VIETNAM
NEWS NETWORK (VNN)
P.O. Box
661162
Sacramento
,
CA
95866
Phone & Fax: 916-480-2724
Email: vnn@vnn-news.com
Website: www.vnn-news.com
**********************************
Bài Vở Hàng Ngày
Ngày 16 Tháng 07 Năm 2007
**********************************
1-
Bình Luận Việt Nam
- Chứng Kiến Lịch Sử
Trần Khải
2- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Văn bằng
nói dối của
Nguyễn Minh Triết
Hoàng Cơ Ðịnh
3- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Tường thuật
về những
ngày cùng bà con các tỉnh phía nam biểu tình đòi lại
tài sản bị cướp đoạt phi pháp tại Văn
Phòng Ðại Biểu Quốc Hội 194 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận - Thành phố Sài Gòn
Lư Thị Thu Duyên
4- Tài Liệu
- Vài ký ức về Lưu Hữu
Phước, Trần
Văn Khê và Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam
Lâm Lễ Trinh
5- Tham Khảo
- 100 triệu nạn
nhân cộng sản
Minh Võ
6- Tin Tức Quốc Nội
- Thảm kịch
nhân đạo của
nhóm người Việt
Tỵ Nạn
Cổng Sản
cuối cùng tại
Vương quốc
Cambodia
Cựu tử tù Nguyễn Phùng Phong
7- Ðời Sống Quanh Ta
BRYAN WALSH (Time) - Hoàng Qúy phỏng dịch
8- Gương Xưa Tích Cũ
- Có Miệng Như Không
Mõ Sàigòn
**********************************
1- Bình Luận Việt Nam
- Chứng Kiến Lịch Sử
Trần Khải
(VNN)
Trong mấy tuần lễ nay, cả nứơc đang chứng kiến hiện tượng chưa từng có trong lịch sử quê nhà: hàng đoàn dân oan khiếu kiện lũ lượt kéo nhau ra Hà Nội, Sài Gòn để xin trả đất, trả nhà, trả ruộng, trả các tài sản bị chính quyền địa phương và cán bộ cướp giựt oan ức.
Hiện tượng này lần đầu tiên nhìn thấy ở quê nhà, khi những người phát động phong trào là các nông dân,
các bà mẹ, các chú
bác, các anh chị... tay lấm chân bùn, quê mùa chất phác.
Khởi động phong trào lại không phải là giới trí thức, những người trên nguyên tắc luôn luôn đi đầu trong mọi suy nghĩ chiến lược, và là những người trên nguyên tắc có đủ kiến thức và tấm lòng để gánh vác sự nghiệp tương lai quê nhà. Xin nhớ, trí thức trong lịch sử thế giới và Việt Nam lúc nào cũng đi đầu cho các chuyển biến lớn. Mà gần nhất, là biến cố Thiên An Môn tại Trung Quốc năm 1989 là từ trí thức tuổi trẻ, từ các sinh viên mang khát vọng dân chủ tự do.
Khởi động phong trào cũng không phải là thợ thuyền công nhân, thành phần mà chủ nghĩa cộng sản cho là giai cấp tiên tiến, và xin nhớ cách mạng nhung Ba Lan là từ công đoàn đi trước. Thế nên, khi các cuộc đình công hàng chục ngàn người xảy ra vài năm gần đây, công an CSVN đã cho bắt nguội 100 lãnh tụ công nhân, theo tin thông tấn Ðức DPA, và bây giờ vẫn chưa ai có tung tích gì về 100 công nhân lãnh đạọ này.
Không phảỉ trí thức, không phải công nhân, vậy mà phong trào đòi quyền sống nàỳ lại là từ nông dân. Và công an đang bao vây, chưa dám phản ứng gì.
Chúng ta nên thấy rằng, hiện tượng này chỉ xảy ra trong thời cộng sản chuyên chính, thời bàn tay máu đàn áp. Trước đó, thời trứơc 1975 hoàn toàn không thể có hiện tượng này.
Bạn hãỹ hình dung xem nếu những chuyện này xảy ra trứơc năm 1975 tại Sài Gòn. Xin mời ngay cả những người từng một thời nằm vùng, từng ăn cơm qúốc gia thờ ma cộng sản suy nghĩ xem... rằng nếu chuyện nông dân keó về Sài Gòn khiếu kiện thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Chúng ta sẽ thấy rằng trứơc tiên là các nhà sư và các linh mục sẽ lên tiếng ủng hộ, sẽ cùng các hôị từ thiện Sài Gòn đẩy xe cơm, xe bánh mì, xe nước ra giúp cho dân oan đỡ đói, đỡ khát, và phân phát aó quần chăn mền cho đỡ lạnh...
Vậy đó, mà bây giờ không nhà sư nào lên tiếng. Kể cả những vị sư quyền lực nhất, kể cả những nhà sư có thế lực trong Ðảng CSVN từng một thời đi tù Côn Ðảỏ để chống Mỹ và sau 1975 về nắm quyền lớn ở Sài Gòn. Bây giờ, không một lời cho dân oan. Kinh nghiệm vàng ngọc: ngay cả đạo cao đức trọng như Hòa Thượng Thích Từ Thông, vị sư giữ chức Trưởng Ban Giáo Dục Tăng Ni Thành Phố HCM kiêm Hiệu Trưởng Trường Trung Cấp Phật Học TPHCM của Giáo Hội PGVN (thân nhà nước), mới vài tuần trứơc cũng bị công an Quận 9 chơi màn côn đồ, và bây giờ phải lui về nhập thất, sau khi dặn dò đệ tử trong mọi trường hợp, kể cả nếu bị côn đồ đánh chết, nhớ đừng có biểu tình bênh thầy làm chi.
Hễ lên tiếng, là biết ngay quyền lực chuyên chính liền.
Vậy đó, bên Công Giáo thì còn có các
linh mục trong nhóm
Nguyễn Kim Ðiền lên tiếng. Ðó là bản văn của linh mục Phan Văn Lợi gửi lên Hội Ðồng Giám Mục VN.
Còn 600 tờ báo thì im lặng.
Chúng ta hiểu được nỗi đau xót này. Chúng ta thương cảm cho các nhà sư, các linh mục, các nhà báo, và mọi người dân bình thường đang im lặng, trong khi họ cùng đang chứng kiến một phong trào cảm động nhất trong lịch sử đòi quyền sống: một phong trào không từ trí thức, không từ công nhân, nhưng từ các nông dân trên không có gì
che đầu, và dưới chỉ là vài đôi dép rách.
Nơi đây, rất nhiều người trong chúng ta đã từng và đang rủ nhau làm từ thiện, giúp trẻ mồ côi, giúp học sinh nghèo... nhưng bây giờ laị phảỉ im lặng và tránh xa các nơi dân oan tụ tập, vì sợ mang vạ lây.
Nơi đây, một số người sẵn sàng viết bài ca ngợi ông Kiệt, ca ngợi ông Triết, khen Thành Ủy này, nịnh Trung Ương nọ... nhưng laị im lặng khi nhìn hình ảnh dân oan.
Tôi đã hồi hộp, tôi đã theo dõi từng ngaỳ, và tôi cầu nguyện cho mọi người bình an. Tôi hạnh phúc khi đọc lá thư của nhóm linh mục Phan Văn Lợi đưa ra. Tôi mắc cỡ khi mình phải dặn dò người bạn sắp về thăm VN là nhớ đừng tới gần dân oan vì sẽ dễ vạ lây.
Làm sao bây giờ. Cả nứớc đang nhìn thấy lịch sử hiện ra trứơc mắt, và thấy rõ lương tâm mình.
Hôm Thứ Năm, tôi hạnh phúc khi đọc về phản ứng của hai nhà trí thức trẻ trong nứơc. Và hài lòng, phải có người như thế. Luật sư Lê Quốc Quân đã gửi thư, đề ngày 8-7-2007 từ Hà Nội, nóí lời cảm tạ sau khi được thả ra khỏi nhà tù, trong thư viết, trích:
"...Khi còn ở trong tù, có những lúc căng thẳng tột độ, tôi luôn tự an ủi mình rằng:
Bạn có thể ngã gục bất công trong tù ngục nhưng tự do, dân chủ và nhân quyền cho đồng bào là điều phải khắc cốt ghi tâm, triệu triệu người đang sẻ chia giá trị đó và đang cùng bạn bước đi..." (hết trích)
Vâng, ít ra cũng có người như thế. Và khi trả lời đài RFA, luật sư Lê Quốc Quân hôm thứ Năm đã đáp:
"...Trà Mi: Sau những biến cố không hay xảy ra với bản thân, liệu ông sẽ tiếp tục là một luật sư bênh vực cho người nghèo, cho một xã hội dân sự ở Việt Nam chứ?
Luật sư Lê Quốc Quân: Tôi khẳng định việc đấy với chị hoàn toàn và coi như nó là sự nghiệp của đời tôi..." (hết trích)
Một người trí thức trẻ khác, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, đang hành nghề luật ở Việt Nam đã trả lời Mặc Lâm, phóng viên đài RFA, hôm 12-7-2007 như sau:
"...Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ: Cái tình trạng chính quyền địa phương thu hồi đất trái pháp luật thậm chí tôi có thể dùng cái từ là cướp đất của những người nghèo khổ nhất của xã hội thì tôi cho rằng những chuyện đấy là không thể chấp nhận được.
Chính sách ngay của Ðảng và nhà nước Việt Nam từ trước đến nay vẫn coi nông dân là một lực lượng có thể nói là nồng cốt của xã hội Việt Nam thế mà cái lực lượng nống cốt đó cái tài sản gần như suy nhất của họ là đất đai à bị thu thậm chí tôi dùng cái từ bị cướp...."
(hết trích)
Và cuối cùng, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ nói:
"...Bao nhiêu đời thế hệ, dòng tộc họ sống trên những mảnh đất như thế, nó như một quê hương nhỏ trong một quê hương lớn vậy. Vậy mất đất đây tôi có thể nói trong chừng mực nhất định, đối với những người nhất định, đó là mất quê hương. Mất quê hương ngay tại chính quê hương mình!" (hết trích)
Ít nhất cùng có những người nói thật như thế. Trong khi các giáo hội im lặng, trong khi rất nhiều tu sĩ im lặng, vẫn có một số người trẻ đã nói thật như thế. Họ không chịu bán lương tâm của họ, dù là giá nào, kể cả sự an toàn, sự tung hô và tiền bạc.
=END=
2- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Văn bằng nói dối của Nguyễn Minh Triết
Hoàng Cơ Ðịnh
Ngày 7 tháng 7 năm 2007 Giám Mục Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đã chính thức gửi cho Chủ Tịch Nước CSVN Nguyễn Minh Triết văn thư xác nhận rằng: "Câu trả lời của Cụ Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết " Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam và Tòa
Thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi là không đúng sự thật". Thư này đã được gửi 3 ngày sau khi lời tuyên bố của Nguyễn Minh Triết được đăng trên tờ báo chính thức của đảng CSVN về việc bắt giam LM Nguyễn Văn Lý rằng: "Việc xét xử ông ta được Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi."
Sự im lặng trong suốt 3 ngày, và đến nay là hơn 1 tuần, về lời tuyên bố của Chủ Tịch Nước trên các cơ quan ngôn luận chính thức đã chứng tỏ điều không đúng sự thật không phải do sai sót
của ký giả trong việc tường thuật mà thủ phạm nói dối là Nguyễn Minh Triết.
Ông Nguyễn Minh Triết đã nói dối ai?
Căn cứ trên tài liệu các báo Nhân Dân ngày 4/7 và
báo Tuổi Trẻ ngày 6/7 thì lời tuyên bố này là câu
trả lời của ông Triết cho ký giả đài CNN. Trong khi đó, vô số đồng bào có cơ hội theo dõi trực tiếp qua truyền hình cuộc phỏng vấn bằng Anh ngữ của CNN đều thấy câu đối thoại này không hề có khi ông Triết trả lời phóng viên ngoại quốc. Như vậy thì dụng tâm của ông Triết là nói dối Dân Tộc Việt Nam. Là nguyên thủ quốc gia mà công khai nói dối dân tộc mình trong khi bằng cớ đã được ghi lại và công bố rộng rãi, cho thấy trình độ gian dối và thông minh của nhân vật cộng sản này như thế nào. Sự dối trá của ông Nguyễn Minh Triết không phải chỉ thể hiện qua chuyện trả lời hãng thông tấn CNN, trên trang điện báo Tuổi Trẻ ngày 6/7, ký giả Thanh Tuân còn cung cấp thêm chi tiết trong cuộc gặp gỡ của ông Triết và bà Nancy Pelosi, Chủ Tịch Quốc Hội Hoa Kỳ như sau:
"... thái độ ban đầu của bà Pelosi khá cứng rắn...Chủ tịch nước lúc đó rất bình tĩnh giải thích vụ việc, rồi nói thêm: "Nếu như bà nói rằng chúng tôi vi phạm tôn giáo thì trong sự kiện này, người đáng lẽ phải lên tiếng mạnh mẽ nhất phải là Hội đồng giám mục ở VN. Nhưng trong vụ xử công dân Nguyễn Văn Lý thì Hội đồng giám mục VN lại hết sức đồng tình, ủng hộ. Các vị có thể nghi ngờ Hội đồng linh mục không dám lên tiếng nhưng chính Tòa thánh Vatican, nơi quản lý, bảo vệ quyền lợi cho các linh mục trên toàn thế giới, trong trường hợp này cũng đồng tình ủng hộ Chính phủ VN. Họ có đầy đủ thông tin rằng ông Lý có một số hoạt động vi phạm luật pháp VN. Nếu chúng tôi làm chưa đúng thì chính Vatican sẽ là nơi lên tiếng phản đối mạnh mẽ nhất về vấn đề này".
Và tại Hạ Viện Hoa Kỳ:
"Tại cuộc gặp ở hạ viện này, một hạ nghị sĩ đã chuẩn bị một bài rất cứng rắn để đứng lên phát biểu. Tuy vậy, sau khi nghe phần trả lời của Chủ tịch nước, hạ nghị sĩ này đã thôi không đọc bài phát biểu đó mà chỉ gửi lại cho phía VN tham khảo về thông tin."
Chắc chỉ có CSVN mới ba hoa vung vít như vậy! Ðến đây, sẽ có độc gỉa cho rằng việc gian dối, tuyên truyền bịp bợm của VC có gì là mới lạ, nó đã thành một sự thật nhàm chán đến mức độ không ai muốn nhắc tới. Tuy vậy, vụ lộng ngôn của Nguyễn Minh Triết về việc CSVN bắt giam LM Nguyễn Văn Lý đã có hai tác dụng quan trọng:
* Thứ nhất là sự bịa đặt trắng trợn của ông Triết đã là lý do để GM Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam phải chính thức lên tiếng rằng "Câu trả lời của Cụ Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết " Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam và Tòa
Thánh Vatican cũng đồng tình với chúng tôi " là không đúng sự thật", vì vậy câu chuyện mới được mang ra
ánh sáng và dư luận cho rằng lãnh đạo tôn giáo phải giữ im lặng, đồng lõa với bạo quyền, đã bị tẩy xóa!
* Thứ nhì là giới truyền thông và lập pháp Hoa Kỳ, trước đây vẫn là môi trường để guồng máy tuyên truyền của CSVN lung lạc, thì nay qua những bản tin của chế độ Hà Nội, họ đã có những bằng chứng cụ thể là những cuộc tiếp xúc của lãnh đạo CSVN với họ đã bị chế độ gian dối này xuyên tạc và ngụy tạo như thế nào.
Câu chuyện Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết nói dối cũng tương tự như câu chuyện Ðại Sứ Lê Văn Bàng ăn trộm sò trước đây. Trong khi lái xe mang biển ngoại giao đoàn ông ta vẫn khai bừa là không
biết Anh ngữ để chạy tội với cảnh sát Mỹ! Thành thử gian dối chẳng phải chỉ là tật riêng của Nguyễn Minh Triết mà là căn bệnh của cả chế độ. Nói như vậy không phải là để bênh vực cho ông Triết mà chỉ để thấy rằng cả chế độ CSVN cần phải được thay thế...
Trong thời gian Nguyễn Minh Triết ghé Hoa Kỳ và gặp sự phản đối mạnh mẽ của đồng bào, có nguồn dư luận cho rằng sự phản đối này sẽ làm lợi cho phe thân Trung Cộng. Không rõ tác gỉa của nguồn dư luận này là mấy chính trị gia nghiệp dư hay của chính guồng máy tuyên truyền của CSVN để hạ lửa các cuộc biểu tình chống Nguyễn Minh Triết tại Mỹ, nhưng với kinh nghiệm của một dân tộc đã bị cộng sản lừa nhiều lần thì Việt cộng dẫu có thân Tầu hay thân Mỹ cũng vậy, mục đích của họ chỉ là giữ quyền và lợi. Họ có thể bất đồng trong việc chia chác thế lực giữa họ với nhau nhưng luôn luôn hợp nhất để duy trì sự thống trị lên dân VN. Lời nói chính thức của lãnh đạo CSVN còn chẳng tin được huống chi chỉ là nguồn dư luận về quan điểm của họ.
Tóm lại, trong chuyến Mỹ du của Nguyễn Minh Triết, các kết quả như thế nào thì còn cần phải được thời gian kiểm nhận, nhưng điều chắc chắn là Chủ Tịch Nước CSVN đã chính thức nhận được một "văn bằng nói dối", văn bằng này đã được minh chứng bằng tài liệu của CNN, văn khố Quốc Hội Hoa Kỳ, các bản tin trên báo Nhân Dân và Tuổi Trẻ..., quan trọng hơn cả là cơ quan cấp phát văn bằng đó cho Nguyễn Minh Triết lại chính là Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam mà vị Chủ Tịch là GM Nguyễn Văn Hoà. GM Nguyễn Văn Hoà xứng đáng là niềm hãnh diện của người Công Giáo và đáng được hết cả mọi người Việt Nam tri ân.
