VIETNAM
NEWS NETWORK (VNN)
P.O. Box
661162
Sacramento
,
CA
95866
Phone & Fax: 916-480-2724
Email: vnn@vnn-news.com
Website: www.vnn-news.com
**********************************
Bài Vở Hàng Ngày
Ngày 19 Tháng 07 Năm 2007
**********************************
1- Bình Luận Việt Nam
- Ðảng Nên Hóa Thân Vào Nhà Nước?
Trung Ðiền
2- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Hãy Liên Ðới Với
Dân Oan, Những Người
Bị Bóc Lột! Hãy Là Một Người Samaritô Nhân Hậu!
Lm Gioan Baotixita Ðinh Xuân Minh
3- Tin Tức Quốc Nội
- Thỉnh nguyện
thư của
một số Tín hữu Công giáo Việt Nam xin Hội đồng
Giám mục Việt
Nam cứu giúp dân oan khiếu kiện (cập
nhật ngày 18-07-07)
4- Tin Tức Quốc Nội
- Công An CSVN Dùng Bạo Lực Giành Ðất Của Dân Bình Phước
5- Tham Khảo
- Ngày tàn của
CSVN gần kề,
khi hình ảnh thực
tế của bạo lực được phơi
bày trước nhân loại
Mường Giang
6- Câu Chuyện Việt
Nam
- Vui buồn chuyện
làm từ thiện
và trường hợp
Nguyễn Thụy
Long
Văn Quang
7- Văn Học Nghệ Thuật
- Vẫn Còn Cái Gốc
Tiểu Tử
**********************************
1- Bình Luận Việt Nam
- Ðảng Nên Hóa Thân Vào Nhà Nước?
Trung Ðiền
(VNN)
'Ðảng Nên Hóa Thân Vào Nhà Nước' là nhóm từ mà ông Nguyễn Văn An, cựu chủ tịch Quốc hội Cộng sản Việt Nam khóa XI đã đề nghị nhằm giải quyết tình trạng song trùng giữa hai bộ máy đảng và nhà nước mà Hà Nội đã cố giải quyết từ năm 1999 cho đến nay vẫn dậm chân tại chỗ. Ðề nghị của ông An được loan tải trên tờ Tuổi Trẻ số ra ngày 4 tháng 6, một tháng trước khi Trung ương đảng khóa X nhóm họp lần thứ năm từ ngày 5 đến 14 tháng 7 vừa qua tại Hà Nội. Ông Nguyễn Văn An cho rằng, để chấm dứt tình trạng song trùng giữa hai bộ máy đảng và nhà nước, đảng Cộng sản Việt Nam nên trực tiếp chỉ huy bộ máy đảng và nhà nước, không cần phải phân chia làm nhiều bộ phận, với nhiều người phụ trách; mà cuối cùng thì lại quy vào bộ máy đảng chịu trách nhiệm từ việc bổ nhiệm nhân sự, thăng thưởng đến việc khai trừ. Chính lối tổ chức này đã là nguyên nhân tạo ra tình trạng tham ô lan tràn và không một ai có trách nhiệm theo dõi.
Cụ thể ra ông Nguyễn Văn An đề nghị rằng Tổng Bí Thư nên nắm luôn vai trò Chủ tịch nước, tức Nông Ðức Mạnh thay ông Nguyễn Minh Triết vừa làm Tổng Bí Thư, vừa làm Chủ tịch nước. Các Bí Thư Thành hay Tỉnh Ủy ra nắm luôn ghế chủ tịch Ủy ban nhân dân liên hệ. Ngoài ra, ông Nguyễn Văn An còn cho là để tránh tình trạng đề cử nhân sự một cách tréo cẳng ngỗng, phải chấm dứt vai trò sắp xếp nhân sự của ban tổ chức Trung ương đảng mà giao việc này cho các Thủ trưởng đứng đầu mỗi cơ quan chịu trách nhiệm trong việc tìm nhân sự phù hợp làm phụ tá cho mình. Ví dụ việc đề cử các Bộ trưởng, Thứ trưởng lãnh đạo các bộ phải do Thủ tướng chỉ định, chấm dứt sự đề cử từ ban tổ chức trung ương đảng.
Những đề nghị của ông Nguyễn Văn An không có gì là mới. Vào năm 1999, chính Lê Khả Phiêu đã vận động để kiêm hai trách vụ Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước; nhưng thất bại vì phe Ðỗ Mười và Lê Ðức Anh tấn công dữ dội. Ðiểm mới của ông Nguyễn Văn An nếu có là đề nghị chấm dứt vai trò đề bạt nhân sự trong bộ máy chính phủ hay nhà nước của ban tổ chức trung ương đảng. Nếu áp dụng điều mà ông Nguyễn Văn An đề nghị thì sẽ giảm đi phần nào sự chi phối của đảng vào vấn đề tuyển chọn nhân sự ở bộ máy nhà nước, tránh đi tình trạng một cổ hai tròng như hiện nay. Tuy nhiên trong thực tế, đề nghị của ông Nguyễn Văn An khó thi hành vì hai lý do
sau đây:
Một là đảng Cộng sản Việt Nam muốn chính họ kiểm soát chặt chẽ guồng máy nhà nước do chính họ tuyển chọn và đề cử nhân sự phụ trách. Mặc dù những người làm việc trong bộ máy nhà nước như các bộ, các cơ quan ngang bộ, các xí nghiệp đều là những đảng viên đảng Cộng sản; nhưng nếu ban tổ chức của đảng không còn giữ vai trò tuyển chọn, đề bạt nhân sự mà lại giao cho các bộ phận hành chánh chuyên môn đảm trách thì vai trò cầm chịch của đảng trong các bộ máy nhà nước sẽ bị suy yếu và dẫn đến tình trạng 'trên bảo dưới không nghe'.
Hai là đảng Cộng sản Việt Nam được cấu thành bởi nhiều phe nhóm quyền lực. Mỗi phe kiểm soát và khống chế theo từng lãnh vực mà họ đã có những quá trình nuôi dưỡng theo kiểu 'vương quốc riêng'; nay xóa bỏ sự chỉ huy của đảng trong việc sắp đặt các nhân sự trong bộ máy nhà nước, tức là cắt bỏ những vòi bạch tuột đang bám vào những cơ chế hành chánh này. Sự sát nhập hai bộ máy đảng và nhà nước làm một để tránh hiện tượng song trùng; nhưng điều này đã làm giảm đi quyền lực cho phối giữa các phe nhóm. Ngay như việc cắt giảm từ 26 bộ và cơ quan ngang bộ xuống còn 15 bộ trong guồng máy chính phủ để hữu hiệu hóa vấn đề quản lý và điều hành nhưng cũng đã bị các phe nhóm chống đối kịch liệt, huống hồ chi bãi bỏ việc sắp xếp nhân sự của đảng trong các bộ máy hành
chánh.
Khúc mắc của vấn đề không phải là những đề nghị của ông Nguyễn Văn An nêu trên hay vấn đề phân định lằn ranh lãnh đạo giữa bộ máy đảng và nhà nước mà đảng Cộng sản Việt Nam lập đi lập lại trong các kỳ họp, mà chính là bản chất gia trưởng của bộ máy đảng đã tồn tại trong hơn 7 thập niên vừa qua. Nói cách khác, xã hội Việt Nam ngày hôm nay đã thay đổi mọi mặt trong một thế giới phát triển đa dạng; nhưng đảng Cộng sản Việt Nam thì vẫn đứng nguyên ở vị trí thống trị của thời phong kiến, họ muốn độc quyền lãnh đạo và đứng trên tất cả; nhưng khả năng thì lại không theo kịp các thay đổi của xã hội và thế giới bên ngoài. Rốt cuộc là họ cố bám giữ mớ lý thuyết giáo điều như là lô cốt che giấu sự bất lực và yếu kém của mình để từ chối tất cả mọi sự cải tổ theo chiều hướng dân chủ hóa đất nước. Do đó, đề nghị 'đảng nên hóa thân vào nhà nước' của ông Nguyễn Văn An không có gì là sai trật vì trong xứ sở tự do, đảng được dân chúng bầu lên thì họ ra nắm quyền cai trị và hết nhiệm kỳ thì đi xuống. Ðằng này, đảng Cộng sản Việt Nam lên cầm quyền không do dân bầu. Họ nắm quyền là nhờ vào khả năng cướp chính quyền bằng sự gian xảo nên đã cố giữ chặt quyền lực trong tay giữa họ với nhau.
Trong thời toàn trị và nhất là trong giai đoạn dọ dẫm thực hiện chính sách đổi mới trong hai mươi năm vừa qua (1986-2006), sự song trùng giữa hai bộ máy đảng và nhà nước, tuy đã sản sinh ra nhiều vấn đề tiêu cực cho chế độ Hà Nội; nhưng chưa phải là vấn đề sinh tử vì các phe
vẫn còn dựa vào nhau để thủ lợi. Ngày hôm nay, sau khi gia nhập WTO và sau khi cho mở rộng quyền kinh doanh đến các thành phần kinh tế, một giai cấp tư bản đỏ xuất hiện, dùng chính tiền bạc bòn rút được, khuynh loát ngược lại bộ máy đảng và nhà nước để trục lợi. Do đó nếu đảng Cộng sản không cầm chịch vấn đề đề bạt nhân sự mà giao cho các thủ trưởng của mỗi cơ quan phụ trách thì đảng sẽ bị thành phần tư bản đỏ nuốt trửng. Nhìn như vậy ta mới thấy những bàn cãi về cách giải quyết tình trạng song trùng giữa hai bộ phận đảng và nhà nước của Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay chỉ là những giải quyết ở ngọn. Muốn thật sự giải quyết vấn đề, đảng Cộng sản Việt Nam phải tiến hành ba bước cải tổ: 1/Phải tôn trọng sự độc lập thật sự giữa ba ngành hành pháp, tư pháp và lập pháp. Tức là đảng Cộng sản phải từ bỏ vai trò độc quyền lãnh đạo đất nước hiện nay; 2/Chấp nhận sự hoạt động của các lực lượng đối kháng trong một bối cảnh sinh hoạt chính trị đa nguyên; 3/Tổ chức tổng tuyển cử tự do để toàn dân Việt Nam chọn lựa những đảng phái, lực lượng mà người dân tín nhiệm ra lãnh đạo quốc gia. Ðây mới là lộ đồ đích thực để 'đảng hóa thân vào nhà nước' lãnh đạo quốc gia trong sự ủy nhiệm minh bạch của toàn dân.
Trung Ðiền
July 19 2007
=END=
2- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Hãy Liên Ðới Với
Dân Oan
,
Nh
ững Người Bị Bóc Lột! Hãy Là Một Người Samaritô Nhân Hậu!
Lm Gioan Baotixita Ðinh Xuân Minh
"Ðứng trước tinh thần đấu tranh đang sôi xục của người dân oan trong nước, xin được chia sẻ nỗi thống khổ với người dân oan bằng tinh thần, để tỏ lòng liên đới với đồng bào trong nước bị bạo quyền bất lương CSVN bóc lột".
Gần đây, có khá nhiều bài viết, trong đó có cả quí Giám Mục, Linh Mục nhắc đến dụ ngôn người Samaritô. Ðây là một sự ngẫu nhiên, khi dụ ngôn này được toàn thể giáo hữu của Giáo Hội hoàn vũ nghe trong ngày Chúa Nhật thứ 15, năm C, khi tiếng kêu gào của người dân oan trong nước đang làm chấn động lương tâm thế giới.
Vì đứng trước tình hình hiện nay của người dân oan đang biểu tình, đến từ 19 tỉnh miền Nam. Họ đang sống trong cảnh màn trới chiếu đất, họ đang dầm mưa dãi nắng trước trụ sở Văn Phòng Quốc hội 2, 194 đường Hoàng Văn Thụ, Phường 10, quận Phú Nhuận, Sài gòn, và tại công viên Mai Xuân Thưởng, Hà Nội, để đòi lại quyền sở hữu đất đai mà đã bị kẻ cướp bóc lột, nhân danh nhà nước, đầy tớ nhân dân, hợp thức hóa cướp bóc "chủ nhà". Ðây là kiểu cướp ngày của Quan! Chúng ta phải làm gì? Ðâu là định hướng cho hành động của chúng ta trước thảm cảnh này?
Dụ ngôn người Samaritô (Luca 10, 15-37) là
Kim Chỉ Nam để tất cả chúng ta, không phân biệt tôn giáo, và nhất là người Tiến Hữu cần phải noi theo, vì đây là lời giáo huấn của Chúa Giêsu nhắn nhủ và đòi hỏi chúng ta: "Hãy đi, và làm y như vậy (giống như người Samaritô)!"
Vậy dụ ngôn người Samaritô như thế nào? (Luca 10, 15-37)
Ðể trả lời cho nhà
giáo luật: "Ai là người thân cận của con?" (Luca 10, 29), Chúa Giê-su không trả lời trực tiếp vào câu
hỏi này, mà Ngài đi ngay vào vấn đề, kể cho ông ta nghe một dụ ngôn rất có giá trị thực tiễn, đó là dụ ngôn người Samaritô nhân hậu.
Chủ yếu trong dụ ngôn này
xoay quanh người bị cướp bóc, bị đánh trù dập đang nằm vệ đường, máu me chảy đầy người. Ba người đi ngang qua. Người thứ nhất là một vị Tư tế, người thứ hai là thầy cả Lê-vi. Cả hai đi bộ. Và người thứ ba là người Samaritô, cưỡi ngựa đi ngang qua. Cả ba người dều nhìn thấy chung một cảnh tượng.
- Người thứ nhất là vị tư tế (priest). Vị tư tế có thể dịch ra trong ngôn ngữ ngày nay, đó là những vị Linh Mục, những vị tu sĩ, những người chuyên lo phục vụ trong nhà thờ.
- Người thứ hai là
người thầy Lêvi. Người Lê-vi được chia ra làm hai dòng họ. Lê-vi thuộc dòng
dõi Aaron thì là những thầy cả (2 Moisen 28, 1). Dòng họ Lê-vi này được vua Ðavít cân nhắc lên làm nhân viên cai quản đền thờ hoặc làm
chánh án (1 Sách Lịch sử 16, 37-42). Ðây là dòng họ cao sang quyền quí mà
Chúa Giêsu nhắc đến. Vì Ngài muốn nhấn mạnh đến vai trò địa vị sang trọng của họ trong xã hội.
- Người thứ ba, đó là người Samaritô: Người xứ Samari là người ngoại giáo, là kẻ thù không đội trời chung với dân tộc Do thái, là kẻ thù truyền kiếp của người Do Thái.
Ba người này đều cùng trên đường từ Giêrusalem đến thành
Jericho
.
Dọc đường, cả ba người này đều nhìn thấy tình huống nghiêm trọng của người bị đánh đập cướp bóc. Anh ta bị trọng thương nửa sống nửa chết nằm vệ đường. Người bị cướp bọc đang "khẩn trương" cần sự giúp đỡ của người khác.
Nguyên nhân tại sao, ba
người cùng nhìn thấy một cảnh tượng, nhưng có hai
phản ứng khác nhau?
- Vị Tư tế và thẩm phán
Lê-vi là những người quí phái, nên dù nhìn thấy hoàn cảnh đau thương
khẩn trương này, họ cũng không động lòng để ra tay nghĩa hiệp. Và vì luật phép không cho các thầy tư tế này được tiếp xúc với máu me, vì họ sợ bị ô uế, không xứng đáng dâng của lễ vật trước bàn thờ thiên nhan Chúa. Vì những lý do đó, cả hai ngoản mặt làm ngơ và tiếp tục đi, dù đó là người đồng bào ruột thịt của mình.
- Ngược lại, người Samaritô, người ngoại đạo, đang "ngựa phi ngựa phi đường xa", đang để đầu óc thưởng thức quanh cảnh và đang để tâm trí lo làm ăn và có lẽ cũng rất bận. Nhưng khi đi ngang qua, anh ta đã nhanh nhẹ dừng ngựa, nhanh
nhẩu tới người bị cướp bóc mà băng bó vết thương, vì anh ta "động lòng thương"
(Luca 10,33). Như vậy, động lực "động lòng thương" đã dẫn đến hành động của anh ta. Ðã vậy, khi chăm sóc xong, anh ta còn đưa người bị cướp bóc bị hành hung này về quán trọ, tốn bao nhiêu tiền anh ta cũng chịu hoàn trả, khi anh trở lại.
Một người "ngoại đạo", một người đang bận đi xa, một người khác chủng tộc, nhưng khi nhìn thấy cảnh đau thương này, anh ta cũng đã vượt qua mọi thành kiến, mọi sự khó khăn trong lòng. Anh ta đã:
- vượt qua luật lệ cấm liên hệ với hai dân
tộc thù hằn: Do Thái và Samari
- cứu người hoạn nạn. Cứu người trọng hơn, cao hơn mọi giới luật, giới răn luật pháp. (Viết tới đây, tôi chợt nghĩ đến việc có chức sắc Việt Nam cáo buộc Lm Nguyễn Văn Lý tội không vâng lời. Cứu người hoạn nạn bị cướp bóc, vừa về tài sản ruộng đất, vừa về tài sản tinh thần như mọi giá trị linh thiêng quyền thuộc về con người. Việc nào quan trọng hơn? Nếu vị GM khuyên cấm người thừa tác viên của mình không được đi cứu người đau khổn hoạn nạn, thì chính GM đó phải được đặt lại vấn đề. Vị GM đó đứng về phía kẻ cướp hay đứng vế phía nạn nhân của kẻ cướp?! Vị đó bênh vực cho LẼ PHẢI hay khống chế bào chữa dung túng cho sự gian ác?? Vị đó phục vụ cho "Giáo Hội thánh thiện, duy nhất và tông truyền" hay phục vu cho giáo hội quốc doanh?)
- không quản ngại lo sợ có thể liên lụy đến bản thân
- không sợ tốn kém
- dù đang bận rộn công việc, nhưng cũng dành
thời gian để chăm sóc người bị nạn....
- cử chỉ cứu người, cần con người dũng cảm, có cái tâm thiện, có trái tim đã luôn sẵng sàn thương yêu con người.
- cứu nguời vượt qua ranh giới và biên giới chủng tộc. Người Samari cứu người Do Thái. (Vì thế, không quốc gia nào viện cớ đàn áp con người, để bào chữa trốn tránh sự hành hung của mình để cho rằng, không quốc gia nào khác được "xâm phạm chủ quyền nội bộ quốc gia". Ðó là chuyện nội bộ, chúng
tôi (muốn đàn áp trù dập ai, đó là quyền của chúng tôi?)
- Giới răn yêu chúa và thương
người không thể tách biệt được. Nếu nói yêu Chúa, Ðấng chúng ta không nhìn thấy, mà không thương
người thân cận của mình, thì nói yêu Chúa đâu có thật! (Luca
10, 25-27). Thiên Chúa là tình yêu. Chỉ có tình yêu được kể công chuộc tội trước toà phán xét của Chúa, để hưởng "đời sống đời đời làm gia nghiệp" (Luca 10, 25).
Qua cử chỉ nghĩa hiệp của người Samaritô, chúng ta rút ra được kết luận gì, mà
Chúa Giêsu
muốn chỉ dạy chúng ta phải noi theo?
Qủa thật! Người Samaritô hành xử đúng như tục ngữ ca dao cha ông chúng ta khuyên dạy: Hãy "cứu người như chữa lửa"!
