VIETNAM
NEWS NETWORK (VNN)
P.O. Box
661162
Sacramento
,
CA
95866
Phone & Fax: 916-480-2724
Email: vnn@vnn-news.com
Website: www.vnn-news.com
**********************************
Bài Vở Hàng Ngày
Ngày 27 Tháng 07 Năm 2007
**********************************
1-
Thời Sự Việt
Nam
- Lạc điệu!
Bùi Tín
2-
Diễn Ðàn Quốc Nội
- Nông thôn
vùng dậy
BS Nguyễn Ðan Quế
3- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Gặp gỡ và cảm nhận
Nguyễn Xuân Nghĩa
4- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Miễn Visa, một cạm bẫy tinh vi của Việt cộng
Lê Hùng Bruxelle
5- Tham Khảo
- Bài học cho VN từ Ấn Ðộ (Phần 2)
6- Tài Liệu
- Ðại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế Tại Dakar Thông Qua Quyết Nghị Về Việt Nam
Bản Tin Liên Hội Nhân
Quyền Việt
Nam
ở Thụy Sĩ
7- Tạp Chí Á Châu
- Tình hữu Nghị Của Hai Nước Hàn Nhật Qua Chuyện Olympic Mùa Ðông
Minh Dũng
8- Tin Tức Di Trú
- Ảnh Hưởng của Vấn Ðề Cải Tổ Di Trú Ðối Với Các Công Ty Hoa Kỳ - Lịch cấp chiếu khán di dân tính đến tháng 08-2007
9- Truyện Hay Ngoại Quốc
- Phép nhiệm màu
Cynthia Mercati
**********************************
1-
Thời Sự Việt
Nam
- Lạc điệu!
Bùi Tín
Mùa hè trong nước đang nóng, cái nóng nung người nóng nóng ghê! Thời sự trong nước cũng nóng, nóng nóng ghê, nóng dồn dập. Khai mạc quốc hội khoá
12, bầu các chức vụ cao nhất: Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội mới, Thủ tướng mới, Chánh án Toà án nhân dân tối cao mới, Viện trưởng viện kiểm sát tối cao mới, cử các thành viên chính phủ mới... Trước cuộc họp quốc hội đã có cuộc họp hội nghị trung ương 5 của khoá X.
Họp Trung ương đảng và họp quốc hội đầu tiên sau khi hội nhập quốc tế, chắc hẳn sẽ có không khí mới mẻ, cách đề cập mới mẻ, những nội dung mới mẻ, thúc đẩy chính sách đổi mới một bước quan trọng về phía trước. Vậy mà không phải thế. Mọi hy vọng dù nhỏ nhoi đều nhường cho thất vọng.
Mười ngày họp Trung ương
chỉ để đẻ ra 5 nghị quyết dài dòng, nhạt nhẽo, giáo điều và công thức đến ghê rợn. Vẫn là văn phong và nhãn hiệu của cái công ty viết lách ''Học viện chính trị quốc gia'', tha hồ viết để nhận thù lao loại đặc biệt hàng tỉ đồng chia nhau. Nghị quyết về ''cải tiến sự lãnh đạo của đảng'', về ''công tác lý luận, tư tưởng và báo chí'', về ''cải cách hành chính'', về ''công tác kiểm tra của đảng'', về ''nhân sự cấp cao của nhà nước''; 5 nghị quyết cổ lỗ mang những căn bệnh của cơ quan lãnh đạo mà nhà nghiên cứu Ðặng Quốc Bảo đầy nhiệt huyết và trí tuệ chỉ ra từ 3 năm trước: thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu khả năng đột phá để tiến lên, xa rời thực tế nóng bỏng của đất nước.
Quốc hội khoá 12 có gì mới hơn? - trẻ hơn, có học hơn đôi chút,
nhưng có mặt lại tệ hơn,- tiến lên, lùi xuống -, về cơ bản vẫn là quốc hội ''của đảng, do đảng, vì đảng''. Tỉ lệ người ngoài đảng có dự định tăng từ 10% lên 20%, thì chỉ đạt chưa đến 9%, chỉ có 43 người ngoài đảng bên cạnh 450 đảng viên. Ðiều làm trò cười là sau khi kêu gọi cử tri tự ứng cử tự do, có đến 230 công dân hí hửng tự ra ứng cử thì đảng đã dùng công cụ Mặt trận tổ quốc (của riêng đảng CS) gạt phăng 200 vị ra qua 3 màn hiệp thương đầy ''sáng tạo'', để rồi loại nốt 29 trong 30 vị còn lại trong danh sách qua màn ''lãnh đạo'' bằng rỉ tai, chỉ trỏ của đảng viên ở chi bộ cơ sở, để cuối cùng chỉ còn duy nhất một vị trúng cử. Có lẽ nên có chỗ ngồi riêng biệt cho của hiếm.
Quốc hội thời hội nhập vẫn là theo nếp cũ, không
có tự do ứng cử, bầu cử, không có tranh cử, không có chương trình khác nhau để so sánh lựa chọn, phần lớn vẫn là bầu qua
quít cho xong chuyện, cho yên thân; nhiều chuyện cười ra nước mắt, như sai ô-sin đi bầu thay ông bà chủ, như một chú bé bỏ phiếu thay cho cả gia đình lớn, một người bỏ 20 phiếu cho cả số nhà!
Vẫn là một quốc hội lạc điệu với nền dân chủ văn minh, một quốc hội kiểu cổ lỗ, vắng bóng
không khí tranh cử sôi nổi có lựa chọn của toàn xã hội, một cuộc bầu cử nhạt nhẽo, đơn điệu, đáng xấu hổ với người nước ngoài, đáng tự vấn lương tâm của kẻ lãnh đạo thời mở cửa và hội nhập.
Ðêm trước ngày 493 đại biểu quốc hội mới tề tựu tại thủ đô để vào lăng viếng ông Hồ Chí Minh, Bộ công an đã huy đông cả một đội quân đặc nhiệm, với súng đạn lớn nhỏ, dùi cui, hơi cay, xe thùng, xe tải càn quét tàn bạo gần một nghìn
dân oan đang đòi lại quyền sở hữu nhà đất hợp pháp bị bọn cường hào mới là quan chức cộng sản địa phương chiếm đoạt bằng quyền lực thô bạo. Tội ác mới chồng lên tội ác cũ, quốc hội mới khoá 12 khai mạc trong một cuộc ''chiến tranh một chiều'' bằng bạo lực đối với những người cùng khổ nhất trong xã hội, chà đạp nhân phẩm của lương dân oan trái mà lẽ ra họ phải có
trách nhiệm tiếp cận để tìm hiểu, tháo gỡ vướng mắc và giải quyết.
Có đại biểu quốc hội nào dám đứng dậy chất vấn bộ công an về hành động thô bạo mất lòng dân trên đây, khi tin xác thực là có người dân bị công án đánh chảy máu, vỡ đầu, có người bị đánh sái chân sái tay, bị ngất xỉu, bị ném lên xe tải như súc vật?
Và có đại biểu nào dám đứng thẳng dậy chất vấn người cầm đầu chính phủ về sự kiện ngày 9 tháng 7 mới đây tàu chiến Trung quốc bắn chết ngư dân nước ta tại vùng biển Trường Sa, dư luận quốc tế đưa tin sôi nổi, và nhân sự kiện này yêu cầu công khai hoá, minh bạch hoá tất cả những tổn thất trên đất liền và trên biển qua các hiệp định Việt-Trung năm 1999 và năm 2000, đến nay vẫn bị giấu kín các bản đồ kèm theo văn kiện.
Trong thời mở cửa, hội nhập, công
khai, minh bạch, không thể cứ che che giấu giấu mãi nhân dân và
công luận.
Theo dõi trên truyền hình những phiên
họp đầu quốc hội khoá 12 sao mà cổ lỗ nặng nề. Màn bầu chủ tịch Quốc hội, bầu Chủ tịch nước, rồi bầu Thủ tướng hình thức, rỉnh rang. Ðúng là đóng kịch gượng gạo, vô duyên. Mấy vị đó đều được phân vai vế chia nhau ngôi thứ, từ đại hội đảng 10 hơn 1 năm trước cho nhiệm kỳ 5 năm, đã nhận việc hơn 1 năm rồi, nay lại bầy trò bầu cử, mỗi vị đều nguyên vị, không có ai ứng cử, tranh cử, vậy mà vẫn cứ giới thiệu ''danh sách''(!), rồi trao đổi ý kiến cả buổi ở từng đoàn, rồi xếp hàng bỏ phiếu ''độc diễn'', đúng là diễn trò để chụp ảnh, quay phim, mất thì giờ vô tội vạ, đáng xấu hổ khi bao nhiêu việc khác thiết thực cần làm. Người ta vẫn làm theo kiểu cũ, thời cửa đóng then cài, sau bức màn tre, thành cố tật, bất cần người dân trông thấy, người các nước khác trông vào! Thật là lạc lõng, lạc điệu với thời cuộc, lạc điệu với thế giới văn minh.
Rồi đúng vào dịp khai mạc quốc hội khoá
12, vụ PMU 18, vụ án số một trong 20 vụ tham nhũng lớn nhất được đưa ra xử ngày 1 tháng 8, sau 19 tháng ngâm tôm. Lại một trò cười ra nước mắt của 493 đại biểu nhân dân, vì 8 kẻ tội phạm chính từng bị truy tố về tham nhũng thì nay chỉ còn bị xử về 2 tội ''đánh bạc'' và ''đút lót''. Vụ án đã được uốn nắn lại cho vừa khuôn khổ cần thiết; 3 triệu 6 đôla cá cược được hạ xuống là hơn 700 ngàn đôla, Bùi Tiến Dũng thoát khỏi tội tham nhũng lớn có thể bị mất đầu, vì không có bằng chứng tiền công quỹ bị moi móc, vì người đại diện WB (Ngân hàng thế giới) cũng thừa nhận là không có dấu vết như thế. Có thể chính cơ quan điều tra của bộ công an
theo lệnh trên đã giúp Bùi Tiến Dũng chùi sạch mép, để không còn dấu tích ăn vụng hàng mấy triệu đôla công quỹ. Dũng chỉ cần khai tỉnh bơ đó là tiền riêng vay mượn bạn bè thân quen. Vì sao? Vì Dũng là kẻ thân
tín, coi như người nhà của ông tổng bí thư Nông Ðức Mạnh, vì Dũng được ông Mạnh tin cậy gửi gắm cả con gái và con rể, để hai quý nhân này là '' tay hòm chìa khoá'', nghĩa là
Chánh văn phòng và phó văn phòng của ''Dũng - Tổng''. Có đại biểu nào lên tiếng về kiểu cách chống tham nhũng độc đáo đến vậy?
Và có ai dám đặt vấn đề tư cách đại biểu của cậu ''hoàng tử cộng sản'' Nông Quốc Tuấn, con trai ông tổng bí thư Nông Ðức Mạnh, từng bị đa số đại biểu đại hội X đảng CS gạt bỏ khỏi danh sách do ông Mạnh tiến cử, thế mà kỳ này ông
Mạnh vẫn cố nhồi nhét lấy được, sau khi đổi chỗ bỏ phiếu của Tuấn từ Hànội lên Lạng Sơn để ăn chắc. Cứ như Kim Nhật Thành chuẩn bị cho quý tử Kim Chính Nhất nối ngôi! Cũng là lạc điệu.
Ngày 24-7 mới rồi khi nhậm chức ông Triết và ông
Trọng đều long trọng hứa xây dựng nền dân chủ pháp trị, một chế độ nghiêm theo Hiến pháp và luật pháp do dân vì dân. Thế nhưng những chuyện tức thì xảy ra nhãn
tiền tại quốc hội và quanh quốc hội cho thấy vẫn có những khoảng cách khá xa giữa lời hứa và việc làm. Có quá nhiều điều lạc điệu với đổi mới và hội nhập.
Họp Trung ương đảng và Quốc hội nhạt nhẽo giữa mùa hè oi bức, dân ta chỉ tìm vui ở những trận đá bóng để hy vọng, để rồi cũng lại thất vọng. Nền đá bóng nhích lên khá nhưng vẫn ở vị trí 117
của thế giới do virus tham nhũng xâm nhập nặng nề. Mong rằng Quốc hội đặt chỉ tiêu phấn đấu để nước ta không còn xếp thứ 146 về dân chủ, 138 về tự do báo chí, thứ 125 về rủi ro trong đầu tư, đèn đỏ về chất lượng đại học...
Lại phải chờ 5 năm nữa? Ðể không còn là quốc hội của đảng, do đảng, vì đảng. Ðể có tự do ứng cử thật sự. Ðể không còn duy nhất một người tự ứng cử trúng cử. Ðể không còn dẹp dân, xúc dân để mừng quốc hội mới mở cửa. Ðể không còn hoàng tử cộng sản nối ngôi. Ðể chống tham nhũng không còn kiểu tài tử, tuỳ tiện làm trò cười, chạy tội cho nhau. Ðể đổi mới ra đổi mới. Hội nhập ra hội nhập.
Ðể tiếp nhận ngay thật và lương
thiện những giá trị quý báu nhất của thế giới văn minh: tự do, dân chủ, bình đẳng, tôn trọng hiến pháp, luật pháp, tôn trọng nhân quyền, từ đó vươn lên những thứ hạng cao của thế giới về mọi mặt của cuộc sống.
Bùi Tín
Paris
,
26-07-2007
=END=
2-
Diễn Ðàn Quốc Nội
- Nông thôn vùng dậy
BS Nguyễn Ðan Quế
Diễn tiến:
Tình trạng một số người dân tập trung về Sài Gòn và Hà Nội khiếu kiện vượt cấp diễn ra từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Mới đây ngày 22 tháng 6, 2007, bà con ở các tỉnh miền Nam từ Tiền Giang,
Ðồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Bình Long, Bình Phước đến Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Ðồng gồm khỏang 19 tỉnh cùng nhiều quận ngoại thành Sài Gòn lại kéo nhau đến Văn Phòng 2 Quốc Hội ở số 194 đường Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, Sài Gòn căng lều bạt nhất quyết ngồi lì khiếu kiện dài ngày, đòi chính quyền trung ương phải giải quyết những khiếu nại bức xúc của dân oan. Cuộc biểu tình kéo dài gần một tháng, không một ngày ngừng nghỉ, ít là 300- 400 người, có lúc cả ngàn người, trương nhiều bích chương, biểu ngữ phản đối nhà cầm quyền địa phương cướp đất và tố đích danh các tham quan. Lực lượng công
an chìm nổi khá đông, vây quanh vòng đai. Người dân Sài Gòn mang mì ăn liền tiếp tế cho đồng bào bị công an chặn lại không cho. Ngày 17-7-2007 Hoà Thượng Thích
Quảng Ðộ, Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã hướng dẫn một phái đoàn chư tăng đến thăm hỏi và ủy lạo dân oan một số tiền lớn.
Ðể đối phó với tình
hình, Phó Thủ Tướng Trương Vĩnh Trọng họp lãnh đạo các tỉnh miền Nam để tìm biện pháp đối phó. Trong buổi họp, Tổng Thanh Tra nhà nước Trần Văn Truyền cho rằng dân bị oan vì chính sách nhà đất của trung ương
sai cần phải sửa, địa phương bất lực, thíếu phối hợp giữa các cơ quan liên hệ đến việc giải quyết khiếu nại. Nhưng thay vì sửa sai, ông Trọng lại đòi phải mạnh tay với những người cầm đầu cuộc biểu tình, và công an đưa ra con số 13 đối tượng được cho là cầm đầu, nhưng không nói rõ thêm chi tiết.
Ðêm ngày 18-7-2007 lực lượng công an có số đông áp đảo đã ra tay, dùng bạo lực, hơi cay, roi điện, có xe cứu hỏa, cứu thương hỗ trợ, để cưỡng bức dân oan phải lên xe áp tải về nguyên quán, nói là để địa phương giải quyết. Theo nguồn tin đáng tin cậy, nhiều người biểu tình bị bắt về giam ở Quận Phú Nhuận, một số bị đánh đập, trong đó có dân oan bị đánh bể đầu phải đưa đi bệnh viện cấp cứu.
Dù bị giải tán, nhưng mạng lưới liên lạc giữa rất nhiều tỉnh thành đã nhanh chóng hình thành. Một tầng lớp lãnh tụ nông dân còn rất trẻ đã ra đời, và tuyên bố sẽ tiếp tục khiếu kiện bằng cách "đánh du kích" và "xa luân chiến"
trên khắp ba miền đất nước, lấy nông thôn làm cơ sở để đương đầu với bạo quyền Cộng Sản. Một sĩ quan quân đội đã hết sức tức tối trước cảnh công an đàn áp dân oan biểu tình khiếu kiện, anh nói: Không thể hiểu nổi sao lũ lâu la
này lại dụng tâm đàn áp bố mẹ, anh chị chúng, và rằng không có đất thì đói cả lũ. Anh tin tưởng rằng đã đến lúc quân đội không thể nhắm mắt làm ngơ cho công an tiếp tục đàn áp đồng bào được.
Nguyên nhân:
Chín mươi phần trăm các vụ khiếu kiện là do
chính sách sai lầm về đất đai của nhà cầm quyền, chính sách đền bù khi đất đai bị thu hồi không công bằng, không hợp lý và nhất là nhiều cán bộ địa phương tham lam, tham nhũng và dùng cường quyền bắt nạt, cướp đất của người dân thấp cổ, bé miệng. Dân oan đã khiếu nại hàng chục năm nay, chính quyền địa phương không giải quyết, buộc họ phải vượt cấp đến khiếu nại với trung ương. Nhưng trung ương lại cương quyết trả họ về cho địa phương giải quyết, và còn đe dọa tỉnh nào để dân về Sài Gòn hay Hà Nội biểu tình, thì những cán bộ cầm đầu sẽ không được bầu vào trung ương kỳ tới.
Nguyên nhân chính của vấn đề là do quyền tư hữu của người dân bị nhà nước tước đoạt. Tất cả đất đai được quy định là thuộc quyền sở hữu của nhà nước, còn người dân chỉ có quyền thuê xử dụng mảnh đất đó mà thôi. Nhà nước Cộng Sản có thể thu hồi bất cứ lúc nào, đền bù với gía rẻ mạt, thấp hơn gía thị trừng rất nhiều, cả vài chục lần cũng có, và trong nhiều trường cướp trắng không đền bù, lấy cớ giải tỏa để xây dựng chương trình có lợi ích công cộng, nhưng sau khi phù phép các đất đai trưng dụng lại lọt vào
trong tay cán bộ hoặc gia đình cán bộ. Nỗi bức xúc đã chồng chất từ nhiều năm đến nay bộc phát mạnh.
Ảnh hưởng
Những vụ tranh chấp khiếu kiện về đất đai và tài sản ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định và phát triển kinh tế của đất nước. Thật thế, nông dân chiếm khoảng 85% dân số và chiếm 75% lực lượng lao động (43 triệu) của cả nước. Hiện có 10 triệu lao động nông thôn thất nghiệp, đa số là nam nữ thanh niên. Trong chiến tranh, lợi dụng những chiêu
bài.như chính quyền của giai cấp vô sản, nông dân, công nhân là lực lượng tiên
phong của đảng...đảng đã bắt nông dân, công nhân chịu đựng gian
khổ, hy sinh xương máu nhiều nhất. Trong hòa bình, họ lại một lần nữa bị hy sinh và chịu thiệt thòi hơn cả. Sau khi gia nhập Tổ Chức Giao Thương Quốc Tế (WTO), đầu tư và buôn bán với các nước trên thế giới gia tăng mạnh, nhu cầu lấy đất nông nghiệp cho các công ty ngoại quốc xây nhà
máy là rất lớn.
Bằng vào quyết định cho đảng viên được phép làm kinh tế, và Quốc Hội dưới quyền kiểm soát của Ðảng đã biểu quyết thông qua hàng loạt các bộ luật và nhiều văn bản liên
quan đến việc xử dụng đất đai rất mập mờ, phức tạp, có nhiều kẽ hở để cho các cán bộ có chức, có quyền lạm dụng, làm giầu bất chánh, bóc lột dân lành, làm thiệt hại đến quyền lợi canh tác của người dân. Hậu WTO, nông dân bị thiệt hại nhiều nhất và bị bỏ lại đằng sau, không được hưởng ích lợi gì trong tiến trình hội nhập. Bất mãn sôi sục trên khắp các vùng nông thôn cả nước, tiềm năng bùng nổ một cuộc cách mạng về quyền sở hữu đất đai là rất lớn. Những cuộc biểu tình khiếu kiện của dân oan chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Kinh tế Việt
Nam
đang
trên lò lửa, hoàn toàn không có chuyện ổn định như nhà cầm quyền Cộng Sản vẫn tuyên truyền mời gọi giới đầu tư.
