VIETNAM
NEWS NETWORK (VNN)
P.O. Box
661162
Sacramento
,
CA
95866
Phone & Fax: 916-480-2724
Email: vnn@vnn-news.com
Website: www.vnn-news.com
**********************************
Bài Vở Hàng Ngày
Ngày 06 Tháng 08 Năm 2007
**********************************
1- Bình Luận Thế Giới
- Do Nhu Cầu Quốc
Dân Và Áp Lực Quốc
Tế, ASEAN Thành Lập Ủy Ban Nhân Quyền
Lý Ðại Nguyên
2- Tin Tức Quốc Nội
- Tường Thuật
Về Buổi
Tiếp Xúc Với Ðại
Diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Ghi chép của Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn
3- Tham Khảo
- Thảm Trạng
Người Cày Không Ruộng
Dr. Tristan Nguyễn
4- Tài Liệu
- Những Sử Liệu Tây Phương
Minh Chứng Chủ Quyền Của
Việt Nam Tại
Quần Ðảo
Hoàng Sa và Trường Sa Từ Thời Pháp Thuộc
Thái Văn Kiểm
5- Thế Giới Huyền Bí
- Khả Năng
Thiên Lý Nhãn
Phạm Thái Lai
6- Gương Xưa Tích Cũ
- Nợ Thiệt
Không Ðây
Mõ Sàigòn
**********************************
1- Bình Luận Thế Giới
- Do Nhu Cầu Quốc Dân Và Áp Lực Quốc Tế, ASEAN Thành Lập Ủy Ban Nhân Quyền
Lý Ðại Nguyên
(VNN)
Hội nghị cấp Ngoại Trưởng lần thứ 40 của ASEAN khai diễn ngày 30-07-07 tại thủ đô Manila của Philippine đã quyết định đưa vấn đề Nhân Quyền vào dự thảo Hiến Chương ASEAN, nhằm xây dựng một cộng đồng vững mạnh, chia xẻ, hỗ trợ nhau, để tiến tới hình thái sinh hoạt như Liên Hiệp Âu Châu
hiện nay. Chi tiết về quyền hành của Ủy Ban Nhân Quyền sẽ được hoàn tất sau, để trình hội nghị các Nguyên Thủ Quốc Gia của Khối vào tháng 11 năm nay ở Singapore. Ngay trong buổi họp đầu tiên, các vị bộ trưởng ngoại giao các nước thành viên đã đồng ý thành lập một cơ cấu mang tên Ủy Ban Nhân Quyền ASEAN. Mặc dầu trước đó, Miến Ðiện cực lực phản đối.
Còn Lào
,
Kampuchea
và Việt
Nam
lên tiếng là, họ chưa sẵn sàng,
nhưng cuối cùng họ đành phải nhượng bộ trước áp lực của các thành viên khác. Thế là sau 40 năm Khối ASEAN mới tự phá vỡ nổi lớp vỏ bọc khô cứng của nguyên
tắc "không can thiệp vào nội bộ của nhau". Tuy nhiên Khối ASEAN cũng chưa có biện pháp nào để đối phó với trường hợp vi phạm nhân quyền trầm trọng của chế độ độc tài quân phiệt Miến Ðiện.
Miến Ðiện vẫn bị cho là một nước "hung đồ" trong mắt các nước phương Tây về những hành động vi phạm nhân quyền trầm trọng. Chính vì vậy mà Hoa Kỳ và EU đã tăng cường cấm vận triệt để với nước đó. Vì thế, 2 năm liên tiếp, ngoại trưởng Mỹ, Condoleezza Rice đã không tham dự hội nghị an ninh
Á Châu do ASEAN tổ chức. Năm nay Mỹ cử thứ trưởng ngoại giao John Negroponte thay thế. Ngay cả tổng thống Mỹ, Geoger
W. Bush cũng đã tỏ dấu không đi dự hội nghị thượng đỉnh của khối vào tháng 11 này. Ðiều đó làm cho dư luận nghi ngờ là Hoa Kỳ lạnh nhạt với ASEAN, để cho Trung Cộng mặc sức thao túng toàn vùng. Nhất là trong khi đó ngoại trưởng Úc, Alexander Downer tại diễn đàn an
ninh Á Châu tổ chức tại Philippine hôm 31-07-07 đã lên tiếng hối thúc
Trung Cộng và Ấn Ðộ làm áp lực để chính quyền quân nhân Miến Ðiện, ngưng vi phạm nhân quyền, và trả tự do cho các nhân vật chính trị đối lập. Vì Miến Ðiện bị quốc tế cô lập, họ đang lệ thuộc rất nhiều vào các khoản viện trợ và đầu tư của 2 nước này. Như vậy lại càng làm tăng thêm mối nghi là Hoa Kỳ bỏ rơi ASEAN. Măc dù trước đó, chính Trung Cộng đã kêu gọi Hoa Kỳ tiếp giúp xây dựng Dân Chủ Miến Ðiện.
Như vậy, phải chăng Trung
Cộng đang có cơ hội bành trướng ảnh hưởng chính trị, kinh tế và quân sự trong khối ASEAN? Mới nhìn thì hình như thế, nhưng suy nghĩ cho chín thì biết đâu, đây chẳng là cơ hội để dân chúng và chính khách các nước ASEAN trực tiếp nếm mùi cho
biết, thế nào là một cuộc chơi thắm thiết mà độc hại với Ðế Quốc Trung Cộng? Ðể rồi sẽ phải trả cái giá như Thái Lan, bằng một cuộc đảo chính Thaksin Shinawat, một thủ tướng cật ruột của Trung Cộng, đã mở rộng cánh cửa thị trường Thái cho sản phẩm nông nghiệp Trung Cộng vào đè bẹp trái cây vốn nổi tiếng của nước Thái. Nhất là lúc
này, những sản phẩm của Hoa Lục bị khám phá có chứa nhiều độc chất, đang bị thị trường Âu-Mỹ tẩy chay, sẽ được dịp đổ xuống vùng Ðông Nam Á một cách vô tội vạ. Chính
vì vậy đã khiến cho các nước ASEAN tỏ ra lo ngại trước thái độ lạnh nhạt của Mỹ. Và biết đâu đây chẳng là một áp lực cuối cùng buộc các lãnh tụ ASEAN phải tích cực đặt vấn đề Nhân Quyền lên hàng ưu tiên trong cuộc họp Hội Nghị Ngoại Trưởng mới đây. Thực tế, Trung Cộng cũng hiểu, dù gì, họ cũng không đủ khả năng một mình một chợ chiếm trọn thị trường béo bở tại đây.
Hơn ai hết, Trung
Cộng phải biết đối thủ của họ trong vùng này là Nhật với Ấn và luôn
luôn có chàng khổng lồ Mỹ ở sau lưng. Mỹ lờ lững với ASEAN, vì khối này vẫn chỉ là nắm cát rời, không dại gì hăm hở để chộp lấy, vừa dễ bị tuột tay, vừa bị oán ghét. Cho nên Hoa Kỳ đã áp dụng một đường lối thực tiễn hơn, đó là đi thẳng vào từng nước Á Châu, và sẽ tìm cách ngắn nhất để đến được với chính "chủ nhân ông" của các nước đó là Người Dân, qua cao trào Dân Chủ Hóa Toàn Cầu, mà tổng thống Geoger
W. Bush đã chính thức tuyên bố tại diễn đàn Dân Chủ Praha là, yêu cầu ngoại trưởng Rice chỉ thị cho tất cả các Ðại Sứ Hoa Kỳ ở những quốc gia thiếu tự do: "Phải tìm gặp những nhà hoạt động dân chủ. Tìm đến những người tranh đấu nhân quyền". Riêng với các Quốc Gia Dân
Chủ giầu mạnh như Nhật, Ấn, Úc thì Hoa Kỳ tích cực tăng cường quan hệ chiến lược phòng thủ chung để "chống khủng bố, ngăn bành trướng", nhằm bảo đảm an ninh trong vùng Á Châu Thái Bình - Ấn Ðộ Dương.
Mỹ đã vừa ký với Ấn về chương
trình hợp tác nguyên tử. Chính nhờ vậy, dù Trung Cộng vẫn nuôi mộng bành trướng mà chưa dám lộ liễu. Chúng chỉ hiếp đáp Việt Cộng để tranh phần làm chủ vùng dầu khí Trường Sa, với hy vọng lấy đó mặc cả với Mỹ để trao đổi với số phận của bọn đàn em còn ngồi trong Bộ Chính Trị Việt Cộng.
Thực ra, nếu ở trong chỗ riêng tư, tâm
tình mà hỏi, từ Nông Ðức Mạnh trở xuống tới các đảng viên Việt Cộng thường, về việc: Nếu buộc phải chọn Mỹ hay Tầu Cộng? Chắc rằng cả đám sẽ có câu trả lời thủ thỉ thì thầm là chọn Mỹ. Thế nhưng đi với Mỹ thì phải Dân Chủ Hóa chế độ, để hội nhập với toàn cầu, làm gì còn có cơ hội cho họ lạm quyền tham nhũng, bóc lột dân oan. Nên họ vẫn muốn dựa vào Trung Cộng để yêu sách với Mỹ, nhằm củng cố cộng đảng mà bám ghế. Mới đây, một hội nghị cấp cao giữa Tô Huy Rứa, ủy viên Trung Ương Việt Cộng với người tương nhiệm của Trung Cộng là Lưu Văn Sơn tại Quế Dương, Trung Hoa, về lý thuyết Xã Hội Chủ Nghĩa. Xem ra, Việt Cộng vẫn muốn cố gắng bám lấy thứ chủ nghĩa chết tiệt ấy. Nhưng thái độ của tổng thống Bush trong dịp gặp Nguyễn Minh Triết đã cho thấy, ông Bush quyết thực hiện chính sách Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền ở Việt
Nam
.
Trong khi đó Trung Cộng buộc phải buông đàn em Bắc Hàn để được Nam Hàn và Mỹ cưu mang. Ðến bọn quân phiệt Miến Ðiện, Trung Cộng cũng không dám giữ độc quyền. Bởi vậy số phận của những người như Nông Ðức Mạnh, tổng bí thư; Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch quốc hội; Nguyễn Khánh Toàn, thứ trưởng công an và bọn đàn em Trung Cộng, giống như chỉ mành treo chuông.
Trong khi đó nhiệm kỳ của đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Michael Marine kết thúc, ông này trước kia vốn là phó đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Trung Cộng. Những năm ông làm Ðại Sứ Mỹ tại Việt Nam đó là sự biểu hiện chính sách ngoại giao của Mỹ về Việt Nam, là phải nắm vững được những mối tương quan nhân quả giữa Việt Cộng và Trung Cộng, để Mỹ tùy duyên ứng xử. Ðến giai đoạn mới này, tổng thống Bush bổ nhiệm ông Michael Michalak, người từng làm
phó đại sứ tại Tokyo Nhật Bản, hiện là nhân viên cao cấp của Mỹ tại tổ chức APEC,
vào chức vụ tân đại sứ Mỹ tại Hà Nội. Ðiều đó chứng tỏ chính
sách ngoại giao Mỹ tại Việt Nam sắp tới, hướng về phía Nhật Bản hơn là Trung Cộng. Phải chăng mối quan hệ Mỹ-Tầu về Việt Nam đã ngã giá? Phải chăng cũng chính nhờ thế, mà Việt Cộng phải ngậm bồ hòn làm ngọt để cho ASEAN thành lập Ủy Ban Nhân Quyền? Ðúng là: "Biết buông thì sẽ được".
=END=
2- Tin Tức Quốc Nội
- Tường Thuật Về Buổi Tiếp Xúc Với Ðại Diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Ghi chép của Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn
Về buổi tiếp xúc, làm việc của Tiến sĩ Michael
Orona đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và cô Nancy N. Tran với tôi tại Hà Nội.
Hôm ngày 16 tháng 7 năm 2007,
vào lúc 10 giờ sáng tiến sĩ Michael Orona và
cô Nancy Trần đã được anh Ðào Công Ðức là phiên dịch viên của Tòa đại sứ Hoa Kỳ hướng dẫn và cùng đi tới nhà riêng của tôi, một nhà báo tự do tại số 11 ngõ
Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm TP Hà Nội. Ðây là cuộc tiếp xúc lần thứ hai giữa những người bất đồng chính kiến trong nước được diễn ra sau cuộc gặp lần thứ nhất với cụ Hoàng Minh Chính vào chiều ngày 11 tháng 7 trước đây mấy hôm với ông Michael Orona, Phó giám đốc phụ trách
Phòng Nhân quyền, Dân chủ và Lao động thuộc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ trong dịp ông được cử sang công tác tại Việt Nam. Cùng đi với ông Michael Orona còn có cô Nancy N. Tran là chuyên viên chính
trị của tòa đại sứ Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ tại Việt
Nam
,
cô là người Mỹ gốc Việt nói giọng miền
Nam
.
Từ trái qua phải: Cô Nancy N. Tran
chuyên viên chính trị Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Orona phó giám đốc Phòng Dân chủ, Nhân quyền và Lao động thuộc Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, và nhà báo tranh đấu Nguyễn Khắc Toàn tại buổi gặp gỡ sáng 16/7/2007 tại số nhà 11 Ngõ Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội
Buổi gặp này đã được diễn ra tại tư gia của gia đình tôi tại phòng khách trên tầng 2 và đã được phía Mỹ thông qua ông Nguyễn Quốc Quân đang định cư tại Mỹ, là anh ruột của Bác sĩ Nguyễn Ðan Quế báo tin trước qua Thượng tọa Thích Thiện Minh hiện là Chủ tịch Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam ở Bạc Liêu. Từ đó Thượng tọa đã thông tin trước cho tôi cách đó 1 tuần. Lẽ ra cuộc gặp được diễn ra vào ngày thứ Tư tuần này vào ngày
18/7/2007
nhưng tôi đã đồng ý và gặp vào đầu tuần để còn có thời gian làm một số việc khác. Hơn nữa trong hoàn cảnh hiện nay, những người như chúng tôi ở trong nước phần lớn bị quản thúc rất chặt chẽ thì cuộc gặp cần phải được diễn ra thật nhanh chóng, bí mật, bất ngờ trước khi bị an ninh mật vụ trong nước biết và ra tay ngăn chặn. Cuộc trao đổi thân mật giữa phái đoàn đại diện Bộ ngoại giao và quan chức của Tòa đại sứ Hoa Kỳ đã diễn ra trong không khí rất thân tình, cởi mở được sự giúp đỡ phiên dịch của một cán bộ người Việt như đã nói ở trên.
Nội dung gồm có 3 phần chính
do tôi đã trình bày và thảo luận với phái đoàn đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ một cách thẳng thắn, trung thực, toàn diện như sau:
- Phần thứ nhất:
Phái đoàn của ông
Michael Orona trước tiên đã đặt những câu hỏi về an ninh cá nhân và tình hình đàn áp, sách nhiễu của công an đối với cá nhân tôi từ khi ra tù đến nay. Tôi đã đề nghị chưa vội vã trả lời câu hỏi này ngay. Mà trái lại ngay sau đó, tôi đã chủ động trình bày nội dung của mình muốn đề đạt với phái đoàn đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và đã được tôi chuẩn bị từ trước. Tôi đã đem hơn 1 trăm các đơn thư tố cáo khiếu nại, hình ảnh, hồ sơ của dân oan trong nước khắp 3 miền Bắc-Trung-Nam bao gồm cả ảnh chụp, đơn thư viết tay, các bản đánh máy, bản photocopy mang ra để trình bày vấn nạn dân oan
với phái đoàn của ông Michael Orona mà tôi thấy rất cần thiết và hệ trọng trong
bối cảnh thực tế của xã hội Việt nam hiện tại. Tôi đã nêu một số trường hợp cụ thể, như vụ bà Nguyễn Thị Vàng là
một thương binh 4/4, là mẹ liệt sĩ ở tỉnh Kiên Giang, người có công với chế độ nhưng đã bị bắt giam bỏ tù 2 năm trong những năm 1997-1999 và bị vu cáo là xâm phạm đến luật đất đai. Cho đến nay thì bà Nguyễn Thị Vàng vẫn ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng và vừa qua bà đã bị phía công an Việt Nam tại thủ đô hành hung, cướp một số giấy tờ cũng như đập bát hương thờ con trai là liệt sĩ của bà. Tôi cũng đã đưa cho đoàn xem những hình ảnh nhà cửa của bà tại quê hương tỉnh Rạch Giá ngày nay gọi là sau hơn 32 năm được miền Nam được giải phóng (nay là tỉnh Kiên Giang). Ðó là túp lều rách nát của bà tại quê hương
hiện tại làm cho đoàn của ông Michael Orona rất chú ý. Tôi đã trưng ra cho đoàn biết lệnh tha tù của bà Nguyễn Thị Vàng khi bà đã hết án 2 năm tù giam, thời kỳ bà bị chính quyền tỉnh Kiên Giang bỏ tù chỉ vì kiên trì đấu tranh đòi lại ruộng đất của mình....
Sau đó tôi đưa
ra những vụ nổi bật khác, như trường hợp của ông Võ Văn Nghệ là một nhân viên tình báo của ngành công an Việt Nam trong những năm
1965-1967, sự kiện đã xảy ra cách đây đã hơn 40 năm. Ông đã nhiều lần bị tù đầy và đánh đập rất dã man tàn bạo đến hỏng cả mắt, tàn phế suốt đời chỉ vì đấu tranh chống tiêu cực bảo vệ tài sản quốc gia. Hồi đó ông Nghệ đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam trái phép, biệt giam trong xà-lim, bị cùm khóa
rồi hàn cố định hai chân lại dính với bệ nằm xi măng đến lở loét nhiễm trùng. Ông đã phải nằm bất động trần truồng 15 tháng ròng rã một mình trong xà-lim tối tăm, hôi thối, chỉ cho đến khi ông Võ Văn Nghệ sắp chết khi còn da bọc xương thì mới được công an Thanh Hóa tạm thả ra để cho chết tại nhà nhằm phi tang, xóa mọi dấu vết tội ác của họ...
Tiếp đó tôi đã đưa
tiếp những trường hợp của những đồng bào dân tộc người S'tiêng, người Hmông, người Hoa, người Tày, người Nùng, người Dao, người Kinh v.v... ở xã Ðắc Ơ, huyện Phước Long tỉnh Bình Phước, đã bị chính quyền địa phương chỉ đạo cho hơn 400 công an và bộ đội trong 2 năm (2005 và 2006) đến càn quét đốt hàng trăm nóc nhà của nhân dân, tàn phá hoa màu, chặt vườn cây điều và các
cây ăn trái khác của đồng bào các dân tộc nghèo khổ. Lực lượng vũ trang này còn bắt gà, vịt và chó của dân để ăn thịt, đánh đập nhân dân tùy tiện rất dã man. Bắt giam những người dân có lời nói chống đối, phản kháng để bảo vệ hoa mầu, tài sản ruộng rẫy là thành quả công sức lao động nhiều năm của mình. Sau đó công an đã đem họ giam trong xe đặc chủng của cảnh sát phơi nắng 1 ngày ròng rồi chiều tối mới chở về công an huyện Phước Long của tỉnh để giam nhốt.
Tiếp theo là tôi đưa
các hồ sơ hình ảnh vụ của bà Phạm Kim Thu 81 tuổi ở xóm 8,
xã Ỷ La, thị xã Tuyên Quang là vợ và mẹ liệt sĩ đã hy sinh
cho đảng CSVN và chế độ XHCN VN, thế mà gia đình bà Kim Thu vẫn bị cướp nhà, rồi bà bị đẩy vào trại bảo trợ xã hội tỉnh. Ở đó bà cũng không yên ổn tiếp tục bị ngược đãi, đánh đập tàn bạo phải trốn khỏi trại bảo trợ xã hội tỉnh để ra vườn hoa dân oan Mai Xuân Thưởng tìm công lý, lẽ phải. Trường hợp nữa là ông Nguyễn Duy Huân, kỹ sư cầu đường, nhà báo chuyên nghiệp, cựu sĩ quan
quân đội, cựu đảng viên ÐCSVN đã bị bỏ tù oan ức. Ông bị nhà cầm quyền tỉnh Tuyên Quang bắt giam 19 tháng trong xà lim, khi họ đưa
ra tòa chỉ còn da bọc xương, bị liệt 2 chân không đi được phải khiêng cáng ra trước vành móng ngựa gọi là xét
xử trước tòa án nhân dân. Hiện nay bà Kim Thu và ông Duy Huân là những dân
oan khiếu kiện ở Mai Xuân Thưởng đã, đang tiếp tục sống lay lắt ở đây và ở tại Hà Nội từ 3 đến 10 năm trời nay mà vẫn chưa đòi được công lý và công bằng cho mình.
Tiếp theo là tôi đưa
ra loạt hồ sơ những trường hợp dân oan ở các tỉnh Phú
Yên, Cà Mau, An Giang, Ðồng Tháp, Rạch Giá, Bắc Giang, Bình Dương, Ðồng Nai, Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn.... cho phái đoàn của đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ xem. Cả tiến sĩ Michael Orona và cô Nancy N.Trân rất chăm chú lắng nghe,
họ đều ghi chép tỷ mỷ, cụ thể mọi chi tiết về các trường hợp, các vụ việc oan khuất của đồng bào các tỉnh trong nước là nạn nhân.
Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn bắt tay thân mật với ông Michael Orona khi trao tặng ông các bài vở, tài liệu về hồ sơ dân oan tố cáo và dân chủ tại phòng khách của gia đình.
Tiếp nữa là tôi có đưa
ra hơn 50 bản viết tay của đồng bào dân tộc, phần lớn là người họ Ðiểu, sắc tộc Stiêng, là dân gốc bản xứ nhiều đời ở địa phương tỉnh Bình Phước cũng đã bị cướp đất, đốt nhà, chặt phá hoa màu để cho đoàn của ông Michael Orona biết. Tôi cũng đưa
ra những hình ảnh mà phía bộ đội mà công an huyện Phước Long đã tiến hành càn quét, đốt phá, đánh đập và bắt giam trái phép nhân dân trong các chiến dịch càn
quét như vậy. Ðó là những cảnh chặt phá hoa màu, đốt nhà, cảnh đánh đập nhân dân tại xã Ðắc Ơ, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước, đây chính là những bằng chứng hùng hồn minh chứng tội ác của phía
công an và bộ đội của tỉnh Bình Phước đã gây ra cho nhân dân lao động nghèo khổ ở đây. Hiện nay họ phải sống cảnh màn trời chiếu đất không cơm ăn, không ruộng rấy và chăm sóc y tế giữa rừng sâu núi thẳm vô cùng cực khổ và hết sức thương tâm... Tôi cũng cho phái đoàn biết, có rất nhiều đồng bào các dân tộc ở vùng đó đã lặn lội ra tận Hà Nội để đưa đơn khiếu nại tố cáo với nhà nước CSVN trung ương. Tôi còn cho đoàn ông Michael Orona và đại diện Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội hay: Số đồng bào dân tộc này đã kéo đến nhà riêng của tôi để nhờ lên tiếng bênh vực nỗi đau khổ, oan khuất của họ, và ngày 12/7/2007, tôi đã tổ chức cho họ được trả lời phỏng vấn nhiều giờ đồng hồ liên tiếp trên 2 đài phát thanh hải ngoại là Việt Nam Sydney ở Úc Châu và Chân Trời Mới ở Pháp để tố cáo những sự thật hãi hùng đó. Ðiều đáng chú ý và đặc biệt là 9 đồng bào trong số gần 20 người đã tham gia phỏng vấn trên các rađio trên đã nói bằng chính Tiếng Dân tộc của mình để tố cáo cho dư luận toàn thế giới biết những tội ác đã xảy ra tại quê hương và nơi họ cư trú ổn định trong nhiều năm qua. Khi nghe đến đây ông Michael Orona rất xúc động đánh giá và được người phiên dịch nói lại: "Tôi đã thấy rõ sự hoạt động rất nhiệt tình vì nhân dân của ông để bênh vực cho những người dân nghèo khổ cô thế, bị áp bức và bạo lực lộng hành. Bởi vì có tới 2 lần tôi đặt câu hỏi về tình hình cá nhân của ông, nhưng không được trả lời ngay mà ông chỉ nêu những vấn đề của nhân dân ra trước". (Nguyên văn qua lời phiên dịch viên Ðào Công Ðức).
Tôi đã đưa ra những hình ảnh biểu tình ở Hà Nội cũng như Sài Gòn
hiện nay để cho phái đoàn biết và khẳng định vấn nạn dân oan ở trong nước không còn là một vấn đề nhỏ trong đời sống của người dân Việt Nam nữa. Vấn nạn này có không chỉ trong phạm vi một vài tỉnh hay là một vài thành phố, mà trên đời sống thực tế ở Việt Nam hiện nay thảm nạn dân oan, thì xã nào cũng có, thôn nào cũng có,
huyện, tỉnh, thành phố nào cũng có....Con số nạn nhân là dân chúng bị khổ nạn, bị đàn áp, áp
bức, khủng bố, đánh đập, trù dập hãm hại, bị bỏ tù oan sai nhiều năm tháng, bị đối xử bất công vô nhân đạo, bị tước đoạt tài sản ruộng đất, vườn tược, hoa màu của nhân dân trong nước đã diễn ra lan tràn trên khắp cả đất nước. Số lượng nạn nhân được coi là Dân oan có thể nói lên đến hàng triệu, thậm chí rất nhiều triệu người. Có thể coi thảm kịch Dân oan tại Việt nam hiện nay chỉ đứng sau thảm kịch Thuyền nhân đầy tang tóc, bi thương sau biến cố ngày 30/4/1975 ở miền Nam Việt Nam đã diễn ra và kéo dài hơn 2 thập kỷ sau cột mốc lịch sử đau thương này trên đất nước ta. Tôi đã khẳng định với phía đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ rằng khổ nạn dân oan tại Việt Nam phải được nhận thức thật công bằng, khách quan, đúng đắn và cần phải xếp vào phạm trù vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đã và đang diễn tiến ngày càng trầm trọng tại Việt Nam hiện nay. Chứ công luận không nên chỉ chú tâm quan niệm đơn thuần, rằng giá trị Nhân quyền, Dân chủ chỉ bao hàm là các tiêu chuẩn, khái niệm về các quyền Con quyền căn bản mà dư luận lương tri tiến bộ trên thế giới đã, đang quan tâm bênh vực cho nhân dân trong nước bị tước đoạt, như các quyền Tự do ngôn luận và phát biểu chính kiến, Tự do báo chí và xuất bản, Tự do tổng tuyển cử, Tự do thông tin, Tự do lập hội và sinh hoạt đảng phái chính trị, Tự do tín ngưỡng, tôn giáo và thờ phụng....
