Do Thái để tham dự một cuộc họp như vậy, thứ nhất là để thoả mãn ước vọng của khối dân Ả Rập và Hồi Giáo trong các quốc gia liên hệ trước thảm nạn của dân Palestine, và kế đến cũng để giảm bớt ảnh hưởng của Ba Tư, tuy không là một nước Ả Rập, nhưng lại biết khéo lợi dụng tình trạng bị đàn áp của dân Palestine (và tìm nhiều cách để giúp cho phe này từ trước tới nay) để đánh bóng cho hình ảnh của mình là quốc gia cương quyết bảo vệ cho giá trị và quyền lợi của khối người Hồi Giáo. Liệu cuộc họp thượng đỉnh này, dự kiến sẽ tổ chức vào cuối năm nay, có đạt được những thành quả khai thông nào cho giải pháp hoà bình lâu dài tại Trung Ðông hay không, dĩ nhiên vẫn còn là điều quá sớm để mọi người có thể tiên liệu được. Nhưng ít ra thì lời kêu gọi này cũng cho thấy là chính phủ Bush bắt đầu dịu giọng và thay đổi cách nhìn so với lúc trước.

Mới đây, trong một chuyến công du đến viếng thăm các quốc gia trong vùng của hai viên chức cao cấp của Hoa Kỳ là ông tổng trưởng quốc phòng Robert Gates và bà ngoại trưởng Condoleezza Rice, phía Mỹ còn đưa ra một kế hoạch cụ thể hơn để chứng tỏ sự dấn thân ủng hộ các quốc gia đồng minh. Ðó là kế hoạch bán hay trợ giúp vũ khí cho các quốc gia này, với trị giá lên tới 63 tỷ Mỹ-kim và được kéo dài trong vòng 10 năm nhằm mục đích, theo lời của ngoại trưởng Rice, là để "củng cố các lực lượng ôn hoà, cũng như nâng đỡ cho một chiến lược nhằm chống lại các ảnh hưởng xấu của Al-Qaida, Hezbollah, Syria và Iran."

Kế hoạch này được chia làm ba phần, gồm có việc tăng ngân sách viện trợ quân sự cho Do Thái, từ số tiền 2,4 tỷ Mỹ-kim mỗi năm lên thành 3 tỷ; đồng thời cũng tiếp tục viện trợ quân sự cho Ai Cập với ngân sách 1,3 tỷ mỗi năm; và sau cùng là việc bán cho 6 quốc gia của Hội đồng Liên hiệp vùng Vịnh (gồm có vương quốc Saudi Arabia, Tiểu vương quốc Ả Rập UAE, Kuwait, Qatar, Bahrain và Oman) một số lượng vũ khí lên đến 20 tỷ Mỹ-kim. Trong khi bà ngoại trưởng Rice dùng lời lẽ ngoại giao để nói về mục đích của kế hoạch là nhằm "bảo đảm hoà bình và ổn định" thì vị phụ tá của bà, ông Nicolas Burns, đã không ngần ngại bình luận thẳng thừng hơn về ý muốn của Hoa Kỳ. Ông Burns nói rằng "đây là thời điểm để xác nhận lại vị thế quan trọng của Hoa Kỳ trong vùng cũng như mối tương quan giữa Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh."

Thoạt mới nhìn, hầu hết các chuyên gia am tường thời sự trong vùng đều cho rằng kế hoạch viện trợ hay bán vũ khí quân sự này muốn nhấn mạnh cho mọi người biết rằng Hoa Kỳ vẫn muốn duy trì vai trò quốc gia siêu cường bảo vệ sự ổn định cho vùng Trung Ðông, ngay cả trong trường hợp quân đội Mỹ có phải rút lui khỏi chiến trường Iraq sau khi bị sa lầy trong mấy năm qua. Thế nhưng, nếu xét kỹ hơn về những chi tiết trong kế hoạch, con số có vẻ to lớn 63 tỷ Mỹ-kim thật ra cũng không phải là một sự thay đổi quan trọng trong chiến lược của Hoa Kỳ. Có chăng, chỉ là việc gia tăng khá nhiều về viện trợ quân sự cho Do Thái, và điều này chắc chắn sẽ lại làm cho các nước Ả Rập, đồng minh cũng như kẻ thù, không mấy gì làm ưa thích với Hoa Kỳ. Thật vậy, đây là vùng đất khói lửa triền miên trong nhiều thập niên qua, nhưng lại là khách hàng béo bở nhất cho các hãng xưởng trong kỹ nghệ quân sự tại Hoa Kỳ. Chẳng thế mà dù cho hàng triệu người Ả Rập tiếp tục sống trong cảnh bất an lâu dài trong thời gian qua, và dù cho tiền thuế của người dân Mỹ tiếp tục được đổ vào các ngân khoản khổng lồ của Bộ Quốc Phòng khiến cho nhiều thế hệ con em chúng ta sẽ phải è cổ hoặc nai lưng để đóng góp, nhưng riêng chỉ có các ông tổng giám đốc cũng như các cổ đông của các đại tổ hợp sản xuất vũ khí và súng ống là cứ tiếp tục ngồi đếm tiền và hưởng lợi.

Trong suốt thập niên 90, tức là 1991 đến 1999, ngân khoản viện trợ quân sự cho Do Thái là 1,8 tỷ Mỹ-kim mỗi năm. Qua đến năm 2000, con số này còn được tăng lên đến mức 2,4 tỷ. Và giờ đây, với kế hoạch mới, nó còn được tăng lên 25%, tức là ở mức 3 tỷ Mỹ-kim mỗi năm. Trong khi đó, thì mức viện trợ quân sự cho Ai Cập sẽ vẫn giữ nguyên là 1,3 tỷ Mỹ-kim. Như thế tức là trong vòng 10 năm sắp tới, tiền thuế của người dân Mỹ sẽ chi ra 43 tỷ Mỹ-kim để cho các người anh em hay thù địch sử dụng để tiếp tục gây máu lửa, trong khi các quốc gia Ả Rập nhà giầu khác thì sẽ bỏ tiền khoảng 20 tỷ Mỹ-kim để mua vũ khí từ Hoa Kỳ.

Theo sự nhận định của tờ Economist, một tuần san uy tín ở Anh Quốc, thì nếu như kế hoạch của Hoa Kỳ muốn bán số lượng vũ khí trị giá đến 20 tỷ Mỹ-kim cho khối Các Quốc gia Liên hiệp vùng Vịnh (Gulf Cooperation Council states), mà đa số đều theo hệ phái Sunni, và dùng đó là một lời cảnh cáo hay đe doạ gián tiếp cho chính quyền ở Ba Tư (theo hệ phái đối nghịch Shiite), thì việc này cũng chưa chắc tạo được một áp lực hay một sự thay đổi nào đáng kể. Trong thực tế, chỉ riêng một mình vương quốc Saudi Arabia cũng đã mua từ Hoa Kỳ số lượng vũ khí trị giá lên đến 40 tỷ Mỹ-kim trong thập niên 1990. Và năm nước nhỏ còn lại trong liên minh này, chỉ riêng trong năm ngoái, cũng đã ký nhiều giao kèo về quân sự với tổng trị giá khoảng 20 tỷ Mỹ-kim với nhiều quốc gia sản xuất khác, trong đó phần các nhà thầu của Mỹ chiếm 50%.

Dĩ nhiên, không phải chỉ có những người chống đối chiến tranh là lên tiếng chỉ trích về chính sách leo thang vũ khí tại vùng Trung Ðông. Ðầu tiên là các vị dân cử trong Quốc Hội Hoa Kỳ, nhiều phần là sẽ lên tiếng chống đối hay đòi hỏi những ràng buộc từ phía hành pháp Mỹ trước khi thông qua việc bán số vũ khí to lớn cho Saudi Arabia, một quốc gia được coi như là cái nôi của những tay chủ mưu cũng như đa số các tên khủng bố trong vụ tấn công 9/11, cũng như là quốc gia dung dưỡng cho tinh thần Hồi-giáo bảo thủ và cực đoan Wahhabism. Ngoài ra, những người ủng hộ cho tinh thần tự do và dân chủ chắc chắn sẽ rất lấy làm khó chịu khi thấy chính quyền Bush cứ tiếp tục viện trợ cho Ai Cập, nơi mà chính quyền của TT Hosni Mubarak tiếp tục đàn áp các nhóm đối lập cũng như bỏ tù các nhân vật đối kháng mặc cho những lời khuyến cáo của ngoại trưởng Rice.

Trong một bài bình luận trên tờ Washington Post đề ngày 2/8/07, nhà báo Derrick Jackson ví von hành động mua chuộc các quốc gia Ả Rập bằng vũ khí này là một sự vùng vẫy trong bãi cát lún (wriggling in quicksand). Ông Jackson cho rằng sau khi đã tốn bao xương máu và tiền bạc để tàn phá Iraq với lý do bảo vệ cho Hoa Kỳ khỏi những tai hoạ (chẳng hề có và chỉ được dựng đứng bởi những đầu óc hiếu chiến của phe tân-bảo-thủ), thì giờ đây chính phủ Bush lại muốn bảo vệ Hoa Kỳ trước mối nguy hạch tâm của Ba Tư bằng cách đổ thêm vào chiến trường hàng loạt các loại vũ khí độc hại khác. Câu hỏi quan trọng nhất có lẽ là: Liệu chúng ta (tức người dân Mỹ) có cảm thấy yên ổn và an toàn hơn hay không trước chính sách leo thang vũ khí này?

Ông Frida Berrigan, một chuyên gia phân tích làm việc cho viện nghiên cứu New America Foundation cho rằng đây là một chuyện "tiếp tục đổ tiền vào những dự án thất bại". Theo ông thì việc leo thang vũ khí cho các quốc gia Ả Rập (theo phe Sunni) trong vùng vì mối lo đe doạ từ phía Ba Tư (theo phe Shiite) là không đứng vững. Bởi vì ít ra cũng phải mất từ 5 đến 10 năm nữa thì Ba Tư mới có thể chế tạo được bom nguyên tử. Từ đây đến đó, Hoa Kỳ có dư thì giờ để cứu xét đến những giải pháp ngoại giao êm thắm hơn. Hơn nữa, hậu quả trước tiên của chính sách leo thang vũ khí này lại càng khiến cho phe giáo điều ở Ba Tư cương quyết hơn nữa trong tham vọng phát triển hạch tâm.

Thái độ leo thang vũ khí này không chỉ giới hạn ở riêng phe Cộng Hoà hay Dân Chủ, mà dường như nó đều được sự đồng thuận của cả hai bên, dưới cái chiêu bài là "bảo vệ an ninh quốc phòng và phát triển công ăn việc làm cho các hãng xưởng của Mỹ." Cả hai vị tổng thống Bush Bố (Cộng Hoà) và Bill Clinton (Dân Chủ) trong 12 năm cầm quyền, đã đẩy mạnh các chính sách xuất cảng vũ khí ra ngoài lên đến mức cao hơn gấp đôi số lượng hàng năm trước đó trong khi thế giới đang bước vào thời kỳ chấm dứt chiến tranh lạnh. Ông Lawrence Korb, cựu thứ trưởng quốc phòng dưới thời TT Reagan, nhận xét một cách thẳng thừng về những chính sách buôn bán vũ khí hay viện trợ quân sự của các chính quyền Mỹ như sau. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Boston Globe vào năm 1996, ông Korb đã nói: "Không còn có sự cầm giữ nào để kiểm soát hệ thống này... Không có một chính sách nhất quán và chặt chẽ nào trong việc chuyển giao vũ khí sang các quốc gia khác. Tất cả đã chỉ vì đồng tiền mà thôi. Nó trở thành một cuộc leo thang phi lý khi mà chúng ta xuất cảng vũ khí sang nước ngoài, để rồi sau đó lại phải tiếp tục sản xuất các loại vũ khí tối tân hơn để khống chế lại các loại vũ khí đang hiện hữu tại nhiều nơi (mà phần lớn do Hoa Kỳ tạo ra)... Giờ đây nó trở thành một chiều hướng đáng ngại và làm lung lay đến cái tư cách thẩm quyền (moral authority) của Hoa Kỳ trong cái thế trật tự mới của thế giới."

Rõ ràng là sự leo thang phi lý về vũ khí này chẳng giúp gì cho sự ổn định hay hoà bình tại Trung Ðông, cũng như chẳng đem lại làn sóng tự do và dân chủ đến những người dân của các nước trong vùng. Và quan trọng hơn nữa, nó cũng chẳng có gì bảo đảm để ngăn chặn được làn sóng hay tinh thần khủng bố có thể tiến vào nội địa nước Mỹ. Lấy thí dụ như Saudi Arabia, một trong những quốc gia mua nhiều vũ khí nhất từ Hoa Kỳ dưới trào TT Clinton. Nhưng Osama bin Laden và 15 trong số 19 tay cảm tử đâm các máy bay trong vụ 9/11 đều là người của vương quốc này. Bản tường trình sau này của một uỷ ban đặc nhiệm của Quốc Hội Mỹ để điều tra vụ 9/11 cũng đã xác nhận rằng Saudi Arabia là một "đồng minh đầy rắc rối" (a problematic ally). Trong tuần trước, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, ông Zalmay Khalizad, cũng đã không ngần ngại chỉ trích đồng minh lợi hại cung cấp dầu hoả to lớn cho Hoa Kỳ khi nói rằng ông không biết là Saudi Arabia hiện nay đang là "một đồng minh vĩ đại" hay "đang phá ngầm" Hoa Kỳ trong vụ khó khăn hiện nay tại Iraq.

