VIETNAM
NEWS NETWORK (VNN)
P.O. Box
661162
Sacramento
,
CA
95866
Phone & Fax: 916-480-2724
Email: vnn@vnn-news.com
Website: www.vnn-news.com
**********************************
Bài Vở Hàng Ngày
Ngày 22 Tháng 08 Năm 2007
**********************************
1- Bình Luận Việt Nam
- Vì sao khiếu kiện đất đai lại
phức tạp?
Trần Trọng Nghĩa
2- Diễn Ðàn Hải Ngoại.
- Gánh Vác Việc Khó Làm
Trần Khải
3- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Hồ Văn
Xuân Nhi, ông là ai?
Nguyễn Hữu Của - H.O 1
4- Ðọc Báo Ngoại Quốc
- Việt
Nam tiến hai bước
và lùi hai bước
Patrick Tan (Asiasentinel) - Khánh Ðăng lược dịch.
5- Tin Tức Quốc Nội
- Chủ tịch nước
CSVN Nguyễn Minh Triết tiếp xúc cử tri Quận 2: Chuyện Không Thể Nín Lặng
6- Tin Tức Quốc Nội
- Một Số Thẩm Phán, Cán Bộ TAND Nhân dân Tối Cao CSVN Nêu Vấn Ðề Về Văn Bằng
Thạc Sỹ Luật Của
Chánh Án Mới Trương Hoà Bình
7- Tham Khảo
- Vai trò của
thủ tướng
chính phủ, nội
các và các bộ trưởng
trong một quốc
gia dân chủ đa nguyên
Nguyễn Học Tập
8- Câu Chuyện Ðiện Ảnh
- Hollywood 7 Ngày Qua
Natalie Nguyen
9- Truyện Ngắn Trong Nước
- Ngày Mai Sẽ Lại Như Hôm Nay
Phạm Hồng Thắm
**********************************
1- Bình Luận Việt Nam
- Vì sao khiếu kiện đất đai lại phức tạp?
Trần Trọng Nghĩa
(VNN)
Thông thường, phức tạp có nghĩa là rắc rối. Việc phức tạp là việc có nhiều yếu tố chi phối, ảnh hưởng khiến nó rắc rối. Có những việc tự bản chất đã phức tạp. Có những việc vốn dĩ không phức tạp nhưng con người làm cho nó phức tạp. Cũng có không ít việc tự bản thân đã phức tạp, thêm
vào đó, con người còn làm cho nó phức tạp hơn. Ngôn
ngữ dân gian gọi đây là tình trạng "rối như mớ bòng bong" hay "rối như nồi canh hẹ".
Các quan chức CSVN đều "nhất chí cao" liệt vấn đề nhân dân khiếu kiện đất đai tại Việt
Nam
hiện nay đang là vấn đề hết sức phức tạp. Ông phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã tuyên bố với báo chí trong nước và được thông tấn xã CSVN phổ biến ngày 22/7/2007 như sau: "...Tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp diễn ra rất phức tạp...", hoặc "...Phải hiểu rằng, giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân, đặc biệt là những trường hợp khiếu tố liên quan đến đất đai, là cực kỳ phức tạp, cực kỳ khó...".
Tại sao có chuyện khiếu kiện "liên quan đến đất đai"? Từ xưa tới nay, ước mơ của người dân Việt
Nam
là có được miếng đất để dựng nhà thờ cúng tổ tiên, để xây mái ấm gia đình. Do đó, có được miếng đất tư hữu của mình là một phúc lớn. Người dân trân quý mảnh đất và đó cũng là gia sản truyền hết đời này đến đời khác. Mảnh đất đó cũng là nơi "chôn nhau cắt rốn" của bao nhiêu thế hệ con
cháu, là nơi an nghỉ của bao thế hệ cha ông. Nhiều gia đình làm nên làng xã, làm nên đất nước, giang sơn. Người dân Việt
Nam
sống bằng nghề nông,
nên đất đai điền trạch còn là lẽ sống của họ. Vì đất đai có ý nghĩa thiêng liêng như thế nên con người Việt
Nam
trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc đã bao đời mang chính mạng sống của mình ra bảo vệ tổ quốc. Dưới thời quân chủ, những người có công với nước thường được vua ban đất đai, điền thổ. Như vậy, từ xưa tới nay, đất đai là do vua ban hay do tích lũy của cải mà mua
sắm được, hoặc bỏ công sức ra khai phá và được chính quyền công nhận chủ quyền. Không có chuyện đất đai bị chính quyền lấy đi. Thực ra, trên thế giới, việc Nhà Nước trung dụng đất đai của dân, tuy họa hoằn mới có, nhưng cũng là điều đã xảy ra. Nhưng luật pháp ở các nước đó đòi hỏi chính quyền phải thương lượng, điều đình với chủ đất để đền bù thỏa đáng bằng tiền bạc hay cấp đất khác tương đương. Trong mọi trường hợp, người bị truất hữu thường được hưởng lợi hơn trị giá truất hữu. Người dân không thể chấp nhận điền thổ tư hữu của mình bị người khác, kể cả chính quyền, tước đoạt của họ. Họ khiếu kiện để đòi lại quyền lợi thiết thân của mình là một chuyện thiên kinh, địa nghĩa, tự nhiên, đơn giản và không có gì là phức tạp.
Vấn đề trở nên phức tạp vì chính quyền CSVN đã đơn điệu, độc đoán khước từ quyền tư hữu đất đai của dân khi họ viện cớ là Hiến Pháp, điều 18 đã quy định đất đai thuộc quyền sở hữu của Nhà Nước. Thực tế đa số dân chúng Việt Nam không mấy ai biết Hiến Pháp viết những gì. Từ ngày có bản Hiến Pháp đầu tiên đến nay, đảng CSVN đã mặc tình thao túng, thêm bớt đủ điều để nắm chính quyền, để thâu tóm toàn bộ tài sản quốc gia và tài sản nhân dân. Những kẻ viết nên hiến pháp hiện nay cũng chỉ là một bọn cộng sản mà thôi. Ðâu có kẻ nào mệnh danh là đại biểu Quốc Hội thực sự là đại biểu của dân đâu? Thật ra, hiến pháp của một số quốc gia trên thế giới cũng quy định đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà Nước quản lý; nhưng quyền tưu hữu đất đai của người dân được coi trọng hơn và Nhà Nước không được xâm phạm. Dưới chế độ cộng sản tại Việt Nam, núp dưới danh nghĩa Nhà Nước, bọn đảng viên cộng sản đã tự tung tự tác, tiến hành thu hồi đất tư hữu của dân một cách "đại trà", tức là bừa bãi. Hầu hết các vụ thu hồi đất đai là để cướp đoạt tài sản của dân bỏ túi riêng, mưu lợi cho bọn tham quan cộng sản. Chúng cướp đất rồi tẩu tán, chia chác cho nhau, cho bà
con giòng họ bọn cộng sản tham nhũng. Người dân khiếu nại, chúng đã khinh thường nhân dân, không nghe tiếng nói chướng tai của dân, không
giải quyết với ý đồ để lâu, dân chúng sẽ nản lòng... Thái độ coi thường khiếu tố của dân, khinh dân của cán bộ CSVN đã được chính Trương Vĩnh Trọng nêu lên khi hắn ta nói: "Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt các cấp ủy và chính quyền địa phương phải trực tiếp đối thoại với dân, tôn trọng dân, lắng nghe ý kiến của dân...". Sở dĩ họ Trương phải chỉ thị cho bọn cán bộ cộng sản của hắn những điều nêu trên là vì từ trước đến nay bọn này coi dân như cỏ rác, không thèm tiếp dân, đối thoại với dân, chứ đừng nói là thương thảo, điều đình với dân về giá cả bồi hoàn đất truất hữu.
Vấn đề nhân dân khiếu kiện đất đai ngày nay đã trở nên phức tạp đến cùng tột. Nó ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn, nếu không muốn nói đến hàng triệu người dân. Nó đã trở thành mối bòng bong mà CSVN sẽ không thể nào gỡ ra nổi, giải quyết nổi. Nó phức tạp vì đảng CSVN là thủ phạm cướp đất thì làm sao đảng CSVN giải quyết nổi? Tất có ngày nhân dân ta phải đứng lên cướp lại ruộng đất từ tay bọn cướp CSVN.
=END=
2- Diễn Ðàn Hải Ngoại.
- Gánh Vác Việc Khó Làm
Trần Khải
(VNN)
Thế gian có rất nhiều việc khó
làm. Bởi vì nếu việc gì cũng dễ, nếu việc gì cũng có thể được hoàn tất dễ dàng, thì thế gian này còn việc gì cần làm nữa.
Ðối với nhiều người trong Phật Giáo, đi tu là việc khó. Bởi vì không mấy người dễ từ bỏ đời thường, nơi biết bao là tiện nghi vui thú để lui về núi, để cửa tùng đôi cánh khép lại. Tuy nhiên, đối với nhiều nhà sư nghiêm túc, trở về đời thường lại là chuyện khó làm, dù là về đời thường để gánh vác những việc người khác không làm nổi, để gánh vác việc mà nhiều người khác mong đợi mình làm, những việc mà mình biết là nếu mình không làm thì sẽ không mấy ai làm được. Ðó là công hạnh Bồ Tát.
Dù là giới luật nhà Phật cho
phép một nhà sư được nhiều lần hoàn tục, nhưng một khi bước ra là khó về lại. Một khi đã xuống núi, thì thật là gian nan để tìm lại chỗ để về ngồi mà nhìn vách núi. Một khi đã để tóc dài rồi, đã xăn tay áo làm chuyện đời rồi, đã ngồi chung bàn, bên cạnh những kẻ mưu ma chước quỷ rồi, thì thật khó mà giữ tâm hạnh một nhà sư. Ðó phải là bậc Ðại Bồ Tát như ngài Duy Ma Cật, đưa chân bước giữa đời thường nhưng chỉ là để nói lên tinh yếu Bát Nhã.
Một nhà sư Thái Lan
cũng làm những chuyện tương tự như thế. Bản tin của thông tấn News First Online hôm 7-8-2007 đăng trên mạng
www.buddhistchannel.tv đã kể về nhà sư chọn lối gian nan mà đi, Trung Úy Somya Malasri.
Thầy này không phaỉ là một người lính bình thường. Bản tin cho biết Thầy gia nhập Lục Quân Hoa Kỳ vào lúc 35 tuổi, sau khi có hơn 10 năm làm một nhà sư Phật Giáo. Thầy Malasri trưởng thành ở Thái Lan, và bây giờ đang thụ huấn để trở thành vị tuyên úy Phật Giáo đầu tiên trong Lục Quân Mỹ.
Vị sư hoàn tục này giảỉ thích, "Tôi phải đổi chỗ đứng mình thành mục sư (minister) bởi vì một nhà sư không có thể làm một chiến binh."
Chỗ này cũng nên ngưng lại để giảỉ thích thêm: Trường hợp một nhà sư hoàn tục, ra đời, làm chuyện đời, thậm chí cả lấy vợ và nuôi dưỡng gia đình... là chuyện bình thường trong nhà Phật. Chính vì giới luật cho phép như thế, nên nhiều khi chúng ta nghe chuyện là có vị sư này hay vị sư kia từng có vợ, hay đã có con... thì nên xem là chuyện bình thường. Vấn đề là khi vào tu lại, thì mọi giới luật phải nghiêm túc gìn giữ trở lại.
Trở lại chuyện vị sư Thái
Lan. Thầy Malasri vào Mỹ năm 2001. Thầy không hề nghĩ tới chuyện gia nhập Lục Quân Mỹ hay trở thành tuyên úy cho tới khi Thầy nói
chuyện với hai người lính Phật Tử. Họ kể với thầy về bực dọc của họ: Lục Quân Mỹ không có tuyên úy Phật Giáo nào cả, dù là
có khoảng 3,300 lính bộ binh Mỹ theo đaọ Phật. Ðó là khi Thầy Malasri quyết định thử và trở thành vị tuyên úy Phật Giáo đầu tiên của Lục Quân Mỹ.
Thầy nói, "Tôi có thể phục vụ nhiều chiến binh hơn trong Lục Quân,
vì tôi yêu thương các chiến binh và tôi yêu thương giúp đỡ người khác."
Một phần trong
chương trình học tuyên úy, Thầy Malasri được đưa tới căn cứ Fort Carson để học từ Ðại Úy Lisa Northway, một vị mục sư tuyên úy
Tin Lành Pentecostal. (nhiều người Việt thường dịch hệ phaí này là: Tin Lành Ngũ Tuần).
Trong vòng 2 tuần kế tiếp đó, Thầy Malasri
sẽ dự các nghi lễ tôn giáo và học về nhiệm vụ hàng ngày của một vị tuyên úy. Ðại úy Northway nói, "Tôi nghĩ sẽ rất là
khích lệ đối với các chiến binh Phật Tử khi họ biết là thực sự có một vị tuyên úy từ Phật Giáo."
Trung Úy Malasri nói tiếng Mỹ còn với giọng Thái
Lan, và
Thầy đang làm nhiệm vụ tuyên úy cho tôn giáo còn xa lạ với một số người, nhưng thầy nói chính những dị biệt đó mới làm cho thầy mà một người Mỹ.
"Tôi muốn làm Phật Sự, và tôi
muốn phục vụ các chiến binh. Tôi muốn phục vụ đất nứơc này. Cho dù tôi xuất thân từ Thái
Lan, tôi là công dân Mỹ rồi. Tôi muốn đóng góp cho đất nước chúng ta."
Khóa học làm tuyên úy của Thầy Malasri
sẽ là 2 năm rưỡi.
Có vị sư Việt Nam nào đang làm dấn bước vào bụi trần, để làm những chuyện khó làm, để gánh vác những việc nhiều người khác không làm nổi hay không? Có vị sư Việt Nam nào đang rời mái tam quan, chọn đi dưới những trận nắng hè gay gắt, để lấy thân mình làm bóng mát che chở cho những người chưa thấy lối đi hay không?
Hay là, thử hỏi Thầy Tuệ Sỹ, người vừa mới xuất bản cuốn sách về người đời thường Duy Ma Cật, rằng quê nhà mình có ai và bao nhiêu người mang tâm hạnh cao vời của ngài Duy Ma Cật đó? Vào cõi ma với hạnh của Phật?
Riêng với Thầy
Malasri, Thầy là vị tuyên úy Phật Giaó đầu tiên của Lục Quân Mỹ. Nhưng thực sự, vị tuyên úy Phật Giaó đầu tiên của quân lực Hoa Kỳ lại là vị tuyên úy Phật Giaó đầu tiên của Hải Quân Hoa Kỳ: Nữ Thiếu Úy Jeanette G. Shin, theo bản tin trên báo Hải Quân
Navy News số ngày 23-7-2004.
Nữ Thiếu Úy này
không phải ni cô hoàn tục, mà là người đời thường thôi. Cô học xong cử nhân từ George Mason University về Tôn Giáo và Triết Học vaò
tháng 5-2000. Cô học xong Cao Học Phật Giáo tại Viện Phật Học Institute of Buddhist Studies ở Berkeley, Calif.
tháng 5-2004.
Dù từ xuất xứ thế naò đi nữa, các vị tuyên úy
Phật Giaó này đang góp phần biến đổi quân lực Hoa Kỳ, và cả xã hội Hoa Kỳ. Nơi đó, tính đa dạng luôn luôn được tôn trọng.
=END=
3- Diễn Ðàn Hải Ngoại
- Hồ Văn Xuân Nhi, ông là ai?
Nguyễn Hữu Của - H.O 1
Trong những ngày qua tôi được đọc một số bài viết trên báo chí cũng như được nghe các cuộc phỏng vấn trên Radio, truyền hình bày tỏ sự phẫn nộ trước những ý nghĩ đầy tính chất miệt thị và hồ đồ của ông Hồ Văn Xuân Nhi đối với những người được xem là thiệt thòi nhất sau ngày đất nước bị bức tử, quê hương thay chủ đổi ngôi, dưới ách thống trị đầy ấp hận thù, thiển cận của những kẻ tự xưng là "đỉnh cao trí tuệ".
Qua những bài viết cũng như qua cuộc phỏng vấn của nhà văn quân đội Phan Nhật Nam dành cho nhà văn Chu Tất Tiến, tôi được biết Ông Hồ Văn Xuân Nhi hiện nay là một vị Khoa Bảng tại Hoa Kỳ. Từ trước đến nay tôi cũng có đọc một số bài viết của ông Xuân Nhi. Nhưng sau khi đọc bài viết cùng với những lời kết luận đầy tính chất hồ đồ đối với những Cựu Tù Nhân Cải Tạo được ra đi định cư tại Hoa Kỳ qua chính sách đầy tính nhân đạo của Chính Phủ Hoa Kỳ mang tên H.O tôi thật hết sức ngạc nhiên.
Tôi không hiểu vì đâu mà ông
Hồ Văn Xuân Nhi đã có những ý nghĩ cũng như kết luận:
"Qua đến Mỹ, họ (Lời người
viết: những người H.O) trở thành vô dụng, gần như bị phế thải, bất lực trước đời sống mới, vô tài vì ngôn ngữ mới."
Quả thật là những ý nghĩ hồ đồ, bừa bãi, thiếu suy nghĩ đầy tính chất xuyên tạc.