Như vậy là qua các thảm kịch dân oan trong nước hiện nay, thì Quyền mưu sinh và tồn tại tối thiểu của nhân dân, cả mạng sống, sự đảm bảo an toàn thân thể và nhân phẩm, danh dự của các công dân trong nước đã, đang bị xúc phạm, bị chà đạp, bị nhục mạ trắng trợn rất thô bạo và hết sức nghiêm trọng. Các minh chứng về nạn dân oan như trên, mà thủ phạm là giới cầm quyền các cấp, các ban ngành trong bộ máy quyền lực độc tài gây nên, chính là những bằng chứng về sự vi phạm Nhân quyền cực kỳ nặng nề không thể biện minh hay chối cãi được nữa trước công luận trong, ngoài nước và quốc tế.
Khi gần kết thúc phần trình bày về dân oan thì tôi đã tặng lại cho đoàn một số các hồ sơ để chứng minh cho đoàn của ông Michael Orona biết về vấn nạn dân oan như đã nói. Ông Michael Orona đã đặt ra câu hỏi: "Vậy thì những người tố cáo chống tham nhũng, chống bất công, đòi công lý và công bằng xã hội, đòi minh oan thì số phận của họ có bị ngược đãi như vậy không?". Và ông còn nêu
câu hỏi để lắng nghe tôi trả lời: "Có thể những người dân đó họ bị nhà nước lấy đất, trưng thu để mở đường hay quy hoạch khu công nghiệp, hoặc đô thị mới thì sao?".
Tôi đã bình tĩnh và ngay lập tức trả lời tiến sĩ Michael Orona: "Ðúng là ở Việt Nam hiện nay có nhiều hộ dân bị nhà nước thu hồi hay trưng thu đất để phục vụ mở rộng đường xá giao thông hay dành cho khu
quy hoạch đô thị mới nào đấy. Ðó là việc mở mang phát triển kinh tế xã hội, là cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật rất cần thiết cho công cuộc xây dựng lại đất nước. Tuy nhiên trong quá trình giải tỏa để thực hiện các dự án tái thiết như thế ở trong nước, thì đã xảy ra việc nhiều quan chức nhà nước đã ăn chặn tiền đền bù của người dân. Chính sách giá cả đền bù cho dân của nhà nước CSVN trung ương đã quá lỗi thời, quá xa rời so với giá cả thực tế của thị trường, xa rời đời sống thực tiễn của xã hội và hoàn toàn mang tính áp đặt, độc đoán, trịch thượng, quan liêu, họ không coi lợi ích của người dân bị giải tỏa đất đai là yếu tố quan trọng hàng đầu. Mặt khác khi triển khai thu hồi đất theo chính sách đã lỗi thời đó của nhà nước CSVN thì lại phát sinh ra tiêu cực tham nhũng, chính quyền địa phương các nơi chèn ép người dân, họ đã tiến hành lấy đất đai, lấy ruộng rẫy của người dân trên tư thế của một chính quyền chuyên chế, ngạo ngược, áp đặt giá quá rẻ mạt gần như cướp trắng, cướp không của nhân dân. Trong khi đó giá đất đai ngoài xã hội thì lại theo quy luật thị trường tự do, bị nạn đầu cơ trục lợi vô cùng đắt đỏ. Thậm chí có nhiều trường hợp họ mượn danh nghĩa việc công vụ, nhân danh việc nhà nước, nhưng cướp đất của dân để chia nhau hoặc cướp đất xong đem bán giá cao kiếm lời thu lợi nhuận lớn khủng khiếp và chỉ chớp mắt đã trở nên những tỷ phú đỏ. Còn người dân đã nghèo khổ bị cưỡng chế lấy ruộng đất, bị trả giá gọi là đền bù rẻ mạt vô cùng thì họ lấy tiền đâu ra để bù vào việc mua nhà hoặc đất để tái định cư vì giá cả đắt đỏ. Bởi thế, tình hình đó đã đẩy rất nhiều người dân lâm vào cảnh nghèo khổ hơn, họ bị bất công, áp bức đến đường cùng, nên họ phải biểu tình đấu tranh đòi quyền lợi công bằng và lẽ phải.
Hơn thế nữa, trong khi ấy chính sách của nhà nước Việt Nam hiện nay có nói rõ là, trong việc giải phóng mặt bằng phục vụ cho việc canh tân đất nước, thì các cơ quan hữu quan phải thực hiện họp bàn với dân, cùng tìm giải pháp trong tinh thần dân chủ, tôn trọng nhân dân, phải căn cứ vào "những điều khoản tiến bộ" trong luật đất đai hiện hành. Dứt khoát không được để người dân bị thiệt thòi xảy ra khiếu kiện phức tạp, nguyên tắc phải tuân thủ là làm sao để nơi tái định cư phải tốt hơn, thuận tiện hơn chỗ ở cũ đã bị giải tỏa...Tiếc thay trên thực tế thì hầu hết các quan chức ở các địa phương đã không thực hiện chủ trương và quán triệt tinh thần dân chủ đó, không coi trọng quyền lợi của nhân dân như họ nói. Phần lớn họ quen nếp tư duy thống trị toàn xã hội theo ý thức hệ cộng sản rất nặng nề, nên đã ỷ vào sức mạnh của bộ máy quyền lực độc đoán chuyên chế, khi cần là sử dụng để cưỡng bức lấy nhà đất, ruộng vườn của nhân dân rất trắng trợn và thô bạo. Có nhiều trường hợp xảy ra đổ máu gây thương vong cho người dân và kể cả cho lực lượng cưỡng chế, vì bị nhân dân chống đối kiên cường, quyết liệt. Vấn đề chính cốt lõi, là thể chế hiện nay tại Việt Nam là độc tài đảng trị cộng sản, không dân chủ, xem thường lợi ích của nhân dân, là họ không thừa nhận công dân có quyền sở hữu và tư hữu về đất đai... Họ mập mờ và cũng khẳng định ngay trong Hiến pháp khi quy định: "Ðất đai là công thổ quốc gia, là sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý"... để thỏa sức vận dụng trong việc thu hồi đất đai của toàn xã hội, của nhân dân một cách tùy
tiện, bừa bãi, tùy thích!!!
Lợi ích quốc gia và của đất nước nói chung là lớn nhất là hàng đầu và lâu dài, nhưng quyền lợi của nhân dân là quan trọng, là nhu cầu trước mắt và hiện tại để phục vụ cuộc sống của con người cần phải được ổn định, đó là an sinh tối thiểu không thể coi thường xem nhẹ. Một chế độ luôn tự nhận là "của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân" thì càng phải chú trọng phương châm số một này mới chứng minh được điều tự nhận đó cho mình. Nêú ngược lại lời nói không đi đôi với việc làm thì chỉ là sự lừa mị, dối trá và mạo danh mà thôi"
Khi tôi trả lời xong câu hỏi đó tiến sĩ Michael Orona và cô Nancy N. Trân tỏ ra rất hài lòng, toại nguyện có vẻ rất được thuyết phục làm họ không thắc mắc gì thêm.
Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn đưa các tấm ảnh do dân oan Việt
Nam
cung cấp để tố cáo cho phái đoàn xem. Người đàn ông ngồi ngoài cùng cạnh cô Nancy N. Trân
là phiên dịch riêng của Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt
Nam
- anh Ðào Công Ðức cùng làm việc với đoàn Bộ ngoại giao Hoa Kỳ trong buổi tiếp sáng ngày
16/7/2007
.
Ngay sau đó tôi đã tiếp tục trả lời câu hỏi của tiến sĩ Michael
Orôna đã đặt ra và chỉ rõ những trường hợp chỉ vì đấu tranh chống tham nhũng mà có những người đã bị bắt giam không xét xử, hoặc xét xử và bị đánh đập rất tàn nhẫn với những bản án tù đầy rất bất công. Ví dụ như trường hợp mới nhất là ông Ðinh Tất Thắng ở Thanh Hóa, tôi đã đưa ra cả đơn từ và hình ảnh của ông Ðinh Tất Thắng 62 tuổi cho đoàn xem. Và các trường hợp ông Võ Văn Nghệ như đã nói rõ ở trên, riêng vụ anh Ðỗ Duy Thông là một công dân, một cựu chiến binh ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây bị đánh què tay chỉ vì tố cáo các cán bộ địa phương tham nhũng đất đai. Anh đã ra thủ đô vạch trần sự thật để tố cáo hơn 30 tháng nay nhưng không được ai giải quyết. Tôi cũng đã tặng đoàn của ông Michael Orona toàn bộ những hồ sơ này.
Tôi cũng dẫn chứng thêm
các trường hợp những công dân can đảm ở tỉnh Ninh Bình vạch mặt tố cáo các quan chức đứng đầu bộ máy đảng CSVN và chính quyền địa phương
từ bí thư tỉnh ủy tới chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh này đã cấu kết tham nhũng hàng trăm tỷ đồng qua các dự án kinh tế gây thiệt hại cho ngân sách quốc gia. Nhưng khi các công dân này, họ làm đơn đấu tranh tố cáo thì tất cả đã bị bắt giam bỏ tù, bị hành hạ đến chết trong ngục tối như trường hợp cựu trung úy quân đội nhân dân Việt Nam - Trịnh Quang Hòa và vợ anh cũng bị bắt giam bỏ tù 3 năm. Hiện nay công an tỉnh Ninh Bình vẫn ra sức đe dọa những người đã tạm thời được thả khỏi tù nếu tiếp tục tố cáo bọn tham nhũng.
Còn bà Nguyễn Thị Gấm 68 tuổi, một công
nhân ở mỏ than Quảng Ninh đã nghỉ hưu cũng là một trường hợp nữa, chỉ vì đi đấu tranh đòi quyền lợi cho gia đình mình mà bà bị bắt giam tới 2 lần ở trại giam
Lán 14 tỉnh Quảng Ninh và Hà Nội không án hơn 40 ngày và hiện nay đã nằm ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng sang năm thứ 9.
Có trường hợp ở thôn Hòa
Mỹ, xã Xuân Cảnh, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên một cụ già hơn 94 tuổi tên là Nguyễn Thị Rủ, mẹ đẻ của ông Nguyễn Dương Mau thương binh 4/4, dù tuổi rất cao, sức quá yếu nhưng vẫn bị bắt giam hơn 1 năm. Sau đó cụ sắp chết trong tù mới được thả ra, lý do chỉ vì cụ đấu tranh giữ đất đai, nhà cửa hợp pháp của mình, gia đình cụ đã bị đốt nhà tới 5 lần. Cùng bị bắt giam có con gái ông Dương Văn Mau là
chị Nguyễn Thị Quý 41 tuổi cũng bị giam cầm hơn 6 tháng mới được thả khỏi tù, dù cho gia đình này là có công với chế độ và ÐCSVN.
Sau đó tôi cũng đưa
ra tiếp trường hợp của gia đình vợ chồng bà Ðinh Thị Diên và ông Trần Khánh Thọ cư trú ở thôn 2 cùng địa phương với ông Mau ở thôn 2, xã Xuân Hải, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên bị đốt nhà tới 5 căn, cả nhà đã bị bắt giam bỏ tù tới 5 người gồm 2 vợ chồng, 2 đứa con đẻ và 1 đứa cháu. Hiện nay các con ông bà vẫn ở tù án từ 24 tháng đến 30 tháng tù giam, đáng chú ý là ông Thọ đã từng là cựu quân
nhân của chế độ Việt
Nam
cộng hòa cũ trước kia, nay vẫn sống trong nghèo khổ đói rách tột cùng.
Tôi cũng đã tặng lại cho đoàn cả tấm ảnh của ông Vũ Ðình Bá
và chị Trần Thị Lan là người Kinh quê gốc ở tỉnh Nam Ðịnh vì nghèo khổ phải di cư tự do vào Nam khai hoang lập nghiệp đã mấy năm và
chính họ là cư dân của xã Ðắc Ơ, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước hiện nay. Ðó là tấm ảnh hai chú cháu ông Bá đang căng tấm biển trước Mai Xuân Thưởng có nội dung tố cáo công an và bộ đội đã phạm tội ác như đốt nhà, hành hạ, đánh đập nhân dân, chặt phá vườn cây, hoa màu của đồng bào các dân tộc thuộc xã Ðắc Ơ, xã Bù Gia Mập... tỉnh Bình Phước cho phái đoàn biết....
Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn đang giới thiệu các hồ sơ dân oan Việt
Nam
tiêu biểu bị nạn bạo quyền trong nước đàn áp, vùi dập tàn nhẫn. Phái đoàn đại diện Bộ ngoại giao Hoa kỳ và Tòa đại sứ Mỹ rất quan tâm, chăm chú lắng nghe và ghi chép đầy đủ.
Về vấn nạn dân
oan, tôi đã xếp ưu tiên tường trình trước tiên trong hơn 1 giờ đồng hồ, chiếm quá nửa thời lượng dành cho buổi làm việc với đoàn của ông Michael Orona khi họ tiếp xúc và bàn thảo với tôi
sáng ngày 16/7/2007.
Vấn đề này, tôi đã kết luận chỉ có đấu tranh đòi dân chủ hóa toàn diện đời sống đất nước, trước nhất là đấu tranh đòi phải gỡ bỏ thể chế độc tài đảng trị cộng sản hiện nay, đòi xóa bỏ điều 4 hiến pháp để mở đường xây dựng thể chế đa nguyên đa đảng thì mới chấm dứt tận gốc rễ khổ nạn dân oan cho nhân dân. Và tất cả các nạn nhân gọi là dân
oan trong nước hiện nay chỉ là sản phẩm của cỗ máy độc đoán, chuyên quyền sản sinh ra hàng ngày hàng giờ không bao giờ hết. Chính
vì thế, nên những quần chúng lao động cùng khổ là nạn nhân của áp bức bất công khi gặp các nhà tranh đấu dân chủ đã được giác ngộ nâng cao nhận thức và trở thành chiến sĩ hòa bình của khối dân chủ yêu nước 8406 khá đông đảo. Hiện nay, phong trào dân chủ trong nước được các nhà tranh đấu chuyên nghiệp, có tên tuổi đã mở rộng ra, nhân rộng lên trong lực lượng dân oan. Khi nói đến đây thì
tôi đã đưa ra những trường hợp dân oan tham gia phong trào dân chủ cũng khá đông rất tiêu biểu như các chị Vũ Thanh Phương ở Ðồng Nai, Hồ Thị Bích Khương ở Nghệ An, Lư Thu Duyên ở Sài Gòn, các ông Võ văn Nghệ ở Thanh
Hóa, Trần Anh Kim ở Thái Bình, Kha Văn Chầu ở An Giang, anh Hoàng Trung Kiên ở Ninh Bình, Nguyễn Hữu Châu ở Hà Nội, Lê
Xuân Tứ ở Nghệ An, Nguyễn Thị Hồng ở Quảng Bình,
Nguyễn Thị Kỷ ở Thái Bình v.v.... Ðấy là những chiến sĩ dân chủ 8406 trưởng thành từ phong trào dân oan và còn nhiều nữa không kể hết.
Tôi cũng nêu những trường hợp từ phong trào đấu tranh dân chủ và công bằng xã hội họ đã tham gia các đảng phái chính trị, như bà Nguyễn Thị Kỷ là người phụ nữ đầu tiên ở xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã tham gia đảng Dân Chủ 21, một số cụ già nữa ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú, các ông Lê Xuân Tứ ở huyện Nam đàn, tỉnh Nghệ An, Võ Văn Nghệ ở Thanh Hóa đã có đơn viết tay dán ảnh gửi cụ Hoàng Minh Chính để xin gia nhập Ðảng Dân chủ 21 chính thức.... Nói đến đây tôi đã đưa ra những bản thư viết tay xin gia nhập Ðảng Dân Chủ 21 của 2 chị em cụ bà Ðường Thị San và người em dâu Nguyễn Thị Trâm ở tỉnh Vĩnh Phú, của các ông Lê Xuân Tứ ở Nghệ An, ông Nguyễn Văn Thu ở Lao Cai, bà Nguyễn Thị Hồng ở xã Thạch Hà, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình... cho ông Michael Orona
xem trực tiếp và cả hình ảnh chân dung của những công dân này. Tôi cũng lưu ý là bản thân cụ San 70 tuổi này, trước là nữ thanh niên xung phong đã tham gia cuộc chiến tranh 21 năm (1954-1975) trên tuyến lửa khu 4 cũ ở miền trung, còn ông Lê Xuân Tứ là cựu chiến binh, thương binh trong cuộc chiến, cựu đảng viên ÐCSVN nhưng ông đã rời bỏ ÐCS này và tự nguyện ra nhập Ðảng Dân chủ 21 của cụ Hoàng Minh Chính.
Sau đó tôi đưa ra tiếp các hình ảnh và đơn tố cáo của bà Nguyễn Thị Hồng quê xã Thạch Hà, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình ra cho phái đoàn đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ xem cảnh mẹ con bà Hồng bị mất nhà cửa phải dựng túp lều để tá túc qua ngày. Những hình ảnh bà Hồng đang chụp ở vườn hoa Lý Tự Trọng ven Hồ Tây trong những ngày nộp đơn tố cáo cán bộ địa phương tham nhũng, cướp đất, phá nhà của gia đình mình ở quê hương. Tôi nói rõ bà Hồng đã từng bị công an tỉnh Quảng Bình đánh đập bị thương nặng đến mức câm không nói được phải ra Hà Nội nằm điều trị 6 tháng ở bệnh viện Bạch Mai...Trước kỳ đại hội ÐCSVN lần thứ 10 hồi tháng 4/2006 năm ngoái, khi người phụ nữ nông dân nghèo khổ này xông vào trụ sở Văn phòng trung ương đảng CSVN tại số 1 đường Hùng Vương để nộp đơn đã bị cảnh vệ và công an đánh đập tàn bạo thêm lần nữa đến bị trọng thương phải đưa đi cấp cứu và nằm tại bệnh viện XanhPôn Hà Nội trong mấy tuần liền....Tôi cũng nói cho phái đoàn của ông Michael Orona và cô Nancy
N. Trân biết bà Nguyễn Thị Hồng trước cũng từng là một nữ thanh niên xung phong phục vụ hỏa tuyến trong chiến tranh ở tuyến lửa khu 4 ác liệt hồi mấy thập niên về trước. Hiện nay bà Hồng đang theo kiện để kiên trì tố cáo bọn tham nhũng bất lương ở địa phương đã bước sang năm thứ 8 tại Hà Nội. Hàng ngày bà ta đi nhặt rác, xin ăn để kiếm sống, tối tối về ngủ tại vỉa hè tòa án nhân dân tối cao ở số 48 phố Lý Thường Kiệt.
Trường hợp đáng chú ý nữa, là của ông Lê Duy Khang giáo viên tiểu học 75 tuổi quê gốc ở huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa 2 vợ chồng bị bắt giam, bị đánh đập, bị tịch thu tài sản và sau khi được thả ra từ trong tù bà vợ đã chết. Ông Lê Duy Khang cũng xin vào đãng Dân Chủ 21 của cụ Hoàng Minh Chính để góp sức phấn đấu cho sự nghiệp chung của nước nhà đòi dân chủ hóa Ðất nước Việt Nam.
Trong thời gian tới bức thư của ông Lê Duy Khang xin vào đảng dân chủ 21 và ủng hộ phong trào 8406 Dân Chủ sẽ được công bố trên mạng internet toàn cầu...
Trường hợp sau nữa là chị Vũ Thị Bình quê gốc ở thành phố Hải Phòng, hiện đang cư trú ở tỉnh Ðồng Nai, gia đình chị có bố mẹ đẻ đều là người đã từng phục vụ cho ÐCSVN, là cán bộ nhà nước đã có công lao đóng góp xương máu và mồ hôi để xây dựng nên chế độ này từ trước cách mạng tháng 8 năm 1945. Thế mà, khi chị đi đấu tranh đòi giải quýêt quyền lợi chính sách đãi ngộ cho bố mẹ mình là những người có công lao với Ðất nước, với cả đảng và nhà nước CSVN, và với chế độ nhưng bị oan sai, thì chị đã bị công an Việt Nam bắt giam tù 1 năm tại trại tù Xuân Nguyên,huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Trong tù chị đã bị công an chỉ đạo tù hình sự đầu gấu cùng buồng đánh đập tàn bạo, bị xúc phạm danh dự nhân phẩm. Hiện nay chị đã theo kiện ròng rã 16 năm cộng thời gian bố mẹ chị đi khiếu kiện tố cáo đòi công lý 10 năm trước đó nữa, tất thẩy gia đình này phải theo đuổi kiện cáo là 26 năm trường. Hiện nay chị vẫn sống ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng để tiếp tục kiên trì vụ việc mà vẫn chưa được các cấp đoái hoài giải quyết....
Tôi cũng đã thông tin cho phái đoàn của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ biết các trường hợp dân oan bị đàn áp khốc liệt từ trước, nhưng khi gặp tôi đã được giác ngộ dân chủ nên đã trở thành những chiến sĩ tranh đấu rất kiên cường mặc dù họ là phụ nữ. Ðó là các trường hợp Hồ Thị Bích Khương, Vũ Thanh Phương, Nguyễn Thị Kỷ, Lư Thị Thu Duyên, Dương Thị Xuân, Vũ Thị Bình....Ngay tại trong buổi gặp này, tôi đã trao cho ông Michael Orona bức thư của cô Vũ Thanh Phương đã đọc qua điện thoại di động từ trong nhà tù trá hình là
"trại bảo trợ xã hội 1"
bên huyện Ðông Anh
ngoại thành Hà Nội để tôi viết thành Bức thư ngỏ gửi nữ dân biểu Lôretta Shanchez hồi tháng 11/2006 trong dịp nhà cầm quyền Hà Nội đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh APEC. Tôi đồng thời cũng nhờ ông khi trở về nước trao lại trực tiếp cho bà dân
biểu và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ lá thư được viết trong hoàn cảnh đặc biệt này.
Tất cả những trường hợp dân oan được tôi trình bày làm cho phái đoàn của ông Michael Orona rất chú ý, quan tâm ghi chép. Bởi vì, họ được tôi cho biết phong trào dân chủ hiện nay không chỉ là xuất phát và có ở giới trí thức, nhân sĩ, từ những nhà lão thành cách mạng, từ những nhà hoạt động tôn giáo có tên tuổi mà đã lan rộng ra thành phần lao động nghèo khổ rất đông đảo trong nước hiện nay. Về nội dung tường trình này trước đại diện giới Ngoại giao Mỹ là tiến sĩ Michael Orona và cô Nancy N.
Trân làm họ rất chăm chú lắng nghe, tôn trọng ghi chép toàn bộ, đồng thời ông đã phát biểu cảm tưởng là "rất bất ngờ, xúc động coi đó là những thông tin bổ ích rất cần thiết phải quan tâm đặc biệt". Thay mặt phái đoàn, tiến sĩ Michael Orona đã cám ơn tôi cho đoàn biết những khổ nạn mà người dân Việt Nam nghèo khổ đang phải chịu đựng và hứa khi trở về nước sẽ báo cáo toàn bộ nội dung này cho Bộ ngoại giao Hoa Kỳ biết.
Cuối cùng tôi cũng nói rõ
là, chính vì những hoạt động nhằm bảo vệ Nhân quyền, bênh vực giúp đỡ các nạn nhân như vậy của tôi khi trực tiếp tố cáo trên các phương tiện truyền thông như Mạng Internet, đài phát thanh, báo chí hải ngoại và quốc tế khá rộng rãi hồi năm 2001 để nhằm mục đích ngăn chặn tội ác và bạo lực của giới thống trị. Do đó, tôi đã bị nhà nước CSVN đã gán buộc cho tội danh làm "gián điệp, tình báo cho nước ngoài" để rồi họ mở phiên tòa lố bịch, vu cáo, kết án tôi 12 năm tù giam vào những năm 2002-2003 như dư luận đã biết khá rõ.
- Nội dung thứ hai: Tôi trình bày là về Phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở Việt Nam hiện nay. Tôi nói: "Cao trào đấu tranh đòi dân chủ tự do đòi cởi mở đời sống sinh hoạt chính trị, đòi công bằng xã hội ở Việt Nam không phải bây giờ mới có, mà đó đã hình thành và diễn biến liên tục từ khi có chế độ độc tài đảng trị kiểu Xô viết pha trộn kiểu Mao ít này được thiết lập trong nước". Tôi đã chứng minh rằng từ khi chế độ độc tài cộng sản được hình thành ở Việt Nam thì giới trí thức, văn nghệ sĩ và những người có lương tâm đã cất lên tiếng nói dũng cảm của mình nhằm phản kháng lại chế độ một cách có văn hóa và ôn hòa. Tiêu biểu như phong trào Nhân Văn Giai Phẩm vào những năm 1956-1958. Tiếp theo sau đó vào những năm 1962-1963 xuất hiện phong trào "xét lại hiện đại" ngay trong nội bộ ÐCSVN đòi cởi mở và đổi mới tư duy chính trị, ủng hộ chủ trương chung sống hòa bình trên thế giới và làm hòa dịu mối quan hệ giữa 2 hệ thống chế độ chính trị xã hội khác biệt. Vụ án này đã đi vào lịch sử và là một vết ố đen cho lịch sử đảng CSVN về đàn áp các công dân yêu nước và yêu chuộng tiến bộ trong nước.
