VIETNAM
NEWS NETWORK (VNN)
P.O. Box
661162
Sacramento
,
CA
95866
Phone & Fax: 916-480-2724
Email: vnn@vnn-news.com
Website: www.vnn-news.com
**********************************
Bài Vở Hàng Ngày
Ngày 23 Tháng
08 Năm 2007
**********************************
1- Bình Luận Việt Nam
- Chống
Khủng Bố Ðể Làm Khủng
Bố
Thanh Thủy
2- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Minh định lập trường của VoViNam
-Việt Võ Ðạo Úc Châu
Lê Thành Nhân
3- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Bóng ma trước
cổng chùa
Thích Tuệ Quang
4- Ðọc Báo Ngoại Quốc
- Những bóng ma Xô-viết tại nước
Nga
Phạm Hồng Sơn
5- Câu Chuyện Kinh Tế
- Khủng Hoảng
Tài Chính Thế Giới
Vũ Quang Việt
6-
Câu Chuyện Việt
Nam
Văn
Quang
7- Văn Học Nghệ Thuật
- Mảnh Giẻ Vụn
Võ Thị Ðiềm Ðạm
**********************************
1- Bình Luận Việt Nam
- Chống Khủng Bố Ðể Làm Khủng Bố
Thanh Thủy
Mấy năm trước đây, khi Tổng-Thống Bush lên tiếng kêu gọi toàn cầu tiếp tay chống khủng-bố thì Việt-Nam là một trong những nước đã lên tiếng hưởng-ứng mau lẹ. Những nước khác thì sao không biết, riêng Việt-Nam, sự hưởng-ứng nầy không phải là một thiện-chí của bạo-quyền Cộng-sản mà là một thủ-đoạn chiến-thuật thời-cơ để mưu-đồ lường-lận hầu đạt được một số nhu-cầu kinh-tế, và điều quan-trọng hơn là dùng chiêu-bài chống khủng-bố để làm khủng-bố.
1.- Nhu-cầu kinh-tế:
Từ khi bắt đầu mở chiến-dịch cải-tổ kinh-tế để cứu nguy chế-độ đang bị lụn-bại nặng-nề trước liên-tiếp của 2 kế-hoạch ngủ niên (1975-1980 và 1980-1985) cũng chỉ vì thực-hành chánh-sách tập-trung kinh-tế của chủ-nghĩa Cộng-sản, một chánh-sách căn-bản của Cộng-sản mục-đích làm bần-cùng-hóa nhân-dân, và làm ngu-dân để dễ bề cai-trị. Ðiều nầy rất dễ hiểu, vì tất cả chúng ta đều thấy là người dân trong các nước theo chủ-nghĩa Cộng-sản trên thế-giới đều rất nghèo kể cả các nước Cộng-sản Ðông-Âu, riêng ở Trung-Cộng và Việt-Nam Cộng-sản còn tệ-hại hơn, ngươi dân nghèo-khổ, cơ-cực đến tận bùn đen, đất đỏ! Bạo-quyền Cộng-sản Việt-Nam đã làm rất đúng theo giáo-điều Mác-Lê.
Nhưng sau 2 kế-hoạch ngũ niên đó, dân tình đói-khổ, gia-đình ly-tán, tài-sản tiêu-tan, người có chút ít tài-sản, nhà cửa thì bị chánh-quyền cướp tài-sản, cướp nhà cửa, người có ruộng đất thì bị chánh-quyền cướp ruộng đất, các tôn-giáo có cơ-sở để hành đạo, có đất đai để trồng hoa màu mưu-sinh thì đều bị chiếm hữu, từ đó, những mầm mống bất ổn có thể xảy ra làm nguy-hại đến chế-độ, trước mắt là sự bất mãn ngay trong nội-bộ của chúng với sự ra đời của nhóm Câu-Lạc-Bộ Kháng-Chiến của Trần-Văn-Trà, Nguyễn-Hộ, v.v...
Qua các chiến-dịch của bạo-quyền là trưng-dụng, là những lần đổi tiền, là những lần đánh tư-sản để cướp của, là những lần xua đuổi dân về vùng kinh-tế-mới để chiếm đất, chiếm nhà, là những lần lùa dân ra biển vượt-biên để hốt vàng. Sau đó, người dân đã bị trắng tay, bạo-quyền không còn gì để hốt. Tuy đã vinh-thân phì-da, nhưng lòng tham của bạo-quyền vẫn chưa được thỏa-mãn. Nhân-dân thì làm-lụng vô cùng vất-vã nhưng không đủ nuôi thân, ruộng lúa mất mùa vì kế-hoạch đào kinh tập-thể ngu-muội làm hư cả đất vườn lẫn đất ruộng, nên gạo không đủ ăn, hoa màu thu hoạch ít-ỏi, không đủ cung-ứng theo nhu-cầu.
Trước tình-trạng đó, cấp lãnh-đạo thì chưa thỏa-mãn được lòng tham, cấp địa-phương thừa-hành thì cố sức dọa-nạt dân để tham-nhũng, nhưng không còn gì để vơ-vét, cho nên bắt đầu có thái-độ tiêu-cực, lòng dân phẩn-hận vì luôn sống trong cảnh lầm-than, đói khổ, tương-lai mịt-mờ, đen tối triền-miên, không có một chút ánh sáng nào để hy-vọng, mầm mống của một sự lung-lay chế-độ bắt đầu manh-nha, một lẽ tự nhiên là "tức nước thì sẽ vỡ bờ". Vì thế, Ðại-Hội đảng buộc phải duyệt xét lại tình-hình, và trân mình thử áp-dụng chánh-sách cởi mở kinh-tế, nhưng chỉ nửa vời, để dò-dẫm qua châm-ngôn "kinh-tế thị-trường theo định-hướng Xã-Hội Chủ-Nghĩa". Câu châm-ngôn nầy là đề tài để làm trò cười cho thiên-hạ vì Xã-Hội Chủ-Nghĩa làm gì có định-hướng cho nền kinh-tế thị-trường. Tuy nhiên, câu châm-ngôn nầy là một thông-điệp quan-trọng của đảng Cộng-sản để nhắc-nhở cho mọi cấp từ trung-ương cho đến địa-phương là chỉ mở rộng về kinh-tế mà thôi, chánh-trị vẫn giữ nguyên, trước sau như một, không có gì thay đổi.
Sau một thời-gian cởi mở kinh-tế, đầu-tư bên ngoài rót vào, các cấp lãnh-đạo ngồi không, ký tên để hốt của. Tài-sản quốc-gia do nhà nước quản-lý và đảng lãnh-đạo nên tha hồ mà chia-chác để tạo vi-cánh, cầm chân nhau bảo-vệ chế-độ, người ngoài không ai được quyền tò-mò hay biết đến. Từ đó, họ nhanh chóng trở thành những tay cự-phú tiền rừng, bạc biển. Người dân được làm ăn cá nhân cho nên cũng tạo được chút ít tài-sản và tự-do nhận tiền của thân-nhân từ các nước ngoài gởi vào, cho nên những cán-bộ địa-phương có đối-tượng để bốc-lột, tham-nhũng dưới sự bao-che của các cấp lớn bên trên để tạo vi-cánh.
Nhưng, chừng ấy vẫn chưa đủ, khi bước vào thế-giới kinh-tế thị-trường, người Cộng-sản Việt-Nam mới chóa mắt và nhận thấy rằng kho bạc vô-tận của thế-giới tự-do nằm ở đó, cho nên niềm mơ-ước của họ là làm sao cho cái túi của kho bạc nầy trút được vào Việt-Nam càng nhiều càng tốt, với cái chế-độ độc-tài hiện-hữu, họ tha-hồ ký tên nhận đầu-tư ngoại-quốc để hốt của.
Muốn đạt được giấc mộng nầy, họ phải bước qua 3 cửa ải quan-trọng đầy thách-thức là:
1.- Vào được Tổ-Chức Thương-Mại Thế-Giới (WTO).
2.- Ðược Mỹ cho hưởng Qui-Chế Tối-Huệ-Quốc (Bình-Thường-Hóa Quan-Hệ Thương-Mãi Vĩnh-Viễn, (PNTR).
3.- Ðược xóa tên trên danh
sách Các Quốc-Gia Cần Quan-Tâm Về Ðàn-Áp Tôn-Giáo (CPC)
Bằng mọi cách luồn-lõi, và
khéo-léo "bọc nhung bàn tay sắt" của mình, bạo-quyền Cộng-sản Việt-Nam đã nhanh chóng hưởng-ứng lời kêu gọi Chống Khủng-Bố của Hoa-Kỳ, mở rộng đầu-tư để lấy lòng nước Mỹ và vào được WTO, hưởng được PNTR và sau cùng là việc lăng-xê các tôn-giáo Quốc-Doanh để được xóa tên trên danh-sách CPC.
2.- Dùng Chiêu-Bài Chống Khủng-Bố Ðể Làm Khủng-Bố:
Khủng-bố chính-thực là nghề ruột của người Cộng-sản. Từ thời toàn dân chống Pháp
cho tới thời-kỳ 20 năm chiến-tranh 1954-1975, những việc đấu-tố ngoài Bắc và những việc bắt người trong Nam không theo chúng, đem đi mổ bụng dồn trấu thả trôi
sông, đem đi "mò tôm", chặt đầu treo
lên ngọn tre, hoặc tổ-chức ám-sát những viên-chức xã-ấp ở nông-thôn, và ngay cả những người ở trong thành-phố, v.v... Ðó là lối khủng-bố cực-kỳ dã-man của người Cộng-sản. Trong thập niên 60, những cơ-sở ngoại-kiều ở Thủ-Ðô Saigon, nhứt là cơ-sở đồn-trú của người Mỹ, thường xuyên bị Việt-cộng khủng-bố bằng mìn, bằng bom. Những việc nầy, ai trong chúng ta chắc vẫn còn nhớ rõ.
Sau cuộc chiến,
nhân-dân bị cướp đất, bị cướp nhà, rủ nhau nộp đơn đi khiếu-kiện thì bị CSVN khủng-bố tinh-thần bằng những hăm-dọa đủ điều. Mấy năm trước đây, đồng-bào Thượng ở Cao-Nguyên biểu-tình đòi lại đất-đai đã bị bạo-quyền cướp đoạt, liền bị công-an và bộ-đội kéo đến đàn-áp và bắt-bớ, khủng-bố dữ-dội khiến cho nhiều người bị giết chết, nhiều người phải chạy tị-nạn ở một số nước láng-giềng mà đến ngày nay vẫn còn chưa được yên thân.
Các Tôn-Giáo đòi lại tài-sản và đất-đai đã bị bạo-quyền chiếm đoạt, đòi được quyền tự-do hành-đạo, nhưng chẳng những tài sản đất-đai không được trả, quyền hành-đạo không được công-nhận mà lại còn bị đàn-áp, khủng-bố một cách tàn-bạo cho đến ngày nay, đó là những trường hợp xãy ra đối với đạo Tin-Lành ở Cao-Nguyên, đạo Hòa-Hảo miền Tây, đạo Cao-Ðài ở Tây-Ninh, Giáo-Hội Phật Giáo Việt-Nam Thống-Nhứt trên toàn quốc, đạo Thiên-Chúa Giáo qua vụ Cha Lý bị bịt miệng trước tòa vừa mới đây, v.v...
Sôi-nổi nhứt là các
vụ khiếu-kiện của đồng-bào bị cướp đất, cướp nhà, tụ hợp chờ đợi sự giải quyết của bạo quyền ở vườn hoa Mai-Xuân-Thưởng ngoài Bắc, và trước tiền đình Quốc-Hội 2 tại Saigon. Sự khiếu-kiện nầy đã bắt đầu từ nhiều năm nay, bạo-quyền các nơi chỉ hứa hẹn suông, rồi gạt gẫm, hù-dọa để mua thời-gian chớ không bao giờ giải-quyết. Trải qua biết bao nhiêu kinh-nghiệm, đồng-bào
nghèo-khổ nhận chân được rằng, đối với bạo-quyền, chờ-đợi dù đến chết vẫn không thể nào có sự đáp-ứng, cho nên cùng kéo nhau đến "cơ-quan cao
nhứt nước đại-diên cho dân" là trụ-sở Quốc-Hội 2 ở Saigon để trình đơn thỉnh-nguyện thư, nhờ đạo-đạt lên Chánh-Phủ.
Cuộc tập-hợp biểu-tình bất bạo-động kéo dài dai-dẳng từ ngày 22/6/07 đến ngày 18/7/07. Thay vì tiếp-xúc với dân để làm nhiệm-vụ của mình, trái lại, tất cả những tên Dân-Biểu Cộng-sản đều bỏ trốn, văn-phòng Quốc-Hội 2 đóng cửa và đóng cửa luôn những nhà vệ-sinh công-cộng, để cho công-an bao-vây, ngăn chận mọi sự tiếp-tế thực-phẩm, thuốc men, để người dân khiếu-kiện, đa số là những phụ-nữ, người già suốt bao nhiêu ngày phải chịu phơi thân
ngoài mưa nắng, đói khát, bệnh-tật. Thật chưa thấy có một Quốc-Hội nào trên thế-giới vừa tàn-nhẫn, đê-hèn, vừa đốn-mạt với dân của họ như Quốc-Hội của bọn Cộng-sản Việt-Nam. Nhưng đó mới chỉ là màn "khai-vị" khủng-bố tinh-thần! Ðến khuya ngày 18/7/2007, sau khi chuẩn-bị xe tăng, và bộ-đội bao-vây, bạo-quyền bắt đầu ra tay tấn-công thẳng vào nhóm người khiếu-kiện bằng xe vòi rồng, lựu-đạn cay, roi điện và bình chửa lửa cá-nhân.
Chúng ta cứ nhìn hình-ảnh những người dân nghèo-khổ gồm đa số là ông bà già, phụ-nữ, từ các tỉnh xa xôi về Saigon khiếu-kiện, với hai bàn tay trắng, không một tấc sắc trong tay, tụ-hợp biểu-tình bất bạo động trước trụ-sở Quốc-Hội 2, cơ-quan tối-cao của nhà nước đại-diện cho mình, để đòi lại những gì bị nhà nước tước-đoạt, đòi lại quyền sống của mình. Thì giữa đêm khuya, đang trong cảnh màn trời, chiếu đất thì thình-lình vòi rồng, roi điện, lựu-đạn cay, bình chửa lửa giáng xuống như một "trận pháo-kích" của Việt-Cộng vào một trường tiểu-học ở Cai-Lậy năm nào. Hành-động đó của bạo-quyền Việt-cộng, tiếng Việt-Nam nếu không gọi là đàn-áp để khủng-bố thì gọi là gì?
Bạo-quyền lúc nào
cũng lo-sợ một ngày nào đó, nhân-dân quá phẫn-uất sẽ nổi-dậy lật-đổ chánh-quyền, cho nên lúc nào họ cũng chuẫn-bị để chụp mũ là "hành-động khủng-bố" đối với những cuộc tập-hợp hay những hành-động cá-nhân mà họ cho là nguy-hiểm, là đối-kháng với việc làm thất nhân-tâm của họ. Có chụp được chiếc mũ khủng-bố nầy trên đầu dân lành thì họ mới có lý-do để ra tay tiêu-diệt để bảo-vệ chiếc ngai-vàng của đảng mà dư-luận quốc-tế, nhứt là Mỹ có thể làm ngơ.
Việc rải truyền-đơn
của Lý-Tống vào Saigon đâu phải là hành-động khủng-bố, nhưng bạo-quyền vẫn cáo-buộc là hành-động khủng-bố để đòi chánh-phủ Thái-Lan dẫn-độ Lý-Tống về Việt-Nam để khủng-bố bằng cách trị tội dằn mặt những người dám chống lại họ, đó là một trong những thí-dụ điển-hình về thủ-đoạn dùng chiêu-bài chống khủng-bố để làm khủng-bố. Hành-động nầy của bạo-quyền đã bị dư-luận nhìn thấy và đã bị chánh-phủ Thái-Lan thẳng-thắn bác bỏ vì không có lý-do chánh-đáng.
3.- Một vài suy-nghĩ:
Tuy đã bị các tổ-chức tranh-đấu, các Cộng-Ðồng Người Việt Hải-Ngoại và những nhà tranh-đấu trong nước cũng như những tôn-giáo bị áp-bức liên-tục vạch-trần những mưu-mô xão-nguyệt của bạo-quyền để lòn-lõi vận-động, luồn-cuối xin xõ, nhưng Hoa-Kỳ và nhiều quốc-gia Tây-Phương vì quyền-lợi của quốc-gia họ nên đã ngoãnh mặt đối với những tang-thương của một dân-tộc đã chịu-đựng suốt hơn 30 năm dưới một chế-độ độc-tài bạo-ngược toàn-diện. Họ đã cổ-động dân-chủ, tự-do nhưng hình như chỉ để dành cho chính họ mà thôi, nên không ngần-ngại bắt tay với những kẻ độc-tài ở những quốc-gia khác,
vì những kẻ làm độc-tài thì dễ sai bảo hơn.
Khi các nước Tây-Phương đặt vấn-đề nhân-quyền với bạo-quyền thì được giải-thích là quan-niệm về nhân-quyền của Việt-Nam và các nước Tây-Phương khác nhau, cho nên không thể dùng quan-niệm của Hoa-Kỳ và Tây-Phương để bắt-buộc Việt-Nam phải tuân-thủ được. Luận-điệu nầy giống hệt luận-điệu của Ðặng-Tiểu-Bình và Giang-Trạch-Dân trước đây. Ðúng là một bọn "nô-lệ tự-nguyện", chẳng những chỉ dâng đất, dâng biển cho Tàu mà ngay cả tư-tưởng, hành-động, tất cả đều biểu-lộ một sự nô-lệ vô cùng hèn-hạ. Vậy mà Hoa-Kỳ và các nước Tây-Phương vẫn chấp-nhận, mặc dầu Việt-Nam đã vào Liên-Hiệp-Quốc. Ðiều nầy cho thấy, vì quyền-lợi của mình mà các nước Tây-Phương đã không hành-xử đồng-nhứt những điều căn-bản của Liên-Hiệp-Quốc, chính vì thế mà họ đã ngoãnh mặt trước những tiếng kêu cứu tuyệt-vọng của những người cùng-khổ nhứt ở trên đất nước Việt-Nam chúng ta. Từ đó Việt-Nam Cộng-sản mới đạt được những mơ-ước của họ như đã trình-bày trên. Việc nầy, ta biết trách ai đây?