Viết đến đây, tôi
chợt nghĩ đến hằng trăm ngàn người Việt
Nam
vượt biển, mà
ngày nay họ được gọi là "Boot Poeple". Họ được tầu hàng hải ngoại cứu vớt. Tôi nhớ đến con tầu Cap Anamur (Ðức Quốc), nhớ đến trên 10.000 đồng hương chúng ta được con tầu này cứu vớt, mà chính tôi cũng là một nạn nhân đang hấp hối trước cơn tử thần của sóng gió bảo táp. Chúng ta được cứu vớt trước hiểm họa của bão tố, của đói khát. Họ cứu vớt chúng ta khỏi bàn tay hải tặc. Mà trước đó, họ cũng không hỏi chúng ta là ai, chúng ta có là người
"thân cận" của họ không? Liệu chúng ta là người Mỹ, ngưòi Pháp, người Ðức, người Tầu...?? Những người cứu vớt chúng ta, họ cũng không cùng chung một chủng tộc, mầu da, tiếng nói như chúng
ta. Và có lẽ họ cũng không cùng chung một tín ngưỡng, nhưng họ thực thi giống như trong dụ ngôn người Samaritô nhân hậu: Nhìn thấy cảnh hoạn nạn là xoắn tay áo ra tay cứu chữa, mà không cần biết người đó là ai. Cứu người như vậy có phạm luật không, tốn kém bao nhiêu??? Một cử chỉ nhân hậu đầy nhân nghĩa!
Thư của TGM Ngô Quang Kiệt:
"Nhớ mang theo trái tim", dựa trên bài phúc am tin mừng của Chúa Nhật 15,
thánh sử Luca 10, 25-37. Dầu là một giáo sĩ cao cấp trong Giáo Hội, GM Kiệt luôn nhắn nhở mọi người, đặt biệt hàng ngũ tư tế, phải "nhớ mang theo ba trái tim" như một động năng ra tay làm nghĩa cử cao đẹp như người samari: trái tim NH
Y BÉN, trái tim
QUAN TÂM và nhớ mang theo trái tim CHUNG THỦY. Và để
những trái tim đó đúng trở thành là một TRÁI TIM
ÐÁNG TIN ÐÁNG C
Y V ÐÁNG
NHỚ, thì phải thể hiện qua việc làm.
Một việc làm cụ thể, bằng hơn ngàn lời nói
buông!
Có nhà triệu phú ngưòi Mỹ, đến thành Kulkata bên Ấn độ, để chính tận mắt xem viêc làm phục vụ của mẹ Têrêsa. Khi thấy mẹ đang chăm sóc người bệnh hoạn, toàn người đầy nghẻ lở máu mủ, xông mùi tanh hôi, rất khó ngửi. Nhà
triệu phú thấy vậy bộc phát:
"Có cho tôi bạc triệu, tôi cũng không
làm".
Mẹ Têrêsa trả lời:
"Tôi cũng giống ông. Ai cho tôi bạc triệu, để tôi làm việc này, tôi cũng không làm được".
Nhưng mẹ Têrêsa đã làm, và
làm được để chứng minh đức tin của mình, vì đức tin mà không có việc làm, là đức tin chết. Mẹ Têrêsa không nói nhưng làm nhiều. Trước khi mẹ chết, mẹ không để lại cho nhân loại một tác phẩm tuyệt tác nào về nhân đức BÁC ÁI và PHụC Vụ. Nhưng khi mẹ chết, thì cả thế giới ngưỡng mộ và kính phục mẹ là một vĩ nhân thời đại, là chứng nhân cho dụ ngôn người Samatirô nhân hậu.
Nếu lời nói mà không đi đôi với việc làm, dễ làm cho
chúng ta bị mang theo thêm dòng họ NGUYỄN VĂN LINH
(NÓI V LỪA!).
"Ai làm cho một trong
những người hèn mọn, là làm cho chính ta!" (Mátheô 25, 40).
Như vậy, hành động giúp đỡ cho người hoạn nạn, có giá trị cả triệu bạc. Nói thì dễ, nhưng thực thi lời nói mình mới khó. Hành động đánh giá và minh chứng lời nói!
Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy bắt chước người xứ Samari nhân hậu. Hãy lên đường hành động với trái tim! Hãy LIÊN ÐỚI với những người yếu hèn, những người thấp cổ bé họng, những người bị cướp bóc!
Người DÂN OAN hiện nay
không đang rơi vào trong chính hoàn cảnh này!? Còn chờ đợi xem có được phép không bênh vực không, chăm sóc
không? Còn chờ đợi xem người dân oan đó thuộc tôn giáo nào, chủng tộc nào? Hay vì tôi là một GM, Linh mục sáng giá không dám đụng vào những chuyện "bẩn thỉu" để sợ bị lây oan, bị ô uế, không xứng đáng dâng của lễ nữa????
Ấy vậy! Ðứng trước nạn cảnh này, thế mà Ban Biên tập của Website: CÔNG GIÁO VIỆT
NAM
,
trong bài: Tâm tình chia sẻ của BBT, CGVN, mới đưa lên mạng vào trung tuần tháng bảy 2007, đưa ra những dẫn chứng để biện luận cho "phong thái bình chân như vại" của mình, của ai? Của người trong Ban Biên Tập? Người đó là ai? Hành xử trong bóng tối có giống kiểu ném đá dấu tay không? Biện chứng tư cách thụ động về cảnh khiếu kiện hiện nay như sau:
"6. Về những vấn đề khác mà Quí vị đang rất quan tâm như: Khiếu kiện đất đai tại VN, việc bác ái xã hội, việc xin tiền xây cất..., những hiểu lầm tai hại vẫn còn tiếp tục lây lan...! Chúng tôi xin chia sẻ một ít
thông tin với hy vọng đem lại chút ich lợi chung:
Cách đây vài chục năm, từ khi việc tranh
chấp đất đai xuất hiện, chúng tôi đã chứng kiến một chuyện: Cha bạn của chúng tôi, hai tay cầm hai phong bì giơ lên để "khoe" với chúng tôi khi gặp gỡ, hai
phong bì khá giống nhau về hình thức lẫn nội dung, cái nào cũng có ít tiền bên trong và ghi vài chữ với ý chỉ cầu nguyện bên
ngoài! Nhưng sự khác nhau của hai phong bì này đã được Cha bạn giải thích:
Một phong bì xin khấn để đòi lại được mảnh đất đối diện nhà thờ (được nhà nước trao cho ngưới khác), còn phong bì kia cũng xin khấn để không phải trả lại chính miếng đất vừa nêu. Câu chuyện như đùa này đã ám ảnh chúng tôi... cho tới ngày những thông
tin đã công khai cho biết khoảng 1.200.000 người trong cả nước có nhu cầu khiếu kiện về đất đai... thì chúng tôi thực sự đã bật khóc...!
Hầu như mọi nơi: giáo
phận, giáo xứ, dòng tu... đều là nạn nhân của rất nhiều bất công, bất hợp lý có liên quan đến đất đai, bất động sản trong suốt bao năm qua và rất ít hy vọng được giải quyết..."
Nhận định đánh giá
tâm thư này của BBT, CGVN như sau:
- Kiểu thông tin này, chẳng mang
ích lợi gì chung cả! Chỉ khuyên mọi người nằm gốc cây sung!
- Ít ra, BBT cũng đã nhìn ra
là bạo quyền CSVN hiện nay rất thô bạo, bất nhân, bất tài, bất chánh chẳng giải quyết gì được.
- Ðưa ra tình huồng éo le. Mục đích: "Thôi em đành chịu để bị bóc lột", thay vì có lời khuyên khôn ngoan chân chính.
- Chưa nhận định rõ, đâu là nạn nhân, đâu là tội nhân. Ðâu là người bị bóc lột và đâu là kẻ cướp.
- Nên dung túng cho hành động cướp bóc của bạo quyền ăn cướp -CSVN-!
- Nếu có hai phong bì giống nhau về hình thức. Nhưng nội dung của hai phong bì khác nhau. Ðó là điểm cần chú ý và quan tâm! Một phong bì khấn đòi lại được mảnh đất "được (bị) nhà nước trao cho người khác", (phải nói là bị, chứ không nói là "được") còn phong bì kia cũng khấn để khỏi phải trả chính miếng đất vừa nêu trên". Vậy trong trường hợp này, ai là N[1]N NHÂN và ai là TÒNG PH[1]M? Vì kẻ cướp và tòng phạm của kẻ cướp đến vị Linh Mục xin khấn để của ăn cắp được, được hợp thức hóa thành của riêng tư, vì thế vị Linh Mục này gặp cảnh phải "bật khóc"? Vị linh mục này có đứng về lẽ phải và sự công bằng không? Có nhắc nhở khuyên bảo cho người xin khấn này rằng, anh là TÒNG PH[1]M không? Với 1.200.000 nạn nhân bị cướp bóc lột tài sản, thì trong đó cũng có ít nhất 1.200.000 tòng phạm và chính
phạm nhân.
Trong nước hiện nay, đang có 1.200.000 "cảnh bật khóc", mà không có lý lẽ hành động chính đáng, để rồi chỉ ngồi than phận trách mạng? Ðạo lý để đâu? Dụ ngôn Samarito nhân hậu? Lời chỉ bảo của Chúa đâu hết rồi?
- Qua thư tâm tình trên của BBT, CGVN, chúng ta cũng đánh gía được "tư thế và kiêm định" việc làm hiện nay trong nước: Linh Mục nào dấn thân bênh vực cho nạn nhân bị cướp lột, thì vị Linh Mục đó phải về hưu non! Ai ra lệnh này của giáo phận Sài gòn? Nạn nhân của người bênh vực cho dân oan còn đó, đã phải về hưu non, với lời răn đe: "Ðây chỉ lành một hình phạt nhẹ đấy! Bằng không, tôi đã treo chén cha rồi!" Nếu một giáo hội như thế, thì giáo hội đó đứng về bên nào? Về N[1]N NHÂN hay đứng về bên TộI NHÂN và TÒNG PH[1]M?! Bị đồng hóa, a dua, tòng phạm với sự gian ác dối trá lường gạt!? Ai có thẩm quyền ra quyết định này????
Hoà Thựợng Thích Không Tánh, HT Thích Thiện Minh, HT Thích Thiện Lễ, HT Thích Giác Lượng, Ðại Ðức Thích Minh Huệ, đại đức Thích Viên Hỷ, Ðại đức Thích Ðồng Minh và Ðại lão Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất đã và đang làm nhân chứng, thự thi cho dụ ngôn người Samaritô nhân từ. Người "ngoại đạo" (ngoài đạo), chiếu theo góc cạnh của người Thiên Chúa Giáo, đang thực thi dụ ngôn người Samaritô nhân hậu.
Không lẽ chỉ có người "ngoại giáo" bênh vực cho DÂN OAN, liên đới với DÂN OAN, bênh vực cho lẽ phải, dấn thân cho sự công chính!!!?
Còn các vị TƯ TẾ, và LÊ-VI vẫn ngoãnh mặt làm ngơ trước cảnh màn trời chiếu đất của người dân oan bị bóc lột???!!!
Trời cao có thấu cho
lòng con DÂN OAN!!!????
* Dân oan biểu tình đón mừng Hòa thượng Thích Quảng Ðộ đến thăm trước văn phòng QH2 (ảnh PTTPGQT)
=END=
3- Tin Tức Quốc Nội
- Thỉnh nguyện thư của một số Tín hữu Công giáo Việt
Nam
xin Hội đồng Giám mục Việt
Nam
cứu giúp dân oan khiếu kiện (cập nhật ngày
18-07-07
)
Kính thưa toàn thể Hội đồng Giám mục Việt Nam,
Kính thưa Ðức Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa, chủ tịch Hội đồng GM
Kính thưa Ðức Hồng y Gioan B. Phạm Minh Mẫn, chủ chăn Tổng giáo phận Sài gòn.
Kính thưa Ủy ban Bác ái Xã hội Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Gần 20 ngày
qua, kể từ hôm 22-06-2007, dân oan từ các tỉnh thành Tiền Giang, An
Giang, Kiên Giang, Bình Dương, Bình Phước, Mỹ Tho, Bến Tre, Long An, Bà Rịa, Vũng Tàu v.v... đã kéo nhau về biểu tình và ở lỳ trước Văn phòng 2 Quốc Hội tại số 194 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, Sài Gòn để đòi lại nhà cửa, đất đai, ruộng vườn đã bị nhà cầm quyền địa phương chiếm đoạt hay sang đoạt một cách bất công từ mấy năm hay mấy chục năm nay.
Từ con số 100 người, nay dân oan khiếu kiện đã lên tới 1.500 và sẽ còn tăng nữa. Họ đã vượt bao gian khó cản trở để đến nơi đặt văn phòng của "cơ quan quyền lực cao nhất nước" hầu kêu van các đại biểu Quốc hội hãy can thiệp để công lý được trả lại cho họ. Thế nhưng, chỉ có các viên chức chính quyền địa phương đón tiếp, dối gạt họ như bao lần là hãy trở về quê nhà để được giải quyết nỗi oan ức. Riêng các vị gọi là "đại biểu nhân dân" thì hoàn toàn vắng mặt, kín cửa trong căn nhà sang trọng, coi như chẳng có ai đang van vỉ kêu gào mình, chạy đến nương nhờ quyền lực của mình. Nhiều đại diện của Quốc hội hoặc của các bộ từ trung ương vào Văn phòng này hội họp cũng chẳng thèm ngó ngàng đến dân oan, hoặc có gặp cũng chỉ để câu giờ, lừa bịp.
Tệ hơn nữa, nhà cầm quyền tại Sài Gòn còn sai vô số công an và dân quân chìm nổi một đàng gây khốn đốn cho cuộc sống của đoàn người khiếu kiện bằng cách khóa cửa các phòng đợi và nhà vệ sinh tại trụ sở Quốc hội, bằng cách cấm cản hay chận bắt những đồng bào hảo tâm đến tiếp tế thuốc men, lương thực, quần áo, khiến cho dân oan phải căng lều giăng bạt ngủ ngoài sân, bên vệ đường, chịu đựng nắng mưa trong cảnh đói khát bệnh tật vô cùng khốn khổ. Ðàng khác, công an và dân quân
ngày đêm rải khắp khu vực để ngăn chận mọi ai, kể cả phóng viên nhà nước và nước ngoài, đến lấy tin, chụp hình, phỏng vấn; để theo dõi, trà trộn vào đoàn khiếu kiện hầu tước đoạt điện thoại, máy ảnh của họ, không cho họ thông tin liên lạc; để phát hiện những thủ lãnh biểu tình hầu trấn áp trước mắt hay trừng trị về sau. Công
an từ nhiều địa phương cũng đến để nhận diện, lùa hốt, áp giải dân oan về nhà. Ngoài ra, người ta còn thấy nhiều quân xa đậu ở hai đầu đường, như sẵn sàng ra tay đàn áp bằng vũ lực. Tất cả các biện pháp vô nhân đạo, vô luật pháp này nhắm mục đích làm cho đoàn biểu tình mệt mỏi thể xác, kiệt quệ tinh thần mà bỏ cuộc. Và chắc chắn khi tay không trở về lại quê nhà, họ chẳng những không được đền bù thỏa đáng mà sẽ bị trừng trị, thậm chí bị cầm tù, thủ tiêu, nhất là những thủ lãnh biểu tình, như trường hợp các thủ lãnh công nhân từ mấy năm qua và các thủ lãnh nông dân Thái Bình dạo nọ. Còn nếu họ kiên trì bám trụ, quyết tranh đấu đến cùng, gây nguy cơ tạo phản ứng dây chuyền khắp cả nước, thì có thể một Thiên An Môn Việt Nam sẽ xảy ra trong máu và nước mắt.
Bởi lẽ lúc này đây, tại Hà Nội, trung ương đảng Cộng sản đang họp ngày họp đêm, những phiên họp tuy tuyệt mật, nhưng mọi người đều biết tiết mục quan trọng nhất trong chương trình nghị sự của họ là tìm phương thức đối phó với cuộc nổi dậy tại Sài Gòn. Lãnh đạo CS ý thức rất rõ tính cách bất khả của việc giải quyết vấn đề đấu tranh kiểu này và tầm mức nguy hiểm của cuộc nổi dậy dưới hình thức khiếu kiện đất đai và chống tham nhũng tại hầu hết mọi tỉnh, nhưng vì nhiều nguyên nhân, họ chưa quyết định đàn áp, giải pháp duy nhất mà não trạng và chế độ Cộng sản không thể không làm, như lịch sử đã bao lần minh chứng.
Bởi lẽ theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại hội thảo "Nông dân bị thu hồi đất, thực trạng và giải pháp" vừa được tổ chức tại Hà Nội, thời gian qua tổng diện tích đất bị thu hồi trên toàn quốc là 366,44 nghìn ha (chiếm 3,89% đất nông nghiệp đang sử dụng). Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi hầu hết là vùng đất tốt, cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc canh tác, lại tập trung vào một số huyện, xã có mật độ dân số cao, trong đó có xã diện tích đất bị thu hồi chiếm tới 70-80% diện tích đất canh tác. Mà theo thống kê, hiện nay trung bình mỗi hộ nông dân có 1,5 lao động và mỗi ha đất thu hồi ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp. Như vậy, việc thu hồi đất nông nghiệp và đất ở trong những năm qua đã tác động tới đời sống của của 627.495 hộ gia đình, khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu nông dân. Kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại 14 tỉnh thành lại cho thấy việc định giá đền bù đất thu hồi cũng như tài sản không phù hợp, thậm chí bất công. Giá đất ở, giá nhà ở tại khu tái định cư thường cao hơn nhiều so với giá bồi thường về đất ở, nhà ở tại nơi cũ, gây nhiều khó khăn cho các hộ ổn định cuộc sống tại nơi ở mới. Tiền bồi thường đất nông nghiệp bị thu hồi thường không đủ để nhận chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để chuyển sang làm ngành nghề (Trích Bùi Trần, Ðất cho nông dân). Tình trạng này càng tồi tệ và thê thảm hơn do thói bất công, tham nhũng và lộng hành của các quan chức địa phương với sự bao che của trung ương Hà Nội.
Thành ra đây là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với xã hội Việt Nam và là một vấn đề sinh tử của chế độ Cộng sản. Nói rõ ra, đây là một thách thức ghê gớm đối với quyền lực độc tài của đảng Cộng sản vốn đã cai trị nhân dân trong bạo hành, lừa dối, cướp bóc trắng trợn.
Kính thưa Quý Ðức Cha,
Trước tình hình
nghiêm trọng này, trước cảnh khốn khổ vô bờ của dân oan vốn đã chồng chất từ mấy chục năm qua mà nay không thể chịu đựng nổi này, trước nỗi uất ức ngất trời nay đã đến hồi bùng nổ này, có nguy cơ gây ra bạo loạn, kéo theo đàn áp đổ máu của một nhà cầm quyền mù quáng tin tưởng vào bạo lực, Hội đồng Giám mục Việt Nam không thể không lên tiếng, không thể không ra
tay để bênh vực cho công lý và cho những người dân thấp cổ bé miệng.
Chúng con nghe văng vẳng bên tai lời Chúa Giêsu phán hứa: "Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa (tức Giáo Hội) là của anh em (tức đứng về phía anh em)" (Lc 6,20); lời Chúa Giêsu minh định: "Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn". Tin Mừng ấy chính là "kẻ bị giam cầm (trong cảnh khốn khổ, mất nhân phẩm) biết họ được thả ra... người bị áp bức (bởi bất công, đàn áp, bóc lột) được giải phóng" (Lc 4,18).
Chúng con còn nghe văng vẳng bên tai lời Ðức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong diễn từ trước các Giám mục Ba Tây ngày 13-05-2007 tại Aparecida: "Hệ thống Mác-xít, khi nó leo lên nắm chính quyền, đã không chỉ để lại một di sản đáng buồn là những hủy hoại về kinh tế và môi sinh, mà còn là một sự áp bức đau đớn lên các tâm hồn nữa", rồi trong thư gởi Giáo hội Trung Quốc ngày 27-05-2007: "Giáo Hội không thể và không được ở bên lề cuộc đấu tranh cho công lý. Giáo Hội phải đóng vai trò của mình qua
việc biện luận thuần lý và phải thức tỉnh năng lực thiêng liêng mà nếu thiếu, thì công lý vốn luôn đòi hỏi sự hy sinh, sẽ không thắng thế và tăng trưởng. Một xã hội công bằng phải là thành quả của chính trị, chứ không phải của Giáo Hội. Tuy nhiên cổ võ cho công lý qua những nỗ lực nhằm đem lại sự cởi mở của tâm trí và ước muốn theo những đòi hỏi của công ích là điều can hệ đến Giáo Hội cách sâu xa".
