VIETNAM
NEWS NETWORK (VNN)
P.O. Box
661162
Sacramento
,
CA
95866
Phone & Fax: 916-480-2724
Email: vnn@vnn-news.com
Website: www.vnn-news.com
**********************************
Bài Vở Hàng Ngày
Ngày 18 Tháng 07 Năm 2007
**********************************
1- Bình Luận Việt Nam
- Những bản
cáo trạng hùng hồn!!
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn
Luận
2- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Bão nổi lên rồi
Trần viết Ðại Hưng
3- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Lãnh đạo và thách thức
Phạm Hồng Sơn
4- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Ðảng Cộng
Sản VN Với
Nhà Nước Và dân
Nguyễn Tiến Trung
5- Tin Tức Quốc Nội
- Tin tức nhận định về cuộc biểu
tình của dân oan
Tuấn Anh
6- Tin Tức Quốc Nội
- Xung quanh chuyến đến thăm,
công tác của phái đoàn đại diện
Bộ ngoại
giao Mỹ tại
Việt Nam và tình hình các nhà tranh đấu dân chủ trong nước hiện nay
7- Thông Cáo Báo Chí
- Ðại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ cầm đầu Phái đoàn
Giáo hội Phật
giáo Việt Nam Thống
nhất đến
thăm viếng
tập thể Dân oan tại tiền đình Văn phòng
Quốc hội II ở
Saigon
8- Tham Khảo
- Huynh Ðệ Liên Ðới
Hỗ Tương
Nguyễn Học Tập
9- Câu Chuyện Ðiện Ảnh
- Hollywood 7 Ngày Qua
Natalie Nguyen
10- Truyện Ngắn Trong Nước
- Con Nhà Làm Bún
Ma Văn Kháng
**********************************
1- Bình Luận Việt Nam
- Những bản cáo trạng hùng hồn!!
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn
Luận (số 31, ngày
15-07-2007
)
Từ hơn 3 tuần nay,
nói chính xác là từ hôm 22-6, giữa lúc chủ tịch "nhà nước ta" là Nguyễn Minh Triết đang công du Hoa Kỳ để giới thiệu cho các công ty ngoại quốc muốn đầu tư vào Việt Nam biết: "Ðất nước tươi đẹp, dân tình hiền hòa của chúng tôi sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi về đất đai để các công ty quý quốc xây dựng nhà
máy", thì những cuộc khiếu kiện biểu tình chủ yếu của nông dân ở các tỉnh thành Tiền Giang,
An Giang, Kiên Giang, Bình Dương, Bình Phước, Mỹ Tho, Bến Tre, Long An, Bà Rịa, Vũng Tàu... đã nổ bùng chưa từng thấy trong hơn nửa thế kỷ cai trị của Cộng sản.
Nguyên nhân sâu xa phải nói là
nằm trong điều 1 Luật Ðất đai năm 2003 (còn hiệu lực) của Cộng hòa XHCN Việt
Nam
:
"Ðất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý". Ðây là một nguyên tắc ngụy biện, sai lầm, phản nhân bản, chỉ thấy trong
các chế độ độc tài cộng sản, một nguyên tắc mở đường cho việc nhà cầm quyền (thực chất là cán bộ địa phương) ăn cướp đất đai tài sản của tôn giáo và tư nhân suốt hơn nửa thế kỷ nay tại Việt Nam,
gây ra bao điêu đứng cho đồng bào. Trong thực tế cụ thể, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CS tại một cuộc hội thảo vừa tổ chức tại Hà Nội, tổng diện tích đất bị thu hồi trên toàn quốc thời gian qua là 366,44 nghìn ha. Việc thu hồi này đã tác động tới đời sống của của 627.495 hộ gia đình, khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu nông dân. Việc định giá đền bù đất thu hồi cũng như tài sản lại không phù hợp, thậm chí bất công nữa. Giá đất ở, giá nhà ở tại khu tái định cư thường cao hơn nhiều so với giá bồi thường về đất ở, nhà ở tại nơi cũ. Tiền bồi thường đất nông nghiệp bị thu hồi thường không đủ để nhận chuyển nhượng diện tích đất nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để chuyển sang làm ngành nghề. Tình trạng này càng tồi tệ và thê
thảm hơn do thói tham nhũng lộng hành của các quan chức địa phương với sự bao che của trung ương Hà Nội.
Thế là cảnh khốn khổ vô bờ của dân oan
vốn đã chồng chất từ mấy chục năm qua nay trở thành không thể chịu đựng nổi, nỗi uất ức ngất trời vì bị tước mất phương tiện sống đồng thời bị chà đạp nhân phẩm nay đã đến hồi bùng nổ. Từng đoàn người khiếu kiện, mở đầu là Tiền Giang, nơi từng được CS khen là "thành đồng tổ quốc",
"quê hương đồng khởi", nay quyết cùng nhau làm nên bức thành đồng, nhất tề đồng khởi đứng dậy để đến cửa quan đòi công lý, tới Văn phòng 2 của "cơ quan quyền lực cao nhất nước" tại Sài Gòn hòng khiếu kiện. Ðầu tiên họ mang những biểu ngữ với nội dung chung chung: "Ðả đảo tham nhũng!",
"Dân oan đòi công lý!", "Xin Thủ tướng và Quốc hội cứu nông
dân", "Tham nhũng đất đai là tham nhũng xương máu của nhân dân"... Nay thì các biểu ngữ đủ màu, đủ kiểu chữ, viết tay nguệch ngoạc, tố cáo đích danh cơ quan, cán bộ, viên chức chính quyền địa phương. Ai đi vòng các con đường bao quanh Văn phòng 2 Quốc hội nay có thể đọc thấy: "Chính quyền Tiền Giang dối đảng lừa dân" "Ðả đảo Nguyễn Kim
Châu, thanh tra chính phủ báo cáo không trung thực với Thủ tướng", "Ðả đảo bà Nhàn, thanh tra Tiền Giang áp dụng luật rừng với bà con.
Ðề nghị cách chức", "Mười hộ dân Ðồng Tháp tố cáo chủ tịch tỉnh Trương Ngọc Hân và chủ tịch huyện Lai Vung Tạ Văn Hội cướp đất cướp nhà gây bức xúc lòng dân, làm dân chết một người", "Ðả đảo chánh án tòa án tỉnh Tiền Giang lợi dụng chức vụ chỉ đạo thẩm phán xử oan, trục lợi cá nhân", "Tập thể bà con
nông trường Sông Hậu tố cáo UBND thành phố Cần Thơ bao che nông trường Sông Hậu. Giám đốc Trần Ngọc Sương lừa đảo chiếm đoạt đất đai của dân và thu không có quyết định của Nhà nước", "Công ty cổ phần Bạc Liêu cấu kết với chính
quyền cướp đất giữa ban ngày".... Không thể nào kể cho hết những bản cáo trạng hùng hồn này, vốn rất đáng lưu giữ để đưa vào bảo tàng lịch sử Việt
Nam
,
ghi nhớ một thời đứng dậy hào hùng của các nhà đấu tranh chân đất!
Ðó là những bản cáo trạng bằng văn từ, tố cáo đích danh,
rõ ràng chỉ mặt viên chức cán bộ chính quyền sở tại. Nhưng ngoài ra cũng có những bản cáo trạng khác, dù không viết lên, cũng tố cáo bộ mặt của nhiều hạng người khác trong biến động xã hội và nhân đạo chưa từng có này.
Trước hết đó là các thành viên trong
Quốc hội, những kẻ vừa trúng tuyển qua một cuộc đảng cử dân bầu đầy bi hài. Thông thường tại các quốc gia dân chủ văn minh, đại biểu nhân dân là những người đi sát quần chúng, lắng nghe tiếng dân và luôn sẵn sàng đối thoại, nhận đơn, nghe cử tri phê bình hoặc chất vấn, bởi lẽ họ nhận quyền lực từ dân và sử dụng quyền lực đó cho dân. Các đại biểu quốc hội CS từ cả ba tuần nay hầu như không hề ló mặt để tiếp xúc dân oan, tiếp nhận đơn từ, thậm chí họ chẳng thèm ngó ngàng đến hàng trăm biểu ngữ đang vây kín ngôi nhà của họ, bởi lẽ họ đã ngồi vào ghế đâu có nhờ lá phiếu trung
thực của quần chúng! Tệ hơn nữa, họ còn ra lệnh đóng các phòng đợi vốn được thiết kế để tiếp dân trong chính ngôi nhà sang trọng xây cất bằng tiền xương
máu của dân. Thô bỉ hơn, họ còn hành hạ đám dân nghèo rách rưới, đói khát,
vật vạ kia bằng cách đóng cửa các nhà vệ sinh trong khu vực tòa nhà quốc hội, gây khó khăn cho cái nhu cầu tối thiểu của con người. Các "đại biểu nhân dân" đã thản nhiên và ngang nhiên làm và tiếp tục làm tất cả những chuyện ấy bất chấp đơn
thỉnh nguyện của đồng bào hôm 07-07 yêu cầu "Văn Phòng
Quốc Hội 2 mở cửa để dân oan được sinh hoạt bình thường; can thiệp khẩn cấp để dân oan được giải quyết ổn thỏa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của dân; giám sát việc giải quyết dứt điểm cho dân
oan theo tinh thần luật pháp với sự kết hợp của các chính quyền địa phương cùng đoàn Chính Phủ liên ngành". Thật không có tập đoàn đại biểu nào trên thế giới bất nhân và khốn nạn như thế. Chẳng lạ gì người dân cả nước đã ngao ngán sau cuộc bầu cử Quốc hội hôm 20-5 vừa qua, vốn đầy những trò cưỡng bức và lừa gạt không cần che đậy, vốn đã đẻ ra những kẻ chỉ đơn thuần là gia nô hèn nhát, ô nhục cúi đầu nghe theo lệnh bộ chính trị đảng CS. Thái độ của các "đảng biểu" ấy nhân cuộc khiếu kiện này đã vạch trần điều đó. Nền chính trị đất nước sẽ đi về đâu???
Một bản cáo trạng bất thành văn thứ hai dành
cho công an và dân quân. Ngay từ đầu, tại địa phương, những công cụ đắc lực của "chuyên chính vô sản" này, những tay
sai mù quáng và tàn bạo này đã tìm mọi cách thâm hiểm nhất để ngăn bà con lên "Tam tòa đánh trống".
Không ngăn chặn được thì họ tới tận nơi đồng hương đang vất vưởng chờ đợi để hù dọa, cưỡng bức, lùa hốt, dẫn độ về quê nhà. Còn quanh khu vực Quốc hội và chắc chắn trong
toàn thể thành phố Sài gòn,
lực lượng công an và dân quân khổng lồ, vốn luôn vỗ ngực tự xưng là
"bạn dân", đang mù quáng làm phận sự của lũ chó săn cho chủ của họ. Ngày đêm đám tay
sai này vây lấy đoàn người kiện để ngăn chận mọi sự tiếp tế tài chánh, thực phẩm và thuốc men của nhân dân cho các đoàn biểu tình;
theo dõi, hăm dọa những người có trách nhiệm chăm lo, giúp đỡ, điều động bà con trong các đoàn; trà trộn vào các đoàn để dò xét thông tin sinh hoạt nội bộ nhằm vô hiệu hóa cuộc biểu tình,
tung tin thất thiệt để gây mâu thuẫn, phân hóa trong các nhóm khiếu kiện; ngăn chận bất cứ ai, dù
là phóng viên nhà nước và nước ngoài, đến lấy thông tin về vụ việc. Cụ thể là vào lúc 2g chiều ngày 14-07 vừa qua, một thanh niên đang thu hình dân oan trước trụ sở Văn phòng 2 QH thì bị một công an
chìm đến đòi tịch thu máy và phim. Thanh niên nầy móc thẻ phóng
viên ra và tỏ vẻ không đồng ý việc tay CA làm. Với thói côn đồ quen thuộc, tên CA đã đánh chàng thanh niên sặc máu. Việc nầy khiến bà con
bất mãn tột độ nên đã cùng nhau "tham chiến" để bảo vệ anh thanh niên, khiến tên côn đồ CA "bỏ xe chạy lấy người". Ða phần còn trẻ, giới công an dân quân này lẽ ra phải được học hành, huấn luyện thành những con người có khả năng và tinh thần phục vụ, biết nổi bất bình trước sự bất công, biết dùng sức trẻ để bênh đỡ kẻ yếu đuối, người già lão. Nay chúng lại bị đào tạo, nhồi sọ để trở nên những người máy vô hồn, vô cảm, tàn bạo, mù quáng. Tương lai dân tộc sẽ đi về đâu???
Một bản cáo trạng bất thành văn thứ ba dành
cho những con người mà xét theo chức năng, địa vị và sứ mệnh, phải là những kẻ đi đầu hết trong việc cứu giúp đồng loại đang khổ sở vì nhân tai này. Mà đồng loại này lại là đồng bào, đồng hương, đồng đạo... Xin nói thẳng đó là các tu sĩ. Cho đến giờ phút này, sau hơn 20 ngày dân oan bơ vơ khốn khổ, chiều 13-07, mới có một phái đoàn của Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất Việt Nam tỉnh Tiền Giang, dưới sự hướng dẫn của các Thượng Tọa Thích Minh Nguyệt, Thích Thiện Lễ, Thích Huệ Minh đến thăm viếng và ủy lạo chính thức đồng bào khiếu kiện theo chỉ thị của Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ. Tuy trễ nhưng có còn hơn không. CA định ngăn cản phái đoàn nhưng đồng bào đã tụ tập đông đảo bảo vệ quí Thầy khiến lũ công cụ vô tâm này đành thúc thủ.
Nếu những chuyện nông
dân khiếu kiện như hôm nay xảy ra trước năm 1975 tại miền
Nam
,
thì phản ứng của quần chúng sẽ như thế nào? Người ta sẽ thấy rằng trứơc tiên là các sư sãi và linh mục, nữ tu và ni cô sẽ lên tiếng ủng hộ, sẽ cùng các hội từ thiện Sài Gòn đẩy xe cơm, xe mì, xe nước ra giúp cho dân oan đỡ đói khát, phân phát quần áo chăn mền cho đỡ rét lạnh... Ðiều này, ngay cả những kẻ một thời "nằm vùng" cũng phải công nhận, bởi lẽ nhiều người trong họ đã từng chịu ơn của UB vận động cải thiện chế độ lao tù gồm chức sắc nhiều tôn giáo, của Tổ chức bác ái xã hội Phật giáo hay Công giáo vốn có mặt trên từng cây số khi hữu sự... Vậy mà giờ đây (cho tới hôm
13-07), xem ra không một tôn giáo nào chính thức lên tiếng hay
hành động cho dân khiếu kiện, không một thánh thất nào mở rộng cửa từ bi đón kẻ nằm đường, không bóng áo vàng áo đen, lúp nâu lúp trắng hiện diện bên những đồng bào, đồng hương, đồng đạo chẳng còn gì để mất, dẫu có sự van nài của họ, dẫu có lời kêu gọi của bề dưới. Có kẻ nói rằng cũng phải thông cảm cho các vị chức sắc đang sống trong một chế độ kềm kẹp chưa từng thấy mà hễ ai ên tiếng là biết ngay
"quyền lực chuyên chính" liền. Lối biện hộ này có
xác đáng không đối với những con người vừa có thế giá và quyền lực (ít nhất trong đạo), khả năng và phương tiện, vừa không vướng bận kế sinh nhai và chuyện gia đình, chẳng có gì để mất, chẳng có gì để sợ và chẳng có gì để xin với Cộng sản (những cái họ xin lâu nay với bạo quyền chuyên chế thực ra là quyền lợi tự nhiên của họ). Ðạo đức và tinh thần dân tộc sẽ đi về đâu?
Tất cả những bản cáo trạng thành
văn và bất thành văn nói
trên làm thành một bản cáo trạng tổng hợp kết án chính cái chế độ CS này, một chế độ trước hết hủy hoại lương tri và lương tâm con người, biến nhiều người của nhà nước thành kẻ cướp bóc dân nghèo, đàn áp dân oan, vô cảm vô tâm trước trách nhiệm, biến nhiều người của nhà thờ nhà chùa thành kẻ dửng dưng, câm lặng, hèn nhát; một chế độ tiếp đó tước hết mọi quyền con người, từ quyền tự do ngôn luận, bầu cử, tôn giáo, hội họp, lập đảng đến quyền được sống trong những điều kiện tối thiểu xứng với phẩm giá con người.
Ban Biên Tập
=END=
2- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Bão nổi lên rồi
Trần viết Ðại Hưng
Chuyến đi Mỹ vừa rồi của Chủ tịch Nguyễn minh
Triết được báo chí Cộng sản đánh giá là một cuộc công du nhiều thắng lợi với hàng chục hợp đồng với những công ty Mỹ trị giá hàng tỷ dollars. Một đài Hà Nội thứ hai tại hải ngoại là Ðài BBC việt ngữ cũng hết lòng ca ngợi thắng lợi về hợp đồng kinh tế của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết. Nhưng Chủ tịch Triết vừa về nhà không được bao lâu thì cuộc biểu tình rầm rộ của đồng bào ở Tiền Giang lên văn phòng quốc hội 2 ở Sài gòn xảy ra. Ðồng bào biểu tình bám trụ ở văn phòng này cho tới nay là qua tuần lễ thứ tư với muôn vàn khó khăn khổ cực, nhưng họ vẫn không bỏ cuộc và quyết tranh đấu cho kỳ được công lý và lẽ phải đã bao năm tháng bị chế độ Cộng sản tước đoạt và vùi dập.