Qua bài viết, ông Hồ Văn Xuân
Nhi đã chứng tỏ được rằng Ông tuy có Thành Công trên con đường công danh sự nghiệp, khoa bảng nhưng ông chưa Thành Nhân vì những ý tưởng vô cùng sai lệch. Vô tình, hay cố ý ông đã giẫm chân lên những nỗi thống khổ cùng cực, đầy tủi nhục của những người kém may mắn, vì tinh thần trách nhiệm đối với sự sống còn của Tổ Quốc phải ở lại để cùng chịu chung số phận tủi nhục, đầy nghiệt ngã khi quê hương bị bức tử.
Chúng tôi, Người H.O, những quân, dân, cán, chính, những người khoát chiến y chấp nhận dấn thân để hoàn thành nghĩa vụ người trai thời chinh chiến, chấp nhận hi sinh cho tổ quốc,... "được quyền hi sinh nhưng không được quyền chiến thắng"... Cuối cùng gánh chịu những năm tháng đọa đày đầy nghiệt ngã trong các trại Tù "Cải Tạo" của Cộng Sản. Làm thân phận "người tù không bản án". Chịu đựng biết bao nghiệt ngã tủi nhục đói không đủ ăn, lạnh không đủ ấm, bệnh không đủ thuốc, lao động khổ sai đến kiệt lực. Tự kiếm sống do bản năng sinh tồn bằng những thức ăn tồi tệ nhứt mà người thường nghe qua cũng phải rùng mình như trùng, dế, ếch, nhái, ểnh ương, bù tọt, ốc, sên, thậm chí đến những con chuột mình mẩy đầy ghẻ lở sống chui rúc trong hang tối cũng không được an thân.
Bệnh không thuốc men, chết không
hòm, chôn vội vả, không mộ bia, không một nén nhang, không một giọt nước mắt đưa tiễn. Xác thân bị vùi vập nơi một cánh rừng hoang vắng nào đó trong manh chiếu rách nát, mặc tình cho trâu bò dày xéo, thậm chí đến cha mẹ vợ con cũng không hay biết để có dịp đốt nén hương sưởi ấm linh hồn người đã khuất.
Chương trình H.O chính là một đặc ân đầy tính nhân đạo của Chính Phủ và nhân dân Hoa Kỳ, đã cưu mang chúng tôi, dìu những bước chân tập tễnh ban đầu trên vùng đất hoàn toàn xa lạ từ phong tục tập quán đến ngôn ngữ. Chính Phủ, người dân Hoa Kỳ chưa hề có thái độ thù ghét. Trái lại, họ vẫn luôn nhìn chúng tôi bằng những cặp mắt đầy thương hại, không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào để giúp đỡ, tạo điều kiện cho Người H.O sớm thăng tiến trong cuộc sống mới. Ðiều nầy đã được Tổng Thống Reagan bày tỏ trong buổi gặp gỡ bà Khúc Minh Thơ, chủ tịch Hội Gia Ðình Cựu Tù Nhân Cải Tạo đến chào từ biệt trước khi Tổng Thống Reagan mãn nhiệm kỳ thứ hai: "Chúng tôi và nhân dân Hoa Kỳ không bao giờ quên ơn những chiến sĩ anh hùng Việt Nam Cộng Hóa...."
Người H.O chúng tôi vẫn luôn
mang một tinh thần tự trọng. Dù biết rằng "Trâu Chậm Uống Nước Ðục", đến Hoa Kỳ với một thể xác còm cõi, sức lực hao mòn sau bao nhiêu năm tháng đọa đày, tù tội khổ sai, khảo tra, kềm kẹp đối diện với biết bao khó khăn hội nhập vào cuộc sống mới, chúng tôi và con cháu chúng tôi vẫn luôn cầu tiến, nhanh
chóng
vượt qua những khó khăn trở ngại ban đầu để cuộc sống luôn thăng tiến. Lẽ ra ông Hồ Văn Xuân Nhi nên nhìn những người nhiều bất hạnh nầy với cặp mắt của Tình Người, của lòng Nhân Ðạo, trái lại ông đã thiếu vắng hẳn hai Ðức Tính cao quý nầy.
Ông Hồ Văn Xuân Nhi có thống kê được bao nhiêu người..."phế thải, bất lực trước đời sống mới, vô tài vì ngôn ngữ mới........" trong số hàng trăm ngàn Người H.O được định cư tại Hoa Kỳ từ đầu năm 1990? Quả thật ông quá hồ đồ, ích kỷ và bất công đối với những người đã chịu đựng nhiều tủi nhục gian khổ để cho ông được sống an lành trong chăn êm nệm ấm, được an vui đến trường để trở thành người khoa bảng.
Những bằng cấp cao của ông đã giúp gì được cho Cộng Ðồng? Cho đồng bào đang ngày đêm rên xiết dưới chính sách cai trị bạo tàn, tham nhũng thối nát đầy dẩy bất công của những người Cộng Sản? Phải chăng sở học của ông, những mảnh giấy được gọi là bằng cấp của ông đã bị cộng đồng khai trừ, không tìm được một chỗ đứng khả dĩ có thể lo cho miếng cơm manh áo cho gia đình rồi quay lại hùng hổ trút nỗi giận dữ lên những Người H.O để thỏa mãn bản chất ích kỷ của ông.
Nếu quả thật như vậy thì ông
quá sai lầm rồi ông Xuân Nhi ơi!
Ông Hồ Văn Xuân Nhi có biết được bao nhiêu người H.O và con cháu họ đã thành công rạng rỡ, xứng đáng hãnh
diện trên quê hương thứ hai, đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng, phát triển cho đất nước Hoa Kỳ?
Trên thực tế, chúng tôi, những người H.O không cần đến "Tình Người" của ông, vì ông thành công nhưng ông chưa
"Thành Nhân". Chúng tôi cũng không cần đến lòng thương xót của ông đối với Người H.O. Chúng tôi chỉ mong ông sống và cư xử đúng đắn với lương tri của con người. Biết tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, phân
biệt chính, tà, ông là người khoa bảng chắc ông phải nhận thức được điều nầy.
Những Người H.O chúng tôi đã tự mình đứng thẳng. Ngẩng cao đầu hãnh diện tự mình bảo vệ lấy bản chất củng cố và phát huy lòng tự trọng để vươn lên trong xã hội Hoa Kỳ. Ðặc biệt Người H.O không bao giờ ngủ quên trên những xa hoa vật chất, hưởng thụ. Quên lãng 80 triệu đồng bào ruột thịt còn đang rên xiết dưới chế độ bạo tàn của Cộng Sản. Vì hơn ai hết, Người H.O đã có nhiều kinh nghiệm trực diện với Cộng Sản trong những điều kiện hoàn toàn bất lợi với thân phận nghiệt ngã của Người Tù Khổ Sai. Ông Hồ Văn Xuân Nhi chắc thừa biết điều nầy?
Thực tế hiện hữu là
không thể phủ nhận được, dù ông Hồ Văn Xuân Nhi có cố tình bóp méo vo tròn, ác ý xuyên tạc bằng những ngôn
ngữ hồ đồ chắc chắn cũng chẳng có ai tin. Người H.O chúng tôi cùng với thế hệ con cháu đã vươn lên, đã nhanh chóng đạt được nhiều thành công đáng kể trên con đường học vấn cũng như trên con đường sự nghiệp. Từng bước đi vào dòng chính của sinh hoạt xã hội tại Hoa Kỳ. Góp mặt trên mọi lãnh vực từ văn hóa, xã hội, y tế, chính trị, giáo dục, kỹ thuật... Người H.O vẫn luôn hãnh diện là viên gạch lót đường cho các thế hệ nối tiếp thẳng hướng về tương lai.
Ông Hồ Văn Xuân Nhi không biết? Hay cố tình
không muốn biết?
Ông đã cố tình chối bỏ một thực tế hiện hữu của Người H.O, hầu gây hỏa mù trong dư luận tạo những ác cảm bất lợi đối với những người vốn chịu nhiều thiệt thòi kể từ khi đất nước bị thay chủ đổi ngôi, quê hương bị bức tử bởi một tập đoàn thống trị vô cùng tàn ác, đầy ấp hận thù giai cấp. Chuyên sử dụng luật "rừng" đối với những kẻ sa cơ thất thế mà họ gán ép là "Ngụy".
Nếu ông Hồ Văn Xuân
Nhi quả thật không biết thì chúng tôi không còn gì để nói. Ðiều nầy chứng tỏ ông là
người vô tâm, đã xa rời những người cùng quê hương. Quay mặt với những nỗi thống khổ mà Người H.O gánh chịu sau ngày đất nước bị bức tử trong các trại "Tù Khổ Sai" được mệnh danh là Trại Tập Trung Cải Tạo. Xa rời những thành quả sáng chói trên mọi lãnh vực mà Người H.O và con cái của họ tạo được chỉ trong thời gian ngắn ngủi hơn 17 năm kể từ khi người H.O đầu tiên sang định cư tại Hoa Kỳ vào đầu năm 1990, sau khi trải qua một quá trình nhiều gian nan thử thách được trả giá bằng tủi nhục đau thương nghiệt ngã, bệnh tật đói khát đôi khi bằng chính sinh mệnh của mình.
Còn nếu ông cố tình
không muốn biết để rồi có những thậm từ xuyên tạc sự thật đối với "Người H.O" thì quả thật ông đắc tội.
Ông đã tàn nhẫn, ác độc giẫm bước chân lên nỗi thống khổ của người H.O sau bao nhiêu năm chịu đựng tủi nhục đầy nghiệt ngã dưới sự cai trị khắc nghiệt của tập đoàn Cộng Sản mà lòng hận thù giai cấp cao ngất trời.
Ông nhẫn tâm quay mặt trước những người đã từng nằm sương đội nắng, chịu đựng gian khổ, sống trong những hoàn cảnh đầy nghiệt ngã, bất trắc mà lằn ranh sinh tử chỉ là trong gang tấc. Ngày đêm bảo vệ từng tấc đất trên quê hương để cho ông và gia đình ông có được cuộc sống an lành nơi hậu phương.
Ông đã phản bội những người vợ trẻ hi sinh cả tuổi thanh xuân cho chồng cho con để cuối cùng đổi lấy vành khăn tang trắng, hoặc gánh chịu những chuỗi ngày cơ cực đầy tủi nhục sau ngày đất nước bị bức tử.
Ông đã phản bội cả những đứa trẻ sơ sinh, đầy bất hạnh bị quấn vội lên đầu mảnh khăn tang khi chưa một lần được nhìn thấy mặt cha.
Ông đã phản bội lại những đứa trẻ chịu nhiều thiệt thòi cả tinh thần lẫn vật chất vì là con của những người lính chiến ngày đêm xông pha nơi chiến trận, hi sinh gia đình, hi sinh hạnh phúc riêng tư để giữ tròn nghĩa vụ đối với tổ quốc.
Ông cũng đã phản bội lại những giọt nước mắt tiếc thương chảy dài trên đôi gò má nhăn nheo của những bà mẹ già luôn sống trong nỗi lo âu phập phòng. Chấp nhận hi sinh dâng con mình cho Tổ Quốc để rồi cuối cùng chịu cảnh tre già khóc măng.
Còn nhiều và nhiều nghiệt ngã lắm ông Hồ Văn Xuân
Nhi!
Thế sao ông lại dành những ý nghỉ cùng những lời nói quá
hồ đồ gán ép cho những người đáng thương bất hạnh sau bao nhiêu năm chịu đựng thiệt thòi đau thương đầy tủi nhục.
Trong khi ông đang hưởng sự an lành cùng với thân nhân gia đình, trong nệm ấm chăn êm để có điều kiện đến trường tạo cho mình chỗ đứng trong giới khoa bảng thì chúng tôi, những Người H.O, có thể trong số đó có thân nhân, bạn bè gần xa của ông đang dãi nắng dầm sương, từ vùng đồng bằng đến cao nguyên đèo heo hút gió. Căng mắt trắng đêm chờ địch trong hoàn cảnh khắc nghiệt mà ranh giới tử sinh chỉ là trong gang tấc.
Có bao giờ ông nhìn thấy những những người lính chiến tả tơi, mặt mày hốc hác, bê bết máu cùng mồ hôi, bùn đất sống sót trở về sau chiến trận khốc liệt còn khét lẹt mùi thuốc súng?
Có bao giờ ông nhìn thấy những vành
khăn tang trắng quấn vội lên đầu những thiếu phụ nửa chừng Xuân, những đứa trẻ sơ sinh chưa một lần được nhìn thấy mặt cha, hay những đứa trẻ ngây thơ vô tôi ngày đêm mong nhớ hình ảnh người cha thân yêu đang miệt mài trong trận địa?
Và gần đây nhất có bao
giờ ông nhìn thấy những người Tù Khổ Sai, những "Người Tù Không Bản Án" được mệnh danh bằng một danh từ hoa mỹ là "Cải Tạo" trong cảnh gông cùm xiềng xích, đánh đập khảo tra thật tàn nhẫn trong các phòng kiên giam, trong các thùng Container Conex với cái
nóng cháy da giữa buổi trưa hè hay trong những ngày lạnh giá của thời tiết khắc nghiệt cao nguyên miền Bắc Việt Nam.
Có bao giờ ông nhìn thấy Người H.O chịu cảnh đói khát, bệnh tật triền miên, nằm thiêm thiếp chờ chết trong manh chiếu rách nát không thuốc men, không thức ăn trong điều kiện sinh hoạt thật tồi tệ, khắc nghiệt của trại
"Tù Cải Tạo"?
Có bao giờ ông được nhìn thấy "Người Tù Cải Tạo" gục ngã xác thân nằm vắt trên vòng rào kẽm gai hay trước cọc tử hình với lồng ngực nát bét, máu me tung tóe trước lằn đạn ác nghiệt của bọn người cuồng tín.
Có bao giờ ông nghe được những lời nói hiên ngang của Ðại Tá Hồ Ngọc Cẩn, tỉnh trưởng Chương Thiện trước giờ bị xử bắn tại sân vận động của tỉnh "...Yêu cầu đừng bịt mắt để tôi được nhìn đồng bào tôi lần cuối..?
Có bao giờ ông biết được những buổi tự sát tập thể chết tức tưởi không toàn thây bằng lựu đạn của các chiến sĩ trẻ kiên cường bất khuất biệt kích, nhảy dù, biệt động quân, khi nghe lệnh buông súng đầu hàng của TT Dương Văn Minh vào giờ thứ 25 của cuộc chiến?
Và cuối cùng có bao giờ ông biết được những con người bất khuất luôn can đảm đối diện với kẻ thù dù trong tay không một tấc sắt, không
một hậu thuẫn, chấp nhận kiên giam kềm kẹp, khảo tra, đói khát bị bức tử như giáo sư điêu khắc Nguyễn Khắc Ðiệp trại tù Z 30
A, Luật Sư Trần Danh San,.....và nhiều người khác nữa.
Ðịnh cư tại Hoa Kỳ, một số ít Người H.O thể chất suy giảm vì tuổi tác cao, vì ảnh hưởng của bệnh tật, vì mòn mỏi chịu đựng trong điều kiện thiếu thốn nghiệt ngã trong các trại Tù "Cải Tạo". Tuy nhiên một số đông vẫn giữ được thể lực dồi dào, một tâm hồn minh mẫn cùng với một ý chí vững mạnh quyết tâm xây dựng lại từ đầu. Lẽ ra ông nên nhìn những kẻ yếu đuối bệnh hoạn, những đau thương tủi nhục do những tháng
năm đọa đày bằng cặp mắt cảm thông, trái lại ông nhìn Người H.O với cặp mắt đầy thù hận, lệch lạc, hồ đồ và đầy bất công.
Ðiều chúng tôi không chối bỏ là Người H.O khi đến định cư tại Hoa Kỳ chỉ còn hai bàn tay trắng, muốn có được bộ đồ lành lặn tạm nhìn được cũng phải đi vay mượn. Tất cả của cải tiền bạc do mồ hôi và nước mắt của những "Vợ Người Tù Cải Tạo" dành dụm hao mòn vào các giỏ quà thức ăn trong
những kỳ thăm nuôi Người Tù Cải Tạo.
"Người
H.O" chưa hề một lần oán trách cho thân phận nhiều bất hạnh đầy tủi nhục của mình, sau bao nhiêu năm tháng đọa đày mang thân phận của kẻ tội đồ trên quê hương.
"Người
H.O" cũng không hề nhìn kẻ đi trước bằng cặp mắt ganh tị hay cầu khẩn. Thế sao ông Hồ Văn Xuân Nhi lại có những lời nói cùng ý nghĩ thật tàn nhẫn, hồ đồ đầy ác ý. Cố tình xuyên tạc sự thực, mà lẽ ra với một trí thức Khoa Bảng như ông không nên có.
Nếu ông Hồ Văn Xuân
Nhi cần biết những thành công của Người H.O và gia đình. Cần biết những thành quả phấn đấu vươn lên sau bao nhiêu nghiệt ngã khổ đau trên
quê hương, và cuối cùng nếu ông cần biết lòng tự trọng của người H.O cùng với ý chí phấn đấu, với những thành công đáng kể góp phần xây dựng và phát triển cho quê hương thứ hai, chúng tôi mong ông dành nhiều thời giờ tìm hiểu, gạt bỏ mọi thành
kiến cùng với lòng ích kỷ, dùng chút lương tâm chân chính còn sót lại của ông để nhìn vào thực tế của Người H.O, và cuối cùng ông nên soi rọi lại bản thân
ông cùng với những lệch lạc mà ông cố tình gán ép cho những "Người H.O". Hoặc nếu cần ông nên học hỏi thêm nơi Người H.O, tôi tin chắc người H.O không đến nỗi hẹp hòi mà không chỉ dẫn lại cho ông.
