banner
 
Home Page
vanhoc

 
Home
 
Saigon Bao.com
Saigon Bao 2.com
 
Liên Lạc - Contact
 
Liên Lạc - Contact
 
 
 
Tài Liệu
 
Tài liệu
Tài liệu Lưu trữ
Tin tức Lưu trữ
Nguyễn Quang Duy
 
Cần Thiết
 
Directory
 
Phụ Trang
 
Mobile Version
BaoThoiSu.com
BaoPhongSu.com
BaoTuDo.com
 
Disclaimer
SaigonBao.com
1999-2021 All rights reserved
 
 
 
Diem Bao industry lifestyle
 
 
 
 
 
 
Trang Nhà -Tài liệu Dân chủ - Lưu trữ 2007 -Tài liệu Lưu trữ
 
 

VIETNAM NEWS NETWORK (VNN)

P.O. Box 661162

Sacramento, CA 95866

Phone & Fax: 916-480-2724

Email: vnn@vnn-news.com

Website: www.vnn-news.com

 

**********************************
Bài Vở Hàng Ngày

Ngày 16 Tháng 08 Năm 2007

**********************************

 

1- Bình Luận Việt Nam

- Phản ứng của CSVN trước Dự Luật Nhân Quyền 2007

Trần Ðức Tường

2- Thời Sự Việt Nam

- Ðằng sau những lời giả dối

Huy Phương

3- Diễn Ðàn Quốc Nội

- Tản mạn ngọn nguồn

Thích Thiện Minh

 

4- Tin Tức Quốc Nội

- Công An CSVN tại Sài Gòn Lập Trạm Canh Gác Ðể Kiểm Soát Gây Xáo Trộn Sinh Hoạt Gia Ðình Cô Lư Thị Thu Duyên

 

5- Câu Chuyện Việt Nam

- Không phải khủng bố, chỉ là khủng hoảng

Văn Quang

6- Tạp Ghi Văn Nghệ

- Về cái chết oan khuất của nhạc sĩ Minh-Kỳ

phạmtínanninh

7- Văn Học Nghệ Thuật

- Người Việt gốc ớt

Hoàng Lão Tà

 

**********************************

 

1- Bình Luận Việt Nam

 

- Phản ứng của CSVN trước Dự Luật Nhân Quyền 2007

 

Trần Ðức Tường

 (VNN)

 

Mỗi lần quốc tế đưa ra những nhận xét về việc CSVN chà đạp Nhân Quyền đối với người dân, Hà Nội lại lồng lộn đưa ra những luận điệu phản bác. Họ cho rằng đó là "việc làm sai trái", là "thiếu khách quan về tình hình Nhân Quyền tại Việt Nam", là "can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam"... Lần này, sau khi dự luật HR 3096 Nhân Quyền Việt Nam 2007 do một số dân biểu lưỡng đảng thuộc Hạ Viện Liên Bang Hoa Kỳ đệ trình và được Ủy Ban Ngoại Giao thông qua ngày 31/7/2007 vừa qua, ngoài những luận điệu trên, Hà Nội còn bịa đặt những điều không hề có trong dự luật, nhằm xuyên tạc và lừa bịp những người không có điều kiện nắm bắt nội dung của bản dự luật này.

Dự luật Nhân Quyền Việt Nam HR3096 nêu lên trong phần đầu, 14 nhận xét của Hoa Kỳ đối với chính quyền CSVN. Trong đó đáng chú ý là các nhận xét sau đây. Nhận xét thứ 3: "Hoa Kỳ chấp thuận cho CSVN gia nhập WTO với sự cam kết Việt Nam phải không ngừng cải thiện tình trạng tôn trọng Nhân Quyền"; Nhận xét thứ 7: "Từ khi được gia nhập WTO, ngày 11/01/2007, chính phủ Việt Nam đã bắt và bỏ tù nhiều nhân vật vì đã họ đã cổ võ dân chủ một cách ôn hòa, bao gồm linh mục Nguyễn Văn Lý và các luật sư Nhân Quyền Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công nhân". Dự luật cũng đưa ra nhận xét thứ 8 về việc chính quyền CSVN đã bắt bớ, quản thúc hay hạn chế tự do của rất nhiều người trong đó có 34 tên tuổi cụ thể đã được nêu chỉ vì họ đấu tranh ôn hòa cho tự do, dân chủ. Nhiều nhận xét về sự kiện CSVN vi phạm tự do tôn giáo, nhất là đối với đạo Tin Lành tại các vùng cư dân của các sắc tộc thiểu số, đã được nêu lên trong phần các nhận định.

Sau phần nhận xét với những chứng cớ rõ ràng, dự luật trong phần 3 đã đưa ra những biện pháp mà chính quyền Hoa Kỳ phải thi hành nếu CSVN tiếp tục vi phạm Nhân Quyền. Biện pháp đáng chú ý là cấm hành pháp Hoa Kỳ không được viện trợ cho CSVN, ngoại trừ những viện trợ nhân đạo. Những viện trợ không có tính cách nhân đạo được quy định bởi bộ luật về "ngoại viện" năm 1961 và bộ luật về kiểm soát xuất cảng vũ khí của Hoa Kỳ. Sẽ không bị chi phối bởi dự luật HR3096, những khoản viện trợ cứu gíúp nạn nhân thiên tai, cứu trợ thực phẩm, thuốc men và tài chánh để mua thực phẩm, thuốc men; cũng như cứu trợ người tỵ nạn... Trả lời một cuộc phỏng vấn của đài phát thanh Á Châu Tự Do, ông Chris Smith, một trong những tác giả dự luật cũng đã nói rõ: "Dự luật không hề đề cập đến các khoản viện trợ nhân đạo của Mỹ dành cho Việt Nam bao gồm cả khoản viện trợ cho các nạn nhân HIV/AIDS". Ông Smith nói thêm:"Chúng tôi không hề có ý cản trở các nguồn viện trợ nhân đạo dành cho những đối tượng khốn khổ, bệnh tật, hay đói kém vì chúng tôi nhiệt tình mong muốn hỗ trợ những người khốn khó ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, cho dù chính phủ các nước đó có man rợ đến mức nào đi chăng nữa. Nhưng điều chúng tôi muốn nói ở đây là các khoản viện trợ an ninh và phát triển kinh tế".

Dự luật cũng quy định chính phủ phải có biện pháp tài chánh và kỹ thuật hỗ trợ những nỗ lực cổ võ dân chủ cho Việt Nam, đặc biệt là các phương tiện chống CSVN phá sóng của đài phát thanh RFA, các phương tiện hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ nhằm cải thiện tình trạng Nhân Quyền tại Việt Nam. Dự luật còn quy định là Tổng Thống Hoa Kỳ có thể ngưng áp dụng các điều khoản trong dự luật này, nếu chứng minh được với Quốc Hội là CSVN đã có những tiến bộ về mặt Nhân Quyền.

Ngày 1/8/2007, tức là 1 ngày sau khi bản dự luật HR3096 được Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện Hoa Kỳ chấp thuận, đài phát thanh chính thức của CSVN, VOV, đã phát đi bài có nhan đề "Một hành động sai trái và nguy hiểm, tổn hại đến quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ". Ngay ở đoạn đầu, đài này đã nói "... điều không thể chấp nhận là trong bản dự luật nhân quyền năm nay, ông (Smith) đưa ra những điểm gắn với các khoản viện trợ nhân đạo cho Việt Nam...". Như sợ rằng chưa được rõ ràng, đài này ngay sau đó nói tiếp: "Cụ thể, ông và những đồng tác giả đặt ra các điều khoản cấm các nguồn viện trợ nhân đạo cho Việt Nam...". Người ta không tin rằng đài VOV của CSVN lại dốt nát về ngoại ngữ đến độ hiểu sai nội dung dự luật. Ðây chính là hành vi xuyên tạc cố ý. Việc CSVN, một mặt chỉ trích dự luật, một mặt cố tình xuyên tạc Hoa Kỳ là nhằm vào thính giả Việt Nam hầu khích động lòng căm thù của dân ta đối với Mỹ. Ðây là sách vở kinh điển của CSVN. Khi lòng căm phẫn của nhân dân ta đối với chế độ CSVN thối nát lên cao độ thì CSVN luôn luôn tìm cách hướng sự phẫn hận của nhân dân đến một đối tượng khác để thoát hiểm. Kế sách này của cộng sản thế giới và CSVN đã hữu hiệu ở cái thời người ta còn viết thư, dán tem, gửi bưu điện. Nó đã trở nên lố bịch ở thời đại tin học ngày hôm nay. Nó đã trở thành ngón đòn quật ngược lại chế độ. Chính CSVN đang phá hoại mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ khi họ tìm cách khơi lên mối hận thù của nhân dân đối với Hoa Kỳ.

 

=END=

 

2- Thời Sự Việt Nam

 

- Ðằng sau những lời giả dối

 

Huy Phương

 

Tại bữa tiệc ở Dana Point, Nam Cali, ông Nguyễn Minh Triết đã có nhiều hứa hẹn với "bà con" của ông ở hải ngoại, nôm na là "kiều bào" khi ông nói "bắt đầu 1/9 sẽ bỏ thị thực cho Việt kiều về thăm Việt Nam, giải quyết vấn đề nghĩa trang Bình Dương nhằm tăng cường đoàn kết, tạo điều kiện cho các gia đình về đây thăm viếng, chăm sóc mồ mả thân nhân". Ôi, nghe ngọt ngào như lời sói ca hát dưới bóng cây có con quạ đang ngậm miếng bánh. Sự thật nó như thế nào? Không lẽ tôi lại cất lời ca cẩm: "Ðừng nghe những gì Cộng Sản nói...". Mỗi thời mỗi khác, phải chăng bây giờ đất nước đã thay da đổi thịt, Cộng Sản hôm nay không phải như Cộng Sản hồi xưa?

Trước hết là nói chuyện miễn thị thực. Theo tài liệu của báo Tuổi Trẻ ngày 17/7/07 thì Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Phú Bình "sẽ có quyết định miễn thị thực xuất nhập cảnh cho tất cả người Việt Nam ở nước ngoài hội đủ các điều kiện...". Các bạn nên nhớ là "chưa" nhé, đây mới là "sẽ", cái gì "sẽ" thì chưa chắc đâu! Còn "hội đủ điều kiện" là gì? Chúng ta mang quốc tịch Mỹ hay dù không là quốc tịch, đi du lịch Âu Châu không cần phải thị thực, chỉ cần mua vé máy bay và sắp xếp hành lý. Ði Việt Nam có được như vậy thì mới gọi là miễn thị thực. Ông Thứ Trưởng này sợ đồng bào hải ngoại quá ngây thơ, tin tưởng nên ông rành rẽ cắt nghĩa rằng: "theo tinh thần của quyết định trên, không phải Việt kiều cứ cầm hộ chiếu là vào Việt nam, mà phải làm thủ tục để được cấp một giấy xác nhận miễn thị thực có giá trị đi lại nhiều lần và có hiệu lực trong vòng năm năm. Như vậy Việt kiều vẫn phải làm thủ tục, vì nếu không có thủ tục thì các cơ quan chức năng quản lý không thể có số liệu, thông tin cụ thể để làm việc".

Bây giờ chúng ta mới hiểu ra, miễn thị thực nhưng phải làm đơn "xin miễn thị thực" và lúc trước mỗi lần có thị thực chỉ đi về một lần, bây giờ có giấy phép miễn thị thực được đi lại trong vòng năm năm. Mà có phải ai cũng được cấp giấy như thế không? Ông chính quyền Cộng Sản Việt Nam dùng nhẹ nhàng bốn chữ "hội đủ điều kiện". Thế nào là "hội đủ điều kiện"? Phải chăng là không có tên trong sổ đen, không có thành tích chống đối Cộng Sản, không bị viên chức CS trong và ngay tại Mỹ ghi nhận là thành phần nghi ngờ. Còn như "phải làm thủ tục" là thế nào, dân tình sống dưới chế dộ Cộng Sản nghe hai chữ "thủ tục" là "đầu tiên" đã thấy ngay hình ảnh của "Bác", nay nếu "Bác" được thay bằng hình ảnh các ông Tổng Thống Hoa Kỳ thì tình hình càng dễ chịu hơn. Như vậy, nói đi nói lại, thì vẫn như cũ. Ðó là món quà thứ nhất Chủ tịch Nguyễn Minh Triết ưu ái tặng các Việt kiều.

Món quà thứ hai là chuyện Nghĩa Trang Quân Ðội VNCH, chuyện đồng bào hải ngoại vẫn quan tâm từ 32 năm nay và chính phủ CS muốn nghĩa trang sẽ tự nó tàn phế theo thời gian. Nó như cái gai nằm ngay giữa thủ đô Saigon, một cái gai khó nhổ đối với chế độ lòng đầy hận thù. Giữa thực tâm và giả dối, người ma giáo vẫn luôn luôn dùng lời dối trá nói cho qua bữa, cho xong việc nhưng thực tâm họ nghĩ gì, làm gì thì chỉ có họ biết. Cho đến giờ này, mặc dầu ông Nguyễn Minh Triết chỉ nói miệng là cho Việt kiều về trùng tu mồ mả thân nhân tại "nghĩa trang Bình Dương", mà chưa có một văn bản chính thức nào về việc này. Cũng không nghe giao công việc này cho ai, dù là cho ông Nguyễn Cao Kỳ hay nhóm Quốc Gia Nghiã Tử Heritage. Họ chỉ cho phép những ai với tính cách cá nhân, muốn về trùng tu mồ mả ông cha được toại nguyện. Nghĩa là nếu chúng ta có thân nhân nằm trong nghĩa trang- sau khi xin phép, đương nhiên- chúng ta sẽ được vào trùng tu hay sửa sang phần mộ ấy. Mặt khác nếu ở Việt Nam, ai có thân nhân mới chết muốn chôn cất trong ấy, cũng có thể được, nếu có đủ diều kiện, vì đây là một "nghĩa trang dân sự" với cái tên "Nghĩa Trang Bình An" như lời ông Thứ trưởng Nguyễn Phú Bình đã nói với ông Nguyễn Cao Kỳ trước đây.

Cái tên Bình Dương hay Bình An đối với chúng ta còn quá xa lạ, và coi như từ đây, Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hoà (hay VNCH) đã bị xoá tên.

Việc cho nhóm QGNT Heritage hay ông Nguyễn Cao Kỳ về xây lại một bức tường chung quanh nghĩa trang, và xây dựng hay trùng tu lại các ngôi mộ trong nghiã trang, có khác gì chính phủ CSVN đã giao hẳn chủ quyền nghĩa trang này cho các nhân vật trên. Ðiều này chắc những người Cộng Sản hôm nay không thể làm. Lý do thứ nhất là ngày xưa diện tích của Nghiã Trang Quân Ðội là 125 mẫu đất, ngày nay chỉ còn lại 58 mẫu nếu giao lại cho Bình Dương, nửa diện tích còn lại, nay là một nhà máy nước lớn chiếm 4, 5 mẫu, nhà dân chúng, doanh trại, các cơ sở kỹ nghệ. Nhà nước Cộng Sản không thể giải toả, bồi thường, hay đuổi họ đi để giao lại cho "Việt kiều" làm chủ đất. Lý do thứ hai là không ai có thể có chủ quyền nhỏ trong một đất nước có chủ quyền lớn. Giả thử như ông Bill Gates có giúp chúng ta 100 triệu đô la để mua lại nghiã trang, cũng không thể thu xếp, dọn sạch khu vực này để dành chỗ nằm riêng biệt, trang trọng cho anh em liệt sĩ của chúng ta, khi còn chế độ Cộng Sản ở quê nhà. Nhà nước Cộng Sản đã có chủ trương xoá bỏ Nghĩa Trang Quân Ðội VNCH của chúng ta từ đầu, khó lòng mà đem nghĩa trang trở lại tình trạng cũ.

Cũng như trước đây, nhiều người tin tưởng rằng Cộng Sản sẽ trả lại chủ quyền nhà đất cho những người bỏ nước ra đi sau tháng 4-1975. Cộng Sản sẽ giải quyết ra sao đây, vì ngay trong những ngày đầu vào miền Nam, chúng đã cướp nhà cướp đất ấy chia chác nhau, giao cho binh lính, cán bộ của chúng. Qua 32 năm, ngôi nhà ấy đã được mua đi bán lại cả chục lần với chục người chủ khác nhau, đã thay hình đổi dạng, không thể nào chúng ta đòi lại chủ quyền ngôi nhà ấy, cũng như đất nước của chúng ta đã một lần đánh mất.

Lời nói của ông Nguyễn Minh Tiết trong buổi tiệc rượu hôm ấy chỉ là những lời nói giả dối, đãi bôi cho qua chuyện, vì mọi việc cũng rồi không đi đến đâu, khi người Cộng Sản không bao giờ có thực tâm, vì chưa hết hận thù. Họ chỉ nói lời hoà giải ngoài miệng, và những ai cả tin sẽ nhận những bài học đắt giá.

 

=END=

 

3- Diễn Ðàn Quốc Nội

 

- Tản mạn ngọn nguồn

 

Thích Thiện Minh

 

Ngày 15/08/2007

Ðêm nay, bỗng nhiên trong lòng tôi trằn trọc không sao dỗ an giấc ngủ, tôi có cảm giác rạo rực, day dứt, nôn nao. Sau khi, tôi thống kê danh sách hiện gần 150 người tù nhân Chính trị và Tôn giáo trong nước đang còn bị giam giữ. Ngoài số ấy, còn nhiều trường hợp chưa có điều kiện thống kê hết, có dịp sẽ bổ sung thêm. Danh sách nầy có thể được gởi sớm đến các tổ chức Nhân quyền trên thế giới để nhờ can thiệp. Ðáp ứng nhu cầu của quốc tế. Vì không ngủ được, tôi bật mình ngồi dậy nhìn xung quanh phòng vội với lấy quyển sách nhưng chẳng muốn đọc chữ nào! Không để phí hoang thời giờ, tôi bèn lấy bút giấy ra và cũng chẳng biết viết gì! Cho nên, nhớ gì ghi nấy, xin gởi đến quý thân hữu gần xa, nếu có gì khuất tất xin hoan hỷ niệm tình lượng thứ, và mong được giúp ý.

Tôi muốn nhận xét khách quan đầu đuôi mọi việc một cách tỉ mỉ, những điều khá chướng tai gay mắt. Nhưng ý tứ không được chặt chẽ, lời văn không gắn bó liên hệ mật thiết nhau của từng sự kiện, tư tưởng không mấy tập trung, chẳng phải vì gặp chút khó khăn trong mấy tháng vừa qua, tôi đã bị sờn lòng nãn chí, chỉ có vài tháng mà có nghĩa gì so với 26 năm triền miên trong ngục thất. Cho nên không phải vì thế mà vắng tiếng nói hay đã nguội lòng hoặc tinh thần chí khí bị rúng rính, lung lay. Hôm nay, viết bài lấy tựa đề "Tản mạn ngọn nguồn" thoạt mới nghe qua 2 chữ ngọn nguồn, mọi người tưởng như muốn trình bày sự việc gì khá cẩn thận đến từng chi tiết nhỏ của căn nguyên! Sao mà lại dùng thêm hai từ "tản mạn" tức là trình bày vấn đề còn rời rạc, riêng rẽ, không gắn kết....Thôi đành! Biết sao thưa vậy! Nhớ bao nhiêu tường thuật lại bấy nhiêu? Trước nhất, là nhà Sư tôi trình bày những việc liên quan đến tôn giáo, những gì tôi đã nghe và thấy được.