Chúng con cũng không quên lời Thư mục vụ của Hội đồng Giám mục năm 2006: "Lòng mến Chúa yêu người thôi thúc
chúng ta góp phần xây dựng một xã hội trong đó con người có điều kiện để sống xứng với phẩm giá của mình. Bởi vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa... có quyền được tôn trọng và phát huy những khả năng Chúa ban để phục vụ xã hội một cách hiệu quả nhất. Ðồng thời... mỗi người cần được đối xử với lòng kính trọng và yêu thương chân thành như là mục đích của sự phát triển toàn diện, để họ không bao giờ bị biến thành phương tiện cho sự phát triển kinh tế, cho sự thăng tiến xã hội của bất kỳ tổ chức hay thế lực nào" (Số 7: Góp phần xây dựng một xã hội công bằng); rồi lời Ðức Cha Chủ tịch Hội đồng GMVN nói trong cuộc phỏng vấn của VietCatholic ngày 22-04-2007:
"Ðối với nhà nước thì hằng năm chúng tôi vẫn có cuộc gặp gỡ hoặc có những đề nghị với nhà nước về các vấn đề tự do tôn
giáo, văn hóa, đạo đức, luân lý,
giáo dục giới trẻ, vấn đề công bằng sự thật. Có khi chúng tôi là đơn vị duy nhất dám nói lên điều đó với nhà nước và chúng
tôi vẫn còn tiếp tục nói những điều như vậy". Ðức Tổng Giám mục Hà Nội mới đây còn giải thích dụ ngôn "người Samari
nhân hậu" qua bài suy niệm "Nhớ mang theo
trái tim"!!!
Kính thưa Quý Ðức Cha,
Ðoàn dân khiếu kiện trước Văn phòng 2 Quốc hội (trong đó có không
ít tín hữu) mong chờ Hội đồng Giám mục lên tiếng can thiệp cho họ (qua một văn thư chính thức gởi nhà cầm quyền). Họ mong chờ - và ai nấy đều đợi - điều ấy đã 20 ngày nay rồi, và xét
chung, các thị dân, nông
dân bị cướp đất đai nhà cửa từ sau ngày "mở cửa kinh tế" mong
chờ Hội đồng Giám mục lên tiếng can thiệp cho họ đã 20 năm nay rồi!!!
Cũng nhân cơ hội này, xin
Quý Ðức Cha yêu cầu nhà nước CSVN xóa bỏ điều 1 trong Luật Ðất đai năm 2003 (còn hiệu lực): "Ðất đai thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý".
Ðiều này thường được giải thích là: Nhà nước không thừa nhận chế độ sở hữu tư nhân hoặc bất kỳ hình thức sở hữu nào khác,
ngoài hình thức sở hữu toàn dân đối với đất đai. Ðất đai không thuộc quyền sở hữu của một tổ chức hay một cá nhân công dân nào; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận quyền sử dụng đất từ người khác chỉ có quyền sử dụng đất chứ không có
quyền sở hữu đối với đất đai (Vụ công tác lập pháp, Những sửa đổi cơ bản của luật đất đai năm 2003. Nhà xb Tư pháp, tr.14-15). Ðây là một nguyên tắc ngụy biện, phi lý, sai lầm, mở đường cho việc nhà cầm quyền (thực chất là cán bộ địa phương) ăn cướp đất đai tài sản của tôn giáo và tư nhân suốt hơn nửa thế kỷ nay dưới chế độ CS, gây ra bao điêu đứng cho các giáo hội và cho đồng bào.
Cụ thể trước mắt, kính xin Ðức Hồng y Tổng Giám mục Sài gòn
1- yêu cầu Ủy ban Bác ái Xã hội thuộc HÐGMVN xuất ngay một ngân khoản cứu trợ khẩn cấp các nạn nhân của nhân tai này, như UB đã từng mau mắn cứu trợ các nạn nhân của thiên tai. (Xin đăng tin tức cứu trợ lên trang mạng của Hội đồng Giám mục Việt Nam);
2- ra lệnh cho các
linh mục, tu sĩ trong Giáo phận thành lập ngay những phái đoàn cứu trợ khẩn cấp cho dân oan đang chết dần mòn và bênh vực khẩn cấp cho dân oan đang bị đàn áp khốc liệt bằng công cụ pháp lý hay phương tiện truyền thông;
3- ra lệnh cho các
giáo xứ trong Giáo
phận quyên góp
phẩm vật, tiền bạc, tích lũy thành quỹ, để hỗ trợ lâu dài cho các dân oan đang sống chết bám trụ tại Văn phòng 2 Quốc hội, tới ngày họ đạt được những đòi hỏi chính đáng.
4- ra lệnh cho các
nhà tu, các nhà xứ, các nhà giáo dân mở rộng cửa đón tiếp dân oan vào tá túc, như truyền thống ngàn đời của công giáo: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho khách đỗ nhà.
Mọi người lương giáo đang nhìn về Hội đồng Giám mục như một sức mạnh tinh thần, nhìn về các Giám mục như những phát ngôn của sự thật, chứng nhân của lẽ phải, như những mục tử nhân lành sẵn sàng thí mạng vì đoàn chiên theo gương Thầy Chí Thánh. Giờ của Dân tộc và của Giáo hội đã điểm!
Nguyện xin Chúa
Thánh Thần Tình Thương và Sự Thật ở cùng Quý Ðức Cha.
Làm tại Việt Nam và hải ngoại ngày 11-07-2007, lễ Thánh Bênêđictô.
1- Linh mục Têphanô Chân Tín, Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn
2- Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Tổng Giáo phận Huế
3- Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý, Tổng Giáo phận Huế, tù nhân tại Ba Sao, Nam Hà, Hà Nam.
4- Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Giáo phận Bắc Ninh.
5- Linh mục Gioan Ðinh
Xuân Minh, Ðức Quốc
6- Linh mục Nguyên Thanh, Hoa Kỳ
7- Phát thanh viên
Phan Thiên Ân,
California
, Hoa Kỳ
8- Giáo sư Nguyễn Chính Kết, Sài Gòn, Việt
Nam
9- Chuyên viên
Giuse Phạm
,
California
, Hoa Kỳ
10- Luật sư Ðỗ Thế Kỷ, Na Uy
11- Giáo sư Bùi Xuân Quang, Paris, Pháp
12- Nhà văn Micae Lê Văn Ấn,
San Jose
, Hoa Kỳ
13- Bác sĩ Sébastien Lê Văn Thành,
Boston
, Hoa Kỳ
14- Chuyên gia
Vinhsơn
Việt Sĩ,
California
, Hoa Kỳ
15- Nhà văn Simon Nguyễn An Quý, Seattle, Hoa Kỳ
16- Chuyên viên
Sarah-Anne Thanh Hà, Úc châu
17- Ký giả Trần Phong Vũ, San Jose Hoa Kỳ
18- Giáo sư Nguyễn Phúc Liên, Thụy Sĩ
19- Giáo sư Nguyễn Văn Thông, Hoa Kỳ
20- Chuyên viên
ngân hàng Dominic Hoàng, Úc châu
21- Anrê Ðỗ Anh Tài, cựu giáo sư, Phong trào GDVNHN,
California
, Hoa Kỳ
22- Anê Phạm Liễu Chi, chuyên viên hoá học, California, Hoa Kỳ
23- Antôn Ðỗ Như Ðiện, kỹ sư, PTGDVNHN, California-Hoa Kỳ
24- Gioan Baotixita Ðoàn Thanh Liêm, cựu luật sư, MLNQVN, California, Hoa Kỳ
25- Vinhsơn Lê Minh-Tâm, cựu giáo sư, Montreal, Quebec,
Canada
26- Maria Bảo Khánh,
ca sĩ phát
thanh viên, Sydney, Úc châu
27- Phanxicô Xavie Nguyễn Tiến Ích, tiến sĩ, Nguyệt san DÐGD, California, Hoa Kỳ
28- Gioakim Lê Tinh Thông, giáo sư, California, Hoa Kỳ.
29- Tađêô Cao Viết Lợi, cựu đốc sự hành chánh, PTGDVNHN,
California, Hoa Kỳ
30- Antôn Trần Văn Long, hưu trí, Montreal, Quebec, Canada.
31- Giuse Trần Quang Tuyến, hưu trí, California, Hoa Kỳ.
32- Giuse Nguyễn Xuân Tùng, cựu thiếu tá, Nhóm Diễn đàn Kitô hữu, California, Hoa Kỳ.
33- Nguyễn Ðạt Thịnh, nhà báo, Houston, Texas, Hoa Kỳ.
34- Anphong Hoàng Quý, nhà văn, báo điện tử Sứ Mệnh Giáo Dân, California, Hoa Kỳ.
35- Laura Trần Thị Hiền, báo điện tử Tiếng Nói Giáo
Dân, California, Hoa Kỳ.
36- Ðôminicô Phạm Tử Khanh, hưu trí, Watauga, Texas, Hoa Kỳ.
37- Anna Ðỗ Lựu, hưu trí, Watauga, Texas, Hoa Kỳ.
38- Phanxicô Xavie Nguyễn Tiến Cảnh, bác sĩ, MLNQVN, Florida, Hoa Kỳ.
39- Phaolô Cao Hữu Thiên, giáo phận Seattle, Washington, Hoa Kỳ.
40- Giacôbê Cao Hữu Thọ, giáo phận Seattle, Washington, Hoa Kỳ.
41- Mađalêna Võ Thị Mai, giáo phận Seattle, Washington, Hoa Kỳ.
42- Phêrô Ðỗ Văn Tiếp, giáo xứ Thánh Tâm Tacoma, Washington, Hoa Kỳ.
43- Antôn Hứa Minh Hùng, giáo xứ Thánh Tâm Tacoma, Washington, Hoa Kỳ.
44- Phêrô Nguyễn Diệp, giáo xứ Thánh Tâm Tacoma, Washington, Hoa Kỳ.
45- Maria Emanuen Vũ Thị Khuê Minh, nữ tu Dòng Ðức Bà Truyền Giáo, Paris, Pháp.
46- Maria Eugenie Vũ Thị Tuệ Minh, nữ tu Dòng Ðức Bà Truyền Giáo, Lyon, Pháp.
47- Maria Vũ Thị Châu Minh, nhà giáo, Los Angeles, California, Hoa Kỳ.
48- Trần Huy Bích,
Phụ tá Quản thủ Thư viện USC, Los Angeles, California,
Hoa Kỳ.
49- Phạm Bá Hoa, cựu sĩ quan, Tổng Hội Cựu SVSQTÐ/HN, Houston, Texas, Hoa Kỳ.
50- Perpêtua Ðỗ Hằng, chuyên viên vật lý trị liệu, Houston, Texas, Hoa Kỳ
51- Maria Nguyễn Thị Quy, Florida, Hoa Kỳ.
52- Batôlômêô Trịnh Hư Trương, Florida, Hoa Kỳ.
53- Tôma Nguyễn Tri Hồng Ân, Victoria, Úc châu.
54- Maria Bùi Kim Sương, Victoria, Úc châu.
55- Mátta Nguyễn Tri Gia Diệp, Victoria, Úc châu.
56- Giuse Trần Anh Quân, Victoria, Úc châu.
57- Têrêxa Nguyễn Tri Gia Xuân, Victoria, Úc châu.
58- Joe Don, Victoria, Úc châu.
59- Giuse Nguyễn Tri Thiên Tuyền, Vicroria, Úc
châu.
60- Maria Vinh sơn Nguyễn Tri Hồng Vân, Victoria, Úc châu.
61- Maria Nguyễn Thị Hoa, Florida, Hoa Kỳ.
62- Joe Trần Hữu Thiên, Florida, Hoa Kỳ.
63- Giuse Nguyễn Văn Dũng,
Floria, Hoa Kỳ.
64- Maria Trần Thị Thu Hương,
Florida
,
Hoa Kỳ.
65- Giuse Nguyễn Trực Cường,
Florida
,
Hoa Kỳ.
66- Anna Nguyễn Thúy
Uyên Vi,
Florida
, Hoa Kỳ.
67- Anna Nguyễn Thị Hiếu, Ðồng Nai,
Việt
Nam
68- Linh mục Giuse Trần Văn Quý, Tổng Giáo
phận Huế.
69- Mađalêna Phan Thị Hòa, Tổng Giáo
phận Huế.
70- Maria Vũ Thanh Phương,
Giáo phận Xuân Lộc, Ðồng Nai.
(Sau ngày 15-07, Chúa nhật 15 thường niên, đọc dụ ngôn Người Samari nhân lành)
71- Maria Phạm Diana, giao phan
Orange
,
California
,
Hoa Kỳ
72- Dominic Hà Tiến Nhất, cựu sĩ quan
QLVNCH,
San Jose
,
California Hoa Kỳ.
73- Phêrô Lưu Van Kiên, cựu sĩ quan
QLVNCH, San Jose, California, Hoa Kỳ.
74-
Giáo sư Nguyễn Học Tập, Italia
75- Giuse Nguyễn Ngọc Hùng,
Frankfurt
, Duc Quoc
76- Phaolo Lý Văn Hợp,
Phoenix
,
Arizona
, Hoa Kỳ
77- Phaolo Lý Thanh Trực,
Göttingen, CHLB Ðức
78- Gioan Trần Kiêm Thiều, CT Hội Cao Niên Diên Hồng Vùng Ðông
Vịnh
,
CA
, Hòa Kỳ
79- Trần Ðan Tâm, Thành phố
London
, Vương quốc Anh.
80- Josef Trinh,
Regensburg
, CHLB Ðức
81- Maria Hoàng,
Regensburg
, CHLB Ðức
82- Teresa Trinh,
Regensburg
,
CHLB Ðức
83- Ngô Ðức Diễm, Nhà Thơ,
2260 Quimby Road
San Jose
CA
95132
, Hoa Kỳ
84- Micae Lê Hùng, Bruxelles, Belgique
85- Trần Minh Nhựt, Cựu Luật Sư Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn, California Hoa Ky.
86- Phêrô Trần văn Ðăng, Giáo phận
Paderborn
, Ðức Quốc.
87- Maria Bùi thị Hồi, Giáo phận
Paderborn
, Ðức Quốc.
88- Trần thanh Hùng, Giáo phận
Paderborn
&
Essen
,
Ðức Quốc
89- Giuse Nguyễn văn Sang, Giáo phận Köln, Ðức Quốc.
90- Maria Trần thị Mai Loan, Giáo phận Köln, Ðức Quốc.
91- Anna Trần T. Kim Quy,
California
, Hoa Kỳ
92- Antôn Phùng Thế
Nhân
,
California
, Hoa Kỳ
93- Ðoàn Kim, Vietnam Sydney Radio, NSW, Úc Châu
94-
Bảo Khánh
,
Vietnam
Sydney
Radio, NSW, Úc Châu
95- Phạm Khắc Châu,
Talbot Rd
, Birrong, NSW, Úc
Châu
96- Nguyễn Sỹ,
Jacobs Rd
,
Bankstown
, NSW, Úc Châu
97- Huệ Vương,
North Liverpool Rd
,
Greenfield
Park, NSW, Úc Châu
98- Hoàng Thị Ngọc Mai,
Owens Rd
,
Newington
, NSW, Úc Châu
99- Nguyễn Thái Hoàng,
Cornelia St
, Punchbowl,
NSW, Úc Châu
100- Ðỗ Thu Hồng,
Delgano ST
,
Greenfield
Park, NSW, Úc Châu
101- Giuse Dao Van Bat - Cologne CHLB Ðức
102- Phêrô Khôi Lý, 13 tuổi,
Arizona
, Hoa Kỳ.
103- Têrêsa Thu Huyền Nguyễn,
Arizona
, Hoa Kỳ
104- Vincent Tú Lý,
Arizona
, Hoa Kỳ
105- Gioakim Hồ Văn Thái, Ðức Quốc
106- Micae Ðoàn Trọng Hiếu,
New Mexico
, Hoa Kỳ
107- Anna Vũ Thị Lạc,
New Mexico
, Hoa Kỳ
108- Micae Ðoàn Trọng Trường,
New Mexico
, Hoa Kỳ
109- Micae Ðoàn Trọng
Tuấn
,
New Mexico
, Hoa Kỳ
110- Ngô Chí Thiềng, Chủ Tịch Cộng Ðồng Nam California, Hoa Kỳ
111- Ngô Christina Bích,
Nam
California
, Hoa Kỳ
112- Nguyễn Hữu Dõng,
Cologne
, CHLB Ðức
112- Joan Phạm Ðức Bình, Rümannstr. 61, 80804 München -
Germany
(Tạm khóa sổ ngày 18-07, ngày đọc câu chuyện Akháp cướp vườn nho Nabót, giờ Kinh sách của các Giám mục, Linh mục và Tu sĩ)
=END=
4- Tin Tức Quốc Nội
- Công An CSVN Dùng Bạo Lực Giành Ðất Của Dân Bình Phước
"Chớ bóc lột kẻ nghèo, cũng đừng hà hiếp người khốn khổ!"
"Người nào quở trách kẻ ác thì sự phước lành sẽ giáng trên họ."
(Kinh Thánh CN22:22,24:24)
Việt Nam, ngày
17/07/2007
Thư kính gởi: Lương tâm Việt
Nam
trong:
- Ðảng CSVN,
- Quốc hội CHXHCNVN
- Chính phủ CHXHCNVN
- Công an, Thanh tra CHXHCNVN
Tin tức từ các tín hữu Tin
Lành tại tỉnh Bình Phước thì lúc 6 giờ sáng ngày 11-07-2007, Chính quyền đã huy động một lực lượng cưởng chế gồm có Công an vũ trang và 08 xe ủi, 06 xe nhà binh, 02 xe ô tô cơ giới, 05 cưa máy
tràn vào 02 thôn Bù Tam và Phước Tiến, xã Hưng Phước, huyện Bù Ðốp tỉnh Bình Phước trấn áp bộ tộc S'Tiêng bằng bạo lực, đánh trọng thương anh Ðiểu Tài, đánh đập tàn nhẫn anh Ðiểu Hiệp trước sự chứng kiến và than khóc của tập thể dân làng mà ông Chủ tịch huyện Nguyễn Duy Thiết và Chủ tịch xã
Nguyễn Ðức Huy vẫn không tha cho dân làng. Sau hai ngày càn quét, tất cả hoa màu, ruộng đất, nhà cửa đều bị san bằng.
Chính quyền Bình Phước và Lâm Trường cho rằng Bộ tộc S'Tiêng chiếm đất Lâm Trường là không đúng thực tế sử dụng đất tại địa phương vì đất đai dân làng canh tác là đất của ông bà
tổ tiên họ đã canh tác từ thời Pháp lâu đời và truyền lại cho con cháu ngày nay, có mồ mả, cây cối hàng trăm năm. Hiện nay họ đã mắc nợ nần vì đã vay mượn tiền đầu tư trên đất và họ thật sự là người trực canh trên đất này hàng chục năm nay.
Chính quyền đã nhiều lần sử dụng lực lượng hùng hậu cưỡng chiếm đất nhiều lần suốt từ năm 2003 đến năm 2007 tổng cộng là 5 lần, tất cả hoa màu gần thu hoạch đều bị phá sạch, hiện giờ bộ tộc ai cũng thiếu đói, nợ nần. Mục đích của việc tàn phá, cưỡng chế tàn nhẫn lần nầy làm thiệt hại lớn lao sức khỏe, tài sản của người Tin Lành dân tộc thiểu số vốn nghèo khổ, thiếu thốn và thường bị tổn thương triền miên trong xã hội mà hố ngăn cách giàu nghèo càng lan rộng nầy.
