VIETNAM
NEWS NETWORK (VNN)
P.O. Box
661162
Sacramento
,
CA
95866
Phone & Fax: 916-480-2724
Email: vnn@vnn-news.com
Website: www.vnn-news.com
**********************************
Bài Vở Hàng Ngày
Ngày 26 Tháng 07 Năm 2007
**********************************
1- Bình Luận Việt Nam
- Tốc Ðộ Mới, Thước
Ðo Cũ
Ngô Văn
2- Diễn Ðàn Hải Ngoại
Nguyễn thanh Ty
3- Tham Khảo
- Bài học cho VN từ Ấn Ðộ
Trần Thị Hồng Sương
4- Tài Liệu
- Dùng điện thoại
cầm tay để chụp hình, quay phim cảnh đàn áp
UBBV Người Lao Ðộng VN
5- Câu Chuyện Việt
Nam
- ASIAN CUP nóng bỏng
các sân cỏ châu Á
Văn Quang
6- Văn Học Nghệ Thuật
- Ðã Xui lại Xẻo!
Trần Ngân Tiêu
**********************************
1- Bình Luận Việt Nam
- Tốc Ðộ Mới, Thước Ðo Cũ
Ngô Văn
(VNN)
Tính đến tháng
6/2007, Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được sáu tháng. Chỉ trong vòng nửa năm thôi đã cho người ta thấy rõ khả năng yếu kém về năng lực quản lý và điều hành của cỗ máy nhà nước CSVN, không theo kịp yêu cầu mà nó cần được nâng cấp để thích ứng với sự phát triển của đất nước về mọi lãnh vực.
Khả năng tự phát triển của Việt Nam hiện nay chưa có, phải kêu gọi người ngoại quốc vào đầu tư, thế nhưng không đáp ứng việc cung cấp lao động có tay nghề hay khả năng theo đòi hỏi của các xí nghiệp nước ngoài, lý do dễ hiểu vì chính quyền CSVN không đặt nặng chính sách đào tạo nhân sự. Ngay tờ Lao Ðộng, một cơ quan truyền thông của nhà nước, cũng đề cập sơ qua về điểm này như sau: Khi nhà đầu tư nước ngoài cần lao động cho 600 nghề mà doanh nghiệp của họ cần thì ta chỉ cấp được 60 nghề.
Muốn phát triển kinh tế với tốc độ cao mà nhà nước không giải quyết, nói đúng hơn là không thể giải quyết nhiều ách tắc trong tất cả mọi khâu; trên nguyên tắc cũng như theo giấy tờ thì sự phân cấp đã có, nhưng năng lực của địa phương lẫn trung ương đều bất cập nên kết quả phải đến là tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư cho tất cả mọi dự án mới chỉ có 30%.
Mới đây nhà nước CSVN lại huênh hoang công bố tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong sáu tháng đầu năm nay (2007) đã đạt 7,87%, đây là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ những năm gần đây. Con số này không kiểm chứng được, một số chuyên gia kinh tế cho rằng nếu đúng như thế thì là điều tốt, nhưng so với sự phát triển của những nước láng giềng Việt Nam vẫn còn phải nỗ lực học hỏi nhiều hơn nữa, cả trong các quyết định đầu tư đúng hướng, và cả trong việc khắc phục nhiều khó khăn tồn tại. Ngay trên trang điện tử của tờ Lao Ðộng ngày 13/7/2007, trong một bài viết ký tên Tuệ Minh nói rõ là: Ðã đến lúc chúng ta cần có thước đo mới cho sự phát triển xã hội, bởi những loại tiêu chuẩn, những loại thước đo xưa nay vẫn quen dùng, không còn phù hợp...
Với cái thước đo cũ thì chả mấy khi nghe thấy việc làm ăn thất bại của các công ty quốc doanh, trong khi thực tế thì ai cũng biết như thế nào. Ví dụ như việc xây dựng nhà máy đạm Phú Mỹ, mặc dù đã có sự cảnh báo của các nhà chuyên môn là không nên
xây dựng, nhưng nhà nước không nghe nên kết quả đã đem lại là lời ảo, lỗ thật.
Việc giải thể công ty ôtô quốc doanh Vidaco sau 10 năm qua làm ăn thua lỗ quá nặng là điều tất yếu để rút ra những bài học, hầu tránh những thất bại tương tự trong tương lai do việc quản lý sai lầm và không có khả năng kinh doanh của các cơ quan nhà nước, thế nhưng như ''ngựa quen đường cũ'' nhà nước CSVN vẫn thể hiện quyền lực của mình bằng cách chi phối nhân sự chủ chốt ở các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, gây bức xúc đối với các nhà đầu tư. Khi một công ty quốc doanh đã giải tư thì công ty đó hoạt động độc lập theo luật Doanh nghiệp, nên việc phát triển công ty là do các nhà đầu tư quyết định sau khi thông qua Hội đồng quản trị của công ty đó chứ không phải do bộ chủ quản trước kia, lúc khi chưa cổ phần hóa, tức là sự quyết định cuả các cơ quan chức năng nhà nước. Thế nhưng thực tế cho thấy việc sắp xếp nhân sự của doanh nghiệp đã giải tư (trong đó có vốn của nhà nước) đều có sự can thiệp rất lớn từ các Bộ, Ngành. Tình trạng này đến nay vẫn chưa chấm dứt và nó đang gia tăng lực cản đối với tiến trình phát triển kinh tế.
Thành phố sài Gòn hiện nay luôn tự hào là thành phố dẫn đầu Việt Nam trên nhiều lãnh vực, điều đó đúng với thực trạng hiện tại, nhưng tầm nhìn và năng lực chỉ đạo của hầu hết cán bộ đứng đầu thành phố này lại quá hạn hẹp thì đủ biết lãnh đạo các thành phố lớn khác tệ đến mức độ nào.
Thành ra nói kinh tế Việt Nam ngày nay khá hơn thời kỳ bao cấp thì đúng, chứ bảo rằng mức độ phát triển nhanh, hy vọng sẽ bắt kịp các nước phát triển là ảo tưởng, bởi vì không ai lấy cái thước cũ để đo mức phát triển theo tốc độ mới, ngoại trừ nhà nước CSVN.
=END=
2- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Mặt trơ trán bóng!
Nguyễn thanh Ty
Miếng thịt cũng là miếng nhục.
(Dân nhậu)
Mấy năm sau 75, "nhờ ơn" Bác Hồ đem cái "thiên đường Xã Nghĩa" của Chủ Nghĩa Cộng Sản vào Nam, với chủ trương cào bằng, để toàn dân hai miền Nam Bắc được bình đẳng sống chung hạnh phúc trong "Thế giới đại đồng", miền Nam, một nơi từng được mệnh danh là vựa lúa gạo của vùng Ðông Nam Á bỗng dưng đói rạc.
Ðói khạc ra tro.
Ðói ho ra máu.
Lúc chưa có đôi dép râu, nón tai bèo của Bác vượt Trường Sơn dẫm lên phần đất bên này vĩ tuyến, thóc lúa, cá tôm của miền Nam đầy sông, đầy đồng, chỉ cần với tay ra là có ăn.
Tha hồ ăn. Ăn mệt nghỉ.
Rất nhiều năm, người dân miền Nam sống trong cảnh mà Bác ngày đêm "thương xót" gọi là sống trong cảnh "phồn vinh giả tạo".
Họ cứ ngày ngày tà tà vui sống. Hủ gạo trong nhà không bao giờ vơi.
Ở miền quê, hàng ngày, ngoài thời gian dành cho việc đồng án, dân nhà nông cứ chiều chiều là bắt đầu "gầy sòng nhậu".
Nhậu mát trời ông Ðịa.
Một cuộc nhậu thật dễ dàng. Một con cá lóc vừa câu được, một chai đế Gò Ðen cũng đủ "gầy" môt sòng cho ba bốn dân nhậu hả hê.
Ấy vậy mà, từ ngày "giải phóng vô đây" một con cá trê nhỏ bằng ba ngón tay cũng kiếm không ra. Một xị đế loại hạng năm, lạt nhách như nước lã cũng khó tìm.
Lẽ nào tôm cá,
lúa gạo cũng biết sợ Bác mà trốn mất tiêu, khiến cho toàn dân phải sống khổ, sống sở với bo bo, sắn lát và muối hột?
Thật không hiểu nỗi với những "đỉnh cao trí tuệ" của Bác Ðảng trong óc chứa chất gì mà có thể nghĩ ra được mấy "quái chiêu" ngăn-sông-cấm-chợ-đóng-cửa-rút-cầu để trị quốc an dân khiến cho xã hội thụt lùi trở về thời trung cổ. Thời săn bắn hái lượm.
Bắt đầu từ đó, dân nhậu "gặp nhiều khó khăn". Mồi ít, đế hiếm mà dân nhậu thì không chịu vắng một ai.
Ngày xưa, mỗi lần nhậu là từ lít đến can. Nhậu ngã, nhậu nghiêng. Bây giờ nhậu chỉ còn vài "xị" và phải nhậu "canh".
Canh chớ không phải can.
Can là loại thùng nhựa dung tích thường là năm lít. Loại can lớn dung tích 20 lít.
Canh là canh chừng. Không phải canh chừng mấy cu cậu "bò vàng" (công an nhân dân) mà là canh chừng "phe ta" không mời mà đến bất tử.
Trong giai đoạn "hoàng kim" của thời kỳ Xã hội Chủ nghĩa (cũng còn gọi là Xuống hố cả nước) đói rạc gáo này, trong làng nhậu nãy sinh ra những anh "mặt lỳ". Những anh "mặt lỳ" này lỳ hết chỗ nói.
Hễ đánh hơi ở đâu có động dao, động thớt là anh ta đảo qua, đảo lại như chuồn chuồn để nghe ngóng. Lúc thì nhón cẳng ngó qua hàng rào. Lúc thì đứng xuôi chiều gió đánh hơi mùi rượu.
Khi độ chừng "sòng nhậu đã gầy" xong xuôi đâu đó, anh mặt lỳ giả bộ tằng hắng lên tiếng:
- Ai kêu tui đó? Có tui đây!
Tự mình hỏi, tự mình trả lời ên. Rồi cứ "tự nhiên như người Hà Lội" anh ta xông vào bàn nhậu, tự nhiên cầm chai đế vừa rót vào ly, vừa ca bài "độc ẩm":
- Xin lỗi quí anh
nghen! Tui đến trễ xin chịu phạt ba ly!
Nói xong anh "mặt lỳ" làm ba ly liền, trước những cặp mắt đầy bất mãn của "phe ta".
Làm ba ly xong, không thấy ai trong sòng "tế nhị" lịch sự lên tiếng mời xã giao một câu, anh mặt lỳ (cũng rất tự nhiên) bèn ca tiếp bài "vào ba, ra bảy":
- Xin lỗi quí anh
nghen! Hôm nay bận quá, không ngồi lâu cùng quí anh được, tui xin tự phạt mình bảy ly cho đúng luật giang hồ, trước khi rút lui có trật tự.
Thế là, vừa rót vừa uống, chưa kịp đủ bảy ly thì cái chai xị đã cạn không còn một giọt. Anh ta đưa tay lên quẹt mỏ, bên trái một cái, bên phải một cái rồi cắp đít đi thẳng. Mấy tay nhậu còn ngồi lại đưa mắt nhìn nhau, nhìn cái chai trống không, đồng thanh cất lời "ca tụng":
- Quả đúng là cái thằng mặt lỳ! Lỳ hết chỗ nói!
Ðó là kể chuyện thời "bao cấp" của Nhà nước ta đang còn trong giai đoạn "ra ngõ gặp anh hùng" với chủ nghĩa Mác Lê bách chiến bách thắng.
Bây giờ thì cái chủ nghĩa Mác Lê "cà chớn chống xâm lăng" này đã đi té re một chuyến tàu suốt rồi. Ði lặng lẽ không trống, không kèn. Không thấy Nhà nước ta làm đám ma đưa tiễn với điếu văn ai oán của ông Tố Hữu, đại thi nô:
Thương cha thương mẹ thương chồng,
Thương mình thương môt thương ông thương mười.
Bây giờ thì Nhà nước ta trương ra cái gọi là "Tư tưởng Hồ" để thay thế bóng ma Mác Lê để tiếp tục đưa dân tộc tiến lên...chủ nghĩa tư bản, bằng cách làm ăn theo "kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa".
Hồi
"Bác" còn sống nhăn chưa "chuyển sang từ trần", Bác đã từng nói:
- Bác có tư tưởng gì đâu! Mọi tư tưởng đã có Bác Mao, Bác Xít nói cả rồi.
Bây giờ Bác đã nằm khô queo trong hòm kính mấy chục năm nay, bỗng nhiên Bộ Chính trị Ðảng Cộng Sản lại moi được trong cái xác khô ấy ra cái gọi là "tư tưởng Hồ chí Minh", bắt toàn dân phải học tập ngày đêm, ròng rã một năm trời, để thấm nhuần ý ngọc, lời vàng của Bác.
Thiệt là phép lạ thần kỳ!
Té ra "tư tưởng của Bác" được viết bí mật trong miếng da dê giấu sau gáy của Bác gồm bốn chữ: "Mã qui-Qui mã". Bộ chính trị diễn Nôm ra là phải bắt tay với Mỹ, kẻ thù bất cộng đái thiên, để "hòa hợp hòa giải" với tên đế quốc đầu sỏ, tên xâm lược, tên sen đầm quốc tế, tránh họa "sắp giãy chết" của chủ nghĩa Cộng Sản.
Uổng công ba mươi năm, cả triệu cán binh miền Bắc phơi xương trắng dãy Trường Sơn để đánh đuổi giặc Mỹ. Giờ lại trãi thảm đỏ rước giặc Mỹ vào tận dinh Ba Ðình.
Nực cười!
Cái chuyện "tư tưởng Hồ chí Minh" e còn phải tán... láo dài dài.
Bài này đang luận về chuyện của mấy anh dân nhậu có liên quan đến "miếng thịt là miếng nhục" của một anh "đón gió trở cờ" có hỗn danh là "mặt trơ trán bóng".
Còn "tư tưởng của Bác" xin gát qua một bên cho rộng nỗi.
Nay xin nói tiếp về "quí anh mặt lỳ trong làng nhậu" "Ai kêu tui đó?"
Tưởng đâu qua cái xứ Cờ Huê này, cái ăn, cái mặc dư thừa, ăn không hết, mặc không hết, phải kiếm chỗ đi đổ, đi cho, thì làm gì có chuyện "lăn xê sẹt xê măng dzê" (nhào dô kiếm ăn) dành chỗ cho quí anh mặt lỳ!
Ấy vậy mà có đấy quí vị ạ!
Ít ra thì cũng đã có một anh "mặt lỳ". Anh này lỳ đến nỗi "mo phú" hết thảy lời nguyền rủa của đồng hương, đồng hội, đồng thuyền, đồng... nát để "Ai kêu tui đó! Có tui đây!" để "mặt trơ trán bóng" nhào dzô kiếm ăn trong những sòng nhậu mà chẳng có ai mời. Dẫu biết rõ mười mươi rằng những kẻ đang ngồi trong sòng đã từng là kẻ cướp, đã cướp sạch sành sanh gia tài tổ tiên anh ta để lại. Và anh ta đã phải cong đuôi bỏ chạy sang xứ khác lánh thân.
Anh lỳ "mặt trơ trán bóng" này không cần hài tên ra đây, ba quân thiên hạ cũng đều biết rõ tỏng tòng tong hắn là ai!
Cuộc đời và binh nghiệp của hắn ta, coi đi coi lại chẳng thấy có gì nổi trội, vậy mà có lúc mã phát sao ấy, đã làm tới chức phó vương.
Nhớ lại cái thuở xa xưa, lúc T.T. Thiệu ra tranh cử vào Phủ đầu rồng, muốn hốt phiếu nông dân nên giương cao khẩu hiệu "Người cày có ruộng". Anh mặt lỳ này cũng lăn xăng ra tranh ăn, muốn độc chiếm ngai vàng, cũng phất cao ngọn cờ "Thương phế binh có nhà" để quơ mớ phiếu của anh em quân nhân và thương phế binh.
Cái chuyện đảo chánh, chỉnh lý, tranh cử, tranh ăn xảy ra xoành xoạch rối như nồi canh hẹ. (Việt cộng lúc ấy dở như hạch, nếu không thì đã cướp được miền Nam từ khuya rồi).
Cũng vì lá cờ "Thương phế binh có nhà" của anh mặt lỳ trương lên mà dân chúng một thời khổ sở, tá hỏa tam tinh vì nạn "kiêu binh" của mấy anh thương phế binh "phe ta".
Riêng ở Nha Trang,
hai tên Nguyễn thành Trung (Trung úy) và Lương Lãng (Trung sĩ) cậy mình là thương binh, kéo theo một đám què cụt (bọn lưu manh, không phải là TPB), đi chiếm đất, chiếm nhà của dân chúng để làm tiền. Chúng thấy nhà nào có sân trước nhà rộng rãi là đem kẽm gai đến rào rồi cho một hai anh quặt quẹo nằm ăn vạ ở đó. Chủ nhà phải mếu máo, vừa khóc vừa đưa tiền, cúng lạy chúng như cúng cô hồn các đảng rằm tháng bảy để chúng buông tha cho.
Kỹ cương phép nước, kỹ luật quân đội chúng coi như "nơ pa". Có anh "cả" mặt lỳ bảo kê mà! Quân cảnh, cảnh sát bó tay đứng ngó!
Nha Trang một thời náo loạn, kéo dài đến mấy tháng.
Ðến khi, chuyện tranh ăn đến hồi kết cục, T.T. Thiệu lọt được vô Phủ đầu rồng, việc đầu tiên là ra lệnh cho Quân cảnh thẳng tay hốt hết đám rác rưởi ấy cho vô nhà đá ăn cơm hẩm. Dân chúng bấy giờ mới thở phào nhẹ nhõm như mổ được cái ung nhọt trên lưng.
Các thành thích của "đứa con cầu tự" này nhiều lắm, cứ na ná như chuyện vừa kể.
Ðó là chuyện cá nhân của hắn ta. Mặc xác hắn. Không ai hơi đâu mà lý tới.
Nhưng khổ cái là hắn ta đi đâu, làm gì cũng nhơn nhơn cái mặt trơ, cái trán bóng ra xưng là đại diện cho tập thể này, cộng đồng nọ, tuyên bố, phát biểu vung tí mẹt chẳng ra cái thống chế gì cả khiến cho người Việt tị nạn lắm lúc bực mình, xấu hổ đỏ mặt.
