VIETNAM
NEWS NETWORK (VNN)
P.O
Box
661162
Sacramento
,
CA
95866
Phone & Fax: 916-480-2724
Email: vnn@vnn-news.com
<mailto:vnn@vnn-news.com>
Website: www.vnn-news.com
<http://www.vnn-news.com/>
**********************************
Bài Vở Hàng Ngày
Ngày 26 Tháng 09 Năm 2007
**********************************
1- Thời Sự Thế Giới
- Nhảy Vọt
Thụt Lùi: Vấn
Nạn Môi Trường ở Trung Quốc
GS. Tôn Thất Trình
2- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Nguyễn Bắc
Truyễn, Âm Thầm
Tranh Ðấu.
Jane DoBui
3- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Một Dự Luật Tác Ðộng
To Lớn Ðến
Phong Trào Dân Chủ Việt
Nam.
Minh Khuê (Ðảng DCND)
4- Tin Tức Quốc Nội
- Công dân Hoàng Trung Kiên Ðứng Ðơn Khởi
Kiện Chủ Tịch UBND Thành Phố Ninh Bình
5- Tham Khảo
- Sự đối đầu
giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng đã
công khai bùng nổ khắp
thế giới
Mường Giang
6- Câu Chuyện Ðiện Ảnh
- Hollywood 7 Ngày Qua
Natalie Nguyen
7- Thể Thao Tuần Qua
- Nga Và Mỹ Vào Chung Kết Davis Cup
Nam Thanh
8- Tạp Ghi Văn Nghệ
- Ðinh Hùng, những
bài thơ không tuổi
Nguyễn Mạnh Trinh
9- Truyện Ngắn Trong Nước
- Chung Qui Chỉ Tại...
Vương Văn Quang
**********************************
1- Thời Sự Thế Giới
-
Nhảy Vọt Thụt Lùi: Vấn Nạn Môi Trường ở Trung Quốc
GS. Tôn Thất Trình
(Theo cuốn The River Runs
Black: The Environmental Challenges to China's Future)
Môi sinh của Trung Quốc đang bị tàn phá
ngày càng nhanh, không chỉ gây khó khăn cho nền kinh tế mà còn tác động nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Với Thế vận hội 2008 đang đến gần, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng về cải tạo môi sinh nhưng lại không kiểm soát được việc thực hiện tại địa phương. Thực tế, chính quyền các địa phương Trung Quốc ít khi tuân thủ những mệnh lệnh về môi sinh của trung ương mà chỉ chú tâm vào phương cách tăng trưởng kinh tế. Do vậy chỉ đặt ra mục tiêu hay chi tiêu tiền bạc thì không đủ.
Ô nhiễm công nghiệp
Ở Trung Quốc, sự phát triển thần kỳ về kinh tế đã trở thành một gánh nặng cho
môi trường. Tăng trưởng sản xuất đi kèm với tiêu thụ tài nguyên; nhưng Trung Quốc sử dụng tài nguyên kém hữu hiệu, để lại nhiều hậu quả xấu cho không khí, đất và nước. Than đá chẳng hạn, cung cấp 70% nhu cầu năng lượng của xứ này nhưng cũng đang làm người dân nghẹt thở. Trung Quốc tiêu thụ khoảng 2,4 tỉ tấn than đá năm 2006,
nhiều hơn cả Hoa Kỳ, Nhật Bản và Anh Quốc cộng lại. Năm 2000, Trung Quốc dự báo mức tiêu thụ than đá sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020 nhưng nay lại cho biết cuối năm 2007 sẽ đạt "chỉ tiêu" trên. Một quan chức Trung
Quốc nói với tạp chí Der Spiegel (Ðức) đầu năm 2006 rằng để sản xuất một đơn vị hàng hóa, Trung Quốc phải tiêu thụ tài nguyên gấp 7 lần Nhật Bản, 6 lần Hoa Kỳ và 3 lần Ấn Ðộ.
Trung Quốc hiện có 16
trong số 20 đô thị ô nhiễm nhất thế giới; bốn đô thị tệ nhất nằm ở vùng Ðông Bắc giàu than đá. Khoảng 90% khí sulfur dioxide và 50% bụi than có hại cho hô hấp là do sử dụng than đá. Mưa acid chứa sulfur
dioxide từ các nhà
máy điện than đá thải ra rơi trên một phần tư lãnh thổ Trung Quốc, làm giảm năng suất mùa màng và xói mòn mọi công trình xây dựng. Gần đây, giao
thông góp thêm vào tình trạng ô nhiễm không khí. Trung Quốc đang xây gần 85.000 ki lô mét xa lộ mới; mỗi ngày
Trung Quốc có thêm 14.000 xe hơi mới tham gia giao
thông; đến năm 2020, Trung Quốc sẽ có 130 triệu xe hơi và đến năm 2050 - có lẽ sớm hơn, vào năm 2040 - Trung Quốc sẽ có nhiều xe hơi hơn Hoa Kỳ.
Kế hoạch đô thị hóa
Trung Quốc càng làm vấn nạn ô nhiễm thêm trầm trọng. Trung Quốc dự tính trong 30 năm đầu thế kỷ 21 sẽ tái định cư 400 triệu dân, nhiều hơn dân số Hoa Kỳ hiện nay, đến những trung tâm thị trấn mới. Người dân đô thị sẽ dùng máy điều hòa không khí, ti vi, tủ lạnh, tiêu thụ năng lượng gấp ba lần rưỡi mức tiêu thụ của dân nông thôn. Dù Trung Quốc là nước dẫn đầu về sản xuất pin mặt trời, đèn huỳnh quang tiết kiệm điện nhưng những sản phẩm này chủ yếu để xuất khẩu.
Ðất đai Trung Quốc cũng tàn lụi vì phát
triển. Phá rừng, song song với khai thác quá mức đồng cỏ để nuôi súc vật và canh
tác đã biến các vùng Bắc và Ðông Bắc Trung Quốc thành sa mạc. Nửa thế kỷ vừa qua, rừng và đất trồng trọt đã nhường chỗ cho khu công nghiệp và đô thị dẫn tới việc giảm đa dạng sinh học và thay đổi khí hậu địa phương. Sa mạc Gobi đang xâm chiếm dần phần lớn miền Tây và Bắc Trung Quốc, lan rộng mỗi năm khoảng nửa triệu héc ta. Dù Bắc Kinh đã cố gắng trồng lại rừng nhưng một phần tư lãnh thổ Trung Quốc nay đã là sa mạc. Cục Lâm vụ Trung Quốc ước lượng là hiện tượng sa mạc hóa đã biến 400 triệu dân Trung Quốc thành người tị nạn môi sinh, phải tìm kiếm nơi ở mới. Ðất đai bị ô nhiễm cũng gây lo ngại về an toàn thực phẩm.
Khát nước sạch
Hai phần ba trong số 660 đô thị Trung Quốc thiếu nước sạch và 110 đô thị thiếu nước trầm trọng. Theo Ma Jun, chuyên viên thủy cục Trung Quốc, nhiều đô thị gần Bắc Kinh và
Thiên Tân có thể thiếu nước trong năm hay bảy năm tới. Nhu cầu tăng là một vấn đề, nhưng nguyên nhân chính là do lãng phí. Ngành nông nghiệp Trung
Quốc chiếm hữu 66% tổng số nước ngọt của Trung Quốc nhưng chỉ dùng để tưới tiêu. Công nghiệp Trung Quốc dùng nước nhiều hơn các công ty ở các nước phát triển. Thị thành Trung Quốc là kẻ phung phí nhất: riêng lượng nước rò rỉ đã là 20% mức tiêu thụ. Khi đô thị hóa mở rộng và lợi tức tăng lên, dân Trung Quốc cũng sẽ tiêu thụ nhiều nước: họ tắm vòi hoa sen, dùng máy giặt và máy rửa chén và
mua nhà có vườn cỏ cần tưới nước. Tiêu thụ nước ở các thị trấn Trung Quốc tăng 6,6% vào năm 2004-2005.
Việc khai thác nguồn nước ngầm tạo ra nhiều hầm ngầm to lớn, hậu quả là một số thành phố lớn nhất của Trung Quốc đang sụt lún: Thượng Hải và Thiên Tân chẳng hạn, đã lún hơn 1,80 mét trong 15 năm qua. Ở Bắc Kinh, đất sụt lún đã phá hủy nhiều nhà máy, công trình, đường ống đặt ngầm dưới đất và đe dọa sân bay quốc tế chính của thủ đô.
Nước ngọt ở Trung Quốc không
chỉ thiếu mà còn bị ô nhiễm trầm trọng. Mạch nước ngầm hiện cung cấp 70% nước uống cho toàn thể dân chúng đang bị đe dọa bởi nguồn ô nhiễm trên mặt đất như rác thải, thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. 90% mạch nước ngầm ở các đô thị Trung Quốc đã bị ô nhiễm; hơn 75% nước sông chảy vào các vùng thị trấn Trung Quốc bị xem là không thích hợp làm nước uống. Chính phủ Trung Quốc ước tính 30% nước sông chảy trên nước này không còn dùng được cho
nông nghiệp hay công nghiệp. Kết quả là hiện nay 700 triệu người Trung Quốc phải uống nước ô nhiễm. Ngân hàng Thế giới cho biết, hai phần ba dân nông thôn Trung Quốc không được dùng nước sạch là nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi và gây ra 11% số ca bệnh ung thư đường ruột - dạ dày. Tháng 3-2004 nguồn nước sông Ðà
Giang tỉnh Tứ Xuyên có hàm lượng ammoniac cao gấp 50 lần tiêu
chuẩn cho phép; tháng 12-2005, một bộ phận sông Trường Giang bị nhiễm kim loại nặng cadmium; tháng 1-2006,
sông Tương ở Tương Ðàm tỉnh Hồ Nam cũng bị nhiễm cadmium; tháng 8-2006, sông Gia Lăng chảy qua
thành phố Trùng Khánh tỉnh Tứ Xuyên, bị nước thải công nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng; tháng 9-2006, nguồn cung cấp cho hệ thống nước máy phục vụ sinh hoạt huyện Khưu Dương tỉnh Hồ Nam bị nhiễm chất thạch tín (arsenic); tháng 5-2007, nguồn nước Thái Hồ bị ô nhiễm nặng khiến cho hàng triệu người dân thành phố Vô Tích bị gián đoạn cung cấp nước sinh hoạt. Mới đây nhân dân thành phố Hạ Môn đấu tranh đòi hủy bỏ dự án xây dựng nhà máy sản xuất hóa chất PX có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn.
Luật lệ có, nhưng...
Một trong những vấn đề đáng lo là dù Trung Quốc có đầy đủ luật lệ về bảo vệ môi trường song chủ nhân các nhà máy và các quan chức địa phương không tuân thủ, không thi hành. Cuộc nghiên cứu năm 2005
trên 509 thị trấn cho thấy chỉ có 23% số nhà máy có xử lý nước thải. Theo một báo cáo khác, một phần ba lượng nước thải công nghiệp của Trung Quốc và hai phần ba nước cống thải thẳng ra môi trường mà không qua xử lý. Nghiên cứu gần đây về hai nguồn cung cấp nước quan trọng nhất cho Trung Quốc là sông Dương Tử và sông Hoàng Hà làm sáng tỏ thách thức to lớn này.
Sông Dương Tử chảy từ cao nguyên Tây Tạng đến Thượng Hải tiếp nhận 40% nước cống, 80% nước thải không qua xử lý. Năm 2007, Chính phủ Trung Quốc đã phải tuyên bố tạm ngưng một dự án 60 tỉ đô la Mỹ, nhằm chuyển hướng dòng sông, hầu cung cấp nước cho hai thành phố đang khát nước là Bắc Kinh và Thiên Tân. Sông Hoàng Hà cung cấp nước cho 150 triệu người và nước tưới cho 15% đất nông nghiệp Trung Quốc, nhưng hai phần ba lượng nước sông này không an toàn và 10% nước sông bị liệt vào dạng nước cống thải. Ðầu năm 2007, Trung Quốc tiết lộ hơn một phần ba loài
cá sinh trưởng ở sông Hoàng Hà đã tuyệt chủng vì xây đập hay vì ô nhiễm.
Mùa xuân năm 2007, Bắc Kinh
công khai hóa báo cáo thẩm định đầu tiên về tác động của thay đổi khí hậu đối với môi trường của Trung Quốc. Báo cáo tiên đoán là lượng mưa ở lưu vực ba con sông trong số bảy lưu vực chính của quốc gia
này, nghĩa là các vùng quanh sông Hoài, sông Liêu và sông Hải, sẽ giảm và làm
mất đi 37% sản lượng lúa mì, lúa gạo và bắp vào năm 2050. Báo cáo cũng tiên đoán là hai sông Dương Tử và Hoàng Hà sẽ tràn bờ khi các dòng sông băng Tây Tạng tan
ra, rồi sau đó sẽ cạn hết nước. Nay các nhà khoa học Trung Quốc lẫn quốc tế đều cảnh báo là Thượng Hải sẽ bị biển ngập vào năm 2050.
California, 22-09-2007
=END=
2- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Nguyễn Bắc Truyễn, Âm Thầm Tranh Ðấu.
Jane DoBui
Ðầu tháng 9 năm ngoái,
2006 khi tôi phổ biến lá thư ngỏ đầu tiên lên tiếng với cộng đồng về việc chồng tôi bị nhà cầm quyền Cộng sản bắt ở Việt Nam, trong số rất nhiều điện thư gởi tới để chia sẻ, ủng hộ và quan tâm đến các con và tôi, có một bức thư gởi từ Việt Nam ký
tên là Minh Chính. Thư cho tôi
biết anh là
người "quen" của chồng tôi từ nhiều năm nay, đã làm việc chung
nên hiểu anh ấy, và tìm cách an ủi, cổ động tinh thần tôi và các cháu. Minh Chính cũng cho tôi biết có hẹn với chồng tôi ở Sài Gòn,
nhưng giờ chót
không thấy anh ấy đến, biết là đã bị "động" nên tất cả đã đi khỏi Sài gòn để tránh sự nguy hiểm có thể xãy ra.
Tôi đã từ chối không
trả lời thư của anh, lúc đó tôi sống trong hoang mang và nghi ngờ tất cả mọi dữ kiện có thể làm hại thêm sự an nguy của chồng tôi đang ở trong nhà tù cộng sản. Và Minh Chính đã tôn trọng sự lựa chọn của tôi,
tuy nhiên anh cũng cho tôi biết anh luôn luôn cầu nguyện cho chúng tôi. Thế thôi, tôi không liên lạc với Minh
Chính nữa. Cho đến ngày trở về, chồng tôi xác nhận Minh Chính là một đảng viên của đảng Dân Chủ Nhân Dân, là Bí thư Thành bộ Sài Gòn, đã có lần gởi thư cho Nguyễn Minh Triết khi ông này còn là Bí thư Thành ủy Tp. Sài
Gòn để kêu gọi ông ta đối thoại về hiện tình đất nước. Truyễn cũng đã sẵn sàng xuất hiện công khai để đối thoại và chấp nhận bị đàn áp, bắt giam ngay từ lúc đó.
Khoảng thời gian đó tôi chỉ biết có bác
sĩ Lê Nguyên Sang bị bắt vào buổi chiều cùng ngày (14/8/06) tại phòng khám bịnh của anh thuộc quận Phú Nhuận, anh bị còng
tay, lục tung hết văn phòng và quầy thuốc tây bên cạnh, rồi đưa đi trước sự chứng kiến của 2 cô y tá làm việc cho anh. Huỳnh Việt Lang bị bắt buổi sáng ngày hôm sau (15/8/06), gần cả trăm công an
với súng trên tay, giăng từ ngoài
ngõ hẽm khoảng trăm thước vào đến nhà, khám xét nhà và còng tay đưa đi. Hàng
xóm kinh hoàng và gia đình bị chấn động từ ngày đó đến nay.
Ngày chồng tôi bị trục xuất ra khỏi Việt Nam,
nhà cầm quyền cộng sản đã chiếu trực tiếp trên những màn ảnh ti-vi
trong nước, Minh Chính đã nhìn thấy cảnh anh bị công an kèm ra phi trường Tân sơn nhất, vào buổi chiều khi đang ngồi nhậu với bạn. Minh
Chính cũng đã theo
dõi tất cả những sự vận động tranh đấu của các con tôi và tôi, hiểu được nổ lực ủng hộ các hoạt động cho Tự do, Dân chủ của cộng đồng người Việt hải ngoại, sự can thiệp của chính
giới ngoại quốc. Anh cho biết rất vui mừng và an lòng hơn khi đang đấu tranh âm thầm nhưng trực diện với chính
quyền độc tài.
Thỉnh thoảng, tôi hỏi chồng tôi về những anh chị em trong đảng Dân chủ Nhân dân, và rất sợ khi phải nghe tin dữ.
Vào trung tuần tháng Hai, tôi nhận được điện thư từ một người lạ, báo cho tôi biết có thể có một người tên là Nguyễn Bắc Truyễn ở Sài Gòn đã bị bắt. Chồng tôi cũng chưa nhận ra đó là Minh Chính vì không biết tên thật của Truyễn. Sau
khi kiểm chứng tôi được biết đó là Minh
Chính, là người đã liên lạc với tôi lúc trước, tên thật là Nguyễn Bắc Truyễn đã bị bắt vào giữa tháng
11/2006. Vì vậy tôi đã là người đầu tiên nhận được tin Truyễn bị bắt.
Thât sự tôi đã cầu nguyện đó không
phải là Minh Chính bị bắt, mà là ai đó, người nhầm người, tin vịt,.... Nhưng rồi những dữ kiện nhận được sau đó đã là sự thật. Thêm một anh em của đảng Dân Chủ Nhân Dân bị rơi vào tay Cộng sản. Tôi đã lại rơi nước mắt vì thương cảm cho một người nữa rơi vào tù
tội. Thật quá đau lòng khi biết được những thủ đoạn tồi tệ họ đã đối xử với Truyễn sau khi anh bị bắt. Tài sản của anh đã bị tướt đoạt công khai, công an đã ngụy tạo một món nợ to lớn để hàng ngày kéo tới công ty của anh, tịch thu tất cả mọi thứ gọi là để trả nợ Truyễn đã thiếu họ. Hơn 40 công nhân viên làm việc cho Truyễn bị đột ngột mất việc vì ông chủ là một người tranh đấu cho dân chủ đã bị bắt. Cô thư ký của công ty cũng bị tình nghi liên lụy nên đã bị giam 3 ngày vô cớ.
Mọi thứ có trong
tay của Truyễn, người thanh niên trẻ có bằng cấp Luật sư nhưng thành công trong thị trường kinh
doanh, thành công trong khai thác mỏ đá trên miền cao
nguyên Việt Nam, có tấm lòng chia sẻ, độ lượng, mỗi tháng đi thăm viếng, giúp đở người nghèo. Một ông chủ duy nhất ở Sài Gòn có tiêu chuẩn nâng đở cho công nhân viên, được báo Tuổi Trẻ của nhà nước ca tụng, đã mất tất cả, đã phút chốc trở thành người tù lương tâm. Ngày anh bị đưa ra tòa xử án cũng là ngày anh bị mất đi hạnh phúc
gia đình, nhưng những hình ảnh chúng ta được nhìn thấy anh lúc nào cũng có nụ cười trên môi. Ra tòa vẫn mĩm cười, ngồi trong xe đi tù vẫn cười tươi chào mọi người.
Mẹ già mãnh liệt tin vào đứa con út của bà không làm gì nên tội. Các ông công an có hỏi Bà cũng trả lời: con tôi không làm gì sai trái, những điều nó nói lên chẳng qua chỉ là sự thật mà tại sao các ông bắt nó?. Ôi tấm lòng bao la che chở của Mẹ! Giờ Mẹ già phải gói
gém, mỗi tháng vào nhà tù thăm con. Sáng sớm tinh mơ, 3, 4 giờ sáng đã lên đường để kịp thăm con từ trại giam Bố Lá, Bình Dương cho đến Z30 Xuân Lộc, Ðồng Nai.. Có khi vì quá lo lắng và nhớ thương
con, Bà đã đấu tranh gay gắt để được gặp con hàng tuần, được ôm hôn con và bảo với con rằng: Mẹ không có gì buồn con cả, hãy an tâm và đợi ngày
mãn tù. Thêu cho con cái bản tên,
mua cho con từng viên thuốc cảm đến viên thuốc trị ghẻ.
