VIETNAM
NEWS NETWORK (VNN)
P.O.
Box
661162
Sacramento
,
CA
95866
Phone & Fax: 916-480-2724
Email: vnn@vnn-news.com
Website: www.vnn-news.com
**********************************
Bài Vở Hàng Ngày
Ngày 04 Tháng 09 Năm 2007
**********************************
1- Bình Luận Việt Nam
- Con vẹt
ngày 2 tháng 9 năm 1945
Trần Ðức Tường
2- Thời Sự Việt
Nam
- Biển Ðông Ðáng Ngại
Trần Khải
3- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Nền
tảng quyền
lực - Ý Dân hay Ý Ðảng?
Hoàng Lan
4- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Cộng
Sản và Tôn Giáo
Trần Quốc Hiên
5- Tin Tức Quốc Nội
- Tâm thư Khối 8406 nhân ngày Quốc nạn 02-09-2007
6- Tin Tức Quốc Nội
- Tản mạn
ngọn nguồn
(2)
Thích Thiện Minh
7- Thời Sự Nước Úc
- Chân diện Thủ tướng Howard trước ngày bầu
cử
Hoàng Ð.Thư
8- Tin Tức Ðó Ðây
- Bản Tin Nước
Úc
9- Tạp Ghi Văn Nghệ
- Trường hợp
tái bản những
cuốn sách
Nguyễn Mạnh Trinh
**********************************
1- Bình Luận Việt Nam
- Con vẹt ngày 2 tháng 9 năm 1945
Trần Ðức Tường
(VNN)
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại vườn hoa Ba Ðình, nay được đổi tên thành "quảng trường Ba Ðình", Hồ Chí Minh với tư cách Chủ Tịch chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đọc bản "Tuyên Ngôn Ðộc Lập" do chính ông ta soạn thảo. Mở đầu, ông Hồ đã sao chép nguyên văn phần dẫn nhập của bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Ông còn viện dẫn cả bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền năm 1791 của Cách Mạng Pháp với câu "Người ta sinh ra bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được bình đẳng về quyền lợi". Kể từ ngày đó, 62 năm trường đã trôi qua với bao nhiêu
thăng trầm, chiến loạn trên đất nước chúng ta với hàng triệu người Việt Nam đã bị sát hại vì bom đạn, vì chính sách của đảng cộng sản.
Vào năm 1945, dân
số nước ta, từ Nam Chí Bắc vỏn vẹn vào khoảng 20 triệu người. Không phải mọi người Việt Nam trong thời điểm đó đã nghe được những lời ông Hồ nói trong bản "Tuyên Ngôn Ðộc Lập". Ngày nay, với dân số trên 83 triệu người, với tỷ số người trên 60 tuổi dưới 10%, thử hỏi còn bao nhiêu người nhớ được những gì ông Hồ đã nói ngày 2/9/1945? Có thể vào lúc cả nước đang hừng lên lòng yêu nước trong niềm vui thoát ách nô lệ ngoại bang, người ta đã nghe và đồng ý với những lời ông Hồ đọc trên máy vi âm.
Nhưng với thời gian và chứng kiến những gì đã xảy ra trên đất nước Việt Nam dưới chế độ cộng sản của ông Hồ thì người ta không thể không đi đến nhận xét, nếu không muốn nói là kết luận rằng "Ông Hồ đã nói như con vẹt". Ông đã lập lại những lời bất hủ trong bản Tuyên Ngôn
Ðộng Lập của Hoa Kỳ và Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Pháp như một con vẹt vì con vẹt chỉ biết lập lại tiếng người mà không thực hiện được những lời của nó. Nói rằng ông Hồ cũng như con vẹt đọc những điều ghi trong Bản tuyên ngôn độc lập 2/9/1945" mà không hiểu ý nghĩa thì cũng oan cho ông Hồ. Ông ta biết rõ những điều đó muốn nói gì. Có điều chủ nghĩa cộng sản của ông, từ bản chất đã mâu thuẫn với những điều ông nói.
Ông kể tội thực dân Pháp "tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút dân chủ tự do nào", trong lúc ông biết chắc chế độ cộng sản của ông cũng sẽ không cho nhân dân được hưởng tự do, dân chủ. Ông tố giác thực dân Pháp "lập ra nhà tù nhiều hơn trường học" trong lúc ông biết chắc chính sách chuyên chính vô sản của đảng ông sẽ bỏ tù hàng triệu người. Ông cáo buộc thực dân Pháp "ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu
dân" trong lúc ông biết chắc chủ thuyết cộng sản của ông không chấp nhận đa nguyên, không chấp nhận tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do thông tin... Ông buộc tội thực dân Pháp "cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu" trong lúc ông thừa biết chế độ cộng sản của ông độc quyền quản lý tất cả những thứ đó, và hiện nay, đất đai, ruộng vườn, nhà cửa của dân đang bị bọn đồ đệ của ông cướp không của dân, gây ra nạn dân oan
trên cả nước. Ông kết án thực dân Pháp "đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cầy, dân buôn trở nên bần cùng" trong lúc dưới chế độ cộng sản của ông người dân ngoài thuế ra còn phải đóng góp hàng trăm thứ tiền khác khiến dân nghèo không có lối thoát. Ông chửi thực dân Pháp "không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên" trong lúc ông biết rõ là chủ nghĩa cộng sản của ông sẽ tiêu diệt tư sản, tư doanh... Ông còn khẳng định "lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp" trong lúc ông cũng biết rõ, ngày 9/3/1945, Nhật đã trao trả độc lập cho Việt Nam với Bảo Ðại là Vua và chính phủ hợp pháp lúc bấy giờ là chính phủ do ông Trần Trọng Kim làm thủ tướng. Việt Minh đã cướp chính quyền không phải từ tay Nhật như ông nói mà là từ tay người Việt Nam.
Ngày hôm nay, tuy chủ nghĩa cộng sản đã bị phá sản, hầu hết các nước theo cộng sản đã vứt bỏ chủ nghĩa khốn nạn này, nhưng Việt Nam vẫn bị các đồ đệ của ông Hồ bắt buộc đi theo con đường phá sản của ông. Nhìn lại 62 năm dưới chế độ cộng sản, người dân đã thấy rằng chế độ này còn tệ hại đối với nhân dân, đối với đất nước, hơn cả thời thực dân, phong kiến. Ðảng và Nhà Nước XHCN là một bộ máy thối nát vì tham nhũng. Nhân dân bị cướp đoạt mọi quyền căn bản, nhân phẩm con người bị bọn cộng sản chà đạp. Không có gì là tự do, dân chủ dưới chế độ bắt đầu từ cái ngày 2 tháng 9 năm 1945. Nếu có một ngày nào chính quyền thực sự về tay nhân dân thì ngày đó có thể mượn nội dung bản "tuyên ngôn độc lập" của ông Hồ để hài tội đảng CSVN.
Trở lại câu chuyện con vẹt. So sánh ông Hồ với con vẹt thì hơi bất công đối với ông Hồ và cũng tội nghiệp con vẹt. Ông quả là một kẻ đại bịp, đã lừa dân ta trên nửa thế kỷ kể từ cái ngày 2 tháng 9 năm 1945./.
=END=
2- Thời Sự Việt Nam
- Biển Ðông Ðáng Ngại
Trần Khải
(VNN)
Xực xong một cái
bánh bao, người khổng lồ vẫn chưa thấy đủ, bèn đòi thêm một tô hủ tíu hải sản. Chuyện nghe rất bình thường, rất đơn giản, như dường đang xảy ra ở khắp các tiệm mì, quán ăn... Nhưng không đơn giản tí nào, khi chuyện này không xảy ra ở các tiệm mì, mà là nơi khác.
Câu chuyện không đơn
giản là ở chỗ: người khổng lồ phương Bắc này bước qua biên giới, ăn xong một cái bánh bao ở tỉnh Hà Giang, Việt Nam hồi năm 1984, và bây giờ vừa tròn hai con giáp sau, tức năm 2007, đàn anh lại đòi ăn tô hủ tíu ở Biển Ðông, nơi thành
phố Ðà Nẵng nhìn ra. Ðó là chuyện của người đàn anh phía Bắc đối xử với Việt Nam theo kiểu tình anh em xã hội chủ nghĩa, hay gọi là anh em hậu xã hội chủ nghĩa cũng được.
Một điều tai hại của chế độ độc đảng toàn trị tại Việt Nam là: dân chúng không có quyền biết rằng lãnh
thổ lãnh hải quê nhà còn bao nhiêu và mất bao nhiêu. Hoàn toàn không có
tin gì về cái bánh bao đã mất năm 1984, và bây giờ chỉ có tin rỉ rả về tô hủ tíu Trường Sa, khi các ngư dân Việt Nam mới đây bị hải quân Trung Quốc bắt và đòi gia đình gửi tiền chuộc vì vào đánh cá vùng biển Trường Sa.
Trong cuộc chiến biên giới 1979,
Việt Nam đánh thắng Trung Quốc và giành lại được 6 tỉnh bị quân Trung Quốc tràn sang chiếm. Cuộc chiến 1979 có tổn thất lớn cho cả 2 nước, nhưng dân Việt Nam đều được một phần thông tin về các trận biên giới này. Thêm nữa, lúc đó mà bưng bít thì cũng không được, không nổi, vì thiệt hại của hai bên quá lớn. Trích tự điển Wikipedia
(http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_Vi%E1%BB%87t-Trung%2C_1979),
thiệt hại ghi là:
"...Theo tuyên bố của phía Việt Nam:
quân Trung Quốc có 62.500 người chết và bị thương, tổn thất 280 xe tăng, 115 khẩu pháo cối và 270 xe quân sự. Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương,
không
có số liệu về tổn thất của các lực lượng vũ trang.
Cuộc chiến cũng đã gây ra
những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: 4/4 thị xã bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học,
428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống..." (hết trích)
Nhưng trong cuộc chiến 1984,
Việt Nam mất ngọn núi chiến lược Lão Sơn tại tỉnh Hà Giang. Ðiều bi thảm của cuộc chiến kéo dài từ 1984 tới 1988 này không chỉ là chuyện Việt Nam mất đi một ngọn núi chiến lược, mà còn là hầu như toàn dân Việt Nam đã bị bưng bít tin này toàn triệt. Cho tới khi
trang web Quốc Phòng Trung Quốc tiết lộ, và điều đó cũng chỉ là sau khi ba tác giả Trung Quốc - Jin
Hui, Zhang Hui Sheng và Zhang Wei Ming - xuất bản cuốn
"Secret Records of Sino-Vietnamese War" (Hồ Sơ Mật về Cuộc Chiến Việt-Trung).
Link: http://china-defense.com/history/laoshan/laoshan_1.html có trích đăng
một số trang về trận Lão Sơn, trong bối cảnh các trận đánh những năm 1984-1988 khi Hồng Quân Trung Quốc tấn chiếm một số vùng rừng núi tỉnh Hà Giang của VN.
Hồ sơ về cuộc chiến Lão Sơn được dịch đầy đủ ở web http://www.vietnamexodus.org/. Ðộc giả cũng có thể đọc phần tổng quan trong bản dịch khác của nhà thơ Trần Trung Ðạo ở link http://www.trantrungdao.com/van/laoson.htm.
Quyền của người dân muốn biết đã được Hà Nội tôn trọng ra sao? Có phải Hà Nội không chỉ bịt miệng dân, mà còn bịt cả mắt, bịt cả tai người dân.
Tình hình mới nhất xảy ra là
chuyện tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị hải quân Trung Quốc bắt cóc. Và thông tấn nhà nước loan tin rất mờ nhạt, cố ý biến thành một tin hình sự ngắn ngủi. Rồi chúng ta sẽ đọc và so sánh với cách loan tin của quốc tế.
Bản tin báo Thanh Niên ngày
29-8-2007, viết bởi 2 ký giả Hoàng Thuyên - Tiến Trình như sau, trích:
"26 ngư dân VN bị "bắt
cóc" trên biển?
Ngày 29.8, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Ngày 25.8 vừa qua, gia đình của 2 ngư dân ở xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) thông báo với bộ đội biên phòng về việc 2 chiếc tàu đánh bắt xa bờ đang bị tàu của nước ngoài bắt giữ. Ðó là tàu mang số hiệu QNg - 6308, do ông Lê Khởi (47 tuổi) làm
thuyền trưởng và tàu QNg - 96589, do ông Dương Anh (35 tuổi) làm
thuyền trưởng (trên 2 tàu có 26 ngư dân). Ðược biết, 2 chiếc tàu này ra khơi từ ngày 12.8, hành nghề đánh bắt ở vùng đảo Trung Sa và Trường Sa. Theo điện báo của các ngư dân về cho gia đình, phía tạm giữ yêu cầu phải nạp tiền vào tài khoản của họ với số tiền rất lớn mới thả về." (hết trích).
Bản tin chỉ thế thôi, có
một đoạn văn với một nhan đề cho bản tin, trong đó nhóm chữ nhạy cảm "bắt cóc" được ghi vào ngoặc kép. Sự thực ra sao? Có phải đây là một chuyện tương tự đang xảy ra ở Biển Ðông, khi người đàn anh phía Bắc đã nhậu no nê đặc sản rừng Hà Giang xong, bèn kéo ra bàn nhậu đặc sản Trường Sa? Có vẻ như thế lắm.
Bản tin thông tấn xã Ðức dpa hôm
30-8-2007 viết về bản tin trên (link: http://www.eux.tv/article.aspx?articleId=13566),
dịch như sau:
"Trung Quốc giam 28
ngư dân Việt Nam bắt ở Trường Sa
Hà Nội (dpa) - Hai tàu đánh cá VN đã bị bắt bởi hải quân Trung Quốc trong vùng biển gần Ðảo Trường Sa trước giờ vẫn tranh chấp, và 28 thủy thủ đang bị giam cho tới khi nào gia đình họ nộp đủ tiền phạt, theo lời cán bộ VN hôm Thứ Tư.
Chính quyền Trung Quốc ở đảo Hainan đòi phải nộp 120,000 yuan (khoảng 16,000 dollars) trước khi thả các ngư dân và tàu của họ ra, theo lời Nguyễn Công Danh, cảnh sát trưởng đảo Lý Sơn, ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi.
Hai tàu bị bắt ngày
21-8 phía bắc Trường Sa, nơi tranh chủ quyền bởi cả VN và TQ, cũng như Phi, Mã Lai và Ðài Loan.
Các ngư dân được phép liên lạc về gia đình bằng radio ngày 25-8 để nói họ sẽ được thả nếu gia đình chuyển ngân xong, theo lời Lê Văn Phú,
Phó đồn công an.
Phú nói, "Họ nói hải quân
Trung Quốc bảo họ là họ vi phạm lãnh hải Trung Quốc và sẽ phải nộp phạt."
Ông thêm là các gia đình đang làm
việc để quyên tiền nộp phạt, dù là VN chính thức không công nhận thẩm quyền TQ ở Trường Sa.
Ngư dân Việt ở đảo Lý Sơn đã quen với nguy hiểm khi đánh cá gần Trường Sa, nơi thỉnh thoảng đi tuần bởi hải quân TQ và VN.
Phú nói, "Trong 6 tháng đầu 2007, có 5 tàu khác cùng với 60 ngư dân bị bắt bởi TQ và được thả về rồi."
Ngoài ra, VN đã phản kháng
chính thức hồi tháng 7 sau khi quân lực TQ bắn vào 2
tàu đánh cá VN, được phúc trình là làm 2 người chết."
(hết dịch).
So 2 bản tin, chúng ta thấy là thông tấn nhà nước cố ý ém tin, giấu rất nhiều chi tiết. Thậm chí, rất nhiều báo không chịu đăng bản tin đã tránh các chữ có thể xúc phạm đàn anh TQ.
Một núi Lão Sơn đã bị ém tin,
rồi bây giờ là chuyện Biển Ðông. Ðều là những chuyện đáng quan ngại cả.
Tại sao nhà nước Hà Nội sợ dân mình đọc sự thực, sợ dân mình biết sự thực? Và nhà nước lấy quyền gì để bịt miệng dân, bịt cả mắt và tai của dân nữa? Trong khi cả thế giới ngoài VN đều dễ dàng tìm đọc bản tin dpa đầy các chi tiết về một sự thực đáng quan tâm.
=END=
3- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Nền tảng quyền lực - Ý Dân hay Ý Ðảng?
Hoàng Lan - sinh viên cao học Luật, Pháp quốc
Thành viên Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ
Trong mấy tuần vừa qua, bài viết "Ðộc lập và độc đảng" của bạn Nguyễn Tiến Trung đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của độc giả. Tuy nhiên, tiếc rằng thông điệp chính mà tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc dường như ít được chú ý đến: đó là vấn đề Vi phạm Hiến pháp của việc Ðộc đảng.
Ðiều mà chúng tôi muốn nêu lên trong các bài viết là vấn đề vi phạm luật pháp chứ không phải là những nhận định theo cảm tính. Những cuộc tranh cãi về các thể chế chính trị sẽ luôn là vô tận. Nhưng việc đúng hay sai trong lĩnh vực Hiến pháp và pháp luật là những điều không thể quanh co, chối cãi. Mọi vi phạm pháp luật cần phải có biện pháp ngay lập tức để ngăn chặn, không thể chần chừ hay phớt lờ.