Ðặc biệt tiếp theo sau nữa là, kể từ biến cố 30/4/1975 kết thúc cuộc chiến ở trong Nam, thì phong trào đòi dân chủ, tự do và phản kháng chế độ cộng sản chuyên chế hà khắc đã nở rộ lên trong phạm vi các địa phương thuộc cả miền Nam, lúc bí mật âm ỉ, lúc bùng lên công khai. Ðã xuất hiện rất nhiều nhân vật tranh đấu là trí thức, nhà tu hành, giới văn nghệ sĩ và các giới khác không thể kể hết, tiêu biểu như các vị Thích Huyền Quang, Thích Quảng Ðộ, Thích Không Tánh, Thích Thiện Minh, các linh mục như Nguyễn Kim Ðiền, Chân Tín,
Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, Nguyễn Hữu Giải, Bs Nguyễn Ðan Quế, Gs Ðoàn Viết Hoạt, Nguyễn Ðình Huy.... Trong số đó có nhiều người đã chịu án đọa đầy hàng chục năm có rất nhiều trường hợp đã chết trong lao tù.....
Sau khi hệ thống XHCN ở Ðông Âu sụp đổ và Liên Xô tan rã những năm cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990, thì ở trong Nam đã xuất hiện phong trào đòi dân chủ, đòi đổi mới từ ngay trong nội bộ đảng CSVN mà trung tâm là Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ do nhiều nhà lão thành cộng sản từng giữ nhiều trọng trách trong bộ máy đảng và nhà nước đứng đầu. Cùng thời gian này là nhóm các trí thức, văn nghệ sĩ dân chủ có tên tuổi đã cất tiếng nói phản kháng mãnh liệt xuất hiện trên cao nguyên Ðà Lạt như các vị Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự... Ở ngoài Bắc thì xuất hiện các nhân vật đối kháng như cựu trung tướng Trần Ðộ, nữ văn sĩ Dương Thu Hương, ông Lê Hồng Hà, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, nhà văn Hoàng Tiến, cựu đại tá quân đội Phạm Quế Dương....Những năm 2000 -2002 có thêm nhiều trí thức trẻ tuổi ra công khai hoạt động như Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình....Còn tôi so với các bạn trẻ này thì đã hoạt động dân chủ từ trước đó khá lâu cùng với các nhà đấu tranh danh tiếng như các cụ Hoàng Minh Chính, Trần Ðộ, Lê Hồng Hà, Phạm Thị Tề, Lê Hồng Ngọc...và các trí thức, văn nghệ sĩ có tên tuổi khác như Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang, nhà văn Hoàng Tiến...
Nhất là trong 2
năm 2005-2006
thì phong trào đã được bung ra khắp cả 3 miền, từ Bắc-Trung-Nam ở miền nào cũng xuất hiện và có thêm rất nhiều trí thức trẻ xông vào mặt trận đấu tranh dân chủ này. Ðây là phong trào đấu tranh ôn hòa tự phát của nhân dân trong xã hội, chưa có tổ chức nhưng đã cất cao tiếng thét không ngừng đòi dân chủ tự do, đòi thực thi nhân quyền căn bản ngay trong lòng chế độ khắc nghiệt đầy thách thức. Như vậy là, liên tục xuyên suốt chiều dài tồn tại chế độ độc tài toàn trị hà khắc mà ÐCSVN đã áp đặt lên cả dân tộc này hơn 62 năm ở miền Bắc và 32 năm qua ở miền Nam không lúc nào tắt lặng tiếng nói đấu tranh phản kháng. Nổi bật trong năm 2006 đã hình thành được một số tổ chức như Khối 8406, Công đoàn Ðộc lập Việt Nam, Liên minh Dân Chủ Nhân quyền, Hiệp Hội Công Nông Ðoàn Kết, Hội ái hữu tù nhân chính trị và một số các chính đảng khác. Dù rằng bước hình thành các tổ chức này chỉ mang tính
diễn tập, tính thách thức và là biểu tượng cho sự đoàn kết, ý chí quyết tâm cao tranh đấu đòi dân chủ hóa triệt để cho đất nước mà thôi.
Ðặc biệt nhất là có sự ra đời của 4 tờ báo do công dân hoàn toàn kiểm soát đã tự xé rào phá tan bức màn đêm đen tối bưng bít thông tin, bưng bít sự thật, tước đoạt nhân quyền của nhân dân, nhất là quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do thông tin.... mấy thập kỷ liền. Ðây là lần đầu tiên sau mấy thập kỷ vắng bóng báo chí tư nhân, nay đã có bốn tờ báo đã xuất hiện vừa công khai vừa bí mật ở Việt Nam, mặc dù hiện nay phía nhà nước Việt Nam vẫn gọi đó là 4 tờ báo trái phép, là vi phạm pháp luật của nhà nước CSVN. Thế nhưng, những cánh chim mang thông điệp tự do dân chủ này vẫn bay đến tay bạn đọc trong nước và ngày càng lan rộng lan xa. Bốn tờ báo này tôi đã nêu cụ thể cho phái đoàn biết là:
- Tờ thứ nhất là Tự Do Ngôn Luận, của nhóm các linh mục Chân Tín, Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi chủ biên và sau đó có mời tôi - Nguyễn Khắc Toàn và luật sư Nguyễn Văn Ðài tham gia ban biên tập.
- Tờ báo thứ 2 là Tập san Tự Do Dân Chủ do tôi và nhà văn Hoàng Tiến chủ trương. Khi nói đến tập san này thì tôi đã trưng ra các số báo từ số 1 đến số 8 hiện nay để cho ông Michael Orona và cả phái đoàn Bộ ngoại giao Hoa Kỳ biết.
Ông Michael Orona dừng lại và có hỏi qua người phiên dịch viên là hiện nay tờ báo này của nhóm các ông đã ra được số mới nhất là số bao nhiêu? Tôi đã cho biết, là vì vừa qua cả Ban biên tập báo bị bao vây, đàn áp, người thì vào tù, người thì phải trốn sang Cămpuchia, máy móc phương tiện làm việc bị công an nhà nước thu giữ trái phép chưa trả lại. Nên việc ra báo thường kỳ rất khó khăn, báo đã bị đứt quãng hơn 3 tháng, bị gián đoạn thời gian khá dài và chỉ ra được đến số 8 vào ngày 15/6/2007. Với tư cách một Nhà báo tự do, tôi đã bày tỏ mong muốn đất nước trong hoàn cảnh hiện nay nhân dân Việt Nam cùng cả xã hội sớm được nhà nước CSVN thực thi trả lại cho nhân dân quyền tự do báo chí, tự do xuất bản thực sự. Nếu được như vậy thì tờ báo này của nhóm chúng tôi cũng như các đồng nghiệp khác làm báo sẽ có môi trường và điều kiện phát hành rộng rãi trên phạm vi toàn quốc với số lượng bạn đọc lên đến hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu người. Ông Michael Orona đã hỏi tôi vậy nội dung tờ báo này viết về những vấn đề gì? Tôi đã trả lời: Chúng tôi chủ trương đấu tranh đòi dân chủ tự do, nhân quyền cho nhân dân, nên các bài viết trong đó hầu hết là các bài tiểu luận, chính luận, hay trả lời phỏng vấn các báo, đài hải ngoại và quốc tế của các thành viên phong trào tranh đấu trong cả nước ở cả hải ngoại kêu gọi dân chủ, tự do, thực thi nhân quyền và công bằng xã hội. Bao giờ cũng có các bài nội dung về dân chủ, nhân quyền và phần nội dung nhỏ về dân oan trong các số báo của chúng tôi. Trong các số báo ra từng kỳ thì phần đầu là các bài viết nhằm khai trí cho nhân dân những kiến thức, nhận thức về dân chủ, nhân quyền. Còn phần cuối là bài vở hoặc tin tức về cuộc đấu tranh vì công lý của khối dân oan Việt Nam và đối tượng phục vụ chủ yếu là độc giả trong nước. Nói đến đây tôi đã lật từng số báo cho phái đoàn đại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xem để chứng minh những điều khẳng định đó cho đoàn ông Michael Orona tỏ tường.
Tôi cũng nhắc lại cho phái đoàn đại diện giới chức Hoa Kỳ biết sự kiện xảy ra cách đây gần 1 năm vào các ngày 11-12/8/2006 lực lượng công an Việt Nam do theo dõi và đọc trộm các thư điện tử, nên biết chúng tôi có kế hoạch sắp ra tờ báo Tập San Tự do Dân chủ không cần xin phép nhà cầm quyền Hà Nội. Do đó, họ đã tổ chức khám nhà và bắt giữ toàn bộ thành viên ban biên tập để thẩm vấn, mọi phương tiện kỹ thuật máy móc, tài liệu, tư liệu phục vụ cho việc chuẩn bị xuất bản tờ báo này công khai giữa Thủ đô vào giữa tháng 8/2006 đều đã bị tịch thu. Chiến dịch đàn áp quyền tự do báo chí qua sự kiện vang dội này đã được dư luận trong, ngoài nước và quốc tế đặc biệt quan tâm theo dõi và lên án kịp thời. Tuy bị đàn áp khủng bố khốc liệt như vậy, nhưng tờ báo của anh em chúng tôi vẫn ra đúng ngày giờ đã định là vào đúng dịp quốc khánh của nhà nước CSVN mùng 2/9/2006, và đến nay tờ báo đã tồn tại trong vùi dập, đàn áp tàn khốc tơi bời được gần 1 năm....
- Tờ báo thứ 3 là Tổ Quốc của nhóm
trí thức dân chủ tiến bộ do tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, cựu đại tá Phạm Quế Dương... đứng đầu, và gồm có hơn 10 biên tập viên là các nhà trí thức tranh đấu dân chủ ở trong nước như Phạm Hồng Ðức, Nguyễn Phương Anh... v.v... Và một số ký giả bên
ngoài tham gia trong hội đồng cố vấn như các ông Nguyễn Minh Cần, Nguyễn Gia Kiểng, Bùi Tín.... và tôi cũng cho họ biết tờ báo này đã ra được số 21.
- Tờ báo thứ 4 là Tạp chí Dân Chủ của cụ Hoàng Minh Chính và ông Trần Khuê chủ biên. Tờ báo này
là cơ quan ngôn luận của Ðảng Dân Chủ Thế Kỷ XXI do cụ Hoàng Minh Chính và ông Trần Khuê chủ trương
và đứng đầu.
Khi giới thiệu xong
các tờ báo trên thì cả ông Michael Orona và cô Nancy N. Trân đều đặt câu hỏi với tôi: "Vậy các tờ báo trên in ấn, xuất bản, phát hành theo phương cách và hình thức nào để đến tay bạn đọc quan tâm?". Tôi đã nói rõ hình thức phát
hành phổ biến bốn tờ báo này, là hiện nay tất cả được song song phát hành dưới hai hình thức, cách
thức. Một là trên mạng internet có các địa chỉ rõ ràng để độc giả truy cập, hai là hình thức báo giấy sẽ được in xuống mỗi khi bạn đọc có nhu cầu, với cách thứ 2 chúng tôi chủ yếu để phục vụ người đọc trong nước. Khi nghe đến đây thì cả ông Michael Orona cũng như cô Nancy
Trần rất bất ngờ vì lần đầu tiên được nhìn thấy tờ báo của các nhà tranh đấu đối kháng ở trong nước xuất hiện trước mặt các vị khách. Tôi đã tặng lại cho ông Michael Orona 3 số báo Tự do Dân
Chủ để các vị khách Hoa kỳ biết và tìm hiểu. Ông Michael Orona đã cám ơn và hứa sẽ mang về Mỹ để báo cáo với Bộ ngoại giao về tình hình đặc biệt thú vị này. Cô Nancy N. Trân còn nêu thêm câu hỏi:
"Vậy bạn đọc trong nước có khó khăn gì để truy cập đọc tờ báo này không và làm sao bạn đọc trong nước có thể xem được các tờ báo này?". Tôi đã trả lời rõ là, tất cả các
trang web của hải ngoại và kể cả quốc tế viết về chính trị, thông tin sự thật, thời sự, văn hóa văn nghệ.... trong và ngoài nước đều bị công an và nhà nước CSVN lập tường lửa để ngăn chặn người dân quốc nội. Ai muốn vào xem báo chí của phong trào dân chủ Việt Nam và
hải ngoại đều phải biết cách vượt tường lửa do công an VN dựng lên, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc các đường link của báo hoặc gửi các số báo đó theo email của họ để độc giả có thể xem được.
Trong buổi gặp này tôi
cũng trực tiếp ký tặng cho phái đoàn ông Michael Orona và cô Nancy N. Trân bài "Góp ý với đại hội đảng CSVN của một người tù vừa được thả khỏi trại giam". Tôi đã nói rõ bài này là được viết sau khi
tôi được ra tù đúng một tháng, hoàn thành xong vào ngày
24/2/2006
.
Riêng về bài này, tôi nói lại cho phái đoàn biết rằng:
"Chính ông Michael Marine là đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
cùng với ông bí thư thứ 2 Nalthan W. Jensen là 2 người đầu tiên đã được tôi trực tiếp ký tên trao tặng trong buổi gặp giữa tôi và bí thư thứ 2 của tòa Ðại sứ Hoa Kỳ, phụ trách về chính trị tại địa điểm số 59A phố Lý Thái Tổ, Hà Nội vào ngày 01/3/2006 năm ngoái trong vòng vây an ninh mật vụ dày đặc hăm dọa tôi, trước khi thư góp ý này được tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang công bố rộng rãi trên mạng internet". Tôi
cũng cho đoàn biết là buổi gặp đó theo ông Nalthan W. Jensen cho hay chỉ là bước đi tiền trạm nhằm thăm dò thái độ của chính phủ Việt Nam để mở đường cho việc sau đó Ngài đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - Michael Marine sẽ gặp tôi sau đấy vào khoảng từ 15 đến 20 ngày.
Nhưng đáng tiếc là sau
khoảng thời gian 15- 20 ngày sau đó, thì buổi gặp giữa tôi và
ngài đại sứ Hoa Kỳ đã không được tiến hành và diễn ra như lời quan chức Tòa đại sứ Hoa Kỳ đã cho tôi biết trước đó. Có lẽ theo dự đoán của tôi, là vì lý do tế nhị trong ngoại giao và
phía Ngài đại sứ Hoa kỳ muốn giữ thể diện cho phía nhà nước CSVN. Bởi thế mà ngài đại sứ đã tạm dừng buổi tiếp xúc đáng lẽ được diễn ra như dự định. Tôi có phát biểu với Tiến sĩ Michael Orona như vậy và nói tiếp:
"Hình như Ngài đại sứ Michael Marine là vị đại sứ bênh vực cho Nhân quyền và Dân chủ cho người dân Việt Nam chưa được nhiệt tình và tỏ ra yếu nhất trong mấy nhiệm kỳ các đại sứ Hoa Ky đã công tác tại Việt Nam kể từ khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính
thức. Bởi vì khi tôi còn ở trong trại tù Nam Hà, thì vào giữa năm 2003 đã được gia đình khi đến trại thăm nuôi thông tin cho biết là có ngài đại sứ Hoa Kỳ khi đó là ông Uyliam Bớchat đang giữ nhiệm kỳ tại Việt Nam đã đề nghị chính phủ Hà Nội cho vào gặp tôi trong trại tù Ba Sao - Nam Hà, nhưng không được phía Việt Nam chấp nhận".
Khi nghe đến đây thì trực tiếp tiến sĩ Michael Orona cũng giải thích để tôi biết rằng: Ngài đại sứ Michael Marine có lẽ vì muốn giữ mối quan hệ ngoại giao 2 nước không trở nên phức tạp và muốn giữ tế nhị cho phía nhà nước Việt Nam, nên chưa muốn tiếp xúc với tôi theo dự định từ trước. Nhưng trong chuyến đi sang Việt Nam lần này chính đích thân ông Michael Marine rất quan tâm đến trường hợp của tôi (tức Nguyễn Khắc Toàn) và Ngài đại sứ cùng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ đạo ông đến gặp cụ Hoàng Minh Chính và tôi. Ông nói rõ thêm là
chính phủ Hoa Kỳ, Tổng thống G W. Bush, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và kể cả ngài đại sứ Michael Marine rất quan tâm đến trường hợp của tôi, bởi vì tiếng nói của "các ông là rất quan trọng". (nguyên văn lời ông Michael Orona qua người phiên dịch)
Tiếp theo sau
phần trình bày
của tôi về những vấn đề đấu tranh đòi tự do, dân chủ ở trong nước. Tôi đồng thời khẳng định là phong trào dân chủ hiện nay trong nước đang tiếp tục phát triển đi lên và nở rộ, nhưng cũng còn rất non yếu và mới chỉ là bước mở đầu tập dượt. Mặc dù chính phủ cộng sản Việt Nam đang tìm mọi cách đàn áp, triệt hạ, thủ tiêu phong trào này, bằng chứng là qua một loạt vụ xử án, bắt bớ những chiến sĩ dân chủ, những chiến sĩ của phong trào hòa bình - Khối 8406 như quí vị đã biết, mà nổi bật nhất là các vụ xử án bác sĩ Lê Nguyên Sang, luật sư Nguyễn Bắc Truyền, nhà báo Huỳnh Nguyên Ðạo ở Sài Gòn. Ở Huế thì có linh mục Nguyền Văn Lý, anh Nguyễn Bình Thành, anh Nguyễn Phong, v.v.... Ở Hà Nội thì có 2 luật sư Lê thị Công Nhân và Nguyễn Văn Ðài....
Ông Michael Orona có đặt câu hỏi với tôi về tổ chức Công đoàn Ðộc lập Việt Nam, sự hình thành và hoạt động hiện nay ra sao? Tôi đã trả lời là tổ chức Công đoàn này được thành lập ngày 20/10/2006 do sự phối hợp tích cực với một số anh em yêu nước ở Hải ngoại nhằm bênh vực cho quyền lợi chính đáng của tầng lớp công nhân và toàn bộ giới lao động nghèo khó ở trong nước đang bị bóc lột, đối xử tàn tệ. Sự hình thành tổ chức Công đoàn độc lập này là cần thiết, nhưng hiện nay do hoàn cảnh tôi bị quản chế ngặt nghèo theo nghị định 53/CP không được ra khỏi khu vực phường cư trú. Một số thành viên tham gia sáng lập hoặc chủ chốt bị bắt giam hay phải chạy sang Cămpuchia để lánh nạn đàn áp trong nước, như Lê Trí Tuệ, Ðào Văn Thụy, Cao Văn Nhâm.... Các luật sư là cố vấn pháp lý cho tổ chức này như Nguyễn Văn Ðài và Lê Thị Công Nhân đều bị bắt giam bỏ tù và quản chế dài hạn. Các thành viên khác còn lại hiện nay phải đi vào bí mật, tạm dừng mọi hoạt động. Hơn thế nữa nguồn tài chính, kinh phí để tồn tại tối thiểu cho các thành viên hay để hoạt động không hề có dù chỉ nhỏ nhất. Do đó Công đoàn Ðộc lập Việt Nam không thể hoạt động được gì, dù cho hàng ngũ giai cấp công nhân Việt nam trong
nước vẫn đang quằn quại bị chà đạp, bị bóc lột tàn tệ rất cần đến tổ chức này. Ông Michael Orona và cô
Nancy N. Trân rất chăm chú lắng nghe và ghi chép những nội dung tôi nêu ra thẳng thắn về tổ chức Công đoàn độc lập Việt Nam.
Ông Michael Orona cũng hỏi tình hình khối 8406, về sự hình thành và họat động hiện nay ra sao? Tôi đã tóm lược rằng Tuyên ngôn 8406 do các trí thức dân chủ tham gia bàn bạc, phân công soạn thảo, thu thập chữ ký của mọi công dân trong toàn quốc gồm 4 người họp bàn ở Hà Nội ngày 27/02/2006 tại nhà riêng cụ Hoàng Minh Chính. Sau đó vì hoàn cảnh bị công an liên tục vây hãm, bắt bớ, sách nhiễu nặng nề, nên có thêm 3 người nữa ở trong miền Trung và Sài Gòn tiếp sức hoàn chỉnh và công bố vào ngày 08/4/2006. Tính cho đến nay đã có gần 2500 công
dân cả nước tham gia ký tên ủng hộ sự nghiệp đòi Dân chủ hóa đất nước toàn diện và triệt để. Trước đây linh mục Nguyễn Văn Lý thay mặt Khối điều hành rất thành công, nhưng từ khi ông bị bỏ tù thì những người còn lại tiếp tục công việc. Tuy nhiên, có thể nói việc điều hành hiện nay không thể hoàn hảo bằng sự điều hành mà linh mục Nguyễn Văn Lý đã làm khi trước. Hiện nay số công dân tham gia vào khối vẫn rất đông đảo không ngừng, vì đó là khát vọng chính đáng của toàn thể dân tộc Việt Nam. Tôi còn cho phái đoàn đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ biết thêm, trong số gần 2500 công dân ký tên công khai
vào bản Tuyên Ngôn
Tự do Dân chủ 8406 trong hơn 1 năm hình thành và tồn tại phong trào này, thì trong đó có hơn quá nửa là số các công dân đã đến nhà hoặc gửi đơn thư trực tiếp hoặc gián tiếp tới cụ Hoàng Minh chính và tôi đề nghị được tham gia.
Sau đó phái đoàn của ông Michael Orona đã nhắc lại câu hỏi đã nêu ra cho tôi từ đầu cuộc gặp mà chưa được giải đáp về vấn đề an ninh cá nhân, về cuộc sống hiện nay, về những kiến nghị cụ thể, vấn đề nhận định tương lai tình hình chính trị và diễn biến trong nước ra sao? Tôi khẳng định rằng chế độ độc tài trong nước Việt Nam hiện nay là khó có thể nếu không muốn nói là không thể cải tạo, hoặc sửa chữa được nữa, mà nó cần phải được thay thế thực sự, toàn diện trong trật tự, trong hòa bình và thượng tôn luật pháp để chuyển hóa thành chế độ dân chủ tự do, nhân bản và văn minh, tiến bộ hơn. Tôi đã trao cho ông Michael Orona cũng như cả cô Nancy N. Trần một sô bài viết tiêu biểu từ khi ra tù và những bài phát biểu mới đây nhất của mình trong dịp chủ tịch nhà nước CSVN ông Nguyễn Minh Triết sang thăm Hoa Kỳ từ ngày 18-23/6/2007. Ðó là các bài
phát biểu ở Washington - DC, ở Nam California và cả bài phát biểu trong hội thảo bàn tròn ở Paris vào ngày 01/7/2007 do tổ chức Tương trợ Pháp - Việt AFVE tổ chức. Ðồng thời, tôi đã nhấn mạnh với phái đoàn đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, là trong bài phát biểu ở Nam Cali tôi ngày 23/7/2007, rằng tôi hoàn toàn ủng hộ sáng kiến của cụ Hoàng Minh Chính về một hội nghị bàn tròn theo kiểu ở Ba Lan trước kia khi dẫn đến nền dân chủ đa đảng, đa nguyên ở xứ sở này vào những năm cuối thập niên 1980. Cụ thể hội nghị sẽ gồm có 3 đoàn đại biểu đại diện cho các tầng lớp, khuynh hướng chính trị, giáo phái của xã hội hiện nay ở trong và ngoài nước Việt Nam, đó là:
1- Ðoàn đại biểu đảng CSVN đang cầm quyền.
2- Ðoàn đại biểu của nhân sĩ trí thức dân chủ tiến bộ và các nhà hoạt động vì tự do tôn giáo trong nước.
3- Ðoàn đại biểu của nhân sĩ trí thức dân chủ yêu nước của cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại.
Tôi đã nhờ người phiên dịch chuyển ngữ giúp lời phát biểu của tôi với tiến sĩ luật khoa Michael Ôrôna tiếp trong lúc này là: "Trong
bài phát biểu đó tôi có đề cập đến việc phải nhanh chóng phi chính trị, phi đảng hóa trong tất cả các bộ máy sức mạnh của chế độ mà bấy lâu nay đã bị ÐCSVN biến thành công cụ riêng cho mình dùng để trấn áp toàn xã hội và cả dân tộc. Ðó là các lực lượng vũ trang như quân đội, công an, dân phòng, các cơ quan trong hệ thống tư pháp như tòa án và viện kiểm sát, thanh tra các cấp từ cơ sở đến trung ương".
Tôi nói rằng đấy là giải pháp tốt nhất, con đường ngắn nhất đi đến dân chủ hóa Ðất nước, đi đến phồn vinh, ấm no, xóa bỏ mọi nguồn gốc tham nhũng, bất công, chà đạp quyền sống và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng một cách triệt để và thực sự nhất. Nếu đảng CSVN biết lắng nghe nguyện vọng của nhân dân và vì dân tộc thì nên chủ động xúc tiến hội nghị này để bàn thảo tìm giải pháp toàn diện và đúng đắn cho lối thoát của cả đất nước. Vì thế tôi hoàn toàn ủng hộ và với hoàn cảnh tại Việt Nam hiện nay cần phải có giải pháp chính trị một cách triệt để, toàn diện và thấu đáo để xây dựng lại thể chế chính trị mới, rũ bỏ thể chế cũ đã lạc hậu và lỗi thời không còn phù hợp với trào lưu tiến bộ của thời đại, cũng như không còn phù hợp với truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc ta nữa. Tôi nói rằng chính ÐCSVN và toàn bộ cấu trúc của cả hệ thống chính trị chuyên chế độc đoán này chứ không phải ai khác từ bao lâu nay đã trở thành lực cản trở rất to lớn cho bước đường chấn hưng và đi lên của cả đất nước và dân tộc Việt Nam. Nhưng đáng tiếc là não trạng của ÐCSVN hiện nay vẫn chưa nhận thức ra vấn đề đó, trái lại họ bảo thủ rất nặng nề, có thái độ trịch thượng, ngạo mạn, coi thường sức mạnh của quần chúng, khinh thường ước vọng dân chủ tự do của cả dân tộc. Vì thế họ không thèm trả lời cũng như không đáp ứng mọi kiến nghị xây dựng, thật tâm yêu nước và hợp lòng dân của các nhà tranh đấu tiêu biểu và kể cả các công dân Việt Nam khác.