Sự dấn thân và hy sinh của người Luật sư trẻ, thành đạt trong đời sống, Nguyễn Bắc Truyễn và cũng như nhiều luật sư trẻ khác: Lê
Thị Công Nhân, Trần Quốc Hiền, Nguyễn Văn Ðài.. v.v.. đã mở ra niềm hy vọng cho
con đường tranh đấu dân chủ, cho một nước Việt Nam yên bình và
nhân bản. Xin cám ơn và trân
trọng sự hy sinh gian nan và dũng cảm của tất cả mọi người!
San Jose, Ca.
Ðầu Thu 2007
* Thư Luật sư Nguyễn Bắc Truyễn (Minh
Chính) gởi cho
Nguyễn Minh Triết khi ông này còn là Bí thư Thành ủy Sài Gòn để kêu gọi ông ta đối thoại về hiện tình đất nước
* Luật sư Nguyễn Bắc Truyễn bị tuyên án 4 năm tù và 2 năm quản chế, vu cáo tội tuyên truyền chống nhà nước CSVN
=END=
3- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Một Dự Luật Tác Ðộng To Lớn Ðến Phong Trào Dân Chủ Việt Nam.
Minh Khuê (Ðảng DCND)
Ngày 18.9.2007, Hạ viện Hoa kỳ thông
qua dự luật Nhân quyền về Việt Nam, với số phiếu áp đảo (414/417). Ðây là dự luật có ý nghĩa to lớn đối với Phong Trào Dân chủ Việt Nam. Nó chứng minh sức mạnh của xu thế hội nhập và thời đại toàn cầu hoá. Những ý tưởng đi lạc lõng, ngược dòng thời đại ít nhất cũng đã bị cô lập, lên án và sẽ không thể tồn tại.
Nội dung cơ bản của dự luật: ngăn cấm mọi hình thức tăng nguồn viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam, trừ khi Tổng thống Mỹ xác nhận Việt Nam đã có cải thiện về nhân quyền. Ðây là điều kiện tế nhị, thể hiện tinh thần thông thoáng, hợp tác, không hề gây khó dễ cho Việt Nam. Vì việc cải thiện về nhân quyền hoàn toàn nằm trong tầm tay của Ðảng CS và nhà nước Việt Nam. Nếu ÐCS và nhà nước Việt Nam đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc mình trên hết thì chỉ có điều đơn giản là tôn trọng nhân quyền, dừng ngay việc thẳng tay đàn áp phong trào dân chủ, bỏ ngay việc tuỳ tiện quy chụp, gán
ghép các tội danh cho các nhà đấu tranh dân chủ trong và
ngoài nước. Ngược lại, ÐCS và nhà nước Việt Nam chỉ chăm lo cho việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình thì lợi ích của đất nước, của dân tộc sẽ bị thiệt thòi. Quốc hội Hoa kỳ không hề dồn chính phủ Việt Nam vào đường cùng mà luôn huớng mở để Việt Nam có sự lựa chọn. Phong trào dân chủ nói riêng, nhân dân lao động Việt Nam và toàn thể dư luận trong và ngoài nước đang dõi theo hành động của đảng và nhà nước Việt Nam sẽ cư xử thế nào? vì lợi ích đất nước hay vì lợi ích của một nhóm người? Chúng ta hãy đợi xem.
Theo dự luật, chính phủ Hoa kỳ sẽ dành khoản ngân
sách để hỗ trợ cho cá nhân, tổ chức cổ vũ và đấu tranh cho quyền con người và dân chủ ở Việt Nam một cách hoà bình, bất bạo động và đầu tư để chấm dứt việc việc Hà nội phá sóng đài Á châu Tự do. Các hoạt động đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam đã và đang gặp muôn vàn khó khăn và nguy hiểm. Các Phong trào Dân chủ ra đời bị cấm hoạt động, các nhà đấu tranh cho dân chủ nhân quyền đều bị quy kết vào tội danh chống nhân dân, chống nhà nước và thẳng tay bị đàn áp, Nhiều nhà dân chủ đang phải chịu hình phạt tù dã man, chỉ vì họ là người bênh vực lẽ phải, bênh vực dân oan, bênh vực người dân thấp cổ bé họng kêu trời trời chẳng thấu, kêu đất đất không hay. Một số người tuy chưa bị bắt nhưng đã phải chịu những hình thức quản chế gắt gao, mất quyền tự do dân chủ, liên tục bị công an gọi hỏi, thẩm vấn, hạn chế đi lại, hạn chế tiếp súc với người khác.thường xuyên bị nghe lén các cuộc điện thoại, dùng nghiệp vụ để vào các trang thư điện tử riêng. Buộc thôi việc, cắt hợp đồng đối với những nhà dân chủ là công chức, viên chức nhà nước hoặc gây sức ép với các doanh nghiệp cắt hợp đồng đối với các nhà dân chủ đang có việc làm ổn định, với mục đích đẩy họ vào ngõ cùng, hết đường sống. Tổ chức đấu tố giống thời kỳ cải cách ruộng đất trước đây, kích động, gây chia rẽ giữa các nhà
dân chủ với anh em, họ hàng làng xóm láng riềng nhằm cô lập không
những riêng bản thân họ mà còn cả vợ, con, bố, mẹ, anh, em họ.
Trong bối cảnh như vậy, dự luật HR3096 được Hạ viện Hoa kỳ thông qua là thể hiện sự sẻ chia sâu sắc, sự cổ vũ động viên kịp thời, đối với Phong trào Dân chủ và nhân quyền Việt Nam. Nó
cũng chứng tỏ rằng thái độ của nhân dân Mỹ đối với công lý là rõ ràng, dứt khoát phải bênh vực và nó cũng chứng minh rằng sức mạnh của chuẩn mực quốc tế trong thời đại hội nhập toàn cầu là không biên giới. Ðây là nguồn tiếp sức cả về tinh thần lẫn vật chất, cũng là hành động thiết thực nhất đối với Phong trào đấu tranh Dân chủ và Nhân quyền tại Việt Nam.
Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng trong
cuộc tranh đấu này, chúng tôi không lẻ loi, không đơn độc, điều đó đã tăng thêm sức mạnh, tạo thêm niềm tin cho chúng tôi trên con đường tranh đấu vì tự do dân chủ và nhân quyền.
Ở Việt Nam, chiếm tuyệt đại đa số những công dân từ khi lọt lòng mẹ cho đến lúc nhắm mắt xuôi chân, chưa hề được tiếp cận một thông tin nào khác ngoài nhũng thông tin chính thống của ÐCS Việt Nam.
Kênh thông tin đaị chúng nhất là đài phát thanh của các nước dân chủ luôn bị phá
sóng, đặc biệt là Ðài Á châu Tự do. Những năm gần đây khi mà công nghệ thông tin bùng nổ, trên mạng internet luôn bị ngăn chặn bởi bức tường lửa. Các loại sách, báo chí bị cấm nghiêm ngặt nếu có nội dung không có lợi cho đường lối cai trị của đảng. Quyền được thông tin là một trong những quyền cơ bản của con người. Thông tin là chìa khoá mở để cho dân
chủ và nhân quyền được phát triển. Ngăn chặn thông tin đến với nhân dân là việc làm thô bạo, không những vi phạm nhân quyền mà còn việc làm níu kéo làm cho sự tụt hậu của dân tộc mình ngày càng xa so với các dân tộc khác
trên thế giới. Ðây là chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.
Quốc hội Hoa kỳ thông
qua dự luật này, trong đó có nội dung: tài trợ ngân sách để "chấm dứt việc Hà nội phá sóng đài Á châu Tự do". Ðây là bước đi ban đầu trong đường lối mở rộng dân chủ, là biện pháp hữu hiệu để từng bước trao quyền con người cho tất cả các dân tộc trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Xoá bỏ sự độc tài, khống chế các quyền cơ bản của người dân. Chúng tôi trân trọng sự quan tâm của Quốc hội Hoa kỳ đã hành động vì một thế giới tự do, dân chủ và bình quyền.
Ðây là dự luật hoàn
toàn đi ngược lại với ý tưởng của ÐCSVN, vì nó tạo ra sự bứt phá, vượt rào ngoài sự kiểm soát của đảng. Phản ứng về vấn đề này, người phát ngôn chính phủ Việt Nam tuyên bố: Vấn đề dân chủ và nhân quyền luôn gắn với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán của mỗi dân tộc... đề nghị phía Mỹ xem xét về dân chủ, nhân quyền của Việt Nam một cách khách quan, toàn diện, lịch sử...không để gây phương hại đến quan hệ hai nước Việt Mỹ...
Chúng tôi xin bày tỏ quan điểm của mình
chung quanh tuyên bố trên: Trước hết tái khẳng định đây là dự luật mở, các điều kiện đưa ra không gây khó dễ cho đảng, chính phủ Việt Nam. Chỉ cần Việt Nam có cải thiện về nhân quyền thì không có gì quan ngại trong quan hệ hai nước; mà việc cải thiện đó hoàn toàn nằm trong tay đảng, chính phủ Việt Nam. Vấn đề là đảng, chính phủ Việt Nam có thiện chí hay không? có dám nhìn thẳng vào sự thật về dân chủ và nhân
quyền ở đất nước hay không? có dũng cảm để nới lỏng dân chủ và tôn trọng nhân quyền hay không? có sẵn sàng nhường chỗ cho văn minh nhân loại len lỏi vào đất nước ta thay thế sự bảo thủ, trì trệ, độc đoán, chuyên quyền đang ngự trị làm cho dân tộc ta ngày càng tụt hậu so với thiên hạ hay
không? đây là đòn cân não của đảng, chính phủ Việt Nam để chọn ra cách cư xử giữa cái cũ, cái lạc hậu và cái mới, cái tiến bộ.; giữa quyền lợi của dân tộc, của đất nước với quyền lợi của đảng. Mọi việc tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của ÐCSVN.
Dân chủ và Nhân quyền là chuẩn mực quốc tế. Con người sinh ra phải có quyền làm người, không lệ thuộc vào chế độ chính trị, văn hoá, tôn giáo. phong tục tập quán. Truyền thống của mỗi dân tộc có khác nhau, đó là đương nhiên. Không thể đánh đồng giữa dân chủ, nhân quyền với phong tục tập quán,truyền thống văn hoá là một. Mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng và dân tộc đó luôn bảo vệ và phát huy bản sắc đó. Nhưng vấn đề dân chủ, nhân quyền bất cứ một dân tộc nào đều có quyền được hưởng như nhau. Không thể có chuyện công dân Mỹ, Anh, Pháp lại có được quyền dân chủ và nhân quyền hơn công dân Việt Nam. Chúng ta phải phấn đấu cho tất cả các dân tộc trên thế giới đều có quyền như nhau, đó là lương tâm, là trách nhiệm đối với những ai đã nhận ra sự bất bình đẳng này.
Chúng tôi cũng đồng thuận với người phát ngôn chính phủ Việt Nam, đề nghị phía Hoa kỳ cần xem xét vấn đề dân chủ, nhân quyền Việt Nam một cách khach quan, toàn diện, trong hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam.
Hãy thử nghĩ xem trên thế giới này còn có bao nhiêu nước mà các nhà đấu tranh dân
chủ, nhân quyền ôn hoà mà phải ngồi tù với tội danh chống phá nhà nước? có bao nhiêu nước mà chính phủ rút tiền dân ra để chi vào việc chặn đứng các thông tin tiến bộ đến với người dân? có bao nhiêu nước chỉ có một chính đảng độc tôn cai trị đất nước? còn bao nhiêu nước nghiêm cấm tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tư tuởng, tự do hội họp, tự do lập hội như Việt Nam...?Hiện nay có một số lý luận nguỵ biện cho rằng trình độ dân trí người dân Việt Nam còn thấp nên mở rộng dân chủ lúc này sẽ gây xáo trộn mất ổn định xã hội. Ðây là lý luận không những phục vụ mưu đồ duy trì kéo dài sự chuyên quyền độc đoán mà còn thể hiện sự coi thường khinh miệt Nhân dân. Cũng có lý luận cho rằng thúc đẩy kinh tế phát triển rồi sẽ kéo theo chính trị đổi mới theo sau. Ðây là lý luận cải lương, thủ tiêu đấu tranh hòng tiếp tục độc quyền thống trị lâu dài trên đất nước Việt Nam. Ai cũng biết rằng điều kiện kinh tế quyết định ý thức xã hội, song nếu cứ trông chờ sự chuyển hoá theo quy luật thì người dân Việt Nam còn phải chịu thiệt thòi đến bao giờ nữa đây. Sự chông chờ vào một chính đảng đã quen độc tài, đã quen đặc lợi, mà tự nhường lợi ích to lớn được hưởng từ cơ chế đó cho nhân dân thì "hãy đợi đấy".
Thật bất công trong thời đại quốc tế hoá ngày nay, nếu quyền con người chỉ có thể có được một cách đầy đủ ở trong thế giới các nước phát triển. Với ý nghĩa đó, chúng tôi đặt niềm tin và hy vọng rất lớn vào dự luật sẽ được Thượng Viện Hoa Kỳ phê chuẩn./.
Việt Nam ngày
24.9.2007
Minh Khuê
(Thay mặt cho những người yêu chuộng Tự do, Dân chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam)
=END=
4- Tin Tức Quốc Nội
- Công dân Hoàng Trung Kiên Ðứng Ðơn Khởi Kiện Chủ Tịch UBND Thành Phố Ninh Bình
Thị xã Ninh Bình, ngày 16 tháng 9 năm 2007
ÐƠN KHỞI KIỆN
KÍNH GỬI: TO ÁN NHÂN
DÂN THNH PHỐ NINH BÌNH
Người khởi kiện: Hoàng
Trung Kiên, sinh năm 1960
CMND số: 161800832 - công an tỉnh Ninh
Bình cấp ngày 19/1/2005.
Tạm trú: Số nhà 66 đường Tây Thành, phường Nam Thành, Thành phố Ninh Bình.
Người bị kiện: Nguyễn Văn Tỉnh - Chủ tịch UBND
Thành phố Ninh Bình.
Nội dung việc kiện: Ông Nguyễn Văn Tỉnh lợi dụng chức vụ quyền hạn cố ý không
thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo luật cụ thể:
Ngày 27/7/2006 đại diện cho tập thể nhân dân có đất bị chính quyền chiếm dụng làm đường Tây Thành tôi đến UBND thị xã Ninh Bình nay là UBND Thành phố Ninh Bình khiếu nại công văn số 22/CV-UBND ngày4/7/2006 của phường Nam Thành. Quá thời hạn Thành phố không trả lời đơn
mặc dù thanh tra Chính phủ có số 792/HD-TDTW ngày 25/10/2006, số 81/HD-TDTW ngày11/1/2007, Uỷ ban kiểm tra Ðảng tỉnh Ninh
Bình có số 40/GB-KTTƯ ngày30/1/2007 gửi Chủ tịch Thành phố.
Ngày 25/4/2007 chúng tôi đến trụ sở tiếp dân tỉnh Ninh Bình nhờ can thiệp trước bức súc của dân, Ông Nguyễn Tất Tiến - Chánh thanh tra Nhà nước tỉnh điện cho Chủ tịch Thành
phố yêu cầu đưỨa dự án đường Tây Thành công khai tại phường Nam Thành, ra quyết định giải quyết khiếu nại trả lời cho dân
theo luật.
Ngày 27/4/2007 Chủ tịch Thành
phố Ninh Bình tự ý ra số 253/UBND-TTr trả lời. Sau khi xem kỹ công văn số 253 tham khảo luật khiếu nại, tố cáo. Luật phòng chống tham nhũng và các nghị định hưỨớng dẫn thi hành luật,
Ngày 20/5/2007 tôi có gửi UBND tỉnh Ninh
Bình, ngày 01/6/2007 UBND tỉnh có số 61/UBND - VP10 yêu cầu Chủ tịch Thành
phố tổ chức đối thoại trả lời Ông Hoàng Trung Kiên về việc đề nghị đền bù giải phóng mặt bằng đường Tây Thành và tố cáo một số cán bộ phường Nam Thành có sai phạm trong quản lý đất đai.
Ngày 08/6/2007 Chủ tịch Thành
phố tổ chức hội nghị có đại diện các ban ngành của tỉnh, của Thành phố, của Ðảng uỷ - UBND phường Nam Thành tham dự có đại diện Báo - Ðài, quay phim chụp ảnh sau khi giới thiệu thành
phần tuyên bố lý do chủ tịch Thành phố Ninh Bình yêu cầu tôi có ý kiến. Tôi đề nghị đọc nội dung đơn để đối thoại ông chủ tịch Thành phố ú ớ không đọc đơn ông nói: " Hội nghị hôm nay để giải trình số 253 mà ông không nhất trí". Sau đó ông Chủ tịch cho rằng nội dung
khiếu nại đền bù đường Tây Thành ông Hoang Trung Kiên không có quyền lợi liên
quan nên Thành phố có thông báo số 118/TB-UBND ngày30/11/2006 gửi cho phường Nam Thành không trả lời ông Kiên là đúng luật? Khi tôi chứng minh sai phạm của Chủ tịch Thành phố và các thuộc hạ, trước hội nghị ông Chủ tịch Thành phố lợi dụng ghế chủ toạ cản trở một cách trơ chẽn. Tại hội nghị tôi vẫn bảo lỨưu đơn đề ngày 20/5/2007 sau đó có bản tưỨờng trình
gửi UBND tỉnh Ninh Bình. Ngày 2/7/2007 Thanh tra Thành phố có giấy mời số 14/ GM
TT khi tôi đến cán bộ thanh tra cho biết lý do UBND tỉnh cho rằng việc giải quyết khiếu nại tố cáo của Thành phố là chỨưa đúng luật yêu cầu Thành phố làm lại nên chúng tôi mời anh.
Ngày 20/7/2007 Chủ tịch Thành
phố lại tự ra quyết định số 1055/QÐ - UBND trả lời một cách vô bổ. Căn cứ điều 39 KNTC tôi gửi đơn đến tỉnh Ninh Bình, UBND tỉnh lại có số 104 đẩy cho Chủ tịch thành phố Ninh Bình. Ngày 30/8/2007 Chủ tịch Thành phố lại tự ra số 1141/QÐ-UBND trả lời nội dung không đúng nội dung người khiếu nại yêu cầu, trái luật bởi chúng tôi chỉ có văn bản chính quyền xác nhận đất bị chiếm dụng làm đường, chỨưa được công khai dự án, chỨưa có bảng áp giá đền bù. Từ những căn cứ trên đề nghị quý toà án.
1. Buộc UBND Thành phố Ninh
Bình bỏ quyết định 1141/QÐ - UBND ngày 30/8/2007.
2. Buộc hội đồng đền bù đường Tây Thành công khai dự án, lập phương
án đền bù cho dân theo luật hiện hành.
3. Làm rõ việc đền bù tài sản hoa mầu, san lấp ao cho 9 hộ nhưỨng hiện nay do không thực hiện đền bù họ đã rào lại sử dụng, số tiền đền bù san lấp ao là bao nhiêu ai là người chịu trách
nhiệm?
Ðể giữ nghiêm kỷ cỨương phép nước và nghiêm trị các ông quan cách mạng CS suy thoái cửa quyền ngồi trên pháp luật lại trà đạp lên pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích của nhân dân tôi xin gửi đơn khởi kiện đến quý toà án xem xét giải quyết thei đúng quy định của pháp luật.
Tôi cũng xin gửi đến các cơ quan Báo chi - Ðài phát thanh, các tổ chức nhân
quyền những người yêu công bằng dân chủ chống sự bất công trong nước, hải ngoại và quốc tế. Tôi cũng xin báo cáo tiếp với Thủ tỨướng Chính phủ ông Nguyễn Tấn Dũng xem xét việc thực hiện cải cách hành chính của chính quyền địa phưỨơng là họ đã làm theo phép nước chỨưa? Ðã đúng với chủ trỨương cải cách hành chính mà Thủ tưỨớng hứa trước Quốc hội trước dân chưỨa?
Xin trân trọng cảm ơn./.
NGƯỨI KHỞI KIỆN
Công dân Hoàng Trung Kiên
Số điện thoại cá nhân
là : 0989.203. 278
=END=
5- Tham Khảo
- Sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng đã công khai bùng nổ khắp thế giới
Mường Giang
(VNN)
Từ năm 1949 Mao Trạch Ðông
chiếm được Trung Hoa lục địa, thiết lập chế độ Cộng Sản trên toàn cõi nước Tàu, ngoại trừ Ðài Loan, Hông Kông và Ma Cau, Sự liên hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Tàu đỏ cũng chấm dứt vì nước này theo Liên Xô, bế quan tỏa cảng, chống lại khối Tự Do và
Tây Phương.