Như mới vừa rồi đây, khi khổng khi không, chẳng có ma nào mời, hắn ta cũng lật đật hối hả từ Việt Nam, chạy nước rút qua Mỹ cho kịp bữa nhậu ở Dana Point để "Ai kêu tui đó! Có tui đây" chường mặt, bắt tay cho được mấy anh Sáu, anh Ba.
Coi tấm hình chụp ké đứng cạnh anh Sáu, mới thấy rõ hắn ta quả thật là "mặt trơ trán bóng" đúng với nghĩa đen của thành ngữ.
Chưa hết, để cho đúng luật giang hồ "vào ba ra bảy", sau khi anh Sáu ca xong
sáu câu vọng cổ cải lương mùi mẫn chiêu dụ "khúc ruột thừa ngàn dặm" ôm tiền về quê hương để chung sức trồng cây khế ngọt, hắn ta đã khom lưng, hạ mình, nịnh anh Sáu quá cỡ thợ mộc, làm người Việt tị nạn phải xấu hổ đến chết được. Thẹn thùng, mắc cỡ đến nỗi tay nổi da gà.
Bài ca của anh Sáu:
"Chúng ta là người Việt
Nam
,
bây giờ hãy thương yêu nhau, hãy đoàn kết bởi vì chúng ta cùng một mẹ hiền VN. Ðảng và Nhà nước VN không bao giờ thành kiến với những người còn có ý kiến khác biệt, trái lại luôn mong tất cả bà con người VN ở ngoài nước đều có nhiệt tình, thiện ý xây dựng một nước VN hòa bình, vững mạnh". (Không thành kiến nhưng thẳng tay đàn áp và
tống vào tù ngay tút xụyt. NV) Ðến đây, tôi thực sự xúc động được gặp bà con trong không khí cởi mở, thân mật như thế này. Anh NCK đang ở VN nhưng khi nghe chuyến thăm của Ðoàn có cuộc gặp gỡ ở đây (bữa nhậu) đã bay về Mỹ và có mặt ở đây hôm nay. Ðiều đó nói lên cái gì? Ðiều đó nói lên rằng chúng ta là người VN, dù
quá khứ thế nào đi nữa, bây giờ hãy thương yêu nhau, đoàn kết với nhau vì chúng ta cùng chung một mẹ hiền cùng hướng về VN. Có phải như vậy không? (Rõ ràng là anh
Sáu xác nhận không có ai mời mà hắn ta ngữi thấy mùi...thịt đã vội vàng: Ai kêu tui đó! Có tui đây!)
Hắn ta được anh Sáu chiếu cố xoa đầu, nhắc đến tên giữa sòng nhậu, lấy làm khoái chí, sướng rên lên, hai con mắt cứ híp lại như hai cái
vỏ sò úp. Và theo đúng luật giang hồ trong sòng nhậu, hắn ta vòng tay đáp lể cho phải phép, một cách trơn tru, ngon lành một bài "đít cua" rất ư là trơ trẽn. Da mặt cứ bóng lên, trơ ra, không biểu lộ môt chút gì gọi là "ngượng ngùng":
"Bài nói của anh Sáu gây xúc động lớn đối với tôi. Tôi trước đây đã từng đứng bên kia đấu trường với anh Sáu. Những gì tôi nghe được hôm nay được xuất phát từ tình cảm, trái tim của một người dân Việt.
Ðiều đó làm tôi rất ngạc nhiên và có thể nói rất cảm động. Anh Sáu đã nói về dân tộc, về đất nước. Tôi nghĩ, tôi không thể nói thêm gì hơn là tôi hoàn toàn chấp nhận tiếng nói của một dân tộc, của một người Việt
Nam
.
Dù muốn dù không, đối với thế giới bên ngoài, đặc biệt đối với người Mỹ, tôi là một thứ biểu tượng của một bộ phận khác bên này của người Việt. Vì vậy sự hiện diện của tôi ngày hôm nay, sau khi trở về VN, tôi muốn nói với đồng bào VN, đặc biệt những người từng dưới sự chỉ huy của tôi là: Ngày hôm nay, mọi bất hòa đã chấm dứt. Ở đây không có vấn đề Quốc-Cộng. Ở đây chỉ có vấn đề VN và dân tộc Việt.
Tôi muốn nhắn lời cám ơn chân thành đến anh em
trong nước 3 năm nay đã đón tiếp tôi. Tôi biết ơn những lời nói từ tâm hồn một người lãnh đạo của đất nướcVN, một sự nâng niu gắn bó dân tộc. Xin cám ơn mọi người và xin cám anh Sáu, một người yêu nước."
Xin miễn bàn về cái sự tự xưng là "biểu tượng của bộ phận người Việt và lời nhắn nhe với những người từng dưới sự chỉ huy", nội những lời hạ mình, bợ đỡ của hắn ta, không biết mấy trăm nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước hôm đó (trước kia bị miệt thị là dân phe phẩy) trong bữa nhậu ấy có thấy kỳ... cục và trẽn không? Chứ riêng mấy ngàn người Việt hải ngoại đang đứng biểu tình bên ngoài quán nhậu, phản đối Ðoàn của anh Sáu thì vừa tức ói máu vừa mắc cỡ muốn độn thổ để che cái mặt.
Xem ra "cái anh mặt lỳ" ở chốn thôn dã
vì thiếu đói, ghiền nhậu đành phải giơ mặt lỳ ra để kiếm chác chút rượu còm còn ngon lành, tư cách hơn cái anh chàng
"mặt trơ trán bóng" này nhiều lắm lắm.
Thế mới biết già đầu chưa chắc đã là khôn khi cái mồi danh lợi nó ám cả lương
tri và danh dự.
Ngẫm mà coi! Dù gì đi nữa mình cũng một thời mang
hia đội mão, vẽ mặt bôi vôi, y uông trên sân khấu miền Nam một thuở thì lẽ nào vì
"miếng thịt làng" mà đành muối mặt chạy theo xun xoe, bợ đỡ nói lời tâng bốc kẻ cùng hung cực ác, kẻ đã đang tay tàn sát cả miền Nam mà không ngượng miệng.
Tiếng Hán Việt, thịt có nghĩa là nhục. Cốt nhục là xương
thịt. Nhưng dân nhậu nhà quê lại thích hay chơi chữ, nên dùng chữ "nhục" trong chữ nhục nhã, đồng âm dị nghĩa này để chỉ mấy anh mặt lỳ "Ai kêu tui đó!".
Quả nhiên câu "miếng thịt là miếng nhục" rất hay này
dùng để tặng cho anh chàng "mặt trơ trán
bóng" ở quán nhậu
Dana
Point
làm món đưa cay cũng đáng đồng tiền bát gạo lắm.
Tin giờ chót, nghe lõm được ngoài quán cà phê rằng thì là, có một Ủy ban gì đó ở Thủ đô tị nạn Bolsa đang làm
"đơn xin" Ðảng của anh Sáu cho phép được sửa sang lại Nghĩa trang
Quân đội Biên Hòa và đang thả quả bóng thăm dò dư luận về việc gây quĩ 500.000 đô la cho việc trùng tu. Nhưng Ðảng Cộng sản VN chơi khăm, gài độ, buộc phải để cái anh "mặt trơ trán bóng" này ngồi cao làm cố vấn cho Ủy ban
trùng tu thì mới chịu "say Yes", khiến cho mấy anh
trong Ủy ban Trùng tu mắc nghẹn trong họng khúc xương gà.
Không chịu nhận hắn làm cố vấn thì Ðảng ta
không "Yes". Nhận hắn vào thì ăn nói làm sao với cộng đồng? Nhất là khó có ai chịu móc hầu bao khi thấy tên "mặt trơ trán bóng" chễm chệ nằm trên đầu danh sách BTC?
Thiệt là tiến thối lưỡng nan.
Có mấy anh bạn già bàn
nhau kế sách "Nín thở qua sông" cho được việc cái đã, nếu không,
cơ hội ngàn năm một thuở vuột qua rất uổng!
Còn cái tên kia, hãy đợi đấy. Hạ hồi phân giải.
Người viết bài này
không nghĩ như vậy. Nếu Bác và Ðảng ta thật sự có lòng hòa giải hòa hợp dân tộc thì sá gì năm trăm ngàn đô la bỏ ra làm một nghĩa cử cao thượng, đẹp lòng, đẹp mặt cho cả hai bên. Trong khi một tên thứ trưởng của Ðảng ta dám chơi bảnh quăng ra cửa sổ một triệu rưỡi đô để đánh cá một ván đỏ đen?
Hai tấm bia nhỏ nhoi xa
tít tắp ngoài đảo khơi hoang vắng được dựng lên để tưởng niệm những người đã vì hai chữ tự do mà bỏ mình trên biển cả, Ðảng còn thò tay đến tận nơi đập nát thì chuyện "muốn" lấy lại Nghĩa trang Biên Hòa để trùng tu thành Nghĩa trang Quân đội VNCH danh chánh ngôn thuận trên mãnh đất có cờ đỏ sao vàng, búa liềm thì e rằng còn khó hơn hái sao trên trời.
Ðừng có nằm mơ!
Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, nơi an nghĩ của hơn mười sáu ngàn anh hùng tử sĩ miền Nam cũng đã bị giam cầm suốt 32 năm rồi đâu có gì
mà phải gấp gáp, quýnh lên như gà mắc đẻ, để phải buộc lòng chấp nhận một tên không ra gì làm cố vấn cho Ủy ban, để đến lúc có miệng mà không ăn nói gì được với cộng đồng hải ngoại!
Theo ngụ ý cứ "bất chiến tự nhiên
thành".
Chuyện phải đến, sớm muộn gì cũng sẽ phải đến.
Nguyễn Thanh Ty
7/07/07
* Mặt trơ trán
bóng đang ngồi nhậu.
=END=
3- Tham Khảo
- Bài học cho VN từ Ấn Ðộ
Trần Thị Hồng Sương
Nhân chuyến đi của ông
Nguyễn Tấn Dũng thử tìm hiểu chánh trị, kinh tế, văn hoá, xã hội Ấn Ðộ có gì để chánh phủ và dân chúng VN học hỏi suy nghiệm?
Chính phủ Anh thương
thảo trao trả độc lập cho Ấn Ðộ từ năm 1946. Năm 1946 cũng nổ ra bạo loạn đòi thành
lập bang cho đạo Hồi (Muslim) làm chết hơn 2.000 người. Người đạo Hồi di cư về phía Ðông Pakistan và người đạo Hindu di cư vào thành phố.
Anh đã quyết định tách Ấn Ðộ thành hai quốc gia: một có đa số dân theo đạo Hindu là Ấn Ðộ, thủ đô là New Delhil; và một có đa số dân theo
Hồi giáo là
Pakistan
.
Pakistan
gồm hai khối dân cư và lãnh
thổ cách xa nhau trên 2.000 km băng qua lãnh thổ Ấn Ðộ. Sau biến cố không
công nhận kết quả bầu cử chung,
Pakistan
tách ra thành hai nước. Phía đông Ấn Ðộ gọi là Ðông
Pakistan
thành lập nước
Bangladesh
, phần phía
tây gọi là Tây Pakistan thành lập Cộng hòa Hồi giáo
Pakistan
ngày nay.
Ðây là một bằng chứng củng cố cho nhân định: do ông Nguyễn Tất Thành là Cộng Sản mà năm 1945 nước Việt
Nam
không được trả độc lập. Pháp đã được tái vũ trang chống cộng.
Ðài truyền hình VN tuyên truyền, nhắc lại việc Ấn Ðộ tiếp đón nồng hậu ông
Nguyễn Tất Thành năm 1946 và 1958 ở Kolkata. Không ai nhắc lại việc Thủ tướng Jawaharlal Nehru khuyên ông Nguyễn Tất Thành
không nên làm cách mạng bằng bạo lực. Ông Nehru là thủ tướng đầu tiên của Ấn Ðộ, cùng nhà hiền triết Mahatma Gandhi nổi tiếng trong cuộc đấu tranh không bạo động. Hai nhà chánh trị Gandhi -- Nehru đồng thời là nhà hiền triết đều có khả năng suy ngẫm quang minh, nên chọn thể chế dân chủ tự do cho Ấn Ðộ. Tuy chọn đúng chế độ chánh trị cho Ấn Ðộ và uyên bác về xã hội, nhưng nhà hiền triết Nerhu vẫn sai lầm khi đi theo kinh tế chỉ huy của XHCN, hy vọng nó là
chìa khoá thoát nghèo cho một số dân khổng lồ. Nhưng nền kinh tế XHCN đã đưa Ấn Ðộ đến suy kiệt mất hết tự tin. Ấn Ðộ đã phải thay đổi theo kinh tế tư bản.
Khi đã được trao trả độc lập, Thủ tướng Nehru tả khuynh nhưng bạo lực cách mạng của CS không phù hợp với tư duy Ấn Ðộ, nhất là ông Mahatma Gandhi từng đấu tranh bất bạo động thành công. Ấn Ðộ là thành viên sáng lập Phong trào không liên kết là phong trào quốc tế giữa các nước đang phát triển theo tuyên bố chung
Havana
(the Havana Declaration of 1979) gồm 5
nguyên tắc:
1- Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau;
2- Không xâm lược lẫn nhau;
3- Không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau;
4- Bình đẳng và hai
bên cùng có lợi;
5- Cùng tồn tại hoà
bình.
Năm nguyên tắc này khá
giống ý tưởng "hoà bình vĩnh cửu" của Albert
Einstein đề xuất. Từ "không liên kết" được ông Nerhu dùng năm 1954, "Phong trào không liên kết"(The
Non-Aligned Movement - NAM) có 100 nước tham gia chiếm 55% dân
số thế giới. "Nhóm Năm sáng lập" ("The Initiative of Five") là năm nhà
lãnh đạo quốc gia: Nehru (India), Tito (Yugoslavia), Sukarno (Indonesia), Nasser
(Egypt) and Nkrumah (Ghana). Nhóm này có quan hệ về quân sự với cả với NATO và
khối liên minh cộng sản Varsava (đã tan rã) năm 1999.
Phong trào không liên kết trãi
qua khủng hoảng niềm tin khi bị Liên Xô điều khiển. Thí dụ vì sao Cuba chỉ "liên kết" với Liên Xô mà vào khối "không liên kết".
Tháng 9 năm 1961, Josip Broz
Tito,
Yugoslavia
,
hội nghị lần thứ nhất được triệu tập (có 25 quốc gia tham dự). Tito, Nehru, Gamal Abdel Nasser (
Egypt
),
Sukarno (
Indonesia
),
Kwame Nkrumah of
Ghana
.
Khối này chia rẽ mạnh khi Liên Xô xăm chiếm Afganistan năm 1979 và Trung Quốc đánh VN cũng năm 1979. Một số nước biện hộ và một số cho rằng không được làm trái tinh thần 1 và 5 của Phong trào không liên kết. Tháng 2-1979 lần đầu tiên Ngoại trưởng Ấn Ðộ thăm Trung Quốc thì xảy ra chiến tranh biên giới Việt Trung. Ấn Ðộ phản đối Bắc kinh, Ngoại trưởng Ấn Ðộ bỏ dở chuyến thăm. Mãi đến tháng 12-1981, hai bên mới có lộ trình gặp gỡ cấp Thứ trưởng, hợp tác trao đổi văn hoá, mậu dịch và khoa học kỹ thuật. Hai
bên cũng nhất trí chưa giải quyết vấn đề biên giới Trung-Ấn.
Trung Quốc-Ấn Ðộ có tranh
chấp biên giới giống như VN-Trung Quốc. Ấn Ðộ và Trung Quốc đang giải quyết tình trạng tranh chấp biên giới kéo dài hàng chục năm qua.
Khi Ấn Ðộ thử loại hỏa tiễn có khả năng bắn tới nhiều thành
phố Trung Quốc và Trung Ðông, Trung Quốc đã mau lẹ phản ứng trước vụ thử. Bắc Kinh tuyên bố họ hy vọng Ấn Ðộ có thể "duy trì và cổ võ hòa bình và tình trạng ổn định trong vùng." Hai bên mở lại hội đàm vào
tháng Tư 2007.
Năm 2006 Phong trào không liên kết được triệu tập tại Havana và Fidel Castro được bầu làm chủ tich, nhưng ông
không thể đảm nhiệm công việc mà giao cho em là Raúl Castro. Hội nghị chấm dứt với lời tố cáo
Israel phản ứng quân sự không cân xứng quá đáng trong việc hai binh sĩ Israel bị Hezbollah của Lebanon bắt cóc, kêu gọi Liên hiệp Quốc quan tâm đến các thành viên nước nhỏ, giúp Iran nắm kỷ thuật hạt nhân và chỉ trích chánh sách ngoại giao của nước Mỹ. Phong trào này cũng tuyên bố danh sách các nước "bảo trợ khủng bố" của Mỹ đưa ra là "một dạng khủng bố chánh trị và tâm lý". Ðến năm 2007 N.A.M có 118 nước thành viên và VN cũng đã gia nhập khối này.
Tuy nhiên việc các thành viên quan trọng vẫn tranh
chấp biên giới như Ấn-Trung, việc Liên Xô đánh Afganistan, Trung Quốc đánh VN, VN đánh
Campuchia (lúc chưa được vào phong trào không liên kết), không qua quyết định chung của Phong trào không liên kết đã làm phong trào này
chia rẽ và mất tác dụng.
VN và Ấn Ðộ đối mặt với hiểm họa Trung Quốc bành trướng, nên cũng phải chi phí cho công cuộc an ninh quốc gia.
Can thiệp quốc tế không bảo vệ được, như Phong trào không liên kết không ngăn được Liên Xô đánh Afganistan, Trung Quốc đánh VN. Liên hiệp quốc cũng không
ngăn được Iraq đánh Kowet... Công cuộc chống khủng bố cũng là vấn nạn khiến cho con
người chưa thể có hoà bình hạnh phúc.
Khối liên minh cộng sản Varsava đã tan rã năm 1999.
Ông Gorbachev đã ký bản hiệp về các lực lượng qui ước, với Hoa Kỳ và NATO, năm 1990. Bản hiệp định được sửa đổi lại năm 1999 sau khi khối Varshava tan rã, nhưng cả Hoa Kỳ lẫn các thành viên của NATO đều không phê chuẩn những thay đổi đó.
15/7/2007
Nga vừa đình chỉ hiệu lực của Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường tại châu Âu (CFE). Lý lẻ của nga cần chấp nhận vì khi
khối Varshava tan rã, Liên Xô cũng không còn, Nga gia nhập NATO
thì hiệp ước CFE phải thay đổi hoặc không thể tồn tại. Xem ra Phong trào không liên kết cũng không
còn tính phù hợp để tồn tại...