Qua bài viết của bạn Tiến Trung, rõ ràng độc đảng là vi phạm Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ðể chấm dứt tình trạng này, thực hiện bầu cử tự do, công bằng là điều thiết thực. Ðó là cũng là điều kiện thiết yếu của Nhà nước "của dân, do dân, vì dân"-
quy định ở điều 2 Hiến pháp 1992.
Chính quyền "của dân" bởi chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân.
Chính quyền "do dân", có nghĩa rằng Ý dân là nền tảng của quyền lực. Chính quyền hợp pháp chỉ có thể là chính quyền được bầu ra bởi nhân dân qua bầu cử tự do và công bằng. Chính quyền là tập hợp những người đại diện cho nhân dân để giải quyết các công việc quốc gia, cũng là để phục vụ cho nhân dân.
Bầu cử tự do công bằng là điều kiện tiên quyết để tạo ra chính quyền và đảm bảo tính hợp pháp của chính quyền. Tính hợp pháp và tính đại diện của chính quyền chỉ được công nhận khi bầu cử hội tụ đủ 3 yếu tố:
1. Mọi thành phần xã hội đều có quyền tham gia ứng cử.
2. Nhân dân có quyền đi bỏ phiếu hoặc không đi bỏ phiếu.
3. Hội đồng tổ chức và giám sát bầu cử bao gồm đại diện của nhiều thành phần, đảng phái khác nhau để bảo đảm tính độc lập, công minh.
Chính quyền phải "vì dân", bởi nhân dân bầu ra những người đại diện là để họ phục vụ cho lợi ích chung và đảm bảo những điều kiện cơ bản như an ninh, an sinh xã hội... chứ không phải để nhũng nhiễu dân.
Tính vi hiến về bầu cử từ bấy lâu nay tại Việt Nam
Nói đến bầu cử tự do và công bằng là phải nói đến một nền chính trị đa nguyên, đa đảng. Ở Việt Nam, nơi có chế độ độc đảng, người dân không hề có sự lựa chọn các vị lãnh đạo. Như vậy, nhân dân mất đi quyền quyết định vận mệnh quốc gia và vận mệnh của chính mình. Ðiều này thể hiện ở cả giai đoạn ứng cử và giai đoạn bầu cử.
Ở giai đoạn ứng cử, các ứng cử viên cho kỳ bầu cử Quốc hội hoặc Hội đồng Nhân Dân các cấp đều do Mặt trận tổ quốc độc quyền tổ chức và giới thiệu. Thế nhưng, Mặt trận Tổ quốc trên thực tế chỉ là một bộ phận của Ðảng Cộng sản cầm quyền. Thế nên các đảng phái khác không được tham gia ứng cử. Như vậy, ứng cử ở Việt Nam không hề công bằng.
Ở giai đoạn bầu cử, trong chế độ độc đảng, mọi người bị bắt buộc đi bầu, nếu không sẽ bị chính quyền gõ cửa răn đe và bị để ý như một "phần tử chống đối". Bầu cử không phải là một quyền của người dân nữa, mà là một nhiệm vụ bắt buộc, bắt buộc ngay cả khi nhiều người dân Việt Nam chẳng hiểu bầu cử để làm gì. Bởi chỉ có một đảng chiếm giữ độc quyền chính trị thì hiển nhiên chính quyền được chọn ra chỉ là bình mới với rượu cũ mà thôi.
Bầu cử ở Việt Nam như vậy là không hề tự do.
Bầu cử "độc diễn" của Ðảng cộng sản chỉ phản ánh ý Ðảng chứ không phải ý Dân. Thể thức bầu cử như vậy là vi phạm Hiến pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Ðiều 7 Hiến pháp Việt Nam quy định: "Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín".
Ðiều 21 của bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 của Liên Hiệp Quốc cũng ghi rõ: " Ý nguyện của quốc dân phải được coi là căn bản của mọi quyền lực quốc gia; ý nguyện này phải được biểu lộ qua những cuộc tuyển cử có định kỳ và trung thực, theo phương thức phổ thông đầu phiếu kín, hay theo các thủ tục tuyển cử tự do tương tự."
Như vậy, trên tinh thần Hiến pháp quốc gia và luật pháp quốc tế, ý dân là nền tảng của quyền lực.
Liệu ý dân và ý đảng có trùng hợp với nhau không? Ðảng đưa ra khẩu hiệu "lòng dân, ý đảng", nhưng ý dân là pháp trị, ý đảng là toàn trị thì làm sao mà gặp nhau được. Sự lãnh đạo của Ðảng là "tuyệt đối và toàn diện". Mọi lĩnh vực đời sống xã hội, kinh tế, chính trị, nhất là pháp luật đều có sự can thiệp của Ðảng. Ðó là minh chứng của sự lãnh đạo toàn trị. Ðã toàn trị thì làm sao mà xây dựng Nhà nước pháp quyền và thực hiện bầu cử tự do, công bằng?
Với những cuộc bầu cử ở nước ta hiện nay, dân đang phải làm theo ý đảng chứ đảng không hề theo ý dân.
Mà nền tảng quyền lực không phản ảnh ý dân thì quyền lực đó là quyền lực của một thiểu số độc đoán.
Do đó, kết quả bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ bấy lâu nay tại Việt Nam là bất hợp pháp.
Làm sao để hợp pháp hóa các cuộc bầu cử?
Sự vi phạm hiến pháp này cần phải chấm dứt. Ba yếu tố cơ bản cần phải được thực thi để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua bầu cử:
- Cụ thể hóa "xã hội công bằng, dân chủ", như quy định tại điều 3 Hiến pháp, bằng nền chính trị đa đảng.
- Tôn trọng quyền tự do ứng cử của công dân và các đảng phái.
- Tổ chức một hội đồng giám sát bầu cử độc lập, nhiều thành phần, đảng phái để đảm bảo tính công minh. Trong tình
hình Việt Nam hiện nay cần thêm sự giám sát của quốc tế.
Bầu cử trong thể chế độc đảng là hình thức. Cơ chế "đảng cử dân bầu" chỉ có ý nghĩa khi có ít nhất hai đảng. Nếu chỉ có một đảng cử ra ứng cử viên thì dù dân bầu cho ai cũng chẳng thay đổi là bao. Trái lại nếu như chúng ta có ít nhất hai đảng, thì khi người dân mất niềm tin vào đảng cầm quyền, họ có thể bỏ phiếu cho ứng cử viên của đảng đối lập với hi vọng đảng đó sẽ thực hiện những chính sách thiết thực hơn cho đời sống của họ. Trong nền chính trị có nhiều đảng cạnh tranh, nhân dân là người hưởng lợi, bởi đảng đối lập biết lắng nghe nguyện vọng của nhân dân và đề nghị những chương trình phục vụ tốt hơn nếu muốn thắng cử. Làm được như vậy, chính quyền mới có trách nhiệm trước cử tri của mình, và nhân dân nắm trong tay quyền làm chủ thông qua lá phiếu.
Có một vài bạn thanh niên phản đối thể chế đa đảng, với cùng một lập luận của Ðảng Cộng sản rằng "sẽ gây ra loạn lạc". Thực tế hiển nhiên không phải như vậy. Bản chất của mọi xã hội là đa nguyên, là có nhiều ý kiến khác nhau cùng tồn tại trong xã hội. Sự tôn trọng mọi luồng tư tưởng khác biệt và sự tự do hoạt động của các tôn giáo, đảng phái, tổ chức xã hội khác nhau là những yếu tố quyết định của việc chung sống hòa bình. Chủ trương dùng bạo lực trong chính trị của Ðảng Cộng sản không còn phù hợp với xã hội pháp quyền ngày nay. Việc dùng lá phiếu để giải quyết các vấn đề chính trị không chỉ ôn hòa, đúng pháp luật mà còn là sự tiến bộ của nhân loại. Ðó là sự khác biệt cơ bản so với chế độ phong kiến, nơi lá phiếu không hề tồn tại.
Nếu chúng
ta tôn trọng đa nguyên như bản chất của xã hội loài người thì việc đa đảng, hệ quả của đa nguyên, là lẽ tất nhiên. Ða đảng là sự thể chế hóa của đa nguyên, để những người có cùng nguyện vọng tập hợp lại, tạo nên sức mạnh cho tiếng nói của họ và có cơ hội biến nguyện vọng đó thành hiện thực qua việc tham gia ứng cử vào chính quyền.
Việc đảm bảo một "xã hội công bằng, dân chủ" tùy thuộc vào sự tôn trọng và nghiêm túc thực hiện một cuộc bầu cử đa đảng dưới sự giám sát của một hội đồng tổ chức và giám sát bầu cử độc lập. Ðó là điều hiển nhiên không cần phải tranh cãi nữa mà hãy cùng nhau thực hiện. Kỳ bầu cử Quốc hội 2007 sắp tới là một cơ hội lớn để nhân dân thực thi quyền làm chủ thực sự của mình. Việc vi phạm Hiến pháp quốc gia và công ước quốc tế cần phải chấm dứt, không nên tiếp tục.
=END=
4- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Cộng Sản và Tôn
Giáo
Trần Quốc Hiên - Ðảng DCND
Mác từng viết "Tôn giáo là thuốc phiện của dân"
Chủ nghĩa Mác -
Lênin là vô thần khoa học, các học giả Cộng sản khẳng định như vậy khi phê phán các Tôn giáo, nhưng dù có thông thái đến đâu họ cũng không thể lý giải được tại sao các Tôn giáo lớn trên thế giới lại mang một tinh thần chung,
dường như đó là hiện thân của "Ðấng tối cao". Khi gặp phải các các vấn đề phức tạp không thể lý giải, họ lại lấy định nghĩa của Lê-nin về vật chất để tự trấn an mình, và họ đã bị sa lầy tại đấy.
Ðịnh nghĩa nổi tiếng của Lê-nin
về vật chất như sau:
"Vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta sao chép lại, chụp lại, phản ánh và
tồn tại, không lệ thuộc vào cảm giác." Như vậy vật chất là những thực tại khách
quan, tồn tại dưới dạng vật thể, được con người cảm nhận qua các giác quan. Vậy ngoài vật chất, còn có
các dạng tồn tại nào khác không, Lê-nin viết tiếp:
"Thế giới không có gì khác ngoài vật chất đang vận động." Thật rõ ràng và khoa học, thế giới không
có thần linh, không có quyền năng siêu nhiên, chỉ có vật chất đang vận động, trong đó ý thức là hình thái vận động cao nhất của vật chất.
Người ta tưởng với các lý luận khoa học đấy có thể làm phá sản mọi tôn giáo. Nhưng tôn giáo vẫn sống, sức sống mãnh liệt của tôn giáo khiến cho các vị học giả bối rối, họ không thể lý giải được sự việc trên. Ðâu chỉ có vậy, các học giả Cộng sản còn vô cùng bối rối trước sự việc Liên Bang Xô Viết hùng mạnh đã sụp đổ không tiếng súng, phải chăng Chủ nghĩa Mác - Lênin đã lâm vào thoái trào. Trong khi tinh thần của các tôn
giáo lớn vẫn trường tồn vĩnh cửu, thì tinh thần quốc tế vô sản đã tan rã nhanh chóng. Ngày nay, chủ nghĩa Cộng sản còn tồn tại được ở một số quốc gia là nhờ sự thống trị của Quyền uy, được thiết lập bởi bộ máy bạo lực gồm: Quân đội, công an, tòa án và các nhà tù, dùng để đàn áp các phong trào Dân chủ. Lương tâm
loài người không còn tin vào các khẩu hiệu sáo rỗng của bộ máy
tuyên truyền cộng sản, tri thức loài người đã vạch rõ bộ mặt phản bội của những người cộng sản, kinh nghiệm của loài người cho thấy thực tiễn xây dựng chủ nghĩa Cộng sản ở một số quốc gia ngày càng xa rời với lý luận. Ðây là
lý do khiến niềm tin của loài người đối với Chủ nghĩa Cộng sản đã hết, điều này đã không xảy ra với các tôn giáo. Nhưng cuộc chiến giữa Cộng sản và Tôn giáo mới chỉ bắt đầu.
Ở Việt Nam, mối quan hệ giữa Cộng sản và Tôn
giáo diễn ra vô cùng phức tạp, ẩn sau cái vẻ ôn hoà là những cuộc đấu tranh ngầm, gay go quyết liệt, có lúc trở thành một cuộc chiến lý luận. Thời gian vừa qua, trên báo Quân đội Nhân dân và Tạp chí Cộng sản có đăng
loạt bài lên án và kết tội vô cớ Hoà thượng Thích Quảng Ðộ chống đối Nhà nước, đi ngược lại giáo lý nhà Phật. Trước sự tuyên chiến đó, chúng ta, những người tranh đấu cho tự do, phải kiên quyết đáp trả bằng những lý lẽ sắc bén để phản bác những luận điệu sai
trái của bộ máy tuyên truyền Cộng sản, hãy để cho lương tâm loài người lên tiếng.
Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng lịch sử dân tộc. Việc Phật giáo can thiệp sâu vào công việc chính trị đã trở thành hiện tượng bình thường, đặc biệt thời nhà Lý và nhà Trần là thời kỳ Phật giáo phát triển rực rỡ nhất, tạo ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và công việc chính trị. Ngày nay, dưới chế độ Cộng sản, Phật giáo đã mất vị thế của mình, thậm chí còn bị tầm thường hoá: Tệ nạn xã hội đã lan vào cả chốn tu hành, đất Phật trở thành nơi hành nghề mê tín dị đoan làm u mê nhân dân. Các vị cao tăng rất bất bình trước thực trạng xã hội trên, họ hiểu nguyên nhân sâu xa là do thể chế chính trị gây ra.
Một lần nữa các nhà tu hành phải tham gia công việc chính
trị để nói lên quan điểm và thể hiện rõ thái độ của mình. Tuy nhiên như các bạn đã biết, chính
quyền Cộng sản gọi việc làm đó là: "Tham vọng chính trị đội lốt Tôn giáo", toà án Cộng sản xét xử và tuyên
phạt các nhà tu hành về tội danh: "Vi phạm luật pháp nước CHXHCNVN, phá hoại chính sách đoàn kết quốc gia và xâm phạm lợi ích Nhà nước." Chỉ vì bảo vệ quan điểm và thái độ chính trị mà bị kết tội xâm phạm lợi ích nhà nước. Ðây là biểu hiện rõ nhất của việc chính quyền đàn áp các Tôn giáo bằng bạo lực, cũng như việc họ từng đàn áp các
phong trào Dân chủ. Tất cả chỉ vì lợi ích của "Cán bộ Ðảng viên có chức có quyền", chứ không vì lợi ích của "Người dân thấp cổ bé họng".
Phật giáo là con đường để giác ngộ, giải thoát và cứu độ nhân thế. Ðể hoằng dương Phật Pháp, các nhà tu hành phải có trí tuệ viên mãn để giác ngộ và hạnh nguyện lớn lao để cứu độ chúng sinh. Con đường hoằng dương Phập Pháp vô cùng khó khăn gian khổ, đòi hỏi mỗi nhà tu
hành phải có "Dũng" để vượt qua mọi nguy hiểm trở ngại, có khi nguy hiểm đến tính mạng, một lòng hướng Phật cứu độ nhân thế. Khi mà chế độ Cộng sản do những kẻ phản bội xây dựng nên đã và đang cản trở sự tiến bộ của con người, cản trở Tôn giáo, đi ngược lại tư tưởng nhân đạo, loài người sẽ đấu tranh để xoá bỏ những gì lạc hậu gây cản trở. Trong cuộc đấu tranh đó, có sự đóng góp của các nhà tu hành mà một trong những con người tiêu biểu là Hoà thượng Thích Quảng Ðộ. Vì những cống hiến của mình, năm 2006, ông được nhận giải Thorolf Rafto (1), một giải thưởng quốc tế ghi nhận những đóng góp của ông "dũng cảm và kiên trì đấu tranh ôn hoà với chế độ Cộng sản Việt Nam." Cuộc đấu tranh "ôn hoà" của Hoà thượng Thích Quảng Ðộ và các vị đồng đạo là "Dũng", đấy là con đường để hoằng dương Phật Pháp một cách chắc chắn.
Trong cuộc chiến này,
chính quyền Cộng sản có
trong tay phương tiện bạo lực, họ nắm giữ bộ máy thông tin tuyên truyền, nhờ vậy có thể đổi trắng thay đen. Thủ đoạn của họ là lừa dối, mị dân, chiến lược của họ là vu khống, xuyên tạc. Sau đây là những luận điệu sai trái của họ: "Thích Quảng Ðộ đang mang những tham vọng cá nhân, sự ngông cuồng không được kiềm chế, càng ngày càng đi xa khỏi chính đạo. Nếu biết theo chính đạo, Thích Quảng Ðộ sẽ chuyên tâm tu hành, lấy giác ngộ Phật Pháp để mưu cầu hạnh phúc cho chúng sinh, chứ không bày đặt ra các âm mưu phục vụ mục đích chính trị của mình. Quay đầu lại là bờ, nếu không, Thích Quảng Ðộ sẽ trở thành vết nhơ trong lịch sử Phật giáo Việt Nam."