Năm 1972, qua nhiều lần đi đêm của Ngoại trưởng Kissinger, đã mở đường cho chuyến viếng thăm Bắc Kinh của Tổng Thống Richard Nixon, nối lại sự liên hệ giữa hai nước từ kẻ thù trở thành đồng minh chống Liên Xô. Nhờ vậy Hoa Kỳ mới nhẫn tâm bỏ Nam VN cho khối CS quốc tế, sau khi cùng Bắc Việt đồng thuận ngụy tạo cái gọi là 'Hiệp định hòa bình ngưng bắn Ba Lê năm 1973', mà mới đây lần đầu tiên Tổng Thống G.W.Bush đã xác nhận sự lầm lỗi của Mỹ khi rút quân, đã khiến cho hằng triệu người Kampuchia và Nam VN chịu cảnh 'tắm máu' của CS, nên
phải liều chết bỏ nước ra đi tìm tự do, gây nên phong trào 'thuyền nhân' kinh thiên động địa đẫm máu và thương tâm nhất trong lịch sử nhân loại.
Tuy Tổng Thống Jimmy
Carter là người đầu tiên đã ký với Ðặng Tiểu Bình thỏa ước thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng vào năm 1979. Nhưng chính Tổng Thống Bill Clinton qua chuyến công du vĩ đại, từ ngày 25-6-1998 tới 3-7-1998, mới là một sự kiện lớn trong quá trình 'nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà', giúp cho
Trung Cộng từ một đất nước nghèo đói lạc hậu, trở thành
siêu cường quốc tham lam bạo tàn, đâu có khác gì Mông Cổ, Hung Nô, Ðức Quốc Xã và
Phát xít Nhật. Ðó là kết quả những gì mà Clinton và Giang Trạch Dân đã ký
trong 'bản tuyên bố chung' tại Bắc Kinh, dày 47 trang bao gồm tất cả các lãnh
vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, xã hội và vận mệnh của nhân loại. Ðể làm vừa lòng Trung Cộng, Clinton đã nhân danh đất nước và đồng bào Hoa Kỳ, ký hứa 'ba không' với Bắc Kinh. Ðó là không ủng hộ Ðài Loan được độc lập, không ủng hộ có hai nước Tàu và không ủng hộ Ðài Loan được gia nhập LHQ. Cuối cùng hai bên lại hứa là sẽ chẳng bao giờ sử dụng vũ lực để giải quyết mọi vấn đề nhưng rồi cả hai phiá đều không giữ đúng lời hứa đã được cam kết, nhất là Trung Cộng lúc
nào cũng bá quyền nước lớn, luôn sử dụng thái độ côn đồ và vũ lực áp bức giết hại ngư dân VN, lúc họ đang hành nghề trên lãnh hải của quê hương đất nước mình.
Thái độ con buôn của Hoa Kỳ thật ra cũng chẳng có gì
lạ, khi ta nhìn lại những trang thế giới sử từ khi xuất hiện Hiệp Chủng Quốc, để hiểu lý do người Mỹ không có bạn mà chỉ có đồng minh giai đoạn và là nước luôn chủ động trên chính trường để trục lợi. Chỉ tính khoảng thời gian ngắn, từ năm 1948 khởi đầu cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Nga, tới năm 1990 Liên Xô sụp đổ, đã có không biết bao nhiêu biến cố trọng đại xảy ra như vụ Mỹ sử dụng phản lực cơ RB47 và U-2 để do thám không phận Liên Xô nhiều lần. Vụ xe tăng Liên Xô và Mỹ dàn trận đối mặt nhau tại Checkpoint (Bá Linh) suốt 18 giờ liền trong
ngày 22-10-1961chờ lệnh khai hỏa, nhưng cao điểm hơn hết là vụ Mỹ phát giác Liên Xô đã thiết trí dàn
hỏa tiển có gắn đầu đạn nguyên tử, đặt tại Sierra del Rosario (Cu Ba). Những lúc đó nhân loại coi như đang đứng trên bờ vực thẳm của sự hũy diệt. Thế nhưng mọi sự coi như hoà cả làng sau khi hai bên kết thúc trận đấu võ mồm.
Trong ngày ra mắt hồi ký
'chuyện đời tôi', khi trả lời phỏng vấn của tuần báo Express và Le Point, cựu TT Clinton chỉ trích nặng nề các nhân
vật hiện hữu tại Tòa Bạch Ốc như Rumsfeld, Cheney, Wolfowitz.... đã dùng thế lực ép buộc Tổng thống G. W.
Bush, gây cuộc chiến Iraq, mà ông ta nói là quá sai lầm, cho dù để thực hiện ý muốn giúp đỡ toàn vùng Trung Ðông và Trung Á, được sống dưới thể chế Tư Do Dân Chủ như tại Hoa Kỳ. Sau rốt, Clinton còn chỉ trích TT Bush đã không chịu tôn trọng một số hiệp ước mà ông đã ký kết, trong đó sự kiện Mỹ bất chấp phản ứng của
Nga-Trung Cộng, khi cứ tiến hành gia tăng sản xuất các loại hỏa tiễn và vũ khí tối tân, cài đặt kế hoạch Lá Chắn Chống Phi Ðạn, trên hai lãnh thổ Mỹ-Nhật.... gây
nên cuộc chiến tranh lạnh giữa Tàu-Nga-Ba Tư-Bắc Hàn-Syria và Mỹ, Do Thái, Liên Âu.
Thật ra sự rạn nứt giữa Mỹ-Trung Cộng, có rất nhiều lý do chứ không phải vì sai
lầm như Clinton đã nói. Ðây cũng là những sự kiện thường trực xảy ra từ xa lắc, nhưng vì cả hai phía còn đang lợi dụng lẫn nhau, nên đều cố bưng bít để đánh lạc hướng dư luận. Trong quá khứ, Trung Cộng vì yếu thế, đã cố ngậm miệng ăn tiền, khi Hoa Kỳ và Nato oanh kích Tòa đại sứ của mình tại thủ đô
Belgrade (Nam Tư), trong cuộc chiến Kosovo vào tháng 3-1999. Rồi vụ đụng chạm trên không, khi một chiếc thám
thính cơ EP-3 của Hải quân Hoa Kỳ, đâm vào chiếc phản lực cơ F-8 của Trung Cộng, làm chết viên phi công Tàu. Sau đó cả phi hành đoàn Mỹ bị giam lỏng trên đảo Hải Nam, cho tới khi Tổng thống Bush ra oai xử dụng vũ lực, Trung Cộng mới chịu giảng hòa...
Cùng thời gian này, Mỹ cũng tố cáo
Trung Cộng, đã gài điệp viên Wen Lee Ho tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los
Alamos, để đánh cắp tài liệu chế tạo bom
nguyên tử của Hoa Kỳ. Trên diễn đàn LHQ, Mỹ luôn tố cáo Tàu
chà đạp nhân quyền, không tôn trọng tự do tín ngưỡng, đàn áp dã man Giáo
phái Pháp Luân Công và xích hóa Tây Tạng.
Nhưng tất cả sự giả tạo trong mối quan hệ Mỹ-Hoa, cho
dù được sắp xếp một cách khéo léo thế nào chăng nữa, cũng không thể kéo dài đươc, khi Bắc Kinh chính thức xâm phạm quyền lợi sinh tử của nước Mỹ, đó là năng lượng. Sự đối đầu giữa hai nước công khai, sau khi Trung Cộng đã thu mua được nhiều đại công ty của Mỹ như Levono của Thompson, hệ thống dây chuyền sản xuất máy tính xách tay của IBM và công ty Maytag. Nhưng chính
tham vọng thâu tóm Công ty xăng dầu Unocal
của Mỹ, để phô trương chính trị hơn là kinh tế, mơí thật sự làm cho Hoa Kỳ sáng mắt và bừng tỉnh, về hiểm họa Trung Cộng, càng
ngày càng để lộ nanh vuốt. Nên không phải chỉ riêng tuần báo Christian Science Monotor lên tiếng cảnh giác
vào ngày 11-5-2005, mà hầu như toàn thể các nhà quan sát chính trị thế giới, cũng đều thống nhất quan điểm, kêu gọi Hoa Kỳ, đừng bận tâm về những câu chuyện nguyên tử của Nga, Bắc Hàn, Iran... xía vào, làm mất cảnh giác mục tiêu
quan trọng nhất là Trung Cộng, đó mới chính là kẻ thù
chung của nhân loại.
Theo Mã Khai, người đang phụ trách kinh tế và năng lượng của Hoa Lục, thì chính tham vọng khống chế kinh tế toàn cầu của Tàu,
qua các dự án khổng lồ như ký hợp đồng 70 tỷ USD với Iran, tham gia kế hoạch nối đường ống dẫn dầu với Ba Tư, Kazakhstan, Nga và mới đây thêm dự án với Brazil, hợp tác
khai thác dầu với Sudan...... đã tác động tới giá dầu thô, tăng lên gấp ba lần so với thị trường hiện tại.
Hoa Kỳ đã thực sự đối đầu với Trung Cộng bằng mọi cách, mà cuộc đụng độ đầu tiên đã diễn ra tại hai quốc gia dầu Ba Tư và Sudan, ở Caspienne, Caucase, Hắc Hải... nói chung nơi nào có TC, Ba Tư lẫn Nga tham dự là có Mỹ xía vào. Kế tiếp Mỹ bắt đầu ve vãn các nước Tây Phương và chính mình, chuyển hướng đầu tư sang Ấn Ðộ và các nước Á Châu khác, cũng có nhân công lao động rẻ mạt, đã làm cho
Trung Cộng lo sợ và cảm thấy bị đe dọa. Ðây là lý do đơn giản, để trả lời tại sao Tàu phải chấp nhận trả một giá thật cao so với phương Tây để mua năng lượng. Sự khống chế điên khùng này, đã làm cho vật giá leo thang với dầu vàng, khiến thị trường chứng khoán Mỹ-Âu nhiều lần tuột dốc thê thảm, báo trước nguy cơ về một cuộc khủng hoảng kinh tế và tiền tệ, như là một khúc dạo đầu của một thế chiến vì năng lượng toàn cầu. Hai cuộc thế chiến trước, nhân loại bắn giết lẫn nhau để giành dựt thị trường. Kỳ này biên giới các nước được mở toang qua tổ chức WTO, nên cuộc chiến lại chuyển hướng sang mục tiêu tạo phương tiện: Ðó là Năng Lượng.
1- Trung Cộng xâm lăng thế giới bằng kinh tế
Ngày nay không còn ai nghi ngờ gì nữa về cuộc xâm lăng gần như trắng trợn của Trung Cộng khắp thế giới bằng kinh tế. Hay nói
chính xác hơn, hàng hóa của Tàu đang tràn ngập thị trường mọi nước, mà nhiều nhất là tại Mỹ với một xã hội tiêu dùng đa dạng, rất được giới trung lưu ưa chuộng.
Theo một báo cáo của World
Bank, cho biết từ 1978-1995, GDP của Trung Cộng trung bình hằng năm tăng trưởng 9,4%, đã giúp Ðảng Cộng Sản cứu sống được hằng ngàn công ty quốc doanh đang thua lỗ. Bắt đầu 1997, xuất cảng Trung Cộng tăng trong khi nhập khẩu giảm, đem lại thặng dư ngoại tệ hằng năm là 17,8 tỷ đô la, giúp dự trữ tài sản trong nước lên tới 121,2 tỷ USD, đó là chưa kể tới vốn đầu tư nước ngoài ào ạt chảy vào như nước. Sở dĩ Trung Cộng đạt được thành công nhanh chóng, phần lớn là nhờ vào 200
triệu công nhân lao động xã hội chủ nghĩa rẻ mạt, do 300.000 công ty quốc doanh cung cấp.
Nguồn vốn nước ngoài chắc chắn sẽ được tiếp tục đầu tư, nếu Trung Công không quá tham vọng, gây bất ổn và đụng chạm tới nhiều nước trong vùng Á Châu, Liên Âu, Nhựt và Hoa Kỳ. Tình trạng căng thẳng đã bùng nổ thật sự giữa các nước, manh nha từ đầu năm 2005 kéo dài tới nay vẫn không có dấu hiệu hàn gắn hay nhượng bộ. Với Hoa Kỳ, thì rõ ràng Trung Cộng đã lợi dụng thị trường 1,3 tỷ dân, để câu khách như một ngón đòn chính trị, làm cho
thế giới càng lúc càng giảm bớt sự phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ coi như lớn mạnh nhất hiện nay. Dù gì chăng nữa, thì Liên Âu và Mỹ không phải là ao
nhà hay sân sau của nước Tàu, mà là hai thị trường lớn nhất, đang tiêu
thụ hàng hóa xuất cảng của Trung Cộng. Nên không lấy làm lạ cả hai cùng lúc, đều áp lực Trung Cộng phải hạn chế số lượng hàng xuất cảng quần áo vải vóc, đồng thời phải tăng giá trị đồng Nhân Dân Tệ (Yuan) theo đúng thời giá của thế giới, ít nhất là 10%.
Sự kiện trên làm Trung Cộng rất phẫn nộ, nên lại đem món hàng Bắc Triều Tiên ra hù dọa, nhưng TT.Bush đâu có phải là TT Jimmy Carter hay Clinton của Ðảng Dân Chủ, nên cuối cùng
Tàu đã nhượng bộ, để gỡ thể diện cho Tòa Bạch Ốc, chứ thực chất cũng chẳng giải quyết được gì cho cán cân thâm thủng mậu dịch giữa hai nước.
+ Cuộc chiến tiền tệ giữa thế giới và Trung Cộng
Gần hai mươi
lăm năm qua, kể từ khi Trung Cộng mở cửa, hàng hóa của nước này nhờ giá rẻ và đa dạng, nên hầu như đã tràn ngập thế giới, kể cả Hoa Kỳ và Âu Châu. Sỡ dỉ có sự bùng phát mạnh mẽ nền kinh tế lục địa Trung Hoa ngày nay, phần lớn là trách nhiệm của người Mỹ, đã quá thờ ơ đến chỗ coi thường, khi dễ dãi chấp nhận sự tương
quan giữa đồng Nhân Dân Tệ và Ðồng Ðơ La, mà ngày nay ai cũng biết Trung Cộng đã cố tình gài
bẫy để kích động nền kinh tế èo uột của mình lúc ban đầu, trở thành siêu cường kinh tế ngày nay.
Khi mở cửa hội nhập vào thế giới tự do trong
thập niên 80, vin vào sự lạc hậu của nền kinh tế bản địa lúc đó, Trung Cộng chấp nhận tỷ giá 1 đô la =
2,4 Nhân Dân Tệ (NDT). Sau đó vào năm 1990-1993 qua tình trạng kinh tế tiến triển, tỷ giá lại thay đổi 1 Ðôla = 5,9 NDT.
Từ sau 1994, trong khi Trung Cộng thực hiện chính
sách tiền tệ theo lệnh của Ðảng CS qui định lên xuống trong khoảng 8,2 - 8,3 NDT = 1 Ðôla, thì đồng USD nhiều lần bị chao đảo theo hối suất quốc tế, càng giúp cho hàng hóa Tàu xuất cảng, có giá thấp so với các nước, nên ai cũng ưa thích. Sự kiện lịch sử này, một mặt giúp Trung Cộng sớm chiều trở thành siêu cường kinh tế, trong khi đó quốc gia có đồng tiền mà Tàu dựa vào để mà thăng tiến là Mỹ, lại nguy cơ bị phá sản vì sự thâm thủng ngoại tệ. Tình trạng nguy ngập về kinh tế Hoa Kỳ từ năm 2002 trở đi, khi kim ngạch nhập cảng vượt mức 103 tỷ US so với hàng xuất cảng.
Ðó là lý do của cuộc chiến tiền tệ hiện nay, mà
Mỹ là nạn nhân cũng là nước tiên phong, gây áp lực bắt Trung Cộng phải nâng
giá đồng NDT để tạo sự ổn định cho nền kinh tế thế giới. Tóm lại khi đồng Yuan (NDT) tăng giá, hàng hóa của Trung Cộng cũng tăng giá theo đồng tiền, hàng xuất khẩu tại các nước từ trước, làm sao cạnh tranh nổi với hàng tốt của phương Tây, Nhật, Mỹ. Ðương nhiên Trung Cộng sẽ mất dần ưu thế kinh tế từ trước, nhờ hàng bán rẽ.
Rồi từ tháng 7-2003, không
những Mỹ, mà Liên Âu, Nhật, Nam Mỹ và cả Quỷ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) đều áp lực bắt Trung Cộng phải tăng tỷ giá đồng NDT. Làn sóng chống TC tăng mạnh, sau hội nghị Á Âu
(Asem) nhóm tại Indonesia và tiếp theo là hội nghi Liên Minh kiện toàn đồng USD. Có một sự mai mĩa là trong lúc chính phủ các nước áp lực bắt Trung Cộng phải tăng hối suất đồng NDT, thì chính bọn thương gia các nước tư bản lại phản đối, cho rằng nhờ có TC, bọn chúng mới có lợi nhuận. Cuộc chiến tiền tệ kéo dài tới tháng 9-2003 thì hầu hết giới chủ ngân
hàng thế giới vào cuộc, áp lực TC phải tăng hối suất từ 20-40 % thời gía hiện tại. Nếu không thi hành, đồng Yuan (NDT) sẽ không được chấp nhận như một Bản Vị thế giới, trong khi luân lưu thương
mại.
Ngoài ra, dù muốn hay
không mọi điều sẽ phải thay đổi sau khi TC được gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) (kể từ năm 2001), qua những ràng buộc với ngân hàng. Thêm vào đó, hầu hết hàng hóa xuất cảng của TC đều do tiền đầu tư nước ngoài quyết định, giữa lúc phong trào chống đối Tàu Cộng đang lên
cao tại Mỹ và Tây phương.
Ðó chính là lý do ngày 21-7-2005, Trung Cộng bất ngờ quyết định hũy bỏ Tỉ Giá Hối Ðoái Cố Ðịnh, giữa đồng Ðô La và đồng NDT, được duy trì hơn 10 năm qua. Sự thay đổi này hay nói thẳng là từ nay đồng Yuan đã bắt buộc phải thả nổi, trước tiên đã làm ngân sách nhà nước tổn thất tơí 10 tỷ đô la. Năm 1997, một đôla = 8,277 NDT, nay hối đoái mới 1 đôla =
8,11 NDT nâng đồng bạc Tàu thêm 2,1% thời giá. Mặc dù Thủ Tướng TC là Ôn Gia Bảo có trấn an dân chúng nhưng trên hết, nếu TC cứ ngoan cố, thì Mỹ bắt buộc phải áp dụng tăng thuế trên các hàng hóa nhập cảng từ TC lên tới 27.5%.
Ðối với VN, sự thả nổi đồng NDT chẳng có tác dụng gì. Ngược lại VN chỉ có lợi, khi Mỹ, Nhật và Liên Âu áp dụng hạn ngạch và thuế xuất cảng cao trong hàng nhập cảng của TC. Cuối cùng việc đồng NDT lên giá thả nổi, cũng là lý do chính đáng để các nước đầu tư chuyển vốn sang Ấn Ðộ cùng các nước Á Châu khác trong khu vực.
Nhưng cuộc đối đầu Mỹ-Hoa mới chỉ màn khai diễn, vì ngoài hai con bài tẩy Ba Tư và Bắc Hàn, hiện Trung Cộng còn nắm chặt một yếu tố chiến lược khác đối với Hoa Kỳ. Ðó là chuyện Trung Cộng sẽ bất thần rút hết vốn tới 600 tỷ đô la, đang được đầu tư ngay trên đất Mỹ. Ác nhất là trong số tiền này, có tới 200 tỷ USD dùng để mua trái phiếu của ngân khố Hoa Kỳ. Ðây là thứ vũ khí hiệu quả nhất mà TC có thể xử dụng khi cần thiết, để gây xáo trộn nền kinh tế của kẻ thù trước mặt.
+ Trung Cộng khống chế kinh tế thế giới bằng năng lượng
Với tham vọng đối đầu trực tiếp với Mỹ, tranh giành vai trò lãnh đạo thế giới, nên
trong nhiều năm qua, Trung Cộng đã tiêu phí hàng chục tỷ đô la, để hoàn thành các mục tiêu chiến lược, trong đó có năng lượng. Cuối năm 2002, Hồ Cẩm Ðào thay Giang Trạch Dân làm trùm Ðảng Cộng Sản, đã thực hiện nhiều chuyến công du
khắp đó đây để tìm dầu. Nhờ vậy đã gặt hái được nhiều kết quả tại Ba Tư, Sudan, Nam Mỹ và một vài nước Cộng Hòa thuộc LX cũ.
