VIETNAM
NEWS NETWORK (VNN)
P.O. Box
661162
Sacramento
,
CA
95866
Phone & Fax: 916-480-2724
Email: vnn@vnn-news.com
Website: www.vnn-news.com
**********************************
Bài Vở Hàng Ngày
Ngày 23 Tháng 07 Năm 2007
**********************************
1- Bình Luận Việt Nam
- Âu Châu Ðịnh
Gìá Lại Chính Sách Hợp Tác Với Việt
Nam.
Lý Ðại Nguyên
2- Thời Sự Hoa Kỳ
- Chung quanh một vụ giảm án
Nguyễn Anh Tuấn
3- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- "Cái gì của Dân, trả lại cho Dân"
Nguyễn Công Bằng
4- Tài Liệu
- Cuộc Trường
Kỳ Khiếu
Kiện của
Dân Oan Miền Tây
Lê Minh Úc tổng hợp
5- Tin Tức Quốc Nội
- Kháng thư số 16 Của
Khối 8406 Phản đối nhà cầm
quyền Cộng
sản Việt
Nam đàn áp Dân oan khiếu kiện
6- Tin Tức Quốc Nội
- Mục Sư Hoàng Mạnh Trường
Cùng Các Mục Sư VN Phản Ðối
Chính Quyền CSVN Vân Ðồn-Quảng Ninh
7- Ðời Sống Quanh Ta
Benedict Carey (The New York Times) - Minh
Trang phỏng dịch
8- Gương Xưa Tích Cũ
- Nằm Mơ Không Thấy
Mõ Sàigòn
**********************************
1- Bình Luận Việt Nam
- Âu Châu Ðịnh Gìá Lại Chính Sách Hợp Tác Với Việt Nam.
Lý Ðại Nguyên
(VNN)
Quốc hội Âu Châu họp khóa toàn thể tại Strasbourg nước Pháp, từ ngày 09 đến 12/07/2007, sau 3 lần họp kín để xem xét 6 dự án Quyết Nghị do 6 chính đảng đệ nạp, nhằm đưa tới một bản Quyết Nghị về Vấn Ðề Việt Nam đệ trình trước khoáng đại quốc hội biểu quyết theo thủ tục khẩn cấp. Ðúng vào 16 giờ 20 chiều ngày 12/07/2007 tuyệt đại đa số dân biểu đã đồng thuận bản Quyết Nghị với 14 điều nhận định về tình trạng chính trị tôn giáo tại Việt Nam, và những vi phạm nghiêm trọng nhân quyền của chế độ Việt Cộng.
Nổi bật, nguyên văn như: "Vì rằng, từ tháng 3 năm 2007, hơn 15 nhà bất đồng chính kiến bị kết án tù nặng nề và bị quản chế. Vì rằng, dù có những lời kêu gọi thường trực và kiên trì của cộng đồng quốc tế, Ðức Tăng Thống của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đại lão hòa thượng Thích Huyền Quang (87 tuổi) và người phụ tá Ngài, đại lão hòa thượng Thích Quảng Ðộ (79 tuổi) người được Giải Bảo Vệ Nhân Quyền của Sáng Hội Rafto năm 2006, vẫn bị giam giữ không xét xử tại chùa viện từ năm 1982, với lý do duy nhất hai ngài là người quyết tâm bênh vực cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ. Vì rằng, các thành viên của những Ban Ðại Diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại các tỉnh, mà Giáo Hội thiết lập trong 20 tỉnh nghèo để cứu trợ cho những kẻ cơ hàn, trở thành nạn nhân bị sách nhiễu, bị thẩm vấn, bị thị uy đe dọa thường trực,...Vì rằng, sự công nhận các phong trào tôn giáo thông
qua quy chế đăng ký còn quá ít ỏi và bất bình đẳng, với ví dụ 50 giáo hội Tin Lành Tại Gia được công nhận trong số 4.000 giáo hội đã đăng ký, và rằng các giáo hội được công nhận này lại phải xin gia hạn mỗi năm".
Với 10 điều đòi hỏi. Như:
"...trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho mọi cá nhân bị giam giữ vì lý do duy nhất là họ sử dụng ôn hòa và chính đáng các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do tôn giáo, trong số này có linh mục Nguyễn Văn Lý (8 năm tù),
Nguyễn Phong (6 năm tù), Nguyễn Bình Thành (5 năm tù), các luật sư Nguyễn Văn Ðài (5 năm tù) đều là thành viên của Blog Trang Nhà thiên dân chủ và cải cách 8406, và Lê Thị Công
Nhân (4 năm tù), phát ngôn nhân đảng Thăng Tiến. Trần Quốc Hiền (5 năm tù) đại diện Hiệp Hội Công Nông Việtnam. Chủ tịch đảng Dân Chủ Nhân Dân, Lê Nguyên Sang (5 năm tù), Nguyễn Bắc Truyển (4 năm tù), Huỳnh Nguyên
Ðạo (3 năm tù). Cũng như các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, Dương Thị Tròn (6 năm tù), Lê Văn Sóc (6 năm tù), Nguyễn Văn Thùy (5 năm tù), Nguyễn Văn Thọ (4 năm tù). Ðức Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Thích Huyền Quang, Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ và Bùi Kim Thành.
"Ðòi chấm dứt mọi hình thức đàn áp những cá
nhân sử dụng các quyền của họ về tự do ngôn luận, tự do tư tưởng và tự do hội họp chiếu theo tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền; lập lại lời kêu gọi của Quốc Hội Âu Châu yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam cấp tốc cải tổ những điều quy định liên quan đến điều luật an ninh quốc gia để hoặc hủy bỏ, hoặc tuân thủ theo luật pháp quốc tế. Yêu cầu Việt
Nam
thực hiện cải cách
chính trị và thể chế để thiết lập nền Dân Chủ và một Nhà Nước pháp quyền. Bắt đầu bằng việc thiết lập chế độ đa đảng, một nền báo chí tự do và những công đoàn tự do. Yêu cầu chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự do tôn giáo và phục hồi quy chế pháp lý cho tất cả các cộng đồng tôn giáo, đặc biệt là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất...chấm dứt việc phân biệt đối xử với cộng đồng người Thượng...việc bãi bỏ Nghị Ðịnh 31/CP như một bước đầu cải tổ tư pháp, và yêu cầu chính phủ Việt Nam loại trừ mọi hình thức giam giữ mà không được pháp lý che chở, đặc biệt là Pháp Lệnh mang số 44 năm 2002".
"Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam thực thi
khuyến cáo của LHQ, đặc biệt của Ủy Ban Nhân Quyền LHQ trong phần kết luận năm 2002, bãi bỏ những pháp chế của Việt Nam sai trái, chống với nhân
quyền và bảo đảm thực sự các quyền cơ bản cho mọi công dân Việt Nam, chiếu theo Công Ước Quốc Tế về các quyền dân sự và Công Ước Quốc Tế về các quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa...nhắc nhở rằng, cuộc đối thoại về nhân quyền giữa Liên Hiệp Âu Châu và Việtnam phải đưa tới những điều kiện cụ thể tại Việt Nam; thỉnh mời Hội Ðồng Âu Châu và Ủy Hội Âu Châu phải định giá lại chính sách hợp tác với Việt Nam, căn cứ trên Ðiều 1 trong Hiệp Ước Hợp Tác năm 1995, đặt cuộc hợp tác trên sự tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và các nhân quyền cơ bản. Ủy nhiệm chủ tịch Quốc Hội Âu Châu chuyển giao Quyết Nghị này đến Hội Ðồng Âu Châu, Ủy Hội Âu Châu, cũng như các chính phủ thành viên Hiệp Hội các Quốc Gia Ðông Nam Á, Tổng Thư Ký LHQ,
Cao ủy Nhân Quyền LHQ và chính phủ, quốc hội Việt Nam".
Xem vậy, Quốc Hội Âu Châu đã tỏ thái độ quyết liệt không khoan nhượng với chế độ độc đảng, độc tài, khủng bố dân lành của cộng sản tại Việt Nam nữa. Họ nhất trí đòi Hội Ðồng Âu Châu và Ủy Hội Âu Châu phải định giá lại chính sách hợp tác với Việt Nam. Cũng giống như thái độ của Quốc Hội và Chính Quyền Hoa Kỳ mới đây, dứt khoát đòi Việt Cộng phải lập tức Dân Chủ Hóa chế độ. Cả 2 thế lực quốc tế này đều có cùng một chủ trương là đến thẳng với dân chúng Việt Nam trong một chế độ Tự Do Dân Chủ, để phát triển kinh tế, hơn là phải nuôi báo cô một chính quyền độc tài tham nhũng dễ sai mà bị dân ghét, rồi oán luôn cả Hoa Kỳ lẫn Âu Châu. Nhưng liệu như vậy Việt
Nam
có bị rơi vào hoàn cảnh của Miến Ðiện hay
không? Chắc là không, vì thị trường Hoa Kỳ và Liên Âu cũng như vốn đầu tư quốc tế đã cột Việt
Nam
vào với nền Kinh Tế Tư Bản. Chính
vì những sợi dây tài chính vô hình linh diệu đã trói chặt tâm trí
và quyền lợi của các lãnh tụ Việt Cộng vào với Mỹ. Dù họ vẫn dựa vào Trung Cộng để mặc cả với Hoa Kỳ, nhưng thâm tâm họ không còn hy vọng gì ở Trung Cộng. Vì Trung Cộng vừa phải buông đàn em Bắc Hàn, và đang lên tiếng kêu gọi quốc tế cùng hợp tác xây dựng Miến Ðiện. Thế giới ngày nay không còn như năm 1959, khi Trung Cộng tràn
quân vào chiếm Tây Tạng nữa.
Tuy Trung Cộng đã được một nước Miến Ðiện, nhưng vừa phải nuôi nhóm Quân Phiệt độc tài, vừa mất ảnh hưởng khắp vùng Ðông Nam Á, vừa gặp khó ở các thị trường quốc tế, nên óc thực dụng người Trung Hoa không cho phép tiếp tục. Nếu cần thì
Trung Cộng chỉ lợi dụng sự ngu muội của Việt Cộng bám đuôi mình để trao đổi với Mỹ về một thứ quyền lợi nào đó. Nắm vững yếu tố quốc tế như vậy, nên Mỹ đã không còn nương tay với bọn Việt Cộng ngoan cố, đàn áp dân lành, chống lại Dân Chủ Hóa chế độ nữa. Riêng Âu Châu thì rảnh tay hơn, không
phải lo tới việc Việt Cộng ngả theo Tầu hay ôm chân Mỹ. Việc đó đã có Mỹ lo, vì hơn một lần, các nước Âu Châu hăm hở đổ vốn vào làm ăn tại Việt Nam, đã bị chế độ Việt Cộng độc đảng, độc tài, toàn trị, tham nhũng cho ôm đầu máu tháo chạy. Nay thì cứ lấy tư thế toàn khối Âu Châu, đòi Dân Chủ để phối hợp với việc Mỹ dùng áp lực kinh tế mạnh của họ, buộc Việt Cộng phải vào khuôn nếp Thị Trường Tự Do và Dân Chủ Hóa chế độ cho chắc ăn về lâu dài.
=END=
2- Thời Sự Hoa Kỳ
- Chung quanh một vụ giảm án
* Những chi tiết khá lý
thú về sự tròng tréo giữa những người có dính
líu đến nội vụ
* Có nên tin tưởng vào sự thành thật hay đạo đức chính trị của các chính trị gia hay
không?
Nguyễn Anh Tuấn
(VNN)
Trong sinh hoạt tại Hoa Kỳ, nhất là về lãnh vực chính
trị, từ ngữ "strange bedfellows" mang nhiều ý nghĩa đặc biệt và phong phú hơn câu nói "đồng sàng dị mộng" của người Việt chúng ta. Nó không chỉ đơn thuần nói lên
cái cảnh hai kẻ chung giường chung gối, tưởng chừng như là hạnh phúc lắm (đối với dư luận và xã hội), nhưng thật sự thì rất u buồn hay bẽ bàng vì mỗi người đang đeo đuổi một hình bóng hay tâm tưởng khác. Giống như tâm sự tê tái của nàng T.
T. Kh. trong bài thơ bất hủ Hai Sắc Hoa Ti-Gôn: "Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời, ái ân lạnh lẽo của chồng tôi, mà từng thu chết từng thu chết, vẫn dấu trong tim bóng một người."
Từ ngữ "strange bedfellows" trong chính
trường Mỹ thường nói đến cảnh các chính trị gia, hay đảng phái, phe nhóm, tuy có quan điểm đối nghịch nhưng trong nhiều trường hợp, nhất là vì quyền lợi chung trong ngắn hạn, sẵn sàng bắt tay với nhau để cùng hợp tác hầu đạt được mục đích. Trường hợp thường thấy xảy ra nhất là ở trên diễn đàn Thượng Viện. Rất nhiều đạo luật do phe cầm quyền đưa ra nhiều khi không đạt được đa số cần thiết, và do đó cần phải có sự ủng hộ của các nghị sĩ phe đối lập. Vì quyền lợi riêng tư mà một dự luật nào đó có thể đem lại cho cử tri trong vùng của mình, một vị nghị sĩ có thể đi ngược lại với lập trường chung của đảng và bỏ phiếu với phe đối nghịch để thông qua dự luật đó. Ðiều này rất dễ hiểu vì nó bảo đảm cho sự sinh tồn của vị dân cử này vì họ biết chắc là sẽ được sự tiếp tục tín nhiệm của cử tri trong kỳ bầu cử tới. Ðây là một tinh thần thực dụng rất phổ biến tại Hoa Kỳ, cho dù rằng nó thường bị gán cho những danh từ không mấy gì làm đẹp đẽ trong tiếng Việt, kiểu như "lập trường chao đảo, đón gió trở cờ, bắt tay với kẻ thù v.v..."
Từ ngữ "strange bedfellows" cũng nói đến cái cảnh khá nực cười của những kẻ không cùng chiến tuyến hay lý tưởng, nhưng rồi vì thời thế đưa đẩy, cuối cùng lại thấy mình bị tròng tréo hay dây dưa lẫn nhau khá lạ kỳ, khó giải thích được. Ðó là trường hợp đã xảy ra nhân vụ Tổng thống Bush mới đây đã giảm án cho ông Lewis Libby, cựu chánh văn phòng PTT Cheney, khi
ông bị xử và kết tội là đã vi phạm các tội gia trọng như man khai hữu thệ và cản trở công lý trong vụ xì-căng-đan tiết lộ danh tính một nhân viên mật vụ của CIA. Nó cho thấy nhiều việc làm tưởng chừng như bình thường hay vô tình trong quá khứ, có thể một ngày
nào đó sẽ bỗng hiện về và gây nhức nhối khó khăn cho những người trong cuộc. Trong vụ này, nó lôi kéo khá nhiều nhân vật rất nổi đình đám thuộc cả hai phe đối nghịch giữa Dân Chủ và Cộng Hoà gồm có một vị cựu đổng lý văn phòng PTT, một tay tỷ phú đào thoát để tránh án tù và sau đó được tha bổng, một cựu tổng thống bị mang tiếng vì đã ký giấy tha bổng này,
và cuối cùng là hai nhân vật sáng giá nhất trong số các ứng cử viên tổng thống Mỹ cho năm 2008.