Giải quyết
Chỉ có thể giải quyết tận gốc rễ các vụ khiếu kiện của dân oan
khi Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam chấp nhận trả lại quyền tư hữu cho người dân Việt Nam theo đúng tinh thần của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã quy định ở điều 17, là "Ai cũng có quyền sở hữu hoặc riêng tư hoặc hùn hiệp chung với người khác. Không ai có quyền tước đoạt quyền này một cách độc đoán". Nên nhớ rằng, Việt
Nam
là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, Việt
Nam
có bổn phận và
trách vụ phải tôn trọng và thi hành bản tuyên ngôn này.
Chỉ có trên căn bản công nhận quyền tư hữu mới khắc phục được những thiệt hại do chủ nghĩa Cộng Sản gây ra cho người dân, từ cải cách ruộng đất, đến đánh tư sản, đến tịch thu đất đai của các tôn giáo, chiếm đất canh
tác của đồng bào Thượng...Dùng bạo lực đưa dân oan về lại địa phương để đe dọa hay kiềm chế sẽ không giải quyết được gì cả.
Chúng tôi cực lực lên án
và mạnh mẽ phản đối nhà cầm quyền xử dụng công an, dùng hơi cay đàn áp, bắt bớ, giam cầm, đánh đập để giải tán dân oan biểu tình trước Văn Phòng 2 Quốc Hội ở số 194 đường Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, Sài Gòn đêm 18 tháng 7 vừa qua. Chúng tôi tha thiết kêu gọi đồng bào trong cũng như ngoài nước, các Dân Biểu, Thượng Nghị Sĩ và các chính quyền dân chủ trên thế giới, các tổ chức nhân quyền quốc tế ủng hộ cho phong trào dân oan tranh đấu cho quyền lợi chính đáng của họ và làm
áp lực mạnh mẽ đòi nhà cầm quyền Cộng Sản phải trả lại quyền tư hữu cho người dân Việt Nam, phải đem những cán bộ lợi dụng chức quyền hại dân hại nước ra xử phạt công minh, và phải có chính sách bồi thường thỏa đáng cho dân oan, giúp họ gây dựng lại sự nghiệp đã bị thiệt hại vì ruộng đất bị truất hữu trái phép.
Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam mà trách nhiệm lớn thuộc về các ông Nông Ðức Mạnh, Lê Hồng Anh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang... cần sớm ý thức rằng: cướp đoạt quyền tư hữu của người khác là sai trái, các ông phải thành khẩn xin lỗi dân tộc Việt Nam, bỏ ngay đường lối độc tài đảng trị, thực thi dân chủ pháp trị. Ðây chính là thời cơ tốt nhất để dứt khoát với những sai lầm qúa khứ, quay trở về với chính nghĩa trong sự bao dung của dân tộc trước khi qúa muộn.
Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế
Cao Trào Nhân Bản Việt
Nam
7-2007
=END=
3- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Gặp gỡ và cảm nhận
Nguyễn Xuân Nghĩa
"Chúng tôi xấu hổ vì Việt Nam có ÐCS, chúng tôi tự hào vì Việt Nam có Nguyễn Vũ Bình". Bỗng nhiên xuất hiện ở đâu đó dòng chữ kể trên khi tôi đang ngồi trên xe bus. Phải rồi! tôi đã đọc nhiều lần giòng chữ này trên Doithoai mỗi khi trang website hiện ra. Không biết từ bao giờ, dòng chữ đã xuất hiện trong chiếc khung, chiếm nửa trang ở phần đầu, rất trang trọng và thách thức; nó chỉ được gỡ xuống vào ngày Nguyễn Vũ Bình, người cựu phóng viên nổi loạn của tạp chí Cộng sản được trả tự do sau hơn 5 năm bị tước đoạt phi pháp.
Giở lại sổ tay để nhìn lần nữa địa chỉ của tư gia Nguyễn Vũ Bình mà thấy trắc trở cho những ai mới đến đây lần đầu. "26/30/349- Minh
Khai" là một hàng số biết nói. Nó là số nhà, số ngách, số ngõ theo cách bài đặt của chính quyền Tp Hà Nội. Với những con số ấy, người ta đã biết đây là một khu nghèo trong nhiều khu nghèo của thủ đô Hà Nội, một Hac-lem của nước Mỹ mà những năm 60-70 của thế kỷ trước báo chí Việt Nam bêu riếu tượng trưng cho nước Mỹ nghèo khổ, phân biệt chủng tộc...
Tôi chưa đến nước Mỹ, chưa biết khu Harlem, nhưng tôi nghĩ nếu Nguyễn Vũ Bình được ở trong khu Harlem của một đất nước tự do, nhân quyền và sung túc kia chắc chắn tuy là người nghèo của nước Mỹ nhưng anh là người giàu so với người dân của đất nước hình chữ S có dòng chữ "Ðộc lập-Tự do-Hạnh
phúc" dưới Quốc hiệu "Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" và, cái quan trọng bậc nhất là không bị lao tù hơn năm năm chỉ vì lá đơn xin thành lập hội chống tham nhũng và đảng Tự do Dân chủ trong khuôn khổ Hiến pháp.
Bốn lần hỏi đường, cũng số lần tương tự phải quay ngắt đôi chân một góc 90 độ theo những con hẻm hình ống, thấy không biết bao nhiêu dòng quảng cáo miễn phí nghuệch ngoạc bằng đủ màu sơn: "Khoan cắt bê tông, Hút bể phốt, trung tâm gia sư..." trên tường mỗi khi nhìn lên để tìm số nhà, tôi mới bước đến được cánh cổng sắt dẫn vào cửa nhà anh qua một cái sân nhỏ và hẹp.
Chị Bùi Thị Kim Ngân mở cửa, mỉm cười chào khách. Người chị nhỏ, hơi gầy, khuôn mặt trầm lặng dấu ấn của những năm tháng chịu đựng. Tôi bỗng nhớ lại khuôn mặt của vợ bác Sỹ Phạm Hồng Sơn. Có một tinh thần nào đó chung nhau trên khuôn mặt của hai người phụ nữ cũng gần nhau về mặt tuổi tác này. Có sự liên thông nào đó giữa hai phụ nữ trẻ, mỗi người một đầu Hà Nội khi có hai người chồng chung một chí hướng và cùng bị đoạ đày trong lao tù cùng một thời điểm?
Tôi theo chị Bùi Thị Kim Ngân lên gác bằng đôi chân chậm rãi, đôi chân tiếp nhận đầy đủ những cảm xúc từ trái tim một nhà văn. Những câu thơ tôi viết vào cái đêm được tin anh ra tù vang lên trong
trí nhớ:
"Có một người hôm nay bước ra
bỏ lại sau lưng nhà tù cộng sản..."
Ðúng như vậy! Vào buổi sáng ngày 9/6 năm 2007, sau bao nhiêu áp lực được tạo ra từ phong trào đấu tranh đòi tự do cho anh của anh em, đồng chí, đồng bào trong và ngoài nước, các Tổ chức, Chính phủ, Quốc hội dân chủ tiến bộ... và nỗi nhục lấy công dân nước mình mặc cả đồng USD từ "giai cấp tư bản xấu xa đang giãy chết" của một chính quyền đang kêu gào hoà nhập vào thế giới tiến bộ, Nguyễn Vũ Bình đã bước ra trong niềm kiêu hãnh:
Ðịa vị
tiền bạc
thua một con người
của dân
của nước
"Bạo quyền
ngục tù
súng đạn
thua một con người
nhận chân thiện ác".
Ðể trở lại với gia đình và phong trào dân chủ đã thiếu anh trong hơn 5 năm đầy biến cố.
Nguyễn Vũ Bình bước xuống đón tôi ở lưng chừng cầu thang dẫn lên gác hai. Ðây là lần đầu tiên tôi gặp anh. Hơn năm năm trước khi nghe tin anh bị án 7 năm tù, chúng tôi coi đây là cú đòn của Stalin dành cho Trosky, của Mao Trạch Ðông dành cho Chu Ân Lai. Nguyễn Vũ Bình không trong tầm này, nhưng anh từng làm việc trong một tạp chí quan trọng của Trung ương đảng. Những nhà lãnh đạo đảng cộng sản dù bất cứ ở quốc gia nào cũng đều được nhận ra bởi "tinh thần cách mạng tiến công" bằng những cú knock out có sức nặng khác biệt vào các "đồng chí tạo phản". Nhưng cái giây phút đứng trước vành móng ngựa dõng dạc tuyên bố: "tôi không có tội" và không chịu ký vào bản án hơn 5 năm trước của anh, lại là những phút đang quan sát, nhìn nhận của tôi. Tôi đã không ở bên anh dù lúc đó trong giới văn nghệ sỹ đã có Dương Thu Hương, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, đã có lời nhắn gửi tha thiết của Nguyễn Minh Châu: "làm thằng nhà văn mà không đấu tranh cho tự do dân chủ của nhân dân...". Nhưng muộn còn hơn không, tôi cũng đang bước đi trên con đường có công an chìm đứng canh để đến với anh cũng như với Phạm Hồng Sơn, Nguyễn khắc Toàn vào năm 2006.
Tôi ôm lấy Nguyễn Vũ Bình. Có người nói rằng người cùng giới ở phương tây không ôm nhau để biểu thị tình cảm. Mặc họ. Tôi đã ôm Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Khắc Toàn với nhiều cảm xúc hơn mà họ đâu có bối rối! Nếu bỏ qua cái sự phục vụ sai đối tượng vì nhầm lẫn của tác giả nọ thì câu thơ: "Nước mắt chỉ dành cho ngày gặp mặt" có thể đúng với cảm xúc của tôi vào thời điểm này. Nhưng nước mắt của tôi không ứa ra như lần ôm lấy Phạm Hồng Sơn, Nguyễn khắc Toàn cuối năm 2006. Tôi đã quen với những con người chịu cảnh lao tù trở về và tiếp nhận ở họ tinh thần sắt thép.
Chúng tôi ngồi xuống chiếc chiếu trải giữa căn gác nhỏ. Ánh nắng xuyên từ cửa sổ chiếu thẳng vào phần vai và một bên má Nguyễn Vũ Bình. Tôi nhắc anh hai lần, hai lần anh di chuyển vị trí, nhưng thật lạ, dăm bảy phút sau trên vai và má anh lại vàng rực mảng nắng gay gắt của đợt nắng bức thượng tuần tháng 7 Hà Nội. Chúng tôi cùng cười khi nhanh chóng nhận ra cả hai lần chuyển vị trí thay vào hướng nghịch, anh lại di chuyển theo hướng thuận với ánh nắng sắp chiếu tới. Sau chuyến đi Mỹ của ông thủ tướng đương thời Phan Văn Khải, nhiều nguồn thạo tin cho rằng Nguyễn Vũ Bình sắp được thả. Nguồn tin này rầm rộ một thời gian rồi lắng xuống. Trước tết Ðinh Hợi 1 tháng, nguồn tin anh sắp được thả lại rộ lên. Người ta đoán già đoán non rằng anh sẽ được thả trong kỳ ân xá tết Ðinh Hợi để kịp về sum họp tết với gia đình. Bạn bè nín thở chờ đợi. Nhưng danh sách ân xá đợt này vẫn không có anh. Chị Bùi Thị Kim Ngân xem Ti-vi phát cảnh những người tù được ân xá tươi cười ra khỏi cổng nhà tù mà đau đớn vì bất lực. Ðúng lúc ấy ở trong tù Nguyễn Vũ Bình ốm nặng. Anh chống chọi với bệnh tật một phần, chống chọi với nỗi tuyệt vọng phần hơn. Nhìn cơ thể hiển thị rõ nét bệnh cao huyết áp, bệnh tháo đường của Nguyễn Vũ Bình, tôi tưởng tượng ra cảnh anh bị nhà tù Nam Hà bỏ rơi, nằm vật vã suốt đêm vì tức thở, đau ngực vào những ngày tết Ðinh Hợi và tiếng kêu xé lòng truyền qua đài RFA từ đâu đó ngoài bức tường nhà tù hoặc trong căn nhà cô đơn của mẹ con chị Bùi Thị Kim Ngân, trong lúc người dân Hà Nội đang chọn mua đào tết ở chợ hoa. Nguyễn Vũ Bình không kể nhiều về đề tài lao tù. Hình như anh đã coi lao tù là một phần thân phận của người đấu tranh cho dân chủ nhân quyền trong chế độ độc tài ở bất cứ đất nước nào.
Nhưng giọng nói của anh đã khoẻ khoắn hơn, khác hẳn ngày mới ra tù mà tôi nghe được qua làn sóng điện. Anh kể mỗi lần phải tự làm bản kiểm điểm về thái độ học tập cải tạo, anh đều viết: tôi không có tội! Những ngày cuối cùng trước khi bắt buộc phải trả tự do cho anh vì chuyện đánh đổi kinh tế và quan hệ với Hoa Kỳ người ta còn sắp đặt hành vi đánh lừa dư luận trong và ngoài nước bằng cách gạ anh viết đơn nhận tội để gán vào lý cớ ân xá. Anh lại viết "tôi không có tội, đề nghị được thả để về nhà chữa bệnh." Viên phó giám thị đọc đơn của anh và lắc đầu. Hẳn ông ta thất vọng khi không làm tròn nhiệm vụ. "Anh viết thế này thì chúng tôi xét thả anh làm sao được?" Quả là số một! Không thể có nhà cầm quyền thứ hai nào trên thế giới này biết che chắn nước cờ phải đi đến từng chi tiết tháu cáy như vậy. Chắc chắn rằng ở các nước đàng hoàng, thả là thả, làm sao có chuyện phải thả vì lý do A, nhưng gạ gẫm người tù xin ân xá (lý do B) để lu loa rằng đã thả vì lý bo B "Ðây này! Chúng
tôi thả Nguyễn Vũ Bình vì tù nhân này cải tạo tốt, đã nhận tội và xin ân xá! Ai bảo vì chủ tịch Nguyễn minh Triết chúng tôi sắp qua Mỹ." Và dù không có gì để chứng minh việc nhận tội và xin ân xá của Nguyễn Vũ Bình, khi phải trả tự do cho anh, người ta vẫn chỉ thị truyền thông trơ tráo mà rằng: "Do tù nhân Nguyễn Vũ Bình đã...; đã...Trên tinh thần nhân đạo, nhà nước quyết định thả Nguyễn Vũ Bình trước thời hạn".
Tôi còn nhớ sau ngày ra tù, trả lời phỏng vấn của một cơ quan truyền thông quốc tế Nguyễn Vũ Bình nói anh sẽ nghỉ ngơi một thời gian, chữa lành bịnh...và tìm hiểu, vì hơn 5 năm tù anh không có thông tin... Người nghe nào
mà không hiểu rằng anh cần một thời gian, một độ lùi cần thiết... Nhưng chỉ hơn một tháng sau, cụ thể là ngày 16/7 anh đã cùng cụ Hoàng Minh Chính công bố lá đơn xin thành lập "Hội những người bảo vệ các nguồn viện trợ nước ngoài tại Việt Nam". Theo Nguyễn Vũ Bình, dân chủ, nhân quyền không phải chỉ là những mục tiêu mang tính chiến chiến lược to lớn mà còn là những vụ việc cụ thể, là những hành động mang tính ứng đối trước những sự kiện đang xảy ra, trong mỗi giai đoạn cụ thể. Ðến nay chưa người dân nào được biết nhà nước ta được thế giới viện trợ không hoàn lại bao nhiêu cho các công trình
phúc lợi, dân sinh
và nhà nước này nợ bao nhiêu? Các đồng ngoại tệ kia đã được sử dụng ra sao; Bao nhiêu hữu ích, bao nhiêu lọt vào túi các quan tham? Vì cơ chế, ÐCSVN không thể chống được tham nhũng nói chung, càng không thể chống được thất thoát khi sử dụng các nguồn vốn từ bên ngoài; và việc thành lập một tổ chức giám sát và chống thất thoát trong sử dụng viện trợ nước ngoài tại Việt Nam, có sự cộng tác, giúp đỡ của các Chính phủ và các định chế tài chính quốc tế là vô cùng cấp bách.
Tôi nghe anh nói. Không có thể bổ sung gì thêm vào dự định của anh vì những điều anh trình bày là đầy đủ và thuyết phục. Tôi gợi ý rằng ÐCSVN, chính phủ Việt Nam có chuẩn y cho anh; thay vì họ sẽ đưa anh vào tù lần nữa với tội danh "lợi dụng quyền tự do dân chủ, núp dưới chiêu bài lập hội để chống phá nhà nước XHCN..."?
Ôi! Nếu một nửa dân tộc ta ở Miền Nam nhận chân chủ nghĩa cộng sản sớm hơn và một nửa dân tộc ta ở miền Bắc nữa không quá cả tin thì chúng ta đã có phần phía Nam đạt đến tự do dân chủ trọn vẹn và cường thịnh như Nam Hàn để con đường đi đến thống nhất đất nước và tự do dân chủ là con đường của nước Ðức chứ không phải con đường bước qua thi thể đồng loại. Số kiếp nào đã đẩy cả dân tộc ta vào tay chủ nghĩa cộng sản dai dẳng tận đến ngày nay và mặc dù đã biến tướng vẫn là một chế độ độc tài toàn trị? Số kiếp nào của chung dân tộc mà đẩy riêng những Nguyễn khắc Toàn, Phạm hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Bình Thành, Nguyễn Tấn Hoành, Trần Khải Thanh Thuỷ, Nguyễn Thị Lệ Hằng, Lê Nguyên Sang, Nguyễn Bắc Truyễn, Trần Quốc Hiền, Dương Thị Tròn, Lê Văn Sóc.v.v...phải chịu vòng lao lý? Chiều qua gặp Phạm Hồng Sơn, giờ đây ngồi trước Nguyễn Vũ Bình, tôi có thêm câu hỏi: Mục tiêu nào lớn hơn mục tiêu tự do cho hơn 80 triệu con người để những bậc cha chú chia nhóm, chia phe,
làm tổn hại nhân cách nhau, hạ thấp uy tín chính trị của nhau khi cùng đi chung con đường lên Núi Sọ?
Hai giờ đồng hồ là đủ cho hai người đã biết trước không có nhiều thời gian dành cho nhau. Tạm biệt Nguyễn Vũ Bình. Anh đã ra tù, đã trở lại, tạm biệt Bùi Thị Kim Ngân và đứa con gái ngoan ngoãn kháu kỉnh của hai anh chị. Chúng ta cùng kiên nhẫn chờ đón những người còn lại, chúng ta có chính nghĩa và đủ kiên nhẫn để cùng dân tộc đi đến tương lai tươi sáng.
Hải Phòng ngày 24-25 tháng 7 năm 2007
Nguyễn Xuân Nghĩa
* Nguyễn Xuân Nghĩa và Nguyễn Vũ Bình
=END=
4- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Miễn Visa, một cạm bẫy tinh vi của Việt cộng
Lê Hùng Bruxelle
Cả hơn tháng nay có mấy người quen đến "chơi hay đến thăm" gia đình tôi và lần nào tôi cũng có nghe bàn đến chuyện về Việt nam được "miễn Visa". Tin nầy thì chúng tôi đã biết từ ngày ông
chủ tịch Nguyễn Minh Triết tuyên bố trong thời gian đi Mỹ vừa qua. Sở dĩ tôi viết bài nầy là muốn gửi đến những người quen biết đến "chơi hay đến thăm", nếu có đọc qua, thì mỗi lần đưa tin "miễn Visa" cũng xin nói đến mưu mô thâm độc quỷ kế, một cạm bẫy tinh vi của Việt cộng trong chiến thuật nầy.