Tất cả mọi người trong chúng ta đều biết rằng tập-thể Người Việt Hải-Ngoại là một hậu-phương lớn-lao, có khả-năng cung-cấp những nguồn tài-trợ cả vật-chất, nhân-sự, lẫn tinh-thần cho công-cuộc tranh-đấu đòi tự-do, dân-chủ và phát-triễn đất nước. Tuy nhiên, muốn đạt được điều nầy, trước tiên là chúng ta phải tự tạo cho mình một sức mạnh và ý-chí phải vững, phải quyết tâm, bền chí.
Sau một thời gian sống ở hải-ngoại, cuộc sống của mọi người đã lần hồi ổn-định, chúng ta có những cộng-đồng, những tổ-chức, những phong-trào, những mặt-trận, những liên-minh ở khắp mọi nơi để góp mặt cho một trận-tuyến mới, một trận-tuyến không dựa trên sức mạnh của bạo-lực mà chỉ dựa trên những căn-bản pháp-lý của Liên-Hiệp-Quốc để đòi lại quyền sống công-bằng và hợp-lý của con người, một loại quyền mà lẽ ra tự-nhiên phải có, nhưng ở đất nước Việt-Nam, những quyền sống nầy đã bị tước-đoạt một cách tàn-nhẫn từ năm 1954 ở miền Bắc và từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 luôn ở miền Nam. Nếu những cộng-đồng và những tổ-chức tranh-đấu của chúng ta ở hải-ngoại đủ mạnh, đủ quyết-tâm và bền chí như Do-Thái, như Ðài-Loan để tác-dụng lên chánh-quyền Mỹ và các nước Tây-Phương thì có lẽ bạo-quyền Cộng-sản Việt-Nam không dễ gì qua nổi 3 cửa-ải trên như chúng mong muốn. Khi không đạt được những tham-vọng, những ước-mơ vì trở-lực của khối người tị-nạn, bạo-quyền có thể phải gượng-gạo"xuống nước", từ đó, với sự yễm-trợ hữu-hiệu từ hải-ngoại, nhân-dân trong nước có thể đứng lên một cách mạnh-mẽ để đẩy lui bạo-quyền và làm nên những trang lịch-sử mới.
Như vừa mới đây, vụ nhân-dân khiếu-kiện tại Saigon, nếu tập-thể chúng ta vững mạnh, tất cả cùng một lòng và yễm-trợ nhanh chóng cả vật-chất lẫn vận-động quốc-tế thì phong-trào chắc-chắn là sẽ bộc-phát, chẳng những lớn mạnh tại Saigon mà ngay cả tại Hà-nội, cùng một lúc các tổ-chức đòi nhân-quyền, các tổ-chức Tôn-Giáo, đồng-bào Thượng, v.v... đều phát-động thì liệu bạo-quyền có thể đàn-áp nổi không? Sau hai mươi mấy ngày khiếu-kiện, đồng-bào rất cô-đơn, chỉ nhận được sự trợ giúp của Hòa-thượng Thích-Quảng-Ðộ, và một số nhân-sự rời-rạc ở hải-ngoại, chỉ đủ tạm cứu đói chớ không đủ sức để tạo thành giông-bão.
Lý do vì sự yểm-trợ quá chậm, nên hoàn-cảnh thê-thãm của đồng-bào khiếu-kiện lúc đó chưa có đủ hấp-lực để lôi-cuốn những tập-thể khác của quần-chúng nhập cuộc cho nên chưa kịp đáp-ứng được nhu-cầu thời-cơ, lợi-dụng đó, bạo-quyền nhanh tay khủng-bố, đàn-áp và dẹp tan.
Từ đó, chúng ta có thể rút ra những kinh-nghiệm là Hậu-Phương Hải-Ngoại cần nên có những chuẩn-bị để lúc nào cũng phải ở tư- thế sẳn-sàng, cả nhân-sự trong và
ngoài nước và cả những tài-vật, đừng để đến khi có biến-động rồi mới lên tiếng kêu gọi thì đã quá trể.
Những vị anh-hùng trong quân-đội Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa và những đoàn-thể ở hải-ngoại nào còn có thể giữ vững được đội ngũ và vị-trí tranh-đấu trong Tập-Thể Người Việt Quốc-Gia, cần thiết phải có những đoàn-kết gắn-bó, ít nhứt trong hàng ngũ riêng của mình để quyết-tâm tìm ra những giải-pháp khả-thi, đáp-ứng kịp thời khi trong nước xảy ra những biến-động.
4.- Thay lời kết-luận
Trước những mưu-mô dùng
chiêu-bài Chống Khủng-Bố để làm Khủng-Bố của bạo-quyền Cộng-sản Việt-Nam, thì nếu nữ luật-sư Lê-Thị Công-Nhân là một trang nữ-kiệt, dám lên tiếng kêu gọi mọi người Việt-Nam ở hải-ngoại đừng du-lịch về Việt-Nam và hạn-chế việc gởi tiền về cho thân-nhân nếu không vì vấn-đề cấp-bách, để rồi sau đó chịu tù-tội trong hỏa-ngục của bạo-quyền, thì chắc-chắn sẽ có những đáp-ứng vì trong tập-thể Người Việt Quốc-Gia cũng không thiếu những vị anh-hùng và những trang sử hào-kiệt.
Thanh Thủy
=END=
2- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Minh định lập trường của VoViNam -Việt Võ Ðạo Úc Châu
Lê Thành Nhân
(Liên đoàn trưởng Vovinam Việt võ đạo tại Úc Châu)
Kính thưa quý thân hữu và đồng môn,
Qua bài viết vừa rồi, với tựa đề "Vovinam tại Úc và Ðảng cộng sản tại Việt Nam", tôi đã nhận được nhiều dư luận phản hồi, qua các ý kiến đã được đóng góp, người khen và khích lệ cũng nhiều, người phản bác cũng có, tuy rằng không nhiều lắm, nhưng nó cũng nói lên được một điều: "Sống trong một xã hội dân chủ thì người dân có quyền nêu ra những suy nghĩ của mình và nếu suy nghĩ của mình đúng thì sẽ được những người chung quanh đón nhận và ủng hộ".
Trước hết, tôi
xin thành thật cám ơn các anh chị ở các nơi trên thế giới, các anh chị trong hệ thống truyền thông, các anh chị trên các website hằng ưu tư đến vấn đề tự do dân chủ cho người dân tại Việt Nam, các anh chị trên diễn đàn trong Paltalk, về những đóng góp xây dựng cũng như những an ủi, khích lệ. Ðối với tôi, đó là niềm vui vô cùng to lớn, vì cảm thấy mình không bị cô đơn.
Bây giờ tôi xin được đối thoại với những người đồng môn hoặc những người không cùng môn phái về những ý kiến phản bác hoặc không đồng ý với những ý kiến tôi đã nêu, những phản bác này tựu vào các điểm sau:
- Không nên dùng danh nghĩa
Vovinam, chỉ nên dùng danh nghĩa cá nhân trong bài "Vovinam tại Úc và Ðảng cộng sản tại Việt
Nam".
- Vovinam không làm chính trị nên
không được dùng danh nghĩa Vovinam trong những ý kiến về chính trị.
Trước khi đi vào các
việc trên, tôi cũng xin bày tỏ một vài điều về bản thân của mình để các anh chị và quý đồng môn có thể hiểu thêm:
Bản thân tôi là con nhà võ, lời ăn tiếng nói đôi lúc thẳng thừng như đòn thế, không được văn hoa bóng bẩy như các nhà văn. Nên, trong lúc trao đổi với các anh chị cũng như quý đồng môn nếu có những lời không được êm tai hoặc dịu ngọt thì xin quý vị cũng niệm tình mà bỏ quá đi cho, được vậy thì tôi xin cám ơn quý vị rất nhiều.
KHÔNG NÊN DÙNG DANH NGHĨA
VOVINAM, CH∙ NÊN DÙNG DANH NGHĨA CÁ NHÂN.
Một căn nhà nhiều thành
viên với cha mẹ, con cái đang sống quây quần vui vẻ với nhau, trong tình yêu thương ruột thịt. Những tưởng cuộc sống cứ êm đềm trôi mãi theo dòng thời gian, bỗng nhiên,
ngày nọ một đám cướp xông vào xâm chiếm căn nhà của họ khiến cha mẹ, con
cái, những thành viên trong căn nhà đó phải ly tán,
mỗi người một nơi. Một số trốn thoát ra khỏi căn nhà yêu dấu của mình, đa số bị bọn cướp khống chế và bị chúng đày đọa vô cùng khổ sở trong căn nhà của mình.
Thời gian trôi qua, trong khi những đứa con lưu lạc đang tìm đủ mọi cách, mọi cơ hội, mọi phương tiện hầu mong lấy lại chủ quyền căn nhà để mọi thành viên có thể sum họp, thì trớ trêu thay, vài thành viên được bọn cướp cấp cho một số ưu đãi, một số quyền lợi chỉ nhỉnh hơn những người khác một chút
xíu, đã cam tâm làm hàng rào để bảo vệ cho bọn cướp xâm chiếm căn nhà của mình, bằng bất cứ thủ đọan nào, cho dù phải chống lại với anh em ruột thịt lúc trước, miễn là có lợi cho bọn cướp, bất kể căn nhà của mình cho đến bây giờ đã bị bọn cướp bán bớt những ruộng vườn, ao hồ chung quanh căn nhà mà đáng lý ra tất cả những thành viên trong căn nhà khi xưa không
ai được quyền buôn bán vì đó là hương hỏa của Ông Bà Tổ Tiên truyền lại cho con cháu.
Bây giờ chẳng những con
cháu vô lương tâm, nối giáo cho giặc cướp, lại còn lý luận là không ai được quyền dùng tư cách thành viên trong căn nhà bị cướp để lên tiếng, tôi không hiểu những người này lương tâm để ở đâu? Hay họ chỉ cố nói lấy được hầu mong bảo vệ những quyền lợi của mình đã được hưởng do bọn cướp bố thí?
Vovinam là căn nhà chung của mọi môn
sinh, trong đó mọi người đều phải có bổn phận giữ gìn và phát triển cho ngày càng được vững mạnh, tốt đẹp hơn. Môn phái đã được sáng lập bởi Võ sư Nguyễn Lộc và được vun đắp từ công lao của biết bao nhiêu người chứ không phải là của riêng ai, cho nên mọi môn sinh đều có đủ tư cách dùng danh nghĩa Vovinam để xây dựng và bảo vệ cho môn phái có được sự Ðộc Lập và Chủ Quyền của một hội đoàn võ thuật tư nhân.
Khi các nước tự do trên
thế giới khuyến cáo Việt nam về vấn đề này hay vấn nạn khác thì Ðảng cộng sản tại Việt nam lại bù lu bù loa rằng: "không nước nào được xía vào nội bộ Việt nam hoặc Việt nam có chủ quyền, không nước nào được quyền can thiệp".
Bây giờ chúng ta hãy xem KHÔNG NƯỚC NO ÐƯợC XÍA VO NộI Bộ VIỆT NAM.
Như mọi người đều đã biết, đảng viên công sản chỉ là những......con vẹt, tại sao lại nói như vậy? Vì con
vẹt chỉ biết nói lại những gì nó đã được dạy dỗ hoặc đã được huấn luyện. Khi con vẹt nói hoặc làm gì thì chỉ là một con vật dùng để giải trí mà thôi chứ nó không có cảm nhận như con người, khác nhau là ở chỗ đó. Con người khi nói ra những gì không đúng với việc mình làm thì áy náy trong lương tâm và sẽ tìm cách
phục thiện hay sửa đổi, nhưng con vật là con vẹt thì không.
Ðảng cộng sản nói
không ai được xía vào nội bộ của Việt Nam, nhưng họ lại xía vào nội bộ của các hội đoàn, tôn giáo ở trong nước. Phật giáo, Công giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Cao
Ðài, Tin Lành, nơi nào họ xâm nhập và sai khiến được thì họ để yên, nếu không thì họ dựng lên một tổ chức khác dùng những....giáo gian để chống lại những vị chân tu, đưa đến cảnh nồi da xáo thịt, kẻ hưởng lợi chỉ là đảng cộng sản mà thôi. Những thành phần giáo gian đó cũng nên nhớ cho rằng, họ chỉ là những con cờ của Ðảng cộng sản xử dụng trong giai đoạn nào đó thích hợp cho sự tuyên truyền mà thôi, sau đó lại bị đào thải vì chanh đã bị vắt hết nước rồi. Nên nhớ rằng đối với chủ nghĩa cộng sản thì các Tôn giáo chỉ là thuốc phiện ru ngủ con người. Gương tầy liếp là Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt nam chỉ mới đây thôi đâu có lâu lắc gì?
Viết tới đây tôi lại nghĩ đến một điều rất thú vị. Chủ nghĩa cộng sản cho rằng Tôn giáo là thuốc phiện nhưng các đình chùa do giáo gian "quản lý" thì lại có tượng Hồ chí Minh ở trên bàn thờ ngang với Phật cùng các đấng Tiên hiền, như vậy tuy ra đời muộn, nhưng Cộng sản giáo cũng bề thế không thua gì các Tôn giáo khác trong lòng......giáo gian.
Trở lại vấn đề, nếu không được hoặc không nên xử dụng danh nghĩa Vovinam để lý luận trong việc Ðảng cộng sản tại Việt nam áp đặt thành phần lãnh đạo cho môn phái Vovinam ở trong nước thì tôi phải dùng danh nghĩa nào cho thích hợp? Xin quý anh chị, quý đồng môn cho biết nhé. Rất chân thành cám ơn.
VOVINAM KHÔNG LM CHÍNH TRị
Lúc sanh tiền, Võ Sư Nguyễn Lộc đã minh
xác với các môn đệ, VOVINAM KHÔNG LM CHÍNH TRị, điều đó rất đúng, vì
khi làm chính trị thì con người không thể làm chủ bản thân mình, nay nói thế này, mai làm thế khác, miễn sao đạt được những lợi ích thiết thực cho những người mình đại diện dù là thiểu hay đa số. Vovinam chỉ là một đoàn thể võ thuật, hoạt động có vươn ra bên ngoài thì chỉ là những hoạt động nặng về văn hóa, góp phần bảo vệ những di sản văn hóa mà Ông Bà Tổ Tiên truyền lại từ ngàn năm trước. Vovinam chỉ phục vụ cho nhu cầu của dân tộc và sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình
thì không được tham chính với danh nghĩa Vovinam mà lại trở về với công việc huấn luyện, tiếp tục đào tạo những con người mạnh khoẻ với một tinh thần minh mẫn cho đất nước, cho tổ quốc.
Từ những ngày đầu chuẩn bị cho toàn quốc, toàn dân kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược. Võ sư Sáng Tổ đã đích thân và cử các môn đồ huấn luyện võ thuật cho các đội Quyết tử quân, Tự vệ thành Hà nội và các đơn vị kháng chiến khác, sau đó nhiều môn sinh đã đền nợ nước rất oanh liệt, như vậy thì võ sư Sáng Tổ làm chính trị hay chỉ là thực hành nghĩa vụ của người công dân, của một đoàn thể đối với Quốc gia, Dân tộc?
Sau ngày võ sư Sáng Tổ và các
môn đồ TÂM HUYẾT di cư vào nam, Vovinam đã phát triển rộng khắp miền Nam Việt Nam với hàng triệu môn sinh, rồi phong trào Viêt Võ Ðạo hóa học đường, rồi huấn luyện cho Trường Hiến binh Thủ Ðức, huấn luyện cho Cảnh Sát Quốc Gia, huấn luyện cho Quân Ðội VNCH tại Quân Ðoàn IV, huấn luyện cho Cán Bộ Xây dựng Nông thôn (lực lượng đáng gờm đối đầu với du kích Việt cộng thời bấy giờ), chủ trương về nguồn như các buổi lễ giỗ Quốc Tổ và các Văn Thần Võ Thánh khác. Như vậy Vovinam làm chính trị hay chỉ làm công
cuộc phát triển, hoạt động văn hóa theo chiều hướng độc lập của mình.
Ở trong nước hiện nay, đảng viên tham nhũng, ăn chơi sa đọa mà vua chúa thời phong kiến còn thua xa, áp bức bóc lột dân
lành cho đến thực dân Pháp hoặc quân Tàu đô hộ dân tộc ta hàng ngàn năm cũng phải ngả mũ chào thua (vì dù chúng có tàn ác đến cách mấy thì dân
tộc ta cũng dễ thở hơn bây giờ, vì nếu không dễ thở hơn thì với một ngàn năm bị cai trị tàn ác như bây giờ thì nước Việt Nam thân yêu của chúng ta đã thành quận huyện của Trung Quốc và nếu việc đó xảy ra thì làm gì có chuyện Ðảng cộng sản tại Việt nam được thành lập để mang lại sự khổ nhục cho dân tộc như bây giờ). Như vậy, nếu (giả sử) Vovinam lên tiếng về các vấn nạn này để góp phần cho dân tộc được tự do thoải mái hơn thì có phải là làm chính trị hay không?