Theo lời kể một Truyền Ðạo Ðiểu Gươm
Tin lành Mennonite rằng: việc làm của UBND huyện Bù đốp đã làm chính những công an trong đoàn cưỡng chế cũng thốt lên "hoa màu như mì trồng đã 6 tháng
gần thu hoạch, điều đã ra hoa mà các ông ủi sạch như thế nầy là
không đúng."
Chính phủ có nhận thấy thảm trạng thực tế của vấn đề lấy đất nầy là gì?
Là người tín đồ, lẫn dân
chúng sắc tộc trắng tay không có đất sản xuất, đất rơi vào tay của vô số cá nhân là Cán bộ Ðảng viên, Ðại gia (22 cán bộ hưởng số đất nầy như Ông CB Tám Vũ: 7 ha, Ông CB Trúc: 7 ha, vợ ông CB Trúc: 5 ha, Ông CB Bình:
5 ha. Tất cả cán bộ Lâm Trường đều có, họ chia rồi còn bán ra 200 ha!!!).
Mặc dầu ngay những ngày đầu năm 2003 việc thu hồi đất nầy rất tàn bạo chính quyền tràn vào đánh đập dữ dội dân làng, đánh chấn thương đầu phụ nữ (Thị Vinh) phải cấp cứu khẩn cấp, thấy chính quyền biết lỗi, đền tiền thuốc men, người Tin Lành sẵn lòng tha thứ. Nhiều sự việc dân làng chịu hết nỗi nên kéo đến vây đoàn cưỡng chế đang đập nát nhà cửa, phá hoại mùa màng, đánh đập phụ nữ. Có người trong Ðoàn phải bỏ chạy để lại cả đồ đạc cá nhân, sổ công tác như trường hợp thiếu tá CA NMH... Chúng tôi phải trấn an tín
hữu, tư vấn cho họ thực hiện quyền khiếu nại tố cáo theo pháp luật nên:
- Ngày
17/08/2003
Văn Phòng Quốc Hội gửi công văn số 19/VP-QH
yêu cầu tỉnh Bình Phước giải quyết.
- Vụ Thanh Tra xét khiếu tố gửi công văn hướng dẫn ngày
24/02/2003
do ông Nguyễn Phương
Ngọc ký (số:77558/HD-XKT).
- Ngày
03/10/2003
UBND tỉnh Bình Phước gửi công văn số 1670/UB-TD đến UBND huyện Bù Ðốp giải quyết v.v... và không biết bao lần trực tiếp gặp gỡ giữa các Mục sư lãnh đạo các Hội Thánh sắc tộc trong vùng với chính quyền, kể cả công an để yêu cầu chính quyền không được làm sai luật, đất đai đã sử dụng lâu đời, và thường xuyên canh tác ít nhất là trước năm 1981.
Thay vì giải quyết vấn đề đất đai theo pháp luật, hoặc ít ra theo đạo lý sao cho hợp tình. Ngày
27/06/2007
ông Chủ tịch Huyện Nguyễn Duy Thiết ra quyết định số:39/QÐ-UBND cưỡng chế tàn bạo nốt số đất dân chúng đang trồng trọt duy trì sự sống cho gia đình họ.
- Ngày 11 và 12/07/2007 căn cứ vào quyết định nầy Ðoàn cưỡng chế hùng hậu tràn vào với tiếng động cơ xích sắt ầm ầm của xe ủi, xe chỉ huy vang dội như tiếng xích xe tăng thời chiến rần rần tiến vào cánh đồng nhà trại của người S'Tiêng khó khăn mới có ruộng khoai như vậy!!!! Họ "thi hành công vụ" và để lại bao điêu tàn đau thương, mất mát đói nghèo cho dân lành! Người cộng sản chân
chính xưa kia vì dân đâu rồi! Có hiểu điều gì trước tình cảnh nầy hay không?!
Chúng tôi hết sức ngỡ ngàng tại sao điều tồi tệ nầy lại xảy ra? Có
phải uy lực của chính quyền Trung ương không còn tác dụng gì với địa phương (ít nhất là chuyện đất đai) nữa hay sao? Tình trạng "hỗn quan hỗn quân" nầy làm sao đưa đất nước chúng ta đến công bằng theo khẩu hiệu của Ðảng?
Việc lợi dụng chức quyền, lợi dụng pháp
luật, lợi dụng qui hoạch, thậm chí lợi dụng cả chính sách nhân đạo "đền ơn đáp nghĩa" cho những người đã hy sinh cho đất nước cũng bị cán bộ lợi dụng trục lợi cho riêng mình, mà cả phương tiện thông
tin nhà nước đã liên tục đưa tin, nhưng chính quyền đến nay vẫn chưa diệt được. Tại sao?
Thưa quí vị chúng tôi nói thẳng rằng khi tiếp xúc với 1 Mục sư, 4 Truyền Ðạo, 2 Chấp sự (xem
hình) là những người mà chính quyền lấy ít nhất từ 1,5 hecta trở lên, chúng tôi không khỏi bồi hồi xúc động mãnh liệt và chúng tôi đã khóc!!!
Chúng tôi biết rằng, ngoài
việc nuôi vợ con, các Mục Sư, Truyền Ðạo nầy còn phải lo cho giáo dân nữa, tôi đã mười tám năm hầu việc Chúa với bộ tộc S'Tiêng tôi biết chắc họ không có lương hay phụ cấp nào ngoài những mãnh đất ân tình kia nuôi dưỡng chức vụ và gia đình họ!!! Rồi đây họ phải làm
sao? Tín hữu cũng bị mất đất sản xuất rồi còn đâu, ai nuôi ai được nữa! Trước đây những người dân và tín hữu Tin Lành S'Tiêng mất đất đi làm
thuê bị bịnh do một Mục Sư dẫn về Sài Gòn chữa bịnh, họ một tháng chỉ lãnh 10.000 đồng (mười ngàn đồng Việt Nam chưa bằng 1 USD/Tháng) vì thiếu đói mượn trước ăn hết tới tháng không còn tiền, và thế là chủ nhật phải bị buộc làm trả nợ, và họ không
còn thờ phượng Chúa được nữa! Và tự nhiên vô số tín đồ xem như bị bỏ đạo một cách tinh vi!)
Ðứng trước tình cảnh như vậy của dân chúng và tín đồ Tin Lành thuộc hai hệ phái
Mennonite và Liên Ðoàn Truyền Giáo Phúc Âm Việt
Nam
chúng tôi không thể yên lặng. Nay đề nghị Công An, thanh tra, điều tra làm sáng tỏ ai đã tịch thu đất dân trái pháp luật hay lợi dụng pháp luật để làm sai trái gây thiệt hại cho dân S'Tiêng. Nếu là chủ trương
Trung Ương sao không bàn với dân và đền bù hỗ trợ, giải quyết việc làm cho dân khi thu hồi đất đúng pháp
luật (như Ðiều 44 của Nghị Ðịnh 84/2007/NÐ-CP, hay Ðiều 56. Luật Ðất dai
2003 v.v..) thay vì chỉ thuần cưỡng chế tịch thu trắng rồi phao vu cho dân chiếm đất công,
hay lập chứng từ pháp lý về khu đất sai trật để biện minh cho việc làm thất đức như trước đây, cứ tha hồ có quyền lực đất đai của dân thì nói đất lâm nghiệp, đất quân sự.. rồi ra quyết định thu hồi không đền bù...rồi sau đó thành đất tư nhân hết như bấy lâu nay mà người dân S'tiêng luôn thấp cổ không binh vực được mình!
Mong mọi lương tâm, mọi trách
nhiệm Việt nam không phân biệt hãy hành động bảo vệ quyền sống của nhân
dân lao động nghèo, đặc biệt đồng bào các sắc tộc.
Trân trọng.
Ðồng Ký Tên:
Mục sư Trần Linh
(phó Liên Ðoàn Trưởng LÐ TG PÂ)
Mục Sư Nguyễn Hồng Quang
(Hội Trưởng Tin Lành Mennonite Việt
Nam
)
* Người dân S'tiêng đang cần được bảo vệ quyền sống của nhân dân lao động nghèo.
=END=
5- Tham Khảo
- Ngày tàn của CSVN gần kề, khi hình ảnh thực tế của bạo lực được phơi bày trước nhân loại
Mường Giang
(VNN)
Trên cõi đời này, đã không
có cái gì đáng để gọi là tất yếu cả, giống như lịch sử được hoàn thành, chẳng qua cũng chỉ nhờ vào sự bất ngờ mà tạo nên những sự kiện. Bởi vậy nếu năm 1945 không có sự xuất hiện của Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng Sản, thì chắc chắn Dân Tộc Việt đã thoát được cảnh núi xương sông máu và sự chậm tiến suốt 75 năm qua, khi phải sống dưới ách thống trị của chủ thuyết Mác-Lênin, được đảng ngụy trang qua cái gọi là 'tư tưởng HCM'. Kể làm sao cho hết được những thảm kịch VN trong thiên đàng xã nghĩa? sau khi Hồ và đảng đã cưỡng đoạt được chính quyền. Tóm lại VN ngày nay trong vòng tay nhân ái của đảng, đã trở thành một xã hội trộm cướp phi luân, từ trong cung đình ra tới hè phố mà thủ phạm không ai khác hơn là cán bộ, công an và bộ đội giải ngũ. Ðó chẳng phải là sự nghịch lý hay sao, vì cả nước ngày
nay đâu có khác gì một nhà tù mà cai ngục là mạng lưới công an đen nghịt vây bũa. Do đó để sống còn, cả nước đã học theo guơng đảng nói láo và lừa bịp lẫn nhau kể cả người thân trong gia đình, đảng đoàn và ngoài xã hội. Trong hệ quả tất yếu của sinh mệnh, mọi tầng lớp đồng bào nghèo nhất là giới thanh
niên chỉ còn biết buông xuôi tương lai, bê tha cuộc sống để tự giết mình quên đời. Tất cả mọi sự đổ vỡ của căn nhà văn hiến VN bao đời, cũng đều do chế độ và chủ nghĩa CS phá sập hay bôi lọ xuyên tạc những quan niệm, truyền thống nếp sống luân lý của dân tộc, để thay vào đó bằng mớ luận thuyết sặc mùi đấu tranh giai cấp Nga-Tàu, nhằm gây chia rẽ mọi người để đảng thao túng cai trị.
Ðó chính là những đóng góp
và cái được gọi là tinh thần vô sản ưu việt của đảng CSVN trong dòng lịch sử dân tộc, mà Trần Bạch Ðằng trước khi chết đã to miệng bảo rằng thực thể VN đang thành tựu trong sự phồn vinh? Nhận xét trên thật đúng nhưng chỉ dành cho đảng mà thôi vì trong lúc dân nghèo mạt rệp thì chưa lúc nào đảng giàu bằng lúc này, qua nguồn tiền của tư bản đổ vào ào ào như nước chảy, giúp các giai cấp lãnh đạo chính quyền chỉ một sớm một chiều, từ bần cố nông trở nên địa chủ, phú nông và hàng thượng lưu trưởng giả nhất trong xã hội đương thời. VN từ ngày lập quốc tới nay vẫn dựa vào 'nông, công và thương nghiệp' để mà sinh tồn mặc dù địa vị của người sĩ phu trí thức được đứng đầu và nông gia chiếm tới 85% dân số cả nước. Chính nhờ vào nền kinh tế tự túc có tính cách gia đình này, mà VN ngay thời kỳ chiến tranh
hay bị Pháp đô hộ, vẫn nằm ngoài danh sách 20 quốc gia nghèo đói trên
hoàn vũ, trong lúc đó dưới sự hỗn mang của chế độ 'công tư sản lẫn lộn', nước ta bị các cơ quan quốc tế tài trợ như IMF, WB.. xếp vào số 10 nước thiếu ăn, tệ mạt nhất thế giới.
Giữa lúc cả nước vẫn coi cái ăn là điều quan trong của kiếp người, thì đảng lại đốt giai đoạn một trăm năm lạc hậu, xóa bỏ cái nền kinh tế tự túc của dân tộc bao đời, để thay thế vào những bước nhảy vọt giống như Mao Trạch Ðông từng làm thuở nào, qua cái gọi 'công nghiệp hóa, hiện đại hóa' nhưng thực chất là thừa cơ làm thêm
một vụ 'cải cách ruộng đất' như đã làm trên đất Bắc, để thu gọn vào tay tất cả đất đai vườn ruộng của đồng bào miền Nam VN, một giấc mơ vĩ đại mà đảng đã đeo đẳng suốt 32 năm qua nhưng chưa đạt được vì vấp phải sự chống đối mãnh liệt của tầng lớp nông dân Nam VN, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nhìn lại lịch sử thế giới đặc biệt là tại Trung Hoa, ta thấy hầu hết các cuộc khởi nghĩa nổi dậy chống lại chính quyền, đều do nông dân khởi xướng và tham dự, vì họ chính là nạn nhân bị cường hào ác bá toa rập với bọn quan lại áp chế gây nên cảnh đói khổ lầm than. Ðó là cuộc khởi nghĩa đầu tiên của Trần Thắng, Ngô Quảng rồi sau đó có Hạng Võ, Lưu Bang.. vào năm 209 trước Tây Lịch, chống lại Tần Nhị Thế và đã làm sụp đổ cơ nghiệp bá quyền của Tần Thỉ Hoàng đã xây dựng trên xương máu của Hán tộc. Nói chung tất cả các triều đại Hán, Tuy, Ðường, Tống, Nguyên Mông, Minh, Thanh đều có các cuộc khởi nghĩa của nông
dân để đòi quyền sống, trong số này lừng lẫy nhất là cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào với hơn 600.000 ngàn người tham dự vào năm 878 sau TL, chống lại nhà Ðường. Lịch sử lại tái diễn vào cuối đời Bắc Tống có Tống Giang khởi nghĩa tại Lương Son Bạc, đời Nguyên Mông có Từ Thọ Huy, Trương Sĩ Thành, Chu Nguyên Chương.. cầm đầu những người nông dân nghèo khổ, đánh đuổi được giặc Mông ra khỏi Trường Thành vào năm 1368, khôi phục lại đất nước.
Ở nước ta cũng vậy, vào cuối các đời nhà Lý, Trần, Lê và đầu nhà Nguyễn, nông dân bị bọn quan lại địa phương cấu kết với đám địa chủ, cường hào bốc lột áp chế nên đã nổi dậy khắp nơi chống lại chính quyền. Năm 1945 quân phiệt Nhật cấu kết với thực dân Pháp chiếm gần như toàn bộ đất đai và lúa thóc của nông dân miền Bắc và các tỉnh Bắc Trung Phần, đã gây nên trận đói kinh khiếp nhất trong dòng sử Việt, làm hơn triệu người chết đói, tạo cơ hội để Hồ và đảng CS cướp được chính quyền. Tất cả những dẫn chứng trên, đều là những bài học đích thực của lịch sử chẳng lẽ đảng không biết hay cố tình tự lừa dối mình, để nhắm mắt lao vào một trận cuồng phong bão táp, do nông dân các tỉnh Nam và Trung Phần tạo nên từ đầu tháng 6-2007 tới nay vẫn còn tiếp diễn, khi quyền sống và sinh mệnh của họ bị đảng cưỡng bức, bốc lột và cướp giựt một cách tận tuyệt.
Ðầu tháng 6 năm 1989, cả thế giới bàng
hoàng khựng điến và phẫn nộ trước cuộc thảm sát tại Thiên An Môn, do Trung Cộng gây ra. Phải chăng nhờ có những hình ảnh thực tế của bạo lực được phơi bày ra trước mắt nhân loại, đã mở đường cho sự sụp đổ toàn diện sau đó của khối CS Ðông Âu, Ðông Ðức, Liên Bang Sô Viết và nhiều nước khác khắp thế giới, ngoại trừ Trung Cộng, Việt Cộng, Bắc Hàn và Cu Ba. Nhưng tình hình thế giới ngày nay đã thay đổi, nên dù bị đảng CS giấu kín những thông tin từ bên ngoài, người dân trong nước vẫn có đủ trăm phương ngàn kế để theo dõi ứng phó. Nhờ vậy nhân loại mới có được tấm hình lịch sử, nhìn rõ tận mắt cảnh Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị công an VC bịt miệng bóp cổ ngay trước mặt quan tòa. Ðiều này cho thấy sau hàng rào kẽm gai và mạng lưới công an với súng đạn mã tấu dao găm, dân tộc VN suốt 32 năm qua đã trải qua một cuộc sống nô lệ mới, dưới sự cai trị độc ác siêu phong kiến của những khuôn mặt già trẻ độc tài trong chính trị bộ. Thế giới bên
ngoài ngày nay đã gần như từng phút một biết được một cách chính xác cuộc sống lầm than của đồng bào cả nước, đến nỗi họ đã bất kể mạng sống liều chết đứng dậy tố cáo tội ác của đảng cầm quyền, đòi lại những gì đã bị Việt Cộng tước đoạt suốt 32 năm qua, trong đó có quyền được làm một kiếp người bình thường với những gì của mình được tạo dựng bằng mồ hội nước mắt. Tất cả sự thay đổi chỉ còn là thời gian rất ngắn, có điều chắc chắn là VN ngày nào còn bị đảng CS cai
trị, ngày đó nạn ngoại xâm và họa thôn tính của Trung Cộng sẽ không còn bao xa như tin tức mới biết Hải quân
Tàu Cộng lại bắn vào ngư dân VN khi họ hành nghề trên chính quê hương mình tại quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ tỉnh Bình Thuận.
1- Từ luật người cầy có ruộng tại VNCH tới việc cải cách ruộng đất trên đất Bắc do Hồ Chí Minh khởi xướng
Ngày 7 tháng 7 năm 1954 Quốc Trưởng Bảo Ðại cử ông Ngô Ðình Diệm làm Thủ Tướng Quốc Gia VN. Ngày
20-7-1954
đất nước bị chia đôi theo hiệp định Genève nhưng Thủ Tướng Diệm vẫn tiếp tục chức vụ trên phần đất thuộc VNCH từ bên này vĩ tuyến 17 vào tới mũi Cà Mâu. Sau khi định cư cho hơn một triệu dân Miền Bắc di cư và giải quyết được tình hình chính trị nội bộ, vào
tháng 1-1955 Thủ Tướng Diệm đã ký hai Dụ số 2 và 7 nhằm thiết lập một Quy Chế liên hệ tới các Tá Canh đang thuê mướn ruộng để canh tác, chấm dứt các hợp đồng thuê mướn ruộng bằng miệng giữa chủ đất và nông dân với giá thuê rất cao, được trả bằng nông sản đã thu hoạch. Nhờ đó giá thuê đất chỉ còn có phân nửa và điều kiện thuê mướn cũng được ấn định rõ ràng, hoàn toàn có lợi cho nông dân nghèo.
Ngày 26-10-1955 Thủ Tướng Diệm trở thành Tổng Thống đầu tiên của nền đệ nhất Cộng Hòa Miền Nam qua một cuộc phổ thông đầu phiếu. Ngày 22-10-1957 Tổng Thống Diệm ban
hành Dụ số 57 nhằm cải cách điền địa khắp lãnh thổ Miền Nam VN, trong đó qui định mỗi điền chủ tối đa chỉ có 100 mẫu tây (Ha) ruộng, gồm 30 mẫu trực canh và 70 mẫu cho thuê. Riêng số đất bị truất hữu, chính
phủ đã bồi thường thỏa đáng cho các địa chủ với 10% tiền mặt, 90% còn lại trả trong 12 năm với tiền lời hằng năm là 3%, qua dạng trái phiếu, có giá trị như tiền mặt để trả thuế, mua cổ phiếu trong các xí nghiệp của chính phủ. Tất cả ruộng đất bị truất hữu, chính phủ đều bán lại cho các tá điền, mỗi người 5 mẫu tây, theo giá đã mua của địa chủ và được trả góp trong 12 năm. Qua luật cải cách này, chính phủ đã mua lại được hơn 430.319 mẫu tây đất, để bán lại cho giới tá điền, giúp họ cũng được làm chủ ngay trên mãnh đất mình đang canh tác.
