VIETNAM
NEWS NETWORK (VNN)
P.O. Box
661162
Sacramento
,
CA
95866
Phone & Fax: 916-480-2724
Email: vnn@vnn-news.com
Website: www.vnn-news.com
**********************************
Bài Vở Hàng Ngày
Ngày 20 Tháng 07 Năm 2007
**********************************
1- Bình Luận Việt Nam
- Biểu tình của đồng bào khiếu kiện, được gì, mất gì?
Lê Vĩnh
2- Thời Sự Việt
Nam
- Khi Nàng Merrill Lynch Cho Ðiểm 0
Hồng Lê
3- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Ðêm kinh hoàng...
Nguyễn Vũ
4- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Ðảng Lên Tiếng Về Cuộc
Biểu Tình Khiếu Kiện Tại
Sài Gòn
5- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Tâm thư của một người trực tiếp chứng kiến cảnh CSVN càn quét đồng bào dân oan tại văn phòng Quốc hội 2, đường Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, Sài Gòn
Trần Văn Hải
6- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Thơ Bút Trẻ:
"Hoan hô đại thắng
diệt dân!"
7- Tin Tức Quốc Nội
- Bản tin nhanh về tình hình công an cộng sản đàn áp biểu
tình của bà con khiếu kiện ở Hà Nội
8- Tin Tức Quốc Nội
- Liên Minh DCNQVN phản đối Nhà cầm
quyền CS Việt
Nam đàn áp dân oan đêm 18/7/2007 tại Sài Gòn
9- Phỏng Vấn
- RFA Phỏng Vấn
Nạn Nhân: Công an đã dùng hơi cay và vũ lực giải
tán dân chúng biểu tình.
10- Sinh Hoạt Cộng Ðồng
- Ðêm Sàigòn
Ngọc Thủy
11- Tạp Chí Á Châu
- Thực Phẩm
Và Y Dược Xuất
Khẩu Của
Trung Quốc Chứa
Nhiều Hóa Chất
Ðộc Hại
Minh Dũng
12- Tin Tức Di Trú
- Những Ðiều
Cần Biết
Khi Du Học Tại
Hoa Kỳ (2)
13- Truyện Hay Ngoại Quốc
- Mùa biển lặng
Ray
Bradbury
**********************************
1- Bình Luận Việt Nam
- Biểu tình của đồng bào khiếu kiện, được gì, mất gì?
Lê Vĩnh
(VNN)
Báo Vietnamet và Sài Gòn Giải Phóng hôm 16 tháng 7, đã đưa tin về bản báo cáo của Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho biết, tình hình khiếu kiện đông người ngày càng gay gắt, phức tạp. Ðã có sự liên kết giữa các tỉnh, và có liên quan đến các tổ chức phản động ở nước ngoài... Còn Thứ trưởng Bộ Công an Thi Văn Tám, nêu ra 13 đối tượng, được coi là đã trực tiếp tham gia kích động và cung cấp tiền bạc cho người dân đi khiếu kiện....
Bản tin vừa kể như là một dấu hiệu cho thấy, cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị đàn áp cuộc biểu tình, đã kéo dài gần 1 tháng của dân oan khiếu kiện, trước văn phòng 2 quốc hội cộng sản Việt Nam. Và tin tức cho biết, công an đã ra tay đàn áp vào đêm thứ Tư, 18 tháng 7 vừa qua.
Thực ra, chẳng cần phải có bản tin vừa nêu thì người ta cũng biết, cộng sản Việt Nam sẽ phải bằng cách nào đó, giải tán cuộc biểu tình của bà con nông dân khiếu kiện, càng sớm càng tốt. Ngay cả phương thức để giải tán biểu tình, từ dụ dỗ, đe dọa, đến dùng dùi cui, roi điện, hơi cay, vòi rồng và cuối cùng, phải khênh đồng bào khiếu kiện thẩy lên xe chở đi, cũng là điều đã được nhiều người dự kiến, vì cộng sản Việt Nam không còn cách nào khác hơn. Vấn đề cần nhìn lại ở đây là, qua cuộc biểu tình này, cộng sản Việt Nam, đồng bào khiếu kiện và phong trào đấu tranh đã được gì, và mất gì?
Trước hết, đối với cộng sản Việt Nam, chỉ riêng sự kiện bà con tập trung biểu tình kéo dài gần gần một tháng trời, đã cho thấy Hà nội hết sức lúng túng trong các đối sách đối phó với cuộc biểu tình. Các nước cộng sản nói chung, và cộng sản Việt Nam nói riêng, không bao giờ tha thứ cho những cuộc tụ tập đông đảo, mà không có sự chỉ đạo, kiểm soát của đảng. Do đó, cuộc biểu tình vừa qua cho thấy, sự kìm kẹp dân chúng của bộ máy cầm quyền cộng sản đã không còn hiệu quả nữa. Năm ngoái, Hà Nội đã ban hành nghị định cấm các cuộc tụ tập trên 5 người, mà mục đích không gì khác hơn là để xiết chặt sự kiểm soát dân chúng, và ngăn chặn trước những cuộc biểu tình. Bên cạnh đó, so với việc dùng lực lượng võ trang để tàn sát đồng bào, như trong cuộc nổi dậy ở của dân chúng Quỳnh Lưu, Nghệ An, năm 1956, hay việc dùng dùi cui, roi điện đánh đập dã man dân chúng biểu tình ở Thái Bình 10 năm trước đây, những hành động xem ra có vẻ nhẹ tay hơn, để giải tán cuộc biểu tình vừa qua, hoàn toàn không phải là vì cộng sản Việt Nam đã bớt độc ác hơn, mà do thời đại ngày nay, và áp lực của dư luận thế giới, không cho phép họ hành xử dã man như trước. Tóm lại, do không thể quay ngược đồng hồ thời gian về thời toàn trị trước đây, những nhược điểm của nhà máy cầm quyền cộng sản, trong việc đối phó với các cuộc biểu tình của đồng bào như vừa kể, chắc chắn biểu tình sẽ ngày càng lớn hơn. Ðể cuối cùng bộ máy cầm quyền cộng sản sẽ phải bất lực trước những cuộc biểu tình có tầm vóc của quần chúng.
Về phía bà con
biểu tình, cuộc biểu tình hoàn toàn do tự phát lúc ban đầu, cho thấy quần chúng đã không còn sợ hãi nữa. Sau đó, cuộc biểu tình dần dà có sự phối hợp, tổ chức, là hai yếu tố không thể thiếu, cùng với tinh thần cao độ, để tạo nên sức mạnh. Bên cạnh đó, tuy bị chưa được hưởng ứng một cách rộng rãi, vì sự ngăn cấm và đe doạ của công an, nhưng đồng bào Sài Gòn, và đặc biệt là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đã tiếp tế được cho đồng bào biểu tình những phẩm vật cần thiết, để duy trì ngọn lửa đấu tranh trong một thời gian kỷ lục. Qua biến cố này, người ta càng thấy rõ sức mạnh của quần chúng, trong cuộc đấu tranh bất bạo động đòi hỏi dân sinh, và sức mạnh đó đã gây khó khăn, lúng túng cho cộng sản Việt Nam ra như thế nào.
Ngoài ra, sự hỗ trợ của đồng bào hải ngoại, tạo nên yếu tố liên kết đấu tranh trong ngoài, đã càng gia tăng sức mạnh đấu tranh của đồng bào khiếu kiện. Ở đây cần nhận rõ, việc giúp đỡ, hỗ trợ đồng bào khiếu kiện đang cơ cực, để đòi lại công bằng, công lý, là điều hoàn toàn chính đáng. Không có một đạo lý nào cấm ngăn việc giúp đỡ những người thế cô, yếu đuối. Thế nhưng, do bản chất tàn bạo, Cộng sản Việt Nam đã chống lại đạo lý này, và coi đó là cái tội.
Có thể khẳng định rằng, vấn đề khiếu kiện đòi lại đất đai, nhà cửa đã bị cán bộ cộng sản tước đoạt, là vấn đề mà cộng sản Việt Nam không còn cách nào để có thể giải quyết được thỏa đáng. Do đó, làn sóng đấu tranh trong lãnh vực này chắc chắn sẽ tái bùng phát với cường độ lớn hơn. Ðể đối phó lại, như vừa được phân tích ở trên, cộng sản Việt Nam sẽ ngày càng ở vào thế thụ động và lúng túng hơn.
=END=
2- Thời Sự Việt
Nam
- Khi Nàng Merrill Lynch Cho Ðiểm 0
Hồng Lê
(VNN)
"Chúng tôi từng coi VN
như một thị trường tiên phong, nay thật là kỳ cục khi
chúng tôi phải hạ mức khuyến nghị phân bổ các khoản đầu tư của mình vào VN xuống con số 0. Thị trường chứng khoán VN đang xói mòn". Ðó là kết luận của Merrill
Lynch, là tập đoàn tài chính hàng đầu của Mỹ, với tổng tài sản lên tới 1.800 tỷ USD, chuyên cung cấp các dịch vụ tài
chính, ngân hàng đầu tư và quản lý đầu tư. Các tác giả của bản nghiên cứu cho biết đây là bản báo cáo dành riêng cho khách hàng của Merrill
Lynch, theo đó các nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng, và chỉ nên coi đây là một trong nhiều yếu tố tham khảo trước khi quyết định. Tuy nhiên khi "ông lớn" lên tiếng như vậy lập tức cổ phiếu VN rớt giá thê
thảm.
Quanxi - Quan hệ
Bản báo cáo của Merrill
Lynch có tựa đề bằng tiếng Trung Quốc "Guanxi" (có nghĩa là quan hệ), dài 24
trang, trong đó phân tích và dự báo về thị trường chứng khoán Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Ðộ, Thái Lan. Phần nói về Việt
Nam
có phần bi quan nhất.
"Giá trị giao dịch bình
quân ở sàn Sài Gòn chỉ còn 30 triệu USD mỗi ngày và Hà Nội là 7 triệu USD, giảm so với mức trung bình 60 triệu USD mỗi ngày cả ở hai sàn
trong những tháng đầu năm. Chúng tôi nhận thấy thị trường chứng khoán Việt
Nam
vẫn cần thêm thời gian để nguội bớt và minh bạch hoá", các nhà nghiên cứu của Merrill Lynch nhấn mạnh.
Báo cáo cũng trích dẫn ý kiến của Dragon
Capital đăng tải trên báo chí trong nước về những đợt đấu giá không mấy khả quan của Ðạm Phú Mỹ hay bảo hiểm Bảo Việt, khi giá trúng thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của thị trường về tiềm năng của các đại gia này cùng với chuyện không minh bạch, làm giá...
Sau đây là khuyến nghị phân bổ vốn đầu tư của Merrill Lynch tại châu Á - Thái Bình Dương
Quốc gia Phân bổ đầu tư (%)
Vietnam
0,0
Indonesia
0,5
Thái Lan 1,0
Philippines
2,0
Pakistan
2,5
Ấn Ðộ 2,5
Malaysia
5,0
Singapore
7,2
Hong Kong
9,0
Ðài Loan 10,5
Trung Quốc 14,0
Hàn Quốc 17,8
Australia
28,0
Tổng cộng 100%
Nói một cách nôm na, là 100 đồng mà bạn định đầu tư vào Á châu (trừ Nhật bản) thì đừng bỏ vào Việt Nam đồng nào. Qũy đầu tư này hoàn toàn không có định kiến về chính trị hay sắc tộc; tất cả với họ chỉ là lợi nhuận, thị trường VN đã quá tải rồi. Theo dự đoán Merrill Lynch, thị trường chứng khoán
Việt
Nam
sẽ vận động như những gì đã diễn ra ở
Pakistan
năm ngoái. Hàn thử biểu của thị trường chứng khoán Pakistan - chỉ số Karachi Stock đã tăng 650%
trong giai đoạn 2001-2005 và chỉ tăng 5% trong năm 2006. Còn tại Việt
Nam
năm ngoái, VN-Index tăng 145%,
sau khi tăng 85% trong hai năm trước đó. Từ đầu năm tới nay, chỉ số này tăng 35%, riêng 3 tháng đầu năm tăng 55% và
từ nay khó thể kiếm lời.
1000 - con số định mệnh của VN-Index
1.000 điểm hoặc thấp hơn một chút là ngưỡng hỗ trợ tâm lý của VN-Index. Bởi có rất ít nhân tố thúc đẩy VN-Index đi lên vào lúc này. Theo các chuyên gia Merrill Lynch, tăng trưởng GDP của VN những tháng đầu năm tương đối tốt, song vấn đề nằm ở chỗ các doanh nghiệp trong nước lại có thói quen phát hành thêm cổ phiếu mới, điều này khiến chỉ số EPS (lợi nhuận) bình
quân chỉ đạt 10%.
Theo nhận định của các
chuyên gia, không còn chất xúc tác nào ngoại trừ việc IPO của Vietcombank vào cuối năm nay, song các cuộc IPO lớn có thể sẽ bị trì hoãn
nếu thị trường tiếp tục chập chờn như hiện nay. Trong khi đó, lạm phát gia tăng tạo áp lực nâng lãi suất và sự tăng trưởng tín dụng quá nóng ở hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần.
Tháng 10 năm ngoái, Merrill
Lynch đã công bố báo cáo đánh giá rất lạc quan về thị trường chứng khoán Việt Nam, cho rằng Việt Nam vẫn là điểm "đáng mua nhất" (our top buy) tại khu vực châu Á.
Báo cáo này được xem là một trong những nguyên nhân tạo nên cơn sốt đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam cuối 2006 và đầu 2007. Trong hai tháng qua, chỉ số VN-Index
giảm sâu qua mỗi đợt và bắt đầu xuống dưới mốc 1.000 điểm. Bảng giao dịch trực tuyến toàn màu đỏ, có ngày tới 84 chứng khoán giảm giá, vỏn vẹn 14 mã tăng và 11 giữ tham chiếu. Bên bán, nhiều người muốn đẩy hàng đi nên phần lớn các lệnh đều đặt dưới mức tham chiếu. Bên mua muốn nấn ná đợi giá rẻ hơn mới xuống tiền nên đặt lệnh ở mức thấp, giá chạm sàn hoặc gần chạm sàn.
Giới đầu tư đã bàn tán
về báo cáo của Merrill Lynch từ trước và cho rằng nó đã ảnh hưởng phần nào tới cục diện thị trường từ lúc đó. Tuy nhiên, cho tới khi bản báo cáo được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, tâm lý của nhà đầu tư đã bị ảnh hưởng mạnh hơn, nhất là những người đầu tư nhỏ lẻ. Ðiểm đáng chú ý là trong khi có nhiều người muốn đẩy hàng đi thì cũng có người bạo gan gom vào.
Phản ứng!
Một nhà đầu tư ở sàn An Bình (Hà Nội) bình luận: "Tôi chưa bàn về tính chính xác của bản báo cáo. Song thái độ bi quan của Merrill
Lynch về thị trường cũng đáng để xem xét. Có thể đây là phản ứng của họ về sự thiếu ổn định về chính sách quản lý thị trường ở Việt
Nam
.