Phong trào từng là một thế lực chánh
trị cổ vũ hoà bình đứng giửa Liên Xô--Mỹ trong chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang, không thể tồn tại khi các thành viên trong đó đã chia rẽ muốn thành
"thế thân" của khối Varshava... chống Mỹ. Một bộ phận thành viên khác đã không có gì hay hơn để hiệu quả hơn Liên hiệp Quốc! Khối này chỉ có lý do tồn tại trừ phi các
thành viên chứng minh sự thành công hơn Liên Hiệp quốc trong tìm kiếm "Hoà bình vĩnh cửu" cho các thành viên tham gia.
So sánh các nhà hiền triết Ấn Ðộ với các
sáng kiến chánh trị xã hội có tầm ảnh hưởng quốc gia-quốc tế và thất bại về kinh tế của Ấn Ðộ, VN sẽ thấy bài học về người làm chánh trị phải có kiến thức về khoa học chánh trị, xã hội. Quyết định kinh tế phải do các chuyên gia kinh tế chứ không phải là nhà
hiền triết thiếu hiểu biết về kinh tế.
Phải biết chối từ quyền lực khi đó là lãnh vực mình
không thông hiểu đầy đủ. Bác sĩ không học lái xe, không liều mạng mình mạng người mà lái xe! Nhà bác học Albert Einstein với trí tuệ về khoa học, khi được mời làm Tổng Thống Israel đã từ chối và nói rằng ông rất ngây thơ về chánh trị! Thủ tướng Ben Gourion của Do Thái về làm vườn sau khi Do Thái giành được độc lập, nhường cho người có tài thích hợp dẫn dắt nước họ.
Ông Nguyễn Tất Thành
và cả phe CSVN chỉ biết cầm súng, không độc lập tư tưởng, không biết gì cho thấu đáo, nhưng rất tích cực can dự, nghĩ rằng theo sau Mao-Stalin tất phải đúng! Khi
Liên Xô Trung Quốc mâu thuẩn trầm trọng, rẽ theo hai đường lối thực hiện XHCN khác nhau thì Ông Nguyễn Tất Thành lúng túng,
che dấu thông tin. Ông nhìn mối bất hoà Mao-Liên xô mà
không nhìn thấy đó là cuộc đấu tranh tư tưởng đường lối chánh trị. Óc phong kiến cao ngạo của Mao và tầm tư duy Mao hợp với ông Nguyễn Tất Thành hơn. CSVN dù cao cấp nhất cũng không ai được biết gì (theo hồi ký Ông Trần Ðăng) một vài người biết thì kẻ theo Mao người theo Liên Xô, tự buộc mình và kềm chế nhau không thoát ra được như Ấn Ðộ biết làm là
do không có khả năng độc lập tư tưởng!
Ông Nguyễn Tất Thành từng theo
nhóm Phan Châu Trinh nhưng không hiểu nổi con đường Phan Châu Trinh là con đường chính
xác cho VN, hay vì ông biết rõ con đường đó tốt cho dân VN nhưng những người tài hèn đức bạc như ông không thể nào là lãnh tụ?
Ông Nguyễn Tất Thành
không là nhà hiền triết cũng không là chuyên gia kinh tế nên mang cả hai sai lầm vào VN. Mao của Trung
Quốc, Lenin của LiênXô cũng do những nhà quân sự chọn lựa thể chế chánh trị và đường hướng kinh tế trong sự thiếu hiểu biết về hai lãnh vực đó! Ðến thời ông Mikhail
Sergeyevich Gorbachev mới gọi được là "nhà hiền triết" chánh trị. Còn các nhà hiền triết chánh
trị VN đã bị CSVN triệt hạ trong "Nhân văn giai phẩm", còn đâu! Ðông
Ðức hay Ấn Ðộ, Trung Quốc không sở hữu được Khoa Học Công Nghệ thì mất vai trò nước lớn và chỉ đạt chỉ số ở hàng các nước đang phát triển!
Bao nhiêu người VN, kể cả đảng viên, nhà báo, phải hoan hô, ca ngợi chủ nghĩa Cộng Sản vì sợ, như khi bị khủng bố Hồi giáo dí
súng bắt con tin Tây Phương đọc kinh Coran?
Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ được dân, dù không từng bầu ông, vui lòng gọi ông là thủ tướng nếu như ông làm đúng lời nói của mình "ghét nhất là nói dối". Ông không là nhà hiền triết như Nerhu của Ấn Ðộ nhưng nếu là người trung thực, can trường, cũng sẽ dẹp tan đám mây mù của những nịnh thần kiểu Hoà Thân "đang bảo vệ đảng" để âm thầm lấy đất của dân, chia công thự... làm nhà riêng, duyệt cho nhau "chính sách trong
các liên minh "ma-quỷ" giữa đảng và công chức.
Ông Dũng nên thay đổi quan điểm và học câu nói này của Voltaire: "Tôi có thể không đồng ý với anh, nhưng tôi sẽ bảo vệ đến chết quyền của anh được nói ra ý kiến của mình.". Voltaire
Không nên cấm ai nói chỉ cấm nói dối (như báo chí
hiện nay là vi phạm luật pháp)! Giấu giếm thông tin bất lợi cũng là nói dối như Ông Nguyễn Tất Thành giấu cộng sự cấp cao của mình! Tự do là con đường để chân lý và sự thật nảy sinh và phát triển! Nếu CSVN cứ muốn Thông tấn xã "nói dối" thì nhà nước CSVN đương nhiên cần được coi là "ngụy".
Ông Dũng đã làm được việc củng cố giáo dục bước đầu để "tri thức là sức mạnh -- hiền tài là
nguyên khí quốc gia" được phục hồi. Nhưng biện pháp tăng học phí của ông Nguyễn Thiện Nhân là biện pháp "nhát" và không khả thi vì quá sức dân và
tăng như thế cũng vẫn không đủ. Cần kèm theo các biện pháp khác để người nghèo vẫn có cơ hội đến trường như cho vay học tập. Tuyệt đối không đẩy dân lại rơi vào vòng xoay của bần cùng khổ ải là "dốt-nghèo-đẻ nhiều". Phải thoát ra bằng nhiều phương cách, mà một trong phương cách là giải quyết bộ máy song trùng của Ðảng CSVN. VN không phải "đảng trị" mà phải chi tiền cho đảng giống như xứ "thần quyền" phải chi tiền cho giới "tăng lữ" lãnh đạo, tuyệt đối không dùng tiền ngân sách xây lăng mộ tượng đài lễ hội. Và vấn đề dân số phải kinh tế hoá, kế hoạch hoá trước khi một đứa trẻ ra đời.
Sống hạnh phúc trong thiên đường ánh sáng không phải là phút mơ mộng êm đềm về ảo ảnh không vươn tới được, mà là một kế sách trí tuệ như "Giấc mơ Mỹ". Cầm súng để mơ "bạo lực cách mạng", để "chết hay là giàu", nhờ "cướp chánh quyền" chia tài sản dành được để đổi đời, là lòng tin ão vào thiên đường mù của người xấu kiểu Mafia. Nhóm Naxalites ở Ấn độ đang là như thế, cũng như CSVN đã từng là như thế!
I
Ấn Ðộ và VN hãy cùng nghĩ về... "Giấc mơ Mỹ"
Quan quân nắm chánh quyền CSVN
nay không phải là "nhà hiền triết" như Ấn Ðộ hay có tầm cao trí tuệ tâm hồn biết xây dựng "Giấc mơ Mỹ- American dream" hay "Nước Mỹ một vẻ đẹp - America the
beautiful". Có thể nói "Vẻ đẹp VN" hay "huyền diệu, trầm hương,
e ấp VN của Châu Á" không qua nổi chiếc áo dài và nụ cười "cầu tài" có chiếc răng khểnh của cô gái VN chăng? Không có câu nói nào đáng để vào nhân sinh quan thế giới quan làm người của người VN! Kiến thức và trình độ tư duy không có để làm lý tưởng sống và biết yêu cái đẹp tâm hồn.
Nét đẹp Mỹ được Katherine Lee Bates viết năm 1893 "Nước Mỹ, một vẻ đẹp" (America the Beautiful) khác hơn một chút với tựa đề bộ phim nổi tiếng có chút liên quan đến thế ý nghĩa thế nào là vẻ đẹp Mỹ trong cả cuộc đời không vừa ý là bộ phim "Vẻ đẹp Mỹ" (American beauti) 1999 tức cuối thế kỷ 20.
American Beauti (1999) là bộ phim nhận nhiều giải thưởng, nói về bi kịch, bộc lộ khía cạnh lãng mạn của tình vợ chồng cha con, cụ thể hóa vào cuộc sống các khái niệm tự do, vẻ đẹp, tự do cá nhân, sự tự giải phóng, sự hiện hữu. Cuộc kiếm tìm hạnh phúc và gia đình, chống lại sự lạc hậu của dân vùng ngoại ô nước Mỹ hiện đại...
Bước qua thế kỷ 20 có vẻ nước Mỹ phải đối mặt với thách thức "Tai họa cho nước Mỹ " với sự kiện khủng bố kinh khủng nhằm vào trí
thức đỉnh cao và biểu tượng thành công giàu có của nước Mỹ ngày
11.9.2001. Những nước nghèo Hồi giáo hủ lậu bạo hành sẽ chắc chắn không thể hoàn thành giấc mơ của họ theo cách đó mà chỉ có... một
Iraq
hoang
tàn...
Katherine Lee Bates viết năm 1893 'Nước Mỹ, một vẻ đẹp' (America the Beautiful) về 'lòng yêu nước tồn tại không phôi pha trải qua thời gian'..
Năm 1960 nhà thơ Archibald
MacLeish tranh luận "mục tiêu quốc gia" viết: "Ðiều tôi biết đó là giải phóng nhân bản, tự do thân thể và tâm linh, là một giấc mơ không hơn! Họ đúng là thế đó. Ðó là giấc mơ Mỹ. Giấc mơ Mỹ, với một số người, là cơ hội đầy căng thẳng. Là sức mạnh sau lưng triết lý cầm quyền, giấc mơ Mỹ được nhiều người diễn đạt như là sự hội tụ của tự do, cơ hội và tăng cường công lý xã hội. (Katherine Lee Bates wrote in 1893 '
America
the
Beautiful' of a 'patriot dream that sees beyond the years.' In 1960 the poet Archibald
MacLeish, debating 'national purpose,' said: 'There are those, I know, who will
reply that the liberation of humaniti, the freedom of man and mind, is nothing
but a dream. They are right, It is. It is the American dream.' The American
Dream, to some, stresses opportuniti. The phrase defies definition as much as
it invites discussion. As a force behind government philosophy, it seems to be
interpreted by most users as a combination of freedom and opportuniti with
growing overtones of social justice").
Giấc mơ Mỹ là ý tưởng của nước Mỹ muốn rằng khi cực lực làm việc, có lòng can đảm và kiên định mục tiêu thì sẽ đạt được sự thịnh vượng. Ðó lả những giá trị mà người Châu Âu định cư đầu tiên ở nước Mỹ truyền lại cho các thế hệ kế tiếp. Giấc mơ Mỹ sẽ thế nào là câu chuyện còn đang tiếp tục thảo luận. (The American Dream is the idea held by many in the
United States
that
through hard work, courage and determination one could achieve prosperiti.
These were values held by many early European settlers, and have been passed
on to subsequent generations. What the American dream has become is a question
under constant discussion.)
Từ "Giấc mơ Mỹ" được James Truslow Adams dùng năm 1931 trong quyển sách The Epic of America (Thiên anh hùng ca Mỹ):
"Giấc mơ Mỹ là giấc mơ về vùng đất có cuộc sống tốt hơn giàu hơn đầy đủ hơn cho mọi người, mỗi người đều có cơ hội thực hiện thể theo khả năng hay mục đích của mình. Ðây là một giấc mơ khó khăn cho người Châu Âu tầng lớp bên trên thông đạt đủ các ý niệm, và quá nhiều người trong chúng ta đã lớn lên mệt nhọc hay mất lòng
tin về điều này. Ðó không phải là giấc mơ mua chiếc xe hơi hay lương cao nhất, nhưng là giấc mơ về một trật tự xã hội trong đó mỗi Nam Nữ công dân có thể thể hiện mình và được đánh giá bởi những gì mình làm chứ không do nguồn gốc gia đình sinh ra."
Giấc mơ Mỹ là giấc mơ khó khăn của Châu Âu
vì phải thực thi công bằng xã hội. Giấc mơ Mỹ là giấc mơ khó khăn hơn gắp bội đối với các nước như Ấn Ðộ nghèo, hủ lậu, phân chia giai cấp. Và Giấc mơ Mỹ là giấc mơ cực kỳ khó khăn của phần thế giới Cộng sản dùng bạo lực cách mạng giết hại, đày đọa, triệt tiêu giai cấp, trong các Gulag (trại lao động cưỡng bức) của Nga, cách mạng văn hoá giai cấp ở Trung Quốc hay CCRÐ và cao điềm là diệt chủng ở Campuchia. CS thiếu óc nhân bản bản nên coi rẻ sự sống, coi trọng quyền uy hơn hạnh phúc và tâm thức hiền triết.
Vậy quyền, say
máu, say bạo lực, thiếu óc nhân bản, thế giới CS đã tự tạo ra kẻ thù, nào là giai cấp, nào là phản động, nào là ngụy trên những dân tộc chỉ có chung một thân phận nô lệ nghèo khó của thời Pháp thuộc nô lệ như VN Trung Quốc Campuchia Lào... CSVN cũng như khủng bố Hồi giáo
nâng việc giết người lên hàng "nhiệm vụ" và tạo ra thảm cảnh cải cách,
bi kịch cách mạng,"nội chiến" chết chóc, khăn tang, máu đào, xương trắng dọc dài đất nước VN! Cho đến nay những người mẹ, người vợ, con cái còn rơi nước mắt kiếm tìm những hài cốt vô danh. Xin đừng "đổ vạ" là Mỹ Tây gây ra, đừng "hô hoán" là Mỹ xâm lược mà cần nhận đó là chính người VN sai lầm, tin theo bạo lực cách mạng, đấu tranh giai cấp và vọng ngoại một cách vô cùng lầm lạc do tư duy thấp kém...
Còn Ấn Ðộ, thời đạo Bà La Môn nói về sự phân chia giai cấp trong Rig Veda cũng đã khẳng định: giai cấp Bà la môn được sinh ra từ miệng của Brahma, hai tay của Ngài tạo thành đẳng cấp Sát đế lợi. Hai bắp đùi của ngài là đẳng cấp Vệ xá. Từ hai bàn chân của Ngài là giai cấp Thủ đà la.
* Giai cấp Brahmin (Bà la Môn): đây là
giai cấp cao nhất gồm toàn bộ giới tăng lữ, là những người có khả năng đảm trách tín ngưỡng, lo việc cúng tế, lễ nghi và có quyền thay mặt xã hội giao tiếp với các đấng thần linh. Sở dĩ được coi trọng vì độc quyền học hành.
* Giai cấp Kshatriya (Sát đế lợi): là
giai cấp của những người nắm quyền xã hội, thống trị lãnh thổ.
* Giai cấp Vaisya (Vệ xá): gồm các
thành phần thương
gia, địa chủ...
* Giai cấp Sudra (Thủ đà la): là giai cấp của những người tiện dân, cùng khổ, tôi tớ.... Nếu người sudra mà nghe thánh kinh thì tai sẽ bị điếc, bị đổ chì vào tai. Nếu họ tụng thánh kinh thì sẽ bị cắt lưỡi. Còn người nào học thuộc lòng thánh kinh
thì thân thể sẽ bị chặt làm hai.
* Ngoài các giai cấp trên
còn có một giai cấp nữa gọi là Paria, là những người nô lệ, cùng khổ. Họ không được phép sống trong cộng đồng của bốn giai cấp trên, họ chỉ được sống ở những nơi bìa rừng hay ở xa làng xóm. Họ cũng không được phép nói chuyện hoặc quan hệ hôn nhân với các người thuộc giai cấp trên.
Nước Anh cai trị đã giúp
hình thành giới quan chức gọi là Babu là thị dân giàu có là trí
thức, quan chức theo đạo Hindu khác với giai cấp truyền thống trong xã hội Ấn Ðộ Bà la môn.
Nhà nước CSVN cũng không
thể nào biết nổi vì sao nước Mỹ vinh danh bà vợ Ông Martin Luther King từng chống nhà nước Mỹ vì óc phân biệt chủng tộc của cả dân và
nhà nước Mỹ. Chánh phủ Mỹ biết nghĩ: Chống nhà nước, nhưng là việc làm cần thiết góp phần để nước Mỹ tốt hơn! Khi bà chọn con đường đấu tranh không bạo động, Tổng thống
Clinton
và tổng thống Bush đều muốn vinh danh Bà và đều có mặt trong tang lễ bà vợ ông Martin Luther King. Từ đó đã có được Ông Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Colin L. Powell (
December
16, 2000
), Bà Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Tiến sĩ Condoleezza Rice đương chức.
Thương hại cho các
nhà dân chủ VN được cho ăn mắm thối và lời thoá mạ của các
hung thần tiểu yêu "giữ kho báu" cho Ðảng CSVN, giữ ghế cho quan
chức tiêu cực CSVN!
Ba chánh sách chánh trị lớn để lại một đất nước tang thương đói nghèo là Cải cách ruộng đất, Vụ án Nhân văn giai phẩm và nên kinh tế bao cấp đã được công nhận là...sai lầm! Do vậy, ông Nguyễn Tất Thành không phải là lãnh tụ tài đức. Ông là người bất kỳ nào đó đảng CSVN cần dùng, để đánh bóng chính đảng CSVN! Khi Staline-Mao sai lầm thì người học trò Nguyễn Tất Thành, tận tụy làm phiên bản, sao có thể đúng!
Cũng chính các "học giả làm thư lại mang tâm hồn nô bộc" này khiến ông Nguyễn Tất Thành "hết thở" nhưng "không chịu chết" vẫn tiếp tục xài tiền tỉ tỉ hoang phí, lẽ ra phải dành xây trường học cho trẻ con mà còn... ca ngợi phong cách thần thánh
"tiết kiệm" cục xà bông "rẻ rề", ước dành dụm gửi cho nàng sơn nữ Phà Ca tắm thơm của ông Nguyễn Tất Thành! Học giả ơi là học giả!