Tiếp tục sự nghiệp dang dở của cố Tổng Thống Diệm, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu của nền Ðệ Nhị Cộng Hòa Miền Nam VN đã ban
hành Ðạo Luật số 003/70 ngày 26-3-1970 cũng nhằm việc cải cách ruộng đất gọi là 'Luật Người Cầy Có Ruộng'. Sự khác biệt của đạo luật mới là luật được áp dụng chung cho các chủ đất không
trực canh, không áp dụng cho các loại ruộng hương hỏa và những nông dân có số ruộng dưới 15 mẫu. Cũng theo luật mới này, chính phủ sẽ thu mua hết số đất trên 15 mẫu ấn định, để cấp phát cho các tá điền nghèo được ấn định 3 mẫu tây (Nam Phần) và 1 mẫu tây cho Miền Trung và Cao Nguyên. Riêng những chủ đất bị truất hữu, chính phủ sẽ bồi thường 20% tiền mặt, số còn lại trả bằng trái phiếu trong 8 năm với lãi suất thường niên là 10%.
Hỡi ôi đời là vậy, trong khi chính phủ VNCH đã làm hết trách
nhiệm để giúp cho các tá điền nghèo cực thoát được cảnh bốc lột của chủ đất, thì một số lại chạy theo VC chống lại chính quyền, khiến cho Miền Nam phải sụp đổ vào ngày 30-4-1975, đất đai vườn ruộng của nông dân được chính phủ VNCH phân phát ngày trước đã bị đảng hợp tác hóa, rốt cục người nghèo tay trắng vẫn hoàn trắng tay, phải nai lưng cầy thuê cuốc mướn cho tầng lớp địa chủ mới không ai khác hơn là các giai cấp lãnh đạo của VC. Nhưng quan trọng hơn hết là qua hai lần cải cách điền địa tại VNCH, đều dựa vào sự bình đảng và tình người, cho nên đã không có cảnh đấu tố, giết người như đã xảy ra ở miền Bắc. Ðó là sự khác biệt giữa con người văn minh nhân bản được gọi là Người Việt Quốc Gia và Người Phát Xít không tim óc, nhân tính, quen sống với độc tài đảng trị mà nhân loại gọi là Cộng Sản.
+ Cuộc Cải Cách Ruộng Ðất của Hồ Chí Minh
Ngày
5-6-1948
Cao Ủy Liên Bang Ðông Dương
là Emile Bollaert qua Thỏa Ước Hạ Long đã thừa nhận Quốc Gia VN dưới sự lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Ðại là một nước Ðộc Lập trong Liên Hiệp Pháp. Ngày
8-3-1949
Quốc Trưởng Bảo Ðại lại ký với Tổng Thống Pháp Vincent Auriol Thỏa Ước Elysée tại
Paris
,
theo đó Pháp công nhận VN là một Quốc Gia thống nhất gồm 3 miền, Bắc, Trung và Nam Phần. Chính vì vậy nên Trung Cộng và Liên Xô trước sau vào tháng 1-1950 đã vội vã công nhận chính
phủ VN Dân Chủ Cộng Hòa do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Kể từ đó, VN đã có hai chính phủ đối lập, một của người Việt Quốc Gia và một của Ðệ Tam Cộng Sản Quốc Tế. Năm 1950, Hồ sang Liên Xô cầu viện, đồng thời nhận chỉ thị của Staline đem về nước thi hành, trong đó có việc công khai hóa hoạt động của đảng Cộng Sản và đẩy mạnh công tác cải cách ruộng đất theo đường hướng của Sô Viết. Công tác này được Hồ cho thi hành qua năm đợt, bắt đầu năm 1949 tới 1956 mới tạm kết thúc vì nhu cầu tuyên truyền 'sinh Bắc tử Nam' qua cuộc chiến xâm lăng VNCH.
Nói chung cảnh đấu tố của VC chỉ xảy ra dữ dội tại lãnh thổ của VN dân Chủ Cộng Hòa gồm Bắc Phần và các tỉnh Thanh, Nghệ, Tỉnh, Quảng Bình và một phần Quảng Trị nằm bên kia vĩ tuyến 17. Ở miền Nam VN trước ngày chia đôi đất nưóc năm 1954, các tình
Nam
.
Ngãi, Bình, Phú bị Việt Minh chiếm đóng được gọi là Liên Khu 5 cũng diễn ra cảnh đấu tố nhưng không sắt máu chết người như ở miền Bắc, nhất là giai đoạn từ 1955-1956 khi Hồ thi hành theo lệnh của Staline và Mao Trạch Ðông.
Khởi đầu cuộc cải cách ruộng đất, Hồ đã ký sắc lệnh số 78 ngày 14-7-1949 thành lập Hội Ðồng Giảm Tô bắt các địa chủ phải giảm tiền thuê đất cho tá điền từ 25-30% và thông tư số 33 ngày 21-8-1949 về nguyên tắc phân
chia số ruộng đất cho nông dân nghèo, vừa được tịch thu của các điền chủ người Pháp và người Việt bị đảng gán tội là Việt Gian. Năm 1950 Hồ ký hai sắc lệnh số 89 ngày 22-5 xóa bỏ tất cả hợp đồng thuê mướn ruộng giữa điền chủ tá điền trước và sau năm 1945 và sắc lệnh số 90 ký cùng ngày, quốc hữu hóa tất cả những ruộng đất đã bỏ hoang trên 5 năm, nói là để cấp phát cho người nghèo tạm thời sử dụng trong 10 năm và miễn đóng thuế trong 3 năm đầu. Một đại hội đảng CS đã được triệu tập vào cuối tháng 11-1953 tại chiến khu Việt Bắc để bàn về việc 'cải cách ruộng đất' và quyết định này lại được Quốc Hội VC vừa mới được thành lập vào năm 1946 hợp thức hóa trước khi đem thi hành. Lần cải cách này, Hồ không theo Liên Xô mà lại theo đường lối của Trung Cộng và Bắc Hàn không bỏ hẳn quyền sở hữu đất đai của nông dân dù thực tế chỉ là lý thuyết vì đảng đã quản lý tất cả. Cũng trong đợt cải cách này đảng công khai tịch thu đất đai của các địa chủ đã bỏ về Tề bị kết tội là Việt Gian, của người Pháp và những ngoại kiều khác. Nhiều tòa án nhân dân đặc biệt được thành lập để xét xử bất cứ ai chống lại đảng về việc cải cách ruộng đất.
Sau khi đất nước bị chia đôi vào năm 1954, tình hình ruộng đất ở miền Bắc thuộc Cộng Sản cai trị đã có sự thay đổi rất lớn vì đã có hơn 1 triệu người di cư vào Nam bỏ lại toàn bộ điền sản, nên vào ngày 14-6-1955 HCM lại ký một sắc lệnh về cải cách ruộng đất mới, ra lệnh tịch thu toàn bộ đất đai tài sản của bất cứ ai bị gán cho cái tội phản động, Việt Gian, địa chủ, cường hào ác bá. trong đó có cả các cơ sở tôn
giáo, những người từng tham gia cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp.. Sự trưng thu trên chẳng những không được bồi thường mà Hồ còn ra lệnh cho các tòa án nhân dân đặc biệt định tội những nạn nhân bị đảng qui kết tội mà không cần phải xét xử điều tra gì cả vì mọi vấn đề liên quan tới sự phân chia tài sản, ruộng đất và thành phần xã hội đã được các chóp bu trong chính tri bộ quyết định sẳn theo sự chỉ đạo của Liên Xô và Trung Cộng.
Ðể tiến hành cuộc cải cách ruộng đất, Hồ ban hành lệnh 'rèn cán chỉnh quân' và 'rèn cán chỉnh cơ' vào năm 1949.
Trong lúc cả nước đều phải học tập về chủ nghĩa Mác-Lênin nhưng Hồ vẫn chưa thấy đủ nên năm 1950 lại bắt 'chỉnh huấn' vừa để thanh lọc hàng ngũ đảng, củng cố tư tưởng vô sản để hổ trợ công tác sắp tới. Tháng 3-1953 đảng ban hành một sắc lệnh qui định lại những thành phần xã hội gồm: Ðịa Chủ là những người có từ 3 mẫu ta ruộng đất trở lên, Phú Nông có 3 mẫu ruộng và 1
con trâu, Trung Nông có 1 tới 3 mẫu ruộng và 1 con trâu, Bần Nông có ít ruộng đất và Bần Cố Nông là những tá điền không đất ruộng.
Ðể lôi cuốn quần chúng
nông thôn, đảng khích động sự căm thù
giai cấp, đưa cán bộ về tận nông thôn để sống với dân cùng ăn, cùng ở, cùng làm để nạp bè kết đảng. Có như vậy cán bộ đảng mới nắm rõ tình hình của địa phương, tìm đúng những tên đầu trộm đuôi cướp hung hãn để khuyến khích chúng đứng ra tố khổ các nạn nhân theo danh sách đảng đã lập sẳn, qua
cái gọi là tòa án nhân dân đặc biệt. Công
tác được tiến hành ngay khi đất nước vừa chia đôi vào ngày 20-7-1954 do một Uỷ Ban Cải Cách Ruộng Ðất lãnh đạo tại trung ương có Trường Chinh (TBT) và ba phụ tá là Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương,
Hồ Viết Thắng. Tại địa phương, đảng cho thành lập mỗi tỉnh 10 đoàn với nhân số mỗi đoan có 100 cán bộ, đoàn trưởng có chức vụ ngang hàng với bí thư tỉnh uỷ, chỉ làm việc thẳng với trung ương. Mỗi đoàn lại chia thành nhiều đội cải cách với nhân số từ 6-7 người mà đội trưởng lại là thành phần bần cố nông sinh sống tại địa phương. Tất cả những thành phần trên được Hồ ra lệnh cho bộ đội chính qui vừa từ mặt trận Ðiện Biên Phủ trở về bảo vệ. Do đó chúng đã phóng tay, khiến cho chẳng những người sống phải khiếp sợ mà cả đất trời cây cỏ và súc vật cũng phải điêu đứng vì 'Thà giết oan 10 người còn hơn bỏ sót một tên phản động'.
Hiện vẫn còn nhiều người được chứng kiến cảnh đấu tố năm nào trên đất Bắc, khi kể lại cảnh tượng trên, vẫn không ngăn nổi sự khiếp đảm rùng mình về sự tra tấn các nạn nhân như bỏ cho chết đói, mắng chửi hành hạ trước khi đào hố chôn sống hay đánh đập cho tới chết..
+ Hậu Quả Cuộc Cải Cách Ruộng Ðất ở Miền Bắc
Theo các tài liệu còn lưu trữ, thì cuộc cải cách ruộng đất trong năm 1955-1956, đã bức hại từ 120.000-200.000 người, trong số này có
khoảng 40.000-60.000 cán bộ đảng viên.
Ngoài số người bị tử hình trên, còn có rất nhiều người khác bị liên hệ, phải chịu cảnh tù đày trong các trại cải tạo. Sự tàn bạo có một không hai trên trong dòng sử Việt, khiến cho cả nước oán hận căm thù nên họ bất chấp súng đạn, nổi lên phản đối, dữ dội nhất là tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), khiến Hồ ngày 13-11-1956 phải điều động sư đoàn 325 tới đàn áp cuộc nổi dậy của nông dân trong tay chỉ có gậy gộc, cuốc xẻng.. kéo dài hơn 10 ngày, cuối cùng có thêm 1000 người vô tội bị bắn chết, nhiều người khác bị bỏ tù.
Mặt khác để trấn an và trên hết là tiếp tục sử dụng máu xương của thanh thiếu niên nam nữ vào cuộc chiến xâm lăng Miền Nam đang bắt đầu, Hồ nhân danh đảng qua thư ngày 1-7-1956 và 18-8-1956 nhận lỗi sai lầm, đồng thời cách chức tổng bí thư của Trường Chinh cùng các chức vụ của Hoàng
Quốc Việt, Lê Văn Lương và Hồ Viết Thắng... Nhưng đó cũng chỉ là hành động mị dân, vì chẳng bao lâu Hồ lại phục chức cho Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương và Hồ Viết Thắng.
Hậu quả cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc do Hồ khởi xướng theo lệnh của Liên Xô và Trung Cộng, chẳng những đã không cải thiện được cuộc sống nghèo nàn của người dân nơi thôn dã mà còn gây nên sự tê liệt về nông
nghiệp vì những người còn sống sót sau cuộc cải cách vẫn cứ lo sợ một sự trả thù. Ngoài ra qua lần cải cách trên, Hồ coi như đã đạt được mục tiêu chính trị mong muốn là xóa bỏ hẳn cấu trúc xã thôn cũ, để thay vào đó là hàng lãnh đao của đảng. Làm cuộc cải cách ruộng đất để đẩy nông dân vào thêm con đường khốn cùng để họ chỉ còn biết nghĩ tới miếng ăn và sự căng thẳng tinh thần vì màn lưới khủng bố của công an khu vực luôn rình rập.
Cuối cùng người dân miền Bắc bất cứ là ai cũng đều giống như cánh chim bị đạn, mất hết hồn vía sau trận đấu tố kinh hồn, nên đã ngoan ngoãn chui vào những hợp tác xã
nông nghiệp do đảng thành lập và sau rốt ruộng đất, trâu bò, nông cụ.. đều thuộc tài sản tập thể quản lý, bất kể là ruộng của mình hay vừa mới được chia trong cuộc cải cách.
Tóm lại Hồ Chí Minh tổ chức cuộc cải cách ruộng đất, vừa đạt được mục tiêu chính trị là bần cùng hóa mọi thành phần trong xã hội, vừa thanh lọc được hàng ngũ đảng sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ, vừa cướp trọn điền sản đất đai của nông dân miền Bắc để tất cả trở thành vô sản chuyên chính, có vậy mới lùa họ một cuộc chiến mới, qua
tem phiếu sổ hộ khẩu do đảng phân phối quản lý. Hỡi ôi còn gì ngao ngán hơn khi đọc những lời thơ sắt máu của Tố Hữu
'giết, giết nửa bàn tay không phút nghĩ
cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
cho đảng bều lâu, cùng rập bước chung lòng
thờ Mao chủ tịch, thờ Staline
bất diệt'.
2- Cuộc cải cách ruộng đất ở miền nam VN, qua chiêu bài công nghệ hoá nông thôn
Ngày nay nhìn vào báo cáo xuất cảng nông
phẩm của đảng CSVN, ai cũng tưởng VN là một nước lớn và giàu manh. Thật sự đấy chỉ là bề trái của huyền thoại mà Trần Bạch Ðằng nói tới 'đầu thế kỷ chưa lo nổi bát cơm cho 20 triệu người, cuối thế kỷ giải quyết xong cho hơn 70 triệu người và là nước xuất cảng gạo thứ 2 trên thế giới'. Ðó chỉ là tường trình vì thực tế ai cũng biết năng suất cũng như hoa lợi của nông dân VN rất thấp so với các nước trong khu vực ASEAN. Riêng việc hỗ trợ giúp nông dân xóa đói giảm nghèo,
tuyên truyền là vậy nhưng đảng chỉ hỗ trợ cho các doanh nghệp 'phe ta' mua lúa xuất khẩu trong
lúc nông dân bị ép giá rất thấp khi bán lúa cho nhà nước theo chỉ tiêu đã ấn định, nên nhiều hộ phải thắt lưng buộc bụng thiếu ăn nhịn đói mới đủ số. Bởi vậy không ai ngạc nhiên, khi biết đồng bằng sông Cửu Long từ trước tới nay là vựa lúa của cả nước và chiếm 90% lượng gạo xuất cảng nhưng nông dân lại bị xếp vào hạng nghèo nhất cả nước, với lợi tức không quá 300 mỹ kim/1 năm?
Một bi thảm nữa mà người ngoài không biết là ngày nay hầu hết đồng ruộng của Miền Nam VN trở thành tư hữu của giai cấp địa chủ mới. Chính thành phần này mới là chủ nhân ông thực sự còn nông dân chỉ là những người làm thuê như thời Pháp thuộc, giúp cho đảng vừa trưng dụng được sức lao động rẻ tiền, vừa thu được nguồn lợi nhuận to lớn qua các doanh nghiệp đỏ hay quốc doanh.
Ðã thế cán bộ đảng còn cố vơ vét cho hết lúa gạo để chuyển lậu ra Bắc rồi vượt biên giới xuất cảng lậu bằng đường biển. Tất cả đều là những lý do để giải thích sự nghịch lý 'gạo thừa nhưng vẫn thiếu khiến cho dân đói'.
VN ngày nay vẫn còn được cơ quan lương nông thế giới (FAO) cùng các tổ chức nhân đạo viện trợ lương thực. Nhìn vào ai cũng tưởng các cơ quan trên cố tình bao che cho chế độ, kể cả việc hủy tiền lời hàng năm càng
lúc càng
tích lũy không biết đâu mà mò. Ðây là mánh lới của bọn con
buôn quốc tế, một tay thì bỏ tiền ra cứu đói, còn tay kia cứ đổ vốn vào ào ào để nhà nước ta tha hồ lãng phí rồi bắt dân ỳ cổ đóng góp trả tiền lời. Vòng đời cứ quẩn quanh như thế thì bảo sao người nghèo cả nước càng lúc càng không tăng?
Michael Chossudovsky, giáo sư kinh tế học tại Ðại Học
Ottawa
(
Canada
) đã nói không cần úp mở "VN ngày nay là một trong những nước chậm tiến đang bị cột chặt vào nợ nần lút đầu với tiền lời phải trả. Do dó nền kinh tế nổi (hợp pháp) vì lo cho tiền trả nợ càng lúc
càng suy sụp. Ðó cũng là lý do chựt giụp mọi thứ để xuất khẩu như một phương cách giải cứu, thậm chí phải bán cả ma tuý như Miến Ðiện để trang trải tiền lời. Nên phân biệt làm gì tiền sạch tiền dơ, miễn sao có tiền trả nợ là đủ". Còn VN may mắn hơn vì đã có các
cơ quan IMF, WB, ADB bao che sẵn sàng trả tiền lời, vì vậy đảng đâu có sợ mà không tiếp tục vay nợ.
Thông tin một chiều, kiến thức tạp nhạp, đảng đã dẫn đường cho cả nước vào chỗ bế tắc suốt mười mấy năm qua kể từ ngày mở cửa đổi mới, với các kế hoạch nuôi tôm cá, trồng cà phê cao su, lập vườn trồng cây ăn trái..
khiến cho nhu cầu thừa mứa dẫn tới tình trạng phá sản sạt nghiệp phải bán hết điền sản để trả nợ ngân hàng, còn không thì phải tự vẫn. Vì vậy nên ở nông
thôn hiện nay, hầu hết ai cũng muốn bán hết ruộng đất để đi làm mướn vì thu nhập quá thấp lại bấp bênh đủ thứ. Tình trạng này cũng đã xảy ra tại Trung Cộng và Ðại Hàn hiện nay hay Âu Châu vào thế kỷ XIX, làm đảo lộn hết mọi nếp sống cũ, tạo cơ hội vàng ròng để đảng mua hết đất đai hoa màu tại nông thôn, rồi cải tạo thành các khu công nghiệp hóa bán lại cho tư bản với giá rất cao như bài diễn văn của Võ Văn Kiện lúc còn
làm Thủ Tướng VC đọc trong ngày 30-4-1995: 'làm thế nào để sớm đưa nước ta từ nước nông nghiệp trở thành quốc gia công nghiệp hóa'. Ðể đạt được mục đích trên, Kiệt đã ký quyết định ngày
16-8-1996
ra lệnh đuổi đồng bào tại nhiều tỉnh miền Trung nằm trong các vùng dự án. Tất cả đều ăn khớp với cái gọi là 'quốc sách hiện đại hóa công nghệ hóa' với thực chất tạo điều kiện tối ưu cho tư bản làm giàu, đầy người dân nhất là nông gia vào con đường chết, mất hết đất đai vườn ruộng, cuối cùng chỉ còn con đường thế con đợ vợ và ngay bản thân mình cũng biến thành con vật hai chân để phục vụ cho chế độ hiện hữu. Thiên đàng xã hội chủ nghĩa là thế đó !