Tưởng cũng nên nhắc lại là vụ tai tiếng trên
liên quan đến những tin tức tình báo sai lạc về kho vũ khí hạch tâm của nhà độc tài Saddam Hussein trước đây do
chính quyền Bush thổi phồng lên để hù doạ dân chúng và chính giới Mỹ hầu mong đạt được sự ủng hộ cho giải pháp tấn công Iraq. Ông cựu đại sứ Mỹ là Joe Wilson, sau chuyến đi thanh tra tại nước
Niger
ở Phi Châu về, đã viết một bài trên tờ New York Times để tố cáo về những sự cố tình dựng đứng sai lạc này. Ðể trả đũa, Toà Bạch Ốc, dưới sự điều động và lèo lái của PTT Cheney, đã âm mưu một chương trình tấn công ông Wilson bằng cách tiết lộ cho một số nhà báo
biết rằng vợ của ông Wilson là bà Valérie Plame, một nhân viên mật của Cơ quan
Tình báo Trung ương CIA, có lẽ là người đã tiến cử để cho ông Wilson đi làm chuyến thanh tra này. Ngụ ý là muốn hạ giá việc làm của ông
Wilson
như là một chuyến đi chơi mang vỏ bọc là công
du ngoại giao (vì nhờ có vợ là tay trong ở CIA) chứ không phải là một công tác thanh tra quan trọng. Tuy nhiên, điều này vi
phạm vào luật lệ của Mỹ vì đã tiết lộ danh tính của một nhân viên mật của CIA. Do đó, CIA đã nhờ Bộ Tư Pháp điều tra. Bộ Tư Pháp dưới quyền ông tổng trưởng John Ascroft, để tránh bị mang tiếng thiên vị vì cùng đảng Cộng Hoà của ông Bush, nên đã đề cử một công tố viên độc lập là ông Patrick Fitzgerald nhận trách nhiệm cho cuộc điều tra. Cuối cùng
thì lòi ra nhiều nhân vật chóp bu trong chính quyền Bush đã vô tình
hay cố ý tiết lộ tin tức này, cho dù rằng lúc đó TT Bush và phát ngôn viên của Bạch Cung cứ luôn mạnh miệng chối bai bải và cho
rằng sẽ không tha thứ bất kỳ một nhân viên nào phạm vào tội này. Trong số những người "phạm tội" tiết lộ có cựu phát ngôn viên Bạch Cung Ari Fleischer, phụ tá chính trị cao cấp Karl
Rove, thứ trưởng ngoại giao Richard Armitage, và ông Lewis Libby, phụ tá an
ninh quốc gia ở Bạch Cung và cũng là đổng lý văn phòng PTT Cheney. Nhưng chỉ riêng có
mình ông Libby là bị truy tố ra toà, vì đã tiếp tục nói dối, chối leo lẻo là không có làm cái chuyện đó, trong khi những nhân vật khác đều được thoát vì đã thành thật khai báo. Nội vụ kéo dài trong vài năm và chỉ kết thúc bằng một phiên toà với kết quả của bồi thẩm đoàn kết tội ông Libby về các tội danh man khai hữu thệ (tức là nói dối sau khi đã tuyên thệ trước toà là sẽ cung khai sự thật) và cản trở công lý (tức là tìm cách nói dối để đánh lạc hướng FBI không cho cuộc điều tra được tiến hành sâu rộng hơn và có thể phát giác nhiều hành vi tội lỗi khác). Ông Libby bị xử án 30 tháng tù cộng với tiền phạt 250,000
Mỹ-kim.
Những chi tiết tròng tréo khá lý thú
Trước ngày ông Libby gia
nhập vào chính trường và leo dần đến chức vụ quan trọng sau này, ông là một luật sư hành nghề tư. Trong số các thân
chủ của ông có nhà tỷ phú Marc Rich, một chuyên gia trong ngành giao dịch trên các thị trường chứng khoán quốc tế. Vào năm 1983, ông Rich bị buộc hai tội là trốn thuế và giao dịch bất hợp pháp với Ba Tư (
Iran
)
trong thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng bắt giữ con tin Mỹ xảy ra vài năm trước đó. Người đứng vai trò buộc tội ông là Rudolph Giuliani, lúc bấy giờ giữ chức biện lý liên
bang, đơn vị New York, một người nổi tiếng với thành tích cứng rắn chống lại tội ác và nhờ vào đó để sau này đắc cử vào chức vụ thị trưởng của thành phố quan trọng và lớn nhất của Hoa Kỳ.
Ông Rich liền bay sang Thuỵ Sĩ để trốn tránh màng lưới pháp luật của Mỹ, bị xử khiếm diện và được đưa lên danh sách 10 nhân vật bị truy nã gắt gao nhất của cảnh sát
liên bang FBI. Ðến đầu năm 2001, chỉ vài giờ trước khi mãn nhiệm chức vụ tổng thống, ông Bill Clinton ký sắc lệnh tha bổng một loạt các tội nhân,
trong đó có ông Rich. Một trong những người đầu tiên gọi điện chúc mừng cho ông Rich giờ đây thoát được cảnh tù tội lại chính là luật sư Libby. Tuy vậy nhiều người, nhất là bên đảng Cộng Hoà, thì lên tiếng chỉ trích hành động này vì ngụ ý tố cáo rằng phải chăng vì bà Denise, vợ của ông Rich, đã ủng hộ nhiều tiền cho quỹ xây dựng Thư viện Clinton nên ông chồng mới được hưởng ân huệ này.
Vợ ông Clinton, dĩ nhiên là
bà Hillary Clinton, hiện nay là ứng cử viên sáng giá nhất của đảng Dân Chủ trong cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc trong năm tới. Còn ứng cử viên
sáng giá kia của đảng Cộng Hoà không ai khác hơn là Rudolph Giuliani, cựu biện lý buộc tội ông
Rich, với thành tích là một chính trị gia cứng rắn, không khoan nhượng với những kẻ phạm pháp. Thế nhưng đến lần này thì ông Giuliani lại tỏ ra nhẹ tay với kẻ phạm tội, ủng hộ quyết định giảm án của TT Bush. Ông nói: "Sau khi nghiên cứu đầy đủ dữ kiện, tổng thống đã đi đến một quyết định hợp lý, và tôi tin tưởng rằng quyết định này rất đúng."
Dĩ nhiên, chỉ có ông
Giuliani, và những người cùng phe bảo thủ trung kiên bên đảng Cộng Hoà là cương quyết ủng hộ cũng như đã từng áp lực lên ông Bush để lấy quyết định này. Còn đa số những người khác, kể cả các chuyên gia độc lập trong ngành luật, đều khó chấp nhận những luận cứ đầy tính nguỵ biện này, mặc dù mọi người đều vẫn tôn trọng cái đặc quyền hi hữu này mà Hiến pháp Hoa Kỳ đã giành cho vị tổng thống. Kể cả hai người quan trọng trong vụ kiện này cũng là những người theo đảng Cộng Hoà, khó cho những người bên Cộng Hoà có thể chỉ trích rằng đây là một vụ trả thù nhỏ nhặt của phe nhóm những người muốn chống lại TT Bush. Công tố viên độc lập Patrick Fitzgerald là người do Bộ Tư Pháp của chính
quyền Bush lựa chọn, khác với trường hợp của ông Ken Starr, công tố viên điều tra cựu TT
Clinton trước đây, thuộc đảng Cộng Hoà, cố tình bới bèo ra bọ cũng như tiết lộ nhiều tin tức kín đáo cho báo chí biết để làm rùm beng nội vụ, dẫn đến quyết định truy tố để bãi nhiệm ông Clinton. Riêng thẩm phán chủ toạ vụ xử ông
Libby là ông Reggie B. Walton, một ông toà nổi tiếng là cứng rắn với các kẻ phạm tội, tiêu
biểu cho lập trường bảo thủ của đảng Cộng Hoà. Ông Walton đã từng là một thẩm phán ở toà tiểu bang, một công tố viên
liên bang, một công chức cao cấp trong ngành bài trừ thuốc phiện, trước khi được chính TT Bush bổ nhiệm vào chức vụ thẩm phán liên bang vào đầu năm 2001,
chỉ ít lâu sau khi ông mới nhậm chức tổng thống.
Tính đạo đức giả của các chính trị gia
Hầu hết các chuyên gia về luật, cũng như các luật sư tố tụng, đều nêu lên tính trớ trêu và nghịch lý trong quyết định của TT Bush đi ngược lại với phán quyết của thẩm phán Walton. Trong suốt 6 năm qua,
ông Walton đã có những quyết định rất hợp ý với chủ trương của chính quyền Bush, tức là rất cứng rắn với những án lệnh xử phạt nghiêm trọng những kẻ vi phạm pháp luật.
Nhưng sự hợp ý đó chỉ có đến ngày nay, và đã ngừng lại trong trường hợp này.
Trong quyết định giảm án cho ông Libby, TT Bush đã không dám phủ nhận việc làm phạm pháp của ông
Libby, mà chỉ muốn nói rằng ông không đồng ý với hình phạt mà ông Walton đưa ra vì nó quá nặng, cũng như là những hậu quả thê thảm cho gia đình ông Libby nếu như phải ngồi bóc lịch trong vòng 30 tháng tới. Vì thế mà ông
Bush đã giảm án, cho
ông Libby được miễn nằm tù và chỉ phải trả tiền phạt cũng như lãnh án treo, tức là phải trình diện thường xuyên với nhân viên đặc trách liên hệ.
Trong cuốn hồi ký của mình,
có tên là "A Charge to Keep" viết vào năm 1999,
khi còn là thống đốc tiểu bang Texas, ông Bush đã viết về quan điểm của ông
trong vấn đề tha bổng hay khoan hồng tội nhân như sau: "Trong mỗi tình huống, tôi sẽ tự đặt những câu hỏi như sau: Có điểm nào đáng ngờ về chuyện có tội hay vô tội của kẻ bị cáo buộc hay không? Và vụ này đã được trải qua tất cả các hệ thống toà án liên hệ để được xét xử tường tận vấn đề hay chưa?" Ý ông Bush muốn nói là trước khi để cho thống đốc hay tổng thống lấy quyết định cuối cùng về việc khoan hồng hay không thì hãy để cho guồng máy
công lý có thời gian làm tròn nhiệm vụ, tức là để cho những người bị kết án có đủ thì giờ kháng án lên tất cả các toà án cao cấp hơn.
Thế nhưng trong vụ này ông
Bush đã ra tay giảm án trước khi các toà phá án đi đến kết luận. Thông
thường, sau khi lãnh án của toà sơ thẩm, tội nhân
Libby có quyền kháng án lên toà thượng thẩm hay toà
phá án, và sau cùng có thể kháng án lên toà cao nhất là Tối Cao
Pháp Viện. Ðiều trở ngại là tiến trình này đòi hỏi thời gian chờ đợi. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi, tội nhân có
thể nộp đơn xin toà được tạm đình chỉ quyết định ngồi tù cho đến khi nội vụ hoàn tất. Nếu đơn này bị bác, tội nhân bắt buộc phải vào tù, như trường hợp của một can phạm nổi tiếng khác là bà Martha Stewart và hầu hết các tội nhân
khác. Trong trường hợp của ông Libby, sau khi đơn xin tạm hoãn thi hành bản án ngồi tù bị bác, ông Libby bắt buộc phải sửa soạn khăn gói đi vào nhà giam, nếu như TT Bush không chịu ra tay cứu giúp. Trước đó nhiều chuyên gia thời cuộc cho rằng trong thâm tâm, ông Bush và các cố vấn ở Bạch Cung đều mong muốn rằng ông
Libby được tạm hoãn cho đến khi tiến trình chống án kết thúc, có thể kéo dài trong vài năm, tức là sau
khi ông Bush đã rời khỏi chức vụ tổng thống để tránh phải có quyết định khó khăn này.
Thật vậy, nếu quyết định tha bổng hay giảm án, ông Bush sẽ bị nhiều người chê trách và chỉ trích, cho rằng ông là kẻ đạo đức giả, và cuối cùng thì cũng có hành động bao che cho cấp dưới đã tuân hành theo chỉ thị của mình
(và của ông Cheney) trong cái quyết định thổi phồng tin tức tình
báo cổ võ cho cuộc chiến tấn công Iraq. Nhất là trong bối cảnh hồ sơ
Iraq
càng ngày càng khiến cho uy
tín của chính quyền ông tụt dốc tệ hại. Nhưng nếu không tha bổng hay giảm án, ông bị những người bên đảng Cộng Hoà chê trách là không biết bao dung, bảo vệ đàn em đã luôn luôn trung thành
với mình. Hơn nữa, lập luận của phe bảo thủ này cho rằng uy tín của ông đã giảm quá rồi, chỉ còn có thành phần cử tri trung kiên với đảng Cộng Hoà là còn hoàn toàn ủng hộ, vậy thì nếu quyết định giảm án có làm nhiều người bực bội, thì đa số những người này chống đối cũng đã không ưa gì chính quyền hay việc làm của ông. Riêng những kẻ đa nghi hay thuộc loại xấu mồm xấu miệng thì cho rằng ông Bush phải vội vã giảm án để cho ông Libby không phải ngồi tù vì sợ rằng nếu bị đẩy vào đường cùng, ông Libby có thể phẫn chí và sẽ khai hết nhiều bí mật trong hậu trường chính trị ở Bạch Cung theo kiểu "thâm cung bí sử" có thể làm bỉ mặt hơn cho
chính quyền Bush.
Ðiều trớ trêu là
chỉ vài tuần trước ngày ông Bush lấy quyết định trọng đại này, chính quyền của ông đã thông báo một dự luật mới liên quan đến kế hoạch chống tội ác trong đó có điều khoản không cho phép các vị thẩm phán nhẹ tay đối với các can phạm. Dự luật này cho phép các quan toà có thể ấn định những hình phạt nặng hơn (đối với quy định thông thường) chứ không được quyền nhẹ hơn. Nói một cách tổng quát, đối với một bản án phạm tội, hình phạt có thể thay đổi rất rộng từ tù treo (probation) cho đến 99 năm tù giam
cùng với số lượng tiền phạt, dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như quá khứ của can phạm, tính thành thật hay gian dối, hoàn cảnh gia đình đặc biệt v.v... Vị thẩm phán ngồi ghế xử sẽ tuỳ vào các yếu tố này để đi kết luận cho bản án. Ðiều này dĩ nhiên dễ dẫn đến những kết luận hay thái độ chủ quan khác nhau của nhiều người tuỳ theo quan điểm riêng đối với vấn đề, cũng như những lời chỉ trích hay khen ngợi đối với vị quan toà. Sau này, để tránh trường hợp du di quá rộng lớn như vậy, chính quyền liên bang đã ấn định một mức thang liệt kê những bản án tù tối thiểu phải thi hành cho từng tội trạng, thường gọi là quy định liên bang (federal guidelines).
Trong trường hợp của ông
Libby, bản án tù 30 tháng cũng là bản án trung bình của những tội trạng tương tự. Nhà báo Matt Apuzzo của hãng thông tấn AP
trích dẫn hồ sơ của chính quyền liên bang cho thấy là trong hai năm vừa qua, đã có 382 người bị kết tội cản trở công lý, một trong bốn tội mà ông Libby bị kết án. Ðến khoảng 3/4 các can phạm phải ngồi tù, và bản án trung bình là 64 tháng. Còn theo nhà báo Adam Liptak của tờ New York
Times thì trong tuần trước, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã y án kết luận 33 tháng tù cho một cựu chiến binh Mỹ chỉ vì tội đã nói dối với một nhân
viên an ninh liên bang về một khẩu súng trường mà ông đã mua trước đó. Vị cựu chiến binh này có thành tích quân kỷ tốt, đã từng chiến đấu tại Việt
Nam
cũng như trong
chiến dịch Bão Sa Mạc, được trao tặng huy chương, cũng như đã không có một tì vết tội phạm hình sự nào trước đó. Thế nhưng các công tố viên của Bộ Tư Pháp đã biện minh trước toà rằng bản án này phải được giữ nguyên vì nó theo đúng tinh thần của quy định liên bang.
Ông David Dow, giáo sư về luật học tại trường Ðại học Luật khoa ở Houston, và trước đây đã từng biện hộ cho can phạm Carl Johnson để tránh lãnh án tử hình tại Texas khi ông Bush còn làm thống đốc, mới đây trong
một bài viết đăng trên tờ Houston Chronicle, đã thuật lại khá chi
tiết về những quyết định của ông Bush liên quan đến đề tài tha bổng hay giảm án cho các can phạm. Nói chung, ông Bush đều gần như luôn luôn từ chối các đơn thỉnh cầu xin giảm án hay tha bổng. Trong trường hợp của Carl Johnson, ông Dow chỉ xin hoãn việc thi
hành án tử hình 30 ngày để ông có thể trình bày lý do đặc biệt xin giảm án từ tử hình xuống còn tù chung thân. Lý do chính là vì luật sư đầu tiên của Johnson là một người bất tài và thiếu trách nhiệm, chỉ làm cho có lệ vì được chỉ định bởi nhà nước (public defender) với tiền công rẻ mạt, trong
suốt phiên toà xử đã ngủ gục, và sau cùng bị Luật sư đoàn Texas cấm không được tham dự vào các vụ án tương tự. Một người cùng chủ mưu trong tội ác này với Johnson thì chỉ bị tù ngắn hạn. Trong thời gian nằm tù, Johnson đã tỏ ra ăn năn và hối hận, làm việc siêng năng trong nhà tù, rất ngoan đạo và cố học để thi đậu được bằng tú tài tương đương GED.