Và cũng rõ ràng là chính sách này thiếu tính nhất quán, nhất là trong cái gọi là lý tưởng đề cao tự do, dân chủ và nhân quyền mà bộ máy tuyên truyền của Toà Bạch Ốc vẫn thường đánh bóng cho TT Bush sau bài diễn văn nhậm chức của ông. Có đến 80% các nước nhận viện trợ quân sự Mỹ vào năm 2003 đều bị Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chỉ trích là thiếu dân chủ hoặc có hồ sơ nhân quyền tồi tệ. Dĩ nhiên trong số các quốc gia đó, có tên của tất cả các quốc gia Ả Rập đang và sẽ nhận được vũ khí trong chính sách leo thang mới này. Một ngoại lệ duy nhất có lẽ là Do Thái, tuy được tiếng là một quốc gia theo thể chế dân chủ, nhưng không hẳn là không có nhiều điều đáng chê trách hay lên án. Trong một bảng phân loại của Bộ Ngoại Giao Mỹ hồi năm ngoái, có liệt kê ra một nguồn tin xác định rằng trong số hơn 660 người Palestine bị quân đội Do Thái giết chết, có 322 người, tức là gần phân nửa, bị thiệt mạng mà không có liên can gì đến chuyện xung đột, và trong số những người dân vô tội chết oan đó, có đến 141 trẻ em.)

Trong một bài xã luận đăng trên tờ Sacramento Bee vào ngày 02/08/07 (mà nội dung gần như tiêu biểu cho hầu hết các bài xã luận của các tờ nhật báo lớn tại Hoa Kỳ), ban chủ biên của tờ này đã cho rằng chính sách leo thang vũ khí này lại là một trong những sai lầm ngoại giao tiếp nối của chính quyền Bush. Tờ báo cho rằng thật khó mà hình dung được việc leo thang vũ khí vào lò lửa Trung Ðông này có thể đạt được những mục tiêu mong muốn là "hỗ trợ cho các lực lượng ôn hoà và giữ vững hoà bình và ổn định trong vùng". Có chăng là những hậu quả dễ thấy và có nhiều xác suất xảy ra nhất là một cuộc chạy đua vũ khí mới sẽ nổ ra trong vùng, một sự leo thang trong mối xung đột giữa hai phe Sunni và Shiite, và đáng ngại hơn hết, là nguy cơ của việc những loại vũ khí độc hại và tối tân này có thể lọt vào tay những thành phần xấu thù nghịch với Hoa Kỳ khi mà tình hình tại nhiều quốc gia này không lấy gì làm ổn định bền lâu.

Hơn thế nữa, một khi Hoa Kỳ quyết định bán vũ khí cho các nước này, những quốc gia sản xuất vũ khí khác chắc chắn sẽ không bỏ qua cơ hội béo bở này để nhập cuộc và làm giầu, như các nước Nga, Tầu, Anh và Pháp. Ðiển hình như trường hợp của Pháp mới đây, sau khi đã thành công trong việc yêu cầu Libya thả các bác sĩ và y tá người Bảo Gia Lợi sau khi bị giam cầm lâu năm nhờ công của vợ chồng tân TT Nicolas Sarkozy, đã thành công trong việc thoả hiệp bán một số vũ khí (trị giá gần 500 triệu Mỹ-kim) cho nước Phi châu này, vốn đã từng nằm trong danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố trước đây.

Mới đây, hãng thông tấn Reuters đã trích lời của ông Paul Salem, giám đốc của Trung Tâm Nghiên cứu về Trung Ðông của viện Carnegie Endowment for International Peace, khi phê bình rằng chính sách leo thang bán vũ khí hay viện trợ quân sự của Hoa Kỳ cho các nước tại Trung Ðông đã đồng nghĩa với việc kết liễu cái gọi là cố gắng đẩy mạnh làn sóng dân chủ trong vùng mà TT Bush vẫn thường rêu rao trước đây. Ðây có lẽ là bài học thực tiễn nhất cho những ai muốn suy gẫm về những lời lẽ mị dân của các chính trị gia mỗi khi nghe họ nói đến những mỹ từ như lý tưởng tự do, dân chủ hoặc hoà bình trên thế giới v.v...

 

Bài Học "Gậy Ông Ðập Lưng Ông"

Ðây không phải là lần đầu tiên Hoa Thịnh Ðốn gây bực mình không ít cho các đồng minh ở Âu Châu trong quyết định đơn phương này. Ông Karsten Voight, viên chức cao cấp của Ðức quốc trong Văn phòng phối hợp liên lạc giữa Hoa Kỳ và Ðức, tỏ ra ngạc nhiên không ít. Theo ông, việc chính sách leo thang vũ khí này có khuyến khích những thay đổi dân chủ trong vùng hay không quả là một câu hỏi rất lớn. Bởi vì theo ông Voight, Saudi Arabia có thể là một quốc gia đồng minh với Hoa Kỳ trên danh nghĩa, nhưng trong thực tế thì chẳng có gì là dân chủ cả, và tệ hơn nữa, còn là một cái nôi nuôi dưỡng tinh thần Hồi giáo cực đoan. Ông Voight cho rằng kế hoạch này rõ ràng không có gì là khôn ngoan sâu sắc cả bởi vì "vùng đất này không có thiếu vũ khí, có chăng chỉ là thiếu sự ổn định mà thôi".

Trong một bài nhận định trên tuần san Der Spiegel, nhà báo Siegesmund von Ilsemann cho rằng kế hoạch đổ thêm vũ khí thật ra cũng là một thói quen của các chính quyền Hoa Kỳ. Quan niệm truyền thống của Mỹ từ thời Chiến Tranh Lạnh vẫn là "kẻ thù của kẻ thù ta chính là bạn ta". Từ đó chính sách ngoại giao của Mỹ vẫn thường chấp nhận việc võ trang cho nhiều chính quyền bất hảo hay có thành tích đáng nghi ngờ miễn là sẵn sàng đứng chung trong liên minh chống Cộng với Hoa Kỳ. Ðể rồi sau đó không lâu, dẫn đến những hậu quả tệ hại cho binh lính Mỹ phải đương đầu với những loại vũ khí mà chính phủ của họ đã viện trợ cho các quốc gia đồng minh cũ. Trường hợp của mối bang giao đầy rắc rối giữa Hoa Kỳ và Ba Tư là một thí dụ điển hình nhất.

Vào năm 1953, cơ quan CIA của Mỹ đã lật đổ chính quyền Mossadegh ở Ba Tư (trong kế hoạch hành quân mang tên là Ajax) để đưa ông hoàng Pahlavi lên nắm quyền. Ðể có thể dễ dàng khai thác các mỏ dầu hoả rộng lớn của quốc gia này, Hoa Kỳ đã viện trợ quân sự dồi dào với đầy đủ các loại chiến cụ tối tân nhất. Ba Tư trở thành một cường quốc quân sự và là nước đồng minh quan trọng nhất của Hoa Kỳ tại Trung Ðông, chỉ sau có Do Thái. Hàng ngàn sĩ quan trong quân đội Ba Tư được gửi sang Hoa Kỳ để thụ huấn các khoá điều khiển tất cả các loại chiến đấu cơ tối tân. Ðể rồi sau này, khi hai bên đã trở thành thù nghịch, chính những sĩ quan Ba Tư này đã phá vỡ những âm mưu của Không quân Mỹ khi muốn phát giác các hệ thống radar phòng không của Ba Tư để có thể tiêu diệt trước như tại Iraq.

Ðến khi cuộc Cách mạng Hồi-giáo do ông đạo Khomeini cầm đầu nổ ra vào năm 1979 với vụ bắt cóc con tin tại toà đại sứ Mỹ, Hoa Kỳ bèn quay sang tìm một quốc gia khác để chế ngự Ba Tư, đó chính là lân bang Iraq dưới chế độ Saddam Hussein, một trong những lãnh tụ độc tài nhưng lại là kẻ thù của quốc gia Hồi-giáo cực đoan. Trong suốt 8 năm trời, từ 1980 đến 1988, Iraq của Saddam đã mạnh dạn chiến đấu với Ba Tư nhờ vào kho vũ khí viện trợ dồi dào của Hoa Kỳ, kể cả các loại vũ khí hoá học mà sau này chính quyền Bush đã hô hoán và chỉ trích. Ðặc sứ của Hoa Kỳ đại diện cho TT Reagan thời đó không ai khác hơn là ông Donald Rumsfeld, tổng trưởng quốc phòng lãnh đạo chiến dịch tấn công Iraq năm 2003 của TT Bush, đã đến bắt tay với nhà độc tài Saddam vào năm 1983 và hứa hẹn sẽ hỗ trợ đắc lực, ngoài các loại vũ khí, còn có việc cung cấp tin tức tình báo và không ảnh về các nơi yếu điểm của Ba Tư để cho quân đội Iraq có thể tấn công. Và rồi sau cùng, như đã xảy ra từ năm 2003 đến nay, quân nhân Mỹ phải tiếp tục đối diện với mối nguy kinh hãi của các loại bom nội hoá IED gây tử thương cho gần 3700 binh lính do bởi kho vũ khí tích tụ lâu năm dưới thời Saddam.

Cũng trong thời gian đó, CIA cũng đã tiếp tay cho các tay cảm tử quân mujaheddin ở chiến trường A Phú Hãn để chống lại với quân đội xâm lăng của Liên Sô. Một trong những tay chiến sĩ Hồi-giáo hăng say tham dự vào cuộc "thánh chiến" chống xâm lăng này, và là đồng minh đắc lực nhất của Hoa Kỳ trong nỗ lực chống Cộng sản Liên Sô không ai khác hơn là Osama bin Laden, một trong những ông hoàng trẻ tuổi đầy nhiệt huyết. Chỉ đến sau khi cuộc chiến vùng Vịnh chấm dứt vào năm 1991, khi tức giận trước sự hiện hữu lâu dài của lính Mỹ trong các căn cứ quân sự tại Saudi Arabia thì Osama bin Laden mới trở thành kẻ thù của Hoa Kỳ. Và giờ đây các toán quân nhân Mỹ tại chiến trường A Phú Hãn vẫn còn e ngại trước khả năng của phe Taliban có thể sử dụng các loại hoả tiễn phòng không Stinger mà Hoa Kỳ đã viện trợ cho các nhóm kháng chiến quân Hồi-giáo trước đó.

Ðể biện minh cho kế hoạch leo thang vũ khí tại Trung Ðông lần này, nữ ngoại trưởng Condoleezza Rice nói rằng: "Hoa Kỳ cương quyết giữ vững những cán cân thăng bằng trong vùng trên cả hai mặt chiến lược và quân sự." Thế nhưng những người am hiểu tường tận thời sự đều biết rằng các chiến lược đối ngoại của Hoa Kỳ đều có thay đổi dễ dàng do bởi sự thay đổi của các chính phủ tại Hoa Thịnh Ðốn do quyết định của cử tri tại nội địa. Mà người dân Hoa Kỳ thì lại nổi tiếng về bản tính thiếu kiên nhẫn vì quen được hưởng nhiều quyền tự do và sung túc. Do đó việc các chính phủ thay đổi, từ Dân Chủ sang Cộng Hoà hay ngược lại, là điều không lấy gì làm ngạc nhiên, dẫn đến những thay đổi quan trọng trong mục tiêu của quốc gia này. Việc Hoa Kỳ thay đổi chiến lược hay rút lại các lời hứa trước đó không lâu cũng là chuyện làm dễ dàng. Nhưng khốn thay, với các kho vũ khí khổng lồ mà Hoa Kỳ trước đó đã vũ trang cho các đồng minh cũ giờ đây có thể trở thành kẻ thù, việc rút lại nó không phải là điều có thể thực hiện dễ dàng được.

 

Mai Loan

Houston, Texas

Mailoan74@yahoo.com

=END=

 

3- Ðọc Báo Ngoại Quốc

 

- Về làm ăn tại Việt Nam phải trả một cái giá rất đắt

How Vietnam Venture Proved a Costly Move

By James Hookway. The Wall Street Journal - 14/8/07

Khánh Ðăng lược dịch

 

 

Khi doanh nhân người Mỹ tên Hoan Nguyễn đến Việt Nam cách đây 1 thập niên với những dự án xây dựng một ngôi trường quốc tế, thì ông ta nói rằng ông ta rất phấn khởi với niềm hy vọng cho nơi chôn nhau cắt rốn của ông.

Nhưng hồi năm ngóai ông đã phải nằm trên một cái chõng ẩm ướt trong nhà tù B14 tại Hà Nội sau một vụ tranh chấp trong việc làm ăn với các đối tác của nhà nước Việt Nam, và vụ đó trở thành một cuộc điều tra của công an với ông Nguyễn là nghi can chính.

Những nỗi tức tưởi của ông Nguyễn là một điển hình của những mối hiểm nguy lớn dành cho các nhà đầu tư ngoại quốc đang đổ dồn vào Việt Nam, nơi mà nền kinh tế tăng trưởng ở mức hơn 8 phần trăm một năm và được đánh giá rộng rãi là một thị trường mới xuất hiện, nóng bỏng nhất trong thế giới thứ ba, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Ðộ. Niềm đau của ông Nguyễn cũng cho thấy các cơ quan hoặc cán bộ viên chức của nhà nước Việt Nam đôi khi họ có thể dùng những mánh lới cứng rắn để đạt được điều họ muốn khi chuyện làm ăn bị đổ bể.

Nằm tù 14 tháng trong khi chờ công an điều tra sự việc, ông Nguyễn phải nghe đài của nhà nước Việt Nam oang oang mỗi buổi sáng trong sân nhà tù với các xướng ngôn viên thúc giục người Việt hải ngoại trở về để bồi đắp vào nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng của đất nước.

Ông Nguyễn nói rằng "Thật là ngẫu nhiên. Tôi làm chính xác như điều nhà nước Viêt Nam muốn và cuối cùng thì vào tù." Ông Nguyễn năm nay 58 tuổi, được thả ra hồi tháng 6 vừa qua và bây giờ đang ở Hà Nội để chờ phán quyết cuối cùng về trường hợp của ông ta.