Với thành phần được xem là Trí Thức Khoa Bảng, theo lời nhà văn Chu Tất Tiến trả lời phỏng vấn với nhà văn Phan Nhật Nam trên đài SBTN ngày 8 tháng 8 2007, chúng tôi thiết nghĩ ông nên
bình tâm can đảm nhận lấy những sai sót, lỡ lời có thể do một giây phút bốc đồng, thiếu suy nghĩ hay do một áp lực nào đó.
Mong ông hãy tỏ ra là người biết phục thiện, can đảm nhận diện những sai trái để "Người H.O" không còn phải bận tâm về những điều mà lẽ ra không đáng để quan tâm.
NGUYỄN HữU CỦA.
H.O 1
=END=
4- Ðọc Báo Ngoại Quốc
- Việt Nam tiến hai bước và lùi hai bước
(Two Steps Forward for Vietnam, Two
Steps Back)
Patrick Tan - Asiasentinel, 20/8/07
Khánh Ðăng lược dịch.
Ông Michael Michalak, tân Ðại sứ Hoa Kỳ, đã đến nhậm chức tại Việt Nam với hứa hẹn sẽ thúc đẩy việc cải thiện nhân quyền và làm tốt đẹp hơn quan hệ kinh tế. Ông Michalak là một người có 32 năm kinh nghiệm trong ngành phục vụ ngoại giao, đến để thay thế Ðại sứ Michael Marine chung quanh những căng thẳng về cách đối xử với các nhà bất đồng chính kiến (của nhà nước Việt Nam).
Trong thời gian 3 năm ở Hà Nội, ông
Marine đã chứng kiến sự gia tăng quan hệ thương mãi song phương được hoàn toàn bình thường hóa hồi năm ngoái,
nhiều tuần lễ trước khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mãi Thế giới (WTO) vào tháng Giêng. Nhưng trước khi rời nhiệm sở, nhà ngoại giao Hoa Kỳ này đã nói rằng tình trạng nhân quyền tồi tệ của Việt Nam là niềm thất vọng lớn nhất của ông ta.
Mặc dù không hài lòng với tình trạng nhân
quyền tại Việt Nam, sự hợp lý về vấn đề hợp tác chiến lược và kinh tế giữa hai nước chắc chắn rằng quan hệ hữu nghị song phương sẽ được nới rộng. Trong một phúc trình mới đây của Trung tâm Henry L. Stimson Center, đặt tại Hoa Thịnh Ðốn cho biết, chính sách của chính phủ Bush tại Ðông Nam Á đặt căn bản trên dự đoán rằng khu vực này sẽ được "duy trì là một khu vực hòa
bình, ổn định và tăng trưởng kinh tế, tương đối tự do và mở rộng thương mãi, so sánh với những quyền lợi toàn cầu của Hoa Kỳ là một nơi kém ưu tiên hơn".
Việt Nam hiện tại là nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, rất thích hợp với tính toán chiến lược này (của Hoa Kỳ). Hiện tại thì Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong khi thương mãi song phương được tiên đoán là sẽ đạt đến 15 tỷ Mỹ kim vào năm 2010. Từ một quan điểm dài hạn, quan hệ giữa hai nước cựu thù này đã tiến triển khá nhanh từ khi được bình thường hóa vào năm 1995. Trong lúc thúc đẩy cho trường hợp bình thường hoá quan hệ thương mãi hồi tháng Sáu năm ngoái, phụ tá trợ lý cho Bộ trưởng Ngoại giao về Ðông Á Thái Bình Dương Sự Vụ lúc ấy là ông
Eric John, đã xác định rằng những chính sách ưu tiên với Việt Nam "trong những năm tháng sắp đến" là sẽ tiến xa hơn trong việc cùng tham gia trên một số lãnh vực, bao gồm trao đổi giáo dục và ngay cả về quan hệ quân sự.
Quan tâm về nhân quyền
Dù có như thế nào chăng nữa thì rõ
ràng là chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đặt áp lực trên nhà nước Việt Nam để có sự tiến triển thực tế về tự do tôn giáo và
chính trị - và đây là cái chướng ngại chính cho quan hệ song phương. Một loạt những vụ bắt bớ các nhà tranh đấu chính trị hồi đầu năm nay khiến cho chính phủ Bush, dưới sự gia tăng áp lực, đã có một thái độ cứng rắn đối với chế độ Hà Nội về vấn đề nhân quyền.
Ðiển hình là Hạ Viện Hoa Kỳ được tiên đoán là sẽ xem xét một đạo luật để ngăn cấm những trợ giúp không thuộc về mục đích nhân đạo từ Hoa Kỳ cho nhà nước Việt Nam. Mặc dầu là trong qúa khứ Thượng Viện đã bác bỏ một đạo luật tương tự, nhưng với việc đưa đạo luật này ra trở lại, cộng với sự chấp thuận của Uỷ ban Ngoại giao Hạ Viện hồi tháng Bảy, đã phản ánh một quan tâm mới về việc nhà nước Việt Nam đang cố lật ngược lại tiến trình mở rộng chính trị.
Những việc vừa mới xảy ra này
thật là thất vọng đối với việc cải thiện quan hệ hữu nghị trong vòng 12 tháng qua.
Hồi năm ngoái, trong thời gian
chuẩn bị cho Ðại hội Ðảng, thì các cơ quan truyền thông báo chí trong nước được cho phép thoải mái bàn thảo về các vấn đề nhạy cảm, kể cả vấn đề dân chủ. Rồi có sự ra đời của một phong trào dân chủ, được gọi là Khối 8406, được đặt tên theo ngày Khối này ra đời là ngày 8 tháng 4 năm 2006. Tất cả những sự kiện này tạo cho người ta cái cảm tưởng là những kiểm soát chính trị đang được nới lỏng. Trong tuần lễ trước hội nghị thượng đỉnh APEC tại Hà Nội hồi tháng 11 năm ngóai, Việt Nam được ban cho cái đặc ân là được rút tên ra khỏi danh sách các quốc gia bách hại tôn giáo (CPC) của Hoa Kỳ. Và khi có mặt ở Hà Nội để dự hội nghị APEC, Tổng thống Bush đã ca tụng Việt Nam là một quốc gia "đang đi vào một nơi đúng đắn như một đất nước mạnh và đầy sức sống".
Và ngay sau khi chế độ Hà Nội tiễn chân các quan khách đến tham dự APEC,
thì bộ máy công an bắt đầu ra tay hành động. Tổ chức Quan sát Nhân quyền gọi là "một trong
những chiến dịch đàn áp tồi tệ nhất đối với các nhà tranh đấu ôn hoà trong vòng 20 năm qua". Dân biểu Earl Blumenauer từ chức chủ tịch Nhóm hữu nghị Mỹ-Việt tại Quốc hội Hoa Kỳ để phản đối việc nhà nước Việt Nam kết tội các nhà tranh đấu, và ông nói: "Tôi luôn là một người bạn điều độ với Việt Nam, nhưng tôi không thể làm yếu đi sự ủng hộ của tôi cho nhân quyền."
Ðể bày tỏ sự không
hài lòng, Tổng thống Bush đã nêu vấn đề nhân quyền với chủ tịch nhà nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết trong buổi hội kiến tại Toà Bạch Ốc hồi tháng 6. Tổng thống Mỹ đã nói: "Tôi cũng đã xác định rất rõ ràng là để cho những quan hệ được phát triển sâu đậm hơn, điều quan trọng là những người bạn của chúng tôi có một quyết tâm mạnh mẽ về nhân quyền, tự do và dân chủ."
Khi xuất hiện trong
buổi điều trần để chuẩn bị nhậm chức tại Thượng Viện Hoa Kỳ, Ðại sứ Michael Michalak đã phát biểu, "Vấn đề nhân quyền và thái độ hiện nay của nhà nước Việt Nam lẽ dĩ nhiên đã gây ra sự quan tâm".
Tất nhiên là ông Michalak đã nhận được lời khuyến cáo từ người tiền nhiệm là ông Marine, người đã thường xuyên phê phán việc nhà nước Việt Nam thiếu sót sự cải tổ chính trị. Hồi tháng Tư, trong khi chiến dịch đàn áp đang gia tăng dữ dội, nhà ngoại giao Hoa Kỳ này đã tuyên bố công khai rằng Việt Nam "phải thay đổi để cho công dân của họ có một môi trường thoáng rộng hơn để bày tỏ tư tưởng, cho phép họ tự tổ chức để trình bày những vấn đề họ quan tâm và tham gia vào việc theo đuổi những trách
nhiệm thực tiễn, bao gồm cả việc cuối cùng là được quyền lựa chọn những người lãnh đạo đại diện cho họ".
Trong lần họp báo cuối cùng tại Hà Nội, ông Marine đã phát biểu:
"Có lẽ niềm thất vọng lớn nhất của tôi ở đây là chúng tôi đã không thể nới rộng được môi trường cho vấn đề đối thoại chính trị tại Việt Nam."
Vài ngày trước khi đến nhậm chức tại Việt Nam, ông Michalak đã vạch rõ ra những ưu tiên của ông với Ban Việt ngữ đài BBC như sau:
"Tôi dự định là sẽ làm việc rất chăm chỉ để quảng bá việc nới rộng nhân quyền tại Việt Nam và cải thiện quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, đồng thời cải thiện luôn cả việc phát triển kinh tế. Tôi nghĩ rằng những vấn đề này là trọng tâm của quan hệ giữa hai nước, cùng với vấn đề cuối cùng là kết thúc việc tìm kiếm hài cốt của những người đã mất trong chiến tranh.
Như cũng hiểu là sự thay đổi tại Việt Nam không thể xảy ra chỉ qua một đêm, vị tân đại sứ Mỹ nói rằng trong nhiệm kỳ của ông ta, ông sẽ cố gắng nâng
"gấp đôi số du học sinh đến Hoa Kỳ từ Việt Nam". Căn cứ vào việc đất nước cần có những chuyên gia được đào tạo từ nước ngoài, thì Việt Nam muốn tìm đến Hoa Kỳ để được giúp đỡ.
Trong chuyến đi Hoa Kỳ, Chủ tịch Việt Nam
Nguyễn Minh Triết đã nói "giáo dục là sợi dây liên kết mạnh nhất để mang đất nước chúng ta gần nhau hơn". Về phía Hoa kỳ thì các chương trình trao đổi giáo dục và văn hoá đã là căn bản cho vấn đề ngoại giao công cộng. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, bà Madeleine K.
Albright thường phát biểu rằng đối với các quốc gia trong lúc đang giao thời, thì các chương trình này giúp giáo dục "các lãnh đạo tương lai về các phương diện thực tế của những tổ chức dân chủ". Sự hy vọng là các chương trình trao đổi này sẽ khuyến khích du học sinh chấp nhận vấn đề đa nguyên một cách dễ dàng hơn.
Hẳn nhiên là đối với các lãnh tụ Việt Nam bây giờ thì việc đi du học ngoại quốc có thể đưa đến hậu quả là các giá trị sẽ bị "tiêm nhiễm". Các lãnh tụ này cần các đầu óc sáng sủa để nắm giữ sức mạnh kinh tế của đất nước, nhưng lại sợ hãi bất cứ âm mưu nào để quảng bá dân chủ kiểu Tây phương. Sự sợ hãi này có nghĩa là vai trò chiến lược của những sự trao đổi, như phía Hoa Kỳ trông mong, sẽ không nhất thiết được hoàn tất một cách sớm sủa tại Việt Nam.
=END=
5- Tin Tức Quốc Nội
- Chủ tịch nước CSVN Nguyễn Minh Triết tiếp xúc cử tri Quận 2: Chuyện Không Thể Nín Lặng
Quận 2 Ngày 18/08/2007
Kính gửi:
- Ðại biểu quốc hội quận 2:
- Chủ tịch Nguyễn Minh Triết.
- Luật sư Nguyễn Ðăng Trừng.
- Tiến sĩ Trần Du Lịch.
- Cử tri đồng cảnh ngộ tại quận 2
Ngày 09/08/2007 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Luật sư Nguyễn Ðăng Trừng, chủ tịch Luật sư đoàn thành phố Hồ Chí Minh, và ông Trần Du Lịch viện trưởng viện quản lý kinh tế Tp.HCM, là ba tân đại biểu quốc hội đơn vị I (gồm quận 1, quận 2 và quận 3) có buổi tiếp xúc cử tri quận 2 tại nhà văn hóa thiếu nhi số 200 đường Nguyễn Duy Trinh, phường Bình Trưng Tây, quận 2. Trong 3 đại biểu quốc hội rất danh giá nói trên, ông Trần Du Lịch còn là cư dân phường Thảo Ðiền quận 2, tiếp xúc với "cử tri" đồng nghĩa với gặp gỡ chia ngọt xẻ bùi với hương lân của mình!
Nào ngờ!!! Sáng
ngày 09/08/2007 dường như công an, dân quân thức dậy sớm hơn mọi khi, vì họ đoán biết nhân dân quận 2 mong có ngày "tiếp xúc cử tri" với những tân đại biểu đặc biệt nhất từ trước đến nay. Cử tri chuyền tai nhau đi sớm kẻo trễ không được vào, và sợ hết chỗ (vì công an, cán bộ đảng viên ngồi đầy phòng trong các kỳ tiếp xúc đại biểu mà tôi trực tiếp thấy Công An sẵn sàng mời cử tri ra khỏi phòng, không cho họ phát biểu như trường hợp ông Cao Thăng Ca tại Bình khánh)! Những cử tri "nhạy cảm" thì nhà bị công an đóng chốt canh chừng cho chắc; sợ họ đi tiếp xúc! Coi như dân oan gửi gắm bao điều để nói thẳng, nói thực trực diện với quí đại biểu của mình là người lãnh đạo cao nhất nước xem như thất bại! Cả trăm cử tri khác không kém gì hơn họ là những cựu luật sư, cựu thầy giáo, cựu chiến binh, cựu cán bộ, "cựu trào cách mạng" và vô số cử tri chính dòng khác, họ tới được cổng nhà văn hóa quận hai, nhưng có trung tá Mai an ninh quận 2, Trung tá Dung trưởng công an phường Bình khánh, chủ tịch mặt trận phường Bình Trưng tây và vô số công an, quan chức nữa đều làm nhiệm vụ cản trở cử tri không cho vào tiếp xúc với các đại biểu của mình (để mong chính quyền làm đúng pháp luật và chính sách mà quốc hội ban hành liên quan đến tài sản, sự sống của họ thế thôi); đơn giản vậy mà cực kỳ khó khăn và xa vời vợi! Thật tội nghiệp cho các cử tri quận 2 là chủ nhân của "cái" quận mà sẽ trở thành đô thị hiện đại bậc nhất, giá trị nhất nước nầy (thực tế họ bị đẩy đi ra khỏi đô thị mới nầy với giá đền bù như cướp trắng để tạo cớ thay dân khi giá thực trong tương lai chắc không dưới 212 triệu /m2 như quận 1 hiện nay theo qui đinh, nhưng thực tế có chỗ 1 tỷ /m2 vùng Bến Thành hay Ðồng Khởi...).
Hàng trăm cử tri muốn vượt cổng tràn vào gặp chủ tịch Triết thì lực lượng công an chuẩn bị phản ứng nhanh nên không ai dám vào
(ngay đơn vị bầu cử của chính chủ tịch Triết làm đại biểu dân, chứ đâu phải tại California, Hoa kỳ đâu mà Công An không cho chủ Tịch gặp cử tri? lạ quá!).
Không biết Chủ tịch Triết, Luật sư Trừng, Tiến sĩ Lịch ở bên trong hội trường có biết sự thật diễn ra bên ngoài khá ồn ào với cả trăm cử tri rất nóng ruột cãi qua lại với lực lượng chốt chặn như thế nầy không?
Buổi tiếp xúc cử tri lạ đời nầy, ngoài khó khăn cho cử chi bị chận ngoài cổng, nhưng nếu ai được mời mấy ngày trước vào được trong rồi (dù đã chọn lọc rất kỹ), muốn phát biểu phải nộp nội dung phát biểu trước hai ngày và được cho phép mới được phát biểu. Thật ra hơn 80% cử tri toàn là cán bộ cơ hữu của các phường có đủ các lực lượng an ninh, công an ngồi sau chiếm hết ghế cử tri dòng chính, họ lập luận Công an, đảng viên là cử tri mà! Lần nầy tiếc thật cho các đại biểu của dân bị lực lượng công an, chính quyền quận 2 không cho những lời phát biểu thẳng thắn nhất mà dân chuẩn bị sẵn, như từ những vấn đề oan ức nhất mà người dân nơi đây phải chịu đựng bấy lâu nay dưới "bàn tay sắt" của cán bộ thủ đoạn gian ác, từ việc cưỡng chế đập phá nhà cửa nhân dân tan tành ngày cận tết đẩy dân ra đường, đến gian dối lấy đất nhân dân chia nhau, quy hoạch đền bù giải tỏa với giá rẻ mạt chưa từng thấy! Tìm kẻ hở luật pháp ép dân, không cần cho dân biết, dân bàn, dân làm chủ, dân kiểm tra trong qui hoạch liên quan đến hơn một phần hai dân số tại quận nhà, việc tịch thu tài sản công dân bất hợp pháp không trả lại, kể cả chuyện trấn áp tôn giáo, giựt sập nhà nguyện, nhà chùa của dân đã làm dậy sóng tai tiếng cho Quận nhà, và bao bất công suốt thời gian qua làm người cử tri điêu đứng! Ðúng như một cử tri tại phường An Lợi Ðông phát biểu "chính quyền nầy là chính quyền của dự án, chứ không còn của dân nữa " hay những cán bộ tại An khánh và Thủ Thiêm cũng nhận ra tính chất "sai luật và đánh lận con đen" của chính quyền trong việc thực hiện "qui hoạch treo" tại quận 2 hơn 12 năm qua đã làm khổ dân không sao xiết kể; chỉ tạo cơ hội trục lợi cho một số công ty trá hình của các cá nhân "rửa tiền" bất chính! Có phải chính vì vậy nên mới sợ dân? Với chức năng đại biểu cho đồng bào của mình thì không thể tiếp xúc cử tri kiểu cũ kỷ quan liêu, hình thức như vừa qua. Muốn biết ý dân thì nên nghe đa số dân nói gì! Hãy về với lòng dân thì sẽ rõ ngọn nguồn, mới mong làm đúng ý nghĩa đại biểu của dân (chứ không phải của đảng, hay của chính quyền không cần ý dân?).