Ðơn cử như chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước về việc hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán, song với việc ban hành không đúng thời điểm, lại được hướng dẫn đi hướng dẫn lại theo nhiều cách khác nhau khiến nhà đầu tư bối rối".
Chính trong bản báo cáo đó cũng đề cập đến việc bất bình đẳng giữa nhà đầu tư và các "Công ty Chứng Khoán (CK)."
Vì sao các công ty CK thường thắng lớn trong việc tự doanh cũng là một câu hỏi giới đầu tư thường đặt ra. Một chuyên gia CK cho biết các công ty CK có lợi thế bởi thường xuyên được tiếp cận với các thông tin "nhạy cảm", đại loại như quỹ đầu tư nước ngoài nào sắp vào, đem vào bao nhiêu tiền, "gu" đầu tư của họ ra sao...
Ðặc biệt, khi
các quỹ này đặt lệnh mua bán thì chính các công ty CK là người đầu tiên được biết, và một số công ty cũng đặt lệnh theo cho mình. "Cầm tiền chạy trước quỹ (đầu tư)", theo chuyên gia này, là một hành vi được xem là bất hợp pháp của các nhà môi giới mà hiện vẫn chưa được kiểm soát trên thị trường chứng khoán VN. Quan trọng nhất là khi
các công ty nhà nước cổ phần hoá thì hầu như toàn bộ tài sản đó thuộc về một nhóm người, quan chức...
Người nước ngoài dè chừng như ông Dominic Scriven, Giám đốc quỹ đầu tư Dragon Capital bình luận rằng bản khuyến nghị cho thấy,
Merrill Lynch chưa hiểu về thị trường VN, những gợi ý mà Merill Lynch đưa ra chỉ phù hợp với những khách
hàng có tầm nhìn ngắn hạn của họ. "Những nhà đầu tư chiến lược thường có cách nhìn khác hơn, song Merill Lynch chưa có văn phòng đại diện tại Việt
Nam
,
bản khuyến nghị sẽ khó tránh khỏi sự phiến diện. Tuy nhiên, về mặt tâm lý, một khi khuyến nghị trên đã công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, nó sẽ tác động ít nhiều đến giao dịch trên thị trường và chỉ số VN-Index sẽ chao đảo trong vài ngày."
Ông Tổng giám Công ty cổ phần Chứng khoán
Sài Gòn, Nguyễn Duy Hưng lại cho rằng, cá nhân ông thấy thị trường chứng khoán Việt
Nam
hấp dẫn hơn và có
tiềm năng hơn thị trường Trung Quốc. Hơn nữa, thị trường chứng khoán Việt
Nam
mới bắt đầu, trong khi Trung Quốc phát triển trong một thời gian dài và đã tăng trưởng đến mức khá cao. Nhà đầu tư cần thận trọng khi đón nhận thông tin. Và phải biết rõ mục đích đầu tư cũng như khả năng của mình trước khi ra quyết định", ông Hưng tỏ ra bực tức.
Ai Thắng Ai Thua?
Có thể nói chưa có nghề kinh
doanh nào mà lãi nhanh và lãi to như nghề... mở công ty
chứng khoán trong năm vừa qua. Với 55 công ty đang hiện diện và thêm vài chục hồ sơ đang đợi cấp phép, các công ty CK đang chứng tỏ họ là
"cỗ máy" kiếm tiền dể nhất do sự nôn nóng: bán-mua-bán-mua của "nhà đầu tư làm nội trợ".
"Nhà đầu tư thật ra
không khó tính lắm, chỉ cần được phục vụ tốt, giúp lệnh của họ chạy nhanh, họ sẽ không bỏ mình ra đi" - Dũng, một tay môi giới nói khi được hỏi về tình hình cạnh tranh khá gay gắt giữa các công ty CK hiện nay. Sau tháng 3-2007 đang phải chịu cảnh
"chợ chiều" quanh một số công ty CK mới mở quanh "phố Wall" (quận 1), dễ dàng nhận thấy dãy ghế trước bảng giao dịch của họ trống vắng, chẳng bù với cảnh người sau đẩy người trước khi thị trường lên đỉnh vào giữa tháng ba.
Ðể đầu tư một hệ thống giao dịch đạt chuẩn, một công ty phải đầu tư khoảng 2 triệu đô vào phần mềm, cộng với 1 triệu đô cho các khoản đầu tư đồng bộ khác để cho 100 nhân viên làm việc và chừng
500.000 cho vốn lưu động. Ðiều này có nghĩa một công ty CK phải có ít nhất trong tay hơn 3 triệu USD mới tính đến chuyện "làm ăn lớn". Trong thực tế, hầu hết các công ty chỉ đầu tư chừng vài chục ngàn USD vào hệ thống công nghệ thông tin, và sự khập khiễng lộ ra khi Trung tâm Giao dịch CK Sài Gòn buộc phải tạm hoãn việc giao dịch khớp lệnh liên tục chỉ vì một số công ty
thành viên không đáp ứng được yêu cầu.
Một trong những nguồn thu lớn nhất của các
công ty CK đến từ mảng môi giới, hiện đang được tính ở mức 0,2-0,3% tổng giá trị giao dịch của các nhà đầu tư (cá biệt có công ty thu đến 0,5%). Nếu tính trung bình thị trường Sài Gòn và Hà Nội hợp lại đạt tổng giá trị giao dịch hơn 1.000 tỉ đồng/phiên thì cứ mỗi phiên 55 công CK "xơi" chừng 2-3 tỉ đồng. Ðó là đại gia ngồi giữa ăn tiền cò, còn các "tiểu gia" - người đầu tư thì như: chị Vũ Thu Bình (sàn ACBS Sài Gòn) từng than thở:
"Tôi nghe mấy người bạn khẳng định TCT sẽ lên hơn 500.000 đồng/cổ phiếu, SGH ít nhất cũng 250.000 đồng/cổ phiếu còn LBM 100.000 đồng/cổ phiếu chỉ còn là thời gian nên đã đổ gần tỷ bạc vào 3 cổ phiếu này. Hôm qua và
hôm nay đặt lệnh bán hết với giá sàn mà vẫn không bán được, xuống kiểu này hai phiên nữa là tôi lỗ cả trăm triệu".
Thực tế đang có
chuyện "lũng đoạn thị trường" của các đại gia, từ cuối năm 2005, cảnh báo về những hiện tượng này chỉ được UBCK nhà nước CSVN ghi nhận và rồi chìm dần vào quên lãng. Cơ quan này không đủ sức làm rõ hay không "quyết tâm", chuyện y hệt như vụ "nước tương ung thư". Nhà đầu tư Lê Minh (Việt kiều Mỹ- sàn SSI Sài Gòn) đặt câu hỏi:
"Tại sao chưa vụ nào trắng đen rõ ràng? Với quy mô hiện nay mà cơ quan quản lý còn lúng túng như vậy thì làm sao quản nổi hàng
ngàn loại cổ phiếu OTC hay tổ chức niêm yết ngày càng nhiều?" Công nhận VK lúc nào cũng lịch sự và lo xa về khả năng quản lý của nhà nước.
Thay lời kết
Bạn không thể tưởng tượng được "thủ tục mua bán đơn giản" như sau: Ðầu tháng 7/2007, chị H. - có "đơn đặt hàng" mua một loại CP của một nhà đầu tư (NÐT), với giá đặt mua là 7,15 triệu đồng/CP. Ðang loay hoay "rà sóng" thì chị H. nhận được điện thoại từ một người cho biết đang có hàng muốn bán giá chỉ 6,95 triệu đồng/CP. Khi đến chỗ hẹn để thực hiện giao dịch, một thanh niên ăn mặc lịch sự giới thiệu tên Trần Hoài Ph. - người đang "sở hữu" số CP cần bán - cho biết đang trong giờ làm việc, không đem theo tờ CP mà chỉ có bản photo. Ðể tạo lòng tin, người thanh niên này đưa hàng loạt giấy tờ khác để chứng minh nhân thân như CMND, sổ hộ khẩu, giấy phép
lái xe... Thấy mọi giấy tờ đều hợp lệ, chị H. chủ động đặt cọc 5 triệu đồng mua một lô 100 CP, đồng thời hẹn sáng hôm sau đến công ty chứng khoán (CK) để thực hiện việc chuyển nhượng. Thế nhưng, đúng giờ hẹn ngày hôm sau, chị H. đã lên ruột khi gọi vào số điện thoại của Ph. thì chỉ nghe "ò e í". Các trường hợp tiền trao nhưng
"cháo" không được "múc" cũng xảy ra khá
phổ biến đối với các
giao dịch CP "giấy tay" trên thị trường. Tuy
nhiên, phần lớn các nạn nhân trong những vụ lừa đảo này đều "ngậm bồ hòn" làm ngọt vì nhiều lý do.
Vì sao cô nàng Merrill Lynch ở tận Mỹ lại cho VN điểm 0 to tướng; hãy nghe ông Giám đốc quỹ Dragon
Capital
Dominic Scriven thừa nhận, các công ty Việt Nam thiếu tính toán trong việc phát hành cổ phiếu, nhất là cổ phiếu thưởng. "Họ chỉ cần họp đại hội cổ đông, rồi ra quyết định chia cổ phiếu thưởng, hay trả cổ tức theo tỷ lệ nào đó và nói làm như vậy để tăng vốn. Trong trường hợp cổ phiếu đó được phát hành từ lợi nhuận tăng thêm thì không sao, nhưng đa phần chỉ là sự tách nhỏ giá cổ phiếu, nhưng nhà đầu tư cứ lầm tưởng là sẽ có thêm cổ phiếu và giá sẽ tăng". Thì ra bấy lâu nay cổ phiếu VN "hot" là vậy, các doanh nghiệp cứ thi nhau
tăng vốn bằng cách in cổ phiếu mà bán trong thực tế "kết quả kinh doanh lại không như mong đợi". Nàng Merrill Lynch nói lời chia tay, Buồn ơi, chào
mi.
=END=
3- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Ðêm kinh hoàng...
Nguyễn Vũ
(VNN)
- Anh ơi! tan tác hết rồi.. công an đã tấn công vào đoàn biểu tình.. họ giựt xập những tấn màn che mưa, nắng, họ lôi kéo những người gìa nua lên xe, bất kể những tiếng gào thét...
Tôi bàng hoàng nghe anh Sinh, một người dân khiếu kiện đến từ tỉnh Bình Thuận cùng các đồng hương lặn lội lên Saigon tham gia cuộc biểu tình, trước văn phòng Quốc Hội 2, để cùng đồng bào của 19 tỉnh khác nhau, đòi lại đất đai hương hỏa mà cha ông để lại, nay đã bị bọn lãnh đạo địa phương và trung ương CSVN cưỡng chiếm từ hàng chục năm qua.. Giọng của anh vẻ uất hận, không chút sợ hãi.. Anh là người trẻ tuổi nhất trong đoàn, đã may mắn, vượt thoát sự truy lùng của công an địa phương.. Và anh đang tìm đường lẩn trốn.
Tôi nhớ đến người con gái Tiền Giang mang tên Thu Duyên, một cái tên đầy trìu mến, nhưng mang một tấm lòng đấu tranh thật cương quyết.. Từ hơn tuần nay, tôi thường xuyên liên lạc với Thu Duyên để được cô cho biết về tinh hình đấu tranh của đồng bào. Vào chập tối hôm nay, 18 tháng 7 năm 2007, tôi còn nói chuyện với Thu Duyên, còn trao đổi một vài quan điểm về việc chống lại hơi cay, trong trường hợp đoàn biểu tình bị tấn công bằng lựu đạn cay.. Văng vẳng bên tai lúc đó, tiếng loa phóng thanh của đoàn biểu tình còn vang lên để kêu gọi công an hãy ngừng tay đàn áp dân lành, kêu gọi những chức quyền cao nhất hãy cứu người dân đang bị đàn áp.. Thu Duyên đã ghé sát cell phone vào loa phóng thanh, để cho đồng bào hải ngoại cũng như những nơi khác nghe thấy những tiếng uất hận của người dân.. Tôi đã lặng yên khi nghe tin Thu Duyên đã bị giam trong đồn công an quận Phú Nhuận...
Thu Duyên, anh Sinh, chị Huệ, anh Sơn, hay Vũ Thanh Phương cùng tất cả những người dân oan đi khiếu kiện có tội tình gì mà họ phải tự đọa đầy thể xác trong suốt 27 ngày màn trời chiếu đất, để bây giờ, người âm thầm bị giam tù, kẻ đang trốn tránh hoặc uất ức bị đẩy lên xe đưa về quê nhà...
Không, họ không có tội tình gì... họ là những nạn nhân của một vụ cướp đất mà chủ đảng cướp là những người cầm đầu Ðảng Cộng Sản Việt Nam. Họ cướp đất của dân, trong khi, họ lại bán đất, dâng biển cho ngoại bang.
Giờ này, Văn phòng Quốc Hội 2 đã trở lại sự yên tĩnh, một sự yên tĩnh câm nín của những người được gọi là đại diện dân, nhưng lại nối tay cho bọn cường quyền cướp đất của dân. Và người dân thì bị bắt bớ, tù đầy khi họ đòi lại những gì mà họ đã mất..
Người dân oan đã thua, màn kịch đã chấm dứt?? Không!
mà trong chúng ta "Mỗi người góp một phần, chúng ta tiếp tục đòi hỏi cho bằng được tự do, nhân quyền và công lý" như lời Hoà Thượng Thích Quảng Ðộ đã kêu gọi trong lần viếng thăm đồng bào biểu tình 3 hôm trước đó. Cộng sản Việt Nam đã dẹp tan đoàn biểu tình, nhưng không dẹp tan được khối hờn căm đang bừng dậy trong con tim người dân quê VN hiền lành chất phát. Cuộc đấu tranh chưa ngừng lại nơi đây.. Người dân Việt khắp nơi trên thế giới, một lần nữa đã thấy được bản mặt dã man của nhà cầm quyền cộng sản Việt nam..
=END=
4- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Ðảng Lên Tiếng Về Cuộc Biểu Tình Khiếu Kiện Tại Sài Gòn
VIỆT NAM CANH
TÂN CÁCH M[1]NG ÐẢNG
Ngày 20 tháng 7 năm 2007
BẢN LÊN TIẾNG
Về Cuộc Biểu Tình Khiếu Kiện Tại Sài Gòn
Bất kể lý do đòi lại ruộng đất rất chính đáng của bà con dân oan và bất chấp thái độ đấu tranh kỷ luật, bất bạo động, và hợp pháp của đoàn người biểu tình trước văn phòng Quốc Hội 2 trên đường Hoàng Văn Thụ, Sài Gòn suốt từ ngày 22/6/2007, nhà cầm quyền CSVN vẫn đưa hàng ngàn công an đến giải tán cuộc biểu tình vào đêm ngày 18/7/2007.
Như mọi hành vi xâm phạm nhân quyền khác của chế độ, nhà cầm quyền CSVN biết rõ việc làm của họ sai trái và sẽ bị thế giới lên án. Chính vì vậy mà công an được lệnh chờ đến đêm tối và tắt mọi hệ thống điện thoại trong vùng trước khi ra tay. Thậm chí, số công an vào xô đẩy, lôi kéo đồng bào cũng được lệnh cởi trần để có thể chối tội nếu các hình ảnh đàn áp lọt ra ngoài.