Sự kiện Chính phủ Hoa Kỳ vì vấn đề an ninh quốc gia, đã ngăn cấm công ty xăng dầu Unocol, từ chối bán cho Tập đoàn xăng dầu quốc doanh Tàu (CNOOC), dù họ đã bỏ ra tới 18,5 tỷ USD nhiều hơn Chevron
gọi thầu. Ðiều này cho thấy Hoa Thịnh Ðốn giờ đã thực sự bừng tĩnh, khi
nhận rõ được đối thủ của mình là Bắc Kinh, chứ không phải là Nga, Ðức, Pháp hay Nhật. Bởi vậy Hoa Kỳ xem vấn đề Trung Cộng đang dần hồi thâu tóm những tập đoàn xăng dầu khổng lồ của mình trên thế giới, là mối đe dọa nghiêm trọng nhất,cho nền an ninh quốc gia Hiệp Chủng Quốc, chứ không phải sự đe dọa của các tổ chức khủng bố, quân sự hay vấn đề bom nguyên tử của Bắc Hàn, Ba Tư.
Với Trung Cộng, năng lượng cũng vô cùng quan yếu, vì nó giữ vai trò chi phối sự tăng trưởng của nền kinh tế Hoa Lục, tạo phương
tiện để Tàu hiện đại hóa quân sự, đủ sức khiêu khích đối đầu với thế giới, trong đó có Ðài Loan, Hoa Kỳ, Nhật Bổn và Liên
Âu.
Dầu cũng là nhịp cầu, đã nối bang
giao giữa Nga-Hoa sau nhiều năm lạnh nhạt vì biên giới, Ngoại Mông và VC. Hiện hai nước cộng sản anh em, đã sát cánh trong sứ mạng đánh Mỹ để sinh tồn, qua hai con cờ Bắc Hàn và Ba Tư, được coi như hai kho thuốc nổ hiện nay, đang hăm nóng lại cuộc chiến tranh lạnh năm nào. Hồ cẩm Ðào và Putin đã ba lần gặp mặt để bàn thảo về chiến lược liên minh, xây dựng một đường ống dẫn dầu khí của Nga từ Tây Bá Lợi Á về tận Trung tâm năng lượng Ðại Khánh của Trung Cộng. Theo đó, chỉ có con đường dầu khí này, mới tương đối an toàn, khi có chiến tranh xảy ra, một điều mà Nhật cũng đã từng ứng dụng trong Ðệ 2 thế chiến.
Do sự tăng trưởng kinh tế ào ạt, nên mấy năm qua Trung Cộng đã tiêu thụ một số năng lượng khổng lồ, mà theo đánh giá của thế giới là quá
phí phạm không cần thiết. Sự tiêu dùng trên chỉ thua Mỹ nhưng hơn hẳn Nhật và Âu Châu. Tuy nhiên Hoa Lục không giống các nước tiền tiến, đều có sẳn liên minh năng lượng, còn Tàu chỉ phụ thuộc vào nhập cảng, trong khi chính TC thực sự không có khả năng kiểm soát số lượng dự trữ dầu khí của thế giới. Ngoài ra, ví dù TC có được nguồn năng lượng cung cấp từ Ðông Phi, Trung Á, Trung Ðông... thì cũng chưa chắc bảo đãm được dầu sẽ an toàn về tận chỗ, qua các phương tiện chuyên chở bằng đường bộ hay đường biển. Tình trạng này lại càng nguy hiểm hơn khi có chiến tranh. Lúc đó tàu dầu của Trung Cộng làm
sao qua khỏi Ấn Ðộ, eo biển Mã Lai, eo biển Ðài Loan, biển Nhật Bản... khi có sự hiện diện của Hải quân Ấn Ðộ, My, Nhật và các nước Ðồng Minh. Mặt khác các ống dẫn dầu khí của Trung Cộng hợp đồng với Ba Tư hiện nay, nếu đặt đường ống hay dùng đường bộ, xe lửa, xe bồn, đều phải qua Trung Á, A Phú Hản, Tây Tạng, Tân Cương
là những khu vực luôn bất ổn, lại có đầy các căn cứ quân sự của Mỹ, nên làm sao tránh được sự phá hoại... như tình trạng nước Nga hiện tại.
Ðó là lý do khiến Trung Cộng đã cố nối lại bang
giao với Nga, để trao đổi năng lượng. Quan trọng nhất là việc Bắc Kinh đã ký kết với Ba Tư, một hợp đồng lên tới 70 tỷ US, để mua dầu và khí đốt dài hạn của nước này. Vì vậy, mà Nga và Trung Cộng đã ra mặt liên
minh và bênh vực cho Ba Tư cũng như Sudan, khi hai nước này bị Hội Ðồng Bảo An LHQ đòi trừng phạt kinh tế, vì chương
trình nguyên tử và sự tàn ác ở Darfur...
Tại Ðông Hải, Trung
Cộng công khai tranh giành khai thác dầu khí tại thềm lục địa với Nhật, VN, Phi Luật Tân... nhiều cuộc đụng độ quân sự đã xảy ra trên biển quanh quần đảo Trường Sa mấy năm trước hay mới đây bằng tàu ngầm trong vùng biển Nhật Bản. Ngoài ra TC còn bắt chước Mỹ, thiết lập nhiều kho dầu dự trữ chiến lược tại tỉnh Triết Giang, đủ cung ứng trong ba tháng khi dầu nhập cảng bị nghẹn. Ðồng thời TC cũng ráo riết bỏ tiền đầu tư vào lãnh vực khoa học, tập trung vào các dự án khai thác, thăm dò dầu khí trong nội địa, nhất là vùng Tân cương, Nội Mông, Mãn Châu... với hy vọng tìm được nguồn dầu khí mới, để cắt giảm số năng lượng nhập cảng phải lệ thuộc của nước ngoài.
Tóm lại ngày nay, Trung Cộng đã tự coi mình
như một quyền lực mới trên toàn cầu về dầu khí. Trong lúc Hoa Kỳ, Nhật, Liên Âu... đã bằng mọi cách chống sự phá giá
xăng dầu, thì chính Nga và Trung Cộng bất chấp thời cuộc, đã phung
phí những số tiền khổng lồ, mua chuộc các nước có năng lượng khắp thế giới để tạo thành những đồng minh chính trị, tạo điều kiên cho các nước trên, tự ý nâng giá quá trớn món hàng vàng đen đã có ông chủ TC giàu xụ chịu mua với thời giá cao gấp ba giá thị trường.
Nhờ có trữ lượng dầu khí đứng thứ 2 hiện nay, nên Ba Tư được Trung Cộng và Nga Sô nâng đờ tận tình. Chính sự bợ lưng này, đã làm Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad coi thường tất cả, từ LHQ, Mỹ, Liên
Âu. Hề nhất là mới đây, còn cho biết đã lựa chọn hai đồng minh cùng mình chống Mỹ là Syria
và Hamas (Palestine), cũng như thẳng tay bác bỏ phương án thỏa hiệp của Anh, Pháp, Ðức... nhằm làm dịu bớt không khí căng thẳng, giữa Ba Tư và Mỹ-Irael...
Ðể phá vở thế liên
minh Tàu-Nga và Iran tại Trung Ðông, ngày 14-2-2006 Ngoại trưởng Mỹ là Condoleezza Rice đã xin Thương
Viện Hoa Kỳ cấp ngân khoản 75 triệu USD dành cho chiến dịch chống IRAN được khai diễn từ năm 1996 thời TT Bill Clinton, qua việc thực hiện các chương
trình truyền thanh truyền hình của đài Radio Farda, chống lại chế độ độc tài và bao che nuôi dưỡng các tổ chức khủng bố quốc tế. Tính đến tháng 7-2007, hầu như gần hết những thành phần trí thức chống lại chế độ trong nước đều bị chính quyền Ba Tư biệt giam tại nhà tù Evin, trong đó có các học giả Haleh
Esfandiari, Kian Tajbakhsh, Ali Shaken, Parnaz Azima... qua tội danh phản quốc làm
gián điệp cho Mỹ. Song song Iran ra lệnh đóng cửa nhiều tờ báo trong nước có khuynh hưóng 'cổ võ cho
cuộc cách mạng nhung'.
Theo nhận xét của Michael
Elliott trên tờ Time xuất bản ngày 11-1-2007, vì Hoa Kỳ quá bận rộn với cuộc chiến tại A Phú Hản, Iraq
và chống khủng bố, nên phải bỏ rơi nhiều đồng minh quan trọng tại Phi Châu và Nam Mỹ. Trung Cộng đã lợi dụng cơ hội vàng
ròng này để thừa dịp nước đục thả câu, dùng bạc tiền và mánh khóe tuyên truyền nhằm trám
vào các lổ trống đó, tạo thế chân vạc để cân bằng sức mạnh kinh tế quân sự đối đầu với Hoa Kỳ và thế giới. Chiêu bài này đã được đem ra nghị sự ngay trong phiên họp đầu tiên tại Quốc Hội Hoa Kỳ của đảng dân chủ đang kiểm soát lưỡng viện.
Cho nên chẳng có gì lạ khi thấy từ năm 2004 Hồ Cẩm Ðào, chủ tịch nước Trung Cộng, đã công du khắp thế giới nhiều hơn đi chợ. Tại khu vực Châu Mỹ La Tinh, vùng đất gần như bị Hoa Kỳ quên lãng, nhất là qua 2 nhiệm kỳ của Tổng Thống G.W Bush. Lợi dụng lổ trống này, Hồ Cẩm Ðào đã tung hàng tỉ đô la để đầu tư vào Ba Tây, Á Căn Ðình và cả chư hầu cũ của Nga là Cu Ba. Còn Thủ tướng TC là Ôn Gia Bảo thì đi du thuyết tới 15 nước gồm Mỹ, Nga, Saudi Arab, Morocco, Nigeria, Kenya... vào năm 2006. Hồ Cẩm Ðào còn
tổ chức hội nghị các nước Châu Phi, thăm Lào, Ấn Ðộ, Pakistan. Nơi nào Trung Cộng cũng vung tiền kiếm được từ tư bản Mỹ và tây phương để mua chuộc đồng minh, qua chiến thuật viện trợ nhân đạo, huấn luyện chuyên gia, cấp học bổng cho các sinh viên... Nhờ vậy mà Trung Cộng đã chiếm được hơn 28 % lượng dầu khí tại lục địa đen và như nhận xét của tờ Der Spiegel thì trong tương lai gần Trung Cộng sẽ thay thế địa vị của người Anh tại đây trong lãnh vực năng lượng. Tóm lại kể từ năm 1995-2003, Trung Cộng đã ký 18 hiệp định với nhiều nước Châu Phi để vơ vét gần hết tài nguyên của Congo (gỗ quý), Zambia (đồng), Gabon (mangan). Một đường bay quốc tế đã được Trung Cộng thiết lập, nối liền Hồng Kông với thủ đô Nairobi của Kenya... Ngoài ra Tàu còn bày trò xóa nợ lên tới 1,2 tỉ USD cho
Angola nên được nước này cung cấp dầu khí đứng hàng thứ 2 (300.000 thùng/1 ngày) chỉ thua có Saudi Arab mà thôi.
Nhưng đó cũng chưa phải là lý
do chính để Hoa Kỳ và Tây Phương quyết một mất một còn với Trung Công như ta thấy đã xảy ra trong thời gian gần đây, qua biến cố chống hàng hóa xuất cảng của Tàu, chuyển hướng vốn đầu tư sang Ấn Ðộ, Nam Dương, Bangladesh, Nam Mỹ... và việc Mỹ cùng
Liên Âu có thể tấn công Ba Tư vì nước này ngông cuồng bất chấp lệnh LHQ cấm sản xuất bom nguyên tử. Tin đánh Iran được Reuters phổ biến qua lời bình luận của Ngoại trưởng Pháp Bernard Kouchner, trên đường thăm viếng Nga 'rằng Paris
cũng đang chuẩn bị cho viễn ảnh một cuộc chiến sắp tới thật nghiêm
trọng và quyết liệt'. Theo Sergel Lavrov, Ngoại trưởng Nga cho rằng lời nhắn của Pháp đã làm Nga-Tàu lo sợ nếu có chiến tranh xảy ra, hai nước này sẽ mất hết nguồn dầu khí do Ba Tư cung cấp như họ đã mất hết tại Iraq khi Mỹ-Anh tiêu diệt chế độ Sadam Hussein vào năm 2001.
Từ lâu Nigeria là nước cung cấp dâu thô thứ năm cho Hoa Kỳ cũng như nhiều nước phương tây. Nhưng Trung Cộng đã đứng trong bóng tối bỏ tiền tài trợ cho một lực lượng du kích địa phương gọi là 'phong trào giải phóng đồng bằng Nigeria (MEND). Thật ra đây chỉ một tổ chức chuyên
bắt cóc nhân viên và các yếu nhân thuộc nhiều công ty
ngoại quốc đang họp tác với chính phủ để khai thác dầu thô tại vùng đồng bằng phía bắc nước này với mục đích đòi tiền chuộc và gây
áp lực chính trị. Bọn cướp không nhiều, chuyên bịt mặt, sử dụng giang tốc đỉnh có gắn đại liên nhiều nòng, tấn công liên tục các công ty dầu, làm tình hình khắp khu vực luôn bất ổn, rối ren và
nguy hiểm đến nổi quân đội Nigeria phải can thiệp nhưng vô hiệu vì phải tránh né sự đụng chạm giữa Hồi Giáo và các tôn giáo khác tại địa phương.
Cuối cùng nhiều công ty
dầu quốc tế đành ngưng hoạt động về nước dù họp đồng vẫn còn. Hậu quả Nigeria đã mất mỗi ngày hơn 800.000 thùng dầu thô, khiến cho giá dầu có lúc đã tăng lên tới 80 USD/1 thùng, làm ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế Hoa Kỳ là một quốc gia tiêu thụ các loại năng lượng nhiều nhất thế giới. Ðó cũng là lý do mà chính phủ Hoa Kỳ đã mở một cuộc họp quan trọng vào
ngày 23-6-2005 tại thủ đô Washington DC với sự tham dự của Ủy Ban Oil Shock Panel, hai cựu giám đốc CIA, chủ tịch hội đồng liên hệ ngoại giao (CFR) và một yếu nhân cao cấp thuộc Ban Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ (JCS). Tóm lại đối với Hoa Kỳ, dầu khí và quặng mỏ tại Châu Phi nói chung trong đó quan trọng nhất vẫn là
Nigeria, là một trong mạch sống của nền kinh tế Mỹ. Bởi vậy ngay từ năm 2002 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã công khai tuyên bố 'Châu Phi là quyền lợi chiến lược của Hoa Kỳ'. Còn Tổng Thống G.W.Bush thì thẳng thừng khẳng định: 'Mỹ có thể gửi quân tới Châu Phi để bảo vệ các mõ dầu khi cần thiết'. Trong khi đó Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert
Gates phát biểu: 'Ðể bảo vệ chính mình, Hoa Kỳ phải hình thành một chiến lược an ninh dầu hỏa'.
Tháng 1-2006 công ty Shell của Mỹ bị MEND tấn công khủng bố làm mất mỗi ngày hơn
250.000/1 thùng dầu thô. Tháng 2-2006 MEND chiếm một chiếc phà của công ty
Wibros (MỸ) đang khai thác dầu trong vùng. Chúng còn phá hủy các ống dẫn đầu và khí đốt, cùng một trạm bom dầu của hảng Shell, làm cho công ty này không còn khả năng cung cấp mỗi ngày
477.000 thùng dầu thô như trước. Quan trọng hơn hết là bọn cướp đã cố tình nhắm vào hảng Shell của My, hiện là một công ty có cơ sở bề thế nhất trên sông Niger với 90 giàn khoan, 73 trạm bơm, 3720 dặm đường ống dẫn dầu-khí...
Với các nước tây phương cũng không tránh khỏi sự phá hoại, trong đó có công ty Agip (Ý). Tình thế thật nguy ngập nhưng công
ty dầu Anh-Hà Lan (Royal Dutch Shell) đã tuyên bố không
bao giờ rơi khỏi khu vực đang khai thác, còn Shell (Mỹ) thì cương quyết ở lại dù khủng bố đã phá hoại hảng phải thiệt hại mỗi ngày
477.000 thùng dầu thô, làm cho Nigeria mỗi tháng tổn thất gần 1 tỷ USD tiền xuất cảng dầu.
Nói chung tất cả các công
ty ngoại quốc đang khai thác dầu tại Nigeria đều quyết tâm theo gót hảng Shell ở lai, hiện có hãng Exxon Mobil, Chevron Texas (Mỹ), Conoco
Phillips, Schlumberger, Brazil Petrobas, Total French,Ytalia ENI... Tất cả đều biết rõ Trung Cộng là kẻ thọc gậy bánh xe để trục lợi với mục đích duy nhất là sẽ nhảy vào
trám chỗ khi Mỹ và Tây Phương hết chịu nổi phải bỏ của chạy lấy mạng.
2- Cuộc đối đầu giữa Trung Cộng và Tây Phương
Ngày thứ sáu (22-9-2007) nhà sản xuất nôi trẻ con do
Trung Cộng chế tạo, mang nhãn hiệu Simplicity và Graco, đã được thu hồi khoảng 1 triệu chiếc để trả về Tàu vì đã gây ra cái chết cho hai trẻ sơ sinh ở Hoa Kỳ. Ðây không phải là lần đầu tiên người Mỹ cảm thấy lo ngại về các loại hàng hóa gia dụng và thực phẩm được sản xuất từ Trung Cộng. Trước đây khi sự giao hảo giữa Mỹ-Hoa chưa bị sứt mẻ đụng chạm do Tàu đỏ gây ra, vì vậy chính phủ Mỹ đã dễ dàng cho phép nhập khẩu gần như tất cả hàng hóa 'Made In China' vào nước mình. Do đó đã phần nào kiểm soát
không được chặt chẻ nên mới có sự cố bê bối làm chết người mà hiện nay ai cũng biết.
Trước đây để tuyên truyền chống Mỹ, VC hay đem hậu chứng VN và cuộc chiến vùng Vinh ra để bung xung bôi bác. Nhưng lần này thì
không cần ai quảng cáo thúc đẩy, mà người Mỹ và cả thế giới, ai nấy đều kinh hồn bạt vía vì đã đối mặt hết run rẩy này tới sợ hãi khác, qua tất cả những thứ hàng nhập cảng của Trung Cộng, trong đó ngoài thực phẩm, đồ uống, hải sản đông lạnh... cho tới đồ chơi trẻ con, nôi con nít, bánh xe hơi, áo quần, vật dụng nhà bếp, mền đắp, mỹ phẩm và cả thức ăn dành cho chó mèo.
Như Sally Greeberg của US
Consumers Union phát biểu: 'quả thật Trung Cộng ngày nay đã trở thành nổi ác mộng cho nhân loại', và ông kết luận 'bất cứ những cái gì (không riêng TC mà cả VC) không đáp ứng được chuẩn mục an toàn
của chúng ta, thì sẽ không được nhập vào Mỹ'. Còn Peter Morici, giáo sư kinh tế học của
Maryland (Hoa Kỳ) đã bày tỏ sự chua chát tận cùng về cái dại của đất nước mình: 'Bao năm qua lợi dụng sự dễ dãi của chính quyền và sự tham lam của các con buôn Mỹ, người Tàu đã làm giàu tới mức kinh khủng nhờ sự thâm thủng cán cân mậu dịch của hai nước. Ðểu cáng hơn là Trung Cộng đã dùng chính những đồng tiền đó để tạo ra một cuộc chiến hóa học vô hình, qua hình thức các nhu yếu phẩm có chứa độc chất, rồi đem đầu độc dân chúng mình và cả thế giới, trong đó thiệt hại nhiều nhất vẫn là Mỹ vì núi hàng hóa 'made in China' thượng vàng hạ cám, đã tràn ngập khắp hang
cùng ngõ hẹp với một số lượng kinh khủng trị giá lên tới 250 tỷ USD (2004), còn hiện nay (2007) theo kiểm kê của US
Consumer Product Safety Commission, thì hàng hóa TC có mặt tại Mỹ đã tăng lên hơn 300% so với thời gian trước.
Ai cũng biết Trung Cộng nhờ phát triển kinh tế mà trở thành một quốc gia
giàu có hiện nay. Vì vậy những sự biểu dương về quân sự mà TC đang cố tình để lộ ra cho cả thế giới thấy, chẳng qua chỉ màn trình diển rẽ tiền và đánh lạc hướng nhân loại về mặt yếu kém của mình. Ðó là thực chất, vì tử huyệt của Bắc Kinh ngày nay vỏn vẹn chỉ có HAI: Vốn đầu tư ngoại quốc và Thị trường xuất cảng hàng hóa 'MADE IN CHINA'. Tình hình cho thấy Trung Cộng hiện nay đang bị Mỹ và gần cả thế giới NHẮM vào HAI
tử huyệt trên để tấn công tới tắp, cho nên sự suy sụp về kinh tế chỉ là vấn đề phải bắt buộc xảy ra sớm hoặc muộn tùy theo cách hành sử của Hoa Kỳ, trong đó quyết định quan trọng nhất vẫn là vị nguyên thủ quốc gia.