Hiện nay, tại thành phố Sài gòn nói chung và một số tỉnh nói riêng, khi vị Tăng nào trong Giáo hội Phật giáo nhà nước muốn bổ nhiệm về trụ trì một ngôi chùa, hầu như đại đa số các vị Tăng ấy đều phải chi phí một số tiền ngoại giao, biết đối xử như người ngoài đời, tức là phải chi ít nhất 5-10 triệu đồng cho đến vài mươi triệu, hoặc hơn thế nữa làm lễ vật dâng biếu Ông Trưởng Ban Tri Sự hay vị quan chức Tăng Sự tỉnh, thành thì mới được các ngài phê duyệt, ký giấy thuyên chuyển bổ nhiệm và như thế ắt nhiên là sẽ được hợp pháp xúc tiến hoàn tất thủ tục pháp lý với chính quyền. Chưa nói Sư với Sư bây giờ cũng kinh doanh Chùa nữa! Chùa bây giờ không phải cúng hiến, cung thỉnh Chư Tôn thiền Ðức tăng như ngày xưa, mà tính giá trị ngôi chùa bằng bao nhiêu cây vàng để sang tay qua chủ khác, mới nghe qua câu chuyện tưởng lạ mà là điều có thật, dường như việc trao đổi mua bán thường xuyên đã trở thành quen, cho nên chẳng ai để tâm làm gì! Ông bà xưa thường nói: "tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn tới 3 ngày đường, nên dần dần loan xa đến tận Bạc Liêu. Bởi ai bây giờ cũng cho rằng thời buổi kinh tế "thị trường" mà! Ðã là thị trường tức có kẻ mua người bán, cái gì cũng bán...... Chùa cũng bán, đất chùa cũng bán v.v... Thậm chí cho đến các ông Sư đã lập thệ với hạnh nguyện xuất gia, danh lợi chẳng màng, tìm cầu đạo giải thoát, thượng hoằng phật đạo, hạ hóa chúng sinh, hiểu rành kinh kệ, suốt biết lẽ sinh tử là vô thường, am tường luật luân hồi nhân quả mà còn bán mình cho quỷ sứ nữa, huống chi là bán chùa hay bán đất chùa? Mặc dù, buôn bán chùa nhưng giấy tờ phải dùng từ ngữ hiến cúng cho hợp lệ, vừa tránh được thuế, vừa nghe có vẻ trân trọng rất hợp đạo, hợp lý, hợp tình trên cương vị của bậc tu hành, chứ bên trong thì có khác......

Sẵn đây, tôi xin đề cập một bài viết được truyền tải khắp nơi trên mạng, tác giả là Hoàng Chương một Phật Tử thuộc GH Phật Giáo nhà nước với tựa đề: 

 

Từ chức, một việc làm cần thiết trong GHPGVN.

Từ chức là việc một người chủ động (self) không giữ chức vụ hiện tại nữa. Ngày nay việc từ chức đã trở thành phổ biến, cho nên việc từ chức bỗng nhiên biến thành một nét văn hoá - gọi là "văn hoá từ chức".

Vậy, trong xã hội hiện nay, những ai là đối tượng có quyền từ chức? Ðó là Quan chức, Viên chức, những người đang đảm nhiệm một chức vụ nào đó trong các Tổ chức, Cơ quan, Hội đoàn, Hội chúng...

Và, khi nào thì những đối tượng trên cần phải từ chức, hoặc "bị buộc phải từ chức"? Khi những đối tượng này, trong một thời gian dài không hoàn thành tốt công việc mà các Tổ chức, Cơ quan, Hội đoàn, Hội chúng... tin tưởng giao phó, hoặc với cương vị, chức vụ của mình, những đối tượng này không còn đủ năng lực, trí tuệ để điều hành và thúc đẩy sự tiến triển của Tổ chức, Cơ quan, Hội đoàn, Hội chúng nữa. Lúc này, những đối tượng này cần phải tự động rời chức vụ của mình để người khác có năng lực, trí tuệ hơn lên đảm nhiệm, hoặc tự động hoặc "buộc phải" từ chức để được làm rỏ trách nhiệm cá nhân của mình.

Khi một người tự giác nhận ra mình không còn phù hợp với chức vụ đang đảm nhiệm nữa và tự động rời "cái ghế" đó, tạo điều kiện cho người khác lên đảm nhiệm nhằm lợi ích chung của Tập thể - khi đó, chúng ta nói, người này sống và làm việc có văn hoá, "văn hoá từ chức". Mới nghe thì ngỡ là bình thường, nhưng thực tế, người biết ứng xử theo "văn hoá từ chức" là một người rất cao cả, có trách nhiệm với bản thân và tập thể.

Thực tế trong xã hội VN ngày nay, những người, quan chức có văn hoá từ chức là rất hiếm. Nhưng vì một tương lai, một xã hội, một đất nước văn minh chúng ta cần phải hướng đến một nền văn hoá như vậy, nhất là những quan chức.

Thế tục là vậy, trong Ðạo Phật thì sao?

Qua 27 năm điều hành GHPGVN, quý Quan chức GH hầu như không thể hiện được năng lực, trí tuệ, đạo hạnh của mình. Những gì quý vị để lại là - sự trì trệ, thụ động, và hàng khối vụ việc tiêu cực. Hệ quả, PGVN dần dần không còn là Ðạo Phật đúng nghĩa nữa, hoạt động của các Chùa thì ngập tràn mê tín dị đoan, đội ngũ lợi dụng cửa Phật để kiếm một cuốc sống an nhàn ngày càng đông từ đó đội ngũ tu sĩ phạm giới ngày càng nhan nhản.

Từ sự trì trệ của GH dẫn đến tệ nạn, tiêu cực trên từng cây số trong nội bộ PGVN, dần dần người dân xem Ðạo Phật như một tôn giáo hữu thần đầy mê tín.

Trong khi các tôn giáo khác có hàng loạt chiến lược, kế hoạch truyền đạo, thu phục, quyến dụ tín đồ một cách quy mô, PGVN lại ngày càng lún sâu vào con đường trì trệ trong TRUYỀN BÁ GIÁO PHÁP CỦA ÐỨC PH


T, hoạt động của các Chùa chủ yếu là ma chay, tán tụng phục vụ người chết.

Theo dư luận từ cư sĩ Phật tử hiểu biết, có quan tâm đến sự tồn vong của PGVN, quý vị quan chức GHPGVN hiện nay đã quá già về tuổi tác, quá thiếu năng lực quản lý điều hành, đạo hạnh cũng có nhiều vấn đề. Vì vậy, để thể hiện tính văn hoá trong cuộc sống, chúng tôi kêu gọi quý vị quan chức GH hãy can đảm từ chức, tạo điều kiện cho quý vị khác có năng lực hơn lên tiếp tục lèo lái con thuyền GH một cách vững chãi hơn.

Vì sự cao siêu của Phật Pháp, vì tương lai của Ðạo Phật, vì tương lai của một Tôn giáo truyền thống dân tộc Việt Nam, quý vị quan chức trong bộ máy điều hành GHPGVN từ trung ương đến địa phương hãy bỏ chút thời giờ tự phán xét bản thân và suy ngẫm về "VĂN HOÁ TỪ CHỨC". 

Hoàng Chương.

 

Thuận Khảo là một trong Ngũ ma khảo theo giáo lý nhà Phật. Không kể người xuất gia hay tại gia. Nói chung người đời luôn gặp phải Thuận khảo, các bậc tu hành, những nhà hoạt động chính trị, xã hội, các quan chức thì đối diện thường xuyên, để đo lường về các mặt: Minh, Cang, Liêm, Khiết, Trí, Dũng, Tín, Thành, Ðức, Hạnh, Trung, Trinh v.v... (Minh khảo, Ám khảo, Trừng khảo, Nghịch khảo và Thuận khảo), Thuận Khảo là nguy hiểm nhất, dễ bị cám dỗ nhất, vì thuận khảo là mua chuộc, cám dỗ, xúi dục những điều hư sai hoặc thấy việc sai khách thể càng ủng hộ cho sai thêm để đối tượng bị nhúng chàm đắm nhiễm về tài, sắc, danh, thực, thùy. Nên dễ bị cuốn hút vì nó rất nhẹ nhàng, êm ái bằng mưu tính quỷ quyệt đưa mình xuống vũng bùn tội lỗi lúc nào không hay để sai xử, khi hiểu ra thì đã vào tròng và không còn đường thoát! Nên chỉ biết cúi mình tuân phục, thấy sai chẳng dám phản biện, lệnh sao tuân vậy!             Quan sát ở Việt Nam thì thấy rõ! Do dó, như Hoàng Chương đã nói, thực tế ngày nay, có nhiều Sư trong Phật giáo nhà nước uống rượu say xỉn...chẳng thua gì người đời! Mỗi khi say xỉn lại có xe đời mới của cơ quan Mặt trận hay Tôn giáo vận thậm chí xe của công an đưa về tận cổng chùa! Nói như thế cũng không dám vô lễ quơ đũa cả nắm, dẫu sao cũng còn các vị chân tu đáng kính, cho dù tham gia giáo hội phật giáo nhà nước nhưng tâm hồn luôn hướng về nhị vị Ðại lão Hòa Thượng và GHPGVNTN, một số vị cũng tỏ ra có nhiều quyến luyến GH nên thường lui tới thăm viếng quý ôn, thường xuyên gặp gỡ trao đổi chuyện trò rất thân tình với các thành viên GHPGVNTN; một số vị muốn công khai quay về Giáo hội nhưng còn do dự vì quan ngại bị chính quyền thúc bách, uy hiếp gây khó khăn, nên chưa mạnh dạn. Tuy nhiên, hiện thời đã có hằng trăm Chư tôn đức Tăng Ni đã ngầm hứa hẹn với GHPGVNTN sẽ quay về cội nguồn nếu có cơ hội thuận tiện. Ngoài ra, lúc nầy trong giáo hội nhà nước đi tu cũng phải có phe cánh mới tiến thân được. Trong Ðạo còn thế đừng trách chi người Ðời. Cho nên bên trong giáo hội từ trên xuống dưới luôn có nhiều phe phái, nếu có ăn cánh với nhau mới được cất nhắc, nâng đỡ. Nội bộ có nhiều chuyện khuất tất rất khó nói, lại đối xử bất bình đẳng và các ông Quan tôn giáo quan liêu còn hơn các Quan nhà nước nên đã khiến không ít vị Sư từ giã Giáo hội Phật giáo nhà nước trở về địa phương cất am, cốc và tìm kế sinh nhai, hoàn cảnh ấy đã làm cho nhiều Tu Sĩ nghiễm nhiên trở thành thầy đám (thầy tụng) để có tiền tiêu và "Hổ ly sơn hổ bại, Tăng ly chúng Tăng tàn" là điều không thể tránh. Cũng như nhà cầm quyền Việt Nam quản chế tù tôn giáo khi được trả tự do tại gia đình thế tục cũng nhằm mục đích nói trên! Âm mưu làm cho hoại đạo, nhiễm đời, tục hóa nhà Sư! Nếu vị Sư không đứng vững trên đôi chân của mình và nghiêm trì luật tạng thì cuộc đời sẽ đi vào ngõ cụt của chốn trần lao...Nếu đi sâu và tìm hiểu sự thực trạng của đạo phật Việt Nam ngày nay, nhiều lúc cũng cảm thấy đau lòng. Hãy nhìn xem nhiều vị Sư của nhà nước có quyền chức, có dư tiền mua đất, có nhà riêng, có người nâng khăn sửa túi....Ðồng bào phật tử thì nghèo xác nghèo xơ còn các Sư lại giàu? Giàu nhưng không ra tay cứu giúp dân oan, thấy dân khổ chẳng dám lên tiếng! Chư Tăng có chức phẫm trong Giáo Hội nhà nuớc giàu thật. Nhưng không phải giàu lòng đạo đức, từ bi, trí tuệ mà giàu hằng sản, tiền bạc và đất đai..v.v...Ôi lạ thật!

Những ngày lễ Vu Lan, hay Phật Ðản hầu hết các Ban trị sự các tỉnh phối hợp với Ủy Ban Mặt trận Tổ Quốc sắp xếp lịch theo thứ tự để các chùa tiến hành làm lễ, đồng thời cử thư ký đến ghi tiền cúng dường, tiền hộ cúng được quy định bao nhiêu phần trăm, truất ra một số đem về tỉnh, bao nhiêu sẽ để lại chùa! Còn những ngày kiết hạ An Cư hầu hết được tổ chức tại trụ sở Ban trị Sự GH Phật giáo tỉnh và quy định rõ mỗi tháng mỗi chùa phải cúng dường cho Tăng chúng học hạ 2 ngày trai phạn được quy ra tiền. Mọi việc điều hành tùy từng địa phương tỉnh quyết định.

Các Sư bây giờ muốn xuất gia đi tu phải có 2 năm nghĩa vụ quân sự hoặc 2 năm nghĩa vụ công ích về mặt lao động, có giấy chứng nhận của Phường đội hay Xã đội trưởng bằng trái lại gọi là tu chui thì sẽ bị chính quyền đến gây khó khăn, nếu muốn cho yên thì phải có phong bì biết điều, vài tháng một đôi lần.. Có một dịp nọ Hòa Thượng Thích Nhật Ban Chánh đại diện GHPGVNTN tỉnh Ðồng Nai cùng tôi và 2 phật tử đến thăm tịnh xá Ngọc Liên tỉnh Bạc Liêu. Chư Phật tử nơi tịnh xá cho biết mỗi lần chính quyền đến hỏi giấy tờ tùy thân của các vị Sư trẻ nơi đây, vì không có giấy hoàn thành nghĩa vụ nên gặp nhiều cảnh khó khăn. Ðồng bào phật tử xung quanh thấy vậy, lót vào phong bì 200 ngàn đồng biếu cho các Quan làng thì mọi việc mới êm xuôi.

Ngoài ra, tôi còn nhớ những ngày đầu sau khi tôi được trả tự do, một hôm có Ông Trung Tá Ðại, phó phòng PA38 (Bảo vệ chính Trị) Sở Công an tỉnh Bạc Liêu và Ông Thiếu tá Trần Quang Minh, Cán bộ PA38 đến tận nhà tôi để thuyết phục tư tưởng, Ông Ðại có cho biết nhà nước Việt Nam quy định trong Giáo hội Phật Giáo Việt Nam (Giáo hội của nhà nước) mỗi vị Sư muốn thụ giới tỳ kheo để trở thành bậc Ðại Ðức và Giáo hội Thiên Chúa quý Thầy muốn thụ phong Linh Mục phải có ít nhất 2 năm học chủ nghĩa Mác-LêNin và 4 năm Phật học hoặc 4-5 năm Thần học, nghe nói, cấp phẩm đại đức phải do UBND tỉnh chứng nhận, cấp Thượng Tọa hay Hòa Thượng do Thủ Tướng phê duyệt. Ông Ðại là một người công an chuyên ngành có học vị cử nhân tôn giáo học của Học Viện Chính trị Quốc gia, ông hỏi tôi như sau "Một nhà Sư theo Luật Ðạo mỗi năm phải trưng tập về một thiền đường để "An cư kiết hạ" thúc liểm thân tâm, ở một nơi cấm túc trong thời gian 3 tháng từ tháng tư đến tháng bảy, mới được tính một tuổi Ðạo, hay gọi là tuổi Hạ, như vậy 26 năm tù Thầy có nhập Hạ bao nhiêu đâu mà được ai phong lên hàng thượng tọa"? Tôi biết anh Ðại có qua trường lớp hoặc có người cố vấn nên đã nêu câu hỏi nói trên. Tôi vui vẻ trả lời, "Ông hỏi đúng nhưng chỉ đúng một phần, vì An Cư có nhiều phép như: Phép thượng tọa đối thú An cư, phép Ðại chúng An cư, phép Tiền An cư, hậu An cư và Tâm niệm An cư. Có những trường hợp vì bận việc tam bảo, hoặc trông nom người bệnh, đôi khi thọ tang thầy tổ, pháp quyến, phụ mẫu nên không kịp tham dự Tiền An cư vào ngày 16-4 âm lịch được thì có thể tham dự Hậu An cư, luật cho phép kể từ ngày 17-4 đến 16-5 thời gian trong vòng một tháng. Giảm chế, nếu trường hợp trụ sứ không gần đại chúng để An cư thì Luật vẫn được cho phép Tâm niệm An Cư một mình và chỉ cần đứng trước Tam bảo, một gốc cây hay một phiến đá chấp tay tâm niệm cũng được, các vị Sư độc giác trong rừng núi, nơi ấy đâu có tịnh xá, thiền đường hay đại chúng thì sao? Chưa nói có những trường hợp biệt lệ vì Nạn xứ, vì chiến tranh hoặc cảnh lao tù... vẫn được Chư Phật hoan hỷ vậy! Ngoài xã hội, Chư Tăng chỉ cấm túc An Cư 3 tháng, ăn uống có người cúng dường, có đầy đủ thực phẩm, y cụ, thuốc men v.v.... Còn trong nhà tù một năm tôi bị cấm túc 12 tháng, (gần như 12 tháng An cư) ăn cơm bằng nước muối, thậm chí ăn loại cỏ của trâu bò ăn. Lao động khổ sai từ sáng đến chiều, bản thân tôi buổi sáng gánh 120 đôi nước tưới rau lên đồi xa 70-80 mét, buổi chiều 80-90 đôi, trong khi ăn uống đói khát, người ăn chay tu hành mà thời gian dài gần 6 năm không biết miếng đậu hủ hay tương chao là gì? Như vậy, nếu căn cứ phép Tâm Niệm An Cư thì một năm tôi không những có 4 lần Hạ hay 4 tuổi Ðạo, các ông thử tính nhân cho 26 năm tù tôi bao nhiêu Hạ lạp hay pháp lạp, tôi chỉ nói để phản biện về vấn nạn của ông muốn bắt bí tôi thôi! Chứ tôi cũng tự biết mình xưa kia cũng gây đoan nhiều nghiệp quả mới lâm cảnh tù đày, vì thiếu phước ít tu, phước mỏng nghiệp dầy, căn cơ hạ liệt, mụi tánh tối tăm, chướng sâu huệ cạn nên lúc nào tôi cũng cầu học và hạ mình với các bậc tôn túc có kiến thức tinh thông, trí tuệ mẫn tiệp, tâm hồn cao nhã, hay các bậc hiền minh thánh trí. Từ ngày tôi ra tù, được Chư tôn đức giới thiệu đề bạt, đôi phen từ khước vì biết phận mình, tri bỉ tri kỷ, tài hèn đức mọn, tri thức cạn cợt nếu đảm nhận đôi khi hành trì thối thất hoặc kiến giải tầm thường e bất xứng danh xưng. Nhưng vì nhu cầu của Giáo Hội và nên cuối cùng chỉ biết Y giáo Phụng hành".