Trong một đất nước với 80% dân số là nông dân, nhưng họ lại bị tước đoạt ruộng vườn bởi những quan tham cường hào ác bá tân thời là Ðảng cộng sản tại Việt Nam. Như vậy, nếu (giả sử) Vovinam
tranh đấu để góp phần lấy ruộng vườn trả lại cho những người nông dân chân lấm tay bùn để họ có phương tiện nuôi sống bản thân, gia đình của họ thoát khỏi cảnh cơ cực hiện nay, thì Vovinam có làm chính trị hay không?
Tôn giáo là chỗ dựa của con người trong lúc thống khổ, tưởng tượng một xã hội không có tôn giáo thì con người sẽ sống sa đọa như thế nào? Vậy với tình trạng các tôn giáo bị đàn áp hiện nay ở trong nước, nếu (giả sử) Vovinam lên tiếng thì có phải là làm chính trị hay không?
Xin minh xác một điều,
Làm chính trị có nghĩa hoạt động của người nào đó phục vụ cho một số người nào đó trong một đảng phái chính trị, phải theo đường lối và kỷ luật do đảng mình đề ra, sau khi thành công thì sẽ tham chính trong chính quyền và vẫn phải phục vụ quyền lợi đảng của mình. Ðấu tranh phục vụ quyền lợi của Dân tộc Tổ quốc, sau khi thành công thì không
tham chính trong chính quyền rất khác xa với sự minh xác đầu tiên.
Nên chăng, mỗi môn sinh thấu hiểu và hành xử như chúng ta đã học từ gương Thầy Sáng Tổ, mong rằng luận điệu rẻ tiền Vovinam không làm chính trị từ những kẻ đón gió trở cờ sẽ không làm cho những người môn sinh chân chính chùn bước. Quý đồng môn đừng sống trong tháp ngà ảo của mình nữa mà hãy hòa vào vào cuộc đấu tranh chung của cả dân tộc cho Tự DO CÔNG BNG và BÁC ÁI.
Mọi ý kiến đóng góp xin quý vị gởi về
PO BOX 78 NOBLE PARK, VIC 3174, AUSTRALIA
hoặc liên lạc qua điện thoại 0412
881 653, nếu trong nước Úc
hoặc +61 412 881 653 từ ngoài nước Úc
Xin cám ơn quý vị đã lắng nghe.
Lê Thành Nhân
Liên đoàn trưởng Vovinam Việt võ đạo tại Úc Châu
=END=
3- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Bóng ma trước cổng chùa
Thích Tuệ Quang
Cổng chùa Thanh Minh vẫn mở cửa theo giờ giấc thiền môn quy định. Nhưng ai đến đây cũng cảm thấy có cái gì tù hãm và rờn rợn, lạnh người bởi những đôi mắt cú vọ nhìn từ sau ót.
Ðã bao năm rồi, mỗi lần về Việt Nam là
chị đến đứng trước cổng chùa, dõi mắt ngóng trông hình ảnh vị Hòa thượng khả kính chỉ để một lần được chiêm bái tôn nhan ngài. Bên tai chị nghe như có âm
vang hùng hồn cất lên từ lòng từ bi bao la, cả đời lo cho vận mệnh đạo pháp và dân tộc. Chị biết Hòa thượng đang ở trong đó và cửa chùa thì luôn rộng mở, nhưng hình như có một trở lực vô hình nào đó giống như sức mạnh của bóng ma đã ngăn đôi chân chị lại. Ma lực ấy còn dễ sợ và nguy hiểm hơn sóng gió Ðại dương mà chị đã từng vượt qua. Ðã hơn 2 giờ đồng hồ, nhưng hình ảnh vị Hòa thượng kính yêu vẫn biền biệt nơi đâu. Còn bên đường thì dòng người mãi tấp nập tìm kế sinh nhai trên con phố bụi bặm, phó mặc cho vận nước đi đâu về đâu. Lòng chị xót xa cất lên tiếng gọi hỡi Việt Nam thân yêu, ai làm nên không gian ám hãm ngục tù? Ðiều này chúng ta thật xót xa
không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu xa mà còn vì sự im lặng đáng sợ của những người tốt. Chị đành trở về với bao nỗi niềm dĩ vãng.
Ðó là tâm sự của chị Khánh
Vân định cư tại Hoa Kỳ mỗi khi về Việt Nam muốn đến vấn an Ðại lão HT. Thích Quảng Ðộ mà tôi đã nghe anh Trường Sơn mới ở hải ngoại về kể lại.
Ngày ấy, người ta đã quyết đi tìm phương trời tự do vì không sống nổi dưới bàn tay bạo chúa. Họ ra đi mang theo tình yêu quê hương và sự tủi hờn của một thế hệ mất nước. Quả thật nền chính trị hà khắc khiến con người sợ hãi còn hơn thú dữ. Cho nên, họ đã chấp nhận cái chết để tìm cửa sống và sống đúng với giá trị làm người.
Thế rồi 32 năm trôi
qua, đất nước đổi mới. Ðổi mới cả "bản đồ địa lý" và hình thức cai trị. Bên cạnh những thành
tựu có tính nhất thời như liều thuốc phiện xoa dịu cơn đau mà báo chí Việt Nam thường ca ngợi phát triển, thì những bất cập toàn diện trong mọi cơ tầng xã hội và những tiềm ẩn lũng đoạn cả mặt vật chất và đạo đức dân tộc đang dần bộc phát. Ðiều này giống như một cơ thể sưng tấy, không phải là to khỏe mà chỉ là sự bịnh hoạn toàn diện. Ðây chính là thực trạng mà dân tộc Việt Nam đang đón nhận một cách giả dối, mệt mỏi.
Thực trạng là như thế, nhưng người Cộng sản Việt Nam vẫn duy ý chí, không chấp nhận xu thế đa nguyên
dân chủ, tinh hoa nhân loại. Ngược lại, họ còn tiếp tục dùng những thủ đoạn lừa bịp tinh vi hơn để che mắt thế giới, mời gọi kiều bào hải ngoại hà hơi tiếp sức bằng con đường viện trợ và đầu tư kinh tế để họ kéo dài tham vọng quyền lực. Nhưng điều đó chỉ có thể phỉnh gạt những khối óc rồ dại chứ không thể che mắt được người trí. Tuy nhiên, hiểu biết là một chuyện, còn dũng cảm hành động theo hiểu biết của mình lại là chuyện khác.
Chị Khánh Vân, anh Sơn, những con người đại diện cho thế hệ trí thức trẻ Việt Nam hải ngoại luôn
kính ngưỡng bước chân của quý ngài là vì sao? Bởi hạnh nguyện của quý
ngài đã thể hiện nỗi lòng dân tộc, tinh thần bất khuất trước bạo lực, xả thân vì đạo đức sáng ngời. Là một tu sĩ trẻ, tôi cũng như đại đa số tăng ni Việt Nam đều có lòng kính ngưỡng các bậc cao tăng thạc đức. Nhưng với Ðại lão Hòa thượng Thích Quảng Ðộ thì khác, uy đức và tài năng của ngài không những chỉ ảnh hương sâu sắc trong cộng đồng Tăng tín đồ Phật giáo, mà còn có sức ảnh hưởng rất lớn trong mọi tầng lớp xã hội Việt Nam cũng như trên thế giới. Với đồng bào hải ngoại yêu nước, ngài như ngôi bắc Ðẩu rực sáng giữ trời khuya. Với giới trí thức, họ kính trọng ngài như bậc thức giả... Nhưng với Ðảng Cộng Sản thì ngài là cây gai trong mắt, nhổ bỏ càng sớm càng tốt. Tại sao? Bởi ngài là
bậc lãnh tụ tinh thần không chỉ riêng về tôn giáo mà còn là ngọn cờ để giới chính khách quy tụ, lắng nghe và nhận thức bản chất chế độ độc tài.
Có lần hầu chuyện ngài,
tôi được nghe ngài kể về một cuộc điện thoại nặc danh. Nhắc máy lên, ngài nghe người thanh niên bên kia đầu dây nói: "Nếu mày còn bôi nhọ chế độ nữa, tao sẽ bắn bể đầu mày". Hòa thượng đáp lời:
"Chế độ này đen như cái trôn nồi, còn nơi nào nữa để bôi nhọ". Một lời ứng đối như thế, nếu chỉ dừng lại về chuyện khủng bố tinh thần của mật vụ công an thì chỉ là chuyện gặp phải như cơm bữa của những người bất đồng chính kiến mà thôi. Nhưng nếu suy ngẫm thêm, chúng ta nghe như cười ra nước mắt, bởi nó đã lột hết mặt nạ của một chủ nghĩa mị dân.
Cho nên có thể nói, con người hiện đại chỉ có tự do và hạnh phúc trong một phức hợp nhiều cơ tầng kinh tế chính trị xã hội, chứ không thể thích hợp hoàn toàn trong một đảng phái
nào cả. Nếu đảng phái nào bắt mọi người đồng ý với tư tưởng của mình, thì đó là hành động sai lầm và hết sức phi thực tế. Cho nên, xu thế đa nguyên dân chủ là một hình thái chính trị xã hội tất yếu mà Việt Nam phải đi qua.
Tuy nhiên để làm được điều này, đòi hỏi chúng ta phải hành động, chứ không thể chỉ bằng tấm lòng tốt và những lời nói ngoa.
Chúng ta có quyền hy vọng một tương
lai tự do dân chủ sẽ có mặt tại Việt Nam, mạng sống người dân sẽ được bảo đảm trong một nền pháp trị thật sự. Niềm hy vọng sẽ thắp sáng cho hành động. Ngày ấy, những bóng ma không còn chờn vờn đây đó, và cổng chùa vẫn luôn rộng mở, mọi người ra vào tham vấn tự do.
Thích Tuệ Quang
=END=
4- Ðọc Báo Ngoại Quốc
- Những bóng ma Xô-viết tại nước Nga
Phạm Hồng Sơn
Lời giới thiệu: Dù muốn hay không, nước Nga đã gắn với một phần lịch sử của Việt nam. Thời còn thuộc Liên-xô (Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết), nước Nga được coi là hình mẫu của hạnh phúc, ấm no để Việt nam (miền Bắc thời 1954-1975 và cả nước thời 1975-1986) tiến tới. Thời hậu cộng sản những năm 1990, nước Nga đầy biến động, vừa chuyển sang thể chế dân chủ đa đảng, lại được đưa ra như một con ngoáo ộp để gây e ngại cho dân chúng Việt nam và làm cái cớ cho những quyền lực bảo thủ loại bỏ những tư tưởng tự do trong hệ thống lãnh đạo. Những biến chuyển của nước Nga chắc sẽ còn có những ảnh hưởng nhất định tới quá trình phát triển của Việt nam. Nước Nga gần đây, dưới thời tổng thống Vladimir Putin, bên cạnh những cải thiện về kinh tế (chủ yếu dựa trên lợi tức thu từ khai
thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí đốt), đã có những biểu hiện lâm vào tình trạng giống thời Xô-viết cũ. Về đối ngoại, căng thẳng và đối đầu với các nước phương Tây, kể cả những nước thuộc Liên xô cũ. Về đối nội, gia tăng kiểm soát thông tin, ngôn luận, đàn áp, triệt hạ các chỉ trích,
phê phán chính phủ, thâu tóm quyền kiểm soát các nguồn lực kinh tế vào Nhà nước hoặc các tập đoàn tư nhân thân chính phủ. Những động thái đó đã đi ngược lại xu thế dân chủ tiến bộ của phần lớn các nước thuộc Liên-xô cũ và các nước đông Âu và là điều không vui đối với những tư tưởng dân chủ cấp tiến, như thủ tướng Ðức Angela Merkel, người đã sinh ra
và lớn lên tại miền đông Ðức (Cộng hòa dân chủ Ðức cũ), đã phát biểu "nước Ðức không có nhiều giá trị chung với nước Nga, như với nước Mỹ" (theo Newsweek 14, 21 May 2007). Nhưng có một điều đáng ngạc nhiên
là một cuộc thăm dò mới đây, đồng tiến hành bởi cơ quan World Public Opinion có trụ sở tại Mỹ và
Center Levada có trụ sở tại Mát-cơ-va, đã cho thấy "phần lớn dân chúng Nga vẫn ủng hộ chính sách tập trung quyền lực của Pu-tin" (theo wikipedia). Ðể lý giải một phần thực tế mâu thuẫn đó tại nước Nga, sau đây xin trân trọng giới thiệu tới quí vị bản dịch bài báo có đầu đề "Back to the U.S.S.R" (1) của tác giả Owen
Matthew và Anna Nemtsova đăng trên tạp chí Newsweek số ra ngày 20/08/2007:
***
Những bóng ma Xô-viết tại nước Nga
Bóng ma quá khứ tại nước Nga hiện vẫn không chịu nằm im. Ngay trong tháng này, hàng trăm người đã tập trung cầu nguyện tại Bu-tô-vô, vùng ngoại ô Mát-cơ-va, nơi có nấm mồ tập thể của 20.000
(hai mươi ngàn-ND) nạn nhân trong các cuộc thanh trừng của Giô-dép Xít-ta-lin. Trong
khi các linh mục xướng lễ cho người quá cố, mọi người đã cùng nhau dựng lên một cây thập giá khổng lồ làm từ gỗ của những cây thông trên các đảo vùng Xô-lô-vét-xơ-ky, nơi có một trại Gu-lắc (2) nổi tiếng.
"Nước Nga không bao giờ được quên những điều đã xảy ra nơi đây" - bà cụ 81 tuổi có tên Ôn-ga Va-xi-li-ép-va nói, cha của bà, một kỹ sư đã bị bắn chết năm 1937 vì
bị coi là kẻ thù của nhân dân". Bà nói tiếp "Chúng ta không được che đậy những tội ác của Xít-ta-lin, nếu không chúng ta sẽ tiếp tục phải gặp lại chúng".
Nhưng, điện Cờ-rem-lin
(3) tỏ ra không đồng tình với những quan điểm đó. Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin, ngay tháng trước, đã phát biểu trước một cuộc gặp với các giáo viên lịch sử rằng cho dù quá khứ nước Nga có nhiều "vấn đề", nhưng những vấn đề đó là không đáng kể và không khủng khiếp như những vấn đề của một số nước khác. Dù thế nào thì nhiệm vụ của các giáo viên cũng phải làm cho các học trò "tự hào về quê hương của chúng", tổng thống đã nhấn mạnh như thế. Với mục đích đó, chính phủ Nga đã triển khai một chiến dịch nhằm làm thay đổi cách giảng dạy lịch sử cho các học sinh. Hồi đầu năm nay, Viện giáo dục Nga đã chủ trì một chương trình rà soát lại toàn bộ các giáo trình lịch sử chính. Nhưng các nhà sử học phàn nàn là các hướng dẫn mới của Viện giáo dục đã được thiết kế nhằm phủi sạch các tội ác man rợ của Xít-ta-lin và giảm nhẹ những tổn thất của Liên-xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Nhà sử học I-sắc Rô-den-tan và là một trong các biên tập viên
sách giáo khoa phàn nàn: "Cờ-rem-lin cho rằng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi củng cố xã hội xung
quanh các ký ức dễ chịu về lịch sử hơn là các sự thật gây khó chịu", "Cách tiếp cận của họ không phải là để nghiên cứu lịch sử mà là để sử dụng lịch sử." Một trong các bộ sách được nhà nước phê duyệt là cuốn "Sách dành cho giáo viên: Lịch sử hiện đại nước Nga 1945-2006" đã mô tả Xít-ta-lin là "lãnh tụ thành công nhất của Liên bang Xô-viết". Trong số khoảng 25 triệu người bị giết trong các cuộc thanh trừng và công cuộc tập thể hóa, cuốn sách đã chú giải với một sự bình thản đáng sợ là
"các cuộc đàn áp chính trị có mục đích để huy động sức mạnh từ người dân bình thường cho tới các thành phần lãnh đạo". Những dòng sử mới viết cũng khắc nghiệt hơn rất nhiều với Bô-rít En-xin - người đã đưa
tới thời kỳ chuyển đổi hậu cộng sản đầy biến động vào những năm 1990, đã phê phán kịch liệt các chính sách "yếu ớt", "thân
phương Tây" của ông.
Việc cố tạo lại lịch sử nước Nga đang đồng hành cùng với những cố gắng của Cờ-rem-lin muốn khuếch trương một nước Ðại Nga đang trỗi dậy trong mọi lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội. Một hoạt động nghiên cứu khoa học được nhiều người biết trong những năm gần đây là việc sử dụng tàu ngầm để cắm cờ Nga vào đáy biển ở vùng cực Bắc trong tháng vừa qua, chính là một phần trong nỗ lực tuyên bố chủ quyền của Nga đối với khu vực nhiều tiềm năng về tài nguyên này. Một chương trình khoa học nhân văn được Cờ-rem-lin tài trợ nhiều nhất là việc xây dựng một Học viện Nga nhằm khuyếch trương tiếng Nga giao tiếp và văn hóa Nga ra khắp thế giới, đặc biệt ở các nước Xô-viết cũ.
Liệu phong trào mới về chủ nghĩa yêu nước do nhà nước bảo trợ có dẫn tới việc đóng kín đầu óc của người Nga, với các cuộc tranh luận của giới trí thức đang được diễn ra giống như vấn đề tự do ngôn luận và đối lập chính trị đang diễn tiến? (4) Gờ-lép Páp-lốp-xơ-ki, giám đốc Trung tâm chính trị hiệu quả tại Mát-cơ-va và là
một cố vấn hàng đầu về tư tưởng của Cờ-rem-lin tỏ ý không hài lòng với câu hỏi và cho
rằng bất kỳ một tranh cãi nào về các cuốn giáo trình lịch sử mới đều cho thấy "đời sống trí tuệ tại Nga vẫn sống và sống tốt", "không thể tạo ra được một ý thức hệ nhà nước trong một xã hội thông tin" và "những gì mà chính quyền đang muốn chính
là việc xác định thế nào là tranh luận và định rõ cái gì là đúng, cái gì là không đúng về mặt chính
trị".