Bao nhiêu lần cử tri từng tiếp xúc với các Ðại biểu Nguyễn Ðức Chính, Nguyễn Hồng Hà các đại biểu nầy quá sợ hãi thời gian, và bóp nghẹt thời gian không cho dân phát biểu hết ý nguyện hay lập luận của họ, cũng như nhân dân quá thất vọng về kiến nghị của họ nhiều lần không được trả lời thoả đáng, nếu có trả lời thì vòng vo, chung chung né
tránh sự thực. Dân không được chất vấn đại biểu cách tự do về trách nhiệm của các đại biểu khi hứa với dân lần nào cũng "sẻ trả lời sớm nhất", rồi trọng tâm nguyện vọng của dân có thấy gì đâu! Hết năm nầy năm khác vẫn một chính sách cù nhây hiểm độc! (Ðây là yếu tố then chốt trong sinh hoạt dân chủ bình thường, nhưng lại không bao giờ cử tri được hưởng dù chỉ tương đối!).
Nay tới lượt chủ tịch Triết là đại biểu của cử tri Quận 2 cùng với Tiến sĩ Lịch và Luật sư Trừng là những người trí thức sáng giá trong chế độ, mong quí vị xét lại việc tiếp xúc cử tri vừa qua xem có phải là đặc trưng nền dân chủ XHCN kiểu "hoang dã" như Linh Mục Nguyễn văn Lý từng nhận định; nó có oan cho chế độ hay không?
Bài học khinh rẽ dư luận, bịt miệng nhân dân với cái giá phải trả không rẻ như những kẻ không chịu nhìn nguyên tắc thực tiễn của bánh xe lịch sử đang vận hành hướng nào của thời đại hôm nay!!!
Người Thầy Giáo Quận 2.
+ Bị chú:
Cử tri Quận 2 khi biết các đại biểu tiếp xúc cử tri tại Quận 1 thì chạy qua xin và được phát biểu, điều nầy có phải quận 2 đã nhận chỉ thị ngầm của ai bịt miệng nhân dân không cho họ nói lên sự thực về tính chính thống và pháp lý của một dự án qui hoạch khổng lồ tại Quận 2?
=END=
6- Tin Tức Quốc Nội
- Một Số Thẩm Phán, Cán Bộ TAND Nhân dân Tối Cao CSVN Nêu Vấn Ðề Về Văn Bằng Thạc Sỹ Luật Của Chánh Án Mới Trương Hoà Bình
Những lời chân tình gửi lãnh đạo Ðảng, Nhà nước
Kính gửi:
- Ð/c Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh
- Ð/c Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
- Ð/c Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
- Ð/c Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng
- Ð/c Chủ nhiệm Uỷ ban KTTW
Nguyễn Văn Chi
Ngành Toà án vừa có
Chánh án mới, đ/c Trương Hoà Bình, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an.
Ban đầu, khi nghe tin đ/c Trương Hoà Bình sang làm Chánh án, đại đa số anh em
thẩm phán, cán bộ ở Toà án nhân dân tối cao đều vui mừng với hy vọng đ/c Bình sẽ mang sức sống mới, là sự kết hợp hài hoà
giữa hiểu biết sắc sảo về pháp luật và đạo đức, kỷ luật của một tướng lĩnh công an cho ngành. Ngay trong buổi ra mắt với cán bộ trong
Toà, đ/c Trương Hoà Bình cũng đã phát biểu rất mạnh mẽ, sẽ kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, xây dựng cán bộ Toà án tinh thông pháp luật, đạo đức trong sáng. Nhưng thật thất vọng! Ðiều mà mọi cán bộ có tâm huyết trong ngành Toà mòn mỏi mong đợi nhiều năm qua về một người chánh án có đủ tài, đủ đức đã không thể có. Chúng tôi đã tận mắt đọc bản lý lịch đ/c Trương Hoà Bình do chính đ/c Bình khai trong đó có ghi
trình độ là kỹ sư, thạc sỹ luật, nhưng không hề có thời gian nào học cử nhân luật. Xét theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo muốn học thạc sỹ luật thì phải học, có bằng cử nhân luật chính
quy, không thể dùng bằng cử nhân hệ tại chức và càng không thể từ kỹ sư học thành thạc sỹ luật được. Không hiểu đ/c Trương Hoà Bình phù phép kiểu gì mà biến cái
không thể thành có thể và công khai ghi trong lý lịch mà không có bất kỳ ý kiến cán bộ cấp cao nào đề nghị xem xét (?). Ðiều trớ trêu là, đ/c Trương Hoà Bình khi ở Bộ Công an phụ trách công tác xây dựng lực lượng và cũng đã nhiều lần tuyên bố đấu tranh với tiêu cực trong công tác giáo dục, đào tạo, tệ nạn sử dụng bằng giả trong
ngành Công an!
Một điều đáng chú ý
nữa được thể hiện rõ ràng trong lý lịch của đ/c Trương
Hoà Bình là đ/c Bình luôn chuyển công tác và mỗi lần chuyển là đảm nhiệm chức vụ cao hơn. Từ phó cục trưởng, sang làm Phó giám đốc Công an TP. Hồ Chí
Minh, rồi Viện trưởng Viện kiểm sát TP. Hồ Chí Minh, lại quay vê Công an làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng, Thứ trưởng và nay là Chánh án Toà án Nhân dân tối cao. Mỗi một chức vụ đ/c Trương
Hoà Bình đều đảm nhiệm trong một thời gian khá ngắn. Thông thường một người lãnh đạo phải mất một đến hai năm để đánh giá được năng lực, sở trường của cán bộ, đưa bộ máy trong đơn vị vận hành tốt đúng như ý tưởng của người lãnh đạo. Ðiều đó có nghĩa đ/c Trương Hoà Bình không hiểu sâu bất cứ lĩnh vực gì mà đồng chí đã từng làm, công an không giỏi, kiểm sát chưa hay,
còn toà án thì... Ð/c Trương Hoà Bình còn có bước tiến
"thần kỳ", từ thiếu tướng lên trung tướng chỉ có một năm. Vẫn biết rằng lên tướng không có hạn định, nhưng cũng cần có một thời gian để thử thách. Lên tướng kiểu đ/c Trương Hoà Bình thì các danh tướng như Nguyễn Chí
Thanh, Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái, Phùng Thế Tài, Chu Huy Mân... cũng phải ngả mua chào
thua. Chúng tôi nghe nói có một số đồng chí lãnh đạo cao cấp nâng đỡ đ/c Trương Hoà Bình, nhưng nâng đỡ kiểu như vậy thì làm sao đ/c Bình thành người giỏi đươc.
Cả xã hội ta nói
chung và toàn ngành giáo dục nói riêng đang nói không với tiêu cực trong giáo dục do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Ðào tạo khởi xướng. Ðã lâu lắm rồi, chúng ta mới có một kỳ thi phổ thông trung học tương đối thực chất. Dư luận xã hội đánh giá cao và ủng hộ mạnh mẽ việc chấn chỉnh công tác giáo dục, đào tạo của Chính phủ vừa qua. Mặt khác, công tác cải cách tư pháp cũng là một nhiệm vụ cấp bách, quan trọng của Ðảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. Nhiều lần đ/c Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã khẳng định điều này khi họp với ngành Toà án và tỏ ý sẽ quyết tâm đẩy mạnh tốc độ cải cách tư pháp trong nhiệm kỳ này. Nhưng liệu việc nói không với tiêu cực trong giáo dục của Chính phủ và đẩy mạnh cải cách tư pháp của Chủ tịch nước có thực hiện được không khi mà người đứng đầu ngành Toà án vẫn đang sử dụng bằng giả (cần hiểu bằng giả gồm hai loại: một là giả hoàn toàn; hai là bằng thật, nhưng học giả).
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và toàn cầu hoá mạnh mẽ như hiện nay, những thông
tin liên quan về năng lực, trình độ, bằng cấp của cán bộ cao cấp dù không đăng lên báo chí, nhưng được lan truyền rất nhanh trong quần chúng nhân dân và sẽ chẳng có cơ quan, người nào có thể kiểm soát được. Nên việc đ/c Trương Hoà Binh sử dụng tấm bằng thạc sỹ luật giả thì mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân sẽ đều biết. Và rồi đây ai sẽ còn tin vào những phán quyết của toà án khi người đứng đầu không hiểu biết gì về luật pháp. Ð/c Trương Hoà Bình làm sao có thể trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, hay lại bước vào lối mòn đọc bản báo cáo có sẵn do cấp dưới viết và hẹn trả lời sau bằng văn bản
Tất cả các câu hỏi và điều băn khoăn, trăn trở nói trên xin được gửi đến đ/c Tổng Bí thư, đ/c Chủ tịch nước, đ/c Thủ tướng Chính phủ, đ/c Chủ tịch Quốc hội, đ/c Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra
Trung ương giải đáp.
Hà Nội, ngày 13/8/2007
Một số thẩm phán, cán bộ Toà án Nhân dân Tối cao
=END=
7- Tham Khảo
- Vai trò của thủ tướng chính phủ, nội các và các bộ trưởng trong một quốc gia dân chủ đa nguyên
Nguyễn Học Tập
(VNN)
"Thủ Tướng Chính Phủ lãnh đạo đường lối chính trị chung và chịu trách nhiệm về đường lối đó. Giữ vững sự hợp nhứt chính hướng và đường lối quản trị Quốc Gia, cổ võ và phối hợp hoạt động của các Bộ Trưởng.
Các Bộ Trưởng có trách nhiệm chung về các hoạt động của Hội Ðồng Nội Các và có trách nhiệm cá nhân về các hoạt động của các Bộ liên hệ" (Ðiều 95,đoạn 1 và 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
Ðọc qua hai đoạn vừa kể của điều 95, Hiến Pháp
1947 Ý Quốc, ai cũng thấy được sự đồng hiện diện của hai nguyên tắc trong
phương thức điều hành các hoạt động của Chính Phủ: nguyên tắc đại đồng (collegiale) và nguyên tắc đơn sắc (monocratico).
Thủ Tướng vừa đứng ra lãnh đạo, chịu trách nhiệm vừa giữ vững tính cách hợp nhứt đồng thuận, cổ võ và phối hợp các Bộ trưởng cùng hoạt động.
Các Bộ Trưởng vừa có
trách nhiệm chung đối với các quyết định của Hội Ðồng Nội Các (gồm có Thủ Tướng và các Bộ Trưởng chung nhau, điều 92, đoạn 1, id.), vừa đơn phương chịu trách nhiệm về các hoạt động của các Sở Bộ do mình lãnh đạo.
A- Thủ Tướng Chính Phủ đứng ra "lãnh đạo, hướng dẫn đường lối chính trị chung của Chính Phủ", nhưng tự mình
không có quyền quyết định đường lối chính trị chung mà Chính Phủ phải thi hành, cũng như chính hướng của Ðất Nước.
Ông chỉ có quyền lãnh đạo và hướng dẫn để thực thi đường lối chính trị chung của Chính Phủ, đã được Hội Ðồng Nội Các xác định.
Ðiều vừa kể cho thấy không
có lý do gì cho phép các khuynh hướng bênh vực quyền ưu tiên,
thượng đẳng, hét ra lửa của Thủ Tướng, như thời Mussolini và Hitler!
Cá nhân Thủ Tướng được Hiến Pháp giao cho "quyền lãnh đạo (hướng dẫn), phối hợp và cổ võ hoạt động của Chính Phủ", chớ không
quyết định những gì đã được Hội Ðồng Nội Các bàn thảo và đồng thuận quyết định.
Tuy vậy, những quyền vừa được Hiến Pháp ủy thác cho Thủ Tướng nói lên "một vị trí khác biệt của ông đối với các Bộ Trưởng", mặc dầu không phải là ưu tiên, thượng đẳng, phán xuống cho kẻ thuộc hạ thừa hành (Bachelet Vittorio, L'attività di coordinamento
nell'amministrazione pubblica dell'economia, Giuffré, Milano 1957, 94s).
Thủ Tướng Chính
Phủ trong một Quốc Gia Dân Chủ Ða Nguyên không phải là Mussolini hay Hitler, càng
không còn phải là Bệ Hạ ra lệnh cho thần dân trong chế độ quân chủ.
Không có một quy chế hiến định hay pháp định nào xác nhận vị trí thượng đẳng "hét ra lửa" của Thủ Tướng trong Nội Các Chính Phủ, từ đó chúng ta có thể hiểu rằng các vị soạn thảo ra điều 95 của Hiến Pháp 1947 Ý Quốc có ý nói lên một hình thức phối hợp hoạt động của Chính Phủ theo "phương thức vòng tròn" (circolare): chính các chủ thể thụ động "bị điều hợp" (coordinati) để thi hành các quyết định của Hội Ðồng Nội Các cũng là những chủ thể tác động "đứng ra điều hợp" (coordinanti).
Mọi chủ thể đứng ra soạn thảo đồ án điều hợp, đều có liên hệ trong việc thực thi đồ án (Bachelet Vittorio, Profili giuridici dell'organizzazione
amministrativa (Strutture tradizionali e tendenze nuove), Giuffré, Milano 1965,
16s).
Hiểu như những gì nhà
chính
trị học Bachelet Vittorio vừa đề cập, chúng
ta thấy được Thủ Tướng là người đứng ra "thúc đẩy" để Hội Ðồng Nội Các cùng nhau đứng ra soạn thảo đường lối tổng quát hay chương trình chính trị và quản tri của Chính Phủ, nhưng không phải là người đứng ra "chỉ thị" hay "thiết định" ra lệnh cho các Bộ Trưởng trong Nội Các phải tuân theo.
Vai trò lãnh đạo hay hướng dẫn của Thủ Tướng có ảnh hưởng đến mức nào,
- điều đó còn tùy
thuộc vào mối liên hệ giữa ThủTướng và các Bộ Trưởng, trên bình diện ảnh hưởng hỗ tương trong hệ thống chính trị giữa các chính đảng với nhau,
- hay giữa chính đảng của Thủ Tướng và các chính đảng của các Bộ Trưởng trong Chính Phủ Liên Hiệp (Cheli Enzo, Il coordinamento delle attività di governo
nell'attuale sistema italiano, Studi parl e di pol. cost., 1969, 8).
Nói cách khác,Thủ Tướng có lãnh đạo hữu hiệu hay không, điều đó còn tùy thuộc vào mối tương quan quân bình trong hệ thống chính trị của Ðất Nước.
Mối quân bình đó không được điều 95 Hiến Pháp 1947 đề cập đến một cách cứng rắn. Ðiều đó cho chúng ta thấy được ảnh hưởng của hai khuynh hướng "đại đồng" (collegiale) và "đơn sắc" (monocratico) hiện diện dằn co nhau
trong Quốc Hội Lập Hiến lúc đó.
Bởi đó điều 95 được viết ra là viết dưới dạng thức dung hoà, pha trộn của cả hai, tạo thành một đạo luật có tính cách co giản, có thể chịu ảnh hưởng của các hoàn cảnh chính trị thay đổi của Ðất Nước.
Một mặt chúng ta có thể coi điều 95 đang bàn
như là kết quả không có gì đáng khích lệ, không nêu rõ phương cách tổ chức và xác định vai trò và lằn mức của các thành viên trong Chính Phủ.
Nhưng tuy nhiên cũng là một phương
thức tích cực, bởi lẽ Hiến Pháp không muốn đóng khung vào các giới hạn cứng rắn không
thể biến chuyển đối với một trong những điểm rất nhạy cảm hệ thống chính trị của một Quốc Gia đa nguyên đa đảng, đóng kín vào khuôn mẫu chắt nịt, bất biến và do đó có thể đi đến chạm trán, gây đổ vỡ.
Các mối co giãn uyển chuyển đó, chúng
ta có thể gặp được trong các lằn mức bên ngoài.
Mối quân bình của việc hành xử quyền bính
tùy thuộc vào các cán cân liên hệ giữa các chủ thể khác nhau trong Chính Quyền, đưa đến việc định giá sức mạnh và sự bền vững của Chính Quyền, miễn sao cho đặc ân quyền bính của một người hay một nhóm người không đưa đến sự thiệt thòi đến mức phải đặt lại tiêu chuẩn "tương quan đa nguyên" (pluralismo) hay quân bình trong "hệ thống nhiều trung tâm" (policentrismo), đã được Hiến Pháp tiền liệu.