Thế nhưng thống đốc Bush đã bác bỏ đơn tạm hoãn 30 ngày để cứu xét lại hồ sơ, cũng như bác bỏ luôn tất cả 56 đơn của các luật sư khác đại diện cho các can phạm lãnh án tử hình, trong đó có một nữ tù nhân nổi tiếng là Karla Faye Tucker, một kẻ cải đạo sau 14 năm ngồi tù và trở thành một tù nhân gương mẫu. Cô Tucker không xin được tha bổng, mà chỉ xin được giảm án xuống tù chung thân để tiếp tục sứ mạng dùng gương cá nhân của mình để giáo dục cho những kẻ tội phạm khác. Ðơn xin giảm án của cô được rất nhiều nhân vật nổi tiếng cùng ủng hộ, trong đó có Giáo hoàng John Paul II, Thủ tướng Ý, Cao uỷ Liên
Hiệp Quốc
,
nh
ững chính
trị gia bảo thủ như Newt Gingrich, Pat Robertson và giám đốc nhà tù. Thế nhưng cuối cùng ông Bush cũng bỏ mặc làm ngơ, cho dù sau này ông vẫn thường thích khoe về cái thành tích gọi là "bảo thủ nhưng độ lượng" của ông (compassionate conservative).
Theo giáo sư Dow thì quyết định của ông Bush hoàn toàn hợp pháp vì đó là đặc quyền của Hiến pháp đã giành cho ông. Tuy nhiên, theo ông, có những hành động rất hợp pháp nhưng đồng thời cũng đi ngược lại những nguyên tắc cơ bản đề ra trong hiến pháp, trong đó có nguyên tắc bình đẳng, tức là mọi công dân đều bình đẳng như nhau trước mặt luật pháp.
Ông Lewis Libby có một điểm tương đồng với những người khác mà TT Bush
cũng như các vị tổng thống khác đã khoan hồng: đó là ông có tiền và có quen biết rộng lớn, nhất là với những nhân vật đang nắm quyền thế. Rõ ràng là ông có phạm tội, mặc dù ông chưa tỏ một lời hối lỗi hay ăn năn về việc làm của mình. Thế nhưng thông thường các can phạm không được hưởng sự khoan hồng vì họ tỏ ra hối lỗi. Và họ cũng không được khoan hồng vì họ là những kẻ mắc bệnh tâm thần, hoặc có những tuổi thơ đầy tủi nhục, nghiệt ngã; hoặc là họ có những vị luật sư biện hộ rất bất tài hay vô trách nhiệm, hoặc là họ đã tu tỉnh và cải đạo, trở thành những con chiên ngoan đạo, đáng được xã hội để ý đến. Những can phạm được hưởng sự khoan hồng, như trường hợp của ông Libby, thường chỉ vì lý do chính là họ có quen biết với những kẻ ngồi ở trên cao, đang nắm giữ quyền lực. Ðiều này dĩ nhiên không có gì phạm pháp cả, cho dù rằng nó vẫn có thể sai, và trái với đạo đức làm người.
Cho dù rằng đó là quyết định của ông Bush, một người lúc nào cũng tự hào rằng mình đã cải đạo, đã từng tuyên hứa trong những ngày vận động tranh cử vào năm 2000 rằng sẽ quyết chí đem lại sự trong sạch và ngay thẳng trong Toà Bạch Ốc nếu như mình được đắc cử.
Nguyễn Anh Tuấn
Houston
,
Texas
nguyenanhtuan@sbcglobal.net
=END=
3- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- "Cái gì của Dân, trả lại cho Dân"
Nguyễn Công Bằng
Ðó là lời kêu gào phẫn uất của một trong số hàng
ngàn dân oan đang khiếu kiện vào đêm biểu tình cuối cùng ở trụ sở Văn phòng Quốc hội 2 ở Sài-gòn trước khi bị đàn áp. Ðây là một thông điệp tiêu biểu cho toàn bộ những cuộc đấu tranh đòi nhân quyền, công lý và quyền sống của nhân dân Việt
Nam
.
"Cái gì của Dân, trả lại cho
Dân!"
Ðó cũng là một mệnh lệnh của Dân -
thành phần bản thể của xã hội và chủ thể của đất nước. Mệnh lệnh đó nhắm vào đảng CSVN, thành phần đang nắm độc quyền lãnh đạo Việt
Nam
.
Sau nhiều năm dài mỏi mòn khiếu kiện, dân
oan Việt Nam đã mạnh dạn đứng dậy. Những người bất hạnh này đã đưa những đòi hỏi thực tế gắn liền với cuộc sống hằng ngày của thành phần dân nghèo cô thế. Ðó là chấm dứt độc tài, tham ô và bất công.
Ðảng CSVN đã đánh mất cơ hội hiếm có để chứng tỏ thiện chí hoà giải với những người nạn nhân của tham ô, bất công. Ngược lại, họ đã chính thức tuyên chiến với những người dân đòi hỏi dân chủ tự do và công bằng xã hội.
Mặt khác, cái gọi là Quốc hội CSVN đã phơi bày
tính chất hoàn
toàn bù nhìn khi không có được một người Ðại biểu nào đến thăm hỏi, yểm trợ cho chính những người cử tri tỉnh nhà của mình trong suốt thời gian dân oan biểu tình đòi công lý. Thay vào đó, những nhân
viên công an đã phải nhận mệnh lệnh để đàn áp chính những dân khốn khổ của tỉnh nhà, thay vì đúng ra là bảo vệ nhân dân từ những sự bất công, đàn áp.
Cuộc biểu tình
khiếu kiện trước tiền đình trước trụ sở Văn phòng Quốc hội 2 ở Sài-gòn đã bị trù dập một cách thô bạo. Những biểu ngữ nói lên tình cảnh và nguyện vọng của hàng ngàn người dân nghèo cô thế đã bị nhà cầm quyền huỷ diệt. Nhưng hành động đó không dập tắt được sự bất mãn trong nhân dân và không giải quyết được oan sai của dân.
Thành phần lãnh đạo và quản lý Nhà Nước Việt
Nam
không thể kéo dài tình trạng làm
công cụ của đảng CSVN. Nhà nước phải thực sự là đại diện cho của nhân dân, vì quyền lợi của nhân dân.
"Nơi nào có đàn áp, nơi đó có đấu tranh!" Nguyên lý đó không phải chỉ để người Cộng sản vận động để chống lại phong kiến và Tư bản, mà nó đang được hiểu như là một thực tế của những người dân cùng đường đang đối đầu tranh đấu với nhà nước Cộng sản.
"Cái gì của Dân, trả lại cho
Dân!"
Những cơ quan,
cán bộ tham ô của chế độ đã dùng bạo lực cướp đi nhà cửa, đất đai, tài sản của dân. Nhà nước CSVN đồng thời đã ngang
nhiên cướp đi quyền con người của nhân dân. Trong cuộc biểu tình
khiếu kiện vừa qua, hàng ngàn người dân oan không những đã mất đất mất nhà, mà còn mất đi quyền công dân mà hiến pháp hiện hành đã quy định nữa.
Nhà nước CSVN chỉ còn một cơ hội để hoà giải với dân oan. Ðó là, giải quyết những đơn
khiếu kiện và vụ án oan sai một cách rốt ráo trong tuần lễ tới đây, như đã hứa với dân oan ở Văn phòng Quốc hội 2. Ðồng thời, trả tự do ngay cho những người dân oan và chiến sĩ dân quyền đã hết lòng giúp đỡ dân oan khiếu kiện và đang bị giam giữ, như Ký giả Trương Minh Ðức, Sinh viên Ðặng Hùng, và anh Trần Quốc Hiền. Vì lẽ, những người này không có tội gì cả ngoại trừ thiện chí đứng lên đại diện đấu tranh cho hàng ngàn người dân cô thế.
Những người dân khốn khổ đó không còn gì để mất nữa! Bởi vậy, chắc chắn là một ngày không xa những người dân khốn cùng đó sẽ tiếp tục đứng lên giành lại những gì đã mất, nếu như những người lãnh đạo nhà nước vẫn làm ngơ trước nỗi khổ và nguyện vọng của nhân dân.
Thành phần lãnh đạo và quản lý Nhà Nước Việt
Nam
không thể kéo dài tình trạng làm
công cụ của đảng CSVN. Nhà nước phải thực sự là đại diện cho của nhân dân, vì quyền lợi của nhân dân.
Hãy trả lại cho Dân những gì đã lấy của dân!
Nguyễn Công Bằng
=END=
4- Tài Liệu
- Cuộc Trường Kỳ Khiếu Kiện của Dân Oan Miền Tây
Lê Minh Úc tổng hợp
Cuộc biểu tình kéo dài 27 ngày của hàng ngàn dân oan các tỉnh thành miền Nam trước Văn phòng Quốc hội 2 ở số 194 Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, Sài Gòn, là một sự kiện rất đáng chú ý vì sau 32 năm chiếm được miền Nam, thì đây là lần đầu tiên có một cuộc biểu tình công khai kéo dài gần một tháng và tụ họp hàng ngàn người để phản đối các cán bộ CSVN tại các địa phương, móc ngoặc với tư bản đỏ lẫn tư bản xanh, lợi dụng cái gọi là "trưng dụng đất đai cho các công trình xây dựng" để chiếm nhà cửa ruộng vườn của người dân rồi bồi thường với giá rẻ mạt, khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh không nhà không cửa, sống vất vưởng lang thang nghèo đói. Cuộc biểu tình đã bị công an CSVN phá vỡ, nhưng dư âm của cuộc biểu tình đã để lại trong lòng những người còn quan tâm đến vận mệnh đất nước nhiều cảm xúc khó tả. Chúng tôi cố gắng tổng hợp những sự kiện đã xảy ra trong cuộc biểu tình này, như một sự ngưỡng mộ đến những đồng bào dân oan đã can đảm đứng lên đòi hỏi bạo quyền CSVN phải trả lại những gì mà chúng đã dùng "chuyên chính vô sản" để cướp đoạt của người dân.
* Ngày thứ nhất chỉ có dân oan Tiền Giang
"Vào lúc 10 giờ sáng ngày 22 tháng 06 năm 2007, đồng bào ở các địa phương thuộc tỉnh Tiền Giang tập trung tại 171 Lý Chiến Thắng, Tiền Giang, mướn xe đò và xe tư nhân để đi biểu tình từ Tiền Giang lên Sài Gòn đòi hỏi chính quyền phải trả lại tài sản của họ đã bị chính quyền địa phương cướp đoạt, nhưng bị CA chận bắt tịch thu xe ngăn cản. Với quyết tâm phải lên Sài Gòn để biểu tình trước Quốc Hội 2 nên đồng bào đã dùng mọi phương tiện để đến được Sài gòn lúc hơn 7 giờ sáng ngày 23/06/2007 để đến Quốc Hội 2 tại 194 đường Hoàng Văn Thụ ở quận Phú Nhuận và bắt đầu biểu tình" - (Bản tin của Người Ðưa Tin từ Sài Gòn, ngày Thứ Bảy 23/06/2007).
Kể từ ngày ấy 22/6/2007, tính cho đến trước đêm Thứ Tư 18/7/07, tức là khi bị CSVN huy động công an để đàn áp, thì cuộc biểu tình của dân oan Tiền Giang trước Văn Phòng Quốc Hội 2 tại Sài Gòn đã bước sang ngày thứ 26. Nhưng cũng từ đây, cuộc biểu tình khiếu kiện của dân oan Tiền Giang bắt đầu bằng vài trăm người, đã được nhân rộng, kéo theo các đoàn biểu tình, có thể nói là quy tụ hầu hết các tỉnh thành miền Nam như: Tây Ninh, Sài Gòn, Cần Thơ, Cà Mau, Ðồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bình Thuận, Long An, Kiên Giang, Lâm Ðồng, Ðồng Nai, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Tây Ninh, Bình Dương, và ngay cả Sài Gòn. Trong mấy ngày qua, số dân oan tụ tập quanh khu vực này, có lúc lên đến khoảng 2000 người, và cũng có lúc xuống vì những lý do khác nhau. Nhưng nhìn chung, tình hình mỗi lúc một "căng" hơn, với hàng đoàn dân oan kéo thêm về Sài Gòn. Tính ra là đã quy tụ được tất cả 18 tỉnh thành và 6 quận huyện Sài Gòn.
Những đoàn dân oan này đã không đơn độc, lẻ loi vì đã nhận được sự tiếp tế và ủng hộ tinh thần của đồng bào hải ngoại, kể cả người dân tại Sài Gòn. Như được tiếp sức, đoàn người này mỗi lúc một đông hơn, kiên quyết hơn và khôn ngoan hơn, không dễ bị mắc lừa bởi những lời hứa hảo huyền của nhà cầm quyền cộng sản.
Có nhiều sự việc xảy ra suốt 27 ngày biến động đó, mà tuần tự các diễn biến được ghi nhận như sau:
* Ngày Thứ 1 (22/6/2007): đoàn dân oan Tiền Giang rời tỉnh Tiền Giang để về Sài Gòn.
* Ngày Thứ 2 (23/6/2007): dân oan Tiền Giang tập trung trước tiền đình của văn phòng Quốc Hội 2 tại 194 đường Hoàng Văn Thụ ở quận Phú Nhuận và bắt đầu biểu tình. Cũng ngay trong ngày này, chị Cao Quế Hoa lần đầu tiên lên tiếng trong một cuộc phỏng vấn của báo đài hải ngoại, đã cho biết là đoàn biểu tình quy tụ về đây để đòi lại đất đai tài sản của họ đã bị chính quyền sang đoạt, và mong muốn đồng bào hải ngoại cũng như dư luận quốc tế quan tâm và can thiệp hỗ trợ cho họ.
* Ngày Thứ 3 (24/6/2007): Công an làm khó dễ, và dân oan phải chuyển ra ngủ ngoài đường trong 2 ngày vừa qua. Dù vậy, dân oan vẫn kiên quyết bám trụ cho đến khi nào được giải quyết. Lúc này con số đã là 100 người, và sẽ lên đến 200 trong cùng ngày. Riêng bản thân chị Hoa thì bị công an hăm dọa, theo dõi, được xem như là thành phần chủ chốt. Cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra trong trật tự và bất bạo động.
* Ngày Thứ 4 (25/6/2007): Tính đến sáng ngày này thì con số tụ tập trước Quốc Hội 2 là trên 200 người. Có 2 dân oan đứng căng biểu ngữ ngoài nắng bị ngất xỉu, tình hình rất nguy kịch, nhưng đã được hồi phục sau khi được cấp cứu, và trở lại với đoàn tiếp tục biểu tình.
Cơ quan Thanh
Tra Chính Phủ Liên Ngành và Ủy Ban Nhân Dân Tiền Giang tiếp tục hứa "cuội".
* Ngày Thứ 5 (26/6/2007): Ðến buổi sáng này thì con số đã lên đến 300 người. Ðó là nhờ 2 chiếc xe bus chở khoảng 100 người từ Vũng Tàu - Bà Rịa đến tăng cường, và kết hợp với dân oan Tiền Giang. Dân oan vẫn quyết tâm "bám trụ" cho đến khi được giải quyết thỏa đáng. Mưa tiếp tục rơi, và dân oan tiếp tục dầm mưa dãi nắng... chờ tiếp!
Trong khi đó lực lượng công an được tăng cường để theo dõi và kiểm soát.
* Ngày Thứ 6 (27/6/2007): Mưa tầm tả của đêm hôm trước và cái nắng gay gắt của ngày hôm sau đã khiến nhiều bà con cảm lạnh vì phải ngủ ngoài trời.
* Chịu mưa tầm tã
* Ngày Thứ 7 (28/6/2007): Một phái đoàn nhà nước CSVN gồm có vụ trưởng Văn phòng Quốc Hội 2 tại Sài Gòn, đại diện của chính quyền tỉnh Tiền Giang (TG) gồm có 6 người trong đó có ông Phó Chủ Tịch UB Nhân Dân tỉnh TG, phó thanh tra tỉnh TG, Văn phòng Ủy Ban tỉnh TG; Ban An Ninh tỉnh TG cùng với các lãnh đạo phường và quận Phú Nhuận... đã đến kêu gọi bà con về lại địa phương để được giải quyết dưới sự giám sát của Quốc Hội. Nhưng bà con nhất quyết không nghe, vì đã bị lừa nhiều lần.