1. Chủ trương lấy tiền và kiểm soát người tỵ nạn cộng sản.
Trước đây Việt cộng nghĩ rằng vấn đề chu cấp Visa nhập cảnh sẽ là chiến thuật hiệu nghiệm trong việc kiểm soát cộng đồng Việt kiều tại nước ngoài. Các toà đại sứ Việt cộng được lệnh phải dễ dãi với Việt kiều mỗi lần muốn về tham quan trong nước. Ban đầu toà Ðại sứ yêu cầu kiều dân muốn về Việt nam phải đích thân đến toà đại sứ để khai lý lịch tường tận qua "ba đời bốn kiếp" của mình. Lối khai lý lịch "ba đời bốn kiềp" chẳng thu hút được số đông du khách Việt kiều, nên Việt cộng liền cho ra một loạt khai lý lịch "nhẹ nhàng" hơn, nhưng số người Việt tỵ nạn cộng sản vẫn còn thưa thớt.
Thấy vậy, Việt cộng liền cho
phép các hãng du lịch máy bay thay mặt đương đơn xin Visa trực tiếp với toà Ðại sứ Việt cộng, nghĩa là không cần vào lời khai lý lịch người xin Visa nhập cảnh. Kế hoạch nầy, ngoài việc toà Ðại sứ Việt cộng thu thêm được ít đô-la, chứ không cách nào kiểm soát và kiềm chế được người tỵ nạn cộng sản. Có chăng chỉ được vài tên hoặc là thành phần thiếu hiểu biết, hoặc là những tên trong các băng đảng "ăn cháo đá bát", chuyên nghề đâm lén sau lưng các đồng liêu tại nước ngoài đứng ra xin làm điểm chỉ mật báo mà thôi. Bằng chứng những cuộc chống đối Việt cộng tại hải ngoại hôm nay đã trả lời trực tiếp nói lên sự thất bại ê chề trong các kế hoạch xin Visa nhập cảnh của Việt cộng.
2. Miễn Visa, sự giải thích vòng vo của Việt cộng.
Không được kế hoạch nầy thì có
kế hoạch khác. Miễn sao kiểm soát được dân tỵ nạn cộng sản để lủng đoạn các cộng đồng người Việt hải ngoại là thượng sách. Ðó là kế hoạch "Miễn Visa" cho tất cả những người Việt nam tại nước ngoài như chủ tịch Nguyễn minh Triết tuyên bố qua các diễn giải vòng vo sau đây.
Theo chủ tịch Hội Liên Lạc với người Việt nam hải ngoại tại Saigon thì "Việc bỏ thị thực cũng phải đi kèm với một số thủ tục, ví dụ không cần xin thị thực nhập cảnh nhưng mà chắc chắn cũng phải có một cái gì để xác nhận là có nguồn gốc Việt Nam. Bởi vì đa số người Việt Nam ở nước ngoài đều mang quốc tịch nước ngoài, thì không phải cứ cầm
passport nước ngoài vào một cái là được, mà còn phải có một thủ tục đi kèm, đó là cái giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam. Và cái giấy xác nhận nguồn gốc hiện nay thì
do hiện nay ở Bộ Ngoại Giao, các đại sứ quán của chúng ta là coi như là có cái hướng dẫn để mà thức hiện việc này. Tức nhiên là đối với mỗi nước thì luật quốc tịch nó gắn liền với luật pháp quốc tế, và như vậy mình phải làm việc song phương. Thí dụ đối với kiều bào ở Mỹ thì làm việc với chính phủ Mỹ, kiều bào ở Pháp thì mình làm việc với chính phủ Pháp vân
vân...Cần phải chuẩn bị song phương, tức là Việt
Nam
với các nước là phải thông cái vấn đề này. Còn bây giờ kiều báo có thể hỏi đại sứ quán Việt
Nam
tại các nước, tại vi đại sứ quan Việt
Nam
ở tại các nước là cái nơi sẽ phải giải thích và hướng dẫn những chi tiết cụ thể. Ở thánh phố Hồ Chí Minh thì có Ủy Ban Về Người Việt Nam Nước Ngoài là cái nơi cung cấp giấy xác nhận nguồn gốc Việt
Nam
."
Theo ông Lê quốc Hưng, phó
giám đốc thường trực sở Ngoại vụ Saigon thì "Vấn đề miễn thị thực là cho
những người có gốc Việt Nam, chứ còn bây giờ hai người đều cầm passport Mỹ, có người mình cho vào có người mình không cho vào,
là bởi vì cái người mình cho vào là người có gốc Việt Nam thì
nó phải có cái gì xác nhận là gốc Việt Nam chứ. Dù là anh mang quốc tịch nước ngoài nhưng anh là người có gốc Việt
Nam
,
và định nghĩa thế nào là người có gốc Việt
Nam
thì cái việc đó sẽ phải có những hướng dẫn cụ thể. Khi tôi nói đến nghị quyết ba mươi sáu của đảng có nghĩa là đối với tất cả bà con Việt kiều ở nước ngoài. Bà con người Việt, bà con gốc Việt, chứ không chỉ riêng Việt kiều ở Mỹ. Ở đâu có người Việt
Nam
thì đều được hưởng qui chế đó hết cả. Ðể làm được cái chuyện đó thì nó phải là đồng bộ, nó phải bao gồm tất cả các cơ quan ban
ngành, nó phải đi từng bước. Tôi lấy vị dụ như bây giờ chuẩn bị chúng tôi đang phải làm cái chuyện là giải quyết cho bà con về nước không cần visa. Nhưng bây giờ những người Việt
Nam
về nước thì mới không cần visa,
chứ còn những người quốc tịch khác thì vẫn phải có visa chứ. Như vậy để xác định người nào là người Việt
Nam
thì đấy là chuyện mà
chúng tôi đang cố gắng nỗ lực để tìm ra một phương án tối ưu. Ví dụ như là bà con có thể đến đăng ký là người Việt
Nam
hay thế nào đó, và
chúng tôi sẽ phải cấp một giấy tờ gì đấy. Thì trên cơ sở, những cái giấy tờ đó thì bà con có thể về nước yên tâm và không cần phải xin
visa nữa.".
3. Miễn Visa, một vấn đề cần khai triển
Theo nhà báo Nguyễn Cần, cư ngụ tại tiểu bang
California là nơi có một cộng đồng Mỹ gốc Việt đông nhất Hoa Kỳ đã đưa ra một nhận xét đáng chú ý: "Người nào giữ passport
của nước nào thì trên thực tế đương nhiên coi như người đó có quốc tịch đó. Nhưng bây giờ mình ở Mỹ về chẳng hạn, thì mình phải có hai loại giấy tờ, thứ nhất là phải có passport của Mỹ, cái giấy tờ thứ hai mà muốn được khỏi visa thì phải có thêm một giấy chứng minh mình là người Việt
Nam
.
Ðó là một vấn đề".
Người viết rất tiếc nhà báo
Nguyễn Cần không khai triễn "vấn đề" đó ra sao, nên tiện dịp tôi cần tiếp tay khai triển "vấn đề" đó để bà con Việt Nam, những người không cộng sản tại Bỉ đừng quá nhẹ dạ mà sẽ bị xập bẫy Việt cộng trong việc xin thêm "một giấy chứng nhận mình là người Việt nam" để có một "Miễn Visa 5 năm".
Sở dĩ trong bài nầy tôi muốn nhắc riêng đến bà con người Việt tỵ nạn cộng sản tại Bỉ, nguyên do cũng vì bấy lâu một số đông bà con đã lên toà Ðại sứ Việt cộng vô tình đóng thuế xin thị thực tờ Giấy Khai Sinh mỗi lần cưới hỏi, mà các lãnh tụ các hội đoàn tôn giáo và chính trị tại xứ nầy không
dám nhúc nhích. Các ngài lãnh tụ không "làm chính trị" hoặc có
"làm chính trị hai mang" đã im thin thít để được về Việt nam thuê con gái vị thành niên và đàn bà
Saigon-Hànội đấm bóp! (Một bọn hèn như lũ chó dại).
Thực ra người viết chưa biết Việt cộng hiến kế cách khai lý lịch "ba đời bốn kiếp" để xin chứng thư Miễn Visa sẽ ra sao, nhưng một ý nghĩ thô thiển nhứt là:
a) Khi bạn đưa đơn
xin "xác nhận mình là người Việt nam" tức là bạn gián tiếp thối thác quyền công dân bạn là người dân Bỉ, bởi lẽ theo hiến pháp Bỉ thì người dân không có quyền mang hai quốc tịch. Một việc làm tuy ngoài ý muốn của bạn, nhưng khi hữu sự về phương diện chính
trị sự nhập tịch Bỉ của bạn sẽ là vấn đề.
b) Mặt khác bạn tự động "xin xác nhận bạn là người Việt Nam" thì mọi thủ tục hành chánh và pháp lý bạn phải tuỳ thuộc vào Việt cộng và chính quyền Bỉ không có quyền viện dẫn lý do để can thiệp cho bạn được, dù cho có chuyện Việt cộng khủng bố và áp đặt lên bạn những tội vạ vô căn cứ.
Vậy tôi trân trọng xin
các chủ biên báo chí và giám đốc diễn đàn điện tử đăng
tải cho bà con trong cộng đồng tỵ nạn cộng sản điều nghiên
kỹ càng khi tự động nghe theo kế hoạch "Miễn Visa" cuả Việt cộng. Tôi chân thành cám ơn.
Lê Hùng Bruxelles.
* Cái bẫy miễn VISA của CSVN
* Cái bẫy "xác minh nguồn gốc Việt Nam để được miễn thị thực visa" của CSVN: Quê Hương Chùm Khế Ngọt Ngào
Bản-tin ngày
19-7-2007
của đài Á Châu Tự Do RFA
có phỏng vấn những thắc mắc về qui-định xác minh nguồn gốc Viêt nam để được miễn thị thực visa.
Nghe qua bản-tin thì vấn-đề xin xác-minh về nguồn-gốc Việt-nam sẽ được hiểu như sau:
Xác-minh nguồn-gốc Việt-nam tức là người đứng đơn xin minh-xác mình là người Việt-Nam thực-sự. Giấy
xác-minh nầy sẽ do Tòa-Ðại-Sứ nước Cộng-Hòa Xã-Hội Chủ-nghĩa Việt-Nam cấp; như vậy việc minh-xác nầy sẽ là một chứng-minh hết-sức hoàn-mỹ của chánh-quyền nước CHXHCNVN với thế-giới là: Người đứng đơn đã xin chánh-thức minh-định mình là người công-dân của nước CHXHCNVN vậy.
Như vậy người xin được làm công-dân nước CHXHCNVN khi trở lại VN với bất cứ một lý-do gì khi có việc lôi-thôi giữa cá-nhân với cá-nhân hay với các tổ-chức ở trong nước; hay xa hơn nữa là với chánh-quyền Việt-Cộng thì sẽ do chánh-quyền quốc-nội hoàn-toàn xử-lý số mạng của quí-vị mặc dù quí-vị đang có quốc-tịch ngoại-quốc.
Cái bẫy nhỏ nầy là vậy đó, chỉ vậy thôi.
Nếu quí-vị nào cảm thấy qua nghị-quyết 36 đã thấy và ngửi được mùi quê-hương là chùm khế ngọt thì xin hãy vui lòng phấn-khởi hồ-hởi vô đơn
xin xác-minh mình là người công-dân nguyên-gốc của nước Cộng-Hòa Xã-Hội Chủ-Nghĩa Việt-Nam vậy.
***
* Ðài RFA ngày
19-07-2007
: Những thắc mắc về quy định xác minh nguồn gốc Việt Nam để được miễn thị thực visa
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Hôm thứ Hai vừa qua,
ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do phát thanh một bài do Thanh Trúc thực hiện có nội dung
liên quan đến lời công bố của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết lúc công du Hoa Kỳ hồi tháng Sáu là bắt đầu từ tháng Chín năm nay, kiều bào ở hải ngoại về thăm nhà sẽ được miễn visa.
Ðiều này có nghĩa là
không riêng người Việt ở Hoa Kỳ mà ở khắp nơi trên thế giới được miễn thủ tục xin thị thực chiếu khán trước rồi mới được nhập cảnh Việt
Nam
như trước giờ.
Sau khi bài được phát đi, qua đó phỏng vấn tiến sĩ Lâm Bạch Vân,
chủ tịch Hội Liên Lạc Với Người Việt Nam Ở Nước Ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh, và ông Lê Hưng Quốc, phó
giám đốc thường trực Sở Ngoại Vụ thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Trúc nhận được khá nhiều ý kiến thắc mắc của thính
giả.
Ðể câu chuyện được rõ ràng hơn, mời quí vị nghe lại lời giải thích của tiến sĩ Lâm Bạch Vân cũng như của ông Lê Hưng Quốc:
Tiến sĩ Lâm Bạch Vân: Việc bỏ thị thức cũng phải đi kèm với một số thủ tục, ví dụ không cần xin thị thực nhập cảnh nhưng mà chắc chắn cũng phải có một cái gì để xác nhận là có nguồn gốc Việt
Nam
. Bởi vì đa số người Việt
Nam
ở nước ngoài đều mang quốc tịch nước ngoài, thì không phải cứ cầm passport nước ngoài
vào một cái là được mà còn phải có một thủ tục đi kèm, đó là cái giấy xác nhận nguồn gốc Việt
Nam
.
Và cái giấy xác nhận nguồn gốc hiện nay thì
do hiện nay ở Bộ Ngoại Giao, các đại sứ quán của chúng ta là coi như là có cái hướng dẫn để mà thực hiện việc này. Tức nhiên là đối với mỗi nước thì luật quốc tịch nó gắn liền với luật pháp quốc tế, và như vậy mình phải làm việc song phương.
Thí dụ đối với kiều bào ở Mỹ thì làm việc với chính phủ Mỹ, kiều bào ở Pháp thì mình làm việc với chính phủ Pháp vân
vân...
Cần phải chuẩn bị song phương,
tức là Việt
Nam
với các nước là phải thông cái vấn đề này. Còn bây giờ kiều bào có thể hỏi đại sứ quán Việt
Nam
tại các nước, tại vì đại sứ quan Việt
Nam
ở tại các nước là cái nơi sẽ phải giải thích và hướng dẫn những chi tiết cụ thể. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì có Ủy Ban Về Người Việt Nam Nước Ngoài là cái nơi cung cấp giấy xác nhận nguồn gốc Việt
Nam
.
Vấn đề miễn thị thực là cho những người có gốc Việt Nam, chứ còn bây giờ hai người đều cầm passport Mỹ, có người mình cho vào có người mình không cho vào,
là bởi vì cái người mình cho vào là người có gốc Việt Nam thì
nó phải có cái gì xác nhận là gốc Việt Nam chứ. Dù là anh mang quốc tịch nước ngoài nhưng anh là người có gốc Việt
Nam
,
và định nghĩa thế nào là người có gốc Việt
Nam
thì cái việc đó sẽ phải có những hướng dẫn cụ thể.
Ông Lê Hưng Quốc: Khi tôi nói đến nghị quyết ba mươi sáu của đảng có nghĩa là đối với tất cả bà con Việt kiều ở nước ngoài. Bà con người Việt, bà con gốc Việt, chứ không chỉ riêng Việt kiều ở Mỹ. Ở đâu có người Việt
Nam
thì đều được hưởng quí chế đó hết cả.
Ðể làm được cái chuyện đó thì nó phải là đồng bộ, nó phải tất cả các cơ quan ban ngành, nó phải đi từng bước. Tôi lấy vị dụ như bây giờ chuẩn bị, chúng tôi đang phải làm cái chuyện là giải quyết cho bà con về nước không cần visa. Nhưng bây giờ những người Việt
Nam
về nước thì mới không cần visa,
chứ còn những người quốc tịch khác thì vẫn phải visa chứ.
Như vậy để xác định người nào là người Việt
Nam
thì đấy là chuyện mà chúng tôi đang cố gắng nỗ lực để tìm ra một phương án tối ưu. Ví dụ như là bà con có thể đến đăng ký là người Việt
Nam
hay thế nào đó, và chúng tôi sẽ phải cấp một giấy tờ gì đấy. Thì trên cơ sở những cái giấy tờ đó thì bà con có thể về nước yên tâm và không cần phải visa nữa.
Câu hỏi mọi người nêu lên ở đây là để được miễn visa mà phải chứng nhận mình là người gốc Việt
Nam
thì phương cách khai báo ra sao, dựa trên
tiêu chuẩn nào. Một thính giả còn email cho Thanh Trúc, bày tỏ e ngại rằng qui định vừa nói có thể tạo cơ hội để nhân viên sứ quán Việt Nam tại các nước gây khó dể người xin xác minh không, và liệu có yêu cầu người xin xác minh phải khai báo lý lịch không?
Thủ tục đi kèm
Nhà báo Nguyễn Cần, cư ngụ tại tiểu bang California là
nơi có một cộng đồng Mỹ gốc Việt đong nhất Hoa Kỳ, trình bày quan điểm chung chung ông nghe được từ khi có
tin sắp bãi miễn visa cho Việt Kiều về thăm nhà.
Nhà báo Nguyễn Cần: Không có visa hay
có visa thì một số người Việt ở đây vẫn gặp trở ngại khi về Việt
Nam
.
Thứ nhất bảo là phải chứng minh nguồn gốc Việt Nam, thì đối với những người ở khu vực Ðông Nam Á được nhập cảnh vào Việt Nam không cần visa thì dể rồi, ví dụ họ cho Thái Lan, Cambodia, Singapore, mình đưa
passport của nước đó ra là đương nhiên họ cho vào.
Bởi vì người nào giữ passport của nước nào thì trên thực tế đương nhiên coi như người đó có quốc tịch đó. Nhưng bây giờ mình ở Mỹ về cẳng hạn thì mình phải có hai loại giấy tờ, thứ nhất là phải có passport của Mỹ, cái giấy tờ thứ hai mà muốn được khỏi visa thì phải có thêm một giấy chứng minh mình là người Việt
Nam
.
Ðó là một vấn đề .
Cái khó khăn là bởi nếu như trên hộ chiếu có ghi
tên Việt
Nam
và nơi sinh Việt
Nam
thì không cần có các loại giấy tờ nói
trên. Mà thực ra thì hộ chiếu Việt
Nam
bây giờ là đổi tên hết rồi, tên Việt
Nam
không còn nữa. Rồi ở trên đó để nơi sinh Việt
Nam
nhưng mà có nhiều cái
không có để. Thành ra chứng minh bằng cách nào?
Ðem theo một cái khai sanh hay đem theo
những giấy tờ gì còn lại. Nhiều người đi đã mưới năm hai mươi năm những giấy tờ đó họ vất đi hết rồi thì làm sao họ chứng minh được họ là quốc tịch Việt
Nam
. Ở đây tôi thấy dấu hiệu của họ là muốn như vậy thì mình có thể xin toà lãnh sự của Việt
Nam
ở đây xác nhận mình là người Việt
Nam
theo những giấy tờ mình chứng minh mình cầm theo là đủ.
Nhưng mà đa số người Việt ở đây không muốn đến toà lãnh sự Việt
Nam
ở bất cứ nơi nào trên đất Mỹ, có thể nói đến 90% sẽ không chịu làm công việc ấy. Thành ra trở ngại vẫn còn. Tôi có đọc tài liệu trong nước thì thấy hai việc khó khăn mà họ đang xét, thứ nhất là vấn đề an ninh, thứ hai là vấn đề tiền cấp visa đó.
Vấn đề an ninh
thì còn cái thắc mắc là từ trước đến nay chính phủ Việt
Nam
có danh sách những Việt kiều không
bao giờ được cho nhấp cảnh vào Việt
Nam
,
xin visa là họ bác. Rồi có những người khi đã về tới
Saigon
họ không cho vô họ đẩy lui. Thành những trường hợp đó còn khó khăn hơn trước nữa.
Hồi trước mình gởi một cái đơn lên mình xin visa họ không cho là mình biết không được về. Bây giờ mình về tới
Saigon
rồi thị họ lật sổ đen ra họ thấy tên
mình trong đó là họ tống mình về. Thành ra mình sẽ gặp khó khăn, mình không biết được mình có phải thuộc loại được cho về hay không cho về. Ðó là những thắc mắc thông thường thôi, chứ còn thắc mắc nữa thì còn nhiều vấn đề lắm.
Trong khi đó ông Phan Thành, Việt kiều
Canada
,
hiện là chủ tịch Hội Doanh Nghiệp Người Việt
Nam
Ở Nước Ngoài tại
Saigon
,
trả lời câu hỏi của Thanh Trúc.
Ông Phan Thành: Chủ tịch nước nói tháng Chín này bỏ visa cho bà con nước ngoài về thăm đất nước quê hương thì tôi cho là việc có thật và đúng hẹn lại lên.