Ðể cứu đảng, Bắc Kinh ngày nay không còn hách dịch tự tôn như trước vì phải quay cuông chống trả với thù trong giặc ngoài qua hai mặt trận sống chết: Ngăn chận cơn bão sử dụng các độc tố để chế biến nhu yếu phẩm đang trăm hoa đua nở khắp nước Tàu và phong trào tẩy chay hàng hóa Trung Cộng đồng loạt đang diễn ra tại Mỹ, Liên Âu và gần cả thế giới.
Tóm lại biến cố thế kỷ này
không phải là sự tuyền bôi bác vì tranh giành quyền lực giữa các nước, mà là một thực chất lịch sử được xác nhận từ khoa học về mọi sự sai lầm trong hầu hết các mặt hàng do
Trung Cộng sản xuất. Tất cả đều có khả năng giết người, chẳng những từ thức ăn đồ uống, thuốc men, kem đánh răng, mỹ phẩm... mà
còn kể cả vỏ xe hơi, đồ chơi trẻ em, quần áo mền đắp và thực phẩm dành cho nuôi gia súc.
Ðể đạt được mức lợi nhuận tối đa, Trung Công bất chấp những qui luật kinh tế mà mình đã hứa khi được nhận vào tổ chức thương mai quốc tế WTO, khi đã dùng cả hóa chất ướp xác Formaldehyde hay Sulfoxide, thuốc khai quang, trừ sâu và
hàng loạt hóa chất khác... là nguyên nhân gây nên chứng bệnh nan y
ung thư. Tất cả các loại độc tố này hiện được tìm thấy trên hầu hết các món hàng do Trung Cộng sản xuất như Hải Sản nhân tạo (lươn,
cua, ốc, sò và 70 loại cá đều có chứa ít nhiều hóa chất gây ung thư Malachite Green và Nitrofurans). Trung Cộng cũng là
trung tâm sản xuất các loại y dược giả hoặc kém phẩm chất, trong đó có thuốc trị bệnh sốt rét,
kem đánh răng giả nhái từ các hảng kem Mỹ như Colgate,
Rest... bằng hóa chất Glycol có tác dụng chống đông lạnh. Còn có thuốc giả trị cúm gà do Mỹ chế, thuốc giả Viagra...
Trước những đòn trí mạng từ mọi phía,
Trung Cộng đã phải dịu giống xuống nước và việc đầu tiên là bắt Zeng Xiaoyu, người cầm đầu cơ quan quản trị thuốc men và thực phẩm cả nuớc (SFDA) xử tử làm dê tế thần để mong xoa dịu dư luận trong nước và quốc tế. Mặt khác Bắc Kinh mở chiến dịch đại bố ráp các công ty, đồng thời Tổng trưởng Ngoại Giao Qin Gang đích thân ra lệnh bịt miệng báo
chí trong nước không được loan tin thật, để tránh sự sợ hãi của mọi người. Tuy nhiên tới giờ phút này Bắc Kinh vẫn từ chối trách nhiệm đối với các sự sai lầm đã bị thế giới phát giác, trong đó có cả Việt Cộng cũng đem lên tờ Nhân Dân
tố cáo 'tất cả những sự trúng độc chết người tại VN trong thời gian qua, đều do thực phẩm của Trung Cộng gây ra'. Và để trả đũa, Trung Cộng cũng ra lệnh cấm nhập khẩu 11 món hàng từ Mỹ trong đó có sữa đậu nành,
thịt gà và heo...
Nói gì thì nói cũng không
tránh được hậu quả trước mắt đã đẩy Trung Cộng vào thế hiểm nghèo, chỉ riêng tại Mỹ qua các vụ bê bối về an toàn thực phẩm, đã khiến Tàu phải tổn thất hơn 2,26 tỷ USD về các mặt hàng xuất cảng bị trả lại. Ðó cũng là lý
do đã có cuộc hòa đàm giữa Mỹ và Trung
Cộng tại Bắc Kinh ngày 31-7-2007. Trước đó vào ngày 25-7-2007 Ủy Ban Tiêu Thụ Cộng Ðồng Chung
Âu Châu cũng gửi văn thư chính thức đòi Trung Cộng phải tuân thủ các luật lệ của WTO về an toàn
thực phẩm.
Không những tại Mỹ hay Liên
Âu có phản ứng, mà hầu như khắp thế giới đều có hành động tượng tự trước nỗi chết chập chờn do hàng hóa độc hại của Trung Cộng gây ra. Tại New Zealand, chính quyền đang cho điều tra quần áo của Tàu sản xuất đang bày
bán tại đây, có chứa chất formone quá hàm lượng ấn đinh. Ngày
19-8-2007 dù toà đại sứ Trung Cộng phủ nhận nhưng Cơ quan giám sát thuốc và thực phẩm Indonesia (BPOM) vẫn công bố danh
sách 49 loại bánh kẹo do Tàu sản xuất có chứa chất formone. Cũng trong tháng 8-2007, Nam Dương đã ra lệnh cấm nhập cảng 26 loại mỹ phẩm của Tàu.
Tình trạng bê bối này cũng vừa được công bố tại Thái Lan qua lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa tới từ Trung Cộng có chứa chất độc gây bệnh ung thư, nhất là các loại rau tươi, trà, trái cây và cả ớt bột có chứa độc chất Sudan-4.. Nói chung trong 11.000 món hàng hóa của Tàu đang bày
bán tại đây, bộ y tế Thái Lan xác nhận trong đó đều có chứa hóa chất, thuốc trừ sâu và phẩm màu cao hơn nồng độ quốc tế cho phép. Ở Anh vào ngày 16-8-2007, chính quyền ra lệnh thu hồi 115.000
chai nước uống dành cho trẻ em vì thiếu độ an toàn. Nước Nicaragua (Trung Mỹ) ngày 27-5-2007 thì phát hiện món
hàng độc hại kem đánh răng hiệu Excel
và Mr Cool của TC có chứa hóa chất diethylene glycol. Ngay Hồng Kông thuộc lãnh thổ TC,
chính quyền địa phương, ngày 7-12-2006 chính quyền cũng phải ra lệnh cảnh báo người dân nên cẩn thận khi mua cá từ Trung Cộng nhập vào. Các nước Bắc Âu và Ý Ðại Lợi cũng ra lệnh lập hàng rào kiểm soát chặt chẽ các hàng hóa nhập từ TC, trong đó có đồ chơi trẻ con, búp
bê, quần áo lót phụ nữ, mền đắp...
Màn đấu trí cuối cùng của người Mỹ đã làm cho Trung Cộng trở tay không kịp, đó là sự kiện chính Hoa Kỳ tự mình làm
giảm giá trị của đồng đô la trên thị trường thế giới bằng cách khuyến khích người dân trong nước dùng thẻ tín dụng và việc thanh toán bằng điện tử. Tiền Mỹ mất giá sẽ nâng các ngoại tệ khác như đồng Euro, Yen... lên cao, đã kịp thới cứu sống nền kinh tế Hoa Kỳ bị chao đảo từ mấy năm nay, có thể sẽ bị sụp đổ vì thâm thủng mậu dịch với Trung Cộng, thiệt hại ngân sách quốc gia lên tới mức kỹ lục là 765 tỷ USD. Ðồng Ðô la giảm giá sẽ nâng cao đồng Nhân Dân Tệ theo hối suất thả nổi hiện nay, khiến cho hàng hoa xuất cảng của Trung Cộng sẽ không giá rẻ như trước. Như thế hàng hóa Tàu làm sao có thể cạnh tranh nổi với hàng
hóa các nước Âu Mỹ, Nhật, Á Châu vừa tốt lại giữ đúng an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Tất cả đều là lợi dụng lẫn nhau, bài học của lịch sử muôn đời đâu có thay đổi. Có điều khi chiến tranh xảy ra, nạn nhân đầu tiên vẫn là tuyệt đại dân chúng VN nghèo đói. Ðây là thảm trạng của một dân tộc anh hùng nhưng tới nay vẫn còn là một kiếp đời nhược tiểu, biết tới bao giờ mới ngóc đầu lên nổi, nếu nước ta cứ mãi sống trong kềm kệp gông tù của chế độ cộng sản, mà ngay tại Trung Cộng cũng đã muốn vứt vào thùng rác, vì quá lạc hậu và hoang đường.
Giận cá chém thớt, Trung
Cộng lại đổ hết hậu quả vào VN với cớ là VC dám a dua theo Mỹ, tung tin thất thiệt trên
báo chí về sự bê bối của hàng hóa Tàu. Kết quả chóp bu đảng VC vẫn phây phây ngồi trên ngai vàng đếm tiền vàng, còn hàng hóa của người dân Việt cả nước bị Bắc Kinh chơi xã láng, khi ra lệnh đóng khảu, khiến cho rau cải, trái cây bị ứ động nằm phơi nắng tại biên giới hai nước. Rốt cục phải đem đổ vì héo thối trong tiếng khóc não nùng của người dân nghèo... nhưng chuyện này mấy ai biết được vì đâu có xảy ra ở các tụ điểm du lịch, ăn chơi hay chốn đô thành xa hoa ngựa xe gái rượu -/-
Xóm Cồn
Tháng 9-2007
MƯNG GIANG
=END=
6- Câu Chuyện Ðiện Ảnh
- Hollywood 7 Ngày Qua
Natalie Nguyen
(VNN)
Thành công và thất bại của 'The Sopranos' trong giải Emmy năm nay
Loạt phim truyền hình
The Sopranos, Tony Bennett và Prime Suspect vừa giành những giải thưởng quan trọng trong lễ trao giải Emmy tại Los Angeles hôm chủ nhật vừa qua.
Tuy giành được giải thưởng lớn, nhưng The Sopranos cũng là bộ phim gặp nhiều thất bại trong giải năm nay - dù đây là loạt phim giành được nhiều đề cử nhất từ trước đến nay trong lịch sử, tuy nhiên các giải khác lại không thành công. Ngay cả ngôi sao chương
trình Boston Legal là James Spader cũng qua mặt được diễn viên James Gandolfini của The Sopranos để giành giải nam diễn viên xuất sắc nhất. Trong bài phát biểu nhận giải, anh
nói: "Trời ơi, tôi có cảm giác như mình vừa xoáy được một phần thưởng lớn của Mob ngay trước mặt họ". Thực ra thì chương trình đã giành giải thưởng dành cho thể loại kịch xuất sắc về kịch bản và đạo diễn. Trong bài phát biểu nhận giải, tác giả chương
trình David Chase cũng nói đùa: "Phải chấp nhận nếu như thế giới này trong tay của xã hội đen... chắc là vậy!". Chương trình của Tony Bennett: An American Classic cũng giành
giải thưởng nổi bật về âm nhạc, còn Rob Marshall giành giải thưởng đạo diễn xuất sắc, Bennett cũng giành giải thưởng cho vai diễn hay nhất. Robert Duvall và Thomas Haden Church giành giải thưởng cho vai diễn trong Broken Trail, loạt phim này cũng giành
giải thưởng loạt phim ngắn hay nhất. Diễn viên từng đoạt giải Oscar
Helen Mirren bổ sung vào thành tích năm 2007 của mình với giải nữ diễn viên xuất sắc trong
loạt phim Prime Suspect: The Final Act. Vở kịch nói về cảnh sát
Anh cũng giành giải thưởng về đạo diễn và kịch bản. Ngôi sao Ferrera cho đến nay vẫn là người giành nhiều giải thưởng cá nhân nhất.
***
Saldana đóng vai Uhura
Zoe Saldana sẽ thể hiện lại vai diễn thiếu tá
Uhura của Nichelle Nichols trong tập phim Star Strek sắp tới của J.J
Abrams. Nữ diễn viên quê ở Jersey này đã từng đóng chung với Britney Spears trong Crossroads và cùng với Anna
Maria trong Pirates of The Caribbean: The Curse of the Black Pearl, cô sẽ là người phụ nữ đầu tiên được đưa vào danh sách diễn viên tham gia bộ phim khoa học viễn tưởng này. Nichols từng đóng vai Uhura trong loạt phim Star Trek với sáu tập phim.
Cô cũng đi vào lịch sử với vai diễn này khi nụ hôn trên màn bạc của cô với bạn diễn William Shatner trong vai đại uý Kirk trở thành cảnh âu yếm đầu tiên trong lịch sử truyền hình. Saldana cũng vào nối gót Zachary Quinto, người sẽ đóng vai
Spock, và Anton Yelchin, người sẽ đóng vai Chekov. Người đầu tiên thủ vai Spock là Leonard Nimoy cũng sẽ tham gia vào loạt phim
này.
***
Knightley từ chối Hollywood
Nữ diễn viên Anh Keira
Knightley quyết định quay lưng lại với Hollywood - vì họ không làm cho cô xúc động. Ngôi sao
Atonement 22 tuổi này nói rằng cô không thể nào tưởng tượng nổi mình sẽ tiếp tục tham gia vào một bộ phim xa xỉ khác tương tự như Pirates Of The Caribbean. Thay vào đó, cô muốn tập trung
vào các bộ phim có ngân quỹ thấp nhưng đòi hỏi cô phải tập trung hơn. Cô nói: "Tôi không thể tưởng tượng đến việc tham gia một bộ phim khác. Tôi được nghỉ 5 tháng sau Pirates, kể từ mùa hè năm ngoái
khi thực hiện vai diễn Silk và Atonement, thật là tuyệt - giờ tôi muốn khám
phá cảm giác của mình khi tham gia các bộ phim nhỏ hơn. Không
có nghĩa là tôi không quan tâm đến các bộ phim lớn, điều đó cũng hay,
nhưng tôi chưa chuẩn bị".
***
Spears tham gia Sitcom?
Sự nghiệp điện ảnh của Britney
Spears vừa nhận được một bước tiến - cô trở thành một trong những người sẽ tham gia vào chương trình sitcom cùng với ngôi sao của The
Friends là Matthew Perry. Trong chương trình sitcom mới của BBC,
Perry đóng vai một thương gia thành đạt đang tìm kiếm một phụ nữ đẹp để yêu cầu cô ta đóng vai vợ mình, nhằm phục vụ cho công việc kinh doanh. Phóng viên hằng ngày Liz Smith cho biết lãnh đạo NBC TV rất thích ý tưởng chọn Spears vào vai người vợ giả mạo. Một nguồn tin của TV cho
biết: "Cô ấy có nhiều điểm thu hút khán giả".
Tin khác
Britney bị kết tội và có
khả năng sẽ bị phạt giam
Công tố viên vừa cho biết vào hôm thứ sáu vừa qua,
Britney Spears bị kết tội là lái xe thiếu kiểm soát và không có bằng lái hợp lệ, sau sự kiện vào
tháng tám khi cô ta đâm xe mình vào một xe khác trong khu vực bãi đậu xe.
Theo Nick Velasquez, phát ngôn viên văn phòng
công tố thành phố: Nếu sự việc thành
án, cô ca sĩ này có khả năng sẽ bị phạt giam sáu tháng và bị phạt 1000 USD cho mỗi cú va đập.
***
Danh sách những người ăn mặc hợp thời trang của GQ
George Clooney
Ngôi sao điện ảnh Italy
Marcello Mastroianni, cùng với David Bowie, Steve McQueen, Bob Dylan và George Clooney đã lọt vào
danh sách 50 người đàn ông hợp thời trang nhất trong 50 năm qua, danh sách này do tạp chí nam giới GQ bình
chọn. Ngoài ra trong danh sách này còn có cả Elvis
Presley, Bryan Ferry, Paul Newman, Johnnt Depp, Miles Davis, Cary Grant, Marlon
Brando, Robert Redford, Al Pacino, Warren Beatty và Sean Connery. Một điều tương đối lạ là trong danh sách này còn có cả nhà làm phim Woody
Allen, Beck, The Ramones và ca sĩ nhạc rock Pete Doherty.
***
Timberlake và Furtado là những thực khách xấu tính nhất
Theo chủ nhà hàng danh tiếng Guy
Rubino, Justin Timberlake và Nelly Furtado là những thực khách cực kỳ xấu tính.
Rubino cho biết
Timberlake luôn nằn nặc gọi các món ngoài thực đơn, còn Furtado luôn có thái độ cao ngạo của một danh ca
nổi tiếng mỗi khi họ đến nhà hàng Rain ở Toronto, Canada này.
Ðầu bếp kể lại với The New
York Daily News: "Timberlake đi thẳng vào
nhà hàng Rain, thậm chí không thèm xem thực đơn và gọi ngẫu hứng một món ăn dù
chúng tôi không phục vụ. Nếu anh ta biết cách chọn món ăn, vậy sao không đi vào một nhà hàng châu Á nào đó đi? Còn Furtado luôn đặt bàn cho 10 thực khác, cô ta xuất hiện trễ cả tiếng đồng hồ cùng với thêm 5 người nữa. Với bàn tiệc như vậy, chúng tôi buộc phải chuẩn bị lại thực đơn. Nelly không chịu và tỏ ra thô lỗ. Cô ta đòi phải chuẩn bị từng phần riêng
cho từng người. Thậm chí quản lý của cô ta mò vào bếp và la lối: "Cứ làm đi, nếu không thì chúng tôi sẽ bỏ đi chỗ khác".
Ngược lại, Rubino
cho rằng Michael Douglas và Catherine Zeta - Jones là những người khách rất tốt. Theo ông: "Họ rất lịch sự, mỗi khi họ đến nhà hàng, họ thế nào cũng tạt qua bếp chỉ để chào chúng tôi. Tôi rất thích họ".
***
Silverstone khỏa thân trên quảng cáo
Ngôi sao Hollywood Alicia Silverstone vừa chứng minh rằng thà
mình khỏa thân còn hơn ăn thịt trong một chiến dịch vận động ăn chay. Nữ diễn viên này đã chấp nhận khỏa thân trên chương trình quảng cáo của tổ chức bảo vệ động vật PETA. Trong chương trình, người ta nhìn thấy Silverstone dường như nổi lên từ một hồ bơi trong khi đang thuyết phục về lợi ích của các bữa ăn không có thịt. Cô nói: "Tôi không phải là người ăn chay trường, nhưng tôi yêu động vật. Về mặt vật lý, hiệu quả đạt được rất đáng ngạc nhiên. Chưa có gì làm cho tôi thay đổi đến như vậy. Tôi cảm thấy tốt hơn và tràn đầy sức sống hơn".
***
Jennifer Aniston "báo thù"
Ðúng là đối với cô, thật khó có
thể chấp nhận được khi chồng cũ Brad Pitt và bạn đời Angelina Jolie rực rỡ trên bìa đủ loại tạp chí. Tuy nhiên sau khi khoe cơ thể gợi cảm của mình
trong kỳ nghỉ ở Hawaii, Jennifer Aniston đang thu hút sự chú ý trở lại. Một người bạn của cô nói với tạp chí OK!: "Phản ứng của mọi người khi nhìn thấy cô trong bộ áo tắm hai mảnh gợi cảm đem lại cho cô hình ảnh tự tin sau nhiều năm phải chìm đắm trong không khí bệnh tật. Cô ấy không
nhận ra tác động này chỉ cho đến khi cô quay trở lại Los Angeles. Mỗi nơi cô đến, mỗi người cô nói chuyện đều choáng váng khi nhìn thấy cô thật hoàn hảo. Với một người phụ nữ 38 tuổi vừa kết thúc một mối quan hệ và không hề xuất hiện ở trước camera suốt hai năm liền thì cứ như cô đang đi trên mây vậy".
Jen cũng vừa mới có căn nhà mới, theo tạp chí
OK!, cô mua căn nhà này hồi năm ngoái với giá 15 triệu USD, lẽ ra đó sẽ là tổ ấm của cô với Vince Vaughn. Ðây cũng là một sự thay đổi vì căn nhà rộng 9000 bộ vuông, thiết kế từ giữa thế kỷ trước, với tất cả mọi nội thất tiện nghi. Tuy cô đến nhà mới một mình, nhưng bạn của Jen nói với tạp chí OK! Rằng cô xem đây là biểu tượng cho sự độc lập của cô.
Tóm lại, sống tốt cũng là một cách trả thù hay
nhất.