Tôi nói tiếp, chỉ có giải pháp tổ chức Tổng tuyển cử tự do có quốc tế giám sát thì mới bầu ra được Quốc hội thực sự của toàn dân, sau đó xây dựng Chính phủ Ðoàn kết Hòa giải, Hòa hợp Dân tộc và Tái thiết Ðất nước, cũng như xây dựng mới toàn bộ hệ thống chính quyền các cấp trong cả nước. Khi có chế độ ứng cử và bầu cử tự do thì nhân dân và xã hội mới chọn ra được người tài năng, có đạo đức và nhân cách để tham gia lãnh đạo quốc gia. Khi ấy Ðất nước mới kêu gọi và quy tụ được rất nhiều trí thức, doanh nhân, các chính trị gia tài giỏi ở trong nước và đang định cư ở hải ngoại trở về chung tay tái thiết nước nhà, cũng như khi ấy mới xóa bỏ được tận gốc mọi mâu thuẫn, chia rẽ, hận thù Quốc-Cộng dai dẳng mấy thập niên qua. Hơn 3 triệu đồng bào người Việt đang sống ở hải ngoại là sản phẩm của cuộc chiến tranh lạnh trước kia, mà nay đã trở thành quá khứ từ gần 2 thập kỷ qua, đó là hậu quả của sự đối kháng về thế giới quan giữa 2 hệ thống nhận thức tư tưởng, là nạn nhân của sự xung đột về ý thức hệ khác biệt giữa 2 hệ thống chính trị + xã hội của các siêu cường trước đây mà ÐCSVN đã du nhập học thuyết ngoại lai này phản dân tộc, phản dân chủ, nhân quyền vào đất nước ta gây nên. Tôi cho rằng chỉ có tiếp tục đấu tranh kiên trì và mạnh mẽ xây dựng lực lượng dân chủ trở nên lớn mạnh mới tạo được áp lực lớn để buộc ÐCSVN đến ngồi vào bàn hội nghị nhiều bên như vậy. Cuộc đấu tranh kiên trì này cần sự phối hợp và ủng hộ rất to lớn của cộng đồng các quốc gia dân chủ, văn minh trên thế giới trong đó có vai trò rất quan trọng của Hoa Kỳ.
Nhân đây tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ Hoa Kỳ và các Dân biểu cũng như dư luận nhân dân Mỹ hãy ủng hộ mạnh mẻ hơn nữa đối với những tiếng nói của những nhà tranh đấu trong nước và của toàn bộ phong trào đấu tranh dân chủ bằng những biện pháp, chính sách cụ thể, chẳng hạn có thể tạo những áp lực cần thiết trên các phương diện về kinh tế, văn hóa, chính trị, ngoại giao.... Phía Hoa Kỳ cần phối hợp chặt chẽ với Liên minh Châu Âu và các chính
phủ yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tự do và tôn trọng nhân quyền, trên thế giới như các chính phủ Úc và chính phủ một số quốc gia ở Bắc Âu v.v... Nếu được vậy, thì chắc chắn công cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam sớm đạt kết quả và nhân dân ta sẽ sớm thoát khỏi cảnh gông cùm, kìm kẹp của chế độ độc tài hiện nay, lúc đó mọi khổ nạn mà nhân dân Việt nam phải chịu đựng mấy chục năm qua sẽ không còn nữa. Khi Việt nam trở thành quốc gia dân chủ, văn minh và tiến bộ sẽ góp phần xứng đáng vào sự nghiệp củng cố hòa bình, dân chủ và các thành tích nhân quyền trên thế giới, và là đồng minh tin cậy của bạn bè tiến bộ khắp năm châu trong đó có cường quốc Hoa Kỳ.
Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn trao tặng phái đoàn ông Michael Orona các số báo Tập San Tự do Dân chủ và các bài viết tiêu biểu, từ khi ra tù tháng 1/2006, cũng như các bài mới nhất có nội dung kêu gọi dân chủ hóa đất nước của ông.
Tiến sĩ luật khoa
Michael Orona đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã phát biểu như sau: "Từ lâu tôi đã nghe rất nhiều thông tin về ông. Hôm nay sang Việt nam công tác rất may mắn có dịp được tiếp xúc, gặp gỡ trực tiếp làm việc với ông và được biết thêm nhiều thông tin rất bổ ích. Nhân đây tôi cũng cho ông biết là, Tổng Thống G. W. Bush và bà Ngoại trưởng C. Rice cũng như chính phủ Hoa Kỳ rất mong muốn thấy được Nhân dân Việt Nam sớm được hưởng các quyền Con người căn bản...Chúng tôi mong muốn phong trào dân chủ ở Việt Nam có nhiều thành công hơn nữa..." (Nguyên Văn qua phiên dịch viên của Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội- anh Ðào Công Ðức).
Nội dung cuối cùng: Ông Michael Orona đã hỏi về trường hợp cá nhân của tôi, về tình hình an ninh, về sức khỏe, thì được tôi cho biết từ ngày ra tù đến bây giờ tôi vẫn phải chịu án quản chế 3 năm và mỗi tháng phải lên trình diện công an 1 lần và phải viết báo cáo về mọi hoạt động, mọi sự lên tiếng của mình trong tháng đó. Khi nói đến đây tôi đã đưa ra trên 35 giấy triệu tập, giấy mời làm việc, biên bản xử phạt hành chính do vi phạm quản chế theo nghị định 53/CP có đóng dấu quốc huy của nhà nước CH XHCN Việt Nam, của công an các phường, công an quận Hoàn Kiếm và công an TP Hà Nội. Các biên bản vi phạm hành
chính do công an lập ra khi tôi bị bắt giữ do đi quá địa bàn phường trong năm 2006 và đầu năm 2007, tất cả 6 lần. Tôi cũng cho đại diện Bộ ngoại giao Hoa kỳ biết là đã bị ra biên bản xử phạt hành chánh số tiền là 1 500 000 VNÐ - tiền Việt
Nam
(tương đương với
$100USD), nhưng tôi kiên quyết không nộp phạt.
Riêng về vấn đề liên lạc qua điện thoại, hiện nay gia đình tôi đã bị cắt 4 lần điện thoại bàn cố định, sau đó tôi đã trao cho phái đoàn xem hơn 40 số simcard điện thoại di động mà mình đã bị an ninh nhà nước phá phách, hủy hoại, cắt bỏ để ngăn cản không cho tôi liên lạc với bạn bè, hay trả lời phỏng vấn báo giới hải ngoại và quốc tế kể từ khi ra tù cho đến hiện nay. Về Internet thì tôi cho đoàn biết đã lắp đặt ký hợp đồng đàng hoàng với bưu điện thành phố Hà Nội nhưng chỉ dùng được 12 ngày, sau đó phía công an Việt Nam cũng ra lệnh cho bưu điện cắt và không bồi thường gì mặc cho tôi liên tục khiếu nại tố cáo.
Khi nói đến đây thì ông Michael Orona và cô Nancy N. Trần có đặt câu hỏi: Thế hiện nay tôi liên lạc với các trang website tại hải ngoại, quốc tế bằng cách thức nào? Tôi đã nói rằng phải ra các quán internet công cộng để giải quyết nhu cầu đó, để truy cập vào các trang đó phải có kỹ thuật vượt tường lửa do an ninh trong nước lập ra để ngăn chặn thông tin và các kiến thức về nhân quyền, dân chủ cũng như sự thật trong nước đang diễn ra. Việc trao đổi gửi thông tin đi cũng như nhận thư từ của bạn bè và anh em cùng đấu tranh dân chủ với mình bên ngoài là rất khó khăn không thể thực hiện được khi bị công an Việt nam thiết lập chốt canh gác ngày đêm. Và việc đi xem tin tức trên Mạng kiểu này cũng không được công khai và phải hết sức bí mật nếu không thì phía công an cũng bắt giữ theo nghị định quản chế 53/CP. Tôi cho biết là bản thân đã từng cùng kỹ sư Ðỗ Nam Hải đã bị bắt giữ tại quán internet số 51 phố Trần Xuân Soạn trong ngày 27/02/2006 vào năm ngoái khi nhóm chúng tôi chuẩn bị ra đời Tuyên ngôn Tự do Dân chủ 8406. Tôi cũng chỉ trực tiếp cho phái đoàn biết địa điểm tiệm bún chả + bia hơi + nem rán số 15 Ngõ Tràng Tiền đối diện với nhà mình chính là nơi công an Hà Nội thường xuyên lập chốt canh gác đêm ngày mỗi khi có Hội nghị quốc tế hay các đoàn khách nước ngoài thăm viếng. Căng thẳng nhất là dịp trước hội nghị APEC tháng 11 năm ngoái, họ đã lập chốt gác hơn 2 tháng trước nhà biến tư gia của gia đình tôi thành một nhà tù giữa lòng thành phố khi họ biết sẽ có phóng viên của tờ báo Mỹ Wasingtơn Post rất có uy tín sang Hà nội để thực hiện phỏng vấn tôi và Ls Nguyễn Văn Ðài vào giữa tháng 10/2006. Việc này bị lộ là do nữ nhà báo Mỹ của tờ Time là Kay Jonson tại Hà nội nhờ một nhân viên người Việt Nam vô ý báo tin qua điện thoại mà công an đã nghe trộm được.
Một điều đáng chú ý nữa là trong buổi làm việc ngày hôm nay thì đoàn của ông Michael Orona cũng đã đặt câu hỏi với tôi khi ở trong nhà tù hơn 4 năm như vậy thì tôi có bị đánh đập, bị ngược đài, bị hành hạ gì không? Tôi đã khẳng định là có bị kỷ luật và đưa đi cùm, biệt giam hơn 3 tháng rưỡi trong xà lim chỉ có gần 4 mét vuông từ giữa tháng 7/2003 đến cuối tháng 10 /2003 mới được trở về buồng chung, hồi tôi bị cầm tù "cải tạo" trong phân trại 3 thuộc trại giam Nam Hà, tỉnh Hà Nam cách hôm nay đúng tròn 4 năm. Xà lim biệt giam giành cho việc kỷ luật các tù nhân rất ẩm thấp, chỉ có 1 lỗ thông hơi nơi cửa sắt của buồng giam nhỏ độ khoãng bằng bàn tay rất ngột ngạt, họ không cho tôi tắm rữa trong vòng 10 ngày, ghẽ lở khắp người và sống dưới cái nắng hè chói chang mà nhiệt độ lên đến gần 40 độ C. Ðồng thời đêm đến thì bị cùm chân cố định xuống bệ nền ximăng đến lỡ loét cổ chân, không có khu vệ sinh phải dùng bô nhựa. Việc này tôi đã tố cáo với dư luận khi rời nhà tù đầu năm 2006 và tôi cũng đã thông tin về gia đình hồi năm 2003 sự vụ đó để làm bằng chứng cho cụ Hoàng Minh Chính trong chuyến đi chữa bệnh tại Hoa Kỳ. Và cụ đã điều trần tố cáo trước Ủy Ban Nhân Quyền Hạ Viện Hoa Kỳ về trường hợp trong tù của tôi đã bị cùm và lở loét cổ chân đến nhiễm trùng rất nặng nề. Người cán bộ quản giáo tích cực thực hiện lệnh ngược đãi tệ hại trực tiếp tôi như vậy, hồi đó là trung úy cảnh sát trại giam Vũ Văn Tài sinh năm 1974 quê tỉnh Hà nam, đảng viên đảng CSVN (đến tháng 9/2003 thì Vũ Văn Tài được thăng lên thượng úy).
Còn rất nhiều nhục hình khác nữa sau khi được tạm trở về từ xàlim kỷ luật, như bắt lao động nặng nhọc, khoán ngày công làm việc rất cao không còn thời gian nghỉ ngơi, tắm giặt, đọc sách báo, nếu không hoàn thành đủ định mức sẽ bị phạt kỷ luật không cho gặp gia đình, không
cho viết thư về nhà hàng tháng, không cho mua
thêm đồ thực phẩm và hàng ngày phải đi thẩm vấn trong trại giam rất căng thẳng. Khi nói đến đây thì tôi đã đưa cho phái đoàn của ông Michael Orona xem các
"sản phẩm do người tù làm ra" mà tôi từng phải "lao động cải tạo" ở trong tù và có hình ảnh chụp khi tôi giới thiệu với đoàn ông Michael Orona và cô Nancy
N. Trân về việc này làm họ rất xúc động và hỏi kỹ hơn tình hình tôi đã phải chịu đựng khi ấy. Tôi nói thêm: "Các sản phẩm này được làm ra lại được xuất khẩu đi các nước dân chủ văn minh như Bắc Mỹ, Châu Âu...đó quả thật là một bi kịch. Vì các mặt hàng thủ công này do những tù nhân vì chính trị, dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo là người Việt và các sắc tộc người Thượng ở Tây Nguyên làm ra!!!". Sau khi vừa dứt lời và được người phiên dịch nói lại, thì cả ông Michael Ôrôna và cô Nancy N.
Trân rất đỗi ngạc nhiên và họ đã ghi chép tất cả phát biểu đầy cảm xúc ấn tượng đó của tôi.
Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn đang giới thiệu với ông Michael Orona một trong những sản phẩm mà ông và các tù nhân chính trị, tù nhân tôn giáo là đồng bào sắc tộc người Thượng ở Tây nguyên phải lao động trong tù làm ra. Ðó là các khung gương bằng mây, tre này được đan thủ công sau đó xuất khẩu sang thị trường các nước dân chủ văn minh ở Âu Châu và Bắc Mỹ...
Ông Michael Orona cho biết, tôi là
người tranh đấu mà phía chính phủ Hoa Kỳ rất quan tâm và việc ra tù của tôi là kết quả của nỗ lực vận động không ngừng cũng như áp lực rất mạnh mẽ của Chính phủ, Quốc hội... Hoa Kỳ. Cụ thể là từ tổng thống Bush đến bà ngoại trưởng C. Rice, cùng nhiều dân biểu khác
khi gặp làm việc với các quan chức chính phủ CS Hà Nội sang Hoa Kỳ, cũng như khi phái đoàn phía Mỹ sang làm việc tại Hà Nội. Vì thế cho nên tôi có được áp lực từ chính giới Hoa Kỳ đòi phải trả tự do sớm hơn án tù dài 12 năm mà nhà nước CSVN đã kết án.
Tôi khẳng định là có biết việc này thông qua thông tin ít ỏi từ gia đình khi mỗi lần vào thăm nuôi tôi trong tù và ông
Michael Orona có hỏi tôi là có biết trước việc được trả tự do không? Tôi nói là biết được trước chỉ gần nửa giờ đồng hồ, còn trước đó hơn 1 năm, vào giữa tháng 4 năm 2004, liên tục có một đoàn cán bộ của tổng cục an ninh - bộ công an do các thượng tá phó phòng thuộc cục A 42 là Phạm Văn Chinh và Nguyễn Thiện Hân đã chỉ đạo ban giám thị trại giam Nam Hà mời tôi từ trong buồng giam được ngừng lao động để viết kiểm điểm nhận tội và nhà nước xem xét quá trình gọi là cải tạo tư tưởng. Nếu thời gian đó tôi viết bản nhận tội, thừa nhận việc đã xét xử là đúng pháp luật theo sự đạo diễn của bộ công an nhà nước CSVN, thì tôi đã được thả cùng đợt với Lê Chí Quang vào ngày
12/6/2004. Nhưng do tôi kiên quyết không nhận tội, không viết kiểm điểm theo ý họ muốn, tôi vẫn khẳng định mình vô tội, khẳng định vụ án hoàn toàn phi pháp, vi phạm nghiêm trọng các điều của chính Bộ Luật Tố tụng hình sự nước CH XHCN VN. Tôi đã kiên quyết đòi được đưa ra tòa giám đốc thẩm để xét xử lại một cách toàn diện, triệt để toàn bộ vụ án đúng pháp luật kể cả đem cụ Hoàng Minh Chính, ông Nguyễn Thanh Giang, cụ Trần Ðộ, Ts Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Hoàng Tiến, ông Lê Hồng Hà... cùng nhiều người khác có liên quan đến vụ án chính trị này. Và tôi sẵn sàng bất chấp án xử lại có thể tới 20 năm hoặc chung thân, tử hình. Bởi vì tôi không hoạt động đơn độc đấu tranh đòi dân chủ một mình, mà mọi hoạt động yêu nước và vì nhân quyền của tôi đều liên quan đến toàn bộ những nhà tranh đấu trong cả phong trào rất cụ thể. Nhưng tiếc rằng phía nhà nước đã dứt khoát từ chối vụ xử đó, chỉ yêu cầu tôi nhận tội để nhà nước xem xét thả sớm. (Năm 2002 khi còn bị biệt giam tại trại B 14, tôi vẫn kiên quyết kể cả tuyệt thực 12 ngày đòi được đưa tướng Trần Ðộ cùng ra tòa xét xử cùng tôi. Còn cụ đã sẵn sàng ngồi trên xe lăn ra trước phiên tòa đó để trả lời trước tòa án của đảng CSVN và nhà nước XHCN những liên đới của cụ với tôi một cách đàng hoàng. Nhưng đến tháng 8 năm 2002 thì tôi được người quản giáo đội trưởng, trung tá an ninh tổng cục 1 Nguyễn Tiến Thịnh báo tin tướng Trần Ðộ đã mất. Tất cả những nội dung này được tôi tuyên bố công khai trước cả 2 cấp xử sơ và phúc thẩm ngày 20/12/2002 và 30/3/2003 tại Hà nội).
Tôi đã tiếp tục kể cho ông Michael Orona biết những diễn tiến trong thời gian lao tù như sau:
Chính vì sự từ chối viết nội dung kiểm điểm theo dàn dựng của tổng cục an ninh- bộ công an như thế của tôi, nên tôi đã không làm đạt được như mong muốn của họ. Trái lại, trong dịp này tôi đã viết bản tự thuật lý lịch + bản phản kháng dài 58 trang, trong đó gần 20 trang viết về lý lịch gia đình và cá nhân, hơn 30 trang còn lại là nội dung phản bác quyết liệt vụ án đàn áp chính trị chỉ nhằm riêng một mình cá nhân tôi. Hiện nay tổng cục an ninh, bộ công an, cục A 42 và ban giám thị trại Nam Hà vẫn lưu giữ một cách tuyệt mật bản viết tay quan trọng này. Trong nội dung bài viết phản bác đó, tôi trích dẫn từng điểm một trong Bộ luật hình sự, trong Bộ luật tố tụng, trong Hiến pháp, trong Công ước Quốc tế về Quyền con người để nói rằng là tôi
hoàn toàn vô tội. Và việc thả tôi sớm hay không là tùy thiện chí của nhà nước Việt Nam, tôi không xin khoan hồng giảm án tù bằng cách đó!!! Trong bản phản kháng dài 58 trang này tôi đã viết trong buồng giam số 1 phân trại A - Nam Hà từ ngày 18/4/2004 đến cuối tháng 4/2004, tôi đã dãn chứng tới 31 điều trong Bộ luật tố tụng hình sự và các điều luật khác để chứng minh các cơ quan gọi là bảo vệ pháp luật của nhà nước XHCN VN, từ cơ quan an ninh điều tra A 24 bộ công an ra kết luận điều tra vụ án, viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội và tối cao, đến tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và tòa án nhân dân tối cao đã vi phạm nghiêm trọng chính pháp luật nhà nước hiện hành ra sao. Tuy nhiên, nếu tôi được thả sớm thì cá nhân tôi tin chắc rằng dư luận trong nước và quốc tế cũng rất hoan nghênh và đánh giá cao việc làm đó của chính phủ Việt Nam.
Ðến khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 2005 do có xuất hiện sự kiện lá thư viết tay của tôi được gửi ra bên ngoài, gửi về thăm hỏi gia đình nhờ qua một người tù được đặc xá nhân dịp 30/4/2005, sau đó được Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang công bố trên Mạng internet khá rộng rãi. Thì ngay sau đó ít hôm, vào ngày 10/6/2005 một đoàn cán bộ cục A 42 - tổng cục an ninh do các thượng tá phó phòng Bùi Văn Cường và Nguyễn Thiện Hân lại tức tốc từ Hà Nội xuống làm việc với tôi đến tối mịt chưa trở về.... Chính vì nội dung bức thư chân thành này của tôi đề cập đến lập trường của cả phía nhà nước và cá nhân tôi một cách thẳng thắn, thực tâm, nên trong các dịp 4 lần đặc xá tha tù trong 2 năm 2004-2005 tôi đều không có tên. Sắp tới đợt đặc xá cuối cùng dịp quốc khánh mùng 2/9/2005, ngày 26
tháng 8 /2005 phó giám thị trại giam Nam Hà là thượng tá Phạm Hồng Cánh đã mời tôi lên thông báo rõ ràng như vậy.
Ðến cuối năm 2005 từ ngày 14/12/2005 đến ngày
18/12/2005, tôi lại được mấy lần các đoàn cán bộ sĩ quan của tổng cục an ninh- cục A42 bộ công an do đại tá Thắng, thượng tá Cường, Hân và nhiều sĩ quan cao cấp khác của cục A 42 từ Hà Nội vào trại Ba Sao - Nam Hà chỉ đạo cho nghỉ lao động để viết bài phản bác và lên án những hoạt động, các phát biểu của cụ Hoàng Minh Chính trong dịp đi chữa bệnh tại Hoa kỳ. Ðoàn của tổng cục an ninh từ Hà Nội xuống làm việc với tôi nói rõ: "Nếu anh viết bài lên án, phản bác những hoạt động chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của ông Hoàng Minh Chính tại Mỹ trong dịp đi chữa bệnh vừa qua có nội dung tốt sẽ được nhà nước xem xét khoan hồng giảm án hoặc tha bổng hoàn toàn. Còn nếu không anh cứ vui lòng ở lại đến hết án thêm 8 năm nữa!!!".
Sau đó họ đã chỉ đạo Ban giám thị trại giam Nam Hà trực tiếp là trung tá Hoàng Xuân Nam cung
cấp cho tôi một số tư liệu có đăng nội dung các bài phê phán nặng nề cụ Hoàng Minh Chính như Báo Nhân Dân cuối tuần, Tạp chí Cộng Sản số tháng 11/2005, còn tôi có thêm
báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh do gia đình gửi vào để phục vụ việc viết bài phản bác quan trọng này. Sau gần 1 tuần lễ miệt mài viết, ngày 20/12/2005 tôi đã hoàn thành bức Thư ngỏ gưỉ lãnh đạo Tổng cục an ninh- bộ công an, cục trưởng A 42 và ban giám thị trại Nam Hà dài 11 trang. Trong đó tôi khẳng định những hoạt động của cụ Hoàng Minh Chính hay những nội dung phát biểu ở Ðại học Harvard hoặc điều trần trước Ủy ban Nhân quyền Hạ nghị viện Hoa Kỳ và các diễn đàn khác trong dịp đi chữa bệnh tại Mỹ đều không vi phạm gì luật pháp trong nước cũng như của chính nước Mỹ. Vì cụ đã sử dụng quyền tự do phát biểu và tự do ngôn luận để đấu tranh ôn hòa cho lợi ích của nhân dân và đất nước Việt Nam. Tôi đã khẳng định, là tất cả những hoạt động của cụ Hoàng Minh Chính ở Mỹ đều nằm trong phạm vi quyền Con người căn bản hoàn toàn phù hợp với Hiến Pháp hiện hành của nhà nước CHXHCN VN và Công ước quốc tế về Nhân quyền và nhiều văn kiện quốc tế khác về quyền Con người mà nước VN XHCN đã xin tham gia và cam kết thực hiện.Trong bài viết quan trọng này, tôi cũng khẳng định rõ bà Tôn Nữ Thị Ninh phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại ủy ban thường vụ quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã phê phán, lên án những hoạt động rất mạnh mẽ, mọi phát biểu của cụ Hoàng Minh Chính trong khoảng thời gian đi trị bệnh tại Hoa Kỳ được đăng trên báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh. Thì mọi phát biểu của bà ta cũng là lẽ đương nhiên, rất thường tình và không hề phạm tội theo cả Bộ luật hình sự trong nước lẫn Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị mà nhà nước VN XHCN là
một thành viên
có nghĩa vụ phải đảm bảo cho mọi công dân nước mình được hưởng dụng.
Việc phát biểu của cụ Hoàng Minh Chính ở Mỹ và bà Tôn Nữ Thị Ninh ở Việt Nam là bình đẳng và công bằng như nhau trước luật pháp, không thể đối xử phân biệt và bất công với bất cứ ai. Tuy nhiên, nếu phía công an Việt nam thấy rằng những hoạt động và các phát biểu của cụ Hoàng Minh Chính như vậy đã đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của chế độ XHCN ở Việt Nam, đe dọa sự lãnh đạo của ÐCSVN hiện nay, đe dọa đến sự tồn tại của chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh đang được coi là quốc giáo trong nước. Thì Bộ công an, Tổng cục an ninh, Cục A 42 và các cấp chính quyền trong nước có thể phối hợp với cảnh sát Mỹ, với các cơ quan CIA, FBI, kể cả với tổ chức cảnh sát Quốc tế Interpool...Vì nhà nước VN XHCN đã là một thành viên chính thức của tổ chức quốc tế chống tội phạm này để các cơ quan công an trong nước liên hệ nhanh chóng, khẩn cấp với họ và tiến hành bắt giữ rồi dẫn độ cụ Hoàng Minh Chính về nước xét xử trước các "tòa án nhân dân"
chiểu theo các điều trong bộ luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam đã quy định khá rõ ràng, với các tội danh như Âm mưu lật chính quyền Nhân dân hay Phản bội Tổ quốc, hoặc Tuyên truyền chống nhà nước VN XHCN... v v...và v v....!!!