Thanh Trúc: Nhưng thưa ông
Phan Thành, phó giám đốc Sở Ngoại Vụ thành phố Hồ Chí Minh là ông Lê Hưng Quốc nhấn mạnh rằng cần phải có thủ tục đi kèm, tức là phải xác nhận được mình là người Việt Nam. Và để mà xác nhận như vậy thì có phải đang ký với các đại sứ quán Việt
Nam
ở các nước trên thế giới. Bên hải ngoại có một điều họ băn khoăn là đăng ký như vậy không biết có phải kê khai lý lịch không. Bởi vì đối với những người đã ra đi gần như họ bị dị ứng với cái kiểu gọi là kê
khai lý lịch.
Ông Phan Thành: Tôi làm công tác kiều bào nhiều năm và tôi
làm chuyện này nhiều lần. Thật ra mà nghĩ cái đó và nói cái đó là không có chịu nghĩ sâu. Làm giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam đơn giản thôi. Nếu người nào có giấy khai sanh hoặc là có passport xác nhận quốc tịch Mỹ nhưng mà
sinh đẻ ở Việt
Nam
là họ cấp giấy rồi. Ðơn giản lắm.
Thậm chí có người không có khai sanh thì tụi tôi có hai người làm chứng là anh này người Việt
Nam
gốc Việt
Nam
là được thôi.
Còn nếu ở nước ngoài là chỗ những toà đại sứ bên đó là đơn giản thôi, họ chỉ nhìn vào chứng cớ nào trong giấy tờ hay passport gì đó là họ cấp cho mình.
Nếu có căn cước của Việt
Nam
cũ thì cũng không
có vấn đề gì. Không có kê khai lý lịch gì đâu chị ạ. Cái giấy đó bình thường thôi, tôi đánh giá chuyện này là chuyện thật và
không có trở ngại gì cho người Việt
Nam
ở nước ngoài cả.
Theo tin từ Bộ Ngoại Giao
trong nước thì tới lúc này chưa thể khẳng định chi tiết về thủ tục bãi miễn visa cho Việt kiều về nước sẽ được thực hiện trong khuôn khổ nào và trong mức độ nào, ngoài điều kiện đã biết là cần phải xác minh nguồn gốc Việt Nam của mình.
Xác minh nguồn gốc
Ðể rộng đường dư luận, Thanh Trúc tìm cách liên lạc với Bộ Ngoại Giao ở Hà Nội. Người trao đổi vấn đề với Thanh Trúc là ông Trần Văn Thịnh, Vụ Trưởng Vụ Công Tác Cộng Ðồng, một trong những đơn vị trực thuộc Bộ Ngoại Giao, có liên hệ trong tiến trình chuẩn bị bãi miễn visa cho Việt kiều nước ngoài về thăm nhà. Mời quí vị theo dõi buổi nói chuyện này:
Thanh Trúc: Thưa ông, ý nghĩa của sự xác minh
mình là người có nguồn gốc Việt
Nam
nó như thế nào?
Ông Trần Văn Thịnh: Theo tôi được hiểu và hiện nay thì các cơ quan chức năng, chủ yếu là Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh ấy, họ đang nghiên cứu để làm sao thực hiện cái chỉ thị của chủ tịch nước được tốt nhất.
Thế và việc xác
minh những người - ở đây muốn khẳng định là những người mà về Việt Nam là những người nước ngoài có nguồn gốc Việt Nam - Thế thì để xác minh được cái nguồn gốc Việt Nam theo tôi hiểu thì phải dựa trên những giấy tờ và những thủ tục pháp lý để mà chứng minh rằng những người Việt Nam đang ở nước ngoài là trước đây họ từng có quốc tịch Việt Nam, họ đã từng ở Việt Nam.
Thanh Trúc: Thế thì ông có thể giải thích
rõ hơn những loại giấy tờ nào, khai sinh hay lý lịch hay là cái gì khác?
Ông Trần Văn Thịnh: Thực ra thì tới bây giờ tôi cũng chưa thể nói ngay được những cái giấy tờ đó là những giấy tờ gì, vì là các cơ quan chức năng đang nghiên cứu và họ sẽ công bố vào một ngày gần đây. Nhưng mà chúng ta vẫn hiểu rằng những cái giấy tờ mà chúng ta cần nhất để chứng minh mình là người có nguồn gốc Việt
Nam
thì đó có thể là hộ chiếu, là chứng minh
thư, là giấy khai sinh, vân vân...
Còn có cần thêm những giấy tờ gì khác
nữa không thì đó là các cơ quan chức năng sẽ tính để mà làm sao tạo điều kiện cho những người Việt
Nam
ở nước ngoài có thể có thuận lợi nhất để mà về Việt
Nam
theo quí chế miễn thị thực.
Thanh Trúc: Thưa ông Trần Văn Thịnh, có một điều này mà
Thanh Trúc cũng muốn thưa rõ với ông là đối với nhiều người Việt Nam ở nước ngoài muốn về thăm quê nhà, cái nỗi e ngại - cái này là ấn tượng từ lúc xưa - khi còn ở trong nước họ thường phải kê khai lý lịch, và mỗi lần phải kê khai lý lịch hoặc là người ta gọi 'lý lịch trích ngang' khi mà xin đi ra khỏi thành
phố hay là xin giấy tờ gì để làm việc gì hoặc là đi xin việc làm gì đó thì họ đều phải kê khai lý lịch và thường thì họ gặp khó dễ không ít.
Các viên chức chính quyền địa phương hồi đó thường bắt bẻ đúng hay không đúng, bắt đi tới đi lui khai đi khai lại. Cái ấn tượng đó vẫn còn nằm trong đầu óc họ. Cho nên bây giờ họ nghe nói phải xác nhận nguồn gốc của mình là người Việt
Nam
thì bỗng dưng họ nghĩ không biết người ta có bắt mình kê khai lý lịch, có bắt mình phải trình một cái lý
lịch trích ngang hay không.
Trong tư cách Vụ trưởng Vụ Công Tác Cộng Ðồng trực thuộc Bộ Ngoại Giao thì ông giải thích thắc mắc này như thế nào?
Ông Trần Văn Thịnh: Tôi không nghĩ rằng là sẽ có thủ tục về kê khai
lý lịch. Thế còn việc để mà xác minh nguồn gốc Việt
Nam
thì nó sẽ có nhiều những cách
thức mà các cơ quan chức năng họ sẽ phải đưa ra để làm sao tạo điều kiện thuận lợi cho bà con khi mà kê khai những tờ đơn
hoặc là những application forms ấy mà.
Tôi cũng hiểu những cái
tâm tư hoặc những cái lo lắng của bà con. Thế nhưng tôi vẫn nghĩ rằng là những cái qui định sắp tới thì rõ ràng là nó sẽ thuận lợi hơn đối với bà con chứ không thể nào mà lại gây một cái khó khăn cho bà con so với trước đây được. Trong tương lai, một khi quyết định của chủ tịch nước đã có thì những cơ quan chức năng phải có trách nhiệm thực thi nghiêm túc.
Tôi nghĩ là những thủ tục đó sẽ được hướng dẫn trong một hai ngày gần đây, trong thời gian sắp tới sẽ có hướng dẫn rất là chi tiết để bà con hiểu cách thức phải làm như thế nào để mà triển khai quyết định của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phát biểu với bà con kiều bào tại Mỹ.
Thế thì chị cứ nói với bà con
là bà con cứ yên tâm, trong một thời gian gần đây thì sẽ có cái hướng dẫn rất là chi tiết cho bà con, bà con cứ yên tâm rằng một khi đã được triển khai đó thì những thủ tục sẽ phải là tốt hơn so với trước đây.
Thanh Trúc: Giả dụ bây giờ Thanh
Trúc từ Hoa Kỳ qua Thái Lan du lịch và từ Thái Lan muốn đi về Việt Nam thì Thanh Trúc cứ lại toà đại sứ Việt Nam ở Bangkok để xin xác nhận Thanh Trúc là người Việt Nam phải không ạ?
Ông Trần Văn Thịnh: Tôi không dám khẳng định với chị là cái cách cái thủ tục như thế nào để cho nó thuận tiện. Nhưng mà tôi biết rằng là các anh ở bên Công An ấy người ta đang nghiên cứu để có cách
nào cho nó thuận tiện nhất, và các anh sẽ tính đến tất cả mọi trường hợp mà cái việc cấp phát giấy tờ cho thuận lợi đối với mọi người.
Còn có thể trong quá trình triển khai hoặc là lúc đầu thì không loại trừ nó có những cái trục trặc nhất định. Thì vì chuyện đó mới bắt đầu vận hành, nhưng mà chắc chắn là chính sách ban hành nó phải tốt hơn so với trước đây chứ không thể nào xấu hơn so với trước được.
Chúng tôi chỉ lo về những vấn đề liên quan đến chính sách thôi chứ còn những vấn đề cụ thể như chị vừa hỏi thì chúng tôi phối hợp cùng với các đồng chí và các anh chị ở bên Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh. Thế nhưng mà ví dụ như kiến nghị hay chủ trương
liên quan tới việc miễn thị thực cho kiều bào thì chúng tôi là một trong những cơ quan mà
sẽ báo cáo hoặc kiến nghị để mà xin cái chủ trương đó.
=END=
5- Tham Khảo
- Bài học cho VN từ Ấn Ðộ (Phần 2)
Bài học thứ hai: Bạo lực và đói nghèo
Tại sao lại là
Kalkota? Ông Nguyễn Tấn Dũng đi thăm Ấn Ðộ và đã thăm Kolkata (tên củ là
Calcutta
thời thuộc địa Anh). Ông Dũng muốn tăng cường quan hệ với Kolkata. Phải hết sức cảnh giác xem quan điểm của ông thị trưởng Kalkota theo nhóm CS nào? Một Kolkata chưa hết đáng sợ vì là nơi phát khởi của nhóm
Naxalites tức là nhóm Cộng Sản Maoist vũ trang, bạo động và khủng bố. Naxalites gồm nhiều nhóm CS, không chịu đấu tranh
nghị trường, hiện vẫn còn đang hoạt động khủng bố gây bất ổn lớn cho chánh phủ Ấn Ðộ từ khi độc lập theo chánh thể dân chủ tự do.
Một nhánh đảng Cộng Sản đang tham gia Quốc Hội như một đảng chánh trị hợp pháp (Communist Party of India Liberation). Nhưng có khi đóng cả hai vai trò là khi thì tham gia chánh quyền và khi
thì hổ trợ khủng bố! Tình trang này đang là vần để của nhiều bang nối liền Kolkota. Thành công kinh tế ở do Kolkata là nhờ nghe
theo Trung ương không CS. Lãnh đạo theo Cộng sản được bầu cử dân chủ, từ khi đi theo đường lối dân chủ nghị trường như đảng Cộng Sản Nhật Kalkota mới có những bước tiến kinh tế Kolkata ra khỏi tình trạng... "thành phố chết".
Vấn nạn lực lượng Cộng Sản vũ trang
Naxalites xuất phát từ tên một ngôi
làng nhỏ ở Tây Bengal là Naxalbari nơi một bộ phận đảng Cộng Sản Ấn Ðộ do Charu Majumdar và Kanu Sanyal, dùng bạo lực chống lại nhóm
chính thức đang lãnh đạo Ðảng Cộng Sản Ấn độ [Communist Party of India (Maoist) CPI (M)] năm 1967.
Hiện nay Naxalites còn hoạt động trong vùng kém phát triển như Chattisgarh và Andhra Pradesh. Ðảng Cộng Sản Ấn độ [Communist Party of India (Maoist) CPI (M)] phân thành nhiều nhóm
CPI (Maoist), CPI (Maoist-Leninist). CPI (Maoist) and và nhiều nhóm
khác kể cả các nhóm khủng bố Hòi giáo nổi tiếng như Al Qaeda, Jihad Mujaheedin... Thủ lãnh Majumdar của nhóm
CPI (Maoist-Leninist) ngưỡng mộ Mao Trạch Ðông của Trung Quốc và khuyến khích dân làng giết hại các chủ đất, nhưng cũng chống lại các giáo sư Ðại học, cảnh sát, nhà chánh trị v.v...
Naxalites xuất phát từ Kolkata đang buộc dân
làng nông thôn đóng góp, nhân danh đấu tranh cho người nghèo nhưng đang vắt kiệt tài lực nông dân nghèo, ép trẻ con bỏ học cầm súng
lao vào chiến tranh vũ trang như du kích VN ngày xưa. Thập niên 1960 và 1970, tình trạng thiếu điện nghiêm
trọng, phe tả tổ chức biểu tình và hình thành một phong trào chủ nghĩa
Marx-Mao bạo động có tên Naxalites đã phá hủy nhiều hạ tầng của thành
phố, dẫn đến một sự đình đốn kinh tế. Kolkata đã từng có biệt danh là "thành phố chết".
Nhóm Naxalites hoạt động nhằm vào sinh viên ở
Calcutta
theo cùng cách với MTGPMN
trong sinh viên Sàigòn trước 1975. Nhiều sinh viên được khuyền dụ bỏ học theo Naxalites. Bạo loạn xảy ra khi
sinh viên theo Naxalites chiếm đại học Jadavpur và chế tạo súng để chống lại cảnh sát. Nhóm này bị cáo buộc ám sát hiệu phó đại học Jadavpur là Tiến sĩ Gopal Sen. Năm 2004 số Naxalites giảm từ 30.000 còn 9,300. Naxalites sở hữu 6,500 vũ khí và
nhiều vũ khí tự chế. Theo Judith Vidal-Hall (2006), Nhiều khuôn mặt mới đã làm tổ chức mạnh lên với 15.000
người và kiểm soát 1/5 vùng rừng núi Ấn Ðộ và 160/604 huyện.
Hiện nay nhiều nhóm đã hoạt động công khai và ứng cử vào quốc hội như nhóm Communist Party of India (Marxist-Leninist) Liberation. Nhưng các
nhóm khác như Ðảng Cộng Sản Ấn độ Communist Party of
India
(Maoist) and Communist Party of India
(Marxist-Leninist) Janashakti có liên hệ với hoạt động vũ trang.
Từ năm 1971 CPI(ML) chia
làm hai vì Satianarayan Singh chống lại sự lãnh đạo của Majumdar. Năm 1972 Majumdar bị bắt và bị cảnh sát tra tấn cực hình đến chết. Sau cái chết của Majumdar lực lượng này nhanh chóng tan rã.
Thập niên 70 Ông Siddhartha Shankar
Ray được coi như là người kiên quyết dùng luật pháp và trật tự khi đối mặt hai vấn đề di dân ồ ạt trong chiến tranh chia tách của Bangadesh khỏi
Pakistan
và hoạt động vũ trang của nhóm
Naxalites dấy lên thành cao trào. Ông dùng biện pháp mạnh trấn áp buộc nhóm
Naxalites ngừng hoạt động. Theo quan điểm của cảnh sát không thể thương lượng với nhóm không chịu theo phương thức dân chủ đấu tranh nghị trường.
Hiện nay vẫn còn nhiều nhóm Naxalites khác
bị chánh phủ Ấn Ðộ coi là khủng bố, vẫn còn uy hiếp dân làng đòi dân chúng đóng góp lương thực và chỗ trú ngụ, tuyển dụng cưỡng bách thiếu niên cầm súng, sử dụng mìn sát thương... Naxalites vi phạm nhân quyền và sát
hại dân chúng, khiến cho chánh phủ vất vã bảo đảm an toàn cho dân chúng. Thủ tướng
Manmohan Singh mới đây nhận định hoạt động vũ trang Naxal (nhiều nhóm có chánh quyền thiên tả đứng đàng sau) là "vấn đề nội bộ tạo ra
thách thức lớn nhất mà nhà nước Ấn Ðộ phải đối mặt." (the Naxal movement as the "single biggest internal
challenge ever faced by our country.")
Năm 2006 nhóm khủng bố tấn công khủng bố cho nổ liên tiến vào hệ thống giao
thông công cộng làm 200 người chết trong chuyến xe lửa Mumbai Suburban Railway.
Ngày 5.3.2007 Sunil Mahato, một dân biểu quốc hội bị bắn chết bởi nhóm
Naxalites khi đang xem bóng đá nhưng thủ lỉnh nhóm Naxalites không nhận trách nhiệm trong vụ ám sát
này.
Ngày 15.3.2007 ít nhất 49 cảnh sát bị giết và 12
người khác bị thương...
Nên biết
Madras
,
Kolkata (
Calcutta
)
và Mumbay (
Bombay
)
là ba thành phố lớn theo quy chế thành phố trực thuộc Anh "Presidential cities". Kolkata là thủ đô của chánh
phủ bảo hộ Anh, trước đây có tên
Calcutta
nay đổi là kolkata, theo
chính sách đổi tên thời thuộc địa theo các tên gọi lịch sử địa phương. Kolkata là thủ phủ của bang Tây Bengal Ấn Ðộ, tọa lạc ở phía Ðông Ấn Ðộ trong vùng châu thổ sông
Hooghly
.
Thành phố có dân số khoảng 11 triệu người với một dân số vùng đô thị mở rộng lên đến 14 triệu người, là thành phố đông dân thứ tư 4 ở Ấn Ðộ (trước đây là thứ ba nhưng Mumbay đã qua mặt để được xếp thứ ba trước Kolkata).
Richard Wellesley, thống đốc từ 1797 - 1805, là người chịu trách
nhiệm phát triển ấn Ðộ và kiến trúc ở
Calcutta
thời đó khiến cho nay
Kolkata được mệnh danh là "Thành phố của những cung điện"
(The City of Palaces). Thành phố phát triển ngành tơ lụa và kỹ nghệ, cũng như hệ thống đường sắt. Ðây cũng là nơi có công ti chế biến thuốc phiện hợp pháp để xuất sang Trung Quốc, vùng đất chiếm đóng của Anh vào thế kỷ 18. Nhờ lợi nhuận khổng lồ do bán ma tuý, thành phố đã xây dựng các
cung điện đền đài. Ðầu thế kỷ 19, trong niềm tin dân tộc da trắng cao quý hơn, Kolkota chia thành hai vùng vùng Anh và vùng Ấn thường được gọi là "Thành phố đen" ('Black
Town'), gây bất bình.
Kalkota dần dà trở thành nơi chống đối khởi đầu bằng phong trào tẩy chay hàng hoá Anh rộng khắp từ 1905.
Kolkata do vị trí nằm ở rìa Ấn Ðộ nên 1911 người Anh dời thủ đô về New Dehli. Cảng Kolkata là hậu phương quân sự trong thế chiến thứ hai của quân Ðồng minh chống Phát Xít, bị Nhật bỏ bom hai lần.
Các kho lương thực đã được chuyển sang nuôi quân Ðồng Minh, khiến hàng triệu người Ấn Ðộ đã chết đói trong nạn đói Bengal năm 1943.
Bối cảnh thế giới một thế kỷ trước đây, Trung Quốc được coi là quê hương của hơn 100 triệu con nghiện, chiến tranh nha phiến xảy ra, triều đình nhà Thanh phải nhượng cho Anh các tô giới ở Thượng Hải và thương cảng Hong Kong. Năm 1830, họ có từ hai tới 10 triệu người nghiện. Năm 1838 thương nhân Anh chở vô Trung Quốc 40.000 thùng nha phiến, mỗi thùng non 70 kí lô.
Rồi một vụ thủy thủ lên bờ, say rượu, ấu đã một người Trung Hoa bị giết. Lâm Tắc Từ yêu cầu người Anh giao nộp hung thủ cho ông xử tử vì "Sát nhân thường mạng".
Lãnh sự Anh không chịu, bảo theo luật của họ, tội rất nặng cũng chỉ phạt 20 Anh bảng và giam cầm 6 tháng thôi. Lâm tức thì ra lệnh cấm người Trung Hoa buôn bán với Anh. Anh phản ứng lại. Ðầu mùa hè
1840, mười lăm chiến thuyền Anh chở 15.000 quân tới Áo Môn (Ma cao). Thế là chiến tranh
nha phiến thứ nhất bùng nổ. Kết quả Trung Quốc phải nhượng Hương Cảng (Hongkong) cho Anh, mở Quảng Châu làm nơi buôn
bán, bồi thường 62 triệu lạng bạc, về số nha phiến thiêu hủy, 6 triệu lạng nữa về quân phí.