Trên thực tế, các tác giả của cuốn cẩm nang
dành cho giáo viên đã tỏ rõ muốn làm ngược lại với cái mà Alếch-xan-đơ Phi-li-pốp, một trong các biên tập viên của cuốn sách đó, gọi là "cuộc tấn công tuyên truyền" từ ngay bên trong và bên ngoài nước Nga. Những giáo
trình cũ thời Bô-rít En-xin đề cập rất nhiều tới những bệnh hoạn ác độc của chính quyền Xô-viết, theo anh ta, điều đó nhằm ám chỉ " nước Nga không có chỗ đồng hành cùng với các dân tộc được gọi là văn minh." và "nước Nga vì bị coi là một quốc gia kế thừa lại chế độ chuyên chế, toàn trị sẽ tất phải mãi sám hối về những tội ác có thật của chế độ hoặc đã được bịa ra".
Người Nga thường coi việc tranh luận lịch sử một cách tự do là biểu tượng cho quyền tự do nói chung. Khi Ni-kít-ta Khơ-rút-sốp (5) lên
án các tội ác (bí mật) của Xít-ta-lin trong Ðại hội đảng năm 1956, ông ta đã khởi xướng ra một giai đoạn ngắn ngủi cho phép người Nga phát biểu, đi lại và làm việc tự do hơn. Nhưng giai đoạn đó đã kết thúc ngay khi những người khác lên nắm quyền và cho mãi tới khi chính sách Glát-xơ-nốt (6) của Goóc-ba
chốp được thực hiện vào những năm 1980, những sử gia mới lại được phép tìm hiểu đầy đủ các mặt kinh hoàng của các lãnh tụ Xô-viết trước đó. Ngày nay các hiệu sách của Nga tràn ngập các sách đề cập tới mọi thứ, từ đời tư của Nữ hoàng Ca-tê-rin vĩ đại tới hồi ký của phiên dịch viên cho Lê-ô-nít Brê-giơ-nhép. "Xã hội Nga
ngày nay thèm khát lịch sử một cách kinh ngạc" nhận xét của Ét-uốt Rát-din-ky, sử gia nổi tiếng nhất của Nga. Ông nói thêm, hiện nay trưởng cố vấn của Pu-tin về tư tưởng và là phó chánh nhân sự của Cờ-rem-lin
là Vla-đi-xơ-láp Xu-cốp "đang yêu cầu các nhà sử học phải tạo ra một ý thức hệ mới cho họ, phù hợp với chế độ." Trong khi một số trí thức có tuổi của Nga phản đối những yêu cầu đó thì giới trẻ lại đang bị hấp thụ cảm giác luyến tiếc thời Xô-viết và bị làm cho tin rằng những nỗ lực thúc đẩy cho một nền dân chủ kiểu phương Tây là những ý đồ gây suy yếu đất nước.
Một cách ngắn gọn, chiến dịch của Cờ-rem-lin đang có
tác dụng. Theo
một cuộc điều tra tháng qua do Trung tâm Lê-va-đa, trụ sở tại Mát-cơ-va tiến hành,
cho thấy 54% người Nga trong độ tuổi 16-19 tin rằng Xít-ta-lin là một nhà lãnh đạo "khôn ngoan" và một số tương đương cho rằng sự sụp đổ của Liên bang Xô-viết là một "nỗi buồn lớn" (2/3 số người được hỏi cho rằng Mỹ là "kẻ thù và là đối thủ", 62% cho rằng chính phủ cần "đuổi hết những người nhập cư đi"). "Nhiều bạn học của tôi tin
rằng đã có một thời kỳ vàng son Xô-viết tồn tại trước khi người phương Tây đến đây và phá hủy nó đi" - sinh viên Phi-líp Ku-dơ-nhét-sốp khoa
quan hệ quốc tế tại đại học tổng hợp Mát-cơ-va cho biết, và "họ cũng tin rằng nhà nước có lý khi làm bất cứ cái gì mà nó muốn với danh nghĩa vì một mục tiêu cao cả nào đó".
Chính bản thân Pu-tin cũng đã bắt đầu làm phục lại lịch sử thời Xô-viết. Ông ta phát biểu trong một cuộc hội thảo của các giáo viên sử học hồi đầu năm rằng nước Nga "không có điều gì phải hổ thẹn cả" và đã đến lúc "phải chấm dứt việc xin lỗi". Ông ta còn nói thêm rằng chính Mỹ đã thả bom
nguyên tử xuống Hi-rô-si-ma và rải bom Na-pan xuống Việt nam.
Lút-mi-la Alếch-xây-e-va thuộc Trung tâm Hen-xinh-ky Mát-cơ-va đã nhìn nhận sự ca tụng lại quá khứ Xô-viết vừa là một điều nguy hiểm, vừa là một dấu hiệu lệch lạc. Bà
nói: "Cờ-rem-lin có một tấm gương hoàn hảo ở nước Ðức về cách một quốc gia đã thực sự trở thành hùng mạnh bằng lối tư duy thừa nhận và vượt qua các sai lầm", "nhưng thay vì thế, Cờ-rem-lin lại đang cố nhồi nhét những điều dối trá vào các đầu óc non trẻ thêm một lần nữa". Nếu những điều đó nhằm làm cho giới trẻ đắm chìm vào các huyền thoại siêu cường thời Xô-viết khi những ý kiến khác biệt bị đánh đồng với "phản bội" và những trấn áp chính trị được gọi là "sức mạnh" thì những bóng ma của nước Nga sẽ còn chưa được yên nghỉ.
Owen Matthew và Anna Nemtsova
(hết phần dịch)
Phạm Hồng Sơn dịch
(8-2007)
* Lạm bàn: Việc dân
chúng có thể nhận biết được sự thật lịch sử và nhận thức được những thủ thuật chính trị lừa mỵ của giới cầm quyền là điều hoàn toàn không tự nhiên và đòi hỏi phải có những nỗ lực chủ động và liên tục của giới trí thức.Một xã hội có thể đã hình thành được đầy đủ các định chế cơ bản cho một nền dân chủ như Tự do báo chí, Tự do chính trị, Tự do bầu cử, Hội đoàn dân sự,...vẫn có thể bị các thế lực độc đoán khống chế, kìm hãm, thậm chí thủ tiêu các định chế đó, và thật đau xót, đôi khi với sự ủng hộ của một số đông dân chúng (kể cả những thế hệ trẻ). Ðiều đau xót đó không chỉ một lần nữa cho thấy "Chân lý không phải luôn thuộc về số đông"
mà còn khẳng định thêm tầm hiểu biết của đại chúng là nền tảng cơ bản cho một xã hội. Ðể chuyển hóa một xã hội độc đoán sang một xã hội dân chủ sẽ cần phải thực hiện rất nhiều các công việc khác nhau với những mức độ ưu tiên khác nhau trong từng giai đoạn, nhưng thiết nghĩ, việc nâng
cao dân trí về những vấn đề chính trị, xã hội luôn là một công việc hàng đầu và không có giai đoạn kết thúc.
Ðó cũng chính là tinh thần "Khai dân trí" đã được kêu gọi và xúc tiến cách đây một thế kỷ từ những chí sĩ như Lương Văn Can(7), Nguyễn Thượng Hiền(8), Phan Chu Trinh(9)... với trường Ðông Kinh Nghĩa Thục(10) và phong trào Duy tân nặng lòng yêu nước, nhưng đầy sóng gió. Với những tiến bộ về khoa học truyền thông hiện nay, việc khai thông dân trí tưởng chừng sẽ dễ dàng, nhưng thực tế cho thấy vẫn là một công cuộc đầy khó khăn khi các thế lực độc đoán chiếm được quyền lãnh đạo, và đặc biệt khó khăn trong các xã hội có chính thể chuyên chế độc đảng. Công việc "Khai dân trí" có thành công hay không chính là nằm ở sự kiên
trì, đồng tâm, sáng suốt và lòng dũng cảm của tầng lớp trí thức đương thời.
- Chú thích của người dịch:
(1)
(http://www.msnbc.msn.com/id/20226567/site/newsweek/)
(2) Trại giam giữ người không xét xử thời kỳ Xô-viết, với điều kiện sống và lao động cưỡng bức hết sức khắc nghiệt.
(3) Cung vua thời Sa
hoàng Nga, hiện là nơi làm việc của Tổng thống Cộng hòa liên bang Nga.
(4) Tác giả ý muốn nói
tình trạng bóp nghẹt ngôn luận và tạo ra phe đối lập thân chính phủ trung ương của Nga.
(5)1894-1971, Bí thư thứ nhất đảng cộng sản Liên-xô 1953-1964,Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên-xô 1958-1964, khi nắm quyền lãnh đạo đã đưa ra những quan điểm cởi mở, tiến bộ như đả phái việc tôn sùng cá nhân, cùng sống chung hòa bình và cạnh tranh
kinh tế với các nước tư bản, mở rộng tự do cho các tranh luận chính trị,v.v. Ở Việt nam thường gọi là "chủ nghĩa xét lại".
(6) Chính sách thúc đẩy việc tự do hóa thông tin đối với dân chúng, kể cả những thông tin của chính quyền.
(7) 1854-1927: chí sĩ yêu nước, đỗ Cử nhân,
thành viên sáng lập Ðông kinh Nghĩa thục. Bị lưu đày hơn 07 năm.
(8) 1868-1925: chí sĩ yêu nước, đỗ Hoàng giáp, thành viên sáng lập Ðông kinh Nghĩa thục.
(9) 1872-1926: chí sĩ yêu nước, đỗ Phó bảng, một trong những yếu nhân của phong trào Duy tân chủ trương nâng
cao nhận thức của dân chúng về các vấn đề chính trị, xã hội, khoa học,.. là một vấn đề cơ bản trên con đường giành lại độc lập, tự do cho đất nước.
(10) Trường tư thục mở tại phố Hàng Ðào-Hà nội từ 03/1907-12/1907 với mục đích truyền bá những tư tưởng văn minh cho dân chúng về công nghiệp, kinh
doanh, thương mại, ngân hàng; vai trò của hệ thống chính
trị như nghị viện, cảnh sát, quân đội...; lòng yêu nước; các nguyên tắc sinh hoạt đời sống sao cho khoa học, vệ sinh,...Bị đóng cửa do đàn áp của chính quyền thực dân Pháp.
=END=
5- Câu Chuyện Kinh Tế
- Khủng Hoảng Tài Chính Thế Giới
Vũ Quang Việt
(Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia Cục Thống kê Liên Hợp Quốc)
Khủng hoảng thì chưa nhưng giới tài
chính đang hết sức lo ngại. Ngày thứ năm (09.08.2007), chứng khoán Dow Jones Mỹ xuống gần 400 điểm, khoảng 3 %.
Chứng khoán thế giới đồng loạt giảm giá tương tự. Ðầu ngày thứ hai chứng khoán xuống thêm gần 200 điểm, rồi đổi chiều khi các Ngân hàng Trung ương quan trọng như Mỹ, châu
Âu, Nhật, đồng loạt can thiệp. Tổng số tiền bỏ ra gần 350 tỷ USD để mua chứng khoán của các tập đoàn tài chính môi giới chứng khoán địa ốc nhằm ngăn chặn tâm lý tháo chạy. Việc ổn định giá không thể nằm trong kế hoạch của các Ngân hàng Trung ương vì không ai có thể điều động được giá cả trên thị trường nếu như giá thị trường không còn phản ánh giá trị thật của chúng.
Ðâu là vấn đề?
Khủng hoảng tài
chính hiện nay liên quan đến địa ốc có nguồn gốc từ thời hô hào rất hồ hởi trong giới tài chính về cuộc cách mạng thần kỳ của công nghệ thông tin. Ðầu tư vào công nghệ thông tin ồ ạt, nhiều người làm giầu nhanh chóng, chứng khoán của các công ty liên quan đến công nghệ tăng từ 1000 điểm ngày
17/7/1975 lên cao điểm 5132 vào ngày 10/3/2000 và sau đó tụt dù xuống điểm thấp nhất là 1108
ngày 10/10/2002. Ðây là thời điểm khủng hoảng toàn
diện của thị trường chứng khoán khi các công ty công nghệ thông tin hàng loạt thất bại. Ðể đối phó, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ giảm lãi suất, từ trên 6 % năm 2000 xuống còn dưới 2 % năm 2001, chạm 1 % suốt những năm 2002, 2003 cho đến gần cuối 2004. Vào giữa năm 2005 lãi suất vẫn còn ở mức khá thấp, nhưng bắt đầu tăng dần để đối phó với lạm phát. Năm 2006-2007 lãi suất tăng trên mức 5 %. Lãi suất tăng đưa đến việc người có lương thấp mất khả năng chi trả tiền vay mua nhà, đồng thời hãm phanh việc giá nhà tăng. Một số nơi ở Mỹ giá nhà đang giảm.
Khi thời chứng khoán
lên giá, nhiều người giầu lên, đầu tư vào nhà cửa, giá nhà tăng suốt từ đầu năm 1990 đến nay. Nếu kể từ năm 1980 thì giá nhà nói chung ở Mỹ đã tăng 3 lần, ở miền New
England tăng cao nhất, tới 5 lần, thành phố New York tăng 7-8 lần. Cho nên nhiều người vẫn cho là giá nhà sẽ lên mãi mãi, họ không biết là vào năm 1987 giá nhà đã xuống thê thảm.
Khi Ngân hàng Dự trữ Liên
bang Mỹ tìm cách cứu nguy thị trường chứng khoán và kinh tế Mỹ từ năm 2002
thì nó đổ dầu vào lửa cho thị trường địa ốc vì chính sách lãi suất quá thấp. Các
công ty tài chính chuyển vào hoạt động môi giới cho vay mua nhà. Vì làm nghề môi giới, càng
có khách hàng nhiều lại càng thu nhiều dịch vụ phí, họ đã đẩy mạnh hoạt động cho vay cả những người không rõ khả năng chi trả, tức là những khách hàng dưới chuẩn (sub-prime) đẩy mạnh tâm lý là giá nhà sẽ lên mãi mãi. Hoạt động tài chính nằm ngoài ngân hàng nên không bị đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các quy định nhà nước về tài chính như ngân hàng. Do đó, họ khuyến khích cho vay cả những người không có tiền trả trước và kể cả không cần điều tra lý lịch lương bổng. Cách làm này hoàn toàn khác cách làm cổ điển thông
qua ngân hàng.
Với cách làm cổ điển, người muốn mua nhà tới ngân hàng vay. Ngân hàng điều tra và đánh giá về khả năng chi trả hàng
tháng của người vay dựa vào lương hiện tại và tương lai. Ðể cho vay, ngân hàng huy động tiền để dành của khách hàng. Các khoản tiền để dành này được nhà nước Mỹ bảo hiểm ở mức độ nhất định nhằm tránh người ký gửi rút tiền khỏi ngân hàng hàng loạt khi khủng hoảng.
Cách làm mới của các
công ty môi giới tài chính vừa qua là cho vay (tất nhiên phải dựa vào việc vay,
qua ngân hàng hay các quỹ tài chính loại khác), rồi chia khoản giấy nợ này thành các chứng khoán nhỏ và bán cho người đầu tư. Làm như thế, họ có thể rút nhanh lại khoản vốn cho vay bỏ ra và lại được hưởng lãi suất ở các khoản chứng khoán cao hơn nhiều so với bỏ tiền vào ngân hàng. Người mua chứng khoán
trở thành người cho vay. Người vay không biết mình vay ai và người cho vay cũng không
còn biết người mình cho vay là ai. Khi mọi chuyện hoạt động bình thường, công ty môi giới sau khi ăn huê hồng môi giới lại tiếp tục hưởng dịch vụ phí là lấy tiền của người đi vay và trả tiền lời cho người có chứng khoán. Các hoạt động này hoàn toàn không bị kiểm soát và cũng không được bảo hiểm.
Tình hình hiện nay là người đi vay mua nhà mất khả năng chi trả, mà lại không bán được nhà vì giá nhà xuống; họ phải bỏ của chạy lấy người. Người có chứng khoán bán tháo đẩy giá xuống theo. Các công ty môi giới đi vay để cho vay không còn khả năng chi trả. Những người bỏ tiền vốn vào các quỹ đầu tư rủi ro cao (nhằm mua chứng khoán nhà cửa) đòi tiền lại đưa đến tình trạng là nhiều quỹ lớn mất khả năng chi trả. Và Ngân hàng Trung ương các nước phải vào cuộc, cứu các quỹ đầu tư.
Tất nhiên câu hỏi có tính đạo đức kinh doanh là tại sao Ngân hàng Trung ương phải cứu nguy
các quỹ đầu tư có rủi ro cao khi bản thân họ không muốn bị ràng buộc bởi các quy định tài chính để làm lời lớn cho khách hàng họ.
Tình hình đi về đâu?
Khó tiên đoán chắc chắn tình
hình sẽ đi về đâu nhưng có thể nói là sẽ không tệ lắm vì hoạt động sản xuất trong nền kinh tế vẫn tốt đẹp. Tuy nhiên có thể nói hoạt động kinh tế khó lòng khởi sắc vì người có tiền không dám đầu tư với rủi ro cao như trước và do đó nền kinh tế thiếu tín dụng. Ngân hàng Trung ương Mỹ đang bị đặt vào thế hoặc là tiếp tục tung tiền cứu các quỹ đầu tư rủi ro hoặc là giảm lãi suất để bảo vệ thị trường địa ốc, nhằm tăng khả năng chi trả của người vay không đạt chuẩn. Nhưng giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng đến chính sách chống lạm phát và khả năng thu hút tiền từ nước ngoài để bù đắp thiếu hụt cán cân thanh toán rất lớn hiện nay ở Mỹ. Làm như thế đồng tiền Mỹ sẽ tiếp tục mất giá so với đồng EU. Nhưng nói chung, giá cả nhà đất trên thị trường Mỹ khó tránh khỏi việc tiếp tục giảm giá.