Tôi tự hào về sự nhiệt tình và lòng trung thành của mình, nhưng lòng trung thành và nhiệt tình của tôi chỉ là kẻ "Dũng thừa trí thấp" khó đảm đương những nhiệm vụ trên giao. GHPGVNTN chúng tôi đang cần phải là những vị có trí lực dũng mãnh, tôi muốn nói có dũng phải có trí và còn hữu duyên đa phúc, có bản lảnh siêu việt, bậc thượng trí tài năng mới đảm trách công việc Phật sự vô cùng khó khăn hiện nay, cho nên tôi luôn nguyện trong lòng, chỉ cầu mong Giáo hội sớm phục hoạt từng bước đến trung hưng, tôi sẽ xin từ nhiệm để trở về quê xưa chốn cũ và xin trân trọng giao nhiệm vụ hiện tại của mình cho các bậc Tăng tài, đa văn quảng kiến, tư tưởng cao thâm góp phần xiển dương chính pháp và Hưng long Phật đạo". Tôi nói đến đó ông Ðại đỏ mặt cười xòa rồi từ giã ra về, và chỉ gặp một lần duy nhất kể từ ngày ra tù tới nay không còn gặp lại, nghe nói dường như ông Trung Tá Ðại đã chuyển về làm Phó hay Trưởng Công An Huyện Hòa Bình, vừa mới thành lập tại tỉnh Bạc Liêu.

Ðể tản mạn đôi dòng sang chuyện khác, sau hơn 2 năm ra tù tôi chứng kiến. Ngoài xã hội, các thầy tụng đám bây giờ làm ăn khấm khá, dễ kiếm tiền, nên nghề thợ tụng ngày càng phát triển. Chỉ cần thuộc vài câu kinh ngắn rồi ê a biến thái theo kiểu mới, ngâm nga như một bài ca lên bỗng xuống trầm cho ăn nhịp với kèn trống đã được luyện tập sẵn... nghe inh ỏi cho rậm đám, dân chúng biết vậy mà không thể thiếu khi có người thân qua đời, gần như là một tục lệ thông thường kể cả những đám tang của các quan chức về hưu hay "Bà mẹ Việt Nam anh hùng", không những thế mà người ta còn chạy đua rước cả đội nhạc lễ có kèn Tây, những bản nhạc bị cấm ngày xưa nay đựợc sử dụng làm nhạc nền cho đám tang, nghe rất vui tai, đám tống táng được nhiều người đến xem, văng vẳng ban đêm nghe nhạc trầm bỗng, xập xình, thậm chí mấy ông cán bộ cộng sản đương chức cấp bậc khá cao đến đám táng phúng điếu chia buồn, ngồi nghe tiếng kèng cũng buột miệng thốt lên "Nhạc Ngụy sao mà hay thật" người ngồi kề bên cũng họa thêm "Ồ hay thiệt!"

Thời buổi nầy gia đình có tang sự (có người chết) trông thấy cũng vui, chứ không còn buồn như ngày xưa với những tiếng đàn cò âm điệu ưu bi vô cùng xúc cảm nữa! Hiện nay, tại Việt Nam gia đình khá giả một chút mỗi khi có đám táng mà thiếu đội kèn Tây thì tự thấy quá sơ sài nhẹ thể! Vừa sợ miệng đời dị nghị dèm pha! Nên cũng xuê xoa rước Ban nhạc một vài đêm. Ngoài xã hội lúc nầy phú quý sinh lễ nghĩa, quyền lực đi đôi với sự giàu sang, kẻ có quyền lực rất ít người nghèo, lễ ngày xưa là sự tôn kính, trân trọng, lịch sự, lễ phép là lĩnh vực tinh thần.... lễ ngày nay là tiền bạc, quà biếu là vật chất. Biếu càng nhiều vật phẩm tiền bạc càng được đãi trọng.

Thực tế xã hội Việt Nam hiện nay, còn nhiều điều chưa khám phá hết. Hình ảnh Anh du kích cách đây 30 năm, với chiếc mũ tai bèo và đôi dép râu không còn nữa, thay vào đó bộ côm lê, thắt cà vạt, quần áo sang trọng ngồi lái xe du lịch đời mới, bóng loáng một cách thư thả tự nhiên, nhiều quan chức cá độ hay ngồi vào sòng bạc, như PMU 18, một lần cá độ lên đến hàng triệu Dollar, nếu số tiền ấy hỗ trợ để xây dựng những căn nhà tình thương giúp cho những người không có nhà ở, mỗi ngôi nhà chỉ cần 4-5 triệu đồng thì ít ra cũng được cả ngàn ngôi nhà cho đồng bào nghèo. Ðó là chỉ một vài trường hợp điển hình mới phát hiện, con số tiềm ẩn chắc còn nhiều gấp bội phần. Giờ đây, nhiều viên chức ngồi trên máy computer, internet, sử dụng các máy móc thành thạo, biết hát Karaoke, nhảy đầm, tắm hơi, và tiêu pha đủ mọi thứ xa xí hoang đàng, chưa nói hầu hết những người có chức quyền đều muốn gởi gắm con cái đi du học, đặc biệt, là nước Mỹ. Nhiều người đương chức họ nói: "Nếu có thay đổi đến một xã hội tự do dân chủ nào đi nữa thì con cái chúng tôi cũng có vị thế lớn trong xã hội vì chúng được du học và đã có vốn liếng". Ngoài ra, chính quyền bây giờ muốn tổ chức một cuộc tuần hành hay mít tinh, thông thường mỗi người dân đến tham dự buổi lễ, tùy theo địa phương người dân có thể được trả 20 ngàn đồng, nếu đi xe mô tô sẽ trả thêm 5 ngàn nữa tiền Xăng là 25.000$. Từ ngày được trả tự do và tiếp tục tham gia GHPGVNTN, tôi được nghe tận tai, và thấy tận mắt nhiều điều chưa từng biết. Tôi long trọng xác tín rằng "nhờ có GHPG nhà nước, nhờ có chế độ độc tài toàn trị của đảng CSVN, nhờ có những người CS bảo thủ (tôi xin phân biệt rõ là "BẢO THỦ"). Và nhờ thiếu vắng tự do, dân chủ, nhân quyền trên quê hương Việt Nam mà tôi thấy con đường của tôi, của các nhà đấu tranh dân chủ, các nhà ly khai khỏi đảng đã và đang đi là đúng hướng, và GHPGVNTN càng thêm chính nghĩa. Tôi rất thông cảm và trân trọng những người CS thức giác, có tầm nhìn quan viễn, nhất là các Cụ lão thành, trí thức, nhà văn, nhà báo, kỹ sư, Luật Sư, Bác Sĩ, học giả, các bậc sĩ phu, các vị đã từng xuất thân từ chế độ CS, một khi nhận chân chế độ CS có nhiều sai lầm vì hắc ám chủ nghĩa, quý vị nhất quyết kháng chí bất khuất đứng lên, bức phá tìm lối mới giải nguy cho đất nước, chứ không chấp nhận xu phụ thời cuộc để ngồi nhìn đồng bào mà đau lòng, hỗ thẹn với cái cảnh "họa bính sung cơ" (vẽ bánh để nhìn cho đỡ đói). Và từ trong lòng chế độ, trong vòng hiểm nguy ấy. Nhận xét theo phật giáo, quý vị phải là người có hùng tâm, nhuệ khí và kiên dũng và thực sự có tấm lòng vì nước, vì dân, thống tâm vì dân tộc, có bản lĩnh lắm mới can đảm lên tiếng nói mạnh mẽ thẳng thắn phê phán chế độ với những cao luận sâu sắc cùng những kiến giải hiểu biết từ trong ruột của Ðảng, và nhiệt tình vận động cho tiến trình dân chủ tại Việt Nam, hầu mong góp phần hiển sinh cho Dân tộc. Bởi ai dấn thân đều phải tự tri, tự lượng trước mắt là chết chóc, tù đày hoặc quản chế khắt khe; không ai trong nội bộ CS đứng lên đối kháng chế độ CS mà tránh khỏi bị quy kết cho là phản bội. Mỗi khi bị quy kết chắc chắn phải đương đầu với mọi sự khó khăn. Chưa nói còn bị nhiều nghi nan, phẩm bình của búa rìu dư luận, bởi tôi từng ở chung cảnh tù với nhiều vị, dẫu sao, nhân vô thập toàn không ai hoàn hảo hay toàn bích cả. Nên tôi rất hoài mộ. Thực ra công cuộc đấu tranh của toàn dân với Bộ chính trị đảng CSVN chưa ai có thể đoán chắc sự nghiệp nầy bao giờ đến thắng lợi? Nhưng nếu hiển lộ sức mạnh tổng lực, toàn diện, toàn dân, có cả tả hữu ôn hòa, đủ mọi thành phần của cả hai miền Nam-Bắc tham gia, đây cũng là hạnh vận cho đất nước, cho đại cuộc lắm rồi! Tuy nhiên, trong lúc đang còn tranh tối tranh sáng, vàng thau lẫn lộn của xã hội chứa nhiều ẩn số, ắt hẳn không tránh khỏi có sự phân thân từ Ðảng CS, hay các đoàn thể, tổ chức đôi khi khó phân biệt chân giả khôn lường, mà quần chúng nhân dân có quyền tĩnh, giác, phòng, nghi nhưng tri phải cho thông và hành cẩn vậy!

Riêng GHPGVNTN, Ðại Lão HT. Thích Quảng Ðộ đã hy hiến vô úy, Ngài chủ trương phục hoạt GH và giữ thái độ chính trị đấu tranh dân chủ ôn hòa, bất bạo động, là điều vô cùng hợp lý, tối ưu. Tôi thấy cao kiến của HT thật tuyệt vời và:

Tương lai Việt Nam, tương lai dân chủ

Sẽ tự do và chắc chắn được tự do

Có nhân quyền chắc chắn có nhân quyền

Dân thực sự sống ấm no hạnh phúc

Có điều đáng quan ngại là nhiều tổ chức đối lập chính trị ra đời trong ngoài nước. Từ quốc nội thì tiềm lực quần chúng chưa cao, các vị có uy tín quốc nội và quốc tế tuy có nhưng luôn bị cô lập, cách ly hoàn toàn với xã hội, đón nhận tin tức bằng mọi phương tiện có thể được để theo dõi diễn biến tình hình, chứ rất khó khăn chứng thực bằng tai nghe mắt thấy, những vị có uy tín nầy thường cư ngụ cách xa nhau nên hiếm khi có dịp tiếp cận, hàn huyên, đàm luận, nếu trao đổi chỉ là ngoại giao liên hệ bằng điện thoại hay có được internet thông qua Email thăm viếng... thỉnh thoảng đôi khi một vài vị trong một vài tổ chức bị ảnh hưởng vì lợi, vì quyền hoặc quá khích hay cực đoan và có người còn thích những từ đao to búa lớn.... Quý nhau có quý, thông cảm nhau cùng đồng hành có thông cảm, mà chung nhau thành một khối dường như chưa có ai đủ trọng lực tiếng nói để tập hợp, trình độ dân trí có hạn và thông tin một chiều, không phải người dân nào cũng biết được truy cập mạng hoặc có thì giờ mở Radio nghe tin tức thời sự quốc tế, vì đầu tắt mặt tối, vất vả trăm phương nghìn kế để sinh nhai. Nếu không có phương hướng chung để cùng bình đẳng, đồng đẳng trong một cao trào hay phong trào, hoặc một tập hợp cho nền dân chủ Việt Nam, mang tính thống nhất trong ngoài nước, thì tiến trình vận động dân chủ vẫn còn chậm, cần phải có một tập hợp lớn mạnh hay phong trào chung để các đảng phái, tổ chức riêng tư cùng vào ngôi nhà chung ấy, ngôi nhà chung mà không ai thống soái, chỉ huy ai, cái riêng mọi người có quyền giữ và có quyền tiếp nhận người tham gia. Hòng có ngôi nhà chung mới cho thấy tính Ðại khối để tiếng nói mới tác động mạnh Quốc tế và vận động đối lập quốc nội mới xứng tầm vóc và ngang cơ. Vì thế, không thể thiếu ngôi nhà chung, thống nhất cho dù, nhiều hàng phân số, có các tử số khác nhau nhưng cùng chung mẫu số!..... Ðồng bào và những nhà ly khai 2 miền khi biết các tổ chức đối kháng đã nhìn về một hướng chung, nên không ngần ngại hòa nhịp tham gia phong trào.

Trước tình hình hiện nay các đoàn thể phải biết tận dụng thời cơ hòa nhập để điều hướng các tầng lớp Công Nông, đừng quên dân oan khiếu kiện có đến hàng trăm nghìn người! Và có thể lên đến hàng triệu, nếu tính nhân sự toàn gia đình hay tính cả thân bằng quyến thuộc của họ. Ðiều cần làm trước mắt là dân khổ nên cứu khổ, dân đói nên cứu đói, hãy thể hiện tình thương, gieo vào lòng người dân oan nghiệt những nguồn an ủi chia sẻ thiết thực, đó là động lực tăng thêm sức mạnh khắp cả nước giúp cho phong trào dân chủ Việt Nam có hậu thuẫn quần chúng vững chắc, điều cần yếu là phải có sự hy sinh, cởi trói sự ôm ấp riêng tư, vả lại dân chủ là phải có mặt hành động thiết thực, chứ không phải chỉ ngồi đợi thời cơ chín mùi để ra hưởng quả! Nhiều bài viết, kêu gọi tập họp, đoàn kết nhưng trong lòng lúc nào cũng muốn tổ chức mình trở thành trung tâm điểm mà không biết kết hợp, hy sinh thì chỉ làm phong trào càng suy yếu tiềm lực đi mà không hay biết! Ðồng bào và phong trào hải ngoại là nhân tố vô cùng quan trọng trên các mặt hỗ trợ phát triển về truyền thông, vận động quốc tế và phương tiện tài chính. Phong trào trong nước cần hiện diện cho thấy cái chung, đặc biệt là những người có đầy đủ uy tín. Sự từ nan đôi khi cho thấy không phải là sợ hải chính quyền mà là vì bảo thủ cái của mình vốn có và luôn nghĩ nó là số một, không ai bằng ta cả! hoặc cũng có khi vì quá dè dặt cẩn phòng hay đã từng bị vào thế hố trong một thời gian nào đó nên rút kinh nghiệm, thế rồi, thời gian trôi, cứ trôi ta cũng chẳng mạnh chút nào? Người Việt Nam trong ngoài nước mong muốn đổi thay chế độ để dân sinh được tự do, đất nước có cơ may phát triển, Dân Việt được trùng phùng. Còn các nước phương tây, các nhà tư bản, trông mong Việt Nam thay đổi để nhảy vào đầu tư, để xâm nhập thị trường và đem về lợi nhuận. Theo thiển ý của tôi các tổ chức nên có một danh xưng chung phù hợp với xu thế mới và tình hình mới thì hay biết mấy! Ðây là vấn đề vô cùng tế nhị, tôi không phải là nhà chính trị nên chỉ để lòng ưu tư và chẳng dám luận nhiều.

Tiếp tục tản mạn thêm, ngoài những điều trình bày trên, xin quay về GHPGVNTN một chút. Có một sự kiện giữa chính quyền và GHPGVNTN, theo nhiều ý kiến khách quan của nhiều người nhận định có một cơ hội tốt cho Việt Nam, đừng bỏ lỡ đó là:

Theo thông cáo báo chí của phòng thông tin phật giáo quốc tế tại Paris, sáng ngày 2.7.2007, ông Kjell Storloekken Ðại sứ Na Uy tại Hà Nội và ông Fredrik Steen, Bí thư thứ nhất Ðại sứ quán Na Uy đặc trách Chính trị và Kinh tế, đến vấn an Ðại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, Viện trưởng Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tại Thanh Minh Thiền viện ở Saigon.

Cuộc thăm viếng và trao đổi xẩy ra trong vòng một tiếng rưởi đồng hồ, từ 9 giờ sáng đến 10 giờ 30. Sau đó qua điện đàm, Hòa thượng đã cho ông Võ Văn Ái biết nội dung cuộc gặp gỡ và trao đổi như sau: Thoạt tiên Hòa thượng Thích Quảng Ðộ trình bày sơ lược về lịch sử Phật giáo Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh sinh thế Phật giáo trên các lĩnh vực tôn giáo, văn hóa, giáo dục, từ thiện xã hội trước năm 1975 và tình hình Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất bị nhà cầm quyền Cộng sản đàn áp, không cho hoạt động kể từ sau ngày 30.4.1975. Trong cuộc trao đổi nói trên, có lúc ông Ðại sứ Na Uy đưa ra câu hỏi mà cũng là cầu mong của ông được thấy Phật giáo Việt Nam thống nhất, chứ không như hiện trạng có hai Giáo hội tranh chấp ngày nay. Ông thỉnh ý Hòa thượng làm sao thực hiện việc thống nhất, Ðại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ giải thích tính phức tạp của vấn đề trước hiện tình chính trị và đưa ra phương án bốn điểm để thực hiện: Hòa thượng cho biết Phật giáo không bao giờ tự phân đôi. Sự kiện phân đôi Giáo hội luôn luôn đến từ những thế lực chính trị nhằm khống chế Phật giáo, và biến tướng giáo lý từ bi, cứu khổ của Ðạo Phật thành công cụ chính trị giai đoạn cho chế độ. Hòa thượng đưa ra hai ví dụ điển hình dưới chế độ Cộng sản Việt Nam.

Hiệp định Genève năm 1954 chia cắt Việt Nam thành hai thể chế chính trị. Năm 1955 Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do ông Hồ Chí Minh cầm đầu về tiếp quản Hà Nội, thì hai năm sau Tổng hội Phật giáo Việt Nam, tiền thân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất [1], bị giải thể. Nhà nước Cộng sản cho ra đời "Hội Phật giáo Thống nhất Việt Namlàm công cụ chính trị cho Ðảng. Sau ngày Cộng sản xâm chiếm toàn quốc năm 1975, thì chủ trương đối với Phật giáo miền Bắc trước kia liền được áp dụng tại miền Nam. Năm 1955, nhà cầm quyền Cộng sản bỏ ra 2 năm để tiêu diệt Tổng hội Phật giáo Việt Nam, thì sau năm 1975, nhà cầm quyền Cộng sản bỏ ra 6 năm để giải thể Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất khi cho thành lập một Giáo hội Phật giáo công cụ vào năm 1981, tức cái gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày nay.

Hòa thượng Thích Quảng Ðộ cũng giải thích cho Ðại sứ Na Uy hiểu rằng, công cuộc đàn áp nhằm tiêu diệt tôn giáo nói chung, và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nói riêng, diễn ra trên hai phương án. Một mặt đàn áp, khủng bố, vu khống, miệt thị, bắt bớ, giam tù và quản chế, nếu không là thảm sát, hàng giáo phẩm Phật giáo. Mặt khác đem lợi danh, thoa vuốt, hoặc đe dọa, khủng bố, lôi kéo một số Tăng sĩ làm tay sai cho nhà cầm quyền trong việc chính trị hóa Phật giáo, thông qua các tổ chức Phật giáo Nhà nước để kiểm soát quần chúng Phật tử.