Nhưng cố gắng che đậy của chế độ hoàn toàn thất bại. Ngay khi sự việc đang xảy ra, tin tức đã lọt ra đến cộng đồng người Việt hải ngoại; chỉ vài giờ sau, sự việc đã được giới truyền thông quốc tế loan tải; và không đầy 24 giờ sau, các tổ chức nhân quyền quốc tế và chính giới lần lượt lên án hành động đàn áp của Nhà Nước CSVN.
Nỗ lực đấu tranh của tập thể dân oan tại Sài Gòn trong những ngày qua thật đáng cảm phục và là một bước mở đường quan trọng trên nhiều mặt:
- Ðây là cuộc biểu tình phản đối công khai kéo dài 27 ngày đêm với số người liên tục gia tăng, với đủ mọi thành phần nam nữ, già trẻ. Vào những ngày cuối, số đồng bào biểu tình đã lên đến gần 2000 người.
- Ðây là cuộc biểu tình phối hợp đồng bào từ 18 tỉnh thành và 6 quận huyện đổ về. Ðây cũng là cuộc biểu tình nối liền quốc nội với cộng đồng người Việt trên toàn thế giới, và từ đó nối liền với sự theo dõi của công luận và chính giới quốc tế.
- Ðây là cuộc biểu tình với ý chí quyết liệt, thể hiện qua số lượng biểu ngữ, nội dung các biểu ngữ, sự cương quyết không khuất phục trước những hành động đe dọa, cũng như từ khước những hứa hẹn giải quyết riêng lẻ.
- Ðây là cuộc biểu tình của những người vừa là đồng bào ruột thịt vừa cùng là nạn nhân của chế độ. Hình ảnh chia cơm, nhường nước, xẻ bạt che mưa nắng, bảo vệ nhau trước sự hung hãn của công an,... đã làm rung động lòng người Việt khắp nơi.
- Ðây là cuộc biểu tình duy trì được tinh thần kỷ luật và phương hướng đấu tranh bất bạo động từ đầu đến cuối, cụ thể qua cách sử dụng ngôn từ để thu phục cảm tình của công luận, việc chọn đối tượng cụ thể để phản đối, và quan trọng hơn cả, cương quyết từ chối tuân lệnh công an đến giờ chót nhưng không bạo động, không cung cấp lý cớ cho chế độ biện minh những trò bạo hành của họ.
Với những kết quả đó, cuộc biểu tình 27 ngày qua tại Sài Gòn không chỉ là một thành công lớn mà còn là một cuộc biểu tình mẫu mực cho tương lai, đưa đến cho người Việt khắp nơi niềm hy vọng và tin tưởng trên con đường Ðấu Tranh Bất Bạo Ðộng, khởi đi từ lãnh vực Dân Sinh Dân Quyền để từng bước tháo gỡ xiềng xích độc tài và tiến dần đến mục tiêu giành lại quyền làm chủ đất nước của dân tộc.
Việt Nam Canh
Tân Cách Mạng Ðảng chân thành bày tỏ lòng ngưỡng phục đối với quí cụ và quí bà con đã chấp nhận cảnh màn trời chiếu đất, thiếu ăn, thiếu uống, thiếu mọi điều kiện vệ sinh, và liên tục bị xách nhiễu suốt 27 ngày đêm ròng rã để đòi công lý cho mình và cho những nạn nhân khác trên cả nước.
Với hiện tượng Nhà Nước Trung Ương CSVN một lần nữa phủi tay, đuổi ép dân oan về địa phương chờ giải quyết như tình trạng đã kéo dài suốt 2 thập niên qua, chúng ta có thể khẳng định cốt lõi vấn đề chiếm ruộng cướp đất vẫn còn nguyên, và việc các nạn nhân phản đối, khiếu kiện sẽ tiếp tục. Sự khác biệt là với cơ hội đào luyện vừa qua, đồng bào tại nhiều tỉnh nay có thể tổ chức đồng loạt các cuộc biểu tình khiếu kiện theo cách thức tương tự tại địa phương của mình.
Và điều dễ thấy là khi các vụ kiện không được giải quyết tại địa phương thì việc tập trung tại Sài Gòn và Hà Nội sẽ lại diễn ra, và cứ mồi lần như vậy số người sẽ đông hơn, số ngày sẽ dài hơn, và tinh thần bà con khiếu kiện sẽ cao hơn.
Mọi đảng viên Việt Tân nguyện sát cánh cùng đồng bào trong suốt tiến trình đấu tranh đòi công lý này. Và trong tinh thần cùng chia xẻ "tấm bạt che mưa nắng" với bà con, chúng tôi kính đề nghị mọi người Việt chúng ta ở khắp nơi:
- Tiếp tục quan tâm đến các diễn tiến trong những ngày tới, đặc biệt là số phận những đồng bào còn bị giam giữ tại các đồn công an Sài Gòn và các tỉnh, cũng như theo dõi các trường hợp "bắt nguội".
- Tiếp tục giúp đỡ các bà con đã tham gia biểu tình có phương tiện trở về quê quán, chữa các thương tích, nếu có, do xô xát với công an, và chuẩn bị phương tiện cho bước đấu tranh kế tiếp.
- Tiếp tay vận động áp lực quốc tế để buộc chế độ phải trả giá đắt cho mỗi hành động bạo hành của họ đối với tập thể dân oan trong những bước đấu tranh kế tiếp.
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Ðảng
=END=
5-
Diễn Ðàn Quốc Nội
- Tâm thư của một người trực tiếp chứng kiến cảnh CSVN càn quét đồng bào dân oan tại văn phòng Quốc hội 2, đường Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, Sài Gòn
Trần Văn Hải
Thưa các anh chị em Chứng nhân Lịch sử, và thưa tất cả các anh chị em đang đọc những dòng này,
19/07/2007. Em hy vọng tất cả mọi người hãy nhớ lấy hôm nay mà kể từ đây em sẽ gọi là NGY DÂN H
N. Và cũng xin
thưa với tất cả các Ðảng viên Cộng
sản, những người "thề trung thành với
lý tưởng Cộng sản" rằng kể từ hôm
nay, giờ phút này, tôi, Trần Văn Hải, chính thức
tuyên thệ không đội trời chung với các
người.
Chính hôm nay, mắt tôi đã thấy, tai tôi đã nghe cái mà các người gọi là "của dân, do dân, vì dân". Chính hôm nay, tôi đã biết thế nào là CộNG SẢN.
23:30
phút,
ngày
18/07/2007
,
môtô CSGT xuất hiện chặn tất cả các ngã đường từ các hướng: Ngã tư Phú Nhuận, cổng xe lửa số 9, đường Hồ Văn Huê, đường Trương Quốc Dung. Tất cả mọi phương tiện xe cộ đều không được phép đi vào khu vực dân oan đang biểu tình. Những người còn trong khu vực bị đuổi ra khỏi đó.
12 xe loại 50 chỗ và 8 xe
loại 30 chỗ dàn quân che kín mặt đường Hồ Văn Huê. Từ phía đường Hoàng Văn Thụ, hướng về sân bay là 2 xe chở đầy công an
sắc phục và 2 xe chở đầy lính đặc nhiệm với áo giáp chống đạn, nón sắt, kiêng, dùi cui, súng. Ở chiều đường ngược lại, hướng về Ngã tư Phú Nhuận là 8 xe cứu thương, hơn 20 xe loại 16 chỗ của "lãnh đạo các tỉnh thành", hơn 10 xe công an loại 4 chỗ và 11 xe jeep cũng đầy cảnh sát.
Bao vây đoàn dân chúng biểu tình (ước chừng) có trên 200 công an cảnh phục và 300
công an thường phục (chưa kể lực lượng dân quân tự vệ) và công an phục sẵn trong Nhà thiếu nhi Q. Phú Nhuận. Xe "Văn hóa Thông tin Lưu động" được điều tới để "tuyên truyền, giải thích cho bà con hiểu mà quay về địa phương". 8 đèn cao áp (loại chiếu sáng SVÐ) được dựng lên chiếu thẳng vào quần chúng.
23:45
,
cuộc đàn áp bắt đầu với lựu đạn cay. Dân oan 19 tỉnh thành và 6 quận Tp.HCM
chạy dạt vào khuôn viên tòa nhà Quốc Hội. Lực lượng cảnh sát đặc nhiệm tiền lên giật hết tất cả các băng rôn, biểu ngữ, giật cả cờ Ðảng, cờ nước, cả ảnh Hồ Chí Minh, bằng Tổ quốc ghi công, chiếu, võng... của dân oan vứt lên xe rác đậu sẵn tại hiện trường. Loa phóng thanh ra rả yêu cầu bà con giữ trật tự và lên
xe trở về quê nhà.
Công an sắc phục (cả nam lẫn nữ) với vũ trang đầy đủ tiến lên "một chọi một" với từng người dân tay không tấc sắc, khống chế từng người. Tiếng trên loa phóng thanh: "Kính mời lãnh đạo tỉnh X, Y, Z mời bà con lên xe". Xếp của từng tỉnh tiến lên, nhận diện dân tỉnh mình.
Người nào được nhận diện, lập tức bị đẩy lên xe của tỉnh đó, khi đủ, xe lập tức rời khỏi hiện trường với 2 môtô CSGT hụ còi mở đường và một xe đầy công an "hộ tống" phía sau.
Lại tiếng trên
loa phóng thanh: "Hiện nay bà con tỉnh X, Y, Z đã lên xe về quê. Mời bà con khẩn trương lên xe về nhà" (Nhà còn đâu nữa mà về? - Cảm thán của Trần Văn Hải). Một số bà con quyết liệt chống cự. Một bà lão kêu gào: "Tụi bay là đồ ăn cướp - một lũ du côn. Chồng tao 50 năm tuổi Ðảng. Nhà tao gia đình cách mạng mà tụi bay còn ăn cướp của tao".
Tổng cộng có 4 phát súng nổ (Không nhìn rõ có ai bị thương không)
Sau khi đã tống hết dân chúng lên xe chở khỏi hiện trường (Nhắc lại: 12 xe 50 chỗ và 8 xe 30 chỗ), xe chữa lửa được điều động đến rửa sạch hiện trường.
00:30, tòa nhà Văn phòng 2, Quốc hội - Vụ Công tác Phía Nam đã đẹp huy hoàng, lộng lẫy như xưa. Máy quay, máy ảnh của công an quay lại cảnh tòa nhà với ánh đèn rực rỡ, toàn bộ khu vực khang trang, sạch đẹp.
1 giờ trấn áp đổi 26 ngày dân chúng lầm than kêu cầu công lý.
Chuyện bên lề:
Tất cả các xe hơi muốn đi vào khu vực đều bị CSGT huơ gậy buộc quẹo sang đường khác. Xe máy vào khu vực bị chặn với lý do: Ðường cấm.
Dân chúng hiếu kỳ đến xem đàn áp biểu tình bị Dân quân tự vệ đuổi đi với câu: "Ði đi! Có cái gì đâu mà coi!"
Thưa các anh chị em,
Trên đây là những gì Trần Văn Hải tôi chứng kiến từ đầu đến cuối cuộc đàn áp của Cộng sản Việt Nam đối với dân chúng biểu tình. Vì vị trí quan sát của tôi là từ nóc nhà, cách 4 căn nên có thể có một số chi tiết không nhìn rõ được, một số đối thoại không nghe đầy đủ. Nhưng với những gì đã chứng kiến, tôi không thể chỉ lấy mắt nhìn. Từ hôm nay, tôi sẽ chính thức rút khỏi vị trí "quan sát và ghi nhận", đã được anh chị em trí thức chủ trương Blog Chứng nhân Lịch sử tin tưởng giao phó, để bước vào hành trình đòi quyền sống và quyền làm người của dân chúng Việt Nam. Rất mong các anh chị em hiểu cho và chấp thuận đề nghị của em.
=END=
6- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Thơ Bút Trẻ: "Hoan hô đại thắng diệt dân!"
Qua vụ đàn áp dân oan đêm 18/7/2007 trước tòa nhà Quốc Hội II tại Sài Gòn vừa qua, đồng bào ta và cả thế giới lại một lần nữa thấy được bộ mặt gian ác của đảng Cộng Sản Việt Nam và bộ máy cầm quyền cộng sản tại nước ta. Họ vừa cướp đoạt nhà cửa của dân chúng, vừa làm ngơ khi họ khiếu nại kêu oan suốt hàng chục năm, vừa đàn áp họ khi họ biểu tình ôn hòa để bày tỏ cho mọi người thấy sự trắng tay cùng nỗi oan khiên của họ hầu được cứu giúp.
Bút Trẻ vì thế ca tụng đức độ của vị lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam đồng thời cho thấy quan niệm về đạo đức của ông và đảng của ông như sau:
Hoan hô Tổng bí thư Nông
Ðức là Mạnh mẽ thịt đồng bào ta
Trong chuyến Mỹ du vừa qua của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, đồng bào người Việt hải ngoại đã được nghe những tâm tình yêu nước thương dân của Chủ tịch qua những lần gặp gỡ với đồng bào hải ngoại. Qua vụ đàn áp dân oan vừa qua, người ta mới thấy được lời nói và việc làm của Chủ tịch đi đôi với nhau như thế nào. Bút Trẻ định nghĩa triết lý khôn ngoan của Chủ tịch như sau:
Hoan hô Chủ tịch Nguyễn Minh
Triết là đang nói thình lình thọọc luôn.
Lòng dũng cảm của các chiến sĩ công an - mà vị lãnh đạo của họ là Thủ tướng Công an Nguyễn Tấn Dũng - luôn luôn được đảng cộng sản đề cao. Bản chất lòng dũng cảm đó được Bút Trẻ mô tả như sau:
Hoan hô Thủ tướng Nguyễn Tân (=Tấn)
Dũng cảm dễ sợ dẹp tan dân mình.
Ðợt biểu tình rất đặc biệt của dân oan hàng chục tỉnh khắp đất nước - từ ngày
23/6/2006 đến ngày
18/7/2006 bị nhà cầm quyền Việt Nam cố dẹp tan - sở dĩ thành hình được là nhờ sự khởi xướng dũng cảm của dân oan Tiền Giang. Tổ Quốc sẽ muôn đời ghi ơn lòng hy sinh dũng cảm này của dân Tiền Giang:
Lòng hy sinh của dân Tiền
Giang sơn tổ quốc ghi liền công ơn.
"Ðỉnh cao trí
tuệ" của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cứ nghĩ rằng phải dùng súng ống, vòi rồng xịt nước, lựu đạn cay, với hàng trăm xe và hàng ngàn công an mới dẹp tan nổi đám dân oan biểu tình này. Nhưng nguyên nhân chính yếu gây nên những cuộc biểu tình này là nạn tham nhũng đang lan tràn trên quê hương khiến bao người dân phải lâm cảnh cơ hàn trắng tay thì "đỉnh cao trí tuệ" lại không dẹp mà cứ tiếp tục nuôi dưỡng. Biết bao bộ mặt tham nhũng bị dân oan tố cáo, nhưng có tên
nào bị "đỉnh cao trí tuệ" đem ra xử đâu, chúng vẫn tiếp tục nắm quyền lãnh đạo để có thể tiếp tục hút máu dân chúng. "Ðỉnh cao trí tuệ" chỉ nghĩ ra cách giải quyết ở ngọn, còn gốc rễ thì cứ để y nguyên. Vì thế, tình trạng dân oan biểu tình chắc chắn chẳng những còn tiếp diễn mà chắc chắn sẽ còn nổ ra lớn hơn... Giờ đây dân oan hàng chục tỉnh ở khắp đất nước đang chờ thời cơ thuận lợi để tiếp tục hô to cho cả thế giới biết nỗi oan ức của họ:
Một lòng dân chúng cả Mười
Tỉnh táo tạm rút chờ thời cơ lên.