Trong khi ở tù, ông Nguyễn nói ông chỉ được gặp luật sư có 2 lần trong thời gian đó và tố cáo rằng ông ta đã bị một nhân viên công an đánh đập. Ðồ ăn trong tù thì được rất ít. Ông Nguyễn cho biết, trong dịp Tết, ông chỉ được cho ăn có một miếng thịt gà nhỏ xíu và một khẩu phần cơm mỗi ngày như thường lệ. Các viên chức công an thì không muốn nói gì về việc giam giữ ông Nguyễn.

Rồi thì sau khi ông Nguyễn đã ngồi tù được 14 tháng mà không bị buộc vào tội danh nào, gia đình của ông ta phải trả 85 ngàn Mỹ kim mà nhà nước Việt Nam bảo là tiền thế chân, công an Việt Nam kết luận trong bản báo cáo sơ khởi là không có bằng chứng rõ rệt nào để đưa ông Nguyễn ra tòa và thả ông ra. Tiền thế chân chưa được hoàn trả. Và ông Nguyễn vẫn đang chờ đợi xem các công tố viên Việt Nam có quyết định chính thức để buộc ông vào bất cứ tội danh nào hay không.

Sau hàng thập niên dưới sự cai trị của Cộng sản, hệ thống luật pháp của Việt Nam vẫn còn quá yếu kém để có thể áp dụng vào việc giải quyết các vụ tranh chấp làm ăn tư nhân, trong khi thường ở các quốc gia với nền kinh tế thị trường đã được ổn định thì các vụ tranh chấp này được giải quyết bởi các cơ quan độc lập.

Vậy thì khi không có sự bảo chứng từ các toà án dân sự, những người khiếu kiện có thể mang những khiếu nại của họ đến thẳng cho công an, và công an có thể giam giữ các nghi can đến hàng tháng trời mà không cần phải đưa ra một cáo trạng nào đối với các nghi can này. Trong những trường hợp điển hình khác, nhà nước Việt Nam đã dùng quyền hành của họ để tước đoạt các cơ sở kinh doanh tư nhân, không cho các chủ nhân một chút hy vọng nào để tìm lại công lý nơi các toà án.

Ông Tony Foster là đồng giám đốc của một cơ sở tại Việt Nam thuộc công ty luật Anh quốc, Freshfields Bruckhaus Deringer, nói rằng một trong những điều hợm hĩnh của nền luật phápViệt Nam - một cái đống lôi thôi lộn xộn giữa luật lệ nội địa và luật lệ du nhập từ nước ngoài - là trong đó có cả một số các quy định rất chung chung về các tội hình sự, mà các quy định này có thể dùng để áp dụng cho một cơ sở kinh doanh.

Một trong những tội này là "quản lý kinh tế sai lạc" làm thất thoát tài sản nhà nước. Ông Foster cho biết rằng một cơ sở kinh doanh ngoại quốc có hợp đồng làm ăn chung với một cơ quan nhà nước có thể bị kết tội hình sự nếu họ vướng mắc vào một vấn đề quản trị đơn thuần, đưa đến trường hợp bị kết vào tội chính trị.

Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã nhận thức trong một cuộc phỏng vấn rằng đất nước của ông ta cần phải cải tổ hệ thống luật pháp cho thích hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng theo những người gần gũi với quyết tâm cải tổ hệ thống luật pháp của Việt Nam thì việc này sẽ phải mất một thời gian đáng kể. Sự thúc đẩy việc cải tổ đã được thực hiện trong nhiều năm qua, ngoài những vấn đề khác thì còn lại là chú tâm vào việc tạo một sân chơi công bằng cho giới kinh doanh trong lẫn ngoài nước.

Cùng lúc đó, thì các vụ tranh chấp kinh doanh và vi phạm luật lệ bị vốn coi như là các tội hình sự thì tiếp tục chồng chất.

Hồi năm ngoái, 4 nhà kinh doanh người địa phương của chi nhánh Việt Nam thuộc ngân hàng ABN Amro Holding NV của Hoà Lan đã bị bắt giữ sau khi công an Việt Nam buộc tội họ là đã thực hiện một số vụ mua bán ngoại tệ với một nhân viên không có thẩm quyền của ngân hàng nhà nước, làm nhà nướcViệt Nam bị thất thoát 5 triệu đô la. ABN Amro phải trả cho nhà nước Việt Nam 4,5 triệu đô la hồi tháng 11 để nhân viên của họ được thả, bây giờ thì 4 nhà kinh doanh dịch vụ ngân hàng này được tự do hành nghề và đi lại trong nước. Nhưng cuộc điều tra về các hành vi của nhân viên ngân hàng ABN Amro này vẫn chưa được huỷ bỏ. Trước đó, một nữ phát ngôn viên cuả ABN Amro đã bác bỏ bất cứ hành vi sai trái nào của nhân viên họ tại Việt Nam.

Các ngân hàng ngoại quốc khác đã viết thư cho nhà nước Việt Nam để phản đối các hành động của công an, than phiền rằng dưới luật pháp của Việt Nam thì việc buộc tội hình sự cho các tranh chấp dân sự quá ư là dễ dàng.

Một cuộc tra cứu của nhà nước vào năm nay đã kết luận rằng các ngân hàng Việt Nam không tiến hành đúng đắn quy trình mua bán ngoại tệ.

Những người Việt hải ngoại trở về tham gia vào hành trình của Việt Nam để tiến ra khỏi nền kinh tế tập trung, đã kém thành công hơn hầu hết các nhà đầu tư ngoại quốc khác. Nhiều người, trong đó có ông Nguyễn, than phiền rằng tư cách pháp luật của họ bị yếu thế vì nhà nước Việt Nam ngần ngại không coi họ như những người nước ngoài, mặc dù họ là những công dân hợp pháp của các quốc gia khác. Thí dụ như một trong những lý do mà công an giam giữ ông Nguyễn trong tù hơn một năm, theo những người đang theo dõi sâu sát vụ này cho biết, là để điều tra xem ông Nguyễn có nhận một cách bất hợp pháp bảo hiểm y tế dành riêng cho các nhân viên người nước ngoài làm việc cho Trường quốc tế Hà Nội mà ông ta đã giúp để tạo dựng hay không - mà không quan tâm đến việc ông Nguyễn là một công dân mang quốc tịch Hoa Kỳ.

Ðể cho ăn chắc, một số người Việt hải ngoại đã có vẻ coi thường luật pháp của Việt Nam trong quyết tâm làm giàu, gây hại đến uy tín của những người Việt hải ngoại khác - còn được gọi là Việt kiều - là những người trở về để làm ăn trong những doanh nghiệp đàng hoàng. Trong một vụ khá nổi tiếng, doanh nhân người Pháp Nguyễn Gia Thiều tạo dựng một cơ sở làm ăn với người em để buôn bán điện thoại di động hiệu Nokia và Samsung. Vào năm 2003, công an đã bắt giữ ông Thiều vì bị cáo buộc là đã buôn lậu điện thoại di động vào Việt Nam để tránh không phải đóng thuế nhập cảng. Sau đó ông ta đã bị kết tội và tuyên án 20 năm tù.

Trong khi đó thì ông Nguyễn vẫn đang cố gắng để minh oan cho mình.

Là một người đàn ông với một mái tóc bạc dầy và các bằng cấp từ hai trường đại học Vanderbilt và George Mason ở Hoa Kỳ, Nguyễn Ðình Hoan rời Việt Nam từ thập niên 1960s và không trở về quê hương trong hàng chục năm vì chiến tranh và tình hình chính trị rối rắm. Giống như nhiều người Việt hải ngoại khác, ông ta đã thay đổi tên từ sau ra trước theo như cách của người Tây phương, và trở thành Hoan Nguyễn.

Cuối cùng thì vào năm 1995, ông ta đã trở về với các kế hoạch để thiết lập một ngôi trường quốc tế để phục vụ cho gia đình của những người ngoại quốc lúc bấy giờ đang bắt đầu ồ ạt đến Việt Nam. Ông Nguyễn lập ra Trường quốc tế Hà Nội với sự hợp tác của Trung tâm Giáo dục nhà nước Việt Nam vào năm 1996. Nhà nước cung cấp một hợp đồng 20 phần trăm thuê mướn trên một mảnh đất mà bây giờ rất có giá gần trung tâm Hà Nội, để lấy về 30 phần trăm lợi tức trong nghiệp vụ này.

Khi mà trị giá của miếng đất mà ngôi trường được xây trên đó gia tăng, thì căng thẳng giữa ông Nguyễn và các đối tác của ông ta cũng tăng theo. Theo báo cáo của công an điều tra thì vào tháng 4 năm 2006, công an đã bắt giữ ông để điều tra việc đối tác nhà nước tố cáo rằng ông đã nhận bảo hiểm y tế một cách bất hợp pháp, và việc ông bị cáo buộc là đã thuê mướn lậu một người trợ tá riêng để giúp ông trong một doanh nghiệp giảng dạy Anh ngữ riêng biệt.

Trong khi ông Nguyễn đang nằm tù, thì Toà Ðại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã khuyến cáo vợ ông Nguyễn là không nên đi về Việt Nam để cố tìm cách lấy lại tự do cho chồng bà, bởi vì họ không thể nào bảo đảm cho sự an toàn của bà tại đây, những người trong gia đình bà cho biết như vậỵ.

Hồ Ngọc Ðài, cựu giám đốc Trung tâm Giáo dục của nhà nước Việt Nam, là đối tác của ngôi trường quốc tế này, và là con rể của một cựu Tổng bí thư đảng, đã gọi ông Nguyễn là "một tên ăn cắp" nhưng từ chối không chịu giải thích lý do tại sao hắn ta chắc chắn ông Nguyễn là một tội phạm, và không muốn nói nhiều thêm về vấn đề này.

Ông Nguyễn luôn khẳng định rằng ông ta không hề làm điều gì sai cả - và tiền lương trả cho người trợ tá riêng của ông được chia đôi giữa nhà trường và cá nhân ông ta.

Vào tháng 6, sau khi ông Nguyễn được thả ra, thì trường hợp của ông được đưa lên bàn làm việc của thủ tướng Việt Nam là Nguyễn Tấn Dũng, nguyên là một cựu thống đốc ngân hàng trung ương với một uy tín về tính thẳng thắn. Theo báo Công an Nhân dân thì Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo cho các thành viên người Việt trong ban giám đốc nhà trường phải giải quyết ngay những tranh chấp giữa nhà trường với ông Nguyễn, nếu không xong thì nhà nước sẽ ra tay với những quyết định riêng.

 

=END=

 

4- Diễn Ðàn Quốc Nội

 

- Tự do ngôn luận và ngây thơ chánh trị?

 

Trần Thị Hồng Sương

 

Về tự do ngôn luận, Voltaire nói rằng: "Tôi có thể không đồng ý với anh, nhưng tôi sẽ bảo vệ đến chết quyền của anh được nói ra ý kiến của mình". Dân chủ-Tự do-Nhân bản là lý tưởng vượt lên trên các bất đồng nhưng cần biết là tất cả đã được thể chế hoá chi tiết trong hiến chương LHQ, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của LHQ, trong hiến pháp và luật pháp ở các nước... Ðó là khuôn khổ của các "ý kiến", là sân chơi chung của các thành viên LHQ trong đó có VN tham gia và ký kết. Không phải là ý tưởng chung chung, muốn hiểu sao thì hiểu theo ngộ nhận cảm tính.

Ðể thay đổi một ngộ nhận bị tôn giáo ám thị, Voltaire (1694-1778) từng rơi vào cảm giác bối rối bất lực: "Trả lời thế nào đối với một người nói với bạn rằng anh ta tuân phục Chúa hơn là với người khác và cho rằng anh ta chắc chắn sẽ được lên thiên đàng khi cắt cổ bạn?" (Que répondre à un homme qui vous dit qu'il aime mieux obéir à Dieu qu'aux hommes et qui, en conséquence, est sủr de mériter le ciel en vous égorgeant? - Dictionnaire philosophique, article Fanatisme)

Năm 2001 bùng nổ khủng bố từ các nước Hồi Giáo thần quyền và "trục ma quỷ" làm giàu ngân sách nhà nước thần quyền bằng buôn ma túy, tiền giả, vũ khí, và ăn cắp bản quyền! Ðúng như Voltaire đã sợ, có những con người được lập trình bằng ám thị tôn giáo, hay bạo lực cách mạng, giết nhau để thực hiện lý tưởng XHCN đầy tính hủy diệt tai họa, khủng bố thì đã cắt cổ đồng loại nào dám không tin thánh Allah để... lên thiên đàng với niềm hy vọng được các giáo sĩ lừa mị hứa sẽ có 7 vợ toàn là trinh nữ xinh đẹp đợi chờ chốn thiên đường đó. Nhưng xấu xa được che giấu chính là 20.000USD do Iraq trả cho gia đình kẻ đánh bom! Khủng bố e không vì sùng bái tôn giáo, vì yêu nước, mà là ích kỷ sẳn sàng gây họa cho nhiều người vô tội để đổi lấy kinh tế riêng cho gia đình mình!

Cái lỗi của nước Mỹ - nếu muốn xem là lỗi - là do quá thành công làm cho người khác ganh tỵ, tánh cách sòng phẳng đến đau lòng. Mỹ từng kỳ thị người da đen, coi khinh làm tủi thẹn dân Trung Ðông giàu có nhưng thiếu văn minh như Osama Bin Laden... Nhưng nên nhớ, thiên nhiên cũng có những sòng phẳng đau lòng giống như thế ví như không cho ai sống quá niên hạn trên dưới trăm tuổi, dù là người dân khố rách áo ôm hay vua Tần Thủy Hoàng, nhà bác học Edison, Einstein. Mỗi ngày ai cũng có 24 giờ v.v... Bà Rice đã nhận ra là người da đen cần chịu đau đớn lột xác mới được kính trọng vì thực học thực tài! Bản thân bà đã là một triết lý sống thành công! Có khi chính sự kiên quyết đó mới sàng lọc được người tài ba khỏi kẻ bạc nhược!