Hiện nay, ở thời điểm cần hội nhập cộng đồng thế giới trên lĩnh vực kinh tế và chính trị, nhà cầm quyền Cộng sản không thể khủng bố trắng bằng những cuộc thảm sát hay bắt bớ đại quy mô như trước. Nên nhà cầm quyền Hà Nội làm cho quần chúng sợ hãi và dư luận quốc tế e dè, bằng thủ thuật vu cáo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất "làm chính trị""âm mưu lật đổ chính quyền"v.v... Mặt khác, thổi kèn đánh trống cho chủ trương "thống nhất hai Giáo hội"Thực tế là nhằm thanh toán sự hiện hữu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, lập lại mô thức Giáo hội Phật giáo Nhà nước của năm 1981. Vì nếu thực tâm, nhà cầm quyền Cộng sản hãy để cho Phật giáo toàn quyền lo chuyện nội bộ của mình. Do đó, Hòa thượng Thích Quảng Ðộ tuyên bố lập trường thống nhất Phật giáo Việt Nam của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất như sau:

"Giáo hội chúng tôi luôn chủ trương hòa hợp trên cơ sở bình đẳng và đồng đẳng. Không chấp nhận chính trị hóa tôn giáo. Bốn điều kiện cơ bản và bất khả phân để thống nhất Phật giáo Việt Nam là:

"Thứ nhất, CHXHCNVN phải phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất;
"Thứ hai, hoàn trả Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tất cả các cơ sở chùa viện, văn hóa, giáo dục, từ thiện mà Nhà nước chiếm dụng sau năm 1975. Bước đầu, hoàn trả ngay cho Giáo hội hai cơ sở chính yếu là Việt Nam Quốc tự và Trung tâm Văn hóa Quảng Ðức để Giáo hội có cơ ngơi đặt trụ sở cho Viện Tăng thống và Viện Hóa Ðạo;

"Thứ ba, đưa Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Ðảng và Nhà nước thiết lập năm 1981 ra khỏi Mặt trận Tổ quốc; và

"Thứ tư, làm sáng tỏ cái chết của Cố Hòa thượng Thích Thiện Minh năm 1978". Ý chí thống nhất Phật giáo để phục vụ dân tộc và kiến thiết đất nước thông qua lập trường 4 điểm nói trên đã được Giáo hội đề đạt qua công văn hay công khai tuyên bố qua các cuộc phỏng vấn trên các cơ quan truyền thông, báo, đài quốc tế.

 

[1] Theo sử liệu, Tăng đoàn Phật giáo thống nhất thành giáo hội từ thời Ðinh. Ðại Việt Sử ký toàn thư, Kỷ Nhà Ðinh viết "năm Tân Mùi (Tây lịch 971), Tống Khai Bảo năm thứ 4, vua quy định cấp bậc văn võ, tăng đạo. Tăng thống Ngô Chân Lưu được ban hiệu là Khuông Việt Ðại sư, Trương Ma Ni làm Tăng lục". Tăng thống là chức triều Ðinh phong cho người đứng đầu và lãnh đạo giáo đoàn Phật giáo, Tăng lục là chức quan trông coi Phật giáo dưới Tăng thống. Dưới thời Pháp thuộc, văn hóa và đạo lý Việt bị suy đồi, nên vào những năm 20 đầu thế kỷ XX, các bậc Cao tăng và Cư sĩ đứng lên Chấn hưng Phật giáo Việt Nam. Nhờ vậy, năm 1931, Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học ra đời tại Saigon, rồi Hội An Nam Phật học ở Huế (1932) và Hội Phật giáo Bắc Kỳ ở Hà Nội (1934), v.v... Ngày 6.5.1951, 6 tập đoàn Tăng Ni và Cư sĩ ba miền Bắc Nam Trung họp Hội nghị Phật giáo Toàn quốc ở Huế và cho ra đời Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Nguyên do dưới thời Pháp thuộc, Dụ số 10 không công nhận Phật giáo như một giáo hội và buộc phải sinh hoạt theo quy chế hội đoàn. Sau cuộc tranh đấu cho tự do tín ngưỡng của Phật giáo thành công năm 1963, sang năm 1964 Dụ số 10 mới bị hủy bỏ, nên từ đây Phật giáo mới có danh xưng Giáo hội, gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế ghi chú).

 

Qua cuộc gặp gỡ với những câu hỏi rất thiết yếu, có nhiều dư luận thắc mắc không biết những câu hỏi được đề cập trong buổi thăm viếng nói trên do chính sự quan tâm của Ðại Sứ Na-Uy hay do Hà Nội ngỏ ý muốn nhờ Ông Ðại Sứ Na-Uy làm trung gian để thăm dò nhằm tìm phương hướng đối sách hay đối phó với GHPGVNTN? Mong rằng, mọi việc được thuận buồm xuôi gió, một khi giới cầm quyền tỉnh thức.... Chứ GHPGVNTN cũng là dân oan khiếu kiện từ suốt 30 năm qua. Nhưng nhà cầm quyền Việt Nam đến giờ vẫn chưa giải quyết mà còn đáp trả bằng cách bắt bớ, giam cầm, quản thúc, tù đày hàng giáo phẩm cao cấp và các thành viên trung kiên của Giáo hội, cũng như chưa can đảm công nhận quyền sinh hoạt pháp lý của GHPGVNTN, chính quyền địa phương lúc nào cũng tuyên truyền là GHPGVNTN hoạt động bất hợp pháp. Nổi oan ức của giáo hội cao ngút. Nên, từ đó GHPGVNTN rất đồng cảm với đồng bào dân oan khiếu kiện hiện nay! Giáo Hội luôn kham nhẫn vì người Phật giáo thấm nhuần định luật vô thường không có gì tồn tại vĩnh cữu, cho dù lòng tham của con người vô tận muốn bám lấy mãi, nhưng đến một lúc nào đó cũng đành bất lực tự buông xuôi! Các triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam ngày xưa hưng thịnh và tồn tại lâu dài nhất là đời Lý, trải qua 8 đời vua trị vì 215 năm, kế là Ðời Trần 175 năm, lúc ấy thần dân đều tung hô vạn tuế, các triều đại gần đây như Cụ Diệm, Cụ Hồ cũng được tung hô muôn năm, nhưng có được bấy nhiêu năm? Còn Ðạo Phật có bao giờ nói mụôn năm đâu mà Phật lịch đến nay đã 2551 năm rồi!

Hiện giờ dân oan khắp mọi miền đất nước, tự lòng dân bột phát vùng dậy, đấu tranh đòi công lý, đòi hỏi quyền lợi chính đáng của đồng bào, các cuộc biểu tình ôn hòa, bất bạo động diễn ra toàn quốc đủ thấy chính quyền quá sai lầm, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân.

Nói đến đây, tôi còn nhớ Hòa Thượng Thích Huệ Ðăng, Thế danh: Nguyễn Ngọc Ðạt, thời gian bị tù án 20 năm, giam giữ tại trại Z30A, Xuân Lộc- Ðồng Nai, một hôm nhân dịp Tết Ban giám thị trại cùng đoàn tùy tùng quan chức biểu tỏ hình thức đến tận phòng chúc Xuân, có Ông Lại Thanh Hùng, hiện là Phó trưởng trại, hai bên vui vẻ nói chuyện, Hòa Thượng Huệ Ðăng nói "Phật giáo chúng tôi và người Cộng Sản có 4 điểm gặp nhau".

1/ Trong thời kỳ chiến tranh, lúc nguy cơ tính mạng, hay bị thương người Cộng Sản chạy vào chùa ẩn trốn, hoặc giả dạng tu hành hoạt động CS nên gặp nhau.

2/ Lúc chết nhờ các Sư đến đọc kinh, người thân mang lư hương vào chùa nhờ cầu siêu độ, hoặc mang hình ảnh vào chùa để thờ vong linh nên gặp nhau.

3/ Khi sau 30-4-75, người Cộng Sản cưỡng chiếm, chùa chiền, sung công đất đai bắt hàng loạt Chư Tôn Hòa Thượng, Thượng Tọa, Ðại Ðức, Tăng Ni và Ðồng Bào Phật tử giam cầm, điển hình như tôi hiện giờ nên gặp nhau.

4/ Nếu cầm quyền không được lòng dân, làm dân oán hận ắt có ngày dân nổi lên chống lại, cuối cùng người CS cũng chạy vào chùa cầu cứu các nhà Sư nên gặp nhau.

Và thực tế các cuộc biểu tình đấu tranh vừa qua cho thấy, có nhiều Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ, cán bộ về hưu, gia đình có công đứng lên trước tiên phản kháng... Sau đó, dân chúng không có thế lực đến theo.... Có nhiều nơi dân chúng nói thẳng với chính quyền rằng: "các ông thường nói lấy dân làm gốc, không vun phân, tưới nước gốc mà còn chặt rể. Nên gốc đứng lên chống lại các ông đấy!"

Tôi còn nhớ Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế, khi tôi và Hòa Thượng Thích Nhật Ban cùng Bác Quế bị cách ly trong khu giam riêng, Bác Sĩ thường xuyên giải thích về đường lối của Cao trào Xã Hội Nhân Bản Tiến Bộ, về mô hình một trật tự kinh tế quốc tế mới ở tương lai và sự biến đổi của thế giới ngày nay, trong 7 điểm căn bản: (Ðịnh, Tính, Hình, Phương, Giai, Bác, Kết) Bác Sĩ Quế luôn nhắc 4 phương pháp chiến đấu ôn hòa. Trong đó tôi còn nhớ điểm 3: "Bất bạo động, tích cực tiến nhanh trên mặt trận Kinh tế, đòi hỏi 3 quyền lợi thiết thực đó là Nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp".

Bác sĩ giải thích, người nông dân phải thực sự làm chủ đất đai, hoa mầu của mình, người dân phải có tài quyền, bảo vệ cho được quyền tư hữu, tài sản, nhà cửa, đất đai. Công nhân phải đòi hỏi cho được mọi quyền lợi, dần dần tiến tới làm chủ sản phẩm, Bác sĩ Quế nói rất nhiều nhưng khẳng định 3 quyền lợi nầy sẽ làm rung chuyển chế độ và đoán trước người Nông dân sẽ có lúc nào đó nổi lên đòi đất đai, khiếu kiện, sự việc vang tiếng cả thế giới, vì người Nông Dân không phải là giai cấp Vô sản mà Tư hữu, họ bám vào ruộng vườn xem như là huyết mạch. Người Công nhân chắc chắn sẽ đình công, biểu tình khi có cơ hội, vì hai giai cấp nầy đã bị lợi dụng danh nghĩa từ lâu để giới cầm quyền ngày nay ăn trên ngồi tróc, đè đầu cưỡi cổ lại nhân dân, đàn áp, bóc lột lại giai cấp mà mình đội lốt. Ngày hôm nay, sự việc diễn ra đúng như lời dự đoán cách đây 12 năm của Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế.

Qua hoàn cảnh bi thống của dân oan trong các cuộc biểu tình công khai đông đảo chưa từng có tại thành phố. Dưới sự uy dũng và thánh hạnh vô úy của Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, Ngài tiên phuông mở lối cùng chư Ðại Tăng thuộc GHPGVNTN, đã ra tay cứu trợ trên 1500 dân oan khiếu kiện của 19 tỉnh và 6 quận đô thành, trong khi đó Giáo Hội PGVN của nhà nước, hàng vạn Chư Tăng, chùa cao phật lớn, xe cộ nhộn nhịp lại vô cảm tọa thị chẳng chút động não, động lòng. Chứng kiến thực cảnh và đoán biết tình trạng dân oan khiếu kiện ngày càng lan rộng từ Nam chí Bắc. Nên vào ngày 10/08/2007 Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ nhân danh Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo công khai kêu gọi vận động "Quỹ Cứu tế Dân Oan", Hòa Thượng cũng thông báo trước nội bộ thường trực VHÐ rằng chắc chắn không tránh khỏi mọi lời gièm pha, bêu rếu, bôi tro trát trấu của các thế lực vô minh, hàm hồ miệt thị Ngài và GHPGVNTN. Nhưng, Ngài tuyệt đối tin tưởng sự sáng suốt của đồng bào Việt Nam trong ngoài nước và quốc tế vì ba mươi mấy năm trải qua chế độ nầy ai mà chẳng thấu, đó chỉ là bản chất thâm căn cố đế đã ăn sâu vào xương tủy nên không cần thiết phải lưu tâm. Thời gian gần đây bao nhiêu bài viết nặc danh bôi nhọ được đăng tải trên mạng, tuyên truyền xuống tận các địa phương, dùng danh xưng là Phật Giáo Vì Dân Tộc. Mà lại tung lời Chỉ trích những người ra tay cứu giúp Dân oan, họ muốn để cho dân đói? Dân chết? Thì nhân danh là dân tộc chỗ nào? Xin thưa, GHPGVNTN luôn bằng lòng nhiệm lao nhiệm oán, vui vẻ gánh vác khó nhọc, chấp nhận trách oán, thực lòng làm việc, thể hiện thiện tâm, huân tu thiện pháp và thực hành thiện hạnh, cho dù, không được nhà nước Việt Nam can đảm công khai công nhận quyền sinh hoạt pháp lý Giáo Hội. Nên chưa phát triển tự do, canh tân chỉnh đốn. Nhưng nếu một ngày nào đó không xa ai đó chạy vào chùa gặp GHPGVNTN để cầu cứu thì sao? Lòng từ bi đâu nỡ! Ý bi nguyện sao đành! Tánh vong kỷ duy tha! Xin những người đương quyền, đừng xuân phong đắc ý! hãy cạn tỏ nghĩ suy!

Mong sao những người đương quyền thấu biết, sớm tỉnh giác, từ bỏ ma chướng, ác duyên, bừng khai trí tuệ, đốn ngộ tri kiến Phật nhìn thấy đồng bào điêu linh thống khổ mà thương tâm cảm mục dừng tay lại đừng gây thêm họa quốc ương dân! Bởi bấy lâu nay đam mê quyền lực, làm giàu bằng ghế đã nhiều năm rồi, và tài tụ tắc dân tán mà thôi! Vì muôn đời chế độ công hữu chỉ đưa con người đến chỗ tranh giành quyền lực và phe phái, mỗi khi con người bị tước đoạt cả 2 mặt tinh thần và vật chất thì họ không còn gì để mất nữa, ắt họ phải đứng lên tranh đấu cho công lý, công bằng, tức là dân chủ vậy!

 

Thích Thiện Minh

 

=END=

 

4- Tin Tức Quốc Nội

 

- Công An CSVN tại Sài Gòn Lập Trạm Canh Gác Ðể Kiểm Soát Gây Xáo Trộn Sinh Hoạt Gia Ðình Cô Lư Thị Thu Duyên

 

Tường thuật và tố cáo của công dân Lư Thị Thu Duyên về việc công an Thành phố Sài Gòn (Bộ phận An Ninh Chính Trị PA - 38) tổ chức lập trạm canh gác để kiểm soát hoàn toàn việc đi lại và sinh hoạt cá nhân của tất cả mọi người trong gia đình tôi.

Tôi là Lư Thị Thu Duyên, hiện ngụ tại số nhà 77/13B đường Trần Bình Trọng, Phường 1, quận Gò Vấp, TP Sài Gòn (TP.Hồ Chí Minh). Tôi xin thuật lại những sự việc đã xảy ra gây xáo trộn cuộc sống riêng tư của gia đình chúng tôi, làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và danh dự của chị em tôi tại Khu phố nơi tôi đang cư ngụ. Những việc làm sai trái của công an Thành phố đã liên tục diễn ra trong 02 tháng vừa qua, tôi xin được trình bày trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm với nội dung như sau:

* Thứ năm 14/06/2007 công an Thành phố Sài Gòn + công an quận Gò Vấp đã thẩm vấn tôi suốt hơn 3 giờ đồng hồ tại đồn công an phường 1, nơi tôi cư trú. Với lý do cần làm rõ một số vấn đề có liên quan đến khiếu kiện (tôi có viết bài tường thuật về vụ việc này gửi lên mạng internet ngày 20.06.2007); buổi thẩm vấn đó bắt đầu vào lúc 8 giờ 30 và kết thúc vào lúc hơn 12 giờ trưa cùng ngày.

* Sáng thứ bảy 16.06.2007 tôi phát hiện điện thoại không liên lạc được, tôi yêu cầu bưu điện quận Gò Vấp đến kiểm tra, nhưng 02 ngày sau họ mới đến xem và trả lời rằng điện thoại và đường dây của gia đình chị không hư rồi ra về (lúc bấy giờ là 10 giờ sáng thứ hai 18.06.2007).

Sau nhiều lần tới Gò Vấp để hỏi về việc xin sửa Miếu thờ của gia tộc họ Lư không được cấp phép, mà sẽ đưa vào diện nhà nước quản lý. Chị em tôi lại chờ đợi rồi lên quận Gò Vấp lần thứ ba 29.06.2007 thì gặp được các ông Kim Hiếu cùng các ông Ðỗ Anh Khang, phó phòng quản lý đô thị, ông Trương Thanh Triều, chánh văn phòng tư pháp quận, ông Lê Thiền hội luật gia quận, ông Nguyễn Hữu Nghĩa phụ trách an ninh quận, ông Mai Ðức Khôi Nguyên, ông Nguyễn Ngọc Hồng + bà Thu Hồng, cán bộ quận; buổi họp này không có biên bản nên không biết hết chức danh của các vị còn lại thuộc bộ phận nào. Sau khi nhận đơn cùng các giấy tờ hợp pháp khác do chị em tôi cung cấp, họ chỉ trả lời miệng là đã hết trách nhiệm vì đã có quyết định số 16 của quan tham cựu chủ tịch quận đang ở tù Trần Kim Long. Vì đã có quyết định số 3991 của ông Vũ Hùng Việt phó chủ tịch UBND Thành phố HCM, và mới nhất là công văn số 8673 của ông Nguyễn Hữu Tín, phó chủ tịch UBND Thành phố ký ngày 20.11.2006.... Chị em tôi ra về còn được ông Trương Thanh Triều gửi theo nụ cười của kẻ tiểu nhân đắc chí cùng câu nói nhạo báng: "Gia đình họ Lư này đi kiện bền quá".