1971 cuộc chiến Ấn Ðộ-Pakistan
khiến cho nhiều người đổ dồn vào Kolkata. Kolkata đã là một căn cứ mạnh của chủ nghĩa Cộng sản Ấn Ðộ vùng Tây
Bengal Hội đồng thành phố do phe cánh tả CPI(M) Communiste Party of India (Maoist) đắc cử trong 3 thập niên đến nay. Kolkata là phần đất mà
chính quyền cánh tả theo Cộng Sản được bầu chọn dân chủ, cầm quyền lâu nhất. Nền kinh tế của thành phố Kolkata phục hồi theo chủ trương cải cách kinh tế của Trung ương. Từ năm 2.000 Công nghệ thông tin [Information Technology (IT)] đã giải tỏa bế tắt kinh tế cho Kolkata. Thành phố cũng có
kinh nghiệm phát triển các công ti.
Ấn Ðộ đã độc lập nhờ không Cộng Sản. Anh trả độc lập một phần do cuộc đấu tranh bất bạo động nhưng cũng do sau thế chiến thứ hai nước Anh Mỹ có chánh sách phải trao trả thuộc địa do khuynh hướng thế giới chống chủ nghĩa đô hộ phát xít.
Bài học xa xưa về một nước Ấn Ðộ không Cộng sản và đấu tranh bất bạo động, ông Nguyễn Tất Thành bỏ qua không nghe theo. Kết quả là VN có đến 3,8 triệu người VN chết, mất cơ hội độc lập ngay sau thế chiến và một nửa dân tộc miền Bắc cùng một bộ phận người Cộng Sản miền Nam theo MTGPMN
và du kích quân thấm đẫm văn hoá bạo hành "bạo lực cách mạng". Cũng như Ấn Ðộ phải làm với Naxalites, bạo hành được đáp trả bằng bạo hành khiến cho dân miền Nam từng rơi vào bi kịch, không muốn là Cộng Sản cũng không muốn có chiến tranh! Kolkata là vùng ảnh hưởng nhiều của Naxalites cũng đã và đang có bi kịch nhiều đau lòng như vậy! VN khác hơn Ấn Ðộ nên đó chính là bài học. Tai hại nhất là bài học theo CS với niềm tin và biện pháp duy nhất là "bạo lực cách mạng" và "cướp chánh quyền".
Sau độc lập việc CS cướp chánh quyền đã khiến Kolkata từng là thủ đô trở thành "thành phố chết" vì phá hủy hạ tầng cơ sở và không
phát huy khoa học công nghệ. Khi Kolkata được lãnh đạo bởi nhóm cộng sản hoạt động công khai không vũ trang và chấp nhận đấu tranh nghị trường, phát triển theo kế hoạch kinh tế của trung ương New Dehli không Cộng Sản thì mới hồi sinh và
phát triển...
Vấn nạn của Ấn Ðộ Cho dù
ngày nay Ấn Ðộ không coi đảng CS là ngoài vòng luật pháp có thể tranh cử ở Quốc Hội nhưng nhóm
theo CS được gọi là Naxalites vẫn cứ tin theo bạo lực.
Việt Nam không nhìn ra khía cạnh tích cực của thời kỳ đô hộ Pháp là
tránh chiến tranh với Trung Quốc như Ấn Ðộ nghĩ chính người Anh giúp Ấn độ không có chiến tranh với Trung Quốc và Mông Cổ Hy lạp nên hợp tác. Pháp cũng khác Anh ở chỗ Pháp tiến hành chánh sách ngu dân, giử nguyên bộ máy quan
lại phong kiến của vua quan nhà Nguyễn kém hiệu quả, trong
khi còn Anh giúp Ấn Ðộ thiết kế ra chánh quyền mà giới chức điều hành phục vụ dân Ấn tốt nghiệp ở đại học Anh nên có thay đổi tích cực. Thế giới quan và đối sách bằng tính cách cay nghiệt của Pháp đã không
giúp VN có hoà bình như Ấn Ðộ.
Bài học ba: Phía đúng của lịch sử là không Cộng sản
Nhìn lại lịch sử giai đoạn này để suy nghĩ công bình về ông Nguyễn Tất Thành. E rằng đã có khác biệt một chút đó là người Pháp tham lam khắc nghiệt trong chánh sách đô hộ hơn nước Anh cho nên không lấy gì làm chắc sẽ chắc chắn có hoà
bình nếu như ông Nguyễn Tất Thành không là Cộng Sản như người Mỹ vẫn tin. Người Mỹ có thể buộc Pháp trao trả độc lập cho chánh phủ ông Diệm đổi bằng viện trợ như mua lại thì người Mỹ tin là sẽ có hòa bình nếu như không Cộng Sản. Tuy nhiên ông Nguyễn Tất Thành không chủ động được khả năng này nên chọn kháng chiến vũ trang. Nhưng chắc chắn do ông Nguyễn tất Thành theo CS, Pháp được tái vũ trang chống Cộng Sản. Các nước Ðồng Minh chưa ủng hộ một VN độc lập theo CS.
Chiến thắng của Mao trạch Ðông ở Trung Quốc Ðể lôi kéo phe cánh Mao Trạch Ðông vội vã công
nhận Nguyễn Tất Thành 1949 đã khiến ông Nguyễn Tất Thành đang phân vân đứng trước lựa chọn dựa vào Trung Quốc hay tham gia chánh quyền Bảo Ðại đã ngả theo con đường chủ chiến theo Mao để được...làm lãnh tụ. Lịch sử đã không theo chìu hướng tham gia chánh quyền Bảo Ðại tiếp tục đấu tranh chánh trị giống như Indonesia Malaysia mà tiến hành kháng chiến vũ trang dưới sự hổ trợ quân sự của Mao Trạch Ðông và ít nhiều tác động máu xương vào các nước láng giềng là Campuchia-Lào!
Nhưng cho dù cuộc kháng
chiến 1945-1954 là cần thiết các nhóm yêu nước VN đồng ý nối vòng tay lớn kiểu "đánh chung đi
riêng" thì việc sát hại các phe
nhóm khác, việc sáp nhập đảng Dân chủ vào Cộng Sản vì đảng Dân chủ bao gồm nhiều trí thức miền Nam, thàm sát Mậu Thân ở Huế.. Sau 1975 còn thiếu dân chủ, sợ Miền Nam và
MTGPMN đòi không CS là óc CS cực quyền, đáng...không
tin, không theo. Sau 1975 còn lộ diện sự thiếu tình dân tộc, lừa dối tái lập các Gulag ngục tù biến dân tộc VN thành giống như Trung Quốc là ly tán, tha hương cầu thực và trốn tránh chánh quyền tàn bạo...
Nền độc lập của Algerie và VN thuộc điạ Pháp khó khăn hơn:
Pháp không trao trả độc lập cho Algerie mà 1954 phải có cuộc kháng
chiến vũ trang.
Algerie đa chủng tộc và công
cuộc chinh phục Algérie của Pháp diễn ra chậm chạp, về mặt kỹ thuật chỉ hoàn thành vào cuối những năm 1900 khi Tuareg (Tuareg: African people: người Châu Phi) cuối cùng bị chinh phục. Pháp đã biến Algérie thành một phần lãnh thổ của mình, tình trạng này chỉ chấm dứt với sự sụp đổ của nền Ðệ tứ Cộng hoà 1959. Năm 1954, Mặt trận Giải phóng Quốc gia (FLN) bắt đầu một cuộc chiến tranh giành độc lập cho Algérie; sau gần một thập kỷ chiến đấu cả tại thành thị và vùng nông thôn, họ đã thành công giành độc lập năm 1962. Ða số 1,025,000 người Châu Âu tại Algérie (được gọi là "chân đen" - Pieds-Noirs), cũng như 91,000
người "harki" (người Hồi giáo
Algérie ủng hộ Pháp trong quân đội Pháp), chiếm khoảng 10% dân số Algérie năm 1962, đã di cư sang Pháp trong vài tháng giữa năm đó.
Nhìn qua chánh trị các nước trong khu vực có thể thấy do Bắc VN theo Cộng Sản mà Pháp dễ dàng được tái vũ trang. Nhưng nếu nhìn cụ thể vào chánh trị cường quyền của Pháp với Algerie và VN thì chưa thể khẳng định nếu không CS, Việt Nam có thể nào không cần làm cuộc kháng chiến 1945- 1954 không? Liệu các nước đồng minh Anh Mỹ có quyết thúc ép đồng minh Pháp đủ mạnh đủ kiên quyết để trao trả độc lập cho VN không khi Pháp quyết làm mọi cách
khôi phục quyền đô hộ? Người VN chỉ biết đau lòng chứ chưa có câu kết luận cho một sự việc không từng có thể xảy ra.
Các nước không CS dù độc lập cũng từng và đang phải chống nội loạn là dân
quân Cộng Sản như MTGPMN ở VN.
Con đường độc lập của Indonesia
Indonesia có đảng CS mạnh hơn VN nhưng đã được độc lập ngay sau thế chiến sau khi CS giải thể trở thành phe cánh tả. Indonesia là thuộc địa của Hà Lan bị Nhật chiếm năm 1942 cũng như VN là thuộc điạ Pháp bị Nhật chiếm lại. Hai ngày sau khi Nhật bị bỏ bom nguyên từ tháng
8.1945. Ông Sukarno tuyên bố độc lập. Hà lan cũng như Pháp cố dành lại thuộc điạ nhưng phải công nhận độc lập của Indonesia 1949. Tuy nhiên căng thẳng xảy ra giửa quân đội và đảng CS Indonesia Communist Party of Indonesia (PKI) và chánh biến ngày 30.9.1965
trong đó sáu tướng bị bí mật ám sát. Tổng tư lệnh Suharto tiến hành chiến dịch chống Cộng Sản mạnh mẻ với 500.000-1 triệu người Indonesia đã chết... Tháng 3 năm 1968 ông Suharto nắm quyền khi ông
Sukarno mất tín nhiệm. Ông Suharto ký hiệp ước hoà
bình với Malaysia, cũng như kêu gọi đầu tư phát triển Indonesia.
Con đường độc lập của Malaysia
Nhật chiếm Malaya
thuộc đia Anh và đầu hàng Ðồng Minh năm 1945. Liên minh Malaya, được thành lập năm 1946 và
gồm tất cả các vùng đất thuộc quyền quản lý của Anh tại Malaya ngoại trừ Singapore, đã giải tán năm 1948 và thay thế bởi Liên bang Malaya, giữ lại quyền tự trị của những vị vua cai
trị các bang Malay dưới sự bảo hộ của Anh.
Ðảng cộng sản Malaya đã tung ra
các cuộc tấn công du kích kéo dài từ 1948 tới 1960,
và dẫn tới một chiến dịch chống nổi dậy của quân đội Khối thịnh vượng chung Anh ở Malaya. Chống lại tình hình này, nền độc lập cho liên minh trong Khối thịnh vượng chung đã được trao ngày 31 tháng 8 năm 1957. Malaysia đã nằm dưới sự điều hành của một liên minh đa đảng.
Con đường độc lập của Philippines
Tây Ban Nha nhượng quyền thuộc điạ cho Mỹ Guam, Philippines và Puerto Rico cho Hoa Kỳ để đổi lấy US$ 20.000.000,00 là khoản tiền mà sau
này người Mỹ gọi là "quà tặng" cho Tây Ban Nha. Dần dần hòn đảo hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của Mỹ và được tổ chức như một vùng lãnh thổ Mỹ. Năm 1935, quy chế của họ được tăng lên thành một nước trong khối thịnh vượng chung của Mỹ, và nhiều kế hoạch được đưa ra nhằm trao lại độc lập cho họ trong thập kỷ sau đó. Cuối cùng, Philippines được trao lại độc lập ngày 4 tháng 7 năm 1946. Việc Nhật Bản đã tấn công và chiếm quần đảo này trong Thế chiến thứ hai, gây ra tình trạng mà một số người gọi là sự chậm trễ trong việc trao lại độc lập. Các du kích thành thị chiến đấu chống lại Nhật Bản quay sang đi theo ý thức hệ cộng sản. Họ được nhiều nông dân ủng hộ khi đưa ra những hứa hẹn về cải cách đất đai. Họ được tổ chức bí mật và tung ra các chiến dịch xúi dục nổi loạn chống chính
phủ và các lực lượng chính phủ, tiến hành các hành động khủng bố, gồm cả bắt cóc, thảm sát, ám sát, hãm hiếp và tống tiền. Họ đe dọa những vùng
nông
thôn, và sau đó là cả thủ đô, Thành phố Quezon, và Manila trong thập niên 1950. 1954, Benigno Aquino
Jr được Tổng Thống Ramon Magsaysay chỉ định thương
thuyết phục thủ lĩnh Cộng Sản Hukbalahap là Luis Taruc. Sau bốn tháng thương
lượng ông thành công giải giáp nhóm Cộng sản. Ông trở thành nghị sĩ năm 1955 ở tuổi 22. Như vậy cuối cùng mối đe doạ Cộng Sản chấm dứt khi Huk supremo Luis Taruc đầu hàng nhà báo trẻ Benigno Aquino Jr.
Bạo lực vũ khí làm
sai lạc chân lý, phiá đúng của lịch sử nhiều lúc phải thua bạo lực là nhửng gì khiến loài người không có sự bình an, đất nứơc không hoà bình thành ra đau khổ. Bạo lực thắng sẽ làm cho
con ngưi bị đoạ đày cho nên cứ phải chạy đua vũ trang như một vòng lẩn quẩn.
Bài học thứ tư: Dân chủ là sức mạnh
Về Hiến pháp Ấn Ðộ, phần mở đầu rất hay vì quy định rất rõ quyền công dân. Hiến Pháp Ấn Ðộ rất đáng khâm phục vì rất tiến bộ. Lời mở đầu của Hiến pháp Ấn Ðộ như sau:
Chúng ta những người dân Ấn độ, chính thức thành lập Ấn Ðộ trở thành một nước Dân Chủ Cộng Hoà và đảm bảo cho tất cả công dân:
- Công bằng về xã hội, kinh tế và chánh
trị.
- Tự do về tư tưởng, phát biểu, tín ngưỡng, niềm tin và thờ phụng.
- Bình đẳng về thân thể và về cơ hội và về thăng tiến giửa tất cả mọi người.
- Ðảm bảo phẩm giá của cá nhân
và thống nhất quốc gia.
- Hội đồng lập hiến của chúng
ta ngày 26 tháng 11 năm 1949 đã thông qua và gửi tới cho chúng ta bản hiến pháp này.
So với Hiến pháp Ấn Ðộ, Hiến pháp VN
1992 hạn chế tối đa các quyền công dân. Công dân bị biến thành thần dân chỉ có chấp hành!
Không có
tự do không công bằng bình đẳng về cơ hội về thăng tiến nào cả. Ðiều 4 Hiến Pháp bao trùm và tất cả chức vụ chánh
quyền đều được đảng đề bạt. Giống luật Hồi giáo thần quyền, giống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid dành đặc quyền cho người da trắng và thực chất là đảng trị.
Những đại biểu quốc hội VN cũng không
hề được trang bị kiến thức khoa học chánh trị khi ứng cử để có thể có chương trình hành động, cũng như không có thể tự bổ sung kiến thức sau đắc cử nên biểu quyết trong "mù mờ" vô cùng nguy hiểm, không làm gì hơn người dân thường và không nhớ nổi, không biết hậu quả của các văn bản pháp luật mà mình thông qua!
Ðại biểu quốc hội VN là đảng viên thì chờ quán triệt thực hiện chỉ đạo của đảng và đại biểu ngoài đảng, tốt lắm thì giống nhân sĩ địa phương trong UBMTTQVN. Trong khi đó điều tối cần thiết của một đại biểu quốc hội là phải biết ưu khuyết điểm của các thể chế chánh trị trên thế giới để có thể thông qua chính xác một hiến pháp với các thể chế hiệu quả. Phải biết các điều luật thuế kinh tế vận hành ra
sao trên thế giới đưa đến hiệu quả kinh tế dự kiến ra sao. Nhà nước toàn là đảng viên làm dự thảo luật và đưa ra quốc hội 90% đảng viên thông qua thì luật pháp đó người dân cần phải có quá trình biết kháng cự chối từ! Quốc hội không có chỗ đóng góp chánh kiến khác phản biện để lên tiếng về điều 4 hiến pháp, về ngân sách đảng quá lớn,về bộ máy nhà nước song trùng chiếm hết ngân sách không còn tiền để chi cho
y tế giáo dục...
Tất cả đều xã hội hoá, duy có ngân sách đảng là không xã hội hoá!
Trong khi đó ở các nước ngân sách đảng phải do đảng viên và người ủng hộ đóng góp chứ không phải ưu tiên trích ngân sách như Ông Nguyễn Sinh
Hùng từng lập công để hy vọng được để cử... làm Thủ tướng! Tiền chi cho giáo dục cho dân chúng Ðồng bằng sông Cửu Long đồng bằng sông Cửu Long thì ông Nguyễn Sinh Hùng bảo không
có, còn chi cho lễ hội lăng mộ tượng đài hay làm đường không có xe đi như đường Trường Sơn theo con đường mòn Hồ Chí Minh thì vô cùng lớn. Ðã nghèo còn bất công
chi xài hoang đàng vô tội vạ thì dân nào chịu cho thấu! Người VN dốt nát thì bị bán làm vợ mua làm lao công chứ sao có thể ngẩng cao đầu mà đi thăm con đường Trường Sơn, Ngã ba Ðồng Lộc, hay tượng đài Ðiện Biên Phủ?
Ðường Trường Sơn từ Bác Pó đến Cà Mau, một trong những công trình tố́n kém nhất từ trước tới nay ở Việt Nam, làm trước mới đưa ra quốc hội bàn sau. Theo thẩm tra của Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, có đến 19 vấn đề được yêu cầu làm rõ. Kinh phí 33.000 tỉ đồng tổng chiều dài
theo quy hoạch xấp xỉ 3.167 km (chưa kể các đoạn tuyến nhánh), gồm tuyến chính dài 2.667 km và nhánh phía Tây dài 500 km. Km 12 tỉ đồng / Km còn gọi là đường Hồ Chí Minh, tượng đài Ðiện Biên Phủ, ngã ba Ðồng Lộc để không có xe cộ lưu thông. Không ai dám bác dự án vì sợ bị quy chụp mủ là không
yêu đảng không yêu nước không biết ơn cuộc chiến tranh... Ngay cả việc chánh phủ bố trí 11 ngàn tỉ đồng vốn vay để xây đường là vô cùng lãng phí. Nhưng nhìn lại, thì
nguyên do là các công trình làm đường lại băng rừng rút tiền tham nhũng dễ nhất cho nên thông qua
dễ nhất! Làm trường học, nhà thương thì ai cũng lảng tránh vì... ăn ít! Công an đã phải vào cuộc và phát hiện nhiều sai phạm...
Nếu đã như vậy thì từng trí thức từng nông
dân từng nhà chuyên môn phải là đại biểu quốc hội tự nguyện để trước tiên tự cứu nghề nghiệp của mình khỏi gọng kềm của ngân sách hạn chế. Ông Nguyễn Thiện Nhân, bộ trưởng giáo dục, cũng không dám để nghị cắt giảm ngân sách đảng, ngân sách bộ máy song trùng để chi cho giáo dục mà để nghị xã hội hoá, tăng học phí!
Cái gọng kềm ngân sách eo hẹp tạo ra sự bệ rạc và xã hội cứ tự vận hành tự lo dưới mỹ danh "xã hội hóa". Ðảng thì hưởng đặc quyền dưới mỹ danh "chánh sách" một chánh sách cực kỳ bội bạc khi
"Mẹ VN anh hùng" được vinh
danh được cấp nhà tối đa 20-30 triệu còn chánh sách cho bộ trưởng xài dài dài suốt thời tại chức khi về hưu với nhà triệu đô xe hơn tỉ!