Mác từng viết
"Tôn giáo là thuốc phiện của dân". Ðây là lời tuyên chiến của chế độ Cộng sản đối với Tôn giáo trên phạm vi toàn thế giới.
Sài Gòn, ngày 2-9-2007
(1) - Giải thưởng Rafto là giải về nhân quyền được trao hàng năm để tưởng nhớ giáo sư Thorolf Rafto, giáo sư Kinh Tế Chính Trị Học tại Ðại Học Kinh Tế ở Na Uy.
Giáo sư Rafto là người đã ủng hộ và đấu tranh không mệt mõi về nhân quyền cho những dân tộc ở Ðông Âu thời chủ nghĩa Cộng sản còn ngự trị. Ông Jiri Hajek, Cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Tiệp, người đã từng tham gia trong cuộc cách mạng nhung ở Tiệp và một trong nhiều lãnh đạo của Hiến Chương 77 đã nói: "Ông ấy là một trong những con người ủng hộ mãnh liệt cho chân lý, một người đã sống và chết cho niềm tin chân lý". Cái chết của giáo sư Thorolf
Rafto phần nào có liên hệ đến sự kiện ông từng bị công an Tiệp thời Cộng sản đã đánh ông, khi ông tham dự vào một cuộc giảng dạy ngầm cho
sinh viên ở Tiệp.
=END=
5- Tin Tức Quốc Nội
- Tâm thư Khối 8406 nhân ngày Quốc nạn 02-09-2007
Khối 8406 Tuyên
Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006
Bloc 8406 of Manifesto on Freedom &
Democracy for Viet Nam 2006
Kính gửi:
- Các Chính phủ, Quốc hội, Tổ chức Quốc tế,
- Ðồng bào Việt Nam
trong và ngoài nước,
Hôm nay, 02-09, là "ngày quốc
khánh" đối với người Cộng sản, nhưng là ngày Quốc nạn đối với tuyệt đại đa số đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước, vì kể từ ngày đó năm 1945,
bao nhiêu tai họa khôn lường đã đổ xuống đầu đất nước và dân tộc Việt Nam, mà thủ phạm chủ yếu là ông Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản của ông ta. Kỷ niệm ngày đau thương này, Khối 8406 chúng tôi xin gởi đến toàn thể Quý vị bức thư ngỏ với những tâm
tình sau đây:
1- Chúng tôi cực lực lên án
nhà cầm quyền CSVN đã và đang sách nhiễu vô cớ, bắt bớ tùy tiện, xét xử phi pháp
và giam cầm trái luật các nhà đối kháng dân chủ, vốn là những công dân chân thành yêu nước và muốn đóng góp
thực sự cho quê hương xã hội. Cụ thể, chúng tôi phản đối những trường hợp sau đây:
- phiên tòa xét xử nhà dân
chủ Nguyễn Thanh Phong, thành viên Khối 8406, tại toà án
Sài Gòn về tội gọi là "lợi dụng quyền dân chủ gây rối trật tự" và kết án 3 năm tù cho anh hôm 20-7-2007.
- phiên tòa phúc thẩm ngày
17-08-2007 trong đó bác sĩ Lê Nguyên Sang, luật sư Nguyễn Bắc Truyễn và ký giả Huỳnh Nguyên
Ðạo được gọi là "giảm án". Ðây chỉ là một thủ đoạn chính trị chứ không phải là lòng thành thực thi công lý của nhà cầm quyền CS, bởi vì 3 vị này đã chẳng hề phạm một tội nào cả và lẽ ra đã không thể bị bắt giam.
- việc giam giữ cách phi
lý
nhiều thành viên Khối 8406 như các anh Trương Minh Ðức, Phạm Bá Hải, Vũ Hoàng Hải, Trương Quốc Huy, Nguyễn Ngọc Quang, các chị Hồ Thị Bích Khương, Trần Khải Thanh Thuỷ, nhiều thành viên sáng lập Hiệp hội Ðoàn kết Công
Nông như Ðoàn Huy Chương, Ðoàn Văn Diên, Trần Thị Lệ Hằng, Nguyễn Tấn Hoành, nhiều nhà đối kháng dân chủ như luật sư Nguyễn Thị Thuỳ Trang, họa sĩ Trần Tuấn, các anh Lê Trung Hiếu, Lê Bá Triết, Nguyễn Tuấn, hai Thượng toạ Thích Thiện Tâm và Thích Huệ Lâm thuộc Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất ở Bình Thuận, 9 tín đồ đạo Cao Ðài ở Tây Ninh, 10 tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo ở An Giang, hơn 350 đồng bào Thượng theo đạo Tin Lành ở Tây nguyên và nhiều người khác...
- việc tiếp tục cầm tù linh
mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Nguyễn Văn Ðài, luật Lê Thị Công Nhân, cùng hai thành viên đảng Thăng Tiến là anh
Nguyễn Phong và anh Nguyễn Bình Thành,
- việc ngăn chận vô cớ, vu khống mạ lỵ, kết tội hồ đồ (trên các phương tiện truyền thông) đối với Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, Thượng Tọa Thích Không Tánh cùng nhiều chức sắc Giáo hội Phật giáo VN
Thống nhất vì nghĩa cử giúp đỡ an ủi dân oan khiếu kiện tại Sài gòn ngày 17-07 và tại Hà Nội ngày
23-08 mới rồi.
- việc tiếp tục sách
nhiễu nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, cử nhân Phạm Văn Trội, nhà văn Hoàng Tiến, nông dân Lương Văn Sinh, các cô Vũ Thanh Phương, Lê Thị Kim Thu, Lư Thị Thu Duyên, Lư Thị Thu Trang cùng nhiều nhà dân chủ ôn hòa
khác...
2- Chúng tôi nhiệt liệt hoan
nghênh sáng kiến của ngài Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ, đã kêu gọi thành lập Quỹ Cứu tế Dân oan hôm 11-8-2007 cũng như đã sai Thượng tọa Thích
Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội của Giáo hội PGVNTN dẫn một phái đoàn ra Hà Nội cứu trợ Dân oan khiếu kiện hôm 23-8-2007. Tuy bất thành vì thái độ chà đạo đạo lý và luật pháp của nhà cầm quyền CSVN, nghĩa cử cao đẹp của phái đoàn Thượng tọa Thích Không Tánh và của vài nhà dân chủ tại Hà Nội đến hỗ trợ đã an ủi được dân oan khốn khổ và là bài học bi trí dũng cho mọi người noi theo.
Chúng tôi nhiệt liệt hoan
nghênh toàn thể Cộng đồng Người Việt Tự do Úc châu đang chuẩn bị các cuộc biểu tình để tố cáo trước công luận Úc và thế giới những vi phạm nhân quyền trầm trọng của chế độ CSVN nhân hội nghị APEC sẽ diễn ra tại Sydney từ 6 đến 9 tháng 9 sắp tới. Chúng tôi cũng nhiệt liệt hoan nghênh Ủy Ban Phối Hợp Ðấu Tranh của Cộng Ðồng Hải Ngoại đặc trách biểu tình và toàn thể đồng bào tại Hoa Kỳ sẽ biểu tình chống thủ tướng CS Nguyễn Tấn Dũng trước trụ sở Ðại Hội đồng Liên Hiệp Quốc trong tuần lễ từ 18 đến 28 tháng 9 sắp tới tại New York để tố cáo tội ác của CSVN trước công luận thế giới, lên tiếng hỗ trợ cuộc đấu tranh của đồng bào quốc nội, đồng thời thành lập đoàn tiếp xúc phái bộ ngoại giao các nước yêu cầu họ không ủng hộ nhà nước tội phạm CSVN vào Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Chúng tôi tha thiết ước mong tất cả đồng bào Việt Nam hải ngoại, đặc biệt tại Úc châu và Hoa Kỳ nhiệt liệt tham gia các cuộc biểu tình này. Vì một lẽ đơn giản: nếu Nhà cầm quyền CSVN đạt được bất cứ 1 thành quả nào (kinh tế, chính trị, ngoại giao,...) trước quốc tế thì sau đó, nhất định họ sẽ quay lại đàn áp những người dân chủ trong nước. Chúng ta phải làm cho toàn thế giới nhận thức rõ hơn rằng nhân dân Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, đã chán ghét tột cùng chế độ độc tài cộng sản, và nhu cầu tự do, nhân quyền, đa nguyên, đa đảng của nhân dân Việt Nam là nhu cầu thực sự cấp bách, rất cần sự ủng hộ mọi mặt của các quốc gia dân chủ văn minh.
3- Chúng tôi chân thành cảm ơn Hạ Viện Hoa Kỳ, trong
ngày 31-07-2007, đã thông qua "Dự luật Nhân quyền năm 2007
cho Việt Nam" (H.R 3096) mà ngài Dân biểu Chris Smith cùng nhiều đồng sự đã đệ nạp. Chúng tôi hy vọng Dự luật ấy sẽ được cả Thượng Viện phê chuẩn để thành Ðạo luật Nhân quyền chính thức hầu cảnh báo nhà cầm quyền CSVN.
Chúng tôi chân thành cảm ơn Hội Ân xá
Quốc tế tại Ba Lan, đầu tháng 8 mới rồi, đã đưa linh mục Nguyễn Văn Lý là một trong những sáng lập viên Khối 8406 vào danh sách 4 tù nhân đặc biệt trên thế giới cần cấp tốc vận động giải thoát. Chúng tôi cũng cám ơn tất cả mọi người yêu tự do dân chủ khắp hoàn cầu, đặc biệt nhân dân Ba Lan, đã nhiệt tình ủng hộ sáng kiến của Hội Ân xá
Quốc tế, tham gia vào chiến dịch ký tên và gửi thư ngỏ tới thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng để kêu oan và giải thoát cho vị linh mục.
Chúng tôi chân thành cảm ơn các Mạnh thường quân, các Nhóm, các Khối và các Ủy ban Yểm trợ cùng nhiều tổ chức, chính đảng, cộng đồng của đồng bào hải ngoại đã luôn luôn nhiệt tình hỗ trợ phong trào dân chủ quốc nội nói chung và Khối 8406 chúng tôi nói riêng, cụ thể qua việc không
ngừng vận động quốc tế, biểu tình chống các phái đoàn CSVN xuất ngoại, cứu giúp những nhà dân chủ quốc nội lâm nguy, tạo điều kiện cho những tờ báo dân chủ phát hành và phổ biến khắp nước, quảng bá toàn thế giới hình ảnh Linh mục Lý bị CS bịt miệng trong phiên tòa ô nhục ngày 30-3-2007, gởi quà ủy lạo đồng bào khiếu kiện... Ðó là những hành động tốt đẹp, biểu hiệu mối lo chung trước đại họa CS, tình tiền tuyến hậu phương của người Việt yêu nước, mối quyết tâm đoàn kết trong ngoài để giải thể chế độ độc tài bạo ngược.
4- Chúng tôi cảm động biểu dương sự hy sinh to lớn cho đại cuộc của các nhà dân chủ đang bị Cộng sản cầm tù (mà danh tính đã nêu trên) cùng gia đình họ, lòng
can đảm của bao nhà đấu tranh mà sự cuộc sống bị đe dọa từng ngày bởi những trò hạ cấp, man rợ, vô luật của cộng sản như theo dõi, chặn đường, cắt điện thoại, ngăn cản làm ăn, đem ra đấu tố, gây tai nạn chết người... Chúng tôi cảm động biểu dương các thành viên chiến sĩ Khối 8406 và
nhiều chiến sĩ nhân quyền khác ngày đêm lăn lộn với dân oan khiếu kiện, công nhân đình công, quảng đại quần chúng để ủi an,
chia sẻ, thông tin, hỗ trợ; các vị lãnh đạo tinh thần thuộc nhiều tôn giáo đã đem lòng từ bi bác ái, dụng đức vô úy can đảm mà lên tiếng bênh vực kẻ bị bóc lột đàn áp, tố cáo tội ác bạo quyền, đòi hỏi các quyền tự do cho dân tộc và giáo hội, bất chấp những nguy hiểm đối với bản thân và những cản trở đối với hoạt động của mình.
5- Chúng tôi thẳng thắn nhận định rằng vấn đề dân khiếu kiện Việt Nam đã nổi lên từ hàng chục năm qua (Quỳnh Phụ - Thái Bình, Thọ Ðà - Hà Tây, Xuân Lộc - Ðồng
Nai,...) và nay là sự tiếp nối với cường độ và quy mô ngày càng rộng lớn. Nó là
sản phẩm tất yếu và là hậu quả đương nhiên vừa của bộ máy cầm quyền ngày càng hư hỏng, thối nát toàn diện từ Trung ương xuống các tỉnh, thành phố, quận huyện, phường xã, xóm ấp; vừa do thể chế chính trị độc tài, độc đảng, chỉ biết thâu tóm quyền lực qua những cuộc bầu cử gian trá và mỵ dân, chỉ lo vơ vét quyền lợi qua những trò quy hoạch, phát triển bất chấp an sinh của đồng bào, không hề nhận trách nhiệm từ nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Chính các quan chức hữu trách thuộc nhà cầm quyền cũng đã phải công
khai thừa nhận rằng: 90% những vụ việc khiếu kiện về đất đai, nhà cửa của người dân là đúng sự thật. Vì vậy họ là dân oan Việt Nam!
Việc các phương
tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam quy chụp cho những người Việt cả trong lẫn ngoài nước có tấm lòng giúp đỡ dân oan như "những kẻ bất mãn, đầu cơ chính trị, kích động biểu tình, chống phá chính quyền v.v..." là sự vu cáo trắng trợn. Ðây lại thêm một ví dụ nữa về tai hại của chế độ độc tài, toàn trị. Ðó là khi mà toàn bộ hệ thống truyền thông nằm trong
tay nhà cầm quyền CS thì họ mặc sức vu khống, lăng nhục bất cứ ai mà các nạn nhân không hề có phương tiện nào để tự vệ và toàn bộ xã hội đều bị đầu độc vô phương cứu chữa.
Ðây cũng chính là thủ đoạn đảo lộn nhân quả, mưu toan biến những tội ác do chế độ phản dân hại nước, phi dân chủ vô nhân đạo này gây ra thành hậu quả của việc
"các thế lực thù địch trong ngoài nước kích động, giật dây người dân khiếu tố, khiến vỡ ổn định chính trị và an ninh xã hội bị phá vỡ"!?!
Từ đó Khối 8406
chúng tôi kết luận: chừng nào còn thể chế chính trị độc đảng hiện nay thì vấn đề dân oan lại càng trở nên trầm trọng. Nguyên nhân sâu sa của nó như trình
bày trên là vấn đề thể chế chính trị! Luận điểm cho rằng: "Không nên chính trị hóa vấn đề dân oan, để tránh sự đàn áp của nhà cầm quyền" là hoàn toàn sai lầm cả về lý luận lẫn thực tiễn. Những người dân Thái Bình, Hà Tây, Ðồng Nai và nhiều địa phương khác đi khiếu kiện hàng chục năm trước đây đã chẳng hề nêu các khẩu hiệu mang tính chính trị, nhưng họ vẫn bị đàn áp là
những bằng chứng hùng hồn chứng minh cho kết luận này. Thành thử chúng ta cần làm hết sức mình để nâng cao nhận thức của người dân, rằng: chỉ khi nào VN có 1 thể chế chính trị đa đa đảng, chấp nhận sự cạnh tranh lành mạnh trên chính trường thì mới có cơ sở vững chắc để xây dựng 1 bộ máy quản lý nhà nước lành mạnh. Lúc ấy những tiêu cực mới bị đẩy lùi và vấn đề dân oan mới được giải quyết tận gốc. Còn hiện nay thì không! Mọi biện pháp giải quyết của nhà cầm quyền CSVN cho vấn đề này từ trước đến nay đều mang tính chắp vá, không thực chất và lừa mỵ!
* Chúng tôi cũng thẳng thắn nhận định rằng Phong trào dân chủ Việt Nam trong năm 2006 và
những tháng đầu năm 2007 vừa qua đã đạt được những thắng lợi to lớn hơn bao giờ hết cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Cụ thể là: bất chấp hiểm nguy, những người dân chủ VN đã dũng cảm đứng lên khẳng định trước dân tộc và thế giới mục tiêu quyết giành lại những quyền căn bản của con người đã bị ÐCSVN ngang nhiên tước đoạt của dân tộc VN
trong suốt 62 năm qua (2/9/1945 - 2/9/2007), cả thảy 26 quyền được ghi trong Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị, mà nhà nước CSVN đã ký tham gia năm 1982 nhưng không hề tuân giữ.