Xin trân thành cảm tạ Giám Mục,
Hoàng Cơ Ðịnh
=END=
3- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Tường thuật về những ngày cùng bà con các tỉnh phía nam biểu tình đòi lại tài sản bị cướp đoạt phi pháp tại Văn Phòng Ðại Biểu Quốc Hội 194 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận - Thành phố Sài Gòn
Nhật ký Lư Thị Thu Duyên
Thứ hai: 02.07. 2007
Ðây là lần đầu tiên đôi đặt chân đến Văn Phòng Ðại Biểu Quốc Hội Vụ Công Tác Phía Nam, là một công dân của thành phố Sài Gòn với kinh nghiệm hơn 10 năm đi đấu tranh kiện tụng, tôi quá rõ về vai trò bù nhìn của đại biểu quốc hội, họ vẫn không làm được trò trống gì ngoài việc ngồi chơi xơi nước chờ đến tháng lãnh lương mà thôi. Còn trong các cuộc họp thì đua nhau ngủ gật và giơ tay biểu quyết như những cỗ máy vô hồn, thi thoảng họ cũng giở trò chất vấn tỏ ra có sinh hoạt dân chủ. Nhưng họp xong thì đâu vẫn hoàn đấy, mọi bế tắc của xã hội và đất nước vẫn y nguyên như cũ, nạn dân oan, bất công vẫn ngày một chồng chất hơn trước....
Khi tôi hỏi thăm một số bà con thì được biết ở đây họ không nhận đơn của công dân mà yêu cầu bà con qua số 210 đường Võ Thị Sáu phường 7, Quận 3 mà nộp. Bà con
các tỉnh nhất quyết không đồng ý, họ tuyên bố sẽ ở lại đây chờ cho đến khi nào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thân chinh vào đây giải quyết trả lại tài sản mà họ đã bị chính quyền địa phương tước đoạt thì họ mới trở về.
Cũng như nhiều lần trước, các quan chức tham nhũng sử dụng chiêu bài vận động đưa bà con trở về các tỉnh thành, sau đó họ báo cáo lên trung ương trả lời các cơ quan báo đài về kết quả giải quyết Khiếu nại -Tố cáo của người dân là không có cơ sở và ra quyết định bãi đơn của họ. Tôi không hề ngạc nhiên vì gia đình tôi đã từng gặp phải, mặc dầu chúng tôi có đầy đủ giấy tờ nhưng họ không xem mà chỉ sài luật rừng thôi.
Thứ tư: 04.07.2007
Tôi gặp chị Vũ Thanh Phương ở Ðồng Nai cũng có mặt tại đây, sau nhiều năm tạm trú tại số: 1 Mai Xuân Thưởng - Hà Nội, chị Thanh Phương trở về với vô số Công văn, quyết định,... Nhưng chính quyền vẫn ì ra mặc cho người dân tới lui nhiều lần họ vẫn kiên trì bảo vệ "thành quả tham nhũng".
Thứ năm 05.07.2007
Tôi đến muộn, thấy họ đóng cổng rào lại chỉ chừa đủ cho 1 người đi ra, vào. Bà con nói sáng sớm hôm nay họ đóng luôn cửa Văn phòng không cho bà con vào nghỉ ngơi ở tiền sảnh như ngày trước. Vì nhà vệ sinh ở trong văn phòng cho nên việc đi tiêu, đi tiểu của Bà con gặp trở ngại rất lớn.
Nghe tiếng ồn ào la hét của Bà con kêu
cứu tôi chạy vội ra đường, thấy đám đông vì công an vừa bắt người thanh niên bán bánh mì dạo, đánh cho anh ta một trận nên thân, chỉ vì đã dám đem bánh mì đến bán cho dân biểu tình mà không được sự cho phép của Chính quyền CSVN. Có lẽ đây là luật do Chính
Quyền CS địa Phương mới ban hành để đối phó với dân biểu tình chúng tôi bằng cách nghiêm cấm việc mua bán tiêu thụ bánh mì ở khu vực phường 9, Quận Phú Nhuận chăng?
Buổi chiều một số người thuộc các cơ quan đoàn thể của Quận Phú Nhuận cùng người của Văn phòng trung ương đảng CSVN yêu cầu bà con không được ở lì tại văn phòng quốc hội 2 nữa mà nên về địa phương. Tôi đáp lại rằng: "Chúng tôi bị tước đoạt tài sản nên mới phải sống cảnh lang thang nơi hè phố, lề đường, những người dân lương thiện chúng tôi đến đây để đòi chính quyền trả lại tài sản hợp pháp cho mình người chây lì trơ tráo mới là các người đấy".
Thấy người dân vây quanh quá đông chất vấn làm chúng bối rối và cũng quá xấu hổ không thể trả lời được gì cho bà con, nên bọn họ len lén đi cửa sau chuồn mất.
Thứ sáu: 06.07.2007
Hôm nay mưa nhiều một số bà con bị ướt và đổ bệnh vì không đủ chỗ trú mưa, các Mẹ, các Dì lớn tuổi được ưu tiên dồn vào sát cửa tiền sảnh để tránh những cơn mưa cơn gió giật mỗi lúc một mạnh hơn do ảnh hưởng của cơn bão số 1. Mọi người động viên nhau cố gắng chịu đựng và chờ ông Nguyễn Tấn Dũng đi thăm Ấn Ðộ về sẽ giải quyết cho họ. Mọi người cùng nhau góp tiền mua bạt che thêm vì số lượng người bà con các tỉnh dồn lên mỗi ngày một đông hơn.
Chiều nay bọn an ninh mật vụ CS lại cản trở không cho người thanh niên bán nước uống chở đến chỗ bà con, đợi đến khi trời tối hẳn bọn an ninh CS thành phố vắng dần thì anh ta mới dám chở đến bán cho bà con. Thật là một lũ đê hèn, thế mà năm nào chúng cũng đưa nhau lên dán vào ngực đủ loại huân, huy chương, nào là những danh hiệu "anh hùng các lực lượng vũ trang bảo vệ xuất sắc vì an ninh cho Tổ quốc, vì cuộc sống yên vui và hạnh phúc của nhân dân !!!!"
Thứ bảy: 07.7.2007
Hôm nay ra đến nơi tôi thấy ngay bản thông báo với nội dung sẽ nhận đơn khiếu nại - tố cáo của bà con ở Văn phòng tiếp dân của trung ương đảng CSVN và nhà nước tại số 210 Võ Thị Sáu phường 7, quận 3 thành phố. Bà con được một buổi vui vẻ khi đọc xong cái thông báo vớ vẩn chỉ dùng để gạt được trẻ con lên 3 mà thôi. Bởi vì chúng
tôi đã gửi đơn rất nhiều cho họ nhưng đều bị quẳng vào sọt rác hoặc bán cho mấy chị gánh ve chai, giờ đây họ lại yêu cầu nộp tiếp thì quả là một sự lừa gạt trắng trợn. Bà con còn nói họ sẽ làm 01 bản kiến nghị yêu cầu thủ tướng đóng cửa ngay cơ quan này để tiết kiệm ngân khố quốc gia.
Trưa nay mưa lớn quá mọi người không đi mua cơm được, gọi điện thoại nhờ quán cơm đưa đến chị bán cơm quan sát khắp chung quanh rồi mới dám chạy xe vào. Hôm nay là ngày nghỉ nên lũ an ninh mật vụ CS ít hơn mọi hôm. Trong số an ninh CS này cũng có ít người còn sót chút ít lương tâm nên thông cảm với hoàn cảnh bi đát của bà con biểu tình mà làm ngơ cho.
Chủ nhật ngày 08.07.2007
Hôm nay bà con các tỉnh gần thành phố như Long An, Tiền Giang... đã về thăm gia đình và để xin thêm viện trợ từ người thân. Ðã 4 ngày qua họ khoá cửa không cho họ vào sảnh các Mẹ, các Dì lớn tuổi nằm ngồi la liệt dưới đất trông thật đau lòng. Vì thiếu nước sinh hoạt nên nhiều người bị tiêu chảy và nổi mẩn đỏ ngứa khắp người toàn thân, đa số bà con đều bị cảm cúm và đau đầu. Ngay cả tôi là người trẻ nhất trong đoàn quân khiếu nại mà ngày nào cũng phải uống thuốc giảm đau, thì việc các Mẹ, các Dì lớn tuổi bị bệnh là lẽ đương nhiên không làm sao tránh được. Mỗi ngày tôi và Chị Vũ Thanh Phương đều đem theo thuốc giúp cho bà con bị bệnh mặc cho bọn an ninh mật vụ tuyên truyền với bà con các tỉnh xa mới đến rằng tôi là người do công an CSVN cài vào đang tìm cách lấy thông tin và chụp mũ để bắt dân đi biểu tình khiếu nại. Tôi biết rằng từ lúc này trở đi họ sẽ tìm nhiều cách để trả thù tôi vì cái tội bị tước đoạt tài sản mà dám đứng lên tố cáo chính quyền CSVN.
Thứ hai 10.7.2007
Sáng nay một số quan chức ở Văn phòng trung ương đảng CSVN lại qua đưa giấy mời bà con Tiền Giang về địa phương để giải quyết, bà con bảo nhau nên về một ít xem giải quyết ra sao. Vì nếu về hết số bà con còn lại sẽ rất dễ bị công an đàn áp.Và nếu lần này họ cưỡng chế được dân khiếu kiện thì chắc rằng sẽ mãi mãi đóng cửa luôn toà nhà Quốc Hội CS 2 này. Bởi vì hiện nay người dân khiếu kiện hầu như đã chiếm giữ toàn bộ khuôn viên của Toà nhà và mặt tiền đường của toà văn phòng và làm mọi hoạt động của nó bị tê liệt.
Thứ ba 11.07.2007
Sáng nay một số bà con tỉnh Bến Tre đi bộ diễu hành biểu tình khắp các đường phố Sài Gòn, những người còn tại bám giữ văn phòng quốc hội CSVN 2 thì bắc loa kêu gọi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ra giải quyết, yêu cầu Quốc Hội 2 mở cửa để người dân già được vào trú mưa nhưng họ vẫn án binh bất động mặc cho dân chúng kêu gào thảm thiết....Thế đấy cái chính quyền CSVN mà không một ngày nào không tự nhận mình là của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân là như vậy đấy !!!
Thứ tư 12.07.2007
Tôi và chị ruột là Lư Thị Thu Trang cùng với bà con Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Bình Thuận, Bình Ðịnh xuống đường diễu hành ra trung tâm TP Sài Gòn.
Ðoàn chúng tôi gồm tất cả 39 người thì an ninh mật vụ cùng cảnh sát 113, Thanh Tra giao thông,
" Thanh niên tình nguyện", công an phường cùng đi kèm rất chặt chẽ, những nơi đoàn biểu tình đi qua thì quân của Bộ Chỉ Huy quân sự với lực lượng của họ kéo ra xem với dân biểu tình. Chúng tôi đi đến đâu họ lập tức rải quân đầy khắp các nẻo đường chúng tôi đi qua để ngăn chặn người dân tiếp xúc với đoàn biểu tình. Khi
trời đổ mưa to, chị em chúng tôi vào nhà thờ Ðức Bà trú mưa, họ vẫn cho người rình mò theo xem chúng tôi có
tiếp xúc với ai không? Ðến 1giờ chiều tôi về đến Văn phòng tiếp dân của Ðảng CSVN thì hay tin công an vừa cướp đi hơn 50 thùng mì tôm của một người tốt bụng dấu tên thuê xe chở đến cung cấp cho bà con.
Hôm nay đã là ngày thứ 9 tôi tham gia cùng đoàn người biểu tình, không biết đến khi nào thì Thủ tướng CSVN mới nghe được tiếng kêu cứu thảm thương của những người nông dân Nam Bộ bị cướp nhà, cướp ruộng đất, bị đánh đập tàn bạo trong các vụ án oan sai tù đầy nhiều năm....và giải quyết cho họ??? Trong khi đó nạn tham nhũng từng ngày từng giờ lại leo cao luồn sâu mà chính phủ trung ương bất lực vẫn thờ ơ không có biện pháp gì để xử lý, chính quyền chỉ bưng bít sự thật với dân chúng trong nước chứ không thể che dấu được dư luận đồng bào hải ngoại và bạn bè quốc tế. Sau sự việc này tôi nghĩ rằng họ sẽ có cái nhìn khác đi về cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước CS Việt Nam ta, những bất công mà người dân trong
nước đang gánh chịu sẽ là đề tài nóng bỏng mà chính phủ phải đối mặt trước dư luận thế giới.
Người viết nhật ký biểu tình tại Sài Gòn
Công dân Lư Thị Thu Duyên
=END=
4- Tài Liệu
- Vài ký ức về Lưu Hữu Phước, Trần Văn Khê và Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam
Lâm Lễ Trinh
(VNN)
Ðất nước chúng ta sa vào một khoảng trống lãnh đạo chính trị từ lúc Ðệ nhị thế chiến bùng nổ với vụ Nhựt tấn công Trân châu Cảng ngày 7.12.1941 cho đến ngày 2.9.1945 khi Hồ Chí Minh tuyên bố tại Quảng trường Ba Ðình Việt Nam là một nước độc lập. Trong thời gian gần 4 năm ấy, trước khi Việt Minh xuất hiện công khai, Tổng hội Sinh viên VN ra đời ở Hà Nội, tích cực hoạt động và đã thành công khơi dậy trong tiềm thức quần chúng ngọĩn lửa đấu tranh bằng âm nhạc ái quốc và họat độảng xã hội, dưới con mắt cú vọ của Sở mật thám Liên bang. Trong phong
trào sinh viên này, các phần tử gốc Miền Nam đóng một vai trò tiên phong. Lưu Hữu Phước, Trần Văn Khê, Phan Thanh Hòa, Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Ðặng Ngọc Tốt, Nguyễn Thành Nguyên, Nguyễn Mỹ Ca...là những gương mặt năng nổ nhứt. Về phía chính trị, xuất hiện những lãnh tụ sinh viên trẻ như Trương Tử Anh, Nguyễn Tôn Hoàn, Lý Ðông A, Nguyễn Tiến Hỷ, Hà Thúc Ký, Nguyễn Tường Bách, Trần Trung Dung, Ðặng Văn Sung..v..v... Một số gia nhập vào những đảng có sẵn, số khác thiết lập hệ phái mới. Về sau, với sự trở về của Hồ Chí Minh và Ngô Ðình Diệm, lằn ranh Quốc-Cộng được vẽ rõ ràng hơn.
Bài này không kể lại trong chi tiết các giai đoạn hình thành và cuộc đấu tranh nội bộ của Tổng Hội Sinh Viên. Với sự góp ý thân tình của một số nhân chứng còn sống, người viết chỉ ghi lại vài ký ức - đặc biệt cuối đời - liên hệ đến hai người bạn vong niên tài hoa: Phước (ra đi ngày 8.6.1989) và Khê (về hưu tại VN), mặc dù chúng tôi không chia xẽ hoàn toàn những ý thức chính trị.
Vài hàng lý lịch về Lưu Hữu Phước.
Phước sanh ngày
21.9.1921 tại Ô Môn, Cần Thơ. Học tại Collège Cầân thơ, rồi trường Pétrus Ký Sàigòn. Sau khi đậu Tú tài, ra Hà Nội ghi tên vào ngành nha y. Phước mê âm nhạc từ nhỏ và sáng tác rất sớm với bút danh Huỳnh Minh, Siêng, Long Hưng, Anh Lưu, Hồng Chi...Tháng tư 1975, một thời gian ngắn, Phước giữ chức Tổng trưởng Thông tin, Văn hóa trong Chính Phủ Cách mạng lâm thời Cọng hòa Miền nam VN mà chủ tịch là kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát. Chính phủ bù nhìn này bị giải tán mau chóng, không kèn không
trống. Trong Hồi ký "Mémoires d'un Việt Cộng", xuất bản sau 1985 tại Pháp, cựu Tổng trưởng Tư pháp Trương Như Tảng, cùng chung một Nội các, than trách Trung ương Ðảng Cộng sản không đoái hoài gởi một đại diện, dù là cấp thấp, dự buổi cơm tẻ lạnh chia tay do các đoàn viên Mặt trận Giải phóng Miền Nam (MTGPMN) chung tiền tổ chức tại một nhà hàng Tàu ở Chợ Lớn. Tảng chua chát nhắc lại tháng 6.1975, có một cuộc diễn binh "vĩ đại" ăn mừng chiến thắng. Không thấy một đơn vị nào của MTGPMN xuất hiện, Tảng ngạc nhiên, xoay qua hỏi tướng Văn Tiến Dũng ngồi cạnh trên khán đài, Dũng lạnh lùng trả lời: "Ðât nước đã thống nhứt".
Vào cuối cuộc đời, Phước được Ðảng CS ban thưởng với chức an ủi Viện trưởng Viện Nghiên cứu Âm nhạc VN. Theo lời Trần Văn Khê trong Hồi kýâ, Viện này đặt trụ sở tại Sàigòn trong "một căn phố nhỏ, không có phòng riêng cho Viện trưởng mà chỉ có một bàn viết để trong góc, nhạc cụ và nhạc khí chất dưới sàn chịu đựng lớp bụi của thời gian. Khi Phước qua đời, Nguyễn Xinh về làm Viện trưởng. Ðiều làm tôi cảm động là tại đây có đặt bản thờ Lưu Hữu Phước." (1) Phước từ trần đột ngột ngày 8.6.1989 (lối ba tháng trước Huỳnh Tấn Phát) vì bịnh tim, hưởng thọ 68 tuổi.
Những năm họat động hăng say trong Tổng hội Sinh viên VN
Thời Pháp thuộc, cho trọn bán đảo Ðông Dương gồm có Việt
Nam
,
Lào và Miên, chỉ có một Ðại học mang tên Université de l'Indochine. Viện này chiếm một chu vi
rộng lớn ở phố Bobillot, cách Nhà Hát Tây lối 200 thước. Mặt tiền khu Cao đẳng Ðông Dương, nay ở số 19 đường Lê Thánh Tông, trông rất uy nghi. Ðại lộ Gambetta
tiến thẳng đến khu Ðại học và ngưng tại đó. Giữa khu là thềm khá cao với gần 20 bậc dẫn lên một bờ hè rộng trước cổng chính. Từ cổng bước vào là một phòng rộng gọi Salle des pas
perdus. Ðại giảng đường, Grand amphithéâtre, nằm bên
trái. Phòng rộng bên phải dùng làm thư viện, nơi nhóm họp của các giáo sư và văn phòng. Từ trên hánh lang theo đường thoai
thoải xuống qua bên trái là khu đại học Y và Dược, còn qua bên phải là Giảng đường thứ hai, nhỏ hơn Ðại giảng đường. Ðứng giữa hành lang nhìn thẳng phía bên kia là hai sân quần vợt và
Phòng thí nghiệm của Ðại học Y và Dược.