Trong thời gian biểu tình, dân oan phải cam chịu cuộc sống hết sức lầm than đau khổ, một mặt vì cảnh thiếu thốn trăm bề của cuộc sống vỉa hè, một mặt vì sự đe dọa và sách nhiễu vô tâm của công an mật vụ. Nhưng giữa cảnh lầm than đau khổ ấy, chiều 17/7, Ðại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ cùng phái đoàn PGVNTN đã can đảm đến để chia sẻ với nỗi thống khổ của dân oan, bất chấp bên ngoài nhà cầm quyền hung hãn đã chuẩn bị xe tăng, xe cứu hỏa cũng hàng ngàn công an mật vụ để dẹp đám dân oan vào đêm 18/7. Bút Trẻ rất cảm phục Hòa thượng:
Kiên cường Ðại lão Thích Quang
Ðộ cho dân giữa lúc đang dàn chào.
Tuy nhiên, trước cảnh lầm than này của dân oan, HÐGMVN có một thái độ rất khôn ngoan là hãy xem và xét
cho kỹ chứ chưa (/không) hành động. Bút Trẻ rất hiểu và thông cảm với sự khôn ngoan ấy:
Khôn ngoan là Hội Ðồng Giam (=Giám)
Mục là chỉ ngó, không tham gia vào.
Dẫu sao dân oan các tỉnh bị đàn áp dã
man như thế là một nỗi đau rất lớn cho quê hương tổ quốc Việt
Nam
.
Hy vọng nỗi đau thương này sẽ trở thành cái "thương" (một thứ vũ khí dài
nhọn giống như ngọn giáo) đâm thẳng vào bè lũ gây tội ác để muôn dân được sống trong ấm no hạnh phúc.
Vinh danh Tổ Quốc tôi Ðau
Thương này sẽ thẳng vào đầu ác ôn.
Bút Trẻ
=END=
7- Tin Tức Quốc Nội
- Bản tin nhanh về tình hình công an cộng sản đàn áp biểu tình của bà con khiếu kiện ở Hà Nội
Trước làn sóng
biểu tình ngày
một dâng cao của đồng bào và nhân dân cả nước trong các vùng miền, nhà nước cộng sản Việt Nam dùng nhiều biện pháp đàn áp khủng bố để đè bẹp dân oan. Tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng - Hà Nội, đêm 17-7-2007 trước ngày khai mạc quốc hội khóa XII công an bao vây cưỡng bách hơn 200 người dân các tỉnh Bình Thuận, Kiên Giang, Bến Tre, Thái Bình... ăn sương nằm đất tại đó mấy tháng qua. Toàn bộ những người dân tỉnh Bình Thuận này đã kiên trì biểu tình suốt 15 ngày qua nhưng chưa được nhà cầm quyền xem xét, giải quyết. Trong đoàn biểu tình có rất nhiều cháu bé theo cha mẹ đi khiếu kiện, các cháu đã phải mặc những áo có các dòng chữ "Chỉ vì tham nhũng mà chúng cháu thất học, gia đình bị cướp đất đai, tài sản, mất nhà cửa"... Ðó là những hình ảnh tố cáo mãnh liệt việc bao che tham nhũng của đảng cộng sản Việt Nam, vì chỉ có đảng viên cộng sản mới tham nhũng được. Chống tham nhũng là chống đảng cộng sản à!!! Ðể đối phó với cuộc biểu tình kiên cường này chính quyền đêm ấy đã cho lực lượng bộ công an dồn dân Bình Thuận lên ô tô
chở thẳng ra ga Hàng Cỏ ép buộc họ vào 2 toa tàu đã có công an canh gác các đầu toa như xe chở tội phạm hình sự.
Sáng ngày 18-7-2007, công an lại tiếp tục bao vây bắt tiếp những người dân đi khiếu kiện đang ngồi ngoài vườn hoa Mai Xuân Thưởng. Có một trường hợp là ông Nguyễn Văn Sự bị công an ra sức vận động cấm không cho ngồi đã khảng khái nói: "Vườn hoa là nơi mọi người nghỉ ngơi, không phải công sở mà các ông cấm người dân đến ngồi hóng mát". Ông Sự còn bảo: "Các ông về lý thua dân rồi còn các ông chỉ cậy ỷ thế đông người, ông có cưỡng bức thì tôi chịu, chứ tôi không tội tình gì mà phải đi chỗ khác không được ngồi ở vườn hoa ". Khi nghe ông Sự nói vậy, thì 5-7 tên công an đánh bài lỳ lợm vẫn xông vào kẻ xốc nách, tên bấm huyệt lôi xềnh xệch ông Sự lên ô tô để chở đi nơi khác.
Các bà các chị ở các tỉnh khác lên Hà Nội khiếu kiện sợ va chạm với công an đứng lên đi chỗ khác thì vẫn bị công an đuổi theo dồn bắt lên ô tô. Có bà cụ già nua như má Nguyễn Thị Vàng 70 tuổi quê ở Kiên Giang, bản thân má Vàng là thương binh 4/4, mẹ liệt sỹ đi đòi lại đất đai của mình chính quyền cộng sản ở tỉnh má đã cướp không chịu trả lại còn bắt má vô tù 2 năm. Lúc nào nhà nước cộng sản Việt Nam cũng nói uống nước nhớ nguồn, thế nhưng những người đã đóng góp cả xương máu để cho cộng sản được ngồi ghế cai trị nhân dân và toàn xã hội, họ đã ăn tục nói dóc như ngày hôm nay thì nhà nước độc tài cộng sản này quên luôn. Nên má Vàng phải vượt hàng nghìn kilômét đường xa xôi ra thủ đô Hà Nội mong được mấy ông lớn xem xét đến hoàn cảnh mất đất nhà của mình và hy vọng trung ương sẽ công tâm có nhiều Bao công để mình tìm được công lý. Than ôi má lại bị công an thủ đô Hà Nội đánh đập, bấm huyệt xúc phạm má, coi má không hơn xúc vật, khi má đến cửa nhà thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng trên đường Phan Ðình Phùng kêu oan thì
lính của thủ tướng đứa bấm huyệt đứa lôi má kéo lết quẳng lên xe không khác gì con chó
nhà của chúng. Số đồ đạc ít ỏi má cóp nhặt đi kiện thì bị công an cướp vứt bỏ đi mất tiêu để đàn áp má cho dễ. Mới có chục hôm thôi mà đến nay chúng lại xúc má lên xe để chở đi nơi chúng gọi là tiếp dân của Văn phòng chính phủ ở số 110 phố Cầu Giấy - quận Cầu Giấy cách vườn hoa 10 kilômét để xa nơi các ông to bà lớn cộng sản đang ngồi nói cười râm ran trong những căn phòng sang trọng máy lạnh điều hòa chạy mát ru xóa đi cái chứng tích gần đến ngày thương binh liệt sĩ 27-7, những người mà chúng phải tri ân. Ðêm hôm sau công an có
dự tính bắt tiếp các dân oan trong các nhà trọ quanh khu vực vườn hoa ở phố Thụy Khuê, ở phố Ngọc Hà và phố Ðội Cấn...Dân oan được tin nên đã chạy dạt đi các nơi khác tránh đợt càn quét cuồng dại của bọn người mất hết nhân tính này.
Sáng 19-7-2007, công an bủa vây toàn bộ vườn hoa Mai Xuân Thưởng vì chúng sợ số bà con dân oan các tỉnh nhân ngày họp quốc hội kéo lên biểu tình. Ðoàn bà con tỉnh Quảng Ninh vừa mới đến được 5-10 phút chưa kịp ngồi nghỉ chân đã bị công an xúc lùa hết lên ô tô chở đi thật nhanh, đi nơi khác vì sợ đến giờ các đại biểu đi qua, phóng viên quốc tế nhìn vào thì mất hết thể diện. Nhất là khoảng 8 giờ sáng có 2 bà mẹ Việt Nam anh hùng tuổi rất cao là má Nguyễn Thị Cát trên 100 tuổi và má Nguyễn Thị Chuyền 90 tuổi quê đều ở xã Duy Hòa - huyện Duy Xuyên - tỉnh Quảng Nam. Hai bà má đi kêu kiện cho một người cháu gọi hai bà là nội và ngoại, người cháu này
nghe theo lời kêu gọi của chính quyền cộng sản tham gia chống tham nhũng thì lại bị ngay mấy ông cộng sản quê nhà cho công an đến khám xét, bắt bớ khủng bố gia đình. Mấy má nói cho hay các ông cộng sản này còn dữ dằn, tàn bạo hơn rất nhiều so với cả cảnh sát thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu của chế độ Việt Nam Cộng hòa ngày trước. Mặc cho các má ngực đeo đầy huân, huy chương tay cầm khung ảnh huân chương bà mẹ Việt Nam anh hùng, mặc cho các má cờ đỏ sao vàng, cờ đảng búa liềm công nông liên minh cầm tay và cũng mặc tuổi cao sức yếu đám mật vụ chìm nổi vẫn xông vào xốc nách, khênh các má chân đưa cao lên trời nhét vào ô tô để chở các má đi, trông y như chúng khiêng con heo, con chó vậy.Các vườn hoa xung quanh khu lăng Hồ Chí Minh và hội trường Ba đình đều đặc kín mật vụ và công an canh gác. Họ ăn mặc thường phục và tay lăm lăm bộ đàm, còn tốp công an mặc sắc phục thì trang bị đủ vũ khí + khóa số 8 để sẵn sàng ra tay với đám dân oan khốn khổ nếu dám tiếp xúc với các đại biểu cho dân, cho mình để đưa đơn từ tố cáo. Bộ mặt thật của một nhà nước luôn luôn mạo danh là do nhân dân, của nhân dân và vì nhân dân là như vậy đấy!!!
Vườn hoa Mai
Xuân Thưởng chỉ cách hội trường Ba Ðình nơi hàng trăm đại biểu "quốc hội dởm" ngồi họp có mấy trăm bước chân nên nếu bà con các tỉnh lên biểu tình thì thật là đẹp mặt cho cộng sản. Vì qua đợt bầu cử quốc hội vừa qua các cơ quan tuyên truyền cộng sản luôn nói có đến 99,99% dân nô nức đi bầu cử, thế mà nay suốt từ nam chí bắc đâu cũng có biểu tình chống chế độ cộng sản ăn cướp đất đai, cướp quyền lợi, trù dập, đàn áp nhân dân... Vậy thực chất có đúng là các đại biểu quốc hội do dân bầu hay do đảng cộng sản độc tài cướp quyền của dân tự xếp ghế cho nhau ngồi, chia chác nhau quyền lợi để cai trị người dân cho dễ, bắt mọi người phải ngồi im như mấy chục năm nay họ đã làm, họ đã diễn vở tuồng dân chủ bầu cử đấy thôi!!! Do vậy họ phải ra sức đàn áp các cuộc biểu tình của nhân dân cả nước đi khiếu kiện ở Hà Nội và Sài Gòn để lừa dân trong nước và dối người dân ở nước ngoài xa xôi là họ rất chăm lo cho dân để ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, ai cũng có nhà ở... như từ bao lâu nay và nhất là dạo này họ đang ra rả tuyên truyền học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh.
Quang Minh - tường thuật từ vườn hoa Mai Xuân Thưởng - Hà Nội
Ngày
19-7-2007
=END=
8- Tin Tức Quốc Nội
- Liên Minh DCNQVN phản đối Nhà cầm quyền CS Việt
Nam
đàn áp dân oan đêm
18/7/2007
tại Sài Gòn
LIÊN MINH DÂN CHỦ NHÂN QUYỀN VIỆT
NAM
Alliance
for
Democracy and Human Rights for
Viet Nam
vplmdcnqvn@gmail.com
Thư phản đối
Nhà cầm quyền Việt
Nam
đàn áp dân oan đêm
18/7/2007
tại Sài Gòn
Kính gửi:
- Ðồng bào Việt
Nam
trong và ngoài nước,
- Các dân oan Việt
Nam
,
- Các cơ quan truyền thông
trong và ngoài nước,
- Các lực lượng và các
nhà đấu tranh cho tự do dân chủ trong và ngoài nước.
- Các Quốc Hội, các
Chính Phủ và Nhân Dân yêu chuộng tự do và
công bằng trên toàn thế giới,
Vào 11g00 tối ngày 18-7-2007, khoảng 1.300
dân oan đang chuẩn bị nghỉ đêm sau một ngày khiếu kiện mệt nhọc trên các vỉa hè gần tòa nhà Văn Phòng II Quốc Hội số 194 đường Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, thì nhà cầm quyền Việt Nam đã cho công an nổi và chìm, tay sai của họ, đến đây để giải tán bà con. Theo nguồn tin nhận được, đám công an này đã đem xe cứu hỏa tới dùng vòi rồng xịt nước vào dân chúng và dùng hơi cay để buộc dân phải giải tán. Ðồng thời họ lùa dân oan như lùa những đàn vật lên các xe của họ để chở đi nơi khác.
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt
Nam
cực lực phản đối việc làm vô nhân đạo và vi hiến này của nhà cầm quyền Việt
Nam
.
Thiết tưởng nhà cầm quyền Việt Nam đã cướp đất đai nhà cửa của người dân thì phải đền bù lại cho dân theo đúng lẽ công bằng và luật pháp quy định mới phải. Nhưng nhà cầm quyền này đã không giải quyết mặc dù biết bao người đã khiếu nại và kiện cáo cả hàng chục năm nay. Khi không còn nhà cửa ruộng đất để ở, để làm ăn sinh sống, bà con dân oan đành phải về Sàigòn để biểu tình ôn hòa bất bạo động hầu kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam quan tâm giải quyết, đặc biệt từ ngày 23/6 trước Văn Phòng II Quốc Hội. Bà con đã cam chịu sống cảnh màn trời chiếu đất, thiếu thốn trăm bề hàng mấy tuần lễ trên các vỉa hè thành phố. Nhà cầm quyền Việt
Nam
không những đã không
thấy xót xa trước tình cảnh này mà còn:
- cho công an chìm nổi đến đe dọa, sách nhiễu, gây khó dễ để họ nản lòng bỏ cuộc
- cướp thực phẩm và thậm chí đánh đập những người dân Sài Gòn vì tình thương đem đến cho bà con biểu tình
- cấm người qua lại không được chụp hình để bưng bít thông tin (có người đến chụp hình bị công an chìm đánh đến chảy máu)
- v. v...