Cộng sản khá sợ biểu tình,
vì thế chúng gọi những cuộc biểu tình là những cuộc "đưa đơn tập thể". Nói như thế là sai vì "đưa đơn tập thể" không có tiếng hô đả đảo vang dội mà người dân Việt trong và ngoài nước đã nghe trong mấy ngày qua ở phía trước văn phòng Quốc Hội 2 ở Sài gòn.
Nói đến chuyện biểu tình ở Sài gòn,
không thể không nhắc đến những bà con dân oan khiếu kiện ở vườn hoa Mai xuân Thưởng Hà nội trong mấy năm qua. Nhà văn và là nhà tranh đấu cho dân chủ Trần khải Thanh Thủy đã nêu tấm gương sáng khi đã sát cánh giúp đỡ bà con dân oan khiếu kiện tại vườn hoa này. Giờ đây chị Thủy vướng vòng tù tội, nhưng tấm gương tranh đấu sáng ngời của chị rất đáng để cho những nhà tranh đấu dân chủ khác noi theo. Giờ phút này tranh đấu không thể chỉ là những lời trả lời hùng hồn, rổn rảng với những đài nước ngoài, không thể là những bài bình luận dài lê thê, rỗng tuếch đăng trên những báo chí và mạng điện tử Internet ở hải ngoại mà là phải hết sức sát cánh cùng những người dân oan, giúp đỡ cho họ từ tinh thần đến vật chất để đẩy cuộc khiếu kiện đến thành công. Chuyện làm hữu ích và cần thiết này sẽ dần dần thay đổi tình hình mất tự do, thiếu dân chủ trong chế độ Cộng sản hiện nay tại Việt
Nam
.
Quá cảm thương
về sự khốn khổ, đói rách của đồng bào khiếu kiện đang chịu cảnh mưa gió mấy ngày nay vì ông trời cũng thương cảm mà khóc
cho tình cảnh thê thảm, buồn đau của dân oan khiếu kiện trước văn phòng Quốc hội 2 ở Sài gòn nên đã có người chở đến 100 thùng mì gói tặng đồng bào biểu tình.
Nhưng đồng bào chỉ nhận được 50 thùng, còn 50 thùng bị công an tịch thu.
Công an còn tìm cách gây khó khăn cho dân oan biểu tình bằng cách đóng cửa cầu tiêu để không cho đồng bào tiêu tiểu và ngăn cản những người dân Sài gòn tìm cách tiếp tế lương
thực cho những người khiếu kiện này. Ðã có một cô gái bị bắt khi cô tìm cách đưa bánh mì cho những người dân oan. Cộng sản cho công an chìm, nổi theo dõi chặt chẽ những người biểu tình nhưng những người biểu tình không vì thế mà nao núng. Họ thuộc loại những người không còn gì để mất. Nhà cửa ruộng vườn đã bị bọn quan đỏ Cộng sản cướp sạch nên họ phải lên Sài gòn quyết biểu tình giành lại sự sống cho bản thân và gia đình.
Tại sao công an không dùng roi điện để giải tán đoàn người biểu tình như chúng đã dùng biện pháp tàn ác này để đối phó với những tín đồ Hòa Hảo ở miền Tây cách đây một hai năm. Vấn đề là ở Sàigòn có tai mắt của những hãng thông tấn và báo chí quốc tế nên chúng chưa thể dở trò đàn áp thô bạo được. Hình ảnh Linh mục Nguyễn văn Lý bị bịt miệng trong phiên tòa tại Huế đã làm cho
Chủ tịch Nguyễn Minh Triết gặp khó khăn khi tiếp xúc với những vị dân cử Mỹ và với truyền thông
Tây phương. Ðó là lý do Cộng sản phải dè dặt chưa ra tay đàn áp bằng bạo lực thô bạo. Nói chung guồng máy chính quyền Cộng sản lúng túng chưa tìm ra cách giải quyết vì lần đầu tiên chúng phải đối phó với một số lượng người biểu tình lên tới hàng trăm người. Một hiện tượng khó tin trong chế độ Cộng sản.
Rồi có một hành động ngoạn mục xảy ra là vào ngày thứ sáu, 13 tháng 7 năm 2007,
theo chỉ thị của Ðại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, một phái đoàn Phật giáo thuộc Ban Ðại Diện giáo hội tỉnh Tiền Giang đến ủy lạo và tiếp tế cho Khối dân oan khiếu nại tại tiền đình Văn phòng quốc hội 2 ở số 194 đường Hoàng văn Thụ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Sài gòn. Mặc dù quỹ từ thiện của GHPGVNTN hiện nay rất eo hẹp nhưng đã trích ra 13 triệu đồng Việt Nam để phái đoàn đem đến và trao tận tay cho đồng bào khiếu kiện. Ðồng bào dân oan đã rất vui mừng đón tiếp phái đoàn và ngỏ lời cám ơn sự quan tâm của GHPGVNTN. Thượng tọa Thích minh Nguyệt đã đáp lời chia sẻ với đồng bào lâm nạn áp bức oan khiên. Thượng tọa còn nói lòng từ bi của đạo Phật khiến cho chư tăng ni và phật tử không thể nào ngồi yên trước sự nghèo đói, bất công mà nhân dân đau khổ phải chịu biết bao năm ròng.
Hòa thượng Quảng Ðộ cho phòng thông tin Phật giáo quốc tế biết rằng vào đầu tuần, viện Hóa Ðạo sẽ tổ chức cuộc thăm viếng đồng bào khiếu kiện lần thứ hai để ủy lạo và tiếp tế tập thể dân oan khiếu kiện.
Hành động mau mắn, dũng cảm cứu trợ của Hòa thượng Quảng Ðộ không những làm khối dân oan cảm động mà người Việt nước ngoài nghe tin cũng xúc động đến rưng rưng nước mắt. Máu chảy ruột mềm. Còn ai thương đồng bào Việt
Nam
bằng chính người Việt
Nam
.
Mong những tôn giáo khác
và những nhà đấu tranh dân chủ quốc nội hãy theo gương sáng của Hòa thượng Quảng Ðộ mà tính chuyện giúp đỡ bằng cách này hay cách khác về tinh thần và vật chất cho đám dân
oan khiếu kiện khốn khổ nầy.
Một chuyện khá ly
kỳ xảy ra nữa là vào khoảng 2 giờ trưa ngày thứ bảy 14 tháng 7 năm 2007, có một phóng viên (nghe nói là của báo Pháp Luật?) đến quay phim hiện trường biểu tình đã bị một công an mặc thường phục hành hung. Sự việc xảy ra khi một công an thường phục xuất hiện tra hỏi và yêu cầu người phóng viên này xóa tất cả đoạn phim đã thu
trong máy. Viên công an chìm này giành lấy máy và đánh vào mặt người phóng viên, làm chảy máu miệng và môi
khi người phóng viên từ chối xóa đoạn phim đã thu. Hàng trăm người dân oan đã lập tức nhanh chóng đến giải vây người bị đánh. Tên công an chìm sợ hãi bỏ chạy để lại chiếc xe gắn máy màu trắng. Bà con tịch thu chiếc xe này đem vào khuôn viên sân tòa nhà văn phòng quốc hội 2 và đưa
anh phóng viên bị ăn đòn đến nơi an toàn. Chuyện này cho thấy đã đến lúc những người biểu tình không còn sợ công an và sẵn sàng đánh trả thẳng tay. Ðó là một thông điệp quan trọng gửi đến cho chế độ Cộng sản là chúng không thể tiếp tục dùng
công an để đàn áp tàn bạo người biểu tình như chúng đã từng làm trước đây. Người biểu tình sẵn sàng và can đảm đánh trả những trò đàn áp tàn bạo của Công an. Cái thời Cộng sản dùng công an hù dọa, trấn áp người biểu tình coi như đã qua rồi. Người biểu tình phải đứng dậy đánh trả vì họ phải bảo vệ thân mạng và nhân quyền của họ, không thể để cho chế độ cộng sản tàn bạo này hành hạ, tra tấn họ thêm nữa.
Những năm tháng gần đây cho thấy trên thế giới ở quốc gia nào
mà người biểu tình xuống đường lên tới con số hàng trăm hàng ngàn, thì coi như chế độ đương thời bị cáo chung, sụp đổ. Quần chúng thực sự có một sức mạnh vô song không có gì
có thể cản nổi. Rồi chế độ Cộng sản trước sau gì cũng đi đến con đường sụp đổ ô nhục khi dân oan khiếu kiện xuống đường lên tới hàng trăm ngàn người. Bổn phận của người đấu tranh và dân chúng Việt Nam trong và ngoài nước là hết lòng ủng hộ cho những người dân oan khiếu kiện này cho họ có thêm sức mạnh và sự bền bĩ để đương đầu với bạo quyền Cộng sản.
Bão đã nổi lên rồi. Hy vọng những cơn bão của lòng người dâng lên trong khi trời đất cũng biểu lộ đồng tình bằng những cơn mưa nhỏ lệ và những cơn gió lành mạnh sẽ tạo thành cơn lũ cuồng phong quét sạch tan tành chế độ Cộng sản phản dân hại nước đã bao năm trời dày xéo quê hương, hãm hại, đầy ải người dân lương thiện. Phải góp sức, góp công, góp của để tạo thêm sức mạnh cho cơn bão này để kỳ này giải quyết tận gốc rễ bọn Cộng sản ngoại lai đã và đang hành hạ dân tộc Việt gần cả thế kỷ nay.
Los Angeles
,
Một chiều nóng bức đầu hạ giữa tháng 7 năm 2007
Trần viết Ðại Hưng
Email: dalatogo@yahoo.com
=END=
3- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Lãnh đạo và thách thức
Phạm Hồng Sơn
Hội nghị trung ương lần 5 khóa X của đảng cộng sản Việt nam vừa công bố đã quyết định xong các vị trí nhân sự cấp cao cho các cơ quan trụ cột trong việc điều hành, quản lý đất nước như Quốc hội, Chính phủ, Nhà nước, Viện kiểm sát, Tòa án tối cao trong thời gian 05 năm để kịp "trình" phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa XII sắp tới. Gọi là Quốc hội (Hội nghị của toàn thể đồng bào quốc dân) nhưng có tới trên 90% số đại biểu là đảng viên cộng sản, thì động tác "trình" cái Quốc hội đó chỉ là một hành động không hơn việc kẻ ứng cử duy nhất cũng chính là kẻ được biểu quyết duy nhất. Như thế những nhân vật lãnh đạo tới đây của đất nước vẫn là các gương mặt tuy có thể có những cái tên mới, độ tuổi mới, phong thái mới, thậm chí có thể có những ấn tượng hấp dẫn đối với công chúng, nhưng có một điều vẫn như cũ và là điều quan trọng nhất chính ở chỗ các gương mặt đó vẫn chỉ là kết quả của những toan tính về lợi ích hoàn toàn trong nội bộ của 160 đảng viên cộng sản (thậm chí ít hơn), chứ không phải là kết quả của sự lựa chọn từ toàn thể trên 84 triệu người dân trong nước và hơn 03 triệu kiều bào Việt nam.
Rõ ràng, về phương diện chính trị, mặc dù có vai trò nắm giữ vận mệnh dân tộc và quyết định tới cuộc sống của toàn thể dân chúng, nhưng bộ máy lãnh đạo mới vẫn không có được sự ủy nhiệm chính thức của 87 triệu đồng bào Việt nam. Về phương diện năng lực, bộ máy lãnh đạo mới đã không có sự tích hợp nguồn trí tuệ lớn lao của 84 triệu đồng bào ngoài đảng cộng sản cả trong và ngoài nước. Về phương diện khoa học quản lý, bộ máy lãnh đạo đó hoàn toàn không có động lực thúc đẩy của sự cạnh tranh về các phẩm chất cần có và không có được hàng rào trách nhiệm rõ ràng để kháng lại căn bệnh lạm quyền thường có của kẻ lãnh đạo. Một cách khái quát, bộ máy lãnh đạo đó hoàn toàn giống như một nhóm người xông vào một công ty giành lấy quyền điều hành, bất chấp quyền quyết định của hội đồng quản trị và các cổ đông và đương nhiên với một công ty như thế sự Minh bạch, tính Trách nhiệm và Hiệu quả sẽ phải nhường chỗ cho sự Biển lận, Vô trách nhiệm và Thiệt hại.
Thực tế đã cho thấy trước và sau khi "đổi mới", cho đến tận ngày nay, Việt nam vẫn luôn là một đất nước nổi tiếng (hổ thẹn) về chỉ số Minh bạch thấp đến mức độ vô lý là dân chúng vẫn chưa được biết rõ tiền đóng góp của mình (thuế, các khoản phí) được chi tiêu ra sao. Trách nhiệm của hệ thống lãnh đạo mới chỉ thấy ở một vài cá nhân ở cấp bộ hoặc thứ trưởng với sự truy cứu không rõ ràng, trong khi tất cả các cương vị lãnh đạo cao nhất dường như vẫn tự cho mình quyền vô can đối với các hoạt động kém và tiêu cực trong hệ thống. Vấn đề thiệt hại đối với dân chúng và đất nước đã rõ ràng tới mức trở nên cận kề hàng ngày khi phải đối diện không có sự lựa chọn với các chất độc trong thực phẩm, môi trường sống suy thoái, hệ thống giáo dục có tính đối kháng lại đạo đức và luân lý, những thất thoát hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng tiền của dân không còn là chuyện lạ, v.v.,sự thiệt hại đó là không tránh khỏi cho bất kỳ ai kể cả các đảng viên cộng sản, đặc biệt đối với phần lớn các đảng viên không có quyền lực.
Với một hệ thống chính trị trì trệ và hệ lụy tai hại cho dân tộc như thế, sự phản ứng và đòi hỏi thay đổi của xã hội là điều tất yếu.
Những phản ứng của xã hội gần đây đối với hệ thống chính trị đã cho thấy nhận thức chính trị của người dân đang ngày càng nâng cao, không thể chấp nhận sự vô lý của hệ thống chính trị và sự cần thiết phải đấu tranh để giành lấy quyền lợi cho chính mình.
Dù không có luật cho phép biểu tình hay biết rằng không đáp ứng được các qui định về đình công, những người nông dân và tầng lớp công nhân
nghèo khổ vẫn không quản mưa nắng, sống cảnh màn trời chiếu đất, bất chấp đe dọa, nhũng nhiễu của công an và cùng nhau sát cánh
trong các cuộc lên đường, bãi công đòi công lý. Luật pháp đâu còn có ý nghĩa gì khi nó không giúp cho những thân phận khổ cực, đầy bất công cất lên tiếng nói.
Những trí thức trẻ, doanh nhân trẻ với tuổi đời phơi phới và một tương lai vật chất thịnh vượng đã không sợ tù đày, cất cao tiếng nói đề xuất và đòi hỏi sự thay đổi chính trị theo hướng đa đảng một cách mạnh mẽ, vì lợi ích chung cho xã hội, trong đó bao hàm cả lợi ích của những người cộng sản và mọi thân nhân của họ.
Nhiều vị lão thành cách mạng, cựu viên chức cao cấp cộng sản và những nhân vật tham gia kháng chiến trong cả hai cuộc chiến cũng đã thể hiện mạnh mẽ sự ủng hộ, thúc đẩy cho một sự thay đổi chính trị đa đảng.
Các sáng tác văn học (truyện ngắn, tiểu thuyết, ký,...), hội họa, nghệ thuật sắp đặt, âm nhạc, sân khấu,... đã có sự kiên trì, dũng cảm, tinh tế vạch trần những hệ lụy tàn ác của hệ thống chính trị độc đoán và thể hiện những khát khao cho những đổi mới theo con đường đa nguyên.
Những phát biểu, bày tỏ ý kiến của một số các cựu viên chức cấp cao nhất của cộng sản trong thời gian gần đây, cho dù có thể mang nhiều ẩn ý, cũng đã góp phần khẳng định nhu cầu cần phải thay đổi hệ thống chính trị là rất bức thiết để đáp ứng cho đòi hỏi phát triển của đất nước.
Lực lượng kiều bào đông đảo tại các quốc gia văn minh cùng với cộng đồng quốc tế đang trở thành một khối đoàn kết luôn theo sát, yểm trợ, cùng cất cao tiếng nói đòi hỏi thay đổi chính trị cho quê nhà.
Trong một hệ thống chính trị độc đoán, chuyên chế, một sự kiểm soát gắt gao về thông tin và tư tưởng theo đường lối toàn trị Mác-Lênin, Hồ Chí Minh, mà xã hội đã phát được ra những biểu kiến rõ ràng như thế thì sự bức xúc và nhu cầu đổi mới tiềm ẩn trong lòng xã hội đã đạt đến một ngưỡng không thể không gây quan ngại đối với bất kỳ một nhà chính trị nhạy cảm nào.