* Thứ hai ngày 02.07.2007 tôi ra văn phòng 2 của quốc hội vụ công tác phía Nam số 194 đường Hoàng Văn Thụ - Phường 9 - quận Phú Nhuận để tham gia biểu tình thì mọi di chuyển của hai chị em tôi đều bị công an kiểm soát chặt chẽ (Chẳng hạn cụ thể như khi tôi đi chợ, đưa cháu đi học, mua thức ăn sáng cho con họ đều bám theo sát gót từng ly một y như họ kèm tội phạm nghiêm trọng vậy. Tôi nghĩ giá như công an nhà nước của ÐCSVN mà kèm sát và theo dõi chặt bọn tội phạm tham nhũng ăn cướp, ăn cắp của công tốt như vậy thì quốc nạn tham nhũng nước ta đã giảm nhiều lắm rồi chứ không lan tràn như hiện nay đến nhức nhối và xấu hổ thế này đâu!!!). Cùng thời điểm này chị Thu Trang phát hiện ra điện thoại bàn của gia đình bị nghe lén và bị ngăn chặn cuộc gọi. Họ trắng trợn đến độ khi bạn của chị Thu Trang gọi đến từ Vũng Tàu để hỏi thăm sức khoẻ gia đình và nhờ tư vấn về việc may mặc. Khi 2 chị đang trò chuyện với nhau họ đã ngắt liên lạc để kiểm tra cuộc gọi đến, khi đường dây được rồi chị Trang nghe được họ thầm thì với nhau: "Không có gì quan trọng gác máy đi". Thoạt đầu khi chị Trang kể lại, tôi đã không tin công an lại làm những việc rình mò nghe lén điện thoại của nhà mình đến như vậy, vì thực tế chúng tôi không làm gì vi phạm pháp luật. Chị em tôi là một trong số những người dân oan bình thường như bao dân oan khác đang đấu tranh đòi công lý và công bằng xã hội mà thôi. Thế đấy, ở một đất nước mà không ngày nào họ không nói đến "nhà nước của dân, do dân và vì dân", nhưng trên thực tế thì không phải như vậy. Mà phải gọi cho đúng thực trạng hiện nay và không thể gọi khác đi được, đó là nhà nước của đảng CSVN và của công an, mật vụ, cảnh sát để kìm kẹp và tước đoạt tự do dân chủ của nhân dân!!! Chuyện họ đặt máy nghe trộm điện thoại của gia đình 2 chị em tôi chỉ là chuyện nhỏ "thường ngày ở huyện" mà thôi!!!

* Chủ nhật 22.07.2007

Ba ngày sau cuộc cưỡng chế đàn áp dã man đêm 18/7/2007 và tôi cùng chị Vũ Thanh Phương tạm thời được thả ra sau 18 giờ đồng hồ liên tục bị thẩm vấn. Vào lúc 11 giờ 30' có người bạn gọi điện thoại đến thăm hỏi và cuộc gọi đã bị chặn ngay lập tức. Tôi cho rằng thời tiết xấu nên việc liên lạc bị gián đoạn tôi kiên nhẫn chờ đợi bạn bè quan tâm gọi lại.... nhưng đợi mãi không thấy.

* Thứ ba 24.07.2007 tôi thấy những nhà trong xóm điện thoại vẫn hoạt động bình thường. Tôi lại yêu cầu bưu điện quận Gò Vấp nhanh chóng kiểm tra lại đường dây để khắc phục sự cố. Cũng như lần trước sau khi kiểm tra kỹ hơn, họ khẳng định với tôi điện thoại và đường dây không bị hư. Nghe đến đây tôi thắc mắc quá nên hỏi lại anh nhân viên nếu đường dây và máy đều hoạt động thì tại sao các cuộc gọi đến và đi của số máy này thường xuyên không thực hiện được trong khi gia đình tôi không nợ tiền cước phí bưu điện. Anh nhân viên này ấp úng trả lời không biết và ra về.

Thứ tư 20 giờ 20' ngày 01.08.2007 có người bà con Hoa Kỳ gọi về hỏi thăm việc tôi bị công an Cộng Sản bắt giam do họ đọc báo thấy đưa tin. Chị Thu Trang trò chuyện khoảng 20 phút thì cuộc gọi lại bị ngắt không liên lạc được.

* Thứ sáu 03.08.2007 khoảng 14 giờ 30' tôi cùng một số bà con dân oan khiếu kiện các tỉnh Bình Thuận, Bến Tre, Ðồng Tháp độ khoảng 30 người xuất phát từ số 210 đường Võ Thị Sáu và đi ra trung tâm Sài Gòn. Thấy thế lực lượng công an Cộng Sản Việt Nam lại huy động lực lượng hùng hậu ra kéo rào ngăn chặn người dân oan không cho bà con đi qua đường Lê Thánh Tôn và Nguyễn Huệ; khi bà con hỏi tại sao tất cả mọi người dân đều có quyền đi lại trên những con đường này riêng chúng tôi thì không được. Công an nói rằng riêng dân khiếu kiện thì không được phép. Bởi chính quyền trong tay họ nên đã tự cho phép mình cản trở quyền tự do đi lại của công dân thế nào cũng được rất tùy tiện và vô luật pháp...

* 09 giờ sáng thứ bảy 04.08.2007 ông Tỉnh cảnh sát khu vực + 2 công quận Gò Vấp thuộc bộ phận an ninh chính trị đội mưa đến nhà tôi vận động chị em tôi không nên ra đường biểu tình nữa, và hãy ở nhà chờ chính quyền giải quyết, chớ nghe lời kẻ xấu sẽ nhận lãnh hậu quả không tốt ảnh hưởng đến lý lịch của con em về sau. Trước những lời nói mang tính chất đe doạ của công an tôi trả lời ngay: "Các ông không cần phải đem việc tù tội ra để hù doạ chúng tôi có giỏi thì đi mà bắt sạch bọn chính quyền tham những đã tước đoạt tài sản mồ mả của gia tộc tôi suốt 32 năm qua, dân oan chúng tôi vì bị áp bức bất công nên tự đứng lên đi đòi công lý phải được thực thi, những quyền căn bản của con người đều được hiến pháp VN và công ước quốc tế công nhận, các ông giả vờ không biết tiếp tay cho bọn tham nhũng, bọn ăn cướp đấy nhé".

* Chủ nhật 05.08.2007

15 giờ chiều tôi phát hiện có 02 an ninh mật vụ ngồi ở quán cà phê cóc sát vách miếu thờ của gia tộc họ Lư đối diện cổng rào nhà tôi và cánh cửa rào vào nhà 3 m, và theo dõi sát sao mọi cử động của chúng tôi. Kể cả từ việc nhỏ cho đến việc tôi quét sân miếu thờ và hốt rác họ cũng không bỏ qua. Ðến 20 giờ họ đổi ca gác, tôi ghi được số xe của 2 người ngày như sau: Người thanh niên mập trắng còn rất trẻ khoảng 25 tuổi đi xe máy hiệu Atila Victoria màu đen bảng số 51-VH V4-1486, người còn lại gầy hơn nước da ngăm khoảng 30 tuổi đi xe Draem biển số 53 V4-0770.

18 giờ chị Trang đi làm về và bảo rằng đã thấy họ ngồi đấy từ sáng sớm.

20 giờ cùng ngày thì đổi ca, người mới đến mặc áo gió lùng thùng đội nón kết che kín mặt đi xe Draem biển số 50 V1-2752.

22 giờ họ lại đổi ca gác tôi không thấy rõ bảng số xe và cũng không nhìn rõ mặt anh này vì đường đèn không đủ sáng mà họ lại cố tình lẩn vào bóng đêm không muốn tôi nhìn thấy mặt.

Lúc 00 giờ 00 trước khi đi ngủ tôi nhìn ra cửa sổ trên gác và thấy rằng họ đã đổi người khác. Như vậy là cả 1 ngày nay họ đã đưa điều 21 khoản b trong "Luật an ninh quốc gia" để đối phó với chị em tôi, những người phụ nữ tay yếu chân mềm với trình độ văn hoá hạn chế. Chỉ vì đòi quyền được đối xử công bằng mà bị liệt vào danh sách đối tượng có khả năng gây nguy hại đến cái gọi là "nền an ninh quốc gia", thì đây là chuyện cười hiện đại của Việt Nam; thật mỉa mai và đáng xấu hổ quá đi mất!!!

 * 8 giờ 30' sáng 06.08.2007 Trung uý Minh đến nhà tôi lấy hồ sơ khiếu kiện để làm báo cáo. Tôi hỏi thẳng anh Minh việc công an cắm chốt trước cửa nhà tôi gây xáo trộn cuộc sống riêng tư của gia đình chúng tôi, làm cho các cháu nhỏ khiếp sợ và kinh hãi khi thấy nhiều người lạ mặt cứ ngồi trước cổng nhà và nhìn chằm chặp vào chúng mỗi khi chúng ra sân chơi. Anh Minh trả lời "tôi không biết" và ra về.

10 giờ sáng chị em tôi đến số 210 đường Võ Thị Sáu và gặp ngay anh Công thuộc bộ phận PA 38 công an Thành phố. Tôi nói cho anh này biết việc công an cắm chốt trước cửa nhà tôi và yêu cầu họ chấm dứt ngay hành vi gây thiệt hại đến danh dự và uy tín của chúng tôi. Nếu vẫn không dừng lại tôi sẽ làm đơn tố cáo. Anh Công né tránh và nói rằng "hông biết việc đó".

* Ngày 07.08.2007 người hàng xóm gần nhà qua hỏi thẳng mẹ tôi về việc công an canh gác nhà tôi hôm trước, bà còn nói rằng nghe một số người trong xóm nói lại chị em tôi làm gì đó phạm pháp nên bị công an thành phố bắt nhốt mấy ngày, may nhờ có ông cảnh sát khu vực và tổ trưởng tổ dân phố ra làm giấy bảo lãnh thì công an mới thả ra!!!??? Thật là sự xuyên tạc và vu cáo rẻ tiền hết mức!!!

Tôi phải cố gắng giải thích cho bà này hiểu việc làm của chị em tôi không vi phạm pháp luật. Chính quyền cộng sản đã tước đoạt tài sản hợp pháp của gia tộc tôi, nay lại mượn tay công an để bôi nhọ và xúc phạm đến danh dự chị em tôi, tôi yêu cầu họ đứng ra làm chứng giúp bằng cách ký tên xác nhận những việc mà họ đã nghe và thấy trong ngày hôm đó để tôi viết đơn tố cáo công an, nhưng họ không dám làm chứng vì sợ bị công an và chính quyền trả thù.

* Thứ tư 08.08.2007 chị em tôi ra văn phòng số 210 đường Võ Thị Sáu và công an thành phố lại lẽo đẽo đi theo rình mò khi hai chị em tôi đi bộ đến quán nước gần đấy.

* Thứ năm 09.08.2007, chị Thu Trang tôi đã cắt được đuôi của công an khi chúng tôi trên đường về nhà và ghé vào nhà sách, chị em tôi chỉ muốn đùa vui với họ vì thấy nghiệp vụ của họ còn non kém quá, vì vậy việc bắt giữ người trái phép và xét xử oan sai là việc xảy ra thường xuyên. Cũng bởi vì phương châm của họ là thà bắt lầm chứ không bỏ sót.

* Thứ sáu 10.08.2007

Hôm nay, ông Tý công an bộ đến thăm hỏi tôi với thái độ rất ôn hoà và nhã nhặn, ông hỏi thăm con và các cháu tôi đã được bao nhiêu tuổi và đang học trường nào ở Gò Vấp. Tôi trả lời con tôi không được đến trường như những trẻ bình thường khác điều đó các ông biết rõ hơn ai hết, nếu cháu được đi học tôi cũng không cho học ở Gò Vấp vì chính quyền quận này chỉ chực chờ ai có quan hệ họ hàng hoặc dính líu đến họ Lư thì sẽ tìm mọi cách để trù dập ngay.

Từ lúc tham gia ký tên ủng hộ phong trào dân chủ của Khối 8406, tôi ý thức được những việc làm chính đáng của mình sẽ bị họ tìm cách trả thù vì tôi đã dám nói lên sự thật. Tôi đoán biết việc họ đe doạ cho tôi đi tù nếu vẫn viết bài đưa lên mạng internet và việc này họ đã không thành công, tiếp theo có thể họ sẽ tìm cách bắt cóc con và các cháu của tôi để gây áp lực y như bọn khủng bố Hồi Giáo Cực đoan đã tiến hành bắt cóc các con tin ngoại quốc ở I Rắc hay Ápganixtan.... hòng dập tắt sự đấu tranh quyết liệt của chúng tôi. Việc này họ cũng đã tiến hành như họ đã làm với kỹ sư Ðỗ Nam Hải khi dùng áp lực gia đình để buộc anh phải viết giấy tạm rút tên ra khỏi phong trào đấu tranh dân chủ hồi tháng 3/2007 vừa qua.

Nhưng tôi kiên quyết đấu tranh đến cùng, ngày nào đất nước thật sự có Tự do Dân chủ, Nhân quyền thì dân oan mới thoát khỏi cảnh lang thang đói rách, con cháu chúng ta sẽ được học hành tử tế và sống trong hạnh phúc ấm no thật sự.

 

Ngày 14/08/2007

Người viết tố cáo đã ký tên

Lư Thị Thu Duyên

Số nhà 77/13, đường Trần Bình Trọng,

Phường 1, quận Gò Vấp --Thành phố Sài Gòn

 

=END=

 

5- Câu Chuyện Việt Nam

- Không phải khủng bố, chỉ là khủng hoảng

Văn Quang

 (VNN)

 

Chuyện "giật gân" và cũng không kém phần bi hài trong tuần vừa qua ở TP. Sài Gòn, chính là chuyện một lá thư của người dân gửi đến cán bộ Văn phòng tiếp dân Trung ương của Nhà nước tại TP Sài Gòn; khi mở bức thư ông cán bộ này đã ngất xỉu, phải đưa đi cấp cứu.

Vụ việc xảy ra vào hồi 9 giờ 50 phút ngày 31-7 tại Văn phòng tiếp dân Trung ương của Nhà nước tại TP Sài Gòn. Ông Trần Văn Trí là cán bộ Văn phòng tiếp dân, mở bức thư đề tên người gửi là bà Ngô Lệ Ngọc - ngụ số 35 lô 5, cư xá Phú Lâm, đường Lý Chiêu Hoàng, P.10, Q.6.

Khi ông Trí mở bức thư thì trong đó có kèm theo một túi nylon nhỏ (3x3cm) chứa chất bột mịn màu xám được kẹp giữa lá đơn khiếu nại. Ông Trí đã cắt túi nylon ra xem và đưa lên mũi ngửi. Sau khoảng 1 phút, ông thấy người xây xẩm, chóng mặt, buồn nôn, lưỡi và môi bị tê và được đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu.

Cũng may, sau đó ông trở lại bình thường. Tất nhiên, ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an và các đơn vị nghiệp vụ phải "khẩn trương" điều tra. Bà Ngô Lệ Ngọc thừa nhận ngay việc mình có gửi lá đơn khiếu nại và kèm theo là một túi nylon.

Số là do người dân sống trong khu vực này bị Nhà máy sản xuất giày dép liên doanh Sơn Quán - đóng tại số 129B1, đường Lý Chiêu Hoàng, P.10, Q.6 - lâu nay đã thải khí độc hại ra môi trường dân cư.

23 gia đình dân đã liên tục gửi đơn khiếu nại nhờ các cơ quan chức năng cùng chính quyền địa phương can thiệp, nhưng tất cả đều... làm ngơ.

Lá thư trong thành phố đi 7 tháng mới tới nơi nhận!

Bảy tháng trước, vào ngày 14-12-2006, bà Ngọc cùng 23 gia đình dân thuộc chung cư Phú Lâm đã làm đơn và kèm theo một túi nylon nhỏ bên trong chứa loại bụi khói lâu ngày của Nhà máy Sơn Quán thải ra bám vào nhà dân (người dân thu gom lại bỏ vào túi) rồi đem gửi kèm đến Văn phòng tiếp dân Trung ương của Nhà nước tại TP Sài Gòn khiếu nại.

Bức thư này đi bằng đường bưu điện, từ quận 6 đến quận 3, nhiều lắm chỉ chừng 10 cây số, nhưng phải 7 tháng trời sau mới tới tay ông Trí để mở ra xem. Quả là một kỷ lục, xứng đáng được ghi vào sách kỷ lục thế giới. Trong thời đại điện tử hiện đại, có nơi nào thư đi chậm hơn ở Sài Gòn không?

Mẫu bột này đã gửi đến Phòng hoá học Quân khu 7 để giám định. Nhưng nơi đây cho biết, bước đầu cho thử nghiệm với một số vật nuôi như chó, mèo hít thử đều không thấy phản ứng gì.

Sau điều tra của CA thành phố, ban đầu nhận định việc khai nhận gửi đơn đến Văn phòng tiếp dân, yêu cầu xử lý nhà máy gây ô nhiễm môi trường và kèm theo bụi khói do bà Ngô Lệ Ngọc thực hiện là có thật.

Tuy nhiên, mục đích gửi bụi khói chỉ để làm bằng chứng, ngoài ra bà Ngọc cùng các người dân hoàn toàn không có mục đích gì khác. Kết quả kiểm tra trên bao bì thư đều không chứa chất gì độc hại. Việc ông Trí sau khi mở bao bì thư và túi nylon bị choáng, buồn nôn là "do sức khoẻ yếu".

 

Cái nhìn dưới mắt người dân

Khá nhiều người dân tọc mạch đặt câu hỏi, nếu vì sức khỏe yếu, tại sao ông Trí không ngất đi vào lúc khác, lại nhè đúng lúc mở lá thư của dân thì bị ngất. Có thể do chất bụi có khí độc đến nỗi con người không chịu nổi. Nhưng theo "cơ quan chức năng" thì khi thử nghiệm ngay với những vật nuôi như chó mèo đều "bình an vô sự". Hay là vị cán bộ đó "tuổi già sức yếu" quá rồi nên mới xảy ra tình trạng "ngất ngư con tàu đi" đó?

Bởi thế nên mới có người suy luận rằng tại Trời muốn thế. Và chỉ có thế, câu chuyện "kỳ lạ" này mới bung ra để cả nước cùng biết. Và chỉ có Trời mới cứu được người dân trong trường hợp này. Bởi ngoài việc lá thư đi chậm chiếm kỷ lục thế giới đó, còn một chuyện khác đáng quan tâm hơn: người dân nơi đây gửi đến 45 lá đơn đến tất cả các cấp từ phường, quận, thành phố và cả trung ương, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín!

Tại sao lại có hiện tượng này?

Các "quan chức" địa phương giả câm, giả điếc vì lý do gì? Là những người sống ngay bên cạnh dân ở đó, vậy mà tất cả các quan chức đều bình chân như vại ". Người dân có quyền nghi ngờ rằng chắc lại có tí "vé" của mấy ông chủ nhà máy mời các quan đóng vai trò "người đi xem kịch". Vấn đề này hoàn toàn không xa lạ gì với những quan chức địa phương ở VN. Nơi nào có một nhà máy, một xí nghiệp, một công ty lớn thì các quan cũng "có ăn". Và công ty xí ngiệp đó càng nhiều vi phạm thì... càng có cơ hội kiếm chác. Dù cho nhà máy có làm bất cứ điều gì đó thiệt hại đến quyền lợi của người dân thì cũng được bao che đến nơi đến chốn. Nếu không "có ăn", các quan đã "vì dân" mà dẹp mấy cái tiệm này từ lâu rồi. Chẳng cần đợi dân "kiến nghị", chẳng cần đợi dân làm đơn, các quan cũng tích cực dẹp. Dẹp cho lòi "vé" ra mới thôi. Ðây là một sự thật vẫn tiềm ẩn ở rất nhiều địa phương từ bao lâu nay, chứ chẳng mới mẻ gì. Có điều người dân không nói được, và có nói cũng bằng không, chứng cớ hiển nhiên là những lá đơn, những lời khẩn cầu kêu cứu đều bay cao, bay xa tít mù tắp. Vậy kêu làm gì cho mệt xác, để thì giờ làm ăn chứ ai hơi đâu đi "kiện củ khoai" mãi như thế. Trong vụ này, nếu ông cán bộ không lăn quay ra thì kể như chẳng ai biết đấy là đâu. Nếu không "nhờ Trời" thì nhờ ai đây?