Ðợt đàn áp vừa qua của nhà cầm quyền CSVN đối với PTDCVN, trong đó có hàng chục thành viên của Khối 8406 đã bị bắt bớ, sách nhiễu, đánh đập, tù đày, tịch thu tài sản,... là sản phẩm của thế yếu nhược, thế bị động, thế hốt hoảng, thế phi nghĩa... của nhà cầm quyền trước PTDC lớn mạnh, đầy chính nghĩa và tính chủ động, tự tin. Ðó không phải là do những người dân chủ thực hành một phương pháp đấu tranh sai lầm, chủ quan nóng vội, thách thức vô lối nhà cầm quyền CSVN v.v... như 1 số người đã nhận xét.
Chưa bao giờ dân tộc ta có 1
sự kết hợp trong nước với trong nước (dân chủ, dân oan, công nhân đình công,...), trong nước với ngoài nước, cùng với sự ủng hộ của thế giới tiến bộ cách mạnh mẽ, nhịp nhàng
như hơn 1 năm qua. Nhà cầm quyền CSVN rất sợ sự kết hợp này và đó là nguyên nhân khiến họ đã đàn áp.
Chúng ta sẽ tiếp tục làm hết sức mình để gia tăng cho sự kết hợp này. Và hơn thế nữa, chúng ta sẵn sàng hiến dâng cả dòng máu của mình vì tự do!
Từ đó Khối 8406
chúng tôi một lần nữa khẳng định:
+ mục tiêu, phương
pháp, lực lượng, ý nghĩa... của cuộc đấu tranh giành lại tự do, dân chủ cho VN, như đã nêu rõ trong Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho VN
ngày 08-04-2006 là hoàn toàn đúng đắn.
+ tiến trình dân chủ hoá đất nước qua 4 giai đoạn 8 bước, mà Khối.8406 đã công bố vào ngày 22 tháng 8 năm 2006 thể hiện rõ tinh
thần nhận thức và vận dụng các quy luật 1 cách khách quan khoa học, thận trọng và
nghiêm túc. Qua đó cho thấy rằng: Những người khởi xướng, tham gia và ủng hộ Khối 8406 không hề chủ quan, nóng vội, duy ý chí,... trong những việc làm của mình!
Quốc nội ngày 02 tháng 09 năm 2007
Ban điều hành lâm thời khối 8406
Ðỗ Nam Hải- Kỹ sư (Sài gòn)
Phan Văn Lợi - Linh mục (Huế)
Trần Anh Kim - Cựu chiến binh
(Thái Bình)
Nguyễn Xuân Nghĩa- nhà văn (Hải Phòng)
=END=
6- Tin Tức Quốc Nội
- Tản mạn ngọn nguồn (2)
Thích Thiện Minh
Cách đây gần nữa tháng, tôi có viết một bài với tựa đề "Tản Mạn Ngọn Nguồn". Nay, sau khi tôi tổ chức một cuộc hành trình tổng kết đường dài gần 2000 km, đi đến 4 nơi, để viếng thăm và đáp lại lời mời của các vị lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo, các nhân sĩ; tất cả mọi người vừa là Bạn Ðạo, vừa là thành viên Cố vấn Hội Ái Hữu Tù Nhân CT và TGVN, quý vị đã từng nằm gai nếm mật, chia sẻ ngọt bùi, đồng cam cộng khổ có nhau trong nhà tù của chế độ cộng sản nhiều năm. Biết trước, sự đi lại không tránh khỏi khó khăn và bị theo dõi của chính quyền. Nhưng chính nghĩa và việc làm đúng nên chúng tôi không ngần ngại. Khi tường trình lại chuyến đi qua bài viết nầy tôi không biết dùng lời tựa gì cho thích hợp? Thôi thì để dễ nhớ, trước thế nào, sau thế ấy vậy! Tôi xin tiếp tục lấy tựa đề "Tản Mạn Ngọn Nguồn 2".
Trước nhất, tôi mạn phép những vị tôi đã đến thăm, xin hãy hoan hỷ cho tôi trung thực trình bày những gì mình thấy tận mắt, nghe tận tai, hoặc trưng bày những hình ảnh kỷ niệm, lưu lại trong cuộc thăm viếng vừa qua...
1/ Từ Bạc Liêu, những ngày giữa tháng 8 (Nhằm mùa Vu Lan tháng 07 âl). Một hôm nọ, đã dự tính trước, tôi thức dậy thật khuya chuẩn bị lên đường trong đêm tĩnh mịch, sở dĩ đi trong đêm vì đường xa vừa không muốn những cặp mắt dõi bước của mấy anh, cái gọi là "Bạn của dân" họ hay bám sát, họăc thường trực đóng chốt canh giữ trước đầu đường, lối vào con hẻm nhỏ. Những người bạn dân nầy, đóng vai khá khéo léo với bộ thường phục hoặc cài cắm như những anh chạy xe ôm, những người kề cận quanh nhà. Kinh nghiệm trong 2 năm qua, có nhiều lần tôi rời khỏi nhà từ Bạc Liêu đi thành phố, ngồi trên xe đò khi xe vừa chạy gần đến thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, thuộc tỉnh Sóc Trăng, cách nhà tôi chỉ chừng mười mấy cây số, thì tôi nhận được điện thoại của Thượng Tọa Thích Viên Ðịnh, phó Viện Trưởng,Viện Hóa Ðạo GHPGVNTN, trụ trì chùa Giác Hoa, số 15/7 đường Nơ Trang Long, phường7, Q. Bình Thạnh hỏi thăm tôi đang làm gì tại Bạc Liêu? Tôi trả lời rằng "tôi đang trên đường đi thành phố". TT. Viên Ðịnh cười và nói "Công an phường 7, Quận Bình Thạnh vừa mới thông báo cho chùa Giác Hoa;
Chiều nay ông Thầy Thích Thiện Minh có đến ở lại chùa, quý Thầy phải làm đơn xin tạm trú nhé!" Qua việc như thế, đủ đoán biết sự theo dõi của công an chặt chẽ đến mức nào rồi!
Nay xin tản mạn tiếp chuyến đi đầu tiên, tôi đến chùa Ba La Mật, tọa lạc tại khu đồi: Dóc 47, Xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Ðồng Nai thăm viếng Hòa Thượng Thích Nhật Ban (phone: 0945. 285. 642 và
0612. 641. 335). Ngài là thành viên Hội đồng Trưỡng lão GHPGVNTN kiêm Chánh Ðại Diện GHPGVNTN tỉnh Ðồng Nai, đương kim Cố Vấn Hội Ái Hữu Tù Nhân lương thức. Trên đường xe đi từ Sài Gòn ra Ðồng Nai cơn mưa không dứt hạt, lúc xuống xe tôi tạm trú mưa tại chiếc quán nước bên đường, trước con đường mòn lồi lõm vào chùa, lúc uống nước ngồi chờ tạnh mưa để ra đi, thì có một người phụ nữ trạc tuổi 40, cô ta đến mỉm cười vui vẻ gật đầu chào tôi và hỏi:
"Thưa thầy, thầy từ đâu đến đây và viếng chùa nào vậy?" Tôi trả lời khéo léo... "Tôi từ xa đi đến viếng thăm các chùa nhân dịp mùa lễ Vu Lan, Mùa Báo Hiếu tháng 07 nầy!"
Cô ta nói tiếp: "Ở đây có nhiều chùa lắm, khoảng 5-7 ngôi chùa kế cận nhau, nếu có viếng chùa, thì thầy đừng có ghé chùa Ba La Mật của ông Nhật Ban?" Tôi hỏi: "Sao vậy!"
Cô ta trả lời tiếp: "Chùa nầy là chùa phản động, ông ấy chống đối nhà nước, không tuân thủ luật pháp, ông theo giáo hội PGVNTN, giáo hội nầy hoạt động bất hợp pháp!" Tôi gật đầu cảm ơn rồi từ giã ra đi... Trên đường đi phải qua 3-4 ngôi chùa mới đến chùa Ba La Mật, các ngôi
chùa chung quanh khá tươm tất, khang trang, được sơn phết, sửa sang mới mẻ để đón tiếp khách thập phương tham quan, cúng bái... Còn
ngôi chùa Ba La Mật thuộc GHPGVNTN thì ọp ẹp, vắng tanh, tấm bảng hiệu chùa đã bị chính quyền cho người đập phá, đường vào chùa đổ đất và đá thành những mô cao chắn ngang và có rải miểng (mảnh) chai nhằm cản lối đi, ngôi chùa tróc vôi vì bị cấm không được sơn sửa, mái chùa bị tróc nóc bởi ảnh hưởng các cơn bão hằng năm, nhìn vách bên ngoài chánh điện có vài khung sườn sắt bị rỉ sét... vì trải qua mấy mùa mưa nắng! Hỏi thăm Hòa Thượng tôi mới hiểu ra, ngôi chùa nầy chính quyền không cho thu nhận đệ tử, chỉ vị Sư già trên 70 tuổi, thui thủi một mình, hằng ngày bị cô lập bởi chung quanh là các chùa theo Phật giáo nhà nước, bên cạnh, có chính quyền trực tiếp chỉ đạo. Tôi vô cùng xót xa vì nghe HT
kể lại mỗi khi có khách thập phương tham quan, thì chiếc quán đầu đường kia, là trạm của công an PA38, công an do huyện Long Thành, tỉnh Ðồng Nai bố trí canh gác thường trực Chùa Ba La Mật, để ngăn cản người vào chùa và theo dõi ai là người thường xuyên quan hệ với Hòa Thượng. Khi có người chuẩn bị vào con đường nầy thì an ninh chìm đã rỉ tai từ đầu ngõ, khuyên khách tham quan đừng đến chùa Ba La Mật. Còn khung sắt bên hong chùa, HT dự định tu sửa lại ngôi chính điện cho kín mưa đỡ nắng, nhưng mấy lần tiến hành đều bị chính quyền ngăn cản, ngôi chùa theo phật giáo nhà nước kề bên cũng lên tiếng không cho HT sửa sang, họ lấy cớ đất ngôi chùa HT đang ở là đất của họ. Sở dĩ có chuyện như thế là vì trước đây HT Thích Nhật Ban có khu đất rộng rãi, trên đồi cao, có phong cảnh đẹp, cách nơi đây gần 1 km, HT đủ giấy tờ hẳn hoi, nơi ấy có Ðầu Phật Ðài rất cao, do vị phật tử trước đây xây dựng và cúng hiến cho HT. Nhiều lần chính quyền muốn trưng dụng để làm khu du lịch, nhưng không được (Bởi ở Việt Nam, chính quyền cứ ngồi nhìn bản đồ nơi nào đất có giá trị thì cứ ra lệnh quy hoạch, giải toả đuổi khéo dân đi một cách hợp pháp). Ðến năm 1995 sau khi phái đoàn GHPGVNTN đi cứu trợ các tỉnh miền Tây do HT.
Thích Quảng Ðộ dẫn đầu đã bị chính quyền ngăn cản, bắt giam Tăng đoàn và tịch thu vật phẩm, TT. Thích Không Tánh và HT.
Thích Nhật Ban, Thích
Trí Lực cũng bị bắt và bị tuyên án 4 năm với tội danh "Ði cứu trợ bất hợp pháp vì không xin phép". Lợi dụng lúc nầy... Chính quyền cưỡng chiếm bất hợp pháp Ðầu Phật Ðài và khi HT mãn án tù, chính
quyền quy định chỗ cư trú đưa HT về nơi Ba La Mật, ngài cất ngôi chùa nhỏ nơi đây. Ðất nơi đây là của ngôi chùa theo Phật giáo nhà nước, HT. không được cấp hộ khẩu mới. Ở VN bất cứ việc gì cũng liên quan đến hộ khẩu, nếu không có hộ khẩu thì không thể đăng ký điện thoại nhà, không thể đăng ký đường dây điện lực, không thể xin giấy xây dựng sửa chữa chùa, không cấp chứng minh nhân dân. v. v.... Nói
tóm lại, qua cuộc thăm viếng nầy tôi có nhận xét, chỉ vì một lòng trung kiên với GHPGVNT mà HT. Thích Nhật Ban bị chính quyền o ép, sách nhiễu, trù dập gây khó khăn mọi mặt về sinh hoạt. Ðây là những hình ảnh tôi ghi nhận được:
* Bảng Chùa Ba La Mật bị chính quyền cho người đập phá
* Chính quyền cho người rào cản lối
* Ảnh HT, bị công an
giả dạng hành hung.
Sở dĩ tôi phổ biến bài nầy vì tôi
vừa nhận được thông báo của Hoà Thượng Thích Nhật Ban cho hay. Vào lúc buổi chiều hôm
qua, ngày 02/09/2007, HTchuẩn bị lên đường tham dự lời mời cúng tế nhân tháng 07 Vu Lan. Khi ra đến đầu đường thì hàng chục công an PA38 của tỉnh Ðồng Nai chặn lại và ép buộc Hoà Thượng phải vào chùa... Các tên công an còn hăm doạ "nếu ngày
mai còn ra nữa sẽ bị đánh què chân", và tối đêm rồi công an
tiến vào sân chùa quậy phá lung tung. Ðây là chủ trương đánh phá
GHPGVNTN có hệ thống trong mấy ngày gần đây./.
=END=
7- Thời Sự Nước Úc
- Chân diện Thủ tướng Howard trước ngày bầu cử
Hoàng Ð.Thư
(SGT)
Theo kết quả cuộc thăm dò dân
ý của công ty
Galaxy Poll vừa được công bố hôm đầu tuần thì mặc dầu vụ việc ông Kevin Rudd ghé thăm hộp đêm có vũ nữ khỏa thân
vào năm 2003 là đề tài chính của giới truyền thông trong suốt hơn một tuần trước đó, nhưng uy tín của đảng Lao động chẳng những không suy giảm mà còn tăng vọt lên hơn trước và đè bẹp liên đảng với tỷ số là 57-43. Oái oăm hơn nữa là việc cử tri chẳng những không cảm thấy hài lòng với mức thặng dư kỷ lục là 17 tỷ Úc Kim được tổng trưởng kinh tế Peter Costello thông báo trong tuần qua, không xem đó là
thành quả của khả năng lèo lái kinh tế của chính phủ Howard mà ngược lại, 51% cử tri cho rằng lý do chính mà chính phủ liên minh đạt được số thặng dư này là vì thuế khóa quá cao. Tưởng cũng nên nhắc lại, trong vài tháng vừa qua, kết quả thăm dò dân ý của Galaxy
Poll cho thấy mặc dù bị lép vế, nhưng chính phủ Howard đang dần dần giật lại sự ủng hộ từ dân chúng. Tuy nhiên, kết quả mới nhất cho thấy tất cả những sự ủng hộ mà liên đảng chật vật giật lấy đã tan biến theo mây khói trong tuần qua để quay về với tỷ số 57% tín
nhiệm Lao động và 43% tin vào chính phủ của tháng 4, tháng
5/2007. Theo nhận xét của ông David Briggs, chuyên viên nghiên cứu của Galaxy
Poll thì "Kết quả cuộc thăm dò này cho thấy cử tri đã có thể phân biệt giữa những vấn đề hệ trọng và những chuyện tầm phào (non-issue), và chính phủ (Howard) bị thua thiệt nặng nề về sự tín nhiệm khả năng quản trị kinh tế".
Sau đây, xin mời quý độc giả theo dõi bài báo nhan đề "Leaning To The
Light" của ký giả Jason Koutsoukis, được đăng
tải trên tuần báo The Sunday Age cuối tuần qua, để tìm hiểu thêm về những vấn đề mà chính phủ Howard ngày càng đánh mất lòng tin của cử tri.
***
Vì cương quyết tuân thủ theo lập luận rằng khi người ta càng nói nhiều về một điều gì đó thì tính trung thực của nó cũng sẽ tăng theo tỷ lệ thuận nên thủ tướng John Howard trong khoảng hai tuần qua đã liên tục lập đi lập lại rằng cử tri Úc
biết rõ quan điểm của ông, hiểu thấu được niềm tin của ông.
Tuần qua, qua chương
trình phỏng vấn thời sự 7.30 Report của đài truyền hình ABC, ông Howard khẳng định với khán giả của chương
trình rằng "Tôi muốn nói rằng, cho dù quý vị thương mến tôi hay ghét bỏ tôi đi nữa, thì người ta vẫn thừa nhận rằng tôi có quan điểm, có lý tưởng rõ rệt"(I stand for something).
Có lẽ ông Howard muốn nói đến một tập hợp những nguyên tắc thật vững chắc về chính sách khả dĩ khiến toàn thể cử tri thật sự kính phục, nể trọng và mến mộ những nguyên tắc ấy.
Thế nhưng, cho đến bây giờ, ngoài sự cương quyết ngăn chận không cho ông Peter Costello thực hiện được hoài bão thay thế John Howard, người ta càng ngày càng thấy khó khăn hơn trong
việc định nghĩa niềm tin thật sự của ông Howard là gì. Ngược lại, người ta có thể nhìn thấy một cách dễ dàng và rõ rệt những chuyện mà ông không thật sự tranh đấu để bảo vệ hoặc thật sự tin tưởng vào.