Lá cờ búa liềm của đảng CSVN "biểu tượng" sống dựa trên "sức cày thay trâu" "sức búa thay máy" của nông
dân công nhân thời khẩn hoang, giữa thời đại liên thông và cục "xà bông " của CSVN tồn tại nhờ các bài
ca "đường trăng (XHCN) sỏi đá hoá ngọc ngà" của các bậc học giả, hiền triết VN, tầm cỡ thấp đến đau lòng thế này sao?
II
Ấn Ðộ và VN trước những lập trường "Chống Mỹ"
"Chưởi Mỹ" là
nếp gấp tinh thần "đổ lỗi" của nước Pháp lan truyền sâu đậm trong dân Pháp, chỉ trừ trí thức Pháp từng sang Mỹ học tập. Về khoa học, nước Mỹ luôn được ngưỡng mộ nhưng mặt khác, lợi thế tuyệt đối không vượt qua được này của nước Mỹ làm dấy lên tinh thần chống đối của giới chánh trị vì chua chát. Pháp mang tinh thần "Con Cáo và chùm nho". Chùm nho chín mọng ngon
lành, cáo ta thèm rỏ dãi, nhưng không cách gì với được lên tầm cao để ăn nho, cáo ta bèn nói ầm lên là không thèm ăn vì chùm
nho đó rất chua!
Về lý
Canada
bênh vực Mỹ đúng, nhưng cũng góp ý
là tính cách Mỹ quá sòng phẳng quá tự tin thiếu thông cảm sẽ không hợp với tâm lý đầy mặc cảm tự ti. Thái độ coi khinh, cười nhạo nhà giàu Trung Ðông văn hoá thấp kém làm
bùng nổ ác cảm do tủi thẹn...
Nước Mỹ không
thiệt hại qua cả hai cuộc thế chiến. Tinh thần chủ yếu của hai thế chiến là tranh giành thuộc địa. Các nước Anh Nga Pháp Ðức Nhật, Tây ban nha.... coi chiếm thuộc địa bóc lột nước thuộc địa như một phương thức phát triển đất nước mình.
Từ thập niên đầu của thế kỷ 20 chánh trị quốc tế theo cách: Khi tinh thần quốc tế luôn
theo nguyên tắc "tối đa quyền lợi cho mình, tối thiểu cho đối phương" nên chiến tranh thế giới lần thứ nhất tất yếu "phải xảy ra" không thể tránh được. Cuộc thế chiến này còn được hỗ trợ bởi sự gia tăng dân số cấp số nhân trong khi kinh tế gia tăng cấp số cộng! Ðến thế chiến thứ hai nhân
loại phải suy nghĩ theo kiểu tư duy mới là "cùng tồn tại hoà bình, các bên cùng có lợi". Ðể nhận thức được như vậy nhân loại phải trả giá gần trăm triệu mạng trong hai cuộc đại chiến và các cuộc chiến khác trong thế kỷ 20. Ðó là bài học chính trị quý giá nhất của đại chiến đầy bi thảm, vậy mà bài học "sống chung hoà bình" đó vẫn còn bị "quên".
VNCH không quên nên bị thua bạo lực vì chân lý vẫn phải chịu thua vũ khí. Cái ác dù không có tương
lai nhưng vẫn có thể thắng trong một lúc nào đó! Tinh thần chống Mỹ trong khi làm chánh trị cũng lan truyền trong
MTGPMN và trí thức học tại Pháp như Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa ít óc suy luận chánh trị... Nếu có nhiều óc suy
luận hay có đọc qua về khoa học chánh trị là kiến thức của ngành học phân tích về ưu khuyết điểm của các thể chế chánh trị thì sẽ biết ngạc nhiên
vì sao Pháp là cái nôi của Cộng Sản lại không bao giờ là nước Cộng Sản mà chỉ có nhóm cánh tả. Ðó là vì Pháp biết coi tư tưởng CS có vài ưu điểm cần phải thay đổi như chủ nghĩa đô hộ của Pháp, nâng cao phúc lợi xã hội tàn dân để bổ sung để cải thiện mô hình dân chủ tư sản. Phá bỏ làm mới hoàn toàn mà không tiên lượng được kết quả là phiêu lưu chánh trị ngông cuồng.
Nước Nga ngưỡng mộ cách mạng Pháp. Thời điếm đó lại có nhà triết học hiện sinh Jean Paul Sartre ca tụng CS vô thần. J.P.
Sartre là nhà triết học, nhà hoạt động chính trị-xã hội. Công trình Tồn tại và hư vô đã trở thành
thánh kinh với lớp trẻ trí thức Pháp với triết lý con người tự do đánh giá ý nghĩa cuộc đời mình, tự chịu trách nhiệm về những hành động của mình.
Không phải Chúa trời muốn hay an bài cho mỗi con người!
Nước Nga đã làm cuộc phiêu lưu chánh
trị Cộng Sản ngông cuồng này để cuối cùng công nhận đó là... tai họa!
Ông Jean Paul Sartre tốt khi chống Pháp đô hộ Algérie.
Ông ngưỡng mộ CS nhưng đến cuối đời ông thất vọng và công nhận sai lầm. Ông không nhận Giải Nobel Văn học 1964 vì không muốn ảnh hưởng đến các hoạt động. J. P. Sartre nhiệt tình ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân
Algeria
,
Trung Quốc
,
Cuba
,
cùng với B. Russell thành lập ủy ban chống tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt
Nam
.
Những năm cuối đời J. P.Sartre bị mù, không viết được nhưng vẫn trả lời vô số phỏng vấn, thảo luận các vấn đề chính trị với bạn bè. Cuối cùng ông công nhận ông biết mà không nói đến chuyện Liên Xô cưỡng bách lao động ở các Gulag vì không muốn giới công
nhân làm cách mạng đang hồ hởi đợi chờ một ngày mai ca hát phải mau chóng thất vọng vì thực tế. Biết các cuộc thảm sát của Nga khi
chiếm các nước Ðông Âu kiểu chủ nghĩa thực dân mới, các trại giam hay cách mạng văn hoá ở Trung Quốc nhưng ông không sớm nói lên sự thật. Ðến 2005 người ta lên án đảng CS và lên án cả Jean Paul Sartre việc không nói sự thật xấu này đúng lúc.
Lầm lỗi che giấu sự thật quá nặng, cũng như việc chống Mỹ quá đà vì được nuôi duỡng trong môi trường ngộ nhận "người Pháp đẻ ra đã chống Mỹ". Tất cả đã làm tiêu tan uy tín của nhà triết học Jean
Paul Sartre.
Trại tù cưỡng bức lao động, The Gulag
Archipelago là quyển sách
ghi lại nỗi khổ cực của người tù do nhiều tác giả chứng kiến tận mắt, viết từ 1958-1968 đã tố cáo chế độ Cộng Sản phi nhân của Liên Xô. Sách xuất bản 1973 và ấn bản lậu lưu hành tại Nga cho đến khi được ấn hành chánh thức năm 1989. "Quần đão ngục tù " được Ngọc Thứ Lang dịch đăng
trên báo Sóng Thần của Chu Tử ở Sàigòn
và in thành
sách vào 1974.
Pháp rất chống Mỹ vì bị Mỹ không ủng hộ chánh
sách thuộc địa. CS chống Mỹ vì Mỹ không ủng hộ ông Nguyễn Tất Thành. Với Mỹ ông vừa không đạt về trình độ học thức, uy tín, ông còn là người CS nguy hại được Liên Xô đào tạo và sử dụng, mang nhiệm vụ tình báo Liên Xô. Ông Nguyễn tất Thành theo Mao trạch Ðông
khi năm 1949 ông Mao Trạch Ðông thắng Tưởng Giới Thạch và công nhận chánh phủ kháng chiến Việt Bắc do ông Nguyễn Tất Thành đứnh đầu. Ông Nguyễn Tất Thành quyết biến Mỹ thành "kẻ thù xâm lược"! Tham vọng lãnh tụ thì người làm chánh trị nào cũng có, nhưng để đứng vào phía đúng của lịch sử thì phải có đủ tài năng.
Pháp từng chống Mỹ và muốn thấy Mỹ thất bại ở Việt
Nam
như Pháp từng thất bại. Pháp
không thôi oán trách Mỹ không dội bom cứu Pháp trong trận Ðiện Biên Phủ. Cuộc chiến chống Pháp của VN dưới danh nghĩa chống đô hộ nên Mỹ không thể ủng hộ Pháp. Chuyện VN sai là sau 1954 miền Bắc thành CS.
Pháp cần minh chứng với dân
Pháp nuôi dưỡng lòng tin và ngộ nhận về sức mạnh Pháp không thua Mỹ và văn hoá
Pháp hơn Mỹ một cách tuyệt vọng. Trí thức học từ Pháp và MTGPMN đươc Pháp ngầm ủng hộ để đanh Mỹ thay Pháp. Cay đắng vì sau 1975 Pháp cũng chẳng có vai trò gì nên nay đã mở ra kỷ nguyên
thôi...không chống Mỹ của Pháp. Chống Mỹ của Pháp ở
Iraq
rõ ràng
là vì Pháp cho
Iraq
nợ quá lớn phải bảo vệ con nợ để còn trả nợ. Từ khi đã giải quyết nợ của Câu lạc bộ
Paris
thì Pháp thôi không chống Mỹ!
Ðược Hugo Chavez yểm trợ, Ortega
một lãnh tụ CS trở lại sân khấu chính trị
Nicaragua
.
Châu Mỹ La Tinh có khuynh chống chính phủ Bush, mạnh mẽ nhất là TT
Venezuala Hugo Chavez. Chavez giấu kém cỏi bằng cách
ngổ ngáo gọi TT Bush là "ác quỷ" tại Ðại Hội Ðồng Liên
Hiệp Quốc. Hugo Chavez thực thi một kế hoạch làm "anh hùng" cung cấp dầu với giá rẻ hoặc trợ cấp tiền mặt cho những gia đình có lợi tức thấp tại nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ trong
mùa đông năm nay, qua trung gian của hãng dầu Citgo,
một hảng dầu của chính phủ Venezuala hoạt động tại Hoa Kỳ.
Cặp bài trùng Ortega - Hugo Chavez
và mối liên hệ với chế độ Fidel Castro, khiến Hoa Kỳ và thành phần đối lập với Ortega quan ngại đảng CS Sandinista sẽ đem chủ nghĩa Mác Xít trở lại
Nicaragua
.
Tuy nhiên, Ortega công bố rằng ông ta theo đuổi hòa bình, tình yêu thương và sự hợp nhất. Người gây ảnh hưởng không phải là Karl Marx, mà là Thiên Chúa.
Ortega có phong độ đầy hào khí cách mạng CS Sandinista. Ortega ca ngợi giáo dục và y tế miễn phí,
lên án chiến tranh tại
Iraq
.
Xây dựng một nền dân chủ cho
Nicaragua
và hợp tác với thành
phần đối lập. VN từng có y tế và giáo dục miễn phí, bây giờ thì học phí rẻ nhưng chất lượng vô cùng thấp kém.
Singapore
có y tế giáo dục chất lượng cao và không thể hề có giá thấp.
VN không còn mang ảo tưởng và niềm tin lãng mạn kiểu này nữa! VN cũng cùng Hoa Kỳ chống khủng bố. "Giấc mơ Mỹ" không phải là giấc mơ dễ chịu đi lượm tiền, mà chỉ có được khi phải cực lực học tập làm việc điều mà người da đen Mỹ đã học được và điều mà các nước khác như
Nicaragua
,
Venezuela
,
Iran
,
Iraq
,
Afganistan... chưa học được!
Vào ngày
14/1/2007
,
Ortega tiếp đón Tổng Thống Iran Ahmadinejad. Trong cuộc họp báo, Ahmadinejad
tuyên bố rằng
Iran
và
Nicaragua
có chung một quyền lợi, có
chung một kẻ thù và chung một mục tiêu. Cặp bài trùng Ortega-Hugo Chavez có thêm Ahmadinejad Tổng Thống
Iran
thiếu trình độ làm theo ý chỉ của giáo chủ của đất nước
Iran
thần quyền nô lệ tâm thức chôn
vùi con người trong hủ tục.
Nước Mỹ sòng phẳng đến đau lòng người thấp kém, nhưng để đáp trả thì phải lấp đầy sự thấp kém của mình điều mà
Nicaragua, Venezuela, Iran các xứ Trung Ðông có điều kiện có tài
nguyên tài chánh nhưng không chịu làm. Chống Mỹ chỉ để tự san bằng mặc cảm của chính mình thì có ích gì cho tương lai?
III
Các bài học từ Ấn độ
Bài học 1: Triết lý cầm quyền tốt
Ðiều khác VN đầu tiên ở Ấn Ðộ là các nhà chánh trị là nhà hiền triết như Mahatma
Gandhi, Jawaharlal Nehru... Hiện nay Ấn Ðộ có tổng thống là một nhà bác học, ông Abdul Kalam và nhận định chánh
trị của Ấn độ là:
* "Thế giới phải thuộc về người hiền tài."
* "Ấn Ðộ mất vai trò nước lớn vì không nắm giử khoa học công nghệ "
* Dân chủ tự do luôn là sức mạnh của Ấn Ðộ.
* Naxalites (Cộng sản theo
Mao,không chịu đấu tranh nghị trường) là vấn đề nội bộ lớn nhất của Ấn Ðộ trên con đường phát triển.
Ở VN tình hình như sau:
* Chánh quyền thuộc về người trung thành với Ðảng. \
* VN đã được độc lập và hoà bình sau nội chiến, dù sao cũng giàu hơn hồi ở chiến khu nên
dân VN...phải chấp nhận. VN trồng và dung dưỡng loại người "mang đạo đức Bác Hồ" với khả năng từng tự đánh giá "hụt hẫng" đang làm nên các sự cố về giáo dục.
* "Bạo lực cách mạng" và "chánh phủ cực quyền toàn trị" là sức mạnh để đảng tồn tại bất chấp dân chúng phải trả cái giá nào.
Các nhà chánh trị nắm quyền hiện nay ở VN hầu hết đều là nhà quân sự. Nhân sinh quan thế giới quan tất có điều rất khác, đưa đến tình trạng cùng một vấn đề nhưng Ấn Ðộ có cách giải quyết khác hơn Việt Nam.
Ðọc lại lịch sử Ấn Ðộ các nhà
cầm quyền VN phải nhận ra kinh tế cần theo thị trường còn chánh trị cần dân chủ tự do.
VN là thuộc địa Pháp, Ấn Ðộ là thuộc địa Anh, nhưng người Ấn nhớ rằng đất nước Ấn Ðộ từng bị họa ngoại xăm từ Trung Quốc và Mông Cổ nên có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn về nước Anh. Người Ấn Ðộ nhìn nhận nhờ có nước Anh mà Ấn Ðộ tránh họa xâm lăng bành trướng từ phương Bắc.
VN cũng giống Ấn Ðộ là nhờ các hiệp ước phân chia lãnh thổ Pháp ký với Trung
Quốc và việc Pháp công bố cột mốc biên giới, không vấp sự phản kháng nào của Campuchia giúp VN giữ toàn vẹn và ổn định về lãnh thổ suốt thời kỳ Pháp thuộc.
VN có cả thế kỷ dưới sự cai trị Pháp, chính xác là 65 năm. Ngày 8 tháng Ba, 1949, Hiệp Ước Elysée ký kết giữa Tổng Thống Cộng Hòa Pháp Vincent Auriol và Quốc Trưởng Bảo Ðại chấm dứt 65 năm thuộc Pháp (1884-1949) không phủ nhận được các giá trị học thuật và văn hóa và khoa học nông nghiệp mà Pháp truyền bá. Không phải cái gì liên quan đến Pháp đều sai, xấu!
Nhưng khác với Anh, ở VN Pháp
khai thác nông nghiệp ở VN, lập vựa luá miền Nam và các đồn điền trên cao nguyên. Nông nghiệp không thể giàu, lợi nhuận luôn nằm ở công
nghiệp, thương nghiệp.
Ở Calcutta (Kolkata), Anh xuất khẩu tơ lụa và sản xuất thuốc phiện để xuất khẩu sang Trung Quốc. Trung Quốc thời đó ước tính có 10 triệu người nghiện ma túy và thu lợi nhuận cao giúp Kolkota trở thành thành phố của cung điện. Con số này tăng dần đến 100 triệu và lan sang cả VN. Việc xuất khẩu ma túy lậu sang Trung Quốc của các thương nhân Anh đã làm nổ ra cuộc "chiến tranh nha phiến" và kết quả là triều đình Trung
Hoa phải nhượng Hồng kông và mở cửa các cảng để Anh giao thương.
Ấn Ðộ đang cho
120 ngàn người Tây Tạng tỵ nạn và tiếp kiến đức Dalai Lama, cho cả chánh phủ lưu vong đấu tranh bất bạo động. Trung Quốc đã rất phản đối.
Có ba hiền triết Châu Á
là thi hào Ấn Ðộ Rabindranath Tagore (1861-1941), Mahātma Gandhi (1869-1948) và chính vị Ðạt-lại Lạt-ma thứ 14
Tenzin Gyatso giải Nobel hoà bình năm 1989 này. Danh hiệu Ðạt-lại Lạt-ma được hiểu là Hộ Tín, "Người bảo vệ đức tin" (Defender of the Faith), Huệ Hải, "Biển lớn của trí tuệ" (Ocean of Wisdom), Pháp vương, "Vua của Chánh Pháp" (King of Dharma), Như ý châu, "Viên bảo châu như ý"
(Wishfulfilling
Gem)...
Khi Tây Tạng bị Trung Quốc xâm chiếm, năm 1954, thương thuyết hòa bình với Mao Trạch Ðông và những nhà lãnh đạo Trung Hoa Chu Ân Lai và Ðặng Tiểu Bình, không mang lại kết quả. Trung
quốc giết chết hàng triệu người Tây Tạng phản kháng, phá hủy 6 triệu chùa chiền khiến 80.000 người dân Tây Tạng đầu tiên cùng với Ðạt-lại Lạt-ma 14 vượt qua dãy Hy Mã Lạp Sơn đến tị nạn tại miền bắc Ấn Ðộ vào năm 1959. Con số người tỵ nạn nay là 120.000 và còn tăng lên!
Ðiểm lại lãnh đạo VN thì không có ai là hiền triết. Hiền triết không bị Pháp giết hay quản thúc
thì VM giết cho nên chỉ còn lại loại người "nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi" chăng?
"Ở đâu cũng có 'người hùng',
Ở đâu cũng có 'người khùng người điên'".
Không sai, nhưng VN giết hết người hùng cho nên chỉ còn lại người khùng người điên!