Trong cùng ngày, một lực lượng công an được tăng cường hơn 100 người bao vây trụ sở và dọa sẽ giải tán đoàn biểu tình. Tai
họa đang chờ chực ập xuống đầu dân oan.
* Ngày Thứ 8 (29/6/2007): Sáng nay thì số công an mặc sắc phục đã rút lui, chỉ để lại một số để kiểm soát dọc đường. Tuy nhiên, thêm vào đó là số công an an ninh tỉnh, an ninh chính trị và phản gián mặc thường phục được tăng cường để theo dõi và không cho người qua đường dừng lại và chụp hình.
Trong khi đó một số người già yếu ngã bệnh không thể ở lại, nên đành phải đưa họ trở về Tiền Giang. Tuy nhiên, một số dân oan từ Bình Phước, Vũng Tàu, Bà Rịa, An Giang và Ðồng Tháp đã kéo về, tăng cường tổng số hiện diện lên đến khoảng 300.
Một điều thật bất ngờ đến độ không thể tưởng tượng được là để gây áp lực lên dân oan, người ta đã đóng cửa trụ sở Quốc Hội để không cho đồng bào vào bên trong sử dụng cầu tiêu. Trong khi đồng bào bên ngoài van xin thống thiết, thì các chức sắc bên trong vẫn đóng cửa im lìm.
* Ngày Thứ 9 (30/6/2007): Tranh thủ ngày cuối tuần trong khi trụ sở văn phòng 2 quốc hội đóng cửa, một số dân oan dự tính đón xe đò về nhà lấy ít áo quần. Khi xe đò sắp chạy thì có 1 tên công an (chìm) bảo tài xế đi Quận 6 để đón khách, tài xế tưởng thiệt liền cho xe đi theo. Khi đến trụ sở công an phường 1, quận 6 (114 Phạm Văn Chí, Phường 1, quận 6, Sài Gòn) bọn công an ùa ra chận xe và bắt dân oan đi vào đồn, nhưng đã gặp sự phản kháng mãnh liệt của dân oan, vì họ cho biết họ đi biểu tình chứ không vi phạm pháp luật thì không thể bắt họ. CA ra lệnh giữ xe và người, và nghiêm cấm sử dụng điện thoại.
Nghe tin, những đồng bào đang biểu tình tại Trụ sở Văn Phòng Quốc Hội 2 nghe tin nầy muốn kéo đến hỗ trợ cho những người bị bắt. Ðến chiều, trong lúc giằng co, công an đã xé rách áo quần chị Cao Quế Hoa. Mặc dầu lõa lồ, nhưng chị cương quyết không xuống xe, và chị đã bị cưỡng bức đưa về CA tỉnh Tiền Giang ngay trong đêm đó.
Sự giằng co này đã làm cụ bà Võ Thị Thu 84 tuổi người Cai Lậy, Tiền Giang kiệt sức và đột quỵ sau nhiều ngày dài dầm mưa dãi nắng. Ngay lúc đó, những đồng hương vì quá xúc động, tưởng bà cụ chết, đã khiêng bà đi về Trụ sở Văn Phòng Quốc Hội 2, vừa la to
"CA quận 6 đánh chết đồng bào Tiền Giang". Bọn công an tại đây đã vô tâm không đáp ứng lời yêu cầu của đồng bào để đưa bà cụ này và một người nữa đi bệnh viện.
Tuy nhiên khi đồng bào khiêng xác bà cụ về đến Trụ sở Văn Phòng Quốc Hội 2 thì CA tại đây đã chuẩn bị sẵn xe cứu thương để đưa xác bà cụ đi phi tang. May mắn thay, khi vào đến Bệnh Viện Phú Nhuận thì cụ bà hồi phục và tỉnh lại.
* Ngày Thứ 10 (1/7/2007): Sau khi chị Hoa bị bắt đưa về CA tỉnh Tiền Giang, đích thân tên Giám Ðốc và Phó Giám Ðốc CA tỉnh đã mời cơm và năn nỉ chị không biểu tình nữa nhưng chị vẫn cương quyết. Vì áp lực của đoàn dân oan ở Sài gòn, chúng phải thả chị ra lúc 1giờ sáng. Sau đó chị đã tìm đường trở lại Sài Gòn lúc 1giờ trưa ngày 1/7/2007. Ngay sau đó, qua cuộc phỏng vấn viễn liên, chị đã phát biểu: "... Tôi tố cáo hành động ngày 30/06/2007 của CA quận 6 đối với tôi như một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng... ông Nguyễn Minh Triết qua Hoa Kỳ... để cam kết thực hiện dân chủ nhân quyền cho nhân dân Việt Nam nhưng tôi không có chút xíu dân chủ, nhân quyền gì hết... Có phải tôi bị tội dám đấu tranh đòi lại quyền lợi hợp pháp của tôi nên tôi bị CA đối xử man rợ dã man như thế?".
Chị cũng đã kể lại rằng "công an đánh chúng tôi dã man... làm gãy
ngón chân của tôi đến độ tôi bị xỉu không biết gì cả..." Riêng bà cụ Võ Thị Thu sau khỉ tỉnh dậy tại bệnh viện đã được bà con Tiền Giang chăm sóc tận tình.
* Ngày Thứ 11 (2/7/2007): Sau biến động của ngày hôm trước, có thêm đồng bào từ nhiều nơi kéo về như Bình Phước, An Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cờ Ðỏ, Bà Rịa, Vũng Tàu... và thêm đồng bào ở Tiền Giang, tăng cường cho đoàn biểu tình, nâng số người tham dự lên đến gần cả ngàn người.
Chị Lê Thị Nguyệt bị bắt ngày hôm trước cũng đã trở lại với đoàn biểu tình.
* Cảnh màn trời chiếu đất
* Ngày Thứ 12 (3/7/2007): Từ sáng tinh mơ đã bắt đầu bao trùm không khí căng thẳng với sự hiện diện dày đặc của an ninh, công an chìm, kiểm soát chặt chẽ trong ngoài.
Trong khi đó phái đoàn Thanh tra Chính phủ mời dân oan qua Phòng Tiếp Dân (210 Võ Thị Sáu) để giải quyết khiếu kiện vào lúc 8 giờ sáng ngày 03/07/2007, nhưng nực cười là trên giấy mời hẹn 8giờ sáng thì lại được phát lúc 4giờ chiều cùng ngày.
Dân oan tiếp tục hô to các khẩu hiệu:
"Ðã đảo chính quyền Tiền Giang tham nhũng!!!",
"Ðã đảo ông Trần Thanh Trung, Phó chủ tịch Tiền Giang tham nhũng",
"Ðã đảo bà Chánh Thanh tra của TG tham nhũng",
"Ðã đảo chính quyền Bến Tre tham nhũng",
"Yêu cầu trả đất tập đoàn cho dân",
"Thủ tướng cứu dân, Quốc hội cứu dân, chính phủ cứu dân"...
* Ngày Thứ 13 (4/7/2007): Từ sáng sớm người đi đường đã thấy đầy rẫy các biểu ngữ "Dân Oan đi tìm công lý, đòi đất đòi nhà", "Làm Quốc lộ 1A giải tỏa trắng, chính quyền quên tái định cư cho dân", Chính quyền lừa bịp, phản dân hại nước"...
Ðến trưa thì con số dân oan tụ tập đã lên đến hơn 800 người.
Chiều lại, tuy mưa lớn nặng hạt, nhưng vẫn có hơn 100 dân oan chịu dầm mưa để cầm biểu ngữ đứng dọc theo hai bên đường.
Cuộc biểu tình đã bước sang ngày thứ 13 rồi nhưng tuyệt nhiên không thấy một tờ báo đài nào trong nước (trong tổng số 600 báo đài), đề cập đên cuộc biểu tình khiếu kiện này.
Hôm nay, phái đoàn Thanh tra Chính phủ cũng mời dân oan qua Phòng Tiếp Dân để giải quyết khiếu kiện nhưng đồng bào không nghe vì đã bị lừa nhiều lần rồi.
Trong ngày này cũng ghi nhân sự hiện diện của đồng bào đến từ những nơi xa như Cần Thơ, Cờ Ðỏ, An Giang, Ðồng Tháp...
* Chịu căng thẳng.
* Ngày Thứ 14 (
5/7/2007
):
Trong ngày này có các sự kiện nổi bật được ghi nhận như sau:
- Một thanh niên giao bánh mì cho bà
con đặt mua liền bị công an bắt giữ. Ngay lập tức, bà con nhảy vào can thiệp bảo vệ cho người thanh niên này.
- Sau khi "mời"
bà con ra bên ngoài để nhân viên làm vệ sinh thì tất cả cầu tiêu tiểu bên trong văn phòng quốc hội bị khóa cửa ngay, không cho bà con sử dụng.
- Có thêm dân oan từ địa phương xa hơn nữa kéo về như Kiên Giang, Ðồng Tháp.
- Công an tăng cường sử dụng chiêu "bóp bao tử", ngăn chặn mọi nguồn tiếp tế thức ăn nước uống. Một chiếc xe đi giao 5 thùng mì gói đã bị công an chặn bắt giữ ngay trước khi vào đến khu vực biểu tình. Dân oan đã vùng lên đòi lại số thức ăn cầm hơi này, nhưng vẫn không giành lại được.
* Ngày Thứ 15 (
6/7/2007
):
Mặc dầu trời mưa tầm tã, nhưng bà con vẫn che lều căng bạt để tiếp tục biểu tình.
Có vẻ cái chiêu bài đóng cầu tiêu,
chận nguồn thức ăn của công an bắt đầu có "hiệu quả", làm bà con khốn đốn khổ sở. Thức ăn do bà
con đặt mua khó mà đến tay được, nếu người giao không nhanh tay ném thức ăn qua hàng rào rồi bỏ chạy thục mạng.
Nhiều người đi đường cảm tình cảnh cực khổ của bà con dân oan, muốn giúp mà cũng không được.
Công an nhân dân đã làm
tròn nhiệm vụ hành dân một cách dã man theo chỉ thị của đảng.
* Ngày Thứ 17 (8/7/2007): Trong khi dân oan miền Tây tụ tập về Sài Gòn
thì tại Cần Thơ đã có gần 100 đồng bào đã biểu tình để đòi lại ruộng đất, tài sản đã bị quan chức địa phương cướp đoạt nhưng bị CA đàn áp dã man và bắt nhốt một số người.
* Ngày Thứ 18 (
9/7/2007
):
Công an từ các địa phương về Sài Gòn để "lùa" dân tỉnh mình về không
cho biểu tình nữa. Tuy nhiên, trong ngày này con số dân oan tham dự biểu tình đã lên đến 1,500 người.
Chị Cao Quế Hoa vẫn liên tục bị công an
theo dõi và rình bắt, nhưng được dân oan sẵn sàng che chở.
* Ngày Thứ 20 (11/7/2007): Từ sáng khoảng 100 đồng bào tỉnh Bình Thuận biểu tình tuần hành trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa đi hướng về công viên trước mặt Dinh Ðộc Lập cũ với biểu ngữ: "Tố Cáo Huỳnh Tấn Thành, Chủ Tịch UBND tỉnh Bình Thuận tham nhũng". Trong đoàn biểu tình có nhiều nam nữ mặc áo thun trắng với hàng chữ: "Ðả đảo bọn cướp đất, đánh đập dân dã man". Lúc 9 giờ cùng ngày đoàn biểu tình dừng lại ở công
viên trước Dinh Ðộc Lập cũ thì bị CA đến giải tán.
* Ngày Thứ 22 (
13/7/2007
):
- Từ mờ sáng, khoảng 60 bà con thuộc các tỉnh Bình
Thuận, Bình Ðịnh, An Giang, Ðồng Tháp và Thành phố Sài Gòn biểu tình tuần hành từ trụ sở văn phòng QH 2 đến Dinh Ðộc Lập. Nhưng khi đến góc đường Lê Duẫn và Ðinh Tiên Hoàng, đoạn hướng về Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ, thì bị khoảng hơn 100 CA được chở đến bằng 2 xe CA bao vây và không cho đoàn biểu tình tiếp tục cuộc hành
trình. Ðoàn này với đa số là phụ nữ, có vài người mặc áo thun phía trước có hàng chữ "Qui Nhơn cướp đất đánh người dã man" và sau lưng "Ðã đảo Tham Nhũng". Ðặc biệt trong những người đi đầu có một cụ già ốm yếu, áo mang đầy huy chương trước ngực đã gây sự chú ý cho nhiều người.
- Buổi chiều cùng
ngày, một phái đoàn của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Tiền Giang đã đến thăm hỏi và ủy lạo đồng bào dân oan 13 triệu đồng.
* Ngày Thứ 23 (
14/7/2007
):
Tuy là ngày thứ Bảy cuối tuần nhưng đồng bào từ các tỉnh vẫn tiếp tục kéo về.
- Ðoàn dân oan khiếu kiện tuần hành
kéo đến tư dinh của Nguyễn Tấn Dũng ở đường Nguyễn Ðình Chiểu
- Một phóng viên nhà báo đang
"tác nghiệp" thì bị một công an
giựt máy và hành hung, liền bị dân oan kéo đến bao vây, nên hắn vội bỏ chạy thoát thân, để lại một chiếc xe gắn máy mang biển số 52U4-6702
Bên ngoài tiền đình văn phòng
trụ sở QH 2 giờ đây đầy rẫy các lều bạt của dân oan.
* Chị Cao Quế Hoa đáp từ Hoà Thượng Thích Quảng Ðộ
* Ngày Thứ 26 (
17/7/2007
):
Ðây có lẽ là cái ngày quan trọng nhất trong
suốt quá trình biểu tình, vì một phái đoàn cao cấp của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã đến thăm dân oan tại đây. Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ đã bất chấp lệnh quản chế, đích thân Ngài hướng dẫn 1 phái đoàn gồm 5 vị đến thăm hỏi, trò chuyện ủy lạo và cứu trợ 300 triệu đồng cho dân oan khiếu kiện. Thay mặt Giáo Hội Ngài đã trao tặng dân oan số tiền 300 triệu đồng. Những lời phát biểu của Hòa Thượng đã làm nức lòng dân oan, và làm nhiều người xúc động:
"Tôi đến đây ngỏ lời thăm hỏi sức khỏe đồng bào, để chia sẻ nỗi thống khổ, tủi nhuc của đồng bào. Vì Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng là nạn nhân của chế độ như đồng bào,..."
"Giáo hội chúng tôi cũng đã từng khiếu kiện suốt ba mươi
năm qua. Cho đến nay đã có cả nghìn bức văn thư khiếu kiện, mà họ không hề phản hồi một văn thư nào, không giải quyết gì cả. Họ coi dân như cỏ rác. Cho nên Giáo hội chúng tôi cũng đồng cảnh ngộ với đồng bào đi khiếu kiện ở đây. Vì vậy mà chúng tôi đến đây chia sẻ nỗi thống khổ đó. Chúng tôi mong rằng tình trạng như thế này sẽ không
còn tồn tại ở trên đất nước này".
"Phải đòi hỏi một chế độ đa nguyên, đa đảng, đại diện đầy đủ cho 80 triệu dân. Chứ chỉ có một đảng thì không thể giải quyết được gì cho 80 triệu dân...."
"Mỗi người góp một phần, chúng ta tiếp tục đòi hỏi cho bằng được tự do, nhân quyền và công lý"
Trong ngày này, số dân oan
kéo về đây đã lên đến gần 2,000 người.
Ngay sau khi phái đoàn của Hoà Thượng Thích Quảng Ðộ đi rồi, thì công an bắt đầu tăng cường lực lượng cơ giới trong khu vực, trấn đóng các ngõ ra vào, gây hoang mang cho dân oan đang nằm tại đây. Người ta bắt đầu râm ran tự hỏi nhau không biết cái gì sẽ xảy ra kế tiếp.
* Lời than thở của dân oan
* Ngày Thứ 27 (
18/7/2007
):
Từ chập tối, các xe cơ giới của công an bắt đầu chận các ngõ ra vào. Hàng trăm công an được trang bị đầy đủ của các tỉnh với xe bít bùng, cứu thương, xe bus... đậu dài khắp cả dãy phố.
Ðoán biết trước sự việc sẽ xảy ra, đoàn dân oan xúm lại và hô to các khẩu hiệu "xin Quốc hội cứu dân oan, xin Chính phủ cứu dân oan, xin Thủ tướng chính phủ cứu dân oan... ", nhưng nào có ai nghe!