Ðiều 95 nói lên chỉ thị của Hiến Pháp
không chấp nhận vai trò thu tóm quyền bính và phán quyết từ bên trên
xuống của Thủ Tướng Chính Phủ đối với các Bộ Trưởng là thành phần Nội Các.
Chỉ thị vừa kể cho thấy Hiến Pháp đề ra mối tương quan nội bộ giữa các thành viên Chính Quyền là mối tương
quan đặt trên đa số tỷ lệ.
Bởi đó Thủ Tướng trong Ðại Nghị Chế Dân Chủ Ða Nguyên không có quyền tự quyết định đứng ra đề thảo chương trình hành động của Chính Phủ, cũng không có quyền tự mình bãi bỏ đồ án của một Bộ Trưởng hay bãi nhiệm Bộ Trưởng.
Mọi quyết định của Chính Phủ là quyết định của Nội Các (Thủ Tướng và các Bộ Trưởng cùng chung nhau thảo luận và quyết định) (Ruggieri Antonio, Il Consiglio dei ministri nella
Costituzione italiana, Giuffré, Milano 1981, 81s).
Trên thực tế, các quyết định của Chính Quyền được thực hiện tùy theo tầm quan trọng chính trị của sự việc cần phải quyết định:
- đối với những vấn đề có tầm quan trọng chính trị bé nhỏ hơn, Chính Quyền quyết định theo đa số tuyệt đối,
- đối với những vấn đề quan trọng hơn, Chính Quyền có thể biểu quyết qua sự đồng thuận của đa số rộng rãi hơn, "đa số có thẩm quyền" (majorité qualifiée) hay đa số 2/3 chẳng hạn và đôi khi cần cả sự đồng thuận của Thủ Tướng,
- đối với những vấn đề hệ trọng, chấp nhận chương trình hành động chẳng hạn, Chính Quyền cần được "nhất tề đồng thuận" (unanimité) (Pitruzella, Il Presidente dei ministri e
l'organizzazione del Governo, Cedam, Padova 1986, 185s).
B- Nhằm bảo đảm mối quân bình và đặc tính uyển chuyển, co giãn của các mối tương quan nội bộ giữa các thành viên trong Chính Quyền với nhau
(hay nói rộng hơn là mối quân bình và đặc tính uyển chuyển co giãn các mối tương quan giữa các chính đảng trong hệ thống chính trị Quốc Gia hiện hành), Hiến Pháp quy trách cho Thủ Tướng các động tác "phát huy, phối hợp và hướng dẫn đường lối chính trị và quản trị Quốc Gia", mà không cho ông tự mình được quyền đứng ra bênh vực, phán quyết hay thay đổi tùy hỷ những quyết định của Nội Các Chính Phủ.
Thủ Tướng của Chính
Phủ Dân Chủ Ða Nguyên không phải là nhà độc tài hét ra lửa (Ruggieri, id., 267, nota 39), như Chủ Tịch Nước của Ðảng và Nhà Nước.
Các dụng cụ mà Thủ Tướng Chính Phủ của Chính Quyền Dân Chủ Ða Nguyên có trong tay để thi hành quyền lực trao
phó cho mình là
- thiết định chương
trình nghị sự của Hội Ðồng Nội Các (l'ordine del giorno),
- dời lại đề tại thảo luận vào một thời điểm khác,
- gởi trả lại cho Hội Ðồng Nội Các đề tài thảo luận đang gặp những khó khăn chưa được hay không thể được phiên họp Nội Các giải quyết thỏa đáng,
- hướng dẫn, khuyến khich
và phối hợp thực hiện các quyết định đã được Hội Ðồng Nội Các đồng thuận chuẩn y.
Nhưng tất cả những phương
thức vừa kể mà Thủ Tướng Chính Phủ có trong tay, có giá trị chính trị, do sức mạnh của hệ thống chính
trị đồng thuận của các chính đảng liên hiệp, hơn là hiệu lực luật định.
Một vài Bộ Trưởng không thi hành hoặc không thực hiện hoàn hảo các quyết định của Hội Ðồng Nội Các, có lẽ Thủ Tướng Chính Phủ cũng như tùy viên thuộc hạ của Văn Phòng Phủ Thủ Tướng không có các phương thế nào thích ứng để giám sát, bởi vì mỗi Bộ có cả một hệ thống hành chánh phân chia thành nhánh nhóc từ trên xuống dưới, từ trung ương đến địa phương (vùng, tỉnh, quận, xã ấp, khu phố và các ngành chuyên môn gần như vô tận)
(Greco, Carenza di ordinamento, policentrismo e contrattualismo nell'attività
di Governo. Esame critico delle "direttive" della Presidenza del Consiglìo, in
Studi par. e di dir. cost., 1969, 4; 26s).
Nói tóm lại hiệu quả động tác "hướng dẫn, khuyến khích và phối hợp" của Thủ Tướng Chính Phủ được hiệu năng đến đâu, điều đó còn tùy thuộc vào mối tương quan bắt buộc chặt chẽ hay lỏng lẻo giữa các thành viên Chính Phủ, hay sức mạnh tương quan nối kết nhân danh tính cách hợp nhứt Quốc Gia của các
chính đảng trong hệ thống chính trị hiện hữu trong thời điểm.
Về phía Thủ Tướng Chính Phủ,
- quyền quyết định chương trình nghị sự của Hội Ðồng Nội Các (l'ordine del giorno: các vấn đề sẽ được đem ra bàn thảo trong tuần nầy, tháng nầy hay tuần tới, tháng tới...),
- quyết định gởi trả lại các cho
Hội Ðồng Nội Các bàn thảo thêm, bổ túc thêm hay cắt xén, tỉa bớt cùng với những phương thức và dụng cụ để thực hiện đáp ứng,
là những dụng cụ đầy quyền lực chính trị, mà Thủ Tướng Chính Phủ có trong tay, có thể dùng để thực hiện sớm hay trì hoãn và có thể bỏ qua những gì mà
ông cho là cần thiết hay thứ yếu.
Thủ Tướng cũng có thể chuyển giao
cho Hội Ðồng Nội Các "thảo luận thêm", để bổ túc và thích ứng, một đồ án được một Bộ Trưởng đề xướng, với thành tâm thiện chí muốn cho đồ án được hoàn hảo hơn để trở thành tốt đẹp hay "ngâm tôm" cho mục rã trong quên lãng
giữa muôn ngàn đồ án của Chính Phủ.
Những dụng cụ hay phương
thức vừa kể là những vũ khí quyền lực trong tay Thủ Tướng, dĩ nhiên là quyền lực chính trị hơn là uy quyền pháp định. Hiệu năng của chúng còn tùy thuộc vào sức mạnh liên kết giữa Thủ Tướng và các Bộ Trưởng, hay mối liên kết chặt chẽ hay lỏng lẻo giữa các chính đảng trong Chính Phủ Liên Hiệp. (Ruggieri Antonio, id., 259).
Ðồ án của một Bộ Trưởng hay của Hội Ðồng Nội Các được đem vào chương trình nghị sự, bàn thảo để đem ra thực hiện hay bị "ngâm tôm", điều đó còn tùy thuộc việc bất đồng ý kiến của vị Bộ Trưởng hay của một vài thành viên trong Hội Ðồng Nội các có
kéo theo sự bất đồng ý kiến của các chính đảng liên hệ, đưa đến việc Chinh Phủ bị khủng hoảng hay không.
Về phía Thủ Tướng, vũ khí vừa kể là vũ khí có hiệu quả hơn trong tay Thủ Tướng, hơn là trong tay một hay vài Bộ Trưởng, nhứt là Bộ Trưởng thành viên của các chính đảng yếu thế.
Bởi lẽ, một hay vài
Bộ Trưởng bất đồng từ nhiệm không nhứt thiết phải kéo theo sự sụp đổ của Chính Phủ làm cho Thủ Tướng cũng về vườn trước định kỳ.
Trong khi đó, sự bất đồng và từ nhiệm của Thủ Tướng sẽ kéo theo sự sụp đổ của Chính Phủ và vị Bộ Trưởng ương ngạnh chắc chắn phải về "sum vầy với vợ con" sớm hơn (Ruggieri Antonio, id.).
C- Qua những gì vừa kể, chúng
ta thấy mối tương quan và cường độ khắng khít "nhất trí" giữa Thủ Tướng Chính Phủ và các Bộ Trưởng, có khả năng tạo sức mạnh cho các quyết định của Chính Phủ, tùy thuộc vào thành phần khuynh hướng các chính đảng trong hệ thống chính trị của Ðất Nước.
1) Ðiều 95 Hiến Pháp
1947 Ý Quốc không đưa ra khuôn khổ cứng rắn chắt nịt của các mối tương quan đó, cho bằng nêu lên những định chuẩn và lằn mức, trong đó các mối tương quan có thể co giản thích hợp tùy hoàn cảnh, miễn là vẫn luôn luôn còn nằm trong lằn mức Dân Chủ Ða Nguyên, để bảo đảm những giá trị Nhân Bản mà Hiến Pháp đứng ta tuyên bố bảo vệ, bất khả xâm phạm và tạo điều kiện cho phát huy triển nở (điều 2-54):
Ðiều vừa kể cho thấy giá trị Nhân Bản của Hiến Pháp
1947 Ý Quốc, và sau đây là một vài điều khoản tiêu biểu:
- "Ý Quốc là một Quốc Gia Cộng Hoà, Dân Chủ, được đặt nền tảng trên việc làm.
Quyền tối thượng của Quốc Gia thuộc về dân chúng, mà dân chúng hành xử theo thể thức và trong lằn mức được Hiến Pháp xác nhận (Ðiều 1, đoạn 1 và 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
- "Nền Cộng Hoà nhận biết và bảo đảm các quyền bất khả xâm phạm của con người, con người như cá nhân hay con người như thành phần xã hội, nơi mỗi cá nhân triển nở con người của mình và đòi buộc các bổn phận liên đới không thể thiếu trong lãnh vực chính trị, kinh tế và xã hội" (Ðiều 2, id.).
Hầu hết Chính Phủ các Quốc Gia
Nhân Bản và Dân Chủ Tây Âu là Chính Phủ Liên Hiệp trong Ðại Nghị Chế.
Mục đích của các
Chính Phủ Liên Hiệp Ðại Nghị Chế Tây Âu không phải là để có được một Chính Phủ hét ra lửa, thành đạt lẫy lừng, bách chiến bách thắng, làm bá chủ thiên hạ, mà là một Chính
Phủ, thành phần của cơ chế Quốc Gia (Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp), được thiết lập như là phương thế để bảo vệ, và thăng tiến, phục vụ con người.
- "Bổn phận của Nền Cộng Hoà là dẹp bỏ đi những chướng ngại vật về phương diện kinh tế và xã hội, là những chướng ngại, trong khi thật sự giới hạn tự do và bình đẳng của con người, không cho phép mỗi cá nhân triển nở hoàn hảo con người của mình và tham gia một cách thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của xứ sở" (Ðiều 3, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
Hiểu như vậy, chúng
ta hiểu được tại sao hầu hết các Hiến Pháp Nhân Bản và Dân Chủ Tây Âu nêu lên
- nhân phẩm và các quyền bất khả xâm phạm của con người như là những giá trị được Hiến Pháp bảo vệ, ở phần I (điều 2-54, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc; điều 1-19, Hiến Pháp 1949 Cộng hoà Liên Bang Ðức),
- sau đó mới đề cập đến các cách tổ chức cơ chế (Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp) như là những phương tiện được dùng để bảo vệ, thực thi và phát huy các giá trị được Hiến Pháp đứng ra bảo vệ ở trên phần II (điều 55 - 139, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc; điều 20-146 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Ðức).
2) Nhưng nói như vậy, Chính
Phủ Liên Hiệp trong Ðại Nghị Chế của các Quốc Gia Nhân Bản và Dân Chủ Tây Âu không phải là những Chính Phủ mềm nhũn, không xương sống và hành động vô trách nhiệm.
Bởi lẽ các thành phần cốt cán
trong Chính Phủ Liên Hiệp là những chính đảng, mà phương thức hành xử "tự do dân chủ và đa nguyên" của họ không thể nào đi ngược lại lý tưởng của Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ, được Hiến Pháp xác định:
- "Mọi công dân đều có quyền gia nhập chính đảng, để cùng nhau hợp tác theo phương thức dân chủ, thiết định đường lối chính trị Quốc Gia" (Ðiều 49, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc)
- "Không thể chấp nhận bất cứ một sự sữa đổi nào đối với Hiến Pháp nầy, liên quan đến mối tương quan giữa các Tiểu Bang (Laender) và Liên Bang (Bund), đến sự tham dự của các Tiểu Bang vào tiến trình lập pháp hay liên quan đến các
nguyên tắc đã được tuyên bố ở điều 1 và điều 20" (Ðiều 79, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Ðức)
(Ðiều 1 là điều định xác định về phẩm giá con người: "Phẩm giá con người bất khả xâm phạm"; và điều 20 là phần định nghĩa về thể chế Dân Chủ của Quốc gia: "Cộng Hoà Liên Bang Ðức là một Quốc Gia Liên Bang, Dân Chủ và Xã Hội ").
Và từ đó, giới lãnh đạo đương quyền trong Chính Phủ Liên Hiệp hay các chính đảng trong hệ thống chính trị Quốc Gia có cách hành xử mềm nhũn, thiếu xương
sống, vô trách nhiệm, vi phạm phá hoại Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ, những giá trị được Hiến Pháp bảo vệ, Hiến Pháp sẽ không ngần ngại đặt ra ngoài vòng pháp luật các thành phần vừa kể:
- "Các chính đảng có mục đích hay hành động của các thành viên thuộc hạ, nhằm mục đích phá hoại hay tiêu hủy định chế nền tảng dân chủ và tự do hay dọa nạt sự tồn vong của Cộng Hoà Liên Bang Ðức, là những chính đảng bất hợp hiến" (Ðiều 21, đoạn 2, Hiến Pháp
1949 Cộng Hoà Liên Bang Ðức).
Nói tóm lại, Chính Phủ Liên Hiệp trong Ðại Nghị Chế của các Quốc Gia
Nhân Bản và Dân Chủ Tây Âu là những Chính Quyền có mục đích trước tiên là bảo vệ và phát huy, thăng tiến con người qua thể thức dân chủ.
Do đó không thể là những Chính
Phủ độc quyền hét ra lửa, độc tài, độc đảng như Hitler, Mussolini hay Ðảng và Nhà Nước muốn "ra oai trấn nước" bà Nguyễn Kim Úa ở Kiên
Giang hay xử "bịt miệng" Cha Lý thì xử, không ai làm gì được.
Nhưng cũng không
phải là những Chính Quyền hành xử mềm nhũn, không xương sống, vô trách nhiệm, để ai muốn chà đạp con người và hành xử độc tài phi dân chủ cũng được.
Khối Nato (Liên Phòng Bắc Ðại Tây Dương,
Hoa Kỳ và Âu Châu)
- mười mấy năm trước đây đã cho phi cơ và quân đội đánh sập tiệm và bắt sống Milosovich (Serbia), khi tên độc tài nầy có hành động diệt chủng dân chúng ở Bosnia, là một bằng chứng của các Chính Quyền Liên Hiệp Nhân Bản và Dân Chủ, uyển chuyển, mềm dẻo, nhưng không khiếp nhược, vô trách nhiệm trong bổn phận hành xử của mình.
- phi cơ và quân đội của các Chính Quyền Liên Hiệp Âu Châu cũng không ngần ngại hợp tác với Hoa Kỳ đánh sập tiệm Sadam Hussein hét ra lửa, tên sát nhân đã giết hai
trên 170.000 người Kurdi, phải trốn chui trốn nhủi xuống hầm, bị bắt sống, kéo lên, hết còn hét ra lửa, là một bằng chứng khác cho thấy Chính Quyền của các Quốc Gia Nhân Bản và Dân Chủ Tây Âu không phải là Chính Quyền hét ra lửa, nhưng không phải là những Chính Quyền hèn hạ khiếp nhược, khi lẽ phải và phẩm giá con
người đòi buộc họ phải nhận lãnh trách nhiệm.
Hiểu như vậy, chúng
ta hiểu được Chính Quyền Liên Hiệp đa nguyên được điều 95 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc xác định không phải là một cấu trúc ngẫu nhiên xảy ra, mà
là do các mối đương kết giữa nhiều khuynh hướng và nhu cầu khác nhau của nhiều chính đảng đòi buộc (Ferrara Giovanni, Le risultanze della Commissione Bozzi: un
giudizio, in Dem. e dir., 1985, 2; 16s).
Cấu trúc Chính Phủ Liên Hiệp là câu
trả lời thoả đáng phương thức tổ chức Chính Quyền, đáp ứng lại đòi hỏi và khuynh hướng của nhiều trung tâm quyền lực (politcentrica), trong đó mỗi thành phần đều có cơ hội phát biểu nói lên
chính hướng của mình.
Một Quốc Gia với một hệ thống chính trị đa đảng khó mà chịu đựng được một Chính Phủ tổ chức theo đa số độc tôn (first pass the post), bởi lẽ các chính đảng khác với chính đảng đa số của Thủ Tướng Chính Phủ sẽ bị loại ra bên lề, và từ đó sẽ tạo ra trạng thái căng thẳng, xung đột nguy hiểm giữa các chính đảng bị loại và Chính Quyền đương nhiệm, Quốc Gia có thể đi đến đổ vỡ(Greco, Varenze di coordinamento, Studi parl. e di pol. cost.,
1969, 4; 26).