Theo qui luật của lịch sử, khi một hệ thống chính trị không theo kịp hoặc không đáp ứng những yêu cầu phát triển của nhân quần, thì những phản ứng, phản kháng vô thức, hồn nhiên của nhân quần sẽ dần chuyển thành những phản kháng có ý thức và bài bản. Từ những phản kháng phân tán, lỏng lẻo sẽ chuyển dần thành các tập hợp chặt chẽ, thống nhất. Từ thái độ băn khoăn, e ngại sẽ chuyển thành thái độ cả quyết, dấn thân. Và từ những phản kháng có tính bộ phận sẽ chuyển thành những cao trào của toàn xã hội. Ðó chính là xung động tiến bộ của thời đại, sự đòi hỏi chính đáng của quần chúng mà không một thế lực nào có thể cưỡng lại được.
Một bộ máy lãnh đạo của đất nước sắp có thêm những gương mặt mới, cho dù chưa có được sự ủy nhiệm chính danh của dân tộc, cho dù đó có thể là kết quả của những toan tính cá nhân, nhưng trong tay họ đã nắm một phần quyền ảnh hưởng tới vận mệnh đất nước và toàn thể cuộc sống của đồng bào mình. Bỏ qua những đặc lợi cá nhân, trước mắt họ đang là những thách thức, đòi hỏi phát triển của đất nước, là tiếng kêu khổ đau của sự bất công, là những đề xuất đóng góp tâm huyết nhưng khác biệt với đảng cộng sản. Dù muốn hay không họ đã lĩnh trong tay trách nhiệm với Tổ quốc, với Nhân dân và Lịch sử.
Tuy nhiên, sẽ là ngây thơ tội nghiệp khi trông đợi vào lòng thương nhân quần của những kẻ cầm quyền độc đoán. Sẽ là ảo tưởng khi chờ đợi một hệ thống chính trị khép kín đang trục lợi tự thay đổi. Nhưng cũng sẽ không có lý nếu cho rằng mọi cá nhân trong thể chế độc tài đều ủng hộ và chấp nhận mọi hệ lụy cùng với nó.Thiết nghĩ, đó chính là thông điệp rõ ràng không chỉ của các lực lượng tiến bộ trong xã hội hiện nay mà đó còn chính là tiếng vọng từ bề dày lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc và nhân loại.
Hơn ai hết, chính những nhà lãnh đạo sẽ phải biết lựa chọn cho mình con đường nào: tỉnh táo và dũng cảm thúc đẩy tiến bộ cho nhân quần và thời đại để xứng đáng với trọng trách trước lịch sử hay mụ mị trước vật chất và bạc nhược trước cái bảo thủ để trở thành tội đồ của lịch sử. Ðó chính là thách thức lớn nhất đối với những người nắm quyền lãnh đạo.
Phạm Hồng Sơn
16/07/2007
=END=
4- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Ðảng Cộng Sản VN Với Nhà Nước Và dân
Nguyễn Tiến Trung
(Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ)
Hội nghị Trung ương V của Ðảng cộng sản Việt Nam đang diễn ra cùng với thời điểm người dân biểu tình tại nhiều nơi, đặc biệt là tại Văn phòng Quốc hội 2 ở thành phố Hồ Chí Minh. Hai sự kiện này đã minh họa một cách rõ
ràng sự trái ngược giữa những lý luận của Hội đồng lý luận Trung ương đối với thực tế xã hội.
Tại hội nghị kì này, Trung ương Ðảng lại phải thảo luận về đề tài lý luận, báo chí. Sau hơn 3/4 thế kỷ thành lập, đảng cộng sản Việt Nam vẫn phải đang chật vật đi tìm lý thuyết để biện minh cho sự độc quyền lãnh đạo của mình.
Hai tay luôn chéo nhau
Những vấn đề của hệ thống chính trị Việt Nam hiện tại đã được cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An nói rõ: "Nếu lẫn lộn sẽ dẫn tới nghịch lý là Ðảng có quyền quyết định song lại không chịu trách nhiệm trước pháp luật, còn người đứng đầu cơ quan nhà nước không có quyền quyết định lại phải chịu trách nhiệm trước nhân dân theo pháp luật."
Ðiều này sẽ dẫn đến tình trạng "Cơ quan nhà nước sẽ trở thành hình thức, trách nhiệm cá nhân sẽ không được đề cao, toàn bộ thiết chế bộ máy nhà nước sẽ rối loạn. Ðó là điều tối kỵ!"
Thực chất, hai sự việc nêu trên đã là sự thật chứ không còn là "nếu" hay "sẽ". Cựu chủ tịch Nguyễn Văn An nói như thế có nghĩa là Ðảng phải tách ra khỏi Nhà nước, điều mà đáng lẽ đã phải thực hiện từ lâu.
Ðiều đáng khích lệ là hiện nay đang có nhiều người cao cấp trong đảng đã nói lên sự thật chồng chéo, bất hợp lý đó.
Ðể biện minh cho vai trò của Ðảng đối với Nhà nước, Tổng bí thư Nông Ðức Mạnh nói ỡÐảng lãnh đạo nhưng không bao biện, làm thay Nhà nướcữ. Nói như thế phải chăng là muốn khẳng định quyền quyết định tối cao của Ðảng đối với Nhà nước, và Nhà nước chẳng qua chỉ là một công cụ để thực thi những quyết định này của Ðảng?
Nan đề "Ðảng lãnh đạo"
Dù đã nhìn ra vấn đề, nhưng việc tách rời Ðảng ra khỏi Nhà nước mà phải "đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Ðảng" là vấn đề không thể giải quyết, vì hai việc đó không thể song song tồn tại.
Trong loạt bài viết gần đây, cựu chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đặt nguyên tắc "Ðảng lãnh đạo" lên đầu, còn trước cả nguyên tắc "Dân là gốc". Ðây là việc làm vi hiến, sai nguyên tắc chính quyền "của dân, do dân, vì dân" đã được quy định tại điều 2 Hiến pháp.
Ðã chủ trương độc đảng mà lại muốn tách đảng ra khỏi Nhà nước, các vị lãnh đạo đang phải giải một bài toán... không bao giờ có lời giải, đơn giản là vì các lãnh đạo đảng không có đủ nghị lực để từ bỏ độc quyền lãnh đạo và những quyền lợi đi kèm.
Hơn nữa, từ xưa đến nay, tài chính của đảng lấy từ ngân sách Nhà nước, tức là tiền đóng thuế của dân. Các cơ quan đảng đoàn chỉ việc ngồi đó "lãnh đạo" và "lãnh...lương". Nếu bây giờ thiếu phần "lãnh lương" thì "đảng ta" sẽ sống sót bằng cách nào?
Thực trạng xã hội
Trở lại với cuộc biểu tình
kéo dài của đồng bào, người dân có thể đã thấy rõ mọi lý luận của Ðảng và những điều ghi trong Hiến pháp đều đã không đáp ứng với nhu cầu thực tế. Nói rõ hơn, việc Ðảng và Nhà nước "nói nhưng không làm" hay "nói một đằng làm một nẻo" vẫn đang tiếp diễn.
Quốc hội theo Hiến pháp
quy định là do dân bầu ra, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân
dân, chịu trách nhiệm trước dân và là cơ quan quyền lực cao nhất. Thế nhưng, không một đại biểu Quốc hội nào lên tiếng về việc dân oan phải biểu tình dài ngày hiện nay.
Lý thuyết "tam quyền phân
công" của đảng áp dụng từ lâu nay đã rõ ràng là tai hại, vì khi các cấp ủy đảng sai phạm, lấy đất của dân trái phép thì tòa án không dám xử đúng. Ðơn giản là vì cấp ủy đảng lãnh đạo tòa án.
Ðảng đã vượt trên hiến pháp nhà nước khi chỉ thị ngăn cấm báo chí tư nhân để ổn định xã hội, ngăn ngừa "diễn biến hòa bình". Ổn định chưa thấy đâu nhưng bất ổn đã đến: khi người dân không có chỗ để nói lên bất công và oan ức, họ sẽ buộc phải dùng đến các hình thức khác (thường là cực đoan hơn) để tiếng nói của họ được lắng nghe.
Giải pháp nào cho những vấn đề hiện nay?
Việc Ðảng phải tách ra
khỏi Nhà nước là đúng và không nên chần chờ thêm nữa. Ðể tránh việc chồng chéo
giữa đảng và nhà nước, Việt
Nam
phải có hệ thống chính
trị đa nguyên với cơ chế chính quyền dân chủ, tam quyền phân lập.
Khẩu hiệu "Ðảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Dân làm chủ" chỉ đúng trong các xã hội dân chủ. Khác với chế độ độc đảng, trong thể chế dân chủ, đa đảng, các đảng muốn lãnh đạo cần cử những người xứng đáng nhất ứng cử vào các chức vụ Nhà nước để nhân dân bầu chọn sau cùng. Ðó là quyền làm chủ, quyền chọn "đầy tớ" của nhân dân.
Mặt khác, các chính đảng tồn tại độc lập, không có quyền sử dụng ngân sách nhà nước cho chi tiêu của đảng, ngay cả khi đảng có người đắc cử vào các chức vụ lãnh đạo.
Nói cách khác, đảng thắng cử thực thi quyền lãnh đạo chính đáng trong khuôn khổ những quyền lực của Nhà nước và giới hạn của nó, theo đúng những gì Hiến pháp quy định. Ở những nước đó không tồn tại một hệ thống đảng song trùng với các cơ quan Nhà nước và có quyền quyết định cao hơn cả các cơ quan Nhà nước như ở Việt
Nam
.
Không thể chần chờ thêm nữa
Hi vọng rằng các
"đầy tớ" đang bàn tán sôi nổi trong Hội nghị Trung ương V nghe thấy tiếng "ông chủ" của mình đang kêu oan thấu tới trời xanh! Hi vọng các "đầy tớ" nhìn thấy các "ông chủ" của mình đang dầm mưa dãi nắng, chịu đựng đói khát để đòi hỏi công lý, đòi lại quyền công dân cơ bản nhất: quyền làm chủ đất nước!
Sau hàng loạt vụ đình công
của công nhân, bây giờ đến lượt người nông dân cầm cờ búa liềm xuống đường biểu tình, hi vọng (lại hi vọng) các vị lãnh đạo đảng cộng sản nhớ ra hình ảnh "búa liềm" tượng trưng cho 2 giai cấp nào.
Nguyễn Tiến Trung -
Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ
=END=
5- Tin Tức Quốc Nội
- Tin tức nhận định về cuộc biểu tình của dân oan
Tuấn Anh
Cuộc biểu tình - quy mô và kéo dài chưa từng có từ trước tới nay, hơn 3 tuần lễ trôi qua - đã làm nức lòng mong đợi của nhân dân, của những nhà dân chủ và đồng bào hải ngoại, cũng như những đảng viên ly khai khỏi đảng CS, hoặc những đảng viên CS ôn hòa tiến bộ cũng có lắm ước mong. Âm vang và hình ảnh các cuộc biểu tình bất bạo động đã đồng vọng vang xa trên toàn thế giới.
Bà con Dân oan khiếu kiện khắp các tỉnh thành đã lặn lội vất vả đến tận thành phố được mang tên ".........". Họ phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất tại thành phố... "Hòn ngọc viễn đông" nầy trong lúc gặp mùa mưa. Sự khốn đốn khó khăn càng thêm thảm thương. Thảm trạng khổ đau nầy không bút mực nào tả nỗi. Ðồng bào hải ngoại cùng các hội đoàn đã quan tâm vận động tìm cách hỗ trợ đoàn người Dân oan trong nước ngày đêm đang đấu tranh giành lại sự công bằng.
* Dân Oan đang biểu tình trước trụ sở QH 2
Phái đoàn từ thiện xã hội của GHPGVNTN đã đến cứu trợ trực tiếp, chia sẻ vật phẩm tận tay quý bà con dân oan đang khốn khó. Ban đầu công an định ngăn cản, nhưng nhờ sự đoàn kết và bảo vệ của bà con dân oan nên sự cứu tế đã thành công mỹ mãn. Nếu trong nước tất cả các nhà Tôn giáo cùng sẵn lòng từ bi, bác ái cứu tế độ sinh, mở rộng cửa chùa hay nhà thờ hoặc tu viện làm phúc thi ân trong lúc nầy thì còn gì bằng:
Dẫu xây chín cấp phù đồ
Không bằng làm phúc
cứu cho một người
Rất hoan
nghênh một số cá nhân và Hội đoàn trong nước xa gần cũng khéo léo giúp đỡ kín đáo gián tiếp đến quý bà con vì an toàn nên chẳng thiết sự công khai.
Nhận thấy cuộc biểu tình càng ngày càng đông, nhà nước Việt Nam dường như thả nổi. Nội bộ chính quyền khá căng thẳng khi đứng trước tình thế gay go của lòng dân đang nổi dậy.
Ông Nguyễn Phú Trọng
Vừa qua Ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội, đã triệu tập cuộc họp khẩn của Ủy Ban Thường vụ Quốc Hội chỉ thị cho các Ðại Biểu Quốc Hội, Hội đồng Nhân Dân các tỉnh phải bằng mọi cách thuyết phục đưa dân trở về các tỉnh và tìm phương hướng giải quyết. Trung ương sẻ thành lập các đoàn kiểm tra đặc biệt, cử các đặc phái viên đến tận các tỉnh để lắng nghe ý kiến của người dân, và không để tình trạng biểu tình nầy kéo dài, gây ùn tắc giao thông và làm phương
hại đến trật tự an toàn xã hội, nhất là bộ mặt của thành phố..
Nhiều tỉnh phía Bắc, tinh
thần của dân oan khiếu kiện rất mạnh mẽ. Họ đã từng là những người có công kháng chiến nên chẳng chút sợ hãi nào.
Bấy nhiêu năm chinh
chiến gian lao
Dù bom đạn, vẫn bám sâu
ruộng đất
Người nông dân đổ máu xương và nước mắt
Gìn quê nhà từng mảnh đất tổ tiên
Chịu dầm sương
bao cơ khổ thảm phiền
Gìữ cho được ruộng vườn là huyết mạch
Hiện khí thế đang dâng cao tại thành phố Hải Phòng, và một số khoảng 7-8 tỉnh có thể sẽ diễn ra các cuộc biểu tình đồng loạt không biết giờ phút nào. Công an đã học tập, mật vụ ngày đêm đang bám sát những nhà bất đồng chính kiến, theo dõi chặt chẻ và đóng chốt trước nhà những đối tượng đã từng lên tiếng đòi hỏi yêu sách công khai. Những dân oan khiếu kiện tại mỗi địa phương được lập danh sách để kiểm soát chặt chẽ. Bên cạnh, còn có một vài tỉnh chính quyền địa phương kéo dài trì trệ việc xúc tiến xây dựng các công trình tái định cư, hoặc đã xong, nhưng dân chưa được chia cấp ruộng đất.
Ông Michael Orona
Cuộc sống người dân thiếu thốn, lâm cảnh đói khổ, nghề nghiệp không thích hợp hoàn cảnh mới, nhiều gia đình đang thiếu đói, đi ăn xin..... trông rất thê thảm.
Tin tức từ nội bộ công an
cho biết: nếu các tỉnh phía Bắc rần rộ đồng loạt biểu tình thì sẻ làm cho tình hình càng thêm phức tạp và căng thẳng hơn nữa; có
nguy cơ bạo động làm ảnh hưởng chính trị; quan ngại nội bộ có ai giật dây phía sau, trong khi đồng bào hải ngoại luôn yểm trợ dân chủ và sẵn sàng ra
tay tiếp sức...
Ông Nguyễn Phú Trọng còn cảnh báo sẽ có biện pháp mạnh với những ai cầm đầu sách động nhóm dân oan tham gia các cuộc biểu tình vừa qua.
Ngoài ra, trong thời điểm nhạy cảm nầy có một viên chức ngoại giao của Hoa kỳ, đang lưu trú tại Ðại Sứ Quán Hà Nội. Ðó là ông Michael Orona, phó giám đốc phòng dân chủ, nhân quyền và lao động Hoa Kỳ. Ông đến Việt
Nam
nhằm mục đích thúc đẩy nhân quyền và dân chủ cho Việt
Nam
.
Ông đang có ý định tiếp xúc nhiều nhà bất đồng chính kiến, các nhà lãnh đạo tôn giáo để tìm hiểu về tình hình chính trị xã hội và tôn giáo trong nước.
Vấn đề nầy đã làm ấm lên
phong trào dân chủ tại quốc nội sau mấy tháng bị thoái trào hơi sút giảm. Ðiều cần thiết, trước mắt của các đoàn thể Dân chủ hiện nay là nhiệt tình ủng hộ Dân oan khiếu kiện cho đến khi đạt kết quả, để làm đà và thế tiến cho công cuộc vận động dân chủ trong những ngày sắp đến./.