Không phải nói tiếu lâm cho
vui, mà buồn cho VN thời mạt vận, đau khi nhìn lại 3,8 triệu cái chết của VN và cả 2 triệu người Campuchia chết vì diệt chủng đã có quan hệ mất thiết với số phận đen, khiến dân VN phải chấp hành tính cách "ba lơn" không nhất quán của ông Lê
Duẩn và dân Campuchia bị ảnh hưởng nặng hơn vì bệnh tâm thần của Bà Khieu Ponnary vợ Pol Pot. Ông Trần Quỳnh,
nguyên phó thủ tướng ngưỡng mộ Lê Duẩn ông kính cẩn viết về ông Lê Duẩn như bậc kỳ tài mà thế này đây ư?: "Anh Ba luôn suy nghĩ và rất giống Lê Nin
thay đổi liên tục... cho phù hợp tình hình". Lênin một năm thay đổi bốn năm phương thức trọng tâm đấu tranh còn Lê Duẩn, luôn luôn suy nghĩ về cuộc chiến dành
chánh quyền miền Nam và: "Sáng nay nghĩ vầy làm vậy, ngày
mai nghĩ khác làm khác!". Còn ông Trần Quỳnh nữa, cũng không
thể là "bình thường" khi khen tính cách "ông Lê Duẩn rất giống Lê
Nin"! Diệt chủng Campuchia thì chắn chắn có liên hệ mất thiết đến bệnh tâm thần của Khieu Ponnary vợ của Pol Pot! Người vợ mà Pol Pot yêu thương quý trọng, cho mang danh phận tối cao: "Bà mẹ sanh của nền cách mạng Khmer đỏ Campuchia ". Sau đó phải đưa đi trị bệnh tâm thần ở Bắc Kinh! Chưa rõ lý
do, nhưng khi lên cơn tâm thần bà Ponnary luôn hoảng hốt và nhất định cho rằng VN sẽ giết Pol Pot giết hết dân Campuchia. Việc này bắt đầu sau chuyến viếng thắm VN và Trung Quốc nên có liên quan đến chiến tranh
Việt Nam-Campuchia và việc Pol Pot chống VN
theo Trung Quốc!
Ở VN thời 1945
không có hiền triết đã đành mà còn sống trong sự dối trá mạo danh! Cho đến nay trong hoả mù của mưu tính chánh trị quốc gia và quốc tế nhiều người coi trọng, coi khinh, yêu ghét không chính xác vì ngộ nhận. Ngành
tuyên
truyền trên Thông tấn Xã VN, trên truyền hình, trên báo chí nói thêm, nói thiếu, cắt bớt lời nên...
sai hết sự thật. Cán bộ đảng viên dù trung thực nhưng cứ bị nhét tin
tức sai, thêm bị tình cảm hay quá khứ công thần chiến đấu, hoặc đang hưởng đặc quyền lôi cuốn thì suy nghĩ còn ngộ nhận lầm lạc rất dữ!
Cần phải có cuộc về nguồn lịch sử, dù
không ích gì việc truy cứu trách nhiệm người chết, nhưng phải làm để sự thật được nhìn nhận và nhất là một tương lai không lầm lạc được bắt đầu...
Thí dụ việc thư lại nô bộc CSVN
"thâm tâm" vẫn biết nhưng vẫn biện hộ việc có nhiều tên là bình thường! Ðồng ý, nhà chánh trị thời kỳ bí mật có nhiều tên để tránh bị Pháp bắt. Nhưng chuyện lấy tên người nổi tiếng để ăn theo thì khác chứ! tên Nguyễn Ái Quốc của nhóm cụ Phan Châu Trinh. Ông đã phải trả tên lại vì nhóm này không ủng hộ ông! Việc lấy tên Hồ Chí Minh của Cụ Hồ Học Lãm và cả tên tổ chức "Việt Nam cách mạng đồng minh hội" thì không thể không gọi là ăn theo là
mạo danh chiếm đoạt uy tín giống như vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ trong kinh doanh hiện nay!
Ông Nguyễn Tất Thành đã tham
gia và biết rõ uy tín nhóm này nhưng không bao giờ có được đủ tín nhiệm để được bầu làm lãnh tụ cho nên phải về VN lập ra tổ chức khác để mình được làm lãnh tụ sáng lập. Lịch sử có thể nào hiểu khác sao? Chế tác gọi Việt Cách dành tên Việt Minh của "hai tổ chức cùng tên" là làm việc đánh tráo.
Bà Nguyễn Châu Sa lấy tên cháu ngoại cụ Phan Châu Trinh là bà Nguyễn thị Bình làm
biệt danh. Ði đàm phán công khai ở Paris chứ có trốn lánh nguy hiểm gì mà phải đổi tên? Tung tin rỉ tai cho báo chí tuyên truyền viết đi, viết lại, trích
tới trích lui, còn nhân vật được "đồn thổi" vui vui không đính chánh nênthành cháu ngoại cụ Phan
Châu Trinh. Y như Lê Văn Tám nhân vật tiểu thuyết thành "người thật việc thật".Bà Khiêu Ponnary vợ Pol Pot là người phụ nữ đầu tiên của Campuchia đậu Tú tài toàn phần Pháp ở trường Sisowath cùng nơi Bà Bình học. Khieu Ponnary học giỏi hơn Bà Bình của VN chẳng học tới đâu, mà dám không tự trọng nhận làm"bộ trưởng giáo dục" nên mới ra sự thể...
Mốt của các quan chức VN nay
là cố tung tin "con rơi cháu rớt" người có công cao chức lớn quyền, để thực hiện thủ đoạn kéo bè lập cánh với người không có uy tín, ông Nguyễn Sinh Hùng được tung tin ngầm là dòng họ "Nguyễn Sinh", dòng họ mà ông Nguyễn Tất Thành đã chối bỏ. Ông
Nguyễn Tấn Dũng được tung tin là "con rơi em rớt" của Tướng nào đó ngoài Bắc, chi vậy? Giá như ông Triết đổi tên là Nguyễn Huệ hay Gandhi, còn ông Dũng đổi tên là
Nehru VN là Nelson Mandela VN và nghe dư luận đánh giá coi đó là...
"bình thường" hay là "dở hơi"?
Dân miền Nam có mối quan hệ lịch sử không
suông sẻ với CSVN, cũng không ưa bè phái gì với ai, nhưng cá nhân ông Võ Nguyên Giáp được quý trọng chỉ vì không tự xưng mình là Trần Hưng Ðường, Trần Hưng Xa Lộ gì đó, cháu chắc 90 đời vương của... Trần Hưng Ðạo, đúng
không, các thư lại "học giả" VN ta? Dân đồng bằng Cửu Long, không tài hoa, cục mịch, không giỏi gì, nhưng chúa
ghét... kiểu "nói dóc tổ" của thư lại học giả CSVN, cả nam lẫn nữ... trên các phương tiện truyền thông và cả báo chí!
Trước đây tôi vẫn mua báo Người Lao Ðộng nhưng đọc bài "nói
dóc" về chuyện Ông Triết gặp 1.000
Việt kiều, được cử về từ nhiều nước trên thế giới không nói gì đến biểu tình chống đối thì tôi tẩy chay không mua không đọc báo này nửa vì vừa mất tiền vừa bị gạt vì quá
khinh đọc giả là... đồ ngu sao? Dù đang cơn bĩ cực, nhưng báo chí thà im đi không nói gì, chứ đừng nói dối. Bênh vực cho người nghèo, người yếu thế, người tàn tật đâu được gì cho mình, nhưng nhiều báo túng thế phải xoay qua làm từ thiện xã hội! Như vậy còn chấp nhận được. Nhưng gạt đọc giả là tạo ra "thiên đường mù" như cách nói
của nhà văn Dương Thu Hương!
(còn tiếp phần 2)
Trần Thị Hồng Sương
=END=
4- Tài Liệu
- Dùng điện thoại cầm tay để chụp hình, quay phim cảnh đàn áp
UBBV Người Lao Ðộng VN
Lời dẫn nhập: Vào
ngày 1 và 15/7/07, trên baovelaodong.com, Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Ðộng VN đã đăng 2 bài đầu tiên trong loạt bài mời gọi và hướng dẫn người lao động trong nước dùng điện thoại cầm tay để chụp hình, quay phim (cảnh đình công, v.v.) gởi đến UBBV. Nay, với cuộc đàn áp dân oan ngày 18/7 và nhu cầu thâu thập phim
hình bằng chứng về đàn áp của nhà nước CSVN ngày càng rộng lớn hơn, UBBV nhập 2 bài nói trên làm 1 bài này, xin cảm ơn quý báo
cho phổ biến. Cũng mong quý độc giả góp ý và đóng góp kinh nghiệm của chính mình.
BI 1- MộT TẤM HÌNH BNG NGN V[1]N CHữ.
UBBV kêu gọi quý bạn ở VN hãy
dùng máy điện thoại cầm tay để chụp tấm hình hay quay phim rồi gởi đến UBBV.
Bạn có thể dùng điện thoại để chụp hình hoặc quay phim trong những trường hợp như:
- Nơi làm việc thiếu vệ sinh hay
thiếu an toàn
- Thức ăn thiếu dinh dưỡng mà công ty cung cấp
- Nhà vệ sinh dơ dáy vì
chủ không bảo trì và giữ sạch sẽ
- Tờ thông cáo của công
ty, ra những lịnh vô lý
- Cảnh của cuộc đình công
- v.v.
(Danh sách trên đây là để gợi ý. Mỗi khi bạn cho biết thêm sáng kiến của bạn, UBBV sẽ cập nhật danh sách)
Bạn có thể gởi hình hoặc phim
qua UBBV bằng email, hoặc gởi trực tiếp từ điện thoại cầm tay, bằng MMS.
Khi nhận được, UBBV sẽ phổ biến trên
baovelaodong.com và gởi đến các báo, đài tiếng Việt ở hải ngoại, và dĩ nhiên sẽ giữ kín danh tánh của bạn. Nếu bạn nói không muốn UBBV phổ biến hoặc gởi, thì UBBV sẽ làm theo ý bạn.
Ðây là bài đầu tiên
trong loạt bài về đề tài này. Những bài kế tiếp sẽ nói về những điểm khác của đề tài trên. Bạn muốn chúng tôi viết về điểm nào? Xin cho hay qua điạ chỉ email
baovelaodong@gmail.com.
BI 2- VI KỸ THU
T CĂN BẢN
A- Tắt tiếng và đèn nhá của máy hình
Nếu máy điện thoại cho bạn tắt đi tiếng "tách" khi bấm nút chụp hình, thì bạn hãy tắt, để khỏi gây chú ý. Nếu có thể tắt đèn nhá, thì cũng tắt đi.
B- Cần thực tập ở nhà trước khi thực hành
Ở nhà, bạn hãy thực tập trước, để khi thực sự chụp hình hoặc quay phim
thì làm nhanh chóng và chính xác. Tập làm những cử chỉ hành động gì, thì dưới đây sẽ nói chi tiết.
Nếu được, bạn nên đứng trước gương, hoặc quay phim chính mình khi bạn đang thực tập, để biết người khác thấy mình ra sao.
C- Cử chỉ tự nhiên
Nếu được vừa thâu hình vừa chăm chú ngó vào màn ảnh của máy điện thoại, thì tốt quá rồi. Nhưng nếu làm vậy quá lộ liễu, thì bạn phải thâu hình khi đang có cử chỉ, thế đứng, thế ngồi tự nhiên.
Thế nào là cử chỉ tự nhiên? Sau đây là vài thí dụ:
- Khoanh 2 tay trước ngực. Bàn tay cầm điện thoại thì che gần hết máy điện thoại, chỉ hở ống kính, một ngón sẵn sàng nhấn nút.
- Cầm máy trước mặt, có vẻ như đang bấm số hoặc đang đọc cái gì ở máy, nhưng thực sự thì bạn đang kín đáo quan sát đối tượng (vật, khung cảnh, hay người) mà mình sắp thâu hình. Ðến lúc chụp hình, thì bạn đưa máy lên tai và, ngừng trong giây lát trước khi máy tới tai, bạn nhấn nút chụp hình
- Tay giữ điện thoại ở tai, nhưng ống kính thì hướng ra ngoài. (Một số máy điện thoại có 2 ống kính, trước và sau. Một số khác thì bạn có thể quay ống kính từ trước ra sau. Nếu bạn không có những loại máy đó, thì bạn quay ngược điện thoại lại. Cách này chỉ làm được tạm thời vì làm lâu có thể gây chú ý)
- Tay bạn để thẳng xuống một cách bình thường, và cầm máy điện thoại một cách bình thường. Như vậy, khi bạn chụp, thì chụp từ dưới lên, nhưng thường thì không sao. Ngoài ra, hình
sẽ bị ngược đầu, nhưng cũng không sao, vì khi bạn gởi đến UBBV thì chúng tôi sẽ dùng nhu liệu để quay hình lên bình thường.
D- Cách thực tập
Chụp hình hay
quay phim mà máy không trước mắt để nhắm, thì không dễ. Ðó là tại sao bạn phải tập trước ở nhà.
Trong khi đang làm những cử chỉ trên, bạn hãy thử chụp hình một cái gì đó trong nhà hoặc ngoài sân. Nếu quay phim, thì bạn hãy để máy tiếp tục chạy lâu lâu, và cử động đôi chút nếu cần cho cử chỉ tiếp tục tự nhiên.
Sau đó, bạn coi lại hình hoặc phim mới thâu.
Hãy tự hỏi mình:
- Những gì bạn muốn có
trong hình, có không? Bạn cần điều chỉnh ống kính để tầm nhìn của máy từ trái qua phải thì vừa đủ, không rộng quá không hẹp quá
- Cái gì bạn muốn nằm ngay giữa hình,
có ngay giữa không? Bạn cần thực tập để không nhìn màn ảnh mà vẫn được
- Khi bạn cử động, hoặc đối tượng di chuyển, bạn có giữ nó trong hình được không? Thực tập để đạt được điều này
- Hình có mờ quá không? Có thể là bạn cần phải cử động máy chậm hơn để máy khỏi bị rung
Khi bạn đã làm tới đây, thì
xin chúc mừng bạn. Bạn chưa phải là điệp viên 007, nhưng ít nhất thì hình và phim của bạn không đến nỗi.. không không thấy:)
Xin thưa với bạn, James
Bond thì giả tưởng, còn bạn thì đang làm việc có thật, bạn đang góp phần chống bất công và bóc lột. Một tấm hình, một đoạn phim bạn quay, bằng một vạn chữ.
Bạn đã chụp hình,
quay phim chưa? Xin hãy gởi cho UBBV, qua baovelaodong@gmail.com.
Bài số 3 sẽ đăng
trên baovelaodong.com vào ngày 1 tháng 8, 2007. Bạn muốn bài nói
về khiá cạnh nào, giải đáp thắc mắc nào? Xin viết thư cho UBBV qua điạ chỉ baovelaodong@gmail.com.
Xin cũng cho baovelaodong@gmail.com hay
nếu bạn có thể chỉ giáo về kỹ thuật thâu hình.
=END=
5- Câu Chuyện Việt Nam
- ASIAN CUP nóng bỏng các sân cỏ châu Á
Văn Quang
(VNN)
Nói đến Việt Nam
trong lúc này không thể không nhắc đến chuyện bóng đá. Không riêng gì ở Việt Nam, mà ở cả châu Á này, với 16 nước có đội tuyển tham dự Asian Cup cũng sôi động không kém. Nhất là 4 nước được tổ chức giải đấu.
Ở VN, không khí bóng đá còn được "đun sôi" lên, nóng bỏng hơn nữa vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá, đội tuyển VN lọt vào vòng trong, được tham dự Asian Cup và lại là nước đồng tổ chức các trận đấu cũng mang tính "lịch sử", tất nhiên là lịch sử bóng đá VN. Ðối với người Á châu, nó cũng quan trọng như hầu hết các giải vô địch châu lục khác.
Asian Cup cũng giống như cúp vô địch Châu Âu, vô địch Châu Mỹ. Hầu hết các danh thủ tên tuổi của các nước Á châu đang đá thuê cho các Câu lạc bộ nổi tiếng trên
thế giới đều được gọi về tập trung với đội tuyển quốc gia tham dự Asian Cup. Trong thế giới thể thao, đây là
danh dự lớn của một quốc gia. Ðối với người châu Á, bóng đá vẫn luôn là môn thể thao vua từ bao đời nay. Gần đây, có những cuộc lên hạng của vài môn thể thao khác như quần vợt, bóng chày, bóng rổ... nhưng vẫn chỉ là những môn đứng hạng nhì, hạng ba tùy theo quốc gia. Bóng đá vẫn thân thuộc, quyến rũ, tạo nên niềm say mê cho người châu Á hơn cả.
Vài nét chính về Asian Cup năm nay 2007
Ðể bạn đọc tiện theo dõi, tôi tường trình tổng quát về công việc tổ chức cùng các đội tham dự, các trận đấu diễn ra tại những sân bóng hiện nay.
Vòng chung kết Asian Cup 2007 đã và đang diễn ra tại Việt Nam,
Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Ðây là lần đầu tiên một giải đấu tầm cỡ châu lục cùng được 4 nước đồng tổ chức.
Lễ khai mạc và trận khai mạc diễn ra ngày
7/7/2007 tại Bangkok. (Thái Lan hòa Iraq 1-1)
Các trận bán kết diễn ra ngày 27/7/2007, tại Hà Nội và
Kualar Lumpur (Malaysia).
Trận chung kết tổ chức ở Jakarta
(Indonesia) vào ngày 29/7.
Mỗi quốc gia đồng đăng cai còn tổ chức một bảng đấu của vòng chung kết (gồm 16 đội), và một trận tứ kết.
Giải đấu chia làm 4 bảng:
- Bảng A gồm: đội chủ nhà Thái Lan, Iraq, Oman, Australia.
- Bảng B: đội chủ nhà Việt Nam, Các tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất UAE (đương kim vô địch Cup Vùng Vịnh), Qatar (HC vàng ASIAD 2006), Nhật Bản (Ðương
kim vô địch châu Á).
* Với tư cách đồng chủ nhà, đây là lần đầu tiên VN được dự VCK Asian Cup.
Bảng B (hai đội dẫn đầu vào tứ kết)
- Bảng C: đội chủ nhà Malaysia, Trung Quốc, Uzbekistan, Iran.