Thời kỳ đó người đại diện của phía công an làm việc liên tục với tôi là trung tá Hoàng Xuân Nam
sĩ quan chuyên
trách các buồng tù nhân án an ninh và chính trị, các tù nhân dân tộc và tôn giáo người Thượng ở Tây nguyên. Cũng trong giai đoạn này tôi thường xuyên được thượng tá Phạm Hồng Cánh phó ban giám thị trại giam Nam Hà cho nghỉ lao động để mời lên gặp gỡ trao đổi về nhiều vấn đề, như tình hình tiến bộ của đất nước trên các bình diện: xã hội, kinh tế, chính trị, tư pháp, luật pháp, quan hệ đối ngoại....Khi nói đến những sự kiện đã xảy ra trong tù cách đây đã hơn 3 - 4 năm như vậy. Tiến sĩ Michael Orona và cả cô Nancy N Trân đặc biệt rất chăm chú, họ hỏi rất kỹ thêm nhiều tình tiết liên quan.
Tiếp theo phần cuối tôi có kể lại cho phái đoàn Bộ ngoại giao Hoa Kỳ biết là trước khi rời trại giam Nam Hà, hồi 14 giờ 30 phút ngày 24/01/2006, ban
giám thị trại giam Nam Hà, cùng bộ công an và cục A 42 - tổng cục an ninh có tổ chức buổi lễ công bố phóng thích, xóa bỏ hoàn toàn thời gian còn lại 8 năm tù cho tôi tại hội trường tầng 2 nhà khách của ban giám thị trại tù. Ðại tá Dương Ðức Thắng trưởng ban giám thị trại, kiêm đứng đầu ban tổ chức lễ đặc xá thả tù đặc biệt ngày hôm đó đã mời tôi lên phát biểu cảm tưởng sau hơn 4 năm trong lao tù của nhà nước VN XHCN. Trước cử tọa hơn 50 cán bộ sĩ quan cao cấp của bộ công an, tổng cục an ninh, cục A 42, và toàn bộ ban giám thị trại giam Nam Hà từ cấp đại tá trở xuống, tôi thấy còn có 2 phó giám thị trại là các thượng tá Trịnh Thường Xuyên, Phạm Hồng Cánh và nhiều sĩ quan cục A 42 đã từng làm việc tiếp xúc với tôi liên tục trong mấy năm qua trong trại giam Ba Sao như đã nói ở trên.
Tôi đã nói không
có giấy tờ chuẩn bị trước như sau: "Sau hơn 4 năm trong trại tù, hôm nay chỉ còn ít phút nữa tôi sẽ tạm thời được trở về xum họp gia đình. Cho dù
nhà nước có tiếp tục giam giữ tôi thêm 8 năm nữa tôi vẫn không thay đổi nhận thức là: Ðây là vụ án có bản chất đấu tranh đòi dân chủ hóa đất nước, đòi cải cách hệ thống chính trị, đòi đảng CSVN thực thi nhân quyền mà tôi đã cùng rất nhiều nhà tranh đấu có tên tuổi tham gia phong trào chung. Vụ án xét xử tôi đã vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng hình sự đang có hiệu lực. Vụ án này không hề mang tính hình sự như tội danh mà tòa án nhà nước đã cáo buộc, là tôi "làm gián điệp, tình báo cho nước ngoài nào đó" mà án phạt trước đây đã tuyên. Vụ án này xét xử riêng một cá nhân tôi là hoàn toàn, bất công, phi pháp so với chính pháp luật hiện nay của nước CHXHCN VN, cho dù tôi tiếp tục phải ở lại tù đến hết án vào năm 2014, khi ra tù vào năm đó, tôi vẫn khẳng định như vậy. Ðây là thêm một nỗi xấu hổ, ô nhục cho nền tư pháp ở nước ta. Các luật sư tham gia bào chữa cho tôi là Trần Lâm và Ðàm Văn Hiếu cũng đã chỉ rõ tinh vi hiến và phi pháp tại 2 cấp xét xử trong các năm 2002 và 2003.
Trước khi rời trại giam Nam Hà, ngay trước mặt ban giám thị và đại diện bộ công an, tổng cục an ninh, cục A 42, cá nhân tôi cũng lên án kịch liệt những đối xử tệ hại và không tình người nếu không muốn nói là vô nhân đạo của thượng úy quản giáo trại giam Vũ Văn Tài với tôi hồi còn ở phân trại 3 trại giam Nam Hà vào những ngày tháng trong suốt năm 2003. Tuy nhiên tôi không bao
giờ để lại chút hận thù hẹp hòi nào với cá nhân quản giáo Vũ Văn Tài, vì tôi hiểu anh ta không thể tự ý làm những điều thất đức và vô lương tâm như vậy với tôi...
Vấn đề Cải cách chế độ chính trị đối với đất nước ta hiện nay phải là ưu tiên số một và hàng đầu. Hệ thống chính trị đa nguyên đa đảng không có gì đáng sợ, đất nước sẽ không hề rơi vào tay ngoại bang nào cả sau khi hình thành thiết chế chính trị mới. Tấm gương các nước như Ðông Âu, Liên xô cũ và ngay cả quốc gia láng giềng Cămpuchia... đã cho thấy rõ cải cách toàn diện, nhất là về mặt chính trị không hề dẫn đến mất ổn định xã hội, không làm nền kinh tế suy giảm hay rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Trái lại tất cả các nước đó có hoàn cảnh giống nước ta sau khi thay đổi thể chế đều phát triển rất ổn định, tăng trưởng cao, bền vững và lành mạnh đã hơn 10 năm qua kể từ khi hệ thống XHCN sụp đổ hoàn toàn ở Ðông Âu chứng tỏ điều đó....
Sau khi đổi mới triệt để và toàn diện như vậy, các lực lượng vũ trang hiện nay trong đó có công an, cảnh sát, an ninh, quân đội vẫn tham gia bảo vệ nhà nước và chế độ dân chủ mới hình thành. Ðảng CSVN đổi mới sẽ vẫn tham gia chính trường bình đẳng như các đảng phái, hoặc tổ chức chính trị khác trên tinh thần thi đua, cạnh tranh lành mạnh để đất nước, xã hội ngày càng tiến bộ. Tôi nghĩ rằng trong hoàn cảnh hiện nay ÐCSVN tốt nhất và hơn hết là nên chủ động phất cao ngọn cờ dân chủ đó như cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có ý kiến từ trước đây mấy năm với bộ chính trị...."
Khi tôi nói đến đây thì đại tá Dương đức Thắng cắt ngang phần phát biểu, nhắc nhở tế nhị và khá nhẹ nhàng tôi, do ông ta ngồi ngay hàng ghế đầu chủ trì buổi lễ rất gần bục tôi đang đứng phát biểu cảm tưởng cá nhân: "Thôi anh nói gọn vào để ta còn chuẩn bị kết thúc buổi lễ đi kẻo muộn rồi...". Vì không muốn làm cho không khí buổi lễ trở nên cắng thẳng và nặng nề, nên tôi đã chấm dứt và thôi phần phát biểu, lúc này có lẽ cả 2 phía là tôi và bên công an đều hiểu ý ngầm của nhau...
Ðiều ngạc nhiên và bất ngờ, là tất cả mấy chục sĩ quan an ninh, công an dự buổi lễ "trả tự do cho tôi" tất cả đã im lặng và rất trật tự lắng nghe tôi phát biểu cảm tưởng trên bục diễn đàn hôm ấy, không một ai có thái độ hằn học, phẫn nộ gì ngoài ý kiến duy nhất của ông trưởng giám thị trại như đã nói trên.
Sau phần trình bầy nội dung này, thì đoàn của ông Michael Orona và cô Nancy
N. Trân một lần nữa cám ơn rất nhiều về những thông tin quý báu, hấp dẫn và thú vị, mà tôi đã cho họ biết trong những năm tháng trong lao tù. Tiếp đó họ có trao tặng lại cho tôi 2 danh thiếp đề rõ tên tuổi, chức vụ cũng như là email, điện thoại của từng người và nói rõ khi cần gấp có thể gọi khẩn cấp cho phái đoàn của ông hoặc tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội biết sau cuộc gặp này và từ nay trở đi.
Riêng về sức khỏe của tôi hiện nay đang mấy chứng bệnh, một là tiểu đường Tuyp 2 chỉ số đường huyêt rất cao: 16,2 mmo/mml, chỉ số máu mỡ là: 12.5mmo/mml, cộng thêm bệnh chấn thương cột sống khá nặng do bị thương trong chiến trường cách đây hơn 33 năm và bệnh huyết áp cao, v.v...Hàng tháng tôi vẫn phải vào bệnh viện xét nghiệm và khám lấy thuốc uống. Chấn thương cột sống nghiêm trọng đã dẫn đến đau đớn mãn tính, gây chèn ép bó dây thần kinh điều khiển hoạt động của 2 chân. Do đó làm việc đi lại, di chuyển rất khó khăn...
Tôi cho ông Michael Orona biết từ khi tôi ra tù đến nay có một số tổ chức bên ngoài của đồng bào hải ngoại đã mời tôi đi chữa bệnh, nhưng phía chính phủ và công an Việt Nam hoàn toàn từ chối, không cấp hộ chiếu cũng như không làm bất cứ thủ tục gì cho đi ra khỏi nước để điều trị các bệnh tật hiểm nghèo. Khi nói đến vấn đề này thì ông Michael Orona đã dừng lại và nhờ người phiên dịch nói rằng ông sẽ báo cáo việc này với Bộ ngoại giao Hoa Kỳ sau khi trở lại Mỹ về trường hợp của tôi để can thiệp cho tôi có thể đi chữa bệnh ở bất cứ nơi đâu bên ngoài như nguyện vọng mong muốn của mình.
Gần cuối buổi tiếp phái đoàn đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, tôi đã nói: "Vừa qua từ trong nước tôi có biết trước khi có phái đoàn đại diện của nhà nước CSVN sang thăm nước Mỹ do chủ tịch Nguyễn Minh Triết dẫn đầu, Tổng thống G. W Bush và phó Tổng thống Dick Cheney đã chính thức tiếp 4 đại diện của các tổ chức đấu tranh chính trị và nhân quyền của cộng đồng người Việt đang định cư ở Hoa Kỳ tại Nhà Trắng. Sau đó bà Nancy Pelocy chủ tịch Quốc hội Liên bang có tiếp 3 đại diện của đồng bào hải ngoại Việt Nam tại Mỹ....Ðó chính là thông điệp rõ ràng nhất lập trường của Tổng thống, Chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ ủng hộ đối với công cuộc phấn đấu vì tự do dân chủ, nhân quyền của dân tộc Việt Nam chúng tôi".
Tôi nhấn mạnh ÐCSVN và nhà nước của họ không có đủ tài năng, năng lực cần thiết, kể cả phẩm chất đạo đức để đưa đất nước và cả dân tộc chúng tôi đến bến bờ Tự do Dân chủ và Thịnh vượng, phồn vinh. Nhưng họ có dư thừa kinh nghiệm, mọi thủ đoạn để kìm hãm nhân dân chúng tôi mãi
mãi trong nghèo đói, lầm than và mất Tự do, Dân chủ và Nhân quyền. Nhà nước của họ, một tay thì sẵn sàng tham gia ký tên vào tất cả các Công ước quốc tế như về Nhân quyền, về Chính trị, về Hòa bình thân thiện và An ninh của cộng động nhân loại, về Cấm tra tấn và ngược đãi tù nhân, công dân...Nhưng trên thực tế thì họ không thực thi đầy đủ, tuyệt đối những cam kết long trọng như vậy trước cộng đồng quốc tế, còn tay kia thì họ ra sức bóp nghẹt các quyền tự do dân chủ và cuộc sống của nhân dân. Vì đó là một nhà nước độc tài đảng trị không do nhân dân chúng tôi bầu nên bằng lá phiếu tự do dân chủ và minh bạch, công bằng. Nhà nước này tuy tạm thời vẫn đang nắm quyền thống trị cả dân tộc một cách tuyệt đối, nhưng họ tuyệt nhiên không phải là người đại diện ưu tú cho nhân dân Việt Nam!!!
Trước lời phát biểu chân tình của tôi như vậy, cả đoàn của ông
Michael Orona và cô Nancy N. Trân đều lắc đầu và nở nụ cười tỏ ra chua chát, rất chia sẻ, cảm thông....
Chụp ảnh chung kỷ niệm giữa nhà báo Nguyễn Khắc Toàn và phái đoàn đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cùng quan chức Tòa đại sứ Mỹ trước khi chia tay kết thúc hơn 2 giờ làm việc. Ảnh chụp trước ngõ xóm và trước số nhà 11 Ngõ Tràng Tiền đối diện với chốt canh gác đặt tại số 15 cùng ngõ phố của công an nhà nước Việt nam thường xuyên lập ra để ngăn chặn các cuộc gặp gỡ những đoàn khách Quốc tế thăm viếng Hà Nội.
Tôi nói tiếp: "Hiện nay ÐCSVN không hề có thực tâm cải cách mọi mặt đời sống xã hội của đất nước, vì họ đang nắm giữ nhiều đặc quyền đặc lợi béo bở, họ không muốn chia sẻ với bất cứ ai. Họ đánh giá rằng khi có chế độ đa nguyên đa đảng, có nền kinh tế thị trường tự do thực sự thì đảng CS và cả chủ nghĩa Mác Lê Nin sẽ biến mất vĩnh viễn. Họ còn hù dọa dư luận xã hội nếu có sự thay đổi thể chế chính trị như vậy, thì sẽ có thể xảy ra việc trả thù những đảng viên, quan chức của chế độ cũ. Ðất nước sẽ rơi vào mất ổn định, thậm chí dẫn đến nội chiến máu lửa tệ hại hơn bối cảnh hiện nay. Do đó, không thể có đổi mới cải tổ thực sự được. Vì vậy, mới đây trong bài phát biểu ở Nam Cali - Hoa Kỳ, tôi có đề cập đến cần xây dựng một bộ luật về cấm trả thù những người đã tham gia bộ máy đảng và nhà nước CSVN để ngăn ngừa tư tưởng cực đoan, hẹp hòi, cố chấp...có thể có. Và cũng là tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho những nhà lãnh đạo và các cấp trong bộ máy quyền lực hoàn toàn yên tâm, tin tưởng mà cải cách thực tâm hơn, làm vậy cũng là lôi cuốn được nhiều thành phần đảng viên CS cán bộ nhà nước ủng hộ công cuộc lột xác đổi mới thực sự ngày một đông đảo hơn".
Khi tôi vừa dứt lời, tiến sĩ Michael Orona đã hỏi lại qua phiên dịch 2 lần nội dung này và tỏ ra rất chú ý đặc biệt đến ý kiến này của tôi.
Tôi còn nói thêm: "Hơn 20 năm qua thành tích đổi mới ở Việt Nam là không đáng kể gì so với cùng hoàn cảnh và lượng thời gian, công sức, tiền bạc mà các quốc gia khác trong khu vực Châu Á hay trên thế giới đã cùng bỏ ra để tái thiết quốc gia của mình. Nhân dân Việt Nam hiện nay không muốn kéo dài thời gian lãng phí nữa. Nhân dân Việt nam muốn cải cách thực sự để đưa đất nứơc nhanh chóng ra khỏi đói nghèo và lạc hậu tăm tối.
Chỉ có thực hiện Dân chủ hóa toàn diện đời sống mọi mặt ở Việt Nam thì mới là chìa khóa mở ra kỷ nguyên sáng lạn cho tương lai của đất nước Việt Nam, trong đó tôn trọng Nhân quyền là nguyên tắc cao nhất.
Khi đất nước có Dân chủ, Tự do, Nhân quyền thì mới có cơ hội phát triển được mọi mặt trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục...một cách tòan diện, vững mạnh và bền vững.
Có dịp đi lại trên đường phố các bạn đừng nhìn thấy tại Hà Nội hay các thành phố lớn trong nước VN có một vài tòa nhà cao, nhiều cửa hàng buôn bán, đường phố nhiều xe máy và một số xe hơi sang trọng đi lại nhộn nhịp hơn trước, mà đã vội vàng trầm trồ ca ngợi thành tích cải cách ở Việt nam. Thực ra đấy chỉ là một lớp váng mỡ mỏng nổi lên mặt nước hay là lớp sơn mỏng manh hào nhoáng bên ngoài mà
thôi. Sự phồn vinh có phần giả tạo đó ở các đô thị lớn đã che lấp đi một bề dầy và chiều sâu thẳm của sự tăm tối đói nghèo khổng lồ ở nông thôn, miền núi và cả chốn thành thị nữa. Vì hiện nay trong nước có đến gần 80% hộ dân vẫn sống trong nghèo khổ trên mặt bằng thu nhập bình quân đầu người tính theo GDP của cả nước chỉ có 620 USD/ năm, đó là con số biết nói rất hùng hồn!!!. Tôi còn lưu ý các vị thêm nữa là đừng quên rằng tại VN hiện vẫn có đến hơn 80 % dân số sống về nông nghiệp. Cho nên, về mặt kinh tế VN hiện nay vẫn chỉ là nước chậm phát triển, về đời sống chính trị vẫn là quá lạc hậu và lạc lõng so với cộng động nhân loaị tiến bộ và văn minh".
Khi tôi nói xong và được phiên dịch lại cho phái đoàn của giới ngoại giao Hoa Kỳ đã làm họ rất quan tâm chú ý về nhận định này của tôi. Nhiều đoạn câu tôi phát biểu đã được người phiên dịch trẻ tuổi cùng dự buổi làm việc này phải hỏi lại tôi tới 2 lần để chuyển ngữ cho tiến sĩ Michael Ôrôna và cô Nancy N.
Trân một cách chính
xác nhất. Nói thêm
là cô Nancy N. Trân là quan chức phụ trách chính trị của Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam khi được tôi hỏi đã cho biết chỉ nói được chút ít tiếng Việt thôi. Còn cô chủ yếu nói thông thạo tiếng Anh, có lẽ cô là thế hệ thứ 2 được sinh ra và trưởng thành tại Mỹ.
Ðến 12 giờ 15 phút buổi làm việc kết thúc giữa tôi và đại diện bộ ngoại giao Hoa kỳ. Cuối cùng tôi đã phát biểu hoan nghênh phái đoàn đã dành thời gian khá lâu đến thăm hỏi, lắng nghe những nội dung tôi trình bày và cùng tiến sĩ Michael Ôrôna và cô Nancy N.
Trân đã thảo luận về công cuộc đấu tranh đòi dân chủ tự do, nhân quyền cho nhân dân và đất nước Việt nam.
Tôi đánh giá chuyến đi thăm việt Nam và gặp các nhân vật đấu tranh trong nước giữa bối cảnh trong lúc này là rất thích hợp và là nguồn động viên lớn cho phong trào tranh đấu trong nước hiện nay. Sau đó tôi đã tiễn phái đoàn ông Michael Orona tận xuống đường phố và chụp ảnh chung kỷ niệm trước nhà đối diện với chốt canh gác của công an VN đã thường xuyên lập nên để ngăn chặn các cuộc tiếp khách và bạn bè quốc tế quan tâm đến vấn đề Dân chủ, Nhân quyền ở Việt Nam.
Tiến sĩ Michael Orona và cô Nancy N.
Trân rất vui vẻ, thoải mái, họ đều tỏ ra rất toại nguyện trước lúc từ biệt với tôi. Họ đã trở về Toà đại sứ Hoa Kỳ trên đường Láng Hạ, quận Ðống Ða, thủ đô Hà Nội an toàn bằng xe riêng của mình dưới cái nắng gay gắt giữa trưa hè.
Viết xong ngày
31/7/2007
Nguyễn Khắc Toàn
Email: trannguyenchiviet2006@gmail.com
So nha 11 Ngo Trang Tien, quan Hoan Kiem, Thanh pho Ha Noi
=END=
3- Tham Khảo
- Thảm Trạng Người Cày Không Ruộng
(Distress Of Farmers Without Land)
Dr. Tristan Nguyễn
Tân-Tư-Bản Ðại-Ðịa-Chủ-Ðỏ, Big New
Red Capitalist Landlords, ở Việt Nam đã, đang và sẽ thu gom tích tụ ruộng đất canh tác của người Nông Dân Việt Nam Nghèo. Sự thật quá phũ phàng là sau hai lần được hưởng quyền "Người Cày Có Ruộng", hiện nay người Nông Dân Việt Nam Nghèo lại "Không Có Ruộng Ðể Cày"!!!!
Không nhà không ruộng
Dân cày còn biết đi đâu?
Người ở làng chết khổ bên nhau
Người lên phố, dãi dầu kiếp thợ!!
Bốn câu thơ nêu trên
làm xúc động lòng người, được trích trong bài thơ Ðồng Bằng, trong
tập thơ Quê Hương Chiến Ðấu xuất bản năm 1955. Nhà thơ Hoàng Trung Thông đã tả chân được hoàn cảnh khốn cùng tủi cực của người Nông Dân Việt Nam Nghèo trong thời kỳ Pháp thuộc. Thực dân và đại địa chủ đã chiếm hữu hết ruộng đất canh tác khiến cho người nông dân không có ruộng để làm ăn sinh sống. Nếu không
muốn là tá điền làm ruộng thuê nộp tô cho địa chủ, hay đem thân làm mướn kiếm miếng cơm thừa của địa chủ, thì người nông dân nghèo phải bỏ xóm làng đi lên tỉnh thành
kiếm việc làm cực khổ ở những nhà máy xí nghiệp hoặc nơi công trường xây dựng. Nhưng có rất nhiều người nông dân lìa quê không thể có được những việc làm để sống qua ngày, họ phải lâm cảnh tha phương, vô gia cư, và thất nghiệp đói khổ!! Cho tới bây giờ, thảm trạng khốn cùng tủi cực như vậy vẫn còn đang xảy ra, mặc dù dưới một hình thức khác, và cũng còn là một nỗi lo âu uất ức của hàng triệu người Nông Dân Việt Nam Nghèo hiện nay.
Hoàng Trung Thông là một đảng viên CSVN thời kỳ Mùa Thu 1945, Ủy Viên Ban Chấp Hành Hội Nhà Văn Việt
Nam
(khóa III); Viện Trưởng Viện Văn Học, tổng biên tập Tạp Chí Văn Học, đã qua đời vào năm 1993 lúc 68 tuổi. Cho tới ngày chết, Hoàng Trung Thông có lẽ không thể tưởng tượng được hoàn cảnh người Nông Dân Việt Nam Nghèo lại thêm một lần nữa không có ruộng đất canh tác để sinh sống. Giải quyết nghiêm túc vấn đề ruộng đất canh tác chính là bảo đảm quyền được sống của người Nông Dân Việt Nam Nghèo. Nhưng Hoàng Trung Thông đã không ngờ được những Tân-Tư-Bản Ðại-Ðịa-Chủ Ðỏ ở Việt Nam đã đang và sẽ thu gom tích tụ ruộng đất canh tác của người Nông Dân Việt Nam Nghèo. Qua hai lần được hưởng quyền "Người Cày Có Ruộng", người Nông Dân Việt Nam Nghèo hiện nay lại "Không Có Ruộng Ðể Cày".
Chúng ta hãy xem xét quá trình diễn biến của tình hình nông
nghiệp Việt Nam và cuộc sống của người Nông Dân Việt Nam Nghèo trong lúc "Người Cày Có Ruộng"
cho tới lúc "Người Cày Không Ruộng" để thấy được nền nông nghiệp Việt Nam và thân phận hẩm hiu của người Nông Dân Việt Nam Nghèo khi nằm trong tay của người CSVN đã bị biến động truân chuyên tới một mức độ nào.
Những năm
1945-1954, người CSVN đã tịch thu ruộng đất của thực dân tư bản Pháp và địa chủ Việt Nam, rồi chia lại ruộng đất canh tác cho nông dân theo kháng chiến ở những khu giải phóng, đã tạo ra những thay đổi về sở hữu ruộng đất và quan hệ giai cấp ở nông thôn Việt Nam nhằm tăng cường thế lực của người CSVN. Tuy nhiên, thành phần đại địa chủ phú nông và trung nông giàu ở những vùng Quốc Gia kiểm soát vẫn còn tồn tại.
Những năm
1954-1960 ở Miền Bắc Việt
Nam
người CSVN đã đẩy mạnh cải cách ruộng đất, thực hiện hợp tác hoá nông nghiệp, xoá bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của thành phần đại địa chủ và trung nông giàu. Xác lập chế độ sở hữu ruộng đất theo nông hộ Người Cày Có Ruộng ở nông thôn, người CSVN áp dụng đường lối giai cấp Bần Cố Nông, chủ yếu là đảng viên CSVN để chỉ huy, kiểm soát và chi phối đời sống kinh tế, chính trị, xã hội nông thôn.
Hai đợt cải cách ruộng đất vào năm 1955-1956 ở Miền Bắc Việt Nam đã giết chết khoảng 200,000 người, trong đó có cả đảng viên thành phần tư sản. Vì vậy, vào thời gian đó người CSVN đã gây công phẫn trong nhân dân Việt
Nam
.
Nhưng cuộc cải cách ruộng đất vẫn tiếp tục trong những năm 1957-1959 để thực hiện xã hội chủ nghĩa. Người CSVN đã vô sản hoá nhân dân bằng cách thu hồi lại đất đai của nông dân để thành lập những hợp tác xã sản xuất và các nông trường tập thể ở Miền Bắc.
Những năm
1960-1975, sau thời kỳ khôi phục kinh tế, người CSVN chủ trương triệt để cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở Miền Bắc Việt
Nam
bằng hình thức hợp tác xã.
Xác lập chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất canh tác gắn liền với tổ chức lao động tập thể trong các hợp tác xã nông nghiệp. Kể từ đây, ruộng đất canh tác của nông hộ Người Cày Có Ruộng đã trở thành ruộng đất canh tác của Hợp Tác Xã,
của Tập Ðoàn Sản Xuất Nông Nghiệp, và kinh tế hộ nông dân bị coi là kinh tế phụ.
Trong cùng thời gian đó
(1954-1975), ở Miền Nam Việt
Nam
có một nền nông nghiệp rất khác với Miền Bắc Việt
Nam
là hơn 80 phần trăm các hộ nông dân đã được tư sản trung nông hoá hoàn toàn. Thời kỳ Ðệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà có
những khu Dinh Ðiền, khu Trù Mật, thời kỳ Ðệ Nhị Việt Nam Cộng Hoà có chương trình Người Cày Có Ruộng đã tạo ra được một nền nông nghiệp tư sản ở Miền Nam Việt
Nam
khá phát triển.