+ Ðảng hồi sinh giai cấp địa chủ cường hào đỏ tại nông thôn
Qua cái gọi là 'chính sách tạo điều kiện làm
giàu cho nông dân', đảng đã tạo điều kiện hồi sinh cho giai cấp địa chủ phú hào đỏ tại địa phương. Theo luật đất đai của xã nghĩa VN được công bố ngày 14-7-1993 với 3 điều căn bản tựu trung cũng vẫn nhắm tới việc tập thể hóa ruộng đất như thời còn bao cấp hay hợp tác xã kiểu cũ, nhằm biến nông dân thành công nhân lãnh lương bằng hoa lợi được thu hoạch do chính mình làm ra, không hơn không kém những tá điền được đảng khoán đất nộp thuế. Sự khác biệt trong bộ luật đất đai mới năm 1993 là một mặt nới rộng cho phép nông dân được sử dụng đất đai của mình nhưng mặt khác tạo điều kiện cho bọn cường hào tại địa phương gồm đoàn trưởng, chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, cán bộ các cấp.. tha hồ tác quái đầu cơ. Ðó mới chính là những địa chủ thực sự vì có toàn quyền thu hồi hay cấp phát ruộng cho dân, nhất là khi đảng ban hành nghị quyết 10 trả lại đất cho nông dân. Chính cái thời điểm này mới xảy ra cơn sốt sang nhượng đất đai, được đảng gọi là 'cải tạo đất' mà thực chất giúp bọn đầu cơ mua lại đất của nông dân bằng cái giá tượng trưng rẻ mạt 11.000 tiền Hồ /1m2.. Từ đó nông dân mất quyền tư hữu vĩnh viễn vì đã bán lại cho người khác. Cứ thế đất trồng lúa dần dần bị phá đi để cải tạo đất hay chuyển sang mục đích khác mà chủ yếu bán cho tư bản, trong đó có cả con người như bản nghị quyết trong Ðại hội VIII của đảng đã nói 'con người cũng là một nguồn lực cần phải tận lực sử dụng, để tạo ưu thế thực hiện các chính sách của đảng'.
Tóm lại đảng CSVN từ khi ra đời tới nay đã nắm được ba cái bất ngờ, chứ không là 'tất yếu', đó là cướp được chính quyền vào tháng 8-1945, chiến thắng VNCH
ngày 30-4-1975 và vì thời cuộc mà phải mở cửa đổi mới vào đầu thập niên 90 khi trào lưu quần chúng
không thế nào đảo ngược lại được, nếu không muốn bị tiêu diệt như Ðông Âu hay Liên Xô. Do tình trạng đột xuất không dự liệu nên đảng phải chạy theo thời cuộc và cũng vì để làm vừa lòng tư bản, nên đã phải thi hành một chính sách cải tố kinh tế kiểu lươn lẹo báo cáo láo. Hậu quả đẩy đất nước nhất là giới nông ngư dân nghèo vào con đường bế tắc vì đây là cơ hội để bọn tư bản nhất giới thương buôn Á Châu trong đó có Tầu đỏ, Tàu trắng,
Nam
Hàn.. tha hồ săn quét
moi móc cho tận tuyệt các tài nguyên trên mảnh đất trù phú
VN, từ đất liền ra tới biển khơi hải đảo. Trước tình thế này, tập đoàn CSVN chỉ còn một cách để kéo dài quyền lực, là phải biến thành một Tập Ðoàn Tư Ban Ðỏ, để cùng hòa nhập vào các thế lực tư bản khác đang bỏ vốn đầu tư tại VN, tận lực khai thác cho hết mọi thứ sẵn có, trong đó có con người sống và cả nơi yên chốn nghỉ của những người khuất mặt, mà điển hình là Nghĩa Trang Quân Ðội VNCH tại Biên Hòa cũng không ngoại lệ.
Sự thật đã quá rõ ràng mà bất cứ ai cũng thấy được, đó là sự tồn vong của đảng CSVN ngày nay không còn dính líu gì tới chủ nghĩa hay tư tưởng nào khác ngoài Ðồng Tiền góp vốn của các thế lực tư bản tư nhân
trong và ngoài nước. Nói một cách trắng trợn là đảng qua vai trò tư bản đỏ nay đã xác định vai trò lãnh đạo của mình dựa trên hai yếu tố: Tiền Ðầu Tư Ngoại Quốc và Bạo Lực Ðang Nắm Sẳn Trong Tay, mà hai thứ trên chẳng bao giờ đáp ứng được mục tiêu của đảng luôn đề cao tuyên truyền 'Dân Giàu Nước Mạnh, Xã Hội Tự Do Công Bằng'.
Vốn đầu tư nước ngoài nếu có đổ vào VN cũng chỉ nhắm vào nguồn lao động rẻ mạt hay dùng để tạo nên những cơ sở vật chất cho tư bản khi tới địa phương thụ hưởng như hệ thống khách sạn, các trung tâm du lịch, nâng cấp các sản phẩm nội hóa để xuất cảng.. mọi thứ đều sinh lời đổ tiền vào túi đảng và tư bản, còn người dân đâu có chấm mút được gì ngoài sự hưởng ké các phương tiện.
Tức nước thì vỡ bờ, người dân cả nước hiện nay đã bị đảng dồn vào chân tường, nên chỉ còn cách đối mặt với bạo lực để mà sinh tồn. Hai mươi năm tồn tại VNCH (1955-1975) vì là một đất nước pháp trị, nên đả xảy ra không biết bao nhiêu cuộc biểu tình chống chính quyền, nhưng đặc biệt là trong tất cả các cuộc biểu tình, hoàn toàn là những thành phần cao
quí, dư thừa và được ưu đãi nhất trong xã hội Miền Nam lúc đó. Tuyệt nhiên chẳng bao giờ có giới lao động nông dân tham dự vì họ đâu có nhiều thì giờ nhàn rỗi hay uất ức nào để mà đòi hỏi tra vấn chính phủ. Tất cả sự thật về những bức tranh vân cẩu trên đã lộ nguyên hình sau ngày VNCH sụp đổ, thì ra biểu tình giả và kẻ đề xướng tham dự phần lớn cũng là của đảng gài lại.
Nhưng nay thì khác, suốt tháng
6-2007 tới nay lần đầu tiên đã có hàng ngàn nông dân từ nhiều tỉnh thành
lặn lội tới Sài Gòn hay ra tận Hà Nội để biểu tình bất baọ động. Họ không đòi hỏi những thứ vô lý như những người biểu tình giả trước tháng 4-1975 tại Nam VN, mà chỉ van xin đảng CSVN trả lại Ðất Ðai, Vườn Tược, Nhà Cửa, Sản Nghiệp để mọi người sống. Ðòi hỏi chỉ có vậy thôi, cho nên trong các cuộc biểu tình đâu thấy bóng
trí thức sĩ phu tham dự, vì những thứ đòi hỏi trên, các nhà báo nhà văn tại thanh thị đâu có mất?
Tháng 5-1989 phong trào đòi dân chủ của giới trẻ Trung
Hoa bùng nổ dữ dội cơ hồ làm rung chuyển nền móng của đảng cộng sản Tàu. Bất chấp nguyện vọng của toàn dân, Ðặng Tiểu Bình và đám chóp bu trong Trung Nam Hải đã sử dụng bạo lực để đè bẹp. Không thành công nhưng ít ra phong trào đòi dân chủ trên cũng đã gây được một sự xúc động mãnh liệt tới thế giới, khi đưa những hình ảnh thật về sự bạo ngược, dã man của cộng sản ra ngoài anh
sáng nhân loại. Chính những hình ảnh này mới là yếu tố giúp cho người dân Ðông Âu, Ðông Ðức và Liên Xô thức tỉnh, đứng dậy đạp đổ chũ nghĩa Mác Lê, xóa sạch thiên đường xã nghĩa đã cùm xích thân phận con người gần thế kỷ ô nhục.
Tại VN ngày nay, qua những hình ảnh về Linh Mục Nguyễn văn Lý bị bóp cổ, bịt miệng và các
cuộc biểu tình đòi quyền sống của cả nước, đã đánh động lương tâm nhân loại, trong đó có Cộng Ðồng Chung Âu Châu và Cộng Ðồng Người Việt Tị Nạn CS khắp thế giới. Họ đã nhập cuộc với đám đông, kể cả Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất tại quê nhà. Rồi giữa lúc tình hình đang loạn lạc vì dân chúng đã không còn ngồi chờ 'tự do có sẵn' do đảng ban phát, nên rủ nhau liều chết đi đòi, thì Trung Cộng đổ thêm dầu vào kho xăng chờ phát lửa, khi ngang nhiên bắn vào thuyền của ngư dân đang hành nghề tại hải phận Trường Sa như ngầm bảo cho Mỹ biết là 'VC ngày nay đâu còn chủ quyền?'
Hãy cùng nhau đứng dậy hỡi người Việt trong và ngoài nước, đây là cơ hội của thế kỷ đã cho chúng ta tiêu diệt bọn lãnh chúa bạo quyền kể cả xác ướp sình thối của Hồ tặc đang nằm chình ình trong nhà tù Ba Ðình. Phải chôn ngay đi cái gọi là
thiên đàng xã nghĩa, phải theo gương của đồng bào trong nước mà vứt bỏ hết cái tội hèn và ích kỷ cá nhân, để hoàn thành công cuộc giải phóng
và quang phuc đất nước như mặt trời đang hé dần.
Tháng 7-2007
Viết tại Xóm Cồn
Mường Giang.
=END=
6- Câu Chuyện Việt
Nam
- Vui
buồn chuyện làm từ thiện và trường hợp Nguyễn Thụy Long
Văn Quang
(VNN)
Trong hai tuần vừa qua,
tôi và một số bạn bè ở Sài Gòn, nhận được khá nhiều sự giúp đỡ của những tấm lòng từ thiện ở khắp nơi gửi cho anh em Thương Phế Binh VNCH và người nghèo khổ ở VN.
Trước hết xin tường trình với bạn đọc về số tiền 6.200 USD, anh chị Duy Trác, đại diện cho Ðài Phát Thanh VOVN Houston mang về VN. Ngay
khi gặp tôi, nghe kể về những cảnh cơ cực của một số gia đình, chị Duy Trác đưa tặng thêm 300 USD cho anh Mai Phiên và... tùy theo hoàn cảnh
"tặng giùm chúng tôi".
Ngay buổi chiều hôm đó, tôi gặp Hàm Anh
cùng một số anh em thay mặt cho những anh em TPB ở Sài Gòn, chúng tôi đã cố gắng lọc lấy danh
sách những anh em TPB ở những vùng xa thành phố, xa Sài Gòn đã được xác minh. Tất cả có 45 anh em thuộc Bình Dương, Sa Ðéc, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau, Thừa Thiên Huế, Ðắc Lắc. Sau một hồi bàn bạc, chúng tôi thấy chỉ có một giải pháp thuận tiện và bảo đảm nhất là cử người đi đến từng gia đình trao tiền và tìm hiểm thêm về hoàn cảnh anh em hiện nay. Ðối với những anh em ở tỉnh xa, các bạn tôi đồng ý trợ giúp mỗi người 150 USD vì mỗi lần đi là một lần khó.
Một cách
"thủ công" nhất, nhưng cũng an toàn nhất
Chúng tôi nhờ hai anh Thương
Binh làm nghề chạy xe ôm, còn nhanh nhẹn khỏe mạnh, đi làm việc này một cách êm đềm, tránh mọi sự ồn ào không cần thiết. Tất nhiên số tiền xe pháo, chi tiêu dọc đường, chúng
tôi đồng ý xuất ở món tiền khác để anh em ở xa được hưởng trọn vẹn món quà của bạn đọc gửi về. Tôi chuyển số tiền 6.200 USD cho Hàm Anh và cô đã nhanh chóng lo chu toàn việc này cho
40 anh em ở Ðồng bằng sông Cửu Long. Một tuần sau,
chúng tôi đã có trong tay giấy biên nhận cùng những hình ảnh hai anh TB mang về.
Còn ba anh ở Huế, và một anh ở vùng
kinh tế mới Ðắc Lắc, chúng tôi mới tìm ra và hầu hết từ trước tới nay chưa hề nhận được sự trợ giúp nào. Gồm có các anh
- Lê Can SQ 69/200473, Thuộc TYV/TW,
cụt một chân. Gia đình anh có 6 người con. Anh sống bằng nghề đan rổ, vợ làm ruộng nhưng cũng cố gắng nuôi được một người con học đại học. Ðịa chỉ: Lê Quang Can, Thôn Xuân Mai, Xã Lộc An, H. Phú Lộc, Thừa Thiên Huế.
- Anh Nguyễn Lư, thuộc Tiểu đoàn 610
Truyền tin. Gia đình gồm 2 vợ chồng và 5 người con. Anh bị teo cơ tay, chị làm ruộng. Cuộc sống khá khó khăn.
Hiện ở tại Ấp 5, Xã
Vinh Hà, H. Phú Vang, Thừa Thiên Huế.
- Anh Nguyễn Tài, Ðịa Phương
Quân. KBC 4699. Gia đình chỉ có hai bố con. Vợ mất sớm. Anh bị bệnh thận có một khối u và teo. Con gái 17 tuổi, không bình thường, gần như tâm thần. Cuộc sống rất khó khăn. Hiện ở tại Ấp 1, Xã Vinh Hà, H. Phú Vang, Thừa Thiên Huế.
Một anh ở Ðắc Lắc:
- Anh Vĩnh Thanh, Ðại úy Cảnh sát,
Biệt phái tại ÐÐ1, Trung Ðoàn 8, SÐ 5BB. Gia đình có 10 người con. Nhưng tất cả đã sống riêng và đều nghèo khó. Nhà chỉ còn 2 vợ chồng neo đơn,
không làm ăn gì được.
Hiện ở tại vùng
kinh tế mới Ðắc Lắc: Thôn Xuân Hành, Xã Phú Xuân, Huyện Krô Năng, Tỉnh Ðắc Lắc.
Rất may là chúng tôi quen được một gia đình người Huế thường làm từ thiện nên đã nhờ chuyển số tiền của bạn đọc đến từng nhà các anh ở Huế và Ðắc Lắc. Mỗi anh nhận được 200 đô la
Canada
.
- Một anh khác ở ngay TP.
Sài Gòn, đến nay nằm ở bệnh viện mới liên lạc được với chúng tôi. Anh Nguyễn Văn Lang, Thuộc TÐ3,
TQLC. Hiện nay anh đang ở 763/2/26 Ðường Trường Chinh, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP. Sài Gòn. Tôi đã thay mặt độc giả tặng anh 200 CnD.
- Chúng tôi cũng lại nhận được tin gia đình ông Nguyễn Văn Nghĩa, trước là Thượng sĩ thuộc TÐ1, Tr Ð 43/ SÐ 18 BB. Bị thương gẫy một tay vào
tháng 3- 75 tại Long Khánh. Hiện nay vợ anh đang đau nặng khó lòng qua khỏi. Chúng tôi đã xác minh và đã gửi tặng anh 100 USD.
Ðịa chỉ: 432 Phường Trung Hòa, Ðường Quang Trung, Khu phố 3, Long Khánh, Ðồng Nai.
- Ngày hôm sau, họa sĩ Ðằng Giao lên thăm tôi, anh kể chuyện, hôm đầu tuần, đứng trú mưa, gặp một anh bán vé số, cụt một chân. Lân la hỏi chuyện mới biết anh là Thương Binh cũ. Anh kể nhiều chuyện về chiến tranh, về đơn vị cũ của mình một cách say sưa và đầy tự hào. Ðằng Giao hỏi tên và ghi địa chỉ trên một mảnh giấy còn ghi cả kết quả vé số trúng thưởng và đề nghị nên giúp đỡ anh này vì thấy anh rất đáng thương. Tôi điện thoại cho một anh TB nhờ anh này đến xác minh, và đã tặng anh 100 USD.
Ðó là anh Dương Văn Sơn, SQ 73/109759, trước đây thuộc Tiểu Ðoàn 8
Dù. Nay ở 34/9K, Tổ 36, Khu phố 3, Phường An Khánh, Q.2, TP. Sài Gòn.
- Con một anh TPB ở Bình Thuận, vào Sài Gòn kêu cứu với anh em
quen biết vì bố đang đau nặng, cần vào bệnh viện nhưng không có tiền. Sau khi xác minh, anh là Nguyễn Minh, thuộc ÐÐ 53,
TÐ 5 Dù. Hiện ở Hàm Thuận Bắc, Tỉnh Bình Thuận. Một anh TP ở Thủ Ðức đã thay mặt chúng tôi tặng 200 USD.
- Anh TB Ðinh Trọng Bình mất ngày
13-6-2007
,
trong khi một số anh em TB ở Sài Gòn đến đưa tiễn người đồng đội đến nơi an nghỉ cuối cùng, một bạn đọc ở
Canada
về Sài Gòn muốn đến thăm gia đình một anh TB. Tôi đã đề nghị anh đi cùng anh em TPB đến thăm gia đình anh Bình ở Biên Hòa. Anh Quỳnh vui vẻ nhận lời đi cùng anh em đến an ủi gia đình người TP vừa qua đời này. Chúng tôi đã gửi phúng điếu và cũng để phụ giúp gia đình anh Bình 200 đô la Úc. Anh Quỳnh cũng tặng tang gia một số tiền và sau đó anh Quỳnh còn đi đến thăm một gia đình TB khác. Ðến khi trở về Sài Gòn, anh... rỗng túi vì "không thể làm ngơ được trước những hoàn cảnh nghèo khó tận cùng của anh em được".
* Về số tiền của Thời Báo
Canada
chuyển về, anh Ðoàn Dự cho biết đã nhận được tổng cộng 11.480 đô la
Canada
.
Trong hai đợt vừa qua, chúng tôi chỉ sử dụng 3.100
CnD. Số còn lại chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến địa chỉ những anh em TPB gặp những hoàn cảnh khẩn cấp hoặc đặc biệt khó khăn.
* Trong thời gian này Tuần Báo Văn Nghệ
Australia
nhờ người mang về 13 triệu VND của độc giả tại Úc:
- Bà Nguyễn Thị Huỳnh (VA) tặng anh Lê
Hữu Tình 100 AuD (1.300.000VND), anh Phan Thế Duyệt 100
AuD, Phan Van Nha 100 AuD.
- Bà Ðặng Thị Chỉnh tặng anh Lê
Hữu Tình 100 AuD.
- Một độc giả không
cho biết tên ở
Melbourne
tặng ông Mai Phiên 500 AuD.
- Gia đình Ô.B. Chung Kim Liên tặng ông
Mai Phiên 100 AuD.
Tuần Báo Văn Nghệ Úc gửi lần thứ hai của các vị:
- Nguyễn Gia Tân (
Victoria
)
tặng anh Mai Phiên: 200 AuD
- Gia đình Ô.B. Trần Thanh Dương tặng anh Mai Phiên 300 AuD
- Cô Năm (
Sydney
)
tặng TPB 200 AuD.
Chúng tôi đã cố gắng đưa
quà của bạn đọc đến đúng địa chỉ như yêu cầu.