Người nông dân mộc mạc hoàn toàn có quyền nghĩ như thế. Ðiều vô lý là hơn 40 lá đơn đều chìm xuồng. Từ cấp phường xã đến quận huyện, tỉnh thành làm cái gì mà không chuyển đơn, không giải quyết? Rồi đến bưu điện, cần phải điều tra tại sao lá đơn lại đi chậm một cách kinh khủng đến như thế? Còn gọi là bưu điện được không? Thưa các ngài tân và cựu phó thủ tướng, các ngài tân và cựu bộ trưởng, liệu các ngài có điều tra đến nơi đến chốn vụ này để trả lời cho người dân không?

Về mặt "chính quyền", những ai đã nhận được đơn? Họ đã làm gì khi lá đơn đến tay mình? Ông chủ tịch phường, xã, huyện, ở đâu khi xảy ra sự việc? Còn anh bưu điện cũng phải trả lời về những con dấu đóng trên bì thư gửi đi. Từ Quận 6 đến quận 3 cũng chỉ có vài ba cái bưu điện, việc điều tra chẳng có gì là khó. Cái khó lá các vị có muốn hay không mà thôi.

Chuyện tình... mười năm với khói bụi

Chuyện này không mới. Nó xảy ra từ mười năm nay rồi. Nhà máy Sơn Quán đã hiện diện ở địa phương này cách đây hơn 10 năm và từ đó đến nay, người dân nơi đây phải hứng chịu những luồng khói bụi thải ra. Gia đình bà Ngọc và nhiều gia đình dân cư nằm ngay sau lưng nhà máy là nạn nhân trực tiếp phải gánh chịu sự tra tấn, ngày ngày hít thở không khí ô nhiễm sặc sụa bụi khói. Khí thải xả ra suốt từ sáng đến tối, đặc biệt là vào khoảng rạng sáng và buổi tối hàng ngày, lúc ống khói hoạt động hết công suất, phun khói đen ngòm.

Không cần dụng vụ khoa học tối tân, chỉ quan sát bằng mắt thường những vật dụng, nhà cửa nơi đây, người ta không khỏi kinh ngạc vì toàn là bụi, nơi nào vật gì cũng có bụi. Lấy tay quệt nhẹ qua chiếc bồn nước đã thấy bàn tay đen ngòm, mặc dù bụi đã qua một trận mưa lớn, bị chảy đi rất nhiều, tuy nhiên lớp bụi khí thải bám từ hàng chục năm qua vẫn không thể trôi được. Nó "đóng đô" ở mọi nơi, không thể rửa sạch.

Rõ ràng chất khí thải đã bám đầy vào nhà cửa đồ đạc của các nhà dân bởi tất cả các đồ dùng bằng kim loại đều gỉ sét, thủng loang lổ. Còn mùi thì bất cứ ai ngửi đều thấy cay và nồng khó thở, cứ hướng gió thổi cuốn theo lớp khói dày đặc từ nhà máy bốc lên là cảm thấy nghèn nghẹn, mắt cay sè. Ở địa phương này, không chỉ mỗi nhà máy Sơn Quán mà bên cạnh còn có Nhà máy giày dép Bitis cũng "đồng hành" thải khói bay mù trắng đục cả một vùng và có thể ngửi thấy mùi nhựa, mùi dầu nồng nặc lan ra từ 2 nhà máy này.

 

Người dân hứng chịu khói của Nhà máy Bitis.


Phái đoàn vào nhà máy làm gì?

Chị Dương Ái Thuý - Tổ trưởng tổ dân phố 10, khu phố 1 (ngụ tại số 37, lô V, cư xá Phú Lâm, đường Lý Chiêu Hoàng, P.10, Q.6) cho biết người dân ở đây vô cùng phẫn nộ. Suốt hơn 10 năm họ sống cùng khí thải và mùi hoá chất độc hại, tình trạng sức khỏe bị đe doạ trầm trọng. Rất nhiều bà con đã làm đơn khiếu nại lên các cấp, ngành từ địa phương đến trung ương nhưng chẳng được giải quyết.

Theo lời chị Thuý, hình như có một vài đoàn thanh tra gì đó về nhưng không biết họ làm gì rồi lại nhanh chóng ra đi, còn người dân thì chờ mãi đến mỏi mòn. Kiên trì nhất là gia đình bà Ngọc, bà đã cùng người dân nơi đây gửi đến 45 lá đơn đến tất cả các cấp từ phường, quận, thành phố và cả trung ương. Tháng 3 và 4 năm 2006, bà Ngọc gửi 15 đơn đến các cơ quan chức năng, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín.

Bà Ngọc còn cho biết, có lần tưởng có đoàn thanh tra trên quận xuống, bà con mừng lắm, nhưng ai dè họ vào nhà máy làm gì đó rồi biến mất!

 

Ðiều tra và liên hoan là một

Ðố quý vị độc giả biết phái đoàn kia vào nhà máy làm gì? Không lẽ lại vào điều tra và... "liên hoan"? Hai công việc đó hoàn toàn khác nhau, nhưng không thiếu gì những phái đoàn "điều tra" từ trung ương đến địa phương ở cái xứ này thường cộng chung hai thứ làm một cho "vui vẻ cả". Anh vui, tôi vui, em vui, chúng ta cùng vui. Thằng nào chết kệ nó!

Cần phải ghi chú thêm từ tháng 12-2006, bà Ngọc tiếp tục gửi thêm 30 đơn nữa và tất cả 30 đơn đều kèm theo "tang chứng vật chứng" bụi khói mà chính bà con khu phố thu gom lại, trong đó có 1 đơn gửi đến Văn phòng tiếp dân của Trung ương tại TP Sài Gòn.

Vậy còn 29 lá đơn nữa "biến" đi đằng nào? Có lẽ khi nhận những lá đơn đó biết là đơn khiếu nại gì đó của mấy anh dân đen nên vị có chức có quyền bèn phẩy tay cho đàn em bê vào kho "làm tài liệu" chứ không... dại gì mà ngửi như ông Trí nên không mất sức. Ðể sức làm việc khác sương hơn.

Bao giờ trả lời cho dân được những câu hỏi trên, và trả lời một cách rõ ràng mạch lạc, chứ không ụ hợ, kiểm điểm phê bình rồi buông trôi. Ðây không chỉ là một thắc mắc nhỏ nhoi mà chính là người dân còn có lòng tin vào hệ thống hành pháp hay không.

Cho nên câu chuyện ngài cán bộ bị ngất không phải là do khủng bố mà nó chỉ làm hiện ra hàng loạt chuyện "khủng hoảng niềm tin".

 

Bà Ngọc (tác giả bức thư đi 7 tháng mới tới) quệt nhẹ bàn tay, bụi khói đã dính đen.

 

Chán ngán với phiên tòa xử con bạc triệu đô

Phải nói thẳng ra rằng người dân đã quá chán và quá ngán với vụ án này rồi. Cứ nói đến con bạc triệu đô là người ta có thể nhớ vanh vách những "quan to quan nhỏ" tiêu xài như nước, âm mưu quỷ quyệt như Tổng Giám đốc Bùi Tiến Dũng, ngài thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến, Bùi anh Dũng, Nguyễn Mậu Thôn vv... Nhớ như thế cũng là quá đủ. Và cũng có người "bi quan" cho rằng bản án đã được "ấn định" từ trước rồi, cái gì cần phải xử thì cứ xử, cái gì "không cần phải xử" thì "cho qua" luôn.

Cho nên phiên tòa được mở ra, người dân cũng chẳng còn chú ý nữa. Tuy nhiên, trong sự chán nản đó, người dân vẫn còn tò mò muốn biết xem tòa án xử ra sao, các bị cáo khai những gì và còn có điều gì bí mật chưa được phanh phui. Gọi là "xem qua cho biết sự tình", chứ theo như lời nói bình dân của người dân quê là "chán đã lên đến tận cần cổ".

 

Những quan chức chưa phải là lớn

Trước hết, xin tóm tắt về 9 vị quan chức lớn nhỏ bị đưa ra tòa gồm: Bùi Quang Hưng (nguyên Cảnh sát giao thông Hà Nội) phạm tội "tổ chức đánh bạc"; Nguyễn Văn Hồng (nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần bất động sản và thương mại Thăng Long) "tổ chức đánh bạc"; Bùi Tiến Dũng (nguyên Tổng giám đốc PMU18) "phạm tội đánh bạc và đưa hối lộ"; Vũ Mạnh Tiên (nguyên Phó chánh văn phòng PMU18) phạm tội "đánh bạc và đưa hối lộ"; Lương Mạnh Hoa (tài xế của PMU18) phạm tội "đánh bạc và đưa hối lộ"; Tôn Anh Dũng (nguyên Phó giám đốc Công ty cổ phần bất động sản Sông Ðà) phạm tội "đưa hối lộ"; Nguyễn Mậu Thôn (nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Hoa Việt) phạm tội "đưa hối lộ"; Nguyễn Ðình Toản (nguyên Phó công an P.Ngã Tư Sở, Q.Ðống Ða, Hà Nội) phạm tội "đưa hối lộ"; Nguyễn Việt Bắc (nguyên Phó tổng giám đốc Công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam) phạm tội "đánh bạc".

Thật ra những chức vụ Tổng Giám đốc và Giám đốc như thế này ở Việt Nam bây giờ nhiều như ruồi. Nhất là ở một cơ quan Trung Ương như thủ đô Hà Nội thì các vị quan chức đó chẳng có gì là "ghê gớm". Nếu không có vụ đánh bạc hàng triệu đô thì chẳng ai chú ý đến mấy anh này làm gì. Và nói thẳng ra, những "cuộc vui suốt sáng, trận cười thâu đêm" cũng chẳng thấm tháp gì so với những cuộc ăn chơi của các đại gia khi xách cặp "đi công tác" ở nước ngoài. Mang theo một em thư ký hoặc được gọi là thư ký, đi trước hay đi sau "sếp" một hai ngày, chẳng ai biết đấy là đâu. Ðánh bạc cũng thả dàn, một triệu hay hai triệu đô, chỉ có những ông trùm cờ bạc quốc tế mới nhận diện được mà thôi.

Những điều đáng chú ý trong các phiên tòa

Ai cũng biết, trong một phiên tòa, phía công tố là những người luận tội, sẽ đưa ra những bằng chứng về hành động cụ thể của tội phạm. Còn phía luật sư, dĩ nhiên là phải bênh vực quyền lợi cho thân chủ mình.

Về phía người dân, họ nhìn sự việc một cách khách quan hơn. Họ mới chính là những quan tòa của lương tri.

Dù luận tội hoặc phản bác cách nào thì sự việc Bùi Tiến Dũng cá độ bóng đá hàng triệu đô la là có thật. Trên hay dưới một triệu đô cũng thế thôi, chẳng có gì phải tranh luận cho rắc rối. Nó mở rộng thêm cho tầm nhìn của người dân vào những quan chức nhà nước sống ra sao, làm việc như thế nào, tiền của ở đâu mà ra. Chơi cá độ bóng đá mỗi lần từ vài chục ngàn đô trở lên đến hơn hai trăm ngàn đô thì gia tài của ông ta phải đồ sộ như thế nào. Bùi Tiến Dũng khai chỉ có hai cái nhà, song tòa án xác minh thêm Bùi Tiến Dũng có tới 5 cái nhà đứng tên người khác. Có thể Dũng còn có nhiều hơn nữa, chưa khám phá ra hết vì đứng tên những anh cha căng chú kiết, họ hàng quen biết với tài xế, với đàn em của ngài Tổng Giám đốc. Ðây cũng lại là chuyện "bình thường" của các quan hiện nay. Có kê khai tài sản cả trăm lần cũng chẳng lần ra được. Còn việc tiền đó ở đâu ra, không cần nói ai cũng biết. Không lấy ở cái ngân quỹ khổng lồ của nhà nước - tức là tiền mồ hôi nước mắt của dân - thì không có ngân quỹ nào chịu nổi. Trong khi các quan xuất thân từ những thành phần công nhân, lái xe, làm việc vặt, chứ chẳng có quan nào xuất thân từ những gia đình đại gia giàu có từ ba đời trước như những nhà "tư bản" nước ngoài. Bởi nếu xuất thân từ thành phần tư sản, địa chủ thì cuộc đời tàn từ lâu rồi.

Ðặc điểm về nhân thân của các "bị cáo" là một "lý lịch trích ngang" như thế. Ðấy cũng là đặc điểm chung của các quan chức ở hầu hết mọi nơi.

 

Những lời khai trùng khớp

Một đặc điểm nữa của phiên tòa là hầu như các bị cáo có những lời khai giống nhau, cứ y như có sự "thông cung" nào đó. Anh nào trước đây đã khai "trật đường lối" thì phản cung. Một thí dụ cụ thể như khi sự việc bại lộ, Bùi Tiến Dũng đã tìm cách đưa tiền tỉ để hối lộ bất cứ vị quan chức nào quen hay không quen để mong vụ án chìm xuồng hoặc giảm bớt tội lỗi. Nhưng sau đó, khi ra tòa Dũng phản cung, khai chỉ đưa tiền để mời ăn và "nắm" thông tin. Những lời khai của các đàn em như Nguyễn Mậu Thôn, Tôn Anh Dũng, Nguyễn Ðình Toản, Vũ Mạnh Tiên, Lương Mạnh Hoa đều tìm cách "sửa lại lời khai" y boong như thế. Và đàn anh Bùi Tiến Dũng hiên ngang nhận tội "vu khống" chứ không nhận tội hối lộ.

Ðồng thời các luật sư biện hộ cũng vin vào đó để biện minh cho Dũng chỉ cháy án chứ không hối lộ.

Luật sư Ngô Ngọc Thủy đã "gây sốc" đối với cử tọa khi ông cho rằng: "Họ bị kết tội đưa hối lộ nhưng các cơ quan tố tụng không chỉ ra được ai là người có chức, có quyền mà họ nhắm đến, đó là điều không bình thường trong khi thấy Bùi Quang Hưng, Bùi Tiến Dũng sợ bị lộ nên nhờ anh em bè bạn đi nắm tình hình vụ án là tâm lý bình thường của con người"

Lập luận này rất đáng quan tâm. Bởi người đưa hối lộ thì phải có người nhận hối lộ. Vậy người nhận hối lộ là ai? Ðã có một vài quan chức trong thời gian đầu bị nêu tên. Nhưng sau cùng chẳng có ai bị kết tội nhận hối lộ cả. Ðây là một sực việc không bình thường như lời ông luật sư Thủy đã viện dẫn.

Ðồng quan điểm này, LS Vũ Ngọc Chi (bào chữa cho Dũng "Huế") cũng khẳng định không đủ cơ sở quy kết thân chủ của mình đồng phạm với Bùi Tiến Dũng về tội đưa hối lộ trong trường hợp phạm tội chưa đạt vì trên thực tế, Dũng "Huế" thậm chí còn chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ đưa tiền cho ông Cao Ngọc Oánh.

 

Cựu trung tá công an Nguyễn Ðình Toản (nguyên Phó công an P.Ngã Tư Sở, Q.Ðống Ða, Hà Nội) cũng bị kết tội đưa hối lộ nhưng các cơ quan tố tụng không chỉ ra được ai là người có chức, có quyền mà họ nhắm đến, đó là điều không bình thường.

 

Tất cả các bị cáo đều khai không dám đưa hối lộ cho ông Oánh

Như thế vụ án lại thêm một "nhân vật" cấp cao dính líu vào vụ nhận và đưa hối lộ. Nhưng ngay sau khi Dũng "Huế" bị bắt vì hành vi nhận 30.000 USD chạy án của Bùi Tiến Dũng, ông Cao Ngọc Oánh bị yêu cầu tường trình về mối quan hệ với nhân vật này. Cơ quan chức năng vào cuộc thẩm tra xác minh. Tháng 7-2006 ông Oánh bị truất quyền "Thủ trưởng điều tra". Lúc đó, ông Oánh đang được giới thiệu vào vị trí ủy viên trung ương, và là thứ trưởng Bộ Công an.

7 tháng sau ông chính thức được xác định không liên quan đến việc chạy án của Bùi Tiến Dũng. Hiện, ông trở lại cương vị tổng cục phó nhưng không phụ trách lực lượng cảnh sát mà chuyển sang tổng cục kỹ thuật.

Trong phiên tòa những ngày gần đây, hầu hết các "bị cáo" đều quyết liệt khai rằng không hề có ý định hối lộ ông Cao Ngọc Oánh. Và hầu như phiên tòa đều xoay quanh vấn đề này.

Nhân vật trung tâm trong phi vụ chạy án cho Bùi Tiến Dũng là Tôn Anh Dũng được các luật sư yêu cầu cho thẩm vấn. Tiếc rằng Hội đồng xét xử "quên" không để luật sư thực hiện quyền này.

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp hỏi: "Vì sao Bùi Tiến Dũng biết anh quan hệ với tướng Cao Ngọc Oánh - thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra. Anh có khoe gì về mối quan hệ này?". Tôn Anh Dũng đáp: "Tôi không nói. Khi Dũng gọi cho tôi nhờ hỏi tình hình khi Bùi Quang Hưng bị bắt, tôi biết rằng Dũng biết tôi có quan hệ với tướng Oánh".

Theo Tôn Anh Dũng, đây là mối quan hệ đồng hương "trong sáng", "không có gì là bí mật", từ hồi ông Oánh làm trưởng phòng hình sự Công an Thừa Thiên - Huế. Thời điểm đó, Dũng từng tham gia vây bắt một thủ phạm giết người.

Trong những lần gặp ông Oánh, Tôn Anh Dũng chưa đặt vấn đề, nhờ giúp cho Bùi Quang Hưng hay Bùi Tiến Dũng, dù Tôn Anh Dũng đã nhận 30.000 USD của nguyên tổng giám đốc PMU 18. Tôn Anh Dũng khai:

"Tôi chưa từng nghĩ sẽ dùng tiền với ông Oánh. Thậm chí, tôi không bao giờ dám làm điều đó". Theo đó, khi mới ướm thử hỏi tình hình với vị thủ trưởng cơ quan điều tra của cả nước, Tôn Anh Dũng đã bị mắng phủ đầu rằng "đấy không phải việc của chú".

Tôn Anh Dũng khai, thừa biết với vị trí tổng giám đốc PMU 18 Bùi Tiến Dũng có nhiều mối quan hệ rộng, "có sức mạnh, ở tầm cán bộ cấp cao". Do vậy, việc nhờ anh ta chỉ là một trong các "cửa" của Bùi Tiến Dũng. "Tôi nghĩ vậy nên lợi dụng để lấy tiền chữa bệnh cho con".

Tôn Anh Dũng nhận đã lừa đàn anh Bùi Tiến Dũng để lấy tiền chữa bệnh cho con, chứ không phải đi lo hối lộ tướng Oánh. Vì hắn nghĩ đàn anh còn nhiều "đường binh" khác.

Và "cảm động" hơn nữa khi được nói lời cuối cùng trước tòa, Dũng Huế nghẹn ngào nói trong nước mắt: "Hãy cho tôi tạ lỗi với anh Oánh". Ngừng lời để lau nước mắt, Dũng tỏ ý ân hận vì hành động của mình liên lụy tới thiếu tướng Cao Ngọc Oánh - nguyên trưởng cơ quan cảnh sát điều tra, Tổng cục phó tổng cục Cảnh sát!