***
Panettiere dọa giết nhà báo trong lễ trao giải Emmys
Người đẹp Hayden Panettiere vừa làm cho các nhà báo bị sốc trong
buổi lễ trao giải Emmy hôm chủ nhật khi cô dọa sẽ giết một phóng viên vì đã đăng bài về cuộc sống tình cảm của cô. Khi đang tham dự lễ trao giải thưởng tại Los Angeles, ngôi sao 18 tuổi này quát một phóng
viên của tạp chí US Weekly vì anh ta đã viết bài nói
về cuộc chia tay của cô với người bạn trai Stephen Colletti hồi đầu tháng
này. Bài viết đăng: "Nữ diễn viên này vẫn tiếp tục đi lên, trong lễ trao giải MTV tháng 9, khi chúng tôi hỏi "Stephen đâu rồi?"
thì cô trả lời: "Tôi không biết, chắc là ở California?", có lẽ do cô cần có thời gian để lấy lại cân bằng. Tuy nhiên cô cảm thấy tức giận khi chúng tôi suy đoán về cuộc sống riêng
của mình nên cô ta nổi giận và buộc đại diện quảng cáo của cô phải kiềm cô lại, nhắc nhở cô rằng: "Ðừng làm vậy ở đây".
***
Pitt & Jolie muốn có thêm 5 đứa con nữa!
Ðôi nghệ sĩ Hollywood Pitt và Angelina đang tính
sẽ mua một cái giường khổng lồ để mở rộng gia đình mình. Họ hiện là cha mẹ của các bé Maddox sáu tuổi, Pax ba tuổi, Zahara
hai tuổi và Shiloh 15 tháng tuổi - họ xác định sẽ tiếp tục mở rộng gia đình của mình. Pitt nói: "Chúng tôi chưa dừng lại. Khi người ta hỏi có định kiếm đứa thứ năm hay không, tôi đã trả lời, năm, rồi sáu, bảy, tám, chín. Chúng tôi cũng đặt một cái giường rộng 9 bộ. Cũng tạm đủ, khi nào có thêm một đứa con nữa, chúng
tôi sẽ đặt cái giường rộng 11 bộ".
Tin khác...
Tình cha giúp Pitt vượt qua sự căng thẳng
Tình cha đã trở thành liều thuốc thần diệu giúp
cho Pitt vượt qua một chứng bệnh trầm cảm bí mật. Trong bộ phim mới nhất The Assasination of Jesse James by the Coward Robert Ford, anh đóng vai
người hùng ngoài vòng pháp luật Jesse James, anh thừa nhận mình
không thể nỗ lực hết mình để đóng vai trò người anh hùng viễn tây này.
Anh nói rằng gia đình mình
luôn có bầu không khí buồn bã, và giải thích rằng đây là một chứng bẩm sinh. Nó không hề thể hiện ra ngoài. Ðó là điều mà anh cảm nhận được từ ông bà, từ những người anh từng gặp và theo một cách sống của người miền nam.
Khi đóng vai James, người cũng có xuất xứ từ đồng bằng Missouri, việc này làm cho anh nhớ đến không
khí u buồn mà anh luôn phải giáp mặt trong suốt cuộc đời.
Anh nói thêm: "Ông ấy cũng có nguồn gốc như tôi. Tôi
thật ngạc nhiên khi điều đó có ý nghĩa đối với tôi, vì tôi lại làm một công việc có mối liên quan đến quê nhà của tôi".
Tuy nhiên khi trở thành một người cha của bốn đứa con cùng với Angelina Jolie, Pitt đã tìm được cho mình hạnh phúc mới. Anh nói: "Ðây là công việc vĩ đại nhất mà tôi được nhận, thật khó, nhưng lại được thưởng thật hậu và thật là vui. Tôi cho rằng đây là nhiệm vụ vĩ đại nhất mà tôi có thể hoàn thành và tôi xin được ngả mũ chào tất cả các bậc cha mẹ".
***
Kidman và Urban làm ruộng ở Nashville!
Nicole Kidman và chồng là
Keith Urban sẽ trở thành nông dân sau khi họ mua một mảnh đất tại vùng Nashville, Tenn.
Họ vừa bán căn 4 phòng
ngủ cũng ở Nashville với giá 2 triệu rưỡi, nhưng họ cũng không phải dọn đi quá xa.
Theo người đại diện của Urban là Paul Freundlich, hai người đang dự tính sẽ xây dựng một căn nhà
theo kiểu đồng quê trên mảnh đất mới của mình.
Anh ta nói thêm: "Họ đã mua đất quanh vùng Nashville, và rất thích thú khi dọn đến nơi ở mới".
***
Edmonds muốn tổ chức hôn lễ nhỏ
Eddie Murphy và vợ chưa cưới Tracey Edmonds không muốn tổ chức hôn lễ một cách đình đám, họ chỉ muốn tổ chức một nghi lễ nhỏ.
Edmonds 40 tuổi, đã ly dị ca sĩ / nhạc sĩ Kenneth
" Babyface " Edmonds vào tháng sáu năm 2007 và khẳng định sẽ không tổ chức lại hôn lễ một cách lãng phí như năm 1992.
Cô cũng thừa nhận sự căng thẳng về kế hoạch tổ chức hôn lễ vào cuối năm chỉ làm cho
cô càng xích lại gần ngôi sao bộ phim "Beverly Hills Cop" mà thôi.
Cô nói với People.com: "Cả hai
chúng tôi đều thống nhất ý kiến với nhau, chúng tôi chỉ muốn hôn lễ của mình thật vui và
thật nhỏ gọn. Chúng tôi vẫn tiếp tục hỏi ý kiến nhau, đại loại như: anh nghĩ thế nào. Do vậy chúng tôi lại càng xích lại gần nhau hơn và cùng nhau hình dung nó rõ ràng hơn. Rồi nó sẽ xảy ra sớm
thôi".
***
Vanessa Williams: "Hudgens sẽ trở lại"
Vanessa Williams
"Betty Xấu dạng"
Ngôi sao Ugly Betty Vanessa Williams tin rằng sự nghiệp của Vanessa
Hudgens sẽ tiếp tục phát triển sau sự cố ảnh khỏa thân, cô nhấn mạnh rằng đây chỉ là một thời điểm khó khăn mà thôi.
Ngôi sao 18 tuổi của bộ phim
"High School Musical" vừa ra tuyên bố xin lỗi người hâm mộ sau sự kiện nói trên, nhấn mạnh rằng cô chỉ có ý dành riêng cho bạn trai và cũng là người bạn đồng diễn trong "HSM" Zac Efron.
Tuy nhiên theo Williams 44 tuổi - người từng bị tước vương miện hoa hậu Hoa Kỳ năm 1984 sau sự kiện cô xuất hiện trên bìa tạp chí Penhouse - thì tin rằng nữ diễn viên trẻ tuổi này sẽ tiếp tục đi lên.
Cô nói với People.com:
"Cô ấy có tài và rất chuyên nghiệp, đó là những yếu tố sẽ giúp cho cô ấy tồn tại. Ðây là một bài học đáng nhớ và cũng là bài học đầu tiên của cô ấy. Tôi đã từng gặp cô ấy, cô ấy là một người rất khéo léo và tài năng, tôi cũng đã xem bộ phim
"High School Musical 2" rất nhiều lần cùng với con
mình... cô ấy thật tuyệt".
=END=
7- Thể Thao Tuần Qua
- Nga Và Mỹ Vào Chung Kết Davis Cup
Nam Thanh
(VNN)
Vòng bán kết Cup quần vợt đồng đội nam đã kết thúc cuối tuần qua với những kết quả không bất ngờ, khi hai ứng cử viên Nga và Mỹ đều giành quyền vào chung kết. Tuy nhiên, không phải đội nào cũng dễ dàng thực hiện được mục tiêu ấy.
Ví dụ điển hình chính là các tay vợt nam nước Nga. Ðược thi đấu trên sân nhà Moskva, các học trò của ông Tarpischev đã phải trải qua những cuộc so tài hết sức căng thẳng mới có được chiến thắng sít sao 3-2 trước đội Ðức.
Andreev là người khai mào với chiến thắng nhẹ nhàng 6-2, 6-2, 6-2 trước Tommy Haas, nhưng sau đó những đồng đội của anh đã gây thất vọng khi để đối phương dẫn lại 2-1. Davydenko gác vợt trước Kohlschreiber sau một cuộc tỷ thí kéo
dài tới 5 set (7-6 (5), 2-6, 2-6, 6-4, 5-7). Cặp
Tursunov/Youzhny còn gây thất vọng hơn nữa sau khi chịu thua bộ đôi còn ít kinh nghiệm Petzschner/Waske với tỷ số 3-6,
6-3, 6-7 (4), 6-7 (5).
Tuy nhiên, Youzhny đã kịp sửa sai với chiến thắng 6-4,
6-4, 3-6, 6-3 trước Petzschner. Việc đội trưởng Patrik Kuhnen phải tung Petzschner, vị trí thứ 206 thế giới và lần đầu dự Davis Cup, vào sân trong trận đánh đơn
trên thực ra là điều bất khả kháng do Tommy Haas bị chấn thương.
Khi tỷ số được cân bằng 2-2 thì mọi sự chú ý được dồn vào trận đấu đơn cuối cùng giữa Andreev và Kohlchreiber. Và tay vợt 24 tuổi Andreev đã không phụ sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả nhà khi giành chiến thắng thuyết phục với tỷ số 6-3, 3-6, 6-0, 6-3. Như vậy là trong tổng cộng 5 lần gặp
Kohlchreiber, Andreev đều không hề thua.
Ðây là chiến thắng thứ 14 liên
tiếp của Nga trên sân nhà Moskva, kể từ sau thất bại trước Mỹ ở trận chung kết Davis Cup 1995. 12 năm sau ngày đó, họ sẽ tái ngộ Mỹ ở trận chung kết.
Ở trận bán kết thứ hai, dù
phải làm khách tại xứ lạnh Goteborg, song Roddick và đồng đội đã đánh bại đội chủ nhà Thuỵ Ðiển với tỷ số cách biệt 4-1. Ở hai trận đấu đơn đầu tiên, tỷ số là 1-1, nhưng sau đó thì cách biệt về trình độ đã được thể hiện rõ. Anh em nhà Bryan rõ ràng mạnh hơn hẳn cặp
Aspelin/Bjorkman, còn Roddick cũng quá mạnh trước "ông già" Bjorkman đã hơn 35 tuổi. Trong trận đấu đơn quyết định trong ngày chủ nhật, Roddick đã tung ra 16 cú giao bóng ăn điểm trực tiếp trong
thắng lợi 6-2, 7-6 (3), 6-4 trước Bjorkman và mang về thắng lợi 3-1 cho đội khách Mỹ. Chiến thắng 6-1, 6-3 của Blake trước Aspelin ở trận đánh đơn cuối cùng chỉ còn mang ý nghĩa thủ tục, tô điểm thêm chiến thắng cho ÐT Mỹ.
Ðầu tháng 12 tới, Mỹ sẽ có cơ hội rất lớn để lên ngôi vô địch khi đươc tiếp Nga trên sân nhà. Ðang là kỷ lục gia của giải với 31 chức vô địch nhưng đã 12 năm nay, thế hệ hậu sinh của Sampras và Agassi chưa hề được nếm mùi đăng quang. Sự khao khát kéo dài 12 năm qua, liệu có được thoả mãn?
Cũng thông tin về Davis
Cup, đội tuyển giàu truyền thống thứ nhì của giải là Australia (28 chức vô địch) đã rớt hạng thế giới, xuống khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau thất bại 1-4 trong trận play-off tại Serbia, trước sức trẻ từ Djokovic và Tipsarevic. Ở một cặp đấu đáng chú ý khác, nhà VÐ 2005 Croatia cũng rớt hạng sau
khi thua Anh 1-4. Ðây là lời tạm biệt đáng nhớ mà tay vợt kỳ cựu Tim Henman dành tặng tất cả những khán
giả quần vợt xứ sở sương mù. Trong khi đó, dù rất cố gắng thắng cả hai trận đánh đơn, song cây vợt số một thế giới Roger Federer không tài nào giúp Thụy Sĩ vượt qua CH Czech và đành chấp nhận tụt hạng với thất bại 2-3.
Kết quả các trận bán kết
Nga - Ðức 3-2
Andreev - Haas 6-2, 6-2, 6-2
Davydenko - Kohlchreiber 7-6 (5), 2-6, 2-6, 6-4, 5-7
Tursunov/Youzhny - Petzschner/Waske 3-6,
6-3, 6-7 (4), 6-7 (5)
Youzhny - Petzschner 6-4, 6-4, 3-6, 6-3
Andreev - Kohlchreiber 6-3, 3-6, 6-0, 6-3
Thụy Ðiển - Mỹ 1-4
J.Johansson - Roddick 6-7 (4), 6-7 (3), 3-6
T.Johansson - Blake 6-4, 6-2, 3-6, 6-3
Aspelin/Bjorkman - Bob/Mike Bryan 6-7
(11), 2-6, 3-6
Roddick - Bjorkman 6-2, 7-6 (3), 6-4
Aspelin - James Blake 1-6, 3-6
Các trận play-off trụ hạng thế giới
Serbia - Australia 4-1
Áo - Brazil 4-1
Peru - Belarus 4-1
Israel - Chile 3-2
Anh - Croatia 4-1
CH Czech - Thụy Sĩ 3-2
Nhật - Romania 2-3
Slovakia - Hàn Quốc 2-3
Igor Andreev ăn mừng chiến thắng quan
trọng cho đội Nga
=END=
8- Tạp Ghi Văn Nghệ
- Ðinh Hùng, những bài thơ không tuổi
Nguyễn Mạnh Trinh
(VNN)
Thơ, ở cực độ truyền cảm nhất là những câu "nhập thần". Những câu là châu báu trời cho, những từ là những kho
tàng lộ diện, những vần là điệu nhac vô biên. Ngày xưa Nghiêm Vũ đời Tống trong Thương Lang Thi Thoại đã viết đại ý "Ðiểm tuyệt diệu nhất của thơ chỉ có một, đó là nhập thần. Thơ mà đạt tới mức nhập thần thì tận thiện tận mỹ. Và không thể thêm tht được bất cứ điều gì. Duy chỉ có Lý Bạch, Ðỗ Phủ đạt được thôi còn những người khác hiếm hoi lắm..."
Với riêng tôi, Ðinh Hùng có những câu thơ hoặc bài thơ "nhập thần"
như Nghiêm Vũ diễn tả. Không biết tôi có chủ quan quá độ hay không, nhưng có nhiều bài thơ khi tôi đọc xong như bị lạc vào một thế giới của không gian thời gian nào và ngôn từ không đủ sức để giải thích những cảm giác huyền nhiệm ấy. Ðọc thơ Ðinh Hùng, cảm được những biểu tượng riêng, và nghe và thấy được những ngôn
ngữ riêng của bản sắc độc đáo không bị trộn lẫn.
Ðọc, để thấy cảnh và người, ngôn ngữ và ý tưởng hòa đồng cùng nhau. Bản sắc của cảnh và nội tâm của người như có một tương quan mật thiết, cảnh gợi nên ý, ý gợi nên lời, lời gợi nên cảm... Ðọc bài Ðường Trưa, để thấy một phác họa người qua cảnh, của nỗi buồn mênh mang, đầy cảm xúc:
"Lá xanh che khuất đường trưa
bóng thêu hoa nắng, lưa thưa điểm vàng
trời cao lắng xuống trường giang
hững hờ thay!
Áng mây hàng trôi qua
Mây kia còn mải nghĩ xa
Hồ lim dim ngủ chói lào
ánh gương
Nhạc buồn một điệu thê lương
Kèn ve nổi tiếng xót thương
mấy hồi
Buổi trưa ngừng giữa lòng tôi
Aùi tình đỏ sắc hoa rơi đầu cành
Chừng nghe qua bóng lá xanh
Có chân ai lặng bước nhanh trong sầu?"
Thơ Ðinh Hùng đầy những khát vọng, của những giấc mơ, của tuổi hoa niên mới lớn, của những bước chân hăm hở vào đời. Thơ xôn xao giấy mực, thơ như tấm lòng trải rộng theo chiều bát ngát đất trời.
Khi tuổi trẻ, tấm lòng thường rộng mở với những mơ mộng trăng sao. Có một chút không bằng lòng với hiện tại, trí tưởng tượng mở ra đến tận những phương trời. Lúc ấy, thi ca góp vào những cánh tay mở toang
khung cửa để mây lồng lộng trời cao và gió phiêu du muôn bến.
"Khi mới lớn tuổi mười lăm mười bẩy
làm học trò mắt sáng với môi tươi
ta bước lên chân vẫn dạo bên người
ngoài cặp sách trần ai coi
cũng nhẹ
đời thấp thoáng
qua học đường nhỏ bé
phố phường vui cuộc sống mới lên hoa
Ta ngồi nghe những tiếng thị thành xa
Hồn lơ đãng mộng ra
ngoià cửa lờp
Nắng thuở đó khiến lòng ta
hồi hộp
Ta nhìn cao mới rõ bị giam cầm
Ôi tiếng nào vang mấy bức tường câm?
không khí nặng mơ hồ thầy với bạn
Ta nhớn lên bước đường không giới hạn
Có lẽ đâu kìm giữ bởi tay người
Tuổi hoa hồng - kiêu
hãnh của ta ơi
Tình đã hẹn ở trên đường nắng mới..."
Ðọc những câu thơ như thế làm sao
mà không xôn xao trong lòng. Thế giới mở ra, ôi sao mênh mông quá! Mê nhất là nhìn theo những cánh
chim để trí tưởng tượng vút lên, cao rất cao lên đến đỉnh trời. Ô tuổi trẻ hơn hớn xanh mầu mắt và bồng bềnh bờ tóc bay. Ðọc thơ, để mường tượng một chân dung thi sĩ, nhà thơ Ðinh Hùng. Và cũng để hồi tưởng lại một thời của mình, ở thành phố Sài Gòn tràn đầy kỷ niệm. Những buổi trưa trốn học, nằm lăn trên bãi cỏ xanh, nhìn theo những sợi mây bay
lãng đãng trên những ngọn cây dầu cao vút để hồn lơ mơ với giấc mơ, với những tà áo bay bay trong tưởng tượng, của những mắt liếc hẹn hò, của tâm tình xôn xao muốn ngỏ. Ðọc thơ để thấy mình là một chú gà trống ngu ngơ nhưng tưởng như một anh hùng vô địch oai hùng trong cuộc đời và lãng
mạn trong cuộc tình. Ðọc thơ, để vô vàn những khao khát nổ bùng, của tưởng tượng về ngày mai, của tràn đầy hoa gấm và nồng hương tình ái...
Cuộc đời Ðinh
Hùng như có một phận số riêng và thi ca cũng có một số phận khác. Cái thể chất ẻo lả cộng thêm tàn phá của nàng tiên nâu làm ông không có tuổi thọ. Thơ của ông, ngược lại, như không có tuổi và với lớp người đọc sau, luôn luôn có sinh động riêng và có đời sống văn chương dài hôn nhiều tuổi thọ.
Ngày 24 tháng 8 là ngày giỗ Ðinh
Hùng. Ông mất năm 1967, thọ 47 tuổi. Một đời thi sĩ có lẽ khá ngắn nhưng tác phẩm đã có đời sống dài hơn gấp bội. Hai tập thơ "Mê hồn ca" và "Ðường vào tình sử" có
những bài thơ được coi như là tuyệt tác của một thời kỳ văn chương
nở rộ. Chương trình ngâm thơ "Tao Ðàn" do ông chủ trương với tiếng nói mở đầu truyền cảm đã bao nhiêu năm trở thành một biểu tượng thi ca của miền Nam tự do.
Với những người làm thơ, Ðinh Hùng có vị trí của một vì sao Bắc Ðẩu. Khi miền Nam bị Cộng Sản miền Bắc xâm chiếm, nhà thơ Trần Dần đã nhắn vào cho gia đình nhà thơ Vũ Hoàng Chương "Anh yên tâm, với chúng tôi, thơ của anh và
Ðinh Hùng vẫn có giá trị để được trọng vọng như thời tiền chiến..."
Cũng như về sau,
trong cuộc mạn đàm với các văn nghệ sĩ ở Huế, Trần Dần đã xác nhận một lần nữa tấm lòng trân trọng với thơ Ðinh Hùng trong khi Hoàng Phủ Ngọc Tường thì chê rằng thơ "lòe loẹt ghê ghê mùi son phấn thế nào ấy".
Khi được hỏi trong các nhà cầm bút thời tiền chiến thích ai nhất thì Trần Dần trả lời ngay: Vũ Trọng Phụng, Vũ Hoàng Chương và Ðinh Hùng. Và ông khẳng định: Ðinh
Hùng là thi sĩ Tượng trưng đầu tiên của Việt Nam với tập "Mê Hồn Ca".