Những liên lạc bất ngờ
Việc nhận những cú điện thoại bất ngờ không
còn xa lạ đối với tôi. Trong thời gian vừa qua, tôi cũng nhận được điện thoại của ông T. ở Úc yêu cầu tôi nhận 10.880.000 đồng VN đề chuyển cho ba người:
- Anh Mai Phiên, một nửa số tiền trên
(5.440.000 VND)
- Anh Dương Ðình Lộc
2.720.000 VND
- Bà Phan Thị Lài, quả phụ ở Quảng
Nam
2.720.000 VND
* Khi tôi về Sài Gòn Bà Lài nhận được tiền, gọi ÐT vào Lộc Ninh cảm ơn. Lúc đó chỉ có bà Thụy Vũ trông nhà giùm. Bà Lài nhất định hỏi thăm đường, đòi vào thăm chúng tôi. Bà Thụy Vũ can ngăn mãi mới bà Lài mới chịu thôi.
Trong khi đó bà Dung em ông Minh Chánh (ở Mỹ) điện thoại yêu cầu tôi chọn cho một cậu học trò để bà đỡ đầu, phải là TPB VNCH và phải là con trai. Bà cho biết chồng bà mất, bà chỉ có một người con gái, nay muốn bảo trợ cho một cậu con trai, coi như con mình. Tôi đang nhờ anh em đi tìm một "đối tượng" nào có hoàn cảnh khó khăn để gửi đến bà.
* Một bất ngờ khác, điện thoại của một cựu quân
nhân ở New York gọi cho tôi và "nghiêm chỉnh" không chịu cho biết tên, nhưng anh
nói cũng là cựu quân nhân và đã biết tôi từ trước những năm những năm1975, anh thường sang Tổng Cục CTCT và Cục TLC. Anh gửi về 1.000USD. Một nửa tặng anh em TPB và một nửa tặng người nghèo. Tôi đã trao cho anh trưởng làng TPB 500 USD để giải quyết những việc cấp bách.
Còn 500 USD sẽ dành tặng người nghèo, đúng như ý muốn người bạn đồng đội của tôi.
Vào ngày thứ năm 5-7 tôi
cũng nhận được của nhà văn H. P. từ
Cali
gửi về 500 USD tặng anh
Mai Phiên. Ðó là số tiền của những người trong gia đình và bạn bè anh gửi tặng. Tôi đã đưa ngay đến gia đình anh Mai Phiên và được biết, trong thời gian vừa qua,
anh Mai Phiên cũng nhận được một số quà của bạn đọc gửi thẳng đến địa chỉ của anh qua đường dịch vụ. Anh nhờ tôi gửi đến bạn đọc lời cảm ơn từ trong đáy lòng. Anh nói: "Chuyện trên trời rơi xuống, những vị ân nhân đã cứu sống gia đình
tôi".
Vui buồn đến ngẩn ngơ
Trong tuần vừa qua,
khi chúng tôi tiếp tục mang số tiền của ông bà Long Tính (ở
Canada
)
tặng người nghèo ở Lộc Ninh đến những thôn xóm hẻo lánh giúp bà con nghèo. Nhân đây cũng xin
nói rõ ông Long là Quản Lý cho hãng xe đò Kim Long chạy đường Lộc Ninh - Sài Gòn trước đây và vợ ông là
bà Tính đã về VN tặng 30 triệu cho TPB và người nghèo như tôi đã tường trình trong số 212 trước đây.
Một bà lão chỉ có một túp lều, mái lá
thủng lung tung, vách che tạm bằng mấy mảnh vải bố rách. Bà nhận được 500 ngàn, hai anh hàng xóm có lòng tốt, bỏ một ngày
công mua giúp bà mấy tấm tôn và lợp mái giùm. Nhưng cái mái còn thiếu hai tấm tôn nên bà suy nghĩ rồi để một góc nhà không nóc. Bà mua được thêm 5
ký gạo ăn dần. Bất ngờ đêm đó, một tên trộm lấy mất 2kg.
Nghe chuyện này, chúng tôi cảm thấy vừa buồn cười vừa thương hại. Thật ra anh trộm này còn ít nhất một chút lòng nhân đạo. Tấm vách của bà lão chỉ là mảnh vải bạt cũ, anh ta có thể lấy luôn cả 5 Kg gạo mang đi dễ dàng. Nhưng anh vẫn để lại cho bà lão 3Kg, hơn phần ăn trộm của mình. Chắc chắn hoàn cảnh gia đình anh trộm này phải nghèo khó hơn bà lão kia nhiều. Bà hàng xóm nhà tôi nói: "Nếu gặp được anh chàng ăn trộm này, chắc ông cũng phải thay mặt độc giả tặng anh ta một phần quà thôi". Nhưng làm sao mà kiếm ra anh chàng ăn trộm này mới là điều khó. Bạn đọc nghĩ sao? Có nên đi tìm anh trộm này không? Chuyện nhà quê là thế đấy!
Bà già cô đơn trong căn nhà vách nứa tuyềnh toàng
Và
chuyện "hỏi thăm hay đe dọa?
Trong dịp về Sài Gòn vừa qua, một số anh em
Thương Phế Binh cho biết họ đã bị công an xã, công an huyện gọi lên "hỏi thăm".
Không phải là tất cả, mà chỉ ở một vài địa phương. Ðiều này gây trở ngại cho cuộc sống bình an của anh em. Ðôi khi sự "hỏi thăm"
còn mang tính chất dọa dẫm, nếu không muốn nói là khủng bố tinh thần. TPB làm gì nên tội? Những câu hỏi của CA xã cũng tỏ ra hết sức vô lý:
- Anh nhận tiền ở đâu? Tại sao người ta cho anh? Sao
không đưa qua các cơ quan đoàn thể như Mặt Trận Tổ Quốc? Hội Phụ Nữ...
Là những người đui mù què cụt từ bao nhiêu năm nay, không ai hỏi tới, sống chết mặc bay. Nay được sự giúp đỡ của bất cứ ai thì có gì là sai trái? Có gì là xâm phạm an ninh trật tự? Anh em
TPB có đau ốm liệt giường, liệt chiếu, đói nhăn răng thì các anh có giúp đỡ gì cho họ bao giờ chưa? Và liệu những cơ quan các
anh vừa nói, có đủ độ tin cậy không?
Nay được giúp đỡ là bớt phần gánh nặng cho xã hội, các anh phải mừng cho họ, chứ sao lại gọi lên gọi xuống. Sao lại toan tính khủng bố tinh thần anh em?
Những anh em TPB được giúp đỡ, cũng chỉ như những người trong nước nhận được sự giúp đỡ của thân nhân ở nước ngoài từ bao nhiêu năm nay, lên đến cả chục tỷ Mỹ kim, nhà nước có cấm không? Trái lại nhà nước còn mong mỏi khuyến khích nữa. Nếu không có những món tiền đó, nhiều người dân đói mờ mịt. Và cũng nhờ những món tiền đó, nền kinh tế VN ngày một khá lên.
Chúng tôi biết rằng việc gây khó
dễ cho anh em TPB nhận được tiền giúp đỡ của đồng bào hải ngoại, không phải là chủ trương từ trung ương hoặc của tỉnh hay thành phố. Mà chỉ là mấy anh công an cấp xã, cấp huyện ở một vài nơi, còn quá thiển cận mà thôi. Thậm chí anh trưởng làng TPB còn bị theo dõi, ngay cả những người ngồi uống cà phê với anh cũng bị "hỏi thăm". Hành động này, chứng tỏ tinh thần nuôi thù hận vẫn chưa dứt bỏ được trong một số đầu óc chỉ biết có quyền lợi của mình, còn nhăm nhe làm phiền những người của "chế độ cũ".
Các thương binh VNCH sống khổ sở ngay
trên đất nước này mà các anh còn không coi là "núm ruột" của tổ quốc thì những người khác làm sao là "núm ruột" được?
Chúng tôi nhắc lại rằng đây không
phải là chủ trương của chính phủ hay của tỉnh - thành phố, nhưng thiết nghĩ cần phải có một sư giáo dục tốt hơn nữa cho những
"quan" địa phương để trả lại cho người dân đói khổ, lương thiện, ít nhất một cuộc sống bình an. Không nên dồn họ vào chân tường. Mọi địa phương cần tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho những người có lòng hảo tâm giúp đỡ những người nghèo khó.
Nhân ở đây tôi cũng cần nhắc lại một vài địa phương đã buộc những người đến làm từ thiện, giúp những người nghèo khó ở làng xã phải "lên xin phép" huyện. (Ðiều này là
hậu quả của một cái lệnh sai từ một ủy ban nào đó ở Trung Ương, đến nay vẫn chưa gỡ bỏ, các quan dưới cứ thế thi hành). Chính vì vậy nên nhiều phái đoàn, nhiều bà con đã chán ngấy, chẳng muốn bị làm phiền, bỏ ra đi. Chỉ thiệt cho người nghèo ở địa phương mình mà thôi.
Nếu sợ bị kẻ địch lợi dụng tuyên truyền, phá hoại, làm mất uy tín thì cứ lẳng lặng mà điều tra. Cần gì phải làm khó cho người có lòng hảo tâm đến thế. Ai có tội, các anh cứ việc đưa ra tòa. Ðáng lẽ các cơ quan, các ông "cán bộ nhà nước" phải hết lòng giúp đỡ mọi tổ chức, mọi con người đến với địa phương mình với tấm lòng nhân hậu mới đúng. Nếu cần trải chiếu hoa ra
mời thì cũng nên làm. Làm cho dân chứ làm cho ai. Ðừng sợ xấu hổ.
Sự đe dọa, có
tính khủng bố, trực tiếp hay gián tiếp một công dân vô tội chính là vi phạm đến quyền tự do công dân. Hy vọng những chuyện chướng tai gai mắt như thế này sẽ không còn tiếp diễn dù ở bất cứ địa phương nào.
Thư cảm tạ của anh TB
Trần Thanh Ngọc hiện ở Cà Mau.
Thư cảm tạ của anh TB Lê Văn Liêm tại Tiền Giang
Ðến chuyện nhà văn Nguyễn Thụy Long bị đập nhà
Trước khi tôi trở về Lộc Ninh,
Nguyễn Thụy Long điện thoại cho tôi. Tưởng rằng "bạn ta" kêu đi uống cà phê. Nhưng vừa nhấc điện thoại lên đã nghe giọng nói của Long "sửng cồ".
- Chúng nó đập phà nhà
tôi rồi anh ơi. Chẳng "thằng nào" chịu can thiệp cả.
Tôi giật mình, lắng nghe
tiếng nói của Long phẫn uất, nói năng không còn bình tĩnh như từ xưa đến nay nữa. Tôi phải hỏi đi hỏi lại đến vài ba lần mới hiểu rõ được đầu đuôi sự việc. Khu nhà gia đình Nguyễn Thụy Long ở từ ngày xưa là một khu toàn mồ mả, đến nay muốn tìm vào nhà anh cũng không phải là dễ. Ði vòng
vèo qua năm bảy con hẻm, vào đến con đường hẹp, lồi lõm đất đá, hỏi thăm mãi mới ra nhà anh. Cách đây mười năm, khu đất này chẳng có giá trị gì. Nhưng từ ngày khu này được quy hoạch thành phố xá, những ngôi biệt thự, những ngôi nhà cao tầng mọc lên cách đó chừng trăm thước rất hoành tráng. Miếng đất này tất nhiên lên giá, đắt như tôm tươi.
Ở đâu cũng vậy, có
chuyện đất đai quy hoạch, thước đất biến thành thước vàng, là có chuyện thưa kiện tưng bừng. Ðôi khi những anh hàng xóm bất lương dùng mọi thủ đoạn đen tối nhất để lấn chiếm nhà bên cạnh. Nếu nhà hàng xóm thấp cổ bé miệng chỉ còn nước ngóc cổ chờ chính quyền giải quyết hoặc đưa nhau ra tòa.
Nhà Nguyễn Thụy Long ở vào tình cảnh đó. Nhưng gia đình NT Long chỉ có vợ và mấy đứa con còn quá trẻ, không thể đối phó với những kiểu hành hung côn đồ của nhà hàng xóm. Cách cuối cùng là vác đơn
lên xã thưa. Nhưng thưa rồi mà vẫn không được chính quyền địa phương quan tâm, họ buông mặc cho anh hàng xóm lộng hành. Cho đến khi tôi viết bài này (
7-7-2007
), điện thoại hỏi thăm, nhà hàng xóm vẫn thản nhiên xây dựng, không một cơ quan nào can thiệp. Sự phẫn nộ của gia đình Nguyễn Thụy Long đã lên đến đỉnh điểm. Anh đang ốm và không dám ra đường vì sợ bị bọn côn đồ hành hung. Tình cảnh của gia đình anh lúc này thật bi đát.
Xin gửi đến bạn đọc nguyên văn 2 lá đơn của Nguyễn Thụy Long:
ÐƠN XIN TỐ CÁO
HNH ÐộNG Ð
P PHÁ XÂM PH[1]M TI
SẢN CỦA NGƯI DÂN
Kính gửi: ban Trật Tự Ðô Thị Phường 7, Quận phú Nhuận.
Thành phố Hồ Chí Minh Ngày 11 -6- 2007
Tôi ký tên dưới đây là
Nguyễn Thụy Long sinh năm 1938, số chứng minh nhân dân số 02 3448490, chủ quyền căn nhà số 156/3 (25/12) đường Nhiêu Tứ phường 7 quận Phú Nhuận, căn nhà hiện nay gia đình chúng tôi sinh sống đã được 50 năm.
Tôi làm đơn này xin
khiếu nại nhà liền kề số 158/4c (25/8c) xây dựng mới đập phá nền nhà, xâm phạm đến tài sản của gia đình tôi. Căn nhà 158/4c trước đây tôi cũng đã làm đơn xin ngăn chặn việc họ chiếm dụng hốc tường nhà dưới và che chắn cửa sổ, chặt phá ô văng cửa sổ nhà tôi, và đơn thưa này đã được bà phó chủ tịch phường Trần thị Lan giải quyết, theo như biên bản ngày hôm đó thì chủ nhà 158/4c không được phép đập phá ô văng cửa sổ, không được chiếm dụng hốc tường dưới chân nhà tôi không được che chắn cửa sổ. Mỗi lần căn nhà số 158/4c đổi chủ, sửa chữa hoặc xây dựng, nhà chúng tôi lại lâm vào hoàn cảnh khốn đốn, lại bị lấn chiếm. Ðây là lần thứ ba.
Hiện nay nhà đã sang
bán cho chủ mới và họ đập phá toàn bộ căn nhà cũ để xây dựng cái mới. Trong lúc xây dựng, họ đập phá nền nhà của tôi với ý định lấn chiếm, tôi phản đối thì xảy ra cãi lộn, vợ chồng người chủ nhà dẫn theo một người la, với thái độ đe dọa, ông ta cùng với vợ chồng chủ nhà 158/4c nói: bà ta có giấy phép xây dựng và được chính quyền cho phép tới đâu, họ làm tới đó. Bà ta bất chấp pháp luật ngang nhiên chỉ đạo cho những người làm công, khuyến khích họ đập phá nhà tôi bằng cách hứa chiều nay sẽ thưởng 1 triệu đồng cho đám thợ mới đập phá nhà tôi xong.
Bây giờ họ đang xây dựng đổ móng, đổ cột bê
tông, chúng tôi không biết là bao nhiêu tầng, với cách xây dựng như hiện nay của chủ nhà 158/4c thì cửủa sổ nhà tôi không thể mở ra được và ô văng cũng có thể bị xâm phạm. Tôi làm đơn này xin ban Trật Tự Ðô Thị phường 7 xuống làm việc với chủ nhà 158/ 4c bắt họ thực hiện những cam kết theo như biên bản mà phường đã giải quyết theo đơn khiếu nại của gia đình tôi ngày 29- 10 - 2005.
Tôi nay đã 70 tuổi già yếu không
thể chống chọi với một số đông người có tính cách côn đồ, hành xử theo kiểu xã hội đen, có ý coi thường pháp luật, ức hiếp người cô thế. Xin chân thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11-6- 2007
Ký tên
Nguyễn Thụy long
Kèm theo đây là:
- Bản photo đơn
thưa ngày
29- 10-2005
.
- Thư mời của UBND phường 7 quận PN, giải quyết việc nhà đất ngày
9-11-2005
ÐƠN TỐ CÁO HNH ÐộNG
V ÐE DọA HNH HUNG
CỦA CÔN ÐỒ Ð
P PHÁ TI
SẢN NGƯI DÂN LƯƠNG THIỆN (đơn
thứ 2)
TP Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 7 năm 2007
ÐỒNG KÍNH GỞI:
- Ban Trật Tự Ðô Thị quận Phú Nhuận
- Ban Trật Tự Ðô Thị và Chủ Tịch Phường 7 quận Phú Nhuận
- Ban Công An phường 7 quận Phú Nhuận
Kính gởi:
Tôi ký tên dưới đây là
Nguyễn Thụy Long sinh năm 1938, chủ quyền căn nhà số 156/3 (25/12) đường Nhiêu Tứ phường 7 quận Phú Nhuận. Ðây là lá đơn kêu cứu thứ 2 của tôi về việc nhà số 158/4C (25/8 C) đập phá nềân nhà xây dựng tường lấn chiếm ban công lầu, đổ bê tông bịt kín hai cửa sổ, cắt mái nhà đập phá ô văng cửa sổ nhà tôi. Tôi không biết tên chủ nhà này,
nhưng biết bà ta khoe khoang làm nghề cò đất cò nhà, từng xây cả trăm căn nhà và căn nhà số 158/4C là căn thứ 101.
Vào ngày 11-6-2007 tôi có gửi đơn
cho ban Trật Tự Phường 7 quận Phú Nhuận, tố cáo hành động của chủ nhà 158/4C đập phá xâm phạm tài sản của gia đình tôi và Ban Trật Tự Ðô Thị phường 7 đã nhận đơn, và cho tôi giấy biên nhận hồ sơ đơn thưa, ghi ngày 11-6-2007, sau một tuần Trật Tự Ðô Thị phường 7 mới xuống, nhưng chỉ xem xét qua loa, không lập biên bản về những sai phạm của chủ nhà
158/4C. Vì ban Trật Tự Ðô Thị Phường 7 không làm hết trách nhiệm, cách làm việc không rõ ràng, minh bạch, nên chủ nhà
158/4C coi thường pháp luật vẫn tiếp tục xâm phạm, lấn chiếm nhà tôi.
Vào ngày 24-6-2007 (đúng vào
ngày chủ nhật) chủ nhà 158/4C và một người đàn ông bậm trợn, tự xưng là em của bà chủ nhà, hùng hổ đập phá ô văng cửa sổ và đòi đập luôn ban công lầu nhà tôi với lý luận những phần đó ló qua đất nhà họ, gia đình chúng tôi cũng cố gắng nhẫn nhịn và cho họ biết nhà tôi đã xây dựng 50 năm và có bản vẽ do phòng Xây Dựng UBND quận Phú Nhuận Cấp. Nếu họ muốn làm gì đi chăng nữa phải được sự cho phép của chính quyền, thì họ tuyên bố, nhà tôi có xây dựng được 100 năm cũng đập, đừng nói gì đến 50 năm. Người đàn ông bậm trợn tên Tú dí búa vào mặt vợ chồng tôi hăm chém và
nói không những bửa nhà tôi ra, mà còn bửa vào mặt hai vợ chồng tôi nữa. Còn bà
chủ nhà hăm dọa sẽ cho xã hội đen chặên đường đánh chết mẹ cả gia đình tôi. Bà ta dùng những câu bẩn thỉu hạ cấp, vô văn hóa nhục mạ chửi bới xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của tôi suốt mấy tiếng đồng hồ liền, nhằm khủng bố tinh thần làm cho gia đình chúng tôi phải sợ hãi.