Khoảng 10.30g tối, lực lượng công an có xã hội đen yểm trợ tiến vào bên trong khu vực lều bạt với dùi cui
roi điện và lựu đạn cay, bắt từng người một liệng lên xe bus, ai chống cự thì liệng lên xe
bít bùng. Tuy đồng bào dân oan có kháng cự nhưng chỉ là yếu ớt, vì đa số là người già và phụ nữ thì làm sao chống trả được một lực lượng hùng hậu như vậy. Những sự chống trả giằng co đều nhận được những trận đòn man rợ của đám công an mất tính người này.
Khoảng gần 1giờ sáng,
công an đã cưỡng bức xong hầu hết dân oan lên xe, và phá hủy các lều bạt tại dây.
Ngay khi màn đàn áp vừa chấm dứt thì lần đầu tiên mới có 1 tờ báo trong nước loan tin, là tờ Thanh Niên, nhưng lại là tin... thất thiệt. Không biết các phóng viên của tờ Thanh Niên thật sự có mặt tại chỗ khi công an "ra quân" hay không, mà không hề nhắc đến việc đàn áp dã
man của công an, mà chỉ bảo là các "bạn dân" này "chỉ làm công tác bảo vệ an ninh
trật tự vòng ngoài", trong khi các cán bộ Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, làm
công tác dân vận. Làm gì có chuyện "những cán bộ MTTQ, đoàn thể và người dân tình nguyện, vừa vận động vừa phụ giúp bà con mang đồ đạc ra xe ô tô của các địa phương". Ðây là một sự xuyên tạc, bóp méo sự thật vô cùng trắng trợn. Và điều này không có gì ngạc nhiên theo đúng truyền thống
"nói láo như vẹm" của báo chí quốc doanh.
Chưa hết, báo Sài Gòn Giải Phóng còn nói "có sự liên kết giữa các tỉnh, xuất hiện những đối tượng cầm đầu xúi giục, có liên quan đến các tổ chức phản động ở nước ngoài... để kích động người khiếu kiện từ các tỉnh như Tiền Giang, Ðồng Tháp, Long An, Bình Dương, Kiên Giang, Bến Tre,
Bình Phước, Bình Thuận, Tây Ninh... tập trung về các cơ quan trung ương ở TPHCM và Hà Nội trong thời gian gần đây."
Trong khi đó thì thứ trưởng Công an Thi Văn Tám đã lập xong danh sách và chuẩn bị "bắt nguội"
13 đối tượng ở các địa phương "thuộc các thành phần này, đã trực tiếp tham gia kích động và cung cấp tiền bạc (nhận từ các tổ chức phản động) cho người dân đi khiếu kiện." (Thứ trưởng Công an Thi Văn Tám nói rằng đến nay đã xác định có 13 đối tượng ở các địa phương "thuộc các thành phần này, đã trực tiếp tham gia kích động và cung cấp tiền bạc (nhận từ các tổ chức phản động) cho người dân đi khiếu kiện.").
Cuộc biểu tình của dân oan
các tỉnh miền Nam kéo dài suốt 27 ngày qua tại Sài Gòn tuy đã bị phá vỡ, nhưng đây chính là bước khởi đầu cho những chuỗi ngày tranh đấu sắp tới của dân oan khiếu kiện nói riêng, và toàn thể nhân dân Việt Nam yêu
chuộng tự do dân chủ nói chung. Cộng sản Việt Nam đã dựa trên lòng sợ hãi của người dân để đè đầu cưỡi cổ, đàn áp trù dập. Nhưng người dân không còn sợ hãi nữa. Chúng ta có thể lạc quan mà nói rằng cái ngày mạt vận của chế độ độc tài đảng trị không còn xa nữa!
Lê Minh Úc tổng hợp (19/07/2007)
=END=
5- Tin Tức Quốc Nội
- Kháng thư số 16 Của Khối 8406 Phản đối nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đàn áp Dân oan khiếu kiện
Kháng thư số 16
Phản đối nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam
đàn áp Dân
oan khiếu kiện đêm 18 rạng ngày
19-07-2007
Việt Nam, ngày 20 tháng 07 năm 2007
Kính thưa toàn thể Ðồng bào Việt
Nam
trong và ngoài nước,
Kính thưa Liên Hiệp Quốc, các
Chính phủ, các Quốc hội năm châu,
Kính thưa các Tổ chức Nhân
quyền và các Cơ quan Truyền thông quốc tế.
Kể từ hôm 22-06-2007, lần lượt dân oan 19 tỉnh: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Ðồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà
Vinh, Vĩnh long, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Lâm Ðồng, Cần Thơ, Hậu Giang,
Cà Mau, Bình Thuận và chín quận ở thành phố Saigon: Gò Vấp, Bình Chánh, Bình Thạnh, quận 4, 5, 6, 7, 9, 12 (nguồn: Ðơn Kiến nghị khẩn cấp của Ðồng Bào ngày 16-07-2007) -trong cơn tức nước vỡ bờ vì bị nhà cầm quyền địa phương lẫn trung ương không chịu giải quyết ổn thỏa chuyện họ bao lần khiếu nại việc bị cướp đất đai, nhà cửa từ mấy chục năm qua- đã đến "nằm vạ" trước tiền đình Văn phòng 2 Quốc hội CSVN ở số 194 đường Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận để "đánh trống kêu oan", mong "đèn trời soi
xét".
Thế nhưng cái gọi là
"cơ quan quyền lực cao nhất nước" vẫn đóng cửa im lìm, khiến đồng bào phải ta thán: "Cơ quan gì giống bãi tha ma, không thấy một bóng hình cán bộ! Trách
nhiệm ở đâu? Bác ái nơi nào? Sao nỡ đoạn tình nhân loại? Sao đành ngoảnh mặt làm ngơ?". Phụ họa với thái độ vô trách nhiệm của các "đại biểu nhân dân này" là sự câm lặng hèn nhát hay tuyên
truyền láo khoét của các "tiếng nói dân nhân" (hơn 600 báo đài), sự dửng dưng lạnh lùng,
tháp ngà cố thủ của một số "lãnh đạo tinh thần nhân dân" (thuộc nhiều tôn
giáo). Bù lại, chỉ có "bạn hữu nhân dân" là vô số công an và dân quân chìm nổi -từ địa phương lẫn tại khu vực- nhưng thay vì bảo vệ, bênh đỡ, cứu giúp thì ngày đêm trà trộn, vây bủa để nắm danh sách, moi thông tin, nhận diện thủ lãnh biểu tình,
hoặc ngăn chặn, hành hung các phóng viên đến tìm hiểu sự thật, hoặc hăm dọa, cướp bóc những đồng bào hảo tâm và các chiến sĩ dân chủ đến giúp đỡ đoàn người đói khát bệnh tật, hy vọng mong manh, sống trong cảnh chiếu đất màn trời. Cũng có những đoàn cán bộ sở tại đến giở trò dối gạt cũ mèm là kêu mời đồng bào về lại địa phương để được giải quyết!
Cuộc biểu tình đã bước qua tuần thứ bốn với khí thế ngày càng dâng cao, ý chí ngày càng kiên định, lực lượng ngày càng đông đảo, tiếng vang ngày càng rộng khắp và sự ủng hộ của đồng bào ngày càng nồng nhiệt, nhất là sau chuyến viếng thăm của Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ sáng ngày 17-07, thì khoảng buổi chiều cùng
ngày, Phó Thủ Tướng CSVN Trương Vĩnh Trọng từ Hà Nội bay vào. Nhưng ông đã không tới thăm dân oan cho biết sự tình mà lại cùng Thứ Trưởng bộ Công An chủ tọa một buổi họp bàn duyệt biện pháp đàn áp cuộc biểu tình của dân khiếu kiện.
Thế là vào tối ngày
18-07, từ 1000 đến 2000 công an, mật vụ, quân đội, thậm chí xã hội đen, trang bị roi điện, dùi cui, lựu đạn cay, súng lớn súng nhỏ, đem xe tăng, xe tù, xe đò, xe cứu thương, xe chữa lửa, xe chở súc vật lại bao vây toàn bộ khu vực sau khi đã cúp điện và phá sóng điện thoại. Mở đầu, công an kêu gọi dân hãy trở về quê, nếu không sẽ sử dụng vũ lực. Nhưng đồng bào thấy mình chẳng còn gì ở quê nhà, trở về cũng hoàn toàn vô vọng nên đa số (khoảng 600 người) quyết tử thủ. Thế là đèn cao áp chiếu vào cho lóa mắt, vòi rồng xịt nước cho ngất ngư, roi điện vụt xuống cho tơi tả, lựu đạn cay tung ra và bình chữa lửa phun vào mặt cho tối mù, rồi cả hàng
ngàn công an nam nữ, mặt đằng đằng sát khí, điên cuồng như một bầy thú dữ, xông vào dám dân oan đa phần là phụ nữ hay già
lão, bắt lấy từng người vất lên xe đò hay xe thùng như con vật. Cả một vùng trời đêm vang lên tiếng hò hét, hăm dọa của lũ sói dã man và tiếng kêu cứu, khóc lóc, van nài lẫn chửi rủa của đám dân vô
tội, trước sự chứng kiến đau lòng nhưng bất lực của khoảng 5000 ngàn dân Sài gòn. Ai trong đoàn biểu tình phản kháng
thì còng tay lại, đẩy lên xe tù hay đánh cho u đầu vỡ trán rồi quẳng lên xe cứu thương. Chứng nhân tại chỗ cho biết có mười mấy người bể đầu phải chở đi bệnh viện, nay không biết tình trạng ra sao. Các thủ lãnh biểu tình, đã bị nhận diện từ trước, đều bị bắt lên xe tù, đem về giam ở trại Phan Ðăng Lưu hay đâu đó.
Chiến dịch đàn áp kéo
dài hơn 2 tiếng và kết thúc vào lúc 0g34 phút ngày
19-7-2007
.
Toàn bộ lều bạt, chăn chiếu, đồ đạc, biểu ngữ, thậm chí cờ đảng, cờ nước, ảnh Hồ Chí Minh, ảnh liệt sĩ, bằng Tổ quốc ghi công... của dân oan đều bị vứt lên xe rác đậu sẵn tại hiện trường. Sau đó xe vòi rồng phun nước xối sạch toàn bộ khu vực, nhất là cho trôi đi máu của dân oan, để lại một Văn phòng sạch sẽ xinh đẹp, chuẩn bị cho ngày khai mạc Quốc hội khóa 12 vào lúc sáng sớm (tại Hà Nội). Thật chẳng khác
nào vụ Thiên An Môn ngày
4-6-1989
,
chỉ có tầm mức đàn áp là giới hạn!
Số đồng bào bị bắt lên xe
chở về tỉnh thì đã bị bỏ giữa đường, ai lo tìm đường về nhà nấy. Nhiều người trả lời phỏng vấn của các báo đài hải ngoại hôm 20-7, cho biết họ đã bắt đầu bị mời đi "làm việc" (bị thẩm vấn và hăm dọa). Tất cả dân oan đều không chút hy vọng được trả lại công lý, mặc dầu nhà cầm quyền địa phương các tỉnh có dân khiếu kiện vừa mới hùng hồn hứa hẹn sẽ giải quyết dứt điểm trong vòng vài tháng vô số vụ việc mà họ đã không
muốn và không thể giải quết mấy chục năm trời. Trái lại dân đang lo sợ sẽ bị trả thù khốc liệt và số phận bị thủ tiêu bí mật (như trong vụ nông dân Thái Bình cách đây gần hai thập niên) đang rình
chờ các thủ lãnh dân oan, những người trong 27 ngày qua đã làm đại biểu khiếu kiện, đã điều động các cuộc biểu tình, đã dùng loa phóng thanh tố cáo các cán bộ cướp của, đã đứng ra nhận sự giúp đỡ cho dân oan từ bên ngoài, nhất là từ đồng bào hải ngoại. Thế nhưng họ cũng cho biết sẽ kiên trì tiếp tục con đường khiếu kiện, bởi lẽ họ chẳng còn gì để mất!
Trước các diễn biến đau thương nói trên, Khối 8406 chúng tôi nhận định rằng:
- Ðây lại thêm một bằng chứng cho thấy nhà cầm quyền Cộng sản không hề là
"của dân, do dân, vì dân" mà chỉ là một tập đoàn băng đảng cấu kết với nhau (chính quyền+quốc hội+công an+mặt trận), bao che nhau từ trên xuống dưới để chia chác giang sơn, cướp bóc đồng bào, hầu ngày càng tăng thêm phương tiện vật chất mà duy trì mãi mãi quyền thống trị trên cả dân tộc. Họ sẽ chẳng bao giờ có thiện chí và
khả năng giải quyết hàng triệu vụ khiếu kiện đất đai vốn tràn lan cả nước.
- Ðảng và nhà nước CSVN chỉ cai trị dân bằng lừa dối và bạo hành. Miệng họ lúc nào cũng hô hào chống tham nhũng, nhưng khi các nạn nhân của tham nhũng lên tiếng kêu oan, dù là cách hiền hòa nhẫn nhục, có lúc
van vái kêu cầu, thì họ lại nhẫn tâm hứa cuội hay trù dập từ năm này sang năm khác. Ðến lúc dân cương
quyết đòi công lý như trong 27 ngày qua thì họ thẳng tay trừng trị. Bởi lẽ tập đoàn tham
nhũng chính là hầu hết các thành viên trong đảng và chính quyền CSVN, vốn luôn tự coi mình
là những ông trời con, còn toàn dân chỉ là cỏ rác, nô
lệ.
- Tập đoàn CSVN là những kẻ vừa mất hết tính người vừa mất hết tình người, vừa khinh thường nghĩa đồng bào vừa chà đạp tình đồng loại. Lòng tham lam của cải vô đáy và sự ham hố quyền lực vô biên của họ đã đẩy đại bộ phận nhân dân vào cảnh lầm than, chẳng còn có những phương tiện để sống cho ra một con người. Họ đã dâng một phần lãnh thổ cho lân bang, đã bán nhiều mảnh đất thuận lợi cho nước ngoài, và đang tìm cách bòn rút những mẩu rẻo ruộng vườn hay miếng đất sinh sống còn lại của hàng chục triệu nông dân và thị dân cùng khổ.
- Tập đoàn CSVN đã dùng
nhiều biện pháp tinh vi, những phương thế thâm độc để biến những con người lẽ ra phải bênh vực cho công lý đúng theo sứ mạng thì lại dửng dưng lạnh lùng, phải lên tiếng cho sự thật đúng theo thiên chức thì lại im lặng hèn nhát hay phát biểu quàng xiên, phải bênh đỡ cho kẻ yếu thế cô thân đúng theo nhiệm vụ thì lại hành xử như lũ chó săn mù quáng và điên cuồng. Sự tàn phá lương tâm và lương tri của con người, hủy hoại khí phách và ý chí của dân tộc như thế là tội nặng nhất của tập đoàn CSVN.
- Cuộc biểu tình khiếu kiện kiên
trì và dũng cảm vừa qua của đồng bào 19 tỉnh và 9 quận Sài gòn là một ngọn lửa cần được thổi bùng lên cùng duy trì mãi, vì chắc chắn dân sẽ còn đứng lên đòi công lý trong cái chế độ mãi mãi
bất công này. Ðó cũng là dấu chỉ hy vọng cho thấy dân tộc Việt
Nam
vẫn kiêu hùng đánh trả ngoại xâm lẫn nội xâm.
Hành động hỗ trợ về vật chất và tinh thần của đồng bào trong nước, nhất là của đồng bào hải ngoại cho cuộc khiếu kiện vừa qua là rất đáng hoan nghênh và cổ vũ, cho thấy lòng nhân ái và tình tự dân tộc trong đại khối con Hồng cháu Lạc luôn sống động và cụ thể. Chuyến viếng thăm dân oan của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, đặc biệt của ngài Hòa thượng Thích Quảng Ðộ là sự thể hiện tinh thần bi trí dũng của Phật giáo và là một tấm gương sáng cho mọi Giáo hội và mọi chức sắc tôn giáo khác noi theo. Ðây mới thực sự là đồng hành cùng dân tộc, sống đạo pháp trong lòng dân tộc!
- Việc giải quyết các khiếu kiện của dân oan
nói riêng cũng như việc giải quyết mọi vấn đề của dân tộc nói chung chỉ có thể được thực hiện cách thành công tốt đẹp trong một chế độ đa nguyên đa đảng, dân chủ, tự do, phi cộng sản phi độc tài.