Nếu tự do ngôn luận là có quyền ca ngợi các ý tưởng thần quyền, khủng bố, tuyên truyền sự hư cấu qua những bức hình, đoạn phim tạo ra để tuyên truyền không có sự thật lịch sử kèm theo, mà cứ thản nhiên sao chép, thì quả không chỉ là "ngây thơ" và "vô trách nhiệm" mà còn có tội vinh danh sự dối trá, giết người, khủng bố, hủy diệt mà lịch sử và công luận đã chứng minh, chắc chắn làm bùng nổ phản đối quyết liệt.

Văn hoá Việt đã sao chép hư cấu thêm thắt mãi, nên Lê Văn Tám, nhân vật tiểu thuyết trên giấy, thành anh hùng lịch sử có thật! Lịch sử Lê văn Tám bị huyền thoại hoá ra sao thì nhân cách công trận ông HCM và đảng CS của ông cũng như thế. Nhiều sự thật trong Cải Cách Ruộng Ðất, Nhân Văn-Giai Phẩm, kinh tế bao cấp, nay đang được CSVN phải chấp nhận là sai. Tại sao không tiếp nối công sức này để CSVN rời bỏ ngộ nhận như các nhà dân chủ trong nước chật vật đối mặt với tù đày đang làm nhằm giúp CSVN thôi nuôi dưỡng hy vọng ngông cuồng cố chấp?

Giao dịch truyền thông cũng như là giáo dục, luôn phải có mục đích là để phía sai thay đổi chứ không phải phía đúng chấp nhận cái sai, không thể nói hùa theo phía sai. Sẽ không có vấn đề nếu các báo chí thông báo các sự kiện có tiến bộ tốt hay thay đổi tích cực, và gợi thêm ý kiến một cách khôn ngoan tích cực. Chẳng hạn như khi BBC hỏi ông Kiệt rằng, nói đoàn kết nhưng lộ trình ra sao? Ai cần làm gì? Có thể thấy Ông Kiệt chỉ mới "mơ mộng" mà không nói được lộ trình cụ thể hay chỉ muốn phía Việt kiều thay đổi cho nên chưa có gì tiến triển!

Ông Marine rời nhiệm vụ đã nói, điều buồn nhất là không thay đổi được CSVN về chánh trị, tức về triết lý cầm quyền. Việt kiều ngây thơ về chánh trị hay đẩy đưa để hai bên cùng có lợi như Ông Kỳ sẽ được dùng hai đòn bẩy, một là khơi gợi anh hùng tính cá nhân kiểu các hủ nho hay kiểu trẻ lòng non dạ, và thứ hai là tiền bạc cho hưởng đặc quyền!

Ai dám nghĩ mình tài năng gì hơn để có khả năng thực hiện thay đổi CSVN? Nếu thay đổi mình để phù hợp với CSVN và được CS chấp nhận hưởng đặc quyền mà không có lập trường thật rõ ràng là đáng chê trách. Nhưng nếu do không thấu hiểu phần ngầm chánh trị làm điều ngây thơ xu phụ sẽ bị ngờ là bị mua, chứ không phải tiến bộ!

Mục tiêu của BBC, của ông Marine rõ ràng. Còn Viet Weekly muốn thay đổi CS trong hoà bình để có dân chủ tự do hay thay đổi cộng đồng ở Mỹ phải chấp nhận quyền lực CS kính yêu Bác Hồ Chí Minh như Bà Tôn nữ Thị Ninh muốn làm và đã thất bại? Không ai chống lại đoàn kết người VN trong ngoài nước vì rất tốt cho cả hai. Giúp các bên người VN hiểu nhau, giúp CSVN rút ngắn khoảng cách với nền văn minh nhân loại là đúng. Nhưng lộ trình là theo các chân lý hiện hành của LHQ chủ trương đã cùng nhau ký kết!

Con người không đọc được tư tưởng nhau nên không thể buộc người khác hiểu ý mình cho đúng hay tự biện hộ. Con người thông qua hành động, bài viết nói lên ý kiến sẽ có sự đồng tình hay không đồng tình. Một hoàn cảnh bi thương là số phận một con người làm ảnh hưởng một gia đình năm bảy chục người và một góc cộng đồng vài trăm người từng quen biết nên đã đủ để lên tiếng cảnh cáo huống hồ là 2 triệu Việt kiều với bao nhiêu là cảnh ngộ khác nhau, và cả 3,8 triệu cái chết trong suốt thời chiến tranh?

Hiện nay, những người già, doanh nhân, nghệ sĩ cần thính giả khán giả VN hay do nhu cầu nghề nghiệp, hoàn cảnh không ai chăm sóc có về VN sinh sống những ngày cuối đời hay làm ăn thì cũng không sao nhưng đừng để bị sử dụng vào mục tiêu chánh trị. Giúp đỡ người CS những điều họ làm tốt như đi học hỏi thêm thì được, nhưng ăn chia một thương vụ hay tham gia một áp phe chánh trị như ông Kỳ thì không nên.

Ðông Tây Ðức thống nhất dân chúng quyết định đi theo chánh thể của Tây Ðức, Hồng Kông phải được tự trị một quốc gia hai chế độ và dần dà TQ bắt chước HK. Dân đến Hồng Kông sinh con để có quốc tịch Hồng Kông! CSVN phải chấp nhận tồn tại chung và công bằng với đa số người không tin vào CS chứ không được làm giống khủng bố cắt cổ người không đọc kinh Coran mà bỏ tù người không cho CS là tốt cho đất nước! Phải chấp nhận đấu tranh nghị trường qua tranh cử công bằng dân chủ chứ không thể buộc người khác chấp nhận CS việc tự cho phép mình dàn xếp chánh quyền 100% là CS, một quốc hội 90% là CS và thất bại như hiện nay!

Chuyện nhóm cầm quyền ký với các tập đoàn kinh tế như Myanmar đang làm là điều cần cảnh giác chứ không đáng vui mừng, vì làm ăn kiểu như thế là kiếm tiền của vào tay một số nhỏ cầm quyền! Sang Mỹ có ký bao nhiêu tỉ đô la dân cũng không mừng vì tiền không vào ngân sách dân mà vào ngân sách đảng, cùng nhau du hí cùng trời cuối đất thỏa thích, trong khi đó thì người dân bị cướp đoạt quyền khiếu kiện, bị bắt hành hung!

Không phải chỉ có các bạn trẻ ở Việt Weekly mà người làm chánh trị như nghị Sĩ Barack Obama, đảng Dân Chủ - Illinois, Mỹ, cũng có vấn đề cần bàn cãi khi ông nói: "Nếu đắc cử sẽ đi gặp vô điều kiện nhân vật lãnh đạo các quốc gia thường không tôn trọng luật lệ quốc tế như Cuba, Bắc Hàn và Iran." Ông lập tức bị phê phán là "ngây thơ" và "thiếu trách nhiệm". Cũng phải thôi, vì quan hệ kiểu này đâu phải là một cuộc thăm xã giao bình thường vui vẻ? Không thấy ông phản bác ý kiến phê phán này nên không gây ra chuyện kéo dài.

Cần minh định lập trường và phải tìm ra cách làm hiệu quả hơn cả cách ông Marine làm, được cho là quá tương nhượng tin tưởng, thì mới mong được hoan nghênh. Ông Putin cho mang hài cốt các vị Nga hoàng về an táng trọng thị như một lời xin lỗi quá khứ CS tàn bạo. Nhưng vẫn còn phải tránh đụng tới một số cựu chiến binh CS những con người bị du vào lầm lạc, tàn tật tâm hồn, không thoát ra được mà đã đánh đồng mình với CS, thêm vào là bị mất quyền lợi khi chủ nghĩa CS bị cấm hoạt động. CS bị tuyên bố là tai họa tức là phía sai, nhưng để các ông này không cảm thấy đường cùng quay ra làm Chí Phèo và thế hệ sau cũng không phải mất thời gian tranh cãi điều cố chấp như Voltaire nói, nên tránh đi thì tốt.

Thế thì với một cộng đồng Việt kiều đang đứng ở phía không sai, dù chưa thật hoàn hảo cũng có sai sót trong thời chiến, cũng như chưa tốt với nhau khi sống chung trên đất người, nhưng lại chịu nhiều tổn thương như Việt kiều cần phải được thấu hiểu. Phải có được bản lĩnh "biết chuyện ngàn xưa nghĩ chuyện ngàn sau" này mới tránh làm tổn thương không cần thiết! Bất cứ gì dù không có ý xấu mà không được cộng đồng tin cậy chấp nhận do chưa có thực tế chứng minh thì cũng phản tác dụng!

Ra đường nếu tự tin mình chạy xe cẩn thận đúng luật là phải được an toàn là "ngây thơ". Lái xe ẩu say xỉn chạy sai luật, dù không cố ý, có thể làm cho mình chết vì tai nạn. Cộng đồng không còn "ngây thơ" mà biết đề phòng tai họa, lên tiếng cảnh cáo là có cơ sở. Nói ra điều chưa tốt của CSVN không hề là không tích cực, khi đó là sự thật tiến bộ CS cần thay đổi làm theo. Ngày nay đã có cả quyển sách được in công khai để chê trách than thở nỗi cơ cực thời bao cấp càng làm cho chúng ta thấy cần kiên quyết nói thật và bảo vệ sự thật để những quyển sách nói lên cái sai như thế được xuất hiện ngày càng nhiều.

Sinh viên, nghệ sĩ, từ VN sang không phải ai cũng đồng tình với CS. Các sinh viên trong nước còn trấn an rằng bị bắt học chánh trị chứ có để vào đầu đâu mà sợ bị ảnh hưởng, chỉ ráng thuộc lòng để trả "nợ quỷ thần". Những bài văn điểm 0 là phản kháng trực tiếp làm chính mình bị tổn thương, còn cách khác kiểu "xí gạt" là bài văn điểm 10, hoá ra là học thuộc lòng, chép y chang bài văn mẫu của các thầy viết, trong khi các thầy cô giáo chấm thi không đọc hết các sách hướng dẫn nên cho 10 điểm tức thầy này cho thầy kia chứ học sinh không cần có ý kiến! Ðó là hai cách tự bảo vệ mình miễn nhiễm với CS của dân trong nước trước điều không tốt và không phải là chân lý.

Cuộc sống vẫn phải tiếp diễn, con người cần trả nợ áo cơm, sống ở VN khi không là giới chức chánh quyền cấp cao thì chưa chắc đồng tình với CS, cho nên là dân chúng với nhau cần nên chấp nhận nhau. Còn khi giới chức chánh quyền CSVN còn coi Việt kiều là những "bại thù" như Bà Tôn Nữ thị Ninh nói, thì muốn đối thoại với Bà Ninh là đối thoại những gì?

Vấn đề Viet Weekly là thiếu kinh nghiệm chứ chưa thể đủ bằng chứng là CS hay bị mua. Còn chuyện Kỳ Duyên thất vọng vì bị ghét lây là những sự cố vạ lây từ ông Kỳ "đẩy đưa", hai bên cùng có lợi một cách tầm thường có hơi tầm bậy. Thêm việc người Úc cho thuê nơi biễu diễn không muốn sa vào rắc rối chứ Việt kiều chưa hành động mà! Có làm gì CSVN cũng chỉ kéo dài đặc quyền đến đâu hay đó, nhưng hoàn toàn không thể làm cho những người thành công trung thực có khả năng suy xét tin vào chủ nghĩa Maoist.

Với người CSVN, mục tiêu mối quan hệ nhóm đấu tranh dân chủ-người dân ngoài đảng-Việt kiều-CSVN cần theo hướng giúp nhà nước CSVN thấy không có gì bất công hơn là độc đảng độc tài, làm mất đi sự hợp tác chân thành, làm người tốt xa lánh gom vào đa phần là người ít học và cơ hội! Không có gì bất ổn khi sống trong sự khác biệt ý kiến về triết lý cầm quyền thể hiện trong nhiều đảng phái hoạt động theo luật pháp. Nhưng dân chủ làm CSVN mất đặc quyền từng có do lạm dụng quyền hành xâm hại quyền lợi chính đáng của dân, chưa nói đến trách nhiệm không đầy đủ mà căn bản nhất là giáo dục. VN chỉ có 10% vào đại học trong khi Hàn Quốc là trên 85%. Một con người chưa được giáo dục đầy đủ thì phần cảm tính và thú tính nhiều hơn!

Ngay cả khi vào WTO thì mức trợ cấp nông nghiệp còn được chấp nhận trên 15%. Trong chế độ CSVN nông dân chẳng những không được trợ giá trợ cấp gì mà còn phải đóng trên 50 thứ lệ phí, khi thu hồi đất rẻ như bèo, không được đào tạo nghề khác, tiền đâu cho con ăn học! Nói là nhà nước lo cho dân mà thế này sao?

Chắc chắn một quốc gia phải có ngành tình báo mạnh, mà tình báo thì mang óc thiên lệch phá hoại đối phương nhiều hơn kiến tạo. Khi vào Huế thì CS lấy dân Huế tả khuynh hại người Huế. Sau 1975 sách lược lấy sinh viên quản lý tố giác sinh viên, và chắc chắn có chiêu dụ Việt kiều lấy Việt kiều chống Việt kiều! Ðiểm lại những trí thức được sử dụng ở VN chưa bao giờ làm được gì đáng kể trong khối người CS liên kết nhau chặt chẽ (đoàn kết). CS không có triết lý cầm quyền tốt nhưng mối quan hệ bền chặt nhứt chính là quan hệ tiền bạc chức vụ chứ không phải lý tưởng! Mafia liên kết nhau chặt chẽ còn hơn các tổ chức thiện nguyện.