Trong suốt một thập niên
qua ông là một người chuyên bài bác và bày tỏ sự nghi ngờ về vấn nạn nhiệt độ địa cầu ngày càng gia tăng (global warming), và vì thế, không ai có thể tin được ông trong vấn đề khí hậu thay đổi.
Vì là con trai của một nhà tiểu thương
và đã từng vất vả ngược xuôi, vượt qua nhiều chướng ngại để trở thành Thủ Tướng cho nên, có một dạo ông Howard đã đạt được thành công trong việc miêu tả mình như một người thật sự tin tưởng vào chủ thuyết "công bằng" - a fair go - cho mọi người.
Thế nhưng, với đạo luật quan hệ lao tư ác nghiệt của mình, ông Howard đã từ bỏ vị trí này
và trở thành người đại diện cho kẻ đã tước đoạt ngày nghỉ cuối tuần của những người khác.
Trong suốt hơn 18
tháng vừa qua, ông Howard một mực thúc đẩy sự chọn lựa nguyên tử lực làm căn bản sản xuất năng lượng cho nước Úc như một tôn chỉ cốt lõi căn bản. Ông đã mạnh mẽ tuyên thệ sẽ dẹp tan sự chống đối đầy tính ích kỷ của tuýp người chống đối kiểu "không ở sau vườn tôi" (Not In My Back Yard) và xây dựng những lò
nguyên tử năng ở những nơi thích hợp cho kinh tế Úc.
Thế nhưng, như đã làm đối với tất cả mọi việc gì có khả năng đe dọa sự sinh tồn của sự nghiệp chính trị của mình, ông Howard đã vội vã giật trôi
tôn chỉ của ông xuống ống cống khi đảng Lao động có vẻ như đã đạt được một sự thành công nào đó trong việc dùng vấn đề này làm đề tài xách động cử tri.
Trong suốt thập niên
1980 ông Howard luôn mồm ca ngợi nữ thủ tướng Anh Margaret Thatcher cũng như tổng thống Hoa Kỳ Ronald
Reagan và tự cho mình là một tông đồ Tân Hữu tuân thủ theo chính sách kinh tế bảo thủ của các nhà
kinh tế gia Milton Firedman và Friedrich Hayek. Thế nhưng, khi nắm chính
quyền, ngoại trừ chính sách quan hệ lao tư ra, ông Howard đã không đưa ra một chính sách nào khả dĩ khiến các thần tượng của ông có thể hãnh diện vì ông cả.
Thí dụ điển hình căn bản nhất mà mọi chính
trị gia thuộc phe bảo thủ trên thế giới đều canh cánh suy tư: mức thuế lợi tức mà từng cá nhân phải trả. Chỉ có một lời giải thích duy nhất về số tiền thặng dư khổng lồ từ ngân sách mà thôi: chính phủ thu vô quá nhiều thuế so với nhu cầu trang
trải chi phí!
Một người bảo thủ chân chính - như ông Howard thường xuyên tự nhận - sẽ cảm thấy hồn kinh phách tán về những số tiền thặng dư mà chính phủ Howard liên tục kéo vào và người bảo thủ chân chính sẽ tìm cơ hội để bồi hoàn lại số tiền này cho người dân qua việc giảm thuế.
Thay vì làm thế thì
chính phủ Howard lại cố khư khư giữ lấy rồi nhồi nhét những số tiền này vào vô số các "quỹ" chính phủ. Giới thư lại cửa quyền sẽ quyết định giùm cho người dân chúng ta việc xài tiền như thế nào, vào đâu, khi nào!
Chẳng hạn như tuần rồi là cái
quỹ y tế bí mật. Rồi nghe thoảng đâu đó có nhắc nhở đến quỹ xây dựng hạ tầng cơ sở nữa! Hồi tháng 5/07 vừa qua thì tổng trưởng kinh tế Peter Costello úm ba la ra quỹ Trợ Giúp Ðại Học (Higher
Education Endowment Fund) từ trong cái nón thần ngân sách của ông ta, rồi sau đó ông có vẻ thật hãnh diện khiến người ta cứ tưởng ông vừa đoạt được giải Nobel kinh tế vậy!
Như vậy thì chính sách kinh
tế tự do thả lỏng kiểu laissez-faire vốn đã từng bồi dưỡng trí tuệ của ông Howard trong những năm tháng
xa xưa bây giờ biến đâu rồi?
Thế nhưng, cái quỹ chính phủ đáng chê
trách nhất là Quỹ Tương Lai (Future Fund). Quỹ này có lẽ là cách đầu tư tiền thuế của người dân ít sanh lợi nhất tại bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới này. Vì sao không sử dụng số tiền này vào
một việc gì đó khá dĩ sanh lợi nhiều hơn? Vì sao không giảm thuế cho các công ty? Vì sao không mua một thứ gì đó mà quốc gia cần có?
Trong một sự phô bày tính lười nhác về chính
sách thật đáng chê trách, chính phủ Howard cho biết rằng họ muốân giữ chặt tiền của chúng
ta và gần như chẳng làm gì với số tiền ấy cả!
Thế còn cái gọi là cuộc chiến chống trợ cấp an sinh
xã hội (war on welfare state) của ông Howard thì sao? Ông đã biến từ một kẻ hùng hổ muốn tuyên
chiến thành một kẻ khuất phục chào thua chỉ trong vòng 3 năm ngắn ngủi thôi.
Giờ đây, gần như không một ai
không nhận lãnh một thứ trợ cấp chính phủ. Cứ 10 gia đình thì có 9 gia đình mỗi hai tuần nhận lãnh một loại trợ cấp xã hội. Và những trợ cấp này chưa bao gồm tiền cho không trong lãnh vực chăm sóc trẻ em
(childcare), tiền bảo hiểm y tế cá nhân, tiền cho người mua căn nhà đầu tiên và cả một đống tiền mà người ta chỉ cần đẻ con cũng được cho.
Những thứ tiền này chưa thấm vào đâu so với hàng tỷ Úc kim
mà ông Howard chi ra hàng năm để giúp "an sinh" cho thương nghiệp, để chống đỡ cho các đại công ty kỹ nghệ, chẳng hạn như các công ty sản xuất xe hơi, mặc dù ông ta biết làm như thế là không đúng.
Khi John Howard nói rằng ông có
lý tưởng rõ rệt, thì trên một bình diện nào đó, ông đã nói thật chính xác. Trong trí óc của cử tri, ai cũng biết rõ rằng lý tuởng rõ rệt của ông
Howard là bấu víu lấy quyền lực của mình bằng mọi giá.
Cái khó của ông Howard là sau 11 năm làm thủ tướng và 34 năm trong Quốc Hội, ông đã thỏa hiệp, hy sinh và vứt bỏ quá nhiều những điều mà ông từng thật sự tin vào để rồi ông trở thành một người tranh đấu gần như không cho một điều gì cả, ngoại trừ sự sinh tồn của chính bản thân (self preservation) mà thôi.
Một điểm quan trọng mà ông
Howard dùng để tấn công lãnh tụ đối lập liên bang Kevin Rudd là ông Howard có đại diện cho một niềm tin, một lý tưởng nào đó trong khi ông Rudd chẳng đại diện cho một thứ gì cả.
Ðây chỉ là một câu tố láo (bluff) mà thôi!
Ông Rudd đã thành công trong việc đồng hóa mình với một số ý tưởng hơi khó bài bác được. Quan trọng nhất là ý tưởng rằng ông Rudd đại diện cho một sự thay đổi. Không phải bất kỳ một sự thay đổi nào mà là một sự thay đổi khả dĩ khiến người ta cảm thấy an tâm
thoải mái hơn là lo âu sợ sệt.
Ông Rudd cũng đại diện cho nỗ lực nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của việc thay đổi khí hậu toàn cầu, cho một cuộc cách mạng giáo dục, cho sự chấm dứt trò chơi đổ lỗi giữa hai cấp chính phủ tiểu bang và liên bang, và quan trọng hơn hết, ông đại diện cho một hệ thống quan hệ lao tư công bằng hơn.
=END=
8- Tin Tức Ðó Ðây
- Bản Tin Nước Úc
(SGT)
Chính phủ tiết lộ về trắc nhiệm nhập tịch mới
Sydney: Những người di dân cần phải học tiếng Anh, tán thành giá trị của tình bạn theo kiểu Úc
(mateship) và sự công bằng để có thể trở thành công dân Úc theo một cuộc trắc nghiệm gay go mới. Hôm Chủ Nhật vừa qua, tổ hợp báo chí
News Ltd cho biết, đây là lần đầu tiên Chính phủ Liên bang đã trình bày về những gì họ coi như là 10 giá trị cần thiết của Úc mà mỗi công dân cần phải theo. Các giá trị này, phần lớn được viết bởi Bộ trưởng Di trú Kevin Andrews và Thủ tướng Howard được xuất hiện trên tập sách "Ðể trở thành Công dân Úc" (Becoming an Australian Citizen), được phát hành hôm Chủ Nhật vừa qua. Tập sách 40 trang này tóm tắt về lịch sử nước Úc, lịch sử các cơ cấu chính trị, kinh tế, văn hóa và số phận của người thổ dân. Nó sẽ được phát cho tất cả những người nào xin nhập tịch. Nó mô tả Úc như là "một quốc gia dễ dãi với thế giới và chính nó" nhưng mong đợi các công dân trong tương lai phải kính trọng các
giá trị căn bản của Úc. Tập sách nói rằng, quốc tịch Úc cung ứng một cam kết cao hơn đối với quốc gia Úc đại lợi. Quốc tịch hiện đại cũng dựa trên tình tự quốc gia dân tộc và sự gắn bó lâu bền với những gì là chung của người Úc.
Người di dân sẽ được trắc nghiệm với 20 câu hỏi rút ra ngẫu nhiên từ một danh
sách gồm 200 câu hỏi. Họ phải trả lời đúng ít nhất là 60% các câu hỏi này, bao gồm 3 câu về trách nhiệm và quyền lợi của quốc tịch. Mười (10) giá trị của Úc được tập trung vào "tình bạn và sự công bằng"
bao gồm lòng khoan dung, tha thứ, sự tương
kính và tình cảm hướng tới những người đang cần, phẩm giá, tự do của cá nhân và tự do ngôn luận. Các giá trị khác bao gồm tự do tín ngưỡng và chính phủ thế tục, tự do kết giao, hội họp, sự ủng hộ nền dân chủ nghị viện và pháp trị, bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng nam nữ, bình đẳng về cơ hội và sự hòa bình. Tập sách này nói rằng, về tổng thể thì nước Úc hỗ trợ cho nguyên tắc sống và được sống (live and let live). Úc có một truyền thống về tình hữu nghị & tình bạn
(mateship) mạnh mẽ thể hiện qua việc giúp người và được người khác giúp lại một cách thiện nguyện, đặc biệt là trong những lúc tai ương. Một người bạn có thể là người phối ngẫu, người sống chung, bạn cùng phe, anh, chị, em, con gái, con trai hoặc chỉ là bạn bè. Một người bạn còn có thể là một người xa lạ.
Tăng thêm tài trợ y tế tốt hơn là tiếp quản bệnh viện
Canberra: Hôm Thứ Sáu, Thủ tướng Howard đã nói là việc tiểu bang và liên bang bơm thêm tiền vào hệ thống y tế công cộng sẽ có hiệu quả hơn là
chính phủ liên bang tiếp quản các bệnh viện công. Hôm Thứ Năm, đảng Lao động đã tiết lộ kế hoạch của họ nếu thắng cử trong cuộc bầu cử liên bang năm nay là sẽ nắm lấy sự kiểm soát 750 bệnh viện trên toàn quốc nếu các tiểu bang không cải thiện hệ thống này trước năm 2010. Lời công bố này theo sau kế hoạch của Chính phủ ký kết $45 triệu đô-la để tiếp quản bệnh viện Devonport's Mersey Hospital ở Braddon, Tasmania.
Ông Howard nói rằng Liên
bang đã nghĩ đến việc nắm giữ tất cả các bệnh viện ở tiểu bang và các vùng lãnh thổ nhưng đã đi đến kết luận rằng sự kiểm soát của liên bang sẽ không giải quyết được tất cả mọi vấn đề. Ông Howard nói với đài phát thanh Southern Cross rằng, chúng tôi đã có một cuộc thảo luận rất dài và
chúng tôi đưa ra kết luận là việc Liên bang nắm giữ toàn bộ bệnh viện công không nhất thiết sẽ làm cho chúng hoạt động có hiệu quả hơn. Ðiều nên xảy ra là cả 2 cấp chính phủ, tiểu bang và liên bang cần phải bỏ thêm tài
nguyên vào các lĩnh vực trách nhiệm của mình. Rõ ràng là chúng ta đã làm được việc đó trong chương trình bảo hiểm y tế Medicare. Ông Howard thú nhận rằng ông không hài lòng
với cách thức hoạt động của hệ thống nhưng nói rằng Liên đảng đã cam kết nhiều về y tế hơn là 2 tỉ đô-la hứa hẹn của đảng Lao đông. Ông nói, chúng tôi sẽ bỏ thêm tài nguyên vào đó từ lợi tức thặng dư của chúng
tôi, và qua thời gian thì số tiền này sẽ vượt quá con số 2 tỉ đô-la mà ông Rudd đã cam kết. Ông Howard nói rằng Chính phủ sẽ hành động không do dự nếu có sự sai trái rõ ràng của các tiểu bang về vấn đề y tế. Thí dụ như ở Tasmania chúng tôi đã tiếp quản toàn bộ bệnh viện và chắc chắn là tôi
không loại trừ khả năng làm như vậy ở các nơi khác trên đất Úc. Nếu có một sự sai lầm rõ ràng thì chúng tôi sẽ làm điều này.
Công chúng không nên tham dự cuộc bắn pháo bông bế mạc APEC
Sydney: Pháo bông bắn tại cảng Sydney Harbour sẽ đánh dấu bế mạc hội nghị APEC nhưng công
chúng được cho biết là không nên tham dự. Các con tàu cao và du thuyền cũng sẽ góp phần làm cho
trang trọng hơn màn trình diễn được đặt tên là "Sông lửa" (River of fire) tại khu vực bến cảng. Tuy nhiên, hôm
thứ Bảy, các nhà tổ chức đã lên tiếng nhằm bảo đảm cho sự xếp đặt này chỉ nhằm trình diễn cho các vị khách quan trọng (VIP) mà thôi, viện dẫn vì lý do an ninh.
Nữ phát ngôn nhân của APEC,
Anne Fulwood nói rằng, màn bắn pháo bông ngắn khoảng năm phút này được kèm theo vài con tàu cao và du thuyền trên cảng sẽ làm
trang trọng thêm cho màn trình diễn pháo bông đầy mầu sắc được bắn lên từ các xà-lan mà thôi chứ không bắn từ cầu Habour
Bridge. Nó sẽ bổ sung cho dấu hiệu của APEC sẽ được thắp sáng từ cầu Habour Bridge từ ngày 2 đến 9 Tháng Chín. Pháo bông sẽ là phần rất ngắn của buổi tối hôm đó nên tôi
nghĩ là không đáng để công chúng tìm cách đến coi. Sự kiện này sẽ diễn ra vào
buổi tối ngày 8 Tháng Chín, sau khi 750 nhà lãnh đạo trên thế giới và các viên chức khác từ các quốc gia trong vùng Á châu-Thái bình Dương tham dự xong buổi trình
diễn 45 phút bên trong nhà hát Sydney Opera House. Buổi trình
diễn này sẽ đề cao hơn 200 nghệ sĩ trẻ, kể cả ca sĩ Christine Anu.
Cô Fulwood nói rằng buổi hòa nhạc và bắn pháo
bông này được chuẩn bị để "cho các vị khách của chúng ta thấy về việc tổ chức kỷ niệm, lòng tự tin của một quốc gia hạnh phúc và tự hào về sự phong phú các nghệ sĩ đầy tài năng của mình". Tuy nhiên cô nói rằng, nơi tốt nhất để xem pháo bông là trên màn ảnh vô tuyến truyền hình để "giảm thiểu tối đa mọi sự gián đoạn có thể xảy ra". Nhà hát Sydney Opera là trung tâm của khu vực an ninh
và cấm xâm nhập trong thời gian APEC.
Phụ nữ Vic có thuốc viên phá thai
Melbourne: Thuốc viên
phá thai RU486 sẽ có sẵn cho phụ nữ ở Victoria trong vòng vài tuần lễ tới. Tuy
nhiên loại thuốc này sẽ bị hạn chế, chỉ dành cho các trường hợp được coi là cần thiết về mặt y khoa nếu các bác sĩ thấy rằng không thích hợp để phá thai bằng cách giải phẫu. Hôm Thứ Bảy, tổ hợp báo chí Fairfax cho biết Bệnh viện Phụ nữ (Royal
Women Hospital) đã được giới chức thẩm quyền về y tế cấp phép để cho toa loại thuốc gây ra nhiều tranh cãi này.
Quyết định này được đưa ra 18 tháng sau khi cuộc bỏ phiếu trên căn bản lương
tri (conscience) tại quốc hội liên bang đã rút lại sự phủ quyết của bộ trưởng y tế đối với loại dược phẩm này để chuyển nó sang Ban Phát hành Dược Phẩm (TGA).