Trước các diễn tiến này
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt
Nam
nhận định rằng:
- Ðây là một bước leo thang trong tội ác của nhà cầm quyền Việt Nam đối với dân oan nói riêng, và đối với toàn
dân tộc nói chung. Việc làm này chứng tỏ bản chất sùng bái bạo lực không hề thay đổi trong tư duy bộ phận lãnh đạo đảng CSVN;
- Lúc nào đảng và nhà nước CSVN cũng hô hào chống tham nhũng; nhưng khi dân oan lên tiếng kêu oan hàng chục năm nay thì
họ không hề trừng trị những kẻ tham nhũng, mà lại trừng trị các nạn nhân của tham nhũng. Ðiều này một lần nữa chứng minh hệ thống cai trị của đảng CSVN phải cậy dựa vào
tham nhũng để duy trì sự trung thành của đội ngũ cán bộ và từ đó duy trì quyền lực, bất kể những hệ quả lên đất nước.
- Những kẻ cai trị độc tài càng hung hãn thì tội ác của họ càng
thêm nặng. Những kẻ trực tiếp hoặc gián tiếp gây tội ác không thể trốn tránh hay che đậy tội ác của mình, họ sẽ phải đối diện trước công lý khi dân tộc chuyển mình.
Ðể góp phần chận đứng tội ác hiện nay của nhà cầm quyền Việt Nam, Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam kêu
gọi Ðồng bào Việt Nam trong và ngoài nước, các cơ quan
truyền thông trong và ngoài nước, các lực lượng và các nhà đấu tranh cho tự do dân chủ trong và ngoài nước, các Quốc Hội, các Chính Phủ và Nhân Dân yêu chuộng tự do và
công bằng trên toàn thế giới hãy:
- Cực lực phản đối và lên án hành vi đàn áp dân oan vô tội của nhà cầm quyền Việt
Nam
- Tìm mọi cách áp lực đòi buộc nhà cầm quyền Việt Nam phải trả lại đất đai cho dân oan đã bị tước đoạt cách bất công, đồng thời xử lý nghiêm minh những quan chức đã chiếm đất người dân cách bất công, buộc họ phải bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân.
- Ưòi buộc nhà cầm quyền Việt
Nam
phải trả tự do ngay
cho những dân oan bị công an chở khỏi khu vực Văn Phòng Quốc hội II tối 18/7.
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam cũng kêu gọi những ai đang hợp tác với nhà cầm quyền gian ác
hiện tại hãy rút ra bài học: trong số dân oan, có biết bao gia đình đã hy sinh của cải, công sức, tính mạng cho đảng CSVN, thế mà kết cục họ đã bị đảng CSVN vô ơn đối với họ đến độ chẳng những cướp đoạt tài sản như thế, mà còn đàn áp họ khi họ kêu oan. Việc hợp tác, hy sinh cho chế độ CSVN chẳng những không được đảng ghi ơn, hậu đãi mà còn có tội đối với toàn dân tộc nữa. Hãy nghĩ đến tình trạng bị "vắt chanh bỏ vỏ" và hậu quả không tránh được của các tội ác mình làm.
Việt
Nam
,
ngày 18 tháng 7 năm 2007
I.
Ban Cố vấn:
1 - Cựu Sĩ quan Phạm Quế Dương, Hà Nội.
2 - Linh mục Nguyễn Hữu Giải, Thừa Thiên-Huế.
3 -- Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, Hà Nội.
4 - Cựu Chủ tịch Tổng Công đoàn Nguyễn Hộ, Sài Gòn.
5 - Hội trưởng Lê Quang Liêm, Trung Ương GHPGHH TT, Sài Gòn.
6 - Linh mục Phan Văn Lợi, Huế (Cố vấn thường trực).
7 -
Linh mục Nguyễn Văn Lý, Huế.
8 - Mục sư Ngô Hoài
Nở, Sài Gòn.
9 - Mục sư Nguyễn Hồng Quang,
Sài Gòn (Cố vấn thường trực).
10 - Cựu sĩ quan Vũ Cao Quận, Hải Phòng.
11 -
Bác sĩ Nguyễn Ðan Quế, Chủ Tịch Cao Trào Nhân Bản Việt
Nam
,
Sài Gòn.
12 - Cư sĩ PGHH Lê
Văn Sóc, Vĩnh Long.
13 -
Linh mục Chân Tín, Sài Gòn.
14 -
Nhà văn Hoàng Tiến, Hà Nội.
II.
Ban Ðiều hành:
15 - Kỹ sư Ðỗ Nam Hải, Sài Gòn
16 -
Giáo sư Nguyễn Chính Kết, Sài Gòn (đang vận động tại hải ngoại)
17 - Cựu Sĩ quan Trần Anh
Kim, Thái Bình
18 - Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích,
Hoa Kỳ.
III.
Những người ghi
danh tham gia ký tên
* (Phần ký tên thư phản đối của Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt Nam ngoài Ban Cố Vấn và Ban Ðiều Hành của Liên Minh, tập thể hay cá nhân nào muốn tham gia ký tên chung với Liên
Minh, đều có thể ghi danh ký tên. Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền Việt
Nam
trân trọng kính mời Quý Vị ghi danh
biểu lộ sự đồng ý hay ủng hộ văn bản lên tiếng yêu cầu hay phản kháng của Liên Minh.
Ghi danh ký tên gửi về cho vplmdcnqvn@gmail.com, chủ đề (subject) ghi là "Ghi Danh Ky Ten Vao Thu Phan Doi CSVN Dan
Ap Dan Oan cua LMDCNQVN".)
=END=
9- Phỏng Vấn
- RFA Phỏng Vấn Nạn Nhân: Công an đã dùng hơi cay và vũ lực giải tán dân chúng biểu tình.
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Cuộc biểu tình gần tháng nay, với sự tham gia của cả ngàn người dân có đất bị chính quyền tịch thu từ 19 tỉnh thành kéo về trước trụ sở Quốc hội II ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng không được ai trong chính quyền ra tiếp, đã tan vỡ từ tối qua đến rạng sáng hôm nay vì hơi cay và vũ lực của công an.
Lời kể của các nạn nhân
Hai ngừơi bị đánh, bị bắt lên xe
giải về nguyên quán, kể lại với Thanh Trúc chi tiết vụ càn quét dân oan tối 18 như sau:
Bà Mai: Bửa này là
ngày 19 tây vậy hôm qua là ngày 18 tây.
Tối 18 họ dùng áp lực để đuổi dân về, coi như là dân không có đồng ý về. Họ đem công an lực lượng cơ động trong đó hồ như ở trần mà có xâm mình khỏang trăm mấy chục người. Cái đó hình như là xã hội đen.
Thanh Trúc: Ý chị muốn nói là hình như công an sử dụng xã hội đen?
Bà Mai: Dạ để trấn áp bà con. Họ bao vây hai đầu khúc đường chổ 194 và không có cho xe chạy. Và hồi đêm hôm khỏang 10 giờ tối giờ Việt Nam mình cho tới 2 giờ luôn là họ bắn súng cay. Bắn đâu trúng dân là bắt đầu quay ngang họ họ khiêng lên xe, một người dân oan là bốn người khiêng thảy lên như heo vậy đó.
Ông Phương: Nó xịt thuốc cay cay luôn con mắt không thấy đường, rồi nó nhào vô nó quăng nó liệng lên xe như liệng heo vậy, bà con chạy tán lọan hết trơn. Có ông già 80 tuổi ông là lên, ổng kêu đảng và nhà nứơc oi hãy cứu dân. Nói đảng nhà nứơc gì chớ ở trên xúi thì ở dưới mới dám làm.
Bà Mai: Họ úynh mười mấy người, trong đó có một ngàn mấy mà họ úynh mười mấy người bể đầu chở đi bệnh viện đó.
Ông Phương: Ðàn ông con
trai thì bị đánh nhiều, đàn bà con gái bị ít. Nó cầm cây roi điện nó úynh trên đầu, nó nói tại sao liên hệ nứơc ngòai xin tiền xin bạc với lại liên hệ với Thích Quảng Ðộ cho tiền cho gì, Nó hăm he vậy...
Bị đánh vì nhận tiền của Hòa thượng Quảng Ðộ?
Thanh Trúc: Anh không bị bắt? Vậy có ai bị công an bắt giữ không?
Ông Phương: Có chứ, nó liệng lên xe rồi chở về tỉnh, chở về tỉnh nó bỏ giữa đường, nhà mình thì mình đi về.
Mai: Họ chở về nhà nhưng mà dọc đường họ đánh dã man, họ điều tra, họ nói là tại sao dân lên đây khiếu kiện mà cũng như là nước ngòai nuôi, có đoàn Thích Quảng Ðộ lại cho tiền, tại sao dân lấy tiền, họ không có đồng ý cho nên họ đánh.
Thanh Trúc: Chị có bị đánh không?
Bà Mai: Cũng có luôn.
Ðêm hôm họ bắt về họ điều tra đủ thứ họ đánh dữ lắm. Khi về tới nhà thì họ đâu có bỏ ở nhà, họ bỏ thí giữa đường, nửa đêm nửa hôm dân cứ mạnh ai về đâu về.
Thanh Trúc:Thực sự ra những ngừơi khiếu kiện có liên hệ với thầy Thích Quảng Ðộ để mà xin tiền xin bạc, và có liên hệ với nước ngòai hay không?
Phương: Dạ không, tụi tui khiếu kiện ở trển thì thấy bà con khổ sở thì ngừơi ta đem cơm người ta cho thì mình ăn ở ngòai chứ không biết vấn đề gì khác, cũng không liên hệ gì trơn.
Bà Mai: Thì vào ngày 18 là ngày hôm qua đó, Thích Quảng Ðộ có lợi thăm bà con và cho bà con mỗi một người khỏang năm trăm ngàn vậy đó. Thích Quảng Ðộ nói cho bà con để bà con thuốc men bịnh họan cuộc sống hàng ngày vậy đó, chia sẻ cái nỗi đau thương của người dân bị cướp đất cướp tài sản, không nhà không cửa không tài sản mới lên đây đi đòi nợ.
Thanh Trúc: Chị có được năm trăm ngàn đó không?
Bà Mai: Dạ được luôn chị.
Thanh Trúc: Khi mà Hòa thượng Thích Quảng Ðộ ra đó cho tiền bà con thì công an có tới không?
Bà Mai: Công an thì ở xung quanh đó nhưng mà không nói gì. Ðoàn của Thích Quảng Ðộ cùng vô đó khoảng 18 người, vô quay phim chụp hình cũng như là an ủi dân vậy thôi. Nhưng mà khi cái đòan của Thích Quảng Ðộ vừa về xong thì công an bắt đầu xáp tới là hành hung dân chúng tôi từ vào buổi chiều ổng vào đó khi ông bước ra về xong là họ tiến quân họ hành hung cho tới tối qua ngày 18 cho tới tối khuya.
Coi như đêm hôm là lớp bị bắn súng cay, lớp bị đánh rồi khiêng lên xe. Bể đầu thì đếm là khỏang mười mấy người coi như là nằm bệnh viện Phú Nhuận.
Không còn ai trước Văn phòng Quốc hội
Thanh Trúc: Bây giờ là 12 giờ trưa giờ Việt Nam, trước chỗ nhà tiếp dân của quốc hội có còn ai không?
Bà Mai: Hiện bây giờ là vắng lặng, không còn người dân oan nào ở đó hết trơn, coi như là họ đánh đuổi về hết rồi, không còn ai ở đó.
Phương: Mà về nhà bây giờ công an cũng canh bề trên bề dưới. Nó mướn mấy quán nứơc nó lại nó ngồi tối ngày. Tui là khiếu kiện hai mươi mấy năm nay, 1982 tới giờ.
Từ mấy lâu nay nhà cầm quyền xã huyện tỉnh tới trung ương luôn đều thờ ơ vô trách nhiệm còn tổ chức công an huyện tỉnh hành hung người dân. Dân giờ lầm than đói rách, bị cướp đất rồi bị bắt óanh, thiệt bây giờ sống như kẻ khủng.
Thanh Trúc: Cảm ơn anh Phương, cảm ơn chị Mai.
=END=
10- Sinh Hoạt Cộng Ðồng
- Ðêm Sàigòn
tùy bút Ngọc Thủy
Chiều mùa hè vào cuối tháng
Sáu thật đẹp, nắng vàng anh rồi chầm chậm xuống lũng đồi Hoa Vàng - San Jose, đêm nhạc chủ đề Nhớ Sàigòn đã được diễn ra tại quán cà phê Paloma trong một khung cảnh thanh
lịch, ấm áp. Quan khách tham dự hầu hết là những khuôn
mặt thân quen trong giới văn, thi, nghệ sĩ và truyền thông
báo chí.
Mở đầu chương
trình là phần trình bày của ông Lê Văn Chính, đại diện cho Ban Tổ Chức (gồm các ông Ngô Ðức Diễm, Huỳnh Lương Thiện, Bùi Ðức Ty) gởi lời chào mừng đến toàn thể quý quan khách và thân hữu hiện diện. Kế tiếp là phần phát biểu ngắn gọn của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ, đến từ Tân Tây Lan, người khởi xướng phong trào Ðòi Lại Tên Sàigòn đã được phát động mạnh mẽ trong hai năm vừa qua tại các nước Âu Châu cũng như khắp các tiểu bang Hoa Kỳ. Nơi nào có cộng đồng Người Việt là có tiếng nói thiết tha và sự đòi hỏi chính đáng, đó là: Hãy Trả Lại Tên Sàigòn cho Sàigòn, cho người dân Việt
Nam
.
Phần mở đầu văn nghệ với hai MC là Ngọc Thủy và Kim Oanh, liên tục giới thiệu đến quý vị quan khách những nhạc phẩm chọn lọc, hát về Sàigòn, hát cho Sàigòn và để chia xẻ cùng
nhau bao nỗi niềm yêu mến Sàigòn yêu dấu xưa, những điều nuối tiếc và nhớ thương về Sàigòn bị nhuộm đỏ hôm nay cùng những ước mơ tươi đẹp cho một ngày
mai huy hoàng của Sàigòn tương lai.
Ngoài phần thơ Tao Ðàn
với giọng ngâm trầm ấm của nghệ sĩ Ðan Hùng là bài thơ của thi sĩ Trần Trung Ðạo
"Ba Mươi Hai Năm, Thưa Mẹ, Chúng Con Ði". Tiếng hát của nam ca
sĩ Huy Sinh với hai tình khúc "Áo Lụa Hà Ðông" đưa
dẫn người thưởng ngoạn vào vùng trời tươi mát mộng mơ.
Phần nhạc hùng ca
"Trả Lại Ta Tên Sàigòn" do ban Hưng Ca gồm Ls Nguyễn Xuân
Nghĩa, Nhật Tùng v.v... trình bày. Nhạc phẩm này cũng do ca nhạc sĩ Nhật Tùng
sáng tác. Là một người trẻ hiện
đang cư ngụ tại thành
phố thông xanh và tuyết lạnh
Spokane
Washington
State
.
Tuy mới tham gia vào Ðoàn Hưng Ca hải ngoại sau này
nhưng Nhật Tùng đã viết được một số ca khúc rực lửa đấu tranh cũng như thực hiện được một cuốn CD đầu tay. Nhật Tùng cho biết ca khúc Trả Lại Ta Tên Sàigòn, là anh viết cho phong trào Ðòi
Lại Tên Sàigòn đã được giới thiệu đến quý quan khách tại Bắc Cali cùng ngày hôm nay.