D- Chính Phủ Liên Hiệp của Ðại Nghị Chế là hình
thức tổ chức Chính Quyền của hầu hết các Quốc Gia Dân Chủ Tây Âu, những Quốc Gia Dân Chủ Ða Nguyên, với thành phần chính trị và xã hội có nhiều phân hoá, được thiết lập với cấu trúc thích ứng nhằm "hoà hợp và hội nhập" (unità ed integrazione) mọi thành phần vào một cộng đồng dân tộc.
Nhưng điều ai cũng biết là cấu trúc
Chính Phủ Liên Hiệp, mặc cho dân chúng hành xử theo tinh thần Nhân bản và Dân
Chủ được Hiến Pháp định hướng cho,
- thường đưa đến nhược điểm Chính Quyền không được ổn định lâu dài
- và thường không có đủ uy quyền để có được những quyết định cần thiết, nhứt là trong nhiều lúc lực lượng các chính đảng bất đồng, chống đối nhau.
Trước nhược điểm đó của các Chính Phủ Liên Hiệp trong Ðại nghị Chế, chúng ta có được Cộng Hoà Liên Bang Ðức dạy những bài học để giảm thiểu và phòng ngừa, do kinh nghiệm qúy giá mà Quốc Gia Ðức đã phải trả đắt giá bởi những cuộc phá hoại của đảng Ðức Quốc Xã và đảng Cộng Sản trong thời Cộng Hoà Weimar.
Ðức Quốc Xã và Cộng Sản lúc đó tìm
cách liên kết nhau, tạo thành đa số nhằm đập tan thể chế Dân Chủ manh nha của Hiến Pháp Weimar 1919, hơn là kiến tạo, xây dựng Ðất Nước. Do đó bất cứ đồ án dân chủ nào đưa ra họ cũng tìm cách đập đổ (Pier Giorgio Lucifredi, Appunti di diritto costituzionale
comparato, vol. IV, Giuffré, Milano 1992, 56).
Qua kinh nghiệm đó, Cộng Hoà Liên Bang Ðức dạy cho
chúng ta những bài học:
a- Trong một hệ thống chính
trị có qua nhiều chính đảng, làm cho các lực lương phân hoá, khó ai chịu nhượng bộ cho ai và đồng thuận với ai.
Ðể tránh cho cảnh phân
hoá gần như hỗn loạn, Cộng Hoà Liên Bang Ðức đưa
ra phương thức bầu cử với "lằn
mức ngăn chận" (Sperrklausel), bắt buộc các
chính đảng muốn được chấp nhận để hoạt động tranh đấu chính trị, tổng số phiếu toàn quốc phải đạt đến ít nữa là 5% dân số.
Lằn mức ngăn chận đó dần dần loại trừ bớt các
chính đảng nhỏ và chỉ còn lại một số ít chính đảng có thực lực đáng kể, làm cho hệ thống chính trị khá ổn định, vững mạnh (cfr. LU_T BẦU CỬ CộNG HO LIÊN BANG ÐỨC).
b- Một bài học khác Cộng Hoà
Liên Bang Ðức cũng có thể dạy chúng ta, đó là:
*(1) Thành lập Chính Phủ trong tiến trình thông thường.
Sau khi được bầu, Hạ Viện bắt buộc phải tuyển chọn cho bằng được một Thủ Tướng Chính Phủ với bất cứ giá nào, nếu không, Hạ Viện có thể bị Tổng Thống giải tán trước định kỳ:
* "Ðược tuyển chọn Thủ Tướng Liên Bang (Kanzler) ai là người được đa số phiếu của Hạ Viện (đa số tuyệt đối: 50%+1 phiếu). Người được tuyển chọn, Tông Thống bị bắt buộc phải bổ nhiệm"
Nếu người được (Tổng Thống) đề nghị không được tuyển chọn, Hạ Viện, trong vòng 14 ngày kế tiếp phải chọn cho được một Thủ Tướng Liên bang với đa số phiếu của mình (đa số tuyệt đối).
Nếu không, cần phải có một cuộc bỏ phiếu trong thời gian vừa xác định, và trong cuộc bỏ phiếu mới, ai được đa số phiếu sẽ được tuyển chọn. Nếu người được chọn đạt được đa số phiếu (tuyệt đối) của Hạ Viện, Tổng Thống Liên Bang phải bổ nhiệm ông trong vòng bảy ngày sau ngày bỏ phiếu. Nếu người được chọn không đạt được đa số phiếu vừa kể, Tổng Thồng Liên Bang, trong vòng bảy ngày,
hoặc phải bổ nhiệm ông, hoặc có thể chọn giải tán Hạ Viện" (Ðiều 63, đoạn 2, 3 và 4 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Ðức).
* (2) Lá phiếu bất tín nhiệm xây dựng.
Những đoạn của điều 63 vừa trích dẫn nói lên
tiến trình thông thường tuyển chọn và tín nhiệm Thủ Tướng sau thời gian bầu cử.
Nhưng cũng có thể trong thời kỳ đương nhiệm của Thủ Tướng, vì một lý do tránh chấp nào đó, Hạ Viên không còn có được đa số đồng thuận để tín nhiệm Thủ Tướng và dĩ nhiên là cả Chính Phủ ông.
Trong một Quốc Gia Ðại Nghị Chế như Cộng Hoà
Liên Bang Ðức, không ai có thể cấm cản được Quốc Hội tín nhiệm hay bất tín nhiệm Thủ Tướng và Chính Phủ do ông lãnh đạo.
Nhưng để tránh những hành động đạp đổ, để đả phá thể chế dân chủ của Ðức Quốc Xã và Cộng Sản thời Hiến Pháp Weimar 1919, các vị soạn thảo Hiến Pháp
1949 Cộng Hòa Liên Bang Ðức bắt buộc Hạ Viện phải hành động với tinh thần trách nhiệm, hay tinh thần "lá phiếu bất tín nhiệm xây dựng" (konstruktive Misstraeuenvotum): Hạ Viện chỉ có thể bất tín nhiệm Thủ Tướng và Chính Quyền đương nhiệm, nếu tuyển chọn được một Thủ Tướng khác (mà mình cho là có khả năng hơn, thích
hợp hơn) để thay thế. Nếu không, Hạ Viện có thể bị Tổng Thống cho về vườn trước định kỳ:
- "Hạ Viện Liên Bang có thể tỏ ra bát tín nhiệm Thủ Tướng Liên Bang, chỉ khi nào Hạ Viện chọn được với đa số phiếu thành viên của mình (đa số tuyệt đối) một người kế vị và xin Tổng Thống Liên Bang thu hồi nhiệm sở của vị Thủ Tướng Liên Bang" (Ðiều 67, id.).
- "Nếu Thủ Tướng Liên Bang xin Hạ Viện bày tỏ tín nhiệm cho mình, mà không được đa số Hạ Viện đồng thuận, Tổng Thống Liên Bang, theo lời yêu cầu của Thủ Tướng Liên Bang, trong vòng hai mươi mốt ngày, có thể giải tán hạ Viện. Quyền giải tán Hạ Viện sẽ không còn hiệu lực, vừa khi Ha Viện có khả năng tuyển chọn một Thủ Tướng khác với đa số thành viên của mình" (Ðiều 68, đoạn 1, id.).
* (3) Tình trạng lập pháp khẩn trương.
Ðó là chưa kể trường hợp "tình trạng lập pháp khẩn trương": Tổng Thống Liên Bang với sự đồng thuận của Thượng Viện Liên Bang (Bundesrat) cho phép Thủ Tướng được trọn quyền ban hành và thực thi luật pháp đối với một đạo luật mà Thủ Tướng trình diện trước Hạ Viện như là một đạo luật để đáp ứng tính trạng khẩn trương, nhưng bị Hạ Viện bác bỏ:
- "Nếu trong trường hợp được điều 68 tiền liệu, Hạ Viện (Bundestag) không bị giải tán, Tổng Thống Liên Bang theo lời yêu cầu của Chính Phủ, cùng với sự đồng thuận của Thượng Viện, có thể tuyên bố "tình trạng lập pháp khẩn trương", đối với dự thảo luật mà Hạ Viện bác bỏ, mặc dầu Chính Phủ tuyên bố là khân cấp. Cũng vậy, đối với một dự án luật bị bác bỏ, mặc dầu Thủ Tướng Liên Bang đăạt liên hệ giữa dự án và tính cách khả dĩ áp dụng lý lẽ của điều 68".
- "Nếu Hạ Viện lại bác bỏ một lần nữa, sau khi "tình trạng lập pháp khẩn trương" được tuyên bố, hoặc được Hạ Viện biểu quyết chấp thuận theo văn mạch mà Chính Phủ coi là không thể chấp nhận được, dự án được coi là luật đã được biểu quyết tán đồng, nếu được Thượng Viện đồng thuận. Ðiều nầy cũng được coi là có giá trị đối với một dự án luật không được Hạ Viện biểu quyết chấp thuận, sau bốn tuần lễ, kể từ ngày được đệ trình".
- "Trong thời gian tại chức của một Thủ Tướng Liên Bang, suốt khoản thời gian sáu tháng, kể từ ngày "tình trạng lập pháp khẩn trương" được tuyên bố, bất cứ dự án luật nào bị Hạ Viện bác bỏ, đều sẽ được coi là đồng thuận chuẩn y, theo tinh thần của đoạn 1 và 2. Hết sáu tháng vừa kể trong nhiệm kỳ của một Thủ Tướng Liên Bang, không thể chấp nhận một lần tuyên bố thứ hai "tình trạng lập pháp khẩn trương" nào khác nữa" (Ðiều 81, đoạn 1, 2 và 3 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Ðức).
(cfr. CHÍNH QUYỀN CộNG
HO LIÊN BANG ÐỨC, CƠ CHẾ CHỐNG ÐộC TI V BẤT ỔN).
Cộng Hoà Liên Bang Ðức là một Quốc Gia đa đảng, đa nguyên, "Cộng Hoà, Liên Bang,
Dân Chủ và Xã Hội" (Ðiều 20, đoạn 1, id.), phải áp dụng phương thức tổ chức Chính Phủ Liên Hiệp, để bảo đảm Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ (các nguyên tắc được tuyên bố trong điều 1 và điều 20, bất khả di dịch,), là phương thức tổ chức Chính Phủ để "hoà hợp và hội nhập" (unità ed integrazione), mọi thành phần đảng phái và xã hội thành "một cộng đồng dân tộc, cùng sống trên một lãnh thổ, được tổ chức theo một định chế " (đinh nghĩa Quốc Gia
trong Chính Tri Học).
Nhưng nếu những Chính Phủ Liên Hiệp của nhiều Quốc Gia đa đảng đa nguyên khác không có cơ may đứng vững suốt nhiệm kỳ và uy thế đủ mạnh để điều khiển Quốc Gia, bảo vệ Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ một cách hiệu năng và phát triển Ðất Nước đến phú cường, thì Cộng Hoà Liên Bang Ðức, trong suốt trên 50 năm lập quốc Nhân Bản và Dân Chủ, chỉ trừ hai trường hợp bất thường xảy ra, các Chính Phủ đều tồn tại, hành xử quyền bính đến hết nhiệm kỳ hiến định và có đủ quyền uy để lãnh đạo Quốc Gia biến Ðất Nước đổ nát trong thế chiến II thành cường quốc nhứt nhì của Âu Châu, nhờ vào những gì Hiến Pháp 1949 tiền liệu mà chúng ta vừa duyệt xét qua.
Phải chăng Cộng Hoà
Liên Bang Ðức, với Chính Phủ Liên Hiệp, được các điều khoản Hiến Pháp 1949 tiền liệu bắt buộc phải thực thi cũng sẽ là mẫu gương
cho cấu trúc tổ chức Chính Quyền của Viêt Nam Nhân Bản và Dân Chủ thực hữu trong tương lai, một khi thể chế độc tài, độc đảng hiện tại không còn nữa?
Hỏi để những ai có
thao thức lo lắng cho tương lai Ðất Nước trả lời.
=END=
8- Câu Chuyện Ðiện Ảnh
- Hollywood 7 Ngày Qua
Natalie Nguyen
(VNN)
Turturro tự phân phối phim "Romance & cigarettes"
Diễn viên - giám đốc sản xuất John Turturro sẽ đảm nhận vai trò phân phối bộ phim "Romance & Cigarettes" bằng kinh
phí của chính mình, sau khi bộ phận chịu trách nhiệm này không thể hoàn thành công việc. Bộ phim được thực hiện từ năm 2004 với dàn diễn viên gạo cội như James Gandolfini, Kate Winslet, Susan Sarandon, Steve Buscemi và
Christopher Walken. Tương lai của bộ phim bị đe doạ sau khi tập đoàn Sony mua lại tập đoàn MGM vào năm 2005. Bộ phim từng được phát hành ở Anh năm 2006, nhưng sau đó bị ngâm lại ở Hoa Kỳ khi các nhà sản xuất tìm cách loại bỏ một số đoạn để có thể phát hành dễ dàng hơn. Sony tuyên bố họ có toàn quyền sử dụng bộ phim, còn MGM có quyền sử dụng vở nhạc kịch - nhưng theo một nguồn tin cho biết, Turturro đang nắm quyền phát hành, do vậy nó sẽ được tung ra trên diễn đàn phim New York vào ngày 7 tháng 9 tới bằng chính
kinh phí của ông.
***
Federline bị loại khỏi phim của Reeves
Tin cho biết chồng cũ của Britney
Spears, Kevin Federline vừa bị loại khỏi vai diễn trong bộ phim của Keanu Reeves. Dự kiến là anh sẽ tham gia bộ phim Night Watchman, tuy nhiên có tin đồn rằng anh chống đối với diễn viên của bộ phim Speed. Tuy nhiên, tin cũng cho biết dù
Federline đã bị loại, nhưng anh vẫn chưa biết điều này. Tin của nhật báo New York cho biết: "Anh ta có một vai phụ. Nhưng bị đuổi trong
khi người đại diện của anh vẫn chưa biết gì. Kevin chỉ biết điều này khi chuẩn bị thay trang phục. Quản lý của Federline từ chối bình luận, nhưng đại diện của Fox Searchlight phủ nhận việc mời anh ta
tham
gia bộ phim.
***
Hawke cho rằng thành công của Thurman cùng lúc với thất bại của anh làm cho hôn nhân tan vỡ.
Hôn nhân của Ethan Hawke và Uma
Thurman đã đi đến kết thúc khi anh bắt đầu đi xuống, còn cô bắt đầu đi lên. Hôn nhân của hai người tan vỡ vào năm 2004.
Trong chương trình
Shootout của AMC dự kiến phát sóng cuối tuần này, nam diễn viên này nói: "Thật không công bằng khi một người đi lên và một người đi xuống. Ðiều xảy ra không phải là sự ghen tị mà việc không thể chia sẻ. Bạn muốn giải khuây, nhưng người ta chuẩn bị đi nhận giải Quả Cầu Vàng trong khi bạn không thích đi vì người ta sẽ cho là bạn đang ghen tị. Cuộc sống cũng có một chu kỳ hình học và nếu không thể đến với nhau thì không thể nào xây dựng tổ ấm. Joanne
Woodward cũng đã chia tay với Paul Newman.
***
Coppola được Pháp vinh danh
Nhà sản xuất phim
Hoa Kỳ nổi tiếng Francis Coppola vừa được Pháp
vinh danh khi thăng chức cho ông từ "Binh sĩ" lên "Sĩ quan". Giải thưởng Quân đoàn danh dự là giải thưởng lớn nhất của Cộng Hoà Pháp dành cho những ai có nhiều cống hiến với nước Pháp, bất chấp địa vị xã hội hay quốc tịch của người được nhận. Coppola thứ năm vừa qua được khen ngợi vì những đóng góp của ông trong điện ảnh và văn hoá, trong bữa tiệc với tổng lãnh sự Pháp Frederic Desagneaux. Desagneaux trong buổi lễ chào mừng
Coppola tổ chức tại quê nhà San Francisco của anh có nói: "Anh là một người kể chuyện kỳ diệu. Tôi nghĩ một lý do khiến cho thính giả Pháp thích phim của anh là việc họ được tiếp cận với các huyền thoại Hoa Kỳ". Coppola nói: "Tôi không dám mơ tưởng đến điều này. Tôi rất biết ơn và rất xúc động. Cả cháu ngoại tôi Romy (Con của Sofia Coppola và ca sĩ nhạc Rock Pháp Thomas
Mars) cũng rất biết ơn các bạn". Danh hiệu quân đoàn danh dự được hình thành Napoleon Bonaparte vào năm 1802.
***
Lohan bị kiện về tội tấn công và cẩu thả
Lindsay Lohan đang bị một phụ nữ đâm đơn
kiện, bà ta là hành khách trong chiếc xe vào tháng trước bị cô ta gây tai nạn.Tracie Rice đang thu thập hồ sơ kiện Lohan, người đang phải ngồi trong trại cai nghiện Utah. Lohan bị kiện về tội danh gây căng thẳng tinh thần, nguyên cáo hiện đang tính toán sự thiệt hại chưa rõ ràng, gồm cả các chi phí y khoa. Rice nói: "Những gì mà
Lohan làm tối hôm đó hết sức nguy hiểm và đáng trách. Tối hôm đó có thể cô ta đã làm cho người khác phải thiệt mạng vì sự vô trách nhiệm của cô ta. Cô ta đẩy tôi vào trạng thái hãi hùng nhất trong cuộc đời tôi. Lohan 21 tuổi, bị cảnh sát chận lại ở Santa Monica, California vào ngày 24 tháng bảy sau khi
mẹ của một người cựu cận vệ thông báo cho cảnh sát rằng cô ta đang lái xe cuồng loạn. Cảnh sát cũng tìm thấy cocaine trên người cô. Sự kiện này xảy ra sau khi cô bị câu lưu bằng lái hồi đầu năm. Kết quả là hiện nay Lohan đang phải giáp mặt với hai án phạt: lái xe trong tình trạng không kiểm soát và
lái xe không có bằng lái.