- Bảng D: đội chủ nhà Indonesia, Ả rập Xê ut, Bahrain, Hàn Quốc (Nam Triều Tiên)
Các
"ông lớn" và những "đàn em"trong làng bóng đá châu Á
Nhìn vào tên tuổi các đội bóng lọt vào vòng trong của giải lần này, những người không cần theo dõi bóng đá nhiều cũng có thể thấy được sức mạnh của những "ông lớn" châu Á đã từng có mặt tại World Cup vừa qua như Nhật Bản, Hàn Quốc (Nam Triều Tiên), các đội tuyển của Tiểu Vương Quốc Ả Rập, Trung
Hoa, cộng thêm
người anh em Australia, mới gia nhập làng
bóng đá châu Á từ đầu năm 2007, cũng chẳng phải tay vừa. Với những cầu thủ "lớn" đang chơi cho các đội bóng hàng đầu châu Âu như Mark Schwarzer, Lucas Neill, Brett Emerton, Mark Bresciano, Mark Viduka,
Harry Kewell... khiến các đối thủ có phần... hơi khiếp sợ.
Còn các đội Ðông Nam Á được gọi là "vùng trũng" như Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam được kể như hàng "chiếu dưới". Hay nói một cách không nể nang gì nhau, được gọi là "kẻ lót đường". Ðó là cái nhìn chung của khán giả và không
thiếu gì những nhà chuyên môn cũng nghĩ như vậy. Ðúng
hay không thì chỉ sau những trận đấu mới trả lời chính xác được. Không thiếu gì "những con hổ giấy", chỉ có tiếng mà không có miếng. Cũng có thể có những "đàn em hạt tiêu" nổi lên khiến các đàn anh cười đau khóc hận. Ðó là những bất ngờ làm nên những cảm xúc rất thú vị trong bóng đá ở bất cứ nơi nào, bất cứ khán giả nào trên thế giới yêu bóng đá.
Từ ngày khai mạc giải đến nay đã trải qua hơn một tuần, nhiều trận đấu nảy lửa đã diễn ra trên khắp các sân của 4 quốc gia tổ chức Asian Cup. Tất cả 16 đội đã ra sân trình diện thực lực của mình.
Nhưng tôi không thể tường trình hết các trận đấu, chỉ xin đưa một số nét chính và một vài nhận định về con đường trước mặt mà các đội trong bảng B, là bảng có đội VN tham dự. Trận chung kết sẽ ra sao, ai sẽ là tân vô địch châu lục, xin dành cho một số báo khác.
Nhìn qua những trận đấu trong bảng B đã và đang diễn ra trên sân Mỹ Ðình, Hà Nội, hết sức gay go. Tôi tường trình phần này khi Việt Nam đã trải qua 2 trận, một thắng, một hòa (thắng UAE 2-0, hòa Qatar 1-1), Nhật Bản mới qua một trận hòa (với
Qatar1-1) và UAE qua một trận thua VN.
Hai "ông lớn"
thua đau
Ðiều đáng nói trước hết, tại bảng B, phải kể đến hai "ông lớn" trong các "ông lớn" thua cả hai trận đầu ra quân, hầu như 90% đã bị loại.
Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE)
trở thành đội đầu tiên của giải bị loại khi thua trận thứ hai liên tiếp, 1-3 trước đương kim vô địch Nhật Bản trong lượt trận thứ nhì của bảng B. Tiếp đến là đội tuyển Úc, người anh em mới gia nhập làng bóng đá châu Á.
Iraq đã có trận thắng đầy bất ngờ tại lượt trận thứ hai của bảng A Asian Cup 2007 khi hạ tuyển Úc với tỉ số 3-1. Với chiến thắng này,
Iraq tràn đầy hy vọng giành quyền vào tứ kết, trong khi đó, tuyển Úc -- vốn được xem là ứng viên hàng đầu cho chức vô địch -- đang đối mặt với nguy cơ sớm bị loại ngay từ vòng này.
Trận thua của các cầu thủ giàu nhất châu Á
Trận gần đây nhất vào
ngày 13-7, trận thua thứ hai của đội UAE không có gì ngạc nhiên trước một đội Nhật Bản quá mạnh. Ngay trong hiệp đầu tiên, để thủng lưới tới 3 bàn liên tiếp, khán giả đã thấy rõ sự lép vế của đội bóng các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất này. Sang đến hiệp 2 thì Nhật Bản chỉ còn dùng sân thi đấu thành... bãi tập. Họ vờn bóng trên sân, đá tới đá lui, đá qua đá về. Sự chủ quan, coi thường địch thủ ra mặt làm cho không khí trận đấu tẻ nhạt đến bực mình. Ngay cả khi UAE tràn lên tấn công, ghi được một bàn gỡ 1-3, cũng chẳng làm cho cầu thủ Nhật quan tâm. Mặc cho HLV của Nhật đứng ngoài sân la hét, các cầu thủ vẫn tỉnh bơ dưỡng sức. Cứ làm như họ đã cố tình để UAE gỡ một trái danh dự... cho vui.
Dù có làm cho trận thư hùng mất đi hoàn
toàn ý nghĩa của một trận đấu trên một đấu trường lớn nhất châu lục, nhưng đó là quyền của họ. Mặc cho khán giả bực mình, càng về cuối trận, đội Nhật càng tỏ ra "nhàn nhã", chỉ đợi trọng tài thổi hồi còi kết thúc để "bê" chiến thắng về một cách thản nhiên
như chuyện dĩ nhiên phải thế. Sự cao ngạo của các cầu thủ Nhật sẽ còn giữ được bao lâu khi họ gặp những tay sừng sỏ ở các bảng khác vào vòng tứ kết và nếu may mắn họ vào được đến trận chung kết? Trong khi giải đấu còn hứa hẹn nhiều bất ngờ, nhiều sôi nổi cho đến hết ngày 29-7. Hàn Quốc, Trung Quốc,
Iraq... đang đợi họ ở những trận sau.
Khán giả Nhật đến VN vẽ mặt, bắt đầu "chiến dịch" cổ vũ cho gà nhà
Lực lương cổ vũ của Nhật sẽ kéo đến sân Mỹ Ðình (Hà Nội) cũng um xùm lắm.
Ðội Úc thua
vì lý do gì?
Xét về trình độ và đẳng cấp, bóng đá Uc luôn vượt trội so với Iraq. Hầu hết khán giả VN cũng như tôi đều háo hức muốn được chứng kiến một đội Úc với những tên tuổi lớn như Mark Viduka, Harry Kewell sẽ làm nên một trận đấu tuyệt vời với Iraq.
Nhưng trong trận đấu tối 13-7, người xem luôn có cảm giác rằng Iraq mới chính là đội đàn anh, bởi đội bóng vùng Trung Ðông, ở một đất nước được biết đến nhiều về chiến tranh hơn là bóng đá này đã thi đấu đầy quyết tâm và cố gắng, luôn tỏ ra lấn lướt trước một tuyển Úc thi đấu uể oải, bế tắc.
Các tuyển thủ Úc thi đấu thiếu quyết tâm. Họ thường chậm chạp chuyền bóng và nhiều cầu thủ còn không buồn chạy trên sân.
Trong khi đó, cầu thủ Iraq biết mình bị xếp vào
"chiếu dưới" nên càng thận trọng, quyết tâm lăn xả vào
"đấu trường", hy vọng gây
nên một bất ngờ. Và họ đã làm được điều đó. Trận thua của Úc chưa hẳn vì kỹ thuật và càng không vì đẳng cấp. Bởi khán giả sành điệu đã từng thấy đội Úc phô diễn tài nghệ trong những trận đấu quốc tế, nhất là qua những trận ở World Cup vừa qua. Phải chăng đội tuyển Úc cho rằng trình độ của bóng đá châu Á thấp hơn những đội danh tiếng mà họ đã từng thắng trên đấu trường quốc tế? Từ HLV đến các cầu thủ mang bệnh "đàn anh", chủ quan không chuẩn bị tâm lý kỹ lưỡng trước khi mang giày sang thi đấu? Và sự chuẩn bị của họ là tâm
lý nhởn nhơ như đi du lịch? Ðến khi gặp những đối thủ "hạt tiêu" thì không còn thì giờ xoay chuyển tình thế nữa. Hay là
thực lực của đội tuyển Úc đến nay chỉ còn có thế, không cố gắng hơn được? Ðó là những câu hỏi của khán giả châu Á khi phải buồn bã chia tay với người anh em mới vào làng.
Chỉ những cầu thủ và HLV của đội tuyển Úc mới trả lời được.
Hai trận của đội tuyển Việt Nam nói lên điểu gì?
Xin trở lại với hai trận của đội tuyển VN, trong bảng B. Ở đây tôi nhắc lại bốn trận gần đây, VN thắng 3, hoà
1, ghi được 11 bàn (trung bình gần 2,8 bàn/trận) trước các "đàn anh" hơn VN nhiều về kỹ thuật, thể lực, sức mạnh và giàu thành tích như Jamaika, Bahrain, UAE và Qatar.
Trong đó có hai trận "đấu chơi" với Jamaika và Bahrain, tục gọi là đấu giao hữu và hai trận "đá thật"với UAE và Qatar. Hai trận "đá chơi" đó để học tập thêm kinh nghiệm cho Asian Cup, sẽ phải đấu với các "đàn anh" đến từ Tây Á và đọ sức với những "ông lớn" đang làm mưa làm gió trên đấu trường châu Á.
Có một sự thật cần phải nói
ngay rằng, khán giả VN đang trong thời kỳ mất hết tin tưởng vào đội tuyển quốc gia. Ông HLV Alfred Riedl về nước chữa bệnh một thời gian mới trở lại với đội tuyển, các cầu thủ tập trung từ các đội bóng "hàng tỉnh" không mấy xuất sắc, ngoài một hai cái
tên Công Vinh, Thanh Bình... nhưng cũng chưa đủ tầm cỡ so với các tuyển thủ lừng dang trong phạm vi Ðông Nam Á, chưa nói đến Á châu.
Lọt được vào
vòng chung kết Asian Cup lần này đã là vinh dự lắm rồi. Lần thứ nhất "bác nhà quê ra tỉnh", lần đầu tiên con thuyền nan ra biển cả. Khán giả VN ngồi xem với tâm trạng "được lúc nào biết lúc đó". Giới trẻ VN bây giờ cũng chẳng có gì giải trí lành mạnh, xem mãi mấy cái sô ca nhạc rap rock, nhảy múa lung tung cũng chán. Nhiều cậu đã quay về với những loại nhạc tình cảm, nhạc tiền chiến như các cha chú để tìm thấy những rung động thật sự của trái tim mình.
Các cậu ấm cô chiêu, con ông
cháu cha thì quá nhiều tiền, hầu hết chui vào các quán rượu, đập phá, chơi ma túy, rượu mạnh, bồ bịch, hưởng thụ cho hết tài sản... của dân. Những thanh niên sống lành mạnh, hầu hết là những người có cuộc sống tương đối ổn định và những người lao động vất vả, thành phần đó mới chính là khán giả say mê bóng đá.
Khán giả Qatar hiếm hoi
trên sân Mỹ Ðình
Khán giả VN nghĩ gì?
Công bằng mà nhận định, ngay từ hai trận "đá chơi" đầu tiên, khán giả VN đã phần nào lấy lại được sự tin tưởng. Trận đấu giao hữu với Jamaika và Bahrain, cầu thủ VN trình diễn một lối chơi khác hẳn những trận èo uột trước đó không lâu. Họ đá thứ bóng đá thật chứ không còn là đá tập, đá để học hỏi nữa. Cái tâm lý tự ti mặc cảm của anh "nhà nghèo, đuối sức" đã được cải thiện. Nhất là trong trận đấu, khi họ đã giành được một bàn thắng thì sự tự tin càng có cơ hội phát triển mạnh hơn. Nhưng khi để thua trước một bàn thì... chưa biết trận đấu sẽ đi về đâu. Ðó là sự thiếu bản lĩnh, không vững vàng thường thấy ở những đội bóng VN và những đội bóng Ðông Nam Á nói chung.
Cho nên, đạt được mục đích ở cả hai trận nhưng rất nhiều khán giả vẫn còn nghi ngờ thực lực của đội tuyển VN. Có người còn cho rằng đó chỉ là trận giao hữu, không quan trọng nên đối thủ có vẻ "nhường nhịn" nước chủ nhà cho vui vẻ. Hoặc cũng có người cho rằng nhờ may mắn, "ngáp phải ruồi". Trận thắng 3-0 trước một đội bóng mạnh như Barhain chỉ là "VN may mắm vồ được con hổ giấy". Hai trận đó chỉ đủ sức xua tan đi nỗi thất vọng, chưa thật sự mang đến cho khán giả một niềm tin vững chắc.
Người ta chờ đợi những trận "đá thật" khi bước vào những trận ở Asian Cup. Trong 3 trận phải chơi ở bảng B, trận nào VN
cũng phải gặp các đội có thành tích nổi trội. Trận đầu gặp Các tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất UAE (đương kim vô địch Cup Vùng Vịnh); trận thứ hai gặp Qatar (Huy chương vàng ASIAD 2006); trận thứ ba gặp Nhật Bản (Ðương
kim vô địch châu Á). Với đội nào, VN cũng là "dưới cơ" về mọi mặt từ thể lực đến kỹ thuật. Cho đến khi tôi viết bài này, VN đã qua 2 trận. Còn một trận cuối gặp Nhật vào tối mai (16-7), tôi phải gửi bài đúng ngày
hẹn (15-7) với các báo nên chưa thể biết kết quả. Tôi tường trình với bạn đọc hai trận đấu tôi đã chứng kiến.
Khán giả nghĩ gì trước trận Việt Nam - UAE
Chắc đến hôm
nay, nhiều bạn đọc đã biết kết quả về trận đấu này. Trên nhiều trang báo thể thao quốc tế đã có những lời bình về chiến thắng của đội tuyển VN.
Thú thật trước khi bóng lăn, khán giả và giới phóng viên thể thao đã nghĩ rằng giỏi lắm là đội tuyển VN chỉ tìm được trận hoà trước đối thủ UAE. Là người VN, trong thể thao, ai cũng muốn có một chiến thắng cho VN. Có ngồi xem trận này mới thấy hết được sự hồi hộp trong từng pha bóng. Chỉ nghe đến thành tích của đội UAE đã thấy ớn lạnh rồi. Khi nhìn những cầu thủ UAE to con, lừng lững trên sân, đứng bên những cầu thủ VN nhỏ thó, có anh còn lùn tịt, đứng đến nách cầu thủ UAE, mới thấy cái "bóng ma" thất bại lởn vởn rất gần. Những chú ngựa ô UAE
chạy nhanh như biến, qua mặt những con ngựa non VN vù vù. Nhưng chỉ đến đó thôi, hàng tiền đạo của những chú ngựa ô chẳng làm được gì nên chuyện.
Như thế, khán giả đã có thể nhận ra, UAE
không quá mạnh, nhưng cũng là đối thủ cực kỳ khó chơi. Hầu hết các cầu thủ họ đều cao to và có trình độ kỹ thuật hơn hẳn đội VN. Ở phút 30, Faisal Khalil đã làm thót tim khán giả VN khi
anh dùng
tốc độ và kỹ thuật vượt qua trung vệ Huy Hoàng, xâm nhập vòng cấm địa rồi dùng chân trái thực hiện cú sút
cực mạnh vào góc xa. May mà thủ thành Hồng Sơn đã phản xạ tuyệt vời, kịp choài
người đẩy bóng ra. Nếu đường bóng này làm thành bàn thắng trước của Qatar thì thật sự là chưa biết kết quả cuối cùng sẽ ra sao.
Trước một đối thủ vượt trội về nhiều mặt như thế, cái được nhất của các tuyển thủ VN là họ vẫn giữ được bình tĩnh. Một phần nhờ hai chiến thắng trước trong các trận đá giao hữu, đẩy tâm lý của các cầu thủ lên cao, tự tin hơn. Qua vài đợt tấn công của địch thủ không mang lại kết quả, những chú ngựa non trở nên láu cá hơn. Họ chủ động cầm bóng, chống trả kiên cường, "ăn miếng trả miếng" sòng phẳng với đối phương. Trong hiệp 1, lẽ ra đội tuyển VN đã tìm được bàn thắng nếu như pha bật cao đánh đầu của Thanh Bình từ quả đá phạt do Quang Thanh thực hiện ở phút 15 đi chính
xác hơn. Ðến phút 53, VN lại có thêm một cơ hội ăn bàn rõ rệt khác: cú sút cực mạnh của Vũ Phong từ ngoài vòng 16,50m buộc thủ thành Nasser phải đẩy bóng ra, Thanh Bình ập vào nhưng lại thực hiện cú sút
quá nhẹ đi đúng vào tay Nasser sau động tác đảo người qua mặt một hậu vệ UAE.
Những bàn thắng bất ngờ
Bàn thắng đến ở phút 64
như một sự tất nhiên và tưởng thưởng xứng đáng cho những gì mà đội chủ nhà thể hiện trước đó: Minh Phương bấm bóng cho Thanh Bình băng lên và pha ngã người thực hiện cú vôlê không trúng bóng của Bình vô tình đã tạo thành động tác giả làm bất ngờ hàng phòng ngự UAE. Quang Thanh từ sau băng lên thực hiện cú sút
cực nhanh làm tung lưới UAE.
Các chàng lực sĩ UAE bị đòn đau, hăng máu, lăn xả vào gỡ bàn thua
mà có lẽ lúc đó các cầu thủ UAE nghĩ là chỉ vì không may mắn. Họ vẫn đầy tự tin sẽ gỡ hòa trong một thời điểm rất gần. Nhưng suốt hiệp 1, các chân sút của UAE như "đông cứng",
hoặc bắn chim trời, hoặc đi ra ngoài khung thành hơi xa.
Khi vào hiệp 2, lại một bất ngờ choáng
váng. Bàn thắng thứ hai của đội VN ở phút 74 đã thể hiện tầm quan sát tuyệt vời của tiền vệ Minh Phương đang chơi bóng cho đội Ðồng Tâm Long An: thoáng thấy hàng phòng ngự UAE sơ hở, anh thực hiện đường chuyền vượt tuyến cho Công Vinh băng lên phá bẫy việt vị và Vinh đã tâng bóng qua đầu thủ môn Nasser. Một đường tâng bóng điệu nghệ, không phải ai cũng làm được. Nếu đường chuyền đó đến với Thanh Bình hay Anh Ðức có thể sử dụng một cú sút
cực mạnh, bóng sẽ bay ra ngoài hoặc trúng tay thủ môn.