Ðinh Hùng thi sĩ và Ðinh
Hùng nghệ sĩ đã có người tri kỷ là nhà văn Thạch Lam, một người cũng có tuổi thọ khá ngắn nhưng văn chương tài hoa. Ðinh Hùng đã làm bài thơ Gửi Hương
Hồn Thạch Lam như muốn sẻ chia tâm sự với người chung mang nỗi niềm tâm sự:
"Nhớ xưa cùng bóng dạ lan hương
Anh với tôi nằm mộng canh
trường
Giường kế bên cửa, hoa kề gối
Anh truyện sầu, tôi
truyện mến thương
Tôi với anh giường chung mộng chung
Vì duyên thơ mới có
duyên lòng
Anh buồn tự thuở trăng lên núi
Ấy độ tôi hoài ước lại mong
Ai biết lòng anh thương
nhớ đâu
Gần nhau không nói, nói không sầu
Cầm tay hỏi mộng, buồn như tủi
Thầm hiểu anh
htôi, lặng cúi đầu
Tôi cảm thương
vì hai chúng ta
Tuôpỉ đang xuân mà bóng sang
già
Ðêm nào tôi mộng buồn riêng gối
Anh đã nằm yên dưới mộ hoa
Anh lánh mưa xuân nép cửa sầu
Ðêm nằm ghê gió lạnh canh
thâu
Gặp nhau nắm chặt tay lần cuối
Anh khép hàng mi chẳng nguyện cầu..."
Thời tiền chiến, giai
phẩm Dạ Ðài với sự góp mặt của Trần Dần, Ðinh Hùng, Trần Mai Châu, Vũ Hoàng Ðịch,...đã tỏ lộ một khuynh hướng thi ca mới của thơ tượng trưng. Và khuynh hướng này là một khuynh hướng nổi bật của thi ca Việt Nam với các tầm vóc như Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Ðinh Hùng, nhóm Xuân Thu Nhã Tập, Chế Lan Viên
thời trước 1945,...
Võ văn Ái, trong tác phẩm "Bốn Mươi
Năm Thơ Việt Nam/1945-1985" đã viết về Ðinh
Hùng như sau:
"...Ám ảnh vì cái chết từ lúc bé,
Ðinh
Hùng hướng về nguồn thơ Tượng trưng.. Vì Tượng Trưng là âm bản của thực tại. Như chết là âm bản của sống. Thơ Tượng Trưng thoát mình, rời xa thực tại đang sống, đi tìm cái khuôn âm bản để xem thực tại ấy có là mặt-mày- xưa- nay vốn được đúc nặn từ đầu. Hay chỉ là những tam sao thất bổn? Thơ dựng lên khuôn mặt giai nhân, hoặc dựng lên cái tiền cảm bao quanh, tượng trưng cho khuôn mặt ấy, thì vẫn là niềm Thơ như thật của muôn thuở. Ðó là giải thích theo tâm cảnh thơ Việt Nam. Trong thực tế, hầu như tất cả các nhà thơ tiền chiến đều chịu ảnh hưởng của các thi sĩ Pháp, đặc biệt là Beaudelaire, Mallarmé, Rimbaud. Cũng như sau nay
thi ca miền Bắc chịu ảnh hưởng của các nhà thơ Nga, và miền Nam lại tiếp tục chịu ảnh hưởng các nhà thơ Pháp với những Eluard, Aragon, Jacques Prevert...
Năm Ðinh Hùng lên 11, chị Tuyết Hồng, hoa
khôi Hà Nội, đã tự tử trên hồ Trúc Bạch. Mấy tháng sau thân phụ chàng đau nặng rồi thất lộc. Chị Loan, một người chị khác lại mất ba năm sau. Qua năm 18 tuổi chớm mối tình đầu, Ðinh Hùng yêu một người có họ xa, nhưng người con gái măng tơ và Liêu trai này cũng chết. Tập thơ Truyện Lòng in
trong Ðường Vào Tình Sử năm 1961 chính là tập thơ đã sáng tác từ năm 1938. Tiếp đến người bạn thân yêu nhất của đời chàng là Thạch Lam cũng bỏ chàng đi năm 42 tuổi vì bịnh lao...
Bây giờ ta hiểu nỗi chết đã ám ảnh đeo đuổi Ðinh
Hùng như hình với bóng, đốt thắp tâm tư chàng. Ðinh Hùng không chạy trốn, chàng
hàm dưỡng ngọn lửa ấy cho nguồn thơ Tượng Trưng..."
Lúc còn sống, nhà văn Mai Thảo và nhà
thơ Nguyên Sa cũng đặc biệt yêu mến thơ Ðinh Hùng. Nhiều lần, nhà văn Mai Thảo đã đọc hầu như gần hết tập thơ Mê Hồn Ca trong những buổi họp mặt văn nghệ. Chắc phải yêu mến lắm nên mới thuộc lòng như vậy. Với phong cách đặc biệt, kèm theo những nhận xét dí dỏm nhưng chính xác, ông đã làm thơ Ðinh Hùng thành một không gian thơ đặc biệt mà mọi người tham dự mãi năm tháng dài về sau không thể quên...
Nhà thơ Nguyên Sa cũng vậy. Ông thường nói về thơ Ðinh Hùng với tất cả những lời khen tặng. Khi tôi và ông cùng thực hiện tủ sách Tác
Giả Tác Phẩm của nhà xuất bản Ðời, cuốn đầu tiên là viết về Ðinh Hùng...
Nhà văn Tạ Tỵ trong cuốn
"Những Khuôn Mặt Văn Nghệ Ðã Ði Qua Ðời Tôi" cũng đã phác họa chân dung Ðinh Hùng qua từng thời kỳ, khi
trai trẻ đến lúc tham gia dòng thơ tiền chiến, từ lúc kháng chiến rồi hồi cư về Hà Nội, dến khi di cư vào Nam, làm chương trình thi ca Tao Ðàn,..
"... Ðinh Hùng nhìn tôi nhếch mép cười, cái cười ngạo mạn vì lúc gặp Ðinh Hùng lần đầu, tôi là tên "mặt trắng" còn Ðinh
hùng tuy chưa có tác phẩm nhưng đã được nhiều người biết tiếng. Ðây là trường hợp duy nhất của người làm thơ nổi tiếng trước khi có tác phẩm hoặc có nhiều bài đăng tải trên báo chí! Có lẽ thơ của Ðinh
Hùng mới quá đi trước thời đại chăng?
Tôi mỉm cười xã giao
bắt tay Ðinh Hùng. Ôi chao bàn tay gì bé và mềm thế, như tay đàn bà! Về sau này
tôi được một người bạn cho biết, khi còn học ở trường Bưởi, Hùng cũng rất đẹp trai và ham tập thể thao lắm, đã bơi ngang Hồ Tây, tuy nhỏ nhưng thân hình cân đối và thi sĩ Huyền Kiêu, người bạn cùng lớp học đã mê Hùng như mê người tình, giống như trường hợp Xuân Diệu Huy Cận vậy. Ngoài tài làm thơ, Ðinh Hùng còn chơi nhạc, đánh đàn
mandoline, những khúc nhạc của Mozart, Beethoven, và Beach rất hay. Hùng cũng biết vẽ lăng nhăng và chữ viết rất bay bướm. Khi học trường Bưởi, Ðinh Hùng phụ trách báo tay cùng với thi sĩ Huyền Kiêu.
Ðinh Hùng ở một căn gác nhỏ trên đê Yên Phụ gần Ngọc Hà và bài thơ "Xin hãy yêu tôi" có những câu: "...Tôi
mở sẵn một phòng sầu bé nhỏ. Riêng một đèn, một gối một tình
yêu..." là chính căn gác này đã tạo cho thi nhân nguồn cảm hứng đó. Từ đầu đê Yên phụ, buổi tối nào "đi xóm" (tức đi hát cô đầu) thì thôi, còn không Ðinh Hùng cuốc bộ từ đó đến tiệm hút sau đền Bà Kiệu, phía bên hồ Hoàn kiếm, để họp bạn cùng vui thú yên hà. Ðinh Hùng năm ấy
(1940-1941) hãy còn trẻ lắm, mới trên dưới 20 tuổi mà đã đam mê gắn bó với Phù Dung tiên nữ, Dưới ánh đèn, mặt Hùng tái xanh, riêng đôi mắt sáng
long lanh biểu lộ sự thông minh tuyệt vời."
Riêng tôi, đọc hai tập thơ Mê Hồn Ca và Ðường Vào Tình Sử, đời sống có phảng phất của sương khói mơ hồ của kiếp khác. Thơ, là những bước chân đi trong những ảo tượng để trí tưởng tượng như những vỗ cánh khởi hành vào cõi mênh mang của kiếp nhân
sinh.
Thơ Ðinh Hùng là bước chân về nguyên thủy. Ở đó, trời đất hoang vu, kiếp người quạnh quẽ. Sống hờ hững đôi khi trải theo tâm sự Từ Thức về trần, đi tìm lại quá khứ trong tiềm thức xôn xao cảm giác. Ngôn ngữ, là vang vọng của tấm lòng yếm thế, của lòng rời rã tự tình, để thoảng vẽ ra, những đôi mắt nhìn
sang cõi bờ khác lạ, của một chân trời mà thực và mộng chen lẫn vào nhau.
Thi ảnh của Mê hồn ca, của tiếng ca bộ lạc, đầy những biểu tượng của núi non, của gió tuyết, của cỏ hoa tịch mịch, là hình dáng của mơ hồ, của sự liên tưởng nâng lên cao độ. Thi ảnh của Ðường Vào Tình Sử tương đối gần cận cuộc sống hơn, có thêm sinh khí của tình yêu thiết tha, của những tấm lòng mở ra và ngỏ với mọi người. Ngôn ngữ thơ có nhiều ảnh tượng có lẽ quen thuộc với cảm quan mà vẫn có sức lôi kéo từ những vị trí đắc địa cũng như những cánh cửa mở ra những chân trời và những phận người. Thơ, như những nét bút vờn. Thơ, là thi sĩ miệt mài đi trên con đường tìm kiếm lại chính mình, cái bản ngã có nét bàng bạc trong bức tranh
nhân sinh mờ tỏ, có lúc rờn rợn mầu trắng mênh
mông, của trang giấy trinh bạch, của nỗi niềm mù khơi đến tận vô cùng.
Ðọc những câu thơ như:
"rồi những đêm sâu bỗng hiện về
vượn lâm tuyền khóc rộn sương
khuya
đâu đây u uất hồn sơ cổ.
Từng bóng ma rừng theo bước đi..."
Chúng ta sẽ cảm thấy gì? cũng những ngôn
ngữ có hơi quen thuộc đến có thể hơi sáo mòn. Nhưng kỳ lạ, có sức lôi kéo của những ý tưởng nảy từ bùa chú linh thiêng. Con đường đi, chập chùng
thực mộng. Trí tưởng bỗng man mác, mênh mông..
"Bóng ta đi trùm khắp lối hoang sơ
và chân bước nghe
chuyển rung đồi suối
lá cỏ sắc vương đầy trên tóc rối
Ta khoác vai manh áo đẫm hương rừng..."
Có phải thơ là phần ăn cách
riêng của những người quen đơn độc, của những góc tối mà con người nương náu vào đó cho hết một kiếp người. Trong nỗi buồn có niềm kiêu hãnh, trong ngày nắng có lẫn những canh
khuya.
Có người nói thơ Ðinh
Hùng có những đóa hoa vô hình vô ảnh nhưng lại mường tượng được từ những phác họa tài tình. Người đẹp, có khi chỉ là nét trầm khuất xa xôi. Những mối tình, là thiên cổ không phai, là giấc miên viễn hiu hắt cùng trời và đất. Lời tình tự như ngỏ vào hư không. Mây gió cuộn một thời phong vũ.
"Khuya sớm tìm sang lối tuyết trinh.
Lầu xuân hoa dựng ngọc liên thành
Lệ in bóng núi
mờ nhân ảnh
Mây đó về đâu có gặp mình?
Thương nước vô danh người mộng ảo
Ta cười một nét vẽ hư linh
Áo xiêm đã ố màu tang hải
Em thoát xiêm đi, hiện dáng tình..."
Em, có phải là hình bóng của yêu tinh, của đam mê đã lan cả đến cỏ cây hoa lá? Em, có phải là giọt máu loang huyết lệ, của những mối tình thiên cổ không phai?
"... Hỡi kỹ nữ, em có
lòng tàn ác
ta vẫn gần, ôi, sắc đẹp yêu ma
lúc cuồng si, ta
nguyền rủa cả đàn bà
Ta ôm ngực nghe trái tim trào huyết
Ta sẽ chết, sẽ vì em mà chết
Một chiều nào tắt thở giữa môi hôn
Ta hái trong em lấy đóa hoa hồn.."
Em, có phải là thần tượng lên ngôi? Em, có phài ta đã biến hình
thành tên nô lệ? Rong thi ca, là định mệnh trái oan, là ngôn ngữ của người lạc lõng trên con đường tháng năm của thời gian biền biệt
"... Ta run sợ cho yêu
là mệnh số
mặc tay em định hộ kiếp ngàn sau
vì người em có bao pháp nhiệm mầu
một sợi tóc đủ làm nên mê hoặc
Ta đặt em lên
ngai thờ nữ sắc
Trong âm thầm chiêm ngưỡng một làn da
Buổi em về xác thịt tẩm hương hoa
Ta sống mãi thở lấy hồn trinh tiết..."
Mê Hồn Ca, là: "yểu điệu phương đông lướt dưới đèn
Ta nằm mộng đẹp đêm thần tiên
Dáng xuân nghiêng mắt cười không tiếng
Lửa hạ lên rồi- ôi Ý
Liên..."
Mê Hồn Ca, là:
"qua xứ ma sầu ta mất trí
Thiêu đi tập sách vẽ hoa nguyền
Trời ơi! Trời ơi! Làn tử khí
Lạc lõng hương
thầm đóa Bạch Liên..."
Mê Hồn Ca, là khuôn trời Liêu
Trai, là những đêm âm phần trộn lẫn với trưa dương thế. Thì Ðường Vào Tình Sử khác hơn, là những bài thơ tình của miên viễn chiêm bao, của những môi hôn trong mộng, của man mác hương trinh. Mộng vẫn còn, mê ảo nhưng thực đã có da có thịt trong ngôn ngữ tình yêu
"Khi tóc mùa xuân buông dài trước cửa
Khi nắng chiêm bao khẽ chớp làn mi
Khi những con thuyền chở mộng ra đi
Giấc mộng phiêu lưu như bầy hải điểu
Kỷ niệm trở về nắm tay nhau hiền dịu
Ngón tay thơm vàng phấn bướm đa tình
Anh sẽ tìm em như tìm một hành
tinh
Mặc trái đất sắp tan vào mộng ảo..."
Êm đềm hơn, bài
hát mùa thu:
"Hôm nay có phải là thu
Mây năm xưa đã phiêu
du trở về
Cảm vì em bước chân đi
Nước nghiêng mặt ngọc lưu ly phớt buồn
Ai về xa mãi cô thôn
Một mình trong khói hoàng hôn nhớ nhà
Ngày em mới bước chân ra
Tuy rằng cách mặt lòng ta
không sầu
Nắng trôi- vàng chảy về đâu
Hôm nay mới thực bắt đầu vào thu..."
Thơ Tình, đã từ mênh
mang khói sương của Mê hồn Ca đã trở về thực tại trong Ðường vào Tình Sử. Tâm hồn, mỗi lúc mỗi khác trong lộ trình tìm cái vĩnh cửu. Thơ ấp ủ ước muốn bất tử, để sau xưa trùng hợp, và nỗi niềm mang nặng từ lúc hoang sơ chuyển hóa lại thành thời khắc bây giờ. Có lúc "xoay nhỡn tiền lại ngắm hiện
thân" nhưng cũng có lúc "ta, suốt đời ngư phủ thả con thuyền trên
mái tóc em buồn lênh đênh." Làm thơ cho Ý Liên, Bạch Liên, Diệu Hương, Hoài Ðiêp,... có người còn kiếp dương
trần nhưng có người là phảng phất hồn ma bóng quế, là huyền ảo ẩn ức thành ngôn ngữ thi ca, để lẫn lộn mộng thực. Nếu có chữ Thần Tượng viết hoa, thì có lẽ Ðinh Hùng là người tột cùng nâng niu cho từ ngữ ấy. Ðọc thơ ông, để tâm trí bềnh bồng, ký ức phiêu du trên những nẻo đường mơ hồ. Có khi,
trăng sao là hiện thân của giọt máu hồng tinh huyết để tình yêu chuyển đổi từ vùng cảm giác của bộ xương khô đến vóc dáng của một làn da, một mái tóc...
Thơ tượng trưng, sao từ sương
khói quay ngoặt về thực tại, có phải vì trái tim đã đánh thức dậy những cảm quan từ bộ óc mơ màng không cân phân thực mộng? Nếu nói thơ là biểu hiện của niềm si đắm thì Mê Hồn Ca và Ðường Vào Tình Sử là những phiến kinh xưng tụng để đời!!...!!!
=END=
9- Truyện Ngắn Trong Nước
- Chung Qui Chỉ Tại...
Vương Văn Quang
@DCVOnline
Thời cổ đại phát âm của người Kinh sống ở lưu vực Hoàng Hà có nhiều điểm quái chiêu. Ví như chữ tr thường được đọc thành chữ gi hay chữ d đọc là r... Nhiều lắm, kể làm sao cho xiết.
Bác xơi với em miếng giầu (miếng trầu)
Thật là con rại cái mang! (con dại)
Giời ôi, sao tôi khổ thế hở giời! (trời ơi)
Sở dĩ đang nhiên
mang chuyện chữ nghĩa, phát âm ra bàn, bởi cách nói này không chỉ hiện diện trong
vãn nói, mà nó còn có cả trong văn viết. Tùy văn cảnh, cách viết này mang ý nghĩa kia, cách viết kia mang ý nghĩa nọ. Cũng chẳng phải sự ý nghĩa vớ vẩn tầm thường, mà nhiều khi mách qué mất dạy đáo để.
Câu chuyện sau đây, tại hạ chép
trong thư tịch tiếng Latinomo cổ trong thư viện tổng hợp thành Trang Tử Nam Hoa Kinh, có tham khảo các dị bản bằng tiếng Kinh
trung đại và tiếng Việt hiện đại. Tuy nhiên, tất cả các bản đều không nhất quán trong cách viết. Bởi vậy, văn bản sau đây nếu có thiếu nhất quán
trong cách dùng chữ mong các bậc trí giả bỏ quá, hoặc luận nó như một mệnh đề triết học, chứ đừng phiền trách kẻ hậu sinh tóc sâu mọt sách mà làm gì.
***
Vào thời Hùng Vương thứ 71, tức là khoảng thập niên
70, 80 thế kỉ XX Công nguyên, đất Lĩnh Nam thái bình thịnh trị. Dân
tình đương thụ hưởng một đời sống ấm no, không làm cũng có ăn, vì được nhà nước bao cấp. Sách sử gọi thời kì đó bằng thuật ngữ "Nền văn minh bao cấp". Không làm mà có ăn nên dân tình sinh hý, chỉ biết hưởng thụ, tối đến gà lên chuồng là người lên giường vì chẳng biết làm gì, rồi đẻ đái bừa bãi mà không hề có ý thức kế hoạch hóa gia đình, bởi vậy, cư dân các đô thị Lĩnh Nam đông nhung nhúc. Ðiều này gây ra tình trạng nhà ở bị quá tải. Căn hộ 8 mét vuông chứa 16 người là chuyện bình thường.
Bấy giờ ở phủ Hai Bà
Trưng, huyện Nay Ðậy, có nhà quan lang họ Cao. Họ Cao hiếm muộn nên chỉ sinh được có bảy người con, trong đó có hai người con trai. Người anh tên Ban Long, người em tên Ba Nhá. Hai người hơn nhau một tuổi và giống nhau
như đúc, đến nỗi chính cha mẹ đôi lúc cũng không phân biệt được ai là anh, ai là em.
Năm hai anh em mười tám mười chín tuổi thì cũng là lúc cha mẹ theo nhau về chầu ông bà một lượt. Năm bà chị gái đã yên bề gia thất, nên trong căn hộ lắp ghép kiểu chuồng chim 12 mét vuông tính cả công trình phụ vốn đã quạnh hiu
nay càng thêm hiu quạnh.
Hai anh em thường ngày đã thương yêu nhau, nay gặp cảnh quạnh hiu, lại càng yêu thương nhau hơn trước. Suốt ngày quấn quít không rời. Cứ như một cặp PD vậy.