Vũ Quang Việt
(18-08-2007)
=END=
6- Câu Chuyện Việt Nam
- Chuyện dài "nhân thân" dài hơn chuyện dài "nhân dân"
Văn
Quang
(VNN)
Trong tuần vừa qua,
hai vụ án cũ mèm nhưng lại làm dấy lên một luồng dư luận sôi nổi của người dân. Một vụ đã quá nổi danh và khiến mọi người từ trong nước đến ngoài nước quá chán ngán, vừa đi đến kết luận cuối cùng trong phiên tòa ở Hà Nội. Một vụ mới được đem ra xét xử lại tại TP. Sài Gòn.
- Án tù cho ông 'tổng PMU
18' giảm một nửa vì nhân thân tốt.
Vụ thứ nhất là vụ con bạc triệu đô Bùi Tiến Dũng và những "đàn
em" liên quan vì tội "hối lộ" cho... một ai đó không biết tên (?!) để chạy tội cho đàn anh. Nhiều chi tiết và ba điều không bình thường trong vụ xét xử, tôi đã phân tích, tường trình trong số trước (số 220). Ðến nay phiên tòa đã kết thúc, lại thêm một vài sự việc... cũng không bình thường đến với những người theo dõi và chờ đợi kết quả của phiên tòa này.
Trước hết phải nói
ngay đến việc tòa tuyên án đối với "bị cáo" đã làm chấn động dư luận trong nhiều tháng qua. Nhân vật chính của vụ án chắc bạn đọc đã biết rất rõ đó là nguyên Tổng Giám đốc PMU 18 Bùi Tiến Dũng.
Phiên tòa cuối cùng vào sáng ngày
7 tháng 8, với bản án được đọc ngắn gọn trong 45 phút. Tòa án nhận định:
"Các bị cáo quan chức lãnh đạo cơ quan nhà nước nhưng do chơi bời thoái hóa biến chất đã đánh bạc thời gian dài, số tiền đặc biệt lớn. Nhiều hành vi của họ còn gây bất bình trong dư luận, làm mất lòng tin của dân vào cơ quan nhà nước".
Bản án nhận định, trong tháng 11-2005, Bùi Tiến Dũng 5 lần đặt cửa cá độ bóng đá với 2 cựu cảnh sát Nguyễn Văn Hồng và Bùi Quang Hưng, tổng số tiền gần 760.000 USD (hơn 12 tỷ đồng).
Trong khi trước tòa,
"ông tổng PMU 18" thừa nhận đã đánh bạc với số tiền nhiều hơn thế. Bùi Tiến Dũng nhớ từng đặt bạc khoảng 30 lần với Hưng, và cá độ "nhỏ hơn một triệu USD chút xíu" với Nguyễn Văn Hồng.
Vậy ai đã "ăn bớt"
tiền đánh bạc của Bùi Tiến Dũng?
Nhưng điều đó chưa gây
kinh ngạc bằng việc Tòa án Hà Nội tuyên Cựu Tổng Giám đốc PMU 18 Bùi Tiến Dũng (Dũng "tổng") bị tuyên mức án 6 năm tù về tội đánh bạc và 7 năm tù về tội đưa hối lộ; tổng hợp hình phạt, HÐXX tuyên buộc bị cáo này chấp hành hình phạt tù là 13 năm và phạt tiền 50 triệu đồng về hành vi đánh bạc và trên 1,1 tỷ đồng là số tiền bị cáo đã bỏ ra để "chạy tội".
Như thế mức án được tuyên thấp hơn một nửa so với đề nghị của cơ quan công tố. (Trước đó ngày 2-8, cơ quan công tố đề nghị Tòa án Hà Nội tuyên phạt Bùi Tiến Dũng 16-18 năm tù do đưa hối lộ hơn 1 tỷ đồng. Với việc đánh bạc hơn 12 tỷ đồng, Dũng nhận thêm án 6-7 năm. Tổng cộng mức án đề nghị là từ 22 đến 25 năm tù).
Bản án nhận định, Bùi Tiến Dũng là chủ mưu, khởi xướng việc tổ chức "chạy án", tung tiền đưa nhiều người để tìm "cửa" liên hệ.
Theo quan điểm của
"quý tòa" thì Bị cáo Bùi Tiến Dũng được hưởng tình tiết giảm nhẹ do có hành vi tố giác tội phạm, thành khẩn khai báo, nhân thân tốt; nhận nhiều huân
huy chương trong thời gian công tác tại Bộ Giao thông.
* Bùi Tiến Dũng "tranh thủ" gặp người nhà sau khi ở tòa ra vào sáng ngày
7 tháng 8 và cho biết sẽ kháng cáo trong vụ án này. Nhưng còn vụ án tham nhũng ỡ PMU 18 đang đợi ở phía trước.
Nhân dân bật ngửa
Khi nghe kết quả này nhiều người dân "bật ngửa", có lẽ chữ "bật ngửa" của người bình dân thường dùng không lúc nào đúng hơn và hay
hơn lúc này. Nó có đủ hỉ nộ ai lạc. Trong số trước, tôi đã tiên đoán với "thành tích" ăn chơi sa đọa và tham nhũng của quan Tổng Giám đốc một cơ quan nhà nước như thế thì ít ra cũng phải lãnh cái án từ 22 đến 25 năm mới xứng tầm. Không ngờ ông Tổng chỉ lãnh 13 năm tù. Không phải tôi mong cho ông Tổng bị tù lâu hơn, tôi chỉ nói đến sự "tiên tri trật đường rầy". Bởi ông có bị tù hay không bị tù thì cũng chẳng liên quan gì đến tôi. Tôi chỉ "tiên tri" theo kiểu... cá độ bóng đá bằng mồm. Y như các vị thường ngồi "bình luận mờ mịt" trước giờ những trận đấu căng thẳng diễn ra. Nhưng tôi "bắt dò bắt cẳng" theo dư âm của người dân từ thành thị tới thôn quê trước vụ án này. Thậm chí có anh "nhà quê... dốt nát" còn dám tiên đoán rằng phen
này nhà nước làm mạnh để lấy lại uy tín, có khi ông Tổng bị tử hình nữa là
khác. Sở dĩ tôi gọi anh nhà quê này là dốt nát vì tôi đã được nghe bố anh chê thằng con mình là "không biết gì về tình
hình của nước nhà". Tôi cũng chẳng hiểu bố con anh này vin vào "tình hình của nước nhà" là như thế nào. Mãi sau tôi mới nghe ông già này giải thích
"tử hình như thế thì còn lấy đâu ra Tổng giám đốc để làm việc. Ông chú nó cũng làm Tổng Giám đốc, ngày xưa nghèo mạt rệp, làm công cho tôi, bây giờ thì thôi khỏi nói, nó
giàu đến nỗi tôi tối mắt, không làm sao đếm xuể gia tài nhà nó". Lúc đó mới hiểu ra và
phải công nhận là anh nhà quê kia dốt cũng như tôi vậy. Không
thể biết trước được những gì sẽ xảy ra đằng sau một vụ án dù lớn hay nhỏ.
Nhìn sang chuyện hàng xóm
Tuy nhiên anh "nhà quê dốt nát" kia lại đưa
ra một "thí dụ" khá hùng hồn: "tui vừa đọc báo thấy ở bên Tàu, người ta xử tử thẳng cẳng hai anh chỉ là nhân viên ngân hàng ăn cắp tiền liền bị xử tử".
Anh ta đưa cho tôi xem tờ báo mới toanh, trong đó rõ ràng có nguồn tin chính thức: "Ngày 9-8 vừa qua, một phiên tòa xét xử những kẻ liên quan đến vụ biển thủ gần 7 triệu USD từ ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc đã kết thúc với 2 bản án tử hình.
Tòa án thành phố Handan
(tỉnh Hebei) đã tuyên án tử hình Ren Xiaofeng - 34 tuổi và Ma Xiangjing - 37 tuổi vì tội đánh cắp 6,7 triệu USD từ chi
nhánh Handan phía Bắc của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC).
Hai người trên từng là quản lý chi
nhánh Ngân hàng ABC tại Handan. Phần lớn số tiền thất thoát đã được họ mang đi đánh xổ số. Vào tháng 10 năm ngoái, Ren cấu kết với 2 nhân viên khác là Zhao Xuenan và Zhang Qiang để biển thủ 26.400 USD trong ngân hàng. Số tiền này được Ren nướng vào xổ sổ nhưng sau khi trúng giải, Ren đã hoàn lại số tiền vào Quỹ.
Từ ngày 16-3 đến ngày 14-4 năm nay, Ren và Ma tiếp tục rút 6,7 triệu USD của ABC.
Các quan chức ngân hàng ABC đã thông báo vụ việc cho cảnh sát vào ngày 16-4 sau khi họ phát hiện hàng
triệu USD đã "không cánh mà bay". Liên quan tới vụ biển thủ lớn này, 5
quan chức ngân hàng ABC, bao gồm Deng Zhenguo - Phó Chủ tịch chi nhánh ABC tại tỉnh Hebei
và 4 quan chức chi nhánh ABC tại thành phố Handan, đã bị sa thải".
Suy đi nghĩ lại tôi thấy anh
"nhà quê" kia không dốt, anh suy luận theo kiểu của người nông dân, rất có lý. Thôi thì đành trông người mà nghĩ đến ta vậy.
Vẫn không tìm ra "nhân vật" nhận hối lộ
Trở lại phiên tòa ở Hà Nội, cho đến cuối phiên tòa, những người bị tuyên phạm tội đưa hối lộ vẫn không tìm ra người nhận hối lộ. Mặc dầu trong các ngày 1 và 3-8, luật sư bào chữa và công
tố viên nhiều lần tranh tụng về "đích đến" của 550 triệu đồng và 39.000 USD tiền "chạy
án" của Bùi Tiến Dũng. Theo luật sư, khi truy tố các bị cáo về tội hối lộ, phải xác định được họ đã có hành động cụ thể nào, ai đã nhận hối lộ. Nhưng tòa đã thẳng thừng bác bỏ lý lẽ này. Lập luận này bị tòa bác vì cho rằng không có cơ sở. Hành vi của những người này cấu thành tội đưa hối lộ, thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội.
Như thế có nghĩa là Bùi
Tiến Dũng chỉ thuộc trường hợp chuẩn bị hối lộ (kể cả những đàn em như Tôn Anh Dũng (4 năm tù); hai cựu cảnh sát Nguyễn Mậu Thôn, Nguyễn Ðình Toản (mỗi người 3 năm tù) cũng vậy.
Xét như thế thì việc hối lộ chưa thành, và cũng không có chứng cớ nào cho rằng những người đó chuẩn bị hối lộ. Luật sư Nguyễn Hằng Nga - bảo vệ Nguyễn Ðình Toản - tuyên bố với phóng viên báo chí: "chưa đủ chứng cứ kết luận bị cáo Toản có hành
vi đưa hối lộ. Tôi đọc hết trong hồ sơ không tìm được tình tiết, lời khai nào nói Dũng đưa tiền cho Toản nhờ "tìm cửa" chạy tội. Lời khai của các bị cáo suốt mấy phiên xét hỏi cũng cho thấy như vậy".
Người dân cảm thấy có một cái gì đó ú ớ trong điểm này. Cái tội chuẩn bị hối lộ hay chuẩn bị chạy án nghe như có vẻ miễn cưỡng thế nào ấy. Và nếu như thế thì Bùi Tiến Dũng nhận tới "7 năm tù về tội đưa hối lộ" là không xác đáng, không đúng tội danh. Nếu đúng tội danh vụ hối lộ chưa thành
thì 7 năm tù lá quá nặng. Ngay cả các "đàn em" dù chỉ có 3 năm tù cũng là quá nặng.
Cũng lại căn cứ vào điểm này,
khi ghe xong tuyên án, luật sư Ngô Ngọc Thủy chen qua vòng bảo vệ của nhiều cảnh sát, cố đến gần Bùi Tiến Dũng. Quay trở ra, ông cho phóng viên biết: "Tôi sẽ tiếp tục theo vụ này. Gia đình Bùi Tiến Dũng sẽ làm đơn kháng cáo". Luật sư của Nguyễn Mậu Thôn, Vũ Mạnh Tiên cũng cho
hay sẽ kháng cáo.
Quyền kháng cáo là quyền của họ. Nhưng theo
như quan điểm của tòa thì trường hợp của Bùi Tiến Dũng đã được "chiếu cố" lắm rồi. Chiếu cố vì thành khẩn khai báo, nhân thân tốt; nhận nhiều huân
huy chương trong thời gian công tác tại Bộ Giao thông.
Chuyện "nhân thân" dài hơn chuyện "nhân dân"
Có thể phân tích Bùi Tiến Dũng đã có 3
thành tích: thứ nhất là thành khẩn khai báo, thứ hai là nhân thân tốt, thứ ba là có
nhiều huân huy chương. Việc thành khẩn khai báo ra sao không được công bố rõ ràng.
Từ đầu vụ án người dân chỉ thấy qua dư luận báo chí, ông Tổng Dũng luôn chối tội. Nhân thân ông tổng ra sao, người dân cũng mù tịt. Ông nhận bao nhiêu huân huy chương, có lẽ chỉ cái cơ quan PMU
của ông biết. Nhưng cho dù nhận bao nhiêu huân huy chương thì những việc làm của ông Tổng Dũng khi
còn đương chức đương quyền với hàng loạt công trình cầu đường mới làm đã hư hỏng và những chuyện bớt xén vật liệu được khui ra khi ông Tổng mới bị tóm vẫn còn đó.
Và điều ai cũng nhận thấy là sự ăn chơi
"bán trời không văn tự kiểu ông hoàng bà chúa" của ông Tổng và phe
cánh của ông khắp thủ đô Hà Nội ai cũng biết. Gia tài của ông Tổng ở đâu ra với những ngôi nhà kếch xù, những chiếc xe hơi bạc tỉ và của chìm của nổi của ông Tổng có được hỏi thăm đến không?
Hay là sau vụ án "đánh bạc"
này mọi thứ đều được "xí xóa" vì nhân thân tốt? Ðã là quan chức lớn thì
quan nào chẳng có nhân thân tốt? Vậy chống tham nhũng là chống thế nào, chống ai, chống cái gì?
Người dân lúc này dường như cũng chẳng muốn bàn đến cái thứ "chuyện dài nhân thân" này làm gì vì nó dài hơn cả chuyện
"nhân dân tự vận" và chẳng bao giờ có lời giải.
Lại bị điều tra
Cũng may, khi tôi vừa kết thúc bản tường trình này, dường như để làm "yên lòng nhân dân", một nguồn tin cho
biết: Bùi Tiến Dũng bị khởi tố thêm tội tham ô. Trong số những tội đó, vụ tham ô xảy ra tại dự án xây dựng cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh) được khởi tố. Ngoài Bùi Tiến Dũng, cơ quan điều tra còn khởi tố bị can đối với Phạm Tiến Dũng (nguyên trưởng phòng PID6 của PMU18, đang bị tạm giam trong vụ án cố ý làm trái ở PMU18). Tạm thời xin tóm tắt:
"Bộ GTVT không ủy quyền để PMU18 cung cấp nhân sự cho nhà thầu thuộc dự án cầu Bãi Cháy. Tuy nhiên, trong khi thực hiện dự án, Phạm Tiến Dũng (khi đó là trưởng phòng PID6) đã tự ý có văn bản gửi các nhà thầu về việc cung cấp nhân viên tư vấn bổ sung cho văn phòng tư vấn. Tổng số nhân
viên tư vấn bổ sung do PMU18 cung cấp cho toàn dự án là 43
người.
Ðặc biệt, trong
danh sách của PMU18 đưa ra có nhiều trường hợp không có thật hoặc không làm việc tại dự án cầu Bãi Cháy nhưng vẫn được... trả lương. Tổng số tiền lương các nhà thầu phải chi cho số nhân viên của PMU18 là hơn 5,3 tỉ đồng (trong đó chỉ có sáu nhân viên thực tế làm việc 35 tuần), số tiền bị chiếm đoạt lên đến hơn 3 tỉ đồng.
Vụ án còn liên quan đến 9 "quan lớn" khác như ngài Nguyễn Việt Tiến (nguyên thứ trưởng Bộ GTVT).
Ðấy mới chỉ là một vụ. Còn
hàng đống những vụ khác có được khui ra không?
Người dân lại chờ xem cuối cùng rồi bản án sẽ được xét xử ra sao. Lần này thì tôi hoàn toàn chịu, không dại gì mà
"tiên tri" nữa. Cái gì đến thì tự nó đến mà không đến thì... thua nó vậy. Bởi ở đây, chuyện bất ngờ cỡ nào cũng có thể xảy ra.
Vụ án
"ăn đất Gò Môn" và một bản án tử hình
Như bạn đọc đã biết vụ án tham nhũng đất đai tại Gò Vấp, giữa Sài Gòn, đã được xử cách đây 2 năm, vào tháng 7 năm 2005 và cấp sơ thẩm đã "dũng cảm"
tuyên một bản án tử hình cho một cò đất, trong khi các quan chức then chốt kiếm hàng chục tỉ trong vụ tham nhũng thì bị nhẹ hơn nhiều.
Nhìn lại vụ án này cũng bi hài
như vụ án ăn đất ở Ðồ Sơn, Hải Phòng cách đây vài năm. Hai vụ án điển hình cho sự "lẩm cẩm" của các quan tòa, dấy lên những dư luận phẫn nộ trong lòng người dân. Bởi tính cách quá trắng trợn của những sai lầm trầm trọng nên buộc Tòa án tối cao phải xét xử lại toàn bộ. Người dân có quyền nghi ngại rằng đã có khá nhiều những vụ án như thế nhưng nó không được khui ra nên chẳng thiếu gì quan lớn nhỏ đã ung dung thoát tội.