Các sinh viên từ xa đến tranh nhau ghi tên ở trong Ðông Dương
Học Xá, một khu vực khang trang, tại khu phố Huế, sát bên xóm cô đầu, có tàu điện (tramway) đưa vào trung tâm thành phố khá xa. Người viết (học luật), em là Lâm Trọng Thức (y khoa), Trần Công Dung (Dược), Xuân Diệu, Huy Cận (Canh Nông)..v..v..may mắn vào được Học xá trong khi một số sinh viên khác, gốc "Nam kỳ", chung tiền thuê phòng (popotes) ở giữa Hà Nội. Các đàn anh ra
Hà nội trước gồm có Nguyễn Tôn Hoàng, Nguyễn Lưu Viên, Nguyễn Tấn Gi Trọng, Trần Vỹ, Phạm Biểu Tâm, Trần Trung Dung, Trần Chánh Thành, Nguyễn Hữu Châu... Nhóm Lưu Hữu Phước (Nha), Trần Văn Khê (PCB), Mai Văn Bộ (PCB) và Nguyễn Thành Nguyên (Luật), Huỳnh Văn Tiểng (Luật) rủ nhau mướn căn phố 60 đường Wiélé, sau dời về một căn gác rộng, phía trên ga-ra biệt thự số 88 đường Jacquin, do dược sĩ Vũ Ngọc Quỳnh làm chủ.
Vào cuối tuần hay
trong các dịp nghỉ lễ, Nguyễn Tôn Hoàn (chơi mandoline rất hay), Nguyễn Tú Vinh, Nguyễn Văn Thiêm, Hồ Văn Huê.. thường nhập bọn với cánh Lưu Hữu Phước (mandoline một cây!), lối 14, 15 nam và nữ sinh viên, dùng xe đạp và xe lửa để viếng những địa danh lịch sử ngoài thủ đô Hà Nội như Sông Bạch Ðằng, Vạĩn Kiếp, Chi Lăng, Ðền Hai Bà Trưng, đền Hùng..v..v..và đồng thời, cắm trại, cùng nhau tập hát một số bài do Phước sáng tác như Người xưa đâu tá, Bạch Ðằng Giang, Ải Chi Lăng,Thanh niên hành khúc, Hội Nghị Diên Hồng... Chính trong một buổi picnic đầu năm 1941 tại Chùa Trầm, Hà Ðông, nhóm đã thích thú khám phá ra hai giọng oanh vàng là Phan Thị Bình và
Nguyễn Thị Thiều, cả hai đều là nữ sinh nội trú Trường nữ hộ sinh, École des Sage-femmes, tại bệnh viện René
Robin tức Nhà thương Cống Vọng (2). Nhờ ngoại giao khéo, anh Hoàn thuyết phục được hai chị Bình, Thiều (3) tham gia Ðoàn Văn nghệ Sinh
viên mang tên Commission de
Musique de l'AGEI, (tức Association des Étudiants de l'Université Indochinoise) để tổ chức những buổi diễn thuyết ra mắt công chúng, khuyến khích học sinh, thanh niên trở về nguồn, phụng sự xã hộâi, và khơi động lòng yêu nước, chống thực dân Pháp. Ðoàn tích cực đẩy mạnh công
cuộc dạy Quốc ngữ, truyền bá vệ sinh, đi về nông thôn hướng dẫn đồng bào. Ðoàn ra mắt công chúng thành công nhiều lần tại rạp Olympia
Hà Nội. Ðặc biệt nên ghi buổi trình diễn ca nhạc xuất sắc hai giờ đồng hồ ngày chúa nhựt 15.3.1942 tại Grand Amphithéâtre, Khu Ðại học, dưới quyền chủ tọa của Giám đốc Học chính Ðông Dương để cứu trợ bệnh nhân nghèo các Nhà thương thuộc Trường Y, Dược. Lần đầu tiên, dàn nhạc Hải quân Pháp chơi bản Sinh viên Hành khúc, La Marche des Étudiants (4), của Lưu Hữu Phước. Nhạc điệu hùng hồn, thúc quan khách Việt-Pháp phải nghiêm
chỉnh đúng dậy chào như chào một quốc ca. Lời ca nguyên thủy, do Ðặng Ngọc Tốt, Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ và Nguyễn Thành Nguyên soạn, bắt đầu như sau:
Này sinh viên ơi! Ðứng lên đáp lời sông núi,
Ðồng lòng cùng đi, đi đi mở đường khai lối,
Vì non sông nước xưa, truyền muôn năm chớ quên..v..v.
Sau Hà Nội, đến nhà hát lớn Sàigòn
(trụ sở sắp đến của Quốc hội VNCH). Dân chúng nô nức hoan nghinh từ Bắc chí
Nam
.
Thời ấy, micros chưa được xử dụng, hai chị Nguyễn Thị Thiều - Phan Thị Bình làm vang dội thính phòng bằng tiếng hát thật của mình, kỳ diệu thay!
Việt Cộng xâm nhập Tổng hội Sinh viên Việt
Nam
(THSVVN)
Khởi thủy, THSVVN
là một tổ chức của giới trẻ yêu nước, phi đảng phái. Trong Hồi ký, "Kỷ niệm thời niên thiếu", đăng
trong tập san Áo Trắng, Nguyễn Tôn
Hoàn viết: "Ðến năm 1937, khi đang học ở trường Y khoa Hà Nội, tôi thấy cần phải tranh đấu mạnh hơn, phải họat động trong một hàng ngũ, có tổ chức quy cũ, nên tôi đã dấn thân vào một đảng cách mạng, lao mình vào những họat động quy mô, những tổ chức bí mật, nguy hiểm bội phần để hy vọng giải thóat dân VN khỏi ách thực dân." Anh Hoàn đã tuyên thệ nhập vào đảng Ðại Việt của Trương Tử Anh. Trong THSV anh giữ chức Trưởng ban Âm nhạc (sau này gọi là Ban Văn nghệ) nhưng người điều khiển ban nhạc thường là Trần Văn Khê. Phan Thanh Hòa, chủ tịch THSV, về sau là anh vợ của Hoàn,
vì chị Phan Thị Bình là em ruột của Hòa. Chính Hoàn đã ghi trong tài liệu nêu trên rằng năm 1946, Hòa bị CS thủ tiêu vì Hòa công khai chống sứ giả của Hồ Chí Minh
là hai anh em Phan Anh, Phan Mỹ đến dụ THSV nhập vào Mặt trận Việt Minh. Hòa tuyên bố Tổng hội đứng ngoài đảng phái. Phan Thanh Hòa thế Dương Ðức Hiền trong
chức Chủ tịch THSV. Một thời gian sau, tổ chức này mau chóng bị xích hóa. Ðảng Tân Dân chủ của sinh viên xé làm hai. Một phần, chống CS,
qua họat động trong hàng ngũ quốc gia. Phần còn lại, trong đó có Phước, Tiểng, Bộ, Khê, Nguyễn Tấn Gi Trọng... ngã về phía Bắc Việt.
Cuối 1943, Hà Nội có
phong trào đi kháng chiến. L H Phước và H V Tiểng sáng tác bài Xếp bút nghiêng kêu gọi giới trẻ "dứt làn tơ vương, giã trường lên yên." Miền Bắc bắt đầu bị nạn đói. Hàng ngày, từ Học xá đến trường, người viết thấy xác người rải rác bên lề đường. Gần hết sinh viên gốc
Nam
hô hào đi xe đạp về
Nam
vì gia đình ngưng gởi tiền. Ðầu 1945,
Nhật đảo chính Pháp. Sàigòn bị bỏ bom thường xuyên. Với tư cách trưởng đoàn, Ðặng Ngọc Tốt lập ra một Ban Tuyên truyền đi các tỉnh cổ võ tinh thần quần chúng bằng cách nói chuyện về sử, Trần Văn Khê thì hát những bài của Lưu Hữu Phước và dân ca. Ðến Vĩnh Long, Khê gặp lần đầu tiên Phạm Duy đi theo gánh hát rong của Charlot Miều. Nhật trao
quyền lại cho Phạm Văn Bạch, chủ tịch Ủy ban Nhân Dân
Nam
bộ.
Vai trò Trần Văn Khê trong giai đọan kháng
chiến. Thái độ đối với Cộng đồng người Việt hải ngọai.
Khê có qua
Orange
County
,
Californie, hai lần, mỗi lần không ở quá mười hôm, và mỗi lần đều có gặp người viết và vài bạn thân như Chi Ðiền Hoàng Duy Từ, Phạm Duy... Khê nói chuyện rất tâm tình, lần chót giữa năm 1995,
có ghi lại trong Hồi ký, quyển 4, trang 234. Tại OC, Khê tránh xuất hiện trước đám đông vì ngại gây phản ứng của giới chống Cộng như ở
San Francisco
,
Berkeley
,
Connecticut
,
Washington
,
Boston
,
Montreal
...
Vài nơi đã tố cáo Khê là du kích văn hóa CS, làm tay sai cho Hà Nội như Trịnh Công Sơn, và hăm tẩy chay bằng cà
chua, trứng thúi. Người viết có lần hỏi trong giai đọan kháng chiến Khê làm gì, ở đâu và sau 1975, cảm nghĩ của Khê đối với khối đồng bào tị nạn ra sao? nhận định của Khê đối với nhà cầm quyền Hà Nội?
Khê xác nhận y "không phải là người họat động cách mạng theo nghĩa được tổ chức giáo dục và phản công". Về Nam sau 1945, anh tham gia kháng chiến nhưng không
muốn cầm súng, chỉ họat động trong lãnh vực văn nghệ. Vì thế Huỳnh Văn Tiểng, thay mặt Ủy ban kháng chiến Nam bộ, bổ nhậm anh Nhạc trưởng Quân đội, cấp Ðại đội trưởng Cộng hòa vệ binh. Khê theo Ðặng Ngọc Tốt một thời gian biểu diễn ca hát ở các tỉnh trong Ban Tuyên truyền
Nam
bộ. Bị Pháp đuổi dồn về U Minh,
Cà Mau cuối 1946, Khê gặp Lưu Hữu Phước đang chuẩn bị ra Bắc với Tôn Ðức Thắng bằng ghe bầu. Hai chục năm sau, Phước và Khê mới gặp lại nhau. Khi Ðất nước "thống nhứt" xong Phước mới từ Bắc trở về Sàigòn.
Kẹt lại vì vấn đề gia đình, Khê về vùng quốc gia cuối 1946 sanh sống tại Lộc Ninh bằng nghề mua bán lẽ thuốc Tây. Kiến trúc sư Hoàng Hùng (sau trở thành Bộ trưởng Kiến thiết VNCH cùng chung một nội các với người viết) cho Khê mượn nhà mở lớp dạy tiếng Anh ở Sàigòn, đồng thời viết báo (Việt Báo, Thần Chung) với Nguyễn Văn Hiếu, Triệu Công Minh, Trần Thọ Phước. Huỳnh Tấn Phát (5) móc nối. Khê bị Mật thám Pháp bắt giữ một thời gian ngắn tại bót Catinat. Khê vận động sang Pháp du học cuối 1949. Sau khi thi đậu khoa chính trị (6) và
nhạc, Khê làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu khoa học CNRS
Pháp và cơ quan quốc tế UNESCO, dạy tại Sorbonne, đi nhiều xứ, 25 năm sau mới trở về VN khi Nước nhà đã "thống nhứt".
Khê quả quyết chỉ là người trọn đời làm văn nghệ, "truyền đạo nhạc", không vì danh, vì
lợi mà chỉ vì tình yêu xứ sở, để "gieo chất men yêu nhạc truyền thống vào lòng người nghe khắp bốn biển năm châu." Khê thú thật anh cảm thấy "hết sức chua chát và đau lòng" khi bị hiểu lầm vì chủ đích của anh là nghiên cứu để phổ biến tinh hoa của VN khắp mọi nơi.
Mùa thu 1974, Khê qui cố hương.
Sau khi dự Hội nghị Âm nhạc Quốc tế tại Perth, Úc châu, Khê được Bs Nguyễn Lưu Viên và
chuẩn tướng Công an Bùi Văn Nhu, bạn thâm giao thời Trung học Pétrus Ký, đứng ra bảo lãnh cho về VN ba tuần. Khê viếng xã Vĩnh Kim, Mỹ Tho, nơi sinh quán, gặp lại các con và em gái Trần Ngọc Sương,
thân hữu văn nghệ như Phùng Há, Năm Châu, Bảy Nam, Kim Cương, Phạm Duy, Vĩnh Bảo..., được tiếp đón nồng nhiệt và được mời nói chuyện nhiều nơi. Ngày chót, Phó Tổng thống Trần Văn Hương
lại còn gắn cho Chương mỹ Bội tinh hạng nhứt tiếp theo Văn hóa Bội tinh của Bộ Giáo dục. Khi lãnh huy chương Miền Nam, Khê nơm nớp sợ phản ứng của Hà Nội. Khê ghi trong Hồi ký, quyển 3,
trang 16: "Nếu họ (ám chỉ nhà chức trách
Sàigòn) ghi trong giấy chứng nhận là xét rằng tôi có công với Chánh phủ (Miền Nam), chắc chắn tôi sẽ phản đối ngay vì "danh
không chánh ngôn không thuận" (sic).
Khê còn tiết lộ thêm
không nhập Pháp tịch tuy có thẻ thường trú. Quy chế này buộc anh phải trở lại Pháp khai thuế mỗi năm và cho phép anh được Sở Bảo hiểm Xã hội Pháp bồi hoàn 100% chi phí thuốc men và trị bịnh (7). Ðể giữ ghế đại diện Việt
Nam
trong tổ chức Unesco, anh không bỏ quốc tịch VN, bởi thế anh gặp khó khăn trước 1975 mỗi khi cần lấy hộ chiếu để xuất ngoại. Các Tòa đại sứ của hai Chính phủ Hà Nội và Sài gòn đều bắt đợi để điều tra. Ðại sứ VNCH tại Paris đã ra lệnh trước 1972 rút sổ thông hành khiến cho Khê trở thành vô quốc tịch, apatride. Chính phủ Pháp phải cấp tạm titre de voyage và cho Khê hưởng quy chế thướng trú vì anh làm việc cho CNRS và UNESCO. Chính quyền Hoa kỳ cũng đã mấy lần bác đơn
của Khê xin nhập nội nước Mỹ vì cho Khê là thành phần thiên tả.
Theo Trần Văn Khê, những hiểu lầm về chính kiến với đồng bào Việt hải ngoại, đặc biệt ở Mỹ, lần hồi được giải tỏa, khi họ nhận thấy rằng - qua những lần nói chuyện và biểu diễn - Khê chỉ họat động văn hóa thuần túy, không lệ thuộc vào một sự chỉ huy nào của chính trị. Âm nhạc và nghệ thuật đã đặt được nhịp cầu cảm thông để mọi người đến với nhau. Khi người viết hỏi vặn Khê: CS thuần túy có tôn trọng Văn hóa hay không? thật sự, có một Văn hóa
CSVN hay không? Khê cười, không trả lời.
Khê nghĩ chính quyền CS tại VN có
nhiều khuyết điểm và cần thời gian để cải tiến. Tháng 3.1976, Khê trở về VN lần đầu tiên sau chiến tranh. Vừa đến khách sạn, Công an tịch thu hộ chiếu. Tại TPHCM (Sài Gòn), Khê phải nạp bản văn bài nói
chuyện để kiểm duyệt trước khi xuất hiện trên Ðài truyền thanh, truyền hình do bạn thân Huỳnh Văn Tiểng làm giám đốc. Ai muốn vô khách sạn quốc tế phải có giấy phép Bộ Nội vụ. Tuy thế, Khê vẫn tin chỉ có Xã hội chủ nghĩa mới có thể bứng Ðế quốc ra khỏi VN.
"Tiếng Gọi Sinh Viên" trở thành Quốc ca VN
Năm 1947, trước khi về nước lập chính phủ, cựu hoàng Bảo Ðại mời nhiều nhân vật như ông Ngô Ðình Diệm, Bs Phan Huy Quát, Bs Lê Văn Hoạch, Trần Văn Hữu, Nguyễn Tôn
Hoàn...qua nhóm tại Hồng Kông. Hội nghị đã chọn làm quốc kỳ lá cờ vàng ba sọc đỏ do họa sĩ danh tiếng Lê Văn Ðệ vẽ ra. Chính Bs Nguyễn Tôn Hoàn đề nghị - và được chấp nhận - lấy bản "Tiếng gọi Sinh viên" làm quốc ca, với tên mới "Thanh niên Hành Khúc'. Lời nhạc cũng thay đổi thành:
Này thanh niên ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng,
Ðồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống..v..v..
Ðầu năm 1954, khi lên nắm quyền, Thủ tướng Ngô Ðình Diệm muốn chọn bản "Việt
Nam
Minh Châu Trời Ðông" làm quốc ca nhưng cuối cùng, Quốc hội VNCH quyết định giữ bài "Thanh Niên Hành Khúc" với lời mới:
Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng
Ðồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống..v..v..
Từ đó bản quốc ca này đi sâu vào
lòng dân tộc. Biết bao chiến sĩ đã hy sinh vì nó. Sau 1975, có vài đề nghị thay đổi quốc ca nhưng công luận không chú ý đến (8).
Lưu Hữu Phước và nguồn cảm hứng cuối đời
Cuối tháng 8.1989, để đánh dấu 100 ngày Lưu Hữu Phước qua đời, Mai Văn Bộ (nguyên đại sứ Chính phủ VNDCCHXH tại Paris), Huỳnh Văn Tiểng (giám đốc Ðài truyên hình VN,TPHCM) và thân hữu mời Trần Văn Khê về Sàigòn tổ chức tại Nhà Hát
Thành phố một Ðêm Lưu Hữu Phước. Khê đề nghị giới thiệu một gương mặt chưa ai nhận thấy của Phước (9), thầm kín và thân thương, một con người đa tình, không chỉ chú trọng đến tình yêu dân tộc, lòng thương nước như tất cả đã biết từ trước đến nay mà cả tình yêu đôi lứa. Ðề nghị được chấp nhận. Kết quả thành công ngoài tưởng tượng sau hai đêm trình diễn.