Bệnh viện Melbourne là bệnh viện đầu tiên ở Úc được cấp phép xử dụng RU486 cho các cuộc phá thai y khoa 8 tháng sau khi
nộp đơn xin tại Ban Phát hành Dược phẩm (TGA).
Oxfam: Giải pháp Thái Bình Dương là một sự cướp tiền thuế của dân
Úc: Một báo cáo mới cho rằng biện pháp được gọi là Giải pháp Thái bình Dương (Pacific Solution) cho những người tầm trú (asylum seekers) là một vụ cướp tiền của người đóng thuế, đã gây thêm chứng bệnh tâm thần trong số người tỵ nạn và nên được dẹp bỏ. Các phát hiện này là từ một bản phân tích được thực hiện bởi tổ chức cứu trợ Oxfam
Australia và nhóm bênh vực người tỵ nạn, "A Just Australia" đưa ra nhân
dịp kỷ niệm năm thứ 6, ngày chiếc tàu Tampa chở những người tầm trú được cứu vớt từ Ấn độ dương đưa đến Úc. Bản báo cáo này phân tích phí tổn trên các lĩnh vực tài
chính, pháp lý, con người và khu vực của cái được gọi là Giải pháp Thái bình Dương nhằm gửi những người tầm trú ra các trung tâm tạm giữ ở ngoài khơi, cách
xa bờ biển.
Giải pháp này được Chính phủ triển khai vào năm 2001 nhằm chặn đứng làn sóng di dân trái phép và giảm thiểu con số những người tầm trú được trải qua thủ tục kiện tụng ngày càng tốn kém tại các tòa án trong nội địa của Úc. Tuy
nhiên, bản báo cáo cho biết những người đóng thuế đã phải chi trả hơn 1 tỉ đô-la kể từ năm 2001 để cứu xét chưa tới 1700 người tầm trú tại các hòn đảo Nauru, Manus Island và Christmas Island, một chi phí
trên $500,000 đô-la mỗi đầu người. Bản báo cáo nói rằng, qua so sánh, ước lượng mới nhất (từ bộ di trú) đã cho thấy, để cứu xét 1700 trường hợp người tầm trú trong một thời gian 90
ngày tại trung tâm tạm giam Villawood ở Sydney chỉ tốn khoảng $35 triệu đô, chỉ có 3.5% chi phí để cứu xét giải quyết các sự vụ của họ từ các hòn đảo ngoài khơi.
Báo cáo nói thêm, đa số những người bị giam giữ đã ở lại 2 năm tại Nauru. Một số khác bị giữ lại đến 6 năm và nhiều người đã bị các chứng bệnh về tâm thần trong khi bị giam giữ. Ða số, nếu không muốn nói là tât cả những người tầm trú này đã phải chịu đựng một sự đày đọa to lớn vì sự nghèo nàn và yếu kém cả về mặt sức khỏe tâm thần, thể chất và an sinh. Ngoài ra sự việc này còn gây tác động bất lợi lên truyền thống dân chủ của Úc và hệ thống pháp lý, các quan hệ của Úc trong khu vực cũng như hệ thống quốc tế bảo vệ người tỵ nạn và di trú.
Oxfam và A Just Australia đã đề nghị hủy bỏ tiến trình cứu xét ngoài khơi này. Tài liệu này nói: "chúng tôi tin rằng thật sự quan trọng để chính phủ Úc chấm dứt giải pháp Thái bình Dương và việc giam giữ, cứu xét người tầm trú ở các nơi xa bờ, trên các hòn đảo Nauru, Manus Island và Christmas Island. Thay vào đó, những người tầm trú đến lãnh hải của Úc bằng tàu thuyền nên được cứu xét giải quyết trên đất liền cùng một cách thức như những người tầm trú khác".
Bản báo cáo đòi hỏi một cuộc kiểm tra về toàn bộ chi phí
vận hành các trung tâm tạm giam ở ngoài khơi và bãi bỏ các xếp đặt cho phép người tỵ nạn được tái định cư tại Mỹ và các nước thứ 3 khác. Bản báo cáo cũng kêu gọi một cuộc điều tra xem có phải tiến trình cứu xét và thanh lọc ở ngoài khơi, từ các hải đảo xa bờ đã làm giảm số người tỵ nạn đến Úc bằng tàu thuyền như chính phủ đã nói hay không.
Cúm ngựa ảnh hưởng tới an ninh Hội nghị APEC
Sydney: Công tác giữ an ninh
cho hội nghị APEC đã bị đặt dấu hỏi sau khi các con ngựa thuộc lực lượng cảnh sát tại Sydney đã bị phong tỏa theo sau sự bùng phát của bệnh cúm ngựa, Equine Influenza (EI). Bản doanh của các chú
ngựa cảnh sát NSW này nằm trong khu vực Sydney's Centennial Park, ở gần các chuồng ngựa tư nhân, nơi mà 11 vụ EI đã được báo cáo. Trang mạng (website) của cảnh sát NSW viết rằng lưc lượng cảnh sát cưỡi ngựa xử dụng 34 con ngựa, tất cả đều được đóng tại trang trại ở Sydney. Các chuồng ngựa của cảnh sát nằm trong
phạm vi khu vực 10km cấm vừa được chính phủ tiểu bang thiết lập theo sau vụ khám phá ra bệnh dịch bùng phát. Vừa qua, lại có thêm 5 con ngựa được xét nghiệm mắc bệnh EI ở trung tâm kiểm dịch Eastern Creek vốn được đưa vào chương trình thực hiện các biện pháp kiểm dịch tương tự. Một phát ngôn viên của Tổng giám đốc Cảnh sát Ken Moroney nói rằng, hãy còn quá sớm để bàn về tác động của sự bùng phát này sẽ như thế nào đối với công tác của đội cảnh sát cưỡi ngựa tại hội nghị APEC, sẽ được bắt đầu vào ngày 2/9. Phát ngôn nhân này nói rằng, chúng
ta phải chờ xem diễn biến ra sao. Cần có thêm thời gian để giải quyết vấn đề này.
Cảnh sát NSW đã đưa
ra bản tường trình về các biện pháp được áp dụng để bào vệ những con ngựa và giám sát các triệu chứng của EI nhưng chưa có con
nào được xét nghiệm về vi khuẩn này. Bản tường trình nói rằng Cảnh sát NSW sẽ tiếp tục theo dõi những sự xếp đặt về kiểm dịch khái quát và tình hình liên quan đến EI.
Học sinh phá hệ thống lọc web trị giá $84 Triệu
Melbourne: Một học sinh
trung học ở Melbourne đã phá vỡ hệ thống lọc nhằm ngăn chặn việc truy cập vào các trang web khiêu dâm trên mạng lưới internet trị giá $84 triệu đô-la của chính phủ Liên Bang chỉ trong vòng vài chục phút. Tom Wood, 16 tuổi nói rằng cậu chỉ cần khoảng 30
phút để vượt qua hệ thống lọc của chính phủ vừa được đưa ra hôm Thứ Ba tuần trước. Tom, học sinh lớp 10 tại một trường tư thục trong vùng đông nam Melbourne đã chỉ cho tờ báo Herald Sun xem cậu làm cách nào để làm cho hệ thống lọc này ngưng hoạt động chỉ sau vài cú kích hoạt bằng mouse. Các bậc cha mẹ đã rất dễ bị qua mặt. Kỹ thuật của cậu là bảo đảm toolbar của chương trình này không bị xóa bỏ để cha mẹ lầm tưởng rằng hệ thống lọc vẫn còn làm việc.
Tom lo ngại rằng một em nhỏ nào đó hiểu biết về vi tính
sẽ có thể tìm ra cách qua mặt hệ thống và đưa lên internet để người khác dùng. Tom, người đã nói
chuyện với Bộ trưởng Truyền thông Helen Coonan về vấn đề an toàn trên mạng (cyber) trong thời gian hoạt động của diễn đàn này hồi Tháng Năm đã nói rằng lẽ ra Chính phủ Liên bang nên phát triển một hệ thống lọc tốt hơn, làm tại Úc. Cậu nói, thật là phí
của khủng khiếp. Họ có thể có được một hệ thống lọc tốt hơn nhiều được làm ngay tại đây mà chỉ tốn vài triệu đô-la hơn là trả tiền cho các công ty ngoại quốc cho một hệ thống không hữu hiệu.
Ðể đáp ứng lại điều tra của tờ Herald
Sun, Chính phủ đã đặt thêm hệ thống lọc "Integard" được Úc thiết kế lên
trang mạng vào hôm Thứ Sáu. Tuy nhiên, Tom cũng đã phá vỡ được hệ thống này trong vòng 40 phút. Nghị sĩ Coonan nói rằng Chính
phủ đã lường trước được việc trẻ em sẽ cố tìm cách để phá vỡ hệ thống lọc NetAlert và các nhà cung cấp đã được hợp đồng để tiếp tục cung cấp các chương trình cập nhật. Nghị sĩ Coonan nói rằng các nhà cung cấp chương trình đang ưu tiên điều tra về sự việc này.
Ðáng tiếc thay, không có một biện pháp đơn độc nào có thể bảo vệ trẻ em từ những điều gây hại trên mạng lưới internet.... và vì thế, chức năng và các
kinh nghiệm làm cha mẹ truyền thống luôn luôn bao giờ cũng quan trọng.
Nghị sĩ Steve Fielding của đảng Family First, một người vận động cho chiến dịch an toàn trên mạng từ rất lâu nay nói rằng việc phá vỡ chương trình này cho thấy sự cần thiết của một hệ thống lọc bắt buộc từ các nhà
cung cấp internet. Nghị sĩ Fielding nói rằng bạn cần cả hai cấp độ, tại nhà cung cấp internet và tại ngay chiếc máy vi tính của mình. Chính phủ đã không chịu lắng nghe các lẽ thường tình và để cho trẻ em bị đặt vào tình trạng nguy hiểm.
Các hệ thống lọc này được thiết kế để ngăn chặn việc truy cập và các trang web nằm trong danh sách đen trên toàn quốc, sự xử dụng thanh công cụ và các phòng nói chuyện trên mạng (chat
rooms). Nó cũng có thể được cha mẹ tùy nghi xếp đặt để ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng. Tuy nhiên Tom nói rằng không cần biết chúng dễ bị phá vỡ ra sao
thì các hệ thống lọc này cũng đã bị lạc hướng khá xa. Chúng không giải quyết các vấn nạn lớn hơn. Cậu nói rằng quyền riêng tư của các em
là vấn đề trước nhất tôi sẽ giải quyết. Họ (chính phủ) thực sự cần triển khai một diễn đàn có sự tham gia của giới trẻ để thảo luận về các vấn đề này và các ý kiến để giải quyết chúng.
Chương trình NetAlert trị giá $189
triệu đô-la bao gồm $84.4 triệu cho hệ thống lọc trên toàn quốc cộng với ngân khoản tài trợ để giám sát trên mạng, một đường giây điện thoại trợ giúp và một chương trình giảng dạy. Chính phủ cũng cung ứng sự chọn lựa hệ thống lọc từ các nhà cung cấp internet. Dưới chương trình hệ thống lọc này, các gia đình có thể tải nó xuống từ trang web: netalert.gov.au hoặc yêu cầu gửi tới cho
mình.
Thiếu nữ bị ung thư mừng sinh nhật lần cuối tại Luna Park
Melbourne: Chỉ còn vài
tuần lễ để sống, hôm Thứ Bảy vừa qua, cô Clare Oliver, nạn nhân bệnh ung thư da đã phải tranh đấu chật vật để hoàn thành ý nguyện sinh nhật trước khi ra đi. Người phụ nữ trẻ này bị chẩn đoán mắc bệnh "aggressive melanoma", một chứng ung thư da hồi 3 năm trước đây đã gây xúc động cho nhiều người khi mạnh dạn lên tiếng báo động để chống lại sự nguy hiểm của việc tắm nắng làm cho da nâu (tanning) ở ngoài trời và
trong các phòng tắm nắng bằng ánh
sáng nhân tạo (solariums). Một trong các mục tiêu của cô là cố kéo dài cuộc sống để được dự sinh nhật lần thứ 26 của mình cùng với gia đình và bạn bè tại Luna Park ở Melbourne. Tuy thế khi đến nơi cô đã phải mất gần nửa giờ đồng hồ mới thu thập đủ sức mạnh để ra khỏi xe cứu thương. Từ trên chiếc xe lăn của mình cô nói: "điều này có ý nghĩa như cả thế giới đối với tôi. Tôi không chắc là có thể đến đây được hôm nay. Hôm nay là một cột mốc quan trọng của cuộc đời tôi. Tôi không mong đợi là sống được lâu đến thế này. Lẽ ra tôi đã ra đi từ 2 tuần trước nhưng tôi đã cố phấn đấu".
Cô thú nhận là đã trải qua một buổi sáng thật khó khăn. Cô nói
rằng, tôi cần thêm thuốc giảm đau. Tôi đã trải qua một đêm thật sự, thật sự gay go nhưng thuốc của tôi đã giúp cho tôi vượt qua được. Phát biểu trước cổng vào của công viên, Clare cho biết nơi này đã tổ chức
"ngày kỷ niệm đặc biệt" cho cô như thế nào. Cô nói, tôi đã trải qua nhiều thời gian để lớn lên ở chung quanh khu vực St Kilda và chúng tôi đã thường đến Luna Park. Hôm nay tôi sẽ chơi xích đu ở trong
này nhưng tôi không chơi được các trò chơi khác vì yếu quá. Cô Oliver cắt bánh sinh nhật trong khi một đám đông khoảng 70 người gồm bạn bè, gia đình và những người dự khán hát bài "Happy Birthday" để chúc sinh nhật cho cô.
Hôm tuần rồi, cô Oliver đã nói với công
chúng rằng trước đây cô đã là một người cuồng tín, rất mê tắm nắng tại bãi biển và trong các phòng tắm nắng nhân tạo. Cô
Oliver nói, tôi muốn cảnh báo cho các thiếu nữ trẻ về sự nguy hiểm của việc tắm nắng. Nhưng khi nói ra điều này, tôi không nhận thức được tác động của nó và tôi đã hoàn toàn bị choáng ngợp vì một hành động nhỏ như thế của tôi lại có thể gây ra một phản ứng rất to lớn. Các chính phủ liên bang và tiểu bang hiện nay đang hành động để chỉnh đốn lại kỹ nghệ tắm nắng nhân tạo sau khi nghe về câu chuyện của cô. Tại Victoria, điều luật mới này có nghĩa là việc cung cấp dịch vụ tắm nắng cho trẻ em dưới 16 tuổi là bất hợp pháp và những người từ 16-17 tuổi phải có phép của cha mẹ. Cô Oliver nói rằng cô mong muốn tất cả các phòng tắm nắng phải bị cấm bởi vì "chúng không tốt, bạn tự đặt mình vào những nguy cơ không cần thiết".
Bác sĩ của cô, Phó Giáo sư Grant
McArthur của Trung tâm Ung thư Peter MacCallum, Melbourne nói rằng bây giờ họ không
làm gì hơn được cho cô Oliver ngoài việc cấp thuốc giảm đau và giữ cho nước đừng vào phổi. Ông nói:"bất cứ những gì chúng tôi có thể làm để giúp cho cô được dễ chịu". Carmen Tong, người bạn từ thuở nhỏ của Oliver
từ 10 năm nay nói: "tôi nghĩ rằng cô ấy rất can đảm khi đã dùng hết năng lượng của mình để nói ra được như thế. Ðiều đó dễ dàng để cô giữ kín. Nhưng cho tất cả những người thực sự theo "mode" thời trang và bị ám ảnh bởi việc tắm cho da
nâu thì lời nhắn nhủ này thật là quan trọng".
Howard được làm ông ngoại!
Canberra: Thủ tướng Howard nói rằng sự ra đời của đứa cháu ngoại đầu tiên của ông là một bước mới và đầy thú vị trong cuộc sống của gia đình ông. Hôm Thứ Bảy, cô Melanie, 32 tuổi, con gái của ông
Howard đã hạ sinh một bé trai tại bệnh viện Sydney. Angus Benjamin Howard McDonald cân nặng 3,3kg.
Cô Melanie Howard đã lập gia đình với luật sư Rowan McDonald hồi năm 2003. Ông Howard nói rằng ông và bà vợ, Janette
rất vui sướng khi được làm ông bà ngoại. Ông Howard nói rằng, Janette và tôi rất vui sướng. Ðây là một nấc thang khác trong cuộc sống của gia đình chúng
tôi và chúng tôi rất vui cho Melanie và Tim. Hai người con
trai của ông Howard là Richard và Tim chưa lập gia đình.
Thủ lĩnh Ðối lập Kevin
Rudd đã chuyển lời chúc mừng của ông đến gia đình ông Howard. Ông Rudd nói rằng:"tôi xin chúc mừng Ông bà
Howard và đại gia đình của họ về một sự kiện thật sự vui vẻ. Tôi nghĩ rằng đây là một tin tuyệt vời khi bạn có thêm một thành viên mới trong gia đình và chúng tôi xin chúc họ những điều tốt đẹp nhất. Ðây là một tin mừng cực kỳ to lớn và là một trong các sự kiện quan trọng của cuộc sống".