Ở đây tôi xin nhắc lại, ngay
sau khi vụ xét xử ở cấp sơ thẩm này, tôi đã có dịp tường trình và có những nhận định về vụ án "ấm ớ hội tề" này rồi. Hầu hết người dân đều cho rằng một chị cò đất không thể là người "chỉ đạo" các quan chức tham nhũng được. Chỉ các quan có quyền hành mới thực hiện được "quyền tham nhũng" mà thôi.
Ðến nay thì quan điểm của Tòa án
tối cao cũng có nhận định như vậy. Ðại diện Viện công tố phúc thẩm Viện kiểm sát Tối cao đã đề nghị hủy án sơ thẩm vụ tham nhũng đất đai ở Gò Vấp để điều tra, xét xử lại vì bản chất vụ án không như án sơ thẩm đã kết luận đồng thời đã vi phạm tố tụng nghiêm trọng, không tạo điều kiện cho luật sư tham gia, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo khi
họ bị khởi tố ở khung hình phạt có mức án cao nhất (tử hình).
Khi được hỏi trong
suốt thời gian điều tra, với tất cả 45 bản cung và bản tự khai của Lan, có sự chứng kiến của luật sư hay không, Lan trả lời: "Trong 45 lần, chỉ 1 lần duy nhất có mặt của luật sư Trần Văn Tạo và lần đó chỉ khai trong 1 trang mà thôi". Tiến hành hỏi lần lượt từng bị cáo khác, Hội đồng xét xử cũng nhận được câu trả lời tương tự.
Cấp sơ thẩm cho rằng Lan giữ vai trò
chủ mưu với tội "Tham ô tài sản" là không chuẩn xác. Lan chỉ là một
"cò" đất, có dấu hiệu phạm tội vi phạm các quy định về Luật Ðất đai và tội "Ðưa hối lộ".
Khi bộ ba quyền lực cấu kết, chuyện gì cũng xong
Ở bất cứ cơ quan quyền lực nào từ thành đến tỉnh, bộ ba được người dân "nể nang" nhất theo "trật tự trên dưới" là ngài bí thư đứng chiếu trên
cùng, sau đó đến ngài chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân và chiếu dưới là một vị trưởng một bộ phận chuyên môn nào đó. Về nhà đất thì có ngài Trưởng phòng Nhà Ðất (Tài nguyên - Môi trường) hoặc về thị trường thì có ngài quản lý thị trường... Khi bộ bà này "đồng tâm hiệp lực" thì mọi chuyện kể như "xong".
Ngài bí thư là người có quyền hành tối thượng về tất cả mọi mặt, nhưng vì không phải là một tổ chức hành pháp hay lập pháp nên những chỉ thị, những quyết định nhiều khi chỉ là chỉ thị miệng hoặc qua những cuộc hội ý, tham gia ý kiến cũng được coi là mệnh lệnh. Ngài chủ tịch có quyền lực hành pháp hẳn hoi nên cũng được trọng vọng, chỉ kém ngài bí thư một bậc, như một vị tể tướng đứng dưới nhà vua. Còn các bộ phận chuyên môn trông coi trong phạm vi quyền hạn của mình như một bộ trong
chính phủ. Ba ông này quyết định vận mạng của người dân. Nền hành chánh dựa trên nguyên tắc đó. Nên khi bộ ba này hợp thành một, họ muốn giữ bí mật bất cứ chuyện gì thì khó có điều gì lọt ra ngoài được.
Bộ ba trong vụ án này gồm có Nguyễn Văn Tính Bí
thư quận, Trần Kim Long Chủ tịch UBND quận, Dương Công Hiệp Phó phòng Quản lý đô thị quận Gò Vấp.
Ngoài ra không thể thiếu
"lính chạy cờ" làm đàn em "râu ria" xung quanh tích cực yểm trợ để ăn ké như Lê Minh Châu (nguyên GÐ Cty xây dựng Gò Vấp, sau đổi lại là Cty địa ốc Gò Môn); Hồ Tùng Lâm (nguyên Phó GÐ)...
"Bộ ba quyền lực" ở Gò Vấp: Trần Kim Long, Nguyễn Văn Tính và Dương Công Hiệp cấu kết với nhau có thể làm được bất cứ việc gì, suýt nữa đưa được một chị cò đất vào tội tử hình, chết thay cho mình.
Sức mấy mà "ngây thơ"
Tôi không muốn dài dòng về những chi tiết của vụ án có rất nhiều điếu mờ ám mà cấp sơ thẩm chưa hoặc không
xét đến. Ai cũng đã thấy những điều mờ ám đó là để giảm bớt tội cho các quan và để khép một người dân, một cò đất vào tội tử hình. Vì thế nên mới có vụ xét xử lại toàn bộ vụ án này.
Trong lần xét xử này có
nhiều lời khai tuy hơi "ngây ngô" nhưng lại rất đáng chú ý.
Nguyên Chủ tịch UBND
quận Gò Vấp Trần Kim Long khai do "cò" đất Lan là
người thân của một vị lãnh đạo cao cấp nên nhà của cò đất có việc gì bị cáo cũng có mặt tham gia. Người thân của Lan là ai, chưa biết. Và có tác động gì đến ngài chủ tịch hay không cũng chưa biết. Còn việc có cần "làm rõ" hay không cũng chưa biết. Thoạt nghe lời khai
này có vẻ như hơi vớ vẩn.
Duy chỉ có một sự thật là nhiều quan chức cấp dưới "sợ bóng sợ gió" người nhà của quan chức cấp trên thường xảy ra. Có lẽ ở đâu cũng vậy, nhưng ở những vùng thôn quê và "nửa tỉnh nửa
quê" Việt Nam thì điều này là khá nặng nề. Con ông cháu cha, cô dì chú bác của các ngài "lãnh đạp cấp cao" đều được rất nể vì, thậm chí khi có lỗi cũng được "thông qua" nhanh chóng. Vì thế các cậu ấm cô
chiêu ở VN đều rất có giá, cứ như trên đời này không ai dám đụng đến cái lông chân của mình.
Nhưng ở đây thì
không hẳn là như vậy. Ngài chủ tịch quận là một con người rất năng động và rất khôn ngoan. Hẳn là khi khai như thế, Trần Kim Long phải nhắm vào một mục đích nào đó. Một là lấy vị "lãnh đạo" cao cấp ra đề "hù". Hai là có cái gì đó như một sự "đe dọa" nếu buộc tôi nặng quá,
tôi khai tùm lum ra, nó "dính" tóe loe đến cả những vị "lãnh đạo cao cấp" đấy. Thứ ba là Long mong muốn được vị "lãnh đạo cao cấp" kia thương tình mà can thiệp cho nhẹ tội hơn.
Sức mấy mà ngài chủ tịch một quận lớn và phức tạp như quận Gò Vầp giữa TP. Sài
Gòn to nhất nước này lại "ngây thơ". Xin đừng hiểu lầm.
Ngài bí thư còn "ranh" hơn
Phiên tòa ngày 8-8 chỉ ra rằng khoản tiền tham ô
mà các bị cáo thu được có dấu hiệu chạy đến nhiều địa chỉ như: Dương Công Hiệp, Trần Kim Long, Nguyễn Văn Tính lớn hơn nhiều chứ không dừng lại như cấp sơ thẩm cáo buộc. Cạnh đó, khi thẩm vấn cho thấy tội danh của bị cáo Tính, nguyên Bí thư quận ủy, có dấu hiệu của tội nhận hối lộ và những bị cáo đưa
800 triệu đồng cho Tính vẫn chưa bị xử lý về hành vi này.
Vai trò của các bị cáo từng là
quan chức như Bí thư Nguyễn Văn Tính, Chủ tịch Trần Kim Long nổi bật hơn nhiều chứ không hẳn là bị Lan giật dây, chỉ đạo như cấp sơ thẩm nhận định...
Thế nhưng ngài bí thư Tính
"ranh mãnh" hơn các đồng phạm của mình nhiều. Ðể không bị tòa lần này xử lại, Tính đã rút lại kháng cáo. Tính đã "đi trước" Hội đồng xét xử (HÐXX) một bước.
Bởi như thế HÐXX cấp phúc thẩm sẽ "không làm được gì" bị cáo Tính do giới hạn thẩm quyền xét xử vì quy định của Tố tụng hình sự thì cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại bản án sơ thẩm trong phạm vi kháng cáo, kháng nghị.
Nước cờ cao của bị cáo Tính đã có hiệu nghiệm khi đại diện Viện công tố phúc thẩm Viện kiểm sát Tối cao giữ quyền công tố tại phiên
tòa đã đề nghị HÐXX phúc thẩm đình chỉ xét xử đối với bị cáo Tính (trừ khi HÐXX phúc thẩm đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án Tối cao xem xét lại bản án đối với Tính theo thủ tục giám đốc thẩm).
Cũng cần nhắc lại trong
phiên tòa
sơ thẩm, HÐXX đã tuyên phạt: Tử hình Phạm Thị Tuyết Lan; phạt Dương Công Hiệp 18 năm tù cùng về tội "Tham ô"; cựu Chủ tịch UBND
Q. Gò Vấp Trần Kim Long 25 năm tù về 3 tội: "Tham ô tài sản", "Ðưa hối lộ" và
"Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi"; cựu Bí thư Quận uỷ Gò Vấp Nguyễn Văn Tính 11 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi"; Lê Minh Châu (nguyên Giám đốc Cty xây
dựng Gò Vấp) 22 năm tù và Hồ Tùng Lâm (nguyên Phó GÐ Cty XDGV) 18 năm tù về 2 tội
"Tham ô tài sản" và "Ðưa hối lộ"; Nguyễn Minh Hoàng 5 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Như thế "phần ở tù"
của Tính chỉ có 11 năm là nhẹ nhàng nhất trong số các quan chức bị tuyên án, trong khi Tính là người đứng đầu. Sự tin ranh của Tính là có cơ sở. Chẳng trách nào ngài được làm vua một cõi, đúng là quận Gò Vấp đã chọn được "người có tài... thất đức ".
Người từ cõi chết
trở về
Trong phiên tòa này Phạm Thị Tuyết Lan -
người bị kép án tử hình được người dân gọi là "từ cõi chết trổ về" - còn khai thêm đã đưa 20.000
USD cho một cán bộ cảnh sát kinh tế Công an quận Gò Vấp là Hoàng Tâm. Trả lời câu hỏi của HÐXX vì sao đưa tiền cho người này, Lan cho biết do người đó đến nhà gặp Lan và yêu cầu bị cáo viết đơn tố cáo chủ tịch Trần Kim
Long vì đã gây khó dễ, nhũng nhiễu bị cáo trong việc chuyển nhượng đất. Sau đó, công an Tâm gợi ý bị cáo đưa tiền đồng thời gợi ý Lan phải biết ơn Bí thư quận (Hai Tính) trong việc bán 8.000m2 đất. Tâm đề nghị Lan phải chi cho Tâm 20.000 USD và Tính 1 tỉ đồng.
Trong lúc đó, truy tố xét xử tội danh
"Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi" là không chuẩn xác. Do đó, cần điều tra, lấy lời khai của ông Trần Văn Tư (Viện trưởng Viện kiểm sát Q.Gò Vấp) và Trương Ngọc Vẹn (Trưởng Công an Q.Gò Vấp) để làm rõ.
Thấp thoáng trong vụ án còn
cho thấy có một số quan chức khác liên quan tới vụ "ăn đất" này có khả năng bị điều tra. Một số người dân khác như Âu Thị Thanh Hồng (vợ Hiệp) và Huỳnh Văn Dung (chồng Lan) có chứng kiến việc giao nhận tiền và có một số hành vi liên quan đến việc phạm tội của các bị cáo
trong vụ án, nhưng chưa được làm rõ.
Riêng Phạm Thị Tuyết Lan chắc sẽ thoát bản án tử hình cực kỳ phi lý.
May mà chưa ra Thủ Ðức nằm với giun, chứ nếu ra rồi thì cũng đến "huề cả làng".
Nhưng dù thế nào cũng phải đợi phiên tòa xét xử lại để có thể so sánh được với phiên sơ thẩm. Không nên tiên đoán điều gì như bố con anh "nhà quê" kia cho phí sức vì chuyện gì cũng có thể xảy ra. Tốt nhất cứ như người dân lương thiện, cái gì cũng nên chờ và chờ. Pháp luật cũng vậy, nó cứ u xọe cả lên, chẳng biết đường nào mà mò. Biết đâu lại có cái chuyện dài "nhân thân tốt" nữa thì sao?
* Hình Phạm Thị Tuyết Lan sau bị tòa sơ thẩm tuyên án tử hình vào tháng 2
-2007
=END=
7- Văn Học Nghệ Thuật
- Mảnh Giẻ Vụn
Võ Thị Ðiềm Ðạm
Sức gió từ hai cái
quạt khổng lồ treo ở hai bên tường cao thổi ào ào vẫn không giảm được mùi mồ hôi người hanh hanh, không đánh tan được cái nóng hâm hẩm tháng tư làm lớp da dưới cánh áo thun ri rỉ ẩm. Phim gì mà chán
quá,
nói hoài thôi, ngồi bó gối, ngồi chồm hỗm trên ghế, ngồi gát chân lên ghế trước, đủ kiểu ngồi cũng không hết chán. Cái thằng Lục Ðen cà chớn thiệt tình, đòi coi cho được phim này. Uổng tiền, phải chi hồi nãy theo tụi thằng Hải Bụng, thằng Hải Cò, thằng Tám Lé ra bến Ninh Kiều, dọc dọc vườn bông chọc phá mấy cặp ngồi rù rì, để tiền mua chuối nướng dì Ba Ốm, thế nào dì cũng chan thêm nước dừa béo ngậy, liếc ngó con Hương Teo con của dì một cái, cũng đã lắm rồi. Giờ này chắc con Hương Teo đang quạt lửa than, ánh lửa làm ửng đôi má, làm ánh mắt nó long lanh. Hừm... tụi nó ngu quá, cứ kêu con đó là Hương Teo. Nó teo là tại nó ốm, nó còn
nhỏ, nhưng đôi mắt nó, đen lay láy, nhìn xớt qua cũng vui rồi, hình như nó cũng nhìn xớt qua mình nữa sao đó. Thôi, chút xong phim, chạy tạt qua
gánh chuối nướng của dì Ba Ốm một cái... hừm, không còn đồng nào dính túi...hừm... cái phim cà chớn.
Thọc tay vô bịch ny
lon, quậy tìm trong gói đậu phọng luộc, hy vọng còn sót vài hột, hừm, toàn là vỏ ướt nhẹp. Ðang bực vì thằng Lục Ðen ăn sạch không chừa một hột, em hết hồn khi cánh tay bị ai kéo ngược ra phía sau, đau điếng, quay lại nhìn. Ủa, má, má làm gì mà coi bộ gấp dữ vậy. Má kéo
em xồng xộc tuốt ra ngoài, không nói không rằng. Hơi mát ban đêm không làm giảm cơn sửng sốt, nhưng em không dám cưỡng lại vì thấy gương mặt má có vẻ nghiêm trọng quá. Má nói nhỏ: "Lẹ, lẹ đi con, chạy con! Ði đâu mà đi mất tiêu không nói cho ai biết, kiếm nát chợ từ chiều đến giờ, chạy con!"
Không cần giải thích
là đi đâu, tại sao phải chạy gấp, má chạy, em cắm đầu cắm cổ chạy theo. Sao lại không về nhà? Ðêm tối mà má chạy xồng xộc vô vườn nhà cậu Bảy chi vậy? Xuống chiếc xuồng con đang chờ ngoài con rạch sau vườn, em nhận ra ba và bốn đứa em ngồi co ro chờ ở đó. Bây giờ em mới hiểu. Từ lâu, em đã nghe người lớn thì thầm chuyện vượt biên, nghe đồn gia đình người này đã đi vượt biên thoát được, gia đình người kia bị bắt. Ngay cả ông bà ngoại, các cậu, các dì cũng đã vượt biên hơn hai năm nay, hiện đang ở Na Uy nên ba má em cũng muốn đi luôn,
qua Na Uy ở với ông bà ngoại.
***
Em giận run, dựt mạnh cái áo
khoát treo gần cửa, chạy ra đường. Trời cuối thu nên gió rít lạnh buốt, đường ướt nhẹm nhưng không làm chùn được bước chân em. Em phải đi, đi thật xa, xa cái nhà có ba má, có mấy em. Càng nhớ lại lời má dặn hồi nãy, nghĩ tới gương
mặt ba giận dữ, em càng tức. Nói đúng hơn là em vừa tức vừa buồn, buồn đến hoang mang là không biết mình sẽ làm gì.
Cơm nước vừa xong,
chưa kịp coi chương trình TV thiếu nhi đài NRK lúc sáu giờ thì má dặn, rõ ràng:
- Từ nay con không được kêu ba má là ba má nữa mà phải kêu là
cậu Hai, mợ Hai.
Em không hiểu trọn câu nói
của má, không hiểu là má nói với ai nhưng sao tự nhiên em hỏi lại:
- Sao vậy?
- Nhà mình chỉ còn gia đình cậu Bảy ở lại Việt Nam.
Ông bà ngoại muốn bảo lãnh vợ chồng cậu mợ và các em qua Na Uy luôn mà chắc chắn là
không được. Ði vượt biên nguy hiểm quá. Con làm con của cậu Bảy, con bảo lãnh
cho cậu mợ và mấy đứa nhỏ qua thì nhanh hơn.
- Con đâu phải là con
của cậu Bảy.
- Thì từ nay con là con của cậu Bảy, phải kêu ba là dượng Hai, má là dì Hai, nhớ chưa.