Trình bày một cách cụ thể, Miền Nam Việt Nam đã thực hiện chính
sách tư hữu hóa ruộng đất cho các tá điền qua công cuộc Cải Cách Ðiền Ðịa do TT Diệm thực hiện trong những năm 1955-1963. Những ruộng đất bỏ hoang không có chủ điền hiện diện khi kiểm kê trở thành quốc gia công thổ và được chia phát "miễn phí" cho tá điền. Chủ điền chỉ được giữ tối đa là 100 mẫu. Trong đó 30 mẫu được trực canh và 70 mẫu còn lại phải cho tá điền thuê theo quy chế tá canh. Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà lúc đó đã bồi thường số đất bị truất hữu cho chủ điền bằng tiền mặt và công trái phiếu 12 năm. Tá điền được mua trả góp vốn và lãi trong vòng 12 năm, số ruộng đất tối đa là 5 mẫu với giá tiền chính phủ bồi thường chủ điền.
Vào năm 1970 TT Thiệu đã ban
hành Luật "Người Cày Có Ruộng" qui định ruộng đất không trực canh đương nhiên bị truất hữu và phải được bồi thường thoả đáng theo thời giá. Ruộng đất truất hữu được ưu tiên cấp phát cho tá điền (3 mẫu ở
Nam
phần và 1 mẫu ở Cao
Nguyên và Trung phần). Ðiền chủ trực canh chỉ được giữ tối đa 15 mẫu. Tuy nhiên, Luật "Người Cầy Có Ruộng" không được phép áp dụng đối với ruộng đất của các tổ chức tôn giáo và ruộng đất hương hỏa gia đình của người dân.
Ở Miền Nam Việt
Nam
,
phương thức sản xuất nông nghiệp kiểu phong kiến đã bị xoá sạch. Những phương pháp canh tác mới có tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng để gia tăng năng suất. Sau khi hoàn tất chương trình Người Cày Có Ruộng trong những năm 1970-1973, nước Việt Nam Cộng Hoà đã có 80 phần trăm tư sản trung nông hoá và thành phần nông dân này là lực lượng chính của sản xuất nông nghiệp ở Miền Nam Việt
Nam
.
Còn lại khoảng 20 phần trăm là phú
nông và tư sản trung nông giàu sở hữu chừng 10 phần trăm ruộng đất canh tác. Số người nông dân giàu có này ngoài việc canh tác số ruộng đất sau khi đã truất hữu còn lại, họ cũng kinh doanh các dịch vụ cơ khí nông nghiệp, lưu thông hàng hoá nông sản phẩm, chế biến thực phẩm nông sản trong một thị trường thương nghiệp nông thôn và lao động nông nghiệp rất tự do. Sau
khi nước Việt Nam Cộng Hoà hoàn tất chương trình Người Cày Có Ruộng thì không còn thành phần đại-địa-chủ ở Miền Nam Việt
Nam
.
Trong ba năm 1970-1973, kết quả của chương trình "Người Cày Có Ruộng" là đã chấm dứt chế độ tá canh ở Miền Nam Việt
Nam
khi tá điền trở thành điền chủ.
Vấn đề ruộng đất, nông nghiệp và nông thôn Miền Nam Việt
Nam
rất đa dạng và
khác nhau giữa các vùng. Miền Trung có dãi ruộng đất canh tác hẹp, bình quân ruộng đất thấp. Cao Nguyên là vùng núi đồi cao gồm có hai
bộ phận kinh tế chủ yếu là kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Ðơn vị sản xuất nông
nghiệp chủ yếu là các đại gia đình của người dân tộc thiểu số. Ở Cao Nguyên còn có hoạt động kinh tế đồn điền với các khu vực trồng cây công nghiệp của Tư Bản Ngoại Quốc và Tư Bản Việt
Nam
kinh doanh theo phương
thức thị trường tự do.
Vào tháng 4 năm 1975,
sau khi cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam, người CSVN chủ trương "xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đồng nhất trong cả nước dưới hai hình thức sở hữu toàn dân (tài sản công-quốc gia công hữu) và sở hữu tập thể để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất trên qui mô lớn". Ðồng thời với quá trình diến tiến cải tạo công thương nghiệp Miền Nam Việt
Nam
,
người CSVN triệt để xoá bỏ dấu vết ruộng đất của địa chủ bằng cách tịch thu tất cả ruộng đất của địa chủ. Rất rõ ràng là người CSVN đã quyết liệt vô sản hoá toàn thể nhân dân Việt
Nam
.
Ở Cao Nguyên, ruộng đất chủ yếu là quốc gia công thổ và đồn điền. Người CSVN tịch thu tất cả đất đai và quốc hữu hoá đồn điền. Chuyển các đồn điền cây công nghiệp thành nông trường quốc doanh, còn lại một số ruộng đất được thành lập các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất. Ở đồng bằng Miền
Nam
người CSVN cũng đã tịch thu tất cả ruộng đất của địa chủ. Sự thật là ruộng đất tịch thu được của các địa chủ còn lại không nhiều, vì Luật Người Cày Có Ruộng của TT Thiệu cho
phép điền chủ trực canh được giữ lại tối đa là 15 mẫu. Trong khi đó người CSVN đã cải tạo gần hai triệu người vốn đang hoạt động trong các lĩnh vực công thương nghiệp ở các thành phố phải trở về nông thôn để lao động nông nghiệp. Số người này là đối tượng cải tạo công thương nghiệp cần có ruộng đất canh tác. Ðể có ruộng đất canh tác cấp cho số người bị cải tạo công thương nghiệp này, người CSVN đã phải tịch thu thêm một số ruộng đất của những gia đình trung nông giàu để chia bình quân cho
người bị cải tạo công thương nghiệp.
Người CSVN đã lặp lại công cuộc tập thể hoá nông
nghiệp là nhằm ngăn chặn khuynh hướng tự phát tư bản chủ nghĩa ở nông thôn Miền Nam Việt Nam và để tạo ra sự thống nhất nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở cả nước. Ruộng đất tập thể hoá được đặt dưới sự quản lý và sử dụng của ban QuảnTrị Hợp Tác Xã, chủ yếu là đảng viên CSVN. Người CSVN đã xoá bỏ quyền làm chủ sử dụng ruộng đất canh tác của người Nông Dân Việt Nam, thực ra là những người trong mấy năm trước đây, từ thân phận tá điền trở thành chủ điền có được 3 mẫu đất do công cuộc Cải Cách Ðiền Ðịa của TT Diệm, hay bởi Luật Người Cày Có Ruộng của TT Thiệu.
Mô hình sở hữu ruộng đất tập thể đã biến nông dân từ người làm chủ ruộng đất trở thành người làm công cho ban Quản Trị Hợp Tác Xã, gồm có những người đảng viên CSVN không có trình độ văn hoá
trung bình, không có khả năng và kinh nghiệm quản lý, nhưng họ lại có quyền lực rất lớn, quyết định toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội ở nông thôn Việt Nam. Ruộng đất canh tác thuộc quyền sở hữu và sử dụng tập thể đã dẫn đến tình trạng vô chủ trong quản lý và sử dụng đất đai vô trách nhiệm, tệ trạng này đã gây ra quá nhiều lãng phí và làm mất một số rất lớn ruộng đất canh tác. Tệ trạng người CSVN quản lý và sử dụng ruộng đất vô trách nhiệm và lạm dụng quyền thế của người cai trị đã biến rất nhiều đất thổ canh thành đất thổ cư thực sự có xảy ra ở mọi địa phương. Và đây là một trong những nguồn gốc của sự lộng quyền tham nhũng, chiếm hữu đất đai nhà cửa của người nông dân thấp cổ bé miệng ở các nơi trong nước Việt
Nam
.
Lịch sử nông
nghiệp của nước Việt Nam cho thấy rõ mô hình ruộng đất canh tác thuộc sở hữu tập thể và sử dụng tập thể dưới sự quản lý bất lực bất tài của những người CSVN đã thất bại và dẫn đến tan rã hàng loạt hợp tác xã nông nghiệp, bởi vì hàng trăm ngàn người nông dân đã quyết định xin ra khỏi hợp tác xã. Mức sản xuất nông nghiệp trong thời gian này đã phát triển rất chậm, nhưng có nhiều biến động. Tiềm năng lao động nông nghiệp và ruộng đất canh tác khai thác không hiệu quả trong những năm
1976-1985 đã đưa đến khủng hoảng kinh tế nông nghiệp của Việt
Nam
.
Trong thời kỳ Ðổi Mới của những năm
1985-1990, người CSVN muốn khôi phục kinh tế hộ nông dân bằng cách khoán sản phẩm cho người lao động nông nghiệp. Phương thức và mục đích của Khoán Hộ là nhằm khôi phục lại chức năng và hiệu quả kinh tế của hộ nông dân. Lúc này người CSVN quay lại khẳng định hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ sản xuất nông sản. Khoán Hộ đã có tác dụng phân chia lại chức năng kinh tế giữa tập thể và hộ nông dân cả về quan hệ sở hữu ruộng đất, quan hệ quản lý và phân phối vật tư sản xuất và nông sản phẩm. Khoán Hộ đã mang lại lợi ích thiết thực cho người nông dân và đã thúc đẩy người nông dân tăng gia sản xuất.
Trong thời gian đầu, Khoán Hộ đã làm hồi sinh và sống động lại nền kinh tế nông thôn Việt
Nam
.
Khoán Hộ đã tạo ra được một khối lượng nông sản nhiều hơn so với những năm trước. Nhưng sau đó, Khoán Hộ đã mất dần tác dụng hiệu quả kinh tế, bởi vì trên thực tế là những người đảng viên CSVN ở tại cơ sở địa phương vẫn còn quá nhiều quyền hành trực tiếp. Thói quen tập trung quan liêu; mệnh lệnh hành
chánh vẫn còn được người CSVN duy trì trong các hợp tác xã và toàn bộ hệ thống tái sản xuất trong
nông nghiệp. Hậu quả của tệ trạng này là những hộ nông dân không đủ khả năng bảo đảm tái sản xuất và nhu cầu đời sống, bắt buộc phải trả lại ruộng đất cho hợp tác xã. Một lần nữa, mô hình hợp tác xã nông nghiệp với phương thức sản xuất khoán sản phẩm cho hộ nông dân, gọi là Khoán Hộ, đã không thành công vì sự bất lực bất tài
trong quản lý kinh tế nông nghiệp của những người CSVN.
Trong thập niên 1990-2000, những người lãnh đạo đảng CSVN đã quyết định Ðổi Mới toàn bộ cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, và họ khẳng định: "Kinh tế tập thể, với hình thức phổ biến là hợp tác xã cải tiến, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, phát triển rộng rãi và đa dạng với quy mô và mức độ tập thể hoá khác nhau, trên cơ sở tự nguyện góp vốn, góp sức của những người lao động nông nghiệp". Trên thực tế là người CSVN đã bắt đầu thực hiện tiến trình tích tụ và tập trung ruộng đất canh tác, vốn vật tư vật liệu sản xuất theo hướng sản xuất nông nghiệp đại trà, trên quy mô diện tích canh tác rộng lớn.
Khi người CSVN có ý muốn gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế - WTO, họ đã có những nhận định nguyên văn như sau: "Vấn đề ruộng đất phải tuân theo quy luật tích tụ và tập trung ruộng đất vào tay những người làm ruộng giỏi mới giải quyết được mâu thuẫn giữa việc phân phối và sử dụng ruộng đất manh mún, bình quân, với yêu cầu phát triển sản xuất hàng
hoá trong nông nghiệp. Kinh tế hộ gia đình phải trở thành kinh tế hàng hoá, khác về chất so với kinh tế cá thể tự cung tự cấp trước đây. Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã cải tiến không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Một hộ nông dân với khả năng góp vốn lớn có thể tham gia các hợp tác xã cải tiến khác nhau ở những nơi khác nhau".
Như vậy, mưu đồ xây dựng một nền nông nghiệp đại trà của người CSVN đã quá rõ ràng: - Ruộng đất được tích tụ và tập trung vào tay những Người Làm Ruộng Giỏi, và dĩ nhiên là những Người-Có-Quyền-Thế-Có-Tiền-Của, chính hiệu phải gọi là những Tân-Tư-Bản Ðại-Ðịa-Chủ-Ðỏ hiện nay ở Việt Nam. Những Tân-Tư-Bản-Ðỏ đã đang tiến hành lập ra những Hợp Tác Xã Sản Xuất Nông Nghiệp Cải Tiến hay gọi tên ngắn gọn là Công Ty Làm Ruộng. Họ bán ra Cổ Phần để Góp Vốn và Thu Gom Tích Tụ ruộng đất canh tác, bởi vì không phụ thuộc địa giới hành chính, Hợp Tác Xã Sản Xuất Nông Nghiệp Cải Tiến loại mới này, hay là Công Ty Làm Ruộng sẽ chiếm hữu một số lớn ruộng đất canh tác trên một diện tích rất rộng lớn có thể liên-xã-liên-huyện-liên-tỉnh, nếu có thể được, để trở thành những Ðại-Ðịa-Chủ-Ðỏ trong thời kỳ nước Việt Nam là thành viên của Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế và nông
nghiệp phải nổ lực hoạt động hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thị trường.
Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của đảng CSVN chỉ rõ: "Ðất đai thuộc sở hữu toàn dân. Các hộ nông dân được Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài và cấp giấy chứng nhận. Luật pháp quy định cụ thể việc thừa kế và chuyển quyền sử dụng ruộng đất". Ðiều 17 và Ðiều 18 của Hiến Pháp nước CHXHCNVN qui định đất đai thuộc sở hữu của Nhà Nước, người dân chỉ được cho phép sử dụng. Nhưng khi triển khai hai điều luật này thì các cấp Ðảng Uỷ, những người đảng viên CSVN thực sự cầm quyền ở địa phương tự cho phép
mình được lấy ruộng đất của người nông dân nghèo bằng những giá bồi thường quá thấp, rồi lại cấp cho những đảng viên có quyền thế và có tiền. Ruộng đất các loại gồm có thổ canh, thổ cư đã trở thành những phương tiện để rửa tiền tham nhũng và đầu cơ tích tụ bất động sản một cách có hệ thống của các Tân-Tư-Bản- Ðại-Ðịa-Chủ- Ðỏ trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Ở nước Việt
Nam
hiện nay đang có những danh
hiệu "Người nhiều ruộng nhất Miền Bắc", hoặc là "Người giàu nhất về địa ốc bất động sản ở Việt
Nam
".
Lịch sử Việt
Nam
rồi sẽ cho biết họ là ai,
nhưng bây giờ chỉ biết một điều thật rõ ràng là người Nông Dân Việt Nam Nghèo lại thêm một lần nữa KHÔNG CÓ RUộNG CY!!
Sau khi đã được gia nhập vào Tổ Chức Mậu Dịch Quốc Tế là tới lúc người CSVN xét lại nội dung của chương
trình "Người Cày Có Ruộng". Người CSVN đã có được một nhận xét chính xác từ trong thực tiển sản xuất là "Diện tích canh tác càng được mở rộng thì hiệu quả kinh tế càng tăng
cao", và họ đang muốn có những khối lượng lớn hàng hóa nông sản phẩm để xuất khẩu. Vì vậy, họ đã quyết định phải quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh, phải phát triển các hộ nông dân chuyên môn hóa, và có mức sản xuất đại trà một loại nông sản phẩm riêng biệt nào đó để cung cấp theo hợp đồng cho một đại công ty ngoại quốc chuyên chế biến thực phẩm nông sản. Người CSVN có lẽ đã có định hướng của một cơ cấu kinh tế của một nước Việt Nam cơ giới hoá hiện đại hoá là: lực lượng Công Nghiệp các loại chiếm 60% dân số, lực lượng Dịch Vụ các loại chiếm 37% dân số, lực lượng Nông Nghiệp chiếm chỉ 3% dân số. Một mô hình cơ cấu kinh tế hiện đại hoá gần giống như của Mỹ Quốc. Người nông dân Mỹ chỉ chiếm 3% dân số Mỹ nhưng với kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cơ giới hoá đã có thể sản xuất được những số lượng nông sản phẩm rất lớn để cung cấp đủ lương thực cho rất nhiều nước trên thế giới.
Theo định hướng phát triển một nền nông nghiệp cơ giới hoá hiện đại như vừa nói trên, những người lãnh đạo đảng CSVN đã kêu gọi các doanh nhân đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam, có thể gồm cả các doanh nhân ngoại quốc của các đại công ty chế biến thực phẩm nông sản liên quốc gia, cụ thể như công ty DOLE của Mỹ, v.v... Họ sẽ trợ giúp tài chánh cũng như kỹ thuật cho Những Người Làm Ruộng Giỏi để trở thành những người Chủ Nông Trại Gia Ðình và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.
Một cách có hệ thống, người CSVN đã đang thúc đẩy việc tập trung ruộng đất từ các hộ nông dân nghèo làm ruộng không đạt yêu cầu vào tay các gia đình có tiền có quyền chuyên sản xuất nông nghiệp. Người CSVN muốn có các Nông Trại Gia Ðình với hình thức kinh doanh sản phẩm nông nghiệp và cơ giới hoá hiện đại chuyên canh sản xuất nông sản phẩm trên qui mô đại trà để đạt yêu cầu xuất cảng cho các đại công ty chế biến thực phẩm nông sản liên quốc gia. Như vậy là có thêm một thành phần Tân-Tư-Bản Ðại- Ðịa-Chủ-Ðỏ dưới hình thức Chủ Nông Trại Gia Ðình đã đang hình thành trong nước Việt
Nam
.
Một cách rất rõ ràng
là thảm trạng ''Người Cày Không Ruộng'' đã đang và sẽ rất bi đát. Người Nông Dân Việt Nam Nghèo cần phải có ruộng đất canh tác để sống. Không còn ruộng đất, đời sống người nông dân nghèo sẽ ngày càng khó khăn hơn và chắc sẽ có ảnh hưởng mạnh đến nhiều vấn đề khác của nước Việt
Nam
.
Khi có tin nước Việt Nam đã xuất cảng lúa gạo đứng vào hàng thứ hai trên thế giới chỉ sau nước Mỹ, khiến cho chúng ta rất ngạc nhiên thích thú và thán phục. Bởi vì mấy chục triệu người tiểu nông không có kỹ thuật cơ giới hiện đại, đã cần cù lao động cá thể trên mấy chục triệu mảnh ruộng đất với diện tích không hơn 3 mẫu, mà đã sản xuất đủ lúa gạo các loại để xuất cảng.
Nhưng thời kỳ dễ ăn dễ thở của người tiểu nông Việt Nam đang phải sớm chấm dứt, khi những người CSVN có quyền thế và có nhiều tiền ở Việt Nam thực hiện chủ trương thu gom tích tụ ruộng đất canh tác cho những người Chủ Nông Trại Gia Ðình tương lai. Những người CSVN hiện đang có quyền thế có nhiều tiền, và có nhiều thủ đoạn chiếm hữu ruộng đất của người Nông Dân Việt Nam Nghèo một cách có hệ thống. Người nông dân nghèo chủ đất năm xưa đã mất ruộng đất, có thể sẽ lại phải đi làm thuê ngay trên chính mảnh ruộng của mình,
khi mảnh ruộng này lọt vào tay của một người Chủ Nông Trại Gia Ðình nào đó cần nhân công lao động nông nghiệp!!!!
Như vậy ở Việt Nam đã đang và sẽ có nhiều người nông dân nghèo bị rơi vào hoàn cảnh không có ruộng đất canh tác để sống. Ngoài việc thu gom tích tụ ruộng đất canh tác cho những người Chủ Nông Trại tương lai, nhà cầm quyền CSVN đã đang tiến hành thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng những khu công nghiệp, những đô thị mới ở khắp nước Việt
Nam
.
Sau đây là một trích đoạn nguyên
văn báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, "trong thời gian những năm 2001 đến 2005 có đến hai triệu ruởi người dân bị tác động bởi quá trình thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng những khu công nghiệp và phát triển đô thị mới. Báo cáo cho thấy có đến hơn 65% nông dân bị thu hồi đất trở về lại với nghề nông. Nhưng khi ấy họ không có ruộng đất canh tác. Trong quá trình thu hồi ruộng đất, tình trạng tham nhũng đã xảy ra qua việc lợi dụng chức quyền để thủ lợi. Do lợi nhuận riêng mà các địa phương đua nhau quy họach để xây dựng các khu công nghiệp... Sau khi giải toả ruộng đất nhà cửa của người dân, xây tường rào xung quanh khu vực, thì khu công nghiệp vẫn không
thu hút được nhà đầu tư nào mà dân thì không có đất để canh tác...Qui họach làm khu công nghiệp nhiều, nhưng đầu tư thì không đáng kể và bà con không có công ăn việc làm."
Hơn nữa, chính kết quả điều tra của Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam đã nêu rõ tiền bồi thường đất nông nghiệp bị thu hồi không đủ để người nông dân nhận chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp tương tự, hoặc không đủ để chuyển sang làm ngành nghề khác.
Người CSVN đã từng điều chỉnh quyền sở hữu ruộng đất nhiều lần nên làm cho quá trình sản xuất nông sản phẩm và phân
công lao động nông nghiệp bị biến động rất lớn. Cụ thể như trong tương lai gần, với định hướng cơ cấu của nền kinh tế hiện đại hoá với 3% dân số hoạt động nông nghiệp, người CSVN bắt buộc phải có một chính sách kinh tế khả thi và thích hợp để chuyển đổi 80% dân số đang sống bằng nghề nông sang làm các nghề khác trong các lãnh vực dịch vụ hay công
nghiệp. Khi người CSVN chỉ vì tư lợi, tham lam muốn làm giàu một cách nhanh chóng với cái giá ruộng đất tăng phi mã, phấn khởi hấp tấp thu hồi đất đai, thu gom tích tụ ruộng đất canh tác của người Nông Dân Việt Nam Nghèo như đã đang và sẽ còn tiếp tục xảy ra ở khắp nước Việt Nam, thì chắc chắn hàng chục triệu lao động nông nghiệp đã đang và sẽ còn tiếp tục thất nghiệp trầm trọng, trong khi chính bản thân của người nông dân nghèo chưa được chuẩn bị để thích nghi với sự thay đổi và cả nước Việt Nam chưa có những khu vực công nghiệp thích hợp cho những người nông dân nghèo này chuyển nghề.
Tóm lại, dưới sự quản lý bất lực bất tài của người CSVN, thân phận của người Nông Dân Việt Nam Nghèo đã đang và sẽ còn tiếp tục chịu đựng nhiều nỗi truân chuyên đau khổ. Không kể đến các vụ tranh chấp, khiếu kiện của người dân mất nhà mất ruộng đã quá nhiều năm chưa được giải quyết ổn thoả dứt khoát, với số lượng hàng chục triệu người vô gia cư phải lìa quê lên tỉnh thành sống lang thang vất vưởng vì không có được một nghề nào khác để bán sức lao động đổi lấy miếng ăn cho qua ngày, hoặc còn ở lại dưới quê thì không còn ruộng đất để làm ra nồi cơm cho gia đình đang đói ăn. THẢM TR[1]NG NGƯI
CY KHÔNG RUộNG, đã đang và sẽ còn tiếp tục xảy ra ở cả nước Việt
Nam
,
thảm trạng này chắc chắn phải có một ảnh hưởng khủng khiếp trên toàn bộ xã hội Việt
Nam
.
Một bài viết ngắn và đơn
giản không thể kể ra hết các chi tiết bi thương của thảm trạng Người Cày Không Ruộng qua suốt chiều dài lịch sử nông nghiệp của nước Việt
Nam
.
Một Sử Gia Việt Nam chân chính nên ghi lại trung thực những biến động quá lớn đã đang và sẽ còn xảy ra trong đời sống của người Nông Dân Việt Nam, gồm cả Phú Nông, Trung Nông và Tiểu Nông, phải chịu truân
chuyên đau khổ nhiều đến mức độ nào, dưới sự quản lý bất lực bất tài của người CSVN.
Dr. Tristan Nguyễn
Rất nhiều thương
yêu dành cho những Người Nông Dân Việt Nam Nghèo Không Ruộng Ðất Canh
Tác, Không Việc Làm Ðể Sống hiện tại ở VN.
San Francisco
,
USA
.
Ngày
01/08/2007
=END=
4- Tài Liệu
- Những Sử Liệu Tây Phương Minh Chứng Chủ Quyền Của Việt
Nam
Tại Quần Ðảo Hoàng Sa và Trường Sa Từ Thời Pháp Thuộc
Thái Văn Kiểm
(Vietnam Review - Trích: Sử Ðịa 29, Ðặc khảo về Hoàng Sa
và Trường Sa, Sài Gòn,1975, tr 32-40)
"... Các Chúa và Vua nhà Nguyễn đã thiết lập với các hải đảo những liên lạc thường xuyên có tính cách hành-chánh, quân-sự và quan-thuế..."
I- MINH CHỨNG CỦA NGƯI NGO[1]I QUỐC
Ngoài những tài-liệu sử địa của Việt-Nam, chúng ta còn có thể dẫn chứng nhiều tài-liệu khác của người ngoại quốc, xác nhận chủ quyền của ta trên
quần-đảo Hoàng Sa, chẳng hạn như:
1.Tài-liệu của người Hòa-Lan
Căn cứ vào ký sự
Batavia
(Journal de Batavia) của Công ty
Hòa-Lan Ðông Ấn (Compagnie hollandaise des Indes orientales), ấn hành
trong những năm 1631-1634-1636, chúng ta được biết một sự kiện lịch-sử liên-hệ tới quần-đảo Hoàng Sa và Xứ Ðàng Trong như sau:
Ngày
20-7-1634
,
dưới thời Chúa Sãi Nguyễn-Phước-Nguyên (1613-1635), ba chiếc tàu Hòa-Lan tên Veenhuizen,
Schagen và Grootebroek, từ
Batavia
(Nam-Dương) đến Touron cùng nhổ neo đi Formose (Ðài-Loan).
Ngày 21 thì gặp bão
ngoài khơi, nên lạc nhau. Chiếc tàu Veehuizen tới Formose ngày 2 tháng 8, chiếc Schagen ngày 10 cùng tháng.