Phóng viên PTDCVN tại phía Bắc
Ngày
15/07/2007
Tuấn Anh
=END=
6- Tin Tức Quốc Nội
- Xung quanh chuyến đến thăm, công tác của phái đoàn đại diện Bộ ngoại giao Mỹ tại Việt Nam và tình hình các nhà tranh đấu dân chủ trong nước hiện nay
Như dư luận đã biết hồi 16 giờ 05 phút
ngày 11/07/2007, một phaí đoàn đại diện Bộ ngoại giao
Hoa kỳ do Phó giám đốc Phòng Dân chủ, Nhân quyền và Lao động ông Michael Orona dẫn đầu đã đến nhà riêng Cụ Hoàng Minh Chính tại ngõ 26 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm thủ đô Hà Nội để thăm sức khỏe và làm việc với Cụ trong hơn 1 giờ đồng hồ. Cùng đi với ông Michael Orona có ngài bí thư thứ 2 Ðại sứ quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt
Nam
là ông Ralph W. Falzone. Cụ Hoàng
Minh Chính 86 tuổi là nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền lão thành, tiền bối rất nổi tiếng từ hơn 45 năm qua. Hiện nay tình hình sức khỏe và bệnh tật rất hiểm nghèo và đặc biệt nghiêm trọng phải nằm bất động trên giường bệnh tại nhà từ gần 1 năm qua. Tuy vậy Cụ vẫn không quản bệnh trạng nặng nề, sức yếu và tuổi cao, hàng ngày Cụ vẫn tiếp tục viết bài, trả lời phỏng vấn nhiều đài phát thanh quốc tế để kêu gọi dân chủ hóa toàn diện đất nước.
Sau đó, đến ngày
hôm qua 16/7/2007, vào hồi 10 giờ sáng (giờ Hà Nội) phái đoàn của ông Michael Orona đã đến tư gia của nhà báo
tranh đấu Nguyễn Khắc Toàn tại số nhà 11 Ngõ Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm thành
phố Hà Nội để tiếp xúc và làm việc. Cùng đi với ông Michael Orona có cô Nancy N. Tran (Trần) là
Chuyên viên Chính trị của Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Việt
Nam
.
Phái đoàn của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đến thăm và làm việc tại Việt Nam lần này là được sự chỉ đạo trực tiếp của nữ Ngoại trưởng Condoleezza Rice cũng là chấp hành mệnh lệnh và
tuyên bố của Tổng Thống G. W Bush tại Hội nghị về dân chủ hóa toàn cầu được tổ chức tại thủ đô Praha - Cộng hòa Séc hồi mấy tháng trước đây. Vì thế các quan chức ngoại giao Mỹ đã chủ động đến gặp gỡ các nhà tranh đấu, bất đồng chính kiến có tên tuổi và uy tín hiện nay trong hoàn cảnh hầu hết các nhà đấu tranh này bị công an nhà nước CSVN quản thúc tại gia, vây hãm rất hà khắc và nghiệt ngã tại nơi họ sinh sống. Chính giới Hoa kỳ ủng hộ sự nghiệp dân chủ hóa trên toàn cầu nói chung và trong hoàn cảnh hiện tại của Việt nam nói
riêng tính toán rằng, là chỉ có làm như vậy mới chủ động tiến công dân chủ và phá được tình trạng các nhân vật bất đồng chính kiến với đảng CSVN đang bị công an o ép,
phong tỏa, sách nhiễu rất nặng nề.
Sáng qua, ông Nguyễn Khắc Toàn đã dành hơn 2 giờ tiếp đoàn tại phòng
khách lầu 2 của gia đình, cho đến 12 giờ 15 phút thì kết thúc buổi làm việc, và nhà báo tự do này đã thân tình tiễn phái đoàn đại diện Bộ Ngoại Giao
Hoa Kỳ ra tận xe riêng để đoàn trở về Tòa đại sứ tại số 7 đường Láng Hạ, quận Ðống Ða, Hà Nội. Nhìn chung tính đến ngày hôm qua, cho đến buổi tiếp xúc lần thứ 2 này của đại diện bộ ngoại giao Hoa Kỳ với các nhà bất đồng chính kiến tại Thủ đô Hà Nội, thì phía công an Việt Nam, họ đã không
gây bất kỳ một trở ngại gì đáng phàn nàn cho chuyến công tác của ông
Michael Orona và các quan chức ngoại giao của Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội là ông Ralph W. Falzonne và cô Nancy N. Tran.
Tuy nhiên, rất bất ngờ cho đến 13 giờ kém 5 phút ngày hôm nay 17/7/2007, do được sự chỉ đạo của bộ công an và tổng cục an ninh, cục bảo vệ A 42, nên đồng loạt tất cả tư gia của các trí thức tranh đấu danh tiếng đã gặp gỡ hoặc chưa gặp gỡ phái đoàn đại diện bộ ngoại giao Hoa Kỳ như trên đã nói đều đã bị công an bảo vệ chính trị thuộc sở công an Hà Nội tái lập chốt canh gác, bao vây chặt chẽ. Cụ thể trong số nhà
riêng các nhà tranh đấu dân chủ bị vây hãm gồm có:
Nhà riêng Cụ Hoàng Minh Chính
Nhà riêng ký giả Nguyễn Khắc Toàn
Nhà riêng ông Lê Hồng Hà
Nhà riêng tiến sĩ Nguyễn Thanh
Giang
Nhà riêng cựu đại tá quân đội Phạm Quế Dương
Nhà riêng nhà văn Hoàng
Tiến
Nhà riêng Bs Phạm Hồng Sơn
Nhà riêng cựu nhà báo Tạp chí Cộng Sản Nguyễn Vũ Bình
Nhà riêng luật sư Nguyễn Văn Ðài
Nhà riêng nữ luật sư Lê Thị Công Nhân
Nhà riêng luật sư Lê Quốc Quân
Theo nhà sư Thích Ðàm Thoa và
dân oan Vũ Thị Bình quê gốc ở thành phố Hải Phòng nay đang cư trú tại tỉnh Bình Dương cho biết thêm: Ngoài ra công an, mật vụ nhà nước CSVN còn được bố trí dầy đặc tại vườn hoa Dân Oan - Mai Xuân Thưởng và trước 2 địa chỉ là trụ sở của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao đặt tại số 48 và số 36-34 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Ðó là những nơi thường xuyên trong mấy tháng qua đã xảy ra các cuộc biểu tình rầm rộ của hàng trăm, hàng chục nạn nhân bị tòa án các cấp ở địa phương xét xử oan sai bất công đau khổ cho họ. Phía nhà nước CSVN trù tính rằng có thể phái đoàn của quan chức bộ ngoại giao Hoa Kỳ nói trên có thể sẽ đến những nơi này để tìm hiểu tình hình Dân oan Việt Nam đã bị đàn áp,
chà đạp nhân quyền thô bạo như các hồ sơ về vấn nạn dân oan VN trầm trọng trong nước hiện nay đã được các phương tiện truyền thông hải ngoại và quốc tế loan tải phổ biến khá rộng rãi....
Chúng ta còn nhớ trong lần thăm mới đây nhất hồi tháng
5, 6/2007 của nữ dân biểu nổi tiếng bênh vực cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, là bà Loretta Sanchez đã bị phía công an CSVN ngăn cản không
cho tiếp xúc với hàng trăm dân oan tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng và khách sạn Hilton gần cạnh Nhà hát lớn Thành phố khi họ kéo đến tìm gặp bà để trao đơn thư tố cáo, khiếu nại những sai phạm và tội lỗi của các cấp chính quyền của nhà nước CSVN đã gây ra mọi đau thương cho họ.
Mỗi một chốt canh tại các tư gia của các nhà dân chủ nói trên
có đến gần hoặc hơn 1 chục nhân viên an ninh mật vụ của công an
các cấp từ thành phố, đến quận, phường nơi địa phương mà gia đình các nhân vật ly khai này cư trú. Theo nguồn tin đặc biệt tiết lộ từ phía công an cho biết: Họ có nhiệm vụ canh gác ngày đêm các tư gia này để ngăn cản phái đoàn của đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đang có mặt và làm việc tại Hà Nội, và các chốt canh gác như vậy may ra được giải tán chỉ cho đến khi đoàn của ông Michael Orona rời Việt Nam trở về thủ đô
Washington - DC....
Tuy nhiên, cho đến 16 giờ 15 phút chiều cùng ngày 17/7/2007, tại các chốt canh
gác tại nhà riêng Cụ Hòang Minh Chính và nhà báo Nguyễn Khắc Toàn,
thì những tốp công an, mật vụ đóng tại đây đã bất ngờ rút toàn bộ không còn đặt lộ liễu công khai như trước nữa mà lý do chưa được rõ vì sao. Còn tư gia các nhà tranh đấu còn lại đã được nêu trên, thì khi người viết bản tin này
chưa biết rõ tình trạng ra sao vì chưa liên lạc được do mọi thông tin với họ đều bị cắt bỏ và phá hủy...
Tại sao trong các chuyến công du ra ngoại quốc của các nhà
lãnh đạo CSVN, thì họ muốn đi đâu, gặp ai, bao nhiêu lâu họ muốn là được. Thế nhưng các nhà lãnh đạo, các quan chức ngoại giao bè bạn quốc tế có quan hệ chính thức với nhà nước CSVN khi sang thăm hay công tác tại xứ sở lạc hậu này, thì mọi bước chân của họ đều bị theo dõi như kẻ tội phạm và ngăn cản thô thiển rất thiếu văn hóa và kém văn minh lịch sự trong ngoại giao đến vậy? Bao giờ tình trạng bất công, phi lý này mới chấm dứt trong nền ngoại giao
XHCN Việt nam "tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và ưu việt!!!???"
Như vậy là với hành động trên, phía nhà nước CSVN đã có một thông điệp rất rõ ràng
cho dư luận trong, ngoài nước và thế giới biết rằng, họ có quyết tâm rất cao để xiết chặt trên phương diện chính trị, mối giao lưu với bạn bè quốc tế và ra sức bóp nghẹt ước vọng Tự Do Dân Chủ của nhân dân Việt Nam. Cho nên đừng ai mơ tưởng hão huyền, suy đoán vô căn cứ là lịch sử đã sắp bắt đầu có cơ hồ sang trang!!!???
Rằng phe cấp tiến thân Phương
Tây và Mỹ đang thắng thế phe bảo thủ thân Trung Quốc trong nội bộ ÐCSVN hiện nay. Và từ đó mơ hồ nghĩ rằng ÐCSVN đã bắt đầu tự lột xác, tự chuyển mình cải tạo tiến bộ vươn lên cho kịp trào lưu tiến bộ của nhân loại văn minh!!!???
Rằng nền Dân chủ Tự do ở Việt Nam nhất định sẽ được chế độ độc tài CS toàn trị sẽ nghĩ lại mà từ đó họ cởi mở và ban phát cho nhân dân đang quằn quại, rên xiết và bị họ cai trị một cách
chuyên quyền và độc đoán từ mấy thập niên qua kể tù khi có chế độ này được thiết lập bằng máu xương và mồ hôi, nước mắt của hàng chục triệu đồng bào Việt Nam.....!!!!???
Rằng nhân dân và các lực lượng đấu tranh dân chủ hãy tin tưởng và trông chờ phần lớn hoặc hoàn toàn vào những thành phần cấp tiến trong đảng CSVN nhất định họ sẽ đem lại Tự do Dân Chủ, Nhân quyền cho cả dân tộc này. Và tất cả hãy cố gắng kiên nhẫn chờ đợi sự bố thí, cởi mở, sự thiện chí và tấm lòng nhân ái, hào hiệp của kẻ độc tài đã quá dầy dạn kinh nghiệm, và cũng dư thừa thủ đoạn lừa gạt tinh vi....!!!
Ðừng ai năn nỉ, hay van
vỉ gì thiện tâm, lòng tốt ở họ. Ðừng ai ảo tưởng rằng các chế độ độc tài toàn trị rồi sẽ tự chuyển hóa tích cực để cho hạt giống dân chủ tự do sẽ có đất màu mỡ nảy chồi xanh lộc biếc mà ngưng tay đấu tranh và thụ động trông chờ ở họ.
Chỉ có tranh đấu, tranh đấu mãi và tranh đấu không ngừng dồn kẻ độc tài phản dân hại nước vào thế khốn cùng phải tôn trọng khát vọng Tự do của nhân dân, phải bỏ thói coi thường quần chúng ỷ vào bạo quyền có sẵn trong tay.
Dân chủ Tự do, Nhân quyền không
thể trông chờ vào bố thí hay ban phát của tầng lớp thống trị, mà nhân
dân phải đứng lên ngẩng cao đầu chủ động giành lấy từ tay những kẻ tham tàn bất lương....
Thiết nghĩ dư luận tiến bộ cần nhanh
chóng lên tiếng tố cáo, cực lực phản đối và dõi theo mọi hành động thiếu thiện chí, kém ngoại giao và rất thô bạo trắng trợn trên đây của nhà cầm quyền CSVN đối với nhân dân trong nước cũng như mối bang giao với các nước văn minh trên địa cầu. Và đó còn là sự sỉ nhục, là sự xúc phạm các tiêu chuẩn văn minh tối thiểu nhất trong sinh hoạt đối ngoại thông thường của mỗi quốc gia trong bối cảnh trào lưu hợp tác thân thiện và dân chủ hóa toàn cầu của cả thế giới đang đi lên, và đó cũng là xu thế tất yếu của thời đại tiến bộ mà không gì có thể đảo ngược được.
Tường trình tại thủ đô Hà Nội hồi 18 giò
45 phút ngày
17/07/2007
Phóng viên Người đưa tin Vì Công Lý của Phong trào dân chủ Việt
Nam
=END=
7- Thông Cáo Báo
Chí
- Ðại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ cầm đầu Phái đoàn Giáo hội Phật giáo Việt
Nam
Thống nhất đến thăm viếng tập thể Dân oan tại tiền đình Văn phòng Quốc hội II ở
Saigon
Làm tại
Paris
ngày 17.7.2007
Ðại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ cầm đầu Phái đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đến thăm viếng tập thể Dân oan tại tiền đình Văn phòng Quốc hội II ở Saigon và tiếp tế 300 triệu đồng mong làm vơi bớt phần nào nỗi thiếu thốn, cơ hàn
(PTTPGQT) Trong
cuộc điện đàm chiều hôm nay, Ðại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ cho ông Võ Văn Ái biết tin là đích thân Hòa thượng đã đến thăm tập thể Dân oan ở Saigon sáng nay. Chi tiết sự việc xẩy ra như sau:
Sáng nay, thứ ba ngày 17.5, Hòa thượng Thích Quảng Ðộ dẫn đầu Phái đoàn Viện Hóa Ðạo đến thăm, ủy lạo và tiếp tế cho tập thể Dân oan khiếu kiện tại tiền đình Văn phòng Quốc hội II ở số 194 đường Hoàng Văn Thụ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, Saigon.
Phái đoàn gồm có Ðại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, Viện trưởng Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Thượng tọa Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội, Thượng tọa Thích Minh Nguyệt, Chánh Ðại diện Ban Ðại diện tỉnh Tiền Giang, Thượng tọa Thích Thiện Lễ, Phó Ðại diện Ban Ðại diện tỉnh Tiền Giang, Ðại đức Thích Huệ Minh, Ðặc ủy Thanh niên Ban Ðại diện tỉnh Tiền giang, Thượng tọa Thích Giác Ngôn thuộc hệ phái Khất sĩ và hai Ðại đức Thích Viên Hỷ, Thích Ðồng Minh.
Do tình cảnh của Dân Oan đi khiếu kiện quá bi đát mà Phái đoàn Phật giáo chứng kiến hôm đến thăm lần thứ nhất, 13.7, về phúc trình lên Ðại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ. Nên một mặt, Hòa thượng đánh điện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa Kỳ yêu cầu trích qũy Giáo hội Hải ngoại hoặc mượn tiền đâu đó gửi gấp về cứu tế Dân Oan khiếu kiện, một mặt kín đáo tổ chức chuyến viếng thăm lần thứ hai vào sáng thứ ba này.
Ðể tránh sự dòm ngó bất ngờ gây khó khăn cho cuộc thăm viếng, Phái đoàn không đi tập trung. Vì vậy từ sáng sớm, Hòa thượng Viện trưởng cùng chư Tăng xuất phát từ những ngôi chùa khác nhau, đi riêng lẻ và cùng trực chỉ đến nơi hẹn là Văn phòng Quốc hội II. Người đến trước kẻ đến sau, nhưng phái đoàn đã đến nơi hẹn đầy đủ vào lúc 10 giờ sáng.