Tuyên ngôn độc lập của CSVN:
"Hỡi đồng bào cả nước, Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Nhưng Tuyên ngôn độc lập Mỹ còn phần sau rất quan trọng quy định biện pháp thực hiện, đảm bảo quyền bải miễn chánh phủ của công dân thì CSVN không nói đến. Theo hiến pháp Mỹ và các nước Chủ tịch và Thủ tướng không do dân bầu là không có quyền lực với dân. Với tuyên ngôn độc lập bắt chước y nguyên "phần lý tưởng" kết quả mà không tuân thủ "phần biện pháp" thực hiện thì làm sao có được hiệu quả đã đề ra được. Hiến pháp của CSVN thiếu hoàn toàn các thể chế hiệu quả để đạt được các mục tiêu. Không có thể chế hiệu quả thì
Tuyên ngôn chỉ là lời hiệu triệu suông. Hiến pháp nói theo Mỹ mà CCRÐ là làm theo Mao thì còn tin được sao? Việc ông Nguyễn Tất Thành cắt xén mà không có thay thế cũng không hề vô tư mà là để mở thời đại Hồ Chí Minh có hệ thống chánh trị theo Liên Xô -Trung Quốc mà làm. Ðến khi làm
CCRÐ theo Mao bị Liên Xô rấy mới tỉnh giấc! Vị trí cần là một hiền triết yêu nước cùng chuyên gia chánh trị và một nhà
kinh tế thì Ông Nguyễn tất Thành từng không cần suy nghĩ khi tuyên bố ông Mao, Lênin không bao giờ sai. Bây giờ khi Liên
Xô đã tự nhận sai, thì con cừu Panurge VN sao vẫn cứ lao theo con đầu đàn đã chết... là sao?
Tuyên ngôn độc lập của Mỹ: "Chúng ta theo đuổi một sự thật hiển nhiên là tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Ðể đảm bảo cho những quyền này chánh phủ được lập ra, chỉ xuất phát từ sức mạnh dựa vào sự tán thành của công dân đối với sự lãnh đạo để bất cứ lúc nào chánh phủ phá hoại mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc bải bỏ chánh phủ đó!"
Dân chủ tự do luôn là sức mạnh và giúp chọn lựa đúng. Dân Ba Lan căm thù sự hà khắc của chế độ CS đã đưa đến cho Lech Walesa những thắng cuộc bầu cử, nhưng uy tín xây dựng đất nước, sự ủng hộ giảm theo năm tháng.
- 1990: 74% - 1995: 48,3% - 2000: 1% -
2005: ông không tham gia
Từ 74% số phiếu cho đến 1% đã nói gì cho những người đi làm chính trị? Từ lãnh tụ cho đến mất ủng hộ chính trị cách nhau chỉ có 10 năm. Dân chủ đã đưa ông Lech Walesa lên tới và cũng đã dùng phương
tiện dân chủ khước từ ông. Ông là nhà làm cải cách chứ không là chuyên gia
kinh tế hay xã hội. Ông đã thành công trong vai trò chánh trị nhưng trong
vai trò phát triển kinh tế chuyển biến xã hội phải có cả một xã hội dân sự tham gia. Các nhà chánh trị quân sự dành
chánh quyền thường đặt quá nhiều ước mong vào chánh trị. Trong khi thay đổi xã hội phải là một quá trình chuyển biến chậm chạp, bền bỉ!
Vì sao CSVN không dám cạnh tranh
chánh trị công bằng?
Bài học thứ năm: Hoà nhập thế giới, cạnh tranh, một nền văn minh chung
Ở góc độ ngôn ngữ, chúng ta thấy khuynh hướng rõ ràng hướng tới đồng nhất hoá việc dùng "tiếng Anh toàn cầu " ("globish", viết tắt của global English.
Sự phổ cập của tiếng Anh
toàn cầu sẽ làm mất đi quyền lực chính trị ở cấp độ thế giới.
Ần Ðộ nghèo nhưng không
chống Toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá sẽ tiết kiệm tài nguyên vì không có sản phẩm kém chất lượng từ các nước không chịu coi "tri thức là quyền lực". Phải tích cực có sản phẩm đặc thù của xứ sở và có chất lượng cạnh tranh là một lo âu của nước nghèo. Thí dụ VN có cá ba sa và tôm vì là quốc gia ít ô nhiễm hoá học, thiên
nhiên lại ưu đãi nên giá cả rất cạnh tranh.
Ấn Ðộ coi khoa học công
nghệ là giải pháp mà không coi chánh trị là giải pháp.
Các nước mưu dùng các quy chế hạn ngạch làm quyền lực kinh tế, không cho tự do chọn lựa nhập hàng mà buộc chính dân mình hay dân trong khối chánh trị của mình
dùng hàng giá cao kém chất lượng. Liên Xô chưa vào WTO vì từng đứng đầu một khối kinh tế. VN khi còn nằm trong vòng ảnh hưởng của khối chánh trị quân sự CS đã phải dùng hàng chất lượng kém như mua thiết bị lạc hậu của Trung Quốc hay phải mua máy bay TU kém chất lượng Liên
Xô!
Ần Ðộ có nhà chánh trị uyên bác
nên không đòi cho quốc gia mình có "quyền thấp
kém" được hiểu VN hiểu một cách ngộ nhận là... quyền đa dạng khác biệt...!
Tổng thống Ấn Ðộ là một nhà bác
học nên trọng dụng nhân tài qua câu nói:" thế giới phải thuộc về người hiền tài!". Tổng thống Ấn Ðộ là người theo đạo Hindu nhưng Phật giáo nhận được sự ủng hộ cao... Ấn Ðộ thừa nhận: "Ấn Ðộ mất vai trò nước lớn là do không nắm được khoa học công nghệ!", ông chăm lo giáo dục, tiến công vào công nghệ thông tin như Nhật tiến công
vào ngành xe hơi cạnh tranh ngang ngửa với Mỹ. Ấn Ðộ đang là nhân tố khơi mào cho một thế giới phẳng chấp nhận một chuẩn giá trị chấp nhận cánh tranh. Ông đồng thời có niềm tin tâm thức về sự quan trọng của hạnh từ bi và an lạc trong lời tuyên bố chánh trị "thế giới phải thuộc về người hiền tài ".
Ấn Ðộ là nước thập niên trước đoạt giải Nobel kinh tế khi là nước nghèo nhưng đã xác định không chống Toàn cầu hoá kinh tế mà đi theo toàn cầu hoá với chiến lược đón đầu công nghệ. Nhưng cũng gặp trở ngại là người nghèo Ấn Ðộ thường thích những khoản trợ cấp trước mắt hơn là những hứa hẹn của cải cách lâu dài.
Trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ "tự do thương mại" Về văn hoá xả hội hình thành ngôi làng toàn cầu và gia tăng không
ngừng về các trao đổi ở mức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa các "công dân thế giới", dẫn tới một nền văn minh
toàn cầu. Khái niệm toàn cầu hoá khác một chút với khái niệm quốc tế hoá đó là sự mờ nhạt của ý niệm nhà nước hay biên giới quốc gia. Hiện tượng "chảy máu chất xám" diễn ra nhiều và dễ dàng hơn, kéo theo biến tướng là nạn "săn đầu người" nhưng các mối quan hệ giữa các công dân trên thế giới tạo ra cơ hội cho từng người.
Hai hiện tượng này đã góp phần gia tăng khoảng cách
giàu nghèo giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, giữa từng khu vực riêng biệt trong một đất nước.
Bài học thứ sáu về các điều chưa tốt:
1- Bệnh Aids:
Hơn 7.200 người chết vì AIDS trong 2 thập niên qua.Một quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế thế giới vừa cho biết, có ít
nhất 7.200 người chết vì bệnh AIDS tại Ấn Ðộ, là quốc gia thứ hai có số người tử vong cao nhất vì căn bệnh này kể từ khi chính thức phát sinh cách đây hai thập kỷ. Thế nhưng, theo Tổ chức kiểm soát AIDS quốc gia của Ấn Ðộ (NACO), trên thực tế số người tử vong vì AIDS còn cao hơn nhiều. Những ca tử vong đầu tiên vì AIDS ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới này xuất hiện vào năm 1986. Còn trên toàn thế giới, hiện đã có khoảng 39 triệu người nhiễm HIV/AIDS, trong đó riêng vùng sa mạc Sahara của châu Phi đã có 25 triệu. Theo NACO ước tính, chỉ riêng trong năm 2004 và 6 tháng đầu năm 2005 tại Ấn Ðộ đã có 1.114 người tử vong vì AIDS, còn năm trước đó là 1.514 người. LHQ ước đoán, Ấn Ðộ có khoảng 5,1 triệu người nhiễm HIV/AIDS, chỉ sau Nam Phi. Ông S.Y Qureshi, Giám đốc NACO
cho rằng, nếu so sánh về mật độ dân số nhiễm bệnh HIV/AIDS thì Ấn Ðộ chỉ chiếm chưa đầy 1%, còn Nam Phi là 30%. Song, không vì thế mà chủ quan, cần phải có những biện pháp
phòng chống hiệu quả, mạnh mẽ.
2- Hỏa thiêu
VN đang đất chật người đông nên học cách hoả thiêu ở Ấn Ðộ. Nhưng phải thay đổi bỏ hết các hủ tục như lễ hội sông Hằng. Ấn Ðộ đã bỏ được tập tục hiến tế trẻ em và tập tục suttee (bị thúc đẩy ép buộc - chịu cho thiêu sống để chết theo chồng), vẫn tiếp tục duy trì cho đến năm 1829. Cho đến nay, bất cứ việc gì, làm lễ cúng tạ ơn hay cầu khẩn rồi sau đó có làm gì thì làm sau! Tất cả cho thấy Ần Ðộ không phải thấp kém nhưng khó hiểu. Thành
công khoa học kinh tế cho thấy một Ấn Ðộ bước vào kỷ nguyên khoa học nhưng với vùng nông thôn và thị dân quá nghèo là sự pha trộn lạ lùng của mâu thuẩn.
Tất cả dân Ấn Ðộ chết được hoả thiêu trên dàn lửa cùng với những vật tuỳ thân. Người ta tin rằng ngọn lửa hoả táng đó sẽ đưa linh hồn của người chết lên trên cõi trời, và rải tro xuống dòng sông thiêng là sông Ganges (sông Hằng). Lễ hội Sông Hằng diễn ra từ tháng 1 đến tháng 2, hàng triệu tín đồ Hinđu từ khắp mọi miền của Ấn Ðộ tìm cách hành hương về các vùng thánh địa như Bernares, Haridwar, Allahabad để được trầm mình trong dòng nước linh thiêng của sông Hằng. Người Ấn giáo tin chết trên đường hành hương hay "được chết" trên sông Hằng là điều may mắn giúp họ đến với cuộc sống cực lạc ở kiếp sau. Sông Hằng đang ô nhiễm nghiêm trọng từ các nhà máy thuộc da và nước thải sinh hoạt; tục lệ thả xác người, tro hài cốt trên sông Hằng khi vẫn phải sử dụng nguồn nước cho sinh hoạt hàng ngày. Sự sùng bái, muốn gắn mọi sinh hoạt thường ngày với sông Hằng linh thiêng của giáo dân Hindu đã thành mối lo.
3- Vấn nạn dân số:
Ðến năm 2004, GDP trên đầu người ở Trung Quốc ước tính khoảng 5,200 đôla, so với 3,000 đôla ở Ấn Ðộ. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đã lên tới gần 1 triệu tỉ đôla, chiếm tỉ trọng gần 5% của tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới, và Trung Quốc đã trở thành cường quốc xuất khẩu đứng hàng thứ tư sau Mỹ, EU và Nhật.
Xuất khẩu đẩy sự tăng trưởng và hiện đại hóa kinh tế Trung Quốc thay đổi bộ mặt của Trung Quốc. Chủ yếu là toàn cầu hóa dây chuyền sản xuất và cung cấp rất nhiều mặt hàng chế biến.
Tỉ lệ tăng dân số cao. Dự kiến dân số Ấn độ sẽ vượt Trung Quốc. Mumbay (Bombay) có tỉ lệ dân số lệch cao nhất là 811
nữ trên 1.000 nam.
Ấn Ðộ từng nhận định sai về nguyên nhân và giải pháp để thoát đói nghèo, nay nhận định kinh tế tốt thành công trong lãnh vực khoa học công
nghệ nhưng chưa đầy đủ về hậu quả tăng dân số vốn ảnh hưởng cực kỳ mạnh lên xã hội, khiến Ấn Ðộ có chỉ tiêu kinh tế thấp hơn Trung Quốc dù tổng sản phẩm có tăng cao.
Hiện nay mức tăng dân số của Ấn Ðộ vẫn cao ngất ngưỡng là 2,23 % so với 0,8% ở Trung Quốc. Tỉ lệ tăng dân số là 22,32 trẻ trên 1,000 (2,232) là rất cao.
Theo công bố mới đây của chính
phủ Nhật Bản, tốc độ tăng dân số hiện nay so với con số đầu năm 2004 là 0,05%. Ðây là tỉ lệ thấp nhất trong
vòng hơn 50 năm... tỉ lệ tăng dân số toàn cầu đạt mức 1,2% (từ 2% trong những năm 1960 xuống còn 1,2% hiện nay) Ủy ban Dân số, Gia đình và Thiếu nhi cho biết tỉ lệ tăng dân số của Việt Nam đã sụt xuống 1,33% trong năm 2005, so với 1,4% trong năm 2004. Dân số VN có ảnh hưởng của lòng tin về tăng sinh con năm Tốt nên sẽ có gia tăng đột biến những năm Tốt.
Từ nhận thức nguy cơ Ấn Ðộ đó VN phải lo cho
con đường phát triển VN.
4- Khoảng cách giàu nghèo
Thu nhập đầu người ở mức $3,400 Ấn Ðộ là đang cao hơn VN nhiều song mức độ khoảng cách giàu nghèo củng là vấn để gây bất ổn và làm cho nhóm Naxalites có lý do tồn tại...
Dân chủ và phát triển bền vững và
chánh sách an sinh xã hội tốt hơn, quy mô dân số nhỏ hơn là là giải pháp chứ không phải chỉ là trấn áp. Nền dân chủ sẽ giúp VN kiếm tìm đồng thuận trên cơ sở phân phối lợi nhuận công bằng.
Ở VN cánh cửa dân chủ chưa mở thì tài
nguyên, tài sản quốc gia còn bị cắt xén, tích lũy để giải quyết đặc quyền cho thiểu số cầm quyền là đảng CS. Phúc lợi nầy sẽ không được chia xẻ đồng đều và công bằng theo nhu cầu phát triển của xã hội như giáo dục y tế... Bất công
không thể tạo ra cảm hứng cho trí thức tham gia đóng góp mà còn khơi mào cho hướng phát triển không bền vững không ổn định, kéo theo tâm lý "ăn xổi ở thì" cơ hội, không có mối quan tâm dài hạn và hủy hoại môi trường để có thu nhập cao trước mắt là hậu quả.
Ấn Ðộ cũng có mức giàu
nghèo cách biệt và nhiều mâu thuẩn do còn bất công từ dư âm của nhiếu thế kỷ phân chia giai cấp. Hiện nay trợ giúp của chánh phủ tập trung cho người trung lưu để giúp thành giàu có với tác dụng phụ mong muốn theo là
tạo ra công ăn việc làm cho người nghèo. Tuy nhiên hiện nay tệ nạn xã hội dùng
lao động trẻ em phụ nữ và trả lương thấp còn làm cho xã hội Ấn Ðộ còn dung chứa quá nhiều nghịch lý.
Bangladesh vùng đất tách ra từ Ấn Ðộ đã đoạt giải Nobel Chủ tịch ủy ban Nobel Ole Danbolt Mjoes cho hay Yunus và ngân hàng Grameen được trao giải vì "đóng góp của họ trong phát triển xã hội và dân chủ". "Hòa bình vĩnh cửu sẽ không thể nào có
trừ khi một số lượng người lớn được cho cơ hội thoát cái nghèo".
5- Quân sự:
Ấn Ðộ từ lâu đã là nước ủng hộ Liên hiệp quốc, với hơn 55,000 quân thuộc quân đội Ấn Ðộ và nhân viên cảnh sát từng phục vụ trong 35 chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc tại bốn châu lục.
VN với kinh nghiệm chiến tranh
nay nên tham gia gìn giữ "Hoà bình vĩnh cửu" cho xã hội và tham gia chiến tranh bảo vệ người dân bị áp bức như Ấn Ðộ trong đội quân mũ nồi xanh gìn giữ hòa bình! VN cần viết lại quân sử VN.
Kết luận của bài viết này muốn trở lại tình
hình VN.
Do việc thắng thua
quân sự không hề đánh giá được cao thấp nên nếu ngược dòng lịch sử cũng không nên bi quan.
Biết bao người cảm thông được sự tuyệt vọng của Miền Nam VN khi bị CS cưỡng chiếm. Nhưng nếu ngược dòng lịch sử, khi Mãn Châu chiếm Trung Hoa hay người Hoa kiều ở Xiêm đánh Miến chiếm lại Xiêm (tức Thái Lan), xin sắc phong từ Trung Quốc, nhưng đã để lại một kết cục đẹp đẻ chứ không quá xấu.
Mãn Châu chiếm được non sông một dân tộc khác đất rộng và dân đông ít nhất gấp 50 lần dân tộc Mãn. Nhưng nhờ Trung Hoa có nền văn hóa thuộc bực thầy dân Mãn Châu, nên Mãn Châu làm chủ thời đại Mãn Thanh, giúp dân tộc đó phát triển thêm về lãnh thổ. Nhưng chính
người Mãn Châu bị đồng hoá vào người Trung Quốc có nền văn hoá cao hơn này. Học giả Trung Hoa chớ nên cho thua Mãn Châu là nhục nhã. Chỉ trong một thế kỷ, chính Trung Hoa đã đồng hóa người Mãn Châu với người Trung Hoa, khiến Mãn Châu không còn dùng tiếng mẹ đẻ. Còn người Trung Hoa cũng đồng hóa với Mãn Châu; cái đuôi sam mà người Trung Hoa cho là nhục nhã thì lần lần coi là
quốc hồn quốc túy, đến nỗi, sau cách mạng Tân Hợi (1911) nhà Thanh bị lật đổ rồi, bọn thanh niên tân tiến Trung Hoa hô hào cắt bỏ đuôi sam đi, thì
dân quê nhiều người không chịu.
Miến chiếm Xiêm
(Thailan), một người Hoa kiều là Trịnh Chiếu mộ quân đuổi được quân Miến, dời đô về Băng Cốc, dựng lại nước, sai sứ sang cống Trung Quốc (1786) vua Thanh phong làm Xiêm La vương.
Từ đó người Trung Hoa qua Xiêm làm ăn càng ngày càng đông, hiện nay
thành chỗ phát đạt của Hoa kiều ở hại ngoại. Người Hoa đã đồng hoá vào đông đảo dân Thái Lan không mấy ai còn quan hệ với Trung
Quốc. Người Hoa ở Thái cũng giúp dân Thái có nước da trắng hơn xinh đẹp hơn...
Chuyện Hawaii tự nguyện thành
làm một bang nước Mỹ để có sức mạnh đầu tư phát triển cũng có cùng ý nghĩa mà thôi.
Câu nói xem chừng mâu
thuẩn mà kết cục sẽ đúng, đó là câu nói: "Muốn thắng CS hãy để CS chiếm nốt miền Nam." Khi thấy cuộc sống miền Nam tốt hơn, khi
nhìn rõ sự thật, thì chính miền Nam sẽ thắng về xã hội vì mang được đến niềm vui về cuộc sống sung túc hạnh phúc tiến bộ. Cái tốt đẹp sẽ tất thắng, sẽ xoá tan cái thắng nhất thời của bạo lực chỉ gợi ra những hung bạo và kỷ niệm đau buồn, không hợp với óc nhân bản và bản chất cuộc sống.
Trần Thị Hồng Sương (21.7.2007)
=END=
6- Tài Liệu
- Ðại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế Tại Dakar Thông Qua Quyết Nghị Về Việt Nam
Bản Tin Liên Hội Nhân
Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Như chúng tôi đã đưa
tin, Quyết Nghị về Việt Nam, do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại đề nghị với sự tán trợ của hai Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Ðức thoại và Thụy Sĩ Ý thoại, đã được Hội Ðồng Ðại Biểu Văn Bút Quốc Tế đồng thanh biểu quyết chấp thuận trong phiên họp khoáng đại ngày thứ ba 10 tháng 7 năm 2007 tại Dakar, nước Sénégal. Ðược biết có gần 90 Trung tâm Văn Bút tham dự Ðại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế và tất cả đại biểu hiện diện đã bỏ phiếu 'Thuận' (không phiếu Trắng và Chống) sau khi bản văn được trình bày giới thiệu cùng với lời phát biểu của nhà văn Zeki Ergas và nữ triết gia Fawzia Assaad, thay mặt Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại. Theo
tin giờ chót, ngày thứ năm 19 tháng 7 vừa qua, bản Quyết Nghị đã được Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù gởi bằng đường bưu chính đến hai người cầm đầu Nhà nước và chính phủ cùng đại sứ CHXHCNVN trú sở Vương Quốc Anh. Rồi qua sáng thứ hai 23 tháng 7, bản Quyết Nghị còn được gởi đi bằng fax.