Lúc còn là học sinh trường Trung học Pétrus Ký, Phước bắt đầu sáng tác bằng tiếng Pháp theo lối Tino Rossi (mode thời thượng!), những bài mang tên Je t'aime Marilou,
Adieu Marilou, Je mourrai
Marilou...Khi ra Hà Nội học Nha khoa, Phước đổi qua viết bài hát cho thiếu nhi, thanh niên, thiếu nữ như Thiếu sinh hành khúc, Thanh niên hành khúc, Bài hát của thiếu nữ VN,.. Tựa đầu tiên của Thanh niên hành khúc là Quốc Dân Hành khúc, bị Sở Mật thám Pháp cấm nên phải sửa lại La Marche des Étudiants, sau đó là Sinh viên hành khúc và cuối cùng đổi thành Thanh niên hành
khúc. Tổng hội Sinh viên bắt đầu hoạt động mạnh. Ngoài những bản hùng ca lịch sử mà mọi người đều biết như Người xưa đâu tá, Ải Chi Lăng, Bạch Ðằng Giang, Hội nghị Diên Hồng..v..v.., Phước còn sáng tác ba bản tình ca rất hay:
"Ai nhớ ai", "Hương giang
dạ khúc" và "Tục Lụy" đánh dấu ba mối tình nhẹ nhàng, dễ thương
dành cho ba người đẹp gốc
Nam
,
Trung và Bắc.
Trong một cuộc gặp gỡ, nói chuyện thân
tình gần đây, chị Nguyễn Thị Thiều, góa phụ của cố Bs Nguyễn Tú Vinh, hiện ở Irvine, Californie, cho người viết biết gương
mặt phụ nữ trong Ai Nhớ Ai chính là chị. Năm ấy, chưa đầy 20 tuổi, sinh viên cô đỡ Thiều thường hẹn cuối tuần đến popote tại Hà Nội của người anh là sinh viên dược khoa Nguyễn Văn Thiêm (ở chung với Nguyễn Tú
Vinh, y khoa), để Lưu Hữu Phước luyện hát những bản nhạc mới hầu trình diễn cho Tổng hội Sinh viên. Phước thừa cơ hội tỏ ý muốn cưới Thiều, Chị Thiều từ chối vì còn quá trẻ. Sự thất vọng của "người trễ tàu" L H Phước là đề tài của bài nhạc nói trên.
Về những diễn viên
chính trong Thi ca kịch Tục Lụy của Khái Hưng do Thế Lữ đạo diễn, Lưu Hữu Phước phổ nhạc, Trần Văn Khê dạy hát và nữ sinh trường Ðồng Khánh trình diễn lần đầu tại Hà Nội ngày 23.1.1943, L H Phước thú thật với Khê đã vui sướng gặp lại - 54 năm sau - Nhã Tiên (Nguyễn Thị Dung) ở Sàigòn
và Thi Tiên (Minh Châu) ở Paris nhưng tiếc không tái ngộ được với vai chính Diễm Tiên (tức Minh Nguyệt) hình như định cư tại Canada.
"Tuyệt mù đã lạc dấu chim", Phước than. Chính vì người đẹp Minh Nguyệt đến tận gác trọ năm 1943 để năn nỉ nên Phước đã thức ba đêm trắng để phổ nhạc "Khúc Nghê Thường" cho kịp biểu diễn. Tục Lụy là bản tình ca để đời của Phước. Từ trước đến nay, Phước sáng tác chớ chưa hề phổ nhạc. Khê hóm hỉnh nhắc lại chi tiết: Trước khi ra về, Minh Nguyệt còn nói tha thiết, với một nụ cười thật tươi: "Ông cố một tí ông nhé!". Phước không còn đủ can đảm để từ chối.
Năm 1997, Khê được mời qua
Canada
nói chuyện. Anh không ngờ "tìm được dấu chim", gặp lại "Diễm Tiên giáng trần" của Phước, nay đã quá thất tuần, ly dị, sống trong một cao ốc, vùng ngoại ô
Longueil
,
Montreal
.
Một cuộc tái ngộ thật cảm động. Minh Nguyệt đưa ra khoe với Khê bản nhạc do Lưu Hữu Phước chép tay, với giòng chữ: "Tặng Diễm Tiên, nàng tiên kiều diễm đã giúp tôi viết ra bài Khúc Nghê Thường". Phước từng thố lộ với Khê rằng Phước có cảm tình với Minh Nguyệt năm 1943 nhưng không dám hé môi vì có tin đồn MN đã đính hôn, điều mà MN cải chính
khi gặp Khê. Phước đã hụt thêm một chuyến tàu khác, âu cũng là số mạng! Khê chuyển được, dù sao, lời nhắn thăm của Phước (chết 1989). Minh Nguyệt thở dài, nói: "Trước phục anh ấy về tài, ngày nay mến anh ấy có tình. Nhưng Phước đã ra người thiên cổ!"
Trong Hồi ký, quyển 2,
trang 147-148, Khê kể lại: năm 1961 qua New York để nghiên cứu, tình cờ làm quen
với vợ chồng chủ một tiệm ăn VN, chồng Bắc, vợ Huế, cả hai đều yêu văn nghệ. Họ tổ chức một buổi họp mặt bỏ túi với vài Việt kiều để mời Khê biểu diễn. Khi Khê hát bài Hương Giang dạ khúc do L H Phước sáng tác năm 1941 trước khi đi kháng chiến, đến câu "Làn hương mờ xóa bóng ai yêu kiều", vợ ông chủ tiệm bổng ôm mặt khóc, hỏi Khê:
"Anh có biết bài này anh Phước viết cho ai không?.". Khê đáp: "Biết chớ, Phước cho tôi biết làm tặng cho người con gái Huế tên Thu Hương". Bà chủ tiềm liền nói: "Thu Hương chính là tôi đây!" Người chồng lấy khăn lau nước mắt cho vợ, an ủi. Cử chỉ này làm cho Khê xúc động.
Ðầu 2000, Khê trở qua
California
.
Trong buổi cơm tối tại nhà bạn Hoàng Duy Từ, Huntington Beach, Khê ngâm một số thơ Ðuờng trong đó có vài
bài của Vương Duy và bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu do Chi
Ðiền chuyển dịch. Tác giả đề nghị Khê hát cho nghe những sáng tác của Lưu Hữu Phước thời hậu chiến. Khê liền trình bày "Lời ru chim lạc" rất đậm màu sắc dân tộc. Ðoạn đầu viết theo hơi Ai oán của nhạc tài tử Miền Nam, đoạn hai
chuyển qua nét nhạc tươi sáng, dí dỏm như hát xẩm, cũng có hơi chèo Chầu văn, tiết tấu sinh động, nhiều đảo phách để đến hai câu cuối cùng trở về nét nhạc êm dịu, không nhịp phách của hát ru. Quả là một sáng tác mới lạ, dung hòa nhiều hơi, nhiều điệu của nhạc truyền thống.
Khi được chất vấn, Khê giải thích
người gợi ra nguồn cảm hứng cho Phước là một... cô "Mỹ con gốc Việt, có tên dài thậm thược Dư Thị Thanh Nga Tiana Alexandra Silliphant (gọi tắc Tiana
Thanh Nga), sang Hoa kỳ lúc 5 tuổi, nổi danh nhờ cuốn phim TV Pearl "made in
Hollywood". Theo lời Khê, Phước giới thiệu Tiana như một minh tinh biết ca hát, soạn nhạc, nhảy múa, để tóc như Tina Turner, với lông mi dài như Jane Fonda. Người viết nhận ra ngay Thanh Nga là con gái út của Dư Phước Long, cựu cố vấn ngoại giao tại Tòa đại sứ VNCH ở Hoa Thịnh Ðốn trước 1975 (làm social worker, đã qua đời ở
San Jose
.
DPLong là con rể của mục sư Huỳnh Minh Ý, dân biểu thời Ðệ nhứt Cộng hòa). Ông Long trước đây có gởi tặng tác giả một vidéo tư liệu của Thanh
Nga mang tên "From Hollywood to Hanoi", phỏng vấn Phạm Văn Ðồng, vợ chồng Võ
Nguyên Giáp và cựu nghi sĩ Trần Trung Dung, trong đó Thanh Nga xưng
"cháu, bác" ngọt xớt với các nhân vật này.
Tiana nhờ Phước giúp hảng "
Friendship
Bridge
" của cô quay
một phim về VN. Bài hát "Lời Ru Chim
Lạc" (10) dựa vào các bài thơ của Tiana tự ví mình như con chim non lạc bầy phải sống xa quê cha đất tổ nhưng lúc nào cũng nhớ nước, đã vượt trùng dương tuyết đông giá lạnh về thăm quê hương. Phước giới thiệu Tiana cho Khê năm 1989 trong buổi Liên hoan hát ru lần đầu tiên tại TPHCM.
Phước và Khê cả hai có vẻ bị cô thiếu nữ nhanh nhẹn, hồn nhiên, líu lo này chinh phục, nếu không
nói là... "hốt hồn". Những năm sau này, không còn thấy Tiana xuất hiện.
Khê có trao cho người viết xem bài thơ bát cú Khoán Thủ Phước viết tặng cho Tiana. Khoán thủ là loại thơ trong đó nếu đọc mỗi chữ đầu từ trên xuống thì thành một câu 8 chữ có ý nghĩa:
Chúc Xuân Thanh Nga
Thanh xuân đổi gió sáng muôn lòng
Nga chiếu non Ðoài rạng biển Ðông
Phượng vĩ la đà chưa rợp ngõ
Hoàng oanh ríu rít đã vang đồng
Xây lò hỏa đỏ tan băng giá
Cầu trái tim vàng kết núi sông
Tình nối hai quê nên nghĩa lớn
Thương nhà, thương nước một tình chung
(Lưu Hữu Phước tặng nghệ sĩ Tiana)
Buổi hoàng hôn của cuộc đời Trần Văn Khê
Khê, nay 86 tuổi, về hưu ở VN gần hai năm nay.
Khê chia kho tàng tư liệu gom góp từ nhiều thập niên thành hai phần: một, lưu giữ tại Pháp,
trao cho trưởng nam Trần Quang Hải quản lý; phần khác, tặng cho Phân viện Nghiên cứu Âm nhạc miền Nam VN do Lưu Hữu Phước tạo lập và xây dựng. Khê mong sức khỏe còn đủ thêm vài năm để truyền kiến thức cho môn sinh.
Anh thanh thản chấp nhận luật vô thường của số kiếp con người. Gặp lại Trần Văn Khê lần chót lối năm 2000 tại Californie, người viết có hỏi: ngoài nhiều thành công gặt hái được trên trường đời, Khê có những nỗi buồn lớn gì vào buổi hoàng hôn? Khê suy nghĩ vài phút, rồi trả lời: sự mất mát ba
người thân: Lưu Hữu Phước (bạn, 1989), Trần Văn Trạch (em, 1994) và Nguyễn Thị Ðoan (ý
trung nhân, 1997).
Người viết biết khá rỏ tình sử Khê-Ðoan
vì quen cả hai. Khê dạy kèm tại tư gia nữ sinh NTÐ từ 1948 tại Sàigòn, chia tay năm 1950 khi Khê du học bên Pháp. Rồi tái ngộ vội vàng năm 1976 ở VN. Mối tinh thầy-trò chớm nở. Cuối 1993,
hai bên gặp lại tại
Paris
khi cô Ðoan qua Pháp thăm thân
nhân. Từ đó, sự liên hệ thêm khắn khít qua thơ từ, trao đổi thi họa, thăm viếng... Khê đã ly dị người vợ trước tên Nguyễn Thị Sương, một bạn học cũ ở trường Pétrus Ký, có 4 con với nhau (hai trai, hai gái: Thủy Tiên và
Thủy Ngọc, hiện ở
Paris
).
Cô Ðoan định cư tại Hoa kỳ,
Huntington Beach
,
có một đời chồng và con riêng, sở hữu chủ của một ngôi nhà xinh xắn và đang làm việc trong một phòng mạch bác sĩ. Mỗi khi qua Mỹ, Khê được cô Ðoan chăm sóc chu đáo và lái xe đi mọi nơi. Với bạn bè, Khê giới thiệu Ðoan như em bà con vì muốn giữ kín. Năm 1995, cô Ðoan gặp riêng người viết, cho biết hai bên sẽ tiến đến hôn nhân. Cô Ðoan nhờ chỉ dẫn về vài vấn đề pháp lý liên hệ đến quy chế tài sản, thuế vụ, quốc tịch của mỗi người sau hôn lễ, quyền hạn của các con riêng... Mọi việc có vẻ tốt đẹp. Bất thần ngày 10.3.1997, thấy cáo phó trên báo cô Nguyễn Thị Ðoan qua đời (hình như vì bịnh ung thư). Hồng nhan vắn số!
Ngày 16.3.1997, Khê có về Californie dự lể "mở cửa mã tại chùa Liên Hoa. Nhân dịp, Khê đã đọc bài thơ Vĩnh Biệt rất cảm động (11). Ðây là một vết thương lòng khó quên. Trong đời, Khê có những người bạn gái rất trung thành như Mộng Trung, Tường Vân... Nguyễn Thị Ðoan là mối tình nồng ấm tan vỡ cuối đời.
Khê từng tuyên bố: "Tuy thân ở nước ngoài nhưng tâm tôi luôn ở trong nước." Nay cả thân và tâm của Khê đã trở về với Ðất Mẹ. Năm vừa qua, chị Nguyễn Thị Thiều có ghé thăm anh trong ngôi nhà trệt mà nhà chức trách
CS vừa xây cất ở đường Huỳnh Ðình Hải,Quận Bình Thạnh, Gia định, không xa chợ Bà Chiểu. Khê sống một mình, di chuyển bằng xe lăng, sức khỏe xuống dốc, cơm nước do môt người bạn thâm giao tên Tường Vân chăêm lo. Ngôi nhà còn trống phía trước, chưa chia thành phòng, trang trí sơ sài nhưng đầy nhạc cụ, sách vở và tư liệu do Khê mang từ Pháp về. Sự hiện diện của gia đình người con trai thứ hai tên Trần Quang Minh, kiến trúc sư, và các cháu là một niềm an ủi lớn đối với Khê lúc xế chiều. Khê đã trao bó đuốc lại cho trưởng nam Trần Quang Hải, một tài năng đang phát. Tuy rất khắn khít với cha vể tình cảm, Hải (và vợ là danh ca Bạch Yến) có thái độ dứt khóat hơn đối với chế độ cộng sản Hà Nội. Hải chú trọng nhiều đến Dân chủ và Nhân quyền. Hải không bị những ràng buộc chính trị thuộc dĩ vãng như cha.
Cầu mong Trần Văn Khê thể hiện được những ước mơ tha thiết cuối đời của anh: phân tách, sắp loại rồi sao chép tư liệu cho các thư viện và bảo tàng viện toàn quốc để có thể xử dụng trong việc tìm hiểu âm nhạc dân tộc. Vị trí dành cho Khê trong Nhà Văn hóa Việt Nam là
một chỗ đứng của một người khai sơn phá thạch.
Những gương
mặt đứng đầu ngọn sóng như Lưu Hữu Phước, Trần Văn Khê và Trịnh Công Sơn chứng minh sức mạnh tranh đấu của nhạc dân tộc ái quốc trong đại chúng. Nếu xử dụng đúng hướng, đúng chỗ, triệt để và liên tục thì đó là những vũ khí tuyên truyền vô song để khích động cách mạng, điều mà các đảng chính trị già cổi, chuyên đánh võ miệng của các chính khách xa-lông, trong và ngoài nước, không làm nổi.
Lưu Hữu Phước và Trần Văn Khê là những tài năng đáng trân quý.
Thủy Hoa Trang
7.7.2007
***
(1) Ðọc Hồi ký Trần
Văn Khê, quyển 4, Một
gánh nhạc,
một cuộc đời, trang 393, nxb Trẻ, Việt
Nam
,2002.
Khê có lý do hãnh diện
về gia phả của
mình. Khê thuộc
về thế hệ thứ tư trong một gia đình bốn đời
nghiên cứu cổ nhạc. Khê thường
nhắc lại cậu
ruột của Khê đã
áp dụng phương pháp "giáo thai" nghĩa là huấn luyện Khê khi còn nằm trong bụng mẹ bằng
cách cho mẹ Khê nghe mỗi
ngày những dòng nhạc êm dịu có ảnh hưởng tốt đến
bào thai.
(2) Ðọc hai bài "Kỷ niệm thời niên thiếu" và "Nguồn gốc bản
quốc ca VN" trích Hồi
ký Nguyễn Tôn Hòan. Chị Phan Thị Bình về sau trở nên bá bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn (hiện ở San Jose, Californie) và chị Nguyễn Thị Thiều tức bà bác sĩ Nguyễn Tú Vinh, hiện ở Irvine, Californie.
(3) Hai bản nhạc "ruột" đầu tiên làm cho hai chị Bình và Thiều nổi tiếng
là "Con thuyền không bến" của Ðặng
Thế Phong và "O Sole Mio". Trong chương
trình cuộc biểu diễn lần đầu
của Tổng hội
Sinh viên VN, AGEI, ngày 15.3.1942, tại
Grand Amphithéâtre de l'Université Indochinoise, có ghi chị Nguyễn Thị Thiều trình hát hai bản "Nhớ Quê Hương" của Hoàng Quí và "Hoài Xuân" của
Tô Mạn Chu, còn chị Phan thị Bình thì hát bài "Con thuyền
không bến" của Ðặng Thế Phong; Trần Văn Khê hát bốn bài hài hước Le Petit Mousse, Mon penbas, Le
Canard và Le Rhume de cerveau.
(4) Lời ca bằng tiếng Pháp của La Marche des Étudiants như sau:
Étudiants! Du sol l'appel tenace
Pressant et fort retentit dans l'espace
Du côte d'Annam aux ruines d'Angkor,
travers les monts du Sud jusqu'au Nord,
Une voix monte ravie:
Servir la chère Patrie
Toujours sans reproche et sans peur
Pour rendre l'avenir meilleur
La joie, la ferveur, la jeunesse
Sont pleines de fermes promesses
Te servir, chère Indochine,
Avec coeur et discipline
C'est notre but, c'est notre loi
Que rien n'ébranle notre foi.