Giọng ba đầy mùi bia nhưng ráng làm ra vẻ nghiêm nghị:
- Biểu sao thì nghe vậy, bày đặt hỏi tới hỏi lui. Nhớ chưa, ai hỏi thì nói ba má và ba đứa em còn ở Việt Nam, một mình vượt biên qua đây với dì Hai dượng Hai.
- Còn nữa, ai có hỏi tuổi thì nói
con chín tuổi.
- Chín tuổi? Con mười hai tuổi chớ không phải chín tuổi.
- Không có cãi tới cãi
lui, tao tát một cái là trẹo họng cho hết cãi.
Có nghĩa là từ đây em sẽ nói láo.
Láo đủ chuyện, làm sao em nhớ cho hết đây, lỡ em quên thì sao. Tại sao ba má không muốn em là con của ba má nữa? Ba má
không thương em nữa sao? Mấy đứa em có còn là em của em nữa không?
Tại sao? Tại sao? Bắt em nói láo thì em nói láo, sợ gì ai. Không cho em làm con của mấy người thì em tìm chỗ khác ở. Ở đâu? Nhà ngoại? Nhà cậu Ba? Nhà
dì Hà? Hay xin vô nhà mồ côi như thằng Alexandre. Thằng này vậy mà sướng, đi học có xe taxi đưa đón, người ta cho tiền xài không hết, mỗi tuần được taxi đưa về thăm gia đình. Nhưng làm sao xin vô nhà mồ côi ở được. Tưởng gì, vượt biên được qua đây thì ba không thương em nữa, má không thương em nữa, ba má không muốn có em là con nữa. Biết vậy em trốn, không thèm theo má xuống chuyến xuồng đêm đó.
***
Thiệt là xấu hổ, em gần mười ba tuổi rồi mà phải ngồi chung với tụi mới chín tuổi. Dầu cho vóc dáng em không to hơn tụi trong lớp chi cho
lắm nhưng em cảm thấy em lớn hơn tụi nó nhiều lắm. Lớn mà ngu. Ðúng vậy. Ðã ngu thì em phải làm mọi cách
cho tụi nó nể, nể chuyện gì cũng được. Một tuần em được học riêng sáu giờ tiếng Na Uy với ba đứa em, con Hạnh mười tuổi, thằng Tín tám tuổi và cả con Út Lan bảy tuổi. Cũng là một mối nạn vì thằng anh lớn mà cùng học abc với đám em, coi bộ còn tụi nó vô tư học nói học nghe còn giỏi hơn thằng anh to đầu. Những giờ còn lại là em ngồi miết trong lớp, ngày này qua ngày kia. Ngồi nghe như vịt nghe sấm. Nghe
chữ mất chữ còn. Thường thì đoán mò dần dần được năm ba chữ. Liếc chừng tụi nó làm gì thì em làm theo. Tụi nó cười thì em cũng cười. Tụi nó la ó thì em la to hơn. Tụi nó chạy phá
trong lớp thì em cũng chạy cũng phá. Nhưng chừng tụi nó ngồi yên làm bài thì em không sao ngồi yên được vài phút chứ nói chi cả tiếng đồng hồ. Biết gì đâu mà làm. Chẳng lẻ hỏi cô giáo hoài, mà cũng không biết hỏi cái gì.
Ngồi yên không được thì em kiếm chuyện phá thằng ngồi trước, giựt sách con nhỏ ngồi kế bên, đi lại thằng ngồi đầu bàn làm bộ mượn cây thước, đi ngang qua thúc cùi chỏ vô thằng này, hất giày
con nhỏ kia, đủ chuyện để làm cô giáo bực mình. Cô càng bực mình, em càng thích phá. Tại vì khi cô giáo bực là tụi trong lớp khoái
chí, tụi nó thích em.
Em sợ nhất là giờ ăn, một cực hình.
Cô giáo bao giờ cũng đọc truyện cho cả lớp nghe trong khi tụi nó ngồi nhai nhỏ nhẹ, phải yên lặng. Cô biểu em làm gì, em còn không hiểu thì làm sao em hiểu truyện cô giáo đọc. Tụi nó lắng tai theo dõi câu chuyện, em ngóng tới ngóng
lui mong chuông reng. Tụi nó cười ầm, mặt em thì trơ trơ ngó lơ chỗ khác. Ngày nào cũng thế. Bữa ăn trưa nào cũng vậy. Em kiếm chuyện đi uống nước, đi quăng rác, đi lấy tờ giấy lau tay, cố ý làm rớt hộp thức ăn, cô giáo phải ngưng đọc hoài thôi. Lúc này thì tụi nó không thích chuyện em lục ****c tới lui vì
như vậy cô giáo phải ngưng đọc để la em, câu chuyện bị cắt ngang. Thường thì cô giáo phải gởi em lên văn phòng trong giờ ăn.
Bị bắt vô phòng cô giáo xã
hội để nghe cô hỏi chuyện hầu như mỗi tuần, thét rồi em ngán. Em ngán, ngán nhưng không cưỡng được. Thế là em im lặng, không thèm trả lời hay chỉ trả lời nhát gừng. Cô lắc đầu chịu thua. Cô giận dữ. Cô năn nỉ. Cô dỗ ngọt. Cô đặt giờ thông dịch mời ba má lên họp. Không ai cạy được răng em, không ai bắt được em nói. Nói gì? Em còn không hiểu chính em thì làm
sao em kể cho cô giáo xã hội những câu hỏi đâu đâu. Biết đâu mà trả lời. Trả lời lạng quạng làm bể mánh của ba má là về nhà bị ba ****c cho bầm mặt, bị má chưởi cho nát nước. Trường học, cô giáo, ba má, làm sao hiểu được rằng những giờ ngồi như vịt nghe sấm, trơ trơ cái mặt trong lớp học là một sự hành hạ dai dẳng, liên
tục mà người lớn đã giáng lên đầu một đứa nhỏ như em. Cái thế câm lặng vậy mà thành công. Riết rồi không ai thèm ngó đến em.
Ngoài sân chơi, em ráng đeo theo tụi lớp sáu, tụi cùng tuổi với em (tuổi thật) nhưng tụi nó
khinh thường em lắm. Tụi nó kêu em là "con khỉ tóc hoe". Nghĩ cho
cùng, tụi nói kêu em là con khỉ cũng không sai lắm. Mà con
khỉ tóc hoe càng không sai. Em không muốn ai nhìn màu tóc đen thui
trên đầu, em muốn giống tụi nó, em nhuộm tóc vàng vàng nâu nâu mà sao nó cứ ra màu cam cam nâu
nâu, hoe hắt. Em phải ráng bắt chước tụi lớp sáu là tụi lớn nhất trường để tụi nó cho em theo sau giờ tan trường, lang thang các trung tâm mua bán, ngóng nhìn người qua kẻ lại. Em có thua gì tụi nó đâu, từ cách chưởi thề, cách đi xềnh xàng, cách nhổ nước miếng cái bẹt, cách giựt banh của tụi lớp nhỏ... Luôn cả cách chôm chỉa trong chợ. Chỉ có chuyện chôm chỉa là tụi nó nể tài em. Chuyện này tụi nó ngu lắm, và nhát nữa. Em hả? Tỉnh queo. Lượn một vòng vô chợ để tìm mua bịch kẹo, xoay lưng nhét lẹ phong kẹo vô túi áo khoát, quơ tay lấy hộp kem vuốt tóc...
Mà em cũng không dại gì rảo nhiều lần trong một tiệm. Nay siêu thị này mai siêu thị kia.
Mấy món lấy được, em chia cho tụi nó, em đem về nhà. Coi bộ má thích dữ a. Má thiệt là khờ. Em nói tụi bạn cho em mấy thứ đó vậy mà má tin. Tháng này qua tháng kia, năm này qua
năm kia, hết ba năm cấp hai, má vẫn còn tin như vậy. Ba cái món lặt vặt em đem về bỏ tùm lum ở nhà. Má xài không hết, má cho nhà ngoại, má cho
bạn má. Có lần nhân viên Bảo Vệ bắt được em, mời ba má lên lãnh về. Em khoái má chỗ này, má binh em, má bịa ra là tụi bạn Na Uy bắt em ăn cắp, nếu không
là tụi nó đánh. Em thích quá, im re. Thét rồi em đem món gì
về má cũng chẳng thèm hỏi, cần thì xài, không cần thì quăng. Có khi má còn biểu em xin tụi bạn món này
món kia. Nhưng rồi em cũng chán chuyện chôm chỉa lặt vặt. Không ai la rày. Không đủ đô. Trong người em luôn luôn nóng nảy, mau giận, thích đập phá một cái gì đó. Chỉ cần một ánh mắt khinh thường, một lời chê kiểu tóc chải, một xoay lưng là đủ làm đầu em nóng bưng, là đủ làm miệng em kiếm chuyện gây, là đủ làm tay em tung ra không cần lệnh của cái đầu.
***
Cái xứ gì mà lạ lùng. Học dỡ học dốt gì cũng cho
lên lớp, học sao cũng không thày cô nào dám la mắng. Cứ mười lăm tuổi là xong lớp chín, phải học xong lớp chín. Sau đó là tự ý, muốn học tiếp thì học, không thì lang thang kiếm công chuyện làm mướn. Em chỉ mong cho xong lớp chín là được tự do.
Bây giờ thì em khôn lắm rồi. Cách đây hai năm, em
chán cảnh ba em sáng bia, chiều bia, bia một mình,
bia với mấy người bạn, bia ngày thường, bia cuối tuần. Mà phải uống bia không thì cũng đở. Ðàng này bia vô là lời ra. Ba càng ra lời thì má
càng lớn tiếng, em càng chuồn xuống đường sớm. Em đánh lộn với tụi Thái Lan trên Oslo, ngày hôm sau, manh cái mặt bầm đi học, em kể với cô giáo
xã hội là em bị ba đánh. Làm như vậy được hai lần là nhà trường báo cho văn phòng bảo vệ thiếu nhi, đem em đến một nhà mồ côi ở một quận khác. Người Na Uy ngây thơ lắm.
Muốn trốn khỏi lời gây tiếng gổ mỗi ngày
trong gia đình, muốn được sống thoải mái với tụi cùng tuổi, muốn được có phòng riêng, muốn được có tiền tiêu
khá rộng rãi, nên em mới làm đủ trò để được ở nhà mồ côi. Vậy mà em không ngờ rằng em nhớ ba má, nhớ các em đến nổi em chỉ mong đến chiều thứ sáu là được về thăm nhà. Em phải có một sợi dây kết nối, em sợ, sợ mình là đứa trẻ mồ côi thực sự. Coi bộ hình như ba má cũng thích giải pháp này nữa, khỏi tốn cơm gạo, khỏi tiếng la lời mắng. Tiếng là về nhà chứ kỳ thực em có ở nhà được bao lâu, đám bạn cũ rủ rê, đám bạn mới hẹn hò. Thành phố Drammen từ lâu đã trở thành quá nhỏ, quá nhàm chán cho em. Em lân la lên Oslo.
Mười tám tuổi, hết hạn được ở nhà mồ côi, bỗng nhiên em bị quăng ra đời. Ðược cấp một phòng trọ, một số tiền trợ cấp hàng tháng trong khi chờ kiếm được việc làm. Em không ngờ và nhân viên phòng xã hội không hiểu cái xốc hụt hẫng của một người đang sống trong nhà mồ côi có bốn người lớn chăm lo, bỗng chốc phải hoàn toàn tự lập chỉ vì vừa tròn một mức tuổi đã được ấn định. Tháng trước, tháng sau, thế là đường sống của em hoàn toàn thay đổi. Miếng ăn miếng mặc, chuyện làm
chuyện chơi, mọi sự em lo mình ên. Tội gì đi làm cho mệt xác. Ðược hưởng trợ cấp xã hội, có thì giờ mánh mung thêm, có thì giờ tụm năm tụ ba, có cơ hội thử hút thử hít. Ðược có cái là em không ưa ba cái chuyện hút
sách, không ai cấm cản cả, chỉ không ưa vậy thôi. Có biết bao chuyện làm hồi hộp, hấp dẫn, nguy hiểm và dễ kiếm tiền hơn.
***
Tôi nhào tới bồi thêm một cái đá thiệt mạnh, thằng Pakkis
lăn qua một bên, nằm im rơ. Chẳng cần ngó coi nó sống hay chết, hoảng quá, tôi chạy băng qua sân vườn trẻ, nhảy rào, tìm ra đường lộ, cố giữ bình tỉnh khi đứng ở trạm xe chờ chuyến xe buýt ra khỏi thành phố Drammen. Ðang thổi thổi hai tay cho ấm, nghe tiếng thình thịch phía sau, tôi quay lưng. Thằng Tự cũng vừa chạy tới trạm xe, tôi
nhanh trí, giả bộ ngóng cổ chờ xe tới, làm như không quen biết gì nó. Nó hiểu, nó cũng chẳng ngó ngàng gì đến tôi, còn chu miệng huýt một điệu nhạc nữa chớ. Tôi xuống trước nó một trạm, ráng đi thật ung dung đến nhà thằng Hòa Cò như thường lệ.
Mới chín giờ tối thứ sáu mà
hành lang khu chung cư vắng hoe, tôi ngồi ngoài cửa chờ chưa được năm phút thì thằng Hòa Cò cũng về tới. Không hơn một tiếng đồng hồ là cả đám tụ tập trong nhà thằng Hòa Cò. Thằng Hòa Cò này khôn tính, rộng tánh, sòng phẳng và cư xử đàn anh, tụi tôi tin
tưởng nó, lợi tức tiền bạc giao cho nó cai quản. Nó khôn, những lần tụ tập ở nhà nó, không có cảnh ồn ào nhậu nhẹt làm phiền lòng
hàng xóm, ra vô im lìm, không gây chú ý. Nó sống một mình
nên cả băng tìm đến đây sau khi chạy tứ táng để đánh lạc hướng cảnh sát.
Thằng Hòa vừa để nồi nước nóng với những cây xúc xích đỏ nằm ngổn ngang, quăng ra bàn ba gói bánh khoai tây, chai tương
cà, bịch hành khô, là cả đám nhào lại, tranh nhau làm phần ăn cho mình. Cũng thằng Hòa
Cò, nó bàn hơn tính thiệt. Nhất định cả băng sẽ bị lấy cung, tệ lắm là bị giam vài tháng, nhưng tất cả nhất định không ai nhận là mình đã bắn hai phát vô đám Pakkis, biết cũng không nói. Ðám Young A kéo từ Oslo xuống
Drammen tính chuyện ăn thua đủ, tính chuyện dằn mặt băng Việt Maxi, tính tranh dành thị trường cho
chi nhánh đàn em ở Drammen. Tất cả sẽ chối được cái gì là chối, chối hết, nhất là chuyện tụi cảnh sát Na Uy không đánh đập nên không sợ, không khai.
Tụi cảnh sát hay thiệt. Không
về nhà riêng, tôi bắt xe xuống Moss, nhà ba má, chưa nhắm mắt là tụi nó gõ cửa. Biết trốn cũng vô ích, tôi theo ra
xe trong tiếng khóc bỡ ngỡ của má, miệng há hốc của ba, ánh mắt kinh hoàng của bốn đứa em. Cảnh sát còn cho biết là cả băng Việt Maxi, sáu thằng đều bị bắt, thằng Hòa Cò cũng ngồi khám luôn. Ở tù vậy mà yên. Chớ không, tôi phải trốn tiệt trong nhà một thời gian, sợ đám Young A tìm trả thù, nghe nói tụi nó tính diệt từng thằng một. Yên thì yên phần không bị trả thù nhưng bụng thì lo không biết tụi kia có giữ đúng lời là sẽ không khai cái gì hết.
Cảnh sát phải mướn thông dịch, thẩm vấn từng đứa một, dọa dẫm, dụ dỗ hợp tác để giảm án, thét rồi cảnh sát chắc chịu thua đám Việt Maxi, miệng đứa nào cũng kín như dán băng keo thứ thiệt. Trước sau như một, tôi khai tôi đi lại nhà dì ở gần đó, nghe tiếng súng, chạy lại coi, bị tụi nó xô đẩy, tôi tức quá đá cái thằng nằm ngay chân tôi một phát rồi bỏ đi, không biết gì nữa hết. Tôi nhận tôi thường đi chơi chung với năm thằng trong băng Việt Maxi. Khi tôi khai như vậy, tôi nghĩ thằng Pakkis đó không phải chết vì cú đá của mình. Quả thật đến bây giờ tôi cũng không biết chắc thằng nào trong bọn đã bắn, nhưng tôi có thể đoán ra, tôi dại gì thú thiệt sự suy đoán của mình. Anh em Việt Maxi được cái đó, không bao giờ phản bội nhau.
Mấy tuần lễ xử án, tôi
bật ngữa. Té ra là chỉ mình tôi khai là tôi đá thằng đó. Mấy đứa kia chối hết, chối từ đầu đến cuối, chối mọi chuyện. Tụi nó bị kết tội đồng lõa âm mưu đả thương người khác. Bằng chứ sờ sờ đó mà tụi nó còn kháng án, không nhận tội âm mưu, không
nhận tội đồng lõa, chối hết. Cảnh sát điều tra từng gia đình Việt Nam có liên quan đến chúng tôi, không khai thác gì được, không
ai hở môi. Tôi phục người Việt Nam ở chuyện này.
Cái chết của thằng Pakkis
là cái án tử có âm mưu, nhưng thằng nào cũng chối, không nhận một lời kết án nào có liên quan đến vụ này. Hơn hai năm trời, không
tìm ra cây súng, không tìm ra thủ phạm đã bắn hai
phát đạn vô đám Pakkis, làm một thằng lãnh trọn hai phát đó, chết ngay tại chỗ trước khi cảnh sát có mặt. Tụi nó chối hết. Không ai khai gì hết.