Riêng chiếc Grootebroek bị đắm gần quần đảo Pracels, ngang với bắc vĩ tuyến 17. Trong số hàng hóa trị giá 153.690 florins, thủy-thủ chỉ cứu được một số trị giá 82.995 florins, kỳ dư bị chìm đắm kể cả chiếc tàu và 9 người bị mất tích.
Số hàng hóa cứu được, họ cất dấu nơi an toàn tại đảo Pracels. Thuyền-trưởng Huijch Jansen và 12 thủy-thủ đi bằng thuyền nhỏ vào
duyên hải xứ Ðàng Trong. Họ hy vọng sẽ tìm được một thuyền lớn để ra cứu 50 thủy-thủ còn ở lại trên đảo. Thuyền-trưởng đem theo 5 thùng bạc và 3.570 réaux đựng trong 17 bao. Khi họ vào tới đất liền, họ không được đối đãi như ý muốn. Tất cả bạc và tiền bị tịch thâu bởi viên-chức đặc trách hải môn và thương thuyền, mà người Hòa-Lan gọi là Ongangmij.
Sau đó, họ được phép trở lại Pracels trên một chiếc tàu Nhật-Bản tên Kiko, mà họ mua đứt, để đón 50 thủy-thủ còn nơi đảo và lấy 4 thùng bạc còn lại. Tất cả đều được 3 chiếc tầu khác tên là Bommel,
Goa
và Zeebung (cũng bị bão mà
vào núp miền duyên hải xứ Ðàng Trong) chở về
Batavia
.
Tại đây viên thuyền-trưởng Jansen làm báo trình về việc thuyền
Grootebroek bị đắm tại Pracels và sự tịch thâu 23.580 réaux bởi nhà chức trách xứ Ðàng
Trong.
Hai năm sau, dưới thời Chúa Thượng Nguyễn-Phước-Lan (1635-1648), ngày 6 tháng 3 năm 1636, hai chiếc tầu Hòa-Lan
khác tới Touron. Thương gia Abraham Duijeker tiến về Faifo để gặp quan Trấn-thủ; sau đó ông ta đi Thuận-hóa (Senoa) yết kiến Chúa Thượng, để xin giao thương, đặt thương điếm và đòi số tiền 23.580 réaux đã bị tịch thâu năm kia.
Chúa Thượng Vương
tiếp đón Duijeker rất trọng hậu; nhưng Ngài truyền rằng: "Những việc khiếu nại đó đã xảy ra dưới thời Vua cha, nay Chúa không hề hay biết; vả lại viên chức thuế-quan
Ongangmij (?) đã bị cách chức, tịch thu gia sản (vì tội đã ăn hối lộ tới 340.000 lượng bạc trong thời kỳ tại chức), đã bị xử trảm và phanh thây rồi". Chúa Thượng xét rằng Ngài đã xử sự công minh lắm; nay chớ nhắc lại làm chi. Ngài cũng cam đoan từ nay pháp luật rất nghiêm minh và sẽ không bao giờ xảy ra những việc đáng tiếc như vậy nữa.
Ðể bù vào sự thiệt thòi đó, Chúa
Thượng chấp thuận cho người Hòa-Lan được tự do giao thương với xứ Ðàng Trong, và miễn cho họ sắc thuế neo bến và các tặng phẩm, (Il accordait aux Hollandais le droit de libre échange dans le
pays, les exemptait pour l'avenir des droits d'ancrage et des présents
usuels).
Vì lẽ đó mà từ năm 1636, một thương điếm (comptoir commercial) của người Hòa-Lan đã được thiết lập tại Hội-an (Faifo) do Abraham Duijeker làm Trưởng điếm.
(Trích trong biên-khảo
"La Compagnie des Indes Néerlandaises et l'Indochine" của W.J.M.
Buch, đăng trong Bulletin de l'Ecole Francaise d'Extrême Orient, tome
XXXVI, année 1936, trang 134.)
2. Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) đã viết trong quyển Mémoire sur la Cochinchine như sau:
"Topographie: Division physique- La Cochinchine don't le souverain
porte aujourd'hui le titre d'Empereur, comprend la Cochinchine proprement dite,
le Tonquin..., quelques iles habitées peu éloignées de la côte et l'archipel de
Paracels, composé d'ilôts, d'écueils et de rochers inhabités. C'est seulement
en 1816, que l'Empereur actuel a pris possession de cet archipel". (Le
Mémoire sur la Cochinchine de Jean Baptiste Chaigneau, publié et annoté par A.
Salles, Inspecteur des Colonies en retraite, in Bulletin des Amis du Vieux Hue,
No 2, Avrit-Juin 1923).
[Có nghĩa là:
Ðịa thế: Xứ Cochinchine, mà Quốc-Vương ngày nay đã xưng đế-hiệu, gồm có xứ Ðàng Trong, Bắc Hà (Tonquin)... vài đảo gần bờ biển, có dân cư, và quần đảo Paracels, gồm có nhiều đảo và mỏm đá thiếu dân. Vào năm 1816 vị Hoàng-đế đương kim đã tiếp nhận quần đảo này.]
3. Ðức Giám-mục Taberd đã viết trong quyển Univers, histoire et
description de tous les peuples, de leurs religions, moeurs et coutumes, xuất bản năm 1833, những dòng sau đây:
"Nous n'entrerons pas dans l'énumération des principales iles
dépendantes de la Cochinchine; nous ferons seulement observer que depuis plus
de 34 ans l'archipel des Paracels nommé par les Annamites Cát Vàng ou Hoàng Sa
(sable jaune) véritable labryrinthe de petits ilôts de rocs et de bancs de
sable justement redoutés des navigateurs a été occupé pas les Cochinchinois.
"Nous ignorons s'ils y ont fondé un établissement, mais il est certain
que l'empereur Gia Long a tenu à ajouter ce singulier fleuron à sa couronne,
car il jugea à propos d'en aller prendre possession en personne, et ce fut en
l'année 1816 qu'il y arbore solennellement le drapeau cochinchinois".
[Tạm dịch như sau:
"Chúng tôi không đi vào việc kê khai những hòn đảo chính yếu của xứ Cochinchine. Chúng tôi chỉ xin lưu ý rằng từ hơn 34 năm nay, quần đảo Paracels - mà người Việt gọi là Cát Vàng (Hoàng Sa), gồm rất nhiều hòn đảo chằng chịt với nhau, lởm chởm những đá nhô lên giữa những bãi cát, làm cho những kẻ đi biển rất e ngại - đã được chiếm cứ bởi người Việt xứ Ðàng Trong.
"Chúng tôi không rõ họ có thiết lập một cơ sở nào tại đó không; nhưng có điều chúng tôi biết chắc là Hoàng-đế Gia-Long đã chủ tâm thêm cái đóa hoa kỳ lạ đó vào vương miện của Ngài, vì vậy mà Ngài xét thấy đúng lúc phải thân chinh vượt biển để tiếp thâu quần-đảo Hoàng Sa, và chính là vào năm 1816, mà Ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Ðàng Trong".]
Những tài-liệu quốc-sử và ngoại sử trên kia chứng minh một cách hùng hồn và bất khả kháng chủ quyền của Việt-Nam trên hai quần-đảo Hoàng Sa
và Trường Sa.
4. Hoàng Sa và Trường Sa tại Hội-nghị
San Francisco
.
Theo Hiệp-ước đình-chiến ký kết tại
San Francisco
,
vào tháng 9 năm 1951, khoản 2, nước Nhật-Bản phải rút lui khỏi các nơi mà họ đã dùng vũ-lực để chiếm đóng trong thời đệ nhị thế-chiến, lẽ tất nhiên là trong đó có hai quần-đảo Paracels và Spratley.
Tại Hội-nghị San Francesco, ngày 7-9-1951, Thủ-Tướng Chính-Phủ, Trưởng Phái-đoàn Việt-Nam, đã long trọng tuyên bố trước 51 phái-đoàn ngoại-bang như sau:
"Et comme il faut franchement profiter de toutes occasion pour
étouffer les germes de discorde, nous afirmons nos droits sur les iles Spratley
et Paracels qui, de tout temps, ont fait partie du Viet-Nam".
[Xin tạm dịch là: "Và vì chưng phải lợi dụng tất cả mọi trường hợp để chặn đứng những mầm xung đột, chúng tôi xác nhận chủ quyền của chúng tôi trên các quần-đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đã luôn luôn từ xưa thuộc lãnh-thổ Việt-Nam".]
Lời tuyên bố đó đã được Hội-nghị San Francisco long trọng ghi vào biên bản và trong tất cả 51 phái-đoàn phó hội, không có
một phái-đoàn nào phản đối gì cả.
II-
HONG SA V TRƯNG SA QUA THI PHÁP THUộC ÐẾN NAY
1. Danh từ Paracels xuất hiện từ bao giờ.
Danh từ Pracels xuất hiện lần đầu tiên trên một bản đồ Bán đảo Ðông-Dương (Carte de la Peninsule Indochinoise) do Frères Van Langren, người Hòa-Lan, ấn hành năm 1595.
Bản đồ này phác
họa nhờ những tài liệu của người Bồ Ðào Nha, nối gót nhà hàng hải Vasco de Gama, đã tiên phong đông du tìm kiếm xứ Ấn-Ðộ bằng đường biển (route maritime des Indes) bằng cách đi vòng mũi Hảo Vọng (Cape
de Bonne Espérance) năm 1497. Nhiều tàu thủy Bồ Ðào Nha đã tới Malacca từ năm 1509, Xiêm-La từ năm 1511, vào năm 1516 thì Fernando Perez d'Andrade đến cửa biển sông
Mekong
.
Theo giáo-sư Pierre Yves Manguin,
danh từ Ilhas do Parcel (Pracel) do người Bồ Ðào Nha đặt ra. Trong từ ngữ của họ, danh từ Parcel có nghĩa là "đá ngầm" (récif), cao tảng (haut-fond). (xem biên-khảo "Les Portuguais sur les
côtes du Vietnam et du Campa") đăng trong Bulletin de l'Ecole Francaise
d'Extrême Orient,année 1972, page 74).
Nhưng theo
giáo-sư A. Brébion,
Paracels do tên một chiếc tàu của Công-ty Hòa-Lan Ðông Ấn, tên Paracelsse, bị chìm đắm tại quần đảo này hồi thế kỷ XVI. (Xem Dictionnaire de
bio-bibliographie générale, ancienne et moderne, de l'Indochine Francaise,1935,
Société d'Editions Géographiques, maritimes et Coloniales, 17 Rue Jacob, Paris
VIè).
Riêng về danh từ Trường-Sa, chúng ta đã thấy trong Hồng Ðức Bản Ðồ phác họa từ đời Lê-Thánh-Tông (1470-1498), vào
ngày mồng 6 tháng 4
năm Hồng Ðức 21 (25 avril 1490); bản đồ có ghi nơi đất liền "Trường Sa nhất nhật trình", tất nhiên đây không phải là quần-đảo, mà là bờ biển chạy dài từ cửa Nhật Lệ (Quảng-Bình) cho tới Phá Tam Giang (Thừa-Thiên) qua các cửa Tùng Luật và Việt Yên (Quảng-Trị). Bờ biển đầy cát trắng mênh mông, phải đi mất một ngày đường (nhất nhật trình). Trong bộ Ðại Nam Nhất Thống Chí, những quyển nói về Quảng-Bình, Quảng-Trị và Thừa-Thiên đều có nói về dãy Trường Sa này, cũng có tên là Ðộng Trường Sa, Ðộng Bạch Sa (xưa gọi là Ðại Trường Sa). Sách Ô Châu Cận Lục của Dương-Văn-An (1555) cũng có nhắc tới Trường Sa đã chỉ định dải cát trắng dài dằng dặc chạy suốt duyên hải Bình Trị Thiên.
2. Hoàng Sa dưới thời Pháp.
Dưới thời Pháp, quần đảo Paracels luôn luôn được nhà cầm quyền lưu ý tới. Từ năm 1920, Nha Thương-chánh (Douanes) đã tổ chức những cuộc tuần-du chung quanh đảo Hoàng Sa, để ngăn ngừa buôn lậu. Năm 1925, Hải-học-viện Nha-Trang có gửi một phái-đoàn bác-học, đi trên tầu De Lanessan, ra Hoàng Sa để nghiên cứu tường tận tại chỗ. Phái-đoàn nhận thấy quần-đảo này chứa đựng rất nhiều phốt-phát. Phái-đoàn cũng khảo sát nhiều bằng chứng rằng quần đảo Paracels nằm trên một cao-nguyên chìm dưới biển và dính liền với lục-địa Việt-Nam.
Nhiều công-ty Nhật-Bản đã xin phép chính quyền Pháp tại Ðông-Dương, để khai thác phốt-phát và họ đã xây một con đê bằng đá phốt-phát (jetée en blocs de
phosphate) và một chiếc cầu sắt dài 300 thước nơi đảo Robert, để tiện việc chuyên chở phốt-phát lên tàu thủy.
Vì có sự giao thiệp với ngoại nhân nơi đảo này, nên chi nhà cầm quyền hồi đó đã ký một nghị-định ngày 15 juin 1932, thiết lập quần-đảo Hoàng Sa thành một đại-lý hành-chánh (délégation
administrative), gọi là Délégation administrative
des Paracels, sáp nhập với tỉnh Thừa-Thiên. Ðến năm 1939, mới chia làm hai, lấy tên là "Délégation du Croissant et
dépendances" và "Délégation de l'Amphitrite et dépendances".
Cũng vào năm đó, khi trận đệ nhị thế-chiến bùng nổ, quân-đội Thiên-Hoàng Nhật-Bản ngang nhiên chiếm đóng quần-đảo, lập tại đây một căn-cứ quân-sự, cho đến khi họ đầu hàng Ðồng-Minh.
3. Trường Sa dưới thời Pháp thuộc.
Người Trung-Hoa gọi quần-đảo này là Nam Sa (Nansha), đại khái chỉ định một cách mập mờ tất cả những hòn đảo rải rác phía dưới quần-đảo Hoàng Sa.
Năm 1927, chiếc tàu De
Lanessan đã tới tận nơi để khảo sát, sau khi đã khảo sát tại Paracels. Sau đó, năm 1930, chính quyền Pháp tại Ðông-Dương đã chính thức cử một phái-đoàn ra cắm cờ tại quần-đảo Spratley. Phái-đoàn đi trên chiếc tàu "La Malicieuse". Ðến năm 1933, họ lại cử ba chiếc tàu
khác là: Alerte, Astrobale và De Lanessan, ra tận nơi để cắm cờ trên những hòn đảo khác, rải rác chung quanh đảo chính Spratley.
Công việc thâu nhận từng hòn đảo bắt đầu từ ngày 13 tháng 4 năm 1930, với
đảo Spratley; tiếp theo là đảo Caye d'amboine thâu nhận ngày 7-4-1933, đảo Itu Aba thâu nhận ngày 14-4-1933, nhóm Hai Ðảo (Groupe des deux iles)
thâu nhận ngày 10-4-1933; đảo Loaita thâu nhận ngày 11-4-1933; đảo Thi Tu thâu nhận ngày 12-4-1933.
Công việc thâu nhận (prise
de possession) này bao gồm tất cả những hòn đảo con con rải rác chung quanh những hòn đảo chính đã kể trên kia. Một bản thông
cáo chính thức đã được đăng tải trong Công-báo Ðông-Dương (Journal Officiel de
l'Indochine) ngày 25 septembre 1933, trang 7784.
Quần-đảo Trường Sa đã được sáp nhập vào tỉnh Bà-Rịa (Nam-Việt) do nghị định của Toàn Quyền Ðông-Dương, ký ngày 21 juillet 1933.
Chúng ta cũng nên ghi thêm rằng từ năm 1920,
có nhiều công-ty Nhật-Bản đến đây khai thác phốt-phát. Thỉnh thoảng cũng có một số ngư phủ Trung-Hoa chèo ghe từ Hải-Nam, Quảng Ðông tới đây để đánh cá, làm ăn trong mấy tháng rồi trở về quê quán.
Sau hết, chúng ta cũng nên
ghi rằng năm 1938, Nha Khí-tượng Ðông-Dương (Service Météorologique de l'Indochine) có thiết lập tại đảo Itu Aba, một cơ sở khí tượng bao trùm tất cả miền duyên hải Ðông-Dương.
Trước ngày khai chiến, chính
phủ Nhật-Bản đã tuyên bố ngày 30 mars 1939 rằng quần-đảo Spratley từ nay sẽ đặt dưới quyền kiểm-soát của Nhật-Bản. Viên Ðại-sứ Pháp tại Ðông-Kinh liền gửi thư phản kháng ngày 21 Avril 1939, và tuyên bố phủ nhận quyết-định đơn phương của chính phủ Thiên-Hoàng. Rồi chúng ta phải đợi tới ngày đình chiến, để chứng kiến việc quân-đội Nhật rút khỏi Trường Sa, cũng như do Hiệp-ước đình chiến
San Francisco
,
chính-phủ Nhật-Bản đã long trọng từ bỏ chủ quyền của họ trên hải đảo Paracels và Spratley (1951).
Sau đó, chính phủ Việt-Nam Cộng-Hòa đã nhiều lần xác nhận long trọng chủ-quyền của mình
trên hai quần-đảo nói trên.
4. Công cuộc thực hiện chủ quyền của Việt-Nam
trong thời cận đại.
a) Thời tiền chiến.
Các công tác thực hiện chủ quyền của Việt-Nam
trên hai quần-đảo Hoàng Sa và Trường Sa gồm có:
- Năm 1920, Quan-thuế Pháp gửi
quan-thuyền đến tuần tiểu thường xuyên quần đảo Hoàng Sa.
- Từ năm 1926 đến 1933, chính phủ Pháp đã cử chiến-hạm và phái-đoàn thám sát hai quần-đảo này.
- Từ 1931 đến 1939, Pháp gửi binh-sĩ tới trú đóng tại Hoàng Sa. Năm 1947, Pháp thiết lập đài vô tuyến tại đảo Pattle để bảo đảm an-ninh thủy-vận cho vùng Nam Hải.
Về phương diện
hành-chánh, trong thời kỳ đó nhà cầm quyền Pháp và Việt đã có những quyết-định như sau:
- Nghị-định số 156-SC
ngày
15-6-1932
của Toàn Quyền Ðông-Dương đặt quần-đảo Hoàng Sa thành đơn-vị hành-chánh sáp nhập với tỉnh Thừa-Thiên.
- Thông cáo của Bộ Ngoại-Giao
Pháp về việc chiếm cứ quần-đảo Trường Sa đăng trong Công-báo của chính-phủ Pháp số 173 ngày
26-7-1933
trang
7839.
- Nghị-định số 4762
ngày
21-12-1933
của Thống-đốc Nam-Kỳ sáp nhập quần-đảo Trường Sa vào tỉnh Bà-Rịa.
- Dụ số 10 ngày
30-3-1933
năm Bảo Ðại thứ 13 đặt quần đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Thừa-Thiên.
- Nghị-định số 3282 ngày
5-5-1939
của Toàn Quyền Ðông Dương
sửa đổi nghị-định trên và chia địa hạt trên ra làm hai nhóm: Nhóm Nguyệt Thiềm
(Délégation du Croissant et dépendances) và Nhóm Tuyên Ðức
(Délégation de l'Amphitrite et dépendances). Trụ sở của hai vị đại-diện Pháp được đặt tại đảo San Hồ (Pattle) và đảo Phú-Lâm (Ile boisée).
b) Thời Cộng-Hòa
Dưới thời đệ nhất (1956-1963) và đệ nhị Cộng-Hòa (từ 1964...), chính phủ Việt-Nam Cộng-Hòa đã có nhiều công
tác và quyết-định hành-chánh liên hệ tới Hoàng-Sa và Trường-Sa:
- Từ 1956, Hải-quân
VNCH thường xuyên thám sát quần-đảo Hoàng
Sa và Trường Sa.
- Từ đó một trung-đội Ðịa-Phương-Quân tỉnh Quảng_Nam, gồm 40 người, do 1 sĩ-quan cấp úy chỉ-huy trú đóng tại đảo Hoàng Sa.
Các văn kiện
hành-chánh căn bản gồm có:
- Sắc-Lệnh số 143/NV
ngày
22-10-1956
,
Nghị-định số 76/BNV/HC/ND ngày
20-3-1958
và Sắc-Lệnh số 34/NV
ngày
29-1-1959
sáp nhập quần-đảo Trường Sa vào tỉnh Phước-Tuy (Bà-Rịa).
- Sắc-lệnh số 174/NV ngày
13-7-1961
của Tổng-Thống VNCH đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng-Nam (thay vì thuộc tỉnh Thừa-Thiên)
và thành lập quần-đảo này thành xã Ðịnh-Hải, thuộc quận Hòa-Vang.
- Do Sắc-lệnh số 709/BNV/HC ngày
21-10-1969
của Thủ-Tướng Chính-phủ VNCH, xã Ðịnh-Hải được sát nhập làm một với xã Hòa-Long, cùng thuộc quận
Hòa-Vang, tỉnh Quảng-Nam.
KẾT LU
N
Căn cứ vào các dữ kiện lịch-sử và
hành-chánh thượng dẫn, ta có thể khẳng định chủ-quyền bất khả xâm của Việt-Nam Cộng-Hòa trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong cả bốn phương-diện: lịch-sử, địa-lý, pháp-lý và thực-tế.
Các Chúa và Vua nhà Nguyễn đã thiết lập với các hải đảo những liên lạc thường xuyên có tính cách hành-chánh, quân-sự và
quan-thuế, chưa kể việc xây dựng quân trại, miếu vũ, mộ bia, v.v... đã trở thành những di-tích lịch-sử.
Nhìn lại quá trình lịch-sử chúng ta
thấy một số sự kiện lịch-sử và địa-lý quan trọng đáng ghi nhớ là:
- Năm 1634, một chiếc tàu
Hòa-Lan đã bị chìm đắm tại Hoàng-Sa (Paracels), viên Thuyền-trưởng và đoàn thủy-thủ lâm nạn đã được quan chức Quảng-Nam, dưới thời chúa Sãi, giúp đỡ cho trở về xứ Batavia.
- Năm 1702, dưới thời Chúa Minh Nguyễn-Phước-Chu, và từ đó về sau, sử sách đã nói tới Ðội Hoàng Sa có nhiệm vụ tuần tiểu hải phận xứ Ðàng Trong, kiểm soát các thương thuyền và đặc biệt thâu lượm được nhiều hàng hóa và kim khí, vật dụng tại quần đảo Hoàng Sa, đem về nộp cho Phủ Chúa tại Phú-Xuân.
- Năm 1802 (đầu niên hiệu Gia-Long), "cũng phỏng theo
chế-độ cũ, đặt Ðội Hoàng Sa" (theo Ðại Nam Nhất Thống Chí).
- Năm 1816, Vua Gia-Long thân chinh
tiếp nhận quần-đảo Hoàng Sa và thượng quốc-kỳ trên đảo (theo Jean Baptiste Chaigneau và Giám-mục Taberd).
- Năm 1820 (đầu niên hiệu Minh-Mạng) "thường sai thuyền công đến nơi dò xét hải trình..." (theo Ðại Nam Nhất Thống Chí).
- Năm 1835, Vua Minh-Mạng truyền lập miếu Hoàng
Sa dựng bia đá và tấm bình phong.
- Năm 1951, tại Hội-nghị
San Francisco
,
Thủ-Tướng Chính-phủ, Trưởng Phái-đoàn, đã công khai và long trọng tuyên bố chủ-quyền của Việt-Nam
trên hai quần-đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà chẳng có một nước nào (trong số 51 nước tham dự hội-nghị) phản đối cả.
Như vậy là chúng ta đã hội đủ những bằng chứng cụ thể tỏ rõ rằng các quần-đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của mình (animus) và mình đang khai thác (corpus) các hải-sản, hải-sâm,
phân chim, ốc xà-cừ, phốt-phát, đồi mồi, cát trắng, cát vàng, v.v... chứ không phải là
hoang đảo (res derelicta) mặc cho ai muốn chiếm thì chiếm.
Trải mấy ngàn năm lịch-sử, tổ-tiên chúng ta đã tranh
giành từng tấc đất ngọn rau trong cuộc bành-trướng lãnh-thổ khắp ba mặt: Nam tiến, Tây tiến và Ðông tiến, lấy Trường Sơn, sông Cửu Long và Nam Hải làm địa bàn sinh hoạt, như muốn thi gan đấu sức với núi cao bể cả, nói lên ý-chí quật cường của một dân-tộc chưa bao giờ chịu lùi bước trước nguy nan.
Ngày nay, đương đầu với những thử thách lớn lao, chúng ta chỉ có một con đường là trường kỳ chiến-đấu trên mọi mặt: quân-sự, chính-trị, ngoại-giao, để bảo vệ chủ quyền và sự vẹn toàn lãnh-thổ, lãnh-hải quốc-gia Việt-Nam.
=END=
5- Thế Giới Huyền Bí
- Khả Năng Thiên Lý Nhãn
Phạm Thái Lai
(SGT)
Một trong số những khả năng huyền bí con
người có thể thực hiện là khả năng thần giao cách cảm và khả năng thiên lý thần nhãn. Với những người có khả năng thần giao cách cảm họ có thể đọc thấy, nhìn thấy, hoặc nghe thấy những gì đã có trong tư tưởng của một người khác cho dù người đó đang đối diện trong gang tấc, hay cách biệt hàng ngàn cây số. Tuy nhiên, những người có khả năng thần giao cách cảm (telepathy) lại không có khả năng nhìn thấy những sự kiện có thực đang xẩy ra ở một nơi nào đó trên thế giới. Khả năng nhìn
thấy những gì đang xẩy ra ở một nơi cách xa người đó cả ngàn, vạn dặm hay ở một nơi rất gần, nhưng người đó không hề chứng kiến, được các khoa học gia nhìn nhận là khả năng thiên lý thần nhãn (clairvoyance) và khả năng này là một khả năng có thực đối với một số trường hợp ngoại lệ xưa cũng như nay.