Cũng cần ghi thêm rằng Dự án Quyết Nghị đã trở thành văn bản Quyết Nghị chính thức của Văn Bút Quốc Tế, sáu
ngày trước khi chế độ Hà Nội bị bắt buộc phải trả lại 'tự do' cho nữ luật sư Bùi Kim Thành vì áp lực quốc tế. Ngoài
ra, vì lý do kỹ thuật và hành chánh, bản Quyết Nghị chưa ghi được đầy đủ tất cả những người tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Bằng Xã hội bị bắt giữ, câu lưu để tra cứu hoặc chờ kháng án tù. Trong số tù nhân đó không
thể quên nhà báo Huỳnh Nguyên Ðạo, bác sĩ Lê Nguyên Sang và luật sư Nguyễn Bắc Truyển. Riêng
luật sư Lê Quốc Quân không còn được nêu tên trong Quyết Nghị vì cuối tháng
6, ông đã ra khỏi nhà giam cũng nhờ áp lực quốc tế, nhứt là Hoa Kỳ đối với trường hợp ông.
Qua Quyết Nghị về Việt Nam, Văn Bút Quốc Tế tố cáo và
phản kháng chế độ độc tài Hà Nội tiếp tục vi phạm nghiêm trọng các quyền Tự do Phát biểu, Thông tin và Báo chí. Qua Quyết Nghị về Việt Nam, Hiệp Hội các Nhà
Văn Thế giới*, một lần nữa, từ thủ đô Dakar nước Sénégal, Phi Châu, bày tỏ tình liên đới đoàn kết với các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, học giả, luật sư, tu sĩ, trí thức độc lập, những người dân chủ đối kháng Việt Nam bị sách nhiễu, đàn áp, giam nhốt, lưu đày độc đoán và bất nhân.
Ghi chú thêm:
* Ra đời từ năm 1921, Văn Bút Quốc Tế có 147
Trung tâm tại 104 quốc gia và lãnh thổ, với khoảng 18 ngàn hội viên, trong số đó có nhiều nhà văn và nhà thơ khôi nguyên Giải Nobel Văn Chương.
Genève ngày 24 tháng 7 năm 2007
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
***
* Toàn văn Quyết Nghị về Việt Nam được
thông qua tại Ðại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế Tại Dakar, Nước Sénégal
Chuyển dịch Anh/Pháp ngữ qua Việt ngữ của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ.
Quyết Nghị về Việt Nam do
Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại (Centre PEN Suisse Romand) soạn thảo và đề nghị, với sự tán trợ của các Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Ðức thoại và Thụy Sĩ Ý Thoại và Réto-Romanche.
Hội Ðồng Ðại Biểu Văn Bút Quốc Tế, họp Ðại Hội Thế Giới kỳ thứ 73 tại thành
phố Dakar, nước Sénégal từ ngày 4 đến 11 tháng 7 năm 2007,
Phiền trách rằng kể từ Ðại Hội Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 72 ở Berlin,
nước Ðức, tình cảnh những nhà văn bị hành hạ, ngược đãi tại Việt Nam càng tệ hại thêm. Ba người cầm bút sau đây chỉ được 'ân xá' vì sức khoẻ của họ suy sụp nặng: Nhà văn Phạm Hồng Sơn, 38 tuổi, bị bắt tháng 3 năm 2002 và phóng thích tháng 8 năm 2006, nhà thơ Võ Lâm Tể (Vũ Ðình Thụy), 59 tuổi, bị bắt năm 1979 và
phóng thích tháng 4 năm 2007, và nhà báo viết tiểu luận Nguyễn Vũ Bình, 39
tuổi, bị bắt tháng 9 năm 2002 và phóng thích tháng 6 năm 2007. Hơn nữa, hai
ông Nguyễn Vũ Bình và Phạm Hồng Sơn còn bị áp đặt quản chế 3 năm. Từ khi ra khỏi trại tù, ông Phạm Hồng Sơn bị hành hung và công an thẩm vấn nhiều lần.
Ðược báo động và công phẫn về một đợt trấn áp nhiêm trọng nhứt từ 20 năm qua, trong đó có ít nhứt 19 nhà văn, dân chủ đối kháng sử dụng Internet và người tranh đấu bênh vực quyền tự do phát biểu đã bị đối xử rất tàn nhẫn và giam cầm độc đoán. Một số người bị kết án tù nặng nề trong những vụ án không
công minh. Trong số nạn nhân có:
- Linh mục Nguyễn Văn Lý, 61
tuổi, chủ biên tạp chí Tự Do Ngôn Luận (bất hợp pháp), bị bắt ngày 19 tháng 2 năm 2007, bị kết án 8 năm tù và 5
năm quản chế ngày 30 tháng 3 năm 2007 về 'tội tuyên truyền chống nhà nước'. Linh mục từng trải qua 15 năm tù giữa 1977 và 2005. Bốn cộng sự viên cũng bị kết án: hai ông Nguyễn Phong, 32 tuổi, 6 năm tù và Nguyễn Bình Thành, 51 tuổi, 5 năm tù; cô
Hoàng Thị Anh Ðào, 21 tuổi, 2 năm tù treo và bà Lê Thị Lệ Hằng, 44 tuổi, 18
tháng tù treo;
- Luật sư Trần Quốc Hiền, 42 tuổi, nhà
dân chủ đối kháng sử dụng Internet, bị bắt ngày 12 tháng giêng năm 2007 và kết án 5 năm tù và 2
năm quản chế vì 'tuyên truyền chống nhà nước';
- Luật sư Lê Thị Công
Nhân, 28
tuổi, nhà dân chủ đối kháng sử dụng Internet, hội viên luật sư đoàn Hà nội và Liên hiệp Quốc Tế Luật sư, và luật sư Nguyễn Văn Ðài, 38 tuổi, chủ biên tạp chí 'Tự Do và Dân Chủ' (bất hợp pháp), cùng bị bắt ngày 6 tháng 3 năm 2007 và cùng bị kết án ngày 11 tháng 5 năm 2007, bà Lê Thị Công Nhân 4 năm tù và 3 năm quản chế, ông Nguyễn Văn Ðài 5 năm tù và 4 năm quản chế vì 'tuyên truyền chống nhà nước'.
Ít nhứt có 9 nhà văn và dân
chủ đối kháng sử dụng Internet, bị bắt từ tháng 8 năm 2006, còn bị giam cầm không truy tố và xét xử. Trong số tù nhân có: bà Trần Khải Thanh Thủy, cô Trần Thị Thùy Trang, các ông Lê Trung Hiếu, Trương
Quốc Huy, Vũ Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Quang và Phạm Bá Hải.
Kinh ngạc và quan ngại trước những vụ hành hung cường bạo và cưỡng giam đối với các nhà văn nữ và dân
chủ đối kháng sử dụng Internet, như trường hợp:
- Luật sư Bùi Kim Thành, 48 tuổi, nhà
dân chủ đối kháng sử dụng Internet, bị nhốt tại bệnh viện tâm thần Biên Hòa từ ngày 2 tháng 11 năm 2006, vì những hoạt động nghề nghiệp và những bài viết chỉ trích (chế độ);
- Nhà văn Trần Khải Thanh
Thủy, 47 tuổi, nhà giáo, nhà báo và nhà thơ, hội viên Hội nhà văn và Câu
lạc bộ nhà thơ nữ Hà nội, bị bắt nhiều lần vì những bài viết chỉ trích (chế độ) từ tháng 9 năm 2006 và bị đưa ra 'đấu tố' tại một 'tòa án nhân dân'. Bà bị quản thúc tại gia thật nghiêm
ngặt. Bà bị bắt giữ và giam nhốt từ ngày 21 tháng 4 năm 2007 vì 'tuyên truyền chống nhà nước'. Bà Trần Khải Thanh Thủy mắc bệnh tiểu đường và bệnh lao phổi nặng;
- Nhà báo Dương Thị Xuân, 49
tuổi, nhà giáo, thư ký tòa soạn tạp chí Tự Do và Dân Chủ (bất hợp pháp), đã phải chịu nhiều sự sách nhiễu, hăm dọa và thẩm vấn từ tháng 8 năm 2006. Bị thương nặng trong một vụ tai nạn lưu thông dường như do một cảnh sát mặc thường phục gây ra ngày 29 tháng 10 năm 2006.
Thúc giục chính phủ Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam
- Phóng thích tức khắc và vô điều kiện tất cả những nhà văn và nhà
báo bị giam nhốt vì đã hành sử quyền tự do phát biểu của họ;
- Chấm dứt tất cả những vụ hành
hung, sách nhiễu và hăm dọa đối với những nhà văn và nhà báo độc lập. Như trường hợp bà Dương Thị Xuân, các ông Lê Chí Quang, Nguyễn Khắc Toàn,
Phạm Hồng Sơn, Trần Ngọc Nghiêm (Hoàng Minh Chính), Nguyễn Ðan Quế, Ðỗ Nam Hải, Nguyễn Xuân Tụ (Hà Sỹ Phu), Bạch Ngọc Dương,
Hoàng Tiến, Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Khuê, Nguyễn Thanh Giang, cũng như gia đình họ;
- Cho phép những tù
nhân đau yếu được vào bệnh viện, được săn sóc, điều trị thích hợp và được gia đình thân nhân thăm nom; và
- Bải bỏ kiểm duyệt cùng
thu hồi tất cả các biện pháp hạn chế độc đoán đối với quyền tự do phát biểu và tự do báo chí.
* Danh sách các Trung tâm Văn Bút có mặt đã bỏ phiếu ủng hộ Quyết Nghị về Việt Nam tại Ðại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế Dakar, nước Sénégal, ngày 10 tháng 7 năm 2007
- Tên Trung tâm Văn Bút viết bằng tiếng Pháp:
Centres PEN Afarphone, Afghan, Algérien, Allemand, Américain, Anglais, Autrichien, Bangladesh, Basque,
Belge Francophone, Belge Néerlandophone, Bishkek, Bulgare, Camerounais, Canadien, Catalan,
Colombien, Chinois Indépendant, Congo, Coréen, Croate, Danois, Écossais, Écrivains Africains à l'Étranger, Écrivains Cubains en Exil, Écrivains en Exil/Branche
Américaine, Écrivains Germanophones à l'Étranger, Égyptien, Espagnol,
Espéranto, Etats-Unis d'Amérique, Finlandais, Français, Gabonais, Ghanéen,
Guadalajaran, Guinéen, Hong Kong Sinophone, Hongrois, Irakien, Islandais,
Israélien, Italien, Ivoirien, Japonais, Jordanien, Kenyan, Kosovar, Kurde,
Lituanien, Macédonien, Malawite, Marocain, Melbourne, Mexicain, Néerlandais, Néo-Zélandais, Népalais, Nigérien, Norvégien, Ougandais, Palestinien, Polonais, Portugais, Prétoria, Québécois, Roumain, Russe, San Miguel de Allende, Sénégalais,
Serbe, Sierra Léonais, Slovaque, Slovène, Somaliphone, Sud Africain, Suédois, Suisse Allemand, Suisse Italien
et Réto-Romanche, Suisse Romand, Sydney, Taipei Chinois, Tchèque, Tunisien, Turc et Zambien.
- Tên Trung tâm Văn Bút viết bằng tiếng Anh:
Afar-speaking, Afghan, African Writers Abroad, Algerian, American, Austrian, Bangladeshi, Basque,
Belgium Dutch-Speaking, Belgium French-Speaking, Bishkek, Bulgarian,
Cameroonian, Canadian, Catalan, Colombian, Congolese, Croatian, Cuban Writers in Exile, Czech, Danish, Egyptian, English, Esperanto, Finnish,
French, Gabonese, German, German-Speaking Writers Abroad, Ghanaian, Guadalajaran, Guinean, Hong Kong Chinese-Speaking,
Hungarian, Icelandic, Independent Chinese, Iraqi, Israeli, Italian, Ivory Coast, Japanese,
Jordanian, Kenyan, Korean, Kosovo, Kurdish, Lithuanian, Macedonian, Malawian, Melbourne, Mexican,
Moroccan, Nepalese, Netherlands, New Zealand, Nigerian, Norwegian, Palestinian, Polish, Portuguese, Pretoria, Quebecois, Romanian, Russian, San Miguel de Allende, Scottish, Senegalese, Serbian, Sierra Leonean, Slovakian, Slovene, Somali-speaking, South African,
Spanish, Suisse Romand, Swedish, Swiss German, Swiss Italian and Reto-Romansh,
Sydney, Taipei
Chinese, Tunisian, Turkish, Ugandan, USA, Writers in Exile/American Branch and Zambian PEN
Centres.
Nguồn tài liệu: Nguyên Hoàng Bảo Việt, thành viên Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm Tù/Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại (Centre PEN Suisse Romand), hội viên Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại/PEN Âu Châu, thành viên phái đoàn Ðại diện Văn Bút Quốc Tế tại các Khóa Họp 2006 và 2007 của Hội Ðồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (Conseil des Droits de
l'Homme/Human Rights Council).
=END=
7- Tạp Chí Á Châu
- Tình hữu Nghị Của Hai Nước Hàn Nhật Qua Chuyện Olympic Mùa Ðông
Minh Dũng
(VNN)
Có lẽ Việt Nam và những quốc gia không có tuyết thì chẳng quan tâm gì đến Thế vận hội mùa đông, thế nhưng đối với những xứ tuyết thì nó quan trọng lắm, muốn đăng cai tổ chức cũng phải trầy da tróc vảy. Năm nay có ba thành phố nạp đơn xin đăng cai tổ chức Olympic mùa đông 2014, đó là thành phố Sochi của Nga, Pyeongchang (có âm Hán là
Bình Xương) của Hàn quốc, và Salzburg của Áo quốc. Nhiều người trên thế giới, đặc biệt là thị dân ba thành phố kể trên đã hồi hộp chờ đợi kết quà do Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) công bố kết quà từ thành phố Guatamala (Trung Mỹ), nơi IOC đang nhóm họp. Trong cuộc vận động này, thành phố Bình Xương của Hàn quốc được coi là có triển vọng nhất trong việc giành quyền đăng cai tổ chức vì những thành tích đáng kể. Thứ nhất, chính quyền thành phố này đã chuẩn bị rất kỹ càng và ra sức vận động ráo riết trong mấy năm qua; thứ hai, thành phố Bình Xương có sẵn nhiều cơ sở tranh giải đạt tiêu chuẩn quốc tế và hệ thống giao thông rất tiện lợi; ngoài ra trong những năm gần đây thành phố này được nhiều người biết đến vì nó là cảnh quang của cuốn phim ''Bản tình khúc mùa đông'' nổi tiếng được chiếu khắp thế giới, và thứ ba là 4 năm trước đây
Pyeongchang đã bị thua thành phố Vancouver (Canada) suýt soát mấy phiếu ở vòng hai giành quyền tổ chức Olympic mùa đông 2010. Việc bị thua cũng được kể như một thành tích lớn trong hồ sơ nạp đơn.
Với thành tích đó nên trong
lần bỏ phiếu kỳ này thành phố Bình Xương đã đứng đầu với 36 phiếu, Sochi của Nga được 34 phiếu xếp hạng hai, và Salzburg (Áo) hạng ba với 25 phiếu. Tuy đứng đầu, nhưng Bình Xương không đạt được số phiếu quá bán nên phải bầu thêm một lần nữa với đối thủ đứng hạng hai; thành phố Salzburg của Áo bị ra rìa. Mặc dù phải bầu lại nhưng tất cả người dân thành phố Bình Xương, Hàn quốc vẫn tin rằng họ sẽ thắng, thế nhưng kết quả thì ngược lại. Khi nghe xướng tên Sochi trúng tuyển, người dân Hàn quốc ai cũng tưởng tai mình nghe lầm. 5 giây, 10 giây trôi qua, những người dân Hàn quốc theo dõi trực tiếp cuộc tuyển chọn mới định thần trở lại và biết mình đã thua; thế là tiếng khóc, tiếng gào não nề bắt đầu vang lên, ngay chính những phóng viên Hàn quốc tường thuật trực tiếp cũng đứng trơ trơ như trời trồng không nói ra lời.
Trong bất cứ cuộc tuyển chọn nào thì cũng phải có người thắng kẻ thua, nhưng theo các bình luận gia thể thao thì việc thành phố Bình Xương bị đánh bại lần này làm cho nhiều người ngỡ ngàng, nhưng chọn thành phố Sochi cũng đáng giá vì Nga là một nước lớn, mùa lạnh dầy dặc tuyết mà chưa được đăng cai tổ chức Olympic mùa đông lần nào cả, chỉ một lần tổ chức Thế vận hội mùa hè năm 1980 nhưng bị nhiều nước lớn phương tây tẩy chay không tham dự vì lúc đó Liên Xô đang đem quân sang xâm chiếm A Phú Hãn.
Người dân Hàn quốc bắt đầu có lời oán trách vị Tổng thống của họ là không mấy quan tâm đến chuyện này, trong khi Tổng thống Putin đi đến tận thành phố Guatamala ở Trung Mỹ để nói lên sự quyết tâm của Nga trong cuộc chạy đua giành quyền tổ chức Olympic
mùa đông 2014.
Ngoài ra còn chỉa mủi dùi vào Nhật để công kích vì cả đoán rằng Nhật là kẻ rất mong Bình Xương bị Sochi đánh bại, nhưng ngoài miệng thì làm ra vẻ ủng hộ Hàn quốc. Biết đâu trong cuộc bỏ phiếu này Sochi lấy được một phiếu của Nhật.
Lời trách này
chẳng phải vô cớ vì Ủy ban Olympic Nhật và chính quyền thủ đô Tokyo là người theo dõi rất kỹ cuộc bốc thăm này, lúc đầu Nhật Bản cũng nghĩ là Sochi sẽ thua vì hiện tại chưa có một bãi trượt tuyết nào khả dĩ gọi là đúng tiêu chuẩn quốc tế; hệ thống giao
thông, thông tín, khách sạn và hạ tầng cơ sở đều rất yếu kém, trong khi Bình Xương thì quá đầy đủ. Trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, nhiều Ủy viên Olympic Nhật cũng như một số quan chức của tòa đô chánh Tokyo ai cũng nghĩ là Bình Xương sẽ thắng, nếu vậy thì Tokyo coi như vô vọng trong cuộc chạy đua tổ chức Thế vận hội mùa hè năm 2016 vì một luật bất thành văn là các Ủy viên Olympic Quốc tế, chẳng ai muốn hai kỳ Olympic liên tiếp được tổ chức tại một châu lục.
Trong thời gian gần đây quan hệ giữa hai nước Hàn - Nhật đã không mấy thuận buồm xuôi gió, nay gặp thêm sự việc này nữa chắc sẽ thêm nhiều rắc rối. Cũng may là khi chọn nơi tổ chức Olympic được tiến hành bằng phương thức bỏ phiếu kín chứ không thì phiền phức lắm.
***
Dân Hồng Kông Ðã Mất Ði Niềm Hãnh Diện Của Mình
Sau 10 năm sát nhập vào Trung quốc, người dân Hồng Kông đã mất đi niềm hãnh diện của mình. Ðó là lời nhận xét ngắn gọn của ông Lý Di, một ký giả lão thành tại Hồng Kông.
Ở một mặt nào đó thì quả thật người dân Hồng Kông vẫn còn có một chút tự do để phản đối những chính sách sai lầm của chính quyền cộng sản Trung quốc, chứ không giống như người dân Hoa lục phải cúi đầu chấp nhận, chẳng dám lên tiếng chỉ trích. Nhưng nếu lấy đó để tự an ủi như vậy là được rồi thì đắng cay quá.