Những giọt nước mắt thật hay nước mắt cá sấu tùy theo bạn đọc nhận định.

Phiên tòa thứ hai này như chỉ để làm rõ những người cầm tiền của Bùi Tiến Dũng phạm tội đưa hối lộ, nhưng lại chưa chỉ rõ ai là người nhận hối lộ hoặc có ý định nhận hối lộ. Các bị cáo đều nhất loạt phản cung hoặc khai cùng một luận điệu như nhau.

Ðây cũng là đặc điểm thứ hai của phiên tòa xử vụ án gọi tắt là vụ án cá độ triệu đô. Có người phạm tội đưa hối lộ nhưng không có người nhận hối lô.

 

Bùi Tiến Dũng, nhân vật chính trong vụ án "con bạc triệu đô", đến nay người dân nào cũng... quen mặt

 

Tôn Anh Dũng: nguyên Phó giám đốc Công ty cổ phần bất động sản Sông Ðà, người đã "nhỏ lệ ân hận" trước tòa vì đã làm liên lụy tới ông Cao Ngọc Oánh. Trông cũng có vẻ đáng xúc động thật.

 

Ðặc điểm thứ ba: các luật sư bỏ phiên tòa để phản đối

Phiên xử buổi chiều ngày 3-8 vừa qua rất "nóng" khi các luật sư bị hán chế thời gian tranh luận.

Quan điểm tranh luận lại với đại diện Viện kiểm sát duy trì công tố tại phiên tòa của luật sư Nguyễn Hằng Nga và một số người nhiều lần bị thẩm phán chủ tọa ngắt lời, yêu cầu nói ngắn gọn, do không có nhiều thời gian. Chủ nhiệm Ðoàn luật sư Hà Nội Phạm Hồng Hải lập tức đứng lên phản đối: "Việc chủ tọa bảo mỗi luật sư "có 10 phút để đối đáp là vi phạm thủ tục tố tụng. Nếu như vậy chúng tôi đi về". Nói dứt lời, ông Hải thu dọn tài liệu trên bàn, xách cặp ra về, bỏ lại sau lưng câu nói thảng thốt "luật sư ở lại" của nữ chủ tọa.

Không khí phiên tòa trở nên căng thẳng, khán phòng ồn ào, an ninh được thắt chặt. Theo chân ông Hải, luật sư Nguyễn Hồng Bách, Nguyễn Hằng Nga, Ngô Ngọc Thủy cùng rời khỏi bàn luật sư. Chủ tọa tuyên bố phiên xử tạm nghỉ.

Chừng 10 phút sau, Hội đồng xét xử quay trở lại làm việc. Ông Thủy và bà Nga sau đó đã quay trở lại. Trên vị trí luật sư vẫn khuyết chỗ của ông Hải và Bách. Phiên tòa tiếp tục với nhiều câu hỏi gay gắt của các bị cáo.

Bất chấp sự bất bình của bị cáo và các luật sư, Hội đồng xét xử tuyên bố nghị án. Bản án dành cho 9 bị cáo dự định tuyên vào chiều 3-8 đã được lùi lại vào sáng thứ ba (7-8).

 

Luật sư nói gì?

Ngay sau khi rời cổng tòa, luật sư Phạm Hồng Hải cho biết: "Tôi bỏ ra về là để phản ứng lại thái độ thiếu tế nhị và coi thường luật sư của Hội đồng xét xử (HÐXX). Luật sư bị hạn chế thời gian nói, nói chưa xong đã bị ngắt lời giữa chừng như vậy là HÐXX vi phạm Ðiều 218, Bộ luật tố tụng hình sự quy định về việc đối đáp. Theo tôi, Tòa án Hà Nội cần rút kinh nghiệm về việc này...". "Phiên tòa này lại thể hiện mất dân chủ rõ rệt. Chủ tọa phiên tòa vi phạm quy định hạn chế thời gian nói của luật sư, chúng tôi phải bỏ ra ngoài để phản ứng".

Luật sư Nguyễn Hồng Bách bất bình: "Yêu cầu luật sư nói trong 10 phút, là vi phạm thủ tục tố tụng. Quá trình xét hỏi những ngày qua, tôi đã thấy ức chế... Ðây là lần đầu tiên, tôi tham gia và chứng kiến cảnh luật sư bỏ về giữa phiên tòa để tỏa thái độ bất bình".

Dù có bất bình hay không thì bản án cũng sẽ được công bố. Trên thực tế, có nhiều luật sư ngầm hiểu rằng sự bào chữa của mình cho những thân chủ "đặc biệt" thường chỉ là hình thức hoặc vì lương tâm nghề nghiệp mà thôi. Chẳng biết trường hợp này có giống như vậy không? Ðó là điều người dân ngoài cuộc thông cảm với luật sư.

 

Bản án như thế nào?

Tôi xin đưa ra con số tổng quát về mức án đề ghị cho vụ án này. Trước đó, ngày 2-8 Vụ án này được của Hội đồng xét xử đề nghị 100 năm tù, phạt 8,6 tỷ đồng cho tất cả các bị cáo. Vài nhân vật trung tâm đáng chú ý là:

Bị cáo Bùi Tiến Dũng bị đề nghị mức án 6-7 năm cho tội Ðánh bạc; 16- 18 năm cho tội Ðưa hối lộ. Tổng cộng mức án từ 22 đến 23 năm tù giam. Ngoa ra Bùi Tiến Dũng còn bị tịch thu hơn 2 tỷ đồng tiền đánh bạc và bị phạt bổ sung gấp 3- 5 lần số tiền hơn 1 tỷ đồng là tiền đưa hối lộ.

Bị cáo Bùi Quang Hưng bị đề nghị mức án 7-8 năm cho tội tổ chức đánh bạc và phạt bổ sung 100 triệu đồng. Với cùng tội danh, Nguyễn Văn Hồng bị đề nghị mức án 8-9 năm, phạt bổ sung 100 triệu đồng.

Các bị cáo Lương Mạnh Hoa, Vũ Mạnh Tiên, Tôn Anh Dũng, Nguyễn Mậu Thôn đều bị đề nghị cùng mức án 9-10 năm tù giam về tội Ðưa hối lộ. Nguyễn Mậu Thôn bị phạt số tiền gấp 1-2 lần số tiền 500 triệu đồng (tiền đưa hối lộ).

Ðó mới chỉ là những đề nghị của Hội đồng xét xử. Dù sao chúng ta cũng đã thấy được cái "khung hình phạt" sẽ như thế nào. Chắc cũng không xa mấy với cái "khung" đó.

Nhưng dù với mức án nào, kể cả việc phải sử dụng đến tử hình, thì vụ án cũng đã làm người dân chán ngấy rồi. Mong rằng đây không phải chỉ là những "con chốt thí" cho những vụ tham nhũng, ăn chơi sa đọa của thành phần quan chức từ nhỏ đến lớn. Nếu đi sâu hơn, xa hơn, có thiện chí hơn, chắc chắn còn nhiều, rất nhiều vụ như thế và hơn thế. Ðấy mới là ý nghĩ thật sự của người dân.

 

* Nguyễn Mậu Thôn từng là Công an Hà Nội, chỉ nhận số tiền 500 triệu đồng là tiền vay của Bùi Tiến Dũng, không gặp ai để đưa hối lộ.

 

=END=

 

6- Tạp Ghi Văn Nghệ

 

- Về cái chết oan khuất của nhạc sĩ Minh-Kỳ

 

phạmtínanninh

 

"Nha Trang là miền quê hương cát trắng

 Có những đêm nghe vọng lại, ầm ầm tiếng sóng xa đưa

 Nha Trang cánh đồng bao la bát ngát

 Hương quê dâng lên ngào ngạt, hòa cùng sức sống yên vui

.......

 Ai ơi, người về cho ta nhắn với

 Nha Trang quê hương dịu hiền, ngàn đời lòng tôi mến yêu"

 

Ai đã sinh ra và lớn lên ở Nha Trang, hoặc đã từng ghé lại đây đôi lần, đều không quên bài hát dễ thương này, mà cả một thời gian gần hai thập niên, đài phát thanh Nha Trang đã dùng làm nhạc hiệu mở đầu.

Cuối tháng 3/75, Nha Trang bị nhận chìm trong làn sóng đỏ. Người Nha Trang đã cùng chịu chung số phận. Kẻ bị giết, người bị tù đày, gia đình, bè bạn, thầy trò, chia ly tan tác. Số phận của nhạc sĩ Minh Kỳ, tác giả bài hát này (cùng nhiều bản nhạc về Nha Trang khác nữa) cũng đã gắn liền với định mệnh đau thương của thành phố mà ông đã được sinh ra, hết lòng yêu thương và đã gởi trọn lòng mình qua những dòng nhạc thiết tha trìu mến đó. Ông đã bị giết. Cái chết thê thảm và oan khuất của ông có lẽ được ít người Nha Trang, - dù còn ở trên quê nhà, hay tha phuơng khắp chốn - biết đến

Người viết bài này, có cái cơ duyên được ở chung cùng một trại tù với ông, và cũng đã được tâm sự cùng ông một vài ngày trước khi ông chết.

Ðầu tháng 3/75, sau khi Ban Mê Thuột mất, những đơn vị từng sống chết với Cao Nguyên có lệnh triệt thoái. Tôi theo đơn vị, chỉ còn một phần tư quân số, lần lượt "di tản chiến thuật" vào Cam Ranh, rồi Vũng Tàu để tái tổ chức, trước khi tham dự những trận đánh cuối cùng "cô đơn và buồn tẻ" ở những địa danh xa lạ: Cần Giuộc, Bến Lức, thuộc tỉnh Long An, ngăn bước chân địch quân đang ồ ạt kéo về vây hãm Sài Gòn.

Ngày 28/4/75, tôi và cả vợ con, theo lời hẹn của người bạn chí thân, là SQ Hải Quân, có mặt tại Bến Bạch Ðằng. Nhưng đến giờ chót, trước sự ngỡ ngàng và tức giận của người bạn có lòng, tôi quyết định không cùng vợ chồng anh ấy xuống tàu di tản. Có lẽ anh không hiểu được là tôi cũng đã khổ tâm biết dường nào để có cái quyết định "sống chết" ấy, mặc dù tôi biết trước là rồi tôi cũng phải trả một cái giá, chắc không nhỏ. Tôi không đành lòng bỏ lại những đồng đội đã theo tôi từ những quê quán miền Trung, mà giờ đây đã trở nên xa tít mịt mờ trong tay giặc, và nhất là cha tôi, người cha đã làm gà trống nuôi con từ lúc tôi mới lên ba, mà tôi được tin là ông đã bị bắt và đang bị giam giữ ở đâu đó ngoài Nha-Trang. Tôi không thể xa ông trong hoàn cảnh khốn cùng này.

Ðiều đáng ân hận nhất là, dù ở lại để chấp nhận mọi điều, nhưng tôi cũng không bao giờ có cơ hội gặp lại cha tôi. Ông đã chết trong trại cải tạo Ðá Bàn, cuối tháng 6/76, và đúng ngay vào cái đêm tôi bị chở bằng xe "bịt bùng" từ trại tù An Dưỡng Biên Hòa ra bến Tân Cảng để xuống tàu Sông Hương ra Bắc. Mãi gần năm năm sau tôi mới nhận đuợc tin buồn.

Trại tù An Dưỡng Biên Hòa, cũng chính là nơi tôi đã gặp nhạc sĩ Minh Kỳ, và đã tâm tình cùng ông một ngày trước khi ông chết.

Tôi trình diện tại Trường Ðại Học Kiến Trúc, bị đưa lên nhốt tại trại tù binh Tam Hiệp. Một tháng sau được chuyển đến trại tù An Dưỡng Biên Hòa, nằm bên cạnh phi trường quân sự Biên Hòa. Trại An Dưỡng này, trước là một khu quân sự, về sau đuợc chỉnh trang lại để tiếp nhận những quân nhân tù binh của ta được miền Bắc trao trả theo hiệp định Paris. Họ được nghỉ ngơi, bồi dưỡng cả sức khỏe lẫn tinh thần ở trại An Dưỡng này trước khi trở về đơn vị cũ và gia đình.

Ðến trại này, tôi gặp những anh em ở đây từ trước cùng một số mới đuợc chuyển từ các trại khác tới. Gồm đủ các quân binh chủng, kể cả những sĩ quan biệt phái về các Bộ, và Cảnh Sát. Trong số này có nhạc sĩ Minh Kỳ. Tôi ở Nhà 1, còn anh Minh Kỳ ở Nhà 3 (?), cách nhau khu nhà bếp (gọi là hậu cần).

Cũng như những người Nha Trang khác, lớn lên vào những năm giữa thập niên 50, đầu thập niên 60, tôi thuộc lòng những bài hát Nha Trang của nhạc sĩ Minh Kỳ, nhưng chưa hề biết tên thật và cũng chưa được hân hạnh gặp ông. Trong Nhà 1, tôi nằm bên cạnh hai anh bạn tù lớn tuổi hơn tôi. Một anh từ Trường Chỉ Huy Tham Mưu, một anh làm ở Nha Quân Pháp.

Hai anh này rất tốt bụng và vui tính, có quen biết nhạc sĩ Minh Kỳ. Biết tôi là dân Nha Trang, nên có lần anh đã giới thiệu tôi với anh Minh Kỳ.

Nhạc sĩ Minh Kỳ lớn tuổi hơn tôi nhiều, nên tôi gọi ông bằng Anh và xưng em.. Có lẽ bản tính của anh vốn thầm lặng, ít nói, và đặc biệt trong hoàn cảnh như vừa trải qua cơn ác mộng, chưa biết ngày mai sẽ ra sao này, anh lại càng ít nói hơn. Gặp anh vài ba lần, tôi chỉ nói lên lòng hâm mộ của tôi về những bài hát Nha Trang, mà với tôi bây giờ nó lại là những kỷ niệm vô giá. Anh thường chỉ trả lời tôi bằng một nụ cười buồn.

Một đêm, cuối tháng 8/75 (31/08/75?), vào khoảng 09:30 tối, cả trại tù đang chìm trong bóng đêm với cả ngàn người tù đang nằm thao thức, bởi tâm tư còn nặng trĩu lo âu, đang chờ đợi những điều bất trắc nào đó sẽ đến với số phận mình, bỗng một tiếng nổ long trời kèm theo những tiếng la thất thanh, và rồi tiếng còi báo động, tiếng chát chúa trên loa phóng thanh, lệnh cho tất cả "cải tạo viên" nằm yên tại vị trí, kẻ nào bước ra khỏi nhà sẽ bị bắn tại chỗ.

Khi đám tù chúng tôi chưa hết hoang mang, thì tiếng xích sắt xe tăng T 54 tràn vào trại rít lên từng chặp, chia nhau bao vây từng căn nhà. Hằng loạt bộ đội, súng gắn lưỡi lê, mặt tên nào cũng đằng đằng sát khí túa vào từng nhà, kéo cơ bẩm lên đạn, quát tháo chúng tôi đứng dậy ngay tại chỗ, hai tay để trên đầu. Tôi có cảm giác là chúng tôi sắp bị xử tử...

Chúng tôi đứng bất động như vậy cho đến gần 10 giờ trưa. Nhìn qua khe cửa, tôi thấy mấy anh em tù ở nhà 3 khiêng một số người bị thương lên bệnh xá.

Cả ngày sau, tất cả tù đều không được ra khỏi nhà, ngoại trừ đi ra cầu tiêu và ở đó cũng có đầy lính gác. Sau đó, đúng vào ngày 2 tháng 9, Quốc khánh của VC, tất cả chúng tôi được đưa lên hội trường. Ngồi chễm chệ trên dãy bàn trước mặt chúng tôi là những "thủ trưởng" không mang quân hàm, nên chúng tôi cũng chẳng biết họ là ai. Chúng tôi bị "nghiêm khắc" cảnh cáo là "có bọn phản động trong các anh đã dấu diếm vũ khí, mang lựu đạn Mỹ vào để nhằm phá hoại thành quả kách mệnh"(!). Sau đó chúng tôi làm "bản tự khai tội ác" và bắt đầu bài học số 1, "Ðế Quốc Mỹ là kẻ thù của nhân dân ta".

Khi ấy chúng tôi mới biết tiếng nổ tối hôm ấy đã xảy ra tại Nhà 3, làm chết và bị thương khá nhiều. Mọi dấu tích đã được thu dọn sạch sẽ, như chưa hề có việc gì xảy ra.

Có điều cái "sự cố" thảm khốc ấy, không phải như lời "lên lớp" hù dọa của mấy ông thủ trưởng, bởi một điều rất dễ hiểu là ngay từ lúc vào trại cho đến bây giờ, đã qua hằng trăm lần kiểm soát, vã lại hành trang mang theo của mỗi người tù đâu có cái gì, ngoài hai bộ áo quần, cái khăn lau mặt và bàn chải đánh răng. Tiền bạc và tư trang khác đã được "kách mạng" giữ hộ ngay sau khi nhập trại. Vậy thì một trái lựu đạn có phép màu nào lọt vào trong trại. Ðiều quan trọng hơn, là nếu người tù nào dám liều mạng mang đuợc lựu đạn vào trại thì cũng chỉ nhằm mục đích giết kẻ thù chứ sao lại giết chết bao nhiêu bè bạn của mình?

Những câu hỏi đó đã có sự trả lời chính xác ngay sau đó. Một số bạn tù ở Nhà 3 và Nhà kế bên kể lại như sau:

Nhà 3 (chứa khoảng 80 tù nhân, đa số là SQ Cảnh Sát) nằm đối diện ngay trước Khu Trực Ban và Nhà Vệ Binh của Trại, chỉ cách nhau chừng hơn năm mét và một hàng rào kẻm gai. Khi ấy tổ của nhạc sĩ Minh Kỳ đang họp để phân công nấu bếp vào ngày mai, thì một quả lựu đạn được quăng vào vách tôn ngay phía sau làm 3 người chết tại chỗ và khoảng 8 người bị thương. Nhạc sĩ Minh Kỳ bị thương rất nặng, được anh em tù khiêng lên bệnh xá cùng với những anh em bị thương khác. Ông bị thương ở ngực, bụng và cổ rất nặng. Biết mình sắp chết nên trăn trối với những bạn tù:

 - Tụi mày về nói với vợ tao ráng nuôi con tao, chắc tao không sống được.

Sau đó máu ở ngực và cổ chảy ra lênh láng. Ông vừa la vừa rên:

- Sao chân lạnh quá!

- Lạnh quá! Sao bụng tao lạnh quá! Sao ngực tao lạnh quá!

Ông chết từ từ, chết từ chân đến bụng rồi đến ngực cho đến lúc tắt thở.

Một cái chết mà chính Ông cảm nhận được, biết được nó đến với mình từng phút từng giây.

Sáng sớm hôm sau, anh em bạn tù, với sự giám sát của toán vệ binh VC, đem chôn các bạn tù vắn số của mình trên một mảnh rừng bên ngoài vòng đai phi trường quân sự Biên Hòa.