Ðể góp phần chận đứng tội ác của CSVN, Khối 8406 chúng tôi kêu gọi
- Toàn thể Ðồng bào Việt Nam, các cơ quan truyền thông
xã hội, các lực lượng đấu tranh dân chủ trong và ngoài nước, các Quốc Hội, các Chính Phủ và mọi ai yêu chuộng tự do và công lý trên khắp hoàn vũ (1) hãy
mạnh mẽ lên án hành vi đàn áp dân oan vô tội của nhà cầm quyền CSVN, (2) hãy làm mọi cách áp lực nhà cầm quyền CSVN trả lại đất đai cho dân oan đã bị tước đoạt cách bất công, đồng thời xử lý nghiêm minh những quan chức đã cướp bóc tài sản của họ, (3) đòi buộc nhà cầm quyền CSVN trả tự do ngay cho những dân oan đang bị cầm tù, đặc biệt là các thủ lãnh biểu tình như Phạm Văn Trội, Nguyễn Ngọc Hiền, Cao Quế Hoa, Lê Thị Nguyệt..., (4) thường xuyên theo dõi sinh mạng của các
lãnh đạo dân oan kẻo họ bị CSVN thủ tiêu hay tống ngục.
- Các lực lượng công
an, quân đội, báo chí, chức sắc quốc doanh vốn đang hợp tác với nhà cầm quyền gian ác hiện tại bằng hành động đàn áp, tuyên truyền xuyên tạc hay im lặng đồng lõa hãy nhớ rằng những hành vi của các người đã, đang và sẽ bị lãnh đạo CS lạm dụng kiểu vắt chanh bỏ vỏ, như CS đã lạm dụng ngay cả những đóng góp hy sinh to lớn của nhiều người trong số dân oan đang kiện tụng. Ngoài ra, việc hợp tác hy sinh hay đồng lõa dung túng cho chế độ CSVN sẽ còn để lại dấu ấn ô nhục muôn đời, mắc tội đối với toàn dân tộc, và không thể tránh được cán cân công lý. Và dĩ nhiên sự trừng trị của nhân
dân lẫn lịch sử sẽ là đích đáng cho tập đoàn lãnh đạo CSVN, nếu họ không biết mau mắn sám hối trở về cùng dân tộc và chuộc lại lỗi lầm.
Việt
Nam
,
ngày 20 tháng 7 năm 2007
Ban Ðại diện lâm thời Khối 8406:
1- Kỹ sư Ðỗ Nam Hải, Sài Gòn
2- Cựu Sĩ quan Trần Anh
Kim, Thái Bình
3- Linh mục Phan Văn Lợi, Huế.
=END=
6- Tin Tức Quốc Nội
- Mục Sư Hoàng Mạnh Trường Cùng Các Mục Sư VN Phản Ðối Chính Quyền CSVN Vân Ðồn-Quảng Ninh
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam
Ðộc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc
Thư phản đối
Chính quyền Vân Ðồn-Quảng Ninh
gây phẫn nộ với toàn thể tín hữu Hội Thánh Tin Lành
Kính gửi:
1. Ông chủ tịch nước - Nguyễn Minh Triết
2. Ông thủ tướng chính phủ - Nguyễn Tấn Dũng
3. Ông Tổng Bí Thư - Nông Ðức Mạnh
4. Uỷ ban tôn
giáo chính Phủ
5. Uỷ ban tôn
giáo Quốc tế
6. Các cơ quan ngôn
luận trong và
ngoài nước.
Chúng tôi gồm:
1. Mục Sư Hoàng Mạnh Trường
2. MSNC Trương
Thị Xuyến
3. MSNC Bùi Thị Mùi
4. Cùng tất cả tín hữu Tin
Lành tại Huyện Vân Ðồn- Tỉnh Quảng Ninh và trên toàn quốc thuộc Liên
Ðòan Truyền Giáo Phúc Âm- Hội Thánh Phúc-Âm.
Ngày 18/7/2007 vừa qua vào
lúc 9h30 cán bộ có tên Lã Văn Hoằng, Trưởng Công An xã Ðông Xá, Huyện Vân Ðồn, Tỉnh Quảng Ninh đến nhà tôi (Mục sư Hoàng Mạnh Trường, thường trú tại Thôn Ðông Sơn, Xã Ðông Xá, Huyện Vân Ðồn- QN), nói rằng: "thay mặt chính quyền xã mời em lên ủy ban nhân dân có chút việc để bàn".
- Tôi hỏi lại là thưa cán bộ có chuyện gì vậy? Cán bộ nói:
"chỉ là chuyện nhẹ nhàng có tính cách xây dựng mà thôi".
- Tôi trả lời: "đi thì cũng sẵn sàng
thôi nhưng cho tôi một giấy mời ghi rõ ngày giờ và nội dung rõ ràng, đàng hoàng thì tôi sẽ đến, vả lại tôi còn
phải sắp xếp công việc nhà chứ?
Nhưng cán bộ Hoằng trả lời rằng:
"Không cần giấy đâu làm gì cẩn thận thế?".
Tôi dứt khoát một lần nữa rằng:
"Ông là cán bộ đại diện cho chính quyền, còn tôi là Mục sư đại diện cho Hội Thánh; cho nên đối với tôi đã làm việc nơi công sở phải dựa trên luật pháp chứ không thể mời làm việc bằng miệng cách cá nhân được.
Ông Hoằng nói: "vậy thì để tôi chạy về báo cáo cấp trên nhé!"; tôi nói: "việc đó là của
ông".
Cán bộ trở về xã sau đó khoảng 11h
quay lại nhà tôi một lần nữa nói rằng: "nếu anh Trường không lên thì chiều nay các anh ấy sẽ đến nhà để nói chuyện".
Tôi trả lời: "được!" và hỏi thêm: "ông nói các anh ấy đến nhà tôi
nói chuyện là ai vậy?.. Công an tỉnh, Huyện hay chỉ xã thôi".. Cán bộ trả lời rằng:
"chỉ có xã thôi." (Xin nói thêm, mới ngày hôm trước đã có mấy cán bộ đến xung quanh gia đình tôi quay phim và chụp hình đang khi
chúng tôi thờ phượng Chúa Jesus.)
Khoảng 2h45 phút thì tôi ngạc nhiên
thấy có một đoàn cán bộ đến nhà tôi:
Ông phó chủ tịch Hoàng
giới thiệu là trưởng đoàn làm việc:
1. Ông Trúc -Công an
tôn giáo tỉnh QN
2. Ông Tô-Công an tôn
giáo tỉnh
3. Ông Minh-Công an
Huyện
4. Ông Bùi Luân- Công
an điều tra Huyện Vân Ðồn
5. Ông Lã Văn Hoằng- Trưởng công an xã Ðông xá, (Người viết biên bản buổi nói
chuyện)
6. Ông Vừng- là đại diện hội Cựu chiến binh
7. Ông Báu -là đại diện mặt trận tổ quốc.
8. Ông Châu- bí thư tri bộ đảng
9. Cùng một số người khác không nhớ tên họ cũng không vào nhà, nhưng đi lùng sục bên ngoài.
Nội dung làm việc như sau:
Sau khi Ông Hoàng - trưởng đoàn giới thiệu xong các thành viên trong đoàn thì ông đã chụp mũ ngay:
"Chúng tôi đại diện cho chính quyền xã đến đây thông báo cho anh Trường một việc có liên
quan đến Hội thánh đang sinh hoạt tại Vân Ðồn ấy là mới nghe được nguồn thông tin là Hội thánh chuẩn bị tổ chức đại hội, và chúng tôi biết anh là trùm đạo nên nhắc nhở với anh là không được tổ chức và nếu có đông người từ các tỉnh đổ về thì phải báo cáo trình giấy tờ vì hội nhánh của các anh là chưa được phép."
Tôi hỏi lại ngay: "là
chính vì nguồn thông tin đó mà quý cán bộ kéo đến nhà tôi đông như vậy phải không?" Ông Hoàng nói: "đúng như thế!"
và nói thêm là sinh hoạt tôn giáo như vậy thì chưa được phép phải xin phép chính quyền.
Tôi hỏi lại: "Vậy các ông
cán bộ đã nghe thông tin đó từ ai? Ở đâu? Và bằng cớ nào? Nếu cán bộ nhìn ra một cục đất cũng phải có giấy tờ đàng hoàng chứ hôm nay chỉ là một thông tin mà cán bộ đến đây để quy chụp ngăn cản vô căn cứ như vậy là không đúng! Việc này gây bức xúc cho nhân dân xung quanh và tín đồ chúng tôi; vả lại chuyện đại hội hay trại hè thuộc nội bộ của Hội thánh chứ không liên quan gì đến chính quyền cả, cũng như mọi người vẫn tầng tầng, lớp lớp kéo về Vân Ðồn nghỉ mát vậy thôi có đoàn nào phải xin phép đâu?? Một buổi cầu cúng của gia đình các ông cũng vậy có ai phải xin phép đâu? Vả lại người không tôn giáo không biết gì về tôn giáo
làm sao mà lại đòi kiểm soát người có niềm tin?.
Theo luật pháp quốc tế cũng như Việt Nam đều đã ghi rõ tất cả mọi người được quyền tự do tôn giáo thể hiện niềm tin bất cứ nơi nào.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
năm 1992 có ghi về chính
sách tôn giáo của Nhà nước như sau:
"Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, theo hoặc không theo 1 tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật."
Ông Vừng - đại diện cho cựu chiến binh lên tiếng nói: "Cầu cúng người đã khuất sau mãn 100 ngày vẫn phải xin
phép, tôi thấy ông này nói bừa và không hiểu biết gì cả."
Tôi nói tiếp: "Công dân Việt Nam có
quyền lập hội và không ai được xâm phạm quyền vào hoặc ra hội, các hội đều bình đẳng ngang hàng với nhau không được áp đặt hội phụ nữ trên hội cựu chiến binh và ngược lại, vậy các hội cũng không được quyền trên hội thánh, vậy tại sao hôm nay các hội lại có mặt ở đây. Cũng xin
nói thêm: tại tỉnh Quảng Ninh nói chung và Huyện Vân Ðồn nói
riêng thì thường xuyên hội thánh khi làm việc với chính quyền phụ trách về tôn giáo thì từ hội phụ nữ, cựu chiến binh, hội nông dân vv... đều có mặt!
Phải chăng cán bộ tôn giáo
chỉ là bù nhìn không biết gì về nghiệp vụ làm việc với giáo
dân cách chính đáng theo luật, chức năng chứ thứ nghiệp vụ kiểu xã hội đen thì làm sao đất nước tiến lên được chứ? Tôi thấy đây là việc cán bộ làm việc không hề hiểu biết luật pháp mà lãnh đạo theo kiểu lấy thịt đè người chứ không hề có trí
thức gì cả.
Tôi thiết nghĩ rằng hội phụ nữ thì nên đi giúp những phụ nữ bệnh tật, hội nông
dân thì đi mà giúp nông dân giải quyết công việc và cựu chiến binh
thì đi thăm hỏi chăm sóc những thương bệnh binh thì hơn Tại sao lại đi giải quyết việc tôn giáo? chúng tôi yêu cầu chính phủ phải chấn chỉnh lại cách
làm việc thiếu hiểu biết của cán bộ Huyên Vân Ðồn và công an tỉnh Quảng Ninh."
Các cán bộ nói rằng:
"Hôm nay chính quyền đến đây là vì tình cảm người nhà hàng xóm thôi". Tôi tự hỏi tình cảm đi chơi thăm hỏi gì mà lại ghi
biên bản đó chỉ là một câu chữa chối mà thôi.
Quý vị thấy đấy! thứ tình cảm kiểu mới của thế kỷ 21??? Vậy mà cán bộ huyện, xã vẫn chưa hiểu ra ngồi lắng nghe và gật, lại có nguyên một trưởng công an xã ngồi viết lại từng lời vào biên bản nữa chứ..?
Chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An đã nhấn mạnh với các đảng viên là phải xây dựng một nhà nước pháp quyền vậy thì pháp quyền kiểu mới hay sao?
Tôi phản đối và
không đồng ý về cách làm việc vô căn cứ không đúng luật và sai chức năng của các cán bộ như vậy, và chính vì cán bộ làm việc như thế nên buổi làm việc hôm nay
là không có giá trị gì cả.
Chúng tôi cũng phản đối về nhiều việc mà công an tôn giáo Huyện Vân Ðồn và Tỉnh Quảng Ninh đã xâm phạm niềm tin tôn
giáo cũng như nhân phẩm, nhân quyền cách nghiêm trọng gây bức xúc cho toàn thể tín hữu toàn tỉnh trong suốt hơn 12 năm (Từ 1994-2007)
Ỉ Công an huy động lực lượng gây áp lực, khủng bố trước trong và sau các kỳ lễ lớn (Giáng
sinh..)
Ỉ Cán bộ tên là
Toàn thay vì đối thoại nhưng cứ đi nói xấu tín hữu gây chia rẽ.
Ỉ Cán bộ gây áp lực với các trường giáo dục hù doạ, học sinh bỏ đạo tin lành nếu không sẽ bị hạ hạnh kiểm vào cuối kỳ.(Trường tiểu học Ðông xá và Trường trung học hải đảo) Khi phụ huynh chúng tôi đến phản đối thì cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Bình chỉ nói là đó là chỉ thị của cấp trên)
Ỉ Những tín đồ thường xuyên bị quy chụp cho là phản động, theo đạo Mỹ.
Ỉ Gần đây cán bộ còn
photocopy những thư nặc danh và văn bản của hệ phái khác nói xấu người lãnh đạo chúng tôi để phát cho các thôn xóm đọc trước dân hòng gây chia rẽ tín đồ (Việc này vô lý và không đúng chức năng cán bộ của đảng cộng sản nó đã gây bức xúc đến tín hữu chúng tôi).
Cuối cùng ông Trúc ban tôn giáo tỉnh nói rằng: Mọi người được quyền tự do tín ngưỡng tôn
giáo nhưng không được
tự do sinh hoạt tôn
giáo, (tôi nghĩ ông cán bộ này nói như vậy thì chẳng khác gì giống như: "mọi được quyền sinh con nhưng không được nói hoặc ăn uống gì cả! Muốn ăn uống, nói chuyện, học hành yêu thương ai phải xin phép đảng và nhà nước").
Kính thưa ông chủ tịch Nguyễn Minh
Triết!
Chúng tôi biết ông đã có cuộc gặp lịch sử mới đây với tổng thống Hoa Kỳ George
W. Bush, và ông luôn nhấn mạnh đến cụm từ "Trao đổi - Cởi mở - Thẳng thắn" Dựa trên cơ sự hiểu biết lẫn nhau và vì lợi ích của hai dân tộc.
Mong ông cũng suy nghĩ lại câu trả lời đài truyền hình Mỹ CNN sau
chuyến viếng thăm Hoa Kỳ: "Chúng tôi đã đấu tranh giải phóng dân tộc giành lại quyền con người đã mất. Vì vậy hơn ai hết, chúng tôi rất yêu nhân quyền."
Nếu ông tôn trọng nhân
quyền thật thì hãy thẳng thắn chỉnh đốn những cán bộ ngu dốt nhưng lại thay mặt chính quyền đầy những mưu ác gây sách nhiễu, trói buộc nhân dân trong sự sợ hãi bằng những lời nói dối gian, thành kiến, gây phân hóa nhân dân trong suốt hơn 12 năm qua tại Huyện Vân Ðồn - Quảng Ninh.
Chúng tôi yêu cầu:
1. Chính quyền tại Huyện Vân Ðồn-Quảng Ninh
làm việc với dân phải dựa trên luật pháp và hiến pháp chứ không bằng những suy nghĩ đầy định kiến và thù nghịch với những lời nói xấu hăm doạ giáo dân một cách sai sự thật, vô cớ.
2. Chính quyền phải làm việc đúng chức năng của mình và
phải làm việc với các nhà lành đạo tôn giáo trong tinh thần trao đổi, thân thiện và hòa bình thay vì tuyên chiến như bấy lâu nay.
3. Chính quyền nên dừng ngay
việc photo, phân phát những văn bản và thư nặc danh để nói xấu, bôi nhọ người lãnh đạo tôn giáo của chúng tôi; việc làm đó không hợp pháp và không có căn cứ, sai chức năng của một chính
quyền của dân, vì dân. Một cán bộ chính quyền có việc làm như thế là phản tác dụng và mất tư cách - đó chỉ là vịêc của kẻ lưu manh,
giang hồ và là kẻ thù của nhân dân.