Bình sinh hai anh em họ Cao là kẻ thông
minh sáng dạ hơn người, lại ham học ham đọc nên thi trượt đại học hai lần, họ phẫn chí ở nhà thụ giáo người cha, nay cha mất đi không còn người dạy dỗ, của nả gia sản song thân chẳng để lại được bao lăm, lại chưa kế sinh nhai nên tình cảnh có phần bi đát.
Bên hàng xóm, có nhà văn họ Vương
tên Dật vẫn mến tài nên thường qua lại giúp đỡ, khi cút rượu lúc nắm xôi. Một hôm, Vương văn gia bảo hai chàng: "Thường có câu, miệng ăn núi lở, nay cha
mẹ các người mất sớm, của nả chẳng có gì, các người lại chưa có nghề ngỗng, trước mắt tính sao cho đặng. Ta nghe, ở phía tây thành Ðại La, có đạo sĩ họ Lưu tu sắp thành chính quả, quyền biến vô song, chi bằng hai đứa nên sắm cái lễ nhỏ mà theo học đạo, trước là có kế sinh nhai, sau là thi thố với đời, đặng làm rạng danh ông bà tổ tiên dòng họ".
Hai anh em gật gù khen phải, rồi chọn ngày
lành dắt con Wave Tàu ra tiệm cầm đồ, sửa một lễ nhỏ rồi nhằm hướng tây thành mà đi miết.
Nói về đạo sĩ họ Lưu. Người này đã sống ngót trăm tuổi, chuyên luyện thuật nhìn xuyên sành sứ, tráo bài, úp xóc, quyền biến đã tới mức thượng thừa nên danh tiếng lẫy lừng. Từ xứ Ðông sang xứ Ðoài, dân cờ bạc không ai không biết. Lưu có độc mụn con gái mặc dù có tám bà vợ. Ðiều này thoạt nghe tưởng vô lí, hoặc người đời sẽ ác mồm mà kết tội Lưu yếu sinh lí, nhưng kì thật không phải vậy. Việc Lưu hiếm muộn thực ra xuất phát từ ý tưởng, mà phàm những kẻ tu đạo, những triết gia, kì nhân, dị ngợm xưa nay luôn có ý tưởng vượt trước đám đông âu cũng là lẽ thường.
Người con gái Lưu tên Thị Sất, vừa tới tuổi trăng tròn.
Nhan sắc nàng diễm lệ có một không hai, chân vòng kiềng như chân ca
sĩ Phương Thanh, tay to như tay Lý Ðực, đặc biệt, hàm răng trên của nàng bương ra như mái hiên đặng che nắng cho cằm, lại một màu cải mả huyền bí. Hàm
rãng nàng Sất thực sự là biểu tượng cho vẻ đẹp phụ nữ Lĩnh Nam, nó phát huy, cổ vũ, xiển dương
cho tinh thần và bản sắc dân tộc. Lưu đạo sĩ yêu con gái lắm, nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa, chỉ mong gả chồng sớm để tống cổ nàng đi cho khuất mắt.
Khi anh em họ Cao ra mắt, Lưu đạo sĩ nhìn qua là thấy mến nên phán rằng: "Ta xưa nay tu đạo, hành hiệp trên chốn giang hồ luôn giữ vị trí sôlô, không kéo bầy đàn, không nhận đệ tử. Nhưng thấy hai con mặt mũi khôi ngô mắt la mày lém, thực không phải hạng thường nhân, nên ta bằng lòng thâu nhận".
Cũng cùng lúc đó, nàng Sất đứng sau tấm liếp dòm vào. Thoáng nhìn hai anh em, cũng như bất cứ đàn ông
con trai nào trước đây từng nhìn, nàng đem lòng yêu mến ngay. Thị Sất đứng đần người, e thẹn đỏ bừng hết mông, bụng thầm nghĩ, ta phải thưa chuyện với cha, bảo chúng nó trả học phí bằng đám cưới với ta mới được. Nghĩ là làm luôn, ngay chiều hôm đó, Thị Sất mang
tâm sự tỏ bầy cùng cha. Lưu đạo sĩ nghe xong vỗ đùi đánh đét, nhẩy cẫng lên mà rằng: "Giỏi, con bé này thông minh đột xuất! Cú cáo
như ta còn chưa nghĩ ra chiêu này. Ðược, cứ để chúng học nửa chừng ta sẽ truyền đạt ý đồ. Lúc đó đã há miệng mắc quai, đố chúng nó dám từ chối. à, nhưng mà con gái bố kết thằng nào, hay định đánh chén cả hai? Thị Sất e lệ cúi đầu: "Theo đạo lí của dân tộc, có muốn cũng không thể xơi cả cặp. Mà hai chàng bề ngoài giống nhau như đúc, con chẳng biết thế nào. Vậy chi bằng, con mời hai chàng ăn cháo, nhưng chỉ đưa một tô và một muỗng cho chúng tranh nhau, chàng nào tranh được nhiều con xin
kết tóc xe duyên". Lưu đạo sĩ trợn tròn cả mắt, ú ớ như trúng
gió, một hồi mới thốt nên lời: "... Này Thị Sất, con yêu con quí,
con vàng con bạc của ta, hôm nay mày ăn nhầm cái gì mà minh triết quá đỗi vậy. Ðược, được... cứ như thế mà làm".
Thời gian thấm thoắt thoi đưa,
Xuân, Hạ, Thu, Ðông rồi lại Xuân nguyên tác Kim Ki Duk... chẳng mấy chốc sáu
tháng trôi qua. Lúc này, anh em họ Cao đã thụ giáo được gần hai phần ba kho kiến thức của Lưu đạo sĩ. Vào một buổi chiều cuối thu tiết trời se lạnh, trăng tròn, nhật thực và những con ngựa đang chết trong chuồng, Lưu đạo sĩ cho gọi anh em họ Cao vào, đặng truyền đạt ý đồ. Hai anh em họ Cao cúi gằm mặt bẽn lẽn, chân nọ di chân kia, lát sau mới thưa lại. Thưa rằng:
"Thầy thương chúng con, chúng con đội ơn lắm, nhưng hiềm một nỗi gia cảnh nghèo
hèn, biết lấy gì làm đám cưới". Lưu đạo sĩ ngửa mặt mà phán: "Sống trên đời ân tình là quan trọng, bày đặt khoa trương bất quá chỉ là trò khỉ. Nếu các con thương yêu nhau, chỉ cần ra đê Nhật Tân, mua con chó cỏ về đập chết thui rơm nấu ba món, lại thêm đôi lít bia hơi là đám cưới rôm rả. Như thế chẳng phải giản dị mà trang trọng lắm ru?". Hai anh em cùng nhảy cẫng vỗ tay khen
phải. Tần ngần hồi lâu rồi hai đứa đồng thanh: "Nhưng chúng con chưa biết, trong hai đứa thì thầy chọn đứa nào". Lưu đạo sĩ phẩy tay: "Không phải lăn tăn, việc đó Thị Sất sẽ liệu".
Ngay tối hôm đó, nàng Sất thực thi sứ mạng kén chồng. Sất hì hục ra sau
vườn bắt dăm con cóc tía, đôi con chẫu chàng, ninh nhừ với gạo mậu dịch, xong xuôi, Sất múc cháo vào một tô, đặt lên mâm, bên cạnh để độc một cái muỗng, rồi trịnh trọng bưng vào thư phòng anh em họ Cao. Nàng bẽn lẽn đặt mâm cháo lên bàn, e hèm hục hặc ba bốn bận đánh tiếng rồi trở lui, đứng sau tấm liếp rình rập. Anh em họ Cao ngửi mùi cháo thơm lừng như mùi cám lợn, biết Thị Sất vào nhưng giả vờ say sưa đọc sách, khi Sất lui gót, cả hai chàng vứt sách, bật dậy lao vút ra bàn.
Thị Sất đứng sau tấm liếp mục kích rõ ràng. Sau một hồi giằng co,
chàng quần đũng ngắn có vẻ khỏe mạnh hơn nên giằng được tô cháo, dốc ngược vào họng rất gọn ghẽ, chàng quần đũng dài chỉ còn biết ôm đầu than khổ. Lúc này, Thị Sất mới nhận ra, rằng hai anh em họ Cao không giống nhau đúc khuôn như dân gian vẫn kể và ghi trong thư tịch cổ. Rõ ràng, chàng quần đũng ngắn vừa chơi hết tô cháo
- người anh - con ngươi mắt trái thường nhìn về bên phải, còn chàng quần đũng dài - người em - con ngươi mắt phải thường nhìn về bên trái. Rành rành hai anh em lác lệch pha,
không thể nào nhầm lẫn cho được. Sất tất tả chạy đến phòng cha bá cáo kết quả thi tuyển. Lưu đạo sĩ nghe con gái tường thuật, gật gù ra chiều hài lòng lắm.
Ðám cưới Thị Sất và Ban
Long diễn ra rất đầm ấm và vui vẻ. Rượu làng Vân ba vò, bia hơi năm lít, chó cỏ tám cân.
Thực khách đến chia vui là mấy lão nhân uy tín trong làng kì bẻo và nhà văn Vương
Dật. Tiệc tùng xong xuôi, bằng hữu, cha mẹ, vợ chồng tổ chức hai sới, một xóc đĩa,
một tổ tôm, vừa chia vui vừa là luyện đạo. Cuộc vui kéo dài đến canh năm mới dứt.
Thời gian thấm thoắt thoi đưa,
Xuân, Hạ, Thu, Ðông rồi lại Xuân nguyên tác Kim Ki Duk... thoắt cái sáu tháng trôi qua. Ngày
ngày, hai anh em đi hành đạo kiếm ăn ở các bến tầu bến xe; nàng Sất ở nhà lo cơm nước quét tước, giặt giũ rất chu đáo. Tình vợ chồng nghĩa anh em duyên chị dâu em chồng ngày một nồng nàn. Hiềm một nỗi căn hộ hơi chật cho ba
người, nhất là trong ba người lại có đôi vợi chồng son. Căn phòng 12 mét vuông kê vừa hai giường, ban ngày đã khổ ban đêm lại càng sướng. Tuy đã được ngăn đôi bằng tấm riđô vải diềm bâu của nhà máy dệt mùng tám tháng ba, nhưng nằm bên này Ba Nhá được xem ti vi âm thanh nổi liên tục. Là người có năng lượng dồi dào, nên nhiều đêm Ba Nhá tay sờ đầu trên, tay ôm đầu dưới, luôn mồm than khổ.
Một lần, Thị Sất giặt màn cho
em rể, nàng lấy làm lạ khi thấy trên đình màn những vết loang lổ như bản đồ châu Mỹ, lại cứng ngắc như hồ. Sất thầm nghĩ: "Cao thế này có khi nội công phải hơn chồng mình một bậc, hàng hóa chắc phải đạt tiêu chuẩn ISO phiên bản 2007 chứ chả bỡn. Thảo nào chàng luôn mang quần đũng dài tới đầu gối. Thật là kì nhân hiếm có trên đời". Mắt nàng lim dim, má đỏ phừng phừng, nom gợi tình chẳng khác
nào Angelina Jolie.
Từ đó, Lưu Thị Sất càng
quan tâm chăm sóc em chồng hơn trước.
Một ngày nọ, hai anh
em đi hành đạo trên mạn bến xe Long Biên đến tối mịt mới về. Về gần tới nhà, Ban Long bảo Ba Nhá về trước, còn mình tạt qua chợ Xanh kiếm ít mồi nhậu. Khi Ba Nhá vừa bước chân vào nhà thì Thị Sất chẳng biết vô tình
hay cố ý nhảy bổ ra ôm chầm lấy chàng rồi ra sức mà hôn hít. Ba Nhá hốt hoảng xưng danh,
nhưng Thị Sất vẫn không buông tha mà hềnh hệch bảo rằng: "Gớm, người nhà với nhau mà chú cứ khách khí. Chẳng phải truyện xưa tích cũ còn ghi rành rành chuyện một bà hai ông đấy ý?". Nói rồi nàng lại tiếp tục rất cần mẫn. Ba Nhá tuy tinh thần chưa thông lắm, nhưng thấy hay hay
nên chàng cứ đứng yên xem sao. Lát sau, chàng cũng chẳng giữ kẽ nữa làm gì.
Hai người quấn lấy nhau như phụng đảo hoàng điên vậy.
Ðúng lúc này thì Ban Long trở về, chàng đứng chết trân một lúc mới e hèm đánh tiếng. Và cũng phải tới tiếng e hèm thứ ba thì Ba Nhá và Thị Sất mới buông
nhau. Cả ba cùng sượng sùng không ai nói với ai một lời, chỉ ngoác mồm cười cồng cộc. Rồi Thị Sất dọn cơm, ba người quây quần ăn nhậu hơi hơi rôm rả.
Từ sau sự cố ấy, không
khí trong nhà trở nên nặng nề bức bối. Vợ chồng Long - Sất tối đến chỉ giao hợp đôi ba lần lấy lệ rồi ngủ. Bên giường kia, Ba Nhá cũng cố mà nuốt tiếng thở dài vào trong, tưởng tượng qua loa, vật vã qua quít rồi cũng ngủ nốt. Ðặc biệt, Ban Long tỏ ra dè chừng Ba Nhá, không bao giờ để vợ một mình.
Ba Nhá thấy thái độ anh như vậy thì buồn lòng lắm, chẳng biết giãi
bày cùng ai nên thỉnh thoảng chàng len lén vào góc nhà khóc lóc cho vui. Khóc mãi vẫn không
vui lên được vì tâm sự vẫn chất chứa trong lòng. Một hôm, nhân lúc Ban Long đang vui vẻ phấn khởi vì vừa xem chương
trình "Gặp nhau cuối tuần", Ba Nhá rủ rỉ dốc bầu tâm sự, rằng anh em môi hở mông lạnh, tay đứt ruột xót, con chấy cắn tý, thì hà cớ gì nay tiếc nhau lạng thịt. Ban Long nghe xong tâm sự của em, thở dài mà rằng:
"Mọi sự trên đời anh em đều có thể sẻ chia, nhưng duy nhất thứ ấy không thể nào sẻ chia cho được. Chú không nhớ ông bà ta có câu nhường ăn nhường uống ai nhường bướm bao giờ đấy ý. Thôi, chú thông cảm".
Từ đó, Ban Long càng để ý canh chừng vợ và em rất chi ngặt nghèo.
Một ngày nọ, Ba Nhá
thấy trong người không khỏe nên chàng nghỉ ở nhà. Ban Long đương nhiên phải gọi Thị Sất cùng đi hành hiệp.
Ở nhà một mình,
Ba Nhá lê người ngồi trên ngưỡng cửa nhìn về phía chân trời xa ngái. Lòng chàng trào dâng một nỗi buồn khó tả. Khu rừng trước mặt âm u càng khiến chàng thấy lòng cô quạnh, nỗi tủi thân dâng trào, chàng rống lên một bài thơ hiện đại với giọng ngâm bi hùng. Thơ rằng:
Ôi! Những giọt mưa lén lút
mở cửa bầu trời
chúng đi tìm hoan lạc
Cánh đồng khô héo như nhan sắc bà già...
quằn quại giao hòa
Bầy giun đất hùng hổ giương oai, hàng hàng thập tự
Ðám lau lách khỏa thân dầm mưa, hân
hoan đón chờ cái chết
Hả hê, mãn nguyện dưới mồ
Chúng tưởng thấy địa đàng...
Ôi sụp đổ tất tật
Ôi sấm ran chớp giật
Ôi thác đổ mưa tuôn...
Ðọc xong bài thơ, đáng lẽ phải ngất xỉu thì Ba
Nhá lại đùng đùng đứng dậy nhằm hướng rừng đi miết. Chàng đi, đi mãi theo đường mòn thẳng vào rừng âm u. Trời bắt đầu tối, trăng đã lên, côn trùng đã rên rỉ mà chàng vẫn cứ đi.
Ôi bước chân vô định!
Ðôi chân đưa chàng đến bờ một con suối rộng nước sâu và xanh biếc. Chàng ngồi xuống và rống lên thổn thức. Tiếng suối reo, cứ reo mãi, nó chế nhạo tiếng khóc của chàng. Ðêm mỗi lúc một khuya, sương xuống mỗi lúc một nhiều. Sương đêm lạnh thấm dần vào da thịt, bụng đói cồn cào sâu thẳm đêm đen lại thêm tiếng suối reo như tiếng hát nơi xa chế giễu khiến chàng không chịu nổi. Phẫn chí tột cùng, Ba Nhá đưa tay vào quần tự hủy. Liên tục chừng bảy bảy bốn mươi chín lần thì chàng kiệt sức. Ba Nhá chết và biến thành một cái cây không cành, thẳng tắp.
Lại nói về vợ chồng Long -
Sất. Khi hai vợ chồng đi hành đạo về, không thấy em đâu, Ban Long chợt dấy lên một linh cảm lạ. Chàng lẳng lặng bỏ đi tìm Ba Nhá mà không nói gì với vợ. Chàng cũng theo
con đường mòn đi miết. Chàng cũng đi mãi, đi mãi và sau cùng đến con suối xanh biếc đang chảy cuồn cuộn dưới ánh trăng. Ðôi chân đã mỏi nhừ lại thêm cái đói hành hạ, chàng đành ngồi bên bờ suối tựa mình vào một gốc cây không cành. Chàng có ngờ đâu chính cái cây là
em mình. Sương lạnh rơi lã chã lên đầu. Chàng rầu rĩ khóc than hồi lâu rồi ngất đi. Lúc này, chàng mới sực nhớ đến món lẩu cá nóc mà trưa nay hai vợ chồng bù khú. "Trời, ta ngộ độc thực phẩm mất rồi!". Chàng thầm than lên khe khẽ trước khi chết. Chàng chết và biến thành một tảng đá kề bên cái cây không cành.
Ở nhà, Thị Sất không
thấy chồng và em đâu, nên nàng sốt ruột cứ nhấp nhổm đứng lên ngồi xuống liên tục. Rồi chẳng định mà đôi chân nàng cũng đưa nàng bon bon trên con đường mòn đi vào rừng thẳm. Nàng đi mãi, đi mãi. Bước thấp bước cao chân tươi chân héo, mãi rồi cuối cùng nàng cũng gặp con suối nước sâu và xanh biếc. Ðói, mệt, chất độc cá nóc bắt đầu phát tác. Nàng bèn ngồi tựa vào gốc cây
không cành mọc bên tảng đá, vật mình đập mẩy khóc than. Nàng có ngờ đâu đang ngồi tựa vào em
chồng và sát đó là chồng. Ðêm đã ngả dần về sáng, sương xuống mù mịt cả núi rừng. Thị Sất khóc chán thì ngửa mặt nhìn trăng cười tít cứ như chó sói sủa trăng. Sất cứ cười như thế cho đến kiệt sức. Nàng chết và biến thành một cây leo quấn chặt lấy cái cây không cành mọc bên tảng đá.
***
Sau này, cư dân phủ Hai Bà
Trưng biết chuyện, ai nấy đều thương xót. Một lần, vua Hùng đi công tác xuống cơ sở, dân tình đem chuyện ba người kể lại cho vua nghe. Vua đòi dẫn tới tận nơi chứng kiến. Vua
sai người lấy lá cây leo và lấy quả ở cái cây không cành nhá thử thì thấy mùi vị cay cay
thơm thơm. Nhai chán nhổ nước vào tảng đá thì thấy bãi nước biến dần ra sắc đỏ. Ăn xong cữ trầu, vua Hùng lẩm bẩm: "Ôi, thiên tình sử diễm lệ bi thương
này phải chăng chung qui là tại nhà chật mà ra? Mà dân tình chui rúc là tại ai?". Ðoạn, quay
sang thư kí bảo: "Ta đặt tên cái cây mọc thẳng kia là cây Cau, cây dây leo kia là cây Trầu Không.
Tảng đá ở bên đem về nung cho xốp để ăn với trầu cau cho miệng thơm môi đỏ và phòng chống sâu răng cho dân tình đỡ tốn tiền mua Listerine, Close Up".
Tình duyên của ba người là một mối tình keo sơn, thắm thiết, cho nên người Kinh gặp nhau thường nói: "Nhà bác xơi với em miếng giầu".
Và thành ngữ "Miếng trầu là đầu câu chuyện" xuất hiện từ ấy.
Cũng cần nói
thêm, trong dân gian lưu truyền một thang thuốc rất công hiệu, ấy là lấy rễ cây cau ngâm rượu ba tháng rồi uống. Tác dụng không hề thua kém Viagra. Rễ cây cau có đặc điểm là mọc đâm ngược lên trời, âu cũng là ứng với phong độ của Cao Ba Nhá, sinh thời thường mặc quần đũng
dài tới đầu gối vậy.
Sài Gòn, 2007
=END=
**********************************