(5) Huỳnh Tấn Phát qua đời ngày 30.9.1989. ba tháng trước Lưu Hữu Phước. Trước 1975, Phát là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Cọng hòa Miền Nam. Ðể xóa dịu phần nào phản ứng dân kháng chiến Miền Nam, năm 1976 Phát được CS cử làm Phó Thủ tướng Chính phủ Cọng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN, lo việc quy họach đô thị, thiết kế xây dựng thủ đô Hà Nội..v..v.. và năm 1977, Phát được bầu làm Ủy viên Ðoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc và đến năm 1983 được lên chức chủ tịch Ðoàn Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc, toàn những chức vụ không quyền lực. Chưa bao giờ, Phát được mời đặt chân vào cơ quan chính trị đầu não của Ðảng bộ ở Hà Nội.
(6) Tại trường đại học Sorbonne, khoa Chính trị học, Trần Văn Khê là bạn đồng khóa với Võ Văn Hải, về sau Chánh văn phòng đặc biệt của Tổng thống Ngô Ðình Diệm. Khê cho
biết Võ Lăng, anh của Hải, có nhân danh Ðs Ngô Dình Luyện đánh tiếng mời Khê làm tham vụ ngọai giao để giúp đại sứ lưu động Bửu Hội tại Phi châu. Khê từ chối. Tòa Ðại sứ VNCH tại Paris thu sổ thông hành
cũ của Khê, không cấp sổ mới. Khê trở thành apatride, vô
quốc tịch (Hồi ký TVK, quyển 2, trang
132)
(7) Tuy vóc dáng bên ngòai "khá to con", Khê bịnh kinh niên, mỗi lần dùng cơm với người viết và bạn bè, Khê uống ít ra 8 hay 9 loại thuốc đem theo mình. Khê "sưu tập" đủ thứ bịnh: ho lao, trỉ, khớp xương, cao máu, sạn trong thận..v..v..,
Chẳng những thế, thường bị tai nạn xe hơi, nhiều lần suýt chết. Tuy
nhiên, Khê giữ tinh thần lạc quan, luyện tập thân thể trì chí. Khê thường cười nói với người viết: 'Chữ cát xóa chữ hung!"
(8) Ðọc "Nguồn
gốc bản Quốc ca VN" của Nguyễn Tôn Hoàn, đăng trong Ðặc san Áo Trắng, 2000; " Quốc
kỳ và Quốc ca VN" của
Nguyễn Ngọc Huy trong Diễn đàn
Hiệp lực, TX 2.2203; "Chuyện
Lá Quốc
kỳ" của
Phạm Phú Ðức trong Diễn đàn
Hiệp lực tháng 2.2003
(9) Trong
quyển "Chung Một
Bóng Cờ" do Nhà xuất
bản Quốc gia, Hà Nội phát hành năm 1993, Mặt trân Giải phóng Miền
Nam
chỉ dành một trang rưởi (918-919) về "sự nghiệp văn hóa của
Tổng trưởng Thông tin, Văn hóa LHP". Sách không nhắc đền
những bản tình ca của Phước mà chỉ ghi những sáng tác tuyên
truyền theo lối CS do chính phủ Hồ Chí Minh mớm
cho Phước
viết. Như các văn nô Tố Hữu,
Huy Cận, Xuân Diệu...LHP đã sáng tác - theo phiếu đặt
hàng của Ðảng - những bài (khá nhảm nhí) như Ca ngợi
Hồ Chủ tịch,
Thiếu
sinh quân, Sẵn
sàng chiến đấu, Thanh niên ba sẵn sàng, Cả cuộc đời
về ta, Giải phóng Miền Nam..v..v.. LHPhước
có ba người
con trai, vợ Phước là nữ họa
sĩ Vinh, gốc Bắc, hiện
sống tại TPHCM. Lưu Hữu Phước
có một người chị tên Lưu Kim Tuyến (trứớc làm ở Bộ Y
tế), một em gái (Dược sĩ Lưu
Kim Dung) và một
em trai (Bs Lưu
Hữu Lộc). Hai người
sau định
cư tại
Hoa kỳ. Bs Lộc bị CS gởi đi học tập
hai năm, vượt biên, hiện ở
San Jose
.
Theo lời chị Nguyễn Thị Thiều kể lại:
Một thời gian trước khi Phước qua đời năm 1989, lối
20 bạn sinh viên cũ gốc
Nam đi học Hà Nội xưa kia, có tổ chức một buổi
tiệc tái ngộ tại
nhà hàng bà Nguyễn
Phước Ðại. Vợ chồng Phước
và vợ chồng Bs Nguyễn Tú Vinh-Nguyễn Thị Thiều có đến dự.
(10) Người viết chỉ chép lại đọan đầu của bài "Lời
Ru Chim Lạc" vì bài khá dài:
Tôi hát lời ru con chim non
Run rẩy chim lê đôi cánh
Chốn tha phương gió lạnh
Chíp chiu đêm dài nhớ cố hương
Ôi! Trăm nhớ nghìn thương
Nắng lửa, mua dầu...
Trách ai
kia ném lửa cháy cội đa
xác xơ
Nức nở ru hời,
ru hỡi hời ru
Ru chuyện con chim Lạc
Chim ra
ràng bay bổng,
à ơi!
Lời ru thương nhớ
Nhớ bộc
trăm trứng
(11) Dưới đây
bài thơ Vĩnh
biệt
Em:
Tữ sanh dẫu biết luật vô thường
Nhứng khó ngăn dòng lệ tiếc thương
Những tưởng phượng loan vầy một tổ
Ðâu ngờ cầm sắt rẽ đôi đường
Tiễn em chấp bút lau dòng lệ
Ðiếu bạn năng đàn đốt nén hương
Cầu nguyện Phật Trời mau tế độ
Hồn em siêu thóat tận Tây phương.
=END=
5- Tham Khảo
- 100 triệu nạn nhân cộng sản
Minh Võ
Gần 18 tháng sau khi Cộng Ðồng Âu
Châu ra nghị quyết 1481 (ngày 27/01/2006) lên án Cộng Sản toàn thế giới, đến lượt Hoa Kỳ khánh thành đài tưởng niệm nạn nhân CS toàn thế giới. Trong diễn văn đọc tại buổi lễ long trọng tổ chức ngày 12/06/2007, Tổng Thống George W. Bush đã nêu lên
con số "khoảng 100 triệu" nạn nhân CS. Ðây là con số dè dặt tối thiểu do một nhóm
nhà sử học Tây Phương đã đúc kết từ những thống kê tương đối chính xác nhất, sau nhiều năm nghiên cứu đắn đo. Chúng tôi nói dè dặt tối thiểu, vì
cách nay gần 2 thập kỷ, tại buổi lễ kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền tại Nữu Ước, ngày 13/12/1989, quyền chủ tịch Ủy Ban
tranh đấu cho các dân tộc bị áp bức, Horst A. Uhlich đã đưa ra một con số gần gấp rưỡi (146 triệu). Con số 100 triệu là tối thiểu, vì trong số đó bao gồm cả nhiều triệu nạn nhân CS ở Việt
Nam
,
mà các nhà nghiên cứu nói trên chỉ ghi có 1 triệu. Nhân dịp này chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc tác phẩm đồ sộ coi như nguồn gốc của con số "bé nhỏ" một trăm triệu ấy.
Mười năm sau khi
bức tường Bá Linh sụp đổ, Ðông Âu và Liên Xô tan rã, trường đại học Harvard, một trường danh tiếng nhất của Mỹ cho xuất bản cuốn The Black Book of Communism dày 858 trang khổ lớn do
Jonathan Murphy và Mark Kramer dịch từ nguyên bản tiếng Pháp,
Le Livre Noir du Communisme: Crimes, Terreur, Répression (1) của 6 tác
giả Courtois Stéphane, Welth Nicolas, Panné Jean-Louis, Paczkowski
Andrzej, Bartosek Karel, Marolin Jean-Louis.
Mở đầu tác phẩm,
Courtois Stéphane viết: "Người ta bảo lịch sử là khoa học của sự bất hạnh của nhân loại. Thế kỷ bạo lực đẫm máu mà chúng ta sống đã xác nhận câu nói đó một cách rộng rãi". Courtois đã nêu một tiền đề chính xác khi chúng ta nhìn vào lịch sử Việt
Nam
trọn thế kỷ qua. Tuy
nhiên, dường như chính các tác giả Le Livre Noir du Communisme lại chưa hẳn thấu đáo về nguyên
nhân dẫn đến nỗi bất hạnh của dân tộc Việt
Nam
và cũng chưa hẳn nhận rõ hết về nỗi bất hạnh đó. Dựa vào những thống kê chưa hoàn
toàn đầy đủ, Courtois tổng kết số người bị Cộng Sản tàn sát trên khắp thế giới là100 triệu, trong đó riêng Trung Cộng chiếm 65 triệu (2),
Liên Xô 20 triệu, Căm-bốt 2 triệu, còn Việt Nam, tác giả ghi 1 triệu.
Những người am tường thực tế, nhất là những người Việt
Nam
từng sống dưới chế độ Cộng Sản không thể đồng ý với tác giả về con số đã nêu. Có lẽ Courtois đã nghĩ nguồn gốc các cuộc chiến liên tục tại Việt Nam từ 1945 tới 1975 là do thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và phe quốc gia ở miền Nam nên con số cả chục triệu người chết trong chiến tranh đã bị gạt sang bên, bởi lẽ tác giả cho rằng trách nhiệm gây chiến không thuộc về đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay giữa lúc tiến hành thiết lập hồ sơ về tội ác Cộng Sản, nhiều tác giả có vẻ vẫn bị ảnh hưởng tuyên truyền của sách báo Cộng Sản chi phối để tiếp tục giản lược hóa một cách sai lạc tính chất các cuộc chiến Việt Nam, đặc biệt là cuộc chiến sau 1954, theo hình ảnh nhân dân Việt Nam đã tập trung dưới sự lãnh đạo của nhà cách mạng yêu nước Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam thành lực lượng kháng chiến chống các thế lực đế quốc ngoại lai xâm lược. Ðám khói mù quanh huyền thoại Hồ Chí Minh
cho tới giờ này vẫn dày đặc đủ để che khuất những tội ác tầy trời trong khi các thần tượng Lenin, Staline đã bị bóc trần và xô đổ ở mọi nơi.
Tuy vậy, tác giả cũng so
sánh con số nạn nhân bị cộng sản giết với con số 25 triệu nạn nhân (trong đó có 6 triệu người Do Thái) của Ðức Quốc Xã và nêu nhận xét trong khi Ðức Quốc Xã bị cả loài người lên án, thì cho đến nay nhiều người vẫn bào chữa cho cộng sản cố trút mọi tội ác cho cá nhân Stalin thay vì phải chỉ rõ Mác
và Lênin mới là nguồn gốc.
Le Livre Noir du Communisme gồm 5 phần. Hai phần đầu dành ghi tội ác của Liên Xô và Quốc Tế Cộng Sản, phần 3 nói về các nước Cộng Sản Ðông Âu, phần 4 nói về Cộng Sản Á Châu, trong đó Việt Nam chỉ chiếm 11 trang trên tổng số 858 trang và phần chót nói về các tổ chức cộng sản trong thế giới thứ ba.
Thể hiện tinh thần trách nhiệm cao độ trước công luận, các tác giả tỏ ra vô cùng dè dặt khi nêu những con số, phần đông dựa vào tài liệu chính thức.
Tác giả Nicolas
Werth, thực hiện phần 1, cho biết chỉ trong 2 tháng năm 1918, số nạn nhân bị giết của tân chế độ Lênin là từ 10,000 đến 15,000. Con số này lấy từ báo cáo của Mật vụ Cheka, sau khi tác giả ghi lại các huấn thị của chính Lênin về việc phải trừng phạt những kẻ bất phục tùng được gọi là những "tên Gulaks". (3) Dù vậy, số người bị giết ở mức ước lượng tối thiểu trong chỉ 2 tháng dưới chế độ Lenin đã nhiều gấp hơn 10 lần so với số nạn nhân của chế độ Nga Hoàng trọn năm 1906 là năm đàn áp dữ dội nhất do phản ứng chống cuộc cách mạng 1905. Theo tác giả, trong vòng gần một thế kỷ dưới chế độ Nga Hoàng kể từ 1825 đến 1917, tổng số người bị giết chỉ có 6,321 nạn nhân. Số người bị tống vào tù dưới chế độ Lênin thì trong 2 năm từ 1919 tới 1921 đã tăng từ 16 ngàn lên 70 ngàn không kể nhiều trại tù địa phương có nơi lên tới 50 ngàn
trong mùa thu 1921.
Phần 2 do 3 tác
giả Stéphane
Courtois, Jean-Louis Panné và Rémi Kauffer đảm nhận, nói nhiều về tổ chức Ðệ Tam Quốc Tế như một trong những "dụng cụ" chính để khuynh đảo tình hình thế giới. Theo các tác giả, đại hội kỳ 2 của Ðệ Tam Quốc Tế mới đạt được nền tảng vững chắc cho tổ chức này. Tại đại hội kỳ 2, Lênin đặt ra 21 điều kiện để những người có xu hướng xã hội gia nhập Ðệ Tam Quốc Tế. Ðệ Tam Quốc Tế cũng được định nghĩa là "một đảng quốc tế nhằm nổi dậy và thực hiện chuyên chính vô sản." Do đó, điều kiện thứ 3 trong số 21 điều kiện nêu rõ: "...trong hầu hết các nước thuộc châu Âu và châu Mỹ, cuộc đấu tranh giai cấp đang tiến vào thời kỳ nội chiến. Trong điều kiện như vậy, người cộng sản không được tin vào luật pháp tiểu tư sản nữa. Cần phải lập nên khắp nơi, song song với tổ chức hợp pháp, một phong trào bí mật có khả năng hành động quyết định phục vụ cách mạng vào thời điểm của chân lý." Thuật ngữ thời điểm của chân lý được diễn giải là lúc nổi dậy làm cách mạng và hành động quyết định phục vụ cách mạng là tham gia nội chiến. Chính sách được áp dụng cho mọi quốc gia không phân biệt chế độ, kể cả những chính thể dân chủ cộng hoà và những chế độ quân chủ lập hiến.
Với cái đảng quốc tế được định nghĩa như thế, có chủ trương như thế, Lenin vận dụng các đảng Cộng Sản chư hầu và mọi đảng Cộng Sản khác trên toàn thế giới như một lợi khí sắc bén để thôn tính các nước lân bang, tiến tới bá chủ thế giới. Các tác giả nêu nhiều sự kiện xẩy ra tại các nước vùng Ban Nhĩ Cán và Ðông Âu.
Tại Cộng Hoà
Estonia, ngày 14/01/1920, trước khi rút lui vì thất bại, Cộng Sản giết 250 người tại Tartu và hơn 1000 người tại Rakvere. Khi Wesenburg được giải phóng vào ngày 17/01/1920, người ta khám phá ra 3 mồ chôn tập thể với 86 tử thi. Tại Tartu, các con tin bị bắn ngày 26/12/1919 sau khi bị đập gẫy tay chân và có người bị khoét mắt. Ngày 14/01/1920, bọn Bolshevik chỉ kịp giết 20 người trong số 200 người bị chúng giam giữ ở Tartu. Tổng giám mục Plato bị giết vào dịp này nhưng "bởi vì những nạn nhân đã bị đánh túi bụi bằng búa rìu và báng súng nên cực kỳ khó khăn để nhận diện." (4)
Những vụ tàn sát dã man như thế đầy dẫy trong các chương sách.
Chuyện xẩy ra tại Trung Quốc cũng chận đứng mọi ý muốn bào chữa cho Mao Trạch Ðông là người yêu nước có công chống ngoại xâm và những Ðặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân vv... không còn là huyền thoại anh hùng dân tộc nữa. Những tội ác do Trung Cộng gây ra trong các cuộc cải cách ruộng đất (1947-1952), trong đại cách mạng văn hóa vv...và những cuộc đàn áp tôn giáo tại Tây Tạng, bắn giết hàng ngàn người trong vụ Thiên An Môn (1991), tàn sát tín đồ giáo phái
Pháp Luân Công... đều được ghi khá đầy đủ.
Nhưng những chuyện xẩy ra tại Việt Nam gần như không được lưu tâm.
Trong cuốn sách ngót 860 trang, các tác giả chỉ dành 11 trang nói về cả Ai Lao lẫn Việt Nam. Riêng Cam-bốt được dành 59 trang có lẽ vì con số 2 triệu người bị giết chiếm tới trên một phần tư dân số.
Tội ác của Cộng Sản Việt Nam ghi trong mấy trang này là điều đã được cả thế giới biết qua tác phẩm của Hoàng Văn Chí, Hoàng Hữu Quýnh, Dương Thu Hương, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên... nhưng cũng chỉ được ghi lại với thái độ hết sức dè dặt. Hoàng Văn Chí ước lượng có nửa triệu người bị giết trong cải cách ruộng đất trong khi Jean Louis Margolin đắn đo chọn con số 50 ngàn và nói thêm là ngoài ra còn có từ 50 ngàn đến 100 ngàn bị bắt bỏ tù. Ðiều đáng chú ý là chính Jean Louis
Margolin cho biết có 86 phần trăm đảng viên đảng Lao Ðộng (tức Cộng Sản) ở nông thôn bị thanh trừng cùng với 95 phần trăm cán bộ kháng chiến chống Pháp.
Khoảng thời gian 1949-1950, rất nhiều người tham gia Ðảng Lao Ðộng do không biết rõ bản chất Cộng Sản và nghĩ đây là một đoàn thể yêu nước đang đấu tranh chống thực dân. Những người này phần nhiều thuộc thành phần không đảng phái hoặc thuộc các đảng quốc gia đã chấp nhận tham gia chính phủ Liên Hiệp với Hồ Chí Minh từ 1945-1946. Số này rất đông nên tỷ lệ 95 phần trăm cán bộ kháng chiến chống Pháp bị thanh trừng là con số có thể phản ảnh đúng thực tế. Vì trong cải cách ruộng đất, những kẻ chủ chốt đứng ra điều khiển đấu tố đều thuộc thành phần ngu dốt, côn đồ được Cộng Sản Việt Nam gọi là "rễ". Những phần tử này cho tới lúc đó không có điều kiện dự các guồng máy chính quyền địa phương thấp nhất ở các cấp xã ấp, nhưng được nhóm cán bộ cốt cán của đảng cộng sản đẩy ra làm
công cụ loại trừ những thành phần bị nghi ngờ không hoàn toàn trung thành với đảng. Với khẩu hiệu "Thà giết lầm 10 người còn hơn tha lầm một người" và với sự hỗ trợ tuyệt đối của Ðảng và chính quyền, những phần tử này đã sát hại hoặc tống vào nhà tù bất kỳ ai bị đánh giá là thiếu lòng trung thành tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Ðảng và "Bác".