Nhận tội cú đá là nhận cho phần tôi,
tôi muốn ở tù cho qua chuyện, tôi đã bắt đầu chán đám bạn cả ngày rong rong kiếm tiền bằng mọi cách. Những chuyện mánh mung gian lận không còn hấp dẫn cho tôi nữa. Ði đâu, ở đâu, ngay cả trong họ hàng tôi, tôi không có một tiếng nói,
tôi không dám ngững mặt ngang hàng với ai hết. Chục năm trời. Bây giờ tôi muốn thay đổi, muốn sống một đời sống như thằng Tâm thua tôi một tuổi, con cậu Tư. Nó cũng học tới lớp chín như tôi, lúc nghỉ học nó cũng là cà đầu đường xó chợ, nhưng được vài năm thì nó xin vô làm hãng bia Ringnes, làm bốn năm, lên được chức trưởng nhóm, coi ngó hơn hai chục nhân viên chớ ít sao. Tôi muốn đi làm, hãng xưởng nào cũng được, lương bao nhiêu cũng được, miễn sao tôi có nồi cơm chắc chắn mỗi ngày, miễn sao tôi được ngồi ngang hàng với mọi người mà trong lòng không ngượng nghịu mặc cảm. Ông
Lars ở văn phòng xã hội khuyên tôi biết bao lần, ông hứa nếu tôi muốn là ông tìm ngay việc làm cho tôi.
Ngày cuối cùng, tòa án xử tôi tội đồng lõa đả thương với bản án không có gì nặng lắm. Tôi nhẩm tính: Bản án ba năm trong tù và hai năm tại ngoại, mình ở trong tù đã hơn hai năm, như vậy không còn bao lâu nữa. Kể ra cũng đáng thôi.
Bề nào thì thằng Pakkis cũng đã chết. Tôi chấp nhận bản án. Thời gian trong tù, tôi được dạy nghề thợ mộc, cái
nghề tôi thích từ nhỏ, cũng là nghề của ông nội. Những ông thày trong tù khen tôi khéo tay, khen tôi siêng học, làm
nhiều báo cáo tốt cho tôi, hứa tìm việc cho tôi khi mãn hạn tù. Tôi nôn nao chờ ngày ra.
Trời Phật đâu sao
không chứng giám cho lòng thành của tôi. Trước khi mãn hạn tù, tôi nhận được một tờ giấy báo là tôi sẽ bị trả về Việt Nam vì bản án đồng lõa, cố tình đả thương người cho đến chết. Ngẩn ngơ mù người, tôi đòi có thông dịch để dịch lại bản án. Ðúng vậy. ÐM thằng thông dịch hồi đó. Nó dịch mà không giải thích, dịch là bản án đồng lõa đả thương người. Nhiêu đó. Tôi không hiểu rõ nghĩa từng chữ khi người ta đọc bản án dầu đã được dịch ra tiếng Việt. Mấy người đó đâu biết khả năng tiếng Việt của tôi có hơn gì tiếng Na Uy đâu. Tôi chỉ mới học tới lớp ba là phải đi vượt biên mà. Tôi có đồng lõa cho nên tôi không kháng án ngay lúc đó, cho
nên tôi nhận tội liền vì tôi đã khai là tôi đá thằng đó. Nhưng còn tệ hơn nữa là lý do tôi bị đuổi về Việt Nam vì tôi là một phạm nhân không có quốc tịch Na Uy. Lạ đời không? Cả nhà ai cũng vô quốc tịch hồi tôi còn đi học, hồi tôi ở nhà mồ côi. Ðúng vậy. Ba má tôi quên, quên ghi tên tôi vô đơn
khi gia đình xin vô quốc tịch vì trên giấy tờ, tôi không phải là con của ba má. Người ta quên tôi, quên sự hiện diện của tôi. Má
tôi khóc, ba tôi ân hận, thừa!
Tôi kháng án. Hai năm tại ngoại tôi từ hẳn đám bạn du đảng, từ hẳn, không giao tiếp với người Việt Nam với hy vọng làm lại từ đầu, với hy vọng nếp sống chừng mực sẽ là bằng chứng tốt khi tòa xử lần nữa. Tôi được huấn nghệ, tôi được cấp nhà, tôi có bạn bè Na Uy đàng hoàng, tôi sống như một người Na Uy, tôi đi trượt ski, tôi chơi thể thao, tôi thực tập ở hãng Eskones. Thư kháng án của tôi được chấp nhận. Bạn bè Na Uy hứa giúp tôi kháng án tiếp. Muốn giúp là
một chuyện, công pháp là một chuyện. Cho đền gần ngày xử, suy ngẫm những lần hỏi cung, linh cảm một kết quả vô vọng, tôi quyết định trốn qua Ðức, tìm đến tụi Việt Nam bên đó mà tôi đã giao du từ mấy năm trước. Số mạng tôi nằm trên bàn cân mà cán cân là một sợi chỉ hy vọng mong
manh. Một hạt cát thêm vô đầu cân kia, thế là quyết định trả tôi về Việt Nam được ký, theo lời người bạn kể.
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, tụi Việt Nam bên
Ðức làm ăn táo bạo hơn tụi bạn của tôi ngày xưa. Tôi phải lăn vô để kiếm sống. Cùng là cặn bả của xã hội, nhưng phong sống của tụi này khác tụi Việt Maxi, làm tôi nhớ bạn bè, nhớ gia đình quá sức. Tôi lẻn về thăm gia đình. Không biết sao, cảnh sát chờ canh, chận bắt trước khi tôi về đến nhà. Ðược phép gặp ba má năm phút, tôi bị hai người cảnh sát mặc quần áo dân sự áp tải ra phi trường Fornebu.
Ba má tôi van xin. Các em tôi khóc lóc. Má
tôi xin được gởi về Việt Nam thay tội cho tôi. Chuyện đâu có dễ như ba má nghĩ. Gương mặt ba héo khô già trước tuổi vì thằng con
hoang đàng, mái tóc má lấm tấm trắng vì ân hận. Faen! Héo hắt! Bạc tóc! Tôi hoang đàng? Ðúng! Ai đẩy tôi vào con đường hoang đàng? Nói đi! Chính tôi? Tôi không chối! Tại sao ba
má chưởi mắng bắt tôi từ bỏ đám bạn của tôi? Tuổi trẻ tôi cần có bạn, không giao du với những người bạn ấy thì tôi giao du với ai? Ba má của tụi bạn cũng cấm cản không cho tụi nó giao
du với tôi, ai tốt, ai xấu? Fuch you! Ai hơn ai? Ai đáng giá hơn ai? Ai sẽ tránh ai? Tránh nơi này thì
phải có một nơi trú ngụ khác. Nơi nào? Tôi là một hiện thể bằng xương bằng thịt bằng trái tim bằng khối óc, tôi phải có một chỗ dung thân giữa thế gian này. Nhưng tôi không có quyền lựa chọn.
Từ khi vừa bước chân đến Na Uy, tôi đã được huấn luyện cách nói láo. Láo là tôi qua đây một mình,
kêu ba bằng dượng Hai, kêu má bằng dì Hai từ trong nhà cho tới ngoài đường để ba má nhận được tiền bảo dưỡng tôi, để cậu mợ được bảo lãnh qua Na Uy nhanh chóng. Láo về tuổi tác.
Láo về công ăn chuyện làm đen của ba má. Láo đến độ đôi lúc tôi tưởng là thiệt. Thế mà tại sao tôi không nói láo, tại sao tôi không chối là tôi đã đá thằng Pakkis đó, có ai nhìn thấy rõ ràng là tôi đã đá đâu, có thằng bạn nào khai đâu. Tại sao? Tại sao khi tôi thành tâm muốn làm lại từ đầu, muốn được sống như một người bình thường thì được trả lời bằng một hình phạt này? Tụi kia chối, chối hết. Tụi nó được gì? Ðược máng án tù sáu tháng, một năm, hai năm là
cùng. Còn tôi, tôi khai thật, cho nên tôi được tưởng thưởng bằng cái án biệt xứ, suốt đời. Ðó là công lý, **** you! Ðầu óc tôi bị những dấu hỏi dấu chấm than đánh tới đánh lui
trong suốt hai mươi ba tiếng đồng hồ từ phi cơ này chuyển sang phi cơ kia.
Giao tôi cho công an tại phi trường Tân Sơn Nhất, hai người cảnh sát Na Uy biến mất. Lạ lắm, khi hai người cảnh sát Na Uy đi rồi, tôi mới nhận thức được là mối liên hệ với đất nước Na Uy, con người Na Uy hoàn toàn bị cắt đứt, một phần lớn trong tôi bị cắt lìa. Cảm giác mất mát càng lớn dần khi người công an áo vàng đeo những huy hiệu đỏ chói, đẩy tôi, nói, giọng nói lạ lùng tôi chưa từng nghe, tôi không hiểu lắm, đại khái hình như là: "Tao kiếm xe cho mày đi liền, ÐM, tụi Na Uy đem rác về đổ ở đây."
Với năm trăm dollar được mấy người công an đổi ra tiền Việt Nam, tôi bắt đầu chi dùng cho chuyến xe đò về Bắc Mỹ Thuận, về Cần Thơ, về quê tôi.
Quê tôi? Người ta biểu Việt Nam là quê hương của tôi thì tôi biết vậy. Người tài xế lái chiếc xe gắn máy chở tôi lại địa chỉ được ghi trên tờ giấy mà công an ở phi trường biểu tôi phải trình diện. Bỏ tôi đó, giống như hồi ông hiệu trưởng tôi dẫn tôi đến lớp học, giao tôi cho cô giáo mà không hề thắc mắc là tôi
sẽ xoay trở như thế nào giữa muôn ngàn âm thanh hoàn toàn xa lạ, ông quay lưng bỏ đi.
Người ta mướn cho tôi căn phòng được dựng kế bên nhà một người bà con xa của ba ở một con hẽm sâu, cho tôi một địa chỉ để tôi liên lạc. Căn phòng ba bề là lớp ván mỏng, vừa đủ chỗ cho cái gường lính, bếp gaz, vài kệ bằng mủ cứng, cái bàn nhỏ và vài ba cái ghế. Tôi tập quen dần với cái nóng hâm hấp của mái tole từ khi vài vệt nắng chen qua khe hở ở cánh cửa duy nhất cho tới khi tôi phải bật cái bóng đèn treo lơ lững trên đầu.
***
Cách đây mười lăm năm, tôi ngơ ngơ ngáo ngáo trong lớp học, mọi lời nói loáng thoáng qua tai, không bắt được một câu cho trọn vẹn, bắt chước cười, bắt chước la, bắt chước vẽ, mong chờ tiếng chuông reng hết giờ. Ngày nay, giữa phố chợ đông người, tôi cũng ngơ ngơ ngáo ngáo, mọi lời nói cũng loáng thoáng qua tai, không hiểu được một câu trọn vẹn. Nhưng tôi không thể bắt chước cười, tôi không thể bắt chước thong dong ngồi quán với ly bia trên bàn, tôi không thể làm những chuyện trái ngược để được chú ý bởi tôi không muốn ai gọi tôi là "con khỉ tóc hoe", bởi đầu tôi có quá nhiều dấu hỏi, có quá nhiều dấu chấm than.
Ngày rời Việt Nam tôi
mười một tuổi, nay trở lại, tôi hai mươi sáu tuổi. Mười lăm năm! Ngày đi, tôi là một thằng nhỏ còn chạy quanh chọc phá mấy cặp rù rì trong vườn bông ban đêm, chưa bao giờ đứng trước gương ngắm nhìn chính mình, chưa bao giờ ngồi yên được vài phút, tiếp nhận mọi sự việc quanh mình như con chim con há mỏ nhận mồi chim mẹ thả bỏ vô, hít thở hơi mưa dầm cơn nắng hanh như nụ hoa mười giờ bò lan tràn trên mặt đất nở ra khi
có nắng đóng lại khi nắng tàn, chưa biết ước mơ cho tương lai. Ngày trở lại, tôi là một người đàn ông luôn luôn nhìn quanh thăm dò cho mỗi bước đứng bước đi, gương mặt mang đầy dấu tích hận đau làm tôi không dám đứng trước tấm gương tự ngắm nhìn mình, tiếp nhận mọi sự việc chung quanh bằng tấm lòng có nhiều lớp cạn lọc, không biết mơ ước tính toán gì cho tương lai.
Nếu ai đó hỏi tôi là
người nước nào thì thật tình tôi không biết trả lời như thế nào. Mười một năm ở Việt Nam so với mười lăm năm ở Na Uy, bên nào nặng? Tôi là người Việt Nam vì nội ngoại, ba má là người Việt Nam, vì má sanh tôi trong nhà thương Cần Thơ, vì tóc
tôi đen, vì mũi tôi tẹt. Những năm ở Na Uy, đối với người Na Uy thì tôi mãi mãi là người Việt Nam, dầu tôi có
nhuộm tóc, dầu tôi ăn chơi không thua gì tụi bạn Na Uy. Nhưng tôi lại không tự cảm thấy tôi là người Việt Nam hoàn toàn, tôi không có một chút gắn bó nào
với câu vọng cổ kéo dài với những giọng hát nhèo nhẹo và tôi không cười được khi xem những vở kịch trên video.
Không phải tự tôi
không cảm thấy tôi hoàn toàn là người Việt Nam mà
ngay chính cả mọi người chung quanh đây, có ai coi tôi là người Việt Nam đâu. Người ta cười câu nói ngây ngô phát từ miệng người đàn ông gần ba mươi tuổi. Người ta nhíu mày không hiểu vài chữ phát âm ngượng nghịu từ người đàn ông da vàng mũi tẹt như họ nhưng lại đến từ một đất nước xa xôi. Xấu hổ, mặc cảm, tôi rút mình không muốn giao thiệp. Ngày
ba bữa cơm thui thủi, tối trở lăn gối chiếc một mình, cứ thế mà hít thở cái không khí bưng bưng bụi bậm.
Phải tìm đường sinh nhai, tôi ráng lần tìm nơi xin việc, đủ mọi việc.
- Ông có thể cho tôi làm ở đây.
- Mày có thể làm gì?
- Ơ... tôi có học chuyện này, học hai năm.
- Chuyện này là chuyện gì?
- Chuyện... chuyện như ông đang làm.
- Ha... ha... chuyện tao đang làm mà cũng đi học, cũng học hai năm...
ha... ha... Mà tao học hơn mày, tao học cả đời, học từ lúc cầm búa đập dập nát ngón tay cho đến khi tao nhắm mắt mà cũng bào
láng cón mặt bàn, đến bây giờ cũng còn học, mày có thể biết không?
- Dạ, tôi có thể học nữa.
- Sao mày không có thể học nữa ở chỗ mày đã học đó...
ha...ha... thằng này nói nó có thể làm được. Nó chỉ có thể thôi... ha...ha... có thê mà cũng xin vô đây làm.
Mày có thể cho tao biết mày là người gì mà không biết nói chuyện. Mày có thể đi chỗ khác để tao ****c cho xong cái chân bàn này không. Mày có thể đừng đứng lạng quạng cản công cản chuyện của tao không?
Như thế, tôi xin hết chuyện làm này đến chuyện làm kia, không ai tin tôi khi họ nghe giọng nói nạc mỡ, câu văn ngượng ngập. Ngưòi ta nghi ngờ tại sao tôi đang ở ngoại quốc nghe nói sung sướng giàu sang lắm mà lại về Việt Nam lang thang tìm những việc làm
"rẻ tiền". Lâu lâu bạn bè khi thì tụi trong băng Việt Maxi ngày xưa, khi thì tụi bạn Na Uy, khi thì ba má chợt nhớ đến tôi, gởi cho vài trăm đô để dành sống qua ngày. Tôi tiêu dè dặt từng đồng vì không biết khi nào được nhớ tới. Tôi lo sợ đến một lúc nào đó bạn bè, gia đình quên người bạn, người con đang bơ vơ giữa "xứ người".
Na Uy không có án tử hình. Nếu tòa án
cho tôi lựa chọn thì tôi chọn cái án nặng nhất của Na Uy là hai mươi mốt năm thay vì cái án "trở về quê hương"
này. Hai mươi mốt năm trong tù, dầu gì thì còn có một chỗ đứng, được cư xử như một con người, được có những ước mơ cho hai mươi mốt năm sau. Còn ở đây, ở Việt Nam, ở nơi người ta gọi là quê hương của tôi thì tôi chỉ là một tấm giẻ rách vụn, suốt đời là tấm giẻ vụn trong muôn ngàn tấm vải đầy màu sắc được mang ra may thành những tấm áo, tấm màn.
Làm sao tôi có được ước mơ cho hai mươi mốt năm sau?
Ba má đã cắt một tấm vải từ bộ áo gia đình để vá lên bộ áo gia đình khác mà không cần biết đến kết quả của sản phẩm may vá đó. Ba má đã cắt một tấm vải từ bộ áo Việt
Nam
màu vàng rực rỡ để đem vá chồng lên bộ áo Na Uy màu xanh đỏ trắng tươi. Bởi màu sắc quá chói mắt nên người ta cắt tháo nó ra, đem nó vá chồng lên bộ áo nguyên thủy của nó nhưng người ta không hiểu rằng tấm giẻ vụn này đã không còn thích hợp với tấm áo Việt
Nam
ngày nay
cho nên không ai muốn dùng nó. Chẳng lẽ từ nay và mãi mãi, nó chỉ là một tấm giẻ vụn vô dụng?
Tôi có dám ước mơ: Một ngày
nào đó, người ta thâu lượm những mảnh giẻ vụn như tôi, kết may khéo léo thành một tấm khăn trải bàn,
thành một cái bao gối. Hỡi đôi bàn tay khéo léo! Hỡi khối óc biết tận dụng của thừa vật thải! Hỡi tấm lòng biết nhìn xuống vực sâu!
Các người có hiện diện trên thế gian này không?
=END=
**********************************