Trước đây dưới sự kiểm soát của Anh, chẳng ai dám nói người dân Hồng Kông bị quốc gia này khống chế vì đời sống của người dân thật sự có tự do, dân chủ và nhân quyền được tôn trọng tối đa, bất kỳ ai cũng có quyền lên tiếng chống đối chính quyền Anh quốc về những chuyện sai lầm của họ, thế mà Hồng Kông có rơi vào tình trạng bất ổn xã hội đâu, ngược lại là đằng khác; kinh tế phát triển chẳng thua bất kỳ một quốc gia nào trong khu vực, đã từng được mệnh danh là Tiểu Long Á châu. Nói như thế để cho thấy cái lập luận đa nguyên, đa đảng chỉ đưa đến sự bất ổn xã hội của chính quyền Bắc Kinh là ngụy biện. Ðó là những lời phát biểu của ký giả lão thành Lý Di khi được các ký giả nước ngoài phỏng vấn nhân 10 năm Anh trao trả Hồng Kông lại cho Trung quốc. Ông Di còn kể thêm rằng: "Trong buổi lễ trao trả Hồng Kông tổ chức rất rầm rộ cách đây 10 năm, tôi đã xách loa đi phỏng vấn nhiều người một câu hỏi, là tương lai của Hồng Kông sẽ như thế nào sau khi thuộc quyền cai trị của Trung quốc. Câu trả lời của một thanh nữ chừng 20 tuổi làm tôi nhớ mãi vì nó rất ấn tượng, cô ta nói rằng đâu phải cứ tổ chức đám cưới cho thật linh đình, sang trọng là cặp hôn nhân đó chắc chắn phải có hạnh phúc đâu."
Hồng Kông ngày
hôm nay đúng như câu trả lời cách đây 10 năm của cô thanh nữ đó, nếu so sánh về đời sống kinh tế hiện nay của người Hồng Kông đâu bằng lúc trước, nếu ai không tin thi cứ đến cơ quan hành chánh dở sổ thống kê mà coi; theo đó thì thu nhập quân bình của mỗi hộ giảm từ 30 đến 40% so với 10 năm trước. Về mặt chính trị thì coi như bị Trung quốc áp đặt mọi chuyện, nghĩa là Bắc Kinh muốn làm gì thì làm bất chấp nguyện vọng của người dân Hồng Kông. Trước đây Bắc Kinh đã long trọng cam kết với Anh quốc rằng sau khi nhận lại Hồng Kông sẽ cho tổ chức bầu cử tự do để dân chúng chọn một vị Chưởng quản, đứng đầu khu tự trị này hầu lo đời sống cho người dân về đủ mọi mặt, thế mà Bắc Kinh đâu có thực hiện lời cam kết đó. Sở dĩ Trung quốc không sử dụng biện pháp mạnh đối với người dân Hồng Kông như người dân ở Hoa lục khi lên tiếng chỉ trích nhà nước chẳng phải là thiện ý của Bắc Kinh mà vì muốn dùng nó để mở mặt trận tuyên truyền hướng về người dân Ðài Loan.
Ðược biết nhân kỷ niệm 10 năm ngày nhận lại Hồng Kông, đầu năm nay chính quyền Bắc Kinh đã chỉ thị cho sở Thống kê Trung ương làm một cuộc thăm do ý kiến người dân Hồng Kông về câu hỏi: Là người dân dưới thời thực dân Anh và hiện nay là thị dân đặc khu kinh tế Hồng Kông thuộc nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Trung quốc, bạn thấy chế độ nào tốt hơn?
Ký giả lão thành
Lý Di cho biết là đa số người dân Hồng Kông cho rằng câu hỏi này vô nghĩa ở vế đầu vì chưa bao giờ dân nghĩ rằng mình là người dân thuộc địa của Anh, luôn ngẫn mặt tự hào mình là người Hồng Kông, chứ không giống như bây giờ mang danh là người Trung quốc mà nô lệ cho chủ nghĩa cộng sản, và chẳng có ai bảo rằng đời sống hiện nay từ tinh thần đến vật chất bằng Hồng Kông cách đây 10 năm về trước. Vì hầu hết trả lời như vậy nên Bắc Kinh xù luôn cái vụ điều tra này.
=END=
8- Tin Tức Di Trú
- Ảnh Hưởng của Vấn Ðề Cải Tổ Di Trú Ðối Với Các Công Ty Hoa Kỳ - Lịch cấp chiếu khán di dân tính đến tháng 08-2007
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Một trong những vấn đề lớn đã được đưa ra tranh luận trước Quốc Hội Hoa Kỳ là cải tổ luật di trú. Cuộc tranh luận này có nhiều mặt, trong đó phải kể đến sự quan tâm của các công ty Hoa Kỳ đang sử dụng rất nhiều công
nhân không có giấy tờ hợp lệ. Các công ty này đang chờ xem luật cải cách di trú sẽ ảnh hưởng thế nào đến công ty họ. Văn phòng Tham vấn Di trú Robert Mullins International kỳ này xin
giới thiệu bài viết của thông tín viên Jeff Swicord của đài Tiếng Nói
Hoa Kỳ (VOA) liên quan đến đề tài này như sau:
Nhân viên của Cơ quan Di
trú Hoa Kỳ thỉnh thoảng vẫn đến các công ty có nhiều công nhân lao động chân tay để truy quét những di dân bất hợp pháp.
Nhiều công ty lo ngại, không
biết rồi đây các cuộc truy quét này, cộng với luật di trú đang chờ biểu quyết trước Quốc Hội, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ như thế nào. Theo luật pháp, giới chủ nhân không được phép mướn những di dân bất hợp pháp, nhưng muốn biết người đó có phải là di dân hợp lệ hay không, cũng không phải là chuyện dễ dàng, nhất là đối với những công ty tùy thuộc rất nhiều vào đội ngũ công nhân chưa có quốc tịch Mỹ.
Ông Shawn McBurney, Ðại Diện của Hiệp Hội Các
Khách Sạn tại thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, cho biết:
Các thành viên trong Hiệp Hội chúng
tôi hết sức quan tâm. Từ nhiều năm qua, họ đã bị thiếu công nhân. Họ cũng muốn mướn người có quốc tịch Mỹ, nhưng tìm không ra. Có nhiều thành viên đăng
trên 200 quảng cáo, cuối cùng chỉ nhận được có 2 đơn xin việc. Họ trả lương khá, trên lương tối thiểu rất nhiều, cộng với các quyền lợi khác, vậy mà vẫn không tìm ra người.
Ông Julian Heron là người đại diện cho quyền lợi của các nông dân miền Tây Hoa Kỳ, một ngành nghề khác cũng tùy thuộc rất nhiều vào công nhân nước ngoài. Ông cho biết ngành nghề này đã gặp tác động kinh tế vì các biện pháp siết chặt biên giới, sau vụ 11/9/2001.
Dạo mùa Ðông năm 2004, lực lượng lao động trong khu vực biên giới gặp xáo trộn lớn. Nhiều chiếc xe buýt chở công nhân cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp đi ra đồng thu hoạch mùa màng thỉnh thoảng vẫn bị chận lại xét hỏi, có khi bị chận đến 3 lần trong một ngày.
Ông Heron nói rằng kết quả các nhà
trồng rau quả ở tiểu bang Arizona đã bị lỗ nhiều triệu Mỹ kim, ảnh hưởng dây chuyền đến các doanh nghiệp khác.
Các công nhân mất tiền lương,
các tài xế xe tải mất tiền lương, những người chủ có những tủ lạnh cho thuê đễ giữ rau cải được tươi cũng mất tiền lương, những người làm thùng đựng rau quả củng không bán được, và nếu ta chỉ tính riêng cho khu vực Yuma của tiểu bang
Arizona không thôi, nơi mà vào mùa đông có thể sản xuất 50.000 bó rau xà lách, thì tổng cộng sự thua lỗ có thể lên đến 590 triệu Mỹ kim.
Nhưng các chuyên gia về doanh
nghiệp nói rằng vấn đề không chỉ dừng lại ở chỗ mất thu nhập. Luật lệ hiện hành, buộc chủ nhân phải kiểm tra các thứ giấy tờ, ví dụ như các bằng lái xe mà các công nhân di dân xuất trình để chứng minh là họ đã vào nước Mỹ hợp pháp, đã đặt giới chủ nhân trước những rủi ro pháp lý. Ông Mcburney giải thích:
Có nhiều loại giấy tờ mà giới chủ nhân phải chấp nhận mà
không thể phân biệt được thật giả. Luật lệ hiện hành đã quy định rằng, nếu ngay khi thấy mặt, giấy tờ có vẻ là giấy tờ thật, thì ta phải xem đó là giấy tờ thật. Nếu người chủ nêu thắc mắc, họ có thể bị phạt về tội vi phạm quyền dân sự, do cùng bộ luật đó quy định.
Ông Heron cho biết nhiều chủ nhân đã bị cáo buộc một cách
oan uổng vì không biết rằng mình đã mướn công nhân bất hợp pháp:
Báo chí nói nhiều đến chuyện trừng phạt giới chủ nhân. Quốc Hội đặt lên vai chủ nhân trách nhiệm phải xác định ai hợp pháp và ai bất hợp pháp. Cái này cũng được đi, nếu có cách nào cụ thể để xác định được. Hiện nay cách này chưa có.
Do đó, thách thức đối với các doanh nghiệp là làm thế nào thuyết phục Quốc Hội không nên trừng phạt giới chủ nhân về tội thuê mướn ngoại kiều bất hợp pháp. Trong một năm có bầu cử, khi mà có nhiều cử tri lo âu về làn sóng người nhập cư bất hợp pháp, lời thuyết phục kiểu này rất khó có cơ may thành công.
* LịCH CẤP CHIẾU KHÁN DI DÂN TÍNH ÐẾN THÁNG 08-2007
A-IR-1, IR-2, IR-5 (Vợ, con vị thành
niên, cha mẹ của công dân Hoa Kỳ, luôn luôn hiệu lực)
B- Ưu tiên F1-1: Xét đến 08-08-2001 (Tăng 5 tuần)
C- Ưu tiên F2-A: Xét đến 22-07-2002 (Tăng 7 tuần)
D- Ưu tiên F2-B: Xét đến 08-04-1998 (Tăng 8 tuần)
E- Ưu tiên F3: Xét đến 01-10-1999 (Tăng 10 tuần)
F- Ưu tiên F4: Xét đến 01-08-1996 (Tăng 12 tuần)
Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 68AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888,
Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email:
info@rmiodp.com.
=END=
9- Truyện Hay Ngoại Quốc
- Phép nhiệm màu
Cynthia Mercati
Người dịch: Nguyễn Thụy Trà Mi
Buổi sáng hôm đó, cũng như mọi buổi sáng,
Sonya tỉnh giấc sau một cơn ác mộng, tim vẫn còn đập thình thịch. Cô lại nghe thấy những âm thanh đó, rất rõ ràng - tiếng quát tháo của bọn lính và tiếng dộng cửa ầm ầm. Cô lao ra khỏi giường, hai tay ôm chặt đầu. Cô hoàn toàn không muốn và cũng không
thể để cho những hình ảnh của quá khứ quay trở lại. Phải mất một lúc, Sonya mới thực sự bình tĩnh trở lại để chuẩn bị đi làm như thường lệ.
Cách đây một năm, Sonya đã trốn khỏi nước Ðức quốc xã. Gia đình cô đã từng hoạt động trong phong trào kháng chiến ở thành phố nơi họ sinh sống và đã phải trả giá cho điều đó. Vào
cái đêm chồng cô bị bắt, bọn lính bảo rằng chỉ để điều tra. Nhưng khi chúng giải anh ấy đi thì họ nhận ra rằng đó chính là lần chia tay vĩnh viễn. Cậu em rể của cô cũng biến mất theo cách đó; còn em gái cô và hai đứa cháu - một gái, một trai -
thì bị bắt đi lao động nô dịch tại một nhà máy sản xuất vũ khí. Cuối cùng, bọn lính đến bắt con trai của Sonya khi cậu đang học ở trường. Thậm chí, hai mẹ con còn không có một cơ hội để nói lời tạm biệt.
Không lâu sau đó, nhờ có sự can thiệp của Mỹ, cô đã trốn khỏi nước Ðức và được tái định cư ở New York, được sắp xếp cư trú tại một căn hộ và tìm được một công việc may vá tại một cửa hàng bách hóa lớn. Cô đã có một cuộc sống mới, nhưng cũng không hẳn là một cuộc sống. Ðể tồn tại, Sonya không chỉ đóng lại cánh cửa quá khứ mà còn đóng chặt cả tâm hồn mình. Cô sống tách biệt với tất cả mọi người như thể mình đã hóa đá. Mà sự thực thì chính Sonya cũng nghĩ mình là đá. Chỉ đến khi đêm xuống, những quá khứ đau đớn lại hiện về trong giấc ngủ của Sonya.
Ở chỗ làm, Sonya luôn an
phận và làm tốt tất cả công việc được giao. Chưa bao giờ cô nói chuyện với người ngồi bên cạnh và họ cũng biết rằng tốt hơn hết là đừng bắt chuyện với cô. Vào những buổi ăn trưa cũng vậy, lúc nào cô cũng chỉ ngồi một mình.
Một hôm, khi đang ngồi trong
quán ăn nhanh, Sonya nghe thấy một giọng nói với mình.
Cô ngẩng lên: "Bà Stein! Xin, xin mời ngồi!".
Cô ra hiệu cho một người phụ nữ to béo đội một chiếc mũ hoa hòe ngồi xuống.
Bà Stein là người của Ủy ban hỗ trợ người tị nạn, tổ chức đã tìm nhà và tìm việc cho Sonya trước đây. Bà Stein bắt đầu nói: "Chúng tôi có hai đứa trẻ từ Ðức sang.
Chúng đã trải qua khá nhiều biến cố. Ðứa con gái 10 tuổi, con trai 7 tuổi. Chúng cần một ngôi nhà, không chỉ là một chỗ để ở mà là một gia đình thật sự. Tôi nghĩ có lẽ chị cũng cần có một ai đó".
Mười tuổi và bảy tuổi - hai đứa cháu cô bây giờ chắc cũng bằng ngần ấy. Nhưng chắc chắn cô sẽ không nhận bọn trẻ này vì chúng là những bằng chứng sống gợi nhắc lại quá khứ đau buồn. Sonya
lắc đầu: "Tôi không thể".
"Ít nhất thì chị cũng suy
nghĩ về chuyện này chứ Sonya. Ngày mai tôi sẽ trở lại, lúc đó chị hãy trả lời
tôi".
Sonya nói một cách kiên quyết:
"Không cần đâu, tôi sẽ không nhận chúng". Lúc đó cô cảm thấy ánh mắt của bà
Stein nhìn mình - ánh mắt rất đôn hậu, nhưng ánh mắt đó nhìn thấu tâm can cô. Sonya không nhìn lên cho đến khi người phụ nữ ấy bỏ đi.
Buổi chiều hôm đó, Sonya
làm việc cật lực và rời chỗ làm sớm hơn mọi ngày. Cô vội vã trở về nhà, tắt hết đèn rồi leo lên giường. Cô thường làm thế vào những ngày cô cảm thấy tồi tệ: một mình trong bóng tối, cố gắng khóa
chặt cánh cửa quá khứ. Nhưng hôm nay cô không làm được điều đó và cô
biết rõ lý do vì sao. Chuyện hai đứa trẻ đã gợi lên tất cả những ký ức ngày xưa và cô không thể dừng chúng lại. Nỗi đau tinh thần bỗng chốc biến thành nỗi đau thể xác. Nước mắt là cách duy nhất giúp cô lúc này. Lần đầu tiên kể từ khi rời khỏi Ðức, Sonya đã khóc.
Trong tiếng nấc nghẹn thổn thức, Sonya
bước loạng choạng về phía phòng chứa đồ rồi lấy ra một cái cặp nhỏ mà cô đã mang theo khi sang đây. Trong đó có 3 tấm ảnh được bọc kỹ trong một tấm vải dày: đó là ảnh của chồng cô, con trai cô và em gái cô. Sonya nhẹ nhàng lấy chúng
ra và đặt lên bàn trang điểm. Cô cảm thấy đau nhói khi nhìn chúng, nhưng chúng cũng an ủi cô rất nhiều. Rồi cô bỗng nhớ lại thời gian đã qua, những lúc hạnh phúc cũng như đau khổ. Chính
lúc này, Sonya biết rằng mình phải đưa tay ra, không chỉ cho bản thân mình mà cho cả những người trong ảnh kia nữa. Cô phải tiếp tục sống cho tất cả mọi người.
Sonya quỳ xuống bên cạnh giường. Ðã từ lâu lắm rồi cô không cầu nguyện nên thật khó thốt nên lời, cô thì thầm: "Con muốn được sống trở lại, con không biết bằng cách nào nhưng con xin người hãy giúp con. Amen". Lời cầu nguyện tuy rời rạc nhưng có lẽ Chúa cũng thấu hiểu.
Lần đầu tiên kể từ sau khi
chồng Sonya bị bắt, cô đã có một giấc ngủ ngon và tỉnh dậy trong sự thanh thản. Bây giờ, cô biết mình phải làm gì, cô sẽ nhận bọn trẻ. Ðây là bước khởi đầu để trở lại cuộc sống.
Buổi trưa, Sonya đứng ngoài cửa tiệm ăn nhanh lo lắng chờ bà Stein. Ngay khi thấy bà ấy, cô nói
ngay: "Bọn trẻ vẫn cần một chỗ ở chứ?".
"Vâng, nhưng...".
"Vậy thì tôi sẽ nhận chúng!
Sẽ hơi chật chội một chút vì căn hộ của tôi quá nhỏ, nhưng chúng tôi sẽ xoay sở được. Tôi muốn nhận bọn trẻ!".
Bà Stein nở một nụ cười thật tươi. Bà cầm lấy tay Sonya và nói: "Tuyệt lắm! Tối nay tôi
sẽ mang chúng đến".
Ngay sau khi xong việc trở về nhà,
Sonya bắt tay vào làm món bánh nướng truyền thống của Ðức mà đã lâu rồi cô
không làm. Cô sẽ mang đến cho bạn trẻ thức ăn ngon và cả tình yêu thương nữa. Bọn chúng có lẽ sẽ e ngại, điều đó là đương nhiên thôi. Có lẽ chúng cũng giống như cô trước đây - hoàn toàn khép kín. Nhưng điều đó chẳng có nghĩa lý gì,
cô sẽ cố gắng hết sức mình.
"Sonya!" - có tiếng gọi cửa của bà
Stein. Sonya vội vàng ra mở cửa. Con bé đứng bên cạnh bà Stein còn thằng bé thì đứng phía bên kia. Trái tim của Sonya chợt xao động khi nhìn thấy khuôn mặt buồn bã của bọn trẻ. Sao lại không buồn được chứ? Chúng chẳng còn gì, kể cả người thân. Nhưng ở bọn trẻ còn có một cái gì khác nữa - một điều gì đó rất quen thuộc, quen thuộc một cách lạ thường.
Cô nói: "Xin mời
vào!" Mỗi đứa trẻ mang
theo một cái túi nhỏ và mặc một bộ quần áo tươm tất tuy không vừa vặn lắm. Sonya nghĩ, đây đúng là dáng điệu của những người dân tị nạn - cái dáng vẻ của chính cô cách đây không lâu. Liệu có phải vì thế mà trông chúng rất quen thuộc hay không? Hay là vì chúng gợi nhắc đến những đứa trẻ tị nạn mà cô đã gặp trên con tàu đến Mỹ?
Bà Stein nói: "Sonya, đây là
Liese và Karl".
Ðây đúng là tên của hai đứa cháu cô. Sonya chẳng còn tâm trí đâu nữa, tim cô
bắt đầu đập thình thịch. Ðiều đó là không thể, những điều như thế không thể nào xảy ra. Ðây đúng là một phép màu, nhưng cô đâu có cầu xin một phép màu. Cô chỉ cầu xin để mình có thể trở lại một cuộc sống bình thường. Cô bước đến gần bọn trẻ và chăm chú nhìn vào gương mặt của chúng. Cũng đã khá lâu rồi, chúng cũng như cô đã thay đổi rất nhiều.
Bà Stein bối rối hỏi:
"Có chuyện gì vậy Sonya?".
Sonya lắc đầu nhưng vẫn nhìn
chúng chằm chằm. Cô bé gái ngước nhìn lên - đôi mắt to đen láy rất quen thuộc như cũng đang quan sát khuôn mặt Sonya. Rồi thằng bé bỗng hét toáng lên.
"Karl?". Bà Stein hỏi:
"Con sao vậy?".
Thằng bé tay run run chỉ vào ba tấm ảnh Sonya đã bày ra đêm hôm trước, rồi nó chạy lại phía bàn trang điểm chộp lấy tấm ảnh em gái của Sonya và ôm chặt vào lòng, nó thì thầm: "Mẹ ơi!".
=END=
**********************************