Jean Louis Margolin nhắc tới con số 95 phần trăm cán bộ kháng chiến chống Pháp bị thanh trừng trong cải cách ruộng đất, nhưng không nêu rõ cụ thể ra sao. Ngoài vụ tàn sát
trong cải cách ruộng đất, Margolin đề cập đến vụ mồ tập thể ở Huế hồi Tết Mậu Thân 1968 nhưng chỉ nêu con số thấp nhất trong những con số được ghi lại là 3000 nạn nhân trong khi không giải thích về những con số cao hơn là 4000 hay 5000 từng được nêu qua nhiều nguồn tin.
Tác giả xác nhận là không có tắm máu trong ngày Cộng Sản đánh chiếm Sài Gòn nhưng sau đó đã đưa ra con số 200 ngàn người bị giam giữ theo xác nhận của Phạm Văn Ðồng. Tuy nhiên về việc này, tác giả ghi thêm: "Những ước tính nghiêm chỉnh nói từ 500 ngàn đến một triệu tù nhân trong tổng số dân là 20 triệu".
Thái độ thận trọng của người cầm bút là điều đáng ca ngợi nhưng khó thể chấp nhận sự thiếu nắm vững về chính vấn đề được nêu ra. Khuyết điểm này không chỉ khiến giảm giá mức thận trọng trong
thái độ của người cầm bút mà còn dẫn đến sự hiểu biết sai lạc về vấn đề đang mong được phô bày.
Cụ thể là tội ác của Cộng Sản Việt Nam trong suốt nửa thế kỷ qua không thể gói gọn vào số nạn nhân bị sát hại và tù đầy theo cân nhắc dè dặt của Jean Louis Margolin qua cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc 1955-56 hay cuộc tàn sát tập thể tại Huế hồi Tết Mậu Thân và số người bị giam giữ sau tháng 4-1975 theo lời của Phạm Văn Ðồng.
Khi đặt vấn đề thiết lập hồ sơ tội ác của Cộng Sản Việt Nam, bắt buộc phải xác định rõ mức độ tương quan và trách nhiệm của Hồ Chí Minh cùng đồng chí với các biến cố kéo dài suốt hơn nửa thế kỷ qua trên một địa bàn bao trùm từ Hoa Nam qua khắp ba xứ Ðông Dương. Các tác giả không hề nhìn thấy bàn tay thúc đẩy các cuộc chiến kéo dài tại Việt Nam và diễn ra khắp ba xứ Ðông Dương liên tục suốt 30 năm kể từ 1945, không hề nhìn thấy những thủ đoạn tàn ác đối với người quốc gia yêu nước để độc chiếm quyền hành khởi diễn ngay từ giữa thập niên 20, không hề nhìn thấy cảnh đọa đày mà dân chúng Việt Nam phải chịu đựng dưới gông cùm thống trị của bạo quyền mà mức cơ cực đang còn là thực tế phơi diễn trên khắp lãnh thổ Việt Nam, cũng không hề nhìn thấy ngay cả tội ác tàn sát 2 triệu người Căm Bốt cũng có phần trách nhiệm của Cộng đảng Việt Nam vì tập đoàn Khmer Ðỏ ban đầu chỉ là một bộ phận của Ðảng này...
Thiếu cái nhìn cần thiết đó nên các tác giả đã bỏ quên những con số nạn nhân bị sát hại trong hai cuộc chiến, không ghi nổi những thảm cảnh bị đày đọa của người dân Việt Nam và đặc biệt là không nêu rõ được con số nạn nhân đã bỏ mình trên biển Ðông hay giữa rừng núi phía Tây để cố trốn thoát khỏi đời sống ngục tù ngột ngạt của cái xã hội do Cộng Sản Việt Nam tạo dựng...
Khuyết điểm có thể khởi từ sự thiếu các nguồn tài liệu thống kê khả tín khiến người cầm bút với thái độ thận trọng bắt buộc đã không thể làm khác hơn được.
Khuyết điểm có thể do chính người cầm bút chưa gột rửa nổi định kiến sai lầm do những luận điệu tuyên truyền Cộng Sản được nhắc lại liên tục hơn nửa thế kỷ qua để dẫn tới những đánh giá lệch lạc về mọi biến cố.
Khuyết điểm cũng có thể do cách làm việc máy móc của người cầm bút luôn dựa vào các tài liệu chính thức có xuất xứ là các cơ quan, đoàn thể đương quyền nên đã tự đặt vào thế bị lường gạt bởi những tính toán xuyên tạc và bóp méo mọi sự thực.
Dù khởi từ căn cỗi nào thì khuyết điểm này vẫn hủy hoại giá trị đóng góp của tác phẩm theo mong mỏi của chính các tác giả. Bởi vì khi đưa ra tác phẩm trên, chắc chắn các tác giả không mong gì hơn là được thấy toàn thể nhân loại căm phẫn những thế lực tội ác sẽ cùng chung sức xóa tan bóng đêm Cộng Sản ở bất kỳ nơi nào để ánh sáng tự do dân chủ có thể chiếu sáng cuộc sống của mọi dân tộc.
Ước mong đó có thể thành thực tế tại Việt Nam không, khi mà hầu hết những tội ác tày trời của Cộng Sản Việt Nam đều được vùi lấp?
Stéphane Courtois, chủ biên, là người phụ trách phần II cùng với 2 tác giả khác, cũng là người viết đoạn mở đầu và phần kết luận. Trong phần kết luận, tác giả đã thử tìm lời giải đáp cho câu hỏi tự đặt "Tại Sao?". Tuy chưa hoàn toàn hài lòng về lời giải đáp của chính mình, tác giả cũng giúp người đọc một số dữ kiện để có thể giải thích tại sao thế kỷ 20 lại là một thế kỷ của bạo lực, khủng bố, giết chóc kinh khủng nhất trong lịch sử.
Trước hết, tác giả nêu chủ trương dùng bạo lực cách mạng của Marx và khẩu hiệu "Vô sản thế giới hãy đoàn kết lại" trong Tuyên Ngôn Cộng Sản để cho rằng Mác có một phần trách nhiệm. Nhưng theo tác giả, trách nhiệm chính là Lenin và các đồng chí trong nhóm cực đoan Bolshevik - Ða Số, nhất là Stalin, kẻ ngay từ nhỏ đã chịu ảnh hưởng của những băng đảng giết người. Tác giả trưng dẫn thêm trường hợp Nga Hoàng Ivan giết con, và khi mới 13 tuổi đã cho chó xé xác vị thủ tướng của mình, trường hợp Nga Hoàng Petro cũng tự tay giết con... để cho rằng bản tính người Nga tàn
ác...và ghi lại lời của Maxim Gorki kết tội nhóm Bolshevik để xác định lập luận của mình:
"Sự tàn ác đã làm tôi kinh ngạc và luôn giày vò tâm tư tôi suốt cuộc sống. Gốc rễ của sự tàn ác của loài người là cái gì? Tôi đã nghĩ nhiều về điều này và vẫn không sao
hiểu nổi... Nhưng nay thì, sau sự điên khùng khủng khiếp của cuộc chiến ở châu Âu và những biến cố đẫm máu của cách mạng... tôi bó buộc phải nhận ra rằng sự tàn ác của người Nga đã không biến chuyển chút nào. Những hình thức của nó vẫn y nguyên. Một phóng viên thời sự khoảng đầu thế kỷ 17 đã ghi lại rằng trong thời ấy những hình thức cực hình tra tấn đã được thực hiện như sau: "Nhét thuốc súng vào đầy miệng, rồi châm lửa. Kẻ thì bị nhét thuốc nổ vào hạ môn. Phụ nữ thì bị khoét lỗ nơi vú, xỏ giây thừng qua những vết thương đó rồi cột lại treo lên". Trong những năm 1918-1919 tại các vùng Don và Urals người ta cũng hành hình theo kiểu đó. Người ta nhét thuốc nổ vào hậu môn rồi cho nổ tung lên. Tôi nghĩ người Nga có cảm quan độc đáo về sự tàn ác cũng giống như người Anh có cảm quan độc đáo về sự hài hước."
Maxim Gorki nói đến hai năm 1918-19 là thời kỳ Lênin vừa lên nắm quyền (từ ngày 07/11/1917, vẫn gọi là cuộc cách mạng tháng 10 - theo lịch Nga). Courtois cũng ghi rằng liền ngay sau khi nắm quyền, Lenin lập tức bắt Ðảng áp dụng bạo hành:
"Lênin thiết lập một chế độ độc tài chuyên chế sớm biểu lộ sự khủng bố đẫm máu từ bản chất. Bạo lực cách mạng nay không còn nhằm mục đích tự vệ chống lực lượng Sa hoàng, vì nó đã biến mất từ mấy tháng trước rồi. Nhưng đây là biện pháp tích cực chủ động đánh thức dậy cả một nền văn hóa tàn bạo, độc ác châm ngòi cho sự bạo hành tiềm ẩn của cuộc cách mạng xã hội. Mặc dầu cuộc khủng bố Ðỏ chỉ chính thức khơi mào ngày 2 tháng 9 năm sau, nhưng trong thực tế nó đã có ngay từ tháng 11 năm 1917."
Tác giả dẫn lời Yuri Martov, lãnh tụ nhóm Menshevik - Thiểu Số - viết vào tháng 8-1918:
"Ngay khi mới lên cầm quyền, đã tuyên bố bãi bỏ án tử hình, (thế mà) nhóm đa số (5) liền bắt đầu giết." Ngày 06/09/1919, sau khi hàng loạt trí thức bị bắt giữ, Gorky gửi cho Lenin một bức thư giận dữ nói: "... Học giả cần được đối đãi một cách kính cẩn. Nhưng nay muốn giữ cái da, chúng ta lại chặt cái đầu, phá hủy bộ óc của chúng ta".
Lênin trả lời: "Chúng không phải bộ óc của quốc gia. Chúng là cục
phân." (6)
Sau khi thành công trong việc nắm chính quyền, Lenin coi những gì đã tiên đoán về cách mạng, về vô sản về trật tự xã hội đều đúng và những lý thuyết, ý hệ của ông ta trở thành tín điều bắt buộc mọi người phải tin theo, một thứ chân lý phổ quát. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tối hậu là đưa vô sản lên nắm quyền chuyên chính khắp thế giới mọi phương tiện đều tốt, kể cả bạo lực. Tất cả những người nói ngược, đi ngược tín điều trên đều bị coi là chướng ngại cần trừ khử và để trừ khử chỉ cần gán cho cái nhãn tư sản. Phải tận diệt tư sản vì tư sản là kẻ thù của vô sản theo lý thuyết Cộng Sản. Phương thức diệt trừ chướng ngại đó được Stalin tiếp nối khi thay thế Lenin. Ðể giữ vững quyền hành, Staline đã thanh toán các chướng ngại bằng cách tiêu diệt tất cả đồng chí của mình như Kamenev, Zenoviev, Trotsky...
Tác giả dẫn lời một cán bộ Cộng Sản Nga có nguồn gốc vô sản thực sự là Alexander Shlyapnikov phát biểu tại đại hội 11 Cộng đảng Nga:
"Hôm qua đồng chí Lenin đã khẳng định tại nước Nga này không có giai cấp vô sản theo đúng nghĩa Mác-xít. Bây giờ tôi xin phép chúc mừng đồng chí đã có thể xoay sở để thực hiện một nền chuyên chính vô sản nhân danh một giai cấp không thực sự hiện hữu!"
Câu nói diễn tả tuyệt vời khả năng vận dụng một phương tiện để thành công và tác giả kết luận:
"Khéo léo xử dụng biểu tượng của vô sản là điều phổ biến trong mọi chế độ Cộng Sản ở Âu châu, trong thế giới thứ ba và cả ở Trung Hoa, Cuba. Chỉ cần nêu danh nghĩa vô sản, bất kể có giai cấp này hay không, người ta có thể đưa ra hàng loạt chiêu bài như cách mạng vô sản, bảo vệ giai cấp vô sản, thiết lập chế độ chuyên chính vô sản trên khắp thế giới... và từ đó có thể dùng mọi biện pháp kể cả bạo lực ở mức độ khủng khiếp nhất để đạt mục tiêu "chính nghĩa" đã nêu. Cũng nhân danh vô sản là giai cấp đông đảo nhất, người cộng sản loại tất cả phe chống đối bằng cách gán cho tội danh tư sản, phản cách mạng, phản động, tay sai đế quốc với hàm nghĩa hết sức co dãn...để mặc tình chém giết, mặc tình phạm tội ác tày trời chống nhân loại trong sự yên tâm là đang thi hành một sứ mạng cao cả ".
Tác giả diễn giải thêm: "Lênin đã trưng dẫn Engels, để nói rõ cái (thâm ý) gì ở trung tâm tư duy và hành động của mình: "Thực ra nhà nước chỉ là bộ máy mà một giai cấp dùng để hủy diệt giai cấp kia" (7)
Trong Cách mạng vô sản và kẻ phản đảng Kausky, Lenin cũng viết:
"Chuyên chính là quyền lực dựa trực tiếp trên sức mạnh và không bị hạn chế bởi luật pháp nào. Nền chuyên chính cách mạng vô sản là quyền lực đoạt được và duy trì qua sử dụng bạo lực của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, đó là quyền lực không bị hạn chế bởi bất cứ luật pháp nào."
Có lẽ đó là lý do khiến các chế độ cộng sản trên khắp thế giới đều tàn bạo, độc ác? Tác giả dùng câu tự hỏi để giải đáp chữ WHY đã được dùng làm tựa cho phần kết luận của mình.
Cuối sách,
Stéphane Courtois đã nhắc một nhân chứng là Aino Kuusinen từng kể rằng tại thành phố Moscow hiếm thấy một gia đình nào không chịu sự bách hại dưới hình thức nào đó. Nhưng chẳng ai dám hé răng...
Sự sợ hãi đã ăn sâu vào tâm trí mọi người.
Ðáng tiếc là các tác
giả Le Livre
Noir du Communisme đã không tìm cơ hội để lắng nghe tiếng nói của hàng triệu nhân chứng như thế tại Việt Nam.
***
(1) Le Livre Noir du Communisme: Crimes, Terreur, Répression do Robert
Laffont, S.A, Paris xuất bản lần đầu năm 1997. Ban đầu có tất cả 11 tác giả cùng viết do Courtois Stéphane chủ biên. Khi sách đem in 5 người xin rút tên do áp lực sao đó nên chỉ còn lại 6. Những người rút tên nói chủ biên Courtois đã đi quá xa khi đề nghị đưa các tội phạm Cộng Sản ra toà án quốc tế, tương tự toà án Nuremberg từng xử Ðức Quốc Xã. Cuốn sách đã được dịch ra khoảng 30 thứ tiếng, bán 700, 000 bản tính đến tháng 9-2002. Bản dịch Việt ngữ mang tựa đề Hắc Thư về Chủ Nghĩa Cộng Sản của nhà báo Hồ Văn Ðồng phát hành cuối năm 2002 tại Hoa Kỳ. Trong bản dịch Việt Ngữ, dịch giả thêm phần Phụ Lục về Tội Ác Cộng Sản tại Việt Nam. Chúng tôi trích dẫn tác phẩm này theo bản Anh ngữ của Jonathan Murphy và Mark Kramer.
(2) Trong phần IV về Á Châu, đoạn kết, đồng tác giả Jean Louis Margolin viết rằng chế độ của Ðặng Tiểu Bình tuyên bố cuộc cách mạng văn hóa của Mao Trạch Ðông đã tàn sát 100 triệu người, nhưng Margolin vốn quá dè dặt đã nói "1 triệu đã là khó tin."
(3)-(4)-(7) SÐD tr. 178, 275-278, 741
(5) Tiếng Nga là
Bolshevik chỉ nhóm quá khích, theo Cộng Sản của Lênin.
(6) Chúng ta đã biết, do câu này mà về sau nhiều lãnh tụ Cộng Sản bắt chước nói theo, trong đó có Mao Trạch Ðông và Hồ Chí Minh.
=END=
6- Tin Tức Quốc Nội
- Thảm kịch nhân đạo của nhóm người Việt Tỵ Nạn Cổng Sản cuối cùng tại Vương quốc Cambodia
Cựu tử tù Nguyễn Phùng Phong
Sau sự sụp đổ của chính quyền Sàigòn tháng 4 năm 1975, hơn nửa triệu người Việt nam đã bỏ nước ra đi tìm tự do tại nhiều quốc gia trên thế giới, bởi sau khi cưỡng chiếm miền Nam Việt nam, chính quyền cộng sản Hà nội đã áp đặt một chính sách cai trị vô cùng hà khắc và chuyên
chế lên toàn
dân Việt nam, đặc biệt cộng sản đã tập trung sự đàn áp hết sức tàn bạo đối với những gia đình của các cựu viên chức của chính quyền Sàigòn cũng như các sỹ quan và hạ sỹ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Bản thân họ bị tập trung cải tạo, nhà cửa bị tịch thu, gia đình bị đưa đến sinh sống tại những vùng kinh tế mới rừng thiêng nước độc. Cuối năm 1989, dưới sự bảo trợ của Cao Uỷ Liên Hợp Quốc Ðặc Trách Về Người Tỵ Nạn (UNHCR) 74 quốc gia đã ký kết một chương trình hành động toàn diện
(Comprehensive Plan Action) không mặc nhận thuyền nhân là người tỵ nạn chính trị nữa mà họ buộc phải trải qua một thủ tục phỏng vấn, thanh lọc, để xem họ có đủ tiêu chuẩn được hưởng quy chế tỵ nạn theo công ước 1951 về người tỵ nạn hay không. Chính chương trình
hành động toàn diện này đã làm lắng dịu làn sóng thuyền nhân Việt nam đi tìm tự do.