Phải hết sức trung thực phân biện mới đứng vững và luôn làm chủ được mình giữa các mời gọi hứa hẹn để vô tình góp một tay phá hoại những điều tốt đẹp!

Trần Thị Hồng Sương

(12.8.2007)

 

=END=

 

5- Tin Tức Quốc Nội

 

- Thư của một người dân Việt Nam gởi các đảng viên, cán bộ, công an, mật vụ và bộ đội trong hàng ngũ ÐCSVN

 

Hoàng Trung Việt

 

Thưa quý vị,

Ðã là một con người thì ai cũng phải có trái tim và khối óc, trái tim để thương yêu còn khối óc để hiểu biết và suy luận những điều hay lẽ phải, phân biệt được những việc làm chính nghĩa phải theo và phi nghĩa phải tránh. Chúng tôi muốn hỏi tất cả quý vị rằng: Quý vị đang phục vụ cho ai, cho tổ quốc, cho đất nước, cho nhân dân trong đó có gia đình thân nhân của quý vị hay cho riêng ÐCSVN?

Trong tinh thần đối thoại, công bằng, thẳng thắng để cùng nhau tiến bộ, chúng tôi rất mong quý vị trong một phút giây nào đó hãy trực diện với chính lương tâm của mình để sau này khỏi phải hổ thẹn với non sông tổ quốc, khỏi phải mang tội với tiền đồ dân tộc. Hãy cùng nhau phân tích về đường lối của ÐCSVN từ quá khứ cho đến hiện tại để có thể biết được những việc làm của quý vị hôm nay có phù hợp với ý nguyện của toàn dân hay không?. Ngược dòng thời gian trở về quá khứ:

- Trong thời kỳ cải cách ruộng đất (1954-1956) ÐCSVN với mục đích giữ vững độc quyền lãnh đạo cho nên đã quá sai lầm trong chính sách đấu tố khiến cho hàng trăm ngàn người dân phải chết một cách oan uổng, để rồi sau đó chính ông Hồ Chí Minh phải ngậm ngùi giả nhân giả nghĩa đổ lỗi cho thuộc cấp làm sai và xin lỗi với đồng bào cùng những giọt nước mắt cá sấu của ông. Sau đó ÐCSVN lại đưa ra chiêu bài trăm hoa đua nở với phong trào Nhân văn Giai phẩm cho phép những người trí thức và các văn nghệ sĩ được tự do hơn, nhưng thực chất là để biết được tư tưởng của từng người để rồi ra tay đàn áp và tiêu diệt.

Ðây là lý do chính để chứng minh rằng trong suốt thời gian từ tháng 9/1945 đến 1975 mặc dù với sự cai trị bạo tàn và vô nhân đạo của ÐCSVN, nhưng nhân dân miền Bắc thân yêu chỉ biết ngậm ngùi cam chịu bởi vì đảng đã áp dụng chính sách ngu dân trá hình khiến cho mọi thông tin của người dân chỉ còn hạn hẹp trong lối tuyên truyền của đảng mà thôi. Chúng tôi tin rằng với sự thật này chắc chắc trong số đông của quý vị vẫn thường nghe cô bác hoặc ông cha mình kể lại.

- Năm 1958 để được Trung Quốc ủng hộ, ÐCSVN đã đồng ý hiến dâng quần đảo Hoàng Sa vùng đất xa xôi của tổ quốc cho quan thầy Tàu cộng do Phạm Văn Ðồng ký, nhưng vì thời gian đó quần đảo Hoàng Sa còn nằm trong sự quản lý của Việt Nam Cộng Hòa với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, cho nên Trung Cộng không dám tấn công lấn chiếm, mãi đến cuối năm 1974 khi Hoa Kỳ vì quyền lợi riêng bỏ rơi miền Nam Việt Nam thì lúc đó Trung Quốc mới ngang nhiên tấn công chiếm Hoàng Sa trước sự im lặng của chư hầu miền Bắc. Quân Lực VNCH trong tư thế đơn côi vừa phải chiến đấu chống lại chiến dịch Hồ Chí Minh tổng tiến công của cộng quân xé bỏ Hiệp định Paris ngày 27/01/1973 quy định ngưng bắn chờ tổng tuyển cử với sự tiếp sức tối đa của 2 quan thầy Liên Sô và Trung Quốc, vì thế cho nên nhân dân miền Nam Việt Nam đành phải thất thủ trước sức mạnh của kẻ thù.

- Tết Mậu Thân năm 1968, ÐCSVN đã xé bỏ Hiệp ước ngừng bắn trong 3 ngày cho nhân dân ăn tết để tấn công VNCH và chiếm được cố đô Huế, nhưng với bản chất bạo tàn vô nhân tính sẵn có ÐCSVN đã gây thêm tội ác tầy trời nữa, đó là những mồ chôn tập thể đã được tìm thấy sau khi CS rút lui trước sự quyết tâm chiếm lại của QLVNCH.

- Năm 1975 sau khi chiếm được miền Nam rồi đáng lẽ chính quyền CSVN nhìn thấy được sự sung túc, giàu sang của nhân dân miền Nam thì phải suy nghĩ lại chính mình để có hướng đi đúng cho quê hương đất nước, nhưng trái lại các nhà lãnh đạo ÐCSVN đã tiếp tục đi theo vết nhơ cũ, miệng thì nói hòa hợp hòa giải dân tộc nhưng việc làm thì lại thù hằn bắt giam hầu hết những nhân viên công chức và quân nhân của chế độ VNCH trong thời gian dài, rất nhiều người chịu không nỗi cảnh tù đầy gian khổ đã phải chết trong trại giam hoặc các trung tâm cải tạo cho đến hôm nay vẫn chưa thống kê hết. 16 tấn vàng tài sãn của nhân dân miền Nam chứa trong ngân hàng được giao lại cho chính quyền ủy ban quân quản lúc đó (báo Tuổi Trẻ đăng ngày 30-31/5/2006), các nhà lãnh đạo đảng tự do chia nhau để làm của riêng nhưng lại tuyên truyền trong nhân dân là Tổng thống Thiệu mang đi, đây cũng là một trong những lý do khiến cho ông Bùi Tín một đảng viên ưu tú và cũng là một phó Tổng biên tập báo Nhân Dân (cơ quan ngôn luận của ÐCSVN) phải nói lên sự thật để rồi chấp nhận cuộc sống tỵ nạn chính trị tại Pháp. Hiện nay với những bài viết của ông Bùi Tín trên các trang web đã thức tỉnh một số không nhỏ các thành phần trong guồng máy của ÐCSVN.

- Gom góp tài sản công cũng chưa thỏa mãn, những ông trùm lãnh đạo đảng còn nghĩ ra cách thâu tóm luôn cả tài sản riêng của nhân dân miền Nam bằng chính sách đổi tiền có chỉ tiêu và giới hạn rồi sau đó đánh tư sãn mại bản, với chính sách này thì tất cả những người có tiền bạc khá giả và những nông dân tay lấm chân bùn ở nông thôn có ruộng đất tương đối nhiều đã phải trở thành trắng tay, lùa dân thành thị vào sống trong những khu kinh tế mới với đồng khô hiu quạnh.... Ðây cũng là lý do khiến cho hàng triệu đồng bào phải bỏ nước ra đi tìm tự do nơi xứ lạ bất chấp hiểm nguy và số người chết trên đường vượt biển cho đến hôm nay cũng không sao biết hết, tài sản nhà cửa để lại đều được các quan chức có quyền chia nhau làm của riêng, một sự lừa dối và ăn cướp công khai dưới sự bảo vệ của hệ thống luật pháp do đảng đề ra.

Qua thời gian quân quản đến thời kỳ bao cấp, nhìn thấy sự lỗi thời và sụp đổ của CNCS cho nên những nhà lãnh đạo ÐCSVN mới chuyển nhanh qua cách làm ăn của tư bản là kinh tế thị trường, cho đảng viên tự do làm kinh tế bởi vì hầu hết các đảng viên cao cấp bây giờ đã trở thành những đại tư bãn thật sự rồi. Nhưng để giữ vững ngai vàng vĩnh viễn và khỏi sợ nhân dân tố giác về sự giàu có bất minh của mình cho nên hàng lãnh đạo ÐCSVN mới đề ra đường lối kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một đường lối đi ngược lại CNCS Mác-Lênin và cũng không có trong thể chế kinh tế thị trường của chế độ tư bãn. Với đường lồi này thì nhân dân có quyền cạnh tranh về kinh tế theo chiều hướng của đảng, nhưng còn vấn đề chính trị thì đảng vẫn luôn giữ độc quyền lãnh đạo, dùng lực lượng công an, mật vụ, quân đội thẳng tay đàn áp những ai dám nói lên chính kiến đối lập với đảng. Chúng tôi muốn nói với quý vị rằng: tại sao mang danh nghĩa là lực lượng nhân dân, đầy tớ của dân, vì dân phục vụ, lãnh lương do dân đóng thuế.... nhưng lại hành động theo mệnh lệnh của đảng.

- Sau khi Liên Sô và cả khối CS Ðông Âu sụp đổ ÐCSVN chỉ còn con đường duy nhất là níu chân Trung Quốc, sẵn sàng làm một Lê Chiêu Thống thứ hai để giữ vững ngai vàng của đảng, bằng chứng là cuối năm 1999 TBT. Lê Khả Phiêu trong chuyến công du Trung Quốc đã ký hiệp định biên giới hiến dâng phần đất địa đầu Ải Nam Quan (trong đó có Bản Giốc một danh thắng nổi tiếng của quê hương đất nước) cho quan thầy Trung Quốc, vấn đề này cũng như vấn đề dâng hiến quần đảo Hoàng Sa năm 1958 của ÐCSVN vẫn còn là bí mật quốc gia, dù cho quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao trên danh nghĩa cũng không dám đề cập tới. Ðây là một sự thật quá phũ phàng mà nhân dân kể cả quý vị là những công hầu đắc lực cho đảng cũng không sao biết được, bởi vì tất cả những cơ quan ngôn luận và thông tin trong nước đều do đảng quản lý chi phối toàn diện. Chúng tôi tin chắc rằng nếu có thông tin tự do đa chiều như các nước văn minh trên thế giới, thì cách nhìn của nhân dân và quý vị là thành phần nồng cốt của đảng sẽ đổi khác chớ không như hiện nay.

Trên đây là những việc làm thầm kín và bất minh của hàng lãnh đạo đảng, còn khắp nơi trên đất nước thì mỗi nơi đều là những ông vua con có luật lệ riêng bắt buộc nhân dân phải tuyệt đối chấp hành. Vì thế cho nên nạn tham nhũng, bè phái, tiêu cực và sách nhiễu người dân là chuyện dài không có hồi kết thúc....., hãy nhìn sự tranh đấu ôn hòa của các thành phần bất đồng chính kiến (trong đó thành phần trí thức cấp tiến trong đảng là những nhân vật đã từng giữ những địa vị cao cấp như: Giáo sư Hoàng Minh Chính, Trung tướng Trần Ðộ, tướng Nguyễn Hộ, nhà văn Hoàng Tiến, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Giáo sư Trần Khuê, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, nhà báo Bùi Tín, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn khắc Toàn, kỹ sư Ðỗ Nam Hải, nhà văn Dương Thu Hương, Ðại tá Phạm Quế Dương, Trung tá Trần Anh Kim, nhà cách mạng lão thành Lê Hồng Hà, Vũ Cao Quận, cựu chiến binh Lê Trí Tuệ...v.v.. và v.v...) cùng với những đoàn dân oan trên khắp miền đất nước mà chắc chắn là sẽ có thân nhân của quý vị. Ðó là lời giải đáp cho một bài toán độc tài, đảng trị mà ÐCSVN bắt buộc phải chấp nhận theo chiều hướng đa nguyên từ kinh tế lẫn chính trị càng sớm càng tốt nếu muốn tiếp tục tồn tại trong cộng đồng dân tộc. Ða đảng không có nghĩa là ÐCSVN bị triệt tiêu mà vẫn tồn tại và hoạt động song hành với các đảng phái khác, nếu đường lối của ÐCSVN đúng với ước nguyện của toàn dân như những gì đã tự hào thì vẫn được nhân dân tín nhiệm qua cuộc bầu cử thật sự tự do và công bằng để tiếp tục lãnh đạo đất nước, bằng ngược lại thì đảng sẽ trở thành đối lập để giám sát chính quyền, cùng với đảng cầm quyền trong mọi chính sách phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, tránh cho các thành phần lãnh đạo đất nước không có cơ hội độc tài, giảm thiểu tối đa về quan liêu tham nhũng, báo chí tư nhân được tự do phê phán chính quyền và thông tin đầy đủ kịp thời đến với người dân hàng ngày trên khắp miền đất nước.

Trong một đất nước đa nguyên thì quyền tự do ngôn luận mới được phát huy, thông tin đa chiều và tiếng nói của người dân mới được tôn trọng, quyền bầu cử và ứng cử mới thật sự được tự do, quân đội, công an, cảnh sát chỉ phục vụ cho quyền lợi của đất nước và nhân dân chớ không phục vụ cho bất kỳ một đảng phái nào dù đó là đảng cầm quyền, mọi người dù cho bất đồng chính kiến và khác đảng phái với nhau nhưng vẫn thân thiện và bạn bè với nhau như anh em một nhà bởi vì, tất cả những bất đồng là những đường hướng rộng mở sẽ được biểu quyết bằng đa số..v.v.., tài chánh của các đảng phái là do chính đảng đó tự tìm ra để hoạt động và tồn tại, còn tiền đóng thuế của toàn dân sẽ được trả lương cho các nhân viên chính quyền và xây dựng các chương trình ích quốc lợi dân.