Liên tiếp trong hai ngày, từ 30-6 đến 1-7-2007 họ tiếp tục đập phá ô văng của sổ nhà tôi, cắt mái tôn, đổ bê tông bít luôn hai cái cửa sổ, một góc ban
công lầu của nhà tôi bị chủ nhà 158/4C xây kẹp lọt vào trong bức tường nhà họ.
Sau khi gởi đơn
cho ban Trật Tự Ðô Thị và ban Công An phường 7 quận Phú Nhuận để xin giúp đỡ, nhưng từ ngày gởi đơn (
11-6-2007
)
cho đến nay chưa thấy ban ngành nào của phường 7 giúp đỡ và giải quyết đơn tố cáo của tôi.
Tôi cũng xin trình bày thêm,
chủ nhà 158/4C và những người tự xưng là đàn em của bà ta, tới đập phá nhà tôi họ là những con người bản chất bất lương, cách hành xử mang đầy tính côn đồ, xã hội đen, luôn đe dọa đâm chém, chửi bới nhục mạ người khác. Ði đến đâu họ cũng huênh hoang tuyên bố quen hết các cấp các
ngành từ phường cho đến quận, chúng tôi chịu hết xiết hành động lấn chiếm nhà cửa và những lời đe dọa của họ, gia đình tôi có lên tiếng sẽ tố cáo với chính quyền, những hành động vi phạm pháp luật của họ. Thì họ lớn tiếng thách thức và nói chúng tôi có đi thưa đến đâu cũng vậy. Vì họ được sự cho phép của chính quyền, kể cả việc đập phá nhà tôi.
Tôi nay 70 tuổi, sức khỏe không
còn lại mang bệnh nặng. Tôi cũng gắng gượng làm đơn cầu cứu đến khắp các cấp, tuy biết gia đình chúng tôi gửi đơn tố cáo hành động sai trái của họ, nhưng chủ nhà 158/4C vẫn không nương tay, cứ tiếp tục làm tới, đập phá nhà cửa của tôi.
Hiện nay gia đình tôi
lúc nào cũng sống trong sự sợ hãi lo âu, chúng tôi luôn bị những lời cảnh cáo đe dọa từ phía người chủ nhà 158/4C. Rất mong được sự giúp đỡ và can thiệp kịp thời của các cơ quan chính quyền, để gia đình chúng tôi an tâm sinh sống và nhất là tài
sản của gia đình chúng tôi không bị bọn người xấu lợi dụng danh nghĩa chính quyền lấn chiếm, đập phá. Xin chân thành cảm ơn.
Ký tên
Nguyễn Thụy Long
Gởi kèm theo đơn
gồm có:
- Giấy hợp thức hóa
nhà, mang tên Nguyễn Thụy Long
- Bản vẽ do phòng Xây Dựng UBND
quận Phú Nhuận cấp.
- Biên nhận hồ sơ của Trật Tự Ðô Thị Phường 7 quận Phú Nhuận
- Hai đơn tố cáo hành động đập phá xâm phạm tài sản của người dân (1 đơn gửi cho ban Trật Tự Ðô Thị Ph.7, 1 đơn gửi cho ban Công An phường 7 ghi ngày
11-6-2007
)
- Ðơn thưa XIN NGĂN CH
N XÂY CẤT NH
TRÁI PHÉP ghi ngày
29-10-2005
.
- Thư mời Nguyễn Thụy Long đến UBND P7 ngày
11-1-2005
m để giải quyết nhà đất theo đơn khiếu nại ngày
29-10-2005
do bà phó chủ tịch phường bà Trần thị Lan ký.
* Chúng tôi mong rằng chính
quyền địa phương, trong quyền hạn và nhiệm vụ của mình, giải quyết ngay việc này, trước hết và trên hết, buộc nhà hàng xóm phải trả lời về vụ đập phá nhà công dân. Truy tìm và trừng phạt bọn côn đồ đã làm việc dã man này.
Thứ hai, buộc chủ nhà
158/4C ngừng ngay việc xây dựng đang làm điêu đứng nhà bên cạnh.
Có hay không việc liên kết giữa chính quyền địa phương và chủ căn nhà 158/4C là chuyện cần phải điều tra sau
này.
Nền nhà Nguyễn Thụy Long bị bọn côn đồ xông vào đập phá ngày
24-6-2007
Một góc ban công nhà Long bị xây lọt vào bên trong.
Cả 2 cửa sổ nhà bị nhà bên cạnh xây bít kín.
=END=
7- Văn Học Nghệ Thuật
- Vẫn Còn Cái Gốc
Tiểu Tử
Tôi sanh ra vào thời Pháp
thuộc, lớn lên, ra đời với Mỹ Diệm, Mỹ Thiệu rồi... già trước tuổi sau ngày '' cách mạng thành công ''! Ðể thấy tôi đã có cái
may mắn biết thằng Tây, biết Chú Sam, biết Bác. Thằng Tây đội nón cối thực dân ngồi trên đầu thằng dân đội nón lá. Chú Sam với cái nhãn bàn tay của chú nắm bàn tay
người bạn mà chú giúp đỡ - cái nhãn chưa kịp tróc, chú đã buông rơi thằng bạn như buông rơi một vật vô tri! Trải qua ba trào như vậy mà tôi đã không thành Tây, không thành Mỹ, cũng không
thành Bôn-sê-vít, nhờ truyền thống của ông cha: Biết giữ gìn cái gốc. Ðiều này, tôi rất tự hào.
Bây giờ, tôi xin tự giới thiệu...
Tôi tên là Tư - Lê Di Tư - Theo
ông nội tôi kể lại thì tôi thuộc dòng họ Lê Di ở Huế, một dòng họ nổi tiếng khoa bảng. Hồi đó, ông sơ ông sờ gì của tôi đã làm quan lớn trong triều đình. Ổng được lệnh vua, đưa dân đi dài vào
Nam
khai hoang, dựng làng lập ấp, để mở mang bờ cõi. Khi ổng vào đến vùng rừng thiêng nước độc mà sau này người ta gọi là Tây Ninh, ổng ngã bịnh rồi chết. Sau đó, không nghe ông nội tôi kể tiếp. Ðiều mà tôi
biết là đến đời ông nội tôi, cái gia tài quyền quy chữ nghĩa của dòng họ Lê Di chỉ còn lại đủ để ông nội tôi...bắt mạch hốt thuốc độ nhựt! Rồi qua đến đời cha tôi, đời anh chị tôi...chỉ còn làm ruộng dài dài, mà mớ chữ nghĩa thì vừa đủ để ngâm nga mấy truyện thơ bình dân như Chàng Nhái Kiểng Tiên hay Bạch Viên Tôn Các.
Hồi đó, có người thắc mắc tại sao tôi đã mang cái họ Lê Di rất văn vẻ, rất...quí phái mà lại có cái tên Tư nghe quá cộc lốc khô khan? Nói cho có vẻ...văn chương,
cái họ của tôi như tấm lụa mềm mà sao cái tên của tôi thì như hòn sỏi nhám? Ðó là do bản chất thật thà của cha tôi. Ổng đặt tên anh em chúng tôi giống như ổng đếm bầy con! Ðầu tiên là anh cả tôi: Lê Di Một. Kế đó là anh Lê Di Hai. Tiếp theo là chị tôi: Lê
Thị Ba. ! Chỗ này được cha tôi giải thích...gọn bâng: Tại nó là con gái, mang họ Lê Di sao được, nữ sanh ngoại tộc mà! Cuối cùng là tôi, Lê Di Tư, sanh cách chị tôi đến chín năm. Vì vậy, ở nhà gọi tôi là thằng Út, còn hàng xóm thì gọi tôi là Út Tư, chắc là để khỏi lầm với những thằng Út khác.
Năm đó, tôi đến tuổi vào trường tiểu học. Cha tôi xách xe đạp chạy ra nhà
việc (hồi đó, chỗ ban hội tề - là những người chức trách trong làng - làm việc được gọi là nhà
việc, cũng có người gọi là nhà vuông bởi vì ngôi nhà đó có bốn cạnh bằng nhau) để trích lục khai sanh của tôi. Khi ổng về đến nhà, ổng cầm tờ khai sanh vừa chỉ chỏ vừa phàn nàn: '"Con mẹ thằng lục bộ! Hồi đó tao
khai là Lê Di Tư, nó nghe rõ chớ, lại còn gục gặc đầu nói đứa thứ bốn phải không. Vậy mà nó đánh dấu ư cách xa chữ u đến cả thước lận, thành ra là dấu sắc. Bây giờ thằng chả chết mất rồi, lấy ai mà đối chất đây? Còn thằng lục bộ mới này thì nó đọc sao là chép y ra vậy. Con mẹ nó! Làm
thằng nhỏ bây giờ tên là Tú. Coi vô duyên không? ''.
Vậy là trong khai sanh - và mãi về sau này
- tôi tên
là Lê Di Tú! Phiền một điều là hồi đó cái tên Tú này tôi nghe không quen lỗ tai. Cho
nên, ngày đầu trong trường tiểu học, khi thầy giáo điểm danh, gọi đến Tú là tôi vẫn tĩnh bơ ngồi yên. Còn dòm qua ngó lại coi là đứa nào! Cũng may là thầy giáo lớp chót đó là cậu Sáu An - bà con bạn dì với má tôi
- nên cẩu đã biết qua cái sự trục trặc trong cái tên của tôi. Thẩy bèn gọi ''Tư'' làm tôi giựt mình dạ một tiếng lớn. Cả lớp cười rộ. Rồi mấy ngày sau đó, khi gọi đến Tú là thẩy... chêm ngay tiếng Tư cho xong chuyện. Trẻ con dễ thấm, nên chỉ mấy hôm sau là tôi đã quen với cái tên Tú văn vẻ đó, như đã quen lâu!
Lật bật rồi tôi cũng trèo tới lớp nhứt, rồi đậu xép-phi-ca (certificat). Hồi này, ở nhà
trúng mấy mùa lúa, nên cha tôi quyết định cho
tôi học tới. Ổng nói: ''Thằng Út nó lanh lợi, bắt nó làm ruộng cũng uổng'' (Bây giờ nhớ lại, tôi không khỏi phì cười: ổng làm như phải là...cù lần mới đi làm ruộng!) Vậy là tôi được xuống Sàigòn thi vào trường lớn (hồi đó, bậc trung học đã được gọi là trường lớn, bởi vì nó... lớn hơn trường tiểu học). Tôi thi đậu và ở nội trú. Cha tôi sắm cho tôi cái nón cối hiệu Con Gà
Trống và đôi xăng-đan (sandales). Xưa nay, lúc nào tôi cũng đầu trần và đi chân
không - đôi guốc chỉ dùng để...rửa chân ban đêm trước khi leo lên ván ngủ. Bây giờ, vào trường lớn phải khác!
Ở trường lớn, người ta gọi tôi là Tú Lê để phân biệt với thằng Tú Phạm học cùng lớp và cũng ở nội trú như tôi. Tôi mang cái tên Tú Lê được hai năm thì
trong nước có giặc. Sàigòn bị đồng minh gì gì đó dội bom. Trường lớp bị đóng cửa, dân chúng thị thành tản cư. Cha tôi vội vã đem tôi về làng. Từ đó, tôi tập tành làm ruộng. Ðiều này không đi đúng với sự mong muốn của cha tôi. Lâu lâu ổng hay nhắc: ''Con
mẹ nó! Nếu không có giặc thì thằng nhỏ đã không phải về làm ruộng. Giòng họ Lê Di bây giờ chỉ còn có mình nó là khá. Vậy mà...''. Câu nói thường bị bỏ lửng. Ðể thấy ổng cũng hơi phiền trách ông Trời đã không giúp tôi đi theo "con đường chữ nghĩa" cho dòng họ Lê Di được nở mặt, mà đẩy tôi về với ruộng lúa, con trâu, cái cày...Riêng tôi thì lại thích được như vậy. Có lẽ tại vì cái gốc "ruộng" của tôi đã ăn quá sâu vào đất. Tôi sung sướng được trở về với cái tên "Út Tư" bình dị mà hàng
xóm dùng để gọi tôi từ thuở ấu thời. Và tôi cũng quên dễ dàng cái tên "Tú Lê" văn vẻ đã bỏ lại ở một góc sân nào đó trong
trường lớn...
Vào thời ông Diệm/ông Thiệu, tôi
"đi" dân vệ. Ðể được ở lại làng giúp gia đình làm ruộng ngoài giờ công tác ở đơn vị địa phương. Bởi vì gia đình tôi không có tá điền tá thổ gì hết. Ngoại trừ mùa cấy hay mùa
gặt phải mướn thêm người giúp cho "kịp mưa kịp nắng", kỳ dư đều do người trong gia đình tôi làm lấy, kể cả mẹ tôi, mấy chị dâu anh rể tôi và vợ tôi nữa (hồi này tôi đã có vợ con). Kể lại như vậy để thấy rằng gia đình chúng tôi thuộc loại "tay làm hàm nhai" chớ không phải loại
"chỉ tay năm ngón, ngồi không trục lợi"! Và nhờ trời, gia đình tôi làm ruộng mà "lúa ăn không hết"...
Sau biến cố tháng Tư 1975,
tôi đi học tập hết ba hôm rồi về nhà tiếp tục làm ruộng. Yên chí rằng mình thuộc giới công nông đem "mồ hôi đổi lấy bát cơm", lấy sức "lao động làm nên của cải" (mấy câu này tôi mới học được của mấy cán bộ cách mạng, cha nào cha nấy nói y như nhau, còn lập đi lập lại nữa nên...dễ nhớ!) Chớ không thuộc loại "Mỹ Ngụy ác ôn" hay "trí thức vong bản"
hay "địa chủ phú nông, cường hào ác bá" gì gì...Tôi đã thật tình
tin tưởng rằng mình "không có nợ máu với nhân
dân" thì không có gì phải lo âu sợ sệt. Chẳng dè ít lâu sau ruộng bị "sung" vào hợp tác xã, còn chúng tôi thì làm công lại cho họ. Ngang
ngược một cách rất...tự nhiên! (May quá! Cha mẹ tôi đã thất lộc trước ngày "cách mạng thành công". Mừng cho ổng bả!)
Vào hợp tác xã chưa đủ. Còn phải đi lao động (làm như đi làm ruộng mỗi ngày chưa phải là lao động!) Rồi đi họp hành, học tập đường lối chủ trương (làm như phải có những thứ đó thì lúa...mới tốt!) Rồi đi mết tinh, rồi hô khẩu hiệu, rồi khai lý
lịch khai tới khai lui...Có đêm tôi nằm trăn trở, nghĩ tiếc cho cái gốc của ông bà để lại, bây giờ không còn đứng vững nữa. Cái gì không giống cái gì hết! Lai căn tạp nhạp.
Vậy là sau một thời gian nhẫn nhục làm một
"nhân khẩu" của chế độ, tôi thấy tối ngày cứ hô "sống mãi, sống mãi, sống mãi" chắc... chết quá! Tôi đành liều mạng mang vợ con vượt biên. Nhờ ơn trên phò hộ, chúng tôi đi thoát và tấp lên đảo Pulau Bidong (Mã Lai).
Sau hơn bốn tháng "nằm" đảo, chúng tôi được chánh quyền Pháp nhận cho định cư. Ðó là nhờ chút ít tiếng Pháp còn sót lại của thuở thiếu thời xa xưa. Thuở đó, mỗi ngày học trò phải chào cờ "Ðại Pháp", phải hát bài "Maréchal! Nous voilà!". Vào lớp phải đứng thẳng, đợi thầy nói "Asseyez-vous" rồi chấm câu với tiếng roi
mây hay cây thước bảng đập lên bàn. Chừng đó, cả lớp đồng nói "Nous nous asseyons" rồi mới ngồi xuống. Ở cái thời như vậy mà sao
cái "gốc" vẩn còn. Có lẽ nhờ truyền thống của ông cha và nhờ mấy quyển Quốc Văn Giáo Khoa Thư đã âm thầm nhen nhúm tình thương quê hương
dân tộc.
Chúng tôi được "bốc" về đất liền ở thị xã Trenganu, rồi từ đó về Kuala Lampur, thủ đô Mã Lai, để làm thủ tục giấy tờ.
Hôm chuẩn bị lên xe để ra phi trường Kuala Lampur "bay" đi Paris, lòng tôi như mở hội. Ngày
mai chẳng biết ra sao, nhưng chân trời mới này đã thấy rộng thênh thang. Không phải cho tôi, mà là cho hai thằng con
tôi đang trong tuổi lớn! Ðiều này tôi muốn chia xẻ với những người ti. nạn đang đứng chùm nhum ở lãnh sự quán Pháp đợi gọi lên xe ca, nhưng tiếc quá họ toàn là người Tàu Nam Vang và người Miên người Lào. Họ không biết tiếng Việt
Nam
,
thành ra tôi... cụt hứng.
Chính ông phó lãnh sự gọi tên từng gia đình để trao thông hành và mời lên xe. Khi ổng gọi đến gia đình "Lơ đi", chẳng thấy ai nhúc nhích. Ổng đưa mắt tìm trong đám đông rồi cái nhìn của ổng ngừng lại ở tôi. Ổng mỉm cười hỏi bằng tiếng Pháp:"Gia đình ông người Việt phải không?". Tôi gật đầu
"Ùy mong xiừ" mà tự hỏi làm sao ổng nhận ra cái gốc Việt
Nam
của mình? Ổng bèn trao tờ thông
hành rồi chúc thượng lộ bình an. Lên xe ca, tôi đọc tấm giấy thấy đề:"Nom: Ledi- Prénom: Tu". Tôi nhổm dậy định xuống xe phân trần, nhưng xe đã rồ máy và tôi cũng nghĩ lại: Cái vốn Pháp ngữ quá ít ỏi của mình không đủ để giải thích những gút mắt của cái họ cái tên Việt
Nam
,
của dấu ê dấu sắc trong tiếng Việt
Nam
.
Tôi đành ngồi xuống, thở dài...: Thân phận lưu vong, bỏ hết mất hết đã đành, chỉ có cái họ cái tên là mang theo được bên
mình, vậy mà bây giờ nó cũng không còn nguyên vẹn hình hài và âm thanh của nó nữa! Nghĩ đến đó, tôi bỗng nghe tủi thân đến ứa nước mắt....
Ở Pháp, tôi không "hành"
nghề làm ruộng. Tôi làm thợ nhà in. Chắc tổ tiên dòng họ Lê Di, nhứt là vong hồn của cha tôi, muốn cho tôi -dù sống ở xứ người- cũng vẫn được gần với...chữ nghĩa! Ở đây, người ta hay gọi tôi bằng cả họ lẫn tên "Ledi Tu", bởi vì phát âm 'Lơ đi tuy'
theo tiếng Pháp có nghĩa là "Mầy có nói ra không?".Tôi không thích, nhưng phải chấp nhận, như tôi đã chấp nhận định cư ở xứ này, bởi vì điều quan trọng vẫn là tương lai của hai thằng con. Tuy nhiên, lâu lâu tôi vẫn thèm được nghe gọi "Út Tư", cái tên có âm thanh hiền lành bình dị, cái tên
sao mà gợi nhớ quê cha đất mẹ vô cùng...
Bây giờ tôi đã về hưu. Ngày
ngày tôi "chăn" bầy cháu nội, dạy dỗ chúng nó từng chút để chúng nó đừng thành "Tây con". Khi nói chuyện với cha mẹ của chúng,
tôi thường ví von: "Ba giống như cây bần cây đước đã bị cơn bão năm 1975 bứng ra khỏi đất. Trôi nổi bập bềnh theo sống gió đại dương đến khi đụng một bến bờ nào đó, cho dù đất khô đá cứng, cây bần cây đước đó vẫn cố bám rễ. Ðể giữ lấy cái gốc. Bởi vì những nhánh nhóc bên trên rồi sẽ đâm chồi nẩy lộc. Cái gốc đó - chắc các con
còn nhớ - nó tên là Việt
Nam
".
=END=
**********************************