Ðặc biệt là các
tiếng hát nữ như ca sĩ Cẩm Hà, người vừa rời quê hương sang định cư ở Hoa Kỳ mới được ba tháng với giọng hát mạnh và khá chững chạc qua nhiều năm tháng kinh nghiệm hát cho các tụ điểm văn nghệ Sàigòn. Riêng tiếng hát Ðồng Thảo là một tiếng hát quen thuộc và thân mến ở vùng Thung Lũng Hoa Vàng hôm đó thật xuất sắc khi trình bày các nhạc phẩm "Năm 54 -
75" của nhạc sĩ Phạm Duy, nói lên tâm trạng của hầu hết những người chung quanh. Những tâm trạng thật não nề và đau thương như những lời đã được ngườii nhạc sĩ viết ra:
"Một ngày năm bốn, cha bỏ quê xa,
chốn đã chôn nhau, cắt rốn bao nhiêu đời.
Một ngày năm bốn, cha bỏ phương trời,
một miền Bắc tối tăm mưa phùn rơi..
Một ngày năm bốn,
cha phải chia lìa cùng mảnh đất,
nóc gia cha làm ra,
Hà Nội yêu quý không thể ngăn người,
vì người đã ra đi theo Tự Do.".
Ôi, thật xót xa, niềm đau thương
của dân tộc Việt
Nam
khi:
"Một ngày năm bốn, cha lìa quê hương,
lánh Bắc vô Nam, cha muốn xa bạo cường.
Một ngày bảy lăm, đứng ở cuối đường,
loài quỷ dữ xua con ra đại dương!..."
Ca sĩ Ðồng Thảo tâm sự:
"Ðó cũng là hoàn cảnh của em, vì năm 1954, bố mẹ em phải rời bỏ làng quê miền Bắc để di cư vào
Nam
lánh nạn Cộng sản. Rồi đến 1975, đến lượt em phải rời xa quê hương bằng cách vượt biển để tìm Tự Do nơi xứ người. Em đã diễn tả bằng hết tâm hồn của em theo tiếng nhạc lời ca đó như:
"Một ngày bảy lăm, con bỏ nước ra đi,
hai mươi năm là hai lần ta biệt xứ.
Giờ cha lưu đầy ngay trên đất ta
và giờ con lưu đày ở đây trên xứ la.
Giờ nơi nước mình niềm đau thay nỗi vui,
Sàigòn đã chết rồi, phải mang tên xác người.
Ðời của cha con, hai lần vẫy chào,
chào từ giã quê hương trong khổ đau.
Ðời hai lần ta bỏ quê bỏ nươc.
Phải nuôi ngày sau về ôm Tổ Quốc!"
Ðược biết Ðồng Thảo đã vượt biên tìm Tự Do vào năm 1989, sở thích hồi nhỏ là đam mê ca hát. Cô cho biết, hát trước hết là niềm vui thích của mình. Và khi hát cho mọi người nghe, được mọi người cảm nhận những gói ghém trong nội dung nhạc phẩm qua tiếng hát có thể chuyên
chở được của mình thì thực sự là một hạnh phúc lớn.
Từ ngày tới Mỹ, Ðồng Thảo theo học ngành
Dental Assistant và hiện nay đang làm phụ tá cho một văn phòng Nha Khoa. Một công việc không
dính dáng gì đến văn nghệ hoặc ca hát nhưng cô vẫn cố gắng sắp xếp thời giờ để trau luyện tiếng hát của mình mỗi ngày một thêm điêu luyện mượt mà. Người thưởng lãm thích nghe cô hát nhạc Trịnh Công Sơn nhưng người ta cũng rất thú vị khi nghe cô hát những khúc tình ca khác và đặc biệt là những nhạc phẩm mang giai điệu và tình tự quê hương.
Tiếp nối, tà áo dài tím thướt tha của Thu Nga bay theo tiếng hát ngọt ngào của cô
trong ca khúc: "Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu", gợi nhớ cho mọi người những kỷ niệm sáng tươi của thời nữ sinh hoa mộng ngọc ngà. Tiếng hát của Thu Nga càng trầm buồn da diết hơn khi cô trình bày nhạc phẩm Một Lần Ði của ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh:
"Sàigòn ơi, ta có ngờ đâu rằng,
một lần đi là một lần vĩnh biệt,
một lần đi là mòn lối quay về,
một lần đi là mãi mãi thương đau,
một lần đi là nghìn trùng cách biệt.
Người tình ơi, ta có ngờ đâu rằng,
một lần đi là vĩnh viễn xa nhau..."
Khi tôi khen hôm nay cô diễn đạt thật tuyệt vời ca khúc đó bằng tiếng hát truyền cảm thấm thía thì cô bùi ngùi tâm sự:
"Khi em lên tầu vượt biên theo các anh chị trong gia đình, em còn khá nhỏ. Giã từ Ba Mẹ, em không ngờ đó lần chai tay mãi mãi, vì ra đi không lâu thì được tin Mẹ mất nên chẳng bao giờ em còn có dịp đượcgặp lại Me nữa. Ðó là nỗi đau thương mà em đã đặt hết tâm trạng của mình trong nhạc phẩm đó như:
"Sàigòn ơi, ta có ngờ đâu rằng
Mẹ hiền xưa giờ về cùng đất lạnh.
Sàigòn ơi, ta có ngờ đâu rằng
một ngày qua là một ngày ly biệt,
một ngày qua là muôn kiếp chia phôi,
là một lần vĩnh biệt...
Lệ khóc cho mẹ già.
Lệ khóc cho người còn ở lại quê hương...".
Thu Nga vượt biển năm 1980, sau khi ở trại tỵ nạn hai năm cô mới được đặt chân tới Hoa Kỳ. Nơi cư ngụ đầu tiên của cô là thành phố Wichita - Kansas. Theo học ngành Accounting và Ðiện toán, sau khi ra trường, đi làm một thời gian thì mở tiệm Thẩm Mỹ và cũng có ca hát giúp cho các buổi gây quỹ của Chùa hoặc cộng đồng Người Việt ở địa phương. Vào giữa năm 2003, cô cùng chồng là nhạc sĩ Lê Minh Hiền đã đến San Jose lập nghiệp. Ðất lành chim đậu, nên hiện nay cô đã có một đời sống ấm êm hạnh phúc cùng chồng con và điều hành một Thẩm Mỹ Viện rất đông khách tại San Jose. Tuy bận rộn với công việc nhưng ca hát vẫn là niềm đam mê yêu thích của Thu Nga, nhất là sau khi cô đoạt giải Nhì của cuộc thi Tuyển Lựa Ca Sĩ do Trung tâm Kim Lợi tổ chức năm 2004. Từ đó, cô thường xuất hiện vàrất nhiệt tình góp mặt trong các buổi sinh hoạt của Cộng Ðồng Người Việt nơi đây.
Cuối cùng, Ngọc Thủy xin phép được giới thiệu đến quý độc giả của tuần báo Việt Tribune và quý thân hữu tham dự trong buổi văn nghệ Ðêm Sàigòn vừa qua là một tiếng hát khá đặc biệt của ca sĩ Hồng Hạnh. Cô từng cư ngụ tại San Jose trong nhiều năm, nhưng vì hoàn cảnh công việc nên cô đã dời xuống miền biển ấm San Diego cách đây hai năm. Thương mến Thung Lũng Hoa Vàng nên tuy xa xôi, Hồng Hạnh vẫn thường trở lại thăm chốn cũ và bạn bè, nhất là vẫn mong muốn tiếp tục đóng góp tiếng hát của mình vào các sinh hoạt đoàn thể ở Bắc Cali.
Nữ ca sĩ Hồng Hạnh được biết đến nhiều với những ca khúc trữ tình tươi sáng như: Xuân Và Tuổi Trẻ (La Hối), Tuổi Mười Ba (Ngô Thụy Miên) v.v.... Cô cũng thành công với những ca khúc của nhạc sĩ Hà Thúc Sinh. Ðược sự yêu mến của khán thính giả và đặc biệt là sự hỗ trợ rất nhiệt tình và đậm đà của phu quân, Hồng Hạnh thực hiện được hai cuốn CD đã được phát hành đến tay quý vị yêu âm nhạc với tiếng hát lả lướt bay cao của Hồng Hạnh.
Ðêm Sàigòn được diễn ra trong một không khí rất thân mật, vui vẻ. Mọi người đều hài lòng với những ca khúc chọn lọc và các tiếng hát ngày hôm đó. Ngọc Thủy xin được kết thúc bài viết này với những lời nhạc thiết tha của nhạc sĩ Nam Lộc viết hộ cho tất cả mọi người chúng ta:
"Sàigòn ơi,
tôi xin hứa rằng tôi trở về.
Người tình ơi,
tôi xin giữ trọn lời thề,
dù thời gian có là một thoáng đam mê,
phố phường vạn ánh sao đêm,
nhưng tôi vẫn không bao giờ quên".
Ngọc Thủy
* Quang cảnh hội trường trong ngày Phong Trào Quốc Dân Ðòi Trả Tên Sài
Gòn ra mắt tại Hội Trường Tòa Thị Chính thành Phố San Jose ngày 30 tháng 6, 2007.
=END=
11- Tạp Chí Á Châu
- Thực Phẩm Và Y Dược Xuất Khẩu Của Trung Quốc Chứa Nhiều Hóa Chất Ðộc Hại
Minh Dũng
(VNN)
Ngày 15/6/2007, bộ Y tế Nhật công bố cho biết ba loại kem đánh răng của Trung
quốc mang nhãn hiệu Cool While, Js'Beau Fre và Beau Fre có chứa hóa chất độc hại Dietthyline Glycol (DEG) trên lượng quy định. Các loại kem đánh răng này đã được những đại lý phân phối Nhật nhập vào, trong đó có hai công ty lớn là JTB và Showa Burashi, để bán sỉ cho hệ thống khách
sạn Business và lữ quán trên khắp nước Nhật. Khi được thông báo tin trên thì các đại lý phân phối đã tức tốc thu lại tất cả các lô
hàng đã xuất ra. Cũng may là các ống (tube) kem đánh răng đều nhỏ, xài một lần rồi bỏ nên cho đến giờ này chưa thấy có nơi nào báo cáo người sử dụng bị tử vong. Chứ tại
Panama
ở Trung Mỹ nhiều người đã chết vì độc tố DEG có trong thuốc ho của Trung quốc.
Chứng cớ đã rõ ràng
như thế mà ngưòi phát ngôn viên bộ Thương mại Trung
quốc là ông Wang Xinpei trong buổi họp báo vào ngày
28/6/2007 vẫn chối bai bải khi nói rằng: "Toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Trung quốc đều được bảo đảm về chất lượng và vệ sinh, vụ kem đánh răng thì các chuyên gia của chúng tôi đã kết luận là
không có vấn đề." Các ký giả yêu cầu ông Xinpei "cho chúng tôi biết các chuyên gia của Trung
quốc là ai để chúng tôi tìm đến phỏng vấn, chứ đừng nói khơi khơi như thế biết đâu mà tìm, ngoài ra chắc chắn ông phải có trong tay văn bản bản kết luận của các
chuyên gia, vậy cho chúng tôi xin văn bản đó."
Ðến đây thì ông phát ngôn viên Xinpei lâm vào thế kẹt vì những lời tuyên bố đại của mình vừa rồi mà chẳng hề có một bằng chứng gì trong tay. Mấy ông ký giả Nhật đề nghị nên thẳng thắng nhận khuyết điểm là lối giải quyết tốt nhất, chứ đừng chối quanh vì chẳng phải riêng Nhật mà các nước khác như Hoa Kỳ, Panama, Âu châu...đều có bằng chứng rõ
ràng được các cơ quan an toàn thực phẩm kiểm nghiệm; cùng một mặt hàng như ba loại kem đánh răng vừa nêu ở trên không lý kết quả kiểm nghiệm của Nhật, Hoa Kỳ, Panama...lại khác kết quả kiểm nghiệm của cơ quan an toàn thực phẩm Trung quốc. Ðây là vấn đề liên quan đến sinh mạng của nhiều người trên thế giới nên không thể trả lời lấp liếm cho qua chuyện được. Không trả lời được thì làm gì đây? Ông Xinpei áp dụng câu ''Tẩu vi
tiên'', tuyên bố chấm dứt buổi họp báo nửa chừng trước sự bở ngỡ của tất cả phóng viên.
Trước sự không chịu nhận tội đó, một số kinh tế gia lỗi lạc của Hoa Kỳ đã lên tiếng nói cho chính quyền Bắc Kinh
hay rằng Trung quốc cần phải quan tâm tới những bức xúc của người tiêu thụ để ngăn chận những sản phẩm có khuyết điểm ngay từ bây giờ nếu không muốn hàng hóa của mình bán ra mà chẳng có một ai dám
mua, đó là chưa kể đến những đạo luật mậu dịch của các nước chắc chắn sẽ ban ra gây bất lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Trung quốc.
Trước những phản ứng đó, chính
quyền Bắc Kinh làm ra vẻ hối lỗi khi cho phát ngôn viên bộ Ngoại giao
nói là: So với trước đây, chính phủ Trung quốc đã ban ra nhiều biện pháp giám sát chặt chẽ hơn về quy chế kiểm nghiệm hàng hóa, thực phẩm xuất khẩu, trong sáu tháng qua đã ra lệnh đóng cửa 180 xưởng sản xuất thực phẩm vì chế tạo những thức ăn không đủ tiêu chuẩn hoặc dùng những nguyên liệu có nhiều chất hóa học độc hại, đã kết án tử hình một chủ nhiệm Cục quản lý Dược phẩm và thực phẩm Trung ương vì đã nhận hối lộ từ những hãng dược phẩm để cho các hãng này tung ra thị trường những loại thuốc chưa được sự kiểm nghiệm của bộ Y tế.
Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai
thị trường lớn và béo bở nhất của Trung quốc đã lên tiếng nói với chính quyền Bắc Kinh rằng "Chúng tôi không phủ nhận những gì mà
bộ Ngoại giao Trung quốc công bố, nhưng vấn đề là tại sao những đợt hàng hóa, thực phẩm mới đây nhập vào nước chúng tôi vẫn còn có những chất độc hại, do đó chúng tôi phải có một số biện pháp để bảo vệ sinh mạnh cho người chúng tôi." Ðược biết chính
phủ Nhật đang liệt kê một số hàng hóa, thực phẩm của Trung quốc để không cho nhập. Còn Hoa Kỳ thì ngày 28 tháng 6 vừa qua, cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã ra lệnh đình chỉ nhập cảng cá bông lau, tôm..., nhiều loại dược phẩm của Trung quốc cho đến khi nào biết chắc chúng không có những chất độc hại.