Thua 2 bàn khi trận đấu chỉ còn 15 phút (nói theo kiểu cố ký giả Huyền Vũ là những phút
phù du), đội tuyển UAE mang hết sở trường chơi bóng dài, bóng bổng và sở đoản dựa vào tài nghệ, sức lực của từng cá nhân để hy vọng lật ngược tình thế. Tất nhiên trong tình thế này, đội tuyển VN lui hết về vây kín lấy vòng 16m để bảo toàn thắng lợi. Kết quả cuối cùng VN thắng UAE 2-0 làm vỡ tung khán đài 40.000 chỗ ngồi trên sân Mỹ Ðình. Chiến thắng này
còn có giá trị như một sự khẳng định lại hai trận thắng trước đó của đội VN với những anh chàng tưởng là khổng lồ, không phải là do may mắn.
Hầu hết các ký giả thể thao khắp châu Á đều lên tiếng khen ngợi. Ngay cả những bình luận gia của các hãng thông tấn AP, AFP, Reuters... cũng đã tỏ vẻ bất ngờ trước trận thắng "không ai ngờ tới" của đội VN. AFP là hãng có bài bình luận chi tiết nhất về trận đấu đáng nhớ này.
Trên tờ Gulf News của UAE,
cây bút Yasir Abbasher cay đắng thừa nhận: "UAE tiêu tan giấc mộng vào tứ kết Asian
Cup sau cú ngã trước Việt Nam". Abbasher nhận xét: "Những pha phản công
nhanh và được tổ chức cực tốt của Việt Nam đã làm khốn đốn hàng thủ UAE và nếu không có phong độ xuất sắc của thủ môn Majid Nasir thì cách biệt tỷ số có thể đã cao hơn nữa".
Ở VN có một vài tờ báo cho
rằng đây là "cơn địa chấn" làm rung động đất nước. Thôi thì đủ những lời lẽ có cánh đưa những chàng trai vàng lên mây. Với tôi, đây chỉ là một bất ngờ lớn. Từ đầu, tôi chỉ nghĩ VN thủ hòa được với nhà đương kim vô địch Cup Vùng Vịnh đã là may. Vậy mà họ vẫn thắng. Cho đến khi nhà vô địch thua luôn trận thứ hai, tôi mới hiểu rằng tại nhà vô địch chơi dở và không ngần ngại kết luận rằng đó mới chính là đội yếu nhất ở bảng B. Họ bị loại không có gì đáng ngạc nhiên.
Dù sao đội VN cũng đã có được một trận thắng ngay trong trận ra quân đầu tiên.
Trận thắng bạc tỉ
Với trận thắng trong
ngày đầu ra quân, đội tuyển Việt Nam đã nhận mức thưởng lớn từ các nhà
tài trợ.
Theo như tuyên bố ban đầu, Cty Samsung trao thưởng 50.000 USD cùng
hai TV LCD 32 inch cho hai cầu thủ ghi bàn thắng.
Hoa Sen Group thưởng cho đội tuyển 6.000 USD. Ủy ban Thể dục Thể thao thưởng 50 triệu đồng, Liên đoàn bóng đá VN thưởng toàn đội 300 triệu đồng và Ngân hàng Ðầu Tư & Phát Triển VN cũng tặng các cầu thủ 50.000
triệu đồng.
Như vậy, tổng cộng toàn đội được thưởng tới gần 1,3 tỷ đồng cho một trận đấu. Ðúng là một trận cầu bạc tỷ.
Trận VN hòa
Qatar, tiếc nuối hay may mắn?
Có xem trận đấu của đội Qatar với Nhật Bản đêm 9-7 mới thấy "run" cho đội VN trong trận thứ hai vào
tối 12-7, đúng 4 ngày sau chiến thắng UAE. Qatar tỏ ra là một con hổ thật chứ không phải hổ giấy. Một con cọp khỏe mạnh, lì lợm, đầy kỹ thuật săn mồi. Nhưng có một lỗ hổng quan trọng của họ là cầu thủ hay nhất Qatar, Hussain Yaser bị thẻ đỏ trong trận vừa qua nên không có mặt trong trận đấu với VN. Hàng tiền đạo của Qatar sẽ trở nên bớt nguy hiểm hơn khi con hổ bị vặn bớt một cái răng. Và Qatar đã mất khá nhiều sức lực khi gặp Nhật.
Ðội VN được lên cót tinh thần bởi những lý do đó. Các cầu thủ trẻ đã vào trận một cách điềm tĩnh. Và Qatar, trước kết quả những trận đấu của VN vừa trải qua, cũng chẳng dám coi thường "đàn em". Họ thi đấu thận trọng và đầy quyết tâm "phải thắng".
Nếu không thắng kể như "ra tàu".
Lại một lần nữa, nhiều khán giả VN chỉ mong
hòa. Ngay từ những phút đầu tiên, Qatar không cần thăm dò, ào
lên tấn công kiểu "lấy thịt đè người". Những đường bóng bổng sát biên và đánh thẳng vào trung lộ cho các cầu thủ cao to đánh đầu rất nguy hiểm làm hàng thủ của VN chống đỡ rất vất vả. Suốt 15 phút bị "đánh phủ đầu", nhưng không thua, cầu thủ VN lấy lại được thế cân bằng, tổ chức được vài pha phản công khá bài bản. Thế rồi bất ngờ lại xẩy ra.
Một bàn
thua ngớ ngẩn
Trong lúc người hâm mộ lo ngay
ngáy vì thế trận đang nghiêng về phía đối thủ, bàn thua có thể xảy ra bất cứ lúc nào, thì một bất ngờ "quái gở" xảy ra. Vào phút 32, pha đi bóng của Thanh
Bình trước khu vực 16m50 đã giúp tiền đạo này lách qua một hậu vệ, tung cú sút "hết mình". Thủ thành
Admed lóng
ngóng để bóng tuột khỏi tay, anh chồm người dậy vồ trái bóng, nhưng cùi tay lại đụng nhẹ vào trái bóng, làm nó từ từ lăn qua vạch vôi, rất chậm chạp chui
vào nằm giữa lưới. Tiếng hô vang, tiếng vỗ tay xen lẫn những tiếng cười thỏa thích của toàn thể khán giả trên sân Mỹ Ðình vỡ òa như muốn phát rồ.
Một bàn thua như có "bàn tay của Chúa". Bàn thua của "định mệnh". Bàn thua có thể trở thành "quái gở" nhất, khôi
hài nhất trong Asian Cup.
Nhưng dù sao cũng là một bàn thắng cho đội VN. Có ai ngờ sự việc lại xảy ra như thế! Và thế mới là bóng đá.
Cầu thủ Qatar,
HLV Qatar choáng váng. Những pha vào bóng dữ dội bắt đầu xuất hiện trên sân cỏ. Một bên cố gỡ, một bên cố thủ. Cuộc chiến dằng dai suốt hiệp 1, khiến các cầu thủ VN tiêu hao thể lực, nằm sân... như rạ.
Những hình ảnh đáng thương
Sang đến hiệp 2,
Qatar vẫn miệt mài dâng cao để tìm kiếm bàn gỡ hòa nhưng các cầu thủ áo trắng (VN) vẫn đang chơi tỉnh táo.
Liên tục từ khoảng phút
60-65, các cầu thủ Qatar tạo sức ép khiến hàng phòng ngự áo trắng bỗng dưng mất phương hướng. May mắn là vẫn còn có Hồng Sơn trong khung gỗ cũng như việc các cầu thủ Qatar hơi kém duyên trong trận cầu này.
Trước một đối thủ đá rát và dùng sức mạnh lấn lướt với cường độ tấn công dồn dập, các tuyển thủ VN dần không chịu nổi và bị đuối súc trong các cuộc đua tay đôi. Lần lượt Như Thành phải rời sân, Quang Thanh phải được cáng
ra, Huy Hoàng đổ vật ở sát biên, thủ môn Hồng Sơn dù bị đau cổ chân trước đó ở hiệp 1 vẫn phải bay lượn giữa 2 khung thành để cứu bóng... Xem mà thấy thương
cho các chú ngựa non và cũng không thể trách được những sơ hở của hàng thủ đã dẫn đến bàn thua. Dù pha bóng đó Hùng Dũng do
xoay trở chậm đã không cản được đối thủ, nhưng làm sao có thể khác được khi từ tuyến giữa cho đến cả hàng hậu vệ không còn đủ sức đeo bám, không còn đủ khả năng tranh chấp với đối phương. Rồi cái gì phải đến đã đến.
Phút 80, Quintana ập vào rất nhanh kết thúc
tung lưới thủ thành Hồng Sơn cân bằng tỷ số cho Qatar. Bàn thua xuất phát từ pha phá
bóng thiếu dứt khoát của trung vệ Hùng Dũng, để cho một cầu thủ Qatar đoạt bóng bên cánh trái rồi chuyền vào để Quintana kết thúc, gỡ hòa 1-1.
Rồi tiếp tục cuộc
"tra tấn", hai bàn thua trông thấy của đội VN, may mắn được xà ngang và cột dọc cứu giúp. Trong những phút cuối, cầu thủ VN như chỉ còn đủ sức đi trên sân. Nhìn toàn diện trận đấu, phải công nhận trình độ và thể lực của Qatar hơn hẳn VN. Cầu thủ VN chỉ có được một tinh thần "cảm tử" và khá nhiều may mắn mới không thua trong trận này. Ðược một điểm đã là vui rồi. Tiếc nuối là tiếc không giữ được bàn thắng "trời ơi". Thế thôi. Nếu giữ được mành lưới trinh bạch thì cầm chắc cái vé đi tiếp vào vòng trong.
Những hình ảnh đáng thương
của các cầu thủ VN, nằm sân như rạ trong trận gặp Qatar, Huy Hoàng đang nằm quằn quại trên
sân ở hiệp 2.
UAE với những chàng
trai cao nghều nhưng đã thua cả hai trận
Trận gặp Nhật sẽ ra sao?
Trận hòa này chưa thể đưa
VN vào tứ kết, trong khi Nhật Bản đã thắng UAE thì VN sẽ gặp bất lợi ở trận cuối. Những khả năng đưa VN vào tứ kết có thể tính toán như sau:
* Việt Nam sẽ chắc chắn vào tứ kết nếu:
1. Thắng Nhật Bản trận cuối vòng bảng.
2. Qatar không thắng UAE
(khi đó, Việt Nam vào tứ kết dù thua Nhật).
3. Hoà Nhật với kết quả từ 2-2 trở lên
trong trường hợp Qatar cũng thắng UAE.
* Việt Nam đương nhiên sẽ bị loại nếu thua Nhật và Qatar thắng UAE. Khả năng này là khá cao, vì Việt Nam đã mất quá nhiều sức trước khi đụng đương kim vô địch châu Á; còn Qatar có lợi thế trước UAE cả về ngày nghỉ, phong độ, lẫn mục tiêu phấn đấu (vì UAE đã bị loại, Qatar đang cần phải thắng).
Khán giả Nhật đã tới VN cổ động cho gà nhà
Ngay tại Nhật cũng đang xôn
xao trước những trận đấu then chốt của đội tuyển con cưng của quốc gia mình.
Theo thông tin từ Công ty
CP phát triển bóng đá Việt Nam VFD, có khoảng 2.000 khán giả Nhật Bản đã đặt mua vé trận Việt Nam - Nhật Bản qua mạng aleale.com. Bên cạnh đó, có khoảng 2.000
vé trận đấu này đã được các Công ty lữ hành tại Việt Nam giữ chỗ từ suốt 1 tháng nay. Có thể dự đoán con số khán giả Nhật trên
sân Mỹ Ðình vào ngày 16-7 sẽ lên tới hơn 5.000 người, kể cả những người đang làm việc tại VN và vài nước láng giềng.
Giám đốc Chi nhánh Công ty
Du lịch OSC -- SMI tại Hà Nội cho biết, hiện công ty ông đang chuẩn bị đón khoảng trên 300 khách Nhật Bản sang Việt Nam với mục đích xem
trận Việt Nam - Nhật Bản kết hợp với mục đích du lịch.
Cũng theo giám đốc Công ty Du lịch Hùng Vương (Red tour) thì có khoảng 200 khách Nhật Bản đã đặt mua vé trận này thông qua Công ty và ngày 15-7 họ đã có mặt tại Việt Nam.
Nhìn chung, các công ty du lịch quốc tế đang chạy đua về vấn đề vé trận Việt Nam - Nhật Bản để làm sao khi khách sang có vé để xem. Các công ty này
cũng đã xác định nếu trong trường hợp không đủ vé thì họ sẽ tìm mọi cách để có vé cho khán giả Nhật, kể cả việc mua lại từ "chợ đen".
Bên cạnh đó, tin tưởng vào việc Nhật Bản sẽ lọt vào tứ kết và vẫn được đá tại Việt Nam nên nhiều khán giả Nhật cũng đã đặt vé trước các trận đấu tứ kết tại sân Mỹ Ðình. Thậm chí, có khán giả Nhật chiều 12-7 lên văn phòng VFD lấy vé trận bán kết.
Vì vậy, không chỉ lo vé trận Việt Nam -
Nhật Bản, các công ty du lịch còn đang cuống cuồng đặt chỗ trước tại vòng tứ kết. Khán giả Nhật cũng "máu" lắm, chẳng khác
gì khán giả VN.
Cho đến khi chấm dứt bài
này, tôi dự đoán mò rằng VN không thể qua mặt nổi Nhật Bản. Xưa kia, vào những năm 1950, họ được gọi là những chú "Nhật lùn". Nhưng ngày nay thì hoàn toàn khác. Họ trở thành những
"ông Nhật" to cao lừng lững và nếu xưa kia họ khâm phục bóng đá VN với chiếc giày nhỏ tượng trưng, tặng cho đội VN thì bây giờ VN nên tặng lại họ chiếc giày này. Nhật Bản đã tiến bộ rất nhanh, trường thành đĩnh đạc, là một trong những đội đứng đầu châu lục.
Có lẽ không nên đưa
tham vọng của VN đi quá xa. Ðến đây cũng đã là may măn lắm rồi và kể như đội tuyển VN đã cải thiện được trình độ, tìm được một chỗ đứng trong làng bóng đá châu Á. Còn hơn là mang
mãi những tai tiếng và đánh mất niềm tin trong lòng khán giả.
Bây giờ đã
là 700 ngàn đồng
VN một vé chợ đen,
ngày mai sẽ đẩy lên bao nhiêu? Chưa thể đoán
trước được.
Thêm một nguồn cổ vũ bạc tỉ
Tuy nhiên, trước trận gặp Nhật, một giải thưởng vừa được công bố:
Ðội tuyển VN sẽ có 2,6 tỷ bằng cổ phiếu nếu vào tứ kết:
- 10.000 cổ phiếu Dầu khí
ATIP (niêm yết trên sàn Nyse-Euronext Paris) sẽ là giải thưởng dành cho đội tuyển bóng đá quốc gia nếu giành vé vượt qua vòng bảng Asian Cup 2007. Tổng giá trị hiện tại vào khoảng 2,6 tỷ đồng.
Cụ thể, nếu lần đầu tiên tuyển Việt Nam góp mặt ở vòng 8 đội mạnh của giải bóng đá vô địch châu Á, mỗi cầu thủ sẽ có 500 cổ phiếu ATIP, trong khi Ban huấn luyện nhận 1.000 cổ phiếu.
Giá tham chiếu giao dịch của cổ phiếu này
trên sàn Nyse-Euronext Paris hiện nay là 12 euro.
Ngoài ra, để khuyến khích các cầu thủ ghi bàn
thắng, ATIP treo giải thưởng 20.000.000 đồng cho mỗi bàn thắng.
Mong rằng giải thưởng sẽ có cơ hội được phát ra, chứ không nằm kho.
Những bất ngờ kỳ thú
trong Asian Cup
Sau khi tôi giữ đúng hẹn, gửi bài đi cho các
báo vào ngày 15-7, tình thế của đội VN và Úc lúc đó quá chênh vênh. Nhưng tối 16-7,
hai bất ngờ lớn đã xảy ra trên sân Mỹ Ðình Hà Nội và trên sân cỏ Bangkok Thái Lan.
Mặc dù để thua Nhật 1-4 ngay trên sân nhà, nhưng UAE bất ngờ thắng Qatar
2-1 (một vào lúc đá bù giờ trên sân Quân Khu 7 tại Sài Gòn) nên đã đưa
VN vào tứ kết. Thật ra UAE chỉ cần hòa Qatar là VN dù có thua Nhật cũng vẫn đủ điểm vào tứ kết.
Trong khi đó đội tuyển Úc, những tưởng phải chia tay với Asian Cup, lại vùng lên thắng Thái Lan 4-0 ngay tại sân chủ nhà.
Như thế Tứ kết Asian
Cup: VN gặp Iraq, Nhật đụng độ Australia vào ngày 21-7.
Nhật Bản (nhất bảng A) sẽ gặp khó khăn trước đối thủ ngang cơ Australia tại sân Mỹ Ðình - Hà Nội. Hai đối thủ nhiều duyên nợ này chắc chắn sẽ có một trận đấu đầy hấp dẫn.
Còn Việt Nam nhì bảng B, sẽ gặp Iraq tại Bangkok
-Thái Lan. Các cầu thủ VN không quyết định được số phận của mình, nhờ "người anh em" UAE mang lại cơ hội "lịch sử"
cho mình, hy vọng trước một Iraq không còn tinh thần quyết chiến vẫn có thể làm nên chuyện, tuy điều này... hơi khó.
Chúng ta hãy chờ xem.
Bóng đá càng quyền rũ bởi những bất ngờ. Sân cỏ châu Á vẫn còn tiếp tục nóng bỏng.
Khách Tây, khách Mỹ "không ăn nhậu gì đến đội tuyển quốc gia nào" cũng cổ vũ cho cả hai "phe".
=END=
6- Văn Học Nghệ Thuật
- Ðã Xui lại Xẻo!
Trần Ngân Tiêu
Không hiểu chuyện gì xẩy ra mà
cái khung sắt nhà lưới che hồ tắm sau nhà bị chạm điện, cứ mỗi khi trời mưa hay tay chân ướt mà rờ vào toan mở cửa thì bị chạm điện giật tê dại cả tay. Nguyên do là vì cái sợi giây gọi là
"ground line" hay "địa lôi" bị sút ốc nên tôi
tò mò lấy kềm kẹp dí vào chỗ cũ thì nó sẹt lửa. Thế là Yến la hoảng lên kéo tôi ra la lối om xòm:
- Tôi đã nói ông rồi. Ông có
muốn chết không? Không có cái vụ "Do it youself" ở nhà này.
Thà tốn tiền gọi thợ chứ tôi không để ông táy máy rồi giống như con mẹ Rose mấy tháng trước đây.
Tôi phản kháng:
- Ðàn bà thiệt là nhát. Không thử thì làm
sao mà biết được. Nhiều khi chuyện rất dản dị đáng năm ba đồng gọi thợ nó nói thiên nói địa vài ba trăm khơi khơi.