***
Jay-Z lọt vào danh sách có thu nhập cao
Ca sĩ Jay - Z vừa trở thành người dẫn đầu danh sách các ca sĩ hip-hop có thu nhập cao nhất. Ông chủ của The Def
Jam trong năm 2006 kiếm được 34 triệu USD, vượt qua mặt ca sĩ nhạc Rap 50 Cent và giành vị trí đầu bảng.
50 Cent kiếm được 32 triệu, còn vị trí thứ ba thuộc về Sean "Diddy" Combs với 28 triệu.
Trong danh sách 5 vị trí đầu bảng còn có nhà sản xuất
Timbaland và Dr. Dre, với số tiền lần lượt là 21 triệu và 20 triệu.
***
Pitt phủ nhận chuyện nhận thêm con nuôi
Nam diễn viên Brad Pitt vừa phủ nhận tin đồn cho rằng anh và Angelina Jolie đang dự kiến sẽ xin một đứa con nuôi thứ tư từ châu Phi.
Hồi đầu tuần, một tờ báo Anh
cho biết "Ông bà Smith" đang tìm cách nhận một bé gái
2 tuổi người Ethiopia làm con nuôi. Ethiopia cũng là nước mà họ đã nhận một con nuôi vào năm 2005 - bé Zahara Marley.
Họ còn là cha mẹ nuôi của hai đứa con khác: Một từ Cambodia Maddox năm tuổi, một từ Việt Nam là Pax Thiên - 3 tuổi, và có một con ruột là bé
Shiloh Nouvel 15 tháng tuổi.
Khi họ nhận bé Pax Thiên hồi đầu năm, Jolie thừa nhận việc chọn con từ vùng Ðông Nam Á để Maddox có thể nhận thấy sự giống nhau về vật lý, và hy vọng cũng sẽ tìm một bé châu Phi để Zahara cũng nghĩ vậy.
Tuy nhiên, nữ phát ngôn viên Cindy
Guagenti của Brad Pitt nói với website CelebrityTruth.com rằng tin Jolie và Pitt sẽ quay lại
Ethiopia vào tháng 11 để tìm thêm con nuôi là tin không chính xác.
***
Tiếng ngáy của Manson ru ngủ Wood!
Ca sĩ nhạc Rock Marilyn Manson
ngáy ầm ĩ lại ru ngủ được cho cô bạn gái Evan Rachel Wood. Tiếng ngáy của siêu
sao "Antichrist Superstar" này lại có tác dụng thôi
miên cô bạn gái của mình. Cô này nói: "Anh ta ngáy rất to nhưng tôi lại nghĩ thật là tuyệt vì nó
ru tôi ngủ. Từng tiếng ngáy cứ dồn dập thành một âm thanh".
***
Willis hẹn hò với người đẹp Playboy
Siêu sao Hollywood Bruce Willis vừa có bạn gái mới - cựu người mẫu Playboy Karen McDougal. Hai người bị chụp ảnh khi đang đi cano
trên biển Ðịa Trung Hải trong dịp lễ Sardinian, bạn bè thì cho rằng chồng cũ của Demi Moore đang mê mẩn cô người mẫu 36 tuổi này. Một nguồn tin của tạp chí Hoa Kỳ Star nói: "Họ quấn quýt với nhau suốt ngày và không rời tay nhau".
***
Nghi ngờ khả năng chăm sóc con của Britney
Ngôi sao nhạc Pop rắc rối Britney
Spears vừa cho thấy mình rất kém cỏi trong việc nuôi dạy con, thường xuyên say rượu trước mặt con và thuê vú em mà không thèm quan tâm đến chất lượng dịch vụ.
Cô ta đang kiện tụng gắt gao với chồng cũ là Kevin
Federline, người cũng đang nỗ lực giành quyền chăm sóc hai đứa con là bé Sean Preston, 23 tháng, và James Jayden 11 tháng, sau
khi rất lo lắng về khả năng nuôi con của Spears.
Anh cũng không phải là người duy nhất lo ngại về việc này - ngay cả những người từng được Britney thuê cũng nói rằng cô ta đang gặp vấn đề về tinh thần.
Một người nói với tạp chí US Weekly: "Cô ta uống rượu trước mặt con. Thoạt đầu thì điều này làm cho cô ta thả lỏng và không quá khó
chịu. Nhưng sau khi đã quá say, thì hoàn toàn phó thác việc trông con cho vú
em". Một nguồn tin khác thì nói: "Cô ta cởi quần áo ngay
trước mặt nhân viên, bất cứ người nào. Rồi cô ta hỏi: nhìn tôi có hấp dẫn không, có đẹp không? Cô ta hoàn toàn không ổn định".
Nhiều người khác cáo tố rằng cô này thuê nhân viên chỉ dựa vào tuổi và đặc điểm cá nhân mà không hề quan tâm đến khả năng chăm sóc trẻ. Cô ta chỉ quan tâm đến việc người ta có trẻ, vui vẻ và sẵn sàng nhậu nhẹt với cô ta. Cô ta thuê người để chơi với cô ta".
Tin khác...
Trợ lý cũ của Spears
là Shannon Funk vừa bị gọi ra toà trong vụ án giành quyền chăm con với ca sĩ Federline.
Funk bị đuổi hồi tháng
trước - đã nhận trát hầu toà sau khi vừa đến phi trường Long Beach ở California vào tối thứ ba.
Funk là người bị gọi ra toà
mới nhất, sau người bà con của Spears Alli Sims và người cận vệ của cô ta
là Daimon Shippen, họ cũng nhận trát hầu toà hồi đầu tuần.
Vào thứ ba, luật sư của cả hai phía đều xuất hiện để yêu cầu toà án giữ bí mật vụ kiện với lý do bảo vệ cho bọn trẻ.
Sau khi biết điều này, luật sư Vincent
Kaplan đại diện cho
Federline nói với TMZ.com: "Kevin đang rất muốn dành
thêm nhiều thời gian cho con, anh cảm thấy bị bọn trẻ sẽ được tránh khỏi nguy hiểm nếu Kevin đến thăm con nhiều hơn".
***
Video cảnh Garrett "đánh" thợ săn ảnh bị tung lên mạng
Cảnh nam diễn viên
Hoa Kỳ Brad Garrett đánh văng camera khỏi tay một thợ săn ảnh đang được tung lên mạng. Ngôi sao của bộ phim Everybody Loves Raymond lúc đó đang rời khỏi một nhà
hàng ở Los Angeles vào tối chủ nhật thì bị đám thợ săn ảnh bao vây. Mọi chuyện trở nên căng thẳng khi một anh chàng thợ săn ảnh la lên để khiến cho Garette phải quay lại hỏi "xin lỗi, chuyện gì", trước khi anh đánh văng chiếc máy ảnh. Theo Website Tmz.com, nơi đoạn phim được công bố, tên thợ săn ảnh bị đánh bầm mắt khi chiếc máy ảnh bị đánh văng vào mặt hắn ta.
=END=
9- Truyện Ngắn Trong Nước
- Ngày Mai Sẽ Lại Như Hôm Nay
Phạm Hồng Thắm
Ðếm đến bước thứ một trăm linh hai, chân ả chạm cái bậc tam cấp dưới cùng nơi cửa cơ quan. Ngày nào cũng vậy, sau khi bước xuống ôtô, ả bắt đầu đếm. Buổi sáng đếm xuôi. Một. Hai.
Ba... Một trăm linh hai.
Buổi chiều đếm ngược. Một trăm linh hai. Một trăm linh một. Một trăm... Một. Thế là chạm cái cột mốc chờ ôtô.
Buổi sáng đếm xuôi. Một trăm linh hai. Còn hai bậc nữa, tiếp đến là khoảng sân để xe. Chiếc cầu thang có ba vòng tròn thẳng đứng, bậc trên cùng nhìn thẳng vào chính cửa phòng làm việc của ả, ở cuối sân. Nếu đếm cả những bước chân đi qua sân và chiếc cầu thang xoáy mười lăm bậc đến ghế ả ngồi, tổng cộng là một trăm năm mươi hai bước.
Hôm nay, sẽ lại như bao hôm khác. Sẽ vẫn diễn ra một thứ trật tự bất thành văn. Ả cũng sẽ đẩy cửa phòng, bước tới chỗ ngồi của mình. Có hôm, mọi người đã đông đủ. Nhưng có thể, hôm này, còn vắng người nọ, người kia đã đến. Và, hôm khác thì, người kia chưa đến, người nọ đã có mặt. Với ả, điều đó không quan trọng. Có là đơn vị sản xuất đâu mà phải đến đúng giờ, phải bảo đảm đủ tám giờ vàng ngọc. Kể cả hôm nào đó, họp toàn cơ quan, thì vẫn có những người đến muộn. Lẻ tẻ, có kẻ trên môi còn vắt vẻo chiếc tăm tre khi bước vào cửa hội trường. Cơ quan ả là đơn vị hành chính sự nghiệp mà! Ðấy là theo cách sắp xếp phân loại của cấp trên. Chứ gọi là gì đi nữa thì bậc lương của ả và đồng nghiệp cũng chẳng khá lên. Lũ trong phòng ả hay đùa, chúng bảo nếu thích thì: hành là chính. Chứ, sự nghiệp là cái cóc khô gì cơ chứ? Mọi người thừa hiểu, họ chỉ có thể thêm thắt vài đồng tiền bèo bọt được "boa từ thượng đế" cho bữa cơm gia đình, khi họ thực hiện cái gọi là "tác nghiệp". Cũng có khi gặp được một ông khách rất sộp, nhưng nhận "boa" cũng run lắm. Nhỡ ra bị phát giác, mất nghiệp là cái chắc, dù trong đường dây "giúp thượng đế" có cả những ông chóp bu trong cơ quan. Bởi, khi bị phát giác, để làm trong sạch đội ngũ công chức, người ta cho rằng, chỉ những "con tốt" là hư hỏng và họ đem ra thí. Còn cán bộ lãnh đạo, sao có thể làm những chuyện đồi bại ấy được!?
Ả đặt chiếc sắc đeo tay lên bàn. Kéo ghế, ngồi phịch xuống. Mồm thở dốc sau khi đếm nốt những bậc cuối cùng của chiếc cầu thang xoáy. Mới sáng ra mà đã nóng thế. Cái nóng thật oi ả. Hôm qua, ả nghe đài báo, đợt nắng nóng này sẽ kéo dài đến cả tuần. Trước khi lôi hộp trang điểm ra, ả phải đi rửa mặt cái đã. Qua hai chặng ôtô, da mặt của ả đã nhờn bóng lên. "Này, cho tao mượn cái hộp phấn nâu của mày một tí. Da mặt tao, hơi bị ưa cái màu phấn của mày đấy. Tao quên hộp phấn ở nhà". Chưa kịp ngồi xuống ghế, con "Trước sau như một" đã nhí nhéo mượn hộp phấn phủ má của ả. Mọi người gọi nó như thế, vì hai gò bồng đào của nó xưa nay như lặn vào phía trong lồng ngực. Cái áo su chiêng lót mút dày
nó mặc, cứ chông cha chông chênh, lúc bị kéo ngược lên phía trên, khi lại lệch sang một bên, ngó thật tức cười. Nó biết hộp phấn của ả thuộc loại xịn, vừa được gửi từ Anh về, nên nó tranh thủ sử dụng. Chứ chẳng phải nó quên đồ trang điểm ở nhà đâu. Thỉnh thoảng ả được mấy đứa bạn gửi tặng quà nhân những ngày kỷ niệm gì đó. Khi cái áo, lúc hộp son... ả nhận quà, vừa vui, vừa thấy tủi. Vui vì bạn bè vẫn nhớ đến mình. Tủi khi ngẫm thấy phận mình hẩm hiu. Cùng học với nhau đấy mà giờ chúng nó, đứa ở Mỹ, đứa thì Anh, có đứa tại Canada... Nào ả có kém cạnh gì chúng thời cùng học với nhau đâu. Ðành đổ tại số! Xưa, ả sống theo bản năng là chính. Thích gì thì làm nấy, chứ có mấy khi tính toán thiệt hơn. Ngay cả lúc chọn cho mình một tấm chồng, cũng hồn hậu yêu một gã trai, con nhà nghèo khó, bố làm công nhân một nhà máy cơ khí, mẹ là xã viên hợp tác xã gia công các loại hộp giấy. Tình yêu những năm cùng học đẹp lắm. Gã học trên ả một lớp, khác chuyên ngành. Chỉ đến khi bước vào cuộc sống vợ chồng, ả mới té ngửa ra rằng, mọi thi vị khi yêu chỉ là sự lãng mạn của tuổi trẻ. Ðo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành là cái kiểu kế hoạch hoá trong mọi gia đình cả giai đoạn dài dài thế hệ của ông bà, cha mẹ và một phần của đời ả.
Ả đang đưa son lên môi thì "Vịt bầu" ở đâu lạch bạch vào đến giữa phòng. Con bé có tí tuổi đầu mà sao ụ ệ thế không biết. "Chị ơi, nhân tiện em quẹt tí son của chị, rồi chị em mình đi ăn sáng đi". Con bé này có nước da trắng hồng, nó chỉ dùng một chút son
môi là khuôn mặt đã rạng rỡ lên. "Vịt bầu" được cái xởi lởi chứ không giống con "Trước sau như một", chỉ biết "khai thác" của người khác. Con bé ấy, cái tính keo kiệt đặc sệt trong máu, chưa bao giờ nó mời ai đi ăn sáng lấy một lần.
Ả cùng "Vịt bầu" xuống đến giữa cầu thang thì đụng gã trưởng phòng. Cái bụng của gã lắc lư, đi trước chủ đến nửa bước chân. Chiếc thắt lưng trễ gần đến bẹn. Miệng gã vẫn đang ngậm chiếc tăm. Gã nhòm vào mặt ả: Này, đi đâu cho theo với. "Vịt bầu" loé xoé: Thế định để cho cái bụng lớn thêm đến cỡ nào hả? Mấy bát phở rồi mà còn... thòm thèm? "Vịt bầu" cạnh khoé gã. Cả cơ quan ả, chẳng ai còn ngạc nhiên về cái gã sính của lạ này. Gã trưởng phòng cười nham nhở: Thây kệ, cho nó phát triển tự do, thời buổi dân chủ mà!? Nghe hai người đấu hót, ả chỉ tủm tỉm cười. Cái kiểu "dân chủ" của gã chỉ là đồ giả cầy trong quan hệ trai gái. Còn trong công việc, ý gã là ý trời, đố đứa nào dám làm trái. Trong cả những lần chia
chác bổng lộc chung của phòng cũng vậy, gã đã bị gọi là kẻ "ăn dày, ăn cả bít tất".
Với ả, gã cũng luôn tìm cơ hội tán tỉnh. Có lần nhân lúc phòng vắng vẻ, gã sán lại bên ả: Này cô em, bao giờ cho anh sang thăm nhà nhỉ. Gớm, sao mà
kín đáo thế? Ả đã phải né mặt sang một bên, tránh mùi hôi hám từ cái mồm với hai hàm răng còn đang dính đầy rau sau bữa ăn trưa của gã. May mà lúc đó có tiếng lịch kịch đẩy cửa, gã lảng nhanh ra bàn nước. Ả biết, gã tăm ả ghê lắm. Gã cứ nghĩ, chồng chết đã dăm năm nay, chưa có người chăm sóc có lẽ ả chống chếnh nhiều. Ðôi khi, gã bóng gió đùa lúc đông đủ cả phòng lúc nghỉ trưa: Ðợt gió mùa này về, rét lắm đấy. Chắc có người ngủ không ngon. Lúc đó, mỗi người một câu góp chuyện. Riêng ả, vờ như không nghe thấy, gục đầu xuống bàn ngủ. Lâu lắm rồi, ả tránh không tham dự vào những câu
chuyện không đầu không cuối cợt nhả của mọi người cùng phòng. Ðúng, ả có chống chếnh thật. Nhưng đó là chuyện của mấy năm chồng vừa mất. Theo
thời gian, ả đã cố làm quen với hoàn cảnh mới, phải cố giữ cho được thăng bằng trong cuộc sống. Bởi, bên cạnh còn có đứa con trai nhỏ. Ả đã phải cố lắm!
Ả cùng "Vịt bầu" về đến phòng làm việc đã gần chín giờ sáng. Nắng bắt đầu gay gắt. Trên bàn ả, một chồng hồ sơ có đến hai chục bộ. Cũng tương đương ngần ấy con người đang ngồi chật hành lang. Tự nhiên ả có cảm giác khó chịu, ngột ngạt. Giờ phải ngồi kiểm tra số hồ sơ đó, không kể quá trình làm, còn tiếp tục có khách đến xếp hàng, thật không chịu nổi trong cái không gian oi bức nóng nực thế này.