Cho đến cuối thập niên 90 của thế kỷ trước và đầu những năm 2000, trước sự sụp đổ của các nước cộng sản Ðông Âu, chính quyền cộng sản Hà nội lại tăng cường đàn áp các phong trào dân chủ trong nước, nhiều nhà bất đồng chính kiến, nhiều nhà hoạt động tôn giáo bị bắt bớ giam cầm, tra tấn hết sức dã man, một làn sóng tỵ nạn mới lại xuất hiện tại Việt nam, cùng với hàng ngàn người Thượng theo đạo Tin Lành ở Tây Nguyên phải đào thoát sang Cambodia để tránh sự bức hại của chính quyền Cộng sản Hà nội, cũng đã có gần 100 người Việt thuộc sắc tộc kinh là những nhà hoàt động dân chủ, hoạt động tôn giáo, những sinh viên, giảng viên cũng phải đào thoát sang xứ Chùa Tháp lánh nạn bởi không chịu nổi sự bức hại của chính quyền cộng sản Hà Nội đối với bản thân họ và gia đình. Khác với những người Việt thuộc các sắc tộc thiểu số, khi đến lãnh thổ Cambodia, họ được UNHCR đến tiếp đón, đưa vào tạm cư tại các trại tỵ nạn tại Phnom Penh, được chăm sóc y tế, được bảo vệ an ninh rất nghiêm ngặt nên chưa có trường hợp rủi ro nào xảy ra với người Thượng cả.
Trong khi đó, những người Kinh khi đào thoát đến được Cambodia, phải tìm đến trình diện tại văn phòng của Cao Ủy Tỵ Nạn của Liên Hiệp Quốc, rồi phải trải qua hàng chục cuộc phỏng vấn kéo dài nhiều tháng, có khi nhiều năm trời, trước khi nhận được quyết định cuối cùng của cơ quan này cho biết liệu đương sự có hội đủ điều kiện để được cấp quy chế hay không, đây là khoảng thời gian có nhiều rủi ro nhất, bởi hàng chục ngàn mật vụ của cộng sản Việt nam đang hoạt động rất tích cực tại Cambodia, đang ráo riết săn lùng để bắt bớ, đưa họ về Việt nam giam cầm và tra tấn, mà ít nhất đã có hai trường hợp xảy ra. Trường hợp thứ nhất là Ðại Ðức Thích Trí Lực, bị mật vụ của cộng sản Việt nam bắt cóc tại đô thị Phnom Penh cuối năm 2001 khi Ðại Ðức đã được cấp quy chế tỵ nạn và được UNHCR bảo vệ. Trường hợp thứ hai là nhà dân chủ Lê Trí Tuệ, đào thoát đến Cambodia vào ngày 11 tháng 4 năm 2007 và chỉ bốn tuần sau đó, Lê Trí Tuệ đã bị mất tích vào ngày 6 tháng 5 năm 2007 trong khi đang chờ đợi UNHCR xem xét cấp qui chế tỵ nạn.
Ngay cả sau khi được cấp quy chế tỵ nạn rồi, đời sống của những người Việt tại đây cũng không khá gì hơn, bởi lẽ ngoài việc hàng ngày phải đối mặt với sự kỳ thị của người dân bản xứ, thì lực lượng mật vụ của cộng sản Hà nội vẫn thường xuyên săn tìm và truy sát họ. Mọi việc trở nên tệ hại hơn kể từ sau ngày 01 tháng 12 năm 2006 khi UNHCR cắt hết mọi khoản tiền trợ cấp đối với những người Việt tỵ nạn này và khuyến khích họ hội nhập vào cộng đồng người Việt di cư tự do đến đây để cùng sinh sống, khiến nguy cơ họ bị mật vụ của cộng sản Việt nam bắt bớ càng trở nên cao hơn. Trong thực tế, đồng bào Việt nam đã định cư ở Cambodia từ nhiều thế hệ qua vẫn không có tình trạng công dân, không được đăng ký hộ khẩu thường trú, không có giấy tờ tuỳ thân, không được sở hữu đất đai nhà cửa hay bất cứ tài sản gì có giá trị khác, con cái của họ không được khai sinh, họ chết không được khai tử thì làm sao nhóm người tỵ nạn chính trị này lại có thể hội nhập được vào đời sống của họ được. Ðó là lý do tại sao phần lớn những người tỵ nạn cộng sản tại Cambodia và con cái của họ đang mưu sinh bằng "nghề" thu lượm rác thải, chai lọ, bao bì nylon và chính công việc xú uế nầy đang tàn phá cả sức khoẻ và tinh thần của họ. Một trong những người tỵ nạn tại đây là mục sư Ngô Ðắc Lũy cũng đã trải qua hơn sáu tháng tồn tại bằng "nghề" lượm rác này trên khắp đô thị Phnom Penh trước khi được UNHCR cấp cho quy chế tỵ nạn vào tháng 12 năm 2004.
Từ tháng 10 năm 2006 Mục sư Lũy đã thành lập được Hội Thánh Tin Lành cho người tỵ nạn. Hội Thánh vừa là nơi để các tín hữu mà đa phần là người tỵ nạn đến nhóm, cầu nguyện và thờ phượng mỗi tuần, vừa là nơi chở che cho những mảnh đời bị rao bán tại Cambodia
và cũng là trạm dừng chân và nhận được sự tiếp giúp đầu tiên của các nhà dân chủ, các nhà bất đồng chính kiến tại Việt nam bị đàn áp phải sang lánh nạn tại Cambodia. Tuy nhiên dù nổ lực đến đâu, Hội Thánh và Mục Sư Lũy cũng chỉ có những trợ giúp ban đầu cho những người mới đến một nơi ăn, chốn ở trong những tuần lễ đầu tiên, và cũng chỉ giúp đỡ được cho những gia đình anh chị em tỵ nạn những lúc trái gió trở trời, vì chính bản thân Mục Sư Lũy hiện cũng không còn nhận được trợ cấp nữa. Tương lai của những người Việt tỵ nạn cộng sản tại Cambodia rồi sẽ đi về đâu, con cái của họ rồi sẽ đi về đâu khi hàng ngày vẫn tiếp tục bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, gò mình trên những đống rác xú uế ở đô thị Phnom Penh? Hỡi những tấm lòng Việt, hỡi những người Việt yêu tự do xin hãy góp tay cùng chúng
tôi cứu giúp những nạn nhân của chế độ bạo quyền cộng sản đang vô cùng khổ đau, cùng cực và hiểm nguy trên địa ngục trần gian Cambodia này.
Nguyễn Phùng Phong
12/7/07
* Ông Nguyễn Phùng Phong (trái),
nguyên đại đội trưởng Biệt kích, cựu tù nhân trại tử thần A20 Xuân Phước, Ðồng Xuân, Phú Khánh, là một trong 4 người trong Ban đại diện nhóm người Việt tỵ nạn cộng sản tại Cambodia. Bên phải là Mục sư Ngô Ðắc Luỹ. Hình chụp tại một bịnh viện
Phnom Penh
sau khi ông Phong bị mật vụ công an
CSVN dàn cảnh tông xe mưu sát.
* Ông Phong bên giường bệnh bà Vương Thị Viêng, bị thương nặng sau khi bị mật vụ công an CSVN dàn cảnh tông xe
=END=
7- Ðời Sống Quanh Ta
- Thế giới ăn uống như thế nào
BRYAN WALSH
(Time)
Hoàng Qúy phỏng dịch
(VNN)
Ecuador
:
Gia đình Ayme ở Tingo. Chi phí thực phẩm một tuần: 31.55 USD. Phương pháp nấu ăn: đốt củi
Vốn là món ăn chỉ dành
riêng cho các vị hoàng đế, kaiseki được xem là tột đỉnh nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản - đồng thời cũng chỉ có vài nhà hàng có thể phục vụ một thực đơn
tinh tế như nhà hàng Kikunoi nằm ở cố đô Kyoto.
Sự kỳ diệu bắt đầu ngay trước khi món ăn được dọn lên: một gian phòng trải chiếu tatami, một góc trang trí tranh thư pháp và hoa bốn mùa, ví
dụ như hôm nay là hoa loa kèn. Thức ăn bắt đầu dọn ra hết món này sang món khác, do một người phục vụ mặc kimono đảm trách: Bánh sushi cá được cuộn trong
lá tre, cá nướng hạt tiêu, cơm ống tre và nước sốt trứng. Cơm Kaiseki là sản phẩm của nhiều thế kỷ tiến hóa văn hóa, nhưng dù Kikunoi là một nhà hàng phục vụ hết sức cao cấp - dĩ nhiên là hóa đơn tính tiền cũng thế - nhưng tận gốc rễ, đó vẫn chỉ là những món ăn lấy cơ bản là bữa ăn truyền thống Nhật: Cơm, cá, đồ chua, rau, súp miso, được dọn trong
những phần ăn khéo léo.
Yoshihiro Murata, chủ nhân của Kikunoi
nói: "Tôi tin rằng ẩm thực Nhật Bản đã ngấm cả vào DNA của người Nhật". Ðiều này có thể là thật, nhưng nó bị ẩn khuất phía sau sự tấn công ồ ạt của văn hóa thức ăn nhanh từ phương tây. Ngày nay, Murata buồn bã nói rằng con
gái mình dù đã trong độ tuổi sinh viên nhưng vẫn không phân biệt được sự khác biệt giữa những món ăn ở các nhà hàng rẻ tiền và những món ăn do ông thực hiện. Ông nói: "Tôi cho rằng người Nhật nên ăn thức ăn Nhật, nhưng họ không thực hiện được điều này".
Nhật Bản không phải là duy
nhất. Ẩm thực là nền tảng của bất kỳ nền văn hóa nào, là dấu hiệu rõ ràng nhất của một quốc gia. Ví dụ như khi nghĩ đến Tây Ban Nha, người ta nghĩ đến một buổi ăn trưa thịnh soạn, vừa ăn vừa thư giãn dưới ánh nắng rực rỡ của bán đảo
Iberia
mùa hè. Khi nghĩ đến Trung Hoa, người ta nghĩ đến bữa cơm mà rau và thịt được dọn lên cùng lúc trên những cái dĩa lớn, nhằm mục đích phục vụ bữa ăn của đại gia đình. Chế độ ăn uống của cả nước hợp nhất mọi khía cạnh con người: Về tôn giáo, về tầng lớp xã hội, địa lý, kinh tế và thậm chí cả chính quyền. Khi chúng ta cùng nhau ăn uống, Martin Jones nói:
"Chúng ta đang sắp đặt trật tự cho thế giới xung quanh và định nghĩa những cộng đồng nào đối với chúng ta là quan trọng nhất",
ông là nhà khoa học tại đại học Cambridge, tác giả quyển sách
Feast: Why human Share food.
Ngay cả những truyền thống mà
chúng ta học tập được cũng được chính chúng ta cải tiến để tự thích nghi. Người Nhật học cách dùng đũa từ người Trung Hoa và món ăn tempura của họ có nguồn gốc từ Bồ Ðào Nha.
Cà chua thường dùng với bánh pasta và pizza, xuất hiện ở Nam Âu
sau thời Columbian Exchange (Gọi như vậy do hành
trình của Christopher Columbus đến Tân Thế Giới, nguồn gốc cây cà
chua). Miriam Chaiken, nhà nhân chủng học dinh dưỡng tại đại học Pennsylvania Indiana nói: "Ða số những gì
chúng ta cho là truyền thống văn hóa đều có nguồn gốc từ sự trao đổi toàn cầu".
Trong kỷ nguyên phát triển truyền thông và thương
mại, sự trao đổi văn hóa này đã bùng nổ, dẫn đến một cái gì đó tương tự như đồng nhất văn hóa. Ðây là một điều không hay, không nó ảnh hưởng đến đặc điểm của quốc gia mà còn cả về sức khỏe. Chất béo bão hòa đang dần dần thay đổi chỗ cho rau và hạt. Giờ ăn ngày
càng ngắn đi. McDonald xuất hiện khắp nơi. Từ Chile đến Trung Quốc, nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và bệnh tim ngày càng gia tăng, cũng như những đặc điểm về giờ ăn tại
New Delhi
,
Buenos Aires
và Sydney đang dần dần mất đi sự khác biệt. Ðiều này dẫn đến sự thay đổi ở một số quốc gia để tìm cách duy trì văn hóa ẩm thực truyền thống, nhất là khi
mà thực đơn ngày càng mang tính quốc tế nhiều hơn. Jones
nói: "Mọi thay đổi đều dẫn đến hoài niệm dành cho những gì đã mất đi".
Sự khao khát có thể rất tự nhiên,
nhưng trước khi chúng ta trở nên mù mịt đối với bữa ăn của mình, điều quan trọng cần phải ghi nhớ, đó là mục tiêu quan trọng nhất của thực phẩm là để duy trì cuộc sống - về mặt nào đó ngày càng khó khăn hơn trong thời đại ngày nay. Cả nghìn năm trước, con người chủ yếu làm ruộng, nghĩa là những gì người ta ăn chỉ là những gì người ta trồng được, nuôi được hoặc trao đổi được. Yếu tố địa lý cũng chi phối vấn đề thực phẩm.
Châu Phi, vùng đất đầy gian khổ cả về kinh tế lẫn chính trị, là một nơi mà thực tế cổ xưa trở thành một bằng chứng rất rõ nét. Khắp lục địa này, người ta bị lệ thuộc vào vùng đất họ đang sống. Ða số các bữa ăn đều xoay quanh một loại bột thực phẩm duy nhất - ở Ðông Phi, đó là bột bắp và bột mì trộn lẫn thành một loại bánh cứng - có kèm thêm thức ăn nếu có khả năng. Thịt vẫn được xem là của hiếm, chỉ dự trữ để dành cho lễ hội. Ngay cả các cộng đồng tương đối thoải mái như Iraqw ở
Tanzania
,
có đủ ba bữa ăn một ngày cũng phải hết sức cố gắng.
Crystal Patil, nhà nhân chủng học tại đại học
Illinois
,
Chicago
nói: "trong giai đoạn không đủ thức ăn - thường là trước mùa thu hoạch, hay trong một năm thất bát, họ phải giảm số bữa ăn của mình xuống còn một, hai bữa một ngày. Nếu vài năm thất mùa liên tiếp, đó sẽ là một thảm họa". Thông thường, món ăn thông dụng nhất vẫn là món ăn vô bổ, sản phẩm từ một thế giới thừa mứa bên ngoài. Chaiken nói: "Hầu như không có
một làng nào mà không có Coca cola".
Văn hóa nhân loại có thể đã hình
thành từ ngày này sang ngày khác như thế này, nhưng với một điều kiện môi trường tốt - đất đai màu mỡ, ít khô hạn, nhiệt độ hài hòa - người ta sẽ có thể thuần hóa đất, điều này cũng có nghĩa là thức ăn và cuộc sống cùng phát triển.
Ví dụ như tại châu Âu, trong thời kỳ tiền công
nghiệp. Bạn sẽ có xu hướng dậy sớm, làm việc ngay từ lúc bình minh, chỉ nghỉ giải lao để ăn một bữa ăn thịnh soạn và sau đó quay lại làm việc. Ken Albala, giáo sư sử học tại đại học Pacific nói: "Sau đó, vào cỡ 5 hay 6
giờ, bạn sẽ có bữa ăn tối gọn nhẹ hơn".
Chu
kỳ tiện nghi này, trong đó nhịp điệu của ngày
kéo theo nhịp điệu của bữa ăn, tạo ra phong tục mà bữa ăn trưa thật thịnh soạn, ăn chung với gia đình, vẫn còn có thể nhìn thấy ở
Nam
và Tây Âu. Carole Counihan, một nhà nhân chủng học tại trường đại học Millersville tại
Pennsylvania
và tác giả quyển
"Around the Tuscan Table" nói: "Bữa ăn là nền tảng của gia đình, do đó bữa ăn chung
là một sự kết nối rất quan trọng".
Kể từ khi công nghiệp hóa,
duy trì một nền văn hóa đơn giản như vậy cũng trở nên khó khăn hơn, bữa ăn trưa kéo dài bị co lại thành một giỏ thức ăn hoặc chỉ đơn giản là mua thức ăn nhanh. Chắc chắn là điều này cũng có lợi. Kỹ thuật tân tiến trong việc sản xuất và chuyên chở thực phẩm dẫn đến khả năng cung cấp đa dạng và số lượng cao, trong đó có cả sự gia tăng về tỉ lệ protein động vật và thực phẩm bơ sữa, điều này làm cho chúng ta cường tráng hơn tổ tiên
chúng ta. Tại Trung Quốc đương đại, nơi mà cách đây 50 năm, hàng chục triệu người luôn bị đói, thì giờ đây thịt đã trở nên rất phổ biến, chiều cao trung bình của thanh niên Trung Hoa tăng lên 2.4 inch so với ba thập niên trước. James Watson, giáo sư môn xã hội và nhân
chủng học Trung Hoa tại đại học Harvard nhận xét: "bữa ăn Trung Hoa phát triển từ khiêm tốn trở nên thừa thãi. Là một nhà
nhân chủng học, điều này chẳng khác nào một sự xúc phạm, nhưng là một sử gia, bạn phải xem đây là một sự thành công to lớn".
Có nhiều mất mát, thậm chí
trong cả những nền văn hóa chuyên về ẩm thực. Ví dụ như Italy, chắc chắn bữa ăn Ðịa Trung Hải - với nhiều dầu olive, hải sản và thực phẩm tươi - rất bổ dưỡng, nhưng chỉ riêng việc chuẩn bị bữa ăn cũng là một điều lý thú. Người
Italy
,
theo Counihan, có truyền thống bắt đầu một ngày bằng bữa ăn nhỏ gọi là colazione, gồm có bánh mì nướng nhẹ và cà phê. Bữa ăn chính bắt đầu vào khoảng 1 giờ chiều, gồm có món thứ nhất là pasta, cơm hay súp, món thứ hai là thịt và rau, món thứ ba là trái cây và dĩ nhiên là có rượu vang. Giữa buổi ăn trưa thịnh soạn và bữa ăn tối muộn là một bữa ăn xế gọi là merenda. Ngày nay, khi sự khác biệt về múi giờ không
còn có ý nghĩa quan trọng, các văn phòng làm việc ít khi đóng cửa để ăn trưa, giao thông tệ hại khiến cho công nhân không thể trở về nhà và
quay lại kịp thời. Do vậy, buổi ăn xế trước khi mặt trời lặn lại trở thành bữa ăn chính trong ngày và là cơ hội để gia đình quây quần với nhau. Counihan nói: "Bữa ăn chiều mang
theo một khối lượng lớn để trang trải cho hai bữa ăn kia".