Ai cũng biết là trái lựu đạn giết chết nhạc sĩ Minh Kỳ cùng những người bạn tù khác, là do chính bọn VC quăng từ khu trực ban của Trại phía bên kia hàng rào.

(Có một số Sĩ Quan ngành đạn dược còn cho là tiếng nổ ấy có thể là tiếng nổ của đạn B40 hay B41, có sức tàn phá còn hơn cả lựu đạn).

Và cũng sau ngày ấy, chúng tôi phải chịu một trò chơi trả thù ác độc từ phía những người chiến thắng. Mỗi ngày chia nhau đi gỡ các bãi mìn trong hàng rào phi trường quân sự Biên Hòa.

Họ đã bày ra cái trò giết người dấu tay ở Nhà 3, để rồi lại lấy đó làm lý do giết tiếp những người còn lại bằng cái trò chơi đẫm máu "gỡ mìn" này.

Những bãi mìn này do Công Binh của ta thiết lập chằng chịt dọc theo hệ thống phòng thủ phi trường. Bây giờ, không có sơ đồ những bãi mìn, chúng tôi lại là những người không chuyên môn về mìn bẫy, có nhiều anh em giữ các chức vụ tham mưu, hay đuợc biệt phái về các bộ khác, chưa hề thấy lại quả mìn sau ngày rời khỏi quân trường. Vậy mà bây giờ phải tham dự cái trò chơi bất nhân này. Ngày nào cũng có mìn phát nổ, người chết, vài người mất tay, mất chân, nhưng vẫn không làm giao động được tấm lòng của những người " kách mạng!".

Và cũng chính nhờ được cắt cử đi đào huyệt chôn một người bạn tù chết mìn, sớm trả "nợ máu" sau ngày miền Nam "giải phóng" này, đám chúng tôi mới phát hiện dược bốn ngôi mộ mới đã nằm sẳn tại "nghĩa trang" vô danh trong một mảnh rừng hoang. Trước mỗi ngôi mộ đuợc đắp đất sơ sài đó có cái bia làm bằng một mảnh gổ nhỏ. Bọn chúng tôi lén đọc tên trên từng tấm bia viết bằng sơn đỏ, trong đó có tên Vĩnh My (Vĩnh Mỹ?). Ðó chính là tên trong khai sinh của nhạc sĩ Minh Kỳ (Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ). Dưới sự canh gác nghiêm ngặt của đám vệ binh, tôi chẳng biết làm gì khác hơn là khi đi ngang trước mộ anh để trở về trại, chắp hai tay trước ngực và cúi đầu tưởng niệm anh cùng những bạn bè xấu số đã chết tức tưởi cùng anh.

Lòng tôi nhói lên đau đớn như vừa bị một nhát chém hư vô nào đó. Trong tôi vừa mới mất thêm một điều gì, mà với tôi nó trở thành thiêng liêng hơn là kỷ niệm. Nhiều đêm sau đó tôi trằn trọc cả đêm không ngủ. Dư âm những bài hát NhaTrang của anh lúc nào cũng văng vẳng bên tai tôi. Tâm tư lúc nào cũng mơ màng đến thành phố Nha Trang, đến ngôi trường Võ Tánh, nhớ da diết những kỷ niệm ấu thơ, của những ngày đi học, và hình dung đến từng khuôn mặt bè bạn thân quen... Cũng mới đây thôi, mà bây giờ tưởng chừng như đã là một quá khứ thật xa xăm, mơ hồ như kiếp trước.

Ba mươi năm chiến tranh trên quê hương đã đem lại biết bao điều bi thảm. Vậy mà sau khi chiến tranh chấm dứt lại còn nhiều bi thảm hơn. Cái chết của nhạc sĩ Minh Kỳ cũng chỉ là một trong hàng vạn, hàng triệu điều oan khiên bi thảm đó. Nhưng chúng ta xót xa và nhớ đến nhạc sĩ Minh Kỳ, bởi chính vì ông là một nghệ sĩ, một người đã sống và cống hiến cho đời bằng chính trái tim mình. Ðặc biệt với những người Nha Trang và những người yêu Nha Trang, đã mang ơn Ông vì Ông đã cho chúng ta những dòng nhạc biểu tượng của quê nhà, mà chúng ta sẽ mang theo dư âm tiếng hát cho đến suốt cuộc đời.

Với tôi, những đau đớn này cứ tưởng chỉ chôn chặt trong lòng, không ngờ sau khi xem chương trình nhạc Lê-Dinh trên Thúy Nga Paris trước đây, trong đó nhạc sĩ Lê-Dinh có nhắc tới cái chết của nhạc sĩ Minh Kỳ, và mới đây là chương trình Huyền Thoại Lê Minh Bằng trên Asia, đã làm tôi nhớ thật nhiều đến cái chết của Ông và ngồi xuống viết lại những dòng này.

Xin được thay một nén hương lòng đốt lên cho một người đồng hương, đồng tù, bỏ bạn bè ra đi bằng một cái chết thảm thương, oan khuất... Cũng để được nói lên lòng tiếc thương một nhạc sĩ tài hoa đã làm Nha Trang sống mãi trong lòng người. Và nếu được phép, xin gởi một lời chia buồn thật muộn màng nhưng với trọn tấm lòng đến gia đình Ông.

 

Bắc Âu, một ngày không có mặt trời

phạmtínanninh

 

Lời thưa của tác giả: Vì thời gian đã khá lâu, nên có thể một số chi tiết không còn nhớ rõ. Bạn nào biết chính xác, xin bổ sung để tài liệu này có giá trị hơn. Xin đa tạ.

 

=END=

 

7- Văn Học Nghệ Thuật

 

- Người Việt gốc ớt

 

Hoàng Lão Tà

 

Tui là dân Huế chay tức là Huế 100%, Huế từ trong ra ngoài, Huế đến nỗi ra Bắc vào Nam, lên vùng cao nguyên tắm đủ sông hồ ao lạch mà cũng không gột rửa được chất Huế trong người.

Rồi một sáng một chiều theo với dòng người "di tản buồn", tôi đến cư ngụ trên xứ Cờ Hoa văn minh hết xẩy này mà chất Huế vẫn còn tồn tại thâm căn cố đế trong người dù mỗi ngày cố gắng tắm một lần bằng nước ấm như ngày nào trên quê hương yêu dấu vào mùa Ðông mưa dầm thối đất thối đai. Tôi dùng chữ "cố gắng" vì chẳng hiểu sao tôi rất lười tắm vì đã có lần tui thử không tắm gội trong suốt một tuần mà cũng chẳng thấy người bốc mùi thơm, thúi gì hết cả. Do đó tui tự nghĩ thầm tắm hay không tắm thì cũng như nhau chẳng được lợi ích gì, chẳng làm nên tích sự gì. Lại nữa, tui nhớ cách đây cũng khá lâu, trong lúc trà dư tửu hậu, chuyện trò với một ông bạn của ông Nội tui, tuổi ngoài tám mươi, Bố tôi mới hỏi:

- Thưa Bác, Bác có bí quyết gì để giữ chữ thọ cho đến bây giờ không?

Ông Cụ vuốt râu cười khà khà:

- Bác rất ít tắm con à! Tắm thì lỗ chân lông nở lớn nên vi trùng dễ xâm nhập vào người, vì vậy suốt mùa Ðông, Bác không tắm, chỉ dùng khăn thấm nước lau sơ mình mẩy cho khỏi hôi thúi mà thôi.

Ông nội tui, tuổi lúc bấy giờ cũng trên tám mươi đã phì cười mà bảo rằng:

- Tui khác ông, mùa Hè cũng như mùa Ðông, một ngày phải tắm một lần, một lần phải mất ít nhất 1 tiếng đồng hồ để kỳ cọ, xoa nắn các huyệt đạo cho máu huyết lưu thông

Hai ông Cụ, ông nào cũng quy tiên lúc tuổi hạc đã ngoài chín mươi, ông nào cũng có lý khi bàn đến bí quyết sống lâu, rất chi là khoa học. Vậy tui phải nghe theo lời của ai bây giờ? Sang Mỹ, sẵn có nước nóng chảy trong vòi, tắm một ngày một lần mà chất Huế trong tui vẫn còn nồng cay vì tui ăn ớt như nhồng trong ba bữa ăn sáng, trưa, tối. Vì thế, ai hỏi tui quê quán ở đâu, tui đều trả lời một cách hãnh diện rằng tui là người Việt gốc ớt. Câu trả lời thật đầy đủ "thông tin". (Tui dịch chữ "ìnformation" cho có vẻ văn minh thời thượng). Này nhé! Người Việt tức là người Việt Nam không phải Phi Luật Tân hay Miên, Lào, Thái vv...Tui đã nhiều lần bị mấy ông bà người Phi hỏi tôi có phải là Philippino không. Tức như bò đá! Mình là con Rồng cháu Tiên mà bị nhận lầm là Phi thì có uất ức không cơ chứ? Chắc là tại tui xấu trai, thô kệch.! Dân Phi nghe tui phát biểu như thế này chắc là kiện tui ra toà, buộc tội mạ lỵ dân tộc. Các bạn có biết không, mấy cô, mấy bà Phi lai Tàu đẹp lắm các bạn ơi! Rồi thì "gốc ớt" là biết ngay nơi chôn nhau cắt rún của tui là xứ Thần Kinh chứ còn théc méc gì nữa. Gốc ớt là gốc Huế không sai chạy vào đâu được vì có lần tui bị một ông bạn hỏi một câu cắc cớ:

- Mi dân Huế, vậy mi có biết tại sao dân Huế chỉ ăn ớt xanh không mà thôi không?

Tôi gân cổ cãi lại là dân Huế tui ăn đủ mọi thứ ớt: ớt xanh, ớt đỏ, ớt tím, ớt vàng, ớt chỉ Thiên, ớt chỉ Ðịa, ớt chìa vôi, ớt hiểm, ớt mọi, ớt bột, ớt trái tươi cắn dòn tan, chứ làm gì mà lại chỉ ăn ớt xanh. Ớt xanh là ăn với bánh bột lọc để hài hoà với màu đỏ của con tôm nằm nữa kín nữa hở trong lớp bột lọc. Ăn như thế là ăn kiểu cầu kỳ của các Mệ chứ thật ra ớt nào cay thì ăn chứ đâu kể màu sắc. Ông bạn tui để cho tui nói cho sướng lỗ miệng rồi mới ung dung giải thích:

- Mi thật là dân Huế mất gốc, không biết chi mô hết! Dân Huế ăn nhiều ớt quá đến nổi ớt không kịp chín đỏ nên chỉ ăn toàn ớt xanh. Có rứa mà cũng không biết!

Ui chui choa, tui khoái quá trời khi nghe ông bạn tui ca tụng cái "đức" ăn ớt của quê hương tui. Tui chỉ muốn ôm hun ông ta một miếng để thưởng ông ta mà không dám, vì sợ bàn dân thiên hạ tưởng tui là dân "Gay" vừa mới từ San Francisco xuống quận Cam chơi.

Nói đến ớt thì phải nói đến cái món ăn "quốc hồn quốc tuý" của Huế tui là món bún bò. Ai cho tui ăn bún bò mà bảo tui đừng ăn ớt thì thà chết còn hơn. Thiệt là chưởi Cha tui, tui cũng không giận bằng! Ớt phải cay xé họng mới làm cho bún bò ngon được!

Ăn bún bò Huế chính gốc là phải vừa ăn vừa hít hà vì ớt cay, phải đổ mồ hôi trán, tuôn mồ hôi nách (Vì vậy mà dân Huế ai cũng có một chai Lotion Kata, trị mồ hôi nách bỏ trong túi quần để xài mỗi khi ăn xong tô bún bò Huế. Tui nói rứa mà ai không tin tui thì thôi). Ăn bún bò Huế là chỉ dùng đũa chứ không dùng muỗng, phải húp xùm xụp mới đúng phong cách Huế. Muỗng chỉ dùng khi ăn phở Bắc Kỳ mà thôi. Cầm muỗng để ăn bún bò Huế là chưởi Cha cái tô bún bò Huế mất rồi! Mùa Ðông ở Huế không có ớt tươi vì quý hiếm lắm: "Ớt mùa Ðông ba đồng một trái" nên phải ăn ớt bột hay tương ớt hay ớt ngâm dấm nên vì vậy mà mùa Ðông, tô bún bò Huế đã không ngon bằng tô bún mùa Hè.Trời đã "nóng nung người, nóng nóng ghê" (Trong Quốc văn giáo khoa thư, mô tả mùa Hè) thế mà lại còn sì sụp tô bún bò Huế ớt cay chảy nước mắt, nước mũi, thì thật là ngon không để mô cho hết. Ngon như rứa thì thôi! Tôi mời ai ăn bún bò Huế mà mặt cứ lạnh như tiền, ăn một cách ung dung, nhàn hạ không "khẩn trương" chê ớt không ăn, không thấy một giọt mồ hôi trên trán thì đừng có hòng được tui mời ăn lần thứ hai. Ăn như vậy là "thực bất tri kỳ vị" là không kính trọng tô bún bò là khinh thường dân Huế tụi tui. Lúc tui còn ở Bloomington, tiểu bang Indiana, tui có anh bạn trẻ người miền Nam, Saigon hay đâu đó tôi quên mất tiêu. Anh ta khoái bún bò lắm! Mỗi lần đến nhà tui ăn bún bò, anh hít hà liền miệng, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, anh tham dự hết mình vào "công cuộc" ăn bún bò làm tôi thích thú quá chừng, xem anh ta như bạn tri kỷ, tri âm vậy.

Ngoài món bún bò bắt buộc phải có ớt lại còn một món ăn khác mà ớt cay đóng một phần tối ư quan trọng. Ấy là món "Cơm Hến". Người ta đã nói lạt như nước ốc, nước hến, vậy thì để bổ sung cho cái "lạt" đó chỉ có cái "cay "của ớt. Không có ớt là tô cơm hến xem như bỏ đi chẳng đáng một đồng xu. Còn nhiều món ăn đặc sệt Huế nữa như bánh bột lọc, bánh nậm, bánh ướt nhuỵ tôm, bánh ram bánh ít, cơm dấm nuốt vv...không món ăn nào là không có ớt đi kèm, dĩ nhiên là không ăn chè hạt sen hồ Tịnh Tâm cùng với ớt. Nhưng Mẹ tui lúc sinh thời, Bà ăn mít ráo ngọt lịm và dòn tan như rứa mà Bà cũng chấm múi mít vàng ươm vào trong chén nước mắm ớt cay. Mùi vị dĩ nhiên là có khác đi nhưng hương vị cũng độc đáo lắm, các bạn cứ thử xem một lần cho biết ra răng.

Ớt gắn liền với Huế của tụi tui nên sở dĩ tui phải nấn ná ở lại với quê hương gần 10 năm, sau 1975 là vì tui sợ qua Mỹ không có ớt mà ăn. Tui ăn ớt như nhồng! Tui còn nhớ lúc còn học cấp tiểu học trường làng, ông ngoại tui có nuôi một con nhồng, mỗi ngày phải cho nó ăn một chén ớt hoặc tươi hoặc ớt bột. Ăn nhiều ớt để lột lưỡi và nói được tiếng người. Và quả thật như vậy, sau một thời gian ăn ớt, con nhồng đã nói được. Cậu tôi đã bị ông ngoại tôi thưởng cho một tát tai là vì đã dạy cho con nhồng chào khách chẳng lich sự tí nào. Số là một hôm có khách đến nhà, ông ngoại tôi đang khoe với khách con nhồng biết nói thì đột nhiên nó xổ ra một câu khiến khách phải phì cười và thẹn đỏ mặt: "Chào khách toẹt!" (Khách toẹt là khách chẳng ra gì, là chỉ như một món ăn dở, không ngon, chỉ muốn nhổ toẹt ra khỏi miệng)

Nhồng ăn ớt để lột lưỡi, để nói nhiều. Như vậy, dân Huế tụi tui ăn ớt nhiều thì có nói nhiều không hí? Ai răng tui không biết chứ tui thì hình như nói không ít mỗi khi bạn bè bắt đúng tần số của tui. Ông ngoại tui thường mắng tui là:

- Cái thằng ni răng mà hắn nói không để miệng đâm da non.

Chẳng lẽ ai nói ít thì miệng nhiều da non hay răng? Tui thực không biết! E là phải nhờ mấy nhà sinh vật học giải thích cho điều này mới được.

Trên đây tui đã nói đến cái công dụng của ớt làm chảy nước miếng nhiều và do đó làm thức ăn trở nên ngon miệng hơn. Nay xin nói về những đặc tính của ớt trên phương diện y học. Có thời gian tui làm việc ở tỉnh Bình Tuy gần căn cứ Bốn, khu Rừng Lá trên đường từ Saigòn ra Phan Thiết, tui có dịp tiếp xúc với các giáo viên dạy học vùng Rừng Lá này. Họ ăn ớt nhiều đến nổi tui từng tự phụ là người Việt gốc ớt mà cũng phải ngả mũ ra chào thua. Họ nhậu rượu đế đổ trong thau nhựa trộn chung với nước ngọt xá xị và mồi nhấm rượu chỉ là môt mâm trái cóc và một tô muối ớt, ớt nhiều hơn muối. Họ ăn ớt không những để món ăn khoái khẩu hơn mà còn dùng ớt như một phương thuốc trị bệnh sốt rét vì người nào cũng bị chứng bệnh này hành hạ và chỉ nhờ có ớt mà căn bệnh thuyên giảm dần dần. Chắc các bạn đã từng nghe hai câu thơ nói về Rừng Lá:

Ngày anh đi, rừng em chưa xanh lá

Ngày anh về rừng lá đã xum xuê

Và hai câu thơ đối lại:

Ngày em đi, anh còn như trái ớt

Ngày em về thì ớt lớn bằng khoai.

Mới đây, tôi lại đọc được mẫu tin loan báo đại học UCLA và các khoa học gia người Nhật vừa khám phá ra ớt trị được căn bênh ung thư tiền liệt tuyến. Các tế bào ung thư đã bị chất cay của ớt tiêu huỷ dần dần. Thật là một tin mừng gây phấn khởi cho những con dân gốc Huế.

Trong cảnh Cali mưa buồn nhớ mùa mưa xứ Huế, tôi thèm ăn một tô bún bò với ớt cay xé họng và tôi lẩm cà lẩm cẩm nghĩ rằng không biết ai là người đầu tiên tìm ra cây ớt trong rừng cây nhiệt đới và ai là người đầu tiên nếm thử trái ớt. Không biết lúc bấy giờ người đó có nhảy nhỏm người lên vì vị cay xé nồng của ớt và có lo cuống cuồng vì sợ ăn nhằm chất độc không. Nếu biết được vị tiền nhân nào tìm ra và nếm trái ớt đầu tiên trên trần thế thì tui sẽ xin bàn dân thiên hạ tôn ông ta là vị Thần Bếp hay nói văn hoa Hán(g) rộng thì ông ta thật xứng đáng được phong làm Trù Thần trên cõi thế.

Hoan hô ớt!

 

=END=

**********************************

 
 
 
Home Page
 
 
 
Tài Liệu
 
Tài liệu
Tài liệu Lưu trữ
Tin tức Lưu trữ
Nguyễn Quang Duy