Tất cả các hàng hóa thực phẩm có chất độc hại không xuất khẩu sang Nhật, sang Mỹ được đang tồn kho rất nhiều, bình thường chính quyền phải ra lệnh đốt hay tiêu hủy chúng, nhưng chẳng ai tin Bắc Kinh làm chuyện này và chắc chắn tìm cách tuôn nó vào một số nước, trong đó có Việt Nam. Các quốc gia tự do dân chủ, người ta lo cho dân tối đa nên khi biết được hàng hóa, thực phẩm Trung quốc có chất độc hại là lên tiếng báo động và có biện pháp ngăn chận, còn chính quyền CSVN thì dù có biết cũng làm ngơ hay chỉ thông
báo cho có lệ hoặc ngăn chận bằng lời nói chứ không bằng hành động cụ thể. Thôi thì xin đồng bào hãy tự giữ lấy thân bằng cách cẩn thận khi dùng thực phẩm của Trung quốc, tốt nhất là không nên dùng.
***
Tên Lửa Tầm Ngắn Của Bình Nhưỡng Nhắm Vào
Nam
Hàn
Ngày 2 tháng 7 năm 2007, Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Hàn quốc là trung tướng B.B.Bell, trong một buổi thuyết trình tại Seoul đã nói thẳng cho mọi người biết rằng những trái tên lửa tầm ngắn mà Bình Nhưỡng phóng thử vào cuối tháng 6 vừa qua tuy nhắm về hướng Nhật Bản, nhưng thật sự đó là những tên lửa sẽ sử dụng để tấn công Nam Hàn khi cần thiết. Sở dĩ Bình Nhưỡng không nhắm về hướng Nam để phóng thử vì đang ngữa tay nhận viện trợ của Hàn quốc, muốn tấn công Nhật Bản thì Bình Nhưỡng đã có loại tên lửa tầm trung và tầm dài rồi, không cần thiết phải thử loại tên lửa tầm ngắn.
Vị tư lệnh này khẳng định: "Ðây không phải là một lời phát
ngôn để làm giật gân mọi người, hay muốn ly gián sự hòa giải giữa hai miền Nam Bắc mà là một sự thật có bằng chứng rõ ràng, vì thế chúng tôi muốn cảnh báo cho chính quyền và người dân Hàn quốc biết để có biện pháp đối ứng thích hợp." Trung tướng Bell đã dẫn chứng một số hành động của Bình Nhưỡng trong thời gian gần đây nhất hầu hỗ trợ cho lời phát ngôn của mình, theo đó thì nội trong tháng 6/2007 Bắc Triều Tiên đã bắn thử ba lần tên lửa, trong đó hai lần đúng vào dịp Hàn quốc cho hạ thủy chiến hạm Aegis destroyer, tức là tàu chiến có gắn hệ thống phòng
chống tên lửa. Lần thứ ba vào ngày 27 tháng 6 là tên lửa tầm ngắn loại SS 21 của Liên Sô ngày xưa được cải trang cho gọn nhẹ để dễ dàng di chuyển, với loại tên lửa này có thể bắn tới Pyontaek là nơi mà quân đội Hoa Kỳ sẽ dời căn cứ về đó. Không lý gì Bình Nhưỡng sử dụng loại tên lửa này để tấn công Nhật Bản vì tầm đạn của nó bay không đến.
Buổi nói chuyện của ông
trung tướng Bell này chỉ diễn ra trong một phạm vi giới hạn dành cho các nhà quân sự và những chuyên
gia về an ninh quốc phòng, nhưng vì lời phát ngôn của ông Bell rất đáng lưu tâm nên hãng thông tấn Yonhap của Hàn quốc đã cho loan tin này đi khiến cho người dân Hàn quốc không giấu nổi sự bất an và bị sốc mạnh, vì mới đây, vào ngày 30 tháng sáu, 40 tấn gạo, 5 vạn tấn dầu thô vừa mới được chất xuống tàu chở sang viện trợ cho Bắc Hàn. Nhiều ý kiến của người dân đặt ra cho chính quyền ông Lô Vũ Huyễn rằng những lời tiết lộ của ông trung tướng Bell là có đúng sự thật hay không, sao chẳng thấy chính
quyền lên tiếng, nếu đúng sự thật thì tại sao vẫn quyết định viện trợ cho Bắc Hàn để chính quyền Bình Nhưỡng có thêm phương tiện thử nghiệm tên lửa nhằm tấn công
Nam Hàn.
Trước sự bất mãn của người dân như thế buộc lòng chính phủ Hàn quốc phải lên tiếng trấn an rằng việc Bình Nhưỡng bắn thử tên lửa ba lần trong tháng 6 năm nay là có thật nhưng bộ Quốc phòng của Hàn quốc đã xác nhận được đó chỉ là một cuộc huấn luyện không hơn không kém, chẳng có gì uy hiếp đến tình trạng an ninh của Hàn quốc. Vì vậy chính phủ vẫn quyết định viện trợ gạo và dầu thô theo như những gì đã hứa.
Lời giải thích
trấn an này không thỏa đáng nên báo chí đã nhảy vào vòng chiến đả kích chính quyền ông Lô Vũ Huyễn. Các đảng đối lập thì đặt vấn đề là tại sao Mỹ và Nhật đã trình vấn đề này ngay cho Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc để yêu cầu ra Nghị quyết lên án Bắc Triều Tiên, là đồng minh; tại sao Hàn quốc lại im tiếng, hành động như thế có đúng hay không?.
Cuộc tranh luận vẫn đang còn
tiếp diễn rất gay gắt mà cán cân hình như không nghiêng về phía
chính quyền ông Lô Vũ Huyễn. Kết quả như thế nào phải đợi đến tháng 12 này xem người dân Hàn quốc bầu ai lên
làm Tổng thống thì mới rõ.
=END=
12- Tin Tức Di Trú
- Những Ðiều Cần Biết Khi Du Học Tại Hoa Kỳ (2)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert
Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Du học Mỹ đã trở thành một hoài
bão, một mục tiêu cháy bỏng đối với rất nhiều bạn trẻ ngày nay. Thế nhưng, chọn được một ngành học tốt, một trường đại học có chất lượng nơi xứ người quả là một việc không dễ dàng đối với các bạn học
sinh-sinh viên trong nước do thiếu các nguồn thông tin đáng tin cậy.
Kỳ trước, qua
bài phỏng vấn của phóng viên Trà Mi thuộc đài Á Châu Tự Do (RFA)
với tiến sĩ Trần Văn Hiển, giáo sư trường đại học Houston-Clear Lake ở tiểu bang Texas, giám đốc phụ trách các chương trình cộng tác du học giữa đại học Houston và các trường ở Việt Nam,
chúng ta đã được giáo sư Hiển cho biết nhiều thông tin hữu ích cho sinh viên du học chọn trường thích hợp. Kỳ này, chúng ta sẽ theo dõi tiếp phần cuối bài phỏng vấn này.
- Hỏi: Các sinh viên Việt Nam khi quyết định du học thường có xu hướng đăng ký vào một trường cao đẳng cộng đồng thay vì trường đại học vì những yêu cầu, điều kiện dễ dãi hơn, hầu qua được đến Mỹ rồi mới tìm cách đối phó sau. Ý kiến của giáo sư về sự chọn lựa này ra sao?
- Giáo sư Trần Văn Hiển cho biết: Theo
tôi, vấn đề học cao đẳng cộng đồng hay đại học đều tốt cả, vì hệ thống đại học ở Mỹ rất là liên thông. Ví dụ một du học sinh đăng
ký học cao đẳng cộng đồng mà muốn sau này chuyển sang học đại học, anh ta
có thể đến trường đại học đó tìm hiểu xem những yêu cầu của trường đối với bằng cử nhân 4 năm đại học là gì.
Sau đó, anh ta đăng
ký những môn học trong 2 năm đầu ở trường cao đẳng cộng đồng trùng với những môn của 2 năm đầu ở trường đại học. Học xong 2 năm đầu, 2 năm sau anh ta có thể chuyển qua đại học học tiếp được. Do đó, vấn đề cộng đồng hay không cộng đồng không quan trọng.
Tuy nhiên, nếu mình được một trường đại học nhận vào thì khi đi phỏng vấn xin visa, người ta thấy rằng mình có năng lực, có thể đi qua học thành công thì cơ hội được visa sẽ cao hơn. Nếu mình đăng ký du học ở một trường cao đẳng cộng đồng thì cơ hội sẽ không mạnh như vậy. Tôi thấy những người xin đi học cao đẳng cộng đồng thường xin trường nhận vào học các chương trình tiếng Anh (ESL) trước.
Ðại đa số các trường hợp này đều không được cấp visa. Nếu vào thẳng ngành học chính của các trường cao đẳng cộng đồng thì các điều kiện họ đòi hỏi cũng không dễ đâu. Ví dụ như trường
Houston
Community College
ở thành phố
Houston
,
Texas
,
nơi tôi đang sống, họ yêu cầu điểm TOEFL trên 550 để được chấp nhận vào thẳng ngành học chính.
Trong khi đó, yêu cầu của trường đại học lớn ở
Houston
là
University
of
Houston đối
với du học sinh cũng là 550 điểm TOEFL. Ða số các học sinh đủ khả năng tiếng Anh thì sẽ xin vào thẳng đại học. Học ở cao đẳng cộng đồng có một cái lợi là học phí hạ, thường chỉ bằng 1/3 học phí của đại học. Do đó học 2 năm đầu ở cao đẳng cộng đồng thì rất đỡ về tiền.
- Hỏi: Nhưng nếu đăng ký ở một trường cao đẳng cộng đồng rồi sau đó chuyển sang đại học thì có kéo dài thời gian?
- Câu trả lời của Giáo sư Trần Văn Hiển là
"Không có": Ở cao đẳng cộng đồng, ta có thể học 2 năm đầu của chương trình 4 năm đại học, khi chuyển sang đại học thì chuyển thẳng vào năm thứ 3, cho nên không mất thời gian. Trường hợp mất thời gian là những người không đủ sức xin vào học đại học mà xin giấy nhập học ở cao đẳng cộng đồng, khi vào trường, họ cho mình học các chương trình tiếng Anh trước.
Cách các trường cao đẳng cộng đồng nhận học sinh vào rất dễ, nhưng chính điều này sẽ gây ra một phiền toái
khác. Ðó là đương sự không đủ sức để thuyết phục các nhân viên lãnh sự quán khi đi xin
visa. Những người nhận được đơn nhập học của các cao đẳng cộng đồng là những người có trình độ tiếng Anh kém, nhận được đơn I-20 để qua học tiếng Anh chứ không phải là được nhận vào thẳng chương trình học.
- Hỏi: Ðể chọn được một ngôi trường tốt, uy tín, danh tiếng, và có chất lượng cao, sinh viên đặc biệt cần phải lưu ý những điều gì? Những yếu tố nào được gọi là ưu tiên cần phải cân nhắc đầu tiên?
- Giáo sư Trần Văn Hiển cho biết: Vấn đề đầu tiên, trường đó có được kiểm định chất lượng tối thiểu hay không. Khi xin du học, mình phải lựa các trường được kiểm định chất lượng của 1 trong 6 cơ quan vùng của nước Mỹ. Ví dụ như muốn đi vùng Ðông
Nam
thì có một hiệp hội gọi là
SACS, vùng miền Tây thì có hội Western Association (bao gồm
California
,
Oregon
,
Washington
..)
Ngoài ra, còn có các hiệp hội của các
vùng như North Central (bao gồm Arizona, New Mexico,
Oklahoma..), vùng Middle State (như Michigan, Ohio..), hiệp hội
Southern Association của các vùng miền Nam (từ Texas qua đến Georgia), và một hiệp hội của vùng Ðông Bắc. Tổng cộng có 6 hiệp hội. Khi bạn vào internet, gõ chữ "American University
Regional Accreditation" sẽ tìm thấy 6 hiệp hội như vậy.
- Hỏi: Các trường học có được sự chứng nhận của những hiệp hội này thì mình có thể yên tâm là có danh
tiếng và chất lượng?
- Giáo sư Trần Văn Hiển cho biết: Không
phải là danh tiếng, mà điều này nói lên rằng trường đó có chất lượng tối thiểu ở Mỹ. Những tín chỉ mình học từ những trường đó khi chuyển qua trường khác được công nhận.
Chẳng hạn như tôi đang học ở một trường được Western Association chấp nhận là hội viên,
nhưng muốn chuyển sang
Texas
,
nếu các môn tôi đã học tương tự như bên bằng của
Texas
thì người ta cho tôi chuyển qua.
Còn nếu tôi học ở một trường không có kiểm định chất lượng tối thiểu như vậy, tôi xin chuyển qua họ không nhận, coi như mình bị mất phí đi thời gian học, mà nhiều khi tấm bằng ra trường cũng không được công nhận có thực chất. Còn những trường nổi danh thì lại khác, có nhiều lắm. Do đó, vấn đề đầu tiên là trường đã được kiểm định chất lượng. Nếu trường nào vào 1 trong 6 hiệp hội đó là có
chất lượng tối thiểu.
Thứ hai là vấn đề chuyên môn. Mình học ngành nào thì cần biết là trường đó có được kiểm định chất lượng chuyên môn ngành đó hay không. Ví dụ như ngành thương mại, trường đó cần phải có cái gọi là AACSB. Hiệp hội đó mà đóng dấu vào thì nghĩa là trường này có chất lượng tối thiểu để giảng dạy ngành ấy.
Còn nếu học về các ngành kỹ sư, khoa học ứng dụng thì trường cần có cái gọi là ABET. Nếu những ngôi trường mình đăng ký cho mình thấy rằng họ là thành viên của những hiệp hội kiểm định chất lượng như thế thì trường đó có chất lượng tốt.
Một yếu tố khác, cần xem ngôi trường đó ở một môi trường dễ sống hay không. Khi du học Mỹ, sau hai khoá học, trường sẽ cấp giấy phép cho bạn đi làm, bạn có thể tìm những việc làm trong ngành. Nếu bạn đến một thành phố thật bé, bạn muốn tìm những việc làm phù hợp với ngành học ở đó cũng khó. Cho nên, vấn đề là phải xem môi trường sống ở đó có thích hợp với mình, với hoàn cảnh kinh tế của mình hay không.
Ðiều thứ ba, cần xem chuyên ngành mà bạn muốn theo học ở trường đó có cao hay không. Những yếu tố đó sẽ giúp bạn dễ có cơ hội thành công khi đi xin visa du học.
Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 68AM,
1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933,
San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento
(916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.
=END=
13- Truyện Hay Ngoại Quốc
- Mùa biển lặng
Ray
Bradbury
Vợ chồng George và Alice
Smith xuống tàu ở
Biarritz
một trưa hè và
trong vòng một giờ đã chạy băng từ khách sạn ra bãi biển nhào xuống sóng nước rồi quay lại phơi mình trên cát.
Nhìn George Smith nằm dài, người đỏ hồng dưới nắng, hẳn bạn sẽ cho rằng anh ta chỉ là một du khách mới đến châu Âu lần đầu và chẳng bao lâu sẽ quay về chốn cũ. Nhưng đây là một con người yêu hội họa còn hơn cả yêu chính cuộc sống.
- Thế đấy... -
George thở dài. Thêm một chút mồ hôi nữa chảy dài trên ngực anh. Hãy đun cho sôi cạn nguồn nước Mỹ trong người, anh nghĩ thầm, rồi uống cho đầy loại rượu
Bordeaux
ngon nhất. Hãy để cho cặn rượu nồng đất Pháp thành phù sa trầm lắng bầu máu ta để ta có thể nhìn thấy bằng đôi mắt dân bản xứ!