Ðược thông báo
Hòa thượng Thích Quảng Ðộ đến thăm, đồng bào Dân oan khiếu kiện tập trung đông đảo hàng trăm người đón rước, đứng chật sân tiền đình Quốc hội. Phía bên kia đường Dân oan cũng ra khỏi các lều bạt hướng về phía chư Tăng đứng trên thềm Quốc hội. Chư Thượng tọa và Ðại đức trong phái đoàn cùng các vị đại biểu các tỉnh đứng vây quanh bảo vệ Hòa thượng Viện trưởng. Qua loa phóng thanh cầm tay (megaphone) Hòa thượng dõng dạc thay mặt Ðức Tăng thống Thích Huyền Quang và Hội đồng Lưỡng viện Giáo hội ngỏ lời thân ái chào thăm đồng bào Dân oan khiếu kiện tập trung về từ 19 tỉnh và 9 quận thành phố Saigòn. Những trích đoạn quan trọng Hòa thượng phát biểu với đồng bào trong cuộc nói chuyện nửa giờ đồng hồ là:
|
|
Hòa thượng Thích Quảng Ðộ và chư Tăng trên thềm Quốc hội II
|
Hòa thượng Thích Quảng Ðộ phát biểu qua loa phóng thanh
cầm tay
|
"Tôi đến đây ngỏ lời thăm hỏi sức khỏe đồng bào, để chia sẻ nỗi thống khổ, tủi nhuc của đồng bào. Vì Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cũng là nạn nhân của chế độ như đồng bào. Giáo hội chúng tôi cũng bị cướp đoạt tất cả mọi cơ sở, từ giáo dục, từ thiện cho đến chùa viện. Ngay ở thành phố Saigon này, ngôi chùa gọi là Việt Nam Quốc tự, gồm mười một hecta đất, họ đã lấy từ sau năm 75 rồi. Họ lấy hết, bây giờ chỉ còn ngôi tháp trên mảnh đất vài nghìn thước mà thôi. Họ xây lên đấy một rạp hát rất lớn, rồi hồ bơi, v.v... làm nơi du hí, người ta phóng uế khắp nơi trên ấy. Tôi thấy đây là sự tủi nhục cho văn hóa Việt Nam. Bởi dù sao nơi đó, trước đây Giáo hội chúng tôi thiết lập lên để thờ Phật. Bây giờ họ chiếm lấy, nếu để xây cất lên đấy một đại học, một thư viện, một viện nghiên cứu khoa học, hay làm gì đấy để phát triển đất nước, thì chúng tôi cũng vui lòng. Vì vừa lợi cho dân, vừa phát triển văn hóa hay tư tưởng. Nhưng mà đây họ không làm những việc ấy, họ biến nơi thờ Phật thiêng liêng, có tính chất văn hóa để biến ra nơi du hí, giải trí và là nơi cho người ta phóng uế. Ðó là nỗi nhục riêng cho Giáo hội chúng tôi và chung cho cả phong hóa, văn minh của dân tộc.
"Giáo hội chúng tôi cũng đã từng khiếu kiện suốt ba mươi năm qua. Cho đến nay đã có cả nghìn bức văn thư khiếu kiện, mà họ không hề phản hồi một văn thư nào, không giải quyết gì cả. Họ coi dân như cỏ rác. Cho nên Giáo hội chúng tôi cũng đồng cảnh ngộ với đồng bào đi khiếu kiện ở đây. Vì vậy mà chúng tôi đến đây chia sẻ nỗi thống khổ đó. Chúng tôi mong rằng tình trạng như thế này sẽ không còn tồn tại ở trên đất nước này.
"Ðể cho hiện trạng xẩy ra cho đồng bào ở đây hôm nay không còn diễn ra nữa, cho đồng bào cũng như cho chúng tôi. Nghĩa là đồng bào có nhà có cửa, có cơ nghiệp, mà nay phải dầm sương dải nắng như thế này, rồi đòi hỏi như thế này mà chẳng được giải quyết. Muốn cho tình trạng này không còn xẩy ra nữa, thì chúng ta phải đòi hỏi cho bằng được nhân quyền, công lý và công bằng xã hội. Buộc họ phải trả lại cái quyền sống và quyền làm người cho ta, là vấn đề quan trọng nhất. Muốn như thế, thì phải chấm dứt cái nạn độc quyền cai trị. Bởi vì độc quyền nó đưa đến bao nhiêu thối nát và bất công như thế này đây.
"Phải đòi hỏi một chế độ đa nguyên, đa đảng, đại diện đầy đủ cho 80 triệu dân. Chứ chỉ có một đảng thì không thể giải quyết được gì cho 80 triệu dân. Như thế đã là bất công rồi, 80 triệu dân mà sao chỉ có một đảng tạo ra bất công như thế này? Do đó cho nên cần phải có những đảng phái khác nữa để đại diện đủ mọi khuynh hướng cho 80 triệu dân, thì mới giải quyết được.
"Ngoài cái trước mắt là vấn đề đòi lại công lý, là tài sản trả lại cho đồng bào. Nhưng sau đó phải đòi lại nhân quyền và dân chủ, tự do. Quan trọng nhất là tự do ngôn luận để người dân được tự do bày tỏ ý kiến của mình, quan điểm của mình đối với những tổ chức cai trị mình. Chứ không như bây giờ họ độc quyền, rất là khó khăn.
"Mỗi người góp một phần, chúng ta tiếp tục đòi hỏi cho bằng được tự do, nhân quyền và công lý".
|
|
Hòa thượng Thích Quảng Ðộ
vừa nói vừa đưa cao bó quà tiền sẽ tặng
|
Dân oan tại tiền đình Quốc hội II lắng nghe
Hòa thượng Thích Quảng Ðộ phát biểu
|
|
|
Tất cả đồng bào vỗ tay tán thưởng và nồng nhiệt hoan nghênh lời phát biểu của Ðại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ. Có người đã sụt sùi khóc vì xúc động. Một phụ nữ là bà Hoa thay mặt tập thể Dân oan đi khiếu kiện đến bên cạnh Hòa thượng đáp lời hưởng ứng, cám ơn Hòa thượng Viện trưởng Viện Hóa Ðạo, cám ơn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và chư Thượng tọa, Ðại đức trong phái đoàn đến ủy lạo đồng bào. Bà chấm dứt bằng câu: "Hòa thượng và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là đại diện cao cả cho Giáo pháp của Ðức Phật, một sự hiện diện quý giá hôm nay cho tập thể Dân oan đi khiếu kiện trước Quốc hội vắng lặng như bãi tha ma này".
|
|
Bà Hoa, Ðại diện tập thể Dân oan đáp từ cảm tạ, Thượng tọa Thích Không Tánh đứng bên trái, Thượng tọa Thích Minh Nguyệt bên phải, tay cầm chồng phong bì tiền tặng Dân oan
|
Hòa thượng Thích Quảng Ðộ trao phát quà
|
Trong lúc đó, một số Dân Oan đem tấm biển viết tay dán lên cửa lớn ở mặt tiền Quốc hội. Ai nấy cũng có thể đọc rõ lời viết:
Quốc Hội! Quốc Hội ư?
Sao mà vắng lặng? Ðể người dân khiếu kiện đợi chờ
Cơ quan gì giống bãi tha ma
Không thấy một bóng hình cán bộ
Trách nhiệm đâu? Lòng bác ái để nơi đâu?
Sao lại nở để đoạn tình nhân loại?
Máu chảy ruột mềm người xưa nói
Quốc Hội sao đành! Ngoảnh mặt làm ngơ?
|
Bài thơ Dân oan: Quốc hội! Quốc hội ư??
|
Tiếp đó, Thượng tọa Thích Không Tánh và Thượng tọa Thích Minh Nguyệt thay mặt Giáo hội phát những phong bì tiền đến tất cả các vị đại biểu thuộc 19 tỉnh và 9 quận thành phố Saigon. Tổng cộng số tiền phân phát là ba trăm (300) triệu đồng Việt Nam. Ðại biểu 19 tỉnh gồm có: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Ðồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh long, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Lâm Ðồng, Cần Thơ, Hậu Giang, Cà Mau, Bình Thuận. Chín quận ở thành phố Saigon là: Gò Vấp, Bình Chánh, Bình Thạnh, và các Quận 4, 5, 6, 7, 9 và 12.
Trong cuộc điện đàm, Ðại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ cho ông Võ Văn Ái biết rằng: "Tình hình Dân oan khiếu kiện còn rất căng thẳng chưa biết sẽ ra sao, vì đã lan khắp toàn quốc hàng chục năm rồi. Nếu Nhà nước Cộng sản không có biện pháp giải quyết nhanh chóng, thì Giáo hội phải ra tay cứu tế, và chắc sẽ đến lúc phải kêu gọi đồng bào Phật tử và đồng bào các giới ở hải ngoại hỗ trợ. Chứ trong nước ngoại trừ dân ở các thành phố lớn, đa số dân chúng ở các tỉnh nhỏ và thôn quê cũng nghèo thiếu lắm, khó có thể quyên góp. Mặt khác, còn phải giúp cho Dân oan ngoài Bắc nữa. Năm ngoái, Giáo hội đã chuyển tiền ra Hà Nội nhờ ngoài đó giúp đỡ ít nhiều, nhưng chưa thấm vào đâu. Công việc sẽ phải khẩn cấp và quy mô. Nhưng Giáo hội phải làm. Cho đến nay, chưa có tổ chức nào, đoàn thể nào, cá nhân nào vào tiếp tế như Giáo hội vừa làm hai lần vừa qua".
Tuy nhiên Hòa thượng bảo phải chờ vài tuần lễ nữa xem tình hình động tỉnh ra sao rồi mới tính được.
=END=
8- Tham Khảo
- Huynh Ðệ Liên Ðới Hỗ Tương
Nguyễn Học Tập
(VNN)
"...và đòi buộc chu toàn các bổn phận liên đới không thể thiếu trong các lãnh vực chính trị, kinh tế và xã hội".
Chúng tôi vừa trích dẫn phần hai của điều 2 Hiến Pháp
1947 Ý Quốc, tuyên bố về các quyền bất khả xâm phạm của con người:
- "Nền Cộng Hoà nhận biết và bảo đảm các quyền bất khả xâm phạm của con người, con người như cá nhân hay con người như thành phần các tổ chức xã hội trung gian, nơi mỗi cá nhân triển nở nhân cách của mình, và đòi buộc chu toàn bổn phận liên đới không thể thiếu trong các lãnh vực chính trị, kinh tế và xã hội".
Nếu tinh thần thân hữu hỗ tương được người Pháp đặt thành giá trị tượng trưng cho cuộc sống dân tộc ngay trong màu đỏ của lá cờ tam sắc, xanh (liberté, tự do), trắng (égalité, bình đẳng), đỏ (fraternité, huynh đệ hổ tương), thì người Ý đưa thẳng tư tưởng "huynh đệ liên đới hổ tương" của họ vào thân bài của Hiến Pháp, văn bản xác định và bảo chứng thể chế nền tảng Quốc Gia, viết thành điều khoản luật thực định (lois positive, điều 2) và có hiệu lực bắt buộc phải thi hành, "...và đòi buộc chu toàn các bổn phận liên đới không thể thiếu...".
Rải rác trong các bài viết trước đây về phẩm giá con người,
- NHÂN PHẨM TRONG HIẾN PHÁP,
- Tự DO CÁ NHÂN TRONG HIẾN PHÁP
NHÂN BẢN,
- BẢO V_ NGƯI
DÂN TRƯỚC CƠ QUAN CÔNG QUYỀN...,
chúng tôi có dịp đề cập đến
- quan quan niệm về phẩm giá con
người,
- vị trí các quyền bất khả xâm phạm của con người được sắp xếp trong Hiến Pháp,
- các phương thức được tiền liệu để bảo vệ, chống lại mọi lạm dụng tùy hỷ của kẻ hành quyền,
- quy trách và thiết định ai là người chịu trách nhiệm trước Hiến Pháp để bảo đảm
- và tạo mọi điều kiện thích ứng để phát triển.
Nhưng nếu chỉ nêu lên
như vậy, chúng ta mới nói về con người như một chủ thể cá nhân.
Trên thực tế, con người mà chúng trọng kính và bảo vệ, như Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Ðức (CHLBD) đòi buộc,
- "Bổn phận của mọi quyền lực Quốc Gia là kính trọng và bảo vệ nhân phẩm đó" (Ðiều 1, đoạn 1 b Hiến Pháp
1949 CHLBD),
không phải chỉ là con người hoàn hảo như trái banh billard tròn trịa, không tùy vết, nhưng không
liên hệ với ai, sống một mình trong rừng hoang hay giữa sa mạc trơ trụi nắng cháy.
Con người mà Hiến Pháp Quốc Gia Việt Nam
trong tương lai nhằm bảo vệ là con người sống trong xã hội Việt Nam và trong cộng đồng nhân loại, không phải sống người nầy bên cạnh người kia, mà người nầy sống với người kia, người nầy sống liên hệ với những người khác.
Ðó là những gì phần đầu của điều 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc đã đề cập đến, chúng ta trích dẫn ở những dòng đầu:
- "Nền Cộng Hoà nhận biết và bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm của con người, con người như cá nhân hay con người như thành phần các tổ chức xã hội trung gian, nơi mỗi cá nhân triển nở nhân cách của mình..."
Cũng vậy khi quy
trách cho cơ chế Quốc Gia phải có trách nhiệm đứng ra tạo điều kiện thích hợp cho con người triển nở hoàn hảo chính mình, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc không chỉ đứng ra bảo đảm cho cá nhân con người được phát triển, mà một khi được triển nở thích hợp, con người cũng có khả năng thích ứng, được giáo dục theo lý tưởng chính đáng, sẽ góp phần xây dựng xã hội một cách hữu hiệu cho mình và cho người đồng loại.
Nói cách khác, "Thăng Tiến con người và Thăng Tiến xã hội " là mục đích chính đáng của chính trị:
- "Bổn phận của Nền Cộng Hoà là dẹp bỏ đi những chướng ngại vật về phương diện kinh tế và xã hội, là những chướng ngại trong khi thật sự giới hạn tự do và bình đẳng của con người, không cho phép mỗi cá nhân triển nở hoàn hảo con người của mình và tham gia một cách thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của xứ sở" (Ðiều 3, đoạn 2 Hiến Pháp
1947 Ý Quốc).
Với hai tư tưởng vừa được đề cập, con người phải được tổ chức Quốc Gia có bổn phận bảo đảm phát triển chính mình, cũng như phát triển mình trong mối liên hệ với người khác.
Ðể đạt được mục đích vừa kể, câu nói "Nền Cộng Hoà nhận biết và bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm của con người, con người như cá nhân hay con người như thành phần xã hội, nơi con người triển nở nhân cách của mình...", chúng
ta có thể hiểu được dưới hai ý nghĩa:
- trước tiên, con người được Hiến Pháp thiết định thể chế Cộng Hoà, đứng ra bảo vệ con người bất cứ ở đâu, trong cuộc sống riêng tư một mình hay trong cuộc chung sống thành
tổ chức xã hội trung gian với người khác.
- kế đến, với ý nghĩa sâu xa
hơn, Hiến Pháp thiết định thể chế Quốc Gia phải bảo vệ quyền của các tổ chức xã hội trung gian.
Nói cách khác, các tổ chức xã hội trung
gian, "hay con người như thành phần xã hội, nơi con người triển nở nhân cách của mình", cũng có
"tư cách pháp nhân" như cá nhân
con người là chủ thể của các quyền bất khả xâm phạm của mình.
Bảo vệ các tổ chức xã hội trung
gian, gia đình, học đường, tổ chức tôn giáo, chính đảng, công đoàn, hiệp hội nghề nghiệp...cũng là chủ thể pháp nhân như mỗi cá nhân con người, với các quyền bất khả xâm phạm của mình.
Tổ chức xã hội trung
gian là môi trường không thể thiếu, giúp cho con người hoàn hảo hoá nhân cách của mình.
Nhưng sự hiện diện của các xã
hội trung gian ảnh hưởng đến cá nhân con người. Muốn cho tổ chức xã hội trung gian, kể cả cơ chế Quốc Gia đi nữa, muốn được hiện hữu và trở thành môi trường và phương thế hữu hiệu để phục vụ con người, các tổ chức đó cần có sự cộng tác của con người,
"...và đòi buộc chu toàn các bổn phận liên đới không thể thiếu trong các lãnh vực chính trị, kinh tế và xã hội ".
Các hậu quả đối với cá nhân con người do các tổ chức xã hội trung gian đưa đến đó là tính cách đa dạng của tư tưởng, ngôn ngữ, chính kiến, niềm tin tôn giáo, và tổ chức Quốc Gia
thành cơ chế khác nhau.
Bởi đó điều 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc, chúng
ta trích dẫn ở trên, còn được một số các điều khoản Hiến Pháp liệt kê kế tiếp về cách
"nhận biết và bảo vệ con người như cá nhân hay con người như thành phần xã hội, nơi mỗi cá nhân triển nở nhân cách của mình":
- "Nền Cộng Hoà là một và bất khả phân, nhận biết và phát huy các nền tự lập địa phương; thực hiện trong các lãnh vực phục vụ của Quốc Gia phương thức hành chánh tản quyền rộng rải hết sức có thể, thích nghi các nguyên tắc và phương thức lập pháp của mình phù hợp với các nhu cầu tự lập và tản quyền" (Ðiều 5, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
- "Bằng những đạo luật thích hợp, Nền Cộng Hoà bảo vệ các sắc tộc thiểu số" (Ðiều 6, id.).
- "Mọi cộng đồng tôn giáo đều tự do như nhau trước pháp luật" (Ðiều 8, đoạn 1, id.).
- "Mọi công dân đều có quyền tự do gia nhập hội, không cần phải có giấy phép, để đạt được những mục đích mà hình luật không ngăn cấm đối với cá nhân" (Ðiều 18, đoạn 1, id.).