Cựu Bộ trưởng Vanstone vẫn tiêu sài hoang phí
Canberra: Cựu Bộ trưởng của thủ tướng Howard, bà Amanda Vanstone sẽ chi tiêu hơn
$370,000 đô-la tiền của những người đóng thuế trong năm đầu tiên với tư cách là vị đại sứ mới của Úc tại La-mã (Rome). Bà Vanstone, đã tiêu tốn gần $14,000 đô tiền vé máy bay và tiền học tại Ý trước khi dọn vào một nơi cư ngụ trị giá nhiều triệu đô-la. Bà đã bị truất phế khỏi nội các hồi đầu năm nay. Trong vụ bổ nhiệm đến Ý này, bà Vanstone được nhận
$197,681 đô-la tiền lương, cộng thêm một đội ngũ quản gia tốn phí đến $129,306 đô mỗi năm.
Các số liệu mới được đưa ra trong bản Ước lượng Ngân sách đã tiết lộ phí tổn $44,192 đô-la để thuyên chuyển bà bộ trưởng nội các bị truất phế này. Nó bao gồm tiền vé máy bay, học ngoại ngữ, trợ cấp di chuyển và chuyên chở "vật dụng cá nhân" của bà. Căn nhà sứ quán mới tại La mã dành cho người phụ nữ từ Nam Úc
này là một bất động sản 4 tầng với một hồ bơi. Nó được xây dựng vào năm 1937 và được chính phủ Úc mua vào đầu thập niên 1950. Ðể phục vụ bà có một tài xế và 4 nhân viên quản gia, bao gồm 1 người quản gia được trả lương $36,000 đô mỗi năm, một đầu bếp được trả lương tương đương, một người hầu gái và một người làm vườn, mỗi người được trả lương $28,000 mỗi năm. Quyền thư ký Bộ Ngoại giao và Mậu dịch, Doug Chester nói rằng, lý do của việc xếp đặt nhân viên như thế thật rõ ràng - số lần yết kiến và chiêu đãi chính thức được thực hiện tại nơi này, thực tế là một nơi cư ngụ được Úc làm chủ và do đó, là một tài sản của Liên bang và sự bảo quản nó cần phải được thực hiện.
Phí tổn chuyên chở "vật dụng cá
nhân" của bà Vanstone là $14,179 trong khi vé máy bay quốc tế là
$13,917. Tiền học ngoại ngữ tại Úc là $2420 và các bài học tiếp tại Ý tổng cộng là
$1934 đô với $1360 đô phụ trội để trả cho chi phí về chỗ ở để tạm trú tại trường dạy ngôn ngữ ở Tuscany.
Lao Ðộng thay đổi chính sách giao tế kỹ nghệ IR
Úc: Chương trình phát thanh "Thủ tướng" (PM) của đài ABC vừa cho biết sắp tới, đảng Lao động Liên bang sẽ công bố các thay đổi căn bản về chính sách lao động (IR) của họ, kể cả việc rút những nhân viên có lợi tức trên $100,000 đô mỗi năm ra khỏi diện bảo vệ lương bổng (award protection). Chương trình này nói rằng Thủ tướng đã được nói cho biết rằng phe đối lập liên bang đang chuẩn bị để công bố các thay đổi căn bản về chính sách lao động của họ nhằm ve vãn giới kinh doanh.
Theo các chi tiết bị rò rỉ đến tai thủ tướng thì kế hoạch mới của Lao động, được hậu thuẫn bởi Thủ lĩnh Ðối lập Kevin Rudd sẽ rút lại quy chế bảo vệ lương bổng từ các nhân viên có lợi tức từ $100,000
mỗi năm trở lên. Nó cũng đòi hỏi rằng tất cả các quy định về lương bổng và khế ước tập thể, kể cả điều khoản thuê mướn nhân công thay bằng các khế ước cá nhân.
Chương trình này nói rằng ALP đang lập kế hoạch cho 3
thay đổi chính về chính sách lao động IR của họ nhằm giải quyết các mối quan ngại của giới kinh doanh về việc bãi bỏ đạo luật lao động mới (AWA) của chính
phủ Howard. Chương trình này cho biết, thứ nhất là quy định về lương bổng này chỉ áp dụng cho các nhân viên có lợi tức dưới $100,000 đô-la mỗi năm mà thôi. Thứ hai là sẽ có một hình thức hợp đồng cá nhân được áp dụng cho hai năm làm việc đầu tiên. Ðiều này sẽ có tác dụng cho phép nhân viên và chủ nhân được thảo hợp đồng ngoài mạng lưới an toàn về lương bổng và được coi như là một điều khoản nhằm khuyến khích việc tuyển dụng. Thứ ba là tất cả các quy định lương bổng và khế ước tập thể sẽ phải bao gồm một điều khoản cho phép các thỏa ước cá nhân của nhân viên được đưa ra các điều kiện dễ dàng hơn các điều khoản riêng biệt trong quy định về lương bổng hoặc hợp đồng, với điều kiện chung là hợp đồng cá nhân này thỏa mãn được đòi hỏi không để cho bất cứ bên nào bị bất lợi.
Ủy ban
Thanh liêm của Cảnh sát (PIC) là một sự phí phạm
NSW: "Ủy ban Thanh liêm của Cảnh
sát" (Police Integrity Commi- ssion) đã bị dán nhãn là "một sự phí phạm tiền bạc đáng xấu hổ"
sau khi chỉ có 20 người phải đối diện với việc bị buộc tội xuất phát từ các cuộc điều tra của PIC trong năm 2005-06. Với ngân sách hàng năm là $16 triệu đô-la, nó tương đương khoảng $800,000 đô-la cho mỗi vụ truy tố. Trong số này chỉ có 12 người bị buộc tội về hành vi nhận hối lộ mà họ bị điều tra. Các người khác đã bị buộc tội các tội phạm về gian dối. Viên cảnh sát ăn hối lộ Christopher Laycock chưa bị buộc tội vì các
chứng cớ được PIC thu thập, kể cả lời thú nhận của hắn sẽ không được đưa ra trong các vụ kiện hình sự.
Cấp chỉ huy cảnh sát đã nói với tờ báo The
Daily Telegraph rằng các nhân viên cảnh sát đã bị vỡ mộng với cái gọi là "sức mạnh chống lại việc hối lộ". Họ nói rằng, tất cả những điều nó làm chỉ là "nêu tên và bêu xấu" các nhân viên, những người lẽ ra phải đối diện với những hình
thức kỷ luật nội bộ". Một người không muốn được nêu tên nói về cái được gọi là "chó giữ nhà cho cảnh sát" (police watchdog) này rằng:"đây là một sự phung
phí tiền bạc của những người đóng thuế đáng xấu hổ". Các nguồn pháp lý nói rằng vì Laycock thú nhận với PIC dưới sự phản đối, và có quá ít hoặc không có sự chứng thực nên tài liệu này không thể được dùng để chống lại hắn tại tòa. Tay cựu hạ sĩ thám tử cảnh sát này đã thú nhận tại chỗ đứng của nhân chứng ở tòa về một chuỗi các hành động ăn hối lộ.
Ðã gần 3 năm kể từ khi PIC
phô diễn Laycock trong cuộc trần thính trước công chúng như là nhân viên cảnh sát ăn hối lộ nhiều nhất tiểu bang kể từ thời của Ủy ban Hoàng gia Wood và đề nghị buộc tội hắn với 12 tội danh
liên can tới hối lộ. Laycock, con trai của cựu phó ủy viên John Laycock đã thú nhận hồi cuối năm 2004 rằng hắn đã mách nước cho một kẻ tình nghi phạm tội ấu dâm để lấy tiền mặt, nhận hối lộ, lập kế hoạch bắt cóc, nhận tiền để mua chuộc bồi thẩm đoàn hồi năm 2001 và dùng huy hiệu cảnh sát để thực hiện việc bố ráp trái
phép. Tháng Mười-hai năm ngoái Laycock nói với tờ The Daily Telegraph
rằng dù hắn ta bị gây bối rối hắn đã không bị buộc tội và hắn có quyền bào chữa tại tòa cho việc bị kết tôi. Tuần trước Công tố viện đã chuyển cuộc điều tra về vụ Laycock
cho PIC nhưng phát ngôn nhân của ủy ban này đã từ chối bình luận. Phát
ngôn nhân cảnh sát đối lập, ông Mike Gallacher nói rằng vụ án
Laycock thật là "kỳ lạ" và PIC cần phải phác thảo cho Quốc hội xem cách nào để họ làm việc được tốt hơn. Ông nói, nếu họ gặp khó khăn họ phải cho biết chi tiết là những khó khăn gì và để xem chúng tôi có cần xem xét lại khả năng của vai trò để làm công việc này.
20 năm tù vì bắn chết ông của mình
Sydney: Hôm Thứ Sáu, một người đàn ông 23 tuổi ở Sydney đã lãnh án 20 năm tù vì bị buộc tội bắn chết người ông của mình theo kiểu xử tử ở trong vườn nhà của ông này. Tòa Thượng thẩm Sydney được cho biết là Ernest Richard Clark, một chủ tiệm ở Granville đã được người thân tìm thấy khoảng 2 giờ đồng hồ sau khi bị bắn, nằm bất động, người đầy máu tại vườn nhà của mình. Ngày hôm sau ông đã chết tại bệnh viện. Ben
Richard Clark, người cháu của ông đã nhận tội sát nhân. Tòa được nghe kể rằng sau khi cùng xem đá banh và uống bia
vào buổi tối ngày 29 Tháng Tư 2005, Ben Clark đã đi cùng với ông của mình ra sau vườn nhà của ông cụ 74 tuổi này tại vùng Bexley và bắn vào ông 2 phát đạn.
Clark nói rằng y là nạn nhân của việc bị sỉ nhục, bạo hành
tình dục và thể xác dưới bàn tay người ông của mình và anh đã giết ông vì "không thể chịu đựng đuợc nữa". Quyền thẩm phán David Patten nói rằng ông không chấp nhận sự việc phạm nhân
cho là bị bạo hành tình dục, mặc dù có thể là Clark đã phải chịu những lời lẽ mắng chửi và thúc ép kỳ quặc. Quan tòa Patten nói rằng, bị cáo đã bắn và giết chết người theo kiểu xử tử trong một hành động máu lạnh cực kỳ tàn nhẫn, và không thể nào biện minh được. Nếu không vì tuổi còn trẻ, lẽ ra y đã phải lãnh án phạt chung thân.
Quan tòa Patten nói rằng công chúng chờ đợi một hình phạt nặng tương xứng với "hành động tội phạm ở mức độ cao" này. Clark đã bị tuyên án 20 năm tù, miễn ân xá
trong thời gian 14 năm. Clark sẽ có thể xin được ân xá sớm nhất vào ngày 13 Tháng Bảy 2019.
Thủ tướng: cần có luật lệ cho các tiệm tắm nắng
Canberra: Thủ tướng John Howard nói rằng cần phải có luật lệ thống nhất để chỉnh đốn hoạt động của các nhà tắm nắng nhân tạo (solariums). Hôm Thứ Sáu vừa qua,
ông Howard cho biết ông sẽ nói chuyện với Bộ trưởng Y tế Tony Abbot về luật lệ áp dụng trên toàn quốc để xem xét lại toàn bộ kỹ nghệ tắm nắng. Hành động này được đưa ra nhằm đáp ứng lại lời công bố vào hôm Thứ Năm của chính phủ Victoria rằng họ sẽ siết chặt sự kiểm soát ngành kinh doanh này.
Vấn nạn về các nhà
tắm nắng được đưa ra bởi Clare Oliver, một phụ nữ 25 tuổi ở Victoria, người thường xuyên xử dụng các nhà tắm nắng trước đây và đã bị ung thư da đến thời kỳ cuối, sắp chết. Ông Howard nói với đài phát thanh
Southern Cross rằng: "tôi sẽ nói chuyện với ông Abbot về việc này (nêu ra vấn đề thay đổi luật lệ ở các tiểu bang). Bạn cần có một luật lệ thống nhất liên quan đến việc này, và hôm nay chắc chắn là tôi
sẽ nói chuyện với ông Abbot về nó".
=END=
9- Tạp Ghi Văn Nghệ
- Trường hợp tái bản những cuốn sách
Nguyễn Mạnh Trinh
(VNN)
Sau năm 1975, một chủ trương
rõ rệt của những người vừa chiếm Sài Gòn là phải bằng mọi giá bôi xóa và chấm dứt những thành
quả của hai mươi năm văn học miền Nam. Tác phẩm bị tiêu hủy, tác giả bị lên án và cầm tù, hành vi "phần thư khánh
nho" đã liên tục xảy ra khắp cả đất nước. Những trẻ em học sinh khăn choàng đỏ nhái lại y hệt những động tác của Hồng Vệ Binh thập niên trước. Ðốt sách, học tập lên án "nọc độc văn hóa Mỹ Ngụy", sách vở bị dầy đạp, bị thiêu hủy.
Dương Nghiễm Mậu cũng bị trong
hoàn cảnh chung ấy. Bản thân thì bị cầm tù ở trại giam Phan Ðăng Lưu, sách vở thì bị chưng bày trong phòng triển lãm tội ác Mỹ Ngụy như một bằng chứng của một nền văn hóa đồi trụy.
Một đao phủ thủ của văn học miền Nam
trong giai đoạn ấy là Trần Trọng Ðăng Ðàn và "Văn Hóa Văn Nghệ Nam Việt Nam 1954-1975". Cuốn sách được coi như một văn kiện chính thức với những lời buộc tội và danh sách những sách bị cấm. Cuốn sách về sau trở thành luận án của một văn nô là những lý luận văn học cứng nhắc thô thiển chẳng có một chút giá trị nào ngoài danh sách những sách bị cấm và danh
sách văn nghệ sỹ miền Nam bị kết tội. Trong đó, có Dương Nghiễm Mậu, ông ta đã viết với những lời buộc tội gay gắt qua tiểu thuyết Tuổi Nước Ðộc:
"... Tác hại của Tuổi Nước Ðộc chính là ở chỗ nó đội lốt chống thực dân để chống Cộng sản, nó không trực diện hô hào người ta theo đế quốc Mỹ, mà tập trung vào việc gây hoài nghi khuyến khích tiêu cực để tách bạn đọc ra khỏi cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ, đảo ngược phải trái, đánh rối chính tả xóa nhòa ranh giới thù bạn... để mong hướng người đọc, nhất là những người trẻ tuổi - vào những chọn lựa sai lầm đi tới chỗ thỏa hiệp với đế quốc rồi theo hùa với đế quốc chống lại nhân dân - điều mà bọn chỉ huy chiến tranh tâm lý Mỹ Ngụy đặt hy vọng nhiều vào từng lớp trí thức tiểu tư sản ở giai đoạn tác phẩm ấy ra đời. Nhiều luận điệu nhằm phục vụ cho chiến tranh tâm lý tương tự như thế hoặc ở một số khía cạnh khác cũng đã thể hiện trong nhiều tác phẩm khác của Dương Nghiễm Mậu. Chẳng hạn như Gia Tài Người Mẹ, Ðịa Ngục Có Thật... "
Những luận điệu như thế của nhiều người đồng thanh: Phan Cự Ðệ, Phong Lê, Văn Tâm, Trần Ðình Sử, Trần Hữu Tá, Mai Quốc Liên,... đã thành một dàn đồng ca suốt bao nhiêu năm. Những người viết văn học sử đã theo chủ trương của chế độ muốn xóa bỏ hoàn toàn một thực thể văn học. Nhưng, tới bây giờ, khuynh hướng ấy có vẻ lung lay.
Nguyên Ngọc, trong thời gian gần đây ở cuộc phỏng vấn của đài Á Châu
Tự Do RFA đã phát biểu về nền văn học miền Nam Việt Nam khi ở trong nước đã tái bản tác phẩm của Dương Nghiễm Mậu và Lê Xuyên:
"Ở Việt Nam trong nhiều năm qua người ta coi như không có cái bộ phận văn học miền nam trong suốt thời gian có thể nói từ năm 1954 đến năm 1975. Trong những cái nghiên cứu chính thống thì người ta không hề nhắc đến cái bộ phận đó.
Theo tôi, trước nhất cần phải khẳng định trong thời gian đó có một cái nền văn học ở miền Nam, trước hết phải công nhận cái điều đó. Cái thứ hai nền văn học đó cũng đã tạo nên những tác giả và những giá trị đáng kể mà theo tôi là tài sản chung của đất nước..."