Yến vẫn khăng khăng:
- Ông không được rớ tới. Tôi nhớ con mẹ Rose nó
nói: "Never do it youself".
Tôi không thèm nói nữa ngồi dưới hiên sau ngắm trời ngẫm nghĩ: "Không làm thì thôi, ông lại vào bơi
"Intenet" càng khỏe. Cái con mẹ Rose ngu qúa trời mới bị trật đường rầy chứ đâu phải ai cũng vậy".
Rose khoảng 34 tuổi, muốn làm ngạc nhiên
chồng mình và muốn chứng tỏ với chồng rằng ngoài việc nội trợ ra chị ta còn có khả năng làm những việc mà thiên hạ nghĩ rằng chỉ có đàn ông mới làm được. Vợ chồng chị đã dự trù lát lại nền bếp với loại gạch bông (tile) kiểu mới nhưng tiền công quá mắc. Chị Rose ta suy luận rằng loại gạch bông cổ điển nặng nề phải dùng xi
măng không tiện nghi như loại tân thời đã nhẹ mà lại dùng keo hồ để lát nên coi bộ chẳng khó khăn lắm nên chị ta quyết định tự mình làm, nghĩa là "Do it yourself " để tiết kiệm khoảng $800 đô la mà lại còn làm ông chồng mình
ngạc nhiên.
Bữa đó chờ cho chồng đi làm,
hai đứa con gái lớn đã đi học, Rose quyết định thực hiện công tác của mình. Có điều Rose không biết là keo dùng để lát gạch bông có độ dính rất mạnh và khi nó khô rồi thì dính cứng ngắc không thể lột ra được dễ dàng. Còn thì mọi chuyện dản dị mà. Chị Rose ta chỉ trát một lượt keo xuống nền bếp rồi đặt từng tấm gạch bông xuống tuần tự như tiến, tấm này nối tiếp tấm kia là xong dễ như ăn bún chứ có gì đâu. Khi lát được một khoảng thì vì không dám bước chân lên những tấm vừa mới lát xuống nên
Rose phải nhoài với cho tới chỗ muốn với... tới. Chẳng may, Rose bị té xấp mặt xuống. Mặt Rose, nhất là phần trán dính cứng xuống nền bếp chỗ chỉ mới có keo chứ chưa lát gạch. Chị ráng chỏi tay chống cả chân nhoét vào chỗ hồ keo để có thể bật người dậy. Nhưng chưa bật dậy được thì con chó của Rose thấy chị ta xấp mặt xuống như vậy nó tưởng... bở, nhào lại chúi đầu xuống liếm mặt Rose, và lưỡi nó dính luôn vào đó. Tai nạn này khiến Rose
loay hoay mãi mới dứt mình ra được khỏi chỗ keo nhoe nhoét đó và lúc này không chỉ mặt mũi mà tay
chân Rose chỗ nào cũng có... keo bám vào.
Sau khi kéo được mặt ra khỏi nền bếp và chùi
sơ bớt keo hồ ở mí mắt ra, Rose nghĩ rằng chị ta phải làm mau không thì chỗ nền đã trát
keo sẽ khô nên chị đếm gạch bông riêng ra một nhóm chỉ đủ để lát một khoảng trong vòng 20 phút mà thôi. Phiền một nỗi là sau
khi ước lượng số lượng và thời lượng thì chỗ còn lại nền bếp đã trét keo còn dư ra nhiều quá bây giờ phải nạo nó không thì lát nữa nó sẽ khô cứng mất. Rose gọi số điện thoại
"help line" của hãng làm keo dán (glue) để tham khảo ý kiến nhưng sau
khi họ bảo ấn số nọ, rồi ấn số kia.v.v. thì họ bảo đợi (hold) vẫn chưa được ai trả lời điện thoại... Rose đành ngồi xuống ghế lôi sổ lục ra số điện thoại gọi cho một hãng thầu chuyên chỉ dẫn cho chương trình "Do it Youself" qua đường giây viễn liên nhưng cũng gặp tình trạng "please hold" tương tự cho nên
cái chuyện phiền toái bắt đầu từ lúc đó.
Vì trong thời gian gọi điện thoại và
"please hold" cũng đã đủ cho hồ keo trên mặt Rose khô cưng cứng và hồ kẹp dưới gan bàn chân phải của Rose cũng đã dính cứng xuống nền nhà và chân trái Rose vắt qua đùi phải của chị ta (theo
cái kiểu mình gọi là "vắt chân chữ ngũ" đó) nên bây giờ chỗ đùi gần đầu gối hai chân dính chặt vào nhau. Cùng lúc đó Rose lại nhận ra rằng cái điện thoại
"cordless" mà chị ta đang cầm cũng dính chặt vào lòng bàn tay phải, còn bàn tay trái vì khi nói điện thoại chị úp lên đùi nên giờ cũng dính
chùm vào đó. Chưa hết vì tay có dính keo nên chị vô tình phủi vào đít quần trước khi ngồi xuống ghế nên bây giờ hình như... chị đứng dậy cũng không được nữa. Tới lúc đó Rose mới lấy làm tiếc là mình đã mặc quần "short" chứ không mặc quần dài đi giầy và đeo găng tay như những tay thợ chuyên
môn thì có thể tự giải quyết được. Và biện pháp khẩn cấp bây giờ chỉ còn gọi số điện thoại cấp cứu 911 thì mới giải quyết được.
Ở xứ này hễ mà gọi số 911 thì
xe cứu hoả, xe cứu thương hú còi tí te, tí te inh ỏi kéo đến chỗ gọi nên lối xóm thấy trước nhà Rose bỗng dưng hai xe cứu hoả và một xe cứu thương đến đậu và tiếng xe nổ rầm rầm. Nhân viên cứu hoả và cứu thương vào nhà thì họ thấy Rose ngồi dính cứng ở ghế chỉ mặc có cái "top" tức là cái áo chỉ đủ che bộ ngực còn thì hở bụng và lưng với cái quần soọc ngắn kiểu của mấy em chiêu đãi làm ở tiệm ăn "Hooter" tức là chỉ nhiều vải hơn cái
"bikini" một tí thôi. Ông trưởng toán nhân viên cấp cứu phải chạy ra sân
cười cho hết cỡ, rồi mới có thể trở vào để cứu Rose.
Lúc đó Rose hãy còn cầm điện thoại trong
tay nên nhân viên cấp cứu bảo chị ta có thể cúp điện thoại với 911 và bỏ điện thoại xuống được rồi, nhưng Rose lắc đầu tỏ ý không bỏ xuống được. Ðã nói vậy mà Rose không chịu buông điện thoại, một nhân viên cấp cứu tiến tới giằng nó ra khỏi tay Rose thì không được và khi
hiểu nguyên nhân ông ta phải cắn chặt môi để tránh phải phạm vào một lỗi quá khiếm nhã. Người ta hỏi Rose là làm sao chị ta gọi được điện thoại cấp cứu 911 được thì chị cười như mếu cho biết rằng:
"Tôi phải ấn số 911 bằng đầu mũi của tôi mãi mới được".
Những nhân viên cứu hoả và cứu thương
này thường thì hay phải đương đầu với những chuyện trầm trọng đôi khi nguy đến chính bản thân họ như chữa cháy, đụng xe, chết chìm hay tai nạn xe cộ và thú dữ v.v. chứ tai nạn kiểu này thì thật là hiếm có dịp phải đối diện với. Thế cho nên họ rất lúng
túng và lo ngại sẽ bị nạn nhân chê trách không phải chỉ họ mà dân ở đây có thể trách mắng cả quận hạt nữa không
chừng. Ðược cái chị Rose này cũng vui tính nên chị ta chỉ ngồi cười như nắc nẻ khiến cho nhân viên cấp cứu cũng yên tâm. Cái tình trạng khó khăn là phải lột quần Rose ra để nhấc chị ta ra khỏi chiếc ghế rồi khiêng ra xe đem về bệnh viện, nhưng chân của Rose bị dính cứng dưới đất thì làm sao đây? Sau ít phút suy nghĩ một anh chàng đưa
ý kiến là bây giờ kiếm một lọ khoáng chất như dầu hôi hay thứ dầu làm loảng sơn (paint thinner) tưới vào dưới bàn chân của Rose cho nó mủn keo ra rồi kiếm một thanh sắt mỏng như lưỡụi dao lách bên dưới bàn chân nạo từ từ cho nó tróc ra để nhấc chân chị ra được.
Hì hục một hồi thì nhấc được bàn chân lên khỏi nền nhà và bây giờ phải cần tới ba người mới thực hiện được bước kết tiếp. Một ông ôm vai Rose cho chắc không cho nhúc nhích, một người ôm cứng chân phải và nâng chân trái lên cao để cho một người thứ ba lấy chỗi quét sơn quét chất khoáng vào chỗ dính keo với đùi phải rồi lấy cái
thanh sắt cạo sơn khẽ lách vào và thúc từ từ rồi lại quết cái nước hoà tan thêm vào và may quá công việc cũng đã đạt được kết quả. Tới cái phần gỡ đít Rose ra khỏi ghế thì hơi nhiêu khê một chút. Rose phải phủ phục lên bàn chỗng đít ra, một người ôm ghế, một người tưới nước hoà tan keo và một người lách cái thanh sắt mỏng đó dưới mông đít Rose. Tuy có phức tạp nhưng nhờ có cái quần nên cũng cho phép kẻ đục đít mạnh tay thêm.
Sau khi được
"giải phóng" thì Rose cho biết chị ta có thể tự dọn dẹp những phần còn lại và từ chối vào bệnh viện để "check up" theo thủ tục vì chị ta phải thu dọn chiến trường tại cái bếp này trước khi chồng chị đi làm về. Và từ đó chị Rose ta gặp dịp là khuyên bà con trong xóm "Never do it youself".
Xóm này ít khi có chuyện có xe cứu hoả hay còi
hụ cảnh sát đến "làm phận sự" nên dân cư rất thích và rất hiếm có gia đình muốn bán nhà di chuyển đi chỗ khác. Mấy năm nay ngoài chuyện chị Rose ra không còn chuyện gì đáng chú ý
ngoài một chuyện nữa xẩy ra cho lão Dan cuối ngõ năm rồi. Cũng nhờ chuyện lão Dan này mà chị Yến nhà tôi bớt bắt tôi ra
vườn trồng kiểng tưới hoa v.v. vào buổi chập tối.
Tôi không thích chơi cây kiểng nhất là các
loại trồng ở chậu nên tôi chỉ sợ Yến nhiễm cái máu chơi kiểng của mấy người hàng xóm Mỹ lắm. Một vài chậu thì được chứ cả hàng tá thì thật là mệảt vì mùa Ðông đến chính cái thằng tôi phải lọm khọm bê vào nhà xe hay lấy mền đắp để cho kiểng khỏi chết vì lạnh.
Vợ thằng cha Dan ở cuối xóm là
người thích trồng kiểng, cứ thấy hay mắt là chị ta mua
liền nên trái nhà sau tức là cái "patio" chứa cả hàng tá
chậu kiểng các loại. Bữa đó không hiểu sao xe cấp cứu, xe cứu hỏa hú còi inh ỏi đến cửa nhà thằng cha Dan không phải một lần mà hai
ba lần trong vài tiếng đồng hồ. Hỏi ra thì được biết nguyên nhân của chuyện xẩy ra khiến người ta vất vả lắm mới hình dung được diễn tiến sự việc xẩy ra.
Chiều bữa đó được đài khí tượng trên TV cho biết trời lạnh về đêm có thể đến 32 độ F tức là 0 độ C nên vợ Dan hì hục khuân mấy chậu kiểng qúy vào trong nhà. Chị ta đâu biết rằng một chậu kiểng mới mua có một con rắn đã nằm trong đó. Khi mang vào trong nhà thì khí hậu ấm áp nên
con rắn lần ra khỏi chậu và từ từ bò đến dưới gầm cái trường kỷ (sofa). Vợ Dan nhìn thấy kinh hoàng thét lên một tiếng thất thanh khiến cha Dan đang tắm cũng hoảng kinh cứ để nguyên con trần truồng nhào ra coi có chuyện gì. Ðược vợ cho biết có con rắn bò vào gầm "sofa" Dan liền qùy xuống chỗng mông
nhòm coi nó còn đó không. Lúc này con chó nhà Dan ta ở đâu xuất hiện nhìn thấy chùm bi của Dan lủng lẳng lạ mắt nó liền tiến tới liếm và ngoạn thử một phát.
Theo lời tả lại của Dan sau này thì anh ta cảm thấy lành lạnh ở chỗ đó và lại cảm thấy như có cái
gì sắc nhọn châm vào túi bi khiến Dan tưởng là con rắn nó tỉa mình rồi nên sợ qúa ngất xỉu liền. Vợ Dan lại tưởng chồng mình bị chấn tim (heart attack) vội vàng gọi 911 cấp cứu. Chỉ vài ba
phút là xe hồng thập tự, xe cứu hỏa rú tới liền. Hai nhân viên cấp cứu liền mang cáng vào đặt Dan lên rồi vội vàng khiêng ra xe hồng thập tự cho tiện việc cứu cấp. Khi vừa nhấc cáng
lên cái ông khiêng phía sau cáng nhìn thấy con rắn từ gầm
"sofa" chậm chạp bò ra phía chân ông ta, khiến ông ra rụng rời tay
chân làm rớt đầu cáng xuống nền nhà và Dan bị té lăn lộn đập vào bàn gẫy mẹ nó một cẳng. Vì vậy Dan phải được chở vào bệnh viện không phải vì chấn tim mà bị gẫy cẳng.
Chồng bị thương được chở đi rồi nhưng vợ Dan vẫn còn phải đương đầu với con rắn chưa đuổi đi được. Chị ta liền qua anh hàng xóm Alex nhờ giúp đỡ và Alex tình nguyện qua nhà Dan bắt con rắn. Anh ta lấy mấy tờ nhật trình cuộn tròn lại chọc chọc dưới gầm các ghế khua một chặp nhưng không thấy con rắn xuất hiện nên Alex kết luận rằng con rắn đã chạy đi mất rồi. Nhưng liền sau đó chị Dan ta cảm thấy man mát lành lạnh tại bàn tay để gần khe hai miếng "nệm mút" của "sofa". Ngoảnh qua nhìn thì chị Dan thấy con rắn đang bò
ngoằn ngoèo như sắp quấn lấy bàn tay mình khiến chị kinh hoàng thét lên một tiếng rồi lịm đi và con
rắn chắc cũng hoảng nên chui nhanh trở lại gầm
"sofa" mất biệt. Alex đang quay ra cửa để về nhà mình nghe chị Dan la liền quay lại thì thấy chị Dan ngất xỉu vội vàng dùng hô hấp nhân tạo, tức là CPR hay nôm na là miệng Alex gắn vào miệng chị Dan để phà không khí vào cho chị tỉnh trở lại.
Vợ Alex ở bên sân
nhà mình nghe tiếng thét kinh hoàng bên chị Dan liền chạy qua thì
thấy chồng mình đang đè chị Dan hôn lấy hôn để liền nổi tam bành vớ ngay một bình hoa táng vào đầu Alex cái rầm làm tét
một miếng đầu, máu ra lênh láng và anh ta cũng... ngất xỉu. Thấy mình
qúa mạnh tay nên gây ra, vợ Alex vội gọi 911 cấp cứu rồi phủ phục xuống ôm
Alex để xem xét. Tới lúc này chị Dan cũng vừa hồi tỉnh nhổm dậy nhìn thấy vợ anh hàng xóm ôm chồng nằm bất động thì lại tưởng là anh ta bị rắn cắn nên vội tới tủ rượu lấy chai "whistky" đổ vào miệng anh ta
cho mau hồi tỉnh.
Lúc này thì hai ba cảnh sát cũng vừa tới và sau
khi coi qua thấy nạn nhân lớp thì đổ máu lớp thì hơi rượu nồng nặc liền kết luận đây là vụ say rượu đánh lộn và toan làm biên bản câu lưu. Chị Dan vội giải thích
diễn tiến sự việc là tại con rắn chứ không phải đánh lộn nên ông cảnh sát liền gọi xe hồng thập tự đến chở Alex đi bệnh viện để khâu vết thương và vợ Alex cũng vội đi theo chồng luôn.
Liền sau đó thì con
rắn khốn kiếp lại bò từ từ ra khỏi gầm "sofa" một ông cảnh sát
rút súng ra phơ liền nhưng không trúng con rắn mà trúng một chân bàn để đèn ở một đầu "sofa". Cái bàn nhỏ đó đổ xuống và cái cổ cây đèn gẫy giây điện bị chạm hay sao đó mà nó phát lửa bén vào cái màn cửa sổ chùng tới nền nhà. Một ông cảnh sát
khác vội giựt tấm màn cửa sổ để dập tắt ngọn lửa nhưng ông giật mạnh quá cái màn đứt làm ông mất đà té lộn nhào qua cửa sổ rơi trúng con chó đang nằm dưới đất phía ngoài đó. Con chóù kêu oắng lên một tiếng và hốt hoảng phóng ra đường... cũng vừa lúc một xe hơi đang đi ngang thấy con chó phóng tới đầu xe mình người lái xe vội bẻ tay lái né và... đâm vào chiếc xe cảnh sát đậu gần đó. Chỉ vì có một con rắn mà chuyện nọ xẩy ra tiếp theo chuyện kia be bét cả ra. Mọi việc dù phức tạp cách mấy thì ít bữa sau cũng phải trở lại bình thường, hai ông chồng cũng đã ra khỏi bệnh viện về nhà.
Sau đó một tuần vào một buổi chiều tối hai vợ chồng Dan ngồi coi TV
thì nhân viên khí tượng lại báo đêm đó có thể lạnh đến 20 độ F tức là nước có thể bị đông đặc. Theo lời Dan kể lại thì anh ta muốn tỏ thiện chí giúp vợ một tay nên hỏi vợ rằng tối nay có cần bê mấy chậu kiểng vào trong nhà không. Chị Dan tưởng anh chồng xỏ xiên hay trù ẻo cho rắn cắn chết mình nên đùng đùng chạy lấy cây súng ra phơ cho Dan một phát. Cũng may chị bắn dở nếu không anh chồng đã bỏ mạng. Nhưng cũng báo hại Dan phải phóng chạy ra đường cà nhỏng mấy tiếng đồng hồ rét lạnh cho tới khi giải thích được cho chị vợ hiểu... hảo ý của mình, được vợ cho vô nhà, thì cả người đã tím bầm vì lạnh....
=END=
**********************************