Phòng làm việc của ả chỉ hơn chục mét vuông, bốn người ngồi. Các phòng chức năng khác cũng không khá hơn. Vì vậy, khách đến xin duyệt hồ sơ đăng ký kinh doanh chỉ còn cách ngồi chờ ở hành
lang. Hôm nọ họp sơ kết công tác quý hai, phòng của ả bị Sếp phê
bình là tiến độ duyệt hồ sơ chậm so kế hoạch đề ra. Không hiểu, một mình trong cái buồng hơn hai chục mét
vuông có máy lạnh, Sếp có thấu cho tình cảnh làm việc hằng ngày của mấy chục con người dưới quyền mình không? Ðấy là chưa kể, thỉnh thoảng cô thư ký mặc mini zuýp bó chẽn hông của Sếp lại bê một đĩa hoa quả ướp lạnh vào đó ngồi đến mấy tiếng đồng hồ không thấy ra.
Ông Sếp này ngồi vị trí cao
nhất cơ quan ả được dăm năm rồi. Trước đó, ông ta phụ trách phòng kế hoạch ở một quận. Nghe đâu, khi đó ông ta còn chưa tốt nghiệp đại học, chưa phải là đảng viên. Trong quy hoạch cán bộ của thành phố, người ta dự kiến bổ nhiệm ông nắm giữ một cơ quan cấp sở. Thế là ông được chỉ thị, phải cấp tốc lấy cái bằng đại học kinh tế tại chức. Chỉ chưa đầy một năm, ông đã có cái bằng đỏ chót trong tay. Sau đó, vượt qua mọi thủ tục về thẩm tra lý lịch, ông cũng được "cấp tốc" kết nạp đảng. Vậy là ông đủ tiêu chuẩn "vừa hồng vừa chuyên" để khi cần sẽ được ngồi vào vị trí cán bộ chủ chốt của thành phố. Vợ ông ta, một bà sồn sồn nay đã ngoài năm mươi, trước làm chuyên trách công đoàn ở một nhà máy
thuộc sở giao thông vận tải. Bà ta mất sức do một lần phẫu thuật u dạ con, nên xin về hưu sớm. Mà cái ngữ, đã mất dạ con thì chẳng còn gì là hấp dẫn trong chuyện chăn gối, nhưng ghen tuông thì Hoạn Thư phải gọi là sư phụ. Cứ hôm nào
ông Sếp ở lại ngoài giờ làm việc, là nghe thấy chuông điện thoại phòng Sếp réo liên hồi. Chúng nó bảo, đấy là bà vợ gọi để kiểm tra chồng. Bà còn đòi xem danh sách nhân lực tuyển vào cơ quan và
hạch chồng: Tuyển gì mà lắm nữ thế? Chúng nó còn bảo, có hôm ông phải họp vào ngày nghỉ, bà liền theo ôtô đến ngồi lù lù ở phòng ông chờ cả buổi, để áp tải ông về khi tan họp. Ả nghe chuyện, bấm bụng cười.
Quả thật, thiên hạ giờ liêm sỉ còn quá
ít. Những việc bà vợ ông Sếp làm có khác gì bôi bẩn thêm lên mặt chồng. Vì,
chỉ riêng cung cách ông cư xử với phụ nữ ở cơ quan, cũng đã đủ để người ta nhờm tởm tư cách ông. Vậy mà bà còn thản nhiên, trơ tráo quệt thêm một vết nhơ lên trán ông. Ông Sếp cả ngày ở cơ quan, kè
kè nữ thư ký trẻ kề bên. Ông ta làm trời làm biển gì mà
chẳng được. Liệu bà có đến cơ quan mà ôm chặt được ông chồng cả ngày không? Ngay với ả, ông ta cũng đã có lần buông
giọng lả lơi. Giống như gã trưởng phòng, ông ta cho rằng, ả đang rất chới với trong
cuộc đời cô quả! Cái lũ đàn ông, sao chúng lại y chang nhau vậy? Nhất là những kẻ có tiền, dường như chúng đều tưởng, hễ là đàn bà sống độc thân thì muốn làm gì cũng được chắc.
Ả chưa bao giờ giàu có.
Nhưng đồng tiền với ả cũng không quá quan trọng. Tuy ngẫm đến cái nghèo, nhiều lúc cũng thấy đau lắm. Nhưng nếu bảo ả ngã vào lòng mấy kẻ bụng to, đầu hói, lắm tiền nhiều của, nhưng mở mồm ra ăn nói với phụ nữ vào loại "mất vệ sinh" như Sếp Nhất Sếp Nhì ở cơ quan này thì ả cũng vái cả nón. Chồng mất đã gần năm năm, hai mẹ con qua ngày cũng chỉ bằng đồng lương cán sự ít ỏi của ả. Ðược cái, thằng cu rất biết thương mẹ, chẳng bao giờ vòi vĩnh đua đòi bạn bè. Lại chăm học và học giỏi. Ả chưa một lần phải phiền lòng về việc học hành của con. Cầu mong qua hai năm tới, nó thi đỗ đại học. Vậy là ả làm tròn lời hứa với vong hồn cha nó. Tội nghiệp anh ấy, trước khi mất khó khăn lắm mới nhắm được mắt vì lo cho con trai. Ả muốn con đỗ vào đại học thì mới nghĩ nốt cho phận mình. Việc ở cơ quan, cứ theo tiến độ chung của mọi người mà làm, miễn là không ai có thể chê trách, phàn nàn về chất lượng công việc của ả. Mà ai dám chê trách ả cơ chứ, bởi họ đâu có hơn gì ả. Có những kẻ tư cách còn xa mới sánh được Chí Phèo. Trong cái bầu không khí chung ấy, ả có gân
guốc lên để nhận mấy cái danh hiệu điển hình tiên tiến, lao động giỏi cũng chả để làm gì. "Lấy nhàn làm lãi" là phương châm làm việc của ả.
Ả đã soát được gần hết đống hồ sơ trên bàn. Còn một chồng nữa đang cao dần ở chiếc bàn nhỏ ngoài hành lang. Muốn dừng lắm rồi. Cái nắng, cái
nóng của những ngày này chưa ốm là may lắm. Mấy "thượng đế" chưa thấy gọi tên mình đang nhấp nha nhấp nhổm nhòm vào bàn ả qua cái cửa sổ. Trong số hồ sơ đã kiểm tra, có đến hai phần ba kín đáo kẹp một phong bì ở giữa những tờ giấy. Ả đều đã đánh dấu và chuyển cho "Trước sau như một". Nó sẽ tuỳ mức độ nặng nhẹ của phong bì, để thông báo cho "thượng đế" về kết quả giải quyết hồ sơ sớm hay muộn. Sự đầy đủ và chính xác của hồ sơ chưa phải là yếu tố quan trọng nhất. Thiếu gì lý do có thể đưa ra để biện hộ cho sự giải quyết chậm trễ. Ðồng lương còm cõi của công chức để nuôi miệng còn không đủ, huống hồ cô đơn như ả, phải nuôi một đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn, cùng bao vấn nạn luôn đè nặng vai. Nếu ngoài lương ra, không có khoản "lậu" từ những chiếc phong
bì ấy, liệu hai mẹ con ả sẽ xoay xở như thế nào để tồn tại, để mà không phải ngả vào lòng những kẻ bất lương. Ả cũng muốn sống trong sạch lắm chứ. Nhưng giữ cho lương tâm trong sạch lúc này chẳng khác gì tự sát. Ðành phải, nước chảy bèo trôi thôi! Còn việc nhà nước hô hào cải cách hành chính, tổ chức phòng "một cửa" để tiếp dân, đó là việc của nhà nước. Thử hỏi mấy năm qua, liệu đã mấy nơi thực sự cải cách thành công!? Với đồng lương
công chức như hiện nay, nếu cải cách theo đúng nghĩa, thì công chức sống bằng gì? Vì vậy, lũ bạn ả cười khẩy: ừ, thì cứ tổ chức "một cửa" đi. Vào được "cửa" rồi thì còn bao cái "ngách", bao cái "khoá" nữa,
"ông nhà nước" nào mà kiểm tra hết được. Ngay cả các "ông nhà nước" trên cao, cũng thừa biết chẳng thể sống chỉ với đồng lương, nếu không có bổng lộc của cấp dưới dâng hiến. Chẳng qua, sự ràng buộc trong xã hội lúc này là một cái nợ đồng lần, một vòng tròn quẩn quanh tước đoạt lẫn nhau. Ðến cái cấp thấp của ả và đồng nghiệp, chẳng có ai cống, ai nạp, thì đành phải "bóc" của lớp dân đen thôi!
Ánh nắng đã chiếu mấp mé bậc trên
cùng của cầu thang. Lúc này áng chừng gần mười một rưỡi. ả chẳng hô nghỉ thì "Trước sau như một" cũng vươn vai ngáp dài mấy cái. Ðó là một thông báo không lời: mệt rồi, nghỉ thôi.
"Vịt bầu" cũng như bị phản ứng dây chuyền, vừa ngáp, vừa vặn vẹo lưng kêu răng rắc. Mấy "thượng đế" chưa đến lượt giải quyết hồ sơ thể hiện sự thất vọng ra mặt. Dù còn đến nửa giờ nữa mới hết giờ làm việc mà họ cũng không dám ỏ ê phản ứng bằng lời. Họ lo, khi đến lượt mình sẽ bị "hành là chính", đành lẳng lặng ra về. Chỉ một ông đứng tuổi, nhã nhặn hỏi: Mấy giờ chiều tiếp tục làm việc, hả chị ơi? Gã trưởng phòng từ đầu giờ ngồi im thin thít góc trong cùng, lúc này mới lên tiếng, giọng xếch mé: Thế không
nhìn thấy tờ giấy ghi giờ làm việc à? Không biết, từ lúc ăn sáng về, gã đã ngốn hết tờ Thể thao Việt
Nam
và An ninh thế giới chưa. Gã hay đọc hai tờ báo này lắm. Việc xem xét hồ sơ, lão dựa cả vào ba đứa con gái dưới quyền. Khi nào "Vịt bầu" đặt hồ sơ trước mặt, lão giơ bút, ký đánh toẹt một cái. Thậm chí không nhìn lấy một chữ. Có lần "Trước sau như một" đứng ngắm gã ký, cười cợt: Anh ơi, anh ký
bán cầu Thăng Long mất rồi!
Khách về hết. Ả nhìn ra
ngoài nắng, nghĩ đến việc đi chen chúc mấy hàng cơm bụi mà ngại. Nóng nực. Bụi bậm. Bẩn thỉu nữa. Có lần đang ăn, ả chợt phát hiện có con ruồi lẫn trong đĩa nhộng. "Vịt bầu" cũng kể, đã từng thấy con mụ chủ hàng cơm, lén vớt một con dán chết đuối trong nồi canh măng. Riêng cái khăn lau bát với cái khăn lau bàn, họ dùng lẫn là chuyện thường. Thôi, có lẽ không đi nữa, bảo chúng nó gọi cơm hộp về ăn vậy. Gọi cơm hộp hay đi ăn cơm đĩa ở ngoài hàng thì cũng vậy, "sạch" như nhau ấy mà, lại đỡ phải đi.
Mấy chị em ả ăn gần xong
thì gã trưởng phòng cũng vác cái bụng khệ nệ đi vào. Gã sán lại, giọng sặc sụa hơi bia: Gớm cơm ngon thế, vậy mà không bảo cho đây cùng gọi để ăn với. Con "Trước sau như một" vênh váo:
Cứ nghĩ là Sếp đi ăn phở cơ. Phở ngon hơn cơm mà. Bọn này chỉ toàn ăn cơm nguội thôi! Ả và "Vịt bầu" phá lên cười, biết nó cạnh khoé cái thói trăng hoa của gã trưởng phòng. Gã cười khì khì, cốc lên đầu "Trước sau như một" rồi chui vào xó của gã, loay hoay kê ghế ngủ. Chắc hôm nay không có "cạ" đánh cờ, chứ không
lão lại cắm đầu vào bàn cờ ở phòng thường trực đến quên cả giờ làm việc chiều.
Vứt ba cái hộp đựng cơm ra ngoài hành lang, uống nước xong, mấy chị em ả mỗi đứa kiếm hai cái ghế kê sát nhau. Cũng chỉ cốt có chỗ đặt lưng thôi, còn chân thì gác lên thành ghế. Ả chưa kịp nằm thì đã nghe tiếng ngáy
rõ to của gã trưởng phòng, phun phì phì qua môi như mưa.
"Vịt bầu" lẩm bẩm: Làm vợ lão này thì đêm nào cũng như bị tra tấn. "Trước sau như một" góp chuyện: Chưa chắc, biết đâu bà ta còn gáy to hơn. Ả bật cười, "Trước sau như một" nói nghe cũng có lý đấy chứ. Vợ gã trưởng phòng béo không khác gì gã. Hai cái mông như hai cái
rành. Ðặc điểm nổi bật trên khuôn mặt tròn như cái mâm của bà ta là đôi môi, vừa dày, vừa thâm. Ðúng như các cụ dạy, nồi méo úp vung méo! Ngữ ấy, ngủ ngáy to
là cái chắc.
Chưa đến một giờ mà đã có mấy
"thượng đế" lục tục kéo đến. "Vịt bầu" và "Trước sau như một" vẫn ngủ im lìm. Ả nằm suy nghĩ miên man
chẳng chợp được phút nào. Mà không ngủ được thì lại hay đau lưng, ả đành ngồi dậy. Lôi hộp phấn ra, soi
kỹ trong gương, ả thấy hai cánh mũi nhỏ gọn đã lấm tấm tàn hương. Ðôi môi mấy năm nay không có người "chăm sóc" vẫn mọng lắm, ả biết khối kẻ muốn cắn vào đó. Nhưng ả chẳng dại mà vội vã. Ðời người đàn bà như hạt mưa sa. Ðã sa một lần rồi, nhưng hạnh phúc chẳng mỉm cười với ả đến mãn kiếp. Giờ mà ả hấp tấp khéo đi tong đến hết đời. Thời thế này, thiếu gì kẻ chỉ thích "chấm mút" chơi chơi...
Mấy người cùng phòng rục rịch thức dậy. "Vịt bầu" đưa hai tay dụi lấy dụi để đôi mắt còn dấp dính thèm ngủ. Gã trưởng phòng ngáp một cái rõ to, rồi vươn vai xốc lại quần áo. "Trước sau như một" cố gục đầu xuống bàn thêm một chút, mới chịu đứng lên đi ra phía nhà vệ sinh.
Công việc buổi chiều lại bắt đầu. Vẫn những "thượng đế" kiên trì và nhẫn nhịn. Vẫn những chồng hồ sơ xin cấp phép nằm trên
bàn chờ đến lượt. Vẫn những chiếc phong bì tế nhị kẹp giữa tập hồ sơ. Vẫn những động tác lần giở của ả, kiểm tra từng loại giấy tờ trong tập hồ sơ. Vẫn những cái đưa mắt ra hiệu giữa ả và "Trước sau như một" về những tập hồ sơ có, hoặc không "chất bôi trơn" - phong bì kẹp giữa hồ sơ. Vẫn cái đầu cúi gằm trên bàn của "Vịt bầu" khi vào sổ những hồ sơ đã qua hai vòng kiểm tra của ả và "Trước sau như một". Và, vẫn gã trưởng phòng ngồi im nhẹm sau cái bàn bề thế, mà chỉ chức danh của gã mới được dùng, để suốt ngày ngồi đọc báo Thể thao Việt Nam cùng An ninh thế giới và đợi "Vịt bầu" đặt trước mặt tập hồ sơ, rồi rút bút, ký đánh toẹt một cái.
Kim phút đồng hồ đã chỉ đến số mười hai. Kim giờ đã chỉ đến số bốn. Còn nửa tiếng nữa là hết giờ làm việc. Ả đưa
tay với lấy tấm bảng thông báo hết giờ, đặt ra chấn song cửa sổ. Ả lấy lý do, còn tổng hợp lại số hồ sơ đã làm trong ngày, nên phải kết thúc tiếp nhận hồ sơ. Những
"thượng đế" chưa lọt qua được cửa ải của ả, mặt xỉu xuống như bánh đa nhúng nước. Ả phải về sớm một chút so với giờ quy định, để đỡ chen chúc vào giờ tan tầm. Nhòm xuống phía cửa ra vào cơ quan, khi thấy "thượng đế" cuối cùng đi khuất, Ả nhanh chóng thu dọn đồ dùng cá nhân. Rồi bước ra khỏi phòng. Thế là kết thúc một ngày làm việc. Ngày mai sẽ như ngày hôm nay. Ngày hôm sau nữa cũng vậy. Cứ thế, cuộc sống của ả trôi
theo một quy luật bất thành văn.
Ả bắt đầu đếm: Một trăm năm mươi hai. Một trăm năm mươi mốt. Một trăm năm mươi... Mười. Chín. Tám... Một. Ả thở phào, chỉ còn không đến năm phút nữa là chuyến ôtô bốn giờ hai mươi phút đến chỗ ả chờ. Ðang lan man nghĩ đến con trai, bỗng một chiếc xe con xịch sát hè, ngay trước mặt ả. Ả ngẩng phắt đầu, hoá ra xe của Sếp Nhất. Ông ta thò đầu ra: Này em, lên xe anh đưa về. Hôm nay anh đi có việc về phía nhà em. Ả mỉm cười, lắc đầu cảm ơn. Cẩn thận vẫn hơn. Nhỡ ông ta được đằng chân lại lần tiếp lên phía trên... Mà, còn bà vợ Hoạn Thư của ông ta nữa chứ, khéo không phải đầu cũng phải tai!
Vừa lúc đó, chiếc ô tô buýt xịch đến. Ả nhanh chân leo lên trước ánh mắt thất vọng của Sếp trên.
=END=
**********************************