4. Chính quyền hay ngưng ngay mọi hành động khủng bố đạo Tin Lành cũng như các tôn giáo khác; hãy chấm dứt ngay thái độ thù địch tôn giáo của các cán bộ. Chúng tôi yêu cầu chính quyền trung ương hãy cách chức ngay những quan chức sách nhiễu nhân dân, giáo dân đang hống hách,
cửa quyền bắt nạt ngừơi dân. Hãy chọn những ngừoi biết thương dân, biết giúp dân, biết hiến pháp, luật pháp nhà nước và bíêt tôn trọng nhân quyền, tự do dân chủ và nhất là biết tôn trọng cấp lãnh đạo của các tôn giáo.
5. Chính quyền phải trả lại 100 cuốn kinh
thánh do Ban tôn giáo nhà nước Việt
Nam
in, có giấy xuất kho của Mục sư Âu Quang Vinh địa chỉ: Số 2 ngõ trạm Hà Nội mà công an tỉnh Quảng Ninh tạm giữ suốt 10 năm qua
Chúa phán: "Ðức Chúa Trời kỵ tà, hễ ai ghét
ta, ta sẽ nhân tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời,và sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến ta và
giữ các điều răn ta." Kinh Thánh theo sách Xuất
Êdiptoky 20:5-6
Lời chúc phước và rủa sả của Ðức Chúa Trời ảnh hưởng đến nhiều thế hệ tương lai. Quý vị hãy chọn hoặc rủa sả hoặc chọn phứơc hạnh trên quốc gia dân tộc, gia đình cá nhân của mình.
Cuối thư, chúng
tôi tuyên bố rằng: từ thời kỳ Lénin-Stalin- Mao Trạch Ðông- Fidel Castro đến các lãnh tụ vô thần khác; chưa một ai và sẽ mãi mãi không bao giờ có một ai có
thể có thể dập tắt đựơc đaọ Tin Lành Sự Sống của Ðấng Christ phục sanh. Và lịch sử cho thấy kẻ nào chống lại Tin Lành của Chúa Jesus đều bị Chúa rủa cả dòng họ. Nếu chính quyền Vân Ðồn-Quảng Ninh không bị Thượng Ðế rủa sả thì hãy ngưng ngay việc bắt bớ con dân Tin Lành.
Kính Thư,
Ký tên
1. Mục Sư - Hoàng
Mạnh Trường
2. Mục sư - Trương
Thị Xuyến
3. Mục sư - Bùi Thị Mùi
Và Mục Sư đoàn trên
toàn quốc cùng tòan thể tín hữu Tin Lành đồng ký tên.
=END=
7- Ðời Sống Quanh Ta
- Ðời tôi là
thế
Benedict Carey
(The New York Times)
Minh Trang phỏng dịch
(VNN)
Hơn một thế kỷ qua, các
nhà nghiên cứu đã nỗ lực tìm kiếm những thành tố cơ bản nhất để hình thành bản chất cá nhân của từng con người, ví dụ như sự dịu dàng và bồng bột xây dựng đặc điểm của một cô Anna, hay sự chậm chạp và nhạy cảm hình thành sự khác biệt của một Andrew.
Nhưng họ lại bỏ qua một yếu tố quan trọng - đó là cuộc đời của mỗi người tự nó nói lên bản chất của con người đó.
Những câu chuyện này nối tiếp những câu
chuyện khác. Một anh chàng trong quán rượu ở sân bay
tình cờ nghe được một câu chuyện, nhưng một sĩ quan
hàng không lại nghe theo kiểu khác, và phi hành đoàn lại biết một câu
chuyện hoàn toàn khác nữa. Thêm vào đó, âm điệu, bài học luân lý, hay thậm chí cả tình huống xảy ra câu chuyện cũng có thể làm thay đổi tâm trạng của con người, đảo lộn trật tự giữa cái chính với cái phụ.
Tuy nhiên, trong thập niên vừa qua, một số nhà tâm
lý học cho rằng các thành tố hình thành bản tính cá nhân của con người chính là một bức tranh ba chiều. Những khám phá mới đã giúp ích cho họ rất nhiều. Người lớn hào phóng, hướng thị từ khắp các tầng lớp kể lại câu chuyện với nhiều điểm tương đồng, những người đã vượt qua căn bệnh tinh thần bằng tâm lý trị liệu cũng như vậy.
Mỗi người Mỹ có một cuộc sống riêng, nhưng chúng ta luôn luôn cập nhật cuộc sống của chính
mình
- cách mà chúng ta nhìn nhận về mỗi hoàn cảnh không chỉ định hình suy nghĩ của chúng ta về bản thân mà cả về hành vi ứng xử. Hiểu rõ cuộc đời mình như thế nào, con người sẽ có thể thay đổi cách tường thuật chính mình.
Giáo sư tâm lý học tại
Northwestern, tác giả quyển sách "The Redemptive Self" xuất bản năm 2006,
ông Dan P. McAdams nói: "Trong lần nghiên cứu về cuộc đời lần đầu tiên, người ta thường nghĩ đây là một vấn đề không quan trọng, nhưng cuộc đời thật thú vị, đúng không? Sau đó chúng tôi nhận thấy cách tường thuật cuộc đời chi phối hành vi con người, những hình ảnh có được không chỉ là quan điểm của chúng ta khi nhìn về quá khứ, mà còn
cả về tương lai".
Các nhà nghiên cứu nhận thấy não người có một sự đồng cảm tự nhiên để xây dựng hoạt động tường thuật. Người ta có xu hướng nhớ lại sự việc chính xác hơn nếu họ được yêu cầu thuật lại cả câu chuyện thay vì chỉ liệt kê theo danh sách, đồng thời lý lẽ của họ cũng có sức thuyết phục hơn khi xây
dựng một câu chuyện tường thuật.
Ða số chúng ta không nhận thức được bản thân mình ở trong câu chuyện, có khởi đầu, triển khai và thậm chí cả kết thúc, chỉ cho đến khi họ trưởng thành. Kate McLean, giáo sư tâm lý học tại đại học
Toronto
,
Mississauga
nói: "Trẻ nhỏ thường tự đánh giá chúng theo một quan điểm rộng và thẳng, đại loại như "Tôi thích bóng chày, không thích bóng đá. Khả năng định nghĩa này - tức là nói về quá trình phát triển hoặc giải thích - được hình thành trong thời thanh xuân"
Các nhà tâm lý học biết rõ câu
chuyện cuộc đời sẽ là như thế nào khi chúng được gìn giữ cẩn thận, ít nhất là đối với một số người dân Hoa kỳ. Trong nhiều năm, tiến sĩ McAdams và nhiều người khác đã phỏng vấn hàng trăm người cả nam lẫn nữ, đa số đều trên 30 tuổi.
Trong cuộc phỏng vấn, người ta mô tả các giai đoạn cuộc sống như thể là từng chương sách, từ những năm từ những năm thơ ấu, sang đến thời thanh xuân và đứng tuổi. Họ cũng mô tả một số chi tiết quan trọng như những lúc đạt kết quả cao (Như báo cáo tốt nghiệp) có kết quả không hay (Sự cố ở trường cao đẳng - có cả danh sách nhân chứng); và những điểm khác. Toàn bộ hai giờ làm việc đều được thu âm và ghi chép lại đầy đủ.
Khi phân tích văn bản, các
nhà nghiên cứu nhận thấy có mối tương quan mạnh mẽ giữa hiện trạng cuộc sống và câu chuyện mà người ta vừa kể. Những ai trong tình trạng không mấy tốt đẹp thường nhớ lâu, nhưng thường những ký ức này bị chen vào nhiều hình ảnh đen tối. Lòng tự hào khi tốt nghiệp bị tổn thương khi có người chê bai. Buổi tiệc cưới tuyệt vời bị làm hỏng vì có người uống quá say. Và thường là những ký ức này được khép lại bằng một lời bình luận chán nản.
Ngược lại, những người thành công và năng động thì có xu hướng nhìn cuộc đời theo một góc nhìn khác, liên kết với nhau. Họ thi rớt cuối năm lớp sáu, nhưng gặp một người thầy giỏi và giành lấy bằng danh dự vào năm lớp bảy. Họ phải li dị nhưng sau đó lại gặp một người tuyệt vời hơn. Thường thì họ cho rằng mình được bảo vệ ngay từ rất sớm - được che chở cho dù những người xung quanh bị tổn thương.
Nhìn chung, theo các nhà nghiên cứu, những câu
chuyện như vậy thể hiện văn hóa tường thuật của người Mỹ, thể hiện sự giải phóng hoặc sự chuộc lỗi, của sự tiến bộ Horatio Alger, của sự may mắn hoặc tình cờ. Tùy theo người mà câu chuyện có thể phức tạp hoặc đơn giản, kịch tính hay đơn điệu. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ bài tường thuật chi phối hành vi ứng xử của con người.
Tiến sĩ McAdams nói:
"Chúng ta thấy khi đến những tình huống mà người trong cuộc phải đưa ra quyết định trọng đại - tôi có muốn kết hôn với người đó không? Tôi có nên nhận công việc này hay
không? Hay tôi có muốn chuyển sang nơi ở mới hay không - họ kể rất rõ ràng".
Bất kỳ một câu
chuyện đời nào cũng được định nghĩa là sự xây dựng lại từ ký ức. Do đó cho đến nay nghiên cứu nhận thấy câu chuyện đời của mỗi người tuy không quá cứng nhắc hay quá khác biệt, nhưng nó thay đổi dần dần theo thời gian, song song với những sự kiện cuộc đời.
Jonathan Adler, nhà nghiên cứu ở tây bắc, nhận thấy kinh
nghiệm sống đã tích lũy của bệnh nhân trải qua các quá trình trị liệu tâm lý sẽ trở thành những đầu mối để giúp cho bệnh nhân hồi phục. Trong một nghiên cứu mới đây được báo cáo tại hội nghị thường niên của tổ chức Society for Personality and Social Psychology vào tháng giêng,
ông Adler cho biết có 180 người tại
Chicago
vừa mới hoàn tất một quá
trình chữa bệnh bằng phương pháp trò chuyện. Họ được điều trị các chứng bệnh như trầm cảm, lo lắng, vấn đề hôn nhân hoặc sợ máy bay, họ đã trải qua nhiều năm điều trị.
Ở một mức độ nào đó, điều trị bằng cách trò chuyện luôn là một bài tập yêu cầu người tham gia tái hiện lại từng giai đoạn của cuộc sống. Ông Adler nhận thấy những bệnh nhân thành công khi mô tả hạnh phúc - những người được hồi phục - kể các câu chuyện tương tự nhau về những gì họ đã trải qua.
Họ mô tả vấn đề của mình, hoặc là sự trầm cảm hay rối loạn tiêu hóa, như thể nó xuất hiện bất thình lình. Họ mô tả khó khăn của họ như thể đó là một kẻ thù từ bên
ngoài, thường có một tên cụ thể. Và họ đã dần dần chiến thắng khó khăn của họ.
Adler nói: "Câu chuyện là một trận chiến mà họ giành
chiến thắng. Tôi chấm dứt quá trình điều trị vì bản thân tôi cũng đã giành chiến thắng". Những người tham gia không đạt kết quả cao sẽ có xu hướng xem vấn đề hành vi và tâm trạng của họ như một phần đặc tính, hơn là một chứng bệnh cần vượt qua. Ðối với họ, biện pháp điều trị là sự thích nghi chứ không phải là một cuộc chiến quyết định.
Kết quả thu được cho thấy biện pháp trị liệu tâm lý khi có tác dụng sẽ tạo cho người bệnh cảm thấy được sức mạnh của chính mình, từ đó thay đổi câu chuyện cuộc đời ngay khi họ đang đấu tranh chống lại kẻ thù của chính họ.
Phản ứng tinh thần một phần cũng phụ thuộc vào tính chính xác của câu
chuyện tự kể, lúc này sang lúc khác, nhất là khi định hướng cuộc sống có những lúc thất bại. Ðể biết rõ câu chuyện này được hình thành như thế nào trong cuộc đời thực, các nhà nghiên cứu cũng tìm hiểu xem tại sao con
người thường ghi nhớ những sự kiện quan trọng trong ký ức. Họ nhận thấy một yếu tố quan trọng, đó là ý thức mà người ta có được khi họ trở lại quan cảnh cũ - ở góc nhìn thứ nhất hoặc thứ ba - như thể họ đang xem một đoạn phim.
Trong nghiên cứu năm 2005 của tạp chí
Psychological
Science, các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Columbia tìm hiểu xem tại sao sinh viên có phản ứng lại với một ký ức không
hay, ví dụ như một lần cãi nhau hay thi hỏng, nhất là khi
nó được người thứ ba nhắc đến. Họ kiểm tra mức độ tỉnh táo và vô ý thức khi nhớ lại, sử dụng hệ thống câu hỏi mẫu lẫn các bài luận của sinh viên. Những người điều tra nhận thấy góc nhìn thứ ba thường ít gây tổn thương hơn.
Ethan Kross, tác giả công
trình nghiên cứu nhận xét: "Những gì chúng ta thu thập được cho thấy một bước tiến triển, hình thành khoảng cách với chính bạn, cho phép bạn có thể khôi phục lại ký ức và tập trung vào những yếu tố làm cho bạn tổn thương". Ông nói rằng nội dung
gây xúc động vẫn như vậy, nhưng nó không còn gây tổn thương
như trước.
Kết hợp lại những điểm trên, kết quả nhận được cho thấy một cách thức cho và nhận giữa câu chuyện cuộc đời và ký ức cá nhân, giữa quan cảnh chung và quan cảnh cá nhân. Cách mà người ta hồi tưởng quá khứ, theo thời gian sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc đời họ. Ngược lại, cuộc đời cũng tác động ngược lại cảnh quan.
Nic Weststrate, 23 tuổi, là một sinh
viên sống ở
Toronto
,
anh nói mình có thể hồi tưởng lại hầu hết những ký ức thương đau một cách nhẹ nhàng hơn sau khi trở thành một người đồng tính. Ví dụ như trước đây anh là một người khô khan sau khi hiểu lầm mối quan hệ của một người bạn khi anh vừa 20 tuổi.
Giờ đây theo anh sự kết thúc của mối quan hệ này là một bài học thương đau. Anh nói: "Lúc đó tôi cảm thấy cuộc đời hoàn toàn không còn ý nghĩa và tôi nghĩ nếu tôi là
một người đồng tính, tôi sẽ không đặt mình vào hoàn cảnh đó, anh ta cũng vậy".
Sau đó, anh nói: "Tôi nhận thấy còn rất nhiều khả năng khác.
Tôi xuất hiện ở cộng đồng đồng tính, tôi cảm thấy mình đã có sự thay đổi lớn. Ðiều này có ảnh hưởng đến cách suy nghĩ về quá khứ và cả về tương lai".
Các nhà tâm lý học chỉ rõ tại sao
hình ảnh ký ức có thể chi phối hành vi tương lai. Trong một thí nghiệm công bố năm 2005, các nhà nghiên cứu yêu cầu những sinh
viên tự xem mình là vụng về trong lúc còn học trung học hãy tự mô tả thời điểm họ bối rối nhất. Một nửa số này mô tả cảm giác theo góc nhìn thứ nhất, nửa còn lại mô tả theo góc
nhìn thứ ba.
Hai sự khác biệt hết sức rõ nét.
Những ai mô tả theo góc nhìn thứ ba đánh giá rằng mình đã thay đổi rất nhiều. Góc nhìn thứ ba cho phép họ tự phản ảnh ý nghĩa xã hội và từ đó có sự phát triển về tâm lý.
Hành vi của họ cũng thay đổi. Sau khi hoàn thành bản câu hỏi tâm lý,
mỗi người tham gia sẽ có một khoảng thời gian ngồi chung với một sinh viên khác, một người mà họ nghĩ là cũng cùng tham gia như họ. Thực ra, người nay là người làm việc chung với nhóm nghiên cứu và bí mật ghi âm lại cuộc đối thoại nếu có giữa hai người. Do đó người tham gia sẽ chia sẻ nỗi sợ của họ khi còn học trung học.