Quy luật tất nhiên của loài người là muốn có tiến bộ thì phải cạnh tranh, trong lớp học có cạnh tranh học tập thì mới biết được học sinh giỏi, nhà nông có cạnh tranh làm ruộng thì mới khám phá ra được nông dân giỏi. Tóm lại, mọi vấn đề trong xã hội đều phải có sự cạnh tranh trong tinh thần ôn hòa và lành mạnh, khách quan để cho chúng ta nhận thấy rằng mọi quyền tự do thông tin của người dân trong một chế độ độc tài CS như VN hầu như chỉ nằm trong ước mơ không bao giờ có, bởi vì mọi thông tin bất lợi cho chế độ độc tài đều bị cấm loan truyền trong nhân dân, chẳng hạn như vừa qua tàu hải quân đàn anh Trung Quốc đã ngang nhiên bắn chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam khiến cho một số người chết và nhiều người bị thương nặng, cũng như việc chính quyền CSVN theo lệnh của Trung Quốc không cho phi cơ của chiếc tàu bệnh viện USS Peleliu của Hoa kỳ có sự tham gia của các bác sĩ lừng danh trên thế giới vào đất liền để chở bệnh nhân VN nghèo đi ra tàu chữa trị và giải phẩu, hàng ngày khắp miền đất nước như Hà Nội, Sài Gòn, Bạc Liêu, Thái Bình... đều có dân oan tập trung khiếu kiện và biểu tình, nhưng báo chí và các cơ quan truyền thông trong nước thì hoàn toàn im hơi lặng tiếng trước nỗi đau khổ của người dân.

Thử so sánh lại coi có đất nước nào trên thế giới theo CNCS mà giàu có và phát triển hơn các nước tư bản đa nguyên không? Bắc Hàn thua xa Nam Hàn, Ðông Ðức thua xa Tây Ðức, ngay cả Trung Quốc vĩ đại vẫn thua xa Ðài Loan, miền Bắc VN thua xa miền Nam VN trước 1975, cả khối Ðông âu và đất nước Liên sô nơi phát sinh ra CNCS phải từ bỏ con đường CS mà quay về với đa nguyên tư bản..v.v.., ngày nay một vài nước CS còn lại trên thế giới sở dĩ nền kinh tế có chiều hướng phát triển tốt là cũng nhờ đi theo con đường kinh tế thị trường và sự giúp đỡ đầu tư của các nước dân chủ đa nguyên, Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ. Hơn 3 triệu Việt kiều hải ngoại ngày nay đã thành công trong cuộc sống là cũng nhờ sống trong những đất nước có nền dân chủ đa nguyên.

Ngạn ngữ pháp có câu: "Anh hãy nói cho tôi biết anh thường giao thiệp với ai thì tôi sẽ nói cho anh biết anh là người như thế nào", như vậy, nếu quý vị mang trên mình màu áo đẹp đẽ của công an, quân đội nhân dân mà lại tuyệt đối trung thành với một đảng độc tài không theo ý nguyện của nhân dân thì thật uổng phí cả đời người, sẽ là quá bất công khi bắt buộc hơn 80 triệu con người phải phục tùng vĩnh viễn một thiểu số vài triệu đảng viên mà đa số có trình độ nghèo nàn về kiến thức, lạc hậu về khả năng. Nếu thật sự ÐCSVN được nhân dân đồng hành tín nhiệm như đảng thường nói thì tại sao không dám trưng cầu dân ý, hoặc chấp nhận con đường đa đảng, nếu thật sự đường lối của đảng là đúng thì tại sao không dám cho phép báo chí tư nhân tự do hoạt động cũng như bầu cử và ứng cử tự do như đã từng tuyên bố. Nhân quyền (trong đó bao gồm cả quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, tự do ứng cử và bầu cử, tự do lập hội...v.v...) là cái quyền căn bản mà tạo hóa đã ban cho loài người, nó cũng được xác định rõ ràng trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đã từng ký tên xin tham gia, cam kết thi hành. Chính vì thế cho nên, nhân quyền không có biên giới và hạn hẹp trong khuôn khổ của một quốc gia nào hết, bất cứ ai cũng có quyền được hưởng và bất cứ ai cũng có quyền phản đối nếu nhân quyền không được tôn trọng ở bất cứ nơi đâu dù nơi đó là cộng sản, nó giống như không khí mà loài người không thể nào thiếu được.

Kinh tế có sự cạnh tranh thì rõ ràng có tiến bộ, điều này cũng chứng tỏ rằng chính trị có cạnh tranh thì guồng máy chính quyền sẽ tốt hơn vì tránh được độc tài, tham nhũng và tiêu cực lộng hành, người có tài thực sự sẽ được trọng dụng và quyền lợi của người dân mới được bảo đảm hoàn toàn. Sau cùng chúng tôi xin ghi lại những lời phát biểu của những nhân vật trong hàng ngũ tối cao của ÐCSVN và thế giới.

- TBT /ÐCS Liên sô Gorbachev phát biểu tại trường đại học Columbia ngày12/3/2002: "ÐCS mà tôi phục vụ cả đời chỉ biết tuyên truyền, cán bộ đảng chỉ biết điêu ngoa giả dối, chúng tôi trong đó có tôi từng nói tư bản đang đi tới sự hủy diệt trong khi chúng ta đang phát triển tốt, lẽ dĩ nhiên đó chỉ là những lối tuyên truyền, trong khi đó quốc gia chúng tôi đang bị bỏ rơi ở đàng sau".

- Trung tá Trần Anh Kim (đảng viên cựu sĩ quan quân đội nhân dân, hiện nay là thành viên Khối 8406, Ban điều hành LMDCNQVN): "31 năm qua tôi và cả triệu binh sĩ khác đã bị lừa, đã nhận diện bãn chất thối nát của chế độ này. Họ luôn luôn nói một đàng làm một nẻo, hoàn toàn mị dân. Do đó tôi phải đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc trong đó có tôi, ÐCSVN đã phản bội lại dân tộc, phản bội lại nhân dân".

- Ông Mai Chí Thọ (cựu UVBCT, cựu bộ trưởng CA) phát biểu trong cuộc họp dự thảo cho hội nghị TW khóa 7 năm 2002: "Nói thật với các anh tôi thấy không còn bao lâu nữa đảng sẽ mất quyền lãnh đạo".

- Ông Trần Bạch Ðằng (nhà văn, nhà báo): "Rốt cuộc đảng trở thành cái chế độ giành nhau để có địa vị, có quyền lợi chớ không phải vì lý tưởng nào cả....rốt cuộc tài năng là thằng nào nịnh giỏi, thằng nào bợ đít hay, dạ dạ vâng vâng thì thằng đó là tài năng".

- Ông Nguyễn Hữu Thọ (cựu chủ tịch MTGPMN, cựu chủ tịch nước CHXHCNVN) gởi cho con lúc lâm chung: "Bài học thất bại trong cuộc đời làm cách mạng của cha là chọn lầm lý tưởng CS và CNCS, nhưng điều đáng lên án nhất là tính cách phục tùng đến hèn nhát của cha là đối với những mệnh lệnh phi nhân, bất nghĩa của tập đoàn lãnh tụ độc tài chuyên chính đã mất hết tình tự dân tộc".

- Trung tướng Trần Ðộ (cựu UVBCT, chủ nhiệm UB/VHTW) viết trong cuốn nhật ký Rồng Rắn: "Ðảng nói thì dân chủ vì dân, nhưng làm thì chuyên chính phát xít.... Chế độ này bắt mọi người phải đảng trị, họ đã thành hình một xã hội lừa dối, lãnh đạo lừa dối, cán bộ lừa dối, làm ăn giả dối, giáo dục giả dối, bằng cấp giả dối đến gia đình cũng giả dối".

Còn rất nhiều những lời phát biểu muộn màng của các nhân vật cao cấp trong hàng ngũ lãnh đạo đảng mà chúng tôi chưa nêu ra hết vì bài viết cũng hơi dài rồi. Nhiệt tình cộng ngu dốt thành phá hoại, kẻ nói dối sẽ không ai nghe nữa ngay cả khi nói thật. Hiện nay quý vị đang học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng thử hỏi tư tưởng của ông ta ngoài việc đem chủ nghĩa CS lỗi thời mà thế giới đang ruồng bỏ vào VN, ngoài việc ném đá dấu tay để tiêu diệt các thành phần quốc gia yêu nước không cùng chí hướng với mình, ngoài việc làm chết oan hàng triệu con người, ngoài việc viết sách tự ca ngợi mình rồi lấy tên tác giả là Trần Dân Tiên và T.Lan...v.v...thì có gì để mà học.

Chúng tôi rất mong tất cả những sự thật về cuộc đời gian dối của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được phơi bày ra ánh sáng vào một ngày không xa để cho chính quý vị và nhân dân trong nước biết. Giờ đây với tất cả những chân tình của chúng tôi là những người đang đấu tranh cho tự do, dân chủ, cho chính nghĩa theo ý nguyện của toàn dân xin được gởi đến quý vị (đảng viên, cán bộ, công an, mật vụ, bộ đội và quan chức) đang trung thành với đường lối của ÐCSVN hãy suy xét lại hành động của mình có phù hợp với nguyện vọng của toàn dân không? Ðừng vì bả lợi danh và miếng cơm manh áo mà tiếp tay cho bạo quyền để làm điều bất thiện, lịch sử sau này sẽ không bao giờ tha thứ cho những ai đi trên con đường phi nghĩa.

Kết thúc bài viết này, chúng tôi xin nhắc lại lời của ông Lý Quang Diệu (cựu thủ tướng Singapore) nói với chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: "Cơ chế nào rồi cũng sẽ đi vào lỗi thời, bởi vì con người của cơ chế đó thường làm việc theo thói quen". Tổng thống Bush cũng nói với ông Triết trong chuyến công du qua Mỹ ngày 22/6/2007 là: "Xã hội sẽ được giàu đẹp hơn khi người dân được phép bày tỏ tư tưởng của họ một cách tự do hay được tự do hành đạo." Rất tiếc những lời vàng ngọc này không bao giờ được các cơ quan truyền thông và báo chí Việt Nam loan tải, vì sao vậy?

Việt Nam, ngày 15/08/2007

HO€NG TRUNG VIỆT

 

=END=

6- Tạp Chí Á Châu

- Thiếu Sự Ðiều Hòa Trong Hàng Ngũ Lãnh Ðạo Trung Quốc

Minh Dũng

 (VNN)

 

Ngày 2 tháng 8 năm 2007, đảng Cộng sản Trung quốc đã công bố một danh sách gồm 2217 đại biểu cho mọi thành phần đảng viên sẽ tụ tập tại Bắc Kinh vào mùa thu năm nay để tham dự Ðại hội toàn đảng lần thứ 17. Thành phần lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản Trung quốc vào nhiệm kỳ tới sẽ được tuyển chọn từ danh sách này. Ông Giang Trạch Dân coi như rút lui khỏi sân khấu chính trị vì không thấy tên của ông ta trong danh sách này.

Thật ra việc công bố danh sách đại biểu trước đại hội đảng mấy tháng là chuyện bình thường, coi như một thông lệ nên chẳng ai quan tâm gì nhiều. Nhưng lần công bố danh sách này đảng Cộng sản Trung quốc lại làm rùm beng lên vì muốn cho mọi người thấy là tầng lớp lãnh đạo của họ đã bắt đầu điều hòa trở lại khi nhiều người có kiến thức chuyên môn về các lãnh vực văn học, triết học, lịch sử học, luật học và kinh tế học được chọn vào danh sách đại biểu.

Dưới chế độ cộng sản ở những trường đại học cũng có dạy các môn học như vừa kể trên, nhưng nó mất tính chất khoa học thiên nhiên vì đã bị bẻ cong, chỉ nhằm phục vụ cho đảng chứ không phải là cho quần chúng; nên cho dù trong thành phần lãnh đạo đảng cộng sản Trung quốc cũng có người tốt nghiệp bằng tiến sĩ văn học, triết học, lịch sử học, luật học hay kinh tế học nhưng là loại văn học, lịch sử học, luật học, kinh tế học của chủ nghĩa xã hội, còn triết học là loại triết học Mác-Lênin, thành ra có cũng như không, chẳng giúp ích gì cho sự tiến hóa xã hội theo tính tự nhiên được. Sau trận tắm máu của cuộc cách mạng Văn hóa năm 1966, không có gia đình nào dám cho con em mình theo học những ngành như vừa nói trên vì hai lý do; thứ nhất khó tiến thân và thứ hai dễ vào tù. Khi mà hầu hết các sinh viên đều chọn những nghành công học thì lẽ đương nhiên ngành văn học vắng bóng môn sinh khiến cho ngành giáo dục đại học của Trung quốc phải đi khập khiểng. Thật ra ngành đại học ở Trung quốc mất thăng bằng kể từ khi đảng Cộng sản lên nắm quyền (1949), chứ không phải sau cuộc cách mạng Văn hóa. Sau ông Ðặng Tiểu Bình, những người lãnh đạo Trung quốc chẳng có ai theo học ngành văn học. Ông Giang Trạch Dân học ngành điện ở trường đại học Giao thông Thượng Hải, ông Chu Dung Cơ cũng học ngành điện ở trường đại học Thanh Hoa, và 9 ủy viên bộ Chính trị hiện nay (một ủy viên là ông Hoàng Cúc đã chết vào tháng 6 vừa qua), từ ông Hồ Cẩm Ðào đến ông La Cán, người thì tốt nghiệp kỹ sư công chánh, thủy lợi, người thì kỹ sư điện hay kỹ sư luyện thép..., chẳng có một ủy viên nào theo học ngành luật, chính trị, kinh tế nên chắc chắn đã và đang gặp rất nhiều khó khăng trong việc lèo lái con thuyền quốc gia.