Vào một ngày cuối tháng
10 năm 1978, một cậu bé bảy tuổi tên là Carl Carter sinh sống tại Los
Angeles đột nhiên bị mất tích sau khi gia đình của em thấy em đã không
trở về nhà như thường lệ mọi ngày. Vì không có đầy đủ chi tiết liên quan đến sự mất tích của em nên cảnh sát không biết đích xác em Carl Carter đã bị bắt cóc hay
bị lạc lõng ở một nơi nào đó trong thành phố.
Nhưng sau khi nghe một sĩ quan cảnh sát về hưu gợi ý, cảnh sát liền cho mời một người đàn bà từng nổi tiếng về những khả năng huyền bí tên là Joan đến để giúp đỡ cảnh sát trong việc tìm kiếm cậu bé Carl Carter. Trong thời gian không đầy vài tiếng đồng hồ làm việc, người đàn bà tên Joan đã cho cảnh sát biết cậu bé Carl
Carter bị bắt cóc và đã bị giết. Bà còn cho biết thêm, thủ phạm là một người đàn ông và bà có thể mô tả hình dạng hắn một cách tương đối kỹ càng.
Kết quả, qua những lời mô tả của bà
Joan, cảnh sát đã phác họa tương đối chính xác chân dung của thủ phạm và trao
bức chân dung đó cho cha mẹ của Carl Carter. Ngay khi nhìn vào bức họa, cha mẹ của em Carl
Carter lập tức nhận ra bức hình trông giống hệt người đàn ông thường lui tới gia đình tên là Butch.
Mấy tiếng đồng hồ sau, hung thủ tên Harold Ray có biệt danh là Butch bị câu lưu. Qua lời thú tội của hung thủ người ta mới biết ngoài Carl Carter, y còn giết thêm hai bé trai khác trước đó khoảng hai năm.
Ngay sau khi câu chuyện trên được lan truyền, nhiều người ngạc nhiên thừa nhận những khả năng ngoại hạng của Joan. Nhất là chính bản thân bà Joan lại là người không bao giờ gặp mặt hung thủ. Vậy mà qua việc vận dụng tâm linh tối đa với một định lực cao độ cộng với những khả năng huyến bí của chính bản thân,
bà Joan đã có thể nhận diện được hung thủ một cách rõ ràng không khác gì bà đã gặp mặt một hung thủ bằng xương
bằng thịt.
Dĩ nhiên, câu chuyện về khả năng huyền bí nhưng hoàn
toàn có thật của bà Joan được trình bầy ở trên không phải là câu chuyện duy nhất. Thực tế, trên thế giới trong thời gian nhiều thế kỷ qua đã ghi lại không thiếu gì những câu chuyện có thật về những người có khả năng được mô tả là "thiên lý thần nhãn". Những người này đã giúp cảnh sát điều tra một cách thành công những vụ án tưởng chừng mãi mãi câm nín.
Theo sự nghiên cứu của các
khoa học gia thì những người có khả năng tương tự như bà Joan là những người tuy bình thường trong nhiều phương diện nhưng lại là những người đặc biệt có giác quan thứ sáu. Chính nhờ giác quan thứ sáu hoàn toàn vô hình này nên những người đó có thể nhìn thấy những hình ảnh vô hình hoặc nghe thấy những âm thanh người bình thường không thể nghe thấy.
Nhờ ở giác quan thứ sáu nên
những người như bà Joan còn có thể nhìn thấy những câu chuyện, những sự kiện, những biến cố đã hoặc đang xẩy ra ở một nơi cách xa hàng trăm, thậm chí hàng ngàn cây số. Chính nhờ ở khả năng có thể nhìn thấu chuyện xa gần nên những người có khả năng như vậy thường được các khoa học gia coi là những người có khả năng thiên lý nhãn (clairvoyance).
Khác hẳn với những người có khả năng thần giao cách cảm có thể nhìn được, cảm được những điều người khác đang suy tư, tưởng tượng, những người có khả năng thiên lý nhãn có thể cảm nhận những sự kiện, những hình ảnh không
hề có trong tư tưởng người khác.
Một trong những câu
chuyện có thực được ghi lại trong lịch sử những câu chuyện huyền bí chứng minh khả năng ngoại hạng của những người có cặp mắt thiên lý nhãn là câu chuyện về một khoa học gia Thụy Ðiển tên là
Emanual Swedenborg, người từng nổi tiếng về những phán đoán ly kỳ nhưng hoàn toàn có thật ở thế kỷ 18.
Chính vì những phán đoán ngoại hạng vượt xa sự lĩnh hội của những người bình thường nên cuộc đời và khả năng huyền bí của Emanual Swedenborg đã được các nhà
khoa học khác nghiên cứu tỷ mỷ trong đó có cả một triết gia nổi tiếng người Ðức tên là Immanuel Kant.
Trong số những sự kiện được Emanual Swedenborg nhìn thấy với khả năng thiên
lý nhãn, sự kiện gây chấn động nhất thời bấy giờ là câu chuyện Emanual Swedenborg nhìn thấy một đám cháy
khổng lồ mặc dù đám cháy đó đang xẩy ra cách nơi ông ở tới 480 cây số đường chim bay.
Căn cứ vào những tài liệu được lưu trữ cho đến ngày nay người ta được biết Emanual Swedenborg đã rời khỏi Anh Quốc và đặt chân đến tỉnh Gothenburg vào lúc bốn giờ chiều ngày Thứ Bảy. Nhưng kể từ khi đặt chân đến Gothenburg, Emanual Swedenborg cảm thấy bồn chồn nôn
nóng một cách lạ thường khiến cho ông ăn không ngon, ngủ không yên. Kết quả, sau những giờ phút bồn chồn nôn nóng như vậy, Emanual Swedenborg liền quyết định bỏ nhà đi dạo.
Chính trong chuyến đi dạo,
Emanual Swedenborg đột nhiên nhìn thấy rất rõ nét hình ảnh một đám cháy khổng lồ cách nhà của ông không bao xa mặc dù khi đó, ông đang ở Gothenburg, cách xa căn nhà của ông tới 480 cây
số.
Trong suốt buổi chiều hôm đó, ông vẫn tiếp tục sống trong
trạng thái bồn chồn, lo lắng. Ðến tám giờ tối cùng ngày, ông Emanual Swedenborg đột nhiên
tuyên bố, đám cháy đã được dập tắt và kể từ đó, trạng thái bồn chồn lo lắng trong tâm tư của ông cũng chấm dứt.
Là một người ý thức được khá rõ ràng khả năng thiên bẩm và hoàn toàn ngoại hạng của mình nên lập tức ông Emanual Swedenborg cho công bố những điều ông đã nhìn thấy lên
quan tỉnh trưởng cũng như cho báo chí. Vì danh tiếng của ông đã nổi như cồn thời bấy giờ nên nhiều người đã chăm chú theo dõi tin tức trong một tâm trạng cực kỳ gay cấn.
Ở thời điểm đó, phương
tiện thông tin truyền thông hãy còn thô sơ lạc hậu nên mãi đến ngày thứ hai tuần kế đó, tin tức về đám cháy mới được gửi đến tỉnh Gothenburg xác nhận những gì
Emanual Swedenborg đã tuyên bố là đúng.
***
Suốt thời gian
nhiều thế kỷ, những hiện tượng thiên lý nhãn đã được ghi nhận tương đối nhiều nhưng việc nghiên cứu về khả năng huyền bí đó một cách khoa học vẫn chưa được tiến hành một cách nghiêm chỉnh.
Cho đến những năm của thập niên
1930, tiến sĩ Rhine, khoa học gia nổi tiếng Hoa Kỳ về những thí nghiệm thần giao cách cảm, đã cùng với một số đồng nghiệp của ông tại Viện Ðại Học Duke tiến hành
nghiên cứu kỹ càng hiện tượng thiên lý nhãn.
Nhưng mặc dù kết quả nghiên cứu nhìn nhận khả năng thiên
lý thần nhãn của con người đã được ghi nhận, mọi toan tính giải thích khả năng ngoại hạng này trên căn bản khoa học, cho đến nay vẫn chưa thành công.
Bước vào những năm đầu của thế kỷ 20, một kỹ sư người Ba Lan tên là Stephan Ossowiecki đã mang đến một sự chấn động cho thế giới sau khi ông cho trình bầy khả năng
"nhìn thấu qua vật chất" của ông trước đông đảo những nhà nghiên cứu nổi tiếng thế giới.
Khác hẳn những người có khả năng thiên lý thần nhãn khác có thể nhìn thấy những chuyện đang xẩy ra cách xa hàng ngàn dặm, Stephan Ossowiecki có thể chứng minh
cho mọi người thấy rõ khả năng kỳ bí của ông bằng cách đọc được những gì người khác đã viết trên giấy mặc dù những tấm giấy đó đã được bỏ vào trong một phong bì và được dán kín.
Trong một cuộc trình
diễn với sự tham dự của nhiều khoa học gia nổi tiếng thế giới được tổ chức tại thủ đô Warsaw vào năm 1923, khả năng ngoại hạng của Stephan Ossowiecki đã được kiểm nghiệm qua một loạt những thí
nghiệm khác nhau.
Ðặc biệt, trong
cuộc trình diễn, tiến sĩ Eric Dingwall đã cho gửi đến một chiếc phong bì ba lớp trong đó có một tấm giấy nhỏ. Trên tấm giấy có vẽ một lá cờ, một cái chai ở góc trái và bên dưới có đề rõ ngày 22 tháng tám năm 1923.
Ngay sau khi nhận tấm phong
bì dầy tới ba lớp từ tay một người lạ, lập tức Stephan Ossowiecki cho biết một cách chính xác những gì chứa trong
phong bì đồng thời Stephan Ossowiecki cũng cầm bút vẽ lại những gì ông đã "nhìn thấy" trên giấy, mặc dù tờ giấy vẫn còn nằm trong phong bì.
Mặc dù hai bức vẽ, một của ông và
một của tiến sĩ Eric Dingwall, có những dị biệt về tiểu tiết nhưng nhìn
chung ai cũng phải thừa nhận những điểm tương đồng đã chứng tỏ những tài năng ngoại hạng và cực kỳ kỳ bí của Stephan
Ossowiecki.
Ðiều kỳ lạ hơn nữa là ngay
khi nhận được tấm phong bì từ tay một đệ tam nhân, Stephan Ossowiecki còn biết rõ người vẽ và viết trên tấm giấy trong phong bì là một người khác chứ không phải là người đã trực tiếp trao phong bì cho ông.
Mặc dù Stephan Ossowiecki không
"nhìn thấy" ngày 22 tháng tám trên tấm giấy gói
trong phong bì nhưng ông đã thành công trong việc ghi xuống con số 1923
chính xác như trong giấy mặc dù năm đó là năm 1921. Ðiều này đã khiến cho nhiều khoa học gia hiện diện phải ngạc nhiên và thừa nhận tài năng ngoại hạng của ông.
Cũng vì thấy có nhiều nhân vật có khả năng thiên
lý thần nhãn nên đến năm 1949, một bác sĩ người Hoa Kỳ tên là J.Rhodes đã tiến hành một số thí nghiệm trong mục đích đi tìm sự giải thích cho khả năng ngoại hạng này.
Theo sự ghi nhận của
J.Rhodes, một số người quả thực có khả năng biết rõ những vật được giấu trong phong bì như thuốc men hay
thư từ cho dù những thứ đó có được gói kín trong mấy lần phong bì đi chăng nữa.
Chính vì phát hiện được những khả năng kỳ bí của một số người như vậy nên bác sĩ J.Rhodes đã cho khai sinh một từ mới trong kho tàng ngôn ngữ tiếng Anh có tên
psychometry, có nghĩa là "đo lường tâm linh".
Một trường hợp ngoại hạng có khả năng thiên lý thần nhãn khác được khoa học trên thế giới nghiên cứu và thừa nhận là trường hợp một người đàn bà Mễ Tây Cơ tên là Maria Zierold.
Qua một số thí nghiệm và
nghiên cứu, các khoa học gia phát hiện, một khi bị thôi miên ở trạng thái nửa mê nửa tỉnh, bà Maria Zierold có thể nhìn thấy những gì ở bên kia
cửa trong khi cửa được đóng kín.
Hơn thế nữa, nếu đặt vào tay bà bất kỳ một vật gì, bà có thể mô tả tương đối rõ ràng những sự kiện, những hình ảnh, thậm chí cả những âm thanh có liên quan đến vật đó trong
quá khứ.
Trong một lần thí nghiệm, các
khoa học gia đã đặt vào tay bà một sợi dây buộc quân khuyển của một người lính Ðức và chứng kiến bà Maria Zierold tái tạo một cách thành công
toàn bộ quang cảnh một trận chiến và nguyên nhân khiến cho 15 người lính bị tử thương, thân xác tan nát sau khi một trái pháo rơi trúng đội hình.
Cho đến nay, trải qua nhiều thế kỷ, nhân loại, trong đó có các
khoa học gia, đã phải thừa nhận, khả năng thiên lý thần nhãn đối với một số người là khả năng có thực tương tự như khả năng thần giao cách cảm. Nhưng những trường hợp có tài ngoại hạng như Maria Zierold hay Stephan Ossowiecki được coi là hiếm hoi hơn và chuyện giải thích cho đến nay vẫn còn là chuyện ngoài tầm tay với của khoa học hiện đại.
=END=
6- Gương Xưa Tích Cũ
- Nợ Thiệt Không Ðây
Mõ Sàigòn
(SGT)
Cửu Khuông, người tỉnh Sơn Tây, mồ côi cha từ thuở nhỏ, nên mẹ hết sức yêu chiều thương mến, thường nói với con rằng:
- Bên cạnh sự thất bại của người đàn ông, luôn luôn có bóng dáng của một người phụ nữ, nên hỉ sự phải hết sức là cẩn thận, bởi trước sắc đẹp hơi phê. Ðàn ông không bao giờ cảnh giác.
Khuông lẹ miệng đáp:
- Tình ngắn thì lưỡi dài! Mẹ yên tâm. Con sẽ kiếm cô nào ít nói.
Ngày nọ, Khuông ra chợ mua rau,
bất chợt gặp một thiếu nữ cũng đang đứng mua rau đẹp không biết bao nhiêu mà nói, bèn nghiêng ngửa con tim đến nỗi quên phứt lời tâm huyết của mẹ, đã vậy còn lẩm bẩm với thân:
- Ta mà cưới được người con gái này làm vợ, thì cho dù có phải lên rừng tìm
ngà, xuống biển mò ngọc trai, cũng mừng rơn chơi tới.
Rồi nghệch mặt ra mà
nhìn, thậm chí người bán rau gọi ba lần bảy lượt mới bừng tỉnh cơn mê, ấp úng nói:
- Tên bác dì nội ngoại hai bên
có thể quên, nhưng tên của giai nhân thì chẳng những không quên mà còn phải khắc ghi vào
tâm khảm. Chỉ tiếc là chưa kịp lời nào, thì đã vội cách xa, nên chút tâm tư chưa thể tỏ bày ra được. Thiệt là đáng tiếc!
Người bán rau nghe vậy, mới buột miệng nói:
- Khách quan không thể nào bắt dính được đâu!
Khuông sửng sốt nói:
-
Tay
không đeo nhẫn là đang còn độc thân. Ði chợ mà không có nữ tì theo hầu phải là hàng dân giả. Trong giỏ có thịt có rau thì không phải người tu hành. Mần răng không dính?
Người bán rau đáp:
- Cô ấy họ Vũ, tên là
Phương Di, ở cái nhà gạch ngay khúc quanh đàng kia, được bạn bè phong cho là hoa hậu ở chợ này. Năm cô ấy được mười ba tuổi, bố chẳng may bị té sông mà chết, nên bao nhiêu sự yêu thương dồn hết cho mẹ, đã vậy còn nói với với chúng bạn rằng: "Bỏ mẹ đi lấy chồng. Lỡ ngày nào mẹ bị bệnh, mà chồng không cho về, thì hiếu đạo mần răng mà tính?", nên cho dù có trầu rượu bưng qua, hoặc mối mai đưa lời, cũng lắc lịa lắc lia. Xem như thế đủ biết hung nhiều kiết ít.
Khuông nghe vậy có ý ngại, nhưng khi về đến nhà, thì hình ảnh của Di chiếm đầy trong tâm tưởng, bất kể ở trong
nhà, bất kể ở ngoài sân, bất kể trằn trọc đêm thâu hay đắm chìm trong giấc mộng, khiến mẹ là Cửu thị quặn thắt chốn tim gan, lẩm bẩm mà rằng:
- Khi một người thất tình thì có thể nói nhớ thành quên, nói không thành có, nói đó thành đây, nói
tây
thành... hầm bà lằng xá xíu. Phần con ta, tuy thân xác bên mình luôn hiện diện, nhưng hồn bỗng vụt bay,
thì không cần chấm số tử vi cũng biết ruột gan nhiều rắc rối...
Nghĩ vậy, liền thở ra một cái, rồi gọi Khuông đến mà nói rằng:
- Việc gì có thể làm hôm nay, lỡ kẹt có để đến ngày mai cũng hổng sao, duy chỉ có tình yêu là không thể để qua ngày
mai được, mà con vẫn chập chờn không thốt. Chẳng bậy lắm ư?
Khuông trố mắt ra nhìn
mẹ, rồi ngơ ngác nói:
- Chuyện trong gan trong ruột, mà mẹ tỏ tường, là cớ làm sao?
Cửu thị buồn thiu đáp:
- Mấy ngày liền, con đều muốn đi chợ mua rau, trong khi rau ở nhà đang còn
ba bó, mà từ nào tới giờ, con chỉ chuộng cá tôm. Nay đổi thay làm vậy, thì chắc chắn phải có chút yêu đương thổi tràn vô trong đó.
Rồi nghèn nghẹn nói rằng:
- Người ta yêu nói gì với ta, ta
cũng nhớ. Vậy có phải... nó là đứa bán rau chăng?
Khuông lắc đầu đáp:
- Không phải! Không phải!
Cửu thị ngước mắt lên nhìn con, bực bội nói:
- Không phải đứa bán rau. Vậy là ai?
Khuông sợ mẹ giận, liền đem mọi chuyện ra mà kể. Lúc kể xong, mới rụt rè nói:
- Nhất lý nhì lỳ ba... liều mạng. Cho dẫu cô ấy không
chịu lấy chồng, nhưng chưa thử thì làm sao biết rớt?
Cửu thị lắc đầu đáp:
- Tình cảm là lãnh vực không
thể cưỡng cầu hay ép buộc. Cái gì đến thì nó sẽ đến. Nó chưa đến thì ráng ngồi chờ. Chớ đừng có chạy lung tung. Chẳng những hổng đặng chi mà còn gây khổ cho người khác!
Khuông nghe mẹ bàn ra
trớt quớt như vậy, liền u uất nói:
- Kiếp này mà không lấy được Phương Di, thì còn sống trên cõi dương gian mần chi nữa!
Rồi đứng dậy mà đi. Phần Cửu thị, từ lúc thấy được vẻ bất cần đời hiện trên nét mặt của con, lòng vô cùng hãi sợ, bởi lo con làm bậy làm
càn, nên cháy mẹ tim gan, hơ hãi nói:
- Sự gấp gáp dễ dẫn con người ta đến những quyết định vội vàng, mà sự vội vàng chỉ cách nỗi tanh bành chỉ một bước chân, thì ta không thể bình tâm đứng ngó!
Qua ngày mai, Cửu thị ra chợ mua mười trái thị, rồi nhắm hướng nhà của Phương Di mà bước. Lúc đến nơi, mới xin vào gặp Vũ thị mà nói rằng:
- Chị có con gái, tôi có con trai. Sao
không xáp vô cho tình mau gắn bó?
Vũ thị ngẩn ngơ đáp:
- Chỉ một chục thị mà tính
chuyện cưới xin. Có hẻo quá chăng?
Cửu thị hốt hoảng nói:
- Miếng trầu là đầu câu chuyện. Chị không ăn được trầu, nên phải mua thị là vì duyên cớ đó.
Vũ thị nghe vậy, lòng bỗng dịu đi hơn nữa, rồi từ tốn nói:
- Dựng vợ gả chồng là
tính cho con chớ không phải cho tôi, nên phải dò xem ý con trẻ thế nào. Chứ không thể vui miệng hứa tràn ra như thế.
Tối ấy, lúc cơm nước đã xong, Vũ thị mới gọi Di đến mà nói rằng:
- Yêu vì tình nhưng lấy vì...
tiền, mà họ Cửu cũng đồng dạng như ta. Mần răng tính toán?
Phương Di hồn nhiên đáp:
- Lấy chồng thì
khó vuông tròn chữ hiếu, mà con lại xem hiếu nặng hơn tình, nên cứ vậy lơ luôn. Hà cớ chi mẹ phải nuôi nhiều thắc mắc?
Vũ thị đưa
tay đè lên ngực, thở ra một hơi mấy cái, rồi nặng nhọc nói:
- Con có lòng nghĩ đến mẹ, mẹ hạnh phúc vô cùng, nhưng nếu vì mẹ mà con lỡ phận duyên,
thì mẹ sẽ hối tiếc cho đến ngày tắt bếp.
Di đưa tay rờ trán mẹ, thì thấy hổng sao,
liền hiểu mẹ bình thường không bịnh, bèn trố mắt hỏi:
- Mẹ nói vậy nghĩa là làm
sao?
Vũ thị bình tĩnh đáp:
- Con đang ở tuổi... ten, được nhiều người đưa đón, nên không biết quý mối chân tình của người khác gởi trao. Chừng đến lúc con ngoài ba mươi mấy, mới cảm được sự đơn lẻ nó khủng khiếp chừng nào. Phần mẹ, trường đời đã trải, tuổi tác lại cao, thì không thể bên con vui cười mãi được...
Rồi thở hắt ra một cái, mà
nói rằng:
- Nếu con thật lòng muốn báo hiếu, thì bớt kén cá
chọn canh, để nhà mình thêm cái... rể. Chớ con cứ cố chấp như vầy, thì trước là xúi mẹ buồn đau, sau chữ nợ duyên cũng ngàn hôm không đến.
Mấy ngày sau, Di ra đường đi chợ. Lúc qua một khúc quanh, bất chợt có người kéo giỏ xách. Di hốt hoảng kêu la, nhưng người ấy vội nói rằng:
- Tiểu sinh không phải là kẻ cướp. Thực ra là vì tưởng nhớ đến nương tử mà ra, nên ước ao đứng gần thêm một chút, thành ra mạo phạm. Xin nương tử mở lượng hải hà mà tha thứ cho.
Di nghe vậy, bỗng nổi tính tò mò, thắc mắc nói:
- Thiếp và chàng chưa hề gặp mặt nhau.
Sao yêu thương lại về mau như thế?
Người ấy đáp:
- Tiểu sinh biết nương
tử ở hàng rau, nên từ đó mơ tưởng, đâm ra ăn rau nhiều hơn ăn thịt. Tiểu sinh trộm nghĩ rằng: Phải có nợ duyên từ muôn kiếp trước mới được cùng giờ cùng tháng cùng năm mà hội ngộ với nhau bên hàng rau sạch. Chớ giữa biết bao người lui tới, mà sao không hề để ý về nhau, thì rõ ra đã có ước se rồi đó vậy.
Di từ nào tới giờ chỉ dành
tình thương về mẹ, nên không hề nghĩ đến tình yêu luyến ái. Bất chợt hôm nay đụng phải kẻ tình si, liền nhộn nhạo tim gan mà nhủ thầm trong dạ:
- Ta đọc truyện cũng nhiều, xem
phim cũng lắm, nên hiểu được nhiều cảnh éo le, nhưng chưa hề thấy cảnh nào y như thế!
Bèn lặng người đi một chút, rồi ngập ngừng nghĩ tiếp: "May mà hôm đó gặp ở hàng
rau. Chớ đụng ở hàng cháo lòng, thì thiệt không biết phải giấu mặt vào đâu đây nữa!"
Ðoạn, nhìn thẳng vào mặt Khuông,
tha thiết nói:
- Ðến bây giờ thiếp mới hiểu được, bên cái tình mẹ bao la, vẫn còn một cái khác thật nồng nàn, mà đã từ lâu. Thiếp vô tình không biết.
Khuông nghe vậy, tưởng như cha đội mồ sống lại cũng khó mừng hơn thế, liền sung sướng nói:
- Ban ngày hay ban đêm, trong
mơ hay lúc tỉnh, tiểu sinh lúc nào cũng ôm trọn hình bóng nương tử đặt nhẹ trong tim. Nguyện suốt đời như thế.
Di mát lòng mát dạ. Phải nói là đã hổng biết bao
nhiêu mà tính, rồi đắm đuối nhìn Khuông, sảng khoái nói:
- Chỉ cần hai bước chân của chúng ta đều nhau, thì mọi cản trở khó khăn đều tan hoang hết cả.
Rồi hẹn hai ngày sau gặp lại. Tối ấy Khuông
không làm sao ngủ được, bèn lấy xấp giấy hoa tiên, cặm cụi viết: Trên trời con chim bay, dưới đất còn để lại cái bóng. Ðã nhiều lần tiểu sinh thấy người cười hạnh phúc, thì trong lòng của tiểu sinh
tràn đầy ngưỡng mộ - rồi hy vọng đời mình - sẽ ít nhất một lần nở tròn to như thế, nhưng mùa lại theo mùa, trăng lại vào trăng, mà mộng ước năm xưa vẫn chưa thành sự thật. Cho đến hôm nay, ở cái lúc không bao giờ ngờ trước - nương tử lại hiện ra - phất tay hoàn thành tâm nguyện, khiến tiểu sinh bụng dạ lao xao,
như người đang say sóng...
Rồi gục đầu xuống bàn mà ngủ. Gặp lúc Cửu thị đi qua, cầm lên mà đọc, rồi mắt trợn ngược lên, u uất nói:
- Nuôi nó cả đời, mà chớ hề nghe nó nói một câu cho mát lòng mát dạ. Còn với người ta, xa cách một chút mà tim gan đã ra chiều khó chịu. Thiệt là tức chết!
=END=
**********************************