Bản ghi âm cho thấy những thành
viên thuộc góc nhìn thứ ba sẽ dễ hòa đồng hơn so với những người khác. Lisa Libby, người lãnh đạo nhóm nghiên cứu và cũng là nhà tâm lý học tại đại học Ohio nói: "Họ thường có
khuynh hướng bắt đầu câu chuyện sau khi tự đánh giá mình đã có nhiều thay đổi. Chúng tôi cho rằng suy nghĩ mà chúng ta có sẽ giải phóng hành vi của chúng ta, chúng ta sẽ nghĩ rằng
"chà, mình đã có tiến bộ" và điều này chính là động lực cho chính chúng ta".
Tiến sĩ Libby và nhiều người khác nhận thấy việc lập kế hoạch cho tương lai ở góc nhìn thứ ba có thể ảnh hưởng đến hành động về sau của con người. Trong một nghiên cứu khác, sinh viên ở góc nhìn thứ ba hình dung cảnh họ bỏ phiếu bầu tổng thống năm 2004 có xu hướng đi bỏ phiếu bầu cao hơn so với các sinh viên
hình dung điều này ở góc nhìn thứ nhất.
Mối liên quan của những điều này đối với quá trình tự cải thiện, cho dù là tuân thủ một chế độ ăn uống hay học xong một chứng chỉ, đọc xong một quyển sách, vẫn là điều chưa thể hiểu được. Tương tự như vậy, theo
các chuyên gia, chúng ta vẫn chưa rõ tại sao việc hình dung lại bối cảnh lại có tác dụng đối với một số người cũng như một số ký ức hơn so với những người khác. Chưa ai hiểu rõ yếu tố cá nhân như ảnh hưởng thần kinh chức năng có tác động đến cuộc đời hay không.
Nhưng các công trình nghiên cứu mới đem đến cho các nhà tâm lý học một điều họ chưa có: Một câu
chuyện nhất quán. Xem lại chính mình dưới dạng một vở kịch hay đoạn phim hoàn toàn không chỉ đơn thuần là trí
tưởng tượng, nó tác động đến cách làm việc của con người.
Nhà văn Joan Didion trong quyển
"the Year of Magical thinking", quyển tự truyện tả về nỗi buồn sau khi
chồng và con gái qua đời, có viết: "Ý tưởng rằng nhân vật trên sàn diễn không phải là tôi mà chỉ là một nhân vật nhằm tập trung vào việc tưởng tượng để tường thuật: Tôi sẽ không bao giờ như thế. Tôi cần phải xác định được sự trái ngược giữa một cái tôi mà tôi vẫn tưởng, với một cái tôi mà người ta nhìn vào".
=END=
8- Gương Xưa Tích Cũ
- Nằm Mơ Không Thấy
Mõ Sàigòn
(SGT)
Mao Ðại Nghiệp là một người bán lẻ ở Hàng Châu, có vợ là Chu Song dáng người rất đẹp, nên cưng chiều yêu mến. Ðã vậy còn nói với Song rằng:
- Ta biết ta không thể lo cho
nàng một đời sống giàu sang. Không thể để cho nàng được ăn sung mặc sướng. Không thể mua áo đẹp cho nàng chưng diện, cũng như không thể mua mỹ phẩm cho nàng kéo dài thêm hương sắc, nhưng ta có
thể đưa đến cho nàng một điều quan trọng - là gần gũi và hiểu được nhau - thì chữ phu thê sẽ luôn nồng ấm tới.
Chu Song nghe chồng tỏ bày tâm
sự như vậy, má bỗng đỏ lên, ấp úng nói:
- Ðã là vợ chồng, thì
giống như răng và môi. Thỉnh thoảng... cắn nhầm, thì cũng coi như đời thường phải có. Chỉ xin chàng đừng vì lỗi nhỏ mà quay gót bỏ đi, để thiếp phải phòng không đơn chiếc!
Ngày nọ, Nghiệp đến Thiểm Tây đòi tiền, bất chợt gặp một thiếu nữ đứng bên hàng so đũa mà khóc, bèn chạy tới gần bên. Thảng thốt nói:
- Khung cảnh hữu tình,
cây cỏ xanh tươi, mà lệ rơi như vầy, là cớ làm sao?
Thiếu nữ ngước mắt nhìn Nghiệp, rồi thổn thức đáp:
- Thiếp họ Hoa, tên Tiểu Xuyến. Tháng
trước đây bị cướp cạn vào nhà. Chẳng những lấy đi vàng bạc, mà còn lấy luôn mạng của song thân, khiến trong phút chốc không còn nơi nương tựa. Ðã nhiều lần thiếp chợt nghĩ: Sống ở cõi này mà thui thủi một mình ên, thì sao
không chết phứt cho đời thôi sóng gió? Nhưng trong bụng lại bảo rằng: Chưa có chồng mà nhắm mắt xuôi
tay, thì thiệt là không biết lợi hại ra mần răng nữa, nên sau khi tang sự đã xong, thiếp liền ra đây mong chờ duyên phận. Thiếp không dám mơ nhiều cao với, mà ước có người để thủ thỉ sớm hôm, thì cuộc sống ni coi như đã vuông tròn đó vậy!
Nghiệp nghe tới đâu mủi lòng
theo tới đó, đã vậy còn thấy ánh mắt đẹp nhìn mình. Nửa như van lơn, nửa như khiêu khích cùng số phận, nên ruột dạ cồn cào, lẩm bẩm nói:
- Ðược một người hầu hạ, mà không cần hỏi cưới lôi thôi, thì cái may đó không phải... thằng nào cũng có!
Bèn đưa tay ra dzớt. Ngặt một cái là
Xuyến tuy ăn nói dịu dàng, lo trọn trước sau, nhưng thường hay san sẻ với Nghiệp ly này sang ly khác, khiến tình chưa nồng đã mặn. Chưa lậm đã say. Chưa ở được mấy hôm mà đã ra mòi tri kỷ.
Lúc về đến nhà,
Nghiệp ân cần với Xuyến, lại chực chờ kiếm cớ khiển trách Song, khiến tình cảm với Song mỗi ngày thêm úa héo. Song bực tức nhưng không
làm gì được, bởi nhớ lời mẹ dặn: Xấu chàng thì hổ ai, nên đã úa héo lại càng thêm héo úa.
Một hôm, có gia đình bán
lúa họ Ðịch đến ở gần bên. Vợ của Ðịch là Ngạc Châu sang thăm hỏi làm quen trước. Thấy Ngạc Châu tuổi độ ba mươi, nhan sắc thường thường, nhưng ăn nói nhẹ nhàng tươi tắn, khiến Chu Song vô cùng mến phục. Hôm
sau, Song qua thăm đáp lễ, thời thấy trong nhà có một người thiếp rất đẹp, tuổi chưa đến hai mươi, nhưng ở chơi cả buổi vẫn không thấy Châu mắng một câu nào, liền nhộn nhạo tim gan, âm thầm bảo dạ:
- Từ trước tới nay, ta
cứ ngỡ chung chồng mà đối xử được như ri, thì chỉ tìm trong phim tập. Chớ dè đâu lại có thật ngoài đời, còn gần gũi sát bên. Thiệt là hết biết!
Từ đó, Song thường hay để ý, thời thấy họ Ðịch chỉ yêu quý một mình Ngạc Châu, còn người thiếp chỉ phất phơ cho có, nên mới nhân buổi họ Ðịch đi buôn, chạy qua nói:
- Trước kia em cứ nghĩ chồng yêu vợ lẽ chỉ vì nó trẻ đẹp, nên thường ước ao được làm vợ lẽ cho chồng thương. Nay em biết sự việc không phải tuồng y như thế, là nhờ chứng kiến tận mắt gia đình của chị. Vậy chị có phương pháp gì? Chỉ em vài đường để lấy lại... chồng có đặng hay chăng?
Ngạc Châu cười cười đáp:
- Bởi em nhai nhải trách
móc. Hết khóc lại hờn, thì chỉ tổ cho chồng em mỗi ngày thêm xa lánh, và như vậy, chính em đẩy chồng xa mình. Chớ có phải tự chồng quay mặt mà tin được hay sao?
Ðoạn, kề miệng vào
tai của Chu
Song, nhỏ giọng nói:
- Em đừng la mắng, mà
còn thả lỏng cho họ gặp nhau. Nếu chồng có tìm đến em cũng đừng cho vào. Một tháng nữa em lại qua đây. Chị em mình tính tiếp.
Chu Song theo lời, về để tâm săn sóc cho Tiểu Xuyến, lại cho dọn vào ở cùng phòng với chồng. Nghiệp ăn uống gì cũng ép Tiểu Xuyến cùng ăn, đôi lúc Nghiệp tìm đến vỗ về, thì Song nhất mực từ chối, quyết không để Nghiệp ở lại, khiến mọi người chung quanh đều khen Chu Song hiền thục. Cứ như vậy được hơn một tháng, Song qua gặp Ngạc Châu, Châu cao hứng nói:
- Như vậy là được rồi. Bây giờ em về nhà, cất hết đồ hiệu. Không dùng son phấn, không được xem phim, thậm chí cũng không được lén chồng đi thẫm mỹ, mà phải dùng thời gian đó để dọn dẹp trong ngoài. Một tháng nữa lại qua đây.
Chu Song về nhà, đem hết mớ phim vừa mượn được đóng thùng cất gấp, rồi lấy đồ siêu thị ra mà mặc. Sớm chiều quét trước dọn sau, ngoài ra không để tâm đến việc gì hết cả. Nghiệp thấy vậy cũng động lòng, bao lần bảo Tiểu Xuyến tới phụ giúp một tay, nhưng Song lắc đầu không chịu. Mần y như vậy đúng một tháng, Song lại tìm gặp Ngạc Châu, Châu gật đầu nói:
- Tuần sau chị về ngoại hai tuần. Em hãy
xin theo. Nhớ mang ít kim ngân để xài cho tới bến.
Chu Song về nhà, đợi lúc Nghiệp sắp đi ngủ, mới rụt rè nói:
- Thiếp ở đây ngoài chàng, chẳng có người thân. May nhờ có chị Châu ở gần qua lại, nên chuyển lạ thành thân, đến hôm nay đã coi nhau còn hơn ruột thịt. Nay chị Châu về ngoại hai tuần, có thành ý đưa thiếp theo, để gặp mẹ của chị cho tình thêm ấm cúng. Thiếp bồi hồi cảm động. Lòng những muốn đi, nhưng còn đợi ý chàng. Vậy đặng hay không xin chàng mau cho biết?
Nghiệp bất ngờ nghe vậy, chợt nghĩ đến hai tuần thoải mái với Tiểu Xuyến, bèn mát cả tim gan. Hớn hở nói:
- Một tháng còn được. Hà huống chỉ hai tuần. Lẽ nào lắc đầu mà coi được hay sao?
Lúc về đến nhà ngoại. Châu mới gọi Song đến mà nói rằng:
- Mười ngày đầu em ở trong nhà, để làn da nhả nắng, bên cạnh đó phải uống nhiều sinh tố, đắp mặt bằng dưa leo, cùng dùng chanh và bồ kết gội đầu cho hết ý. Bốn ngày sau, em phải tập liếc tập nhìn, tập đứng tập đi, thì việc lấy chồng lại chỉ về trong sớm tối.
Rồi ngày ngày giúp Song điểm phấn tô son,
chải tóc hình cánh phượng, khiến mái tóc đã mượt mà lại êm tựa như nhung, đã vậy còn gọi người tới may cho vừa ni đúng tấc, khiến Song so với lúc ra đi đã ngàn ngàn khác biệt.
Qua ngày mai, Châu tha về bóp dù đủ cả, thêm một lô giày dép đi theo, rồi mới nói với Song rằng:
- Lúc đến nhà, em nhớ gặp anh ấy một chút rồi phải về phòng. Tối đến nhớ đóng cửa đi nằm cho sớm. Nếu anh ấy đến gõ cửa cứ lờ đi không mở, và đợi cứ ba lần gọi mới cho vào một lần, mà phải thật khó khăn. Chừng nửa tháng chị em mình tính tiếp.
Chiều nọ, Nghiệp đang ngồi uống trà, bất chợt thấy vợ mình bước vô. Vai đeo bóp, tóc đen tuyền rướt mượt, mặc áo pun màu hồng, váy màu đen, chân đi đôi bốt cao gần đến gối, miệng chúm chím nụ cười, khiến Nghiệp như người say rượu, lắp bắp nói:
- Chỉ hai tuần không gặp, mà mới mẻ kiểu này. Nếu ít
tháng mà không thấy mặt nhau, thì hổng biết còn... ác chiến thế nào đây nữa?
Ðoạn kéo ghế mời ngồi. Song
ngập ngừng một chút, rồi lắc đầu đáp:
- Thiếp nghe trong người mõi mệt, nên muốn về phòng. Xin phu quân rộng lòng mà lượng thứ cho.
Rồi quay mình đi tuốt. Tối ấy, Nghiệp đến gõ cửa. Song làm gan nằm yên không dậy. Nghiệp chờ không được đành phải thất vọng bỏ đi. Ðêm mai cũng vậy, đêm nữa cũng tuồng y như rứa. Nghiệp không chịu được, bèn đợi sáng mai Song vừa ra khỏi phòng, liền ào đến trách móc. Song nhỏ nhẹ đáp:
- Ðã gần một năm nay,
thiếp quen nằm một mình. Bây giờ chàng lạng quạng muốn vô, thiệt khiến cho thiếp phải nhức đầu nhức óc.
Nghiệp bực bội nói:
- Ðời thì ngắn, mà ta
thì nóng ruột, trong khi nàng tỉnh như không,
thì hổng biết chữ phu thê chừng mô mới ấm?
Song liếc Nghiệp một cái, rồi nhẫn nha đáp:
- Thiếp thường cám ơn số mệnh, đã xui thiếp gặp chàng, để thiếp được diễm phúc xẻ chia hoạn nạn cùng chàng, để được vai kề vai đi hết cuộc đời trên dương thế, nhưng đã thật nhiều khi thiếp nghĩ: Vợ chồng tình không mặn - chẳng phải ở nơi thiếp - mà chính ở phần chàng,
bởi không ít lần chàng nặng nhẹ không cân, nên hậu quả mới bày ra như thế!
Nghiệp từ ngày có Tiểu Xuyến, thì
xem nhẹ Chu Song. Nay bỗng nghe lời bộc trực, bèn lạnh cả châu thân, ú ớ nói:
- Mỗi lần ta gõ cửa, là ở bên niềm hy vọng, nhưng mà sau đó lại rơi xuống vực sâu. Ta muốn hỏi nàng: Nếu nàng còn coi ta là chồng, thì có đành lòng
xem ta rớt cái bịch nữa không?
Song mĩm cười đáp:
- Cuộc đời của mỗi người là một bãi chiến trường, thì chàng đừng chịu thua và cũng đừng có trốn tránh. Phần thiếp, từ lúc... lỡ nhận mâm trầu cau, thì coi như đã thuộc về chàng. Chỉ là bao đêm trường vắng lặng, nay bão lửa vụt dâng, thì không thể trong phút chốc mà hòa đồng cho được.
Nghiệp hổng biết làm
sao, bèn lủi ra hậu liêu mà hút thuốc. Qua đêm sau, lại đến gõ cửa nữa. Song nhất định cửa chặt then gài. Nghiệp chỉ còn nước bứt râu cho vơi niềm u uất, rồi đau đớn nói:
- Ta biết mình có lỗi, bây giờ muốn chuộc lại, mà
nàng vẫn làm ngơ không thấy. Chẳng tội lắm ư? Nay ta xin thề trước vong linh ông tằng cố tổ, nội ngoại hai bên, nguyện sẽ yêu thương nàng cho đến ngày đứt bóng. Nếu ta trái với lời thề này, thì sống chẳng đặng yên, còn lúc thác sẽ mình ên côi cút.
Song vẫn làm thinh không đáp. Nửa tháng
sau, Song lại qua nhà của Ngạc Châu, rồi đem hết mọi chuyện ra kể. Lúc kể xong, mới rưng rưng nói:
- Chồng em đem hết giòng họ tổ tiên ra
mà thề thốt. Em nhiều lần không chịu được - toan ừ một phát - nhưng nghĩ tới sự quanh quẽ trước đây, nên dùng dằng chưa quyết.
Châu nghe vậy, bỗng bật mình đứng lên, hốt hoảng nói:
- Lời hứa của người đàn ông với vợ, thường rất dễ quên. Em không nhớ điều này, thì trước là đổ lệ quanh năm, sau bạc tóc răng long cũng nằm mơ không thấy...
=END=
**********************************