Khi mở cửa giao thương với nước ngoài, những người lãnh đạo đảng Cộng sản Trung quốc mới nhận thấy rằng mình thiếu kiến thức về các lãnh vực luật học, kinh tế học, xã hội học...do ngành văn học thiên nhiên đem lại. Ðể lấp vào khoảng trống quan trọng này, lãnh đạo Trung quốc đã mời các Hoa kiều đang dạy các môn này ở Mỹ hay ở Âu châu về làm cố vấn. Rất nhiều người tưởng rằng như thế là coi như giải quyết được việc, nhưng thực tế cho thấy nó còn rối thêm. Không phải các Hoa kiều đó cố vấn sai mà do lãnh đạo thiếu kiến thức về một tiến trình xã hội theo môi trường tự nhiên mà bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế đều phải kinh qua. Nhưng làm theo lời khuyên của các cố vấn thì còn gì là xã hội chủ nghĩa nữa, quyền lực sẽ mất dần, khó mà duy trì được thể chế độc tài đảng trị, rất nguy hiểm cho thành phần lãnh đạo đảng Cộng sản Trung quốc.

Một Hoa kiều, cố vấn kinh tế cho ông Ðặng Tiểu Bình gần hai năm đã rút lui vì cho rằng khi mà danh không chánh thì ngôn không thuận. Nếu thấy đưa đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa là tốt thì cứ áp dụng chính sách kinh tế tập trung như trước đây, chứ kinh tế thị trường làm gì phát triển được trong môi trường xã hội chủ nghĩa. Lấy râu ông nọ cắm cầm bà kia nên nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Trung quốc hiện nay đang là một nền kinh tế phát triển theo kiểu hoang dại, gây ra không biết bao nhiêu thảm cảnh cho người dân.

Các nhà xã hội học thì nói rằng bất cứ chuyện gì cũng cần phải có sự điều hòa, không thiếu mà cũng không thừa, thành phần lãnh đạo Trung quốc ngày nay toàn là những người tốt nghiệp kỹ sư, chẳng có ai chuyên về khoa học nhân văn là điều dị thường nên xã hội mới sinh ra hỗn loạn. Việc đảng Cộng sản Trung quốc lần này đưa nhiều người tốt nghiệp đại học ngành khoa học nhân văn vào Trung ương đảng là chuyện tốt trên mặt lý thuyết nhưng không có giá trị thực tế vì các ngành khoa học nhân văn mà họ tốt nghiệp là khoa học nhân văn của xã hội chủ nghĩa, phản lại sự tiến hóa của loài người trong xã hội ngày nay.

 

***

 

Trò Cút Bắt Giữa Lãnh Tụ Bắc Hàn Và Báo Chí Hàn Quốc

Hầu hết các vị nguyên thủ trên thế giới đều có chương trình tiếp xúc định kỳ với ký giả một tháng một lần hay nhiều lần tùy theo quốc gia để qua đó trình bày cho dân chúng biết những vấn đề liên quan đến tình hình đất nước trong thời gian qua. Nếu vắng mặt mà không nói cho biết lý do là báo chí sẽ đặt ra nhiều nghi vấn không mấy có lợi cho chính quyền và bản thân người lãnh đạo. Trường hợp Chủ tịch Kim Chính Nhật của Bắc Triều Tiên có thể coi như ngoại lệ. Nhiều khi ông ta lặn một hơi ba bốn tháng, chẳng hề lò mặt ra bất kỳ ở đâu. Lẽ đương nhiên truyền thông, báo chí ở Bắc Hàn chẳng bao giờ dám đả động đến, chỉ có báo chí Hàn quốc mới nêu lên nhiều nghi vấn; nào là ông Kim Chính Nhật lâm trọng bệnh hay phải nhập viện để mổ tim hoặc đang dưỡng sức sau cơn bạo bệnh, có khi còn nói không chừng ông ta đã chết mà chính quyền Bình Nhưỡng chưa dám công bố.

Những loại tin như thế được một tờ báo nào đó ở Hàn quốc đưa ra thì Bình Nhưỡng thường lặng thinh, im tiếng. Vì không thấy Bắc Triều Tiên phản ứng nên nhiều tờ báo Hàn quốc khác cũng nhảy vào cuộc loan tin lung tung và bắt đầu lôi cuốn sự chú mục của mọi người vào vấn đề này. Ðợi đến lúc đó chính quyền Bình Nhưỡng mới cho đi nhiều tin tức và hình ảnh ông Kim Chính Nhật xuất hiện ngay trong khoảng thời gian mà báo chí Hàn quốc đưa tin, có khi là hình ảnh ông Kim Chính Nhật đi xem hòa nhạc, có khi là một đoạn phim chiếu ông ta đang thị sát một nơi nào đó...để vừa đánh tan những nghi vấn, vừa công kích báo chí ở Hàn quốc luôn tung tin thất thiệt, toàn là bọn chuyên nói láo để ăn tiền.

Từ tháng 5 đến đầu tháng 8 năm nay, các giới quan sát tình hình Bắc Triều Tiên không thấy ông Kim Chính Nhật xuất hiện, thế là nhiều báo chí phát hành tại Hàn quốc tha hồ đặt ra nhiều nghi vấn, và đầu tuần qua đài truyền hình Trung ương Bắc Triều Tiên cho trình chiếu những hoạt động trong tháng 7 năm 2007 của ông Kim Chính Nhật. Ðầu tiên là ngày 3 tháng 7, tiếp Ngoại trưởng Trung quốc; ngày 26/7 thì đi xem vũ đoàn Nga trình diễn ở hí viện Hoặc Hưng; ngày 29/7 thì đi thị sát mấy nông trường ở thị trấn Hoặc Hưng rồi đến một phòng phiếu trong thị trấn này để bầu đại biểu Quốc hội, và ngày 28 tháng 8 tới đây sẽ hội đàm với Tổng thống Hàn quốc.

Ở các nước tự do nếu tờ báo nào mà tung tin thất thiệt thì đương nhiên sẽ bị mất uy tín, độc giả tẩy chay, nhưng trong trường hợp này thì chẳng một ai chê trách. Người dân Hàn quốc chẳng có mấy ai chê trách báo chí về chuyện này mà còn ví von nhí nhõm rằng một bên đi trốn, một bên đi tìm, kẻ trốn phải lòi mặt ra vì trúng kế của người đi tìm thì coi như thua. Hai bên chơi trò cút bắt mà.

Về phần các quan sát viên tình hình Bắc Triều Tiên thì đánh giá về chuyện này như sau: Báo chí Hàn quốc đâu có khẳng định ông Kim Chính Nhật đã chết hay lâm trọng bịnh mà bảo là tung tin thất thiệt, họ chỉ nêu lên nghi vấn. Khi một sự việc nào đó chưa biết thực hư ra sao thì ai cũng có quyền đặt nghi vấn huống hồ gì mấy ông ký giả; đây là chuyện thông thường của nghề làm báo. Nói thật, nếu không có những bản tin nghi vấn đó đăng trên các báo Hàn quốc thì chưa chắc bây giờ chúng tôi biết được ông Kim Chính Nhật sống chết ra sao.

Thật cũng khó hiểu về con người của ông Kim Chính Nhật, chẳng biết vì lý do gì mà lâu lâu ông ta lặn vài tháng để cho thế giới tìm, hay là ông ta muốn chơi trò cút bắt hoặc làm như thế để tạo sự quan tâm của thế giới. Thưa đây cũng chỉ là một nghi vấn mà thôi.

 

=END=

 

7- Tin Túc Di Trú

 

- Càng Ngày Càng Có Nhiều Hồ Sơ Bị Trả Về Sở Di Trú Hoa Kỳ, Bạn Cần Làm Gì?

 

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495.

Một khi Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn tin tưởng rằng những bằng chứng về sự liên hệ trong những hồ sơ vợ-chồng, hay hôn thê-hôn phu không đủ thuyết phục, họ sẽ quyết định gửi trả đơn bảo lãnh về cơ quan di trú tại Hoa Kỳ và có thể sẽ hủy bỏ. Ðiều này có nghĩa là những bộ đơn bảo lãnh kém may mắn này sẽ ở cơ quan di trú ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm trước khi họ duyệt xét lại những hồ sơ kể trên.

- Ðối với những đơn bảo lãnh diện hôn thê-hôn phu bị trả về cơ quan di trú, có hai cách chọn lựa:

1/ Nộp đơn bảo lãnh diện hôn thê-hôn phu mới, với những chứng từ đầy đủ có thể làm hài lòng cơ quan di trú và Tòa lãnh sự.

2/ Trở về Việt Nam kết hôn và sau đó nộp đơn bảo lãnh diện vợ-chồng.

Chúng ta cần ghi nhớ rằng không có cách nào bảo đảm chắc chắn 100% về hồ sơ bảo lãnh của mình được chấp thuận chiếu khán (visa). Quyết định cuối cùng vẫn tùy thuộc vào các nhân viên lãnh sự và không ai có thể tiên đoán được những gì sẽ xảy ra.

Chúng tôi đã từng thấy một số hồ sơ bảo lãnh diện hôn thê-hôn phu mới vẫn bị từ chối lần thứ hai, mặc dù cơ quan di trú tại Hoa Kỳ chấp thuận. Chúng tôi cũng đã thấy một số hồ sơ của hai người kết hôn, sau khi đã bị từ chối đơn xin chiếu khán diện hôn thê trước đây, và họ đã nộp đơn bảo lãnh diện vợ chồng sau đó, nhưng vẫn không làm thỏa mãn những đòi hỏi của nhân viên lãnh sự. Tuy nhiên, cả hai cách chọn lựa kể trên vẫn tốt hơn là chờ đợi cơ quan di trú duyệt xét hồ sơ bị trả về.

- Với những hồ sơ diện vợ-chồng bị trả về cơ quan di trú, cũng có hai cách chọn lựa:

1/ Cách thứ nhất, cũng là cách dễ dàng hơn, là nộp đơn bảo lãnh mới, nếu có những chứng từ và sự giải thích hợp lý về những lý do khiến hồ sơ cũ bị bác khước và thời gian chờ sự xét lại của sở di trú không hợp lý. Sau đó, nếu xét cần thiết, nộp một thư tục xin chiếu khán theo diện K-3 để có thể đưa vợ-chồng sang Hoa Kỳ nhanh hơn.

2/ Cách thứ hai là yêu cầu cơ quan di trú tái chấp thuận đơn này trong một thời gian hợp lý. Ðiều này có nghĩa là ngay sau khi cơ quan di trú thông báo cho người bảo lãnh biết rằng họ đã nhận được đơn bảo lãnh bị trả về từ Tổng lãnh sự, người bảo lãnh cần gửi ngay một lá thư yêu cầu họ tái cứu xét trong một thời gian hợp lý nào đó. Dĩ nhiên, lá thư yêu cầu này phải kèm theo những chứng minh đầy đủ để thỏa mãn nhân viên lãnh sự.

- Hỏi 1: Thay vì nộp đơn bảo lãnh diện hôn thê-hôn phu mới, tôi có thể đợi cơ quan di trú tái chấp thuận đơn bảo lãnh đầu tiên không?

- Ðáp 1: Cơ quan di trú sẽ để thời gian khá lâu mới duyệt xét những đơn bảo lãnh diện hôn thê-hôn phu bị trả về. Trong vài trường hợp, họ đã bỏ những hồ sơ này vào... kho, và không nhìn đến nữa. Lý do đơn giản là đơn bảo lãnh được cơ quan di trú chấp thuận chỉ có giá trị trong 4 tháng. Tổng lãnh sự có thể gia hạn, nhưng cơ quan di trú thì không. Vì thế, cơ quan di trú xem những đơn này đã quá hạn.

- Hỏi 2: Tôi nghĩ chắc chắn Tòa lãnh sự vẫn còn giữ bản sao đơn bảo lãnh của tôi, dù đơn này đã bị trả về cơ quan di trú. Tôi có thể gửi nhiều chứng từ đến Tòa lãnh sự và yêu cầu họ xem xét hồ sơ của tôi?

- Ðáp 2: Tòa lãnh sự sẽ không chấp nhận bất cứ chứng từ mới về hồ sơ bảo lãnh đã bị trả về cơ quan di trú. Ðiều tốt hơn vẫn là nộp hồ sơ bảo lãnh mới.

- Hỏi 3: Nếu tôi kết hôn với vợ tôi, điều gì sẽ xảy ra nếu cơ quan di trú tái chấp thuận đơn bảo lãnh diện hôn thê cũ, trước khi đơn bảo lãnh diện vợ-chồng hiện nay được chấp thuận.

- Ðáp 3: Ðơn bảo lãnh diện hôn thê tự động bị hủy bỏ vào ngày bạn kết hôn.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

 

=END=

 

8- Truyện Hay Ngoại Quốc

 

- Con Ruồi

 

Yokomitsu Riichi

Dịch giả: Ðinh Văn Phước

 

1

Trạm xe mùa hạ vắng ngắt. Duy, trong một góc chuồng lờ mờ tối, một con ruồi mắt thô lố vướng phải mạng nhện, tung hai chân sau vùng vẫy phá lưới. Tòn ten một lúc, nó rơi ngọt như một hạt đậu. Con ruồi lại bò từ một cọng rơm dựng nghiêng, cong vì đầu dính cứt ngựa, lên đậu trên lưng con ngựa đã được tháo khỏi xe.

 

2

Con ngựa ngậm yên một cọng cỏ khô mắc trong răng cấm, đưa mắt tìm lão đánh xe lưng khòm. Lão đang ngồi đánh cờ trước tiệm bánh bao bên hông trạm. Lão đang thua luôn ba ván.