Qua những trích dẫn vừa kể chúng ta
hiểu được thành ngữ "các tổ chức xã hội trung gian" gồm những tổ chức dựa trên nền tảng địa phương hay không, được người dân thiết lập nhằm đạt được mục đích truyền bá tư tưởng, tín ngưỡng, ý thức hệ chính trị, kinh tế và xã hội, có đặc tính tự nguyện hay tự nhiên của con người, với những lợi thú và liên hệ, kết hợp các cá nhân với nhau.
Hiểu như vậy, chúng
ta hiểu được điều 2 của Hiến Pháp 1947 Ý Quốc nêu lên những nguyên tắc nền tảng cho cuộc chung sống trong cuộc sống cộng đồng và từ đó đòi buộc mỗi cá nhân, thành phần của cộng đồng phải có trách nhiệm chu toàn các bổn phận liên đới cho cuộc sống đó được tổ chức, phát huy và hoạt động được hữu hiệu trong lãnh vực của mình, để phục vụ con người.
Vế phương diện liên đới được đề cập, điều 2 của Hiến Pháp là nền tảng, nói lên những bổn phận phải có, được các điều 52, 53 và 54 của Hiến Pháp tuyên bố ở đoạn cuối của phần I Hiến Pháp, nói về nhân phẩm, quyền và bổn phận của con người.
a) Bổn phận "liên đới" đầu tiên "không thể thiếu" của một cá nhân con người sống trong xã hội là "bổn phận liên đới" đối với Quê Hương, "là một cộng đồng dân tộc cùng sống tên một lãnh thổ, được tổ chức theo một thể chế", định nghĩa Quốc Gia trong chính trị học.
- "Bênh vực Quê Hương là bổn phận thiêng liêng của mọi công dân.
Thi hành quân dịch có tính cách bắt buộc trong giới mức và theo thể thức luật định...
Quy chế tổ chức quân lực phải tuân theo tinh thần dân chủ của Nền Cộng Hoà" (Ðiều 52, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
Ý nghĩa của điều 52 vừa trích dẫn cho thấy bênh vực Quê Hương là "bổn phận không thể thiếu" đối với mọi công dân.
Cả quy chế thi hành
quân dịch cũng vậy, không phân biệt nam hay nữ phái. Sở dĩ trong cuộc sống thông thường, thường thường chỉ có phái nam đến tuổi trưởng thành mới bị bắt buộc thi hành quân dịch, đó là những gì trong cuộc sống thực thế "...và theo thể thức luật định". Nhưng điều đó không có nghĩa là khi tình trạng khẩn trương đòi hỏi, Quốc Hội không thể "chẩn y" những đạo luật động viên cả phái nữ, cùng được võ trang để bảo vệ Quê Hương: "giặc đến nhà, đàn bà phải đánh!".
Cũng vậy câu nói
"...và theo thể thức luật định ", Hiến Pháp
dành quyền cho Quốc Hội có thể thiết định giới hạn và thể thức thi hành dành cho thành phần công dân không đồng ý dấn thân vào cuộc đời súng đạn, bắn giết vì lý do lương tâm (obiezione di coscienza).
b) Bổn phận liên đới kế đến của bất cứ ai sống trong cộng đồng Quốc Gia là cộng tác đóng góp, để trang trải các chi phí công cộng, từ quốc phòng,
an ninh nội địa, y tế, giáo dục, giao thông, an sinh xã hội, quản trị... để bảo đảm cho đời sống Quốc Gia được an ninh và trôi chảy, hữu hiệu phục vụ cá nhân
cũng như công ích:
- "Mọi người đều có bổn phận phải cộng tác vào các chi phí công cộng, tùy
theo khả năng góp sức của mình.
Hệ thống thuế vụ được tổ chức theo tiêu chuẩn lủy tiến" (Ðiều 53,
id.).
Ðiều 53 cho thấy Hiến Pháp ra
chỉ thị bắt buộc đối với "mọi người" ("mọi người đều có bổn phận"), không cứ gì chỉ công dân mới bị bắt buộc, tùy theo khả năng cộng tác của họ.
Ðối với người ngoại quốc, những người "đều có bổn phận không thể thiếu" là những ai sống trong lãnh thổ quốc gia của Nền Cộng Hoà Ý Quốc hay cả những người ngoại quốc có cơ sở, công ăn việc làm, tạo được lợi tức trên lãnh thổ Ý.
Tiêu chuẩn để tổ chức định chế thuế vụ là thuế được áp dụng theo thể thức "lủy tiến" (progressività), chớ không theo tỷ lệ trên lợi tức. Bởi lẽ thu thuế má theo
tỷ lệ, là cách tính "bổn phận không thể thiếu" bất công đối với những ai có lợi tức yếu kém.
Tính thuế vụ "lủy tiến" trên lợi tức, là áp
dụng cách tổ chức "bình đẳng thực hữu" (uguaglianza sostanziale) và là thực hiện nguyên
tắc bình đẳng xã hội, như những gì Hiến Pháp ra chỉ thị ở điều 3, đoạn 2:
- "Bổn phận của Nền Cộng Hoà là dẹp bỏ đi những chướng ngại vật về phương diện kinh tế và xã hội, là những chướng ngại, trong khi thật sự giới hạn tự do và bình đẳng của người dân, không cho phép mỗi cá nhân triển nở hoàn hảo con người của mình và cộng tác một cách thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của xứ sở" (Ðiều 3, đoạn 2, id.).
Như vậy dẹp bỏ đi những chướng ngại vật giới hạn tự do và bình đẳng của người dân là nguyên tắc nền tảng xây dựng một xã hội Nhân Bản và Dân Chủ (Lombardi G., Contributo allo studio dei doveri costituzionali,
Giuffré, Milano 1967, 228).
c) Và đối với những ai được giao cho thi hành công vụ, phải trung
thành thực hiện trách vụ được giao phó, tôn trọng luật pháp và
tuân giữ những gì mình đã tuyên hứa:
- "Mọi công dân đều có bổn phận trung thành với Nền Cộng Hoà, tuân giữ Hiến Pháp và luật pháp.
Các công dân được ủy thác cho công vụ, có bổn phận phải thi hành trong kỷ luật và trong danh dự, tuyên
thệ trong các trường hợp được luật pháp thiết định" (Ðiều 54, đoạn 1 và 2, id.).
"Mọi công dân" đều có bổn phận trung
thành với Nền Cộng Hoà, mà nhứt là những công dân có bổn phận thi hành công vụ, càng bị bắt buộc nặng nề hơn: "phải tuyên thệ trong các trường hợp được luât pháp ấn định".
Bổn phận của những công
dân được quy trách cho thi hành công vụ như vừa kể, được tiêu biểu xác định như là khuôn mẫu, đối với các vị dân biểu Quốc Hội, được dân chúng của cả Quốc Gia ủy thác cho trách nhiệm:
- "Mỗi thành viên của Quốc Hội đại diện cho cả Ðất Nước và hành xử phận vụ của mình không bị bất cứ một mệnh lệnh riêng tư nào bó buộc" (Ðiều 67, id.).
- " Công lý được quản trị nhân danh dân chúng của cả Quốc gia.
Các thẩm phán chỉ tùy thuộc vâng phục luật pháp" (Ðiều 101, id.).
Lời tuyên thệ chu toàn
"các bổn phận liên đới không thể thiếu" đó đối với Nền Cộng Hoà, với thể chế và cơ chế Quốc Gia, cũng đồng thời là lời tuyên thệ đối với đồng bào của mình đang sống trong cộng đồng Quốc Gia, là lời tuyên thệ được Hiến Pháp xác định rõ hơn ở một điều khoản khác:
- "Các cơ quan công quyền được tổ chức theo chỉ thị của luật pháp, thế nào để bảo đảm cho việc làm có hiệu năng, hữu hiệu và không kỳ thị phe phái của nền hành chánh" (Ðiều 97, đoạn 1, id.).
Nói tóm lại, tinh thần huynh đệ liên đới trong chính trị, kinh tế và xã hội được điều 2 đề cập đến, mà chúng ta đang bàn
là phương thức đáp ứng lại nhu cầu của cộng đồng anh em đồng bào đang sống dưới tổ chức Quốc Gia.
Nếu mỗi người không có trách nhiệm chu toàn "các bổn phận liên đới không thể thiếu", cộng đồng anh em đồng bào đang sống trong lòng Quốc Gia không có cách gì có thể chung sống và
chung sống trong hoà bình, thân hữu được.
Ðó là những gì Viện Bảo Hiến Ý Quốc không
ngừng lập đi lập lại dưới nhiều hình thức khác nhau:
- "...hành động tự nguyện, khuôn mẫu căn bản của động tác cá nhân cống hiến miễn phí và một cách tự nhiên các hoạt động của mình để phục vụ người khác hay phục vụ cộng đồng, là phương thức thực hiện trực tiếp nguyên tắc liên đới xã hội, được Hiến Pháp xếp đặt giữa những giá trị cấu trúc của định chế Quốc Gia" (Corte Cost., sent. 202/1992).
- "Nguyên tắc liên đới (được đề cập đến ở điều 38 Hiến Pháp), phải được thực hiện tương quan với nguyên tắc hữu lý và bình đẳng (của điều 3 Hiến Pháp) (Corte Cost., sent. 20/1994.
Và đây là nội dung của điều 38 và điều 3 Hiến Pháp
1947 Ý Quốc, được Viện Bảo Hiến đề cập đến:
- "Mọi công dân không có khả năng làm việc và thiếu phương tiện để sống còn, có quyền được nuôi sống và được trợ cấp xã hội.
Người làm việc có quyền được tiền liệu và bảo đảm bằng những phương thế thoả đáng đáp ứng lại các nhu cầu đời sống của mình trong trường hợp bị tai nạn, bệnh tật, tật nguyền và già nua, bị thất nghiệp ngoài ý muốn.
Những ai không có khả năng và khuyết tật thua thiệt cũng có quyền được giáo dục và khởi công nghề nghiệp.
Các quyền được liệt kê trong điều khoản nầy sẽ có các cơ quan và tổ chức được thiết lập để thi hành hay được chính
Quốc Gia bổ túc" (Ðiều 38, đoạn 1, 2, 3 và 4, id.).
- "Mọi người đều có địa vị xã hội ngang nhau và bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt phái giống, chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, điều kiện cá nhân hay xã hội".(Ðiều 3, đoạn 1, id.).
Các động tác tự nguyện của cá
nhân, luật pháp hiện hành ở Ý Quốc nhìn nhận giá trị xã hội của những động tác đó như là phương thức tham dự, liên đới và đa dạng, để phát triển tinh thần tự lập của các tổ chức xã hội trung gian cũng như của các cộng đồng địa phương.
Ðể cổ võ những động tác tự nguyện đó,
- luật pháp dành cho nhiều điều kiện dễ dãi về tài
chánh và giảm bớt thuế vụ cho những ai tham gia (L. n. 266
del
11.08.1991)
- cũng các hoạt động tự nguyện phục vụ xã hội có thể được xem như là phục vụ dân sự thay thế cho thời gian quân dịch bắt buộc (d.lgs. n. 460
del
04.12.1997;
L.n. 230 del 1998).
"...và đòi buộc chu toàn các bổn phận liên đới không thể thiếu trong các lãnh vực chính trị, kinh tế và xã hội " nói lên
thái độ lương lẹo trốn thuế,
con ông cháu cha đút lót để trốn trách nhiệm thi hành nghĩa vụ quân sự, lươn lẻo quản trị hành chánh, tài nguyên và luật pháp Quốc Gia
dành đặc quyền đặc lợi cho bè phái, đồng chí, đảng viên là cách phá hoại, đạp đổ Quê Hương cho kiệt quệ và chia rẻ và bị giết chết từ trong trứng nước.
Quốc Gia Việt
Nam
không thể phát triển đến văn minh nếu mỗi công dân Việt
Nam
không hành xử với tinh thần trách
nhiệm và luân lý,
"...và đòi buộc chu toàn các bổn phận liên đới không thể thiếu...".
=END=
9- Câu Chuyện Ðiện Ảnh
-
Hollywood
7 Ngày Qua
Natalie Nguyen
(VNN)
Longoria nói mình không phải là một cô dâu kỳ cục!
Tuy còn rất nhiều các chi
tiết lặt vặt, nhưng Eva Longoria nói mình vẫn giữ bình tĩnh trong
hôn lễ của mình với Tony Parker hồi tuần trước. Cô nói với tạp chí OK!: "Robert Verdi, nhà tạo mẫu của tôi và
mọi người xung quanh tôi đều nói rằng tôi rất bình tĩnh, thậm chí tôi không hề cảm thấy căng thẳng vì bất cứ điều gì".
Nữ diễn viên
"Desperate House wives" 32 tuổi này cùng với ngôi
sao bóng rổ NBA 25 tuổi đã tổ chức lễ cưới tại
Paris
hôm thứ sáu tuần trước qua. Một ngày sau đó, họ tuyên thệ tại một nhà thờ đối diện bảo tàng Louvre và tổ chức tiệc cưới tại một lâu đài cổ của Pháp.
Longoria nói: "Cô gái nào cũng mơ về một hôn lễ đẹp và lãng mạn, thật đáng kinh ngạc khi được chứng kiến điều này sau nhiều tháng hoạch định kế hoạch. Chúng tôi thực lòng mong muốn sẽ để lại hình ảnh đẹp cho tất cả những người khách của mình chỉ nhằm mục đích đem lại niềm vui cho họ".
Danh sách khách mời có cả các ngôi
sao "Desperate Housewives" như Teri Huffman và Felicity Huffman
cùng với ca sĩ Sheryl Crow.
Parker, người sinh ra
tại Bỉ nhưng lớn lên tại Pháp thì nói rằng chính Longoria đã chọn nơi tổ chức hôn lễ. Anh nói: "Tôi không muốn tổ chức tại
Paris
vì như thế chúng tôi phải mời thêm một số lượng khách mời ngoài ý muốn" - anh nói trong tiếng cười của Longoria.
Longoria cũng cười khúc khích trong suốt thời gian diễn ra hôn
lễ khi mà cô thử tuyên thệ bằng tiếng Pháp.
Parker giải thích: "Cô ấy quyết định tôi phải tuyên thệ bằng tiếng Anh, còn cô ấy bằng tiếng Pháp, tuy có một số từ hơi khó nhưng tôi rất tự hào vì cô ấy".
Longoria và Parker đang xuất hiện trên rất nhiều bìa tạp chí, những tạp chí chịu trả tiền để được phỏng vấn hai người. Một đại diện của OK! không cho biết số tiền họ đã thỏa thuận để có bài phỏng vấn của mình.
Tin khác..
Lệnh cấm Longoria sinh con.
Nữ diễn viên Eva Longoria vừa cho biết đã bị các nhà
sản xuất chương trình truyền hình "Desperate Housewives" cấm sinh
con vì sợ điều này sẽ phá vỡ kịch bản của họ.
Nhà sản xuất Marc
Cherry trong thời gian diễn ra hôn lễ của Longoria đã nói với cô rằng cô phải hoãn lại thời gian có thai vì cô đã được đưa
vào kịch bản của chương trình với vai diễn của Gabrielle Solis.
Cô nói: "Chúng tôi cũng đồng ý điều này. Chúng tôi muốn dành thêm thời gian
cho nhau, tuy rằng chúng tôi đang rất muốn có con".
***
Cyrus, Nghệ sĩ trẻ nhất Hoa Kỳ giành giải thưởng
Miley Cyrus đã trở thành
nghệ sĩ trẻ nhất trong lịch sử âm nhạc Hoa Kỳ có hai album đứng đầu bảng xếp hạng chỉ trong một năm. Ngôi sao Hannah Montana 14 tuổi này là con của ca sĩ Billy
Ray Cyrus, tuần trước cô đã giành vị trí đầu bảng xếp hạng Hoa Kỳ sau khi anlbum mới của cô Hannah Montana 2 - Meet Miley Cyrus bán được 326000 bản. Album trước của Cyrus Hannah Montana, đặt theo tên của một chương
trình truyền hình dành cho thanh thiếu niên của Disney đã giành vị trí đầu bảng Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2006.
***
Ðoạn phim giới thiệu không ghi tựa càng làm cho khán
giả sốt ruột
Một đoạn phim giới thiệu không đưa
ra tựa phim càng làm cho dân ghiền phim Hoa Kỳ tìm mọi cách để kiếm thêm thông tin. Trích đoạn khá lạ lùng được tung ra trên toàn liên bang trước khi giới thiệu bộ phim
Transformers cho thấy cảnh người dân New York đang dùng bữa tối thì điện vụt tắt và lửa bùng lên khắp thành phố. Ðoạn phim giới thiệu không có tựa đề, nhưng có hé một thông tin cho biết phim sẽ được công chiếu vào ngày 18 tháng giêng năm 2008 và được sản xuất bởi đạo diện JJ Abrams, cũng là đạo diễn bộ phim Mission Impossible III. Hiện nay người ta gọi phim này là Cloverfield, tuy hãng Paramount Pictures nhấn mạnh rằng đó không
phải là tựa phim chính thức.