Nam Mỹ cũng đang gặp sự thay đổi tương tự. John Brett, nhà nhân chủng và dinh dưỡng học tại đại học
Colorado
,
trung tâm khoa học và y tế
Denver
,
nhận xét rằng nhiều người Mỹ Latin thích có bữa ăn trưa thật thịnh soạn, đủ mặt thành viên gia đình, nhiều tinh bột từ quinoa hoặc yucca. Nhưng sự di trú từ nông thôn lên thành thị đã khiến cho điều này trở thành bất khả thi.
Brett nói: "Họ không được hai giờ đồng hồ để mà phung phí cho bữa ăn trưa. Kinh tế liên tục phát
triển". Những thay đổi này không những gây áp lực cho gia đình mà cho cả chất lượng bữa ăn nữa. Chaiken cho biết: "Giờ đây họ có xu hướng ăn bất cứ thứ gì rẻ mà nhanh".
Nghịch lý nhất là khi
những gì đóng góp rất nhiều cho nền văn hóa ẩm thực lại cũng là yếu tố thúc đẩy sự thay đổi: Ðó là sự hiện diện của phụ nữ trong lực lượng lao động. Counihan nói: "Nếu phụ nữ làm việc, họ sẽ không thể đi chợ hay chuẩn bị bữa ăn. Trước đây, bạn thường thấy bà ngoại làm bếp, nhưng giờ đây kích thước gia đình đã thu nhỏ lại". Khi mà thanh niên không tiếp xúc nhiều với những món ăn mà ông
bà mình hay ăn thì họ sẽ không còn chấp nhận những món ăn đó nữa. Tại Mỹ Latin, theo Jeffery Sobal, giáo sư dinh dưỡng học đại học Cornell: "Cha mẹ than phiền rằng họ chuẩn bị đồ ăn truyền thống, nhưng bọn trẻ không chịu ăn. Chúng muốn ăn những gì chúng thấy trên TV".
Không lấy gì làm ngạc nhiên
khi những xã hội nào thành công trong việc gìn giữ văn hóa ẩm thực cũng là những xã hội chống lại sự xâm nhập của văn hóa phương
tây - cả tốt lẫn xấu. Ở nhiều quốc gia trung đông, gia đình nhiều thế hệ vẫn sống chung với nhau, phụ nữ ở nhà chuẩn bị bữa ăn truyền thống. Thực đơn của Trung Ðông cũng phản ánh rất rõ ảnh hưởng tôn giáo: Ngoài những món ăn bị cấm như thịt heo và
rượu, tháng nhịn ăn Ramadan của đạo Hồi cũng thay đổi thói quen ăn uống của người Trung Ðông. Khi người Hồi giáo nhịn ăn từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, thì đêm
Ramadan có bữa ăn rất giàu calories. Sami Zubaida, đồng tác giả quyển sách
Culinary Cultures of the
Middle East
nói: "Mức tiêu thụ thức ăn trong
tháng Ramadan của đạo Hồi cao hơn so với những tháng bình thường". Tháng nhịn ăn của đạo Hồi lại thực sự là một bữa đại tiệc, điều này tạo ra xu hướng tăng cân trong tháng Ramadan.
Ngoài các quốc gia bảo thủ trong thế giới Hồi giáo,
khó có thể duy trì được truyền thống ẩm thực ở nơi khác. Nhưng điều này cũng không có nghĩa là người ta không hoài niệm và mơ ước quá khứ - nhất là nhiều phong trào ở vài quốc gia để khám phá lại những món ăn mà cha mẹ mình thường chuẩn bị. Tại châu Âu, Á hay Hoa Kỳ, phong trào ăn chậm - một phong
trào dinh dưỡng của tổ chức Greenpeace - tham gia vào chiến dịch chống lại thức ăn nhanh, ủng hộ bữa ăn truyền thống. Người Bolivia thì đều đặn tổ chức những hội chợ thực phẩm kỷ niệm quá khứ Nam Mỹ, ngay cả khi họ phát triển nhiều cách để giảm thời gian chuẩn bị bữa ăn, nhằm giúp người dân Bolivia có thể ăn những món ăn truyền thống trong
nhịp độ hiện đại. Tuy nhiên, trong khi chúng ta phải loại bỏ những yếu tố không tốt của mô hình
thức ăn nhanh, nhưng chúng ta vẫn phải duy trì những thực đơn vừa có ích cho cả sức khỏe và truyền thống văn hóa, không ai nghĩ rằng chúng ta sẽ quay ngược thời gian lại. Watson nói: "Không ai có nhiều thời gian, kể cả người Pháp".
Người Nhật cũng vậy, dù có
một số ngoại lệ. Trên con đường đi về nhà ở vùng tây bắc Tokyo, no8i mà những chiếc xe lửa chạy ngay
sát ngoài cửa sổ, bà Estsuko Shinobu 60 tuổi, đang chuẩn bị một bữa ăn trưa Nhật truyền thống, sử dụng vật liệu mà bà
mua được tại siêu thị gần đó. Là mẹ của hai đứa con đã trưởng thành, bà vẫn loanh quanh trong gian bếp với đôi dép mềm và bộ kimono
màu tím, cắt củ cải và cà rốt Nhật, cẩn thận làm bánh sushi với cá ngừ và cơm nếp. Bà cẩn thận bày biện món ăn trên từng cái khay riêng, xếp đũa thẳng thớm. Trông
bà thật hạnh phúc, dù ngay trong lúc làm việc, nhưng khi được hỏi bà có dạy cho con gái mình cách làm những món ăn này
không, bà thở dài: "Dĩ nhiên là không, nó bận bịu quá sức".
=END=
8- Gương Xưa Tích Cũ
- Có Miệng Như Không
Mõ Sàigòn
(SGT)
Ðức Khổng Tử một hôm ngồi nhậu lai
rai, bất chợt nhìn thấy hai con nhạn bay trên bầu trời, bèn nhộn nhạo tim gan, ưu tư nói:
- Ðời người như bóng câu qua cửa. Thoáng một cái là... hui nhị tỳ, mà ta vẫn thong thả ngồi đây, thì đối với thiên hạ khắp nơi cũng trăm đường không đúng.
Rồi xoa xoa cái bụng, thêm
thở dài ảo não, khiến vợ là Khổng thị đang nướng thịt gần bên, lo lắng nói:
- Nhậu với lòng bò, thêm chả chìa dặm vô, mà
cơ hồ không vui được, là cớ làm sao?
Khổng Tử đứng lên đáp:
- Vòng eo ta mỗi ngày một bự, bắp thịt chân mỗi ngày một yếu, thì Ðạo Thánh
hiền ta biết... tải làm sao? Khi bọn... tóc râu đã đổi màu sang hướng khác?
Khổng thị buồn hiu đáp:
- Ðại trượng phu khi đã làm việc gì, dù phải hay trái, cũng luôn tự nhận mới là người đởm lược. Nay chàng ngại khó ngại khăn, nên đã sáu tháng qua cứ ngồi đây mà nhậu, thì chẳng những mở tăng nhiều trong máu, mà môn đệ quanh mình cũng sớm lụi tàn đi, thì mốt nữa mai kia
mần răng mà cứu kịp?
Khổng Tử nghe nhắc đến môn sinh, bỗng người như điện giật, bèn vịn lấy thành bàn, hốt hoảng nói:
- Lời Thánh hiền không
quyến rũ bằng... men, nên ta mới ngủ quên nhiều như vậy. Nay được vợ thương tình nhắc nhớ, thì phải một lòng tu sửa cho nàng vui. Chớ không thể... ngồi đồng ra như thế!
Nghĩ vậy, liền gọi thầy Tử Cống đến mà nói rằng:
-Ta muốn đi giảng thuyết ở một nơi mà hai
năm rồi chưa đến. Vậy ngươi hãy giở sổ ra, xem coi ở chốn nào, để thu xếp mà lên đàng cho chóng.
Tử Cống lật đật thưa:
- Nước Tề. Ðã ba năm rồi thầy chưa đến. Nay thầy bất chợt giá lâm, ắt bá tánh sẽ yêu chiều thương tới.
Mấy ngày sau, Khổng Tử cùng đám môn
sinh nhắm đất Tề mà bước. Lúc đi ngang núi Thái sơn, bỗng thấy một người đàn bà khóc ở ngoài đồng, rất là thảm thiết. Khổng Tử bèn buốt tận tâm can, mà nói rằng:
- Người đàn bà này
chắc trong nhà ôm hai tang cùng một lúc, nên mới đớn đau làm vậy. Chớ mất mát bình thường, thì không thể ở ngoài đồng mà... hu hu tràn ra như thế!
Thầy Tử Cống nghe
thầy giảng giải làm vậy, cảm thấy không xuôi, liền vòng tay lại, thưa:
- Nếu cha mẹ mất thì
trên đầu phải có khăn. Nay buông xỏa thế này, thì phụ mẫu song thân hẳn còn nguyên vẹn. Chớ lẽ nào đứt bóng mà tin được hay sao?
Khổng Tử nghe vậy, liền lặng người đi một chút, rồi bức rứt nói:
- Chồng chết nhiều khi lại mừng! Mà
cho dẫu có đớn đau, thì cũng khó gào than như thế!
Lúc ấy, bất chợt có Tử Tiện nhào ra
phía trước, mà thưa rằng:
- Ðã là con gái, thì muốn khóc
lúc nào cũng được, bất kể buồn vui, bất kể bên ngoài mưa hay nắng. Nếu bây giờ thầy trò ta cứ đứng đây nghĩ bàn xuôi ngược, thì trước là chẳng giải được nguồn cơn, sau lãng phí công sức của bao người mong ngóng.
Khổng Tử gật gật mấy cái, rồi nhìn đám môn
sinh, khẳng khái nói:
- Cha mẹ cũng không phải. Chồng càng không đúng. Vậy theo lý đoán của các ngươi. Vì ai mà người đàn bà này phải khóc?
Thầy Mạnh Tử mau mắn thưa:
- Ðàn bà có thể bỏ chồng chớ không thể bỏ con. Vậy giọt nước mắt này phải đổ cho con chớ không chảy ra vì ai khác!
Khổng Tử dù đã có vợ, nhưng lại hổng dám tin, bèn gọi Tử Cống mà nói
rằng:
- Ngươi đến gặp người đàn bà, hỏi rõ đầu đuôi, để ít nữa gặp cảnh như ri ta tiện bề ăn nói.
Tử Cống liền lẹ chân tới hỏi. Người đàn bà thưa rằng:
- Ở đây hổ nhiều như... cá. Bố chồng tôi đã chết vì hổ. Chồng tôi cũng chết vì hổ. Nay đến lượt con tôi cũng vì hổ mà đi. Thiệt là đau đớn!
Tử Cống lại hỏi:
- Thế trong ba người đã chết vì hổ. Ai làm bà đau nhất?
Người đàn bà
thút thít thưa:
- Cha của thiếp đã quá tuổi tri
thiên mệnh, thì có đi cũng chẳng lấy gì nuối tiếc. Còn chồng của thiếp tuy chưa đến tuổi hưu, nhưng mãi vui với bằng hữu mà để thiếp mình ên trơ trụi - thì cọp có bắt đi - cũng là cách trả lại tuổi thanh xuân cho tâm hồn của thiếp. Còn đứa con là núm ruột cắt lìa. Là hương khói về sau. Là chỗ cậy trông lúc tuổi già bóng xế - mà nay bỗng mất đi - thì phải nói thiếp đau hơn... cha và chồng đó vậy!
Thầy Tử Cống ngạc nhiên đến cùng cực, lại không nén được tò mò, bèn thắc mắc hỏi tiếp:
- Thế sao bà không bỏ chỗ này mà đi nơi khác.
Chẳng khỏe hơn ư?
Người đàn bà mếu máo đáp:
- Ðành là vậy, nhưng ở đây quan
huyện thương dân. Chớ không đến nỗi hà khắc tàn bạo như các nơi khác. Thiếp thà bể nát tim gan vì thú rừng, chớ không thể sống với bọn tham
quan hà khắc như thế.
Tử Cống nghe trong lòng
dâng lên niềm cảm phục, liền ngẫm nghĩ một chút, rồi tha thiết nói:
- Bà đừng buồn, bởi đời người có lúc khóc lúc cười mới là đời sống thực tế. Chẳng phải vậy sao?
Người đàn bà đang u sầu là vậy, bỗng trợn mắt lên, tức tối nói:
- Mẹ nó! Ðứng ở ngoài la
thì ai la mà hổng được? Có ngon thì giống như bà, mà vẫn tự tại an nhiên. Chừng lúc đó hẵng hất mặt lên mà làm... quân tử!
Thầy Tử Cống lâu
nay học chữ Thánh hiền, nên lúc nào cũng tiên học lễ hậu học văn, bây giờ bỗng dưng bị tát nước vào mặt, trong nhất thời chẳng biết tính sao, bèn thối lui ba bước, mà bảo dạ rằng:
- Ðàn bà con gái mà miệng rộng, thì
cho dù không làm tan hoang cửa nhà, cũng sẽ làm tan hoang cõi lòng chớ chẳng phải chuyện chơi. Thiệt là nên
tránh!
Liền chạy về bên thầy, rồi đem sự đổi trao với người đàn bà ra mà kể. Lúc kể xong, mới thảng thốt nói:
- Chỉ nghĩ cho người ta mà làm khổ bản thân mình, thì ngày... thượng thọ e nằm mơ hông thấy!
Rồi nhìn xuống đất mà thở. Lúc ấy, Khổng Tử mới nói rằng:
- Các ngươi sau này có làm quan, thì
phải nhờ điều này, là chính sách hà khắc khốc hại hơn là hổ, bởi hổ có hại thì cũng chỉ hại một số người, còn chính sách hà khắc sẽ hại cả muôn
dân, lầm than điêu đứng.
Ðoạn, hạ lệnh lên đường. Chợt Tử Tiện lúc thúc chạy ra, vòng tay nói:
- Thầy thường dạy: Làm người thì phải rộng rãi một chút. Nay người đàn bà này đau khổ như vậy, mà thầy vẫn bỏ đi, thì không biết có nhẫn tâm nhiều không nữa?
Khổng Tử đưa
mắt nhìn đám môn sinh bằng ánh mắt hiền từ, rồi chậm rãi đáp:
- Từ lúc khởi hành đến nay, ta chưa đăng đàn được lần nào, nên tiền thù lao hầu như không có. Nếu bây giờ ta muốn san sớt nỗi buồn với người ta, bằng những lời môi miệng, thì chẳng những hổng giúp gì hơn, mà không khéo lại như Tử Cống ôm chầm ngay cán búa!
Rồi nhỏ giọng nói rằng:
- Muốn làm phước thiện thì phải có tiền. Bằng ngược lại thì chẳng thế nào phước phiếc được đâu!
Tối ấy Tử Tiện không
làm sao ngủ được. Phần thì thương cho số kiếp người đàn bà có... cọp nằm trong đó, phần thì cho thầy xử không đẹp, nên lội ra đầu hè, bất chợt gặp Khổng Miệt đang ngồi chơi ở đó, bèn thọc tay vào bụng, lôi ra xị nếp than. Vừa dzô vừa nói:
- Kẻ đại trượng phu khi muốn ý kiến chuyện gì, thì phải nhậu một cái mới phân biệt được điều sai lẽ trái. Có phải vậy chăng?
Khổng Miệt cao hứng đáp:
- Ðúng! Ðúng!
Tử Tiện lại nói:
- Phàm đã là người, thì không thể thay thế sự đau khổ, nhưng cần phải san sớt cái đau đó cho người khác. Có phải vậy chăng?
Khổng Miệt dzô liền hớp rượu, rồi nhìn qua Tử Tiện, hùng khí nói:
- Ðã coi nhau là huynh đệ, thì phải... móc ruột cho nhau coi. Hà cớ chi phải vòng vo
như thế?
Lúc ấy, Tử Tiện mới thở ra một cái mà
nói rằng:
- Ðệ không hài lòng với cách giải quyết của thầy, mà
huynh lại gọi thầy bằng bác. Nếu đệ tình thiệt thốt ra, thì không biết hậu vận có còn tươi không nữa?
Khổng Miệt nghe vậy, liền ngửa mặt lên trời cười cho một tràng, rồi sảng khoái đáp:
- Ở nhà nhờ cha mẹ. Ra
ngoài nhờ bạn bè. Tuyệt không có bác nằm chơi trong đó. Ðã đủ hay chưa?
Tử Tiện gật gù đáp:
- Vậy mới là hảo huynh đệ.
Rồi đem chuyện gặp người đàn bà ở núi Thái sơn ra mà bàn luận, được đâu một hồi, mới tức tối nói:
- Cha chết, chồng chết, con chết. Nỗi đau thiệt là quá
nặng, mà thầy không có một lời an ủi, là cớ làm sao?
Khổng Miệt liền đảo mắt một vòng. Khi chắc chắn là chẳng có ai, bèn nhỏ giọng nói:
- Thầy mở miệng ra là
nhân lễ nghĩa trí tín, là đại trượng phu, là phải cố công trở thành người quân tử - nhưng đối với nước mắt của đàn bà - thì thầy cuống cả lên. Lụi hụi tới lui cũng hông mần chi được!
Rồi đưa tay đè lên ngực, thở ra một cái, đoạn từ từ nói tiếp:
- Thầy thường dạy: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Quanh đi quẩn lại chỉ là nhắc mấy bà...
tòng. Ðệ có hiểu tại sao không?
Tử Tiện ngơ ngác đáp:
- Không!
Miệt thở dài ảo não, rồi chán nản nói:
- Thầy có mấy bà nên
sợ chiến tranh, thành thử mới bày chữ tòng cho bình yên chắc cú. Nào dè thầy dạy được thiên hạ, chớ không dạy được vợ con - khiến chữ tòng kia bỗng ép phê ôm vào mình hết cả - nên khi đụng phải cảnh này, thầy bất chợt nhớ xưa, rồi... ngậm hột thị là vì duyên cớ đó!
=END=
**********************************