- Thôi, đừng có nói lộn xộn, chơi thêm một ván nữa đi.

Nắng lọt khỏi mái hiên, rọi lên cái lưng khòm của lão trông như một bọc hành lý tròn.

 

3

Một bà nhà quê hớt hải bước vào trong sân trạm. Tờ mờ sáng hôm nay được điện tín của đứa con làm trên tỉnh đang bị bệnh sắp chết, bà hối hả vượt ba dặm đường núi hãy còn đẫm ướt sương.

- Chưa có xe sao?

Bà ta thò mặt vào phòng lão đánh xe hỏi, nhưng không có ai trả lời.

- Chưa có xe sao?

Một cái cốc nằm ngã trên tấm tatami (1) xiêu vẹo, một dòng nước trà nhợt như màu rượu sake (2) rướng chảy nhẹ từ miệng cốc. Bà nhà quê quanh quất trong sân rồi qua bên hông tiệm bánh, lại hỏi.

- Chưa có xe hả?

- Xe vừa mới chạy đó.

Bà chủ tiệm bánh trả lời. Bà nhà quê mếu máo nói, nước mắt chảy quanh.

- Chạy rồi à, xe chạy mất hồi nào? Thật khổ quá, tới sớm hơn một chút nữa thì có kịp xe được rồi không. Hết xe rồi hở bà?

Bà nhà quê vừa khóc vừa nói. Rồi bà bật khóc thành tiếng nhưng bà chẳng buồn lau nước mắt, cứ đứng xững một hồi giữa đường quanh xe trong sân trạm, rồi bỗng bươn bã cất bước về hướng tỉnh.

- Có chuyến tới đó.

Lão đánh xe, mắt vẫn không rời bàn cờ, nói vói. Bà nhà quê dừng bước quay ngay lại. Nhướng cặp lông mày đã bạc, bà ta hỏi.

- Có xe thiệt hả? Xe chạy ngay hả? Thằng con tôi bệnh sắp chết, làm ơn giúp tôi lên trên tỉnh cho kịp.

- Tấn mã tới đó à?

- Mừng quá à. Ðây lên tỉnh mất bao lâu hở bác? Chừng nào thì bác cho xe chạy?

- Sắp có chuyến tới. Lão đánh xe nói thế rồi đập chốt tới.

- Xe có chạy liền không? Từ đây lên đến tỉnh có mất hết ba tiếng không? Có mất đến ba tiếng không hở bác? Thằng con tôi sắp chết, làm ơn cho xe chạy giúp tôi lên cho kịp có được không?

 

4

Từ phía cuối cánh đồng đằng xa nhờ nhờ hơi đất, có tiếng giã đậu vọng lại. Một cậu trai và một cô gái đang bước gấp về hướng trạm xe. Cô gái chợt đưa tay đỡ bọc hành lý trên vai người con trai.

- Ðể em mang.

- Hả?

- Nặng lắm mà.

Người con trai vẫn im lặng, giữ vẻ nhẹ nhàng, nhưng mồ hôi trán nhể xuống mặn. Người con gái than

- Không biết xe đã chạy mất rồi chưa.

Người con trai nheo mắt ngoái nhìn mặt trời qua bọc hành lý.

- Trời nắng quá! Chắc là chưa.

Hai người thôi nói chuyện. Có tiếng bò rống.

- Nếu mọi người biết thì làm sao hở Anh?

Người con gái nói, mặt như muốn khóc.

Tiếng giã đậu từ xa vọng lại nghe như tiếng chân ai đuổi dồn. Người con gái thoát ngoái nhìn lại đàng sau, rồi đưa tay đỡ bọc hành lý trên vai người con trai.

- Ðể em mang cho. Vai em hết đau rồi mà.

Nhưng người con trai vẫn im lặng dấn bước đều, đột nhiên nói.

- Nếu thiên hạ biết thì tụi mình trốn nữa.

 

5

Một đứa bé mút một ngón tay, còn một tay khác được mẹ dắt vào trong sân trạm.

- Má, ngựa ngựa.

- Ừ, ngựa ngựa

Ðứa bé vùng khỏi tay mẹ, chạy băng về phía chuồng, dừng lại cách chuồng khoảng hai bước, nó đứng nhìn con ngựa, dậm chân la " Ê, ê ".

Con ngựa nghểnh đầu, vênh vênh tai. Ðứa bé bắt chước nghiêng đầu, nhưng tai nó chẳng rung rinh. Rồi đứa bé nhăn mặt nhíu mày với con ngưạ, chốc chốc lại dậm chân la " Ê, ê".

Con ngựa miệng hất hất cái cán thùng cỏ rồi hục đầu vào ăn.

- Má, ngựa ngựa.

- Ừ, ngựa ngựa.

 

6

- Thôi, quên mua guốc geta (3) cho thằng nhỏ mất rồi. Nó thích dưa hấu, thôi thì mua dưa cho nó vậy. Nó thích mà mình cũng thích, như thế thì được cả hai đàng.

Một người đàn ông vừa lẩm bẩm vừa vào trong sân trạm. Ông ta đã bốn mươi ba. Bỏ công vật lộn với cái nghèo trong suốt bốn mươi ba năm trời, đêm hôm qua ông mới trúng một mối tằm đầu mùa được 800 Yen. Bây giờ trong bụng chỉ toàn chuyện toan tính cho tương lai. Thế mà mới hồi hôm khi đi tắm ở nhà tắm công cộng Sento (4), ông bị thiên hạ cười chế riễu vì ông cứ đem cả cái hầu bao đựng 800 Yen đi luôn vào trong phòng tắm, nhưng chuyện ấy thì ông cũng đã quên mất biến rồi.

Bà nhà quê đang ngồi trên chiếc sàn trong trạm, nhỏm dậy đến bên cạnh người đàn ông.

- Không biết chừng nào người ta mới cho xe chạy. Thằng nhỏ tôi bệnh sắp chết, không lên nhanh thì chắc không giáp được mặt nó..

- Thế thì không được.

- Chắc là xe cũng sắp chạy. Mới hồi nãy ông ta nói là xe sắp chạy.

- Thế thì ông ta còn đợi gì đấy.

Cậu trai và cô gái bước vào sân trạm. Bà nhà quê lân la về phía hai người.

- Hai cô cậu định đi xe phải không? Chắc không có xe đâu.

Người con trai hỏi vặn.

- Không có xe thật sao?

Cô con gái hỏi gặn thêm.

- Không có xe thật à?

- Tôi đợi cả hai tiếng đồng hồ rồi mà chẳng có xe. Từ đây lên tới trên tỉnh cũng phải mất ba tiếng. Bây giờ đã mấy giờ rồi hả, thế này thì xe lên tới trên tỉnh thì cũng đứng bóng mất.

- Ừ chắc cũng phải đứng bóng.

Người đàn ông nhà quê nói xen. Bà nhà quê quay lại hỏi.

- Ông có chắc vậy không? Giờ đó thì thằng con tôi chắc chết mất, ông có chắc là đứng bóng không?

Bà ta nói vậy rồi lại sụt sịt khóc. Rồi bà vội qua ngay bên tiệm bánh.

- Xe chưa chạy sao? Bác vẫn chưa chịu cho xe chạy sao?

Lão đánh xe nằm ngửa lấy bàn cờ làm gối, đầu hướng về phía bà chủ tiệm đang rửa chiếc vỉ bánh. Lão vẫn nằm nguyên hỏi.

- Nồi bánh chưa sôi sao hở bà?

 

7

Ðến mấy giờ thì xe mới chịu chạy! Mấy người hành khách tụ tập trong sân đợi khô hết cả mồ hôi, nhưng không ai biết được mấy giờ thì xe mới chạy. Ví dù có ai biết thì chỉ không ngoài mấy chiếc bánh bao đang bắt đầu phồng lên trong nồi. Từ bao nhiêu năm tháng nay, trong suốt cả cuộc đời cô độc sống một mình của lão, lão chỉ có tuyệt mỗi một niềm an ủi lớn nhất là ngày nào cũng là người đầu tiên gắp được những chiếc bánh mới hấp xong, trước khi chưa một ai được đụng tay đến.

 

8

Ðồng hồ trong trạm đổ mười tiếng. Nồi bánh bốc khói nghi ngút, nước réo trong nồi. Xạt, xạt, xạt, lão phu xe cắt cỏ cho ngựa ăn. Bên cạnh lão, con ngựa đang uống nước trữ bụng. Xạt, xạt, xạt.

 

9

Con ngựa đã được thắng vào xe. Bà nhà quê leo ngay lên ngồi trong xe, mắt đăm đăm về hướng tỉnh. Lão đánh xe lưng khòm nói.

- Mời bạn hàng lên xe.

Năm người hành khách ngó chừng bực thang nghiêng, lên ngồi chung với bà nhà quê.

Lão đánh xe lưng khòm gắp mấy chiếc bánh nở no tròn như những lọn bông gòn bỏ vào trong bị, xong lão leo lên bục ngồi khòm lưng lại. Tiếng còi xe bóp bí bo. Tiếng roi đánh.

Con ruồi mắt thô lố đậu trên đùm thịt thối dưới háng con ngựa, bỗng bay lên đậu nghỉ trên nóc xe. Nó ôn lại cảnh suýt chết trong mạng nhện, thân nó lắc lư theo xe.

Chiếc xe ngựa dong ruổi dưới trời nắng gắt. Xe ra khỏi những hàng cây, chạy dọc theo những luống đậu, lắc lư trên con đường chạy giữa một bên là vườn trồng đay, một bên là những nương dâu rồi hút bóng trong khu rừng. Màu xanh của cây rừng rung rinh in ngược trong những giọt mồ hôi đọng trên trán con ngựa.

 

10

Trong xe người đàn ông huyên thuyên bắt chuyện với mọi người như đã hơn năm năm rồi mới tìm được tri kỷ. Chỉ riêng đứa bé một mình ôm cột xe, thao láo nhìn ra ngoài cánh đồng.

- Má, lê lê.

- Ừ, lê lê.

Trên bục xe, cây roi ngựa nằm yên. Bà nhà quê chú ý nhìn giải thắt lưng buộc hầu bao của người đàn ông, cất tiếng hỏi.

- Mấy giờ rồi hả? Ðã mười hai giờ rồi chưa? Thế này thì phải đến xế mới lên tới trên tỉnh.

Còi xe trên bục đã ngừng vang. Lão phu xe móc hết bánh trong bị ra, ngốn hết vô bao tử. Xong lão khòm lưng lại, ru dần vào giấc ngủ gật. Trong lúc đó con ruồi dương mắt thô lố, lặng ngắm những đồi lê hiện dần lên, nó nghiêng đầu nhìn vực dốc dựng đứng đang hứng nắng mặt trời giữa hạ, đất đỏ ửng, rồi nó cúi xuống nhìn dòng nước chảy siết vừa hiện ra. Và người ta nghe tiếng xe nghiến ọc ẹo, chạy lọc xọc gập gềnh trên con đường đèo, dốc cao lỏm chỏm gồ ghề. Ngoài con ruồi ra, hành khách không ai biết lão đánh xe đang ngủ gật. Con ruồi từ trên nóc xe, xà xuống mái tóc phân nửa đã bạc đang rũ xuống của lão, và đến đậu trên lưng con ngựa mướt mồ hôi, đưa vòi liếm láp.

Chiếc xe lên đến đỉnh đèo. Con ngựa bắt đầu ôm khúc quanh hiện ra trước mạng che mắt. Nhưng trong khoảnh khắc ấy, con ngựa không kịp nghĩ đến thân mình của chính nó với bề rộng của chiếc xe. Một bên bánh trật khỏi đường. Tức khắc con ngựa bị xe kéo khựng lại, hỏng vó. Chớp nhoáng con ruồi bay vút lên, cúi nhìn chiếc xe và bụng ngựa bật ngửa cùng rơi thỏng xuống vực. Người ta hét, con ngựa hí vang. Và trên triền sông lăn lóc người, ngựa, ván gẫy đè lên nhau không cử động. Hoàn toàn yên lặng. Chỉ có con ruồi sau khi được nghỉ cánh, bây giờ mặc sức vút lên cao, thật cao mất hút trong bầu trời xanh.

 

Chú thích:

(1) Tatami: Chiếu của Nhật Bản có cấu tạo 2 phẩn, phần lõi bên trong làm bằng rạ dầy khoảng 5 cm, ngoài mặt phủ một lớp chiếu mỏng như chiếu của ta, nhưng chỉ một màu nhạt, không dệt huê hòe như ta. Viền chiếu là một viền bố đơn giản một màu thật đậm, hay trang hoàng hoa văn sặc sở. Ngày xưa chỉ những người có quyền thế mới dùng được Tatami, đặt trên sàn nhà để làm chỗ ngồi. Ðến thời đại Edo của Mạc phủ Tokugawa thì Tatami mới được phổ biến rộng rãi trong dân gian, được dùng để lót hết toàn bộ gian phòng như ta thấy ngày nay.

(2) Sake: Rượu làm từ gạo trắng hấp nóng, trộn men xong để len men thành rượu. Nặng khoảng 14-16 độ.

(3) Geta: Guốc gỗ có đai mắc vào giữa ngón chân cái và ngón chân chỉ.

(4) Sento: Nhà tắm công cộng có bồn nước nóng khá rộng. Sau khi rửa sạch thân thể bên ngoài, người ta leo vào bồn nước ngồi chung nhau ngâm mình cho ấm toàn thân.

 

=END=

 

**********************************

 
 
 
Home Page
 
 
 
Tài Liệu
 
Tài liệu
Tài liệu Lưu trữ
Tin tức Lưu trữ
Nguyễn Quang Duy