***
Cruise nhận giải thưởng danh dự
Tom Cruise cũng sẽ nhận được giải thu73ng danh dự tại bảo tàng lịch sử
New York
vào tháng 11. Ngôi sao 45 tuổi này sẽ tiếp nối các bậc đàn anh như Sidney
Lumet, Robert De Niro, Richard Gere, Al Pacino, Sidney Poitier, Julia Roberts
và James Stewart. Giám đốc bảo tàng MOMI Rochelle Slovin cho biết họ chọn Tom
Cruise vì đã cống hiến cho điện ảnh suốt 27 năm, kể từ bộ phim Endless love vào năm 1981. Slovin nói: "Tom Cruise
là một trong số các nam diễn viên Hoa Kỳ hàng đầu trong thời đại của anh. Ðược làm việc với các đạo diễn nổi tiếng như Francis Ford Coppola, Stanley Kubrick, Sydney Pollack, Martin
Scorsese, Steven Spielberg và Robert Redford - Cruise đã đem đến cho chúng ta những vai diễn không thể nào quên được".
***
Radcliffe xa lánh
Hollywood
Ngôi sao bộ phim Harry Porter And The Order
Of The Phoenix Daniel Radcliffe tỏ thái độ miễn cưỡng khi phải quay phim ở nước ngoài vì anh sẽ bị nhớ nhà. Ngôi sao 17 tuổi này từ chối đi theo
con đường của nữ diễn viên Anh Catherine Zeta - Jones và Pierce Brosnan chuyển sang Mỹ, vì anh yêu thích cuộc sống của mình ở London.
Anh nói với Larry King: "Tôi không nghĩ mình sẽ có thể sống ở một nơi nào
khác ngoài
London
.
Tôi đã sống ở đây cả đời và tôi cho rằng hiện nay tôi không nghĩ mình sẽ phải sống ở một nơi nào
khác ngoài nước Anh". Radcliffe cũng tiết lộ rằng cha mẹ anh muốn anh làm
việc tại Anh và rất buồn khi anh phải đi sang Los Angeles để quay phim về cậu bé phù
thủy. Anh nói: "Tôi đã ký hợp đồng, bộ phim được thực hiện phần lớn ở
Los Angeles
và cha mẹ tôi tỏ thái độ không thích lắn, vì đây là một sự thay đổi quá lớn. Nhưng sau đó là hai bộ phim sẽ được thực hiện tại Anh"
***
Lohan: "Trung tâm cai nghiện đã làm thay đổi cuộc đời tôi"
Ngôi sao điện ảnh
Hollywood Lindsay Lohan đã từ bỏ thói quen tiệc tùng của mình và vào trại cai nghiện để thay đổi cuộc sống.
Nữ diễn viên này đã đăng
ký vào trung tâm cai nghiện Promise vào tháng năm sau khi bị kết tội lái xe
trong tình
trạng say ma túy gây tai nạn tại
Beverly Hills
,
Calif.
Nhưng cô cũng nhấn mạnh rằng cô đã thay đổi - đồng thời đang theo đúng chế độ điều trị để tránh đi vào vết xe đổ.
Cô nói: "Trại cai
nghiện đã thay đổi cuộc đời tôi. Tôi không có một khởi đầu tốt và tôi cần phải chấn chỉnh lại. Tôi đã đi quá xa. Có nhiều khóa điều trị để nói về quan hệ cộng đồng. Nếu tôi bị căng thẳng, tôi có thể cầu nguyện và tĩnh tâm".
***
Tin xấu của Britney: K-Fed có người yêu mới!
Một tin mới đã đánh tan mọi hy vọng về sự tái hợp của Britney
Spears và Kevin Federline: K-Fed đã có người yêu mới.
Theo National Enquirer, chàng ca sĩ nhạc rock
này đã bắt đầu hẹn hò với người dẫn chương trình ca nhạc hip hop Los Angeles Liz Hernandez.
Nguồn tin cho biết:
"Kevin hoàn toàn bị Liz thu hút. Anh ta luôn nhắc đến cô ấy - thật là khéo
léo, thật là đẹp. Anh ta hoàn toàn nghiêm túc khi nói về cô ấy"
Hai người gặp nhau 18
tháng trước khi ca sĩ Rap này xuất hiện trong chương trình của Hernandez. Trong một cuộc trao đổi gây náo loạn, cô hỏi thẳng Fedeline ai giỏi hơn trong chuyện vợ chồng, Spears hay vợ cũ của anh ta là Shar Jackson. Người ta nói Spears hoàn
toàn giận dữ vì anh ta không nói ngay được tên của cô.
Nguồn tin cũng nói với
Enquirer: "Liz đang cố gắng giữ cho mối quan hệ này kín đáo vì cô không muốn nó xảy ra bên cạnh công việc, nhưng Kevin thì cứ khoe khoang với mọi người trong gia đình, bạn bè và người thân. Anh ta có cả trăm bức ảnh của Liz
trong nhà. Cô ấy thích nấu ăn và Kevin cũng thích vì anh ta thường phải làm điều này cho
cả Shar và Britney". Nguồn tin này cũng nói
thêm rằng Liz cho rằng hai đứa con của Fererline với Spears là "rất đáng yêu".
***
Ðiều tra về Hilton
Một cuộc điều tra đã được tiến hành về việc Paris Hilton được đối xử đặc biệt trong trại giam.
Ủy ban cảnh sát
Los Angeles sẽ tiến hành điều tra xem cô nàng thượng lưu này có được tự do sử dụng một chiếc điện thoại không dây thay vì phải xếp hàng chờ đến lượt sử dụng điện thoại như mọi người hay không.
Người ta cũng điều tra tin
về việc Hilton cũng được nhận một bộ đồng phục hoàn toàn mới tinh thay vì phải dùng lại đồ cũ như mọi tù nhân khác, đồng thời thư từ của cô cũng do chính một đại úy đưa đi thay vì phải qua quá trình kiểm soát.
Phát ngôn viên của ủy ban cảnh sát Steve Whitmore
nói với New York Daily News: "Chúng tôi phải điều tra đến tận gốc rễ và tìm xem chính xác điều gì đã xảy
ra".
Những lời cáo buộc này đã được gởi đến ủy ban cảnh sát
Los Angeles
thông qua chính những thành
viên của nó. Hilton được phóng thích sau khi phải chịu án giam hồi tháng trước tại trại giam
Lynwood
,
Calif.
.
Tin khác,
Một người bà con của Hilton cũng sẽ phải ra tòa vì lái xe trong tình trạng say sưa.
Brooke Ashley Brinson bị cảnh sát
California
chặn xét từ năm ngoái
sau khi qua kiểm tra họ nhận thấy nồng độ cồn trong máu của cô vượt quá giới hạn cho phép.
Cô nàng 20 tuổi này lúc đó cũng đang điều khiển một chiếc Mercedes Benz đăng ký với tên của Hilton, theo báo cáo TMZ.com thì cô đã gây ra
4 vụ va quẹt trên đường xa lộ.
Brinson sẽ phải ra tòa vào ngày 3 tháng tám tới.
***
Trump từ chối chương trình "The View"
Nữ doanh nhân Ivanka Trump vừa bỏ qua cơ hội thay thế vị trí địch thủ của cha mình là Rosie O ' Donnell trong chương
trình The View. Cả nhà tư bản lẫn O'Donnell đều bắt đầu đi xuống từ đầu năm 2007 sau khi cô công khai chỉ trích quyết định cho hoa hậu Mỹ Tara Corner một cơ hội thứ hai. Cuộc khẩu chiến giữa hai người đã làm cho chương trình The View tăng giá trị và giờ đây người thực hiện chương trình Barbara Walters đang hy vọng sẽ tái lập lại chương
trình vốn đã thành công bằng cách mời cô con gái quyến rũ của Trump
tham gia. Nhưng vào hôm thứ ba, phát biểu trước chương trình của Los Angeles DJ Ryan Seacrest, Ivanka nói: "Tôi sẽ không
bao giờ tham gia. Tôi đang làm việc với một chương trình lớn trên khắp thế giới, do đó việc ngày nào cũng phải xuất hiện trên truyền hình hoàn toàn không có trong kế hoạch của
tôi".
Trump cũng khẳng định mình đã được tiếp cận một cơ hội để thay thể cho O'Donnell. Cô nói: "Tôi đã nhận được nhiều lời đề nghị - thôi thì mặc kệ"
***
Fox: "Ai ở
Hollywood
cũng dùng ma túy"
Nữ diễn viên Transformers
Megan Fox nhấn mạnh rằng Hollywood đầy ma túy, cô chỉ là một trong số năm người mà cô biết rằng không dùng đến nó. Fox thừa nhận đã có thử qua nhiều loại nhưng không hề bị ảnh hưởng. Cô nói với tạp chí Hoa Kỳ Maxim: "Tôi đã thử dùng ma túy do đó tôi biết rõ mình không thích nó. Tôi muốn thử nhiều thứ để có quyết định chính đáng nhưng tôi chưa hề đụng đến bất cứ thứ nào ngoài marijuana. Thậm chí tôi không nghĩ đó là một loại ma túy.
Cocaine đang ngày một thịnh hành - ai cũng dùng ma túy. Những người nổi tiếng không thèm giấu diếm - chỉ trừ khi nào đứng trước máy quay và điện thoại có ghi hình. Tôi biết rõ có 5 người không dùng ma túy và tôi là một trong năm người đó".
***
Spelling chấp nhận một khoảng tiền thừa kế nhỏ
Nữ diễn viên Tori Spelling đã chấm dứt cuộc cạnh tranh
với mẹ và đi đến thỏa thuận mà người mẹ đồng ý để cho cô nhận một phần gia tài rất nhỏ của cha cô.
Ngôi sao của "
Beverly
Hills
90210" cho biết cô chỉ nhận một khoảng thừa kế không đáng kể là
200000 USD từ gia tài 500 triệu USD của người cha triệu phú - quyết định này do mẹ cô là Candy Spelling đưa ra.
Candy và Tory bắt đầu giảng hòa nhân dịp sinh nhật đứa con đầu của nữ diễn viên này vào tháng ba. Cô nói: "Ðó là quyết định của bà cũng như đó là quyết định của cha tôi khi cho tôi bất cứ điều gì, người ta có thể nghĩ sao cũng được, nhưng tôi không muốn đánh giá về điều này".
=END=
10- Truyện Ngắn Trong Nước
- Con Nhà Làm Bún
Ma Văn Kháng
- Gái lùn! Gái lùn, dậy! Dậy! Sắp sáng rồi!
Gọi, lay. Ðập tay, giật chân.
Không khéo phải cấu véo, đấm đạp, dựng nó lên nó mới chịu dậy cũng nên. Ðêm đang khép cánh. Mặt đất đã âm ấm khí dương. Ừ thì con gái hai mươi là tuổi ăn tuổi ngủ, nhưng tuổi này cũng là tuổi làm lụng chứ. Không thì lấy gì mà ăn. Không bớt ăn bớt ngủ dậy từ lúc này, khi thiên hạ còn ngủ cả, không lấy sự chịu thương
chịu khó để bù lấp chỗ kém cỏi của số kiếp thì làm sao mà sống được, làm sao năm giờ có hàng cho khách đến lấy kịp chầu ăn sáng của mọi người!
- Gái lùn! Dậy, con!
Lần này bà Gái mới chỉ gọi giật hai
câu, con bé đã vùng dậy, ngáp dài một cái rồi vừa gãi mớ tóc bù, vừa thò chân xuống quờ tìm guốc. Lát sau thấy tiếng nước trong chảo bột vỗ óc ách. Rồi bốc lên mùi bột gạo ngâm chua khẳn và mùi than bén lửa khen khét mùi của sự sống, trong
bóng đêm đen nhờ.
- Này, cẩn thận, lược cho kỹ, không bún giót như hôm qua. Mà xem lại cái
khuôn đi, mẹ thấy không khéo nó thủng, con à.
Tuy vậy, bà Gái nói mà vẫn cảm thấy tiếng mình
không thật. Nó vang đi đâu, trong căn nhà mái thấp đã mù mù hơi khói, hơi nước, chìm nghỉm bóng hai người đàn bà, một già một trẻ. Hóa ra ở đây, lúc này không cần ngôn ngữ. Lúc
này, ngõ xóm khéo chỉ có hai mẹ con bà dậy bắt đầu việc làm bún.
Mọi người đang giấc. Không ngủ lúc này chỉ có ma, không ngủ lúc này họa chăng chỉ có kẻ trộm đang hành nghề. Thức giấc lúc này chỉ có hai mẹ con bà Gái. Hai mẹ con như hai cái bóng âm thầm, quờ quạng, cắm cúi vào
công việc đầu tiên để làm ra sợi bún là gạn bột và nhóm lò.
***
Những sợi bún làm
trong đêm đem lại lời lãi trông thấy. Một cân gạo làm được ba cân bún ngon. Nhưng khách chỉ được đổi có hai cân rưỡi. Làm bún tậu được ruộng, xây được nhà. Nhưng, đó là nói người có sức vóc và bỏ qua cái vất vả, cực nhọc của công việc này. Nó để lại di chứng trên hình hài, vóc dáng, cung cách của hai mẹ con bà.
Người gì mà kiệm lời, mà cứ xo xo xúi xúi, cắm cắm cúi cúi, cấm có thấy gương mặt ngẩng lên. Hai bàn tay thì lúc nào cũng nhớt nhèo
nhèo, các kẽ chân kẽ tay bị nước chua ăn mòn ngày qua ngày cứ bở bợt ra,
trông thấy cả lớp thịt đỏ nhờ bên trong, như tay chân người hủi.
Muốn có sợi bún đẹp, ngon, công việc phải tỉ mẩn ngay từ khâu chọn gạo, không phải là hạt gạo mới lắm nhựa mà là hạt gạo cũ bụng bạc kia. Gạo muốn thành bún trước hết phải xóc cho kỹ, rồi xay thành bột ướt và ngâm cho nở ra. Nóng thì một, hai ngày. Rét thì có khi phải ngâm tới bốn, năm ngày. Bột nở đủ độ là vớt, cho vào khăn, gói lại rồi lấy đá lèn. Lèn cho khô rồi đem bột nặn thành
quả. Quả bột hình thành nhờ tay người, rồi cũng tay người cho nó vào quay, thả nó vào nồi luộc.
Ðã tưởng luộc chín là
xong, nhưng đôi tay vẫn chưa được nghỉ ngơi. Nhấc quả bột đã chín phần da bên ngoài ra phải cho vào cối giã,
sau đó cho vào bồn thấu cho nhuyễn. Thấu khó lắm, quá tay cho nước nhiều là nhão ngay. Ôi chao! Cái vất vả vẫn chưa buông
tha. Vì bây giờ mới đến khâu lượt bột, tức cho bột vào cái lượt có hình cái túi làm bằng tơ lụa Hà
Ðông, bóp bằng tay thật kỹ cho bột mịn. Tuy nhiên, dùng sức nhiều hơn là việc vặn bún tiếp sau. Vặn thật mạnh để bột tuôn xuống nồi nước đang sôi, và trong mung lung hơi nước nhòe
nhoẹt, khi bóng đêm đang tan, trong cái cảnh huống ba
chìm bảy nổi, mới thấy được sợi bún lập lờ trong làn nước sôi cuộn.
***
Ôi, những sợi bún trắng muốt kết tinh từ trong
bóng đêm vừa dai vừa giòn, rất mực bóng bẩy ngon lành. Công phu thật, nhưng đúng là mới nhìn sợi bún đã muốn ăn. Vừa đặt vào môi đã thấy nó trôi vào cổ họng. Người ăn bún quen dạ chẳng cần nói cũng biết là đông, nhất là đàn bà. Người nghiện bún cũng không ít. Ngày xưa trong ngõ này có cụ Thượng họ Bùi, còn bây giờ, hằng ngày vẫn có cả chục người đến chờ bún khuôn một, còn gọi là bún đầu nước, ngay từ lúc tinh mơ.
Bún đầu nước ít nhựa, dai giòn, ngon, một người ăn hết một cân bún rối là thường. Mà đấy chỉ là chấm nước mắm hay mắm tôm chanh ớt thôi đấy. Bún có nhiều loại. Sợi bún trong chậu lấy tay vóng lên, vuốt xuôi, rồi trở tay đặt xuống, sợi dài trông như con len tở, gọi là bún con bừa, con cúi. Bún nắm là vóng sợi bún lên tay, nắm cho nó kiệt nước, đặt xuống, to nhỏ theo ý mình. Nhưng thích nhất là bún vảy ốc, còn gọi là bún lá, bày ở mẹt bún chả, mười lá trắng tinh đẹp như hoa nhài, nhìn đã thấy mê.
Mê bún, nghiện bún ở ngõ xóm
này xưa là cụ Thượng họ Bùi. Bà Gái nhớ: cụ Bùi Mỗ, người làng này, xưa học giỏi, tài cao, đức trọng, được thăng Thượng thư, vào nhậm chức ở Huế, nhớ bún quá, phải mời ông Quảng, anh giai bà vào chuyên làm bún cho cụ xơi. Sau,
ông Quảng già, trở lại cố hương, Bùi tiên sinh thưởng cho chức Trưởng bạ.