Tại sao? Sao lại phải ăn, uống, hít,
thở mọi thứ mọi điều của đất nước này? Phải làm thế để anh có thể thật sự hiểu ra
thiên tài của một con người duy nhất, nếu có thời gian.
Môi anh mấp máy hình thành một cái tên.
- George? - Bóng vợ anh chờn vờn cạnh bên. -
Em biết anh đang nghĩ gì rồi. Em biết anh thầm gọi ai.
Anh nằm yên như tượng đợi chờ.
- Ai?
- Picasso - vợ anh nói.
Anh nhăn mặt. Rồi có ngày
vợ anh phải học cách gọi cái tên ấy.
- Em xin anh đừng bận tâm mà. Em biết anh đã nghe tin đồn ấy sáng nay, nhưng giá như anh thấy được ánh mắt của anh... Anh lại bồn chồn rồi kìa! Ðược rồi, Picasso đang ở đây, xuống dưới kia mấy dặm, ông ta viếng thăm bạn bè tại một làng chài nhỏ nào đó. Nhưng anh phải quên chuyện ấy đi chứ không thì uổng phí cả kỳ nghỉ mát của chúng ta.
- Ước gì anh đừng bao giờ nghe tin đồn ấy, - anh nói thật lòng.
- Giá như anh yêu thích các họa sĩ khác.
Những người khác? Ðúng, còn nhiều người khác. Anh có thể dùng bữa sáng hết sức tương đắc với những bức tĩnh vật của Caravaggio vẽ những trái lê mùa thu và những quả mận nửa khuya.
Cho bữa trưa: mấy đóa hướng dương Van Gogh oằn oại như những con giun căng phềnh, phụt lửa, những đóa hoa mà
một người mù cũng nhìn thấy được chỉ bằng cách vuốt nhanh mấy ngón tay dọc theo khung vải rực nóng. Nhưng còn buổi đại tiệc? Còn những bức tranh mà anh đã dành cho một bảng màu riêng? Kia, tràn lấp chân trời như thủy thần Neptune đội sóng vươn lên, tóc vướng rêu rong, cẩm thạch, san hô, mớ bút vẽ lăm lăm như những cây đinh ba trong hai nắm tay móng sừng siết chặt, và với chiếc đuôi cá mênh mông đủ sức quật tung những cơn mưa rào mùa hạ trên khắp eo biển Gibranta - còn ai nữa ngoài người sáng tạo ra tuyệt tác Guernica và Cô gái trước gương
soi?
-
Alice
ơi
- anh nhẫn nại nói - Làm sao anh giải thích được? Bước chân xuống tới ga là anh đã nghĩ ngay: Trời ơi, đây đúng là xứ sở của Picasso!
Nhưng có thực vậy chăng? - anh tự hỏi. Bầu trời này, mặt đất này, những con người này, những viên gạch hồng thắm màu má thiếu nữ ở đây, những ban công bằng thép lá cuộn vòng ánh xanh chớp điện nằm kia, cây đàn măng-đô-lin mọng tròn như trái chín hằn in cả ngàn dấu tay ai đó, những tờ thông cáo rách tơi bay tung trong gió đêm như công-fet-ti rơi - còn bao nhiêu Picasso, còn bao nhiêu George Smith đang dõi
nhìn thế giới với đôi mắt Picasso? Không làm sao anh trả lời được. Ông già ấy đã chưng cất trọn tinh túy của dầu thông và nhựa lanh qua con người George Smith để chúng hình thành nên sự sống của chính
anh, trọn Thời Kỳ Xanh chạng vạng hoàng hôn, trọn Thời Kỳ Hồng bình minh thức tỉnh.
- Anh cứ suy đi tính lại mãi, -
anh nói lớn - nếu như chúng ta đã dành dụm...
- Chúng ta chả bao giờ có được năm nghìn đôla.
- Anh biết - giọng anh trầm lại. - Nhưng cứ nghĩ là một ngày
nào đó ta sẽ xoay xở được cũng thích chứ. Sẽ tuyệt vời biết bao nếu như ta có thể bước thẳng tới trước mặt ông ta và nói "Pablo ơi, năm nghìn đôla đây! Hãy
cho chúng tôi đại dương, bãi cát, bầu trời, hay bất cứ vật thể cũ kỹ nào ông muốn, chúng tôi sẽ rất vui sướng...".
Sau một lúc im lặng vợ anh nắm lấy cánh
tay anh.
- Em nghĩ anh nên xuống tắm biển thì hay
hơn.
- Ừ, làm thế còn hơn - anh lẩm bẩm.
Những tia lửa trắng tung tóe lên khi
anh lao mình xuống sóng.
Suốt buổi chiều George
Smith hết quay về phòng lại đi ra biển, hòa mình trong dòng chuyển động tràn
ngập, dập dờn của những con người lúc nóng lúc lạnh; những kẻ cuối cùng cũng lê bước trở về khách sạn lúc mặt trời xế bóng, tấm thân đỏ hồng màu tôm luộc hay nâu giòn màu gà rán.
Bãi biển nằm hoang vắng hàng dặm chập chùng
chỉ còn lại hai người. George Smith là một; khăn tắm choàng
vai, anh dạo quanh một lần cuối cùng sùng bái.
Cách đó một khoảng, một người đàn ông khác tóc húi cao, người thâm thấp, lang thang một mình trong tiết trời tĩnh lặng. Da nhuộm thâm màu nắng, mặt trời hun xạm mái đầu, và trên gương mặt ông là đôi mắt trong veo, sáng ngời như mặt nước.
Thế là một kịch trường đã được dựng lên trên bãi biển, và trong một vài phút nữa hai con người ấy sẽ gặp nhau. Một lần nữa, định mệnh đã ấn định khuôn thước cho bao sửng sốt cùng ngạc nhiên, bao lần ra đi và về đến. Trong khi đó hai kẻ lang thang cô độc kia không một phút nào nghĩ đến sự ngẫu nhiên: Dòng nước khuất lấp luôn mời gọi cạnh bước chân mỗi người trong mọi đám đông trong mọi phố phường. Họ cũng không nghĩ rằng nếu một người dám lao mình vào dòng nước ấy, hắn sẽ vồ được trong mỗi bàn tay một sự diệu kỳ. Giống như những kẻ khác, hai người ấy nhún vai trước những trò ngu xuẩn như thế rồi đứng tránh thật xa trên bờ kẻo định mệnh sẽ xô nhào họ xuống.
Người lạ mặt đứng một mình. Liếc nhìn quanh, ông thấy mình trơ trọi, thấy những con
sóng trên vịnh biển yêu kiều, thấy vầng dương đang tuôn xuống những sắc màu cuối cùng của một ngày,
và rồi, dợm quay lưng, chợt bắt gặp một que gỗ nhỏ nhoi trên cát. Nó chẳng lớn hơn gì chiếc que mảnh dẻ cắm vào một miếng cà-rem
ngon ngọt đã chảy tiêu ra nước từ lâu. Mỉm cười, ông nhặt chiếc que lên. Thêm một lần nữa đảo mắt nhìn quanh để yên lòng mình vẫn lẻ loi, người đàn ông lại khom xuống, khẽ nâng chiếc que. Bằng những đường múa bay bổng của bàn tay, ông bắt đầu làm điều duy nhất trên đời ông biết cách làm hoàn mỹ nhất.
Ông bắt đầu vẽ những hình tượng kỳ ảo dọc theo bờ cát.
Ông phác họa một ý tưởng rồi nhích người sang một bên, mắt vẫn cúi nhìn xuống, hoàn toàn tập trung vào công việc, vẽ thêm xuống cát bức tranh
thứ hai, thứ ba, và cứ thế vẽ mê mải.
George Smith bước đi, bàn chân in dấu trên bãi biển, mắt dõi nhìn đây đó và trông thấy người đàn ông ở phía trước. Anh tiến lại gần, nhận ra vóc dáng lom khom của người đàn ông da sạm nắng. Gần hơn nữa, giờ thì đã rõ ông ta đang làm gì. George cười thầm. Tất nhiên,
tất nhiên... Một mình bãi vắng người đàn ông ấy - bao nhiêu tuổi nhỉ? Sáu mươi lăm? Bảy mươi? - đang triền miên vung tay nguệch ngoạc trên
cát ướt. Cát biển tung bay mới dữ dội sao! Ôi, những bức chân dung man dại ném mình ra phô bày trên bãi kia! Ôi...
George Smith tiến thêm một bước và dừng lại, đứng lặng.
Người lạ mặt kia vẫn vẽ mãi
không thôi, dường như chẳng hề nhận biết có ai đó đang đứng ngay sau lưng mình và thế giới của những bức tranh trên cát. Ðến lúc này thì niềm sáng tạo cô quạnh đã cuốn hút ông
ta miệt mài đến độ những quả bom có nổ tung trong lòng vịnh cũng không thể ngăn được bàn tay bay bổng của ông hay buộc ông phải ngoái nhìn lui.
George Smith cúi nhìn xuống cát. Cả người anh bắt đầu run lẩy bẩy.
Vì trên bờ biển phẳng phiu
kia là hình ảnh của những con sư tử Hy Lạp với đàn dê Ðịa Trung Hải cùng những trinh nữ thịt da bằng cát mịn óng vàng, những dương thần thổi chiếc tù và gọt đẽo thô sơ với đàn trẻ nhỏ đang nhảy múa, đang rải hoa dọc theo bờ cát, rồi tới các nhạc công lướt tay trên những cung tơ nhảy theo tiếng đàn lyre, đàn harp, mấy con kỳ lân đuổi theo đám thanh niên về đồng lúa xa xôi, những nương rẫy, những hỏa sơn cùng bao thành quách điêu tàn. Dọc theo bờ biển này,
bàn tay, chiếc que gỗ của người đàn ông đang cúi gập trong cơn sốt và suối mồ hôi nhễ nhại, cứ không ngừng chuyển động, vạch thẳng, khoanh tròn, ngoằn ngoèo, vút ngang, xẻ dọc, vào
trong, ra ngoài, xuyên thủng, thầm thì, nán lại, rồi hối hả bay tiếp như dường cơn say sưa phiêu lãng này phải bùng vỡ đến tận cùng trước khi mặt trời chìm lún trong lòng biển.
***
Người họa sĩ ngừng tay.
George Smith thối lui và
tránh xa một khoảng.
Người họa sĩ ngước nhìn lên, ngỡ ngàng khi nhận ra có kẻ đứng gần. Rồi ông chỉ đứng đó, hết nhìn George lại quay sang nhìn những sáng tạo của mình ngổn ngang
trên cát như những dấu chân biếng lười. Sau cùng ông nhún vai và mỉm cười như muốn nói:
Hãy xem tôi đã làm trò gì kia; thật trẻ con quá
phải không? Anh thứ lỗi cho tôi nhé? Ðôi khi tất cả chúng ta đều cư xử như những kẻ ngu xuẩn... Cả anh cũng có lúc...?
Nhưng George Smith chỉ có thể bàng
hoàng nhìn
người đàn ông thấp bé kia, nhìn màu da sạm nắng, nhìn đôi mắt tinh
anh và thầm gọi tên ông chỉ một lần, rất khẽ, cho riêng mình.
Họ cứ đứng như thế một hồi lâu. George Smith đăm đăm nhìn xuống mặt cát và
người họa sĩ quan sát anh với vẻ hiếu kỳ thú vị. Môi George Smith mấp máy không nên lời, bàn
tay anh đưa ra rồi ngượng ngùng rụt về. Anh tiến đến gần những bức tranh rồi lại lùi xa. Sau đó anh lại đi men theo những hình tượng trải dài trên cát như một người đang chiêm ngưỡng một sưu tập quý báu toàn những pho tượng cẩm thạch bị phế bỏ trong chốn điêu tàn cổ đại nào đó trên bãi biển này. Ðôi mắt anh không chớp, bàn tay khao khát được chạm vào nhưng không
dám. Anh muốn trốn chạy nhưng vẫn đứng đó.
Anh đột ngột nhìn về khách sạn. Chạy mau, đúng! Chạy mau! Làm gì? Vớ lấy một cái
mai, cái xẻng nào đó, đào, quật, cứu lấy một tảng cát quá đỗi mong manh này? Tìm một người thợ gốm, xua anh ta tới đây với bột thạch cao Paris để đổ khuôn lưu lại một phần nhỏ nhoi của những ảnh hình này? Không, không. Ngốc nghếch, ngốc nghếch. Hay
là...? Mắt anh liếc nhanh về hướng cửa sổ phòng trọ. Chiếc máy ảnh! Mau, chạy đi, mang nó lại đây rồi cuống cuồng men theo bờ cát, bấm máy, thay phim, bấm máy, cho đến khi...
George Smith quay phắt lại đối diện với mặt trời. Nắng tà đang tàn lụi trên mặt anh châm bừng hai ngọn lửa cỏn con trong đôi mắt. Mặt trời đã chìm nửa thân dưới sóng, và khi anh ngoái nhìn, nó vội ngụp lặn mất tăm trong
khoảnh khắc.
Người họa sĩ bước lại gần anh và bây giờ đang đăm đăm theo dõi nét mặt George Smith với vẻ thân thiện tột cùng chẳng khác nào ông đã đoán được mọi ý nghĩ trong tâm trí anh. Ông gật đầu khẽ chào
George, chiếc que kem hững hờ rơi tuột qua mấy ngón tay. Bây giờ ông ta đang nói lời tạm biệt, tạm biệt. Bây giờ ông ta đã bỏ đi, đi xuôi theo bãi biển về hướng
Nam
.
George Smith đứng lặng nhìn theo. Rồi sau đó, anh cứ đi đi lại lại như thế cho đến khi không còn ánh sáng trên bầu trời hay
trên bãi cát để soi rọi cho anh nhìn thấy.
***
Anh ngồi vào bàn ăn.
- Anh về muộn quá, - vợ anh bảo. - Em đành phải xuống đây một mình.
Em đói lắm rồi đây.
- Không hề chi, - anh nói bâng
quơ.
- Ði dạo có gì thú vị không,
anh?
- Không.
- Trông anh lạ thật đấy, George, anh không có bơi ra quá xa đấy chứ, không suýt chết đuối đấy chứ? Nhìn mặt anh là em biết ngay mà. Ðúng là anh đã bơi ra quá xa, phải không?
- Ừ, - anh đáp gọn.
- Này, - vợ anh nhìn chăm chú. -
Ðừng có dại thế nữa nhé. Thôi... anh dùng món gì đây?
Anh cầm tờ thực đơn
lên định đọc rồi bất giác ngồi yên.
- Có chuyện gì thế? - Vợ anh hỏi.
Anh nghiêng đầu và nhắm mắt hồi lâu.
- Nghe kìa.
Vợ anh lắng nghe.
- Em có thấy gì đâu nào? -
Vợ anh thốt lên.
- Không à?
- Không. Cái gì vậy?
- Thủy triều đấy mà, - anh trả lời sau một lúc im lặng ngồi đó, mắt vẫn nhắm nghiền. - Chỉ là một cơn thủy triều đang tiến vào bờ.
=END=
**********************************