Phạm Xuân Nguyên viết về những truyện ngắn tái bản của Dương
Nghiễm Mậu:
"Văn chương
dân tộc Việt Nam thế kỷ 20 có nhiều hoàn cảnh lịch sử và lý do khác nhau đã không thuần nhất và thống nhất. Có một thực tế đã trở thành lịch sử là trong
giai đoạn 1954-1975 đất nước bị chia thành hai miền lãnh thổ và hai thể chế khác nhau và dưới hai thể chế trên hai miền lãnh thổ ấy đã tồn tại hai nền văn chương khác biệt về ý nghĩa chánh trị. Nhưng ở những tác giả và tác phẩm tiêu biểu, ở bên này hay bên kia, đó đều là văn chương đúng nghĩa, tức là có giá trị nhân bản, nhân văn đối với con người.
Tôn trọng lịch sử thì phải thừa nhận một thực tế khách
quan là văn chương Việt nam thế kỷ 20 có các bộ phận khác nhau và để hình dung bức tranh đầy đủ về văn chương dân tộc thì phải có sự tổng hợp thống nhất các giá trị văn chương đích thực rừ các bộ phận cấu thành ấy. Ðộ lùi thời gian và hoàn cảnh xã hội chính trị xã hội hiện thời của đất nước đã tạo điều kiện cho việc này..."
Phạm Xuân Nguyên đã cho rằng việc tái bản những tác phẩm của Dương
Nghiễm Mậu nằm trong ý nghĩa ấy, là công nhận sự hiện hữu của nền văn học mà trước đây đã bị khai tử và bôi xóa bởi những người đã cưỡng chiếm được miền Nam. Ông đi xâu vào việc phân tích những tác phẩm đã tái bản từ Nhan Sắc đến Cũng Ðành, và từ Ðôi Mắt Trên Trời đến Tiếng Sáo Người Em Út. Những tính chất như tâm trạng day dứt dằn vặt của người trí thức trước cuộc sống, cũng như chất nhân bản rất người trong văn phong
giản dị nhưng chĩu nặng suy tưởng. Phạm Xuân Nguyên kết luận:
"... Trong nền văn chương
Sài Gòn trước năm 1975, Dương Nghiễm Mậu có vị trí khá đặc biệt nhờ ở văn tài của ông. Ông viết không ồn ào thị trường, không thời sự nhất thời, nhưng lặn sâu vào bề trong của con người và bề sâu ngôn ngữ và ma lực của ngòi bút ông khiến ai đã đọc thì không thôi am ảnh. Văn nghiệp Dương Nghiễm Mậu ngoài truyện ngắn còn có những tiểu thuyết gồm nhiều tác phẩm, trong đó có những tác phẩm rất đáng chú ý. Tuy nhiên vì nhiều lý do khó có thể chọn lọc để in lại hết. Còn in lại truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu là lựa chọn chính xác. Từ đây, có thể hy vọng trong tủ sách này của nhà xuất bản Văn nghệ và Công ty văn hóa Phương Nam sẽ tiếp tục cho ra những cuốn khác có gía trị văn chương của các tác giả khác. Văn chương dân tộc Việt Nam thế kỷ XX đang cần được kiểm kê đầy đủ ngõ hầu một bộ văn học sử thế kỷ này sẽ được viết ra trung thực với lịch sử."
Viết về một tác giả đã có lúc
là đích nhắm muốn xóa sổ của chế độ hiện hữu như thế kể ra cũng là một chuyện khá lạ. Trước hết, phải nhận xét rằng cái tâm tốt đẹp của một nhà phê bình đã lớn lên và được học tập từ nền giáo dục xã hội chủ nghĩa khi mà một cô giáo dạy đại học xa lạ với văn học Việt Nam tiền chiến, biết mù mờ về Tự Lực Văn Ðoàn và không biết Nhất Linh, Hoàng Ðạo, Khái Hưng là ai. Văn chương tiền chiến còn bị bôi xóa thì văn học miền Nam dĩ nhiên không thể hiện hữu trong những chương trình giáo dục. Thế mà, Phạm Xuân Nguyên đã viết chân thực như những đoạn trích dẫn ở trên.
Như vậy, văn học sử sẽ được trung thực với thực tế lịch sử chăng? Và, tất cả sẽ được ghi chép lại cho đời sau từng ý hướng ấy? Nhưng, không phải dễ dàng lạc quan như vậy. Có nhiều dư luận phản ứng. Như bài viết ký tên cô giáo Lê Anh Ðào kết án truyện của Dương
Nghiễm Mậu thú vật hóa con người và lưu manh hóa hình tượng văn học. Vũ Hạnh trong bài viết đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 22/4/2007 "Ðâu
là tiêu chí của người xuất bản" đã phê phán kịch liệt. Giọng văn thô lỗ áp đặt của một loại công an văn hóa viết lấy được của một người cầm bút nằm vùng, đã biểu hiện cho một khuynh
hướng mắt mù tai điếc không cảm thấy được những biến chuyển của dân tộc. Vũ Hạnh kết án truyện của Dương Nghiễm Mậu phản động và sách của Lê Xuyên thì đồi trụy. Và cái bản đồng ca từ ba chục năm nay lại nhai lại. Nào là phương tiện của chủ nghĩa thực dân mới nhằm tha hóa giới trẻ để họ chống lại "cách mạng", nào là văn nghệ thời ấy cũng độc hại không kém bom mìn tàn phá đất nước. Vũ Hạnh viết:
"... Gần đây trên một vài tờ báo có đăng
bài viết của nguyên Thủ tướng Võ Văn kiệt nội dung như thế, bởi sự cảm thông đoàn kết để sớm đưa đất nước phát triển vươn xa. Theo tinh thần ấy, có thể sẽ có sự xem xét lại khá nhiều sản phẩm văn hóa của chế độ cũ để được lựa chọn và tái hiện với sự giới thiệu và đánh giá đúng mức. Thực ra từ sau giải phóng toàn bộ sách của ông Nguyễn Hiến Lê đều được in lại với khối lượng lớn, dẫu tác giả chưa đến với cách mạng một ngày và nội dung của đa số sách Nguyễn Hiến Lê vốn là sách dịch chứa nhiều quan niệm tư sản.
Ngay cả tác giả hiện sống ở Mỹ như Nguyễn Mộng giác vẫn có sách
mới in tại quê nhà, đó là Sông Côn Mùa Lũ do chính Trung Tâm Quốc Học ở thành phố này kết hợp với nhà xuất bản Văn Học Trung Ương ấn hành cách đây độ chừng mười năm. Như thế, để khẳng định rằng chúng ta không hề có thành kiến nào đối với văn học thời cũ hay là văn học nước ngoài của các Việt Kiều, mà điều chúng ta bận tâm là những sản phẩm văn hóa như thế đã đem lại lợi ích gì cho xã hội này?"
Hình như, Vũ Hạnh có bộ óc méo
mó và hay quên, khi cố ý hay vô tình? Thí dụ như sách của tác giả Nguyễn Hiến Lê được in có Hồi Ký NHL. Nhưng chỉ in những phần chung chung, còn cả một phần lớn tác giả phân
tích về tình trạng xã hội miền Nam rất chính xác thì lại bị cắt bỏ. Phần nhận định ấy được in ở hải ngoại trong bộ ba cuốn mà cuốn thứ ba như một bản cáo trạng xác thực và hùng hồn của một nhà trí thức dù trước đây đã tỏ ra có cảm tình nhiều với chế độ cộng sản.
Cũng như, Vũ Hạnh nêu
lên trường hợp in Sông Côn Mùa Lũ của nhà văn Nguyễn Mộng Giác
coi như chính sách xét lại về văn hóa. Thực ra đó chỉ là một trường hợp đặc biệt hiếm hoi, cũng như Phạm Xuân Nguyên khi trả lời Vũ Hạnh:
"... Ông có nhắc đến nhà văn Nguyễn Mộng Giác sống ở Mỹ và bộ Sông Côn Mùa Lũ viết về Nguyễn Huệ được in lại trong nước. Nhưng nếu bây giờ ông Nguyễn Mộng Giác xin phép cùng in lại trong nước bộ tiểu thuyết trường thiên khác của ông ấy là Mùa Biển Ðộng viết về hiện thực cuộc chiến tại miền Nam trong thời gian 1963-1975 mà không được cấp phép
thì ông nói sao thưa ông Vũ Hạnh?"
Chẳng thà một nhà văn Cộng sản lớn lên
trong xã hội miền Bắc viết những lời cuồng tín thì một lẽ. Còn Vũ Hạnh, từng sống và cầm bút ở chế độ VNCH mà lại có thái độ như thế thì thật là thô bỉ. Ông ta đã bị một thi sĩ trẻ ở trong nước, Lý Ðợi, dùng chính những lời ông ta đã viết về tiểu sử mình trong tuyển tập Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta. Ông ta bị bắt nhiều lần mà vẫn được tha nhờ sự vận động của các nhà văn trí thức, và vẫn viết báo, dạy học bình thường không bị một kỳ thị nào. Thế mà bây giờ ông hung hăng kết tội những người đã xin ân giảm cho mình...
Và Lý Ðợi ngậm ngùi
cho những người như Dương Nghiễm Mậu, như Lê Xuyên,... lại bị chụp những cái mũ phản động và đồi trụy cũng như bị hăm dọa vì những cuốn sách được in lại.
Một bài báo mới đăng
trên nhật báo Nhân Dân ngày 8/8/2007 tiếp tục công việc đấu tố, bài "Văn hóa chân chính không cần sự đánh
bóng" của Nguyễn Hòa, một nhà phê bình chỉ phê chứ không cần bình, và cung cách cũng giống y
chang Vũ Hạnh, thái độ một mật thám văn nghệ. Ông phê truyện của Dương Nghiễm Mâu đầy hơi hướng hiện sinh đến nay đã quá "date", cũng như đề cập đến những người "bên kia" thì mô tả bằng những hình ảnh không
thực bị bóp méo.
Nguyễn Hòa chơi trò đánh lận con đen khi
cho rằng ở miền Nam mà ông ta gọi là vùng tạm chiếm chỉ có một loại văn chương
mà ông gọi là văn chương tiến bộ ở trong bưng biền hay của những cây bút đại loại như Vũ Hạnh, và chỉ có dòng văn học này mới đại diện cho miền Nam thời kỳ ấy. Có lẽ, đó cũng là chủ trương của Ðảng Cộng Sản. Cái giả và cái thật bị nhập nhòa tạo thành những hỏa mù để lịch sử bị bóp nặn theo chiều hướng phục vụ cho chế độ hiện tại.
Nguyễn Hòa viết:
"... Do những điều kiện lịch sử cụ thể, có thể nói rằng trong gần một thế kỷ qua, văn học Việt Nam đã vận động trong hoàn cảnh khá đặc biệt. Và không có nguyên do nào khác, chính sự chi phối của các xu
hướng tư tưởng, chính trị khác nhau xuất hiện trong bối cảnh đất nước bị xâm lược sinh các xu hướng tư tưởng nghệ thuật khác nhau.
Trong bối cảnh đó, từ những năm 30 của thế kỷ trước, khuynh hướng văn học cách mạng đã ra đời trong từng bước được khẳng định và với các phẩm chất ưu việt của nó, văn học cách mạng đã có vị trí then chốt trong tiến trình phát triển chung của văn học Việt Nam hiện đại.
Bên cạnh đó, với thái độ tiếp cận khách quan về lịch sử, khi đề cập tới văn học Việt Nam chúng ta không thể phủ nhận vai trò
của những tác phẩm văn học tiến bộ trong giai đoạn 1930-1945, không thể không nhắc tới một số tác phẩm văn học tiến bộ xuất hiện ở vùng tạm chiếm giai đoạn
1946-1954 và ở miền Nam trong giai đoạn 1954-1975, bởi các tác phẩm này đã góp phần vạch rõ tội ác xâm lược, khẳng định lòng yêu nước ý thức tự tôn dân tộc cổ vũ mọi người hướng tới các giá trị nhân bản chân chính..." Ðúng là giọng điệu của một chính
trị viên tuyên huấn Ðảng đang thuyết giảng những bài học chán như cơm nếp nát, chứ không phải nhận định của một người phê bình văn học có suy nghĩ. Làm sao so sánh được những Hòn Ðất, những Chị Sứ với những tác phẩm của Dương Nghiễm Mậu được, dù người đó có óc khôi hài đen?
Nguyễn Hòa phê khơi khơi, chê khơi khơi không cần dẫn chứng:
"Trong 44 truyện ngắn của Dương
Nghiễm Mậu, những mảnh đời, những kiểu sống nhọc nhằn được lý giải theo lối 'mô phỏng triết lý hiện sinh' một cách khá lộ liễu nên không có gì là đặc sắc khi bắt gặp trong
các tác phẩm một thái độ sống vô hồn lạnh lẽo, những câu trả lời về sự sống chết vô cảm dửng dưng.
Lối văn chương
hiện sinh ấy ngày nay đã "quá đát" so với lịch sử, người ta thường hồi nhớ về nó chứ có mấy ai hứng thú tìm đọc như để tiếp xúc với tuyệt tác văn chương mà phải quảng bá rùm beng.."
Trong tương lai, chắc sẽ có nhiều người và nhiều bài viết đươc chế độ huy động để viết tương tự một giọng như Vũ Hạnh như Nguyễn Hòa...
Tự hỏi, có phải chế độ này có muốn thừa nhận 20 năm văn học miền Nam và văn học hải ngoại không như cựu thủ tướng Cộng sản Võ Văn Kiệt phát biểu không? Liệu câu nói của một người hết thời có giá trị thực tế không? Hay chỉ là nói để vớt vát, để nói cho có mặt..
Có thể họ sẽ mang những văn chương
mà họ gọi la "văn học tiến bộ" ở trong bưng hoặc của những kẻ nằm vùng làm nồng cốt và cho xen vào một phần những tác giả vô thưởng vô phạt để đại diện cho văn học miền Nam. Một thời kỳ văn chương đầy sinh động và nhiều khai phá sẽ được bóp nắn lại, tái chế lại để thành một thứ khác phù hợp hơn với nhu cầu chính trị cũng như để tỏ ra đã có sự thay đổi. Nhưng, trong bản chất, vẫn là muốn duy trì sự độc tôn của văn chương mà họ gọi là "hiện thực xã hội chủ nghĩa".
Một người trong cuộc có sách được tái bản có phản ứng ra sao, tôi đọc bài viết của Nguyễn thị Lan Anh:
"... Nghe và đọc hết một lượt các bài góp ý phê bình hiện tượng tái bản sách của các nhà văn trước năm 1975, mà cụ thể của Dương Nghiễm Mậu, tôi nhắc điện thoại Bố ơi, người ta mắng bố ghê quá. Con sợ... Bên kia đầu dây, giọng đàn ông trẻ trung đầm ấm "Không sao toàn cái bên lề có gì mà sợ".
Giọng điệu như vậy mà bảo là không sao. Con lên chở bố đi cà phê
thấy sự thực bố "không sao" mới tin. Ừ thì lên!
Chỗ cũ ấy, nhớ không?.."
Tự nhiên tôi lại đọc một đoạn văn viết về Dương Nghiễm Mậu hơn hai chục năm về trước:
"... Riêng nghe tin Dương
Nghiễm Mậu bây giờ làm công nhân một xưởng sơn mài thành phố, không hiểu sao tôi lại thấy vui và muốn cười. Có lẽ vì Dương Nghiễm Mậu bao giờ cũng đến với tôi bằng khuôn mặt đó. Khuôn mặt một người nhắm cả hai mắt lại, cho cái nhìn trở thành cái nhìn bên trong, cái nhìn tâm hồn và nụ cười tủm tỉm hóm hỉnh là chân dung Mậu ở tấm hình chân dung ngộ nghĩnh của Trần Cao lĩnh. Cũng có lẽ vì tôi
thấy Mậu vững chãi nhất, chẳng phải buồn phiền và xót xa cho hắn.."
Một già, một trẻ viết về tác giả Nhan Sắc như vậy cũng đủ cho thấy được cái nội lực mạnh mẽ cũng như một quan niệm sống của kẻ sĩ phương đông. Viết bằng tâm cảm trung thực, của nỗi day dứt có thực, của suy tư có thực nên văn chương còn tồn tại với thời gian. Hơn ba chục năm đã qua, những tác phẩm đã bao lần bị vùi dập, dầy xéo, đã bao nhiêu lần bị thiêu đốt, bị xỉ mạ, bị lên án. Nhưng, cái chân thực vẫn còn tồn tại. Chẳng có ai và chế độ nào xóa đi được những dòng chữ tâm huyết của người nghệ sĩ. Thành ra, tái bản sách của Lê Xuyên và Dương Nghiễm Mậu cũng chỉ là sự tất yếu phải đến để dần dần ló ra những gia tài quý báu bị vùi lấp. Có thể cũng ở trong một tính toan nào đó của chế độ đang muốn xiết chặt truyền thông nhưng bất ngờ đã bị phản tác dụng. Nhưng, dù thế nào chăng nữa, chế độ nào mạnh mẽ cho bằng thời Tần Thủy Hoàng, thế mà cũng không "phần thư khánh nho" hoàn toàn được. Huống chi,
lúc bây giờ, không có gì bưng bít được khi thế giới gần gũi với nhau như trong một ngôi làng với những hệ thống truyền thông tinh nhạy...
=END=
**********************************