Ngồi nghe mẹ kể chuyện mà cậu út Nhớn cứ dửng dưng như không.
Chỉ Gái lùn là có vẻ lắng tai, nhưng lại nghếch mắt, lơ ngơ: "Thượng thư là chức gì, hả mẹ?". Bà Gái ngẩn mặt: "Thì thấy người ta nói vậy rồi nói theo chứ nào có biết. Mà biết để làm gì?".
Biết chẳng để làm gì cả! Vì quanh năm suốt tháng, từ đời cụ kỵ ông bà cha mẹ chỉ duy nhất một việc là làm ra sợi bún. Chỉ một nhịp sinh hoạt là ngày ngày trở dậy từ hai giờ sáng, hết gạn bột, luộc bột, giã bột lại đến thấu bột, lượt bột, vặn bún, khép kín một chu trình để đến sáu giờ giao hết hàng thì lăn ra ngủ. Ngủ tới hai giờ chiều là lại dậy chọn gạo, xóc gạo rồi mười giờ lên giường để hai giờ sáng lại bắt đầu vòng tuần hoàn mới.
Làm, chỉ có làm, đến mức da thịt hai bàn tay nát nhừ như bùn vữa. Làm, cả năm cả tháng chỉ nghỉ độc ngày mồng một Tết, là ngày miệng thiên hạ còn dành ăn cỗ. Làm như một thói quen. Như không có nhu cầu, không có sinh thú gì khác.
Không quan tâm tới bất cứ cái gì khác ngoài công việc, vì đã chấp nhận sự an bài, không nề hà, suy bì so sánh, không biết đến khổ ải, thiệt thòi. Cũng chẳng có yêu cầu gì cho bản thân.
Vì ngay đến cả cái tên gọi cũng không cần nữa là. Mẹ là bà Gái. Con trai là Nhớn. Con gái là Gái con. Gái chị, Gái em, hoặc Gái lùn, Gái cao tùy theo vóc vạc. Từ đời ông bà đã vậy. Nhà là xưởng làm bún. Số kiếp lớn bé, nam nữ trong nhà thảy đều là thợ chuyên nghề làm ra món ăn dân gian phổ biến này.
Có nhẽ phải đến đời này, chỉ đến đời này mới có chút ngoại lệ. Tức cậu út Nhớn con bà Gái, từ lúc còn tuổi thiếu niên đã không tham gia công việc cùng cha mẹ và các chị. Cậu út Nhớn được đi học. Cậu tách khỏi đời sống lầm lũi cực khổ của mẹ và các chị. Mẹ cậu, chị cậu lấy ra từ bóng đêm nguồn sức mạnh tăm tối; còn cậu, chỉ tìm thấy ở đó lòng căm hờn và sự khinh miệt. Cậu bĩu môi, khinh bạc:
- Sống như dưới địa ngục thế này mà cũng chịu được!
***
Cậu út Nhớn mười bảy tuổi dong dỏng cao, da trắng mịn, mặt xương, mũi dọc dừa, tóc dày rậm, rẽ ngôi giữa, thanh tao nhẹ nhõm như một mũi tên, trông vẻ ngoài đã thấy đúng là cái tinh hoa vắt ra từ cuộc đời lam lũ của mẹ và chị. Nhưng trông sáng sủa vậy mà cậu học kém. Trượt vỏ chuối vào cấp trung học, cậu ở nhà chơi nhởn đã hơn năm.
Một hôm, tôi
sang xưởng bún của bà Gái xin nước đãi bún, nước này có chất chua của bột lên men, rất rít, rửa bát sạch còn hơn nước rửa bát của Thái Lan, thì bà Gái níu lấy tôi:
- Cô ơi, cô đi làm, cô quen nhiều, cô giúp thằng Nhớn nhà tôi kiếm công ăn việc làm mới. Tôi sợ nó bị lôi kéo...
Nhưng tôi chưa kịp giúp cậu Nhớn được tí nào, đã thấy cậu vè vè cái xe Honda nữ hoàng đỏ chót đằng sau đèo một cô gái mặc váy cộc vào ngõ, mặt mày phớn phở khác thường.
Cậu út Nhớn thực hiện một cú nhảy vọt. Cậu đã có người yêu, đã có bồ bịch, nhân tình. Và còn hơn cả nhân tình nhân ngãi nữa. Vì từ hôm ấy cô gái nọ ăn ở với Nhớn ở nhà mẹ Nhớn, một căn buồng ở nách cái xưởng bún nọ, như vợ chồng thật sự.
Cô tên Mùa đệm chữ Kim, một cái tên giao duyên tân cổ. Cô trạc ba mươi. Chỉ nhận ra cô ở độ tuổi ấy mỗi trưa cô trở dậy, tóc tai rũ rượi, đánh răng, súc miệng òng ọc. Lúc ấy phấn son đã bong sạch, da mặt cô xàm xạm màu chì, lấm chấm nốt tàn nhang. Lúc ấy cô hiện hình thành một cô gái quê có đôi mắt trắng dã, ngực độc cái xu-chiêng bọc cặp vú to dài thõng thẽo như hai quả đu đủ, dưới cái quần hoa lửng là đôi chân vòng kiềng khuệnh khoạng.
Cô đứng vung tay
vung chân làm vài động tác thể dục. Rồi ngáp. Rồi gãi nách, gãi sườn sồn sột. Rồi khịt mũi thấy mùi gạo ngâm, liền nhổ đánh phịt. Mùi đ. gì mà chua phát tởm thế, ông Nhớn?
Cô Mùa dậy muộn lắm. Quãng hơn mười giờ cô mới cùng Nhớn vắt vẻo cái ví đầm đi ăn trưa. Họ ăn trưa ở quán cơm bình dân về, lại đóng cửa buồng im ỉm. Ðây là lúc họ làm khổ tai nhức óc hàng xóm. Họ cấu chí nhau. Họ đùa nghịch. Họ la hét. Rồi thi thoảng lại vóng vót lên tiếng ré chói tai của cô Mùa: "Cắn đ. gì mà đau thế, bố ai chịu được". Rồi cô chửi: "Tiên sư thằng nhãi, bà đã mệt phờ rồi mà mày còn
hành bà à!".
Chí chóe cho đến năm giờ chiều thì Nhớn mở cửa dắt xe máy ra. Chàng đèo nàng đi làm. Bây giờ thì thật là nàng vì nàng đã thoát hẳn cái lốt thô phàm quê mùa vốn dĩ. Nàng mặc váy cộc màu tím, hoa đỏ. Nàng mặc áo vai bồng, riềm cổ chồm tới rìa cặp vú phồng. Mặt nàng biến dạng hoàn toàn. Son phấn phủ một lớp dày, trên đó bàn tay thẩm mỹ đã vẽ lên một cái mặt nạ đàn bà mắt to thô lố, miệng cười toe toét, thần thái nồng nã, như thấy đàn ông là vồ lấy ngấu nghiến. Nách cắp cái ví đầm, nghiêng nghiêng mái tóc dính hờ cái mũ nồi đỏ cờ, tay kẹp điếu thuốc, ngồi vắt vẻo ở sau xe, nàng rõ là một tiểu thư đài các đang đến chỗ làm.
"Thôi, đậu ở đây. Chờ em. Bai,
bai!". Nàng hôn vào bàn tay, rồi giơ lên vẫy vẫy ra hiệu tạm biệt chàng.
Chàng quành xe, chạy một quãng rồi rẽ vào quán nước. Ðám người ngồi quán đang đánh bài, quay lại, nháy mắt: "Nhớn, vớ được cô em thơm thịt nhẩy!". "Con nhà làm bún chuyến này đổi đời thành công tử rồi. Cơm no bò cưỡi, sướng chưa? Sao không mời chúng tao một chầu bia, mày?".
Công tử Nhớn không nói, nhấc bao
555, rút một điếu, châm lửa, trả tiền rồi đi ra. Nổ máy xe, Nhớn chạy về nhà. Cậu đi qua sân, thấy mẹ và chị đang xóc gạo, không nói một lời, dựng xe, vào buồng xách cái làn đựng đầy quần áo nữ, quàng vào tay lái, đánh xe đi.
Lát sau nghe tiếng xe cậu trở về, tôi
nhìn sang thấy cậu đang giở từng cái áo quần đã qua máy giặt phất lên cái dây phơi giăng qua sân. Cái dây phơi như có đàn bướm sặc sỡ vừa đậu xuống. Áo đủ các màu các kiểu, may-ô, váy dài, váy ngắn đủ màu, và những chiếc nịt vú, quần lót
rung rinh trong gió, lấp cả lối qua lại của mẹ con bà Gái lúc này đang sửa soạn đồ nghề cho buổi tinh mơ sớm mai.
Mẹ con bà Gái đi ngủ từ chập tối. Ti vi
không có. Ra-đi-ô cũng không. Nhưng dẫu có, họ cũng chẳng xem, chẳng nghe. Họ nhờ vào bóng đêm để lấy sức, để trở dậy lúc hai giờ sáng làm mẻ bún mới. Tuy vậy, giấc ngủ của họ, kể từ ngày Nhớn kiếm được chiếc xe và đèo cô Mùa về ăn ở, lại bị quấy rầy. Mười một giờ rưỡi, chiếc Honda nữ hoàng đỏ nổ máy ầm ầm. Ðón cô nhân tình về rồi, căn nhà còn ầm ĩ thêm một lúc nữa, đến tận lúc cô Mùa gắt: "Sao hôm nay gặp toàn bọn đểu thế không biết! Thôi đi! Ðang nẫu cả ruột đây, đang mệt bỏ cha đây!"...
Ngày nào cũng như ngày
nào, lịch sinh hoạt của cậu út Nhớn cứ đều đều diễn đi diễn lại như thế. Thật chẳng còn hiểu quan hệ của họ thuộc kiểu gì. Vợ chồng thì không phải. Vì chẳng nhẽ Nhớn khinh mẹ cậu là con mụ làm bún đần ngu không biết gì nên không thèm hỏi qua một câu. Gì
thì cũng phải có ăn hỏi cưới xin chứ. Mà xem cái cung cách con đàn bà đi đêm về hôm, ở nhà người ta cả tuần mà không biết chào hỏi ai lấy một câu, lại hợm của toàn lên giọng mỉa mai, ăn nói chỏng lỏn, cợt nhả, thô lỗ, thì hẳn không phải là con nhà tử tế đứng đắn rồi.
Bà Gái, Gái lùn ngậm miệng làm
thinh. Ðã quen với một thế giới không ngôn ngữ. Ðã nhận ra chẳng thể thay đổi được tình hình. Hơi sức của họ chỉ đủ để hoàn thành công việc của người lao động làm ra sản phẩm để nuôi thân thôi. Dầu tôi biết là họ giận lắm, và nếu giận cô Mùa một thì họ giận cậu Nhớn hai.
Cậu
Nh
ớn bám vào
cô Mùa để vinh thân, để ra khỏi kiếp phận. Cậu rủng rỉnh tiền bạc tiêu pha. Cậu mặc áo sơ mi hãng Pierre Cardin, đi giày Ý, đeo đồng hồ Seiko, hút thuốc ba số. Cậu chẳng đoái hoài gì đến mẹ và chị. Cậu quát: "Vứt mẹ nó cái nghề chết tiệt của các bà đi. Tởm đ. chịu được!".
***
Cái phải đến cuối cùng đã đến. Một trưa, đang đọc sách, bỗng nghe thấy tiếng la lối om sòm bên nhà bà Gái, tôi vội chạy sang.
Bà Gái đang ngồi sàng gạo ở cửa buồng. Mặt gằm xuống cái
sàng, bà không dám ngẩng lên vì tiểu thư Mùa mặc bộ đồ cộc, hở nách mỏng tang ở cạnh cái dây phơi la liệt váy áo, đang nhảy chồm chồm, chao chát:
- Cha tiên nhân đứa nào ăn không ăn hỏng lấy của tao cái đồng hồ Lông-din giá hơn mười vé. Bà báo cho mà biết, duyên ai phận nấy chớ ghen mà
nồng. Ừ, bà là cave đấy! Bà thuê thằng Nhớn làm vệ sĩ, bà nuôi nó, cho nó tiền bồi dưỡng sức khỏe để nó ôm ấp bà đấy. Này, đừng có nói bà đã chán chê mê mải vì khách chơi vầy vò, lại còn quyến rũ thằng Nhớn vì bà là con nặc nô dâm đãng chưa đã cơn thèm nhé! Cave là nghề của bà. Còn thằng Nhớn là tình
nhân của bà. Hai việc khác nhau nhé!
Dẫu là Mùa chửi một mình, từ trong buồng, Nhớn vội nhao ra để can ngăn. Nhưng vệ sĩ vừa ra khỏi cửa, còn đang mắt nhắm mắt mở đã bị cô cave thực hiện ngay một cú nhà nghề, tay đẩy chân ngáng khiến cậu quay lơ ra đất.
- Cả ông nữa. Ông
còn liếc ngang liếc dọc con mắt xanh mỏ đỏ nào nữa thì tôi cho một nhát xong đời đấy, hiểu chưa? Chó nào, chủ ấy chứ! Ð. mẹ, không có tao nằm ngửa ra thì lấy c. mà đổ vào nồi à! Nói cho mà biết, không có tiền của bà thì mày lấy đâu đồng hồ mà đeo, áo quần sang trọng mà mặc, xe máy mà đi. Mày mở mày mở mặt nhờ con cave này đấy, hiểu chưa? Chứ cái thứ con nhà làm bún như mày, chỉ đáng giặt xi-líp cho bà thôi. Con sãi ở chùa thì quét lá đa thôi,
chứ tưởng của báu đấy, hả!
Thấy mình hèn quá, Nhớn vận nội công bật dậy, định xông tới vả vào mồm cô cave mấy cái, nhưng chưa kịp làm đã sững người há hốc mồm. Tiểu thư cave mặt hầm hầm quay lại đưa tay giật liên hồi đám quần áo phơi, rồi vào buồng xách túi ra, nhét đầy vào đó, đoạn đi tới cái xe
Honda đỏ chót ngồi lên, không cả thay quần áo, dận máy nổ ầm ầm.
- Kim Mùa! Kim Mùa! Cho anh xin lỗi! Anh
xin lỗi em mà!
***
Không nơi nương tựa, Nhớn lại trở thành kẻ thất nghiệp ăn bám mẹ và chị. Nhưng một tháng
sau, nhờ mẽ người cao ráo, bảnh bao, cậu lại làm vệ sĩ cho một ả cave khác. Cậu lại có xe máy, quần áo đẹp mặc và tiền tiêu rủng rỉnh. Nhưng lần vẫy vùng này để cố ra khỏi bóng tối của số kiếp cũng lại không ăn thua. Vẫn lại là kịch bản cũ, có thêm hồi kết thúc bi đát hơn.
Trong một trận tranh
chấp quyền lực, Nhớn bị đối thủ tẩn cho trận bò lê bò càng. Phải phục thuốc đến ba tháng sau Nhớn mới lại sức. Bà Gái nói: "Thôi, con ở nhà làm bún với mẹ và chị đi. Vất vả, nhưng đồng tiền kiếm được nó chắc chắn vì nó lương thiện, con à". Thấy ông con im, bà liền hấp hay con mắt, khấp khởi:
"Mẹ già, chị con cũng yếu rồi, giờ làm buổi đực buổi cái thôi, cần có con giúp đỡ trông nom cơ nghiệp này. Nếu con bằng lòng, mẹ sẽ đưa con ít tiền để lo việc mua máy móc. Mẹ nghe nói giờ người ta đã chế ra máy xay, máy nhào, máy vắt bún rồi".
Mẹ vừa dứt lời, Nhớn liền nhổm dậy: "Mẹ có được bao nhiêu tờ?".
***
Giờ thì Nhớn giữ chân bảo vệ khách sạn Rose ba
sao ở phố Q. Ðó là những nỗ lực tột bậc để cố giành lấy cái cậu không có, để đổi thay số phận của cậu.
Cậu khoe với tôi:
"Phải mất năm vé đút lót mới được nhận vào việc ấy". Thấy tôi nhún vai, cậu liền mím môi cười: "Chị y hệt mẹ em. Nhưng chị ơi, chỉ cần một năm tiền boa là em lấy lại đủ vốn thôi".
Rồi cậu con trai nhà làm
bún ngả người, giang hai tay vênh vang một cách hồn nhiên:
- Cứ sấp mặt xuống làm
nên có biết gì đâu. Bây giờ mở mắt ra mới biết thiên hạ ăn chơi khủng khiếp. Một bữa tiệc vài ba triệu là chuyện thường. Một tay giám đốc cắp theo con bồ cỡ Kim Mùa đến bao ăn ở cả tháng khách sạn là chuyện thường... Em hầu bọn này còn sang hơn cả ông bác em theo cụ Thượng nào đó vào Huế làm bún cho cụ ăn chị ạ... - Cậu thêm, vẻ rất đắc ý - Tất nhiên còn nghìn lần sướng hơn cái
công việc đầu tắt mặt tối của mẹ em, chị em, chị